Tải bản đầy đủ (.pptx) (23 trang)

Thuyết trình môn nguyên lý kế toán nhứng vấn đề chung về sổ kế toán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.95 MB, 23 trang )

Thảo Luận môn Nguyên Lý
Kế Toán
Giảng viên:
1. Hoàng Mỹ Bình
2. Nguyễn Thảo


Trường ĐH Kinh tế và QTKD Thái Nguyên
Danh sách nhóm 1:
1.Nguyễn Văn Hoàng
2. Dương Thị Linh
3. Phạm Thùy Dung
4. Đặng Thị Ngân
5. Lê Thị Trang
6. Nguyễn Thị Trang
7. Hoàng Thị Trang
8.Nguyễn Thị Thủy
9. Ngô Thị Thêm
10. Nguyễn Thị Thanh Hường


1.

Phần I:
Trình bày những vấn đề chung về sổ kế toán
.

Thời điểm mở sổ kế toán:

.Sổ kế toán phải mở vào đầu kỳ kế toán năm.
.Đối với doanh nghiệp mới thành lập, sổ kế toán phải mở



từ ngày thành lập.

.Người đại diện theo pháp luật và kế toán trưởng của

doanh nghiệp có trách nhiệm ký duyệt các sổ kế toán ghi
bằng tay trước khi sử dụng, hoặc ký duyệt vào sổ kế toán
chính thức sau khi in ra từ máy vi tính.


 Thời điểm: đầu niên độ kế toán
 Số lượng: tùy theo nội dung kết cấu của hình thức sổ

mà đơn vị lựa chọn

 Đăng kí: với cơ quan thuế và tài chính
 Thời gian sử dụng: 365 ngày.( 1/1=> 31/12) ở Việt Nam
 Sổ phải có đủ các chữ kí cần thiết


2. Các nguyên tắc ghi sổ kế toán


Ghi, tác dụng của mỗi loại sổ theo quy định theo đúng nội dung
kết cấu



Số liệu ghi trên sổ phải ghi rõ căn cứ chứng từ của nghiệp vụ hoặc
ghi rõ nội dung số liệu chuyển sổ từ đầu




Số liệu ghi trên sổ phải rõ , sạch.. Liên tục, không được cách dòng
đẻ tránh các thông tin thên vào



Số tiền đc hi bằng mực xanh, số tiền âm( theo quy ướ là số tiền
điều chỉnh giảm) đc ghi bằng mực đổ hoặc đóng khung



Khi có sai sót phải tiến hành sửa chữa theo đúng quy định



Khi chuyển sổ mà chưa kết thúc niên độ cần ghi rõ “cộng mang
sang” ở trang trước và cộng trang trước ở trang sau


3. Thời điểm đóng sổ kế toán
 Khóa sổ kế toán thường đc thực hiện vào ngày cuối cùng

của niên độ kế toán giữa các kì báo cáo và xác định kết quả
trong một vài trường hợp, kế toán phải khóa sổ trong kì kế
toán để kết dư, kiểm tra số liệu

 Trước khi kháo sổ cần tiến hành ghi nốt các nghiệp vụ phát


sinh cần thực hiện bút toán điều chỉnh cần thiết, kiểm tra,
đối chiếu chiếu số liệu

 Khi khóa sổ, kế toán phải tiến hành cộng sổ
 Tính số dư trên tài khoản, kiểm tra độ chính xác của số liệu,

ghi bút toán, khóa sổ, chuyển cột số dư tài khoản


Phần II:
Các sai sót trong hạch toán kế toán
 Mỗi nghiệp vụ kế toán đều cần tới chứng từ được ghi chép và quản lý

cẩn thận dùng làm bằng chứng.
 Chứng từ kế toán là bằng chứng để chứng minh tính hợp pháp, hợp lý

của các nghiệp vụ phát sinh.
 Một sai sót dù rất nhỏ cũng có thể dẫn đến nhiều phiền phức về thời

gian, công sức, tài chánh để giải quyết vấn đề phát sinh.
 Trong quá trình ghi sổ kế toán có thể xảy ra những sai sót. Khi phát hiện

những sai sót này, dù ở thời điểm nào, thời kỳ nào kế toán cần phải áp
dụng các phương pháp sửa chữa sổ phù hợp với tình huống sai sót theo
những nguyên tắc thống nhất qui định và phải đảm bảo không được tẩy
xoá làm mờ, mất, hoặc làm không rõ ràng số cần sửa.


Các loại sai sót kế toán thường liên quan đến các vấn đề sau:


1.

Về tiền mặt

2. Về tiền gửi ngân hàng
3. Về đầu tư tài chính ngắn hạn
4. Về Các khoản thu của khách hàng
5. Phải thu khác
6. Hàng tồn kho
7. Phải trả khác
8. Nợ dài hạn
9. Nợ dài hạn đến hạn phải trả
10. Nhận kí quỹ, kí cược của khách hàng
11. Nguồn vốn kinh doanh
12. Các quỹ 414,413, 415, 451


Cụ
thể:
1. Hạch
toán nội dung không đúng tài khoản đối ứng
Ví dụ: Một số khoản chi phí do bỏ sót từ những năm
trước đơn vị đang hạch toán vào chi phí sản xuất kinh
doanh trong kỳ mà không theo dõi hạch toán trên Tài
khoản " chi phí khác" theo quy định: Hạch toán khoản tiền
gửi có kỳ hạn trên TK 112, hạch toán vốn cho vay ngắn hạn
Ngân hàng A trên TK 112, hạch toán khoản vay lấy lãi trên
TK 112
2. Hạch toán một số nghiệp vụ không có cơ sở hoặc không
kịp thời hoặc bị trùng 2 lần

3. Hạch toán thu tiền và chi trả tiền chưa kịp thời, không
đúng kì.


4. Lập phiếu thu không phù hợp với thời điểm thực tế thu tiền ví dụ:
+ Một số đơn vị lập phiếu thu và hạch toán trước khi thực thu tiền dẫn đến
số dư quỹ tiền mặt trên sổ kế toán chênh lệch so với kiểm kê thực tế tại thời
điểm kết thúc niên độ, nguyên nhân là do cuối tháng kế toán đã lập phiếu
thu và hạch toán doanh thu đối với khoản doanh thu thực hiện trong tháng
nhưng đến tháng sau các đơn vị cấp dưới mới nộp tiền về quỹ.
+ Kế toán đơn vị căn cứ vào Hóa đơn mua bán hàng của các bộ phận gửi
về để hạch toán khoản thu tiền của khách hàng, do đó không phản ánh chính
xác thời điểm chuyển tiền của các bộ phận


5. Lập phiếu chi và hạch toán được thực hiện sau khi đã chi tiền:
+ví dụ như: PC ngày 29/12/2012 trả tiền cho Công ty A từ ngày
25/12/2012 với số tiền 39.380.000đ (Biên bản thanh lý ngày 25/12/2012
nêu rõ Công ty A đã nhận đủ số tiền).. hoặc xuất quỹ tiền mặt nộp
Ngân hàng sau đó mới lập phiếu chi.
6. Quản lý thu chi tiền mặt không chặt chẽ như việc nộp tiền mặt về
quỹ không kịp thời theo quy định:
Ví dụ khi thu bưu điện phí của các đơn vị đều có quy định: “Định kỳ
hàng ngày, các đối tượng thuê thu có trách nhiệm đến phòng Kế toán
bưu điện huyện quyết toán hoá đơn và nộp đủ số tiền đã thu từ khách
hàng...”, tuy nhiên các đối tượng thuê thu không nộp tiền kịp thời về
bưu điện theo từng ngày.


7. Không mở sổ quỹ hoặc mở nhưng ghi chép không

đúng trình tự nhập, xuất quỹ nên sổ quỹ tiền mặt của
một số ngày còn có hiện tượng dư âm, hoặc khi có sự
chênh lệch giữa sổ kế toán và tiền mặt kiểm kê thực tế
rất khó phát hiện ra các nguyên nhân chênh lệch
8. Có hiện tượng chi khống hoặc hạch toán thiếu
nghiệp vụ thu chi phát sinh.
9.Chuyển tiền sai đối tượng hay người nhận không có
quan hệ kinh tế đối với đơn vị


10.Ghi nhận thiếu trong hệ thống tài khoản kế toán của đơn vị
số dư tiền gửi tại một số ngân hàng (phát hiện thông qua thủ
tục đối chiếu xác nhận số dư với Ngân hàng)
11. Tên người nhận trên ủy nhiệm chi và tên đối tượng công nợ
của các đơn vị không trùng nhau.
12. Một số đơn vị không tiến hành kiểm kê quỹ tiền mặt
13. Chưa hạch toán đầy đủ lãi tiền gửi ngân hàng hoặc hạch toán
lãi tiền gửi NH không khớp với sổ phụ NH.
14. Chưa thực hiện bảo mật và phân quyền trong chương trình
kế toán, nhiều đối tượng có thể vào đuợc chương trình dẫn đến
rủi ro trong quản lý.


Các phương pháp sửa chữa sai lầm trong kế toán
1. Phương pháp cải chính
2. Phương pháp ghi bổ sung
3. Phương pháp ghi số âm (phương pháp ghi đỏ)


1. Phương pháp cải chính (phương pháp gạch xóa hay đính chính )


Sai lầm
+ Sai lầm trong diễn giải nội dung
+ Sai lầm phát hiện ra sớm, không
ảnh hưởng đến số tổng cộng bằng
chữ

Sửa sai
Dùng mực đỏ gạch ngang chỗ ghi
sai, sau đó viết lại số đúng bằng
mực thường ở phía trên. Nếu sai
chỉ một chữ số thì cũng phải gạch
toàn bộ con số sai và viết lại con
số cho đúng. Người sửa và kế toán
trưởng cần ký xác nhận.


2. Phương pháp ghi bổ sung
Sai lầm
+ Ghi đúng về quan hệ đối ứng
tài khoản nhưng sai về số tiền
+ Số tiền đã ghi sổ ít hơn số
thực tế phát sinh hoặc bỏ sót
không cộng đủ số tiền trên
các chứng từ

Sửa sai
Dùng mực thường ghi thêm
một bút toán về đối ứng tài
khoản giống như bút toán đã

ghi. Với số tiền bằng chênh
lệch giữa số tiền đúng với số
tiền sai đã ghi.

Áp dụng: Trong các trường hợp ghi đúng về quan hệ đối ứng tài
khoản nhưng sai về số tiền, với số tiền đã ghi sổ ít hơn số tiền thực
tế phát sinh trong các NVKTTC hoặc bỏ sót không cộng đủ số tiền
trên các chứng từ


3. Phương pháp ghi số âm
 Điều kiện áp dụng
+ Ghi sai về đối ứng tài khoản
+ Số tiền đã ghi sai lớn hơn số tiền đúng
+ Trên cùng một chứng từ ghi trùng nhiều bút toán


 Phương pháp này dùng để điều chỉnh những sai sót bằng cách:

- Ghi lại bằng mực đỏ hoặc ghi trong ngoặc đơn bút toán đã ghi sai để
huỷ bút toán đã ghi sai.
- Ghi lại bút toán đúng bằng mực thường để thay thế.
 Phương pháp này áp dụng cho các trường hợp:

- Sai về quan hệ đối ứng giữa các tài khoản do định khoản sai đã ghi sổ
kế toán mà không thể sửa lại bằng phương pháp cải chính;
- Phát hiện ra sai sót sau khi đã nộp báo cáo tài chính cho cơ quan có
thẩm quyền



3. Phương pháp ghi số âm
Sửa sai
 Trường

hợp 1: Ghi sai về quan hệ đố ứng tài khoản: ghi lại một bút
toán giống như bút toán đã ghi sai, nhưng số tiền ghi bằng số âm để
huỷ bỏ bút toán đã ghi sai. Sau đó ghi lại bút toán đúng và cộng lại
Ví dụ Mua vật liệu 800.000đ chưa trả tiền, khi định khoản ghi như
sau:
Ghi sai: (1)
Nợ TK 331 : 800.000
Có TK 152 : 800.000
Sửa sai:
- Hủy bỏ bút toán ghi sai bằng bút toán âm:
(2) Nợ TK 331 : (800.000)
Có TK 152 : (800.000)
- Dùng mực thường ghi lại định khoản đúng:
(3)

Nợ TK 152

: 800.000


3. Phương pháp ghi số âm
Sửa sai
 Trường

hợp 2: Ghi số tiền sai lớn hơn số tiền đúng: ghi một định
khoản giống định khoản đã ghi số tiền sai với số tiền là số chênh lệch

giữa số ghi sai và số ghi đúng (ghi bằng mực đỏ hoặc để trong ngoặc
đơn)
Ví dụ trường hợp 2: Mua vật liệu 800.000đ chưa trả tiền, khi
định khoản ghi như sau:
Ghi sai: (1) Nợ TK 152 : 8.000.000
Có TK 331: 8.000.000
Sửa sai:
- Ghi thêm bút toán:
(2) Nợ TK 152 : (7.200.000)
Có TK 331 : (7.200.000)


3. Phương pháp ghi số âm
Sửa sai
 Trường hợp

3: Ghi trùng lặp nghiệp vụ kinh tế phát sinh, phương
pháp sửa sai là ghi thêm bút toán đã ghi trùng nhưng số tiền ghi bằng
số âm để hủy bỏ bút toán ghi trung lặp

Ví dụ trường hợp 3: Mua vật liệu bằng tiền mặt 3.000.000đ, kế toán
định khoản như sau:
Ghi lặp 2 lần: (1) Nợ TK 152 : 3.000.000
Có TK 111 : 3.000.000
(2) Nợ TK 152: 3.000.000
Có TK 111 : 3.000.000
Sửa sai:
(3) Nợ TK 152 : (3.000.000)
Có TK 111


: (3.000.000)


 *Một số lưu ý khi sửa chữa sai sót trong sổ kế toán:

- Trường hợp phát hiện sổ kế toán có ghi sai sót trước khi báo cáo tài
chính năm được nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì phải sửa
chữa trên sổ kế toán của năm đó.
- Trường hợp phát hiện sổ kế toán có sai sót sau khi báo cáo tài chính
năm đã nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì phải sửa chữa trên
sổ kế toán của năm đã phát hiện sai sót và ghi chú vào dụng cuối của sổ
kế toán năm có sai sót.
- Khi sửa sai bằng phương pháp bổ sung hay phương pháp ghi số âm
đều phải có chứng từ đính chính dẫn chứng số liệu và ngày tháng của
chứng từ đã ghi số sai, cần phải điều chỉnh và phải được kế toán trưởng
duyệt.
- Trong kế toán số âm có thể được biểu hiện viết bằng bằng mực thường
trong ngoặc đơn hoặc ghi bằng mực đỏ.


Cảm ơn cô giáo và các
bạn đã lắng nghe. :*



×