Tải bản đầy đủ (.docx) (48 trang)

Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp tại công ty cổ phần sản xuất mt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (753.56 KB, 48 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

TRƯỜNG ĐH KINH DOANH & CÔNG NGHỆ HÀ NỘI

MỤC LỤC

STT

Ký hiệu viết tắt sử

Diễn giải

dụng
1

BQGQ

Bình quân gia quyền

2

CCDC

Công cụ dụng cụ

3

CP

Chi phí


4

DN

Doanh nghiệp

5

GTGT

Giá trị gia tăng

6

HĐGTGT

Hóa đơn giá trị gia tăng

7

NKC

Nhật ký chung

8

NVL

Nguyên vật liệu


9

SXKD

Sản xuất kinh doanh

10

TSCĐ

Tài sản cố định

1
SVTT: HOÀNG THÚY HẰNG

KHOA KẾ TOÁN


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

TRƯỜNG ĐH KINH DOANH & CÔNG NGHỆ HÀ NỘI

LỜI NÓI ĐẦU
Để nắm bắt đầy đủ và kịp thời tình hình thực tế của một doanh nghiệp, đồng
thời đưa ra những biện pháp hữu hiệu giúp điều hành hoạt động kinh doanh được tốt,
các nhà quản lí sử dụng nhiều phương pháp khác nhau. Kế toán là một công cụ quan
trọng không thể thiếu được trong hệ thống các công cụ quản lí vốn, tài sản của doanh
nghiệp, đồng thời cung cấp nguồn thông tin đáng tin cậy cho nhà quản lí doanh nghiệp
và cho nhà nước trong điều hành quản lí nền kinh tế. Vai trò của bộ máy kế toán trong
doanh nghiệp rất quan trọng, kế toán đảm nhận việc kích thích và điều tiết các hoạt

động kinh doanh. Kế toán là những người duy trì và phát triển các mối liên kết trong
doanh nghiệp. Mọi bộ phận trong doanh nghiệp đều liên quan đến kế toán, từ khâu
kinh doanh đến hành chánh nhân sự.
Nhờ những tài liệu mà bộ phận kế toán cung cấp mà các doanh nghiệp có thể
thường xuyên theo dõi cũng như nắm bắt được tình hình hoạt động, sản xuất, kinh
doanh của mình. Như vậy, chủ doanh nghiệp có thể quản lý và điều hành các hoạt
động có hiệu quả hơn cũng như định ra những điều cần phải làm cho mỗi cá nhân, cho
từng giai đoạn trong thời gian tới và trong cả tương lai.
Sau một thời gian thực tập tại công ty cổ phần sản xuất M&T, được sự chỉ bảo
tận tình của phòng Tài chính – Kế toán và sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo
TS. Nguyễn Đăng Huy, em đã hoàn thành Báo cáo thực tập tốt nghiệp này.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp gồm 3 phần:
Phần 1: Khái quát chung về Công ty cổ phần sản xuất M&T
Phần 2: Thực trạng công tác kế toán tại Công ty cổ phần sản xuất M&T.
Phần 3: Thu hoạch và nhận xét.

2
SVTT: HOÀNG THÚY HẰNG

KHOA KẾ TOÁN


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

TRƯỜNG ĐH KINH DOANH & CÔNG NGHỆ HÀ NỘI

PHẦN 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT M&T
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần sản xuất M&T
- Tên công ty bằng tiếng việt: CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT M&T

- Tên công ty bằng tiếng nước ngoài: M&T PRODUCTION JOINT STOCK
COMPANY.
- Tên công ty viết tắt: M&T PRODUCT.,JSC
- Địa chỉ trụ sở chính: Số 268 Bùi Xương Trạch, Phường Khương Trung, Quận
Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.
- Tài khoản số: 13510000183596 tại ngân hàng BIDV chi nhánh Gia Định.
- Nhà máy: Xã Nghĩa Lộc, Huyện Nghĩa Đàn, Tỉnh Nghệ An.
- Vốn điều lệ: 10.000.000 VNĐ (Mười tỷ đồng)
Công ty cổ phần sản xuất M&T được thành lập bởi các cổ đông góp vốn và đăng ký
ngành nghề kinh doanh vào tháng 08 năm 2009.Trong quá trình thành lập cho đến nay,
M&T là một trong những thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất gạch. Với đội
ngũ công nhân lành nghề, dây chuyền máy móc hiện đại, M&T luôn chủ động trong
vấn đề sản xuất, đa dạng mẫu mã nhằm đưa đến thị trường Việt Nam những sản phẩm
chất lượng cao, độc đáo, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Không ngừng nỗ
lực nghiên cứu, phấn đấu và sáng tạo trong công việc để mang đến cho khách hàng
những sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao nhất với giá thành hợp lý nhất.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ kinh doanh của Công ty cổ phần sản xuất M&T
Công ty cổ phần sản xuất M&T là công ty hàng đầu hoạt động trong lĩn vực sản
xuất, mua bán vật liệu xây dựng, khai thác khoáng sản, xây dựng các công trình dân
dụng, công nghiệp, giao thông (cầu, đường), thuỷ lợi (đê, đập, kênh, mương,…), điện
năng (đường dây và trạm biến áp) công trình cấp thoát nước, lắp đặt hệ thống điện,
nước cho các công trình xây dựng, san lấp mặt bằng, hoàn thiện các công trình xây
dựng; vận tải hàng hoá đường bộ; sản xuất, lắp ráp cấu kiện bê tông. …
Tuy việc có giấy phép chỉ là cơ sở pháp lý ban đầu, còn lựa chọn ngành nghề
cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh thực tế trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt mà

3
SVTT: HOÀNG THÚY HẰNG

KHOA KẾ TOÁN



BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

TRƯỜNG ĐH KINH DOANH & CÔNG NGHỆ HÀ NỘI

sản phẩm luôn có thế đứng và tồn tại rồi phát triển lâu dài mới là phải tính toán kỹ
lưỡng.
Đến đầu năm 2010 Hội đồng cổ đông quyết định lập dự án đầu tư xây dựng
Nhà máy sản xuất gạch tuynel được đặt tai xã Nghĩa Lộc, Nghĩa Đàn, Nghệ An với
tổng mức đầu tư cụ thể như sau:
- Tên dự án: Dự án đầu tư xây dựng nhà máy gạch Tuynel Nghĩa Lộc.
- Địa điểm thực hiện dự án: Xóm Hải Lào, xã Nghĩa Lộc, huyện Nghĩa Đàn,
tỉnh Nghệ An.
- Diện tích để thực hiện dự án: 53.050 m2
- Thời hạn sử dụng đất:
- Hình thức sử dụng đất:
- Tổng mức đầu tư:
+ Vốn cố định:
+ Vốn lưu động:

49 năm
Thuê đất.
22.614.449.459 đồng. Trong đó:
21.988.265.466 đồng
626.183.993 đồng.

- Công suất của dự án: 18 triệu viên QTC/năm.
- Thời gian bắt đầu triển khai thực hiện dự án: năm 2010.
- Hình thức đầu tư: Đầu tư xây dựng mới.

- Nguồn vốn để thực hiện dự án: vốn tự có và vốn vay.
Trên thực tế Nhà máy được khởi công vào tháng 03 năm 2010, trong quá trình
thi công Nhà máy gặp rất nhiều khó khăn mà đặc biệt là khủng hoảng kinh tế, lạm phát
toàn cầu cũng như trong nước. Do vậy đến cuối Quý III năm 2010 Nhà máy mới hoàn
thành cơ bản và đi vào hoạt động.
1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cổ phần sản xuất M&T.
1.3.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty.
a) Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty: (Phụ lục 01)
b) Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận:
* Ban giám đốc: gồm Giám đốc và Phó giám đốc
 Giám đốc: Tại công ty giám đốc là người có thẩm quyền cao nhất có trách

nhiệm quản lý điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công
ty, chịu trách nhiệm trước đại hội cổ đông về hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty.

4
SVTT: HOÀNG THÚY HẰNG

KHOA KẾ TOÁN


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

TRƯỜNG ĐH KINH DOANH & CÔNG NGHỆ HÀ NỘI

 Phó Giám Đốc:Phó giám đốc kiêm phó giám đốc kĩ thuật có nhiệm vụ quản lý

sản xuất về mọi vấn đề có liên quan tới kỹ thuật trong quá trình sản xuất trực
tiếp theo dõi, điều hành các bộ phận chức năng.

 Phòng kinh doanh:

- Nắm bắt nhu cầu của thị trường và thị hiếu của khách hàng để phục vụ cho
việc nghiên cứu và sản xuất ra những sản phẩm phù hợp với thị trường.
- Theo dõi việc bán hàng, số lượng sản phẩm được tiêu thụ và tồn kho để đề ra
kế hoạch sản xuất hợp lý.
 Phòng kế tài chính kế toán:

- Lập kế hoạch tài chính theo từng năm kế hoạch của nhà máy.
- Trực tiếp làm việc với cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các thủ tục và
nghĩa vụ của Nhà máy đối với Nhà nước, đặc biệt là cơ quan Thuế.
- Thông tin tài chính cho giám đốc, tư vấn, tham mưu cho giám đốc về việc huy
động và sử dụng vốn có hợp lý nhằm mang lại hiệu quả cao cho hoạt động sản
xuất kinh doanh của nhà máy.
- Lập và nộp các tờ khai thuế hàng tháng, các báo cáo tài chính năm cho cơ quan Thuế.
 Phân xưởng sản xuất (bao gồm 6 tổ):

- Tổ 1: Tổ chế biến tạo hình.
- Tổ 2: Tổ gia công chế biến than.
- Tổ 3: Tổ phơi đảo.
- Tổ 4: Tổ xếp goòng.
- Tổ 5: Tổ sấy nung Tuynel.
- Tổ 6: Tổ xuống goòng và phân loại sản phẩm.
 Bộ phận phụ trợ sản xuất (gồm 2 tổ )

- Tổ cơ điện: Kiểm tra và sửa chữa những thiết bị sử dụng trong quá trình hoạt
động của nhà máy. Kiểm tra và đảm bảo việc cung cấp điện năng phục vụ cho quá
trình sản xuất được diễn ra liên tục.
- Tổ bốc xếp gạch : Chịu trách nhiệm bốc xếp gạch thành phẩm
 Phòng bảo vệ (gồm 3 người):


Chịu trách nhiệm trông coi và bảo vệ tài sản, đồ đạc trong doanh nghiệp.

5
SVTT: HOÀNG THÚY HẰNG

KHOA KẾ TOÁN


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

TRƯỜNG ĐH KINH DOANH & CÔNG NGHỆ HÀ NỘI

1.4. Quy trình công nghệ sản xuất tại Công ty Cổ phần sản xuất M&T
Công nghệ sản xuất gạch mà công ty đang sử dụng là công nghệ sản xuất dùng
phương pháp sử dụng lò sấy nung Tuynel liên hoàn với các thiết bị gia công nguyên
liệu và tạo hình được cơ giới hóa toàn bộ trên máy.
Đây là kỹ thuật sản xuất gạch được coi là tiên tiến nhất hiện nay với ưu điểm nổi bật là
sản xuất trong cả năm không phụ thuộc nhiều vào thời tiết.
Quy trình công nghệ sản xuất của công ty được khái quát như sau: (Phụ lục 02)
1.5. Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu chủ yếu giai đoạn 2013 – 2014
Thành quả của Công ty đạt được trong năm 2013 và 2014 được thể hiện qua Báo
cáo kết quả kinh doanh của công ty (Phụ lục 03).
Nhận xét:
- Đánh giá lợi nhuận sau thuế:
Lợi nhuận sau thuế năm 2014 so với năm 2013 là: 563.452.494 VNĐ (Năm trăm
sáu mươi ba triệu bốn trăm năm mươi hai nghìn bốn trăm chín tư đồng), tăng tỷ lệ tương
ứng 25,43 %. Đây là một thành tích khá tốt trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay đang gặp khó
khăn.
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2014 tăng 512.292.711VNĐ

(Năm trăm mười hai triệu hai trăm chín hai nghìn bảy trăm mười một đồng) so với năm
2013, với tỷ lệ tăng tương ứng 17,14%. Điều đó cho thấy, lợi nhuận trước thuế tăng do
lợi nhuận thuần tăng chứng tỏ năm 2014 doanh nghiệp đã tập trung vào hoạt động chính
là hoạt động kinh doanh nhằm gia tăng lợi nhuận, đây là dấu hiệu tốt cho thấy sự phát
triển có tính bền vững của doanh nghiệp.
- Đánh giá các khoản doanh thu:
Doanh thu thuần năm 2014 tăng 1.153.177.337VNĐ (Một tỷ một trăm năm ba
triệu một trăm bảy mươi bảy nghìn ba trăm ba bảy đồng) so với năm 2013 tương ứng
với tỷ lệ tăng 7,70%. Điều này cho thấy năm 2014 doanh nghiệp đã đẩy mạnh việc
kinh doanh để tăng doanh thu.
Doanh thu từ hoạt động tài chính năm 2014 tăng 17.388.364 VNĐ (Mười bảy
triệu ba trăm tám tám nghìn ba trăm sáu tư đồng) so với năm 2013 tương ứng với tỷ lệ
tăng 12,88%. Điều này cho thấy doanh nghiệp đã tăng cường hoạt động đầu tư tài chính.
- Đánh giá các khoản chi phí:

6
SVTT: HOÀNG THÚY HẰNG

KHOA KẾ TOÁN


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

TRƯỜNG ĐH KINH DOANH & CÔNG NGHỆ HÀ NỘI

Giá vốn hàng bán năm 2014 tăng 614.723.875VNĐ (Sáu trăm mười bốn triệu
bảy trăm hai ba nghìn tám trăm bảy lăm đồng) so với năm 2013 với tỷ lệ tăng tương
ứng 5,47%. Giá vốn hàng bán năm sau tăng hơn so với năm trước là hợp lý do việc
kinh doanh năm 2014 đẩy mạnh hơn.
Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp của doanh nghiệp năm 2014

tăng 22.570.823VNĐ (Hai mươi hai triệu năm trăm bảy mươi nghìn tám trăm hai ba
đồng) và 25.056.338 VNĐ (Hai mươi lăm triệu không trăm năm sáu nghìn ba trăm ba
mươi tám đồng) so với năm 2013, tương ứng với tỷ lệ tăng 4,68% và 7,78%. Ta thấy
các chi phí này là hợp lý do lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh tăng.
Như vậy, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp cho thấy tổng lợi nhuận năm
sau cao hơn năm trước chứng tỏ DN kinh doanh có lãi và đang trong đà tăng trưởng đi lên.

7
SVTT: HOÀNG THÚY HẰNG

KHOA KẾ TOÁN


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

TRƯỜNG ĐH KINH DOANH & CÔNG NGHỆ HÀ NỘI

PHẦN 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
SẢN XUẤT M&T
2.1.Đặc điểm công tác kế toán tại Công ty cổ phần sản xuất M&T.
2.1.1. Tổ chức công tác kế toán tại công ty
* Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty (Phụ lục 04).
* Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận:
 Kế toán trưởng:

Phụ trách công tác kế toán chung trong toàn công ty, xác định hình thức kế toán
áp dụng, đảm bảo chức năng, nhiệm vụ, yêu cầu công tác kế toán ở doanh nghiệp. Kế toán
trưởng còn là người giúp việc cho Giám đốc về công tác chuyên môn, kiểm tra, phân tích
đánh giá tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, trên cơ sở đó đề xuất ý kiến

nhằm hoàn thiện công tác quản lý và định hướng phát triển sản xuất kinh doanh. Chịu
trách nhiệm trước Nhà nước và Giám đốc về việc chỉ đạo tổ chức công tác kế toán trong công ty.
 Kế toán vật tư:

- Kiểm tra và giám sát tình hình nhập, xuất, tồn kho nguyên vật liệu, công cụ dụng
cụ và tài sản của công ty. Viết phiếu nhập kho, xuất kho vật tư.
- Lập bảng kê, bảng phận bổ nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, phụ tùng thay thế
và bảng tính khấu hao TSCĐ và chuyển cho kế toán trưởng để tập hợp chi phí sản xuất
cho sản phẩm.
 Kế toán thành phẩm và bán hàng:

- Kiểm tra và giám sát tình hình nhập, xuất, tồn kho thành phẩm cả về số lượng
và chất lượng.
- Viết phiếu bán hàng, phiếu chuyển kho nội bộ, hoá đơn GTGT phải đảm bảo
chính xác, đúng chế độ kế toán, luật Thuế, luật kế toán.
- Nghiên cứu và đánh giá các hợp đồng mua hàng, chính sách chiết khấu,
khuyến mãi, giảm giá cho từng đối tượng để thu về được lợi ích lớn nhất cho Nhà máy.
 Kế toán thanh toán:

8
SVTT: HOÀNG THÚY HẰNG

KHOA KẾ TOÁN


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

TRƯỜNG ĐH KINH DOANH & CÔNG NGHỆ HÀ NỘI

Có nhiệm vụ theo dõi các khoản công nợ phải thu, phải trả. Thực hiện các giao

dịch với ngân hàng, thu nhận các chứng từ phát sinh cập nhật lên báo cáo thuế.
- Căn cứ vào bảng chấm công, bảng tính lương và các văn bản liên quan để tính
và lập bảng thanh toán lương, BHXH…cho cán bộ công nhân viên và người lao động
trong đơn vị.
- Lập bảng phân bổ tiền lương cho từng đối tượng chi tiết và chuyển cho kế
toán trưởng để tập hợp chi phí sản xuất cho sản phẩm.
 Thủ quỹ:

Có nhiệm vụ theo dõi chặt chẽ tình hình thu chi tiền mặt, quản lý quỹ tiền mặt,
thực hiện các giao dich liên quan tới tiền mặt. Trả lương cho cán bộ công nhân viên.
Thanh toán tạm ứng….
 Thủ kho:

Có nhiệm vụ thống kê tình hình xuất nhập tồn NVL, CCDC
Quản lý kho, phân loại các lô hàng. Kiểm kê kho vật tư, hàng hóa.
2.1.2. Chính sách kế toán áp dụng tại công ty cổ phần sản xuất M&T
Hiện nay công tác kế toán công ty Cổ phần sản xuất M&T đang vận dụng chế
độ chứng từ, tài khoản, sổ sách và các báo cáo kế toán theo Quyết định số
15/2006/QĐ-BTC được ban hành ngày 20/03/2006 của Bộ Trưởng Bộ Tài chính.
Kỳ kế toán năm bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 hàng năm.
Chế độ kế toán áp dụng: Kế toán doanh nghiệp.
Hình thức kế toán áp dụng: Kế toán trên máy vi tính.
Phương pháp tính thuế GTGT: Phương pháp khấu trừ.
Phương pháp tính giá hàng tồn kho: Giá bình quân gia quyền
Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên.
Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: Phương pháp đường thẳng.
Hình thức ghi sổ kế toán: Nhà máy áp dụng hình thức Nhật ký chung.
* Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán được thể hiện như sau: (Phụ lục 05)
* Các loại sổ sách của Công ty bao gồm:
+ Sổ tổng hợp gồm: Sổ Nhật ký chung và Sổ cái.


9
SVTT: HOÀNG THÚY HẰNG

KHOA KẾ TOÁN


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

TRƯỜNG ĐH KINH DOANH & CÔNG NGHỆ HÀ NỘI

+ Sổ chi tiết: Sổ kế toán chi tiết dùng để phản ánh chi tiết, cụ thể từng nghiệp vụ
kinh tế phát sinh và từng đối tượng kế toán riêng biệt mà trên sổ kế toán tổng hợp chưa
phản ánh được.
2.2. Kế toán một số phần hành chủ yếu tại Công ty Cổ phần sản xuất M&T.
2.2.1. Kế toán vốn bằng tiền
Kế toán vốn bằng tiền tại đơn vị bao gồm: Kế toán tiền mặt và kế toán tiền gửi ngân hàng.
a)Kế toán tiền mặt
- Chứng từ sử dụng: Phiếu thu, phiếu chi, bảng kiểm kê quỹ, sổ quỹ tiền mặt...
- TK kế toán sử dụng: TK 111 và các TK khác có liên quan.
Trong đó TK 111: Tiền mặt. Có các TK cấp 2 sau:
+ TK 1111: Tiền mặt Việt Nam
+ TK 1112: Tiền mặt ngoại tệ
Ví dụ: Ngày 24/10/2014 công ty thanh toán tiền mua công cụ dụng cụ cho công ty
TNHH Minh Sáng theo Hóa đơn số 0412012, số tiền 2.475.000 đồng (bao gồm VAT
10%). (Phiếu chi số 10/1112 – Phụ lục 06)
Nợ TK 153: 2.250.000 đồng
Nợ TK 1331: 225.000 đồng
Có TK 1111: 2.475.000 đồng
b) Tiền gửi ngân hàng

-Chứng từ kế toán sử dụng: Giấy báo có, giấy báo nợ, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi.....
- TK kế toán sử dụng: TK 112 và các TK khác có liên quan.
Trong đó TK 112: Tiền gửi ngân hàng. Có các TK cấp 2 sau:
+ TK 1121: Tiền Việt Nam
+ TK 1122: Ngoại tệ
Ví dụ: Ngày 3/10/2014 Công ty thanh toán bằng chuyển khoản mua đồ bảo hộ lao
động cho Công ty TMDV Huy Hoàng với tổng số tiền 36.866.500 đồng (bao gồm
VAT 10%), (Giấy báo Nợ 10/1827 – Phụ lục 07),Sổ cái TK 1111( Phụ lục 08)
Nợ TK 153: 33.515.000 đồng
Nợ TK 133: 3.351.500 đồng
Có TK 1121: 36.866.500 đồng

10
SVTT: HOÀNG THÚY HẰNG

KHOA KẾ TOÁN


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

TRƯỜNG ĐH KINH DOANH & CÔNG NGHỆ HÀ NỘI

2.2.2. Kế toán tài sản cố định
a) Chứng từ, sổ kế toán sử dụng bao gồm:
+ Chứng từ gồm có: Hóa đơn GTGT, Hợp đồng kinh tế, Biên bản thanh lý hợp
đồng, Biên bản thanh lý, nhượng bán TSCĐ, Biên bản giao nhận TSCĐ, thẻ TSCĐ...
+ Tài khoản sử dụng: TK 211 Tài sản cố định, TK 214 Hao mòn TSCĐ.
Nguyên giá
của TSCĐ


Trị giá mua
TSCĐ (chưa thuế)

=

+

Các khoản
thuế (không
được hoàn)

+

Các chi phí
liên quan

b) Kế toán tăng TSCĐ
Ví dụ: Ngày 12/10/2014, công ty đầu tư mua sắm 1 máy cán mịn trị giá 450.000.000
đồng (chưa bao gồm thuế VAT 10%) thanh toán bằng chuyển khoản cho Công ty
TNHH Nhà nước MTV Cơ Khí Hà Nội. Chi phí lắp đặt chạy thử , chi phí vận chuyển
thanh toán bằng tiền mặt: 5.200.000 đồng.(Hóa đơn số 0012378 – Phụ lục 09)
Nguyên giá = 450.000.000 + 5.200.000= 455.200.000 đồng
Máy cán mịn
Nợ TK 211: 455.200.000 đồng
Nợ TK 133: 45.000.000 đồng
Có TK 112: 495.000.000 đồng
Có TK 111: 5.200.000 đồng
c) Kế toán giảm TSCĐ
Ví dụ: Ngày 28/11/2014 Công ty thanh lý một máy dập khuôn cho Công ty TNHH
Văn Phú, nguyên giá 510.000.000 đồng, giá trị hao mòn 211.750.000 đồng, chi phí

thanh lý đã bỏ ra bằng tiền mặt hết 4.400.000 ( bao gồm VAT 10% ), thu nhập từ
thanh lý là 86.780.000 đồng ( bao gồm cả VAT 10%), người mua thanh toán bằng
chuyển khoản. ( Bảng tính và phân bổ khấu hao tháng 10/ 2014 – Phụ lục 10),
Sổ cái TK 214 (Phụ lục 11).
Căn cứ vào Biên bản thanh lý, kế toán hạch toán:
Nợ TK 214 : 211.750.000 đồng
Nợ TK 811 : 298.250.000 đồng
Có TK 211 : 510.000.000 đồng

11
SVTT: HOÀNG THÚY HẰNG

KHOA KẾ TOÁN


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

TRƯỜNG ĐH KINH DOANH & CÔNG NGHỆ HÀ NỘI

Phản ánh thu nhập từ thanh lý TSCĐ:
Nợ TK 112: 86.780.000 đồng
Có TK 711: 78.890.909 đồng
Có TK 33311 : 7.889.091 đồng
Phản ánh chi phí phát sinh trong quá trình thanh lý:
Nợ TK 811: 4.000.000 đồng
Nợ TK 1331 : 400.000 đồng
Có TK 111 : 4.400.000 đồng
2.2.3. Kế toán Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.
a) Kế toán NVL, CCDC nhập kho:
- TK kế toán sử dụng: TK 152, TK 153 và các TK khác liên quan

- Chứng từ kế toán sử dụng: - Hóa đơn GTGT, biên bản kiểm nghiệm vật tư, phiếu
nhập kho…
- Đánh giá NVL, CCDC nhập kho: NVL, CCDC của Công ty chủ yếu là do mua ngoài
nhập kho được tính theo giá thực tế theo công thức sau:
Giá thực tế
NVL, CCDC

Giá mua
=

ghi trên

CP thu
+

mua thực

Các khoản

Thuế NK
+

(nếu có)

nhập kho
hoá đơn
tế
Trong đó, CP thu mua thực tế bao gồm CP vận chuyển, bốc dỡ...

-


giảm trừ
(nếu có)

Ngoài ra, giá thực tế NVL, CCDC nhập kho do thu nhặt được từ phế liệu cũng
được đánh giá theo giá thực tế của nó trên thị trường.
Ví dụ: Tại hóa đơn GTGT ngày 01/10/2014, số 0011385 về việc mua NVL là dầu
Diezel của Công ty cổ phần thương mại và xuất nhập khẩu du lịch Phủ Quỳ như sau:
(Phiếu nhập kho 10/1118 – Phụ lục 12).Công ty thanh toán bằng tiền mặt.
-

Số lượng: 600 lít

-

Đơn giá: 21.400 đồng
 Giá trị thực tế diezel của nhập kho = 600 x21.400 = 12.840.000 đồng

Nợ TK 152- A0003: 12.840.000 đồng
Nợ TK 1331: 1.284.000 đồng
Có TK 111: 14.124.000 đồng
(Ghi chú: A0003 là mã hóa của NVL dầu Diezel)
b) Kế toán NVL, CCDC xuất kho:

12
SVTT: HOÀNG THÚY HẰNG

KHOA KẾ TOÁN



BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

TRƯỜNG ĐH KINH DOANH & CÔNG NGHỆ HÀ NỘI

- TK kế toán sử dụng: TK 621, TK 627, TK 142, TK 242 và các TK khác liên quan.
- Chứng từ kế toán sử dụng: Phiếu yêu cầu xuất kho, phiếu xuất kho…
- Đánh giá NVL, CCDC xuất kho: Công ty Cổ phần sản xuất M&T tính giá nguyên vật
liệu, công cụ dụng cụ xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền sau mỗi tháng.
Cách tính :
Đơn giá bình quân
Giá thực tế NVL,CCDC xuất kho
=

Số lượng thực tế vật tư xuất kho
X

Trị giá NVL, CCDC tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ

Đơn giá bình quân

=

Số lượng NVL, CCDC tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ
Ví dụ: Trong tháng 10 năm 2014 tình hình nhập kho dầu Diezel cho sản xuất như sau:
Tồn kho đầu tháng là số lượng 2500 lít với đơn giá 20 590 đồng /lít
Ngày 1/10 nhập kho số lượng 600 lít với đơn giá 21 400 đồng / lít
Ngày 2/10 nhập kho số lượng 100 lít với đơn giá 21 400 đồng / lít
Ngày 7/10 nhập kho 600 lít với đơn giá 22 100 đồng / lít
Ngày 15/10 nhập kho số lượng 400 lít với đơn giá 22 150 đồng / lít
Ngày 22/10 nhập kho số lượng 400 lít với đơn giá 22 420 đồng / lít

Ngày 29/10 nhập kho số lượng 800 lít với đơn giá 22 640 đồng / lít
Ngày 30/10 nhập kho số lượng 800 lít với đơn giá 22 425 đồng / lít
Ngày 31/ 10 nhập kho số lượng 600 lít với đơn giá 22 425 đồng / lít
Vậy đơn giá bình quân xuất kho đất thịt tháng 10 năm 2014 là:
2500 x 20 590 + 600 x 21 400 + 100 x 21 400 +600 x 22 100 +400 x 22 150
+ 400 x 22 420 + 800 x 22 640 + 800 x 22 425 + 600 x 22 425
2500 + 600 +100 + 600 + 400 +400 + 800 +800 + 600
= 21 625 (đồng/)
Ngày 02/10/2014, theo (PXK 10/1233 – Phụ lục 13), xuất kho 1.670 lít dầu Diezel
phục vụ cho bộ phận sản xuất. (Sổ cái TK 152 – Phụ lục 14)
 Trị giá thực tế đất xuất kho là: 1 670 x 21.625= 36.113.750 đồng.

Nợ TK 621: 36 113 750 đồng.
Có TK 152 – A0003 : 36.113.750 đồng.

13
SVTT: HOÀNG THÚY HẰNG

KHOA KẾ TOÁN


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

TRƯỜNG ĐH KINH DOANH & CÔNG NGHỆ HÀ NỘI

2.2.4. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
Công ty Cổ phần sản xuất M&T áp dụng hình thức trả lương theo thời gian và
làm việc thực tế, việc trả lương căn cứ vào thời gian làm việc thực tế. Hàng tháng, kế
toán tập hợp chấm công cho các nhân viên của Công ty.
- Các khoản trích theo lương và tỷ lệ trích lập:

+ BHXH 26% trong đó Người lao động đóng 8%, DN 18%.
+ BHYT 4,5% trong đó Người lao động đóng 1,5%, DN 3%.
+ BHTN 2% trong đó Người lao động đóng 1%, DN 1%.
+ KPCĐ 2% DN đóng.
- Chứng từ, sổ kế toán sử dụng: Bảng chấm công, bảng tính lương, Bảng thanh toán
tiền lương, Bảng thanh toán BHXH, Sổ chi tiết các TK 334, 338...
- TK sử dụng: TK334 – Phải trả công nhân viên, TK 338 – Phải trả, phải nộp khác.
+ Cách tính lương cho bộ phận công nhân sản xuất:
Tiền lương
CNSX

=

Lương thực
tế làm việc

+

Tổng Lương
tăng ca

+

Tổng Phụ cấp ăn

Tổng tiền
tạm ứng

+ Cách tính lương cho bộ phận quản lý doanh nghiệp:
Lương

thực tế

=

Mức lương thỏa thuận
26

X

Số ngày làm
việc thực tế

Ví dụ: 1. Rút tiền gửi ngân hàng về chuẩn bị trả lương: 230.450.000 đồng (Bảng
thanh toán tiền lương T10/2014– Phụ lục 15)
Nợ TK 111: 230.450.000 đồng
Có TK 112: 230.450.000 đồng
2. Các khoản khấu trừ vào lương của người lao động bao gồm tạm ứng
45.000.000đ .
Nợ TK 334: 45.000.000 đồng
Có TK 141: 45.000.000 đồng
3. Tính ra số tiền lương phải trả cho bộ phận CNSX là: 191.905.000 đồng, bộ
phận QLDN là: 38.545.000 đồng
Nợ TK 622: 191.905.000 đồng

14
SVTT: HOÀNG THÚY HẰNG

KHOA KẾ TOÁN



BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

TRƯỜNG ĐH KINH DOANH & CÔNG NGHỆ HÀ NỘI

Nợ TK 642: 38.545.000 đồng
Có TK 334: 230.450.000 đồng
4. Trích BHXH, BHYT theo tỷ lệ quy định.
Nợ TK 622: 37.421.475 đồng (191.905.000 x 19,5%)
Nợ TK 642: 7.516.275 đồng (38.545.000 x 19,5%)
Nợ TK 334:

25.349.500 đồng (230.450.000 x 11%)

Có TK 338: 70.287.250 đồng (230.450.000 x 30,5%)
TK 3383: 59.917.000 đồng (230.450.000 x 26%)
TK 3384:

10.370.250 đồng (230.450.000 x 4,5%)

5. Trả lương cho bộ phận CNSX, bộ phận QLDN:
230.450.000 – 45.000.000 = 185.450.000 đồng
Nợ TK 334: 185.450.000 đồng
Có TK 111: 185.450.000 đồng
2.2.5. Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng
Công ty Cổ phần sản xuất M&T thực hiện bán hàng chủ yếu theo phương thức
bán buôn, bán lẻ cho khách hàng, thu tiền ngay hoặc ghi nợ.
a/ Kế toán doanh thu bán hàng và các khoản giảm trừ doanh thu.
- Chứng từ và sổ sách sử dụng: Hóa đơn GTGT, Hóa đơn bán hàng thông thường, báo
cáo bán hàng đại lý, Phiếu thu, Phiếu xuất kho, đơn đặt hàng,…
- Tài khoản kế toán sử dụng: TK 511 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, TK

521 Các khoản giảm trừ doanh thu:
TK521: Chiết khấu thương mại.
TK 531: Hàng bán bị trả lại.
TK 532: Giảm giá hàng bán.
Ví dụ: Ngày 15/10/2014 xuất bán gạch 2 lỗ (GC02) cho Công ty cổ phần xây dựng
A1A theo HĐ GTGT số 0081019 số tiền 13.090.000 đồng. Khách hàng thanh toán
bằng tiền mặt.
- Số lượng: 17.000 viên
- Đơn giá: 700đ/viên
- Đơn giá xuất kho ngày 31/10 của loại gạch GC02: 595đ/viên
Trị giá thực tế xuất bán gạch GC02 là: 17.000 x 700 = 11.900.000 đồng

15
SVTT: HOÀNG THÚY HẰNG

KHOA KẾ TOÁN


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

TRƯỜNG ĐH KINH DOANH & CÔNG NGHỆ HÀ NỘI

Nợ TK 1111: 13.090.000 đồng
Có TK 5111: 11.900.000 đồng
Có TK 3331: 1.190.000 đồng
2. Ngày 18/10/2014 do có lô gạch vận chuyển vỡ nên Công ty cổ phần xây dựng A1A
xuất trả lại 300 viên gạch. Công ty đã cho người kiểm hàng và nhập lại kho (đối trừ
vào đơn hàng của khách hàng).
- Khi phát sinh hàng bán bị trả lại, kế toán ghi:
Nợ TK 531: 210.000 đồng (300 x 700đ)

Nợ TK 33311: 21.000 đồng
Có TK 1111: 231.000 đồng
- Đơn giá xuất kho của hàng bán bị trả lại nhập lại kho:
Nợ TK 156: 178.500 đồng (300 x 595đ)
Có TK 632: 178.500 đồng
b/ Kế toán giá vốn hàng bán.
Trị giá vốn thực tế

=

của hàng xuất bán

Trị giá mua thực tế + Chi phí thu mua phân bổ cho
của hàng xuất bán

hàng xuất bán

- Chứng từ kế toán sử dụng: Hóa đơn GTGT, Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho, Bảng kê
Nhập-Xuất-Tồn, Sổ chi tiết, Sổ cái, Sổ nhật ký chung…
- Tài khoản kế toán sử dụng: TK 632 Giá vốn hàng bán
Ví dụ: Tiếp ví dụ trên ta có:
- Trị giá vốn hàng xuất bán: 17.000 x 595 = 10.115.000 đồng
Nợ TK 632: 10.115.000 đồng
Có TK 156: 10.115.000 đồng
c/ Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
- Chứng từ kế toán sử dụng: Hóa đơn có liên quan, Giấy đề nghị thanh toán, Phiếu chi,
Uỷ nhiệm chi, Giấy báo nợ, sổ chi tiết, sổ nhật ký chung các tài khoản,…
- Tài khoản kế toán sử dụng:TK 641 Chi phí bán hàng, TK 642 Chi phí quản lý doanh nghiệp.
Ví dụ: 1. Ngày 17/10/2014 chi 5.000.000 đồng tiếp khách cho giám đốc kèm HĐ GTGT.
Nợ TK 642: 5.000.000 đồng

Nợ TK 1331: 500.000 đồng
Có TK 1111: 5.500.000 đồng

16
SVTT: HOÀNG THÚY HẰNG

KHOA KẾ TOÁN


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

TRƯỜNG ĐH KINH DOANH & CÔNG NGHỆ HÀ NỘI

2. Căn cứ vào phiếu chi, chi tiền xăng xe cho bộ phận bán hàng tháng 10 là 12.000.000đ
Nợ TK 641: 12.000.000 đồng
Nợ TK 1331:

1.200.000 đồng

Có TK 1111: 13.200.000 đồng
d/ Xác định kết quả bán hàng.
- Chứng từ sử dụng: Sổ nhật ký chung, sổ chi tiết, sổ cái các tài khoản doanh thu và
chi phí liên quan.
- Tài khoản sử dụng: TK 911 để xác định kết quả kinh doanh, sau đó kết chuyển lãi
hoặc lỗ vào TK 421 “Lợi nhuận chưa phân phối”.
- Kế toán xác định kết quả bán hàng:
Kết quả hoạt
động bán
hàng


Doanh thu thuần

Giá vốn

= về bán hàng hóa,

-

dịch vụ

hàng xuất

Chi phí
-

bán

bán
hàng

Chi phí quản
-

lý doanh
nghiệp

- Cuối tháng 10/2014, căn cứ vào “Báo cáo kết quả bán hàng”. Thực hiện bút toán kết
chuyển sang TK 911 để xác định kết quả hoạt động bán hàng:(Sổ cái TK 911 – Phụ
lục 16), Trích Sổ nhật ký chung tháng 10/ 2014 (Phụ lục 17)
- Kết quả HĐBH = 1.550.000.000 – 28.358.000 – 938.057.000 – 155.017.000 – 101.000.807

= 327.567.193 đồng
+ Kết chuyển Các khoản giảm trừ doanh thu:
Nợ TK 511: 28.358.000 đồng
Có TK 521: 18.088.000 đồng
Có TK 531: 5.897.000 đồng
Có TK 532: 4.373.000 đồng
+ Kết chuyển DTT về bán hàng và cung cấp dịch vụ:
1.550.000.000 - 28.358.000 = 1.521.642.000 đồng
Nợ TK 511: 1.521.642.000 đồng
Có TK 911: 1.521.642.000 đồng
+ Kết chuyển giá vốn hàng bán:
Nợ TK 911: 938.057.000 đồng
Có TK 632: 938.057.000 đồng

17
SVTT: HOÀNG THÚY HẰNG

KHOA KẾ TOÁN


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

TRƯỜNG ĐH KINH DOANH & CÔNG NGHỆ HÀ NỘI

+ Kết chuyển chi phí bán hàng:
Nợ TK 911: 155.017.000 đồng
Có TK 641: 155.017.000 đồng
+ Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp:
Nợ TK 911: 101.000.807 đồng
Có TK 642: 101.000.807 đồng

+ Kết chuyển kết quả hoạt động bán hàng T10/2014:
Nợ TK 911: 327.567.193 đồng
Có TK 4212: 327.567.193 đồng

18
SVTT: HOÀNG THÚY HẰNG

KHOA KẾ TOÁN


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

TRƯỜNG ĐH KINH DOANH & CÔNG NGHỆ HÀ NỘI

PHẦN III
THU HOẠCH VÀ NHẬN XÉT
3.1. Thu Hoạch
Quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần sản xuất M&T là cơ hội giúp em được
tiếp xúc với thực tế, với hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động kinh tế tài chính,
với công việc chuyên môn thuộc ngành học, với nghiệp vụ tài chính kế toán đang được
thực hiện ở các cơ quan, doanh nghiệp.
Em có cơ hội nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích thông tin, đánh giá các hoạt động
thực tế, so sánh và đối chiếu với những điều đã học được ở trường với chính sách, chế
độ tài chính, kế toán của Nhà nước. Và bước đầu tập vận dụng những kiến thức đã học
vào thực tế hoạt động nghiệp vụ. Đây là căn cứ, là tài liệu, số liệu để em viết Báo cáo
thực tập tốt nghiệp và Luận văn tốt nghiệp.
Trong thời gian thực tập tại công ty, em được rèn luyện đạo đức, tác phong
nghề nghiệp, rèn luyện phẩm chất chính xác, trung thực, sâu sát thực tế và kỹ năng
giao tiếp, khai thác đánh giá thông tin một cách hữu hiệu nhất.
Qua đây em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của thầy giáo TS.Nguyễn

Đăng Huy và sự giúp đỡ của các anh, chị trong phòng Kế toán của Công ty đã giúp
em có thêm cơ hội để tiếp xúc nhiều hơn với nghiệp vụ kế toán và vận dụng những
kiến thức đã học vào thực tế.
3.2. Nhận xét chung về công tác kế toán tại Công ty Cổ phần sản xuất M&T
3.2.1. Ưu điểm:
- Số lượng kế toán được phản ánh trung thực, hợp lý, chi tiết.
- Hạch toán chi tiết đến từng đối tượng, giúp nhà quản trị có thông tin về doanh
thu của từng hoạt động.
- Nhân viên kế toán mỗi người đảm nhiệm công việc của mình làm cho công
việc kế toán không bị chồng chéo, quy trình xử lý chứng từ khoa học, hợp lý.
- Chứng từ sử dụng đúng theo quy định của Bộ tài chính. Đối với những tài sản
Công ty mua của cá nhân không có hóa đơn đều có biên bản định giá của cơ quan có
tư cách pháp nhân, có chuyên môn về định giá tài sản, hợp đồng mua tài sản được
công chứng của cơ quan nhà nước.

19
SVTT: HOÀNG THÚY HẰNG

KHOA KẾ TOÁN


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

TRƯỜNG ĐH KINH DOANH & CÔNG NGHỆ HÀ NỘI

3.2.2. Tồn tại :
- Trong quá trình lập chứng từ gốc còn một số thiếu sót, nhiều nghiệp vụ xảy ra
chưa được kế toán ghi chép kịp thời. Tình trạng này thường được xử lý vào cuối tháng
do đó việc lập chứng từ như vậy đã vi phạm nguyên tắc thận trọng trong kế toán.
- Việc phản ánh tình hình doanh thu và chi phí tại Công ty vẫn còn nhiều hạn

chế. Chưa đảm bảo thống nhất về phương pháp xác định trị giá vốn hàng bán nguyên
tắc ghi nhận doanh thu, chi phí.
- Đối với việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Tại công ty việc sử dụng
nguyên vật liệu,công cụ dụng cụ trong quá trình sản xuất có nhiều loại. Thêm vào đó
giá cả thị trường luôn biến động nhưng hiện tại Công ty không lập dự phòng giảm giá
hàng tồn kho.
3.2.3. Một số ý kiến đề xuất về công tác kế toán của Công ty
- Kế toán viên cần cẩn trọng hơn khi lập chứng từ, các nghiệp vụ kinh tế phát
sinh phải được ghi chép kịp thời.
- Cần đảm bảo tính thống nhất về phương pháp xác định giá vốn hàng bán và
nguyên tắc ghi nhận doanh thu, chi phí.
- Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Nguyên tắc lập dự phòng: chỉ lập dự
phòng cho những nguyên vật liệu tồn kho vào thời điểm lập báo cáo tài chính khi giá
trị trường thấp hơn giá ghi sổ. Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho được tính cho
từng loại, từng thứ vật liệu.
Mức dự phòng cần
lập cho năm tới
Trong đó:
Mức giảm giá vật
liệu

=

=

Số lượng vật liệu
tồn kho

Đơn giá ghi sổ


-

20
SVTT: HOÀNG THÚY HẰNG

KHOA KẾ TOÁN

x

Mức giảm giá vật
liệu

Đơn giá thực tế
trên thị trường


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

TRƯỜNG ĐH KINH DOANH & CÔNG NGHỆ HÀ NỘI

KẾT LUẬN
Để phát huy một cách có hiệu quả công cụ kế toán, việc tổ chức công tác kế toán
phải luôn được cải thiện và hoàn thiện để phản ánh một cách đầy đủ, chính xác tình
hình biến động cả về số lượng và chất lượng, chủng loại, phấn đấu tiết kiệm CP vật
liệu nhằm hạ giá thành sản phẩm nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng để có thể cạnh
tranh được trên thị trường, tăng doanh thu và lợi nhuận cho công ty.
Trong thời gian thực tập ngắn, với kinh nghệm còn hạn chế, em đã cố gắng tìm
hiểu tình hình thực tế công tác kế toán tại Công ty và em đã mạnh dạn đưa ra một số ý
kiến đóng góp về kế toán.Mặc dù đây là ý kiến của cá nhân nhưng em vẫn mong có sự
tham gia đóng góp ý kiến để em có thể hiểu đúng và hiểu rõ hơn nữa về công tác kế toán.

Với thời gian chưa nhiều, trình độ và khả năng còn hạn chế, chắc chắn bàiBáo
cáo thực tập của em không tránh khỏi những thiếu hụt và sai sót nhất định. Em rất
mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các chị trong phòng kế toán của Công ty, của
giảng viên hướng dẫn giúp cho em hiểu thêm về chuyên môn và kiến thức thực tế phục
vụ cho công việc của em sau này được hoàn thiện và đầy đủ hơn.
Em xin chân thành cảm ơn các chị tại phòng kế toán Công ty đã giúp đỡ em
trong suốt thời gian thực tập vừa qua.Và em cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và
chỉ bảo tận tình của Thầy giáoTS.Nguyễn Đăng Huy đã giúp em có được những kiến
thức quý báu về lý thuyết cũng như về chuyên môn để em có thể hoàn thành tốt
chuyên cuối khóa của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên

Hoàng Thúy Hằng

SVTT: HOÀNG THÚY HẰNG

KHOA KẾ TOÁN


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

TRƯỜNG ĐH KINH DOANH & CÔNG NGHỆ HÀ NỘI

PHỤ LỤC

SVTT: HOÀNG THÚY HẰNG

KHOA KẾ TOÁN



BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

TRƯỜNG ĐH KINH DOANH & CÔNG NGHỆ HÀ NỘI

PHỤ LỤC 01
ĐƠN VỊ: CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT M&T

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ

Giám đốc

Phó giám đốc

Phòng
kế toán

Phòng
kinh
doanh

Tổ
1

Tổ
2

SVTT: HOÀNG THÚY HẰNG

Tổ

3

Bộ phận
sản xuất

Tổ
4

Tổ
5

KHOA KẾ TOÁN

Phòng
bảo vệ

Tổ
6

Bộ phận
phụ trợ
sản xuất

Tổ

điện

Tổ
bốc
xếp



BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

TRƯỜNG ĐH KINH DOANH & CÔNG NGHỆ HÀ NỘI

PHỤ LỤC 02
ĐƠN VỊ: CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT M&T

SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤTSẢN PHẨM
Than

Nguyên liệu đất
ngâm ủ trên 6 tháng

Khuôn, máy
cắt

Máy cấp liệu thùng
Bốc xếp lên
xe, VC, xếp
phơi

Máy nghiền

Trộn pha than

Máy cán thô

Phân loại vận

chuyển xếp
goòng

Lò sấy
Máy nghiền

Máy cán mịn

Nước
SVTT: HOÀNG THÚY HẰNG

Nhào lọc 2 trục
KHOA KẾ TOÁN

Lò nung

Gạch thành
phẩm


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

TRƯỜNG ĐH KINH DOANH & CÔNG NGHỆ HÀ NỘI

Máy nhào đùn liên
hợp hút chân không

SVTT: HOÀNG THÚY HẰNG

KHOA KẾ TOÁN



×