Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp kiểm soát, xử lý các nguồn nước thải trước khi xả thải vào sông Lô, đoạn qua thành phố Tuyên Quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 69 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------------------

VŨ MAI ANH

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI
PHÁP KIỂM SOÁT,XỬ LÝ CÁC NGUỒN NƯỚC
THẢI TRƯỚC KHI XẢ THẢI VÀO SÔNG LÔ,
ĐOẠN QUA THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Thái Nguyên - 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------------------

VŨ MAI ANH

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI
PHÁP KIỂM SOÁT,XỬ LÝ CÁC NGUỒN NƯỚC
THẢI TRƯỚC KHI XẢ THẢI VÀO SÔNG LÔ,
ĐOẠN QUA THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG
NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ: 60.44.03.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ


KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. ĐỖ THỊ LAN

Thái Nguyên - 2015


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng cho bảo vệ một học vị nào, mọi sự giúp
đỡ cho việc hoàn thành luận văn này đều đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn
trong luận văn này đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả

Vũ Mai Anh


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài từ năm 2013 đến năm 2015, tôi đã
nhận được sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu Nhà trường, Phòng Quản lý đào
tạo sau đại học, Khoa Môi trường, cùng các Thầy Cô giáo và học viên, sinh viên
Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ quý
báu đó.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Cô hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đỗ
Thị Lan - Trưởng khoa Môi trường, Trường đại học Nông lâm Thái Nguyên là

người cô đã tận tình trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện đề tài và giúp đỡ tôi hoàn
thành luận văn này.
Luận văn này khó tránh khỏi còn có những thiếu sót, tôi rất mong nhận được
những ý kiến đóng góp của các Thầy Cô giáo, đồng nghiệp và bạn đọc để luận văn
được hoàn thiện hơn
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả

Vũ Mai Anh


iii

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
1. Đặt vấn đề ...............................................................................................................1
2. Mục tiêu tổng quát ..................................................................................................2
3. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................................2
4. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................................3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .....................................................................4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ....................................................................................4
Khái niệm chung về nước thải ....................................................................................4
Nguồn gốc phát sinh nước thải ...................................................................................4
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài .....................................................................................5
1.3. Các văn bản liên quan ..........................................................................................6
1.4. Tổng quan về ô nhiễm và tác động của xả thải đên môi trường nước sông. .......7
1.4.1. Thực trạng ô nhiễm nước sông và kiểm soát các nguồn nước thải ở
Việt Nam .....................................................................................................................7
1.4.2. Tác động của xả thải đến môi trường nước sông Lô ở Tuyên Quang ...............9
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....12

2.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................12
2.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................12
2.3. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................12
2.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội thành phố Tuyên Quang ..........................12
2.3.2. Đánh giá hiện trạng của sông Lô đoạn qua thành phố Tuyên Quang .............12
2.3.3. Hiện trạng xả thải ở tp Tuyên Quang ..............................................................12
2.3.4. Đánh giá các công tác quản lý nguồn nước và dự báo biến động nước thải đến
năm 2020 ...................................................................................................................13
2.3.5. Đề xuất biện pháp xử lý ..................................................................................13
2.4. Các phương pháp nghiên cứu.............................................................................13
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................21


iv

3.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội Tuyên Quang ................................................21
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên ...........................................................................................21
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ................................................................................25
3.2. Đánh giá hiện trạng sông Lô đoạn qua thành phố Tuyên Quang .........................27
3.2.1. Diễn biến chất lượng nước sông Lô tại Tp. Tuyên Quang ..............................27
3.2.2. Đánh giá hiện trạng môi trường dựa trên kết quả phiếu điều tra ....................28
3.3. Hiện trạng xả nước thải vào nguồn nước ở Tuyên Quang .................................29
3.3.1. Hiện trạng xả nước thải ...................................................................................29
3.3.2.Tải lượng ô nhiễm có sẵn trong nước sông đoạn Tp. Tuyên Quang.................33
3.4. Đánh giá công tác quản lý nguồn nước ở Tuyên Quang và dự báo biến động
nước thải đến năm 2020 ............................................................................................36
3.4.1. Đánh giá công tác quản lý nguồn nước ở Tuyên Quang .................................36
3.4.2. Dự báo biến động nước thải đến năm 2020 ....................................................37
3.5. Đề xuất biện pháp xử lý .....................................................................................44
35.1. Các giải pháp kiểm soát, xử lý nguồn thải .......................................................44

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................................50
1. Kết luận .................................................................................................................50
2. Kiến nghị ...............................................................................................................51
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................52


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng cho bảo vệ một học vị nào, mọi sự giúp
đỡ cho việc hoàn thành luận văn này đều đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn
trong luận văn này đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả

Vũ Mai Anh


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Xác định các chất ô nhiễm cần đánh giá và đánh giá chi tiết khả năng tiếp
nhận nước thải của nguồn nước ................................................................................15
Bảng 2.2. Chọn 11 điểm khác nhau để lấy mẫu nước cụ thể như sau: .....................17
Bảng 2.3. Các điều kiện bảo quản và thời gian lưu mẫu ..........................................19
Bảng 3.1. Nhiệt độ trung bình tỉnh Tuyên Quang .....................................................23
Bảng 3.2. Số giờ nắng tỉnh Tuyên Quang .................................................................23
Bảng 3.3. Lượng mưa tỉnh Tuyên Quang..................................................................24

Bảng 3.4. Tốc độ tăng trưởng GDP tỉnh Tuyên Quang thời kỳ 2008 – 2013
(theo giá so sánh năm 1994) .......................................................................................26
Bảng 3.5. tổng hợp nội dung kết quả điều tra ý kiến nhận xét của người dân ..........28
Bảng 3.6. Nồng độ các chất ô nhiễm có trong các nguồn nước đoạn
Tp. Tuyên Quang .......................................................................................................32
Bảng 3.7. Tải lượng ô nhiễm sẵn có trong nước sông Lô .........................................33
Bảng 3.8. Tải lượng ô nhiễm tối đa cho phép của nguồn nước tiếp nhận ................35
Bảng 3.9. Khả năng tiếp nhận nước thải của sông Lô
đoạn Tp. Tuyên Quang ..............................................................................................38
Bảng 3.10. Khả năng tiếp nhận nước thải của sông Lô vào năm 2020
Theo giả thuyết 1 .......................................................................................................40
Bảng 3.11. Khả năng tiếp nhận nước thải của sông Lô vào năm 2020
Theo giả thuyết 2 .......................................................................................................41
Bảng 3.12. Khả năng tiếp nhận nước thải của sông Lô vào năm 2020
Theo giả thuyết 3 .......................................................................................................42


vii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Khả năng tiếp nhận chất ô nhiễm của nước sông Lô đoạn Tp. Tuyên Quang .39
Hình 3.2. Khả năng tiếp nhận chất ô nhiễm của nước sông Lô vào năm 2020- GT1 ...40
Hình 3.3. Khả năng tiếp nhận chất ô nhiễm của nước sông Lô vào năm 2020- GT2 ...41
Hình 3.4. Khả năng tiếp nhận chất ô nhiễm của nước sông Lô vào năm 2020- GT3 ...42
Hình 3.5. Quy trình xử lý nước thải tổng quát cho các nguồn thải điểm trên địa bàn
Tp. Tuyên Quang .......................................................................................................47


1


MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Nước là nguồn tài nguyên quý báu và hết sức thiết yếu đối với sự sống trên
trái đất. Đối với con người, không một yếu tố nào quan trọng hơn là nước. Chúng ta
có thể khó khăn khổ sở do thiếu năng lượng, vận tải, chỗ ở, thậm chí cả thức ăn
nhưng không thể tồn tại được nếu thiếu nước. Mặc dù lượng nước chiếm hơn 97%
bề mặt trái đất nhưng lượng nước có thể dùng cho sinh hoạt và sản xuất rất ít, chỉ
chiếm khoảng 3%.Nhưng lượng nước này đang bị đe dọa bởi sự phát triển như vũ
bão của khoa học kỹ thuật từ thời kỳ công nghiệp cho tới nay là mặt trái của nó với
vô số những hậu quả, trong đó ô nhiễm nước đang là một vấn đề thời sự, một thực
trạng đáng lo ngại nhất, vừa là nguyên nhân, vừa là hệ quả của sự hủy hoại môi
trường tự nhiên, hủy hoại con người. Khủng hoảng về nước đang diễn biến hết sức
phức tạp. Nhu cầu phát triển kinh tế nhanh với mục tiêu lợi nhuận cao, con người
đã cố tình bỏ qua các tác động đến môi trường một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.
Nguy cơ thiếu nước, đặc biệt là nước ngọt và nước sạch là một hiểm họa lớn đối với
sự tồn vong của con người cũng như toàn bộ sự sống trên trái đất. Ở nước ta hiện
nay với những quy hoạch không hợp lý và hoạt động phát triển kinh tế một cách ồ
ạt và chưa đồng bộ đã dẫn đến nguồn nước đang bị suy thoái nặng nề. Đặc biệt là
nguồn nước của các con sông đang bị đe dọa. Đứng trước những thực trạng đó việc
tìm hiểu về ô nhiễm nước, nguyên nhân, hậu quả của nó thực sự cần thiết để từ đó
có thể đề ra những biện pháp thích hợp nhằm giảm thiểu tiến tới giải quyết triệt để
vấn đề này. Tuyên quang cũng không phải là ngoại lệ. Việc quản lý, khai thác và sử
dụng có hiệu quả tài nguyên nước luôn là vấn đề cấp bách. Xác định được tầm quan
trọng của tài nguyên nước, trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh để
hướng tới phát triển bền vững.
Tuyên Quang là tỉnh miền núi, có điều kiện tự nhiên phong phú, đa dạng; có
mạng lưới sông suối khá dày chia thành 3 lưu vực chính: lưu vực sông Lô, sông
Gâm và sông Phó Đáy. Tiềm năng nước mặt, nước ngầm dồi dào, chất lượng nước
tốt, đáp ứng yêu cầu khai thác, sử dụng phục vụ phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh.



2

Việc tăng trưởng nhanh của nền kinh tế luôn kéo theo nhu cầu khai thác, sử
dụng nước ngày càng tăng, lượng nước thải ra môi trường ngày càng lớn dẫn đến
nguy cơ ô nhiễm môi trường ngày càng cao.
Hiện nay, phần lớn lượng nước thải ở thành phố Tuyên Quang chưa được xử
lý hoặc chỉ mới được xử lý sơ bộ và thải vào 2 hệ thống các sông chính là sông Lô
và sông Phó Đáy. Vì vậy, nếu không có những ứng xử kịp thời trong công tác quản
lý nguồn nước sông Lô thì nguy cơ các nguồn nước này bị nhiễm bẩn là khó tránh
khỏi. Xuất phát từ vấn đề đó,chúng tôi tiến hành triển khai đề tài: ‘‘Đánh giá hiện
trạng và đề xuất giải pháp kiểm soát, xử lý các nguồn nước thải trước khi xả thải vào
sông Lô, đoạn qua thành phố Tuyên Quang” nhằm thống kê, đánh giá hiện trạng các
nguồn nước thải đổ vào sông Lô; đánh hiện trạng chất lượng môi trường nước của
sông; đề xuất các giải pháp kiểm soát, xử lý khả thi các nguồn nước thải trước khi
xả vào sông Lô đoạn qua thành phố Tuyên Quang, phục vụ hiệu quả công tác quản
lý Tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang là vấn đề được ưu tiên và cần
thiết trong quá trình phát triển hiện nay.
2. Mục tiêu tổng quát
- Đánh giá hiện trạng xả nước thải, tình trạng ô nhiễm và quản lý nước thải.
- Phân tích các nguyên nhân gây ảnh hưởng đến chất lượng nước sông Lô
đoạn qua thành phố Tuyên Quang.
3. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước sông Lô đoạn qua
thành phố Tuyên Quang :
+ Đánh giá sơ bộ khả năng tiếp nhận nước thải trên đoạn TP. Tuyên Quang.
+ Đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải trên đoạn sông bằng phương pháp
bảo toàn khối lượng.
- Dự báo nhu cầu xả nước thải đến năm 2020.
- Đề xuất giải pháp kiểm soát, xử lý có hiệu quả các nguồn nước thải đảm

bảo đạt các quy chuẩn hiện hành trước khi xả vào nguồn nước sông Lô đoạn qua
thành phố Tuyên Quang.


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài từ năm 2013 đến năm 2015, tôi đã
nhận được sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu Nhà trường, Phòng Quản lý đào
tạo sau đại học, Khoa Môi trường, cùng các Thầy Cô giáo và học viên, sinh viên
Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ quý
báu đó.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Cô hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đỗ
Thị Lan - Trưởng khoa Môi trường, Trường đại học Nông lâm Thái Nguyên là
người cô đã tận tình trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện đề tài và giúp đỡ tôi hoàn
thành luận văn này.
Luận văn này khó tránh khỏi còn có những thiếu sót, tôi rất mong nhận được
những ý kiến đóng góp của các Thầy Cô giáo, đồng nghiệp và bạn đọc để luận văn
được hoàn thiện hơn
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả

Vũ Mai Anh


4

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài

a. Khái niệm ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường được hiểu là sự có mặt của các chất hoặc năng lượng với
khối lượng lớn trong môi trường mà môi trường khó chấp nhận (từ điển Oxford).
Theo điều 3 chương 1 Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam 2014 về giải thích từ
ngữ thì Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không
phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh
hưởng xấu đến con người và sinh vật.
b. Khái niệm ô nhiễm nước
Hiến chương Châu Âu về nước đã định nghĩa:
“Ô nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng
nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông
nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật và các loài hoang dã”.
Hay hiểu theo một cách khác thì ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều
hướng xấu đi các tính chất vật lý- hóa học- sinh học của nước, với sự xuất hiện các
chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh
vật. Làm giảm độ đa dạng sinh học trong nước.
Khái niệm chung về nước thải
- Quá trình hoạt động sinh hoạt và sản xuất của con người tại các khu đô thị,
khu công nghiệp và các làng nghề tiểu công nghiệp đã làm phát sinh ra các chất thải
dưới các dạng rắn và lỏng khác nhau. Nước thải là nước được thải ra môi trường sau
quá trình xử dụng trong các hoạt động của con người, có thành phần bị biến đổi và
có chứa nhiều chất ô nhiễm.
- Theo nguồn gốc, nước thải có thể là hỗn hợp của nước hay chất lỏng có
chứa các chất thải từ các hộ gia đình, trường học, khu thương mại hay công nghiệp
với nguồn nước ngầm, nước mắt hoặc nước mưa.
Nguồn gốc phát sinh nước thải


5


- Nước thải sinh hoạt: là nước thải phát sinh chủ yếu từ các hộ gia đình, khu
văn phòng, trường học, và những nguồn tương tự vậy được gọi là nước thải sinh
hoạt. Nó có thể bao gồm nước thải từ các xí nghiệp công nghiệp trong trường hợp
nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp được thu gom chung một hệ thống.
- Nước thải thương mại: nước thải không chứa các chất độc tố, chất nguy hại
từ các khu thương mại, có thành phần chính tương tự nước thải sinh hoạt, tuy nhiên
cũng có thể có một hoặc một vài chất có nồng độ lớn hơn so với nước thải sinh
hoạt. Loại hình nước thải này cũng bao gồm nước thải phát sinh từ các cơ sở dịch
vu ăn uống, cơ sở giặt là, cơ sở chăn nuôi gia súc gia cầm, dịch vụ chăm sóc sức
khỏe với điều kiện là không chứa các chất độc tố, chất nguy hại và chất thải công nghiệp.
- Nước thải công nghiệp: nước thải phát sinh từ các quá trình sản xuất,
thương mại, khai khoáng, các hoạt động tại khu lâm nghiệp, bao gồm nước thải
chảy bề mặt và nước thải rỉ từ các khu tiếp nhận rác thải và kho lưu trữ hàng thương
mại, công nghiệp và tất cả các loại nước thải khác.
- Nước thải nông nghiệp: Bao gồm các loại phân hoá học, thuốc trừ sâu, diệt
cỏ,... là những nguồn gây ô nhiễm đáng kể. Tổng số các chất thải nông nghiệp xả vào
nguồn nước khá lớn, đặc biệt là những vùng nông nghiệp phát triển. Chẳng hạn như
nước tiêu, chất thải động vật, nước mưa chảy tràn trên mặt đất.[11]
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
Nước thải sản xuất, chăn nuôi, sinh hoạt và nước thải bệnh viện chưa qua xử
lý triệt để chứa nhiều các chất hữu cơ, vô cơ, cặn, kim loại nặng và có mùi khó chịu.
Nước thải chưa qua xử lý triệt để thải vào sông sẽ có những tác động nhất định đến
chất lượng nguồn nước sông.
Các tác động do nước thải chưa được xử lý triết để đến mục tiêu chất lượng
nguồn nước mặt bao gồm:
Các chất hữu cơ, N và P có trong nước thải sẽ làm tăng khả năng tiêu
thụ oxy trong nước, dẫn đến làm nghèo lượng oxy hoà tan.
Tải lượng cao của các chất hữu cơ và độ kiềm lớn của nước thải làm tăng
độ pH, tăng nhu cầu oxy sinh, hóa của nước, làm chất lượng nước suy giảm.
Màu của chất thải sẽ làm tăng độ màu của nguồn nước tiếp nhận.



6

Mùi của chất thải sẽ làm cho nguồn nước tiếp nhận có mùi khó chịu.
Các chất rắn lơ lửng sẽ làm tắc ứ đường dẫn thải, làm tăng độ đục,
gây bồi lắng nguồn nước tiếp nhận.
Các kim loại nặng có trong nước thải gây tích luỹ kim loại nặng trong
nước, gây bồi lắng, đôi khi gây nhiễm độc nguồn nước tiếp nhận.
Nước thải sinh hoạt chứa hàm lượng vi sinh vật cao, gây nhiễm khuẩn
nguồn nước tiếp nhận.
1.3. Các văn bản liên quan
- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 đã được Quốc hội nước
CHXHCNVN khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21/6/2012.
- Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 được Quốc hội khoá XIII thông
qua tại kỳ họp thứ VII, ngày 23 tháng 06 năm 2014.
- Thông tư 12/2014/TT- BTNMT ngày 17/2/2014 ban hành về quy định kỹ
thuật, điều tra quan trắc tài nguyên nước mặt.
- Thông tư 26/2012/ TT- BTNMT ngày 28/12/2012 về việc ban hành quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về quan trắc thủy văn.
- Thông tư số 21/2009/TT-BTNMT ngày 05/11/2009 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường Quy định về định mức kinh tế kỹ thuật điều tra, đánh giá hiện trạng xả
nước thải và khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước.
- Thông tư số 02/2009/TT- BTNMT ngày 19/3/2009 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường quy định về đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước.
- Quyết định số 81/2006/QĐ-TTg ngày 14/4/2006 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt chiến lược Quốc gia về Tài nguyên nước đến năm 2020.
- Quyết định số 100/2008/QĐ-TTg ngày 15 tháng 7 năm 2008 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tuyên
Quang đến năm 2020.

- Quyết định số 04/2009/QĐ-UBND ngày 17/6/2009 của UBND tỉnh Tuyên
Quang về việc ban hành Quy định quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước,
xả nước thải vào nguồn nước trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.


7

- Quyết định số 17/2009/QĐ-UBND ngày 22/10/2009 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Tuyên Quang về việc phê duyệt Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Tuyên
Quang đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
- QCVN:40:2011/BTNMT về nước thải công nghiệp.
- QCVN: 39:2011/BTNMT về chất lượng nước dùng cho tưới tiêu.
- QCVN: 38: 2011/ BTNMT về chất lượng nước mặt bảo vệ đời sống thủy sinh.
- QCVN: 14:2008/BTNMT về nước thải sinh hoạt.
- QCVN: 08:2008/ BTNMT về chất lượng nước mặt.
- QCVN: 28:2008/BTNMT về nước thải y tế.
- TCVN 6980:2001 về chất lượng nước- nước thải công nghiệp thải vào lưu
vực sông dùng cho cấp nước sinh hoạt.
- TCVN 6772: 2000 về chất lượng nước - nước thải sinh hoạt giới hạn ô
nhiễm cho phép.
- TCVN 6663-3: 2008 về kỹ thuật lấy mẫu - bảo quản và xử lý mẫu.
- TCVN 6663-6: 2008 về hướng dẫn lấy mẫu ở sông suối.
1.4. Tổng quan về ô nhiễm và tác động của xả thải đên môi trường nước sông.
1.4.1. Thực trạng ô nhiễm nước sông và kiểm soát các nguồn nước thải ở Việt Nam
Hiện nay ở Việt Nam, mặc dù các cấp, các ngành đã có nhiều cố gắng trong
việc thực hiện chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường, nhưng tình trạng ô
nhiễm nước là vấn đề rất đáng lo ngại
Sau gần 20 năm mở cửa và đẩy mạnh kinh tế với hơn 64 khu chế xuất và khu
công nghiệp, cộng thêm hàng trăm ngàn cơ sở hóa chất và chế biến trên toàn quốc.
Hậu quả đi kèm đó là vấn nạn chất thải, các con sông đã gánh chịu áp lực rất lớn.

Có thể thấy từ bắc vào nam tùy theo sự phát triển của từng nơi mà các hệ thống
sông bị suy giảm và ô nhiễm trầm trọng như:
• Lưu vực sông Cầu: Dân số sống trong khu vực này chiếm khoảng 7 triệu
trên 1 diện tích độ 10 ngànkm2.
Ở thành phố Thái Nguyên, nước thải công nghiệp thải ra từ các cơ sở sản
xuất giấy, luyện gang thép, luyện kim màu, khai thác than; về mùa cạn tổng lượng


8

nước thải khu vực thành phố Thái Nguyên chiếm khoảng 15% lưu lượng sông Cầu;
nước thải từ sản xuất giấy có pH từ 8,4-9 và hàm lượng NH4 là 4mg/1, hàm lượng
chất hữu cơ cao, nước thải có màu nâu, mùi khó chịu…
Khảo sát một số làng nghề sắt thép, đúc đồng, nhôm, chì, giấy, dệt
nhuộm ở Bắc Ninh cho thấy có lượng nước thải hàng ngàn m3/ngày không qua
xử lý, gây ô nhiễm nguồn nước và môi trường trong khu vực.
• Lưu vực sông Nhuệ, Đáy: dân số khu vực chiếm khoảng 10 triệu trên 1
diện tích 7.700km2. Là trung tâm kinh tế quan trọng nên lượng chất thải đổ ra lưu
vực rất cao nhất là Hà Nội và Hà Tây nơi có nhiều khu sản xuất tiểu thủ công
nghiệp, các làng nghề.
Ở thành phố Hà Nội, tổng lượng nước thải của thành phố lên tới 300.000 400.000m3/ngày; hiện mới chỉ có 5/31 bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải,
chiếm 25% lượng nước thải bệnh viện; 36/400 cơ sở sản xuất có xử lý nước thải;
lượng rác thải sinh hoại chưa được thu gom khoảng 1.200m3/ngày đang xả vào
các khu đất ven các hồ, kênh, mương trong nội thành; chỉ số BOD, oxy hoà tan,
các chất NH4, NO2, NO3 ở các sông, hồ, mương nội thành đều vượt quá quy định
cho phép. Hai hạ lưu có ô nhiễm trầm trọng phải kể đến sông Nhuệ và sông Tô
Lịch với hàm lượng hầu như triệt tiêu và vào mùa khô nhiều đoạn sông chỉ là
những bãi bùn.
Việc kiểm soát ô nhiễm nước là quá trình khó khăn, nên ưu tiên mọi nỗ lực
để kiểm soát ô nhiễm nước từ công nghiệp và đô thị triệt để (thông qua hệ thống xử

lý hữu hiệu và kiểm soát chặt chẽ giấy phép xả thải) và từng bước hạn chế ô nhiễm
diện từ nông nghiệp và nước mưa. Về kiểm soát ô nhiễm nước ở Việt Nam, Chính
phủ cần phải ra một Nghị định về kiểm soát ô nhiễm nước riêng, tập trung vào
kiểm soát các ô nhiễm điểm đô thị và công nghiệp. Trong nghị định cần kết hợp tối
đa các yếu tố trên nhằm giải quyết một số khu vực ô nhiễm nước trầm trọng theo
thứ tự ưu tiên thời gian, tránh hành chính hóa và áp dụng tiếp cận quản lý kết quả.
Đã áp dụng ở một vài tỉnh để rút kinh nghiệm và triển khai dần ra các tỉnh khác, cân


9

nhắc và coi hiệu quả thực thi là tiêu chuẩn chính của Nghị định và chất lượng nước
sạch là thước đo chính về hiệu quả của Nghị định.[12]
1.4.2. Tác động của xả thải đến môi trường nước sông Lô ở Tuyên Quang
a. Tác động xả thải đến hệ sinh thái thủy sinh
Các tác động chính của nước thải chưa qua xử lý triệt để đến hệ sinh thái
thủy sinh trong nguồn nước tiếp nhận bao gồm:
- Sự phát sinh các chất hữu cơ, N và P có trong nước thải sẽ làm tăng khả
năng tiêu thụ oxy trong nước, dẫn đến làm nghèo lượng oxy hoà tan. Điều này làm
ảnh hưởng lớn đến sự sống của các sinh vật sống trong nước.
- Màu của dòng chất thải làm giảm khả năng đâm xuyên ánh sáng trong nước
và kìm hãm quá trình quang hợp của các thuỷ sinh vật. Những sự phân huỷ sinh học
chậm có thể gây hiện tượng tích tụ trong cơ thể sống, tới một giới hạn nào đó sẽ gây
hiệu ứng sinh học, tăng độ đục và gây ra hiện tượng yếm khí có khả năng tạo ra các
chất khí độc hại cho cá như NO2, NH4, H2S... Những chất này gây cản trở cho sự
hấp thụ oxy từ môi trường nước vào cơ thể sống của thuỷ sinh vật và gây nhiễm độc
máu tôm, cá.
- Các hợp chất vô cơ trong nước thải ảnh hưởng không lớn, ngoại trừ trường
hợp nước thải có chứa ion clorate (Cl-).
Khi sông không còn khả năng tự làm sạch, nước không còn khả năng chịu tải

thì tình trạng ô nhiễm hữu cơ sẽ tác động nặng nề đến đời sống động thực vật, gây
mùi khó chịu, ô nhiễm môi trường không khí và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Trong nguồn nước sông Lô, sông Gâm, sông Phó Đáy có nhiều loài động
thực vật thủy sinh. Chủ yếu là cá, trong đó có nhiều loài cá quý hiếm; thực vật chủ
yếu là bèo, rêu, tảo.
Trong thời gian qua, các cơ sở xả thải trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đã có ý
thức tốt trong công tác bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước. Hầu hết các cơ sở
sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải,
đảm bảo nước thải sản xuất được xử lý trước khi xả thải vào nguồn nước mặt.


10

b. Các tác động đến môi trường xung quanh
Tác động đến môi trường đất, nước ngầm
Trong trường hợp mưa lũ kéo dài, nước mưa chảy tràn kéo theo bùn đất,
nước thải sản xuất chưa xử lý kịp thời ra môi trường đất xung quanh gây ảnh hưởng
đến chất lượng môi trường đất và nước ngầm. Tuy nhiên, trường hợp này rất ít khi
xảy ra hoặc nếu có cũng chỉ xảy ra trên diện tích hẹp..
Ảnh hưởng tới xói mòn và trượt lở
Xả nước thải vào sông có thể làm tăng lưu lượng và tốc độ dòng chảy. Lưu
lượng cao và tốc độ dòng chảy lớn sẽ ảnh hưởng tới bờ sông, có thể gây ra trượt lở
và xói mòn bờ sông. Tuy nhiên trước khi xả vào nguồn nước tiếp nhận, hầu hết
lượng nước thải được lưu giữ tại các hồ điều hoà hoặc các mương rãnh, nên vận tốc
dòng nước thải thường khá nhỏ, nên ít có khả năng gây ra xói mòn, trượt lở bờ sông.
Ảnh hưởng đến điều kiện vi khí hậu trong vùng
Việc thải nước vào nguồn tiếp nhận sẽ làm thay đổi vi khí hậu khu vực do
làm tăng độ ẩm và mức độ bốc hơi điều hòa khí hậu của dòng nước. Tuy nhiên, lưu
lượng nước thải thải vào sông Lô, sông Gâm, sông Phó Đáy trên địa bàn tỉnh Tuyên
Quang là rất thấp so với lưu lượng của các sông nên ảnh hưởng điều tiết khí hậu là

không đáng kể.
Ảnh hưởng đến chế độ thủy văn, dòng chảy
Lưu lượng thải nước trung bình của các cơ sở xả thải thường nhỏ hơn rất
nhiều so với lưu lượng dòng chảy sông Lô, sông Gâm, sông Phó Đáy. Vì vậy không
có khả năng làm thay đổi chế độ thủy văn, dòng chảy của các sông.
c. Ảnh hưởng đến an sinh xã hội và sức khỏe cộng đồng
Việc xả nước thải chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt yêu cầu ra lưu vực các
con sông có thể gây ô nhiễm nguồn nước sông suối, ao hồ, nước ngầm, gây ảnh
hưởng không nhỏ đến sức khoẻ người dân trong khu vực.
Việc xả nước thải gây ô nhiễm gây ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế của dân
như đồng ruộng bị ô nhiễm không cày cấy được; ao hồ bị ô nhiễm không nuôi trồng


11

thủy sản được; thủy sản, rau màu nuôi trồng trong vùng nước bị ô nhiễm không tiêu
thụ được.
Nước thải ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt, không khí, sản xuất, vật
nuôi. Kim loại độc hại phát sinh từ nước thải thường được tích tụ trong động vật
đáy nên một số loài động vật đáy ở khu vực này nếu còn tồn tại sẽ là nguy cơ tiềm
ẩn đối với sức khỏe người dân. Hàm lượng tổng coliform vượt tiêu chuẩn cho phép
là dấu hiệu của những mầm bệnh nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người
dân cũng như hoạt động nuôi trồng thủy sản trong vùng bị ảnh hưởng ô nhiễm.
Khi trời mưa, nước thải ô nhiễm mang theo nhiều mầm bệnh, chất độc hại
hòa vào nước mưa tràn vào các khu dân cư, ao hồ, ruộng vườn gây nguy hại đến vật
nuôi, cây trồng và sức khỏe người dân.
Nguồn nước thải có thể gây ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt, nước ngầm, gây
khó khăn cho đời sống, sinh hoạt, sản xuất của người dân trong vùng bị ảnh hưởng
ô nhiễm.
Ở Tuyên Quang tuy việc xả nước thải chưa gây ra các sự cố môi trường

nghiêm trọng, nhưng cá biệt ở một vài nơi, việc xả nước thải cũng đã gây nhiều ra
bức xức cho người dân, dẫn đến khiếu nại lên các cấp chính quyền, gây ảnh hưởng
nhất định đến an ninh, chính trị, xã hội ở địa phương.
d. Vấn đề xung đột và cạnh tranh nguồn nước
Việc xả nước thải vào nguồn nước có thể gây ra sự xung đột và cạnh tranh về
lợi ích giữa cơ sở xả nước thải và cá nhân, tập thể sử dụng nước từ các nguồn nước
tiếp nhận nước thải. Các xung đột này sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất,
phát triển bền vững và trật tư anh ninh, xã hội.
Hiện nay, ở Tuyên Quang việc xả nước thải chưa gây ra các xung đột và cạnh
tranh nghiêm trọng về lợi ích giữa cơ sở xả nước thải và cá nhân, tập thể sử dụng
nước từ các nguồn nước tiếp nhận nước thải. Tuy nhiên trong tương lai tỉnh cần có
biện pháp quản lý, kiểm soát chặt chẽ các nguồn thải để phòng tránh xảy ra các
xung đột nêu trên.


iii

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
1. Đặt vấn đề ...............................................................................................................1
2. Mục tiêu tổng quát ..................................................................................................2
3. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................................2
4. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................................3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .....................................................................4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ....................................................................................4
Khái niệm chung về nước thải ....................................................................................4
Nguồn gốc phát sinh nước thải ...................................................................................4
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài .....................................................................................5
1.3. Các văn bản liên quan ..........................................................................................6
1.4. Tổng quan về ô nhiễm và tác động của xả thải đên môi trường nước sông. .......7

1.4.1. Thực trạng ô nhiễm nước sông và kiểm soát các nguồn nước thải ở
Việt Nam .....................................................................................................................7
1.4.2. Tác động của xả thải đến môi trường nước sông Lô ở Tuyên Quang ...............9
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....12
2.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................12
2.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................12
2.3. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................12
2.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội thành phố Tuyên Quang ..........................12
2.3.2. Đánh giá hiện trạng của sông Lô đoạn qua thành phố Tuyên Quang .............12
2.3.3. Hiện trạng xả thải ở tp Tuyên Quang ..............................................................12
2.3.4. Đánh giá các công tác quản lý nguồn nước và dự báo biến động nước thải đến
năm 2020 ...................................................................................................................13
2.3.5. Đề xuất biện pháp xử lý ..................................................................................13
2.4. Các phương pháp nghiên cứu.............................................................................13
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................21


13

2.3.4. Đánh giá các công tác quản lý nguồn nước và dự báo biến động nước thải
đến năm 2020
Đánh giá diễn biến lưu lượng xả thải của nguồn tiếp nhận qua các kết quả
quan trắc và tính toán tải lượng ô nhiễm tối đa của nguồn tiếp nhận để đưa ra các dự
báo khả năng tiếp nhận nước thải của đoạn sông trong thời gian tới.
2.3.5. Đề xuất biện pháp xử lý
Căn cứ vào thực trạng môi trường, nhận định các vấn đề môi trường còn tồn
tại từ đó đề xuất các giải pháp xử lý và quản lý môi trường phù hợp với điều kiện
thực tế của đoạn sông chảy qua thành phố Tuyên Quang.
2.4. Các phương pháp nghiên cứu
• phương pháp bảo toàn khối lượng

- Cơ sở của phương pháp
Phương pháp bảo toàn khối lượng các chất ô nhiễm được xây dựng với giả
thiết rằng các chất ô nhiễm sau khi đi vào nguồn nước tiếp nhận sẽ không tham gia
vào các quá trình biến đổi chất trong nguồn nước, như:
- Lắng đọng, tích luỹ, giải phóng các chất ô nhiễm (ví dụ quá trình lắng
đọng, tích luỹ photpho trong trầm tích và giải phóng chúng từ trầm tích do quá trình
xáo trộn hoặc do hàm lượng oxy hoà tan thấp);
- Tích đọng các chất ô nhiễm trong thực vật, động vật thuỷ sinh (ví dụ quá
trình tích đọng sinh học các kim loại nặng và thuốc trừ sâu trong cá);
- Tương tác vật lý, hoá học hoặc/và sinh học của các chất ô nhiễm trong
nguồn nước (ví dụ các hợp chất hữu cơ làm giảm lượng oxy hoà tan trong nước ao,
hồ, sông);
- Sự bay hơi của các chất ô nhiễm ra khỏi nguồn nước (thường xảy ra với các
hợp chất dễ bay hơi).
(Theo phụ lục 3 Thông tư 02/2009/TT-BTNMT ngày 19/03/2009- Quy định
đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước)


14

Khả năng tiếp nhận của
nguồn nước đối với chất

=

ô nhiễm

Tải lượng ô nhiễm tối
đa của chất ô nhiễm


Tải lượng ô nhiễm sẵn có
-

trong nguồn nước của
chất ô nhiễm

Để áp dụng được phương pháp bảo toàn khối lượng các chất ô nhiễm cần
phải giả thiết rằng:
- Khả năng tiếp nhận chất ô nhiễm được đánh giá đối với một nguồn xả thải
trên đoạn sông là không có sự thay đổi về tốc độ dòng chảy lẫn chất lượng nguồn
nước tiếp nhận phía thượng lưu trong khoảng thời gian đánh giá;
- Đoạn sông không bị ảnh hưởng triều;
- Khả năng tiếp nhận chất ô nhiễm là đồng đều trên toàn đoạn sông;
- Quá trình hoà tan, xáo trộn chất ô nhiễm trong nguồn nước tiếp nhận là
hoàn toàn và xảy ra ngay sau khi xả thải.
- Khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước phải được đánh giá trong
điều kiện nguồn nước mùa kiệt.
Mục đích sử dụng của nguồn nước sông Lô được xác định là nước dùng cho
mục đích tưới thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước
tương tự theo Quy chuẩn chất lượng quốc gia về tiêu chuẩn nước mặt QCVN
08:2008/BTNMT.
Việc đánh giá chi tiết được thực hiện theo sơ đồ khối sau đây:


15

Bảng 2.1. Xác định các chất ô nhiễm cần đánh giá và đánh giá chi tiết khả năng
tiếp nhận nước thải của nguồn nước

XÁC ĐỊNH CÁC CHẤT Ô NHIỄM

ĐẶC TRƯNG TRONG NƯỚC THẢI

Đối với từng chất ô nhiễm lần lượt tiến hành từng bước sau

Có các số liệu đáng tin cậy về nồng độ chất ô
nhiễm đang đánh giá trong nguồn tiếp nhận

Không

Cần quan trắc,
đo đạc để thu thập
được số liệu
đáng tin cậy


Giá trị nồng độ các nguồn ô nhiễm này trong
nguồn tiếp nhận có vượt quá giới hạn cho phép
của các chất ô nhiễm trong tiêu chuẩn chất lượng
nước hoặc mục tiêu chất lượng nước quy định
cho nguồn nước không?



Không
Đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn
nước đối với các chất ô nhiễm này bằng việc sử
dụng phần mềm hoặc các phương pháp đánh giá
nêu trong hướng dẫn. Khả năng tiếp nhận nước
thải của nguồn nước Ltn > 0



Không
Nguồn nước còn khả năng tiếp
nhận đối với chất ô nhiễm đang
đánh giá

Nguồn nước không còn khả
năng tiếp nhận đối với chất ô
nhiễm đang đánh giá


16

Nếu giá trị khả năng tiếp nhận tải lượng chất ô nhiễm của nguồn nước Ltn lớn
hơn (>) 0 thì nguồn nước vẫn còn khả năng tiếp nhận đối với chất ô nhiễm. Ngược
lại, nếu giá trị Ltn nhỏ hơn hoặc bằng (≤) 0 có nghĩa là nguồn nước không còn khả
năng tiếp nhận đối với chất ô nhiễm.
• Phương pháp thu thập thông tin, tổng hợp tài liệu thứ cấp: thu thập tài
liệu thứ cấp về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của tỉnh từ các báo cáo tổng kết
và các tài liệu khác của UBND tỉnh Tuyên Quang và các phòng ban liên quan. Thu
thập số liệu tài liệu về hiện trạng chất lượng môi trường, hoạt động bảo vê môi
trường, các nguồn tiếp nhận,…. từ các báo cáo của Sở TNMT tỉnh Tuyên Quang.
• Phương pháp điều tra khảo sát thực địa: Tiến hành đi thực tế, khảo sát tại
các điểm dọc theo hai bên bờ sông bao gồm các phường Minh Xuân, Tân Hà, xã
Thắng Quân, xã Bình Ca, xã Ghềnh Gà đánh giá hiện trạng các nguồn thải, hoạt
động công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, xác định các vị trí lấy mẫu,…
- đợt 1: khảo sát nắm rõ tình hình hiện trạng thực tế và lấy mẫu nước sông Lô
(mùa mưa)
- đợt 2: thu thập thông tin nguồn thải, lấy mẫu nước sông và nước thải nhà
máy khu dân cư, phụ lưu sông suối chính đổ ra đoạn sông (mùa khô)

Sử dụng phương pháp đánh giá nhanh bằng phiếu điều tra hộ. Lập phiếu
điều tra phỏng vấn 150 hộ gia đình sống trong các phường xã trên một cách ngẫu
nhiên: mỗi phiếu có các câu hỏi phỏng vấn liên quan đến môi trường nước sông Lô.
• Phương pháp lấy mẫu, phân tích chất lượng nước mặt và nước thải: thu
mẫu nước (tại mỗi điểm các mẫu nước được thu riêng và bảo quản riêng cho các
mục đích: phân tích các kim loại nặng, phân tích vi sinh, phân tích các chất ô nhiễm
khác), phân tích tại hiện trường, phân tích trong phòng thí nghiệm. Áp dụng phương
pháp trong phòng thí nghiệm: Sắc ký khí, lạc khuẩn,Quang phổ khối định lượng
ICP-MS.
Các chỉ tiêu phân tích: BOD5, COD, DO,PH, TSS, NO2-, NH+4, NO3-, Dầu
mỡ, phenol, Fe, As, Hg, Pb, Cu,Zn, Cd, Mn, colifrom.
Chọn vị trí lấy mẫu:


×