Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Tiểu luận môn nguyên lý kế toán kế toán quá trình mua hàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (257.47 KB, 11 trang )

Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội

KẾ TOÁN QUÁ TRÌNH MUA HÀNG
Môn học : Nguyên lý kế toán
Nhóm 4 : Hoàng Minh Vũ
Trần Thị Lan Hương
Lương Thị Hải Ngân
Vũ Thị Lụa
Đào Phương Thảo
Nguyễn Thị Mai Phương
Vũ Ngọc Dạ Thảo
Nguyễn Thị Thanh Hoài
Nguyễn Thị Minh Sang
Phạm Thị Hường

Giảng viên : Đỗ Kiều Oanh

1


Chương 8
Kế toán các quá trình kinh doanh chủ yếu
Khái quát chung:
Trong quá trình kinh doanh , vốn vận động biến đổi liên tục.
Để đánh giá hiệu quả toàn diện cả quá trình đòi hỏi những thông tin chi tiết.
Nên kế toán phải phân chia quá trình kinh doanh thành từng giai đoạn.
Nói chung quá trình kinh doanh có 2 giai đoạn: cung cấp và tiêu thụ, riêng ngành
sản xuất vật chất có thêm giai đoạn sản xuất.
1.
2.
3.



Kế toán quá trình thu mua vật tư, hàng hóa.
Kế toán quá trình sản xuất
Kế toán quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa và kết quả tiêu thụ.

KẾ TOÁN QUÁ TRÌNH MUA HÀNG

2


1. KHÁI NIỆM
Qúa trình thu mua vật tư, hàng hóa là quá trình vốn kinh doanh ở các đơn vụ từ hình thái
tiền tệ sang hình thái hiện vật. Quá trình này sẽ kết thúc khi doanh nghiệp đã thanh toán
xong toàn bộ tiền mua hàng và vật tư, hàng hóa đã được kiểm nhận để nhập kho hoặc
chuyển thẳng vào quá trình sản xuất, kinh doanh

2. QUY TRÌNH TỔ CHỨC QUÁ TRÌNH MUA HÀNG

3


3. NHIỆM VỤ CỦA KẾ TOÁN
- Phản ánh chính xác, đầy đủ, kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá
trình mua bán hàng hóa và tính giá vốn hàng mua, giá vốn hàng tồn kho, giá vốn
hàng bán và doanh số bán ra một cách đúng đắn phục vụ cho việc chỉ đạo kinh
doanh. Làm tốt công tác kiểm kê, bảo đảm an toàn hàng hóa trong kho.
- Xác định chính xác, đày đủ, kịp thời các loại doanh thu, chi phí và kết quả kinh
doanh của từng hoạt động và của toàn doanh nghiệp trong kỳ hạch toán.
- Cung cấp thông tin và lập báo cáo theo yêu cầu quản lý.
4. TÀI KHOẢN SỬ DỤNG

Tài khoản 111 - Tiền mặt
Tài khoản 112 - Tiền gửi ngân hàng
Tài khoản 151 - Hàng mua đang đi đường
Tài khoản 152 – Nguyên vật liệu
Tài khoản 153 – Công cụ, dụng cụ
Tài khoản 156 - Hàng hóa
Tài khoản 211 – TS cố định hữu hình
Tài khoản 213 – TS cố định vô hình
Tài khoản 331 - Phải trả người bán
Tài khoản 333 - Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
Tài khoản 521 - Chiết khấu thương mại
Tài khoản 611 đến 642
5. GHI CHÉP CÁC NGHIỆP VỤ MUA HÀNG.

4


* Khi mua hàng từ bên ngoài, hàng đã được kiểm nhận và nhập kho, căn cứ
vào giá mua, kế toán ghi:
Nợ TK “Nguyên vật liệu”: giá mua
Nợ TK “Công cụ, dụng cụ”: giá mua
Nợ TK “Hàng hoá”: giá mua
Nợ TK “Thuế GTGT được khấu trừ”: số thuế GTGT
Nợ TK “ Tài sản CĐHH”: giá mua
Nợ TK “Tài sản CĐVH”: giá mua
Có TK “Phải trả người bán”: nếu chưa trả tiền
Có TK “Tiền mặt”: nếu mua bằng tiền mặt
Có TK “Tiền gửi ngân hàng”: nếu mua bằng chuyển khoản

* Các chi phí, bốc dỡ… thực tế phát sinh trong quá trình thu mua được tính

vào giá thực tế của hàng nhập, kế toán ghi:
Nợ TK “Nguyên vật liệu”: chi phí thu mua
Nợ TK :Công cụ, dụng cụ”: chi phí thu mua
Nợ TK “Hàng hoá”: cho phí thu mua
Nợ TK “Tài sản CĐHH”: chi phí thu mua
Nợ TK “Tài sản CĐVH” chi phí thu mua
Có TK “Phải trả người bán”: nếu chưa trả tiền
Có TK “Tiền măt”: nếu chi bằng tiền mặt
Có TK “Tiền gửi ngân hàng”: nếu chi bằng chuyển khoản

5


* Khi thanh toán tiền hàng, vận chuyển cho người bán, người vận chuyển,
bốc dỡ, kế toán ghi:
Nợ TK “Phải trả người bán”: theo số tiền đã thanh toán
Có TK “Tiền mặt”: thanh toán bằng tiền mặt
Có TK “Tiền gửi ngân hàng”: thanh toán bằng chuyển khoản
Có TK “Vay ngắn hạn”: thanh toán bằng tiền vay..

* Khi hàng mua không nhập kho mà xuất thẳng cho sản xuất kinh doanh hoặc
hàng đã mua như đển cuối kì chưa có phiếu nhập thì kế toán ghi:
Nợ TK “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”: vật liệu sử dụng trực tiếp cho sản xuất
sản phẩm
Nợ TK “Chi Phí sản xuất chung”: vật liệu dung chung cho sản xuất
Nợ TK “Chi phí bán hàng”: vật liệu dùng cho bộ phận bán hàng
Nợ TK “Chi phí quản lí doanh nghiệp”: chi phí dành cho bộ phận quản lí chung
Nợ TK “Hàng mua đang đi trên đường”: nếu cuối tháng hàng vẫn chưa nhập kho
Có TK “Phải trả người bán”: nếu đã chấp nhận thanh toán
Có TK “ Tiền mặt”: nếu mua bằng tiền mặt

Có TK “Tiền gửi ngân hàng”: nếu mua bằng chuyển khoản.

* Khi mua hàng có chiết khấu thương mại :
Chiết khấu thương mại là khoản DN bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua
với số lượng lớn. Hàng hóa thương mại áp dụng hình thức chiết khấu thương mại
cho khách hàng thì trên GTGT ghi giá đã chiết khấu thương mại dành cho khách
hàng, thuế GTGT , tổng giá thanh toán đã có thuế GTGT.

6


- Trường hợp mua hàng số lượng lớn được hưởng chiết khấu thương mại , giá phản
ánh trên hóa đơn là giá đã giảm giá (đã khấu trừ chiết khấu thương mại)

Bên mua
Nợ TK : 156 : Giá mua hàng hóa đã giảm chưa VAT
Nợ TK : 1331 : Thuế GTGT được khấu trừ.
Có TK 111,112,331 : Tổng thanh toán
* Khi mua hàng bị thiếu hàng – thừa hàng
- Khi thiếu hàng :
Hàng về kho thiếu so với hóa đơn,kế toán hạch toán như sau :
+ Nợ 156 : số hàng thực tế nhập kho
+ Nợ 1381 : hàng thiếu chờ xử lý
+ Nợ 1331 : Số thuế GTGT được khấu trừ theo hóa đơn (số đủ)
+ Có tài khoản : 111, 112, 331
Kế toán kho sẽ phải liên hệ với bên bán để tìm nguyên nhân, các nguyên nhân gây
thiếu hàng bao gồm : Do bên bán, do bên mua, do vận chuyển.
Do bên bán :
Nếu do bên bán xuất thiếu hàng thì bên mua yêu cầu xuất nốt số hàng còn thiếu,
căn cứ vào phiếu nhập kho.

+ Nợ 156 : nhập số hàng còn thiếu
+ Có 1381 : số hàng thiếu
Nếu bên bán hết hàng để chuyển cho bên mua thì họ có thể trả lại tiền hoặc đối trừ
công nợ :
+ Nợ 111,112, 331
7


+ Có 1381 : Số hàng thiếu
+ Có 1331 : Thuế suất của số hàng thiếu.
Do vận chuyển
Nếu bên vận chuyển mua hàng bồi thường
+ Nợ 156 : Số hàng còn nhập kho nốt.
+ Có 1381 : Số hàng thiếu
Nếu bên vận chuyển bồi thường bằng tiền ;
+ Nợ 111,112, 1388
+ Có 1381: Số hàng thiếu
+ Có 1331 : thuế suất của số hàng thiếu
Nếu bên vận chuyển bồi thường cao hơn số hàng thiếu :
+ Nợ 111, 112, 1388
+ Có 711 : phần giá trị cao hơn giá trị của số hàng thiếu.
Nếu bồi thường thấp hơn giá trị số hàng thiếu ;
+ Nợ : 632/642 : Phần giá trị không được bồi thường (có thuế)
+ Có 1381 : Phần giá trị hàng thiếu không được bồi thường
+ Có 1331 : thuế suất của phần hàng thiếu

Do bên mua
- Trừ vào lương nhân viên vận chuyển, trông coi, bốc dỡ … hoặc yêu cầu bồi
thường bằng tiền :
+ Nợ 334 , 111,112

+ Có 1331, 1381
8


- Nhân viên đền hàng ;
+ Nợ 156
+ Có 1381
- Tính vào chi phí DN, không trừ lương hoặc bắt nv đền hàng.
+ Nợ 632/642
+ Có 1331,1381
-Khi thừa hàng :
Khi phát hiện thừa hàng kế toán phải lập biên bản và tìm nguyên nhân
Nếu do nhầm lẫn , cân đo hay lỗi khi ghi sổ, …. Thì điều chỉnh lại sổ kế toán.
Nếu chưa xác định được nguyên nhân chờ xử lý hạch toán :
Nợ 156 : Số hàng thừa
Có 3381 : Số hàng thừa chờ giải quyết
Xử lý hàng thừa :
+ Nếu trả lại hàng cho người bán :
Nợ 3381 : Số hàng thừa chờ giải quyết
Có 156 : Số hàng thừa
+Nếu không tìm được nguyên nhân :
Nợ 3381 : Số hàng thừa chờ giải quyết
Có 711 : Số hàng thừa

6. SƠ ĐỒ KẾ TOÁN
9


7. VD sách giáo trình của cô Nguyễn Thị Minh Tâm trang 191
Bổ sung 1 nghiệp vụ minh họa cho tình huống phát sinh là thiếu hàng hóa.NV 6:

Thu mua 1 lô nguyên vật liệu trị giá 3000, được đóng gói trong 500 kiện hàng, DN
đã thanh toán cho bên bán bằng tiền mặt. Khi hàng về kho, kế toán kho phát hiện
thiếu 10 kiện hàng. Kế toán kho làm việc lại với bên bán hàng và bên vận chuyển
thì phát hiện ra 10 kiện hàng này thất lạc trong quá trình vận chuyển. Bên vận
chuyển đề nghị mua đền số hàng trên.
Hàng về kho thiếu so với hóa đơn,kế toán hạch toán như sau :
+ Nợ 156 : số hàng thực tế nhập kho
+ Nợ 1381 : hàng thiếu chờ xử lý
+ Nợ 1331 : Số thuế GTGT được khấu trừ theo hóa đơn (số đủ)
+ Có tài khoản : 111, 112, 331
Nếu bên vận chuyển mua hàng bồi thường
+ Nợ 156 : Số hàng còn nhập kho nốt.+ Có 1381 : Số hàng thừa
10


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thị Minh Tâm (2003), Giáo trình nguyên lý kế toán, NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội
2. Bộ Tài chính (2014), Danh mục hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp,
Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính.
Các trang web:
/>
11



×