Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Đề tài Lập kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (243.38 KB, 18 trang )

I. MỞ ĐẦU
Nhờ đổi mới, Việt Nam nói chung và tỉnh Thanh Hóa nói riêng đã đạt được
những tiến bộ về kinh tế-xã hội rất quan trọng. Cuộc sống của người dân ngày một
nâng cao, nhu cầu mọi mặt của con người ngày càng tăng thêm. Những phương tiện
giao thông hiện đại như máy bay, ô tô, xe gắn máy... trở thành quen thuộc và cần thiết
trong đời sống của mỗi gia đình. Đồng thời, tăng trưởng kinh tế cao cũng làm cho nhu
cầu sử dụng các nguồn năng lượng, trước hết là xăng dầu tăng nhanh.
Đi đôi với đó là khả năng sự cố tràn dầu ngày càng dễ xảy ra với nhiều hình thức
phức tạp. Công tác bảo vệ môi trường đã trở thành mối quan tâm của tỉnh và đặc biệt
là trú trọng đến sự cố tràn dầu trên các cửa hàng bán xăng dầu . Vì vậy Xây dựng kế
hoạch ứng phó sự cố tràn dầu nhằm nâng cấp và bổ sung hoàn thiện phương án hiện
hữu. Bố trí nhân lực, phương tiện, thiết bị kỹ thuật chuyên dùng và xây dựng quy trình
phù hợp, để sẵn sàng phòng ngừa - ứng phó, khắc phục sự cố tràn dầu. Xây dựng lực
lượng chuyên nghiệp, đào tạo huấn luyện diễn tập thành thạo, ứng phó kịp thời, hiệu
quả mọi trường hợp xảy ra sự cố. Trong các trường hợp sự cố tràn dầu phải tổ chức
ứng phó kịp thời, khắc phục nhằm hạn chế đến mức thấp nhất ô nhiễm môi trường do
sự cố tràn dầu gây ra. Thu gom hiện trường và giải quyết sau sự cố tràn dầu nhằm
đảm bảo vệ sinh môi trường.
Nhận thấy được mục đích của kế hoạch, sau khi nhận được công văn của UBND huyện
Thiệu Hóa, “Cửa hàng xăng dầu Hòa Thuận” đã phối hợp cùng với Đoàn Mỏ - Địa chất
Thanh Hóa tiến hành “lập kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu”.
Cơ sở pháp lý.
- Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014, ban hành ngày 23/06/2014 và có hiệu lực
thi hành từ ngày 01/01/2015;
- Căn cứ Quyết định số 02/2013/QĐ-TTg ngày 14/01/2013 của Thủ tướng chính
phủ về việc ban hành Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu;
- Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của chính phủ quy
định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 03/2015/NĐ-CP ngày 06/01/2015 của Chính phủ quy định về xác
định thiệt hại đối với môi trường.
- Quyết định số 63/2014/QĐ-TTg ngày 11/11/2014 của Thủ tướng Chính phủ về


việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 02/2013/QĐ-TTg ngày 14/01/2013
của Chính phủ ban hành quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu.
- Thông tư số 36/2015/TT-BNTMT ngày 30/6/2015 của Bộ TN&MT quy định về
quản lý chất thải nguy hại;
- Căn cứ quyết định số 172/QĐ-UB ngày 23/5/2014 Chủ tịch Ủy ban Quốc gia
tìm kiếm cứu nạn về việc phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu tỉnh Thanh Hóa;

1


- Căn cứ quyết định số: 4487/2014/QĐ-UBND ngày 15 tháng 12 năm 2014 của
Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Thanh Hóa về việc ban hành Quy định về việc lập, thẩm định,
phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa;
- Căn cứ hướng dẫn số: 01/HD-STNMT ngày 20 tháng 1 năm 2015 của Sở Tài
Nguyên và Môi Trường Thanh Hóa về việc Hướng dẫn lập kế hoạch ứng phó sự cố
tràn dầu cho các đối tượng kinh doanh vận chuyển xăng dầu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa;

II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU.
1. Đăc điểm điều kiện tự nhiên.
1.1. Vị trí địa lý.
Cửa hàng xăng dầu Hòa Thuận của Doanh nghiệp tư nhân Hòa Thuận được xây
dựng trên khu đất có diện tích: 1.250m 2 tại thôn Minh Đức, xã Thiệu Long, huyện
Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Thuộc quyền sở hữu hợp pháp của ông Lê Văn Hòa, bà
Đỗ Thị Hiền và ông Lê Văn Hiền. Khu đất có ranh giới tiếp giáp như sau:
- Phía Bắc giáp gia đình ông Tương
- Phía Đông giáp hồ của thôn;
- Phía Tây giáp quốc lộ 45;
- Phía Nam giáp gia đình ông Sơn.
Khu vực lập hồ sơ được giới hạn bởi các điểm góc có vị trí, tọa độ (theo hệ tọa
độ VN2000, kinh tuyến gốc 1050, múi chiếu 30) sau:


Bảng 2.1. Toạ độ các điểm góc giới hạn.
Tọa độ VN 2000
(Kinh tuyến trục 105000’, múi chiếu 30)
X(m)
Y(m)

Điểm góc

Khu vực cửa hàng kinh
doanh xăng dầu có diện
tích: S= 1.250m2

1
2

0570.984
0570.992

2203 605
2203 627

3

0570.969

2203 628

4


0570.962

2203 604

(Bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng của cơ sở được để ở phần phụ lục)
1.2. Khí tượng thủy văn.
Cửa hàng xăng dầu Hòa Thuận của Doanh nghiệp tư nhân Hòa Thuận tại Km
56+500, Quốc lộ 45 thôn Minh Đức, xã Thiệu Long, huyện Thiệu Hóa nằm trong vùng khí
hậu nhiệt đới gió mùa vùng đồng bằng tỉnh Thanh Hóa. Theo số liệu thống kê của
Trạm khí tượng nông nghiệp Yên Định, các thông số khí tượng chủ yếu trong vùng như sau:
a. Nhiệt độ.
Tổng nhiệt độ năm 2014 là: 284,90C,
Mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3, nhiệt độ trung bình 18,60C.
Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình 27,30C.
2


Bảng2.2. Nhiệt độ không khí bình quân đo tại trạm khí tượng nông nghiệp Yên Định.
Tháng

1

2

3

4

5


6

7

8

9

10

11

12

Năm 2013

16,2 20,2 23,0 24,3 28,2

28,9

28,0

28,2 26,4

24,7

22,0

15,3


Năm 2014

16,7 17,3 19,8 24,6 28,0

29,4

28,4

27,9 27,7

25,6

22,6

16,9

(Nguồn:Trạm khí tượng nông nghiệp Yên Định)
b. Độ ẩm không khí.
Độ ẩm không khí là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá
trình lan truyền và chuyển hóa các chất ô nhiễm. Theo thống kê năm 2014 độ ẩm bình
quân năm 88,8%; độ ẩm trung bình tháng cao nhất 90%, độ ẩm trung bình tháng thấp
80%. Độ ẩm không khí biến đổi theo mùa nhưng sự chênh lệch độ ẩm giữa các mùa
không lớn. Mùa khô: độ ẩm tương đối giảm nhưng không đáng kể; mùa mưa: độ ẩm
tương đối trung bình không cao lắm.
Bảng 2.3. Độ ẩm không khí trung bình đo tại trạm khí tượng nông nghiệp Yên Định (%).
Tháng

01

02


3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Năm
2013

85

89

89


89

84

81

90

89

88

82

86

81

Năm
2014

85

90

96

95

87


87

91

91

90

86

88

80

(Nguồn:Trạm khí tượng nông nghiệp Yên Định)
c. Lượng mưa. Mưa là một trong những yếu tố quan trọng làm thanh lọc các
chất ô nhiễm trong không khí và pha loãng các chất ô nhiễm trong nước, vì vậy mức
độ ô nhiễm vào mùa mưa thường thấp hơn mùa khô.
Lượng mưa bình quân năm 2014 là 1.585 mm; mùa mưa kéo dài trong 06 tháng
từ tháng 5 đến tháng 10. Tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 7: 372,5 mm; Tháng có
lượng mưa nhỏ nhất là tháng 1: 1,5mm; Số ngày mưa trung bình trong năm 137 ngày.
Bảng 2.4: Lượng mưa bình quân đo tại trạm khí tượng nông nghiệp Yên Định (mm)
Tháng

01

02

3


4

5

6

Năm 2013

7,0

13,5

35,0

28,4

141,6

172,2

Năm 2014

1,5

11,4

56,6

164


193,5

215,9

7

8

9

10

11

12

407,4 360,6 341,6 189,8

32,6

10,4

372,5 319,2 152,1

13,8

25,8

58,7


(Nguồn:Trạm khí tượng nông nghiệp Yên Định)
Từ khi cửa hàng xăng dầu đi vào hoạt động đến nay trong phạm vi cửa hàng và
vùng lân cận chưa xảy ra tình trạng ngập lụt.
d. Nắng và bức xạ.

3


Tổng số giờ nắng trung bình trong năm 2014 là 1.436,5 giờ; Số giờ nắng nhiều
nhất trong tháng là tháng 9 tổng số 180,4 giờ; Số giờ nắng ít nhất trong tháng là tháng
3 tổng số 22,8 giờ; thời gian nắng trung bình trong ngày: 3,5 giờ.
Bảng 2.5. Số giờ nắng bình quân đo tại trạm khí tượng nông nghiệp Yên Định.
Thán
01
g
Năm
24,1
2013
Năm
133,4
2014

02

3

4

5


6

7

8

9

10

11

12

58,0

80,0

110,5

191,4

185,1

150,8

153,9

99,8


155,5

50,0

159,7

32,9

22,8

39,0

220,0

160,7

172,0

130,9

180,4

161,1

104,
8

78,5


(Nguồn:Trạm khí tượng nông nghiệp Yên Định)
e. Sương.
Sương mù: Thường xuất hiện trong mùa đông và mùa xuân. Số ngày có sương
mù trong năm tập trung vào các tháng 11 và 12, từ 6 - 8 ngày, sương mù xuất hiện làm
tăng độ ẩm không khí và đất.
Sương muối: Những năm rét nhiều, sương muối xuất hiện vào tháng 1 và tháng 2
gây ảnh hưởng tới sản xuất, tuy nhiên mức độ gây hại không lớn.
f. Gió, bão.
- Gió: Hàng năm ở khu vực này vẫn chịu ảnh hưởng của hai loại gió mùa:
+ Mùa đông: Gió mùa Đông Bắc thường rét, khô và hanh, xuất hiện từ tháng 9
đến tháng 3 năm sau.
+ Mùa hè: Có gió mùa Đông Nam từ tháng 4 đến tháng 8 mang hơi nước từ biển
vào, thường có mưa.
Ngoài ra, trong mùa này còn có gió Tây Nam (dân gian thường gọi là gió Lào)
xuất hiện vào tháng 5 đến tháng 7 gây ra tình trạng nóng và khô hạn. Gió này thường
kéo dài từ 15 - 20 ngày chia làm nhiều đợt trung bình mỗi đợt từ 2 -3 ngày, dài hơn là
6 - 7 ngày gây ảnh hưởng rất nhiều đến sản xuất và đời sống dân cư.
Hướng gió thịnh hành nhất vẫn là Đông và Đông Nam, tốc độ trung bình 1,1 m/s,
lớn nhất là 20 m/s.
- Bão: thường đổ bộ từ biển vào từ tháng 7 đến tháng 10, tốc độ gió cấp 8 - 9 cá
biệt có thể tới cấp 11 - 12 kèm theo mưa to, gây thiệt hại về tài sản, tác hại đến cây
trồng, vật nuôi...
(Nguồn: Trạm khí tượng nông nghiệp Yên Định)

1.3. Đặc điểm thủy văn.
Chế độ thủy văn khu vực cửa hàng xăng dầu theo chế độ thủy văn của lưu vực
sông Chu, theo số liệu trạm thủy văn Giàng đo được như sau:
- Mùa cạn: Từ tháng XII năm trước đến tháng V năm sau, mực nước nhỏ nhất
năm thường xuất hiện tromg tháng IV và tháng V, mùa cạn thường có lũ tiểu mãn
vào cuối tháng IV hoặc đầu tháng V. Năm 2014 mực nước nhỏ nhất xuất hiện vào

trung tuần tháng IV và thấp hơn so với trung bình nhiều năm, trị số mực nước nhỏ
nhất năm đo được là Hmin= 213 cm ngày 12 tháng 4.
4


- Mùa lũ từ tháng VI đến tháng XI, lũ lớn thường xuất hiện vào các tháng
7;8;9 và thường là lũ kép. Năm 2014 lũ xuất hiện sớm và thuộc dạng lũ nhỏ so với
các năm trước đây, trận lũ lớn nhất xuất hiện từ ngày 29 đến ngày 02 tháng 9, mực
nước đỉnh lũ đo được là Hmax= 800 cm ngày 30 tháng 8.

2. Tính chất, quy mô đặc điểm kinh tế của cơ sở.
2.1. Quy trình, quy mô kinh doanh của cơ sở.
- Căn cứ theo “bản vẽ tổng mặt bằng” dự án xây dựng cửa hàng xăng dầu Hòa
Thuận đã được chủ tịch UBND huyện Thiệu Hóa xác nhận bao gồm các hạng mục
công trình: Một mái che cột bơm; Phòng giao dịch; Cụm bể ngầm (01 bể 25m 3 và 1 bể
mỗi bể 25m3); Bể nước + bể cát PCCC; Kho chứa; Phòng bảo vệ; 02 cột bơm (02 cột
xăng và 01 cột dầu);...
- Sơ đồ quy trình kinh doanh:

Xăng, dầu nhập
về cửa hàng

Dung tích 2 bể:
- 01 bể xăng: 25m3/bể
- 01 bể dầu: 25m3/bể

Xuất bán

- Công suất bán hàng:
+ Xăng xuất bán bình quân: 20m3/tháng = 240 m3/năm.

+ Dầu xuất bán bình quân: 25m3/tháng = 300m3/năm.
- Cửa hàng kinh doanh chủ yếu là: Dầu DO; Xăng Mogas 92.
+ Bể chứa dầu với dung tích chứa khoảng 25m 3/bể tương đương với 20,5 tấn/bể
(với tỷ trọng của dầu DO là 0,82tấn/m3);
+ Bể chứa xăng với dung tích chứa khoảng 25m 3/bể x 01bể tương đương với
18,25 tấn/bể (với tỷ trọng của xăng là 0,73 tấn/m3);
Vậy tổng dung tích bể chứa của cây xăng là: 38,75tấn
=> Cửa hàng thuộc loại cây xăng cấp 4.

2.2. Đặc điểm kinh tế của cơ sở.
Cửa hàng kinh doanh xăng dầu Hòa Thuận tại thôn Minh Đức, xã Thiệu Long,
huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa được cấp phép hoạt động kinh doanh xăng dầu theo
giấy phép kinh doanh số: 2601000489 cấp ngày 18 tháng 5 năm 2006 với các ngành
nghề chủ yếu:
- Kinh doanh xăng, dầu;
- Bán buôn tổng hợp;
Vốn điều lệ: 1.000.000.000 đồng;
Với tổng số CBCNV làm việc tại cửa hàng xăng dầu là 4 người;
Trong đó:
- Quản lý cửa hàng đồng thời là chủ Doanh nghiệp:
5

01 người;


- Nhân viên bán hàng: 02 người;
- Kế toán: 1 người
=> Đây cũng chính là lực lượng chính tham gia ƯPSCTD của cơ sở.

3. Lực lượng và phương tiện tham gia ứng phó sự cố tràn dầu hiện có của cơ sở.

3.1. Lực lượng tham gia ứng phó sự cố tràn dầu của cơ sở.
Với tổng lượng xăng dầu (giả định) tràn ra môi trường tối đa tương ứng là: 38,75
tấn xăng dầu, trang thiết bị phù hợp để ứng phó sự cố.
a. Nguồn nhân lực của cơ sở.
Nguồn nhân lực của cửa hàng bao gồm 04 người, luôn có mặt thường trực phục
vụ cho công tác nhập, xuất hàng và bảo quản hàng hóa. Đây cũng là nhân lực sẽ tham
gia ứng phó nếu xảy ra sự cố tràn dầu.
- Quản lý cửa hàng đồng thời là chủ Doanh nghiệp: 01 người;
- Nhân viên bán hàng: 02 người;
- Kế toán: 1 người
b. Nguồn nhân lực bên ngoài.
- Nguồn nhân lực của xã Thiệu Long: UBND xã Thiệu Long; Công an, lực lượng
dân quân tự vệ, lực lượng đoàn viên.
- Nguồn nhân lực huyện Thiệu Hóa: UBND huyện; Công an; Phòng tài nguyên
Môi trường; Phòng nông nghiệp; PCCC.
- Nguồn nhân lực tỉnh Thanh Hóa: Văn phòng thường trực ban chỉ đạo ƯPSCTD
tỉnh Thanh Hóa; Phòng cảnh sát PCCC khu vực số 5; Sở TNMT tỉnh Thanh Hóa.
3.2. Phương tiện tham gia ứng phó sự cố tràn dầu của cơ sở.
a. Trang thiết bị hiện có của cơ sở.
- Các trang thiết bị:
+ Xẻng, xô, cát và thùng đựng chất thải nguy hại;
+ Bể chứa nước 2m3 và bể cát khoảng 2m3;
- Hệ thống thông tin liên lạc:
+ Điện thoại cố định tại cửa hàng và phòng làm việc của cơ sở.
- Trang thiết bị phòng hộ:
Trang bị quần áo bảo hộ lao động cho tất cả cán bộ công nhân viên làm việc tại Cửa
hàng, 4 bộ quần áo chống cháy, mặt nạ phòng độc, đèn pin phòng nổ,…
- Hệ thống, phương tiện PCCC: Toàn bộ hệ thống chữa cháy của Cửa hàng thiết
kế liên hoàn, được cơ quan Phòng cảnh sát PCCC & CNCH công an tỉnh Thanh Hóa
cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện PCCC.


Bảng 2.6: Trang thiết bị PCCC.
STT
1

Phương tiện chữa cháy
Máy bơm chữa cháy P = 22KW. H=80m; Q=60m3/h
6

Đơn vị

Số lượng

Cái

01


2
3
4
5
6
7

Giàn phun nước làm mát bể chứa
Bình bột chữa cháy MFT 35
Bình khí chữa cháy CO2 (MT3)
Chăn chiên chữa cháy
Bể nước chữa cháy

Máy phát điện công suất 150KWA

Giàn
Bình
Bình
Cái
m3
Cái

01
04
14
04
03
01

b. Kế hoạch dự kiến mua sắm phương tiện và trang thiết bị.

Bảng 2.7: Trang thiết bị dự kiến mua sắm.
STT
1
2
3
4
5
6
7
8

Trang thiết bị mua sắm

Thùng chứa có bánh xe
Tấm thấm dầu
Bột thấm dầu Kleen Sweep
Gối thấm dầu
Cuộn thấm dầu
Chổi quét dầu
Máy bơm hút dầu
Phao quây thấm dầu trên mặ
nền xi măng

Số lượng
2 Cái
10 tấm
3 bao
2 cái
1 cuộn
2 cái
1 cái
10 m

Ghi chú
100 lít/Cái
Kích thước: 40x50cm
10kg/bao
Kích thước: 20cm x 25cm
Kích thước: 50m x 40cm x 2mmm
Mới
Loại công suất 50m3/giờ
Mới


Các trang thiết bị dự kiến mua sắm sẽ được Doanh nghiệp hoàn thiện trước
ngày 30/12/2015.
4. Biện pháp phòng ngừa chủ yếu.
+ CBCNV nắm bắt cơ bản các tình huống có thể xảy ra tại cơ sở để có biện pháp
phòng ngừa.
+ Hàng năm cơ sở sẽ cử CBCNV đi tập huấn ứng phó sự cố.
+ Kiểm tra định kỳ các máy móc, van, đường ống, bể chứa, cột bơm dầu đảm bảo
an toàn mới được phép chứa xăng dầu đồng thời thay thế các thiết bị cũ hoặc đã xuống cấp.
+ Hằng năm, trước mùa mưa bảo Cửa hàng phải đo, kiểm tra điện trở tiếp đất
của hệ thống chống sét tại cửa hàng.
+ Kiểm tra định kỳ các phương tiện, trang thiết bị để khắc phục sự cố tràn dầu.
+ Có phương án cụ thể để phòng ngừa và khắc phục sự cố tràn dầu.
5. Nguyên tắc chung giải quyết sự cố tràn dầu.
5.1. Thông tin báo cáo.
Khi có sự cố tràn dầu xảy ra, người phát hiện ra sự cố tràn dầu

nhanh chóng

thông báo cho cửa hàng trưởng đồng thời là chủ Doanh nghiệp, trường hợp tràn dầu trên
phạm vi quy mô lớn thì Chủ doanh nghiệp báo ngay cho cơ quan quản lý nhà nước nơi
gần nhất như: UBND huyện, Phòng tài nguyên môi trường huyện, UBND xã, Công an,
lực lượng Cảnh sát PCCC,... tùy theo tính chất, quy mô mà chủ cơ sở báo cáo về
(UBND tỉnh Thanh Hóa, Văn phòng ban Chỉ đạo ƯPSCTD tỉnh Thanh Hóa, Sở tài
nguyên và Môi trường Thanh Hóa).
7


- Đến đơn vị xã Thiệu Long:
+ UBND xã Thiệu Long. (số điện thoại: 0373.816.047)
+ Lực lượng công an xã Thiệu Long. (số điện thoại: 0373.816.982)

- Đến đơn vị huyện Thiệu Hóa:
+ Lực lượng PCCC chuyên nghiệp - Công an huyện Thiệu Hóa
(số điện thoại: 0373.842.094).
+ Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thiệu Hóa.
(số điện thoại:0373.842.080 )
+ Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Thiệu Hóa.
(số điện thoại:0373.842.073 )
+ UBND huyện Thiệu Hóa. (số điện thoại: 0373.842.070 )
- Đến đơn vị tỉnh Thanh Hóa:
+ UBND tỉnh Thanh Hóa. (số điện thoại:0373.852.246 )
+ Văn phòng Ban Chỉ Đạo ƯPSCTD tỉnh Thanh Hóa.
(số điện thoại: 0373.856.389)
+ Sở tài nguyên và Môi trường Thanh Hóa. (số điện thoại: 0376.256.157)
5.2. Triển khai lực lượng ứng phó sự cố tràn dầu.
a. Công tác chỉ huy, chỉ đạo.
- Khi có sự cố tràn dầu xảy ra Cửa hàng trưởng đồng thời là chủ Doanh nghiệp
có trách nhiệm chỉ huy, tổ chức triển khai lực lượng phương tiện tại chỗ của đơn vị để
ứng phó sự cố theo phương án giả định.
- Trường hợp Chủ doanh nghiệp đi vắng khi có sự cố tràn dầu xảy ra thì các nhân
viên có mặt tại cửa hàng thông báo nhanh cho chủ doanh nghiệp biết đồng thời thực
hiện theo các bước đã được diễn tập và chờ chủ Doanh nghiệp về thông báo nhanh tình
hình và nội dung đã triển khai để trực tiếp chỉ huy xử lý sự cố.
b. Triển khai lực lượng tham gia phối hợp.
* Trường hợp dầu tràn trên phạm vi quy mô lớn thì Chủ doanh nghiệp báo ngay
cho cơ quan quản lý nhà nước nơi gần nhất như: UBND huyện, Phòng tài nguyên môi
trường huyện, UBND xã, Công an, lực lượng Cảnh sát PCCC,... tùy theo tính chất, quy
mô mà chủ cơ sở báo cáo về (UBND tỉnh, Văn phòng Ban Chỉ Đạo ƯPSCTD tỉnh
Thanh Hóa, Sở tài nguyên và Môi trường Thanh Hóa).
- Đến đơn vị xã Thiệu Long:
+ UBND xã Thiệu Long. (số điện thoại: 0373.816.047)

+ Lực lượng công an xã Thiệu Long. (số điện thoại: 0373.816.982)
- Đến đơn vị huyện Thiệu Hóa:
+ Lực lượng PCCC chuyên nghiệp - Công an huyện Thiệu Hóa
8


(số điện thoại: 0373.842.094).
+ Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thiệu Hóa.
(số điện thoại:0373.842.080 )
+ Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Thiệu Hóa.
(số điện thoại:0373.842.073 )
+ UBND huyện Thiệu Hóa. (số điện thoại: 0373.842.070 )
- Đến đơn vị tỉnh Thanh Hóa:
+ UBND tỉnh Thanh Hóa. (số điện thoại:0373.852.246 )
+ Văn phòng Ban Chỉ Đạo ƯPSCTD tỉnh Thanh Hóa. (số điện thoại:
0373.856.389)
+ Sở tài nguyên và Môi trường Thanh Hóa. (số điện thoại: 0376.256.157)
5.3. Thứ tự các bước xử lý sự cố.
- Tại cửa hàng: Người phát hiện có sự cố tràn dầu ngay lập tức thông báo cho cửa
hàng trưởng đồng thời là chủ Doanh nghiệp.
- Khi nhận được thông báo thì chủ Doanh nghiệp xuống hiện trường và phân tích
tình hình nếu thấy mức độ, quy mô tràn dầu năm ngoài tầm kiểm soát của cửa hàng thì
chủ Doanh nghiệp phải báo ngay cho cơ quan quản lý nhà nước nơi gần nhất như:
UBND huyện, Phòng tài nguyên môi trường huyện, UBND xã, Công an, lực lượng
Cảnh sát PCCC,... tùy theo tính chất, quy mô mà chủ cơ sở báo cáo về (UBND tỉnh, Văn
phòng ban Chỉ đạo ƯPSCTD tỉnh Thanh Hóa, Sở tài nguyên và Môi trường Thanh
Hóa).
- Chủ doanh nghiệp đồng thời là trường ban chỉ đạo ƯPSCTD của cửa hàng có
trách nhiệm:
+ Tổ chức chỉ huy, lực lượng phương tiện để triển khai ứng phó kịp thời.

+ Chịu trách nhiệm chỉ huy hiện trường, khắc phục hậu quả sự cố.
+ Tập hợp các nhân viên để rút kinh nghiệm sau sự cố.
6. Các khu vực và nguyên nhân gây tràn dầu.
6.1. Khu vực có khả năng gây tràn dầu.
- Khu vực nhập xăng dầu từ ô tô xi téc vào bể.
- Tại khu vực bể chứa và các đường ống dẫn xăng dầu.
- Tại khu vực cột bơm xuất bán xăng dầu.
6.2. Nguyên nhân gây tràn dầu.
a. Nguyên nhân chủ quan.
- Do sự bất cẩn trong công tác bơm dầu từ xe tra nạp vào bể chứa bị tràn ra ngoài.
- Quá trình bơm xuất bán cho khách hàng bị rơi vãi xuống đất hoặc bất cẩn của
nhân viên bán hàng khi bơm đầy và tràn ra ngoài.
9


- Công tác kiểm tra, bảo dưỡng bể, đường ống công nghệ chưa thường xuyên.
b. Nguyên nhân khách quan.
- Vỡ các đường ống dẫn dầu, hoặc vỡ téc do bị xuống cấp.
- Do thiên tai như: lũ lụt, bão, động đất,… gây ra làm vỡ đường ống dẫn dầu, vỡ
bồn chứa hoặc xăng dầu tràn lên từ miệng bể khi nước dâng lên.
7. Dự kiến tình huống và phương án ứng phó sự cố tràn dầu.
7.1. Tình huống 1:
Giả định: Khi xe ô tô xi téc đang nhập xăng dầu vào bể chứa xăng dầu của cửa
hàng thì bị bục ống mềm khiến dầu tràn xuống sân bê tông chỗ nhập xăng dầu.
+ Thời điểm xảy ra vào ban ngày.
+ Khối lượng: Dầu tràn ra ngoài khoảng 10m3 loang trên sân bãi Cửa hàng.
+ Hướng gió: Về mùa đông, gió cấp 4 thổi theo hướng Tây Bắc.
+ Hoạt động sản xuất, kinh doanh: Tại thời điểm này các hoạt động tại cửa hàng
diễn ra bình thường.
- Phương án ứng phó sự cố:

Bước 1: Xử lý ban đầu.
+ Bảo vệ tài sản, hiện trường nơi xảy ra sự cố đồng thời triển khai phương án
PCCC tại chỗ.
+ Lập tức nhân viên bán hàng dừng ngay việc nhập hàng và bán hàng phối hợp
với lái xe xi téc nhanh chóng đóng chặt van đồng thời thông báo sự cố cho chủ Doanh
nghiệp.
+ Khi đã đóng chặt van thì nhân viên bằng mọi biện pháp ngăn không cho dầu
lan rộng ra môi trường.
+ Chủ doanh nghiệp thu thập thông tin, phân tích tình hình và triển khai nhanh
chóng kế hoạch ứng phó, đồng thời thông báo sự cố đến lực lượng Cảnh sát PCCC và
đến các cấp, các nghành có liên quan biết và theo dõi.
Bước 2: Triển khai phương án.
+ Chủ doanh nghiệp huy động lực lượng, phương tiện để sẵn sàng ứng phó sự cố
tràn dầu.
+ Dùng phao quây dầu ngăn không cho dầu lan rộng ra môi trường sau đó dùng
máy bơm hút dầu vào thùng phuy của cơ sở.
+ Sau đã khi hút phần dầu loang trên mặt sân thì phần dầu loang bám trên mặt bê
tông sẽ được xử lý bằng bột thấm và giấy thấm dầu.
+ Phần bột thấm dắc trên nền dầu loang sẽ dùng chổi quét dầu thu gom cho vào
thùng chứa riêng còn các giấy thấm dầu sẽ cho vào các thùng chứa riêng để chờ đơn vị
có chức năng xử lý.
10


7.2. Tình huống 2:
Giả định: Khi nhân viên đang bán xăng dầu cho khách thì bị bục ống mềm khiến
dầu tràn ra khu vực sân bê tông của cửa hàng.
+ Thời điểm xảy ra vào ban ngày.
+ Khối lượng: Khi bị bục ống mềm thì nhân viên trực tiếp bán hàng phát hiện
nhanh chóng đóng tất cả các van liên đến hệ thống, ước lượng dầu tràn ra khoảng 1 tấn.

+ Hướng gió: Về mùa hè, gió cấp 3 thổi theo hướng Đông Nam.
+ Hoạt động sản xuất, kinh doanh: Tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh tại
cửa hàng vẫn diễn ra bình thường.
- Phương án ứng phó sự cố:
Bước 1: Xử lý ban đầu.
+ Bảo vệ tài sản, hiện trường nơi xảy ra sự cố đồng thời triển khai phương án
PCCC tại chỗ.
+ Nhân viên bán hàng phát hiện sự cố lập tức dừng ngay việc bán hàng và nhanh
chóng đóng chặt tất cả các van liên quan đồng thời thông báo cho Cửa hàng trưởng tức
chủ Doanh nghiệp biết.
+ Khi đã đóng chặt van thì nhân viên bán hàng nhanh chóng bằng mọi biện pháp
hạn chế dầu chảy tràn ra môi trường.
+ Chủ doanh nghiệp thu thập thông tin, phân tích tình hình và triển khai nhanh
chóng kế hoạch ứng phó, đồng thời thông báo đến lực lượng Cảnh sát PCCC và đến
các cấp, các nghành có liên quan biết và theo dõi.
Bước 2: Triển khai phương án.
+ Chủ doanh nghiệp huy động lực lượng, phương tiện để sẵn sàng ứng phó sự cố
tràn dầu.
+ Dùng phao quây ngăn không cho dầu lan rộng ra môi trường sau đó dùng máy
bơm hút dầu vào thùng Phuy của cửa hàng.
+ Sau đã khi hút phần dầu loang trên mặt sân thì phần dầu loang bám trên mặt bê
tông sẽ được xử lý bằng bột thấm và giấy thấm dầu.
+ Phần bột thấm dắc trên nền dầu loang sẽ dùng chổi quét dầu thu gom cho vào
thùng chứa riêng còn các giấy thấm dầu sẽ cho vào các thùng chứa riêng để đơn có
chức năng xử lý.
7.3. Tình huống 3:
Giả định: Mưa bảo lớn sấm sét làm vỡ bể chứa xăng dầu khiến dầu tràn ra khu
vực cửa hàng và khu vực đất nông nghiệp phía Bắc cửa hàng.
+ Thời điểm xảy ra vào ban ngày, trời đang mưa và cửa hàng đang mất điện.
+ Khối lượng: Dầu tràn ra ngoài khoảng 25 tấn.

11


+ Hướng gió: Về mùa hè, gió cấp 6 thổi theo hướng Đông Nam.
+ Hoạt động sản xuất, kinh doanh: Thời điểm này hoạt động xuất, nhập xăng dầu
của cửa hàng đang tạm ngừng.
- Phương án ứng phó sự cố:
Bước 1: Xử lý ban đầu.
+ Bảo vệ tài sản, hiện trường nơi xảy ra sự cố đồng thời triển khai phương án
PCCC tại chỗ.
+ Người phát hiện sự cố trên lập tức báo cáo nhanh cho chủ Doanh nghiệp biết
đồng thời dùng phao quây ngăn không cho dầu lan rộng ra môi trường.
+ Chủ doanh nghiệp thu thập thông tin, phân tích tình hình và triển khai nhanh
chóng kế hoạch ứng phó, đồng thời báo ngay cho Cảnh sát PCCC và UBND tỉnh, văn
phòng ban chỉ đạo ƯPSCTD tỉnh, Sở tài nguyên và Môi trường Thanh Hóa. UBND tỉnh
chỉ đạo đơn vị có chức năng phối hợp với doanh nghiệp triển khai ƯPSCTD.
Bước 2: Triển khai phương án.
+ Chủ doanh nghiệp chỉ đạo nhân viên dùng phao quây dầu ngăn không cho dầu
lan rộng ra môi trường.
+ UBND tỉnh chỉ đạo đơn vị có chức năng đến phối hợp với Doanh nghiệp triển
khai ƯPSCTD.
8. Thu gom hiện trường.
8.1. Thu gom, phân loại rác thải, dầu thu hồi tại hiện trường.
Khi sự cố xảy ra lượng dầu tràn được thu gom tại hiện trường bao gồm dầu, nước
lẫn dầu, rác lẫn dầu, đất lẫn dầu và vật ứng phó nhiễm dầu. Các dầu loại được thu hồi
này sẽ phân loại chứa trong các thùng có nắp đậy riêng biệt của cửa hàng và được để
nơi cao ráo, thông thoáng, có mái che, đánh ký hiệu loại dầu, tránh tình trạng dầu
vương xuống đất.
8.2. Phương án quản lý chất thải tại hiện trường.
+ Loại xăng dầu sạch sẽ được bơm trở lại bể để tiếp tục bán cho khách hàng.

+ Các loại nước nhiễm dầu, rác nhiễm dầu, đất nhiễm dầu sẽ được phân loại cho
vào các thùng chứa riêng biệt có nắp đậy và được để nơi khô ráo, an toàn. Trước khi
chứa vào các thùng này phải kiểm tra sự chắc chắn của các thùng tránh trường hợp bục vỡ.
+ Khi vận chuyển dầu thu gom không được để cho dầu rơi vãi, gây ô nhiễm môi trường.
9. Giải quyết sự cố.
9.1. Các tài liệu cần thiết liên quan:
Doanh nghiệp tư nhân Thành Thủy chủ trì lập các biên bản sau:
- Biên bản xác định thời gian, địa điểm, tóm tắt diễn biến sự cố và nhận định ban
đầu về nguyên nhân sự cố.
12


- Biên bản xác định số lượng dầu, loại dầu thất thoát và phạm vi ảnh hưởng.
- Biên bản mô tả tóm tắt về các công việc đã triển khai ứng cứu sự cố.
- Biên bản xác định đã hoàn thành ứng cứu sự cố, làm sạch môi trường và lượng
dầu thu hồi.
(Sau khi được UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch ƯPSCTD, Doanh nghiệp sẽ ký hợp
đồng với đơn vị có chức năng để xử lý chất thải nguy hại).
9.2. Giải quyết hậu quả do sự cố gây ra.
a. Công tác bồi thường.
Doanh nghiệp chúng tôi cam kết đảm bảo về tài chính thực hiện việc bồi thường
sau sự cố tràn dầu gây ra:
- Căn cứ pháp lý cơ bản để bồi thường thiệt hại về môi trường gây ra do sự cố
tràn dầu.
- Chi phí cho ứng cứu sự cố, như ngăn dầu, san dầu, gom dầu, xử lý dầu cặn, làm
sạch môi trường v.v...
- Bồi thường thiệt hại về kinh tế cho các tổ chức, cá nhân bị thiệt hại trực tiếp do sự
cố xảy ra (đối với việc nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản, hay các hoạt động sản xuất nông
nghiệp khác, v.v...).
- Bồi thường cho việc khôi phục môi trường bị suy thoái hoặc huỷ hoại do ô nhiễm.

- Chi phí cho công tác khảo sát, lập căn cứ để đánh giá thiệt hại về kinh tế và môi trường.
- Đảm bảo chi trả cho đơn vị hoặc cá nhân khi tham gia ƯPSCTD cho cơ sở.
b. Thủ tục và hồ sơ pháp lý bồi thường.
- Kinh phí giải quyết bồi thường thiệt hại do Đơn vị gây sự cố chi trả. Các khoản
bồi thường thiệt hại gồm: tính mạng, sức khỏe con người, tài sản của nhà nước và
nhân dân; huỷ hoại tài nguyên, môi sinh, môi trường; điều động lực lượng, phương
tiện, thiết bị để ứng phó sự cố tràn dầu; khảo sát, đánh giá, xác định thiệt hại, giải
quyết các thủ tục bồi thường thiệt hại và khắc phục hậu quả.
- Doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện đầy đủ, kịp thời trách nhiệm bồi thường
thiệt hại theo đúng quy định của pháp luật.
c. Về trang thiết bị ứng phó sự cố.
Kiểm tra trang thiết bị vật tư tham gia khắc phục sự cố. Sửa chữa, bổ sung đầy đủ
các trang thiết bị đã hư hỏng để đảm bảo cho các nhiệm vụ tiếp theo.
10. Đào tạo diễn tập về ứng phó sự cố tràn dầu.
10.1. Đào tạo diễn tập.
- Đào tạo: Để thực hiện tốt công tác ƯPSCTD hàng năm Doanh nghiệp cử
CBCNV tham gia các khóa đào tạo nâng cao về kỹ năng ƯPSCTD. Đơn vị đào tạo có
thể là trung tâm ƯPSCTD khu vực hay các đơn vị dịch vụ khác có chuyên môn. Các
13


chương trình đạo tạo và tập huấn phải hội tụ đầy đủ các kỹ năng về ƯPSCTD để nâng
cao kiến thức cũng như thực hành cho CBCNV tham gia khóa tập huấn.
Hàng năm Doanh nghiệp sẽ quán triệt 100% việc tổ chức lớp tập huấn cho
CBCNV của cửa hàng về ƯPSCTD, cũng như phương án PCCC.
- Diễn tập: Sau khi kế hoạch ƯPSCTD được UBND tỉnh phê duyệt thì Cửa hàng
xăng dầu chúng tôi sẽ quán triệt học tập đến tất cả CBCNV bán hàng để triển khai theo
tình huống giả định của kế hoạch ƯPSCTD.
- Thời gian diễn tập định kỳ cùng với thực tập phương án PCCC hàng năm.


Danh sách các cán bộ - nhân viên sẽ được đi đào tạo, tập huấn của cơ sở.
STT

HỌ VÀ TÊN

CHỨC VỤ

SỐ ĐIỆN THOẠI

1

Lê Xuân Hiền

Chủ Doanh nghiệp

0977.923.487

2

Đỗ Thị Hiền

Nhân viên bán hàng

01655.401.457

3

Lê Xuân Thành

Nhân viên bán hàng


0166.809.135

4

Lê Thị Hải

Kế toán

0919.652.412

10.2. Cập nhật, triển khai kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu vào báo cáo.
- Cập nhật kế hoạch: Để kế hoạch được hoàn chỉnh và phù hợp với thực tế thì
hàng năm CHXD sẽ cập nhật kế hoạch ƯPSCTD cho phù hợp: cụ thể rà soát, thống kê
các phương tiện, thiết bị phục vụ công tác ƯPSCTD của CHXD và tình trạng sử dụng:
số điện thoại của CBCNV bán hàng và các cơ quan liên quan liện lạc trong trường hợp
xảy ra sự cố tràn dầu.
- Triển khai và thực hiện kế hoạch: Sau khi kế hoạch ƯPSCTD của cửa hàng đã
được UBND tỉnh phê duyệt thì Doanh nghiệp sẽ thực hiện:
+ Tuyên truyền, giáo dục cho CBCNV của cửa hàng nâng cao nhận thức, ý thức
và trách nhiệm phòng ngừa SCTD.
+ Trang bị Phương tiện, thiết bị để chủ động phục vụ cho công tác ƯPSCTD theo
kế hoạch đã được phê duyệt.
+ Chỉ đạo chủ động duy trì phối hợp các lực lượng tham gia ƯPSCTD khi có sự
cố xảy ra.
+ Gửi tới tất cả các đơn vị có trách nhiệm hỗ trợ trong việc ƯPSCTD được biết
và có kế hoạch phối hợp, nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong việc tổ chức ứng cứu, khắc
phúc khi có sự cố tràn dầu xảy ra.
Dự toán kinh phí đào tạo, ứng cứu và mua sắm trang thiết bị
* Kinh phí dự tính mua sắm trang thiết bị là: 7.000.000 đồng.

* Kinh phí cử cán bộ đi tập huấn 04 người là 5.000.000 đồng/ năm
14


* Kinh phí ứng cứu khi có sự cố ( dự tính ): 6.000.000 đồng
* Kinh phí thuê xử lý chất thải thu gom dự kiến: 5.000.000 đồng.
Tổng kinh phí dự tính: 23.000.000 đồng
Bằng chữ: ( Hai mươi ba triệu đồng chẵn).

15


MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU........................................................................................................................1

Cơ sở pháp lý.........................................................................................................1
II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU.........................................2

1. Đăc điểm điều kiện tự nhiên...............................................................................2
1.1. Vị trí địa lý......................................................................................................2
1.2. Khí tượng thủy văn..........................................................................................2
1.3. Đặc điểm thủy văn...........................................................................................4
2. Tính chất, quy mô đặc điểm kinh tế của cơ sở.....................................................5
2.1. Quy trình, quy mô kinh doanh của cơ sở..........................................................5
2.2. Đặc điểm kinh tế của cơ sở..............................................................................5
3. Lực lượng và phương tiện tham gia ứng phó sự cố tràn dầu hiện có của cơ sở. . .6
3.1. Lực lượng tham gia ứng phó sự cố tràn dầu của cơ sở......................................6
3.2. Phương tiện tham gia ứng phó sự cố tràn dầu của cơ sở...................................6
4. Biện pháp phòng ngừa chủ yếu. ........................................................................7
5. Nguyên tắc chung giải quyết sự cố tràn dầu........................................................7

5.1. Thông tin báo cáo............................................................................................7
5.2. Triển khai lực lượng ứng phó sự cố tràn dầu....................................................8
a. Công tác chỉ huy, chỉ đạo....................................................................................8
b. Triển khai lực lượng tham gia phối hợp. ............................................................8
5.3. Thứ tự các bước xử lý sự cố.............................................................................9
6. Các khu vực và nguyên nhân gây tràn dầu..........................................................9
6.1. Khu vực có khả năng gây tràn dầu...................................................................9
6.2. Nguyên nhân gây tràn dầu. .............................................................................9
7. Dự kiến tình huống và phương án ứng phó sự cố tràn dầu.................................10
7.1. Tình huống 1:................................................................................................10
7.2. Tình huống 2: ...............................................................................................11
7.3. Tình huống 3: ..............................................................................................11
8. Thu gom hiện trường........................................................................................12
8.1. Thu gom, phân loại rác thải, dầu thu hồi tại hiện trường.................................12
8.2. Phương án quản lý chất thải tại hiện trường...................................................12
9. Giải quyết sự cố................................................................................................12
9.1. Các tài liệu cần thiết liên quan:......................................................................12
9.2. Giải quyết hậu quả do sự cố gây ra.................................................................13
Kiểm tra trang thiết bị vật tư tham gia khắc phục sự cố. Sửa chữa, bổ sung đầy đủ
các trang thiết bị đã hư hỏng để đảm bảo cho các nhiệm vụ tiếp theo....................13
10. Đào tạo diễn tập về ứng phó sự cố tràn dầu.....................................................13
10.1. Đào tạo diễn tập...........................................................................................13
16


10.2. Cập nhật, triển khai kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu vào báo cáo...............14
Dự toán kinh phí đào tạo, ứng cứu và mua sắm trang thiết bị................................14

17



PHỤ LỤC

18



×