Trường Đại học Mỏ – Địa Chất
Luận văn tốt
nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường, mỗi doanh nghiệp được coi là một tế bào của
nền kinh tế với nhiệm vụ chủ yếu là thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh
nhằm tạo ra các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho xã hội từ đó đạt tới mục
tiêu là tối đa hóa lợi nhuận. Để thực hiện được điều này thì các doanh nghiệp phải
luôn cải tiến các biện pháp kinh doanh và nâng cao vai trò quản lý sản xuất, một
trong những biện pháp quan trọng mà không ít doanh nghiệp đang lúng túng đó là
công tác quản lý và hạch toán nguyên vật liệu. Vì nguyên vật liệu quyết định đến
chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong điều kiện hiện nay, nguồn lực có hạn mà sự khai thác tiềm năng sản
xuất của đất nước lại chưa có hiệu quả, còn để lãng phí nhiều nên việc quản lý và sử
dụng nguyên vật liệu tiết kiệm sẽ làm tăng vật chất cho xã hội. Vật liệu là yếu tố
sản xuất dễ thất thoát nhất trong các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất nên quản
lý và sử dụng nguyên vật liệu hợp lý, mang tính khoa học và thực tiễn cao sẽ giúp
hạ chi phí sản xuất đồng thời cũng làm hạ giá thành sản phẩm.
Công ty Cổ phần xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh là Công ty hoạt động
thuộc lĩnh vực xây dựng thi công công trình là chủ yếu. Vì vậy, nhận thức được tầm
quan trọng của công tác kế toán nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất, trong thời
gian thực tập tại Công ty Cổ phần Xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh kết hợp với
những lý luận đã được học tác giả chọn đề tài: “Tổ chức công tác kế toán Nguyên
vật liệu tại công ty Cổ phần Xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh ” làm luận văn tốt
nghiệp.
Nội dung Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Tình hình chung và các điều kiện sản xuất chủ yếu của Công
ty Cổ phần xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh
Chương 2: Phân tích tài chính và tình hình sử dụng vật tư của Công ty Cổ
phần xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh năm 2012
Chương 3: Tổ chức Công tác hạch toán kế toán Nguyên vật liệu tại Công
ty Cổ phần xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Luận văn được hoàn thành ngoài sự nỗ lực của bản thân, tác giả còn nhận
được sự hướng dẫn tận tình của Thầy giáo KS.Phương Hữu Từng và Thầy giáo
ThS. Phạm Minh Hải cùng toàn thể các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế - Quản trị
kinh doanh, cũng như sự giúp đỡ của cán bộ công nhân viên trong Công ty Cổ phần
SV:Bùi Phương Anh– Lớp Kế toán A– K54
1
Trường Đại học Mỏ – Địa Chất
Luận văn tốt
nghiệp
xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô và cán bộ
công nhân viên trong Công ty đã giúp đỡ em hoàn thành luận văn này.
Do điều kiện thời gian có hạn, kinh nghiệm thực tế chưa nhiều và trình độ
bản thân còn hạn chế vì vậy luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất
mong được sự góp ý của Thầy Cô và các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn.
Tác giả xin đề nghị được bảo vệ luận văn trước hội đồng chấm luận văn tốt
nghiệp ngành Kế toán doanh nghiệp - Khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh Trường Đại học Mỏ - Địa chất.
Tác giả xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 07 tháng 06 năm
2013
Sinh viên
Bùi Phương Anh
SV:Bùi Phương Anh– Lớp Kế toán A– K54
2
Trường Đại học Mỏ – Địa Chất
Luận văn tốt
nghiệp
Chương 1
TÌNH HÌNH CHUNG VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT
CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG
BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH
SV:Bùi Phương Anh– Lớp Kế toán A– K54
3
Trường Đại học Mỏ – Địa Chất
Luận văn tốt
nghiệp
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
a. Thông tin chung về Công ty
- Tên công ty: Công ty Cổ phần xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh
- Tên giao dịch quốc tế: Ho Chi Minh Museum Construction Joint Stock Company
- Tên viết tắt: HMCC
- Trụ sở giao dịch: Số 381 –Đội Cấn– Quận Ba Đình– Thành phố Hà Nội.
- Tel: (84-4)38327414 - 37629174
- Fax: (84-4)38329026
- Mã số thuế: 0100105077
-Công ty Xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh được thành lập lại theo Quyết định số
144A/BXD-TCLĐ ngày 26 tháng 3 năm 1993 của Bộ Xây dựng
-Công ty chuyển thành Công ty Cổ phần Xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh theo
Quyết định số 2055/QĐ-BXD ngày 31 tháng 10 năm 2005 của Bộ Xây dựng
- Đăng ký kinh doanh số 0103010768 do Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế
hoạch đầu tư Thành phố Hà Nội cấp lần 1 ngày 09 tháng 02 năm 2006 và thay đổi
lần 3 ngày 24 tháng 06 năm 2011.
- Số tài khoản: 102011000001241 tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực
Ba Đình – Hà Nội.
-Chứng chỉ ISO 9001:2008 do AFAQ-ASCERT International cấp
b. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty Cổ phần xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh –Tổng công ty Xây dựng
Hà Nội là Công ty loại I được thành lập cách đây 37 năm,giàu truyền thống có bề
dày kinh nghiệm quản lý,đội ngũ kỹ sư chỉ huy thi công giỏi,đông đảo thợ lành
nghề,được trang bị cơ giới hoá cao với các thiết bị chuyên dung tiên tiến phục vụ tốt
cho công tác thi công từ các công trình dân dụng,công nghiệp,giao thông,thủy
lợi,trang trí nội,ngoại thất và tạo dáng kiến trúc cảnh quan công trình,lắp đặt thiết bị
cơ-điện-nước công trình,xây dựng đường dây,trạm biến áp điện đến 35kV,đầu tư
kinh doanh phát triền nhà,tư vấn thiết kế xây dựng các dự án nhà ở đô thị khu công
nghiệp,phá dỡ các công trình kiến trúc,giải toả mặt bằng xâu dựng vv…Công ty đã
khẳng định được năng lực của mình với bộ máy quản lý giàu kinh nghiệm, đội ngũ
cán bộ và công nhân viên lành nghề, máy móc dụng cụ thi công được trang bị hiện
đại và có năng lực tài chính bằng vốn lưu động tự có đồng thời nhận được sự tin
tưởng cam kết đảm bảo tín dụng của ngân hàng khi cần thiết trên cơ sở tài sản đảm
bảo của Công ty .
SV:Bùi Phương Anh– Lớp Kế toán A– K54
4
Trường Đại học Mỏ – Địa Chất
Luận văn tốt
nghiệp
Công ty Cổ phần xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh đang không ngừng vươn
lên khẳng định mình trong công việc xây dựng công trình. Nhờ đổi mới công nghệ,
đầu tư trang thiết bị, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ quản lý và củng cố tổ chức
bộ máy hoạt động trong Công ty nên trong những năm qua Công ty đạt những kết
quả đáng khích lệ. Đến nay, Công ty thực hiện được rất nhiều công trình, trong đó
có một số công trình tiêu biểu sau:
- Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh
- Cung văn hoá LĐ Hữu nghị Việt Xô
- Bệnh viện Bạch Mai,bệnh viện Hữu Nghị Hà Nội….
1.2. Chức năng, nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh của Công ty
1.2.1. Chức năng
Công ty Cổ phần xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh là doanh nghiệp hạch toán
độc lập, được ký kết các hợp đồng kinh tế, chủ động thực hiện các hoạt động sản
xuất kinh doanh, hoạt động tài chính, tổ chức nhân sự, chịu trách nhiệm trước pháp
luật về mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh.
1.2.2. Nhiệm vụ
- Công ty được quyền tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng phải
đảm bảo hoạt động đúng pháp luật của Nhà nước.
- Đảm bảo đủ việc làm, chế độ quyền lợi cho cán bộ công nhân viên và người lao
động theo quy chế hoạt động sản xuất kinh doanh và quy định của pháp luật.
- Công ty thực hiện đầy đủ nghĩa vụ Thuế và các quy định khác của Nhà nước.
- Thực hiện các chế độ báo cáo thống kê, kế toán, báo cáo định kỳ theo qui
định của Công ty và chịu trách nhiệm về tính xác thực của nó.
- Tổ chức sản xuất của Công ty phải tuân thủ các quy trình, quy phạm kỹ
thuật, tiêu chuẩn chất lượng của Nhà nước; đảm bảo chất lượng sản xuất không làm
tổn hại đến lợi ích kinh tế và uy tín của Công ty.
1.2.3. Ngành nghề kinh doanh
Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty cổ phần số 0103010768
do Sở Kế hoạch đầu tư Thành phố Hà Nội cấp lần 1 ngày 09 tháng 02 năm
2006.Đăng ký thay đổi lần 3 ngày 24/06/2011, Công ty kinh doanh những ngành
nghề như sau:
- Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, công trình ngầm;
- Tư vấn xây dựng các dự án nhà ở đô thị khu công nghiệp và công trình dân
dụng
SV:Bùi Phương Anh– Lớp Kế toán A– K54
5
Trường Đại học Mỏ – Địa Chất
Luận văn tốt
nghiệp
- Lắp đặt các thiết bị cơ điện,điện lạnh và trang trí nội và ngoại thất
- Sản xuất kinh doanh vật tư,thiết bị,cấu kiện vật liệu xây dựng
- Sản xuất cấu kiện bê tong cốt thép
- Thi công đường bê tông,đường cấp phối,đường rải đá và thấm nhập nhựa
-Phá dỡ các công trình kiến trúc,giải toả mặt bằng xây dựng
- Đầu tư,kinh doanh du lịch:Du lịch sinh thái,khách sạn và lữ hành
1.3. Công nghệ sản xuất của Công ty
Do Công ty Cổ phần xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh là doanh nghiệp xây
dựng cơ bản, sản phẩm chủ yếu của Công ty là những công trình, nhà cửa xây dựng
và sử dụng tại chỗ, sản phẩm mang tính đơn chiếc, có kích thước và chi phí lớn,
thời gian xây dựng lâu dài…nên quá trình sản xuất các loại sản phẩm chủ yếu của
Công ty Cổ phần xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh nói riêng và các Công ty xây
dựng nói chung có đặc điểm là sản xuất liên tục, phức tạp, trải qua nhiều giai đoạn
khác nhau (điểm dừng kỹ thuật), mỗi công trình đều có dự toán, thiết kế riêng và
phân bổ rải rác ở các địa điểm khác nhau. Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công
ty phân tán, chịu ảnh hưởng lớn của thời tiết, địa hình, thời vụ… Để khắc phục tốt
việc thi công xây dựng các công trình đòi hỏi việc tổ chức thi công linh hoạt, đảm
bảo bao quát và hoàn thành tốt công trình nhận thầu.
Mặt khác, Công ty kinh doanh đa dạng nhiều ngành nghề nên sản phẩm của
công ty đa dạng và phong phú, thuộc nhiều chủng loại. Trong mỗi ngành đều có
những sản phẩm mang đặc trưng riêng, do đó quy trình sản xuất sản phẩm của mỗi
ngành cũng khác nhau. Tuy nhiên, ngành nghề sản xuất kinh doanh chính của Công
ty là xây dựng, nên tác giả sẽ trình bày đôi nét về quy trình công nghệ này. Quy mô
xây dựng công trình của công ty đều phải tuân theo một quy trình công nghệ sản
xuất như sau:
- Nhận thầu công trình thông qua đấu thầu hoặc giao thầu trực tiếp.
- Ký hợp đồng xây dựng với chủ đầu tư công trình (Bên A)
- Trên cơ sở thiết kế hợp đồng và xây dựng đã được ký kết, Công ty tổ chức
SV:Bùi Phương Anh– Lớp Kế toán A– K54
6
Trường Đại học Mỏ – Địa Chất
Luận văn tốt
nghiệp
quá trình công để tạo ra sản phẩm, giải quyết mặt bằng thi công, tổ chức lao động,
bố trí máy móc lao động thiết bị thi công, tổ chức cung ứng vật tư, tiến hành xây
dựng và hoàn thiện.
- Công trình được hoàn thành dưới sự giám sát của chủ đầu tư công trình về
kỹ thuật và tiến độ thi công.
- Bàn giao công trình và thanh quyết toán hợp đồng xây dựng với chủ đầu tư
Đấu thầu
Ký hợp đồng với bên A
Tổ chức thi công
Nghiệm thu kỹ thuật và tiến độ
thi công với bên A
Bàn giao và thanh quyết toán
Công trình với bên A
Sơ đồ 1-1: Quy trình công nghệ xây dựng
Trong cùng một thời gian, Công ty Cổ phần xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh
thường phải triển khai thực hiện nhiều hợp đồng xây dựng khác nhau, trên các địa
điểm khác nhau nhằm hoàn thành theo hợp đồng xây dựng đã ký kết với chủ đầu tư.
Với một năng lực sản xuất nhất định, để có thể thực hiện được điều này Công ty đã
tổ chức lao động tại chỗ, tuy nhiên cũng có lúc Công ty phải điều lao động từ công
trình này đến công trình khác nhằm đảm bảo công trình được tiến hành đúng theo
đúng tiến độ thi công.
1.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty
1.4.1. Điều kiện địa lý tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Công ty có trụ sở đặt tại Số 381 – Đội Cấn – Quận Ba Đình– Thành phố Hà
Nội, là trung tâm văn hóa kinh tế của cả nước nên thuận lợi cho việc đảm nhận, ký
SV:Bùi Phương Anh– Lớp Kế toán A– K54
7
Trường Đại học Mỏ – Địa Chất
Luận văn tốt
nghiệp
kết các hợp đồng kinh tế cũng như tiếp nhận và thực thi tốt các quy định của Nhà
nước. Bên cạnh đó cũng tồn tại không ít những khó khăn. Do đặc điểm của ngành
xây dựng, các công trình không nằm tập trung, cố định mà rải rác khắp nơi và
thường xuyên thay đổi khiến việc quản lý, sử dụng lao động, nguyên nhiên vật
liệu… không được chặt chẽ và có hiệu quả như các ngành kinh tế khác.
b. Điều kiện về khí hậu
Mỗi công trình ở từng khu vực khác nhau lại chịu ảnh hưởng bởi khí hậu
không giống nhau. Do miền Bắc có 4 mùa nên các công trình tiến độ bị giảm nhiều
ở các tháng mùa mưa khoảng tháng 6 đến tháng 9, các công trình ở miền Trung và
miền Nam tiến độ bị giảm từ khoảng tháng 4 đến tháng 10. Mùa khô bắt đầu từ
tháng 11 đến tháng 3 năm sau, khí hậu khô ráo, hướng gió chủ yếu là hướng Đông
Bắc, thuận lợi cho việc xây dựng.
1.4.2.Thiết bị xe máy chính của Công ty
Với mục tiêu từng bước nâng cao hiện đại hóa các trang thiết bị hiện đại, đáp
ứng được nhu cầu phát triển của Công ty cũng như có đủ khả năng, năng lực tham
gia thi công các Dự án có đòi hỏi cao về tiêu chuẩn kỹ thuật cũng như tiến độ thi
công theo xu hướng hiện nay. Công ty luôn chú trọng trong việc đầu tư trang thiết
bị công nghệ hiện đại, tập trung đầu tư thiết bị phục vụ các công việc như thi công
công trình dân dụng, công nghiệp, thi công xây dựng đường giao thông, thủy điện,
thủy lợi, công trình ngầm, thi công bến cảng.
Với phương châm năng lực công nghệ là năng lực cạnh tranh hàng đầu, chất
lượng công trình và tiến độ thi công là yếu tố quyết định trong thi công công trình,
do vậy từ khi thành lập tới nay Công ty đã mạnh dạn đầu tư nhiều tỷ đồng để mua
sắm máy móc thiết bị phục vụ cho công tác thi công. Danh sách thiết bị xe máy
chính của Công ty như sau:
DANH SÁCH THIẾT BỊ XE MÁY CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
XÂY DỰNG BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH
Bảng 1- 1
SỐ
NĂM
TT
TÊN THIẾT BỊ
NƯỚC SX
LƯỢNG
SX
1
Cẩu bánh lốp
1
2001
Nga
2
Cẩu tháp KB403
1
1988
Nga
3
Cẩu tháp POTAIN HD 32A
2
1998
Pháp
SV:Bùi Phương Anh– Lớp Kế toán A– K54
8
Trường Đại học Mỏ – Địa Chất
Luận văn tốt
nghiệp
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
Cẩu tháp POTAIN MC 80
Cẩu tháp POTAIN MC 180
Cẩu tháp LIEBHERR 154ECH10
Cẩu tháp LIEBHERR 154HC
Cẩu tháp C5015
Cẩu tháp C5614
Cẩu tháp SCM C5015
Cẩu tháp POTAIN MC i85
Máy vận thăng chở vật liệu
Thang lồng chở người
Thang lồng chở người
Thang lồng chở người
Máy vận thăng lồng
Trạm trộn bê tông
Máy phát điện
Máy thiên đỉnh
Máy toàn đạc điện tử
Máy kinh vĩ
Máy thuỷ bình
Đồng hồ MEGOM
Đồng hồ KYORITSU
Giáo chống các loại
Giáo hoàn thiện các loại
Cốp pha định hình
Thép chống
1
1
1996
1997
Pháp
Pháp
1
1997
Đức
1
1
2
2
1
2
2
1
6
2
1
5
1
2
6
6
1
1
300
100
20000m2
7000m
2008
2004
2005
2008
2009
1987
1996
1997
2007
2011
2004
2008
2002
2009
2009
2009
2008
2009
2008
2008
2008
2009
Hàn Quốc
Trung Quốc
Trung Quốc
Trung Quốc
Trung Quốc
Nga
Hàn Quốc
Hàn Quốc
Hàn Quốc
Trung Quốc
Trung Quốc
Hàn Quốc
Nhật
Nhật
Nhật
Nhật
Nhật
Nhật
Việt Nam
Việt Nam
Việt Nam
Việt Nam
Các loại máy thi công khác:máy
trộn,máy cắt uốn sắt,máy bơm
nước,máy nén khí,đầm bàn,đầm
dùi,máy hàn…
Qua bảng trên ta thấy,máy móc thiết bị của Công ty về chất lượng đang còn
mới và được mua từ những nước có công nghệ tiên tiến đã tạm thời đáp ứng được
nhu cầu sản xuất, song do tính chất cùng một lúc thi công nhiều công trình, ở các
vùng miền khác nhau, đôi khi số lượng máy móc này không đủ để luân chuyển. Vì
SV:Bùi Phương Anh– Lớp Kế toán A– K54
9
Trường Đại học Mỏ – Địa Chất
Luận văn tốt
nghiệp
vậy, Công ty vẫn phải thuê ngoài một số trang thiết bị máy móc để phục vụ cho việc
thi công công trình được thuận lợi và kịp tiến độ.
1.5. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty là thi công các công
trình ở những địa bàn khác nhau trên cả nước, rải rác và không tập trung, hầu hết là
ở xa trung tâm. Bên cạnh đó, kết cấu của mỗi công trình lại khác nhau nên việc tổ
chức bộ máy quản lý của Công ty có những đặc điểm riêng không giống những DN
sản xuất khác.
Công ty Cổ phần xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh có bộ máy quản lý theo
hình thức, chức năng cụ thể được thể hiện như ở sơ đồ như sau:
Hình 1-2: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của
Công ty Cổ phần xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh
Ngay từ khi mới ra đời, Công ty đã đạt mục tiêu hàng đầu cho sự tồn tại đó
là: chặt chẽ - vững vàng về tổ chức, hiệu quả - chất lượng - uy tín trong kinh doanh.
SV:Bùi Phương Anh– Lớp Kế toán A– K54
10
Trường Đại học Mỏ – Địa Chất
Luận văn tốt
nghiệp
Do vậy, để quản lý chặt chẽ tới tận các công trình, các tổ chức sản xuất, Công ty đã
tổ chức bộ máy quản lý thành các Ban, đứng đầu là ban Giám đốc. Để giúp việc cho
ban Giám đốc. Để giúp việc cho ban Giam đốc có các phòng, các ban chức năng
được tổ chức theo yêu cầu quản lý sản xuất kinh doanh, quản lý về kỹ thuật.
Để đạt được mục tiêu sản xuất của Công ty, chức năng, nhiệm vụ của các
phòng ban Công ty được phân định cụ thể như sau:
- Đại hội đồng cổ đông: Gồm tất cả các cổ đông có quyền dự họp hoặc biểu
quyết, là cơ quan quyền lực cao nhất của công ty. Đại hội đồng cổ đông bao gồm:
Đại hội đồng cổ đông thành lập, đại hội đồng cổ đông thường niên và đại hội đồng
cổ đông bất thường.
- Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lí công ty, quyết định mọi vấn đề liên
quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của
đại hội đồng cổ đông.
- Ban kiểm soát: Là cơ quan thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động
của công ty.
- Ban Giám đốc: Là người đại diện về mặt pháp lý của công ty đối với các
vấn đề liên quan đên hoạt động và quản lý công ty, thực hiện các nghị quyết của
Đại hội đồng cổ đông và các quyết định của Hội đồng quản trị, tổ chức và điều hành
các hoạt động hàng ngày của công ty.
- Ban an toàn lao động: Là bộ phận tham mưu và giúp việc Giám đốc Công
ty giải quyết những vấn đề có lien quan đến công tác an toàn vệ sinh lao động
- Phòng cơ điện: Tham mưu và giúp Giám đốc công ty giải quyết những vấn
đề có liên quan đến công tác quản lý cơ giới,điện,nước thi công và các công việc có
liên quan đến lắp đặt thiết bị tại các công trình
- Phòng kỹ thuật thi công: Có chức năng,nhiệm vụ tham mưu giúp việc cho
Hội đồng Quản trị,Giám đốc Công ty trong lĩnh vực khoa học công nghệ,kỹ thuật
thi công,chất lượng sản phẩm công trình xây dựng,sáng kiến cải tiến,quy trình quy
phạm kỹ thuật trong lĩnh vực xây dựng
- Phòng quản lý dự án & hồ sơ thầu: Là Phòng nghiệp vụ tham mưu giúp
Giám đốc công ty về:công tác tiếp thị khai thác việc làm ;quản lý và chủ trì công tác
đấu thầu
- Phòng Hành chính quản trị: đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc
Công ty về mọi mặt và sự chỉ đạo về nghiệp vụ theo ngành dọc của cơ quan cấp trên
về các mặt công tác hành chính,văn thư lưu trữ,công tác quản trị,công tác y tế của
toàn công ty
SV:Bùi Phương Anh– Lớp Kế toán A– K54
11
Trường Đại học Mỏ – Địa Chất
Luận văn tốt
nghiệp
- Phòng tổ chức lao động: Phòng tham mưu giúp việc cho Đảng uỷ,Hội đồng Quản
trị và Giám đốc Công ty về công tác:Tổ chức,nhân sự,đào tạo,chế độ,tiền
lương,khen thưởng,kỷ luật Quản lý Hồ sơ,Thanh tra,bảo vệ,quân sự,Công tác Văn
phòng đảng uỷ và chịu sự chỉ đạo nghiệp vụ ngành dọc của phòng Tổ chức Lao
động và phòng Thanh tra Bảo vệ Quân sự Tổng công ty xây dựng Hà Nội
- Phòng Kế hoạch – Kinh tế thi trường: Phòng có chức năng tham mưu giúp việc
cho Đảng ủy,Hội đồng quản trị và Giám đốc Công ty về công tác kế hoạch,Hợp
đồng,kinh tế,đầu tư,liên doanh liên kết,quản lý cốp phamgiàn giáo,vật tư,kho hàng
v.v….
- Phòng Tài chính – Kế toán: trực thuộc Ban Giám đốc công ty,chịu sự chỉ đạo trực
tiếp của Giám đốc công ty.Chức năng chính của phòng là tham mưu giúp việc cho
Lãnh đạo công ty về công tác Kế toán-Tài chính-Thống kê.Quản lý,cấp phát vốn
theo đúng chế độ.Thực hiện việc phân phối cổ tức hàng năm cho các cổ đông.Quản
lý,theo dõi cổ phẩn của các cổ đông
- Các xí nghiệp,đội xây dựng,…:
+ Trực tiếp tiến hành công tác tổ chức thi công theo đúng quy trình, quy phạm
kỹ thuật, bảo đảm an toàn, tiến độ, chất lượng công trình và các quy định quản lý
con người, vật tư thiết bị, quy chế tài chính Công ty và pháp luật hiện hành.
+ Thực hiện các báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo đúng quy định của Công ty
để có biện pháp xử lý kịp thời.
1.6. Tình hình tổ chức sản xuất và lao động của Công ty
1.6.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất
Do các công trình có đặc điểm thi công khác nhau, thời gian xây dựng
thường kéo dài, mang tính đơn chiếc,… nên lực lượng lao động của Công ty được
tổ chức thành các đội sản xuất, mỗi đội sản xuất lại được tổ chức thành các tổ sản
xuất theo hạng mục công trình. Trong mỗi đội sản xuất lại được tổ chức thành các
tổ sản xuất theo yêu cầu thi công, tùy thuộc vào nhu cầu trong từng thời kỳ mà số
lượng các đội công trình, các tổ sản xuất trong mỗi đội sẽ thay đổi cho phù hợp với
điều kiện cụ thể.
Hình thức tổ chức sản xuất của Công ty Cổ phần xây dựng Bảo tàng Hồ Chí
Minh theo hướng chuyên môn hóa sản xuất.
- Bộ phận sản xuất chính gồm: Các công trường xây dựng, phân xưởng vận
tải, cơ giới.
- Bộ phận phục vụ sản xuất: làm nhiệm vụ phục vụ thường xuyên cho bộ
phận sản xuất chính như: sửa chữa máy móc, cung cấp điện.
SV:Bùi Phương Anh– Lớp Kế toán A– K54
12
Trường Đại học Mỏ – Địa Chất
Luận văn tốt
nghiệp
Nhìn chung mô hình hiện nay của Công ty đang áp dụng là mô hình phù hợp
với thực tiễn điều kiện sản xuất của ngành xây dựng, tạo điều kiện cho kết quả hoạt
động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả.
* Chế độ công tác của Công ty
Công ty Cổ phần xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh tổ chức công tác theo hai
chế độ:
- Khối hưởng lương văn phòng thực hiện chế độ làm việc theo giờ hành
chính: làm việc 8 tiếng/ ngày, nghỉ thứ 7 và chủ nhật.
- Khối các công trường, phân xưởng, tổ đội thực hiện tuần làm việc gián
đoạn. Ngày làm việc 3 ca, mỗi ca lao động chỉ làm việc 01 ca/ ngày.
Giờ làm việc trong ca: 8 giờ/ ngày. Thời gian được nghỉ giữa ca là 30 phút
được tính vào giờ làm việc, riêng ca 3 được nghỉ 45 phút được tính vào thời gian
làm việc.
Ca 1
Ca 2
Ca 3
Ca 1: Bắt đầu từ 6 giờ đến 14 giờ
Ca 2: Bắt đầu từ 14 giờ đến 22 giờ
Ca 3: Bắt đầu từ 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau
Mỗi lao động trực tiếp phải làm việc cố định theo 1 ca trong 1 tuần, trừ
trường hợp đau ốm, có việc riêng phải được Chỉ huy công trường cho phép.
Đổi ca: Công ty quy định đổi ca như sau khi người lao động đã thực hiện hết
thời gian làm ca cố định trong tuần.
Đổi ca 1 về làm ca 3 sau 01 ngày nghỉ
Đổi ca 2 về làm ca 1 sau 01 ngày nghỉ
Đổi ca 3 về làm ca 2 sau 01 ngày nghỉ
Mỗi người lao động trực tiếp phải làm việc 48 giờ tương đương với 06 ca/
tuần.
1.6.2. Tình hình cán bộ kỹ thuật và quản lý của Công ty
Trong Công ty Cổ phần xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh, trình độ của cán bộ
kỹ thuật và quản lý chủ yếu là đại học.Điều đó chứng tỏ,bộ phận cán bộ kỹ thuật và
quản lý của công ty là những người có năng lực,có trách nhiệm dẫn dắt công ty đi
lên
SV:Bùi Phương Anh– Lớp Kế toán A– K54
13
Trường Đại học Mỏ – Địa Chất
Luận văn tốt
nghiệp
Đa phần số năm trong nghề của cán bộ kỹ thuật và quản lý của công ty là
nhiều năm,dày dặn kinh nghiệm nên việc điều hành đối với công ty không có những
biến động về mặt nhân sự ở khâu quản lý
Trình độ của cán bộ trong công ty tương đối cao,đáp ứng được nhiệm vụ của
sản xuất kinh doanh,làm chủ công nghệ sản xuất.Đồng thời,công ty cũng luôn tạo
điều kiện thuận lợi cho cán bộ công nhân viên học tập nâng cao trình độ
BẢNG TỔNG HỢP CÁN BỘ KỸ THUẬT VÀ QUẢN LÝ CỦA
CÔNG
TY VÀ
NĂM 2012
SỐ CÁN BỘ CHUYÊN
MÔN
SỐ
SỐ NĂM TRONG NGHỀ
ngườiLƯỢNG
Bảng 1TT
KỸ THUẬT THEOĐVT:
NGHỀ
12
*Đại Học
83
>2 năm
-Xây dựng
62
-----Kiến trúc
11
-----Giao thông
1
-----Thuỷ lợi
2
-----Kinh tế
7
----*Trung cấp
2
-----Xây dựng
2
----2
*Đại học
18
>10 năm
-Xây dựng
9
-----Kiến trúc
2
-----Giao thông
4
-----Thuỷ lợi
2
-----Kinh tế
1
----*Trung cấp
1
-----Xây dựng
1
----3
*Đại học
47
>15 năm
-Xây dựng
38
-----Kiến trúc
1
-----Giao thông
1
-----Thuỷ lợi
3
-----Kinh tế
4
----*Trung cấp
9
-----Xây dựng
9
----Lương của cán bộ, công nhân viên là sự thỏa thuận giữa Công ty và người lao
động dựa trên quy chế lương Công ty hiện hành và dựa trên năng lực đóng góp thực
SV:Bùi Phương Anh– Lớp Kế toán A– K54
14
Trường Đại học Mỏ – Địa Chất
Luận văn tốt
nghiệp
tế, chức vụ, trình độ, quá trình gắn bó với Công ty. Trong những năm gần đây, do
nền kinh tế mở cửa, tốc độ phát triển của ngành xây dựng ngày càng mạnh mẽ, cộng
với sự chỉ đạo nghiêm túc đúng đắn nên đời sống và thu nhập của cán bộ công nhân
viên trong toàn bộ Công ty là tương đối ổn định, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt để tái
sản xuất sức lao động.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
SV:Bùi Phương Anh– Lớp Kế toán A– K54
15
Trường Đại học Mỏ – Địa Chất
Luận văn tốt
nghiệp
Qua nghiên cứu, phân tích tình hình về điều kiện vật chất kỹ thuật sản xuất
của Công ty cổ phần xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh ta có thể rút ra một số kết
luận về mặt thuận lợi cũng như khó khăn mà Công ty đang gặp phải như sau:
* Thuận lợi:
- Tài sản thiết bị máy thi công của Công ty tốt cả về chất lượng lẫn số lượng.
- Công ty có đội ngũ cán bộ kỹ thuật chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, đội
ngũ công nhân lành nghề, có phẩm chất đạo đức chính trị, có tinh thần trách nhiệm
cao, đoàn kết, năng động, sáng tạo vượt qua mọi khó khăn gian khổ đáp ứng yêu
cầu nhiệm vụ mới.
- Hệ thống bộ máy tổ chức quản lý của Công ty được kiện toàn và đổi mới
nên hoạt động có hiệu quả thiết thực hơn
* Khó khăn:
-Cùng với tình hình chung của ngành Xây dựng:phải đối mặt với nhiều khó
khăn, thách thức. Suy thoái kinh tế thế giới do khủng hoảng nợ công ở châu Âu có
diễn biến phức tạp, khó lường. Ở trong nước, lạm phát cao, giá cả nguyên vật liệu
tăng cao, thị trường chứng khoán sụt giảm, thị trường bất động sản trầm lắng, lãi
suất cao... đã tác động tiêu cực đến hoạt động của ngành Xây dựng.
- Vốn kinh doanh của Công ty chủ yếu dựa vào vốn vay của Ngân hàng nên
không chủ động được vốn thi công.
- Môi trường cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng trở nên gay gắt hơn.
- Trình độ kỹ thuật của lao động trong Công ty nói chung đã tăng lên song
vẫn còn thấp.
- Đối diện với những khó khăn như vậy đòi hỏi Công ty phải tổ chức được
một đội ngũ lãnh đạo giỏi, có khả năng đưa Công ty ngày một đi lên. Công ty phải
luôn nghiên cứu tận dụng tối đa thuận lợi để mang lại hiệu quả tốt nhất cho mình.
Các kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của Công ty trong
năm 2012 của Công ty Cổ phần xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh sẽ được phân tích
chi tiết trong Chương 2.
SV:Bùi Phương Anh– Lớp Kế toán A– K54
16
Trường Đại học Mỏ – Địa Chất
Luận văn tốt
nghiệp
Chương 2
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH VÀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG
VẬT TƯ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG
BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH NĂM 2012
SV:Bùi Phương Anh– Lớp Kế toán A– K54
17
Trường Đại học Mỏ – Địa Chất
Luận văn tốt
nghiệp
2.1. Đánh giá chung hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2012
Đánh giá chung hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty là đánh giá
chung kết quả kinh doanh của Công ty trong một thời kỳ nhất định.
Năm 2012, Công ty Cổ phần xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh đã có những
cố gắng nhất định nên đạt hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh khá tốt trong nền
kinh tế đang trong gian đoạn khó khăn. Trong bảng 2-1 đã tập hợp các số liệu khái
quát nhất về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong năm 2012
qua các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu như sau:
- Tổng doanh thu năm 2012 của Công ty thấp hơn so với kế hoạch đề ra là
31.237.862 ng.đồng tương ứng với 2,95 %.Tuy nhiên, so với năm 2011 tổng doanh
thu năm 2012 tăng lên 145.437.061 ng.đồng tương ứng tăng 16,46 %. Sở dĩ Công
ty có được kết quả như vậy là do trong năm 2012 Công ty đẩy mạnh hoạt động sản
xuất kinh doanh và nhiều công trình hoàn thành đã được nghiệm thu.
- Trong năm 2012, giá vốn hàng bán tăng 154.606.575 ng.đồng tương ứng
tăng 20,59% so với năm 2011 và tăng 4.437.942 ng.đồng tương đương với 0,49 %
so với kế hoạch năm 2012. Giá vốn tăng lên là do các hợp đồng mua bán chịu sự
trượt giá lớn về vật tư, đơn giá nhân công và ca máy.
- Tổng vốn kinh doanh bình quân năm 2012 tăng so với năm 2011 là
88.157.270 ng.đồng, tương ứng tăng 10,38% và giảm so với kế hoạch đề ra là
39.269.803 ng.đồng, tương ứng giảm 4,02 %. Kết quả này cho thấy, năm 2012
Công ty đã chú trọng nhiều cho việc mua sắm trang thiết bị và đầu tư lượng vốn lớn
vào các công trình đang thi công để không ngừng mở rộng quy mô sản xuất. Tổng
số vốn kinh doanh bình quân tăng lên đáng kể, cụ thể là do:
+ Vốn ngắn hạn bình quân lại tăng một lượng lớn là 94.870.471 ng.đồng,
tương ứng tăng 13,56% và giảm 10.057.485 ng.đồng tương ứng giảm 1,25% so với
kế hoạch đề ra năm 2012.
SV:Bùi Phương Anh– Lớp Kế toán A– K54
18
Trường Đại học Mỏ – Địa Chất
Luận văn tốt nghiệp
CÁC CHI TIÊU ĐÁNH GIÁ CHUNG HĐSXKD CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH
Bản
TH2012/TH2011
TT
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Thực hiện
2011
1
2
3
Tổng doanh thu
Doanh thu thuần sxkd
Giá vốn hàng bán
Tổng vốn kinh doanh
bình quân
Vốn ngắn hạn bình
quân
Vốn dài hạn bình
quân
Tổng số lao động
Tổng quỹ lương
ng.đồng
ng.đồng
ng.đồng
4
5
6
7
8
9
10
11
ng.đồng
ng.đồng
ng.đồng
người
ng.đồng
ng.đồng/ng.thán
Tiền lương bình quân g
NSLĐ tính theo giá trị ng.đồng/ng.năm
ng.đồng
Lợi nhuận trước thuế
ng.đồng
Lợi nhuận sau thuế
ng.đồng
Nộp NSNN
SV:Bùi Phương Anh– Lớp Kế toán A– K54
Kế hoạch 2012
Thực hiện 2012
883.374.613
820.885.239
750.843.163
1.234.574.009
985.062.287
901.011.796
1.028.811.674
981.822.421
905.449.738
145.437.061
160.937.182
154.606.575
849.513.823
976.940.896
937.671.093
88.157.270
699.519.704
804.447.660
794.390.175
94.870.471
149.994.119
615
30.249.686
172.493.237
540
31.364.981
143.280.918
587
33.043.529
-6.713.201
-28
2.793.843
4.099
1.340.122
43.585.625
33.351.486
10.234.139
4.840
1.831.500
52.302.750
40.021.783
12.280.967
4.691
1.672.901
35.672.954
28.830.859
6.842.095
592
332.779
-7.912.671
-4.520.627
-3.392.044
Chênh lệch
tuyệt đối
TH2012/KH2
Chênh lệch
tương đối
(%)
Chênh lệch
tuyệt đối
16,46
19,61
20,59
-31.237.862
-3.239.866
4.437.942
10,38
13,56
-4,48
-4,55
9,24
14,45
24,83
-18,15
-13,55
-33,14
Ch
tư
-39.269.803
-10.057.485
-29.212.319
47
1.678.548
-149
-158.599
-16.629.796
-11.190.924
-5.438.872
19
-
-
Trường Đại học Mỏ – Địa Chất
Luận văn tốt
nghiệp
+ Vốn dài hạn bình quân giảm 6.713.201 ng.đồng tương ứng giảm 4,48% so
với năm 2011 và cũng giảm 29.212.319 ng.đồng tương ứng giảm 16,94% so với kế
hoạch Công ty đã đề ra năm 2012.
- Tổng số lao động thực tế năm 2012 là 587 người tăng so với kế hoạch là 47
người tương ứng 8,70% nhưng lại giảm 28 người tương ứng 4,55 % so với năm
2011. Như vậy, năm 2012 Công ty đã cắt giảm đi một số lượng lao động nhất định
phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Tổng quỹ lương năm 2012 của Công ty tăng so với kế hoạch đề ra là
1.678.548 ng.đồng tương ứng với 5,35 % và tăng 2.793.843 ng.đồng so với năm
2011 tương ứng với 9,24 %. Tổng quỹ lương năm 2012 tăng là do doanh thu tăng,
số lượng lao động giảm,năng suất lao động tăng
- Tiền lương bình quân là yếu tố quan trọng phản ánh tình hình cải thiện đời
sống của cán bộ công nhân viên của Công ty. So với kế hoạch đề ra, tiền lương bình
quân của công nhân viên Công ty năm 2012 giảm 149 ng.đồng, tương ứng tăng
3,08%. Tuy nhiên, so với năm 2011 tăng 592 ng.đồng, tương ứng tăng 14,45%. Đây
là dấu hiệu tốt chứng tỏ Công ty đã quan tâm hơn đến đời sống vật chất của công
nhân viên trong toàn Công ty, giúp họ đảm bảo cuộc sống trong điều kiện giá cả
không ngừng biến đổi.
- Năng suất lao động tính theo giá trị năm 2012 tăng so với năm 2011 là
332.779 ng.đồng tương ứng với 24,83% và giảm so với kế hoạch đặt ra trong năm
2012 là 158.599 ng.đồng tương ứng với 8.66%. Vì vậy, để Công ty có chỉ số về
năng suất lao động tính theo giá trị cao hơn nữa thì trong năm tới Công ty cần có
biện pháp thúc đẩy việc lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ hợp lý để nâng cao mức
tổng doanh thu trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó Công ty cũng áp
dụng triệt để các biện pháp kỹ thuật hiện đại vào quá trình sản xuất, hỗ trợ tích cực
cho công tác thi công
- Lợi nhuận kế toán trước thuế của Công ty giảm 7.912.671 ng.đồng so với
năm 2011, tương ứng với 18,15%. Lợi nhuận trước thuế của Công ty đề ra giảm so
SV:Bùi Phương Anh– Lớp Kế toán A– K54
20
Trường Đại học Mỏ – Địa Chất
Luận văn tốt
nghiệp
với năm 2011 là do giá vốn hàng bán tăng cao, lợi nhuận trong công ty liên kết, liên
doanh không có
- Lợi nhuận sau thuế của Công ty năm 2012 giảm 4.520.627 ng.đồng, tương
ứng giảm 13,55% so với năm 2011. Đây là dấu hiệu không tốt cho hoạt động sản
xuất kinh doanh của Công ty lúc nền kinh tế khó khăn chung,đặc biệt là ngành Xây
dựng
- Kể từ khi thành lập, Công ty luôn làm tròn nghĩa vụ của mình với Nhà
nước. Vì thế năm 2012, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đạt được kết
quả kém hơn năm trước nên số tiền nộp cho ngân sách nhà nước năm 2012 là
6.842.095 ng.đồng, giảm 33,14% so với năm 2011. Và giảm 44,29% so với kế
hoạch đề ra
Tóm lại,trong năm 2012 mặc dù nhiều chỉ tiêu tăng như tổng doanh
thu,doanh thu thuần…Tuy nhiên, giá vốn hàng bán cũng tăng lên cao khiến lợi
nhuận giảm
Để có thể tìm hiểu và đánh giá toàn diện hơn nữa, tác giả sẽ đi phân tích và
đánh giá tình hình và hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần xây dựng
Bảo tàng Hồ Chí Minh năm 2012.
SV:Bùi Phương Anh– Lớp Kế toán A– K54
21
Trường Đại học Mỏ – Địa Chất
Luận văn tốt
nghiệp
2.2. Phân tích tình hình tài chính của Công ty năm 2012
Hoạt động tài chính được gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty nhưng cũng có tính độc lập nhất định. Giữa chúng luôn có mối quan hệ ảnh
hưởng qua lại. Hoạt động sản xuất kinh doanh tốt là tiền đề cho một tình hình tài
chính tốt và ngược lại hoạt động tài chính cũng có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của
hoạt động sản xuất kinh doanh.
Phân tích tình hình tài chính là việc sử dụng các phương pháp và công cụ để
thu thập và xử lý các thông tin kế toán và thông tin khác trong quản lý doanh nghiệp
nhằm đánh giá tiềm lực, sức mạnh tài chính của doanh nghiệp, khả năng sinh lợi và
triển vọng phát triển của doanh nghiệp, giúp cho người ra quyết định đánh giá đúng
thực trạng, tình hình tài chính của doanh nghiệp mình. Từ đó ra quyết định đúng
đắn trong việc lực chọn phương án tối ưu cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Nhiệm vụ của việc phân tích là đánh giá tình hình biến động của tài sản và
nguồn vốn, tính hợp lý của các biến động đó về số tuyệt đối và kết cấu, liên hệ với
các chỉ tiêu kết quả kinh doanh để có kết luận tổng quát, đồng thời phát hiện các
vấn đề cần nghiên cứu sâu.
2.2.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính
Đánh giá khái quát tình hình tài chính là việc xem xét, nhận định về tình hình
tài chính của Công ty. Công việc này cung cấp cho người sử dụng các thông tin cơ
bản về tình hình tài chính trong năm của Công ty là khả quan hay không khả quan.
2.2.1.1 Đánh giá khái quát tình hình tài chính qua Bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh một cách
tổng quát toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp theo hai cách đánh giá là tài sản
và nguồn hình thành tài sản tại thời điểm lập báo cáo. Các chỉ tiêu của bảng được
thể hiện theo hình thức giá trị và theo nguyên tắc cân đối là tổng tài sản bằng tổng
nguồn vốn.
Dựa trên Bảng cân đối kế toán năm 2012 của Công ty, tác giả lập bảng 2- 2
để đánh giá khái quát tình hình tài chính của Công ty Cổ phần xây dựng Bảo tàng
Hồ Chí Minh.
Dựa vào bảng 2- 2 tác giả thấy, tổng tài sản và nguồn vốn của Công ty cuối
năm 2012 là 972.257.510.311 đồng, tăng so với đầu năm 2012 là 69.172.835.175
đồng, tương ứng tăng 7,66%, cụ thể:
- Tổng tài sản của Công ty cuối năm 2012 là 972.257.510.311 đồng. Trong đó:
+ Tài sản dài hạn ở thời điểm cuối năm 2012 là 170.597.015.741 đồng,
SV:Bùi Phương Anh– Lớp Kế toán A– K54
22
Trường Đại học Mỏ – Địa Chất
Luận văn tốt
nghiệp
chiếm tỷ trọng 17,55% trong tổng tài sản còn tài sản dài hạn đầu năm là
115.964.820.678 đồng chiếm tỷ trọng 12,84% trong tổng tài sản. Cuối năm 2012 thì
tài sản dài hạn tăng 54.632.195.063 đồng, tương ứng tăng 47,11 % so với đầu năm
2012. Điều này chứng tỏ, trong năm 2012 Công ty cũng đã chú trọng mua sắm tài
sản cố định và máy móc thiết bị hiện đại, phương tiện vận tải và các thiết bị phục vụ
cho quá trình thi công và đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành.
+ Tài sản ngắn hạn ở thời điểm cuối năm 2012 là 801.660.494.570 đồng,
chiếm tỷ trọng 82,45% trong tổng tài sản còn tài sản ngắn hạn ở thời điểm đầu năm
là 787.119.854.458 đồng, chiếm tỷ trọng 87,16 % trong tổng tài sản. Như vậy tài
sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của Công ty, do vào cuối năm
các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng 48,42% trong tổng tài sản tăng
163.857.218.006 đồng, tương ứng với tỷ lệ 53,38% so với đầu năm
- Tổng nguồn vốn cuối năm 2012 là 972.257.510.311 đồng, tăng
69.172.835.175 đồng so với đầu năm 2012. Trong đó:
+ Nợ phải trả ở thởi điểm cuối năm chiếm tỷ trọng chủ yếu là 81,29% trong
tổng nguồn vốn, tương ứng với 737.795.285.429 đồng, tăng 52.536.981.163 đồng
tương ứng với 7,12% so với đầu năm 2012. Nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn trong
tổng nguồn vốn của Công ty là do nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn, đầu năm chiếm
73,76% còn cuối năm chiếm 73,22%, điều này cho thấy khả năng tự chủ về mặt tài
chính của Công ty còn kém.
+ Vốn chủ sở hữu cuối năm 2012 tăng 10.430.780.367 đồng tương ứng với
tỷ lệ là 1,41% so với đầu năm. Tuy nhiên nó chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng
nguồn vốn cuối năm 2012 là 13,95%, điều này cho thấy mức độ độc lập về tài chính
của Công ty tương đối thấp.
Nhìn chung năm 2012 Công ty đã mở rộng quy mô sản xuất và đầu tư, mua
sắm máy móc thiết bị nhiều hơn nhưng khả năng tự chủ, độc lập về mặt tài chính
của Công ty vẫn chưa cao.
SV:Bùi Phương Anh– Lớp Kế toán A– K54
23
Trường Đại học Mỏ – Địa Chất
Luận văn tốt nghiệp
ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH QUA BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
XÂY DỰNG BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH
ĐVT:đồng
Bảng 2-2
Tỷ trọng (%)
STT
Chỉ tiêu
A
Tài sản ngắn hạn
I
Cuối năm
Đầu năm
Cuối
năm
Đầu
năm
So sánh CN/ĐN
Chênh lệch
tuyệt đối
Chênh lệch
tương đối
(%)
801.660.494.570
787.119.854.458
82,45
87,16
14.540.640.112
1,85
Tiền và các khoản tương đương tiền
25.349.882.980
66.721.693.671
2,61
7,39
-41.371.810.691
-62,01
II
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
12.237.059.109
39.845.221.107
1,26
4,41
-27.608.161.998
-69,29
III
Các khoản phải thu ngắn hạn
470.813.784.664
306.956.566.658
48,42
33,99
163.857.218.006
53,38
IV
Hàng tồn kho
278.268.331.891
358.362.303.158
28,62
39,68
-80.093.971.267
-22,35
V
Tài sản ngắn hạn khác
14.991.435.926
15.234.069.864
1,54
1,69
-242.633.938
-1,59
B
Tài sản dài hạn
170.597.015.741
115.964.820.678
17,55
12,84
54.632.195.063
47,11
I
Các khoản phải thu dài hạn
-
-
-
-
II
Tài sản cố định
9,96
8,92
III
BĐS đầu tư
-
-
IV
Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
43.154.254.973
17.750.966.047
4,44
1,97
25.403.288.926
V
TSDH khác
18.591.098.053
17.686.760.676
1,91
1,96
904.337.377
SV:Bùi Phương Anh– Lớp Kế toán A– K54
96.818.531.255
-
80.527.093.955
-
16.291.437.300
-
20,23
143,11
5,11
24
Trường Đại học Mỏ – Địa Chất
VI
Luận văn tốt nghiệp
Lợi thế thương mại
12.033.131.460
-
1,24
-
Tổng cộng tài sản
972.257.510.311
903.084.675.136
100,00
100,00
69.172.835.175
7,66
A
Nợ phải trả
790.332.266.592
737.795.285.429
81,29
81,70
52.536.981.163
7,12
I
Nợ ngắn hạn
711.872.570.871
666.086.098.475
73,22
73,76
45.786.472.396
6,87
II
Nợ dài hạn
78.449.695.721
71.709.186.954
8,07
7,94
6.740.508.767
9,40
B
Vốn chủ sở hữu
135.644.771.664
125.213.991.297
13,95
13,87
10.430.780.367
8,33
I
Vốn chủ sở hữu
135.644.771.664
125.213.991.297
13,95
13,87
10.430.780.367
8,33
II
Nguồn kinh phí và quỹ khác
-
-
-
-
C
Lợi ích của Cổ đông thiểu số
Tổng cộng nguồn vốn
-
-
-
-
46.290.472.055
40.075.398.410
4,76
4,44
6.215.073.645
15,51
972.257.510.311
903.084.675.136
100,00
100,00
69.172.835.175
7,66
SV:Bùi Phương Anh– Lớp Kế toán A– K54
25