Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

hướng dẫn học sinh lập Bản đồ Tư duy để phát triển tư duy trong học tập lịch sử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (524.61 KB, 22 trang )

S¸ng kiÕn kinh nghiÖm

N¨m häc: 2009-2010

PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Lí luận dạy học khẳng định, mục tiêu quan trọng nhất trong giảng dạy
lịch sử là phát triển nhận thức, nhằm hình thành cho các em năng lực tư
duy và hành động.Điều này cũng được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan
tâm rằng “học đi đôi với hành”, phát huy tính tích cực, phát triển trí thông
minh, sáng tạo của học sinh.Luật giáo dục cũng qui định, mục tiêu của
giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện để hình thành cho
các em nhân cách của con người xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và
trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiệp tục học lên, đi vào cuộc
sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Để “học đi đôi với hành” có hiệu quả, thì giáo viên phải phát huyđược
vai trò chủ thế của học sinh trong việc nhận thức, khắc phục việc giảng
dạy giáo điều, nhồi sọ, không phát triển tư duy và kĩ năng thực hành của
học sinh.
Trong tình hình thế giới hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của xu
thế toàn cầu hóa, giáo dục cần rèn cho các em: học để biết, học để làm,
học để chung sống vá học để khẳng định mình. Bộ môn lịch sử cũng góp
phần vào việc thực hiện nhiệm vụ phát triển theo phương hướng đó, trên
cơ sở quán triệt quan điểm giáo dục của chủ nghĩa Mác-Lê nin và tư
tưởng Hồ Chí Minh.
Phát tiển tư duy trong môn học lịc sử cũng nhằm đánh giá hiệu quả
giáo dục lịch sử nói chung ở trường phổ thông, để học sinh phải đạt nhiều
yêu cầu:
- Nắm đúng kiến thức lịch sử và các kiến thức bổ trợ cần thiết.
- Trình bày nọi dung sự kiện lịch sử qua miêu tả, tường thuật…
- Nắm được các khái niệm lịch sử, hiểu được những vấn đề then chốt


để làm sáng rõ những sự kiện.

Ph¹m ThÞ BÝch Ngäc

1

Tr−êng THPT Kho¸i Ch©u


S¸ng kiÕn kinh nghiÖm

N¨m häc: 2009-2010

- Có được các kĩ năng như vẽ bản đồ, làm những đồ dùng trực
quan…
- Biết vận dụng kiến thức đã học để hiểu kiến thức mới, để nhận
thức, có thái độ với cuộc sống hiện nay.
Để đạt được yêu cầu đó, học sinh phải được trang bị một phương pháp
học tốt. Có một phương pháp học mới, hữu hiệu là ứng dụng lập Bản đồ
Tư duy cho mỗi sự kiện lịch sử, mỗi bài học hay một chương, một khóa
trình lịch sử, tùy theo yêu cầu của mức độ nhận thức.
Vì những lí do trên, tôi mạnh dạn nghiên cứu vấn đề: hướng dẫn học
sinh lập Bản đồ Tư duy để phát triển tư duy trong học tập lịch sử.
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện thành công việc hướng dẫn học sinh lập Bản đồ Tư duy
môn lịch sử yêu cầu phải thực hiện các bước sau đây:
1. Học sinh phải được trang bị tốt kiến thức môn học lịch sử.
2. Giáo viên tổ chức tốt cho học sinh tự học môn lịch sử, nhằm phát
huy năng lực độc lập tư duy của các em. Từ đó học sinh tự nắm vững kiến
thức lịch sử một cách chính xác, vững chắc, được suy nghĩ, nhận thức sâu

sắc và vận dụng lập Bản đồ Tư duy.
3. Việc lập sơ dồ tư duy được tiến hành thường xuyên trong từng tiết
học, bài học hoặc một chương, một khóa trình để học sinh hệ thống hóa,
khắc sâu kiến thức vững chắc nhất.
III. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI
A. Lý thuyết.
1. Quan niệm chung về việc hướng dẫn học sinh học tập, tư duy môn
lịch sử.
2. Lập Bản đồ Tư duy trong học tập môn lịch sử.
a. Những hiểu biết chung về phương pháp lập Bản đồ Tư duy.
b. Hướng dẫn cách lập bản đồ tư duy môn lịch sử.

Ph¹m ThÞ BÝch Ngäc

2

Tr−êng THPT Kho¸i Ch©u


S¸ng kiÕn kinh nghiÖm

N¨m häc: 2009-2010

B. Thực tiễn giảng dạy.
1. Giới thiệu về bài giảng “ Nước Mĩ ”.
2. Giáo viên hướng dẫn học sinh lập Bản đồ Tư duy bài học “ Nước Mĩ”
C. Kết luận.
1. Kết quả công việc nghiên cứu.
2. Bài học của đề tài.
3. Một số đề xuất sau khi nghiên cứu đề tài.


Ph¹m ThÞ BÝch Ngäc

3

Tr−êng THPT Kho¸i Ch©u


S¸ng kiÕn kinh nghiÖm

N¨m häc: 2009-2010

PHẦN NỘI DUNG
A. LÝ THUYẾT
1. Quan niệm chung về hướng dẫn học sinh học tập, tư duy môn lịch sử.
a. Bộ môn lịch sử với việc phát triển tư duy học sinh.
Bộ môn lịch sử có thể chứng minh bằng những sự kiện cụ thể về việc
con người có khả năng nhận thức tự nhiên, xã hội, bản thân mình và biết
vận dung những tri thức thu nhận được vào việc giáo dục thế hệ trẻ. Nhận
thức lịch suwrlaf yêu cầu của bản thân cuộc sống. Do đó ngay từ khi mới
xuất hiện và trong quá trình phát triển của mình, con người nảy sinh nhu
cầu nhận thức về chính mình và về tổ chức xã hội của mình, bên cạnh sự
nhận thức về tự nhiên, để hành độn cho sự phát triển của xã hội.
Nhận thức về lịch sử, con người phải trải qua quá trình tư duy và hành
động, vì lịch sử trong đó bao hàm những con người cụ thể, trong những
thời kì khác nhau, với những lối sống, cách suy nghĩ vá kết quả hành động
khác nhau. Vì vậy, không có khả năng tư duy thì không thể nhận thức
đúng hiện thực khách quan vô cùng phong phú, phức tạp và không thể
hành động đúng cho sự phát triển hợp quy luật của xã hội loài người và
của dân tộc. Nhận thức lịch sử đúng là một yếu tố quan trọng để hành

động có hiệu quả trong hiện tại. Như vậy, việc học tập lịch sử ở trường
phổ thông, học sinh không chỉ biết mà phải hiểu lịch sử để rút ra bài học
kinh nghiệm cho hành động thực tiễn. Học tập lịch sử phải là một quá
trình nhận thức. Dực trên việc dạy củ giáo vên, học sinh không chỉ dừng ở
việc ghi nhớ sự kiện, mà phải nắm vững kiến thức cơ bản của chương
trình, sách giáo khoa, hiểu được bản chất của sự kiện lịch sử, rút ra quy
luật, bài học, kinh nghiệm của quá khứ với hiện tại.
Học tập lịch sử được thực hiện theo quy luật chung của việt nhận thức,
phù hợp với đặc điểm của nhận thức lịch sử: không trực tiếp quan sát
được hiện thực của quá khứ, không thể tiến hành thí nghiệm lịch sử như
các môn khoa học tự nhiên, công nghệ. Tuy nhiên, không vì thế mà cho

Ph¹m ThÞ BÝch Ngäc

4

Tr−êng THPT Kho¸i Ch©u


S¸ng kiÕn kinh nghiÖm

N¨m häc: 2009-2010

rằng học lịch sử không cần tư duy, mà chỉ ghi nhớ thuộc lòng. Đó là quan
điểm sai lầm.
Việc phát triển năng lực nhận thức và hành động cho học sinh trong
quá trình học tập lịch sử làm cho học sinh hiểu biết sâu sắc hơn, luyện cho
các em có tư duy độc lập, chủ động, tích cực trong suy nghĩ và hành động.
Việc phát triển tư duy học sinh trong học tập lịch sử phải được thực
hiện trên cơ sở phát huy tính tích cực của học sinh – kết hợp với việc

giảng dạy của giáo viên. Đây là sự phản xạ có tính tích cực, chọn lọc, dựa
trên những hoạt động phân tích tổng hợp tích cực để phát hiện được bản
chất hiện tượng.
b.Nội dung các vấn đề phát triên tư duy học sinh trong học tập lịch sử
ở trường phổ thông.
Nội dung các khóa trình lịch sử, với các kiến thức cơ bản được xác
định, là cơ sở của việc phát triển tư duy học sinh, đó là:
- Nắm vững quan điểm lịch sử: học sinh cần phải nắm các giai đoạn,
các thời kì lịch sử cụ thể của sự phát triển chung xã hội loài người. Từ đó
học sinh tạo được các biểu tượng chính xác, có hình ảnh về sự kiện, nhân
vật lịch sử. Mặt khác, các khóa trình lịch sử cho học sinh thấy rõ tính kế
thừa trong sự phát triến xã hội. Từ đó học sinh nhận thấy được sự thống
nhất, tính chất tiến bộ, sự phát triển đi lên, hợp qui luật, sự đa dạng, đầy
mâu thuẫn của lịch sử.cũng cần khắc phục việc nhận thức tản mạn, rời
rạc, cắt đoạn lịch sử.
- Nắm vững diễn biến của sự kiện cụ thể: tức là nó ra đời, phát triển,
suy vong như thế nào. Cách này giúp học sinh kĩ năng nhận thức và vận
dụng nguyên lí khoa học “chân lí bao giờ cũng cụ thể”, tránh việc “hiện
đại hóa” lịch sử, gán ép một cách chủ quan, phiến diện cho quá khứ.
- Nhận thức sự phát triển của mọi sự vật, hiện tượng đều diễn ra
thông qua sự thống nhất và đấu tranh các mặt đối lập. Dựa trên sự hướng
dẫn của giáo viên, học sinh tìm hiểu nguồn gốc và nguyên nhân phát sinh,

Ph¹m ThÞ BÝch Ngäc

5

Tr−êng THPT Kho¸i Ch©u



S¸ng kiÕn kinh nghiÖm

N¨m häc: 2009-2010

bùng nổ của các sự kiện, hiện tượng lịch sử.Đây là vần đề quan trọng để
học sinh hiếu đúng lịch sử, phát triển cho học sinh tư duy biện chứng
trong học tập. Tuy nhiên cần tránh bệnh công thức, giáo điều, không căn
cứ vào những biểu hiện cụ thể để hiểu bản chất của sự kiện.
- Tìm mối liên hệ nhân quả, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các sự kiện
lịch sử. Điều này dựa trên cơ sở tài liệu, sự kiện cụ thể, phù hợp trình độ
học sinh, để nhận thức những hoạt động phức tạp hơn.
Như vậy, để phát triển tư duy học sinh trong học tập lịch sử, giáo viên
phải dựa trên những nguyên tắc, bằng những con đường dạy học hợp lí.
Đồng thời, phải nhận thức đúng ý nghĩa, tầm quan trọng của việc phát
triển tư duy học sinh trong dạy học lịch sử, tiến hành một cuộc “cách
mạng”, đổi mới phương pháp trong dạy học lịch sử.
c. Nguyên tắc và con đường phát triển tư duy học sinh trong dạy học
môn lịch sử.
Đây là những nguyên tắc chủ đạo, con đường phát triển tư duy trong
dạy học lịch sử.
- Giáo viên khai thác khóa trình lịch sử ở trường phổ thông, để học
sinh nắm vững kiến thức làm cơ sở cho tư duy.
- Giáo viên tạo tình huống có vấn đề và biết cách giải quyết vấn đề.
Điều này sẽ phát huy được tính tích cực nhận thức của học sinh, phát
triển trí thông minh, óc sáng tạo của các em. Như thế, học sinh là chủ thể
của dạy học và bồi dưỡng sự hứng thú, tìm tòi, nghiên cứu lịch sử, nâng
cao chất lượng bộ môn.
- Trình bày, thông tin sự kiện trong phát triển tư duy học sinh học
lịch sử. Giáo viên cho học sinh suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo, mở rộng tư
duy.

- Giáo viên đặt câu hỏi để phát triển tư duy học sinh khi học lịch sử:
bằng nhiều mức độ của câu hỏi như, qui nạp, diễn dịch, trừu tượng…phù

Ph¹m ThÞ BÝch Ngäc

6

Tr−êng THPT Kho¸i Ch©u


S¸ng kiÕn kinh nghiÖm

N¨m häc: 2009-2010

hợp với trình đọ học sinh và phù hợp với yêu cầu hiện tại. Tứ đó học sinh
hiểu sâu sắc hơn về lịch sử.
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập thực hành để phát triển tư duy: hệ
thống bài tập nhận thức đề cập đến những vấn đề mà học sinh cần nắm để
khôi phục hình ảnh quá khứ, đi sâu vào nội dung bản chất sự kiện.
Như vậy, việc phát triển tư duy cho học sinh trong học tập môn lịch sử
là một yêu cầu, một tiêu chuẩn quan trọng của việc nâng cao chất lượng
bộ môn. Điều này gắn liền với năng lực thực hành của học sinh. Năng lực
thực hành môn lịch sử tốt, chứng tỏ tư duy môn học lịch sử của học sinh
cũng tốt.
Để giúp học sinh phát triển tốt tư duy học tập môn lịch sử, giáo viên
hướng dẫn học sinh lập Bản đồ Tư duy lịch sử- đó là công cụ hữu hiệu
trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông.
2. Lập Bản đồ Tư duy trong học tập môn lịch sử
a. Cung cấp cho học sinh những hiểu biết chung về phương pháp học
mới-Bản đồ Tư duy.

- Giới thiệu tác giả của Bản đò Tư duy: Tony Buzan. Bản đồ Tư duy
được coi là “Công cụ của bộ não” đang được 250 triệu người trên thế giới
sử dụng, trong đó có cả các công ty lớn như HP, ABM… và cả các tổ
chức giáo dục, giáo viên cũng sử dụng Bản đồ Tư duy.
- Bản đồ Tư duy là một công cụ cho mọi hoạt động tư duy. Có thể
miêu tả nó là một kỹ thuật hình họa, với sự kết hợp giữa từ ngữ, hình ảnh,
đường nét, mầu sắc phù hợp tương thích với cấu trúc, hoạt động và chức
năng của bộ não giúp ta khai phá tiềm năng vô tận của bộ não.
- Bản đồ Tư duy có nhiều ưu điểm đó là
+ Giúp ta khai phá tiềm năng vô tận của bộ não. Bản đồ Tư duy là
công cụ để ta làm chủ với cuộc sống như: Ghi nhớ, quản lý, sáng tạo, lập
kế hoạch… và thành công. Trong công tác giáo dục, việc phát triển tư duy

Ph¹m ThÞ BÝch Ngäc

7

Tr−êng THPT Kho¸i Ch©u


S¸ng kiÕn kinh nghiÖm

N¨m häc: 2009-2010

cho học sinh và giảng dạy kiến thức cũng áp dụng Bản đồ Tư duy rất tốt.
Nhằm hướng học sinh tới một phong cách học tập tích cực và tự chủ, giáo
viên giúp học sinh khám phá kiến thức mới và hệ thống được kiến thức
đó. Việc xây được một Bản đồ Tư duy thể hiện mối liên hệ giữa các kiến
thức sẽ mang lại những lợi ích trên các mặt như: Ghi nhớ, phát triển nhận
thức, tự học, tư duy, tưởng tượng và khả năng sáng tạo... Bản đồ Tư duy

là một trong những công cụ hết sức hữu hiệu để tạo nên “Hình ảnh liên
kết”.
+ Việc sử dụng các từ khóa, chữ số, màu sắc và hình ảnh đem lại một
công dụng lớn cho não. Sự kết hợp đó sẽ làm tăng cường các liên kết giữa
hai bán cầu Đại não đưa lại kết quả là tăng cường trí tuệ và tính sáng tạo
của chủ nhân bộ não.
+ Bản đồ Tư duy là một công cụ hữu ích trong giảng dạy và học tập ở
trường phổ thông, sẽ giúp giáo viên và học sinh trình bày các ý tưởng một
cách rõ ràng, suy nghĩ sáng tạo, học tập thông qua biểu đồ, tóm tắt thông
tin của một bài học hay một cuốn sách, hệ thống lại kiến thức đã học, tăng
cường khả năng ghi nhớ, đưa ra ý tưởng mới… sử dụng thành thạo và
hiệu quả Bản đồ Tư duy trong dạy học sẽ mang lại nhiều kết quả tốt và
đáng khích lệ trong học tập của học sinh và phương pháp dạy học của
giáo viên. Học sinh sẽ học được phương pháp học tập, tăng tính chủ động,
sáng tạo và phát triển tư duy. Giáo viên sẽ tiết kiệm được thời gian, tăng
sự linh hoạt trong bài giảng, và quan trọng nhất sẽ giúp học sinh nắm
được kiến thức thôn qua một “Bản đồ” thể hiện các liên kết chặt chẽ của
tri thức.
Cái hay của Bản đồ Tư duy ở chỗ, nó giúp học sinh có cái nhìn tổng
thể, không bỏ sót các ý tưởng, từ đó học sinh có thể đánh số thứ tự các
kiến thức để sắp xếp có lôgic hiệu quả.
+ Bản đồ Tư duy còn có các công dụng:

Ph¹m ThÞ BÝch Ngäc

8

Tr−êng THPT Kho¸i Ch©u



S¸ng kiÕn kinh nghiÖm

N¨m häc: 2009-2010

Ghi chú. Khi thông tin được gợi ra, Bản đồ Tư duy giúp học sinh tổ
chức thông tin theo một hình thức mà dẻ dàng đượ xuất hiện và ghi nhớ.
Gợi nhớ. Bất cứ khi nào thông tin được xuất hiện trong bộ não, thì Bản
đồ Tư duy cho phép các ý tưởng được ghi lại rất nhanh
Sáng tạo. Bất cứ khi nào học sinh muốn khích lệ sự sáng tạo, Bản đồ
Tư duy sẽ giúp giải phóng cách suy diễn cổ điển theo phương thức ghi
chép sự kiện theo dòng, cho phép các ý tưởng mới được hình thành nhanh
chóng theo luồng tư duy xuất hiện.

Ph¹m ThÞ BÝch Ngäc

9

Tr−êng THPT Kho¸i Ch©u


S¸ng kiÕn kinh nghiÖm

N¨m häc: 2009-2010

b. Giới thiệu một số dạng Bản đồ Tư duy.

BẢN ĐỒ TƯ DUY - KIỂU 1

BẢN ĐỒ TƯ DUY - KIỂU 2
Ph¹m ThÞ BÝch Ngäc


10

Tr−êng THPT Kho¸i Ch©u


S¸ng kiÕn kinh nghiÖm

N¨m häc: 2009-2010

BẢN ĐỒ TƯ DUY - KIỂU 3

BẢN ĐỒ TƯ DUY - KIỂU 4
Ph¹m ThÞ BÝch Ngäc

11

Tr−êng THPT Kho¸i Ch©u


S¸ng kiÕn kinh nghiÖm

N¨m häc: 2009-2010

4. Hướng dẫn học sinh lập Bản đồ Tư duy môn lịch sử.
a. Một số hướng dẫn chung khi lập Bản đồ Tư duy.
- Bắt đầu từ trung tâm hình ảnh của chủ đề: từ đó học sinh tập trung
được vào chủ đề và hưng phấn tư duy hơn.
- Luôn sử dụng màu sắc: vì màu sắc có tác dụng kích thích não như
hình ảnh.

- Nối các nhánh chính (cấp1) đến hình ảnh trung tâm, nối các nhánh
cấp 2 đến các nhánh cấp 1, nối các nhánh cấp 3 đến các nhánh cấp
2…bằng các đường kẻ.
Các đường kẻ ở gần hình ảnh trung tâm thì càng được tô đậm hơn, dày
hơn. Khi học sinh nối các đường với nhau, bộ não làm việc bằng sự liên
tưởng, từ đó sẽ hiểu và nhớ nhiều kiến thức hơn.

BẢN ĐỒ TƯ DUY MINH HỌA

Ph¹m ThÞ BÝch Ngäc

12

Tr−êng THPT Kho¸i Ch©u


S¸ng kiÕn kinh nghiÖm

N¨m häc: 2009-2010

- Mỗi từ / hình ảnh / ý nên đứng độc lập và được nằm trên một
đường kẻ.
- Tạo ra một kiểu bản đồ cho riêng mình ( kiểu vẽ, màu sắc…)
- Nên dùng các đường kẻ cong ( hạn chế đường kẻ thẳng) vì các
đường cong được tổ chức rõ ràng sẽ thu hút được sự chú ý của mắt nhiều
hơn.
Bố trí thông tin đều quanh hình ảnh trung tâm.
b. Áp dụng lập Bản đồ Tư duy vào các dạng bài học lịch sử cụ thể.
Để hướng dẫn học sinh lập Bản đồ Tư duy môn lịch sử, giáo viên phải
xác định rõ các loại bài học lịch sử, trên cơ sở đó, giáo viên hướng dẫn

học sinh vận dụng các kiểu Bản đồ Tư duy có thể sử dụng cho dạng bài đó
là gì.
Môn lịch sử thường có 4 kiểu bài học chính là: bài cung cấp kiến thức
mới. Bài ôn tập, tổng kết, sơ kết. Bài kiểm tra kiến thức. Bài hỗn hợp.
Giáo viên căn cứ vào 4 loại bài học trên và căn cứ vào các kiểu Bản đồ
Tư duy, hướng dẫn học sinh lập Bản đồ Tư duy cho phù hợp. Cụ thể như
sau:
- Loại bài cung cấp kiến thức mới, áp dụng kiểu Bản đồ Tư duy 1 và 2.
- Ba loại bài học còn lại là, Baì sơ kết, tổng kết, ôn tập. Bài kiểm tra
kiến thức và bài hỗn hợp, áp dụng kiểu Bản đồ Tư duy 3 và 4.
B. THỰC TIỄN GIẢNG DẠY:
Áp dụng lập Bản đồ tư duy bài “Nước Mĩ”
1.

Giới thiệu về bài giảng.

a. Một số vấn đề chung của bài “Nước Mĩ”.
- Bài Nước Mĩ thuộc chương trình lớp 12, Ban cơ bản. Đây là dạng
bài cung cấp kiến thức mới. Mục đích làm giàu thêm cho học sinh những
kiến thức, kĩ năng, cảm xúc, tư duy lịch sử.

Ph¹m ThÞ BÝch Ngäc

13

Tr−êng THPT Kho¸i Ch©u


S¸ng kiÕn kinh nghiÖm


N¨m häc: 2009-2010

- Bài Nước Mĩ phải đạt mục tiêu sau đây:
• Về kiến thức:
Học sinh phải hiểu và trình bày được quá trình phát triển chung của
nước Mĩ (1945-2000).
Nhận thức được vai trò cường quốc hàng đầu của Mĩ trong đời sống
chính trị thế giới và quan hệ quốc tế.
Hiểu được những thành tựu cơ bản của Mĩ trong các lĩnh vực: kinh tế,
chính trị…
• Về kĩ năng:
Rèn luyện cho các em kĩ năng phân tích, tổng hợp để hiểu được thực
chất của các vấn đề của sự kiện.
• Về tư tưởng:
Tự hào về thắng lợi của nhân dân ta trước một đế quốc hùng mạnh.
Có một nhận thức khách quan và toàn diện hơn về nước Mĩ và con
người Mĩ.
- trong quá trình giảng bài, giáo viên chia lịch sử nước Mĩ thành 3
giai đoạn ( 1945-1973, 1973-1991, 1991-2000). Trong mỗi giai đoạn, đề
cập đến 3 vấn đề: chính sách đối nội, chính sách đối ngoại, sự phát triển
của kinh tế, khoa học kĩ thuật. Giáo viên nhấn mạnh những ý chính của
từng giai đoạn để học sinh khắc sâu sự kiên, ghi nhớ, tư duy tốt. Đó là cơ
sở chắc chắn nhất để học sinh hiểu được bài và tự lập được Bản đồ Tư
duy của bài học.
b. Học sinh nắm chuẩn kiến thức bài “Nước Mĩ”, để lập Sơ đồ Tư
duy.
- Mục 1: Nước Mĩ từ 1945-1973.
Về kinh tế: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nền inh tế Mĩ phát triển
mạnh mẽ: công nghiệp chiếm 56,5% thế giới. Nông nghiệp có sản lượng
bằng 2 lần các nước Anh, Pháp, Ý, Đức, Nhật cộng lại


Ph¹m ThÞ BÝch Ngäc

14

Tr−êng THPT Kho¸i Ch©u


Sáng kiến kinh nghiệm

Năm học: 2009-2010

V khoa hc k thut: M l ni khi u cho cỏch mng khoa hc k
thut th gii v t nhiu thnh tu nh: ch to cụng c lao ng mi,
vt liu mi, nng lng mi
V chớnh tr- xó hi: tri qua 5 i tng thng, chớnh sỏch i ni ca
m ch yu nhm ci thin tỡnh hỡnh xó hi.
V i ngoi: M trin khai chin kuwowcj ton cu nhm thc hin
tham vng lm bỏ ch th gii.
- Mc 2: Nc M t nm 1973- 1991.
V kinh t: T 1973-1982 kinh t M khng hong suy thoỏi kộo di.
Nm 1983 phc hi v phỏt trin nhng t trng gim.
V chớnh tr: Khụng n nh, nhiu v bờ bi.
V i ni, i ngoi: Tip tc trin khai chin lc ton cu. Chm
dt chin tranh lnh vi Liờn Xụ.
- Mc 3: Nc M t nm 1991-2000.
V kinh t: Suy thoỏi ngn nhng vn ng u th gii.
V khoa hc k thut: Tip tc phỏt trin, chim 1/3 s lng phỏt
minh ca th gii.
V chớnh tr, i ngoi: Tham vng lónh o th gii. Mun thit lp

trt t th gii n cc.
2. Giỏo viờn hng dn hc sinh lp Bn T duy bi Nc M .
a. Hng dn hc sinh ỏp dng kiu S T duy 2 .
b. Bn s t duy, phi t cỏc yờu cu sau:
- Da trờn s tip nhn kin thc cú chn lc ca bi hc hc sinh la
chn suy ngh, bit ghi nh thụng tin cn thit vo Bn T duy.
- Da vo nhng s kin c bn khụi phc li Nc M ( 19452000) trong Bn T duy.
- Hc sinh bit ohaan tớch, suy ngh, ghi nh cỏc s kin ó lp trong
Bn T duy Nc M.
c. Bn T duy Nc M

Phạm Thị Bích Ngọc

15

Trờng THPT Khoái Châu


S¸ng kiÕn kinh nghiÖm

Ph¹m ThÞ BÝch Ngäc

N¨m häc: 2009-2010

16

Tr−êng THPT Kho¸i Ch©u


S¸ng kiÕn kinh nghiÖm


N¨m häc: 2009-2010

C. KẾT LUẬN
1. Kết quả nghiên cứu.
- Áp dụng cụ thể vào 2 lớp 12a2 và 12a4 để kiểm nghiệm khả năng tư
duy, ghi nhớ, khái quát sự kiện của học sinh khi lập Bản đồ tư duy
nước Mĩ , cụ thể như sau:
Loại

Lớp 12A2(%)

Lớp 12A4(%)

Giỏi

5

10

Khá

35

50

Trung bình

50


35

Yếu

10

5

Kém

0

0

- Hai lớp được chọn đều có nhiều học sinh có ý thức học tốt các bộ môn,
trong đó lớp 12a2 có mặt bằng học sinh cao hơn 12a4. Ở lớp 12a4, tôi
đã cho học sinh lập Bản đồ Tư duy bài nước Mĩ. Còn lớp 12a2 , tôi để
các em học theo lối cũ. Qua bảng số liệu trên cho thấy, khả năng tư
duy, ghi nhớ của lớp được hướng dẫn lập Bản đồ Tư duy tốt hơn, lâu
hơn, đạt kết quả cao trong kiểm tra kiến thức.
2. Bài học của đề tài.
a. Việc ứng dụng lập Bản đồ tư duy trong việc hướng dẫn học sinh học
môn lịch sử nhằm đổi mới phương pháp dạy học của bộ môn. Qua kết quả
nghiên cứu của đề tài thầy rằng, học sinh lập được bản đồ Tư duy trong
học bộ môn lịch sử thì khả năng ghi nhớ, tư duy tốt hơn nắm sâu sắc sự
kiện hơn cách học truyền thống.
b. Một suy ngẫm từ lâu là tôi sẽ áp dụng Bản đồ Tư duy vào việc
hướng dẫn học sinh trong từng bài học cụ thể, giúp các em chuẩn hóa các
bản đồ tư duy đó, để học sinh không chán ghét, không quên các sự kiên


Ph¹m ThÞ BÝch Ngäc

17

Tr−êng THPT Kho¸i Ch©u


S¸ng kiÕn kinh nghiÖm

N¨m häc: 2009-2010

lịch sử. Đó là mong muốn của tôi, và đề tài sẽ còn được thực hiện trong
nhiều bài học lịch sử khác.
c. Trong phạm vi của đề tài nếu áp dụng được trong các bài học lịch sử
thì rất tốt. Nhưng khuôn khổ nghiên cứu còn có hạn, nên tôi chỉ dừng lại ở
một bài làm ví dụ, ở một kiểu bài đặc trưng nhất của môn học lịch sử - bài
cung cấp kiến thức mới - nước Mỹ.
d. Việc áp dụng Bản đồ Tư duy vào học môn lịch sử, được học sinh
hứng thú để học tập, ghi nhớ kiến thức môn học. Do vậy trong những năm
học sau, ở những bài học lịch sử khác sẽ hướng dẫn các em lập được
nhiều bản đồ tư duy hơn có hiệu quả, nâng cao chất lượng học tập của bộ
môn.

Ph¹m ThÞ BÝch Ngäc

18

Tr−êng THPT Kho¸i Ch©u



S¸ng kiÕn kinh nghiÖm

N¨m häc: 2009-2010

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Việc áp dụng Bản đồ tư duy vào việc phát triển tư duy học môn lịch sử
của tôi bước đầu có kết quả tốt, do vậy tôi có một số đề xuất sau đây:
- Giáo viên phải cung cấp cho học sinh kiến thức chuẩn. Học sinh phải
nắm chắc hệ thống kiến thức đã học trong khóa trình, thậm chí cả kiến thức liên
môn.
- Cần tránh việc làm hời hợt nông cạn, sai về phương pháp luận và
phương pháp dạy học lịch sử để giáo viên hướng dẫn, kiểm tra việc lập Bản đồ
tư duy của học sinh được tốt hơn.
- Thường xuyên trao đổi giữa các đồng nghiệp để rút kinh nghiệm khi
hướng dẫn học sinh lập bản đồ tư duy nhằm phát huy tính tích cực chủ động của
học sinh trong học tập bộ môn.
Đây là đề tài rộng, tôi mới áp dụng nên khó tránh khỏi những thiếu sót.
Rất mong được sự đóng góp của các bạn đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Ph¹m ThÞ BÝch Ngäc

19

Tr−êng THPT Kho¸i Ch©u


S¸ng kiÕn kinh nghiÖm

N¨m häc: 2009-2010


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU

1

I. Lý do chọn đề tài

1

II. Phương pháp nghiên cứu

2

III. Cấu trúc của đề tài

2

PHẦN NỘI DUNG

4

A.Lý thuyết

4

1. Quan niệm chung về hướng dẫn học sinh học tập, tư duy môn lịch

4


sử.
2. Lập Bản đồ Tư duy trong học tập môn lịch sử.

7

B. Thực tiễn giảng dạy

13

1. Giới thiệu về bài giảng “ Nước Mĩ ”

13

2. Giáo viên hướng dẫn học sinh lập Bản đồ tư duy bài “ Nước Mĩ ”
C.Kết luận

17

1. Kết quả nghiên cứu.

17

2. Bài học đề tài.

17

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

19


Ph¹m ThÞ BÝch Ngäc

20

Tr−êng THPT Kho¸i Ch©u


S¸ng kiÕn kinh nghiÖm

N¨m häc: 2009-2010

NHẬN XÉT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN

T/M TỔ CHUYÊN MÔN

NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NHÀ TRƯỜNG

T/M HỘI ĐỒNG KHOA HỌC

Ph¹m ThÞ BÝch Ngäc

21

Tr−êng THPT Kho¸i Ch©u


S¸ng kiÕn kinh nghiÖm

N¨m häc: 2009-2010


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Phương pháp dạy học môn lịch sử - Phan Ngọc Liên – Trần Văn Trị NXBGD, 2005.
2. Một số phần mềm: MindManager, FreeMind, ConceptDraw, MindMap,
Visual Mind, Axon Idea Processor, Inpiration,…

Ph¹m ThÞ BÝch Ngäc

22

Tr−êng THPT Kho¸i Ch©u



×