Học viện Tài chính
Khoa Thuế Hải Quan
LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là: Lê Tiến Lưu
Lớp: CQ47/02.02 – Học viện Tài chính
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi
Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực, xuất phát từ tình hình
thực tế của đơn vị thực tập.
Tác giả luận văn
Lê Tiến Lưu
Sinh viên: Lê Tiến Lưu
-1-
Lớp: CQ47/02.02
Học viện Tài chính
Khoa Thuế Hải Quan
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
GTGT:
GIÁ TRỊ GIA TĂNG
HĐND:
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
UBND:
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT-XH:
KINH TẾ - XÃ HỘI
NNT :
NGƯỜI NỘP THUẾ
TT:
THÔNG TƯ
NĐ-CP:
NGHỊ ĐỊNH CHÍNH PHỦ
UNT:
ỦY NHIỆM THU
XHCN:
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
Sinh viên: Lê Tiến Lưu
-2-
Lớp: CQ47/02.02
Học viện Tài chính
Khoa Thuế Hải Quan
Lời mở đầu
1. Tính cấp thiết, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
Thuế là nguồn thu chủ yếu của NSNN đồng thời cũng là công cụ để nhà
nước quản lý nền kinh tế. Do vậy hiệu quả trong công tác quản lý và thu thuế
có vai trò to lớn, quyết định đến việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của
nhà nước như: chi tiêu công, đảm bảo an ninh trật tự xã hội, quốc phòng, phát
triển kinh tế - xã hội... Cùng với quan điểm phát triển nền kinh tế theo “kinh
tế thị trường định hướng XHCN”, Đảng và Nhà Nước luôn khuyến khích và
tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia phát triển kinh tế góp phần
xây dựng và phát triển đất nước. Để thực hiện được các mục tiêu trên đòi hỏi
công tác quản lý và thu thuế phải không ngừng đổi mới, nâng cao hiệu quả
cho phù hợp với với từng thời kỳ, từng nhiệm vụ cụ thể, vừa phải đảm bảo số
thu vừa phải tạo điều kiện cho người nộp thuế hoàn thành nghĩa vụ thuế,
không làm khó khăn hay cản trở công việc của người nộp thuế.
Ở Việt Nam hiện nay hệ thống thuế được quy định thành nhiều sắc thuế,
trong đó thuế GTGT là một trong những loại thuế đóng vai trò quan trọng
nhất trong việc tạo nguồn thu cho NSNN. Đất nước chúng ta đang trong thời
kỳ hội nhập với kinh tế toàn cầu, do vậy việc dỡ bỏ hàng rào thuế quan là điều
tất yếu. Điều này đồng nghĩa với một số sắc thuế như: thuế xuất nhập khẩu,
thuế tiêu thụ đặc biệt... sẽ phải dỡ bỏ hoặc giảm xuống, như vậy nguồn thu
NSNN sẽ bị cắt giảm. Vai trò của thuế GTGT lại càng trở nên quan trọng. Để
ổn định nguồn thu đảm bảo sự ổn định và phát triển đất nước đòi hỏi công tác
quản lý thuế GTGT phải được tăng cường nhiều hơn nữa. Thực tế cho thấy
trong thời gian qua công tác quản lý thuế GTGT cũng đã được nhà nước ta
quan tâm và đổi mới nhiều mang lại hiệu quả rõ rệt, tuy nhiên ở một số địa
phương việc quản lý đang còn nhiều bất cập, nhất là việc quản lý thuế GTGT
đối với hộ kinh doanh cá thể, đây có thể nói là thành phần kinh tế phức tạp, có
Sinh viên: Lê Tiến Lưu
-3-
Lớp: CQ47/02.02
Học viện Tài chính
Khoa Thuế Hải Quan
số lượng đông nhất cả nước, với đủ các thành phần đối tượng tham gia ở mọi
ngành nghề.
Cùng với quá trình đổi mới kinh tế - xã hội của đất nước, huyện Nông
Cống là một huyện lớn của tỉnh Thanh Hóa cũng đang phát triển mạnh. Số hộ
kinh doanh cá thể trên địa bàn đang tăng nhanh làm cho quá trình quản lý
thuế cũng phức tạp, khó khăn và quyết liệt hơn. Trong thời gian thực tập ở chi
cục thuế Nông Cống – Cục thuế Thanh Hóa, em thấy công tác quản lý thuế
GTGT đối với hộ kinh doanh trên địa bàn đã có nhiều chuyển biến tích cực,
góp phần nâng cao ý thức chấp hành và tuân thủ pháp luật của hộ kinh doanh,
hạn chế thất thu NSNN. Tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập như: doanh thu tính
thuế không sát với thực tế, quản lý số hộ kinh doanh không kịp thời đầy đủ,
tình trạng dây dưa nợ đọng đang còn diễn ra...
Vì vậy vấn đề mang tính cấp thiết cho ngành Thuế là phải tìm cho ra các
giải pháp đổi mới trong công tác quản lý hộ kinh doanh cá thể nhằm tăng
cường hiệu quả,đảm bảo thực hiện đầy đủ, nghiêm minh luật thuế.
Nhận thức được những vấn đề cấp thiết trên cùng những kiến thức đã được
tiếp cận và sự hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình của cán bộ chi cục thuế huyện
Nông Cống, các thầy cô trong học viện đặc biệt là thầy giáo Nguyễn Đình
Chiến. Em đã mạnh dạn tìm hiểu và nghiên cứu công tác quản lý thu thuế với
đề tài:
“Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý thuế GTGT đối với hộ
kinh doanh trên địa bàn huyện Nông Cống”
Những nghiên cứu của đề tài góp phần hoàn thiện những lý luận chung
về pháp luật thuế. Đưa ra những giải pháp giải quyết các vấn đề hạn chế bất
cập trong thực trạng quản lý, áp dụng vào thực tế và làm thay đổi công tác
quản lý thuế theo hướng tích cực từ đó nâng cao hiệu quả của công tác quản
lý thuế GTGT của kinh tế cá thể.
2. Mục đích nghiên cứu
Sinh viên: Lê Tiến Lưu
-4-
Lớp: CQ47/02.02
Học viện Tài chính
Khoa Thuế Hải Quan
Đề tài nhằm đánh giá thực trạng trong công tác quản lý thuế GTGT đối
với hộ kinh doanh cá thể, tìm ta những điểm hạn chế. Từ đó đưa ra những giải
pháp khả thi để nâng cao hiệu quả thu thuế, sao cho thu đúng thu đủ số thuế
cần thu, đồng thời đảm bảo công bằng giữa các hộ kinh doanh cá thể.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận và những quan điểm của chủ nghĩa duy vật
biện chứng, quan điểm phát triển kinh tế của Đảng, kết hợp vận dụng với các
biện pháp như tổng hợp về lý luận, phân tích. Đề tài tập trung chủ yếu vào
việc đánh giá thực trạng và tìm giải pháp nâng cao công tác quản lý thuế
GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể.
Do đối tượng của đề tài này là hộ kinh doanh cá thể, đây là thành phần
kinh tế với số lượng nhiều nhất ở khắp mọi nơi trên cả nước nên đề tài này
không chỉ có tác dụng với địa bàn huyện Nông Cống mà còn cần được xem
xét áp dụng ra toàn quốc.
4. Nội dung khái quát của luận văn tốt nghiệp
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:
CHƯƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ THUẾ GTGT
ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH CÁ THỂ.
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ GTGT ĐỐI VỚI HỘ
KINH DOANH CÁ THỂ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NÔNG CỐNG.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG
QUẢN LÝ THU THUẾ GTGT ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH CÁ THẾ
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NÔNG CỐNG.
Sinh viên: Lê Tiến Lưu
-5-
Lớp: CQ47/02.02
Học viện Tài chính
Khoa Thuế Hải Quan
CHƯƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ THUẾ GTGT
ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH CÁ THỂ.
1.1 Những nội dung cơ bản của luật thuế GTGT
1.1.1 khái niệm, đặc điểm:
Khái niệm
Thuế GTGT là thuế tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch
vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng và được nộp
vào NSNN theo mức độ tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ.
Đặc điểm:
- Thuế GTGT là sắc thuế tiêu dùng nhiều giai đoạn không trùng lắp. Thuế
GTGT đánh vào tất cả các giai đoạn của quá trình từ sản xuất, kinh doanh
đến tiêu dùng nhưng chỉ tính trên phần giá trị tăng thêm ở mỗi giai đoạn.
Tổng số thuế thu được của tất cả các giai đoạn đúng bằng số thuế tính trên
giá bán của người tiêu dùng cuối cùng. Đối tượng điều tiết của thuế gt là
phần thu nhập của người tiêu dùng sử dụng để tiêu dùng hàng hóa, dịch
vụ.
GTGT là phần giá trị mới tạo ra trong quá trình sản xuất kinh doanh. Đại
lượng này có thể được xác định bằng phương pháp cộng hoặc phương
pháp trừ. Theo phương pháp cộng, GTGT là trí giá các yếu tố cấu thành
giá trị tăng thêm bao gồm tiền công và lợi nhuận. Theo phương pháp trừ,
GTGT chính là khoản chênh lệch giữa tổng giá trị sản xuất và tiêu thụ trừ
đi tổng giá trị hàng hóa dịch vụ mua vào tương ứng. Tổng GTGT ở tất cả
các giai đoạn luân chuyển bằng đúng giá bán sản phẩm ở giai đoạn cuối
cùng. Do vậy, việc thu thuế trên GTGT ở từng giai đoạn tương đương với
số thuế tính trên giá bán cho người tiêu dùng cuối cùng.
- Thuế GTGT là loại thuế có tính chất gián thu, đối tượng nộp thuế GTGT là
người bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ chịu thuế, còn người chịu thuế là
người tiêu dùng các hàng hóa, dịch vụ đó thông qua giá mà người tiêu dùng
phải trả là giá bao gồm cả thuế GTGT.
- Thuế GTGT có tính lũy thoái so với nhập khẩu. Thuế GTGT đánh vào
hàng hóa, dịch vụ, người tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ là người phải trả
khoản thuế đó, không phân biệt thu nhập cao hay thấp đều phải trả số thuế
Sinh viên: Lê Tiến Lưu
-6-
Lớp: CQ47/02.02
Học viện Tài chính
Khoa Thuế Hải Quan
như nhau. Như vậy, nếu so sánh giữa số thuế phải trả so với thu nhập thì
người nào có thu nhập cao hơn thì tỉ lệ thấp hơn và ngược lại.
- Thuế GTGT có tính lãnh thổ, đối tượng chịu thuế là người tiêu dùng trong
phạm vi lãnh thổ quốc gia.
- Thuế GTGT có khả năng đem lại số thu thường xuyên và ổn định cho
NSNN. Đồng thời số thuế GTGT cao hay thấp phụ thuộc vào mức tiêu
dùng của xã hội, mà con người muốn tồn tại thì tất yếu phải dùng.
1.1.2 Những nội dung cơ bản của luật thuế GTGT ở Việt nam
Thuế GTGT hiện hành của Việt Nam được quy định trong các văn bản
quy phạm pháp luật sau:
Thông tư 129/2008/TT – BTC ngày 26/12/2008
Nghị định số 123/2008/NĐ – CP ngày 18/12/2008
Luật thuế số 13/2008/ QH 12 ngày 03/06/2008
Theo đó nội dung cơ bản của luật thuế GTGT quy định bao gồm:
Phạm vi áp dụng:
- Đối tượng chịu thuế GTGT:
Đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hóa dịch vụ dùng cho sản xuất kinh doanh
và tiêu dùng ở Việt Nam ( bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua của tổ chức, cá
nhân ở nước ngoài), trừ 26 nhóm hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế
- Đối tượng không chịu thuế GTGT:
Bao gồm 26 nhóm hàng hóa, dịch vụ được quy định chi tiết tại thông tư
06/2012/ TT-BTC
- Người nộp thuế GTGT:
Là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ chịu thuế GTGT ở
Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức, tổ chức kinh doanh (gọi là
cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa, mua dịch vụ từ
nước ngoài chịu thuế GTGT ( gọi là người nhập khẩu)
Sinh viên: Lê Tiến Lưu
-7-
Lớp: CQ47/02.02
Học viện Tài chính
Khoa Thuế Hải Quan
Căn cứ tính thuế:
Thuế GTGT được tính dựa trên hai căn cứ đó là giá tính thuế và thuế suất
- Giá tính thuế:
Giá tính thuế được xác định theo nguyên tắc chung là giá chưa có thuế GTGT
và được xác định tùy theo từng trường hợp cụ thể đã được quy định trong các
văn bản pháp luật hiện hành.
- Thuế suất
Thuế suất thuế GTGT được áp dụng thống nhất theo loại hóa đơn dịch vụ có
ở các khâu nhập khẩu, sản xuất gia công hay kinh doanh thương mại. Hiện
hành các mức thuế suất GTGT bao gồm: 0%, 5%, 10%., cụ thể:
Mức thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hóa dịch vụ xuất khẩu.
Mức thuế suất 5% áp dụng đối với các hàng hóa dịch vụ thiết yếu
Mức thuế suất 10% áp dụng đối với các hàng hóa dịch vụ không thuộc
trường hợp áp dụng thuế suất 0% và 5%
Phương pháp tính thuế
Thuế GTGT được xác định theo 2 phương pháp: Phương pháp khấu trừ và
phương pháp trực tiếp
Phương pháp khấu trừ:
Áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn,
chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ và đăng
ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế trừ các đối tượng áp dụng tính
thuế theo phương pháp trực tiếp trên GTGT
Xác định thuế GTGT phải nộp:
Thuế GTGT
phải nộp
=
Thuế GTGT
đầu ra
-
Thuế GTGT
đầu vào
Trong đó:
Sinh viên: Lê Tiến Lưu
-8-
Lớp: CQ47/02.02
Học viện Tài chính
Khoa Thuế Hải Quan
Số thuế đầu ra bằng tổng số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ hàng hóa
bán ra ghi trên hóa đơn GTGT.
Thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT bằng giá tính thuế của hàng hóa,
dịch vụ chịu thuế bán ra nhân với thuế suất thuế GTGT tương ứng của hàng
hóa, dịch vụ đó.
Cơ sở kinh doanh thuộc các đối tượng tính thuế thuế theo phương pháp
khấu trừ thuế khi bán hàng hóa, dịch vụ phải tính và thu thuế GTGT của hàng
hóa, dịch vụ bán ra. Khi lập hóa đơn cơ sở sản xuất kinh doanh phải ghi rõ giá
bán chưa có thuế GTGT, thuế GTGT và tổng số tiền người mua phải thanh
toán. Nếu trường hợp hóa đơn chỉ ghi giá thanh toán thì thuế GTGT phải tính
trên giá thanh toán ghi trên hóa đơn chứng từ.
Thuế GTGT đầu vào bằng tổng số thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT
mua hàng hóa, dịch vụ (bao gồm cả tài sản cố định) dùng cho sản xuất kinh
doanh hàng hóa dịch vụ chịu thuế GTGT.
Phương pháp trực tiếp:
Phương pháp tính trực tiếp trên GTGT áp dụng đối với các đối tượng sau
đây:
- Cá nhân các hộ kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ
chế độ kế toán, hóa đơn chứng từ theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh không theo luật đầu tư và các tổ
chức khác không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán,
hóa đơn chứng từ theo quy định của pháp luật.
- Hoạt động kinh doanh mua bán vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ: Trường hợp cơ
sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế có
hoạt động kinh doanh mua bán vàng, bạc, đá quý và hoạt động chế tác sản
phẩm vàng, bạc, đá quý thì phải hạch toán riêng theo phương pháp tính trực
tiếp trên GTGT.
Cách xác định thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp:
Thuế GTGT
phải nộp
=
Sinh viên: Lê Tiến Lưu
GTGT của hàng hóa
dịch vụ chịu thuế
-9-
x
Thuế suất thuế GTGT
tương ứng
Lớp: CQ47/02.02
Học viện Tài chính
Khoa Thuế Hải Quan
trong đó:
GTGT của hàng
Giá thanh toán của
Giá thanh toán của
hóa dịch vụ chịu = hàng hóa dịch vụ hàng hóa dịch vụ
thuế
bán ra
mua vào tương ứng
Giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ bán ra là giá thực tế bán ghi trên hóa
đơn bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả thuế GTGT và các khoản phụ, phí thu
thêm mà bên bán được hưởng, không phân biệt đã thu tiền hay chưa thu tiền.
Giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ mua vào được xác định bằng giá trị
hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc nhập khẩu, đã có thuế GTGT dùng cho sản
xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT bán ra tương ứng.
1.1.2 Quy định của pháp luật về phương pháp tính thuế và cách xác định
số thuế GTGT phải nộp của hộ kinh doanh cá thể
Theo quy định hộ kinh doanh có thể nộp thuế theo phương pháp tính
trực tiếp trên GTGT và có thể lựa chọn một trong hai phương thức xác định
số thuế phải nộp là kê khai và thuế khoán. Tuy nhiên, đối với hộ kinh doanh
có thu nhập bình quân hằng năm dưới mức quy định của nhà nước thì được
miễn thuế GTGT.
Theo đó cách tính thuế của mỗi phương thức và đối tượng áp dụng
được xác định như sau:
Phương pháp thuế khoán
- Đối tượng áp dụng được quy định tại điều 38 luật quản lý thuế:
Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không có đăng ký kinh doanh hoặc
không phải đăng ký kinh doanh, không đăng ký thuế, đã được cơ quan thuế
đôn đốc nhưng quá thời hạn theo thông báo đôn đốc của cơ quan thuế , hộ
kinh doanh, cá nhân kinh doanh vẫn không thực hiện đăng ký thuế; Hộ kinh
doanh, cá nhân kinh doanh không thực hiện chế độ kế toán hóa đơn, chứng từ;
Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không thực hiện nộp tờ khai thuế theo
quy định; Hộ kinh doanh cá, nhân kinh doanh có mở sổ sách kế toán nhưng
không qua kiểm tra của cơ quan thuế thấy việc thực hiện không đúng chế độ
kế toán, không thực hiện đúng và đầy đủ hóa đơn, chứng từ khi mua bán hàng
hóa, dịch vụ, kê khai thuế không chính xác, trung thực; cơ quan thuế không
thể căn cứ vào sổ sách kế toán, hóa đơn, chứng từ để xác định số thuế phải
nộp phù hợp với thực tế kinh doanh.
Sinh viên: Lê Tiến Lưu
-10-
Lớp: CQ47/02.02
Học viện Tài chính
Khoa Thuế Hải Quan
- Cách xác định số thuế phải nộp:
Thuế GTGT
phải nộp theo
pp khoán
Trong đó:
=
Doanh thu x
ấn định
Tỷ lệ
GTGT trên
doanh thu
x
Thuế suất thuế
GTGT tương
ứng
Doanh thu ấn định do cơ quan thuế căn cứ vào tình hình thực tế và ấn định.
Tỷ lệ GTGT trên doanh: thu do nhà nước quy định chi tiết tại “biểu tỷ lệ giá
trị gia tăng (%) trên doanh số áp dụng tính thuế GTGT đối với hoạt động kinh
doanh, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh” ban hành kèm theo công văn số
763 / BTC-TCT ngày 16/01/2009 của bộ tài chính
Thuế suất thuế GTGT tương ứng: được quy định tại luật thuế GTGT
- Ưu nhược điểm của phương pháp thuế khoán:
Ưu điểm: Dễ quản lý, việc tính toán số thuế phải nộp đơn giản. áp dụng nhanh
chóng, doanh thu do cơ quan thuế ấn định nên việc các hộ tìm cách giảm số
thuế phải nộp là rất kho xảy ra. Tạo được sự ổn định cho cả đối tượng nộp
thuế và Chi cục
Nhược điểm: mang tính áp đặt, gây khó chịu cho người nộp thuế. Thiếu sự
công bằng giữa các đối tượng.
Phương pháp kê khai:
- Đối tượng áp dụng:
Đối với cơ sở kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ có đầy đủ hóa đơn, chứng từ
của hàng hóa, dịch vụ bán ra theo chế độ quy định hoặc có đủ điều kiện xác
định được đúng doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ như hợp đồng và chứng từ
thanh toán nhưng không có đủ hóa đơn, chứng từ mua hàng hóa, dịch vụ đầu
vào.
- Cách xác định số thuế phải nộp:
Thuế GTGT
phải nộp
= Doanh
thu
Sinh viên: Lê Tiến Lưu
x
Tỷ lệ GTGT trên
doanh thu
-11-
x
Thuế suất thuế
GTGT tương ứng
Lớp: CQ47/02.02
Học viện Tài chính
Khoa Thuế Hải Quan
Trong đó:
Doanh thu do hộ kinh doanh kê khai theo các hóa đơn chứng từ bán
hàng.
Tỷ lệ GTGT trên doanh: thu do nhà nước quy định chi tiết tại “biểu
tỷ lệ giá trị gia tăng (%) trên doanh số áp dụng tính thuế GTGT đối với hoạt
động kinh doanh, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh” ban hành kèm theo
công văn số 763 / BTC-TCT ngày 16/01/2009 của bộ tài chính
- Ưu nhược điểm của phương pháp kê khai:
Ưu điểm: đảm bảo công bằng giữa các hộ. Các hộ nộp thuế theo hình
thức kê khai sẽ được nộp thuế phụ thuộc và kết quả kinh doanh, không cần
phải ấn định doanh thu tính thuế.
Nhược điểm: phức tạp trong quản lý, việc tính toán xác minh tính chính
xác của số liệu doanh thu do hộ kinh doanh kê khai là rất khó khăn. Cơ quan
thuế phải kiểm tra giám sát quá trình ghi chép sổ sách kế toán, sử dụng hóa
đơn… dùng làm căn cứ tính thuế của các hộ kinh doanh. Dễ bị thất thoát thuế
do các hộ cố tình che dấu doanh thu.
Sinh viên: Lê Tiến Lưu
-12-
Lớp: CQ47/02.02
Học viện Tài chính
Khoa Thuế Hải Quan
1.2 Hộ kinh doanh cá thể và sự cần thiết phải tăng cường quản lý thu thuế
GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể
1.2.2 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của hộ kinh doanh cá thể
1.2.2.1
khái niệm, đặc điểm
Khái niệm:
Theo nghị định số 109/2004 NĐ-CP định nghĩa:
Hộ kinh doanh cá thể do một cá nhân hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ
được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng không quá mười lao
động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình
đồi với hoạt động kinh doanh (điều 24 khoản 1).
Đặc điểm:
- Hộ kinh doanh là hình thức kinh doanh quy mô rất nhỏ:
Đặc điểm này xuất phát từ các quy định của pháp luật về thành lập và đăng
ký kinh doanh hộ cá thể đó là không sử dụng thường xuyên quá 10 lao động.
Các hộ kinh doanh thường là làm ăn riêng lẻ, tản mạn rời rạc.
- Hộ kinh doanh là hình thức kinh tế có số lượng đông nhất trong các loại hình
kinh tế hiện nay trên toàn cả nước:
Theo thống kê của Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư, tính đến cuối năm 2007 cả nước
đã có 2,7 triệu hộ kinh doanh cá thể, thành phần kinh tế này đóng góp tương
đương 13% vào GDP của cả nước.
- Ngành nghề và đối tượng tham gia đăng ký kinh doanh đa dạng:
Với số lượng rất lớn và có mặt khắp mọi nơi trên đât nước có thể nói hộ kinh
doanh là hình thức quy tụ tất cả các đối tượng tham gia. Trừ các ngành nghề
do pháp luật quy định hình thức tổ chức còn lại hầu hết các ngành nghề đều
có các hộ cá thể đăng ký kinh doanh.
- Việc quản lý rất khó khăn và phức tạp:
Với số lượng đông đảo, phức tạp cả về loại hình kinh doanh và đối tượng
tham gia, hơn nữa việc kinh doanh mang tính tự phát rất cao, các đối tượng
tham gia cũng không có hiều biết nhiều về pháp luật nên quản lý hết các hộ
rất khó và khăn phức tạp.
Sinh viên: Lê Tiến Lưu
-13-
Lớp: CQ47/02.02
Học viện Tài chính
Khoa Thuế Hải Quan
1.2.1.2 vai trò của kinh tế cá thể:
- Kinh tế cá thể có góp phần giải quyết các vấn đề KT-XH:
Với số lượng hiện nay khoảng hơn 3 triệu hộ kinh doanh cá thể, trung bình
mỗi hộ sử dụng thường xuyên khoảng 4 lao động thường xuyên như vậy hình
thức hộ kinh doanh cá thể tạo ra hơn 12 triệu việc làm thường xuyên. Điều
này không chỉ đơn thuần đảm bảo thu nhập cho người lao động mà còn có tác
đụng đến vấn đề an ninh xã hội và gánh nặng chi tiêu cho Nhà nước để giải
quyết vấn đề thất nghiệp và tệ nạn xã hội do không có việc làm tạo nên.
- Kinh tế cá thể huy động được lượng vốn nhàn rỗi trong dân góp phần tạo
thêm của cải, xây dựng và phát triển đất nước:
Kinh tế cá thể nắm giữ một khối lượng vốn lớn trong nền kinh tế cá có khả
năng huy động được nhiều vốn. Lượng vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế vẫn còn
rất nhiều và chưa được sử dụng hiệu quả. Nếu lượng vốn này được tham gia
vào quá trình sản xuất kinh doanh thì hiệu quả kinh tế xã hội tăng lên, thúc
đẩy mở rộng sản xuất, kích thích tiêu dùng. Từ đó thu hút vốn đầu tư của các
thành phần kinh tế khác, Ngược lai, khi những thành phần kinh tế khác thiếu
vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh thì có thể cho vay để bớt chi phí tiền vay
hơn là phải vay của nước ngoài như hiện nay.
- Thúc đẩy phát triển KT-XH các khu vực kém phát triển:
Hình thức hộ kinh doanh cá thể rất linh động có thể len lỏi tới hầu hết tất cả
các khu vực trong cả nước mà các hình thức khác khó có thể làm được, góp
phần đem hàng hóa về những khu vực khó khăn và đem các hàng hóa từ các
khu vực đó ra bán ngoài thị trường tiêu thụ. Điều này làm thúc đẩy quá trình
sản xuất và tiêu dùng phát triển kinh tế xã hội.
1.2.3 Sự cần thiết phải tăng cường quản lý thu thuế GTGT đối với các hộ
kinh doanh cá thể:
Kinh tế cá thể có ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nến kinh tế,
đóng góp nhiều vào GDP cả nước. Do vậy số thuế phải nộp ngày càng tăng
điều này sẽ dẫn đến việc tìm cách trốn tránh là việc không thể tránh khỏi.
Sinh viên: Lê Tiến Lưu
-14Lớp: CQ47/02.02
Học viện Tài chính
Khoa Thuế Hải Quan
Ngoài ra, thực trạng hiện nay đa số các hộ chưa thực hiện tốt chế độ sổ
sách kế toán, hóa đơn chứng từ để làm cơ sở xác định thuế GTGT phải nộp.
Các hộ đa phần chủ yếu là nộp thuế khoán mà việc nộp thuế khoán dễ phát
sinh tiêu cực. Nhiều hộ chưa tự nguyện, tự giác đăng ký kinh doanh, đăng ký
thuế và nhiều hộ chây ỳ không nộp thuế, nợ đọng thuế… Nhiều trường hợp
hộ kinh doanh cá thể khai tạm nghỉ kinh doanh nhưng trên thực tế vẫn hoạt
động bình thường mà cán bộ thuế không phát hiện ra hoặc phát hiện được thì
số lượng xử lý vẫn còn ít so với thực tế cần xử lý. Cho nên những hộ này đã
trốn được một khối lượng thuế GTGT khá lớn.
Đối với hộ kinh doanh cá thể thì hầu hết đều có quy mô nhỏ, sản xuất kinh
doanh nhiều mặt hàng, hay thay đổi địa điểm và ngành nghề kinh doanh. Hoạt
động sản xuất kinh doanh của các hộ còn mang tính tự phát có thể bất chấp
các thủ đoạn để làm giàu. Trình độ am hiểu và chấp hành ý thức pháp luật của
người dân không cao nên đã làm cho công tác quản lý thu thuế gặp nhiều khó
khăn. Hơn nữa lại hoạt động trong phạm vi dàn trải, địa bàn rất rộng gây
không ít khó khăn trong công tác quản lý.
Xét về khía cạnh chủ quan trong thực trạng quản lý, cán bộ thuế hoặc thiếu
năng lực hoặc không đủ lực lượng hay nghiên trọng hơn là cố tình cấu kết với
các đối tượng nộp thuế làm thất thu NSNN.
Như vây, việc tăng cường công tác quản lý thuế GTGT đối với các hộ kinh
doanh cá thể là công tác cần thiết và hết sức quan trọng không chỉ phục vụ
riêng cho công tác thu ngân sách mà còn thực hiện kiểm tra, kiểm soát đảm
bảo cho nền kinh tế phát triển đúng hướng và đảm bảo công bằng giữa các đối
tượng nộp thuế nói riêng cũng như đảm bảo công bằng xã hội nói chung.
Chính vì vậy, từng cấp cơ sở quản lý thu thuế cần có những biện pháp quản lý
riêng cho phù hợp với tình trạng thu thuế ở khu vực đó, góp phần chống thất
thu thuế, ngăn chặn sự mất mát Ngân sách không đang có từ những thành
phần kinh tế.
Sinh viên: Lê Tiến Lưu
-15-
Lớp: CQ47/02.02
Học viện Tài chính
1.2.4
Khoa Thuế Hải Quan
Nội dung quản lý thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể
1.2.4.1
Mục đích, yêu cầu của công tác quản lý thuế GTGT đối với hộ
kinh doanh cá thể
Công tác quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh nhằm đạt được những
mục đích cơ bản sau:
-
Tăng thu cho NSNN
ở nước ta, số thu bằng thuế chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng số thu
NSNN. Trong tổng số thu từ thuế thì số thuế thu được từ khu vực kinh doanh
cá thể chiếm tỷ trọng không, nhưng đây là lĩnh vực phức tạp, khó quản lý. Vì
vậy, làm tốt công tác quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể sẽ có tác
dụng động viên, tăng thu cho NSNN.
-
Thực hiện vai trò quản lý của nhà nước đối với khu vực kinh tế này
Vai trò của thuế mang tính toàn diện trên nhiều lĩnh vực. Thông qua
những nội dung, những công việc cụ thể trong quản lý thu thuế cung cấp
thông tin, tác động hỗ trợ các cơ quan khác trong quản lý nhà nước về hộ kinh
doanh cá thể.
-
Tăng cường ý thức chấp hành pháp luật cho hộ kinh doanh.
Qua công tác tổ chức thực hiện và kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các
luật thuế cùng với tăng cường tính pháp chếcủa các luật thuế, ý thức chấp
hành các luật thuế được nâng cao, từ đó tạo thói quen “Sống và làm viêc theo
pháp luật trong mọi tầng lớp dân cư”
Yêu cầu của công tác quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh có thể khái
quát như sau:
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục sâu rộng thường xuyên các luật thuế
và các văn bản dưới luật để đối tượng nộp thuế hiểu và tự giác chấp
hành.
- Tận thu, khai thác triệt để các nguồn thu, kết hợp nuôi dưỡng nguồn
thu:
+ Thu hết số thuế ghi thu, không để nợ đọng
+ Kiểm tra giám sát chặt chẽ hộ kinh doanh.
+ Quản lý hết các đối tượng tham gia sản xuất kinh doanh ( bao gồm: có
cửa hàng cửa hiệu và đối tượng kinh doanh vãng lai).
Sinh viên: Lê Tiến Lưu
-16-
Lớp: CQ47/02.02
Học viện Tài chính
Khoa Thuế Hải Quan
+ Quản lý sát doanh thu thực tế của các hộ kinh doanh nộp thuế, thường
xuyên kiểm tra sổ sách kế toán, hóa đơn chứng từ…, rà soát điều chỉnh
thuế khoán hộ ổn định.
- Phải thực hiện đầy đủ, đúng quy trình nghiệp vụ của ngành đề ra cho
từng lọai hộ kinh doanh
1.2.4.2
Quy trình quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể
Quy trình quản lý thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể được quy định
tại:
Quy trình quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể kèm theo quyết định
số 1201/TCT/QĐ/TCCB ngày 26/07/2004
Theo đó nội dung chính của quy trình quản lý thuế GTGT đối với hộ
kinh doanh bao gồm:
Đăng ký thuế.
Quản lý thu thuế:
-
Đối với Hộ kinh doanh nộp thuế khoán ổn định.
-
Đối với Hộ kinh doanh nộp thuế theo kê khai.
Tổ chức thu nộp thuế.
Tổ chức thực hiện.
PHẠM VI ÁP DỤNG
Quy trình này được thực hiện ở cấp Chi cục Thuế. Đối tượng nộp thuế chịu sự
điều chỉnh của quy trình này là các hộ kinh doanh cá thể (trừ các hộ nộp thuế
GTGT theo phương pháp khấu trừ), bao gồm hộ kinh doanh nộp thuế theo kê
khai hàng tháng và hộ kinh doanh nộp thuế theo mức thuế ấn định (ổn định
mức thuế trong thời gian 06 tháng hoặc 01 năm).
Nội dung quy trình bao gồm các bước công việc sau:
ĐĂNG KÝ THUẾ
-
Hướng dẫn Hộ kinh doanh kê khai đăng ký thuế:
Sinh viên: Lê Tiến Lưu
-17-
Lớp: CQ47/02.02
Học viện Tài chính
Khoa Thuế Hải Quan
-
Nhận, kiểm tra hồ sơ đăng ký
-
Nhập và xử lý hồ sơ đăng ký thuế:
-
In Giấy chứng nhận đăng ký thuế, gửi giấy chứng nhận đăng ký thuế
cho Hộ kinh doanh:
-
Lập sổ danh bạ Hộ kinh doanh:
QUẢN LÝ THU THUẾ
Đối với hộ ổn định thuế
-
Đối với Hộ mới ra kinh doanh, hộ đang kinh doanh:
+ Hướng dẫn hộ kinh doanh kê khai doanh thu kinh doanh, nhận tờ
khai:
+ Điều tra doanh thu thực tế:
+ Dự kiến doanh thu tính thuế của từng hộ kinh doanh:
-
Đối với Hộ nghỉ kinh doanh:
Nếu hộ có đơn nghỉ kinh doanh:
+ Tiếp nhận đơn nghỉ kinh doanh:
+ Giải quyết đơn nghỉ kinh doanh và thông báo cho hộ làm đơn biết kết
quả
Nếu Hộ tự nghỉ kinh doanh không khai báo:
+ Lập danh sách, trình hội đồng tư vấn thuế phường, xã
+ Đưa ra quyết định xử lý
-
Đối với hộ kinh doanh có đơn đề nghị miễn thuế theo diện có thu
nhập thấp:
Sinh viên: Lê Tiến Lưu
-18-
Lớp: CQ47/02.02
Học viện Tài chính
Khoa Thuế Hải Quan
+ Đội thuế hướng dẫn hộ kinh doanh có thu nhập thấp làm đơn xin miễn
thuế và trực tiếp nhận đơn của hộ kinh doanh.
+ Căn cứ đơn xin miễn thuế của các hộ kinh doanh Đội thuế phối hợp với
Tổ Thanh tra - Kiểm tra kiểm tra xác minh thu nhập thực tế đạt được
trong quá trình kinh doanh và lấy ý kiến tham gia của Hội đồng tư vấn
thuế.
+ Công bố kết quả
-
Tính thuế, lập bộ thuế, duyệt bộ thuế, công khai thuế:
+ Tính thuế, lập bộ thuế:
+ Duyệt bộ thuế:
+ Công khai thuế:
Đối với hộ nộp thuế theo kê khai
-
Hướng dẫn kê khai thuế, đôn đốc nộp tờ khai thuế:
+ Nhận và kiểm tra tờ khai:
+ Nhập dữ liệu kê khai:
+ Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế:
+ ấn định thuế:
+ Tính thuế, tính nợ, tính phạt và lập sổ thuế, duyệt bộ thuế:
-
Quyêt toán thuế.
+ Nhận quyết toán thuế:
+ Kiểm tra quyết toán thuế:
-
Xác định số thuế nộp thừa, thiếu sau quyết toán:
Sinh viên: Lê Tiến Lưu
-19-
Lớp: CQ47/02.02
Học viện Tài chính
Khoa Thuế Hải Quan
TỔ CHỨC THU NỘP THUẾ
-
Phát hành thông báo thuế
-
Tổ chức thu nộp thuế
-
Chấm bộ thuế
-
Lập báo cáo kế toán, thống kê thuế
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Sinh viên: Lê Tiến Lưu
-20-
Lớp: CQ47/02.02
Học viện Tài chính
Khoa Thuế Hải Quan
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ GTGT ĐỐI VỚI HỘ
KINH DOANH CÁ THỂ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NÔNG CỐNG.
2.1 Đặc điểm tình hình KT- XH và tình hình phát triển khu vực kinh tế
cá thể trên địa bàn huyện Nông Cống.
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên, tình hình KT-XH huyện Nông Cống.
Vị trí địa lý:
Nông Cống cách thành phố Thanh Hóa 20km về phía nam theo quốc lộ
45. Nông Cống nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, gần biển nên mát
mẻ. Tuy vậy, thời tiết vẫn chia thành 2 mùa rõ rệt. Mùa hạ nắng nóng, có ảnh
hưởng của gió mùa Tây Nam hay còn gọi là gió lào. Mùa đông chịu ảnh
hưởng khá lớn của gió mùa Đông Bắc
Nông Cống có quốc lộ 45, tỉnh lộ 505, và đường sắt Thống Nhất chạy
qua.
Với vị trí địa lý quan trọng của huyện cùng lịch sử phát triển lâu đời
Nông Cống đã góp phần không nhỏ vào sự nghiệp xây dựng và bảo về tổ
quốc trong các thời kỳ.
Tài nguyên thiên nhiên:
Nông cống có diện tích 286,53 km², Địa hình huyện chủ yếu là đồng
bằng, đồi chiếm 37% diện tích rất phù hợp cho trồng cây nông nghiệp, Nông
Cống là khu vực có nhiều tài nguyên với trữ lượng lớn như: mỏ quặng crom ở
địa bàn xã Tân Phúc, nguồn nguyên liệu đá vôi sản xuất xi măng, quặng sản
xuất phân lân, nguồn nguyên liệu gỗ sản xuất công nghiệp...
Dân số :
Theo số liệu thống kê năm 2012 Nông Cống có dân số là 183.074 người,
chủ yếu là dân tộc kinh
Sinh viên: Lê Tiến Lưu
-21-
Lớp: CQ47/02.02
Học viện Tài chính
Khoa Thuế Hải Quan
Hành chính:
Huyện Nông Cống có 1 thị trấn là thị trấn Nông Cống còn gọi là thị trấn
Chuối và 32 xã là: Tân Phúc, Tân Thọ, Tân Khang, Trung Chính, Trung
Thành, Trung Ý, Hoàng Giang, Hoàng Sơn, Tế Nông, Tế Tân, Tế Lợi, Tế
Thắng, Minh Khôi, Minh Nghĩa, Minh Thọ, Vạn Thắng, Vạn Hoà, Vạn
Thiện, Thăng Long, Thăng Thọ, Thăng Bình, Công Liêm, Công Chính, Công
Bình, Tượng Văn, Tượng Lĩnh, Tượng Sơn, Trường Sơn, Trường Giang,
Trường Trung, Trường Minh và Yên Mỹ.
Về mặt văn hóa – xã hội:
Trong những năm vừa qua được sự quan tâm của Đảng Ủy, HĐNDUBND Huyện cũng như các đơn vị, đời sống tinh thần của người dân cũng
được nâng cao, văn hóa giáo dục cũng đặc biệt được chú ý và có nhiều bước
phát triển. Cơ sở vật chất trường học được nâng cấp, chất lượng giáo dục
cũng được nâng lên rất nhiều, điều này có tác động tích cực đến tình hình dân
trí của Huyện và tình hình kinh tế xã hội của tỉnh.
Về kinh tế:
Ngay từ thời xa xưa Nông Cống đã nổi tiếng với nghề trồng lúa nước và
để chỉ sự lớn mạnh về sản xuất nông nghiệp nhân dân ta đã có câu ca dao
“Được mùa Nông Cống thì sống mọi nơi,mất mùa Nông Cống mọi nơi tưng
bừng”.
Bước sang thời kỳ đổi mới của đất nước, lãnh đạo và nhân dân huyện
Nông Cống đã cùng nhau thực hiện quyết tâm phát triển và chuyển dịch cơ
cấu kinh tế theo hướng tích cực như sau: Kinh tế có bước tăng trưởng khá, cơ
cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Tốc độ tăng trưởng kinh tế
(GDP) bình quân hàng năm thời kỳ 2001 – 2005 đạt 10,1% ( tăng so với thời
kỳ 1996 – 2000 là 2,56% ), tăng so với mục tiêu Đại hội đề ra là 1,24%.
Trong đó nông – lâm – ngư nghiệp tăng 6,13%; Công nghiệp – xây dựng cơ
Sinh viên: Lê Tiến Lưu
-22-
Lớp: CQ47/02.02
Học viện Tài chính
Khoa Thuế Hải Quan
bản tăng 14,8%, dịch vụ thu khác tăng 11,3%. Tỷ trọng nông – lâm – ngư
nghiệp trong GDP giảm từ 40,2% năm 2000 xuống còn 36% năm 2005, công
nghiệp – xây dựng cơ bản tăng từ 28,3% năm 2000 lên 31% năm 2005, dịch
vụ thu khác tăng từ 31,5% năm 2000 lên 33% năm 2005. Giá trị sản xuất trên
1 ha canh tác đạt 25 triệu đồng ( mục tiêu đại hội 21 triệu đồng ). Thu nhập
bình quân đầu người 5,4 triệu đồng, tăng 1,9 lần so với năm 2000. Tổng sản
lượng lương thực đến năm 2005 đạt 121.500 tấn ( mục tiêu Đại hội 110 nghìn
tấn ) tăng 11,500 tấn. Giá trị hàng hoá xuất khẩu đạt 1,7 triệu USD
Hiện nay Nông Cống đang trên đà phát triển mạnh là 1 trong những
trung tâm kinh tế của tỉnh Thanh Hóa, các khu công nghiệp, các nhà máy chế
biến, các trung tâm thương mại đang đua nhau mọc lên trên địa bàn huyện.
Đây vừa là động lực để kinh tế Nông Cống vươn mình trong công cuộc xây
dựng và phát triển nhưng đồng thời cũng đặt ra nhưng vấn đề cần phải quản lý
nhất là trong công tác quản lý và thu thuế trên đia bàn huyện.
2.1.2 Tình hình phát triển khu vực kinh tế cá thế trên địa bàn Huyện
Nông Cống.
Cùng với quá trình CNH-HĐH của đất nước, các thành phần kinh tế trên
địa bàn huyện Nông Cống đang trong đà phát triển mạnh. Cho dù những năm
gần đây kinh tế toàn cầu có suy thoái làm ảnh hưởng lớn đến sản xuất và kinh
doanh trên cả nước nói chung và địa bàn huyện nói riêng, số lượng hộ kinh
doanh cá thể trên địa bàn luôn ở mức cao.
Theo thống kê của chi cục thuế huyện Nông Cống tính đến 31/12/2012 toàn
huyện đã có 784 hộ có phát sinh nghĩa vụ thuế GTGT trên địa bàn huyện
trong năm 2012. Các hộ kinh doanh tham gia đăng ký kinh doanh ở tất cả các
ngành nghề trên địa bàn với cơ cấu ngành nghề kinh doanh trên địa bàn như
sau:
Sinh viên: Lê Tiến Lưu
-23-
Lớp: CQ47/02.02
Học viện Tài chính
Khoa Thuế Hải Quan
Bảng 1: Số liệu về tổng số hộ kinh doanh và cơ cấu ngành nghề hộ kinh
doanh cá thể trên địa bàn do Chi cục thuế huyện Nông Cống quản lý.
NGÀNH NGHỀ
2010
2011
2012
Số hộ
Tỷ
trọng
%
Số hộ
Tỷ
trọng
%
Số hộ
Tỷ
trọng
%
Sản xuất
41
5
40
5
47
6
Thương nghiệp
631
77
600
75
564
72
Vận tải
17
2
16
2
8
1
Ăn uống
82
10
88
11
102
13
Dịch vụ
49
6
56
7
63
8
Tổng
820
100
800
100
784
100
Từ biểu trên ta có thể thấy các hộ kinh doanh chủ yếu tập trung ở khu vực
thương nghiệp, bình quân hàng năm các hộ hoạt động trong khu vực này
khoảng 600 hộ chiếm tỷ trọng cao khoảng 75%. Số hộ và tỷ trọng các hộ
hoạt động trong lĩnh vực thương nghiệp mấy năm gần đây đều giảm, do tình
hình kinh tế suy thoái dẫn đến việc buôn bán gặp nhiều khó khăn, đa số các
hộ đều giảm sút doanh thu dẫn đến một số hộ phải tạm nghỉ và nghỉ hẳn kinh
doanh. Lĩnh vực thương nghiệp là khu vực đem lại nguồn thu thuế GTGT lớn
nhất trong địa bàn huyện, chính sự khó khăn ở khu vực này đã làm ảnh hưởng
lớn đến nguồn thu từ thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn.
Tuy nhiên các hộ kinh doanh ở lĩnh vực khác cũng đang có sự phát triển,
điển hình như trong lĩnh vực dịch vụ nhất là các dịch vụ như kinh doanh nhà
nghỉ, nhà trọ đang có xu hướng phát triển mạnh trên địa bàn. Bình quân hàng
năm số hộ hoạt động trong ngành dịch vụ tăng nhanh, cụ thể năm 2011 so với
năm 2010 số hộ tăng tăng 14,29%, năm 2012 so với năm 2011 tăng 12,5 %.
Sinh viên: Lê Tiến Lưu
-24-
Lớp: CQ47/02.02
Học viện Tài chính
Khoa Thuế Hải Quan
Mặc dù phát triển nhanh nhưng đây là khu vực nhạy cảm, phức tạp quản lý rất
khó khăn trong công tác quản lý và thu thuế.
Ngoài ra đối với ngành nghề ăn uống và sản xuất ở địa bàn huyện cũng
chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng số các hộ trong địa bàn huyện. tuy nhiên
các ngành nghề này cũng phát triển khá nhanh trong năm 2012 cụ thể so với
năm 2011 số hộ trong ngành ăn uống tăng 16%, sản xuất tăng 17,5 %.
Đặc biệt lĩnh vực vận tải trên địa bàn huyện đang có sự giảm sút mạnh,
ngày càng chiếm tỷ trọng ít chỉ chiếm hơn 1%, nguyên nhân là do giá xăng
dầu tăng, các hộ kinh doanh trong lĩnh vực này khó khăn do không thể tăng
giá cước vận tải do nhà nước quy định mặt khác không cạnh tranh được với
các doanh nghiệp vận tải nên đã giả thể hoặc chuyển sang loại hình khác.
Như vậy với số lượng rất đông các đảo hộ kinh doanh và đang có sự
chuyển dịch ở các ngành nghề trên địa bàn huyện Nông Cống, các khu vực
được dự đoán là sẽ tăng trưởng nhanh ở khu vực dịch vụ, ăn uống thương
nghiệp đang ngày càng làm tăng dần sự khó khăn trong công tác quản lý và
thu thuế trên địa bàn huyện.
2.1.3 Tổ chức bộ máy của Chi cục thuế Huyện Nông Cống
2.1.3.1
Giới thiệu chung
Địa chỉ: thị trấn Chuối-Nông Cống-Thanh Hóa
Số điện thoại: 0373.680.313
Chi cục Thuế Huyện Nông Cống được thành lập theo quyết định
315/QĐ/TCCB/BTC ngày 21/8/1990 về việc thành lập hệ thống các chi cục
thuế đặt tại các quận huyện trong cả nước. Chi cục là tổ chức trực thuộc cục
Thuế tỉnh Thanh Hóa có chức năng tổ chức thực hiện thu thuế, lệ phí và các
khoản thu khác của Ngân sách nhà nước (gọi chung là thuế) trên địa bàn
huyện theo quy định của pháp luật. Chi cục Thuế có nhiệm vụ tổ chức thực
hiện việc thu thuế và các khoản thu khác cho ngân sách theo quy định trên
toàn địa bàn huyện, thực hiện các chương trình, kế hoạch công tác do cục
Thuế giao.
2.1.3.2
Cơ cấu tổ chức
Sinh viên: Lê Tiến Lưu
-25-
Lớp: CQ47/02.02