Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 7 LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN CHỨNG MINH VÀ GIẢI THÍCH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (245.8 KB, 39 trang )

HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 7 LÀM BÀI VĂN
NGHỊ LUẬN CHỨNG MINH VÀ GIẢI THÍCH
MỤC LỤC

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài:
1. Cơ sở khoa học.
Môn Ngữ văn là một môn học rất quan trọng trong lĩnh vực khoa học
xã hội. Đây là môn học nghiên cứu và thể hiện các vấn đề mang tính xã hội, các
giá trị đạo đức nhân văn, tình cảm của con người. Trong luật Giáo dục Việt Nam
có ghi: “ Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện,
có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng
độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm
chất và năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc”. Như vậy môn Ngữ văn có vai trò quan trọng góp phần thực hiện mục
tiêu giáo dục.
“ Văn học là nhân học”- M.Gooc- ki, có nghĩa là dạy văn là dạy cách làm
người. Văn học giúp chúng ta hiểu về cuộc đời, lẽ sống…vv từ đó ta hiểu về
mình. Từ đó ta biết cảm nhận những âm vang của cuộc sống, biết thế nào là
chân, thiện, mĩ. Người giáo viên là người giúp các em cảm nhận được những vẻ

1


đẹp đó. Rồi từ đó các em biết trình bày những quan điểm nhận xét, đánh giá về
các tác phẩm văn chương, biết vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn. Với
phương thức tạo lập văn bản ở bậc THCS thì kĩ năng tạo lập văn bản nghị luận
là quan trọng nhất. Đặc biệt là ở học sinh lớp 7 khi học sinh bắt đầu được làm
quen với kiểu bài này.
2. Cơ sở thực tiễn.
Trong quá trình giảng dạy môn Ngữ văn ở trường THCS, tôi nhận thấy: Ở


lớp 6 các em học sinh vừa học xong kiểu bài tự sự và miêu tả. Sang lớp 7 các em
lại làm quen với kiểu bài nghị luận. Văn nghị luận là một thể loại khó đối với
học sinh THCS nói chung và đặc biệt khó đối với học sinh lớp 7. Khi được học
chương trình thay sách giáo khoa, học sinh lớp 7 được tiếp xúc với loại văn bản
nghị luận mà trong chương trình cải cách trước đây chỉ dành cho đối tượng học
sinh từ lớp 8 trở lên. Cho nên nhiều em học sinh chưa biết cách làm như thế nào,
các em chưa quen với một số khái niệm đặc trưng của kiểu bài này, phương
pháp làm bài không chắc, thao tác lập luận không chặt chẽ, dẫn đến các em chán
học các tiết tập làm văn về văn nghị luận. Từ đó dẫn đến kết quả kiểm tra các
bài viết thì điểm số của các em rất thấp.
Vậy nên dạy văn nghị luận như thế nào để học sinh lớp 7 hiểu, cảm nhận
và vận dụng để tập nghị luận về một vấn đề cụ thể trong cuộc sống hoặc trong
tác phẩm văn học phù hợp với trình độ nhận thức và độ tuổi của các em. Đây là
điều không ít giáo viên dạy văn lớp 7 trăn trở tìm cách dễ hiểu nhất để hướng
dẫn các em làm tốt bài văn nghị luận. Xuất phát từ những lý do trên nên chúng
tôi đã chọn chuyên đề: “Hướng dẫn học sinh lớp 7 làm bài văn nghị luận
chứng minh và giải thích” để mong được trao đổi cùng đồng nghiệp những
kinh nghiệm về cách dạy học sinh làm văn nghị luận cho học sinh lớp 7.
II. Mục đích nghiên cứu:
Giúp các em học sinh lớp 7 nắm chắc phương pháp làm văn nghị luận
với hai kiểu bài: Nghị luận chứng minh và nghị luận giải thích.
III. Đối tượng nghiên cứu:
Các bài tập làm văn nghị luận lớp 7.
Học sinh lớp 7 trường THCS Nguyễn Viết Xuân- Vĩnh Tường- Vĩnh
Phúc.
IV. Phạm vi nghiên cứu:

2



Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu văn nghị luận tôi nhận thấy
đây là một vấn đề lớn. Trong bài viết này tôi chỉ đề cập tới hướng dẫn học sinh
lớp 7 làm hai kiểu bài: Nghị luận chứng minh và nghị luận giải thích.
V. Phương pháp nghiên cứu:
Để hoàn thiện chuyên đề này tôi sử dụng các phương pháp sau:
-

Phương pháp nghiên cứu tài liệu.

-

Phương pháp điều tra sư phạm.

-

Phương pháp phân tích, tổng hợp.

-

Phương pháp so sánh, đối chiếu.

-

Phương pháp thống kê.

-

Phương pháp thực nghiệm.

VI. Kế hoạch nghiên cứu:

- Từ tháng 8 năm 2014 bắt đầu nghiên cứu, điều tra thực tế học sinh.
- Tháng 9 năm 2014 đến tháng 11 năm 2014 đọc tài liệu.
- Tháng 2 năm 2015 nghiên cứu và dạy thực nghiệm.
- Tháng 1 năm 2016 hoàn thiện chuyên đề.

3


PHẦN II: NỘI DUNG
I. Những vấn đề chung về văn nghị luận:
1. Khái niệm về văn nghị luận:
Nghị luận là bàn bạc, lý giải, đánh giá cho rõ một vấn đề nào đó.
Văn nghị luận viết ra nhằm xác lập một tư tưởng, quan điểm nào đó giúp
người đọc, người nghe hiểu rõ, tin tưởng và có định hướng hành động đúng đắn
trước những vấn đề về cuộc sống, xã hội hoặc văn học nghệ thuật. Muốn thế,
văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, có lý lẽ, dẫn chứng thuyết phục.
Có nhiều cách để bàn luận: Có khi là dùng bằng chứng để người ta tin
tưởng hơn ( chứng minh), có khi phải giảng giải, đưa ra lý lẽ để hiểu cặn kẽ hơn
( giải thích), cũng có khi phát biểu ý kiến của mình (bình luận), hay chỉ ra giá trị
của một tác phẩm văn học ( phân tích tác phẩm)…vv.
Dù là chứng minh hay giải thích… thì người viết văn nghị luận vẫn phải có
những hiểu biết đầy đủ về vấn đề sẽ trình bày, phải có lập trường quan điểm
đúng đắn.
2. Các yếu tố cơ bản của bài văn nghị luận:
4


2.1. Luận điểm:
Luận điểm trong bài văn nghị luận là ý kiến thể hiện quan điểm, tư tưởng
của bài văn được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định (hay phủ định) được

diễn đạt rõ ràng, dễ hiểu, nhất quán. Luận điểm là linh hồn của bài văn nghị
luận. Luận điểm phải đúng đắn, chân thật, đáp ứng được nhu cầu thực tế thì mới
có sức thuyết phục.
2.2. Luận cứ:
Luận cứ trong bài văn nghị luận là những lý lẽ, dẫn chứng đưa ra để làm cơ
sở cho luận điểm, làm sáng tỏ cho luận điểm. Luận cứ phải đúng đắn, chân thật,
đáp ứng được nhu cầu thực tế thì mới có sức thuyết phục.
2.3. Lập luận:
Là cách nêu luận cứ để dẫn đến luận điểm. Lập luận phải chặt chẽ, logic,
hợp lý thì bài văn mới có sức thuyết phục cao.
Từ những đặc điểm trên ta thấy sức thuyết phục của một bài văn nghị luận
trước hết toát lên từ nội dung sâu sắc, từ luận điểm rõ ràng, từ hệ thống lý lẽ và
dẫn chứng phong phú, xác đáng.
3. Bố cục của bài văn nghị luận:
Bài văn nghị luận có bố cục ba phần:
a. Mở bài: Nêu vấn đề có ý nghĩa đối với đời sống xã hội (luận điểm xuất
phát, tổng kết).
b. Thân bài: Trình bày nội dung chủ yếu của bài ( có thể chia thành nhiều
đoạn nhỏ, mỗi đoạn có một luận điểm phụ).
c. Kết bài: Nêu kết luận nhằm khẳng định tư tưởng, thái độ, quan điểm của
bài.
4. Các bước làm bài văn nghị luận:
4.1. Tìm hiểu đề và tìm ý:
4.1.1.Tìm hiểu đề:
Giáo viên hướng dẫn học sinh khi tìm hiểu đề các em cần tập trung vào
những công việc sau:
Đọc kĩ đề bài, gạch chân những từ ngữ quan trọng để tìm hiểu và nắm bắt
yêu cầu đề ra.

5



* Cấu tạo của đề:
Ví dụ:
Đề 1: Vẻ đẹp tâm hồn Bác qua các bài thơ đã học và đọc thêm.
Đề 2: Gần mực thì đen gần đèn thì sáng
Hãy giải thích câu tục ngữ và lấy dẫn chứng trong thực tế đời sống để chứng
minh.
Đề 3: Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã dạy: “ Trong xã hội loài người
cái đáng quý nhất là người lao động, người đáng quý nhất là người lao động.”.
Em hiểu lời dạy trên như thế nào? Qua thực tế hãy chứng minh.
Từ ví dụ trên ta thấy:
Đề 1: Có một thành phần.( trích dẫn nhận định ý kiến.)
Đề 2: Có hai thành phần.(trích dẫn nhận định ý kiến; yêu cầu của
người ra đề.)
Đề 3: Có ba thành phần: xuất xứ vấn đề; trích dẫn nhận định ý kiến;
yêu cầu của người ra đề.
Trong ba thành phần của đề trên ta thấy phần trích dẫn nhận định nêu
ý kiến là quan trọng nhất vì nó xác định cho ta nội dung và các ý cần bàn bạc
giải quyết mà đề yêu cầu. Phần ý kiến của người ra đề giúp ta xác định được
kiểu bài và phạm vi dẫn chứng.
* Dạng đề: Có hai dạng dạng đề nổi và dạng đề chìm.
Tóm lại tìm hiểu đề là chúng ta hướng dẫn học sinh xác định những
yêu cầu sau:
- Xác định kiểu bài:
+ Kiểu chứng minh đề ra thường có các lệnh như: hãy chứng minh, hãy
làm sáng tỏ, bằng những dẫn chứng hãy chứng minh rằng,...
+ Kiểu giải thích thường có lệnh: Hãy giải thích, em hiểu thế nào là...?
Câu...có ý nghĩa gì?...
- Xác định vấn đề cần nghị luận:

+ Đối với cả văn chứng minh và giải thích vấn đề nghị luận thường được
chứa trong nội dung câu tục ngữ, ca dao, câu thơ, câu văn hay ý kiến, nhận định
(phần ở trong dấu ngoặc kép)

6


+ Vấn đề nghị luận có khi thể hiện rất rõ qua nội dung ý kiến, nhận định.
Nhưng cũng có khi ẩn trong nghĩa bóng, nghĩa rộng hay trong mối quan hệ giữa
các vế trong câu văn, giữa các câu trong đoạn văn.
Trường hợp này cần xác định nghĩa đen rồi từ đó khái quát thành nghĩa
bóng, tìm quan hệ giữa các vế câu ( nhân- quả, tương phản, điều kiện- hệ quả...)
rồi rút ra vấn đề.
- Phạm vi nghị luận: trong sách vở, thực tế cuộc sống, giới hạn nội
dung...)
4.1.2. Tìm ý:
Giáo viên hướng dẫn học sinh đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi xoay quanh vấn
đề được đề yêu cầu:
Ví dụ: Cho đề văn sau:
“Gần mực thì đen gần đèn thì sáng”.
Hãy giải thích câu tục ngữ và lấy dẫn chứng trong thực tế đời sống để chứng
minh.
Giáo viên hướng dẫn học sinh đặt câu hỏi và trả lời các câu hỏi như
sau:
-

Nghĩa của câu tục ngữ là gì ? (Nghĩa đen, nghĩa bóng)

-


Tại sao “Gần mực thì đen”?

-

Có những dẫn chứng nào trong thực tế để chứng minh điều đó?

-

Tại sao “Gần đèn thì sáng”?

-

Có những dẫn chứng nào trong thực tế để chứng minh điều đó?

-

Em rút ra bài học gì cho mình từ câu tục ngữ trên?

Học sinh trả lời các câu hỏi trên thì sẽ ra được ý.
4.2. Lập dàn ý:
Giáo viên hướng dẫn học sinh cách lập dàn ý:
Phần này ở sách giáo khoa hướng dẫn khá kĩ, học sinh dựa vào để làm
các bài tập xây dựng dàn ý.
Mục đích của việc lập dàn ý, Gơt-tơ nhà văn nổi tiếng của Đức quả
quyết: Tất cả đều lệ thuộc vào bố cục. Còn Đốt-tôi-ep-xki, nhà văn Nga của thế

7


kỉ XX ao ước: Nếu tìm được một bản bố cục đạt thì công việc sẽ nhanh như

trượt băng. Ix-pen, một nhà văn Thụy Điển đã để hẳn một năm lao động xây
dựng bố cục cho bản trường ca và ông đã hoàn thành bản trường ca đó trong
vòng ba tháng.
Dàn ý là nội dung sơ lược của bài văn. Nói cách khác, đó là những hệ
thống suy nghĩ tìm tòi, nhận xét, đánh giá của học sinh dựa trên yêu cầu cụ thể
của đề bài. Lập dàn ý trước khi viết bài văn có những cái lợi như sau:
- Nhìn được một cách bao quát, toàn cục nội dung chủ yếu mà bài văn cần
đạt được, đồng thời thấy được mức độ giải quyết vấn đề nghị luận và đáp ứng
những yêu cầu đề bài đặt ra, tránh làm bài xa lệch trọng tâm.
- Thông qua việc lập dàn ý có điều kiện suy nghĩ sâu xa và toàn diện hơn
để điều chỉnh hệ thống luận điểm. Lập dàn ý sẽ tránh được tình trạng bỏ sót
những ý quan trọng hoặc tránh những ý thừa.
- Khi có dàn ý cụ thể người viết có thể chủ động phân chia thời gian cho
hợp lý. Tránh tình trạng bài làm mất cân đối “ đầu voi đuôi chuột”.
Dàn ý của một bài văn nghị luận gồm:
* Mở bài: - Dẫn dắt vấn đề nghị luận (xuất xứ, hoàn cảnh…)
- Nêu vấn đề nghị luận: Trích dẫn lại nhận định ý kiến hoặc
câu văn, câu thơ trong đề tài.
- Phạm vi giới hạn của đề.
* Thân bài: Trình bày các nội dung mà đề bài yêu cầu.
- Giới thiệu ý lớn thứ nhất ( Luận điểm 1).
+ Ý nhỏ thứ nhất để phân tích, chứng minh bằng lí lẽ, dẫn
chứng.
Sau đó chuyển sang ý nhỏ thứ hai…
- Giới thiệu ý lớn thứ hai….Cứ như vậy cho đến hết bài.
* Kết bài: - Tóm tắt, khẳng định ( mở rộng và nâng cao vấn đề).
- Rút ra suy nghĩ, bài học cho bản thân.
4.3. Viết bài:
a. Kĩ năng viết mở bài, kết bài:


8


+ Khi viết mở bài cần nêu xuất xứ của vấn đề, nội dung vấn đề ( nên trích
dẫn lại ý kiến, nhận định, câu tục ngữ, ca dao...)
+ Có thể mở bài bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp.
+ Kết bài phải khẳng định được ý nghĩa giá trị của vấn đề.
+ Cả hai phần đều phải ngắn gọn, súc tích.
b. Kĩ năng viết đoạn văn trình bày luận điểm:
+ Luận điểm phải rõ ràng, có thể đặt vị trí đầu hoặc cuối câu tuỳ cách trình
bày diễn dịch hay quy nạp. Các lí lẽ và dẫn chứng cũng phải được sắp xếp theo
trình tự hợp lí để làm nổi bật luận điểm( thứ tự thời gian, không gian, mức độ
tiêu biểu...) .
+ Cách đưa dẫn chứng cũng phải khéo léo: có khi liệt kê, có khi vừa nêu
vừa phân tích...
c. Kĩ năng liên kết đoạn văn:
Có thể dùng từ ngữ hoặc dùng câu để liên kết các đoạn văn.
* Cách dùng từ ngữ để liên kết:
- Từ ngữ liên kết các đoạn văn có quan hệ liệt kê: Thứ nhất… Thứ hai…;
Một là… Hai là…; Trước tiên… , Tiếp theo… , Sau cùng…
- Từ ngữ liên kết các đoạn văn có quan hệ thứ tự: Trước hết…, Một đặc
điểm nữa là…
- Từ ngữ liên kết các đoạn văn có quan hệ song song: Một mặt…, Mặt
khác… , Ngoài ra… , Bên cạnh đó…
- Từ ngữ liên kết các đoạn văn có quan hệ tương đồng: Tương tự… Cũng
thế… , Cũng vậy… , Cũng giống như trên…
- Từ ngữ liên kết các đoạn văn có quan hệ tương phản đối lập: Nhưng song,
trái lại, ngược lại, thế mà, tuy nhiên, tuy vậy, thế nhưng…
- Từ ngữ liên kết các đoạn văn có quan hệ tăng tiến: Vả lại, hơn nữa, thậm
chí, chưa mấy, đi xa hơn nữa…

- Từ ngữ liên kết các đoạn văn có quan hệ nhân – quả: Bởi vậy, bởi thế, cho
nên, vì vậy, vì thế, chính vì vậy, chính vì thế, do đó, vậy nên, vì lí do trên…
- Từ ngữ liên kết các đoạn văn có quan hệ cụ thể - khái quát: Đối với
trường hợp này, đoạn văn trước mang ý nghĩa cụ thể, đoạn văn sau mang ý

9


nghĩa tóm tắt, tổng kết, khái quát. Từ ngữ liên kết được sử dụng ở đoạn văn sau
có thể là: Tóm lại, nhìn chung, nói tóm lại, vậy là tổng kết lại, chung qui lại.
* Cách dùng câu để liên kết:
- Câu nối có nhiệm vụ tóm tắt nội dung của đoạn trước và mở ra nội dung
của đoạn sau:
+ Không những A (nội dung đoạn trước) mà còn B (nội dung khái quát của
đoạn sau).
Ví dụ: Khi nghị luận về cuộc đời và thơ văn Nguyễn Trãi: “Nguyễn Trãi
không những là người giàu lòng yêu nước mà ông còn có tinh thần thương dân
sâu sắc…”
+… Càng A (nội dung đoạn trước) … càng B (nội dung khái quát của đoạn
sau).
Ví dụ: Khi nghị luận về bài thơ “Khi con tu hú” hoặc bài thơ “Nhớ đồng”
của Tố Hữu: “Bị giam cầm cách biệt với thể giới bên ngoài, càng cảm thấy cô
đơn bao nhiêu, nhà thơ (Tố Hữu) càng khao khát cuộc sống tự do bấy nhiêu…”
+ Nếu A (nội dung đoạn trước)… thì B (nội dung khái quát của đoạn sau).
Ví dụ khi nghị luận về tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố:”… Nếu bọn quan lại
dâm dục, tham ô, tàn ác bao nhiêu thì bọn địa chủ lại bủn xỉn, keo kiệt bấy
nhiêu…”
- Dùng câu hỏi để tự mở ra một ý cho đoạn mới (đoạn văn sau):
+ Ví dụ 1: Khi nghị luận về câu tục ngữ Ăn quả nhớ người trồng cây: “…
Vấn đề đặt ra ở đây là, vì sao khi “ăn quả” ta phải nhớ đến “người trồng

cây?...””
+ Ví dụ 2: Khi nghị luận về hai câu thơ trong bài “Nửa đêm” (trích Nhật kí
trong tù) của Hồ Chí Minh:“… Quan niệm mà Bác nêu ra ở hai câu thơ này có ý
nghĩa như thế nào? Chúng ta cần vận dụng như thế nào cho đúng?”
+ Ví dụ : Khi nghị luận về bài thơ “Thương vợ” của Trần Tế Xương: “…
Nói lên nỗi vất vả, gian truân của người vợ, nhà thơ muốn giãi bày điều gì?”
4.4. Đọc và sửa lỗi:
5. Văn nghị luận trong chương trình ngữ văn 7:

10


Lớp 7 là lớp đầu tiên bậc THCS học văn nghị luận. Phần làm văn nghị luận
học sinh được học hai dạng bài: nghị luận giải thích và nghị luận chứng minh.
Dưới đây là số tiết làm văn nghị luận trong chương trình ngữ văn 7.
TT

Tiết

Nội dung

1.

75,76

Tìm hiểu chung về văn nghị luận

2.

79


Đặc điểm của văn bản nghị luận

3.

80

Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận

83

Tự học có hướng dẫn: Bố cục và phương pháp lập luận
trong bài văn nghị luận

4.

5.

87,88

Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh

6.

91

Cách làm bài văn lập luận chứng minh

7.


92

Luyện tập lập luận chứng minh

8.

94

Luyện tập viết đoạn văn chứng minh

9.

95,96

10.

104

Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích

11.

107

Cách làm bài văn lập luận giải thích

12.

108


Luyện tập lập luận giải thích

13.

111

Luyện nói: bài văn giải thích một vấn đề

Viết bài tập làm văn số 5

11


II. Thực trạng của việc học làm văn nghị luận của học sinh lớp 7 Trường
THCS Nguyễn Viết Xuân:
1. Thực trạng:
Trong thực tế giảng dạy tôi nhận thấy kiến thức làm văn nghị luận nói
chung và nghị luận chứng minh, nghị luận giải thích nói riêng của học sinh lớp 7
còn nhiều hạn chế.
- Với học sinh lớp 7, việc trình bày một ý kiến hay lí lẽ trong cuộc sống
thường ngày không phải là việc các em chưa từng làm. Tuy nhiên việc trình bày
ý kiến, quan điểm dưới dạng hệ thống với nhiều luận điểm lớn nhỏ, đòi hỏi có
lập luận chặt chẽ lại là việc không đơn giản chút nào.
- Qua khảo sát nhiều bài văn nghị luận của học sinh lớp 7 ( với hai kiểu:
chứng minh và giải thích) tôi thấy nổi bật mấy vấn đề sau:
+ Một số học sinh không biết mình cần phải trình bày nội dung gì, hoặc
nếu biết nội dung thì không biết trình bày cụ thể như thế nào.
+ Vốn kiến thức của đa số các em (về cuộc sống và sách vở) còn hạn hẹp,
và khả năng vận dụng kiến thức đã học từ các phân môn khác trong khi làm bài
chưa tốt.

+ Khả năng liên hệ một vấn đề được học, đọc vào thực tế cuộc sống của
bản thân các em chưa đầy đủ, rõ ràng.
Khảo sát thực trạng làm văn nghị luận của học sinh:
- Về hứng thú học tập trong giờ văn nghị luận:

Tổng
số HS

89

Có hứng thú trong giờ học

Không có hứng thú trong giờ
học

SL

%

SL

%

40

44,9

49

55,1


- Về kết quả học tập:

12


Lớp

Tổng
số HS

Giỏi

Khá

TB

Yếu

TS

%

TS

%

TS

%


TS

%

7A

29

5

17,5

10

34,4

10

34,4

4

13,7

7B

30

4


13,3

11

36,6

13

43,3

2

6,8

7C

30

8

26,6

10

33,3

10

33,3


2

6,8

Bảng 1: Bản khảo sát thực trạng
2. Nguyên nhân của thực trạng:
Về phía phụ huynh: Có những phụ huynh học sinh quan niệm học văn khó
chọn trường nên định hướng cho con học các môn khoa học tự nhiên.
Về phía người học:
Do học sinh không nắm được đặc trưng kiểu bài, cách tìm ý, khai thác ý và
trình bày nội dung .
Biết quá ít các dẫn chứng, các sự kiện về đời sống thực tế trong và ngoài
nước.
Các em coi môn văn là môn học dài dòng, phải học thuộc lòng nhiều. Tài
liệu tham khảo thì ít. Kênh hình không phong phú.
Về phía người dạy: Một số giáo viên còn chưa vận dụng tốt các phương
pháp hướng dẫn học sinh viết văn, còn chưa cho học sinh luyện tập nhiều các
phương pháp viết đoạn văn trình bày luận điểm, kĩ năng xây dựng bố cục cho
bài văn nghị luận. Thời gian luyện tập trên lớp còn ít nên giáo viên cũng không
thể giúp học sinh phát hiện và sửa lỗi.
Từ những thực trạng và nguyên nhân trên tôi đưa ra một số giải pháp giúp
học sinh đạt kết quả cao nhất trong khi viết văn nghị luận nói chung và nghị luận
chứng minh và nghị luận giải thích nói riêng.
III. Hướng dẫn học sinh cách làm bài văn nghị luận chứng minh và
giải thích:
1. Kiểu bài văn chứng minh:
1.1.

Khái niệm:


13


Chứng minh là phép lập luận dùng những lý lẽ, bằng chứng chân thực,
đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm mới (cần được chứng minh) là đáng
tin cậy.
Các lý lẽ bằng chứng trong văn chứng minh phải được lựa chọn, thẩm
tra, phân tích thì mới có sức thuyết phục.
1.2.

Các bước làm bài văn nghị luận chứng minh:

Bước 1: Tìm hiểu đề, tìm ý
*Tìm hiểu đề: Giáo viên cho học sinh đọc kĩ đề, gạch chân những từ ngữ
quan trọng sau đó xác định yêu cầu chung của đề:
- Xác định kiểu bài? Kiểu bài nghị luận chứng minh được thể hiện qua các
từ: Hãy chứng minh, hãy làm sáng tỏ, chứng tỏ rằng
- Xác định vấn đề chứng minh?
- Xác định phạm vi dẫn chứng?
* Tìm ý: Muốn tìm được ý ta cần đặt câu hỏi để xác định các luận điểm
chính và luận điểm phụ. Xác định các thao tác lập luận.
Ví dụ: Đối với kiểu bài chứng minh để tìm ý có thể trả lời các câu hỏi:
- Vấn đề mà bài văn đưa ra có nghĩa là gì ?
- Vấn đề ấy được thể hiện như thế nào (trong đời sống, trong văn học, trong
quá khứ, ở hiện tại, tương lai…)
- Từ những điều trên , có thể rút ra bài học gì trong cuộc sống?
Ví dụ: Cho câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” chứng minh câu tục
ngữ trên. Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh tìm ý như sau:
- Vấn đề mà đề bài đưa ra là chứng minh truyền thống ăn quả nhớ người

trồng cây cuả dân tộc (nghĩa đen và nghĩa bóng của câu tục ngữ).
- Vấn đề Ăn quả nhớ người trồng cây được thể hiện trong nhiều hoạt động:
thờ cúng tổ tiên; kỉ niệm các ngày 27/7,20/11…
- Rút ra bài học trong cuộc sống là phải biết ơn cha mẹ, thầy cô, tham gia
các hoạt động đền ơn đáp nghĩa,…
Bước 2: Lập dàn ý: Giáo viên hướng dẫn học sinh lập dàn ý.
Dàn bài của bài văn chứng minh có bố cục gồm có ba phần:

14


Phần mở bài: Nêu luận điểm cần được chứng minh.
Phần thân bài: Nêu lý lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm là đúng đắn.
Phần kết bài: Nêu ý nghĩa của luận điểm đã được chứng minh.
Ví dụ: Cho đề văn: “Trong tục ngữ, ca dao, tinh thần đoàn kết yêu thương
nhau là một nội dung đặc sắc. Nhiều câu tục ngữ, ca dao vào loại hay nhất
trong kho tàng tục ngữ, ca dao của nhân dân ta mang nội dung này”. Em hãy
chứng minh nhận xét đó.
Phần mở bài: - Giới thiệu tục ngữ ca dao: là tinh hoa văn hóa của dân gian
- Giới thiệu vấn đề: Một trong những nội dung quan trọng
của tục ngữ, ca dao là thể hiện tinh thần đoàn kết của nhân dân ta.
Phần thân bài:
- Con người không thể sống đơn độc một mình giữa thiên nhiên, con
người muốn sống cần đoàn kết. Tục ngữ đúc rút kinh nghiệm của nhân dân ta
nên tục ngữ thể hiện tinh thần đoàn kết
- Đoàn kết trong gia đình ( anh em, vợ chồng, cha mẹ, con cái)
Dẫn chứng: Một lòng thờ mẹ kính cha/ Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Anh em như thể tay chân/ Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần.
Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn.
- Đoàn kết trong một đất nước:

Dẫn chứng: Lá lành đùm lá rách.
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
Phần kết bài:
- Rút ra bài học.
- Cần phải giữ gìn và phát huy tinh thần đoàn kết trong mọi thời đại.
Ví dụ 2: Nhân dân ta thường nói: “Có chí thì nên” chứng minh câu tục ngữ
trên.

15


Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh lập dàn ý như sau:
Mở bài: Nêu vai trò quan trọng của lý tưởng, ý chí và nghị lực trong cuộc
sống mà câu tục ngữ đã đúc kết. Đó là một chân lý.
Thân bài:
- Xét về lý:
+ Chí là điều cần thiết để con người vượt qua mọi trở ngại.
+ Không có chí thì không làm được gì.
- Xét về thực tế:
+ Những người có trí thì đều thành công (Dẫn chứng).
+ Chí giúp chúng ta vượt qua những khó khăn tưởng chừng như không thể
vượt qua được (nêu dẫn chứng).
Kết bài:
Mọi người nên tu dưỡng ý chí, bắt đầu từ những việc nhỏ, để khi ra đời làm
được việc lớn hơn.
Bước 3: Viết bài.
Giáo viên hướng dẫn học sinh viết từng đoạn, từ mở bài cho đến kết bài.

Đề bài: Nhân dân ta thường nói: “Có chí thì nên” chứng minh câu tục ngữ
trên.
Phần mở bài có thể chọn những cách sau:
Mở bài trực tiếp đi thẳng vào vấn đề: Hoài bão, ý chí, nghị lực là điều
không thể thiếu đối với những ai muốn thành đạt. Câu tục ngữ của dân gian “Có
chí thì nên” đã nêu bật tầm quan trọng đó.
Mở bài gián tiếp: Là dẫn dắt từ ý có liên quan gần gũi với vấn đề ( có
thể từ ý chung, ý khái quát đến ý riêng, cụ thể; có thể dẫn dắt từ đề tài, chủ đề
liên quan đến vấn đề; có thể từ một câu thơ hay một lời hát…) rồi sau đó mới
nêu vấn đề cần chứng minh. Cách này khó, dài nhưng nếu làm tốt sẽ có sức lôi
cuốn, hấp dẫn người đọc ngay từ khi tiếp cận bài văn.
Ví dụ: Nhân dân ta thường nói: “ Có chí thì nên” chứng minh câu tục ngữ
trên.

16


+ Đi từ cái chung đến cái riêng: “ Sống tức là khắc phục khó khăn. Không
có ý chí, niềm tin, nghị lực để khắc phục mọi trở ngại trên đường đời thì không
thể thành đạt được. Do đó, từ xưa nhân dân ta đã dạy: “Có chí thì nên”.
+ Suy từ tâm lý con người: “ Ở đời mấy ai mà không mong muốn được
thành đạt về sự nghiệp? Nhưng không phải ai cũng có đủ niềm tin, nghị lực để
tiếp tục sự nghiệp cho đến thành công. Bởi thế cho nên từ xưa nhân dân ta đã
dạy: “Có chí thì nên”.
Viết đoạn thân bài:
Khi viết đoạn thân bài học sinh phải viết theo tuần tự từng ý, mỗi ý là một
đoạn. Đoạn thân bàì trước hết nên có từ ngữ chuyển đoạn, tiếp nối phần mở bài
như: Thật vậy hoặc đúng như vậy. Thứ hai đoạn thân bài nên có câu chốt (còn
gọi là câu chủ đề) thâu tóm ý chính của cả đoạn. Có thể trình bày đoạn theo cách
diễn dịch hoặc quy nạp

Sau đó viết đoạn văn phân tích lý lẽ: yêu cầu cần chú ý tính logic, chặt
chẽ
Viết đoạn văn nêu dẫn chứng tiêu biểu….
Ví dụ: Chứng minh câu nói sau đây: Một cuốn sách tốt là một người bạn
hiền.
Ta có thể hướng dẫn học sinh viết đoạn văn bằng lý lẽ như sau:
Cũng giống như bạn, có bạn tốt và bạn xấu, sách cũng có những cuốn sách
tốt và những cuốn sách xấu. Những cuốn sách xấu sẽ đầu độc đầu óc chúng ta
bởi những tư tưởng thấp kém, xuyên tạc sự thật, không lành mạnh, đồi trụy.
Không những thế, nó còn kích động con người, dẫn đến những hành vi bạo lực,
thấp kém, xấu xa. Đó là những người bạn xấu mà chúng ta phải tránh xa. Vì
vậy, trong cuộc sống ta phải biết chọn sách mà đọc. chọn được một cuốn sách
tốt cũng chính là tìm được một người bạn hiền.
* Yêu cầu về dẫn chứng và cách trình bày dẫn chứng:
Tiêu chí về dẫn chứng:
+ Số lượng: Dẫn chứng phải nhiều, phải có hàng loạt dẫn chứng.
+ Chất lượng: Dẫn chứng phải hay, tiêu biểu, điển hình và toàn diện.

17


+ Dẫn chứng phải sát đề, phải hướng vào luận đề hoặc luận điểm, hướng
vào từng khía cạnh của luận đề (vấn đề trong đề bài một cách khái quát, vấn đề
đó được thể hiện rõ bằng luận điểm.)
+ Dẫn chứng phải được trình bày theo một trình tự hợp lý: theo trình tự hệ
thống luận điểm; theo trình tự thời gian; theo trình tự không gian
Cách chép dẫn chứng:
+ Nếu dẫn chứng là một câu văn câu thơ phải chép thật đúng, thật chính
xác, phải đặt vào dấu ngoặc kép, chú thích tên tác giả, tác phẩm.
+ Muốn đưa dẫn chứng phải có lời dẫn (giải thích, giới thiệu-> dẫn chứng

-> Phân tích). Có khi một dẫn chứng cần một lời dẫn, một lời phân tích
riêng nhưng cũng có khi vài dẫn chứng cùng chung một lời giới thiệu, một lời
bình, một lời phân tích.
Ví dụ: Đề bài: “Chứng minh ca dao, dân ca Việt Nam thấm đẫm tình
yêu quê hương đất nước.”
Giáo viên có thể dẫn dắt, hướng dẫn học sinh phân tích một dẫn chứng như
sau:
Đất nước Việt Nam có núi cao, sông dài biển rộng, những cánh đồng
bát ngát mênh mông. Mỗi miền quê có một vẻ đẹp riêng. Ở đâu người lao động
cũng tự hào về nơi chôn rau cắt rốn của mình. Sông núi quê hương đã gắn bó
với tâm tình, tiếng hát của họ:
“ Đường lên xứ Lạng bao xa?
Có một trái núi với ba quãng đồng.
Ai ơi, đứng lại mà trông,
Kìa núi thành Lạng, nọ sông Tam Cờ”
Hai câu đầu như một lời chào: xứ Lạng yêu lắm, có “bao xa”, có quan
san cách trở gì mấy, chỉ “cách một trái núi với ba quãng đồng”. Hãy đến thăm
xứ Lạng quê em… Hai tiếng “ ai ơi” đầy thương mến. Các đại từ để trỏ: “kìa”,
“nọ” thể hiện một tâm thế đẹp, phải chăng là “em”, đang ngắm nhìn “núi”, nhìn
“thành”, nhìn “sông” với tất cả tấm lòng yêu mến tự hào. “ Đứng lại mà trông”,
mà ngắm cảnh hùng vĩ quê em đang hiện ra như một bức tranh sơn thủy hữu
tình đáng yêu: “ Kìa núi thành Lạng, nọ sông Tam Cờ ”.

18


Viết phần kết bài: Có thể sử dụng từ ngữ chuyển đoạn: Tóm lại… Hoặc
nhắc lại ý trong phần mở bài. Chú ý kết bài nên hô ứng với mở bài.
Đề bài: Nhân dân ta thường nói: “Có chí thì nên” chứng minh câu tục ngữ
trên.

-

Nếu mở bài đi thẳng vào vấn đề thì kết bài cũng nêu ngay bài
học.

Ví dụ: “Mỗi người chúng ta nên tu dưỡng ý chí, hoài bão, nghị lực để làm
được những gì ta mong muốn”.
-

Nếu mở bài suy từ cái chung đến cái riêng thì có thể kết bằng ý:

Ví dụ: “ Mỗi người chỉ sống có một lần, chỉ có một thời tuổi trẻ, nếu không
có ý chí hoài bão, nghị lực để làm một công việc xứng đáng, chẳng phải là tiếc
lắm hay sao?”
-

Nếu mở bài bằng cách suy từ tâm lý ngại khó, thì nên kết bằng ý:

Ví dụ: “Cho nên có hoài bão tốt đẹp là rất đáng quý, nhưng đáng quý hơn
nữa là nghị lực và niềm tin, nó đảm bảo cho sự thành công của con người”.
Bước 4: Đọc lại và sửa lỗi:
Sau khi hướng dẫn học sinh viết bài xong, giáo viên nên hướng dẫn học
sinh thói quen đọc lại bài và sửa những lỗi như: Lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt
câu, lỗi liên kết giữa các phần trong bài xem đã hợp lý chưa. Nếu cần thiết và
hợp lý phải chỉnh sửa lại cho hoàn chỉnh.
2. Kiểu bài giải thích.
2.1. Khái niệm:
- Giải thích trong văn nghị luận là làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng,
đạo lí, phẩm chất, quan hệ,…cần được giải thích nhằm nâng cao nhận thức, trí
tuệ, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cho con người.

- Bài văn giải thích phải có mạch lạc, lớp lang, ngôn ngữ trong sáng, dễ
hiểu
- Người ta thường giải thích bằng các cách: nêu định nghĩa, kể ra các biểu
hiện, so sánh, đối chiếu với các hiện tượng khác, chỉ ra các mặt lợi , hại, nguyên
nhân, hậu quả, cách đề phòng hoặc noi theo,..của hiện tượng hoặc vấn đề được
giải thích.

19


2.2. Các bước làm bài văn nghị luận giải thích.
Bài văn nghị luận giải thích là sự liên kết các luận điểm để thể hiện rõ tư
tưởng quan điểm của người viết về một vấn đề nào đó. Như vậy có nghĩa là học
sinh phải biết viết các loại đoạn luận điểm ( luận điểm xuất phát, luận điểm triển
khai, luận điểm chính, luận điểm mở rộng). Hiện tại, tôi nghĩ, chắc chắn có một
bộ phận không nhỏ các thầy cô giáo chưa quan tâm đến việc hướng dẫn học sinh
cách viết bài mà mới dừng lại ở việc chữa các dàn bài. Đấy là chưa kể đến vẫn
còn có nhiều thầy cô đọc bài mẫu cho học sinh chép. Tôi thiết nghĩ: Chữa dàn ý
các đề bài có trong sách giáo khoa là đúng, là cần phải làm nhưng quan trọng
hơn là hướng dẫn cho học sinh cách triển khai từng luận điểm, đưa cho học sinh
các chìa khoá để giải mã các đề bài. Có các chìa khoá này, gặp bất cứ đề bài
nào, dù thầy cô chưa bao giờ chữa, học sinh cũng có thể tự mình tìm ra cách giải
quyết. Sau đây là các kỹ năng cần thiết:
2.2.1. Bước 1: Tìm hiểu đề và tìm ý:
a. Tìm hiểu đề:
Phần này tương đối đơn giản nhưng nó lại rất quan trọng vì nó là định
hướng đầu tiên nhưng lại xuyên suốt bài viết nên học sinh phải đọc kỹ đề, gạch
chân từng từ ngữ quan trọng rồi rút ra:
- Thể loại (Kiểu bài):
(Đề bài giải thích thường có tính chất giảng giải, khuyên nhủ nên luận

điểm chính cần phải rút ra là lời khuyên thực hiện tốt một điều nào đó, một đạo
lý nào đó)
Ví dụ: Tìm hiểu đề bài: “Tính trung thực”, ở bước tìm hiểu đề, trước hết
học sinh phải rút ra những yêu cầu cơ bản:
- Thể loại: giải thích
- Luận điểm tổng quát ( vấn đề cần giải thích): tính trung thực.
- Luận điểm chính: chúng ta phải rèn luyện đức tính trung thực.
Trên cơ sở đó, học sinh tìm ra các luận điểm triển khai:
- Tính trung thực là gì?
- Tính trung thực có vai trò quan trọng như thế nào (vì sao phải rèn luyện
tính trung thực)?
- Rèn luyện tính trung thực như thế nào?

20


b. Tìm ý:
Phần này giáo viên hướng dẫn học sinh đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi.
- Đặt câu hỏi thứ nhất và trả lời câu ấy: Nghĩa là gì? Đây là loại câu hỏi đặt
ra khi ta cần giải nghĩa một khái niệm trong câu trích của luận đề.
Ví dụ: Giải thích câu: “ Không có gì quý hơn độc lập, tự do”.
Gặp đề này chúng ta phải cắt nghĩa hai từ, hai khái niệm: “Độc lập”, “Tự
do”. Và đặt câu hỏi tìm lý lẽ sẽ là: “ Độc lập” nghĩa là gì?, “Tự do” nghĩa là
gì?.
+ Độc lập: một nước giữ được chủ quyền chính trị, kinh tế và toàn vẹn lãnh
thổ, không thể để nước khác can thiệp vào, không bị ngoại bang nô dịch, thống
trị.
+ Tự do: quyền được sống và làm theo ý mốn của mình, miễn là không
xâm phạm đến quyền lợi của người khác. Tự do là quyền công dân. Thân phận
nô lệ là mất tự do. Nước được độc lập, nền dân chủ được mở rộng, thì mới có tự

do.
- Đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi thứ hai: Tại sao?, Vì sao?. Đây là câu hỏi
quan trọng nhất nhằm tìm ra lý lẽ để giải thích được nguyên nhân, lý do nảy
sinh, sự kiện, vấn đề để thuyết phục người đọc người nghe.
Ví dụ: Nhà thơ Tố Hữu nói:
“ Thanh niên phải biết ước mơ và hành động”
Em hãy giải thích ý kiến trên.
Muốn giải thích được ý kiến trên, trước hết học sinh phải giải thích được:
+ Ước mơ là gì? Hành động là gì?
Sau đó phải tìm đủ lý lẽ để giải thích hai câu hỏi sau: Vì sao thanh niên
phải biết ước mơ? Vì sao thanh niên phải biết hành động?
2.2.2. Bước 2: Lập dàn ý:
Dàn bài của bài văn nghị luận giải thích gồm có ba phần:
* Mở bài: Giới thiệu điều cần giải thích và gợi ra phương hướng cần giải
thích.
* Thân bài: Lần lượt trình bày các nội dung giải thích. Cần sử dụng các
cách lập luận giải thích cho phù hợp.

21


* Kết bài: Nêu ý nghĩa của điều cần được giải thích đối với mọi người.
Ví dụ: Hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: “Thất bại là mẹ thành
công”.
Giáo viên hướng dẫn học sinh xây dựng dàn ý như sau:
* Mở bài:
- Trong cuộc sống, tất cả mọi người đều mong muốn đạt được thành công
nhưng thực tế, trước khi đến với thành công ta thường trải qua khó khăn, thậm
chí thất bại.
- Giới thiệu, trích dẫn câu tục ngữ Thất bại là mẹ thành công.

* Thân bài:
- Giải thích câu tục ngữ: thất bại là nguồn gốc, động lực của thành công.
Nói cách khác, có thất bại mới có thành công.
- Tại sao nói “Thất bại là mẹ thành công”?
+ Thất bại giúp người ta có được những kinh nghiệm quý giá cho lần sau,
thất bại khiến ta hiểu được nguyên nhân vì sao ta chưa thành công, từ đó tìm ra
cách khắc phục.
+ Thất bại là động lực để con người cố gắng, nỗ lực cho bản lần sau: thất
bại khiến cho con người ta càng khao khát thành công hơn, càng cố gắng nghiên
cứu tìm tòi.
+ Nêu dẫn chứng để lời giải thích có sức thuyết phục.
* Kết bài:
- Khẳng định giá trị của câu tục ngữ: là lời khuyên đúng đắn, chỉ ra động
lực, nguồn gốc của thành công.
- Liên hệ bản thân: Gặp thất bại nhưng không nản chí mà tiếp tục học hỏi
để tiến bộ vươn lên thành công.
2.2.3. Bước 3: Viết bài:
2.2.3.1. Kỹ năng viết đoạn mở bài: (Luận điểm xuất phát).
Khi đã học văn nghị luận thì học sinh đã rõ 3 nội dung chính phải có của
phần mở bài là: dẫn dắt; nêu vấn đề; định hướng. Có nhiều cách mở bài khác
nhau và sự khác nhau này nằm ở phần dẫn dắt.
*Cách dẫn dắt:
22


Trước kia sách giáo khoa thường chia làm 2 cách dẫn dắt: trực tiếp và gián
tiếp. Theo chúng tôi có rất nhiều cách dẫn dắt, với học sinh cấp THCS thì nên
hướng dẫn một số cách dẫn dắt sau:
+ Dẫn dắt đi thẳng vào vấn đề. Đây là cách dẫn dắt dễ nhất, ngắn gọn nhất
nhưng nó thường khô khan nếu không khéo léo trong diễn đạt. Cách dẫn dắt này

thường xuất phát từ truyền thống của dân tộc, từ vai trò ý nghĩa của vấn đề giải
thích.
Ví dụ:(1). Dân tộc ta vốn có truyền thống ân nghĩa...
(2). Sống ân nghĩa là một nếp sống đẹp ...
+ Dẫn dắt bằng cách nêu vấn đề bao quát. Đây là cách dẫn dắt đi từ vấn đề
lớn hơn, bao trùm vấn đề giải thích để dần dẫn đến vấn đề giải thích.
Ví dụ :
(3). Người Việt Nam chúng ta ai mà chẳng biết đến ca dao tục ngữ. Ca
dao tục ngữ không chỉ là người bạn tâm tình mà còn là người thầy dạy ta bao
điều hay lẽ phải...
(4). Muốn trở thành con người tốt ta cần rèn luyện nhiều đức tính quý
báu....
+ Dẫn dắt bằng cách nêu tác giả tác phẩm. Đây là cách dẫn dắt xuất
phát từ xuất xứ của vấn đề. Cách dẫn dắt này phù hợp với đề bài đưa ra câu nói
của một ai đó, câu văn của một tác phẩm nào đó. Người nghị luận cần giới thiệu
khái quát về tác giả, tác phẩm.
Ví dụ:
(5). Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta. Dù bận rộn
với công cuộc kháng chiến, Người vẫn luôn quan tâm đến sự nghiệp giáo dục…
(6). Giai cấp vô sản trên toàn thế giới luôn ngưỡng mộ V.I. Lê-nin. Bằng
kinh nghiệm cuộc đời đấu tranh cách mạng của mình, Lê- nin thấy rõ học tập là
việc vô cùng quan trọng và cần thiết…
+ Dẫn dắt bằng cách nêu vấn đề có liên quan. Đây là cách dẫn dắt đi từ một
sự việc, một ý nào đó gợi sự liên tưởng đến vấn đề giải thích.
Ví dụ:
(7)… “Ba sẽ là cánh chim đưa con đi thật xa… Lời bài hát quen thuộc của
tuổi thơ cứ ngân nga trong tâm trí tôi, gợi tôi nhớ đến bài ca dao:

23



“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”
(8). Gần đây, nếu ai theo dõi VTV3 hẳn không quên chương trình truyền
hình trực tiếp Đêm trắng, Một nụ cười, Một cuộc đời…Theo dõi chương trình
này, chúng ta càng thấm thía lời dạy bảo của cha ông…
- Cách nêu vấn đề giải thích: Bước này, phần lớn ở các mở bài giải thích
đều giống nhau, đều chỉ cần một vài câu ngắn gọn nêu đầy đủ, chính xác vấn đề
cần giải thích. Với đề bài có đưa dẫn câu nói, câu văn thơ, câu ca dao tục ngữ,
thì phần này người nghị luận cũng phải trích dẫn ra câu nói, câu văn thơ hay câu
ca dao tục ngữ ấy.
- Cách nêu bước định hướng: Đây là bước kết thúc của một mở bài giải
thích. Bước này có thể có hoặc không có cũng được. Nếu có, nó luôn có dạng
một câu hỏi: Ta cần hiểu câu nói (câu văn thơ, câu ca dao tục ngữ…) như thế
nào?
Nói tóm lại, có nhiều cách mở bài cho một bài văn giải thích. Các
cách mở bài này khác nhau ở bước dẫn dắt còn bước nêu vấn đề và bước định
hướng thường là giống nhau.
Sau đây là các mở bài trọn vẹn cả ba bước của các ví dụ trên:
+ Cách dẫn dắt trực tiếp: “ Dân tộc ta vốn có truyền thống tôn trọng
nếp sống ân nghĩa. Nếp sống này được cha ông ta ghi lại trong câu tục ngữ: “Ăn
quả nhớ kẻ trồng cây ”. Ta cần hiểu câu tục ngữ này như thế nào?
+ Cách xuất phát từ vấn đề bao quát: “Người Việt Nam chúng ta luôn
tự hào về kho tàng ca dao tục ngữ phong phú của mình. Ca dao tục ngữ không
chỉ là người bạn tâm tình mà còn là người thầy daỵ bao điều hay lẽ phải. Dạy
chúng ta biết sống ân nghĩa, tục ngữ có câu: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
+ Cách xuất phát từ xuất xứ của vấn đề: “Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị
lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta. Dù bận trăm công nghìn việc, Người vẫn luôn quan
tâm đến sự nghiệp giáo dục. Trong lá thư gửi học sinh trong ngày khai trường
đầu tiên Người đã dạy: “ Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không,

dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang được hay không một phần lớn nhờ
vào công học tập của các cháu ”. Ta cần hiểu lời dạy này như thế nào?
+ Cách xuất phát từ vấn đề có liên quan: “…Ba sẽ là cánh chim đưa
con đi thật xa… Lời bài hát quen thuộc của tuổi thơ gợi tôi nhớ đến bài ca dao:

24


Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Ta cần hiểu câu ca dao trên như thế nào?
Riêng bước định hướng, giáo viên phải cho học sinh thấy sự khác nhau với
bước định hướng của mở bài chứng minh đã học trước đó. Bước dẫn dắt, bước
nêu vấn đề của hai kiểu bài lập luận chứng minh và lập luận giải thích có thể
giống nhau, nhưng bước định hướng của hai kiểu bài này hoàn toàn khác nhau.
Hay nói khác đi, bước định hướng sẽ giúp chúng ta phân biệt hai kiểu bài này.
Ta có thể mở bài cho đề bài: Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: “Ăn
quả nhớ kẻ trồng cây” như sau:
“ Dân tộc là dân tộc coi trọng nếp sống ân nghĩa. Nếp sống này được
ghi lại trong câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Trong thực tế cũng như
trong văn thơ ta thấy nhân dân ta luôn sống theo nếp sống này ”.
2.2.3.2. Kỹ năng viết các đoạn thân bài :
a. Kĩ năng viết đoạn luận điểm triển khai thứ nhất: Đoạn giải nghĩa
Với những đề bài giải thích câu ca dao tục ngữ, câu nói: GV hướng dẫn
HS giải thích theo hai bước như sau:
- Bước 1: Giải thích khái niệm hoặc miêu tả hình ảnh. Để giải thích
được, học sinh cần giải nghĩa các từ khó, từ Hán-Việt, từ nhiều nghĩa, từ địa
phương. Còn để miêu tả được hình ảnh, học sinh cần tìm ra nét nghệ thuật cơ
bản, vì chính nét nghệ thuật cơ bản này sẽ định hướng cho bước giải nghĩa. Cụ
thể như sau:

+ Nếu câu ca dao tục ngữ dùng hình ảnh so sánh thì phải xác định
được vế A (vế được so sánh), vế B (vế đem ra để mà so sánh). Ta phải giải nghĩa
vế B trước để từ đó ta hiểu vế A. Chẳng hạn giải nghĩa câu tục ngữ “Thương
người như thể thương thân” thì phải từ vế B (thương thân): thương yêu quí
trọng bản thân, chăm lo cho bản thân, làm điều tốt cho bản thân. Từ đó ta hiểu
vế A (thương người): thương yêu quí trọng người khác, chăm lo cho người khác,
tạo điều kiện tốt cho người khác…như đối với chính bản thân mình.
+ Nếu là hình ảnh ẩn dụ thì phải hiểu từ nghĩa đen ra nghĩa bóng.
Chẳng hạn giải nghĩa câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, ta phải giải nghĩa
đen: khi ta ăn những trái cây thơm mát ngon lành, tận hưởng vị ngọt ngào của
trái cây thì ta phải nhớ đến công sức của con người đã không quản ngại vất vả

25


×