Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Khắc phục tính thời vụ trong du lịch vùng bắc trung bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.5 KB, 17 trang )

Họ và tên sinh viên : Lương Việt Anh
MSV: 11130361
Lớp: Khách sạn 1 – Khoa POHE
Giáo viên hướng dẫn : Cô Đào Minh Ngọc.

Đề tài: Khắc phục tính thời vụ trong du lịch vùng Bắc Trung Bộ.
Lý do chọn đề tài: Vùng Bắc Trung Bộ là phần phía Bắc của Trung Bộ Việt Nam
có địa bàn từ nam dãy núi Tam Điệp tới bắc đèo Hải Vân. Vùng Bắc Trung Bộ bao
gồm 6 tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa ThiênHuế. Đây là vùng có tiềm năng du lịch to lớn song vì nhiều yếu tố mà ngành du
lịch ở đây chưa thực sự phát triển và bị chi phối bởi yếu tố thời vụ khá lớn. Đề án
này tập trung nghiên cứu biện pháp khắc phục tính thời vụ trong du lịch vùng Bắc
Trung Bộ.


Mục lục :
Chương 1 : Lý luận chung về kinh doanh du lịch và tính thời vụ trong du lịch.
I.
1.
2.
3.

Kinh doanh du lịch.
Khái niệm ngành du lịch, địa điểm, khu du lịch.
Hoạt động kinh doanh du lịch.
Sản phẩm du lịch.

II.
1.
2.
3.
4.


5.

Tính thời vụ trong du lịch.
Khái niệm về tính thời vụ trong du lịch.
Ảnh hưởng của tính thời vụ đến ngành du lịch.
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành thời vụ du lịch.
Căn cứ khắc phục tính thời vụ trong du lịch.
Biện pháp khắc phục tính thời vụ trong du lịch.

Chương 2: Tiềm năng du lịch vùng Bắc Trung Bộ.
1.
2.
3.

Quan điểm, mục tiêu.
Định hướng phát triển.
Các địa điểm du lịch trọng điểm vùng Bắc Trung Bộ.

Chương 3: Biện pháp khắc phục tính thời vụ trong du lịch.
1.
2.
3.
4.

Địa hình, khí hậu.
Thị trường khách
Khả năng đón tiếp khách du lịch vùng Bắc Trung Bộ
Biện pháp khắc phục tính thời vụ vùng Bắc Trung Bộ.

Chương 1: Lý luận chung về kinh doanh du lịch và tính thời

vụ trong du lịch:


I.
1.

Kinh doanh du lịch.
Khái niệm ngành du lịch, địa điểm, khu du lịch:

Xã hội ngày càng phát triển, kéo theo nhu cầu hưởng thụ của con người ngày
càng tăng lên. Người càng lao động tạo ra càng nhiều cuẩ cải vật chất càng có nhu
cầu hưởng thụ cuộc sống cao hơn.
Theo từ điển Wikipedia, du lịch là hình thức vui chơi, giải trí nhằm mục đích kinh
doanh, là việc thực hiện chuyến đi khỏi nơi cư trú, có tiêu tiền, có lưu trú qua đêm
và có sự trở về.
Mỗi chuyến du lịch có thể có những mục đích khác nhau: du lịch sinh thái, du
lịch nghỉ dưỡng, du lịch trải nghiệm, tham quan, khám phá, nghỉ ngơi thư giãn…
Việc đi du lịch thường là mang lại nhiều lợi ích song song với nhau: du khách vừa
được nghỉ ngơi thư giãn, vừa được biết thêm nhiều điều mới lạ từ những vùng đất
khác mà du khách chưa hay biết.
Điểm du lịch là nơi có tài nguyên hấp dẫn khách du lịch đến tham quan, khu du
lịch là một tập hợp nhiều điểm tạo thành một khu du lịch riêng. Khu du lịch được
quy hoạch và đầu tư phát triển kĩ lưỡng, đồng bộ hơn nhằm đem lại hiệu quả và lợi
nhuận cao hơn cho ngành kinh doanh du lịch.
2.

Hoạt động kinh doanh du lịch.

Kinh doanh du lịch là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá
trình hoạt động du lịch hoặc thực hiện dịch vụ du lịch trên thị trường nhằm mục

đích sinh lợi. Hoạt động kinh doanh du lịch được chia làm 4 mảng như sau:
-

-

Kinh doanh vận chuyển khách du lịch: tạo ra các dịch vụ vận chuyển khách
du lịch đến điểm du lịch cần đến, vận chuyển khách du lịch từ điểm du lịch
về nhà. Các tổ chức kinh doanh tự tạo ra nhiều hình thức mới chất lượng
khác nhau có thể đáp ứng được một cách tối ưu nhất nhu cầu của từng khách
du lịch.
Kinh doanh khách sạn: đây là một hoạt động kinh doanh tạo ra các cơ sở lưu
trú và một loạt các sản phẩm hang hoá đi kèm hoạt động kinh doanh này
như: ăn uống, khu vui chơi giải trí…


-

3.

Kinh doanh lữ hành: nghiên cứu thị trường và xây dựng các tour du lịch cho
khách du lịch, quảng cáo, tổ chức các tour tuỳ theo từng khách hang của
mình.
Kinh doanh các dịch vụ khác như tư vấn du lịch, thông tin quảng cáo…
Sản phẩm du lịch.

Sản phẩm du lịch là tất cả những yếu tố có thể thoả mãn các yêu cầu của
khách du lịch. Bao gồm: hàng hoá du lịch, dịch vụ du lịch, tài nguyên du lịch.
Có 2 loại sản phẩm du lịch: - Sản phẩm đơn lẻ của nhà cung cấp dịch vụ du lịch.
-


Sản phẩm tổng hợp: những chương trình du lịch trọn gói.

Sản phẩm du lịch chủ yếu mang tính dịch vụ. Việc đánh giá sản phẩm du lịch
không có một công thức hay tiêu chí nào, tất cả là phụ thuộc vào cảm nhận của
khách hàng khi sử dụng sản phẩm du lịch đó. Việc tiêu dung và sử dụng sản phẩm
du lịch này mang tính thời vụ. Ở mỗi loại hình du lịch mà mỗi sản phẩm sẽ mang
tính thời vụ khác nhau.
Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch chính là kinh doanh sản phẩm du lịch. Nhu
cầu của khách du lịch ngày càng thay đổi và tăng lên đòi hỏi những dịch vụ du lịch
có chất lượng cao hơn. Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch muốn nâng cao lợi
nhuận chính là phải tập trung phát triển các sản phẩm du lịch ngày càng đa dạng,
phong phú và có chất lượng cao hơn. Mặt khác nếu các doanh nghiệp quá chạy
theo lợi nhuận mà không tỉ lệ thuận với chất lượng sản phẩm du lịch sẽ làm ảnh
hưởng đến mức độ ổn định của hoạt động doanh nghiệp đó trên thị trường.
Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch có ba chức năng cơ bản đó là:
-

Tính thời vụ trong du lịch.
Khái niệm:

II.
1.

Sản xuất và cung cấp hàng hoá các dịch vụ du lịch để đáp ứng nhu cầu ngày
càng cao và khắt khe của khách du lịch.
Phân phối sản phẩm du lịch một cách hài hoà và hiệu quả.
Làm chức năng xã hội và cộng đồng: đóng thuế cho nhà nước, tạo công ăn
việc làm cho nhân công lao động.



Tính thời vụ trong du lịch là những biến động lặp đi lặp lại theo một chu kì thời
gian của cung và cầu du lịch (đối với các sản phẩm du lịch) diễn ra dưới tác động
của một số nhân tố xác định như: thời tiết, khí hậu, loại hình du lịch…và trong
thực tế thì đó là tập hợp những biến động theo mùa của cung và cầu du lịch tại các
khu du lịch.
Tính thời vụ trong du lịch có ở tất cả các điểm du lịch. Tuy nhiên tuỳ từng thời
điểm mà có tính thời vụ dài ngắn, cường độ khác nhau. Một điểm du lịch có thể có
nhiều thời vụ. Điều này phụ thuộc vào các thể loại du lịch phát triển ở nơi đó.
Điểm du lịch, khu du lịch càng phát triển thì thời vụ du lịch ở đấy càng dài. Cường
độ hoạt động của thời vụ du lịch được chia ra làm 3 phần: chính vụ, trước vụ, sau
vụ. Trong đó, thời điểm chính vụ là thời điểm đông khách nhất.
2.

Ảnh hưởng của tính thời vụ trong du lịch:
Thời vụ du lịch là yếu tố khách quan, nó tồn tại và gắn liền với hoạt động du
lịch và gây ra rất nhiều khó khăn cho kinh doanh du lịch.
-

-

-

Đối với tài nguyên du lịch: khiến cho việc sử dụng tài nguyên du lịch bất
hợp lý. Trong mùa du lịch thì tài nguyên du lịch bị khai thác quá mức.
Nhưng ngoài mùa du lịch thì không được khai thác sử dụng gây lãng phí lớn.
Đối với môi trường: trong thời điểm mùa du lịch, môi trường thường bị tàn
phá bởi rác thải gây ô nhiễm, ảnh hưởng rất lớn đến cảnh quan du lịch.
Đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh du
lịch: tính thời vụ làm cho hoạt động kinh doanh không được đồng đều. Vào
mùa vụ, cường độ hoạt động cao dẫn đến doanh thu và lợi nhuận cao. Song

trái vụ thì hoạt động rất yếu, chỉ mang tính duy trì. Điều này dẫn đến việc
các doanh nghiệp e ngại trong đầu tư vào phát triển cao hơn. Trong khi đó,
việc các sản phẩm du lịch không có sự đổi mới theo năm tháng là nguyên
nhân doanh nghiệp kinh doanh không thu hút khách du lịch.
Đối với nguồn nhân lực: gây ra bất lợi lớn cho người lao động và kể cả
doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Vào thời điểm chính vụ, nguồn nhân lực
đươc sử dụng đông đảo. Nhưng ngoài thời vụ thì doanh nghiệp kinh doanh
du lịch chỉ sử dụng một số lượng rất ít nhân lực, chỉ mang tính duy trì. Chính
điều này gây ra thiệt thòi cho người lao động, gây khó khăn cho doanh
nghiệp bởi phải điều tiết hoạt động kinh doanh một cách không đồng đều.
Thời điểm chính vụ thì quá tải, trái vụ thì chỉ để duy trì.


-

-

3.

Ảnh hưởng đến du khách: du khách khó có thể tận hưởng tuyệt đối được kì
du lịch của mình trong tình trạng lượng người du lịch đến quá đông, khắp
nơi toàn người là người. Thêm vào đó là dịch vụ đi theo không được đảm
bảo, giá cả bị chặt chém, nhiều khi không thuê được phòng, không có hàng
ăn, nước giải khát…
Đối với cư dân địa phương: cư dân địa phương cũng dựa vào du lịch ở địa
phương đó làm nguồn thu nhập sẽ bị ảnh hưởng nặng nề theo thời vụ du
lịch. Thời điểm trái vụ sẽ không hoặc khó khăn trong nguồn thu nhập. Chỉ
phụ thuộc vào mùa du lịch thì thời vụ lại thường không kéo dài.

Các nhân tố ảnh hưởng đến thời vụ du lịch.

- Khí hậu: bao gồm nhiệt độ, độ ẩm, số ngày mưa- nắng và các hiện tượng
thiên nhân khác; là nhân tố cơ bản quyết định đến thời vụ du lịch. Ở tuỳ từng
vùng mà có nhiều mùa khác nhau. Có thể là 4 mùa : xuân – hạ - thu đông( miền Bắc nước ta) hoặc 2 mùa: mùa mưa- mùa khô (miền Nam nước
ta)
- Địa hình: địa hình và khí hậu có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau.
Chúng làm nên các giá trị tài nguyên cho điểm du lịch, khu du lịch đó. Tuy
nhiên chúng là yếu tố ổn định lâu dài ít có sự thay đổi theo thời gian nên
chúng không gây ảnh hưởng nhiều tới thời vụ du lịch. Sự ảnh hưởng chỉ nằm
ở mức địa hình làm nên tài nguyên du lịch thiên nhiên phù hợp vào thời
điểm nào trong năm.
- Văn hoá của vùng: Văn hoá là tài nguyên của du lịch. Vì vậy mặc dù chúng
nằm ở 2 lĩnh vực khác nhau song lại có tính ảnh hưởng rất cao. Nó nhiều khi
là điều kiện phát triển của du lịch, nó mang lại những thời vụ và nhiều khi là
cái cớ để khách du lịch đến tìm hiểu những điểm đặc biệt tại vùng du lịch
này. Nó thể hiện qua các phong tục tập quán, các lễ hội. Điều này rất thu hút
được khách du lịch.
- Thời gian rảnh rỗi của con người: Đây cũng là điều kiện quan trọng hình
thành nên thời vụ du lịch. Vào các dịp rảnh rỗi thì con người mới có thời
gian cho du lịch. Các dịp này thường rơi vào nghỉ lễ tết, nghỉ hè…Vào thời
điểm này lượng khách du lịch đến các điểm du lịch tăng cao và có khi là quá
tải. Tuỳ theo thời gian nghỉ lễ mà các doanh nghiệp kinh doanh du lịch có
những chính sách hướng đến những đối tượng phù hợp.


4.

Căn cứ khắc phục tính thời vụ trong du lịch.

Việc khắc phục tính thời vụ trong du lịch là một yêu cầu cấp thiết trong kinh doanh
du lịch đặc biệt là những điểm du lịch chịu ảnh hưởng nặng nề của tính thời vụ

trong du lịch. Chúng ta có thể dựa vào những yếu tố sau đây để đề ra biện pháp
khắc phục:
Dựa vào sức hấp dẫn và tiềm năng thu hút khách du lịch của vùng du lịch
đó.
- Dựa vào lượng khách du lịch hiện đã có và khả năng thu hút lượng khách du
lịch trong tương lai của doanh nghiệp kinh doanh du lịch.
- Dựa vào khả năng tiếp nhận của toàn bộ cơ sở vật chất phục vụ du lịch tại
địa phương đó: số lượng phòng, diện tích, số lượng nhân công, khả năng
phục vụ các dịch vụ…
- Dựa vào nguồn cung ứng nhân công lao động của địa phương, trình độ
chuyên môn nghiệp vụ phục vụ của cán bộ công nhân viên cũng như khả
năng tổ chức hoạt động du lịch của điểm du lịch.
- Dựa vào khả năng kết hợp các loại hình du lịch khác nhau, có thể phối hợp
với nhau để kéo dài thời vụ du lịch. Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố
như: tính hấp dẫn tiềm năng của điểm du lịch, khả năng thu hút của tài
nguyên chưa được khai thác – những tài nguyên có khả năng phát triển cho
loại hình du lịch khác, nguồn vốn có thể huy động để đầu tư xây dựng cơ sở
vật chất kĩ thuật cho du lịch…
Biện pháp khắc phục tính thời vụ trong du lịch.
a. Đối với Nhà nước:
-

5.

Các cấp chính quyền, cơ quan quản lý ngành du lịch, cơ quan quản lý các ngành có
lien quan nên có chính sách hỗ trợ ngành du lịch tại địa phương phát triển kinh
doanh du lịch ngoài thời điểm chính vụ. Có rất nhiều chính sách có thể đề ra như
sau:
-


Miễn giảm thuế cho các doanh nghiệp ngoài thời điểm chính vụ.
Miễn giảm các yếu tố đầu vào như điện, nước…
Có các biện pháp hỗ trợ công ăn việc làm cho người dân vùng du lịch ngoài
thời điểm chính vụ. Mở các lớp đào tạo nghề nghiệp, nâng cao trình độ
nghiệp vụ…


-

b.

Tạo công việc cho bản thân khu du lịch hay phía doanh nghiệp như giao cho
các nhiệm vụ tổ chức các hoạt đông sự kiện cho Nhà nước, tổ chức các
chương trình du lịch phục vụ các lợi ích công cộng.
Đối với doanh nghiệp kinh doanh du lịch.

Doanh nghiệp phải chủ động đề ra những biện pháp thu hút khách du lịch ngoài
vụ mùa du lịch. Cần tập trung vào những nhóm khách sau:
-

Khách du lịch công vụ: không phụ thuộc nhiều vào thời gian nghỉ lễ, khả
năng thanh toán cao.
Cán bộ công nhân viên chức.
Người hưu trí: rảnh rỗi nhiều thời gian, có khả năng lưu trú lâu dài.
Nhóm khách hàng gia đình.

Doanh nghiệp cần nâng cao khả năng đón tiếp khách tại các thời điểm ngoài
chính vụ của doanh nghiệp. Chú trọng vào việc đầu tư đón tiếp khách du lịch
ngoài thời điểm du lịch trong vụ mùa chính.
Doanh nghiệp nên có những chính sách khuyến mại về giá cả, các chương trình

ưu đãi tận dụng đặc điểm tiềm lực của doanh nghiệp mình để thu hút khách du
lịch.

c.

Đối với người dân.
Người dân nên chủ động đối mặt với tính mùa vụ trong ngành này, không để
nó chi phối quá nhiều đến cuộc sống.

Chương 2: Tiềm năng du lịch vùng Bắc Trung Bộ:
Vùng Bắc Trung Bộ là vùng có tiềm năng du lịch to lớn, phong phú và đa dạng
với diện tích tự nhiên hơn 50 nghìn km2, dân số khoảng 10 triệu người, gần 6 triệu
người trong độ tuổi lao động, là nơi cư trú của 25 dân tộc khác nhau. Vùng Bắc
Trung Bộ nằm giữa hai vùng kinh tế trọng điểm của miền Bắc và miền Trung, trên


trục giao thông đường sắt Bắc Nam, nhiều đường ô tô hướng Đông Tây (7,8,9, 29)
nối Lào với Biển Đông. Có hệ thống sân bay ( Thanh Hoá, Vinh, Đồng Hới, Phú
Bài) , có bến cảng( Nghi Sơn, Cửa Lò, Cửa Hội, Vũng Áng, Sơn Dương, Cửa
Gianh, Nhật Lệ, Cửa Việt, Thuận An, Chân Mây,…), có các đầm phá thuận lợi cho
nuôi trồng thuỷ hải sản, là trung tâm du lịch quan trọng của đất nước ( Vườn quốc
gia Phong Nha – Kẻ Bàng, Cố đô Huế...) tạo điều kiện giao lưu văn hoá và du lịch
giữa các nước Lào, Thái Lan, Mianma…
Bắc Trung Bộ còn là một trong những trung tâm văn hoá quan trọng của Việt
Nam, là nơi có 3 di sản văn hoá thế giới: Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng,
Quần thể di tích Cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình Huế.
Bắc Trung Bộ có nhiều bãi biển đẹp như: Sầm Sơn, Cửa Lò, Nhật Lệ…nhiều
cảnh quan thiên nhiên kì thú, nhiều di tích lịch sử, văn hoá, kiến trúc có giá trị. Nơi
đây còn là quê hương của nhiều lễ hội văn hoá – tâm linh đặc sắc. Bên cạnh đó có
nhiều khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia đang được đầu tư mở rộng như:

Bạch Mã, Bến En, Vũ Quang, Anh Sơn, Thanh Thuỷ…
Những điều kể trên cho thấy vùng Bắc Trung Bộ là vùng có tiềm năng du lịch
to lớn.

1.
a.

Quan điểm, mục tiêu.
Quan điểm.

Vùng Bắc Trung Bộ đã được Nhà nước chú ý quan tâm và đầu tư xây dựng. Trong
chiến lược Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030, các quan điểm phát triển cụ thể đối với vùng Bắc Trung Bộ
như sau:
b.

Tập trung phát triển du lịch tham quan nghiên cứu di sản thế giới và văn hoá
– lịch sử.
Liên kết, hợp tác nội vùng, lien vùng và quốc tế là nội dung quan trọng,
xuyên suốt đối với phát triển du lịch Bắc Trung Bộ.
Mục tiêu phát triển:


Thúc đẩy ngành du lịch ở vùng Bắc Trung Bộ phát triển mạnh mẽ hơn nữa để góp
phần xây dựng kinh tế, nâng cao đời sống của người dân. Đồng thời tận dụng
nguồn lực và tiềm năng quốc gia để đầu tư mang lại lợi ích chung cho đất nước.
2.
a.

Định hướng phát triển du lịch Bắc Trung Bộ.

Phát triển thị trường khách du lịch

Đẩy mạnh phát triển đồng thời cả du lịch nội địa và du lịch quốc tế.
Du lịch nội địa: phát triển mạnh thị trường du lịch nội địa, chú trọng các khách du
lịch nghỉ dưỡng biển, du lịch tâm linh, nghỉ lễ cuối tuần. Khuyến khích phát triển
và mở rộng thị trường du lịch sinh thái và du lịch kết hợp công vụ.
Khách du lịch quốc tế: Thu hút các khách du lịch ở những nước lân cận như thị
trường Đông Nam Á, đặc biệt là các thị trường trong hành lang kinh tế Đông Tây
và Đông Bắc Á. Thêm vào đó là tăng cường khai thác thị trường truyền thống cao
cấp từ Tây Âu, Bắc Mĩ, Châu Đại Dương…
b.

Phát triển sản phẩm du lịch địa phương.

Ưu tiên phát triển các sản phẩm du lịch di sản văn hoá trên cơ sở khai thác hiệu
quả hệ thống các di sản thế giới và các di tích lịch sử - văn hoá trong vùng. Các sản
phẩm du lịch tìm hiểu lịch sử - cách mạng. Đẩy mạnh sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng
biển để có thể vươn xa hơn trên thị trường quốc tế.
Phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng của phù hợp với thế mạnh của từng địa
phương trong Vùng.
Đa dạng hoá các sản phẩm du lịch nhằm khắc phục tính thời vụ của hoạt động du
lịch.
Ngoài ra cần kết nôi du lịch với các địa điểm lân cận như Đà Nẵng, Quảng Nam,
Ninh Bình…cũng như với các quốc gia lân cận.

3.
a.
-

Các địa điểm du lịch trọng điểm vùng Bắc Trung Bộ.

Phát triển du lịch di sản, lịch sử, cách mạng:
Thành phố Huế và phụ cận
Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng


b.

Thành nhà Hồ và phụ cân.
Khu vực phía bắc tỉnh Quảng Trị
Kim Liên – Nghệ An
A Lưới – Huế
Ngã ba Đồng Lộc (Hà Tĩnh), cầu Hàm Rồng( Thanh Hoá), Hang tám thanh
niên xung phong( Quảng Bình)…
Trung tâm du lịch và các trọng điểm phát triển du lịch.

Trung tâm du lịch lớn nhất là thành phố Huế. Sau đó đến thành phố Vinh và thành
phố Thanh Hoá. Các thành phố khác cũng đóng vai trò quan trọng là Đồng Hới, Hà
Tĩnh, Đông Hà.



-

Các trọng điểm phát triển du lịch:
Thành phố Huế và phụ cận
Khu vực Gio Linh, Vĩnh Linh ( Quảng Trị): tham quan di tích lịch sử cách
mạng.
Khu vực Phong Nha – Kẻ Bàng ( Quảng Bình): tham quan nghiên cứu du
lich thiên nhiên, du lịch sinh thái, du lịch văn hoá lịch sử.
Khu vực Thiên Cầm – Vũng Áng: Tham quan di tích lịch sử.

Khu vực Cửa Lò – Nam Đàn ( Nghệ An ): tham quan di tích lịch sử, giáo
dục, tri ân, tham quan nghỉ dưỡng biển.
Cụm Thành nhà Hồ - Lam Kinh – Suối cá Cẩm Lương – Sầm Sơn ( Thanh
Hoá): tham quan di tích lịch sử, cảnh quan kì thú, nghỉ dưỡng biển.
Điểm du lịch Bạch Mã ( Thừa Thiên Huế) tham quan du lịch thiên nhiên,
than quan du lịch lịch sử quốc gia – văn hoá truyền thống.
Các đô thị du lịch:
Thị xã Sầm Sơn – Thanh Hoá: Nghỉ dưỡng biển.
Thị xã Cửa Lò – Nghệ An: Nghỉ dưỡng biển.
Thành phố Huế - Thừa Thiên Huế: Du lịch di sản, lễ hội.
Tuyến du lịch:
Quốc tế và lien vùng, nội vùng: đường bộ, đường sắt, đường hàng không,
đường biển, các tuyến quốc lộ xuyên suốt cả nước.
Các tuyến du lịch chuyên đề:

+ Tuyến con đường di sản miền Trung
+ Tuyến hành trình đến kinh đô Việt Cổ.


+ Tuyến du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm, tại khu vực miền núi phía Tây – trục
chính bám theo đường Hồ Chí Minh.
+ Tuyến du lịch tìm hiểu lịch sử - cách mạng trên tuyến đường Trường Sơn – trục
chính bám theo quốc lộ 9 và đường Hồ Chí Minh.
+ Tuyến du lịch tìm hiểu truyền thống văn hoá các dân tộc ít người – bám theo
đường Hồ Chí Minh.

Chương 3: Biện pháp khắc phục tính thời vụ trong du lịch:
Chúng ta sẽ xem xét 4 vấn đề sau:






Yếu tố gây ra tính thời vụ du lịch đó.
Xác định được hướng tích cực hay tiêu cực của yếu tố đó
Xác định cường độ tác động, mức tác động của yếu tố đó.
Tác động tổng hợp của các yếu tố đó.

Từ đó sẽ tìm ra căn cứ khắc phục thời vụ du lịch và biện pháp khắc phục tính thời
vụ du lịch vùng Bắc Trung Bộ.
1.

Địa hình, khí hậu:

1.1 Đặc điểm chung:

-

-

Về địa hình:
Địa hình Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung có độ cao thấp dần từ khu
vực miền núi xuống đồi gò trung du, xuôi xuống các đồng bằng phía trong
dải cồn cát ven biển rồi ra đến các đảo ven bờ.
Bắc Trung Bộ nơi bắt đầu của dãy Trường Sơn, mà sườn Đông đổ xuống
Vịnh Bắc Bộ, có độ dốc khá lớn. Lãnh thổ có bề ngang hẹp, địa hình chia cắt


-




1.2

phức tạp bởi các con sông và dãy núi đâm ra biển, như dãy Hoàng Mai
(Nghệ An), dãy Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh)... sông Mã (Thanh Hoá), sông Cả
(Nghệ An), sông Nhật Lệ (Quảng Bình)... Cấu trúc địa hình gồm các cồn cát,
dải cát ven biển, tiếp theo là các dải đồng bằng nhỏ hẹp, cuối cùng phía Tây
là trung du, miền núi thuộc dải Trường Sơn Bắc. Nhìn chung địa hình Bắc
Trung Bộ phức tạp, đại bộ phận lãnh thổ là núi, đồi, hướng ra biển, có độ
dốc, nước chảy xiết, thường hay gây lũ lụt bất ngờ gây khó khăn cho sản
xuất và đời sống nhân dân.
Duyên hải miền Trung thuộc khu vực cận giáp biển. Địa hình ở đây bao
gồm đồng bằng ven biển và núi thấp, có chiều ngang theo hường Đông - Tây
(trung bình 40 - 50km), hạn hẹp hơn so với Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên.
Có hệ thống sông ngòi ngắn và dốc, bờ biển sâu với nhiều đoạn khúc khuỷu,
thềm lục địa hẹp. Các miền đồng bằng có diện tích không lớn do các dãy núi
phía Tây trải dọc theo hướng Nam tiến dần ra sát biển và có hướng thu hẹp
dần diện tích lại. Đồng bằng chủ yếu do sông và biển bồi đắp, khi hình thành
nên thường bám sát theo các chân núi.
Về khí hậu: Bắc Trung Bộ là vùng có khí hậu khắc nghiệt. Phân hoá rõ rệt
đủ 4 mùa: Xuân – Hạ - Thu – Đông. Chịu sự ảnh hưởng của gió Lào, gió
mùa Đông Bắc lạnh tuy không nhiều như vùng Đông Bắc Bộ.

Tác động của khí hậu tới tính thời vụ trong du lịch.

Nhìn chung, khí hậu vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam phân hóa thành bốn mùa nên
đặc điểm tính thời vụ trong loại hình du lịch đặc biệt là du lịch nghỉ dưỡng, kết hợp
tắm biển ở các khu du lịch biển Việt Nam tương đối giống nhau.
Nhưng do vị trí địa lý, địa hình, hoàn lưu dẫn đến sự phân hóa giữa các vùng, miền

nên thời vụ ở các điểm, khu du lịch biển có sự khác nhau về thời gian, độ dài và cả
tính chất của mùa vụ.
Cụ thể như ở vùng Bắc Trung Bộ, mùa đông chịu ảnh hưởng của khối không khí
lạnh cực đới từ phía Bắc tràn xuống, có nền nhiệt độ thấp; mùa hè chịu ảnh hưởng
của khối không khí nhiệt đới có nhiệt độ cao nên khí hậu ở vùng này phân hóa
thành hai mùa nóng, lạnh rõ rệt.
Mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 4, lại cộng thêm mưa phùn nên hoạt động nghỉ
dưỡng, tắm biển ở các điểm, khu du lịch biển vào thời điểm này không thể diễn ra


được. Đây chính là mùa vắng khách tại các điểm du lịch biển ở vùng Bắc Trung
Bộ. Các điểm vẫn có khách vào mùa này, đặc biệt là khách quốc tế là những điểm
mà các khu du lịch ở đây có tài nguyên du lịch phong phú, ít phụ thuộc vào khí
hậu, chẳng hạn như du lịch tham quan, sinh thái và lịch sử...
Mặc dù vậy, vào những mùa có thời tiết khí hậu thuận lợi cho sự kết hợp nhiều loại
hình du lịch mới có thể thu hút nhiều khác du lịch hơn. Chính điều này đã làm hình
thành thời vụ du lịch. Và thời vụ du lịch ở mỗi vùng là dài ngắn khác nhau.

2. Thị trường khách.
II.1.
Cơ cấu khách du

lịch.

Có nhiều thành phần khách du lịch.
-

Trong nước và quốc tế.
Khách du lịch có khả năng chi trả cao và không có khả năng chi trả cao.


Do đặc điểm Vùng Bắc Trung Bộ là vùng có nhiều điểm du lịch, do đó cần hướng
đến thị trường khách có khả năng lưu trú dài, có khả năng chi trả từ mức bình
thường trở lên. Thêm vào đó, vùng Bắc Trung Bộ có khả năng thu hút lượng khách
quốc tế rất lớn.
II.2.

Ảnh hưởng tới tính thời vụ.

Thời gian rảnh rỗi của du khách chính là nhân tố ảnh hưởng đến tính thời vụ. Tuy
nhiên lượng khách có khả năng chi trả và khách quốc tế thường không phụ thuộc
nhiều lắm đến các kì nghỉ lễ trong năm.
3.

Khả năng đón tiếp khách du lịch vùng Bắc Trung Bộ:

Vào thời vụ du lịch, lượng nhân công lao động tập trung vào ngành du lịch là rất
cao. Song vào trái vụ, nhân công lao động lại chuyển sang làm ngành nghề khác.
Có sự chênh lêch rất lớn trong khả năng đón tiếp khách du lịch giữa thời điểm
trong thời vụ du lịch và trái thời vụ du lịch. Điều này là do đời sống của người lao
động của vùng Bắc Trung Bộ gặp nhiều khó khăn, họ buộc phải chuyển sang
ngành nghề khác để đảm bảo thu nhập.


Thêm vào đó, vào những thời điểm trái vụ du lịch, lượng khách du lịch là rất ít( trừ
một số điểm du lịch tham quan văn hoá – di tích lịch sử) nên các doanh nghiệp
kinh doanh du lịch cũng không chú trọng đầu tư xây dựng nhiều cơ sở vật chất
phục vụ ngành du lịch, cơ sở lưu trú, nhà hàng... Ở nhiều nơi thường xảy ra tình
trạng trong thời điểm chính vụ thì không đủ cơ sở vật chất để đón tiếp hết được
lượng khách, và ngoài thời điểm chính vụ thì không đủ khách du lịch để đảm bảo
duy trì hoạt động cho doanh nghiệp. Chính vì vậy xảy ra tình trạng chặt chém.


4.

Biện pháp khắc phục tính thời vụ trong du lịch vùng Bắc Trung Bộ.

a.

Giải pháp xúc tiến, quảng bá thu hút khách du lịch trước và sau thời vụ để
kéo dài thời vụ du lịch.
Tăng cường năng lực, bộ máy và cơ chế cho hoạt động xúc tiến và quảng bá,
chú trọng liên kết trong quảng bá, xúc tiến du lịch, các địa phương phối hợp
chặt chẽ với nhau và với Tổng cục du lịch trong việc triển khai các chương
trình xúc tiến quảng bá chung cho cả Vùng.
Đẩy mạnh chuyên nghiệp hoá hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch, tập trung
xúc tiến quảng bá du lịch vùng, phù hợp với đinh hướng phát triển sản phẩm
thương hiệu du lịch. Xây dựng cơ chế hợp tác trong và ngoài ngành, đẩy
mạnh xã hội hoá xúc tiến quảng bá du lịch, sử dụng hiệu quả sức mạnh
truyền thông, huy động sự hợp tác của cơ quan, tổ chức, địa phương có liên
quan cho hoạt động xúc tiến, quảng bá.

-

-

b.
-

-

Giải pháp liên kết phát triển du lịch để kéo thêm sự thu hút của khách du lịch

tạo hiệu quả cao hơn trong việc kéo dài thời vụ du lịch.
Thực hiện liên kết chặt chẽ trong vùng về đầu tư phát triển du lịch, xây dựng
các chương trình du lịch chung của vùng, liên kết trong quảng bá, xúc tiến
du lịch vùng và liên kết trong đào tạo phát triển nguồn nhân lực.
Đẩy mạnh liên kết với các vùng và địa phương khác, đặc biệt chú trọng liên
kết với các địa phương trọng điểm như: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh,
Ninh Bình, Đà Nẵng, Quảng Nam...


-

Thúc đẩy hợp tác chặt chẽ, hiệu quả với các quốc gia trên hàng lang kinh tế
Đông Tây và trong tiểu vùng Mê Kong mở rộng.

c.

Giải pháp kết hợp nhiều loại hình du lịch khác nhau để thu hút khách du lịch
đến vào thời điểm trái vụ mùa du lịch.

Vùng Bắc Trung Bộ đa dạng về loại hình du lịch, đây chính là một thuận lợi lớn để
kết hợp các loại hình du lịch khác nhau. Chẳng hạn như du lịch Thanh Hoá vào
mùa đông rất vắng khắc du lịch biển. Nên chú trọng vào du lịch tâm linh với hệ
thống chùa chiền phong phú, du lịch vùng đồi núi, vùng các dân tộc thiểu số...

d.

Giải pháp hình thành thời vụ du lịch thứ 2 trong năm.

Các loại hình du lịch văn hoá, du lịch lễ hội, du lịch tâm linh.. vốn không có thời
vụ cụ thể. Đây chính là cơ hội để ngành du lịch vùng Bắc Trung Bộ hình thành thời

vụ thứ 2 trong năm. Các doanh nghiệp cũng như Tổng cục du lịch nên tập trung
chú trọng vào các dịp này để tập trung thu hút khách du lịch.
e.

Giải pháp giá cả

Các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm du lịch nên có những chương trình khuyến
mại giảm giá bằng viện tận dụng những tiềm năng sẵn có của doanh nghiệp mình
để tạo nên các chương trình nhằm thu hút sự chú ý cũng như khuyến khích khách
du lịch vào những dịp vắng khách. Nhưng bên cạnh đó cũng cần phải chú ý tới các
yếu tố an toàn, đảm bảo hoạt động và chất lượng của dịch vụ.

Kết Luận:

Tính thời vụ trong du lịch có mối quan hệ rộng lớn, liên quan đến nhiều lĩnh
vực khác nhau trong du lịch và cả các vấn đề thuộc phạm vy xã hội, văn hoá,
kinh tế... Đây không phải là đề tài mới song luôn là vấn đề cần phải quan tâm
của mọi địa điểm du lịch.


Tài liệu tham khảo:
Vietnamtourism.gov.vn
Wikipedia.com
Google.com



×