Tải bản đầy đủ (.pdf) (377 trang)

Lịch sử 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới phần 2 PGS TS cao văn liên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (25.08 MB, 377 trang )

Phần III
I4CH SỞ 38 QUỐC GIA
VÀ VÙNG LẢNH THỔ CHẰU MỸ

515



TỔNG QUAN LỊCH SỞ CHẦU MỸ
Trước thế kỷ thứ XV, người châu Á, châu Âu chỉ mới
biết có ba châu lục trên thế giới, đó là châu Á, châu Âu và
châu Phi. Năm 1492 trong một chuyến thám hiểm, Cơristốp
Côlômbô đã tìm ra châu lục mới nhưng ông lại nhầm là An
Độ. Năm 1503, Amerigô Vetspuxi khẳng định đây là một
châu lục mới. Ông đã tiến hành khảo sát, vẽ bản đồ và từ
đó châu lục mới mang tên châu Mỹ (America).
Châu Mỹ là châu lục lớn thứ ba trên thế giới. Diện
tích toàn châu khoảng 42.604.117km2, dân số khoảng 577
triệu người. Châu Mỹ được chia thành ba phần: Bắc Mỹ
bao gồm ba quốc gia: Canada, Hoa Kỳ và Mêhicô, diện tích
khoảng 21.266.095km2, dân số khoảng 306 triệu người.
Như mắt xích nối trong chuỗi xích, bảy nưốc vùng Trung
Mỹ nối lục địa Bắc Mỹ với Nam Mỹ. Diện tích bảy nước
Trung Mỹ khoảng 523 177km2 vối dân số hơn 27 triệu
người. Nam Mỹ có diện tích khoảng 17.832.OOOkm2, dân số
khoảng 246 triệu người, trong đó Braxin chiếm một nửa
dân số toàn Nam Mỹ. Toàn châu lục có 38 nước. Nhưng
căn cứ theo ngôn ngữ người ta thường chia châu Mỹ thành
hai khu vực: Bắc Mỹ gồm Canada và Hoa Kỳ chủ yếu
dùng Anh ngữ, từ Mêhicô trỏ xuống mũi cực nam sát với


517


eo biển Magienlãng được gọi là khu vực Mỹ Latinh vì sử
dụng ngôn ngữ Latinh của Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha.
Khu vực Mỹ Latinh có diện tích 21 triệu krrr. dân sô là
271 triệu người.
Người ta không thể tìm thấy ở châu Mỹ một dấu vết
nào chứng tỏ đây là một trong những cái nôi của loài
người. Nhưng có những bằng chứng cho thấy sụ tồn tại
của con ngưòi và động vật ỏ đây đã tàn lụi từ hàng nghìn
năm nay. Những bằng chứng này không nối liền với nền
văn hoá châu Mỹ cho đến thời tiền C.Côlômbô. Cho nên
người ta ngã theo giả thuyết cách đây khoảng 2.500 năm
cư dân châu Á đã di cư đến sinh sông ở Bắc Mỹ. ở khu vực
Mỹ Latinh, cư dân bản địa lâu đời là người Anh điêng (da
đỏ) vối nhiều sắc tộc khác nhau, trước khi C.Côlômbô
khám phá ra "Tân thế giới", toàn châu lục có khoảng 60
triệu người Anh điêng. Họ có một nền văn hoá lâu đòi.
Nhiều thế kỷ trưốc công nguyên công xã nguyên thuỷ của
người da đỏ tan rã, ở nhiểu nơi hình thành quốc gia và
nhà nước đạt trình độ văn hoá cao, như nhà nưốc của
người Maya, Inca, Adơtéchca, Xapôtêca, Misơlêca. Trong
các nhà nước đó đã có một bộ máy quyển lực từ trên xuống
dưối mang tính chất quân chủ chuyên chê sơ khai hay là
cộng hoà quý tộc. Nhà nước của ngưòi Adơtéchca bao gồm
toàn bộ Mêhicô. Họ đã xây dựng thành phố Mêhicô là một
trong những thành phố lón nhất thòi bấy giò. Vằo thế kỷ
thứ X, ngưòi Inca xây dựng một đế chế trải dài từ
Côlômbia đến tận Chilê. Người Anh điêng xây dựng được

những nển văn hoá rực rỡ ở khu vực Trung Mỹ, khu vực
quanh Caribe, khu vực dãy Anđơ. Đó là nển văn hoá

518


Teotihuacan mà nét tiêu biểu là những kim tự tháp,
những thành phố tôn giáo. Khi Teotihuacan suy tàn thì
nền văn hoá Toltec thay thế. Người Toltec đả để lại niên
lịch và những kí hiệu chữ Mixlôát ghi ngày tháng. Trong
vương quốc của họ có những kim tự tháp để thò cúng, còn
dưới đáy đặt thi hài của những người quá cố vĩ đại, có sân
vận động chơi bóng ném, hẳn họ là một tộc người ham
thích thể thao; có những thành phố vối những toà nhà
lộng lẫy: có hệ thống sô' đếm hoàn hảo. Khi văn hoá Toltéc
suy tàn thì văn hoá Adơtéch thay thê và ngự trị rất lâu
dài ở Trung Mỹ. Năm 1325, người Adơtéchca xây dựng lại
thành phố Mêhicô to lớn và lộng lẫy nhất so với các thành
phố đương thòi. Họ xây dựng được một bộ máy quyền lực
mang đặc trưng riêng. Trong vương quốc, nông nghiệp và
thương nghiệp đểu phát triển. Đây là một xã hội chiếm
hữu nô lệ mà sự phân giai tầng như những bậc thang
trong xã hội. Kim tự tháp của họ chồng cao đến mười một
tầng với kỹ thuật chạm khắc đá điêu luyện. Vương quốc
đã có chữ viết, có lịch đại bằng đá cho thấy quan niệm củangười Adơtéchca về thế giới vũ trụ. Họ thò những vị thần
theo quan điểm nhị nguyên luận (đối nhau).
Trên bò Đại Tây Dương vịnh Mêhiccô còn tìm thấy
dấu vết nển văn hoá Olmec mà biểu trvtng là những pho
tượng lốn bằng đá khốĩ vối một trình độ điêu khắc tuyệt
vời. Nền văn hoá Tolonac nở rộ từ thế kỷ thứ V đến thế kỷ

thứ XI. Kim tự tháp của họ mang tính dặc sắc có khoét
365 cái hốc ở bốn mặt tượng trưng cho 365 ngày trong một
năm. Phía bắc nển văn hoá Tolonac tồn tại nền văn hoá
Huaxtec gần gũi vối nển văn hoá Maya với những tượng

519


đá được xử lý như những tượng đắp nổi, đồ gốm bao giờ
cũng có quai. Đỉnh cao nhất của văn hoá Anh điêng là nền
văn hoá Maya. Một nhà khảo cổ học đã nói đúng rằng
Maya là Hy Lạp của "Tân thế giới". Ngày nay Maya còn
khoảng 7 triệu người, sử dụng 20 ngôn ngữ. Cách ngày
nay khoảng 2000 năm họ đã có lịch sử gắn với lịch sử châu
Mỹ. Họ có hệ thống chữ tượng hình phức tạp, có 60% ký
hiệu được các nhà khoa học giải mã. Đồ gốm của họ có
những nghệ thuật riêng về chiết tự. Họ xây dựng những
thành phố làm trung tâm nhà nước của họ như những nhà
nước thành bang kiểu Aten, Xpác ở Hy Lạp. Đây không
phải là những nhà nước chuyên chế mà giống như nhà
nước cộng hoà quý tộc với cấu trúc xã hội được chia thành
bốn giai tầng. Số học phát triển và việc tính toán thiên
văn học của họ chính xác kỳ lạ. Họ là tác giả của việc phát
minh ra số 0, tác giả của lịch tôn giáo Tdônkin-độc lập với
lịch đại mặt trời. Nghệ thuật kiến trúc mang tính tôn giáo
tuyệt vời nhất của đương thời với kiểu kiến trúc được phân
ra khu cung điện và khu nhà thờ tạo nên một kiến trúc
tổng thể. Nghệ thuật điêu khắc mang tính hiện thực.
Người Maya có quan niệm vũ trụ gồm mười tầng xếp
chồng lên nhau. Đối với người Maya có rất nhiều thần tồn

tại bên ngoài thế giới con người, vì thế việc thò cúng là vô
cừng phức tạp và phải được tuân thủ một cách nghiêm
ngặt. Giống như những tộc người Anh điêng khác, người
Maya cũng quan niệm nhị nguyên luận về thế giối vũ trụ.
Khu vực miền nam Mêhicô còn lại dấu vết của nển
văn hoá Dapôtec và Mixtee với biểu trưng chế tạo đồ mỹ
nghệ bằng vàng, một thứ hiếm thấy ở nển văn hóa Anh

520


điêng kể cả văn hoá cao và phong phú của ngưồi Maya.
Ngoài ra biểu trưng văn hoá của họ còn phải kể đến
những tượng vũ công đắp nổi, các tấm bia viết chữ tượng
hình; các toà nhà lớn xây theo hình bậc thang hùng vĩ.
Nển văn hóa này tồn tại ở châu Mỹ sáu thế kỷ đầu công
nguyên. Miền tây Mêhicô còn có các nền văn hoá Colima,
Taraxca nổi tiếng với nghệ thuật luyện kim và tinh tế
trong nghệ thuật trang trí gốm.
Nển văn hoá quanh khu vực Caribê có niên đại 2130
năm trưốc công nguyên và có tới bốn nền văn hoá kế tục
nhau tồn tại: văn hóa Cônle, Vecgua, Chiriqui và Bañen.
Hiện vật còn lại của các nền văn hoá này còn lại phong
phú gồm đồ gốm, đá, vàng, đá quý, đồ trang trí bằng
xương, bằng đá quý có dát vàng nhiều màu sắc rực rd. Nển
văn hoá ở quần đảo Ảngti thì phát triển nhất ỏ Puéctôricô
và ở Haiti mà chủ nhân là tộc người Tano. Họ là những
nghệ nhân điêu khắc tài giỏi. Gọ khắc đồ gỗ và đồ đá dễ
dàng như nhau, những chuỗi vòng đá mỗi viên có ba mũi
rất độc đáo. Các điệu múa nghi lễ trong cưới xin, trong ma

chay rất uyển chuyển, hay những trò chơi bóng đểu rất
phổ biến ỏ các làng của người Tano.
ở bờ biển vùng Caribê khoảng 3000 năm trước công
nguyên, người Anh điêng đã định cư với nền kinh tế trồng
trọt và chăn nuôi. Đồ gốm ở đây có niên đại lâu đời và
phong phú. Gốm của nển văn hoá Vênêxuêla mang màu
đỏ trên nển trắng có niên đại 1000 năm trước công
nguyên. Khu vực núi Ảngđơ thuộc Pêru và Bôlivia là văn
hoá của người Inca. Người Inca có một hệ thống tưới tiêu
cho sản xuất nông nghiệp hoàn hảo. Vào thế kỷ thứ VI,

521


các tộc người ở Pêru đã có được những phương tiện để phát
triển một cách hoàn thiện, họ có• một* nền kiến
• trúc đồ sộ.
các nghề dệt. gôm. luyện kim đã có tay nghề cao vê kỹ
thuật và các loại hình trang trí đẹp. phong phú. Ngưòi
Inca không chỉ biết dệt vải mà còn biết dệt thảm trang trí
hình người, chim, cá và hoa lá. Năm 1925 ở nghĩa địa
Caracat người ta đã tìm thấy ngôi mộ có 420 xác ướp cùng
vói rìu đá. xương thú vật, đậu. ngô. bông, lạc. vải quấn
xác ướp dài tới 30m, có cả áo mặc kiểu chăn choàng. Người
ta tìm thấy thành phố Tiahuanacô đạt đỉnh cao của nển
vãn minh Pêru, là một trung tâm tôn giáo của người Anh
điêng. Cũng tìm thấy cánh cửa mặt trời nổi tiếng. Người
Inca xây dựng được một đế chế, một cơ cấu chính quyển
chặt chẽ từ trung ương đến địa phương, một xã hội phân
chia ra ba giai tầng: quý tộc, nhân dân và nô lệ. Chế độ một

vỢ một chồng được thi hành nghiêm ngặt và đã có sự trao
đổi hàng hoá. Người Inca theo tôn giáo đa thần nhưng
trong đó có một thần khai hoá tối cao thần Huiracôcha
cũng là thần Mặt trời. Từ đó người Inca có rất nhiều lễ hội
quanh năm.
ở Côlômbia có nền văn hoá cự thạch thuộc thế kỷ thứ
VI trước công nguyên, những đển thờ xây bằng những
khối đá ỉớn vói những bức tường đá khổng ỉồ mà chủ nhân
là người Chibcha. Họ còn có nghề dệt vải và kim hoàn. Tôn
giáo có nhiều nghi lễ trong đó có nghi ỉễ dùng người làm
vật hiến sinh tế thần. Các nền vồn hoá lớn ở Trung Mỹ đã
lan toả và tạo nên nền văn hoá ở tây-tây nam châu Mỹ
như văn hoá ở các vùng Achentina, Chilê. Tiếp đến nển
văn hoá Amadôn tràn ngập những đồ gốm đặc sắc được


522




trang trí bằng khắc, rạch, khảm hay tô màu vối hình dạng
vô cùng phong phú.
Như vậy. thời cổ trung dại. ở châu Mỹ đã tồn tại nhiều
nến văn hoá của người Anh điêng với chữ viết tượng hình,
vối những phong tục tập quán dược sử dụng như pháp
luật của các vương quỗc, xã hội phân ra giai cấp tầng lớp,
thiết chê chính trị quân chủ hoặc có thể là cộng hoà quý
tộc. tôn giáo theo quan niệm nhị nguyên luận và đa thần
giáo, nhiều bộ tộc của người Anh điêng đã tiến những bước

dài trên con đường vào xã hội văn minh. Họ đã để lại một
nền văn hoá vật thể phi vật thể phong phú đa dạng, tài
năng đáng kinh ngạc. Các nền văn hoá trên mảnh đất này
thay thế. kê thừa, ảnh hưởng nhau. Rất nhiều nền văn
hoá đã mất đi. ngược lại có một số nền văn hoá đang phát
triển cho đến khi người châu Âu tối. Sự sụp đổ của các nền
văn hoố này thật là kỳ lạ vì nó diễn ra quá nhanh chống,
vì con số những kẻ châu Âu tới chinh phục không đông. Để
dập tắt được truyền thống đã có từ hàng nghìn năm chỉ
cần vài chục năm và một số ít kẻ xâm lược. Đó là điểu kỳ
bí nhất của lịch sử các dân tộc Anh điêng.
Ngày 3-8-1492, Cơristốp Côlômbô dẫn đầu một đoàn
ba chiếc tàu Caraven cùng 90 thuỷ thủ rời Tây Ban Nha
đi vào Đại Tây Dương. Ngày 12-10-1492, C.Côlômbô tới
được vùng biển Caribê và đến Cu Ba nhưng ồng lại nhầm
vùng đất này là Tây Ân Độ, người địa phương ở đây được
ông gọi là Indian (này An Độ). C.Côlômbô còn tiếp tục
thám hiểm ba lần châu lục mới vào các năm 1493, 1498,
1502 và phát hiện thêm nhiểu lãnh thổ khác. Năm 1506,
ông chết trong cảnh nghèo túng ôm nỗi băn khoăn không






V

523



rõ về vùng đất mà ông đặt chân tới. Gần như cùng thời
gian với C.Côlômbô nhà hàng hải Vetspuxi Amergô đã bốn
lần thám hiểm vùng đất này vào các năm 1497, 1499,
1501, 1503 và ông đi đến kết luận đây là châu lục mới. V.
Amerigô công bố một cuốn sách và bản đồ vùng đất mới.
Từ đó châu lục mới mang tên châu Mỹ (America). Sau
chuyến đi của C.Côlômbô và của V. Amerigô, các nước
châu Âu bắt đầu cuộc xâm lược và cướp bóc châu lục này
mà đi tiên phong là Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Cu Ba
là nơi đầu tiên bị Tây Ban Nha chiếm làm thuộc địa. Từ
căn cứ này, Tây Ban Nha tiến hành chiến tranh chiếm
hầu hết các khu vực Trung Mỹ, Nam Mỹ. Bồ Đào Nha
chiếm nước rộng lốn nhất Nam Mỹ là Braxin. Cuộc chiến
tranh xâm lược tàn khốc kéo dài 50 năm. Trong chiến
tranh, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha đã gây ra những tội ác
khủng khiếp, giết hại hàng chục triệu dân bản xứ người
Anh điêng, tàn phá nền văn hoá, cướp bóc của cải vàng
bạc. Tây Ban Nha giết hại một triệu ngưòi Anh điêng ỏ
vùng biển Caribê, phá trụi thành phố Mêhicô cổ kính,
những kim tự tháp thể tích không kém những kim tự tháp
Ai Cập bị san bằng chỉ còn nền móng. Khi C.Côlômbô đặt
chân tối châu Mỹ, có khoảng 60 triệu người Anh điêng
sống trên lãnh thổ này. Vậy mà, chỉ trong thòi gian ngắn
phần lớn cư dân đã bị giết hại trong chiến tranh, số còn lại
bị cưỡng bức lao động kiểu nô lệ trong các đồn điền, hầm
mỏ và chết dần chết mòn, số ít còn lại bị dồn lên núi rừng
hoang vu để thực dân châu Âu cướp ruộng đất phì nhiêu
của họ. Từ 60 triệu người suốt 500 năm sau con số ấy
không gia tăng mà chỉ còn 40 triệu người trên khắp châu


524


lục. Con số trên cho thấy người Anh điêng bị tiêu diệt một
cách khủng khiếp như thế nào.
Vùng Bắc Mỹ ngày nay thuộc Canada bị Anh và Pháp
cùng xâm lược, cuối cùng Anh làm chủ toàn bộ vùng đất này.
Năm 1603, Anh đặt chân lên vùng Viẽcghima, đến năm
1675 thành lập ở đây 13 bang thuộc địa Bắc Mỹ và thiết lập
ở đây chế độ phong kiến để thống trị bóc lột. Vào cuôi thế kỷ
thứ XVIII, Tây Ban Nha đã chiếm xong khu vực Mỹ Latinh
(trừ Braxin là thuộc địa của Bồ Đào Nha). Tây Ban Nha chia
thuộc địa thành bốn vùng gọi là bốn Phó vương quốc: Phó
vương quốc Tân Tây Ban Nha bao gồm Mêhicô và một phần
Trung Mỹ; Phó vương quốc Tân Granada gồm Côlômbia,
Panama, Vênêxuêla và Êcuađo; Phó vương quốc Lapla ta
gồm Áchentina, Urugoay, Paragoay và Bôlivia. Phó vương
quốc Pêru gồm Pêru và Chilê.
Trên khắp lục địa, thực dân Anh, Tây Ban Nha, Bồ
Đào Nha thiết lập chế độ phong kiến để áp bức. Chúng kết
hợp kiểu bóc lột phong kiến, tư bản với nô lệ để bóc lột một
cách tàn bạo. Chúng cưốp đoạt ruộng đất để lập những
đồn điển trồng cà phê, ca cao, mía, chuối và biến người da
đỏ thành nô lệ, buộc lao động cưỡng bức cho đến chết
trong các đồn điển hầm mỏ. Khi nô lệ da đỏ chết dần, thực
dân châu Âu phát minh ra cái nghề buôn nô lệ da đen từ
châu Phi sang thay thế. Nghề buôn này kéo dài suốt từ
thế kỷ thứ XVI đến thế kỷ thứ XIX, vì lãi một chuyến
buôn lên đến 1000%. Suốt ba thế kỷ thực dân châu Âu đưa

được 20 triệu người da đen từ châu Phi sang châu Mỹ sau
khi đã giết chết 40 triệu người trong khi săn bắt và đưa họ
vượt Đại Tây Dương.

525


Cùng trong những thê ký đó, người châu Âu da trắng
vì những lý do chính trị, kinh tế nghèo khổ. lý do tôn giáo
lần lượt di cư sang "Tân thê giới" nhiều đợt hàng chục
triệu người qua nhiều thê kỷ. Cho nên trên từng quốc gia
ỏ châu Mỹ hay trên toàn lục địa là nơi hội tụ những chủng
tộc lớn và những nền văn hoá của các chủng tộc. Sống lâu
với nhau, các chủng tộc hoà huyết với nhau, các nền văn
hoá đan xen hoà hợp nhau. Châu Mỹ dần dần hình thành
một châu lục đa sắc tộc. những quốc gia đa sắc tộc, một
nền văn hoá đa dạng do kết hợp các yếu tố văn hoá người
Âu, người Phi và người Anh điêng. Các ngôn ngữ châu Âu
được sử dụng rộng rãi ở châu Mỹ. Tiếng Anh. tiếng Pháp
được dùng rộng rãi ở Bắc Mỹ (Canađa, Hoa Kỳ). Tiếng Tây
Ban Nha được sử dụng từ Mêhicô trở xuống cực nam,
Braxin sử dụng tiếng Bồ Đào Nha thuộc ngữ hệ Latinh
nên được gọi là khu vực Mỹ Latinh. Thiên chúa giáo và
đạo Tin Lành cũng được du nhập vào châu Mỹ theo vết
chân của người châu Âu.
Ngoài bị bóc lột, người dân châu Mỹ còn phải làm lao
dịch, nộp nhiều thứ thuế phi lý. Bên cạnh viên toàn quyền
là một bộ máy đàn áp khổng lồ như quân đội, nhà tù, cảnh
sát, bọn chủ đồn điển, chủ mỏ, cai ký đốc công tạo nên một
chế độ độc tài đè nặng lên đầu người dân lương thiện. Tất

cả quyển lực chính trị, quản lý nằm trong tay bọn thực
dân chính quấ:. Toàn thể nhân dân kể cả người Criôlô
(người da trắng sinh trưởng ở thuộc địa) cũng không được
tham gia vào bộ máy nhà nước. Nạn phân biệt chủng tộc,
nòi giống đối vối người da đen, ngưòi Anh điêng rất trầm
trọng. Nhà thò Kitô giáo là công cụ nô dịch tinh thần đối

526


với nhân dân châu Mỹ. Châu Mỹ hình thành và tồn tại hai
mâu thuẫn cơ bản: mâu thuẫn giữa các dân tộc và bọn
ngoại bang thống trị; mâu thuẫn giữa toàn dân với chê độ
phong kiến thuộc địa. Đế giải quyết những mâu thuẫn
trên, châu Mỹ phải tiến hành hai cuộc cách mạng: cách
mạng dân tộc và cách mạng dân chủ tư sản. Mặc dù chính
quốc ra sức kìm hãm sự phát triển kinh tê tư bản tư nhân
của thuộc địa, nhằm biến thuộc địa thành nơi tiêu thụ
hàng hoá cung cấp nguyên liệu, nhân công rẻ mạt cho
chính quốc, nhưng kinh tê tư bản và quan hệ sản xuất tư
bản ở thuộc địa vẫn phát triển. Trên cơ sỏ đó giai cấp tư
sản thuộc địa ra đời và họ sẽ là giai cấp lãnh đạo cuộc đấu
tranh giải phóng dân tộc và cuộc cách mạng tư sản lật đổ
chê độ phong kiến trong tương lai.
Thuộc địa của Anh ở Bắc Mỹ là nơi đi tiên phong mở
đầu cho cơn bão táp cách mạng ở châu Mỹ. Năm 1773,
dưới sự lãnh đạo của giai cấp tư sản Mỹ đứng đầu là
Gioócgiơ Oasintơn, nhân dân Mỹ đã tiến hành cuộc chiến
tranh cách mạng giải phóng dân tộc. Năm 1783, chiến
tranh kết thúc vối sự thắng lợi của nhân dân Mỹ. Nước

Anh thất bại phải thừa nhận Mỹ là quốc gia độc lập. Hợp
chúng quốc Hoa Kỳ ra đời đánh dấu thời kỳ sụp đổ của hệ
thống thuộc địa ở châu lục. Cách mạng Mỹ thắng lợi vói
bản Tuyên ngôn độc lập khẳng định những quyển cơ bản
của con ngưòi, quyền của dân tộc đã tác động to lớn đến
cuộc đấu tranh trong khu vực Mỹ Latinh.
Từ năm 1524 đến năm 1801, người da đen và người Anh
điêng ở Mêhicô đã liên tục bạo động chống chính quyền. Ỏ
Braxin năm 1630, nô lệ liên tục khởi nghĩa và thành lập

527


nước Cộng hoà Pamarét tồn tại tói năm 1697 mới bị đàn áp
thất bại. Năm 1870, người Anh điêng ở Pêru khởi nghĩa
nhằm phục hồi đế chế Inca. Khởi nghĩa kéo dài hai năm
mới bị dập tắt. Tám vạn quân khởi nghĩa bị Tây Ban Nha
hành quyết. Năm 1781, khởi nghĩa ỏ Tân Tây Ban Nha,
năm 1787 khởi nghĩa ở Vênêxuêla. Năm 1790, người da đen
ỏ Haiti khởi nghĩa dưới sự lãnh đạo của Tuxanh Luvectua
giành được thắng lợi vào năm 1803, lật đổ ách thống trị của
Tây Ban Nha, thành lập nước cộng hoà độc lập đầu tiên ở
khu vực Mỹ Latinh. Haiti trở thành căn cứ địa cho cuộc đấu
tranh của toàn khu vực Mỹ Latinh sau này.
Năm 1810, khi quân đội Pháp dưới thời Hoàng đế
Napôlêông I tiến hành chiến tranh xâm lược châu Âu và
chiếm đóng Tây Ban Nha đã ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc
đấu tranh giải phóng dân tộc Mỹ Latinh. Cách mạng trỏ
thành một cao trào rộng lớn suốt từ Mêhicô đến Kitô,
Bôgôt, Áchentina, Vênêxuêla, Paragoay, Urugoay... Chính

quyển thuộc địa bị lật đổ, nhiều nước cộng hoà được thành
lập như nền Cộng hoà Vênêxuêla năm 1811. Nhưng cuộc
giao chiến lần này của Mỹ Latinh bị thất bại. Sau khi
Napôlêông I sụp đổ năm 1814, chính quốc Tây Ban Nha
thoát khỏi sự chiếm đóng của quân Pháp, Tây Ban Nha
rảnh tay phản công đàn áp cách mạng ở thuộc địa và dìm
phong trào Mỹ Latinh trong biển máu. Những lãnh tụ ưu
tú của phong trào như Misenhi Đangô, Khôsê Môrêlôxơ hy
sinh, Ximôn Bôliva phải chạy ra nước ngoài. Tuy thất bại
nhưng cuộc tấn công rộng lớn kéo dài từ năm 1810 đến
năm 1814 của nhân dân Mỹ Latinh làm cho chế độ thông
trị của Tây Ban Nha lung lay tận gốc rễ. Bản thân chính

528


quốc Tây Ban Nha cũng đang trên con đường suy yếu
trưốc làn sóng cách mạng tư sản đang dâng lên trong nưốc
mạnh mẽ và ở các thuộc địa
Bắt đầu từ năm 1816 một cao trào cách mạng mới
dâng lên bắt đầu từ thắng lợi của cách mạng Áchentina.
Cũng trong năm đó, Ximôn Bôliva từ Haiti đem quân đổ
bộ giải phóng Vênêxuêla, Bôliva, Êcuađo. Năm 1819,
Ximôn Bôliva thành lập Cộng hoà Colombia. Năm 1822,
ông đem quân đánh bại quân đội Tây Ban Nha và giải
phóng toàn bộ Colombia. Năm 1826, Ximôn Bôliva đánh
bại quân Tây Ban Nha ỏ thượng Pêru, giải phóng thượng
Pêru, thành lập nước cộng hoà mang tên Bôlivia. Năm
1821, Mêhicô giành được độc lập. Năm 1818, dưới sự lãnh
đạo của Xan Máctin, Chilê được giải phóng và thành lập

nước cộng hoà. ở Braxin dưới sức mạnh đấu tranh của
nhân dân, năm 1822 Prêđô hoàng tủ của Bồ Đào Nha
nhiếp chính ở Braxin tuyên bố thuộc địa độc lập khỏi
chính quốc. Năm 1823, quân đội Bồ Đào Nha rút khỏi
Braxin. Sau mười năm đấu tranh liên tục (1816-1826),
khu vực Mỹ Latinh giành được độc lập, hàng loạt quốc gia
mới ra đời, chỉ trừ có Cu Ba và Puéctôricô. Như vậy trong
lịch sử nhân loại, sau Hà Lan ở châu Âu, châu Mỹ cũng là
nơi đi tiên phong trong phong trào giải phóng dân tộc, đập
tan ách nô dịch thực dân, giành độc lập dân tộc.
Sau khi giành được độc lập, Hoa Kỳ còn phải tiến hành
cuộc nội chiến từ năm 1861 đến năm 1865 để chống lại các
bang ly khai miền nam, xóa bỏ chế độ nô lệ đồn điền giải
phóng nô lệ, tạo điểu kiện cho chủ nghĩa tư bản Mỹ phát
triển hơn nữa. Nội chiến kết thúc với sự thắng lợi của tư


9



529


sản công nghiệp miền bắc tạo tiền đề chính trị cho chủ
nghĩa tư bản Mỹ phát triển mạnh mẽ. Lý do chính trị cùng
với yếu tố tận dụng được những thành tựu công nghệ cuối
thế kỷ thứ XVIII và của thế kỷ thứ XIX, tận dụng được
nhân lực, trí tuệ toàn thế giới và sự giàu có của đất Mỹ,
cuối thế kỷ thứ XIX, Mỹ đã vươn lên thành cường quốc số

một vể kinh tế. Mỹ bắt đầu mở rộng bành trưống lãnh thổ.
Từ 13 bang khi vừa độc lập lãnh thổ Mỹ đã lên 50 bang.
Chủ nghĩa tư bản Mỹ tiến lên đế quốc chủ nghĩa bắt đầu
bành trướng xâm lược khắp thế giới, trong đó trước hết Mỹ
nhòm ngó khu vực Mỹ Latinh giàu có gần kể vói Mỹ. Cùng
với Mỹ, các cường quốc tư bản Tây Âu như Anh và Đức
cũng bắt đầu xâm nhập vào Mỹ Latinh. Vào giữa thế kỷ
thứ XIX, Anh đầu tư mạnh vào các nước Nam Mỹ. Từ đó
cho đến hết Chiến tranh thế giới thứ nhất Anh chiếm ưu
thế tuyệt đốỉ đầu tư bóc lột khu vực Mỹ Latinh. Pháp và
Mỹ chỉ có ảnh hưởng ở một số nước. Thế lực của Đức ở khu
vực đứng sô' hai sau Anh, trội hơn Mỹ. Đức công khai nói
lên sự cần thiết phải chiếm lấy khu vực Mỹ La tinh. Trước
tình hình đó, Mỹ thực hiện chính sách bành trướng xâm
lược vào Mỹ Latinh bằng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt hơn.
Mỹ đưa ra chủ nghĩa Mơnru vói khẩu hiệu “châu Mỹ của
người Mỹ” để gạt bỏ các đối thủ châu Âu, độc chiếm khu
vực. Năm 1825, Mỹ chiếm Puéctôricô của Tây Ban Nha.
Năm 1846, Mỹ buộc Panama nhượng cho nhiều quyền lợi ỏ
kênh đào. Năm 1845, Mỹ chiếm một nửa lãnh thổ Mêhicô.
Năm 1898, Mỹ gây chiến tranh với Tây Ban Nha để chiếm
thuộc địa của quốc gia phong kiến già yếu này. Chiến tranh
kết thúc với sự thống lợi của Mỹ. Mỹ chiếm Cu Ba thuộc

530


địa của Tây Ban Nha, chìa khoá để xâm nhập vào TrungNam Mỹ. Với thủ đoạn sức mạnh quân sự kết hợp vối sức
mạnh kinh tế, văn hoá, Mỹ đã thực hiện chủ nghĩa thực
dân mới lập nên những chính phủ thân Mỹ, thông qua các

chính phủ này để thống trị bóc lột nhân dân Mỹ Latinh nà
không cần xâm lược trắng trỢn.
Vào cuối thế kỷ thứ XIX đầu thế kỷ thứ XX, các nước
Mỹ Latinh vẫn tồn tại tàn dư phong kiến, nô lệ, nông dân
nghèo nàn lại bị trại chủ và địa chủ chiếm đoạt ruộng
đất. Nông dân chiếm 70% dân số khu vực Mỹ Latinh
nhưng 75% số hộ không có ruộng đất. Bọn đại địa chủ và
các công ty lũng đoạn chiếm 0,3% dân số nhưng chiếm tới
65% đất đai cày cấy. Nhà thờ cũng chiếm một lượng đất
đai không nhỏ. Công thương nghiệp phát triển chậm chạp,
không đồng đều giữa các quốc gia và phụ thuộc vào chủ
nghĩa tư bản Mỹ. Công nhân, nông dân bị bóc lột nặng
nề, vô cùng cực khổ, viên chức, công chức đòi sống điêu
đứng. Trong khi đó tài nguyên Mỹ La tinh rất giàu có, có
thể nuôi sống hàng tỷ người thì 200 triệu dân nơi giàu có
ấy vẫn trong nghèo khổ về vật chất, bị áp bức về tinh thần,
về chính trị.
Công nhân Mỹ latinh bao gồm nhiều dân tộc: ngưòi
châu Âu, ngưòi da đen, người Anh điêng, người lai. Đầu
thế kỷ thứ XX, công nhân đã lập các tổ chức nghiệp đoàn
và các hội tương tế. Chủ nghĩa Mác được truyền bá vào
phong trào công nhân Mỹ Latinh. Họ sử dụng phương
pháp đấu tranh đình công, bãi công và tổng đình công đòi
tăng lương, giảm giò làm, cải thiện điểu kiện lao động, đòi
bảo hiểm xã hội. Phong trào nông dân đã phối hợp với

531


phong trào công nhân. Từ năm 1902 đến năm 1916 nổ ra

cuộc chiến tranh nông dân ở Braxin nhưng bị đàn áp.
nông dân Mỹ Latinh lập ra những tổ chức của mình như
Hội nông dân Áchentina thành lập năm 1912. ở Mêhicô
bùng nổ cuộc cách mạng tư sản năm 1910-1917 lật đổ chê
độ độc tài Điát, làm lung lay địa vị thống trị của bọn địa
chủ và tư bản độc quyển.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu
tranh của nhân dân Mỹ Latinh lan rộng hầu khắp châu
lục, diễn ra dưới nhiều hình thức. Bãi công của công nhân
Chilê tháng 7-1955 có tới 1.200.000 người tham gia. Nông
dân nổi dậy vũ trang khỏi nghĩa đòi ruộng đất. Tháng 31947, nông dân bạo động ở Panama, Pêru, Vênêxuêla. Họ
còn tiến hành đấu tranh nghị trường, thông qua tuyển cử
đưa các lực lượng dân chủ lên nắm chính quyền nhằm
thực hiện những chính sách có lợi cho nhân dân lao động,
như ở Chilê năm 1970 liên minh cánh tả thắng lợi trong
tuyển cử quốc hội, Agienđê lên làm tổng thống, ở Cu Ba
kết hợp đấu tranh chính trị rộng lớn ở đô thị với đấu tranh
vũ trang ở nông thôn lật đổ chế độ độc tài thân Mỹ Batista
năm 1959. Cách mạng Cu Ba thành công đã giáng một
đòn chí mạng vào chủ nghĩa thực dân mới của đế quốc Mỹ.
Vì thế cùng với Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười
Nga, Cách mạng Tháng Tám năm 1945 ỏ Việt Nam, Cách
mạng Cu Ba là một trong ba cuộc cách mạng điển hình
thời kỳ hiện đại.
Các quốc gia Mỹ latinh là một khối thống nhất, chung
một hệ ngôn ngữ Latinh, các chủng tộc giống nhau, tương
đồng vể văn hoá, phong tục tập quán. Tất cả tạo nên một

532



truyền thống liên kết, có quan hệ mật thiết trong cuộc đấu
tranh củng như trong đối mặt với những vấn đề lịch sử.
Lịch sử châu Mỹ từ thê kỷ thứ XVI đến nay là lịch sử đấu
tranh chống chủ nghĩa thực dân. Châu Mỹ đã góp phần
xứng đáng làm thay đổi của bộ mặt thế giới, góp phần vào
bước đi lên trong tiến trình lịch sử nhân loại.

533


ÁCHENTINA
Cộng hoà Áchentina
REPUBLIC OF ARGENTINA

Cộng hoà Áchentina nằm ở phía đông nam châu Mỹ.
giáp Đại Tây Dương, Bôlivia, Braxin, giữa Chilê và Ưrugoay.
Diện tích 2.766.000km2, dân sô' khoảng 37.200.000 người
trong đó người da trắng gốc chầu Âu chiếm 85% dân số,
còn lại là người lai và người Anh điêng (da đỏ). Ngôn ngữ
chính là tiếng Tầy Ban Nha. 93% cư dân theo Thiên chúa
giáo. Dân số thành thị chiếm 86,2% dân cư, dân số nông

thôn chiếm 13,8%. Thủ đô là Buênốtairét có khoảng
10.900.000 người. Áchentina là nước có nển kinh tế phát
triển. Đất nước có nhiều khoáng sản. Nông nghiệp, sản xuất
rượu nho là những ngành trụ cột của nển kinh tế quốc dân.
Tổng sản phẩm quốc dân GDP đạt 285.473 triệu USD. Tổng
sản phẩm quốc dân tính theo đầu người là 7.724 USD. Đồng
Pêxô là đơn vị tiền tệ của nước Cộng hoà Áchentina.

Ngưòi dân bản địa và sống lâu đòi trên lãnh thổ
Áchentina là ngưòi da đỏ-Anh điêng Inca. Trước thế kỷ
thứ XV, công xã thị tộc tan rã và nhà nước đã hình thành
để vào thế kỷ thứ XV Áchentina đã là một bộ phận của
đế chế Inca. Đế chế Inca đã hình thành vào thế kỷ thứ

534.


XIII. đến thế kỷ thứ XV lãnh thổ của quốc gia này đã trải
dài từ Côlômbia cho tới Chilê. Đế chế Inca đã có nền văn
hoá rực rõ khiến người châu Âu khi tới xâm lược đã rất
đỗi ngạc nhiên.
Năm 1492, Cristốp Côlômbô đã tìm ra châu Mỹ mỏ
đường cho thực dân châu Âu xâm lược châu lục này mà đi
tiên phong là Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha-hai cường quốc
phong kiến ở châu Âu khi đó.
Năm 1516, người Tây Ban Nha đến sông Plata mỏ đầu
cho cuộc xâm lược Áchentina. Cuộc xâm lược Mỹ Latinh
và Áchentina của Tây Ban Nha được tiến hành suốt nửa.
thế kỷ vối việc cướp bóc vàng bạc, tàn phá nền văn hoá
của ngưòi da đỏ, tiêu diệt họ và dồn s ố dân còn lại vào
miền núi cao rừng sâu. Đến đầu thế kỷ thứ XIX, Tây Ban
Nha hoàn thành viêc
* xâm lươc Áchentina, về măt
* hành
chính đặt quốc gia này nằm trong Phó vương quốc Laplata
của Tây Ban Nha bao gồm Áchetina, Urugoay, Paragoay.
Pêru và Chilê.
Tây Ban Nha đã thiết lập ở Áchentina chế độ phong

kiến để thống trị, đàn áp, bóc lột một cách khốc liệt tàn
bạo. Chúng lập những đồn điển rộng lớn buộc ngưòi Anh
điêng và sau đó là đưa người da đen từ châu Phi sang bóc
lột theo kiểu nô lệ. Áchentina củng là. nơi hàng chục triệu
người châu Âu, đặc biệt là người Tây Ban Nha tới định cư
nhiều đợt qua nhiểu thập kỷ. Toàn thể nhân dân không
được hưởng quyền dân chủ và chính trị kể cả người da
trắng và người lai Criôlô. Nhân dân Áchentina mâu thuẫn
gay gắt và căm thù chế độ thuộc địa, đã liên tục vùng dậy
đấu tranh nhằm lật đổ chế độ thống trị của Tây Ban Nha.

535

7


Phong trào càng trở nên mạnh mẽ vào năm 1810 khi Tây
Ban Nha bị Napôlêông I đánh bại và bị quân Pháp chiếm
đóng. Trong thời gian này, các nước trong Phó vương quốc
Laplata đã thành lập được chính phủ ở Buênốtairét.
Nhưng nội bộ trong Phó vương quốc Laplata không thống
nhất, lại xung đột với nhau. Năm 1811, quân đội của
chính phủ Buênốtairét bị quân đội Uruguay đánh bại.
Năm 1814, Napôlêông I sụp đổ lần thứ nhất. Phécnanđô
VII trở về cầm quyển ỏ Tây Ban Nha và phục hồi quyền
lực ỏ Áchentina, tăng cường bóc lột đàn áp nhưng Tây Ban
Nha vẫn không thiết lập được quyền thống trị ở Laplata
như trưốc đây. Năm 1816, phong trào giải phóng dân tộc ở
Áchentina phát triển thành cao trào. Cuộc khởi nghĩa vũ
trang bắt đầu từ năm 1810 đến năm 1816 thì hoàn toàn

thắng lợi. Đại hội Cutuman (bắc Áchentina) tuyên bô'
thành lập một quốc gia độc lập bao gồm các nước trong
Laplata. Năm 1817, Giôsê đơ Xanmactin đánh bại quân
đội Tây Ban Nha ỏ biên giới Chilê, bảo vệ được nhà nưốc
Áchentina non trẻ. Năm 1826, chính phủ độc lập đầu tiên
được thành lập. Năm 1823, hiến pháp nước cộng hoà được
ban hành, sự phân lập ở các tỉnh được xoá bỏ, quyền lực
của chính quyển trung ương được xác lập trên toàn lãnh
thổ. Áchetina khi đó mới thực sự trở thành một quốc gia
thống nhất.
Những năm 80 của thế kỷ thứ XIX, Áchentina bước
vào thời kỳ phồn vinh cho đến đầu thế kỷ thứ XX thì bị lôi
cuốn vào cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929-1933. Năm
1946, lãnh tụ của phái bình dân Gioăng Pêrôn đã trúng cử
tổng thống vì hứa hẹn sẽ cải thiện đòi sống nhân dân lao

536


động khi tranh cử. Nhưng những chính sách kinh tê của
ông đểu thất bại. Năm 1955, G.Pêrôn bị cuộc đảo chính
quân sự lật đổ, Năm 1973, ông lại quay lại nắm quyền
được một năm thì qua đòi. I saben-vợ Tổng thống G.Pêrôn
cũng là Phó Tổng thống lên cầm quyền. Năm 1976, Isaben
bị cuộc đảo chính quân sự lật đổ. Giới quân sự cầm quyền
đã thực hiện chính sách khủng bố những người ủng hộ
phái bình dân. Tháng 4-1982, Tổng thống Gantiêri ra lệnh
tấn công đảo Foóclen đang bị quân Anh chiếm giữ. Tháng
6-1982, quân Anh phản công chiếm lại đảo. Năm 1983,
chính phủ dân sự lên nắm quyền. Năm 1996, Áchentina bị

thâm hụt ngân sách trầm trọng và đến năm 2001 thì lâm
vào cuộc khủng hoảng, kinh tế giảm sút, thất nghiệp lên
tới hai triệu người, nạn quan liêu tham nhũng hoành
hành, nợ nước ngoài tăng lên khủng khiếp, tình hình
chính trị« xã hội
♦ bất ổn định,
• 7 nhân dân biểu tình lan ra
toàn quốc, nạn cưốp phá hỗn loạn, các chính phủ thi nhau
sụp đổ, tình trạng khẩn cấp được ban hành.
Ngày 2-1-2002, Tổng thống Đuácđô Đuhanđô đã thả
nổi đồng Pêxô so với đồng Đôla Mỹ để cứu vãn nền kinh
tế. Chính phủ mối đang cô' gắng ổn định tình hình để vực
dậy nền kinh tế của đất nước.
Năm 1853, Cộng hoà Áchentina ban hành hiến pháp,
sửa đổi năm 1994, thiết chế chính trị là nhà nước cộng hoà
tổng thống. Tổng thống là người đứng đầu nhà nưóc do
nhân dân bầu cử theo chế độ đại cử tri (600 đại cử tri).
Quốc hội gồm hai viện nắm quyển lập pháp, thượng viện
có 72 thữợng nghị sĩ do Hội đồng hàng tỉnh bầu ra, nhiệm
kỳ sáu năm, hai năm bầu lại một phần ba số thượng nghị

537


sĩ. Hạ viện có 254 hạ nghị sĩ do nhân dân bầu cử, nhiệm
kỳ bốn năm, hai năm bầu lại một nửa số hạ nghị sĩ. Chính
phủ do tổng thống đứng đầu nắm quyển hành pháp. Toà
án tốỉ cao nắm quyển tư pháp.
Cơ cấu lãnh thổ là nhà nước Liên bang gồm 23 bang là
khu vực hành chính, một khu dân tộc và một khu thủ đô.

Chế độ chính trị đa đảng.
Cộng hoà Áchetina là thành viên của Liên hợp quốc,
Tổ chức các nước châu Mỹ, Tổ chức mậu dịch tự do Mỹ
La tinh...
Quốc khánh ngày 25-5-1810.
Quan hệ ngoại giao vói Việt Nam cấp đại sứ ngày 2510-1973.


538

'

w



*


ẴNOTIOOA VÀ BÁCBUĐA
Nhà nước Ảngtigoa và Bácbuda
STATE OF ANTIGUA AND BARBUDA

Ảngtigoa và Bácbuđa là nhà nước hải đảo bao gồm các
đảo Ảngtigoa, Bácbuđa, Rêđônna thuộc quần đảo Ăngti
trong biển Caribê châu Mỹ. Diện tích 443km2, dân số
khoảng 67.000 người đa số là người châu Phi da đen, ngoài
ra còn có người Anh, Bồ Đào Nha, Arập. Ngôn ngữ chính
là tiếng Anh. Đa sô' cư dân theo đạo Tin Lành. Cư dân đô
thị chiếm 50%, cư dân nông thôn chiếm 50%. Thủ đô

Xanhgiôn khoảng 36.000 người. Nông nghiệp và du lịch là
hai ngành trụ cột của nền kinh tế quốc dân. Tổng sản
phẩm quốc dân GDP đạt 689 triệu USD, tổng sản phẩm
quốc dan tính theo đầu người là 10.373 USD. Đồng Đôla
Caribê là đơn vị tiền tệ của quốc gia này.
Năm 1492, Cristốp Côlồmbô nhà hàng hải người Italia
làm việc cho triều đình Tây Ban Nha đã tìm ra châu Mỹ.
Năm 1493, C.Côlômbô tìm ra đảo Ảngtigoa nhưng người
Tây Ban Nha chưa kịp nhòm ngó tới thì người Anh đã tới
xâm lược. Năm 1632, Ảngtigoa thành thuộc địa của Anh.
Năm 1661, Bácbuđa cũng trở thành đất lệ thuộc Vương
quốc Anh. Năm 1940, Anh đã nhượng cho Mỹ một phần

539


×