Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Tiểu luận môn kế toán quản trị tính giá dựa trên vòng đời sản phẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.15 KB, 13 trang )

1

Lời mở đầu
Kế toán quản trị là một lĩnh vực kế toán được thiết kế nhằm thỏa mãn nhu cầu thông tin
của nhà quản trị và các bộ phận khác, trong đó, kế toán quản trị chi phí là một bộ phận
cung cấp cho nhà quản lý về thông tin kế toán quản trị chi phí để hoạch định, kiểm soát,
tổ chức thực hiện và quan trọng hơn là đưa ra các quyết định về chiến lược tài chính cho
đơn vị, tổ chức.
Hiện nay, việc quản lý các chi phí phát sinh trong đơn vị sao cho hiệu quả luôn là mối
quan tâm hàng đầu, bởi lợi nhuận thu được nhiều hay ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của
những chi phí phát sinh, vì vậy nắm rõ được từng loại chi phí giúp doanh nghiệp quản lý
tốt và có những quyết định chính xác, nhanh chóng trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Các chi phí liên quan đến quá trình ra quyết định rất đa dạng, nhiều loại nhưng nhóm
chọn nghiên cứu về Tính giá dựa trên vòng đời sản phẩm (chi phí chu kỳ sống của sản
phẩm).
Do thời gian và kiến thức có hạn cùng những điều kiện khách quan, bài làm của nhóm
không tránh khỏi những thiếu sót. Mong nhận được góp ý, đánh giá chân thành của thầy
và các nhóm để bài nhóm được hoàn thiện hơn.


2

1. CHI PHÍ CHU KỲ SỐNG:
1.1. Chu kỳ sống của thiết bị gồm 6 giai đoạn:
a. Ý tưởng: đây là giai đoạn mà ý tưởng được đưa ra. Trong thực tế chưa có điều
b.
c.

d.

e.



f.

gì được thực hiện trong giai đoạn này
Yêu cầu kỹ thuật: Đây là giai đoạn mà mọi thứ có từ giai đoạn ý tưởng được
ghi lên giấy để mô tả các đặc tính kỹ thuật.
Thiết kế: Đây là giai đoạn thiết bị được thiết kế phù hợp với đặc tính kỹ thuật.
Tất cả các bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp và bản vẽ thiết kế được hình thành trong
giai đoạn này
Chế tạo: Phù hợp với các đặc tính kỹ thuật và các bản vẽ thiết kế. Tiếp theo là
giai đoạn chọn mua. Điều quan trọng là xem xét chất lượng thiết bị từ quan
điểm bảo trì. Thiết bị cần có giá rẻ nhưng đòi hỏi quan trọng hơn là khả năng
bảo trì. Có thể mua thiết bị với giá đắt hơn nhưng phải đảm bảo các yêu cầu
tối thiểu về bảo trì. Từ đó hình thành khái niệm cơ bản về chi phí chu kỳ sống.
Vận hành: Đây là giai đoạn của người sử dụng. Thiết bị được sử dụng và bảo
trì cho đến hết tuổi thọ của nó. Tuổi thọ có thể là tuổi thọ kỹ thuật hay tuổi thọ
kinh tế. Khi hết thời hạn về mặt kỹ thuật thì thiết bị sẽ hư hỏng và không thể
sử dụng được nữa. Khi hết thời hạn về mặt kinh tế thì thiết bị vẫn còn hoạt
động được nhưng cần được sửa chữa,thay thế vì không mang lại hiệu quả hoạt
động kinh tế.
Ngừng hoạt động: Đây là giai đoạn thiết bị không còn hoạt động được nữa. Có
hai trường hợp xảy ra:
- Thiết bị sẽ bị loại bỏ.
- Thiết bị được phục hồi.
Ý tưởng

Yêu cầu kỹ thật

Phục hồi


Ngừng hoạt động
Loại bỏ

Sơ đồ các giai đoạn chu kỳ sống củathiết bị
Chi phí để thực hiện một thay đổi nào đó được phân bổ như sau:
GIAI ĐOẠN

CHI PHÍ

Thiết kế

Chế tạo

Vận hành bảo trì


3

1
2
3
4
5

Không đáng kể
Cao hơn 1 lần
Cao hơn 10 lần
Cao hơn 100 lần
Cao hơn 1.000 lần


Trong nhiều trường hợp có thể những thiết bị giá rẻ nhưng sẽ phát sinh nhiều
vấn đề hơn, và làm cho các chi phí cao hơn vì vậy sẽ tốn kém nhiều chi phí
hơn là những thiết bị giá đắt. Để tránh mua nhầm thiết bị người ta sử dụng
khái niệm chi phí chu kỳ sống để mua thiết bị mới hoặc phụ tùng thay thế cho
công ty.
1.2. Chi phí chu kỳ sống(LCC):

Chi phí chu kỳ sống là toàn bộ chi phí mà khách hàng(người mua, người sử dụng)
phải trả trong toàn bộ thời gian sử dụng sản phẩm.
Chi phí chu kỳ sống bao gồm một số chi phí đầu tư ban đầu(Giá mua thiết bị, Được
đo lường từ các chi phí do người sản xuất bỏ ra), chi phí vận hành, chi phí bảo trì, chi
phí thanh lý (chi phí của người sử dụng) và một số chi phí khác(Chi phí xã hội).Ở đây
ta thấy có chi phí xã hội vì, tất cả hoạt động sản xuất và tiêu dung sản phẩm đều có
ảnh hưởng và tiêu hao tài ngyên của xã hội.
Từ các giai đoạn của chu kỳ sống ta có thể thấy rằng, mỗi giai đoạn gắn liền với một
đối tượng cụ thể và tiêu tốn một lượng chi phí nhất định.Ta có thể tóm tắt lại như sau:

Giai đoạn
Thiết kế
Sản xuất

Sử dụng

Chi phí của nhà sản
xuất
- Điều tra thị
trường
- Phát triển dự án
- Vật liệu
- Năng lượng

- Các phương tiện
kỹ thuật
- Tiền lương
- Vân chuyển
- Lưu trữ
- Các chất thải

Chi phí của người
sử dụng

Chi phí xã hội

- Nước
- Không khí
- Sức khỏe người dân

- Vận chuyển
- Lưu trữ
- Năng lượng

- Nước
- Không khí
- Sức khỏe người dân


4
- Hư hỏng
- Dịch vụ bảo hành

Loại bỏ/ tái sử

dụng

- Nguyên vật liệu
- Sửa chữa

Chi phí sử lí/ tái
sử dụng

- Nước
- Không khí
- Sức khỏe người dân

2. Đường cong dạng bồn tắm và lợi nhuận chu kỳ sống
2.1. Đường cong dạng bồn tắm
Chi phí

Giai đoạn chạy rà

Giai đoạn hoạt động ổn định

Giai đoạn mài mòn mãnh liệt

Chu kỳ sống(LCC)

100% chi phí

Đường cong dạng bồn tắm mô tả chi phí của thiết bị trong chu kỳ sống của nó (từ khi
vận hành đến khi thanh lý).Ở giai đoạn vận hành chi phí tương đối cao bởi các hoạt
động chạy rà.Sau đó thì chi phí giảm xuống và ổn định. Trước khi đến thời điểm loại
bỏ thì chi phí lại gia tăng do các chi phí phả sinh khi sắp hết hạn sử dụng. Mức của

đường nằm ngang trong biểu đồ dạng bồn tắm phục thuộc rất lớn vào sự thành công
của quá trình mua thiết bị. Thiết bị chất lượng thấp thì mức chi phí cao và ngược lại.


5

2.2. Lợi nhuận chu kỳ sống:

Khi mua thiết bị mới điều cần quan tâm là tổng chi phí chu kỳ sống lẫn tổng thu nhập
chu kỳ sống. Tuy nhiên điều cần quan tâm không phải là tổng chi phí chu kỳ sống hay
tổng thu nhập chu kỳ sống mà là khoản cách giữa chúng, tức là lợi nhuận chu kỳ
sống.

Thu nhập chu kỳ sống

100% thời gian sử dụng.

Lợi nhuận chu kỳ sống

Thu nhập

Chi phí/thu nhập

Chi phí


6
Chu lỳ sống LCC

Dựa vào hình trên cho biết nếu muốn thiết bị được bảo trì dễ dàng và đạt được chỉ số

khả năng sẵn sang cao thì có thể phải mua với giá đắt. Tuy nhiên trong thời gian hao
mòn của thiết bị nếu chưa tìm được thiết bị cùng loại có chất lương tốt hơn thì chưa
cần thiết phải thay mới thiết bị sớm.Bởi vì khi thay thế các thiết bị chất lượng kém
hơn lúc đầu sẽ phát sinh thêm chi phí vận hành và chi phí bảo trì cho thời gian sống
của thiết bị cũng cao hơn.
3. Ý nghĩa của việc sử dụng LCC và ứng dụng của LCC
Tính giá chi phí vòng đời hỗ trợ các nhà quản trị trong việc giảm thiểu tổng chi phí
trên toàn bộ vòng đời của sản phẩm hay dịch vụ. Nó mang lại sự tập trung vào các
hoạt động bắt đầu kinh doanh ( nghiên cứu, phát triển và kỹ thuật) và các hoạt động
đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng ( tiếp thị, phân phối…,) cũng như hoạt động
sản xuất và các quá trình hoạt đông khác. Đặc biệt, việc tính giá vòng đời sẽ đem lại
sự đánh giá cẩn thận về những ảnh hưởng của chi phí thiết kế dựa trên những chi phí
đưa sản phẩm tiếp cận người tiêu dùng.
LCC cho phép các nhà quản trị tài chính hiểu được khi nào dự án hòa vốn, cũng
như các chi phí dự toán và lợi nhuận trong suốt vòng đời của một sản phẩm hay dịch
vụ. Do đó, họ có thể ước tính vòng đời của dự án. Nhờ vào LCC, các nhà quản trị có
thể tránh ước tính sai hoặc bỏ qua một khoản chi phí lớn nào đó.

3.1. LCC thường dùng để:
- Lãnh đạo của doanh nghiệp sản xuất công nghiệp: để so sánh, ra quyết định chọn

mua thiết bị nào có chi phí chu kỳ sống thấp nhất


7

Nhà chế tạo thiết bị: cải thiện thiết bị nhằm đạt chi phí chu kỳ sống thấp nhất có
thể được và nhờ vậy được khách hàng lựa chọn.
- Phòng bảo trì: nâng cao hiệu quả công tác bảo trì, giảm thời gian ngừng máy, giảm
thiệt hại do ngừng máy và giảm chi phí chu kỳ sống đến mức tối thiểu.

3.2. Lý do sử dụng LCC:
-

- So sánh lựa chọn các sản phẩm.
- Cải tiến chất lượng sản phẩm.
- Điều chỉnh lại tổ chức bảo trì cho phù hợp.
- So sánh các dự án đang cạnh tranh.
- Chuẩn bị các kế hoạch ngân sách dài hạn.
- Kiểm tra các dự án đang thực hiện.
- Hỗ trợ thay thế các thiết bị.
4. Tính toán chi phí chu kỳ sống

Chi phí chu kỳ sống có thể được tính bằng công thức sau:
LCC = CI + NY * (CO + CM + CS)
Trong đó: LCC: chi phí chu kỳ sống
CI: Chi phí đầu tư
NY: số năm tính toán
CO: chi phí vận hành máy mỗi năm
CM: chi phí bảo trì mỗi năm
CS: chi phí do ngừng máy mỗi năm
Tính toán LCC được thực hiện để so sánh và lựa chọn các giải pháp khác nhau về mặt
hiệu quả kinh tế toàn bộ trong giai đoạn lập dự án hoặc mua sắm.
Khó khăn nhất trong quá trình tính toán là tìm đúng dữ liệu để đưa vào công thức. Có
một số phương án để tìm ra dữ liệu thích hợp cho thiết bị cần mua. Cách thông thường
nhất là dùng kinh nghiệm đã có trước đây trong công tác bảo trì và sản xuất ở nhà máy để
mua thiết bị hay phụ tùng và tính toán LCC. Người mua cũng có thể sử dụng thông tin và


8


dữ liệu thu thập được từ thiết bị đang có trong các công ty khác. Điều quan trọng là cần
có mối quan hệ tốt với người bán để được cung cấp những dữ liệu quan trọng cho quá
trình tính toán.Cần phải có những quy định trong hợp đồng mua bán là người bán phải có
trách nhiệm cung cấp dữ liệu cần thiết để người mua tính toán LCC.
Đôi khi có thể khó nhận được dữ liệu từ các nhà cung cấp nhưng nếu chúng ta không yêu
cầu họ, chúng ta sẽ không bao giờ nhận được dữ liệu để tính toán.
*Chi phí đầu tư CI:
CI = CIM + CIB + CIE + CIR + CIV + CID +CIT
Trong đó:
khiển

CIM: chi phí đầu tư cho thiết bị sản xuất, máy móc, thiết bị điện và điều
CIB: chi phí đầu tư cho xậy dựng và hệ thống giao thông
CIE: chi phí đầu từ cho lắp đặt hệ thống điện
CIR: chi phí đầu tư cho phụ tùng thay thế
CIV: chi phí đầu tư cho tài liệu kỹ thuật
CIT: chi phí đầu tư cho đầu tạo, huấn luyện

*Chi phí vận hành năm CO
CO = COP + COE + COM +COF + COT
Trong đó: CO: chi phí vận hành năm
COP: chi phí công lao động cho người vận hành
COE: chi phí năng lượng
COM: chi phí nguyên vật liệu
COF: chi phí vận chuyển
COT: chi phí đào tạo thường xuyên người vận hành
*Chi phí bảo trì hàng năm CM
CM = CMP + CMM + CPP + CPM + CRP + CRM + CMT
Trong đó: CM: chi phí bảo trì hàng năm



9

CMP: chi phí lao động cho bảo trì phục hồi
CMM: chi phí vật tư, phụ tùng cho bảo trì phục hồi
CPP: chi phí công lao động cho bảo trì phòng ngừa
CPM: chi phí vật tư, thiết bị cho bảo trì phòng ngừa
CRP: chi phí công lao động cho tân trang
CRM: chi phí vật tư cho tân trang
CMT: chi phí cho đào tạo thường xuyên nhân viên bảo trì
*Chi phí do ngừng máy hàng năm CS
CS = NT * MDT * CLP
Trong đó: CS: chi phí do ngừng máy hàng năm
NT: số lần ngừng máy để bảo trì hàng năm
MDT: thời gian ngừng máy trung bình (giờ)
CLP: chi phí tổn thất sản xuất hoặc các tổn thất do việc bảo trì (đồng/giờ)
5. Ưu nhược điểm của chi phí chu kỳ sống

Từ những tìm hiểu trên ta thấy chi phí chu kỳ sống rất có ích trong các doanh nghiệp.
Tuy nhiên, để có thể đưa phương pháp này vào sử dụng là một điều không hề dễ dàng.
a. Ưu điểm:
LCC có thể được áp dụng cho bất kỳ quyết định đầu tư vốn, trong đó chi phí ban đầu
tương đối cao hơn được giao dịch để giảm nghĩa vụ chi phí trong tương lai. Nó đặc
biệt thích hợp cho việc đánh giá để xây dựng một phương án thiết kế đáp ứng một
mức độ cần thiết của việc xây dựng thực hiện nhưng có thể có chi phí ban đầu đầu tư
khác nhau, chi phí điều hành và bảo trì khác nhau, chi phí sửa chữa khác nhau, và
vòng đời có thể khác nhau. LCC giúp người dùng đánh giá tốt hơn hiệu quả chi phí
trong dài hạn của một dự án so với các phương pháp thay thế mà chỉ tập trung vào chi
phí ban đầu hoặc chi phí hoạt động liên quan trong ngắn hạn.
b. Nhược điểm:

Tuy nhiên một nhược đểm có thể dễ dàng nhận thấy đó là LCC không có một khuôn
mẫu chung, với mỗi ngành nghề, sản phẩm lại có một cách tính LCC khác nhau. Điều
đó làm cho LCC trở nên phức tạp, khó vận dụng.


10

Để tính được LCC cần sử dụng rất nhiều thông tin, đôi khi những thông tin này lại
không được doanh nghiệp theo dõi mà phải thu thập từ những đơn vị khác.
6. Ví dụ về ứng dụng của chi phí chu kỳ sống
Một cơ quan X đang xem xét mua các thiết bị mới cho phân xưởng mới theo 2 phương án
sau:
Phương án 1: có các dữ liệu về kinh tế cho một năm hoạt động là:
Giá mua:
Chi phí bảo trì:

1.111.500.000đ
800.000.000đ

Tổn thất điện năng:

1.950.000.000đ

Tổng chi phí:

3.861.500.000đ

Phương án 2: mua của một hàng khác với các dữ liệu về kinh tế như sau:
Giá mua:
Chi phí bảo trì:

Tổn thất điện năng:
Tổng chi phí:

1.287.000.000đ
200.000.000đ
1.950.000.000đ
3.437.000.000đ

Phương án thứ 2 tuy có giá mua đắt hơn 16% nhưng tổng chi phí thấp hơn 424.500.000đ.
Do vậy loại máy theo phương án thứ 2 sẽ được chọn mua.
7. Thực trạng áp dụng, những thuận lợi và khó khăn trong việc áp dụng LCC vào

Việt Nam


11

Tại Việt Nam đã có một số dự án nghiên cứu và thử nghiệm triển khai áp dụng
phương pháp phân tích chi phí vòng đời như: Dự án chiếu sáng công cộng hiệu suất cao
tại Việt Nam. Dự án được tài trợ bởi Quỹ môi trường toàn cầu (GEF) và thực hiện bởi
Viện khoa học và công nghệ Việt Nam (VAST).
Ngoài ra còn có: Phương pháp phân tích chi phí vòng đời trong bài toán lựa chọn
phương án cung cấp điện có xét đến nguồn phân tán được thực hiện bởi 2 tác giả là: Trịnh
Trọng Trường và Phạm Văn Hòa xuất bản trên báo Khoa học–Công nghệ.Chúng ta có thể
nhận thấy hầu hết các dự án áp dụng thuộc lĩnh vực xây dựng-xây lắp. Tuy nhiên lại chưa
có dự án giao thông nào được áp dụng phương pháp này do còn nhiều hạn chế về cơ sở
dữ liệu.


12


KẾT LUẬN
Nhìn chung, có thể thấy rằng chi phí vòng đời sản phẩm rất hữu hiệu cho việc quyết định
đầu tư mới một sản phẩm hay tiến hành cải tạo lại thiết bị, cũng như việc có nên nâng cao
chất lượng bảo trì hay không, với chi phí như thế nào. Tuy nhiên để đem lại lợi ích tối đa,
các đơn vị, tổ chức cần cải thiện công tác quản trị tại doanh nghiệp


13

Tài liệu tham khảo
/>
/>


×