Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

Phát triển du lịch bền vững tại ninh bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (243.68 KB, 34 trang )

I.PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay với xu hướng toàn cầu hóa, du lịch trên phạm vi toàn cầu đã
phát triển nhanh và trở thành ngành kinh tế hàng đầu thế giới.Dòng khách du
lịch thế giới đang hướng tới những khu vực có nền chính trị ổn định, kinh tế
phát triển; đặc biệt là dòng khách du lịch thế giới đang có xu thế chuyển dần
sang khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và Đông Nam Á, những nơi có nền
kinh tế phát triển năng động và nền chính trị hòa bình ổn định, mà trong đó Việt
Nam được đánh giá là điểm đến an toàn và thân thiện. Du lịch đóng vai trò quan
trọng trong đời sống kinh tế xã hội, góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế khác
phát triển,tăng ngoại tệ, cân bằng cán cân thanh toán, cải thiện kết cấu hạ tầng,
tạo việc làm và nâng cao mức sống cho người dân. Nhận thức rõ được tầm quan
trọng đó, thì trong “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030” Đảng và Nhà nước ta đã nêu rõ quan điểm về
phát triển du lịch là huy động mọi nguồn lực, khai thác tiềm năng cả nước và
của từng địa phương, tăng dần đầu tư phát triển du lịch để đảm bảo du lịch là
một ngành kinh tế mũi nhọn. Ninh Bình là một tỉnh có nhiều tiềm năng về du
lịch, nhiều thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng.
Tuy nhiên, trong thực tế phát triển du lịch Ninh Bình những năm qua còn
nhiều hạn chế, chưa xứng đáng với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, chưa gắn với
công tác bảo tồn và phát huy một cách hiệu quả.Sản phẩm du lịch chưa phong
phú, đa dạng, khác biệt để hấp dẫn du khách. Vấn đề đặt ra ở đây là phải vừa
khai thác môi trường tự nhiên và văn hóa nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của
khách du lịch, có quan tâm đến các lợi ích kinh tế dài hạn, đồng thời vừa duy trì
các khoản đóng góp cho công tác bảo vệ môi trường, cải tạo các tài nguyên du
lịch góp phần nâng cao mức sống của cộng đồng địa phương. Nhận rõ tình hình
đó, đề tài “Một số đề phát triển du lịch bền vững tại Ninh Bình” được em lựa
chọn làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
+ Hiểu sâu sắc, thấu đáo lý luận về vấn đề quy hoạch và phát triển du lịch một
cách bền vững trong tương lai.


+ Đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch một cách bền vững ở tỉnh Ninh
Bình.


+ Phân tích đánh giá những thành công và các hạn chế còn tồn tại, từ đó đề xuất
giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững trong giai đoạn 2014-2020.
+ Hệ thống hóa lý luận về du lịch bền vững.
3. Đối tượng nghiên cứu
+ Các vấn đề kinh tế, xã hội đang diễn ra ảnh hưởng đến vấn đề phát triển du
lịch bền vững tại tỉnh Ninh Bình.
+ Phát triển du lịch theo hướng bền vững.
4. Phạm vi nghiên cứu
+ Về không gian là các điểm du lịch ở tỉnh Ninh Bình.
+ Về thời gian là đề tài nghiên cứu về thực trạng phát triển du lịch ở Ninh Bình
giai đoạn 2010-2014 và đề xuất giải pháp phát triển du lịch bền vững ở tỉnh
Ninh Bình trong giai đoạn 2014-2020.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề án, em đã sử dụng các phương pháp khác nhau,
bổ sung nhau, tạo điều kiện để đề án đạt được kết quả một cách khả quan, có cơ
sở khoa học.
Các phương pháp đã sử dụng:
- Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu (thông tin thứ cấp): từ các thông
tin, số liệu thu thập được thì hệ thống lại thành bảng nhằm so sánh sự
thay đổi qua các năm, cũng như đưa ra các xu hướng từ đó đưa ra những
nhận xét cũng như những giải pháp thích hợp.
- Phương pháp tổng hợp phân tích: từ những định nghĩa, quan điểm thu
thập được của các học giả cũng như các đề án, luận văn, tài liệu tham
khảo, thì hệ thống lại, xâu chuỗi lại, từ đó có được bản hệ thống hóa lý
luận về du lịch bền vững và các khía cạnh liên quan. Đồng thời qua đó có
thể đưa ra các quan điểm, ý kiến của riêng bản thân mình.



II. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận về du lịch và du lịch bền vững
1.1.
Khái niệm du lịch và các loại hình du lịch
1.1.1 Khái niệm du lịch
Từ giữa thế kỉ 19, du lịch bắt đầu phát triển mạnh và ngày
nay đã trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến không chỉ
ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển trong đó
có Việt Nam. Nhiều nước đã lấy chỉ tiêu đi du lịch của dân cư là
một trong những chỉ tiêu đánh giá chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên
cho đến nay nhận thức về du lịch vẫn chưa thống nhất. Có 1
chuyên gia đã từng nói: “Đối với du lịch có bao nhiêu tác giả
nghiên cứu thì có bấy nhiêu định nghĩa”.
Có khá nhiều khái niệm “Du lịch” nhưng tổng hợp lại ta thấy
du lịch hàm chứa các yếu tố sau:
- Là một hiện tượng kinh tế xã hội.
- Là sự di chuyển tạm thời ngoài nời ở thường xuyên của
các cá nhân hoặc tập thể nhằm thỏa mãn các nhu cầu của
họ.
- Là tập hợp các hoạt động kinh doanh phong phú và đa
dạng nhằm phục vụ cho các cuộc hành trình và các nhu
cầu đa dạng của khách du lịch.
Kaspar cho rằng du lịch không chỉ là hiện tượng di chuyển
của cư dân mà phải là tất cả những gì có liên quan đến sự di
chuyển đó. Chúng ta cũng thấy ý tưởng này trong quan điểm của
Hienziker và Kraff “du lịch là tổng hợp các mối quan hệ và hiện
tượng bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú tạm thời của các
cá nhân tại những nơi không phải là nơi ở và nơi làm việc thường

xuyên của họ”.
Về sau vào năm 1963 tại đại hội lần thứ 5 của Hiệp hội quốc
tế những nhà nghiên cứu khoa học về du lịch đã chấp nhận định
nghĩa này làm cơ sở cho môn khoa học du lịch.
Tuy nhiên, ở Việt Nam các học giả biên soạn từ điển Bách
Khoa toàn thư Việt Nam (1966) đã tách hai nội dung cơ bản của du
lịch thành 2 phần riêng biệt:
- Xét về mục đích chuyến đi: Du lịch là một dạng nghỉ ngơi
dưỡng sức tham quan tích cực của con người ngoài nơi cư


trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng
cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa, nghệ thuật,…
- Xét về góc độ kinh tế: Du lịch là một ngành kinh doanh tổng
hợp có hiệu quả cao về nhiểu mặt : thiên nhiên, truyền thống
lịch sử và văn hóa dân tộc, từ đó góp phần tăng thêm tình
yêu đất nước; đối với người nước ngoài là tình hữu nghị với
dân tộc mình; về mặt kinh tế, du lịch là lĩnh vực kinh doanh
mang lại hiệu quả rất lớn: có thể coi là hình thức xuất khẩu
hàng hóa và dịch vụ tại chỗ.
Việc phân định rõ hai nội dung cơ bản của khái niệm có ý
nghĩa góp phần thúc đẩy sự phát triển du lịch
Theo pháp lệnh du lịch (do chủ tịch nước CHXHCN Việt
Nam công bố ngày 20/02/1999): “Du lịch là hoạt động của con
người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu
cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian
nhất định.”
1.1.2. Các loại hình du lịch
Dựa vào các tiêu thức phân loại khác nhau có thể phân loại du
lịch thành các loại hình du lịch khác nhau.

- Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ của chuyến đi du lịch:
+ Du lịch quốc tế.
+ Du lịch nội địa.
- Căn cứ vào nhu cầu du lịch.
+ Du lịch chữa bệnh.
+ Du lịch nghỉ ngơi giải trí.
+ Du lịch thể thao.
+ Du lịch văn hóa.
+ Du lịch công vụ.
+ Du lịch thương gia.
+ Du lịch tôn giáo.
+ Du lịch thăm hỏi, du lịch quê hương.
+ Du lịch quá cảnh.
- Căn cứ vào đối tượng khách du lịch.


1.2.

+ Du lịch thanh, thiếu niên.
+ Du lịch dành cho những người cao tuổi.
- Căn cứ vào hình thức tổ chức chuyến đi.
+ Du lịch theo đoàn.
+ Du lịch cá nhân.
- Căn cứ vào phương tiện giao thông được sử dụng.
+ Du lịch bằng xe đạp.
+ Du lịch bằng xe máy.
+ Du lịch bằng ô tô.
+ Du lịch bằng tàu hỏa.
+ Du lịch bằng tàu thủy.
+ Du lịch bằng máy bay.

- Căn cứ vào phương tiện lưu trú được sử dụng.
+ Du lịch ở khách sạn.
+ Du lịch ở khách sạn ven đường.
+ Du lịch ở lều, trại.
+ Du lịch ở làng du lịch.
- Căn cứ vào thời gian đi du lịch.
+ Du lịch dài ngày.
+ Du lịch ngắn ngày.
- Căn cứ vào vị trí địa lý của nơi đến du lịch.
+ Du lịch nghỉ núi.
+ Du lịch nghỉ biển, sông, hồ.
+ Du lịch thành phố.
+ Du lịch đồng quê.
Khái niệm về phát triển bền vững
Phát triển bền vững là một khái niệm mới nhằm định nghĩa
một sự tăng trưởng về mọi mặt: kinh tế, chính trị, xã hội, kỹ thuật,
văn hóa… trong hiện tại mà vẫn phải bảo đảm sự tiếp tục phát triển
trong tương lai xa.Theo cách hiểu đơn giản thì, phát triển là khái
niệm dùng để khái quát những vận động theo chiều hướng tiến lên
từ thấp đến cao, từ đơn giản đén phức tạp, từ kém hoàn thiện đến
hoàn thiện hơn. Cái mới ra đới thay thế cái cũ, cái tiến bộ ra đời
thay thế cái lạc hậu. Còn bền vững có nghĩa là ổn định trong một
thời gian dài.
Mục tiêu của phát triển bền vững là nâng cao chất lượng
cuộc sống của con người, làm cho con người ít phụ thuộc vào thiên
nhiên, tạo lập một xã hội công bằng và bình đẳng giữa các thành


viên. Trải qua một thời gian dài phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế
thế giới, thì tài nguyên thiên nhiên dần dần cạn kiệt, dẫn đến những

tác động tiêu cực làm suy thoái môi trường tự nhiên. Trước những
thực tế không thể phủ nhận là môi trường ngày càng bị ô nhiễm bởi
chất thải từ các hoạt động kinh tế, nhiều loài sinh vật đã và đang có
nguy cơ bị diệt vong, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển
của toàn xã hội qua nhiều thế hệ… Từ nhận thức này đã xuất hiện
một khái niệm mới của con người về hoạt động phát triển, đó là
“phát triển bền vững”.
Thuật ngữ phát triển bền vững có mặt lần đầu tiên vào năm
1980, và mãi đến năm 1987 được chính thức đưa ra tại Hội nghị
của Ủy Ban thế giới về Phát triển và Môi trường (WCED) nổi tiếng
với tên gọi Ủy ban Brundtlant. Theo định nghĩa của tồ chức này
thì: “Phát triển bền vững được hiểu là hoạt động phát triển kinh tế
nhằm đáp ứng các yêu cầu của thế hệ mai sau”.
Mặc dù còn nhiểu tranh luận xung quanh khái niệm về phát
triển bền vững ở những góc độ khác nhau, nhưng nhìn chung cho
đến nay khái niệm mà Ủy ban Thế Giới về phát triển và môi trường
WECD đưa ra năm 1987 được sử dụng rộng rãi, làm chuẩn mực để
so sánh các hoạt động phát triển có trách nhiệm đối với môi trường
con người.
Đối với Việt Nam khái niệm “Phát triển bền vững” được biết
đến vào những năm cuối thập niên 80 đầu thập niên 90. Mặc dù
xuất hiện ở Việt Nam khá muộn song lại được các nhà khoa học
quan tâm nghiên cứu trong thời gian gần đây, trên cơ sở tiếp thu
những kết quả nghiên cứu về lý luận và kinh nghiệm quốc tế về
phát triển bền vững, đối chiếu với những hoàn cảnh cụ thể ở Việt
Nam.
Phát triển bền vững cũng đã trở thành đường lối, quan điểm
của Đảng và chính sách nhà nước. Chỉ thị số 36/CT của Bộ Chính
Trị BCHTW Đảng ngày 25/6/1998 đã xác định mục tiêu và các
quan điểm cơ bản cho phát triển bền vững dựa chủ yếu vào hoạt

động bảo vệ môi trường trong thời kì công nghiệp hóa hiện đại
hóa, đất nước. Đồng thời trong “báo cáo chình trị” tại Đại hội Đảng


1.3.

VIII (1996) cũng đã chình thức đề cập đến khía cạnh bảo vệ môi
trường sinh thái, sử dụng hợp lý tài nguyên như một cấu thành
không thể tách rời của phát triển bền vững. Quan điểm phát triển
bền vững đã được tái khẳng định trong các văn kiện của Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng và trong Chiến lược phát
triên kinh tế - xã hội 2001-2010: “Phát triển nhanh, hiệu quả và bền
vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng
xã hội và bảo vệ môi trường.”, “Phát triển kinh tế-xã hội gắn chặt
với bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo đảm sự hài hòa giữa môi
trường nhân tạo với môi trường thiên nhiên, giữ gìn đa dạng sinh
học.”
Khái niệm du lịch bền vững
Ngay từ những năm 1980, khi các vấn đề về phát triển bền
vững được đề cập, tiến hành nghiên cứu thì đã có nhiều nghiên cứu
khoa học được thực hiện nhằm đưa ra các khía cạnh ảnh hưởng của
du lịch có liên quan đến phát triển bền vững. Chính vì vậy đã xuất
hiện nhu cầu nghiên cứu “phát triển bền vững” nhằm hạn chế các
tác động tiêu cực của hoạt động du lịch đảm bảo sự phát triển lâu
dài.
Hiện nay trong quá trình thống nhất về nhận thức, quan niệm
về phát triển du lịch bền vững vẫn còn những bất đồng, đặc biệt
giữa những quan điểm coi phát triển du lịch bền vững cần đảm bảo
nguyên tắc chính là bảo tồn tài nguyên, môi trường và văn hóa với
quan điểm cho rằng nguyên tắc hàng đầu của sự phát triển du lịch

bền vững là sự tăng trưởng về kinh tế do du lịch đem lại.
Đa số cho rằng du lịch bền vững được hiểu là: “Hoạt động
khai thác môi trương tự nhiên và văn hóa nhằm thỏa mãn các nhu
cầu đa dạng của khách du lịch, có quan tâm đến các lợi ích kinh tế
dài hạn, đồng thời tiếp tục duy trì các khoản đóng góp cho công tác
bảo vệ môi trường và góp phần nâng cao mức sống của cộng đồng
địa phương.”
Tại hội nghị về Môi trường và Phát triển của Liên Hiệp
Quốc tại Rio dejaneiro năm 1992 thì: “Du lịch bền vững là việc


1.4.

phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại
của khách du lịch và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến
việc bảo tồn và tôn tạo các tài nguyên cho việc phát triển hoạt động
du lịch trong tương lai. Du lịch bền vững sẽ có kế hoạch quản lý
các nguồn tài nguyên nhằm thỏa mãn các nhu cầu về kinh tế, xã
hội, thẩm mỹ của con người trong khi đó vẫn duy trì được sự toàn
vẹn về văn hóa, đa dạng sinh học, sự phát triển của các hệ sinh thái
và các hệ thống hỗ trợ cho cuộc sống của con người.”
Như vậy, trọng tâm của phát triển du lịch bền vững là đấu
tranh cho sự công bằng giữa các mục tiêu về kinh tế, xã hội, và bảo
vệ tài nguyên, môi trường và văn hóa cộng đồng trong khi phải
tăng cường sự thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của
khách du lịch.
Tuy có nhiều khái niệm về du lịch bền vững nhưng tập trung
lại nó phải có những nội dung sau đây:
- Giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên và môi
trường nhân văn. Du lịch phải thân thiện với môi trường.

- Đảm bảo lợi ích nhiểu mặt của cộng đồng dân cư địa phương.
Tăng thu nhập cho địa phương.
- Phải có trách nhiệm về phát triển du lịch hôm nay và cả mai sau.
Các nguyên tắc phát triển du lịch bền vững
Muốn đảm bảo phát triển bền vựng thì chúng ta cần phải tuân
thủ chặt chẽ các nguyên tắc của phát triển bền vững:
- Khai thác sử dụng tài nguyên một cách hợp lý: Tài nguyên du
lịch được coi là sản phẩm du lịch quan trọng nhất, là mục đích
chuyến đi của du khách. Nhưng tài nguyên du lịch là có hạn,
nhiều loại là không thể đổi mới, tái chế hoặc không thay thế
được. Vì vậy, trong quá trình quy hoạch các dự án phát triển du
lịch cần xây dựng những phương cách, chiến lược bảo tồn, tôn
tạo, khai thác tài nguyên du lịch theo hướng tiết kiệm, hợp lý để
lưu lại cho thế hệ tương lai một nguồn tài nguyên như thế hệ
hiện tại được hưởng.
- Duy trỉ tính đa dạng: Trong quá trình xây dựng và thực hiện các
dự án quy hoạch du lịch, cũng như sự phát triển du lịch do
nhiều nguyên nhân khác nhau nên dễ làm mất đi tính đa dạng


-

-

-

của thiên nhiên, văn hóa-xã hội. Vì vậy trong quá trình quy
hoạch du lịch cần phải xây dựng, thực hiện các phương cách,
chiến lược nhằm duy trì bảo tồn được tình đa dạng của tự nhiên,
văn hóa-xã hội. Việc này sẽ tạo ra sức bật cho ngành du lịch

giúp ngành du lịch phát triển 1 cách bền vững.
Hạn chế tiêu thụ quá mức và giảm chất thải: Sự khai thác quá
mức tài nguyên và các tài nguyên khác không chỉ dẫn đến sự
hủy hoại môi trường, làm cạn kiệt tài nguyên mà còn không
đảm bảo tài nguyên cho sự phát triển lâu dài của ngành du lịch.
Các chất thải của phương tiện vận chuyển khách, chất tẩy rửa,
dầu ăn, nước thải từ dịch vụ giặt đồ và nấu ăn, cùng với lượng
chất thải khác từ các dịch vụ phục vụ du khách, cũng như khách
du lịch. Nếu chúng không được thu gom xử lý đúng yêu cầu kỹ
thuật, hoặc tái chế sẽ là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.
Do vậy việc quy hoạch phát triển du lịch đúng đắn ngay từ
khi lập án phải tiến hành đánh giá tác động từ hoạt động du lịch
đến tài nguyên môi trường, từ đó dự kiến những biện pháp
phòng ngừa hữu hiệu nhằm giảm tiêu thụ quá mức tài nguyên
và giảm lượng chất thải vào môi trường là cần thiết.
Hợp nhất quy hoạch du lịch vào quá trình quy hoạch phát triển
kinh tế - xã hội: Du lịch là một ngành kinh tế mang tính liên
ngành, nó có mối quan hệ qua lại chặt chẽ với nhiều ngành kinh
tế-xã hội. Ngành du lịch mang lại hiệu quả trực tiếp và gián tiếp
đối với các ngành kinh tế-xã hội. Do vậy cần hợp nhất phát triển
du lịch vào trong khuôn khổ hoạch định chiến lược của địa
phương và của quốc gia. Quy hoạch phát triển du lịch là một bộ
phận của quy hoạch kinh tế - xã hôi, nó làm tăng khả năng tồn
tại, phát triển lâu dài của ngành du lịch.
Hỗ trợ kinh tế địa phương: Du lịch được coi là một ngành tổng
hợp vì vậy sự phát triển của du lịch có liên quan mật thiết đối
với các ngành kinh tế khác trong đó có cả ngành kinh tế địa
phương vì vậy muốn phát triển bền vững du lịch thì du lịch phải
có vai trò hỗ trợ, dẫn dắt kinh tế địa phương phát triển.



Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương: Sự tham gia
của cộng đồng địa phương là cần thiết cho ngành du lịch. Bởi
chính dân cư, văn hóa, môi trường, lối sống và truyền thống của
địa phương là những yếu tố thu hút khách du lịch. Sự tham gia
của cộng đồng có thể làm phong phú thêm kinh nghiệm và sản
phẩm du lịch. Đồng thời đem lại lợi nhuận cho cộng đồng và
làm tăng tính trách nhiệm của cộng đồng trong việc phát triển
du lịch và bảo vệ môi trường.
- Lấy ý kiến quần chúng và các đối tượng có liên quan: Điều đó
giúp thống nhất trong quá trình phát triển du lịch giảm thiểu
những mâu thuẫn của mọi người, đi đến tính thống nhất cao về
quan điểm phát triển giúp phát triển du lịch được lâu dài.
- Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực du lịch là
lực lưỡng sản xuất quan trọng nhất, nó quyết định sự phát triển
của du lịch bền vững. Để đạt được các mục tiêu phát triển, các
dự án quy hoạch ngay từ đầu cần phải hoạch định các chiến
lược, giải pháp để đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn
nhân lực.
- Tiếp thị một cách có trách nhiệm: Để thực hiện được các mục
tiêu phát triển du lịch bền vững, các dự án quy hoạch du lịch
cần hoachjd dịnh được các chiến lược, marketing, quảng bá cho
du khách với môi trường tự nhiên, văn hóa – xã hội tại điểm
đến, đồng thời, làm tăng sự thỏa mãn của du khách.
- Tiến hành nghiên cứu: Triển khai nghiên cứu, nhằm mang lại
lợi ích cho khu du lịch, đáp ứng tối đa nhu cầu của du khách,
mang lại lợi ích cho doanh nghiệp du lịch.
Tóm lại muốn du lịch phát triển bền vững thì nhất thiết phải
tôn trọng các nguyên tắc cơ bản trên để không tổn hại đến mội
trường tự nhiên kinh tế - xã hội. Du lịch bền vững sẽ tác động

tích cực đến đời sống xã hội và kinh tế. Du lịch thực sự đóng
vai trò quan trọng và là ngành mũi nhọn chỉ khi nó được phát
triển một cách bền vững.
Mục tiêu của phát triển du lịch bền vững
- Phát triển, gia tăng sự đóng góp của du lịch vào kinh tế và môi
trường : Du lịch là một ngành kinh tế, nên phát triển bền vững
-

1.5.


cần phải bền vững về kinh tế, thu nhập phải lớn hơn chi phí,
phải đạt được sự tăng trưởng cao, ổn định trong thời gian dài,
tối ưu hóa đóng góp của ngành du lịch và thu nhập quốc dân,
góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển.
- Cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng đồng địa phương, Cải
thiện tính công bằng xã hội trong phát triển: thu hút cộng đồng
địa phương tham gia vào các hoạt động du lịch, tạo nhiều công
ăn việc làm tăng thu nhập cho cộng đồng địa phương, làm giảm
sự cách biệt giàu nghèo trong xã hội.
- Đáp ứng cao độ nhu cầu của du khách: Đa dạng hóa, nâng cao
chất lượng sản phẩm du lịch, để đáp ứng các nhu cầu ngày một
mới mẻ của du khách.
- Duy trì chất lượng của môi trường: Phải sử dụng bảo vệ tài
nguyên và môi trương du lịch theo hướng tiết kiệm, bền vững,
đảm bảo sự tái tạo và phục hồi của tài nguyên, nâng cao chất
lượng tài nguyên và môi trường, thu hút cộng đồng và du khách
vào các hoạt động bảo tồn, tôn tạo tài nguyên.
Như vậy, các nhà quy hoạch trong quá trình quy hoạch du lịch cần
xem xét đến việc đáp ứng các mục tiêu phát triển du lịch bền vững

của các vùng, các địa phương được quy hoạch.
1.6.
Mối quan hệ giữa môi trường và du lịch
Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, hoạt động du lịch luôn luôn
gắn liền với việc khai thác các tiềm năng tài nguyên môi trường tự
nhiên, môi trường văn hóa kinh tế - xã hội. Sự tồn tại của du lịch
gắn liền với môi trường, du lịch phát triển chỉ khi môi trường được
bảo vệ.
1.6.1. Ảnh hưởng tích cực của hoạt động du lịch đến môi trường
1.6.1.1.
Đối với môi trường tự nhiên
- Hoạt động du lịch gớp phần tích cực vào việc bảo tồn các vườn
quốc gia, các khu bảo tồn tự nhiên; bảo vệ và tu bổ hệ thống
đền đài, kiến trúc mỹ thuật.
- Tăng mức độ đa dạng sinh học tại những điểm du lịch.
- Du lịch góp phần tu sửa, phát triển cảnh quan đô thị, cảnh quan
tại các điểm du lịch: gia tăng phương tiện vệ sinh công cộng,


đường xá, thông tin liên lạc, năng lượng, hệ thống sử lý nước
thải được cải thiện, dịch vụ môi trường được cung cấp.
- Du lịch phát triển đưa đến sự kiểm soát ở các điểm du lịch
nhằm bảo vệ môi trường.
1.6.1.2.
Đối với môi trường nhân văn, kinh tế - xã hội
- Góp phần tăng GDP cho nền kinh tế quốc dân.
- Tạo việc làm, tăng thu nhập cho dân cư địa phương.
- Góp phần cải thiện điều kiện về cơ sở hạ tầng và dịch vụ xã hội
cho địa phương (đường xá, thông tin, vui chơi giải trí) kèm theo
các hoạt động phát triển du lịch.

Đóng góp kinh phí cho việc bảo tồn, nâng cao giá trị và khôi
phục các di sản kiến trúc, nghệ thuật, vật thể và phi vật thể, văn
hóa, thủ công mỹ nghệ, phong tục truyền thống…
- Thúc đẩy sự phát triển của ngành ngoại thương, đa số là xuất
khẩu tại chỗ. Việc xuất khẩu bằng du lịch quốc tế có lợi lớn về
nhiều mặt: tạo được doanh thu và lợi nhuận lớn hơn, giá bán
cao hơn, tiết kiệm được chi phí đóng gói và chi phí vận chuyển
quốc tế.
- Tăng cường sự giao lưu hiểu biết, thắt chặt tinh thần đoàn kết
hữu nghị giữa các quốc gia, dân tộc.
- Tạo tiền đề cho việc khôi phục các sinh hoạt văn hóa truyền
thống của cộng đồng đã bị mai một, đặc biệt là các lễ hội.
- Phát triển du lịch có lợi cho việc cải thiện môi trường đầu tư,
xúc tiến, mở cửa với bên ngoài.
- Dịch vụ y tế và các tiêu chuẩn vệ sinh được nâng cao. Xử lý rác
thải được cải thiện, dịch vụ môi trường được nâng cấp.
- Giáo dục và bảo tồn thiên nhiên: Giáo dục và kiến thức được
nâng lên, cơ hội đào tạo được mở rộng, khuyến khích việc quản
lý và bảo vệ các di sản và môi trường thiên nhiên.
1.6.2. Tác động tiêu cực
Bên cạnh những tác động tích cực, hoạt động du lịch đã có
những tác động tiêu cực nhất định đối với môi trường do tốc độ
phát triển quá nhanh trong điểu kiện còn thiếu phương tiện xử
lý môi trường, nhận thức và công cụ quản lý nhà nước về môi
trường còn hạn chế…từ đó dẫn đến sự gia tăng áp lực đến môi
trường.
1.6.2.1.
Đối với môi trường tự nhiên



Phát triển du lịch làm gia tăng áp lực về chất thải sinh hoạt, đặc
biệt ở các trung tâm du lịch làm tăng nguy cơ ô nhiễm môi
trường đất, nước.
- Khách du lịch đặc biệt là khách du lịch từ các nước phát triển
thường sử dụng nhiều nước và tài nguyên khác so với người dân
địa phương. Điều này làm tăng mức độ suy thoải và ô nhiễm
các nguồn nước ngầm hiện đang khai thác, đặc biệt ở vùng ven
biển do khả năng xâm nhập mặn cao khi áp lực các bể chứa
giảm mạnh vì bị khai thác quá mức cho phép.
- Du lịch kéo theo việc xây dựng cơ sở hạ tầng, khách sạn và
công trình dịch vụ du lịch. Điều này tất yếu dẫn đến việc xâm
lấn những diện tích đất trước đây là những cảnh quan thiên
nhiên, những khu đất trồng trọt và chăn nuôi.
- Hoạt động của du khách gây ảnh hưởng xấu đến môi trường
sống của các loài động thực vật.
1.6.2.2.
Đối với môi trường nhân văn, kinh tế-xã hội
- Văn hóa:
+ Nền văn hóa truyền thống của nước chủ nhà có thể bị hủy
hoại hoặc giảm giá trị.
+ Văn hóa xuống cấp cả về quy mô lẫn tốc độ.
+ Làm tổn hại đến các hệ thống văn hóa, gây ra những thay đổi
về phong tục tập quán.
- Tính truyền thống:
+ Tạo nên tình trạng quá tải về dân số, tệ hơn là sự mất lễ nghi
trong các lễ hội.
+ Mất đi tình trạng ổn định ban đầu, mất đi lòng tự hào về văn
hóa của chính mình.
+ Sự gắn bó cộng đồng bị thay đổi, sự ràng buộc về họ hàng và
cộng đồng bị rạn nứt.

+ Sự thay đổi địa vị giữa chủ và khách.
+ Tăng cường xung đột giữa cái mới và cái bảo thủ. Xã hổi trở
nên phức tạp hơn.
- Các di sản văn hóa lịch sử, khảo cổ dễ bị xuống cấp khi vừa
chịu tác động của khí hậu và của khách du lịch tới thăm.
- Mâu thuẫn nảy sinh giữa người làm du lịch với dân cư địa
phương do việc phân bố lợi ích và chi phí trong nhiều trường
hợp chưa được công bằng.
-


Do tính chất mùa vụ của du lịch làm cho các dịch vụ công cộng
và cơ sở hạ tầng địa phương khó có thể đáp ứng nhu cầu tại thời
kì cao điểm đó.
Phân tích thực trạng trong phát triển du lịch bền vững ở Ninh Bình.
2.1.
Tiềm năng phát triển du lịch ở Ninh Bình
2.1.1. Vị trí địa lý
Ninh Bình là tỉnh nằm ở cực nam Đồng bằng Bắc Bộ, cách Hà
Nội 93Km về phí Nam, có tọa độ địa lý từ 19°50’ vĩ độ Bắc đến
20°27’ vĩ độ Bắc và 105°32’ đến 106°33’ kinh độ Đông. Ninh
Bình nằm ở vị trí ranh giới 3 khu vực địa lý: Tây Bắc, châu thổ
Sông Hồng và Bắc Trung Bộ. Đồng thời cũng nằm giữa ba
vùng kinh tế: vùng Hà Nội, vùng duyên hải Bắc Bộ và vùng
duyên hải miền Trung.
Nó có vị trí tiếp giáp như sau:
- Phía Bắc giáp với Hòa Bình, Hà Nam.
- Phía Đông giáp với Nam Định qua sông Đáy.
- Phía Tây giáp với Thanh Hóa.
- Phía Nam giáp biển (Vịnh Bắc Bộ).

Ninh Bình có 1 thành phố, 1 thị xã và 6 huyện (147 đơn vị hành
chình cấp xã gồm 125 xã, 15 phường và 7 thị trấn.
2.1.2. Tài nguyên du lịch tự nhiên của Ninh Bình
a) Địa hình
Ninh Bình bao gồm cả 3 loại địa hình.
- Vùng đồi núi và bán sơn địa ở phía Tây Bắc bao gồm các huyện
Nho Quan, Gia Viễn, Hoa Lư, Tam Điêp. Nơi đây có đỉnh Mây
Bạc với độ cao 648m là đỉnh núi cao nhất Ninh Bình.
- Vùng đồng bằng ven biển ở phía Đông Nam thuộc 2 huyện Kim
Sơn và Yên Khánh. Xen giữa 2 vùng lớn là vùng chiêm trũng
chuyển tiếp. Rừng ở Ninh Bình có đủ cả rừng sản xuất và rừng
đặc dụng các loại. Có 4 khu rừng đặc dụng bao gồm: rừng Cúc
Phương, rừng môi trường Vân Long, rừng văn hóa lịch sử môi
trường Hoa Lư và rừng phòng hộ ven biển Kim Sơn.
- Vùng ven biển: Ninh Bình có đường bờ biển dài 18km. Bờ biển
Ninh Bình hàng năm được phù sa bồi đắp lấn ra trên 100m.
Vùng ven biển và biển Ninh Bình đã được UNESCO công nhận
là khu dự trữ sinh quyển thế giới.
b) Khí hậu
-

2.


2.1.3.

Ninh Bình nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm: mùa hè
nóng ẩm, mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 9; mùa đông khô
lạnh từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau; tháng 4,
tháng 10 là mùa xuân và mùa thu. Lượng mưa trung bình

năm: 1700-1800mm. Nhiệt độc trung bình 23,5°C. Số giờ
nắng trong năm là: 1600-1700 giờ. Độ ẩm tương đối trung
bình: 80-85%.
c) Sinh vật
Thảm thực vật rừng phong phú, tập trung ở Vườn quốc gia
Cúc Phương. Rừng Cúc PHương thuộc loại rừng mưa nhiệt
đới điển hình với cấu trúc thảm thực vật nhiều tầng, phong
phú về thàn phần loài.
Tài nguyên du lịch nhân văn của Ninh Bình
a) Di tích lịch sử văn hóa
Ninh Bình là 1 vùng đất cổ nằm ở vị trí cửa ngõ cực nam của
tam giác Châu thổ sông Hồng và miền bắc. Vùng đất này
còn nhiều dấu tích liên quan trưc tiếp đến các nền văn minh
cổ ở Việt Nam như văn hóa Hòa Bình, văn hóa Đa Bút, văn
hóa Đông Sơn. Nơi đây có cố đô Hoa Lư từng là kinh đô của
ba triều đại nhà Đinh, Tiền Lê và Hậu Lý. Trong kháng
chiến chống ngoại xâm nơi đây có phòng tuyến Tam Điệp,
chiến khu Quỳnh Lưu, hành cung Vũ Lâm và là địa bàn
trọng yếu của chiến dịch Hà Nam Ninh lịch sử. Những đặc
điểm về lịch sử, văn hóa, tự nhiên đã tạo cho vùng đất Ninh
Bình một hệ thống các di tích phong phú và đa dạng.
Tính đến năm 2012, Ninh Bình có 1499 di tích, trong đó có
344 ngôi chùa, 229 đình, 381 đền, 98 miếu, 51 phủ, 149 nhà
thờ công giáo, 236 nhà thờ họ. Trong đó có 3 di tích cấp
quốc gia đặc biệt quan trọng là Quần thể danh thắng Tràng
An- Tam Cốc- Cố đô Hoa Lư.
b) Lễ hội
Theo báo cáo của đồng chí Bí thư tỉnh ủy tỉnh Ninh Bình
với đồng chí Bộ Trưởng bộ văn hóa thể thao và du lịch
tại buổi làm việc giữa Đoàn công tác bộ văn hóa thể thao

và du lịch với tỉnh Ninh Bình ngày 7/1/2012. Tính đến


tháng 1/2012 thì tỉnh có 443 lễ hội truyền thống, trong đó
quản lý cấp tỉnh 2 lễ hội, cấp huyện là 13 lễ hội, cấp xã
428 lễ hội. Các lễ hội văn hóa ở Ninh Bình chủ yếu diễn
ra vào mùa xuân, trừ số ít các lễ hội tưởng niệm ngày mất
của các vị danh nhân.
c) Làng nghề truyền thống
Theo khảo sát của ngành Công Thương tỉnh Ninh Bình trong
lần khảo sát hoạt động của các làng nghề, và dựa vào kết quả
công bố ngày 1/9/2014 thì toàn tỉnh Ninh Bình hiện có 75
làng nghề được UBND tỉnh công nhận trên địa bàn hoạt
động sản xuất kinh doanh ổn định, tạo việc làm, tăng thu
nhập cho lao động nông thôn.
Qua khảo sát có 49/75 làng nghề (chiếm 65%) tiếp tục duy
trì hoạt động SX-KD ổn định và có chiều hướng phát triển.
Nổi bật là 11 làng nghề chế tác đá mỹ nghệ trên địa bàn
huyện Hoa Lư, 25 làng nghề cói tại huyện Kim Sơn, Yên Mô
và Yên Khánh; mốt ố làng nghè thêu ren huyện Nho Quan,
gỗ mỹ nghệ trên địa bạn thành phố Ninh Bình và huyện Nho
Quan….
d) Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học
Tỉnh Ninh Bình có trên 915 nghìn dân sinh sống (thống
kê năm 2012) ở 8 huyện, thành phố, thị xã với 2 dân tộc
Kinh và Mường. Trong đó đa số là dân tộc Kinh chiếm
trên 98,2%; đứng thứ 2 là dân tộc Mường chiếm gần
1.7%; các dân tộc như Tày, Nùng, Thái , Hoa, H’Mông,
Dao….mỗi dân tộc có từ trên 10 người đến hơn 100
người.

e) Ẩm thực
Bên cạnh những món ăn của vùng đồng bằng Bắc Bộ, ẩm
thực Ninh Bình có đặc trưng riêng: Tái dê Ninh Bình, Nhất
hưởng thiên kim (cơm cháy), Nem Yên Mạc (Yên Mô),
Rượu Lai Thành, Mắm tép Gia Viễn, Rượu cần Nho Quan.
2.2.
Thực trạng phát triển du lịch theo hướng bền vững ở tỉnh Ninh
Bình
2.2.1. Tình hình tăng trưởng


Cơ sở hạ tầng
a) Giao thông
Ninh bình có 3 hệ thống đường giao thông, gồm:
Đường bộ, đường thủy và đường sắt.
Hệ thống giao thông đường bộ gồm có: Quốc lộ 1A, 10, 45,
12B với tổng chiều dài trên 110km; tỉnh lộ gồm 19 tuyến: 477,
477B, 477C, 478, 478B, 479, 479C, 480, 480B, 480C, 480D,
480E, 481, 481D, 481E, 481B và các đường chính của TP Ninh
Bình và TX Tam Điệp với tổng chiều dài hơn 293,6km; huyện
lộ dài 79 km và đường giao thông nông thôn 1338km. Cùng với
đường cao tốc Bắc-Nam đang xây dựng sẽ tạo ra lợi thế cạnh
tranh trong phát triển, đặc biệt là du lịch.
Hệ thống đường thủy gồm 22 tuyến sông trong đó Trung ương
quản lý 4 tuyến (sông Đáy, sông Hoàng Long, sông Vạc và
kênh nhà Lê) với tổng chiều dài gần 364,3km. Có 3 cảng chính
do trung ương quản lý là cảng Ninh Bình, cảng Ninh Phúc và
cảng K3 (thuộc nhà máy nhiệt điện Ninh Bình) cũng đã được
nâng cấp. Hàng loạt các bến xếp dỡ hàng hóa, ụ tàu, khu neo trú
tàu thuyền nằm trên các bờ sông và cửa sông, phục vụ phát triển

kinh tế - xã hội địa phương.
- Tuyến đường sắt Bắc-Nam qua địa bàn tỉnh có chiều dài 19km
với 4 ga (ga Ninh Bình, ga Cầu Yên, ga Gềnh, và ga Đồng
Giao), thuân lợi trong vận chuyển hành khách và hàng hóa, nhất
là vận chuyển vật liệu xây dựng.
Chính nhờ hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy, đường
sắt phong phú và đa dạng này, đã tạo điều kiện thuận lợi cho
việc vân chuyển khách du lịch và kết nối các tour du lịch với
các điểm du lịch khác trong tỉnh.
b. Thông tin liên lạc
Mạng lưới thông tin liên lạc đã phủ kín các vùng trong tỉnh
với hệ thống tổng đài điện tử số hiện đại của bưu điện trung
tâm tỉnh và bưu điện của 7 huyện thị xã, hệ thống thông tin
viễn thông vi ba, cáp quang Bắc – Nam chạy qua đảm bảo
thông tin liên lạc cho du khách cũng như nhân dân toàn tỉnh.
2.2.1.1.

-

-


Làm cho việc liên lạc nhanh chóng, thuận tiện, kết nối giữa
Ninh Bình với các địa phương, các vùng trong nước và liên
lạc quốc tế.
Hệ thống thông tin liên lạc, đặc biệt là cáp quang, Internet đã
được nâng cấp toàn diện trong thời gian qua tạo bước đột
phá phục vụ phát triển. Đây là hạng mục hạ tầng kĩ thuật rất
quan trọng cần được quan tâm trong tương lai.
b) Hệ thống cấp điện

Mạng lưới cấp điện trong Tỉnh đã được xây dựng với
tổng chiều dài các đoạn đường dây trung cao áp là
770km. Hiện nay, tỉnh có 1 nhà máy điện Ninh Bình
và 4 trạm điện phân phối. Hiện nay, về cơ bản nguồn
điện có thể đáp ứng cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt.
c) Hệ thống cấp nước
Trong những năm gần đây tỉnh Ninh Bình đã từng
bước phát triển đảm bảo cung cấp nước sinh hoạt
cho vùng đô thị (thị xã Ninh Bình, thị xã Tam Điệp
có nhà máy nước công suât 12000 /ngày đêm. Các
thị trấn như Thiên Tôn, Yên Định, Yên Ninh, Nho
Quan, Me, Phát Diệm đều có trạm nước máy công
suất 2000-2200/ ngày đêm.
d) Hệ thống thoát nước và vệ sinh môi trường
Mạng lưới nước thải sinh hoạt tại các đô thị của
Tỉnh sử dụng hệ thống thoát chung (cho cả nước
mưa và nước thải sinh hoạt). Hệ thống thoát nước
mưa bao gồm các loại cống tròn bê tông cốt thép,
cống hộp và mương có nắp đan. Các loại nước thải
hầu như chưa được xử lý đến giới hạn cho phép và
thường được xả trực tiếp ra sông suối.
Nước thải công nghiệp: hầu hết nước thải từ các
nhà máy công nghiệp chưa được xử lý đến độ
trước khi xả ra hệ thống thoát nước chung và sông,
suối…, điển hình là nước thải từ các nhà máy xi


2.2.1.2.

măng, nhà máy phân lân vì vậy đã làm gia tăng ô

nhiễm môi trường nước.
Nước thải bệnh viện: hiện tại loại nước thải này
được xử lý riêng đơn giản và xả vào hệ thống thoát
chung. Phần lớn các chỉ tiêu phân tích chất lượng
nước thải bệnh viện đểu lớn hơn giới hạn cho phép
theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN).
Cơ sở vật chất kĩ thuật
a. Cơ sở lưu trú du lịch
Theo thống kê của ngành du lịch, tính đến tháng 6
năm 2014 toàn tỉnh có 279 cơ sở lưu trú với 4285
phòng nghỉ. Trong đó có 141 cơ sở lưu trú du lịch
được thẩm định và công nhận loại hạng với 2712
phòng ngủ, chiếm 63,29% tổng số phòng ngủ của các
cơ sở lưu trú du lịch. Trong đó có 9 khách sạn 1 sao
với 232 phòng ngủ, 26 khách sạn 2 sao với 845 phòng
ngủ, 1 khách sạn 3 sao với 102 phòng ngủ, 2 khách
sạn 4 sao với 237 phòng ngủ và 102 cơ sở lưu trú đạt
chuẩn với 1043 phòng ngủ.
b. Về lĩnh vực kinh doanh giải trí lữ hành và mua
sắm
Tính đến năm 2012 toàn tỉnh có trên 20000 cơ sở kinh
doanh thương mại, khoảng 200 điểm kinh doanh dịch
vụ vui chơi giải trí, tiêu biểu như Club Number One
City, Trung tâm giải trí Newstar, Đông Thành Plaza,
sân golf 54 lỗ hồ Yên Thắng. Chúng đã đem đến cho
du khách một không gian vui chơi lý tưởng.
c. Cơ sở y tế
Đến tháng 12/2012, thành phố Ninh Bình có cơ sở y tế
tuyến tỉnh với số giường bệnh 1515 giường. Cơ sở y
tế tuyến thành phố: Phòng Y Tế, Trung tâm Dân sốKHHGĐ, Trung tâm Y tế với tổng số giường bệnh là

20 giường. Cơ sở y tế tuyến phường, xã: bao gồm 14
trạm y tế trong các phường, xã đều đạt chuẩn quốc gia
về y tế cơ sở. Ngoài ra, cơ sở y tế tuyến khu vực,


2.2.1.3.

2.2.1.4.

ngành: một bệnh xá công an tỉnh Ninh Bình, một viện
Quân y 5 với tổng số 186 giường bệnh. Đáp ứng đủ
Lực lượng lao động trong ngành du lịch
Tỉnh có một trường Đại học đa ngành, trường Trung học
kinh tế - kĩ thuật và Tại chức, 4 trường Cao đẳng dạy
nghề, 4 trường trung cấp nghề, 5 trung tâm đào tạo nghề
của địa phương và nhiều cơ sở đào tạo nghề của các tổ
chức, cá nhân. Do vậy, chất lượng lao động ngành du lịch
đã được nâng lên đáng kể.
Như vậy, năm 2011 là 7951 lao động trong đó lao động
có trình độ ĐH-CĐ, là 345 lao động, trung cấp là 583 lao
động, điều đó chứng tỏ trình độ nghiệp vụ của đội ngũ lao
động du lịch đã được nâng lên rõ rệt, tỷ lệ lao động được
đào tạo bước đầu đã được nâng cao. Đến năm 2013, có
2300 lao động trực tiếp, và 8700 lao động gián tiếp.
Trong đó có hơn 40% tổng số lao động được đào tạo hoặc
bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch. Và ước tính đến năm 2015,
ước sẽ thu hút và giải quyết khoảng từ 8000-10000 lao
động chính trong ngành Du lịch và trên 20000 lao động
có thu nhập gián tiếp thông qua hoạt động dịch vụ, du
lịch.

Khách du lịch và doanh thu du lịch
Theo thống kê cuả trang web dulichninhbinh.com.vn thì
lượng khách du lịch của Ninh Bình trong những năm gần
đây như sau:
Bảng thống kê số lượng khách đến Ninh Bình từ năm
2011 đến nay.
(Đơn vị: Triệu lượt khách)

Năm

2011

2012

2013

9/2014

Lượng khách

3,60

3,71

4,39

3,80


(Nguồn:dulichninhbinh.com.vn)

Theo đó lượng khách du lịch của Ninh Bình liên tục tăng
qua các năm năm 2013 tăng 0,68 triệu lượt khách
(18,33%) so với năm 2012. Tính đến tháng 9 năm 2014
lượt khách đã vượt tổng lượng khách của cả năm 2012,
và đã giảm nhẹ 6,2% so với cùng kì năm 2013.
Cũng theo trang thống kê của trang này thì doanh thu từ
du lịch, và nộp cho ngân sách từ năm 2011 đến nay như
sau:
Bảng doanh thu và nộp cho ngân sách của ngành du lịch
Ninh Bình .
(Đơn vị: triệu đồng)
Năm

2011

2012

2013

9/2014

Doanh thu

614622

728474

899246

788080


Nộp ngân sách

61459

72845

89920

78885

(Nguồn:dulichninhbinh.com.vn)
Như vậy, doanh thu từ du lịch liên tục tăng qua các năm.
Năm 2011 doanh thu là 613622 triệu đồng nộp cho ngân
sách là 61459 triệu đồng thì năm 2013 doanh thu tăng
284624 triệu (46,31%), chính vì vậy lượng nộp cho ngân
sách cũng tăng tương ứng từ năm 2011 đến năm 2013
lượng nộp cho ngân sách tăng 28461 triệu (46,31%). Và
từ đây ta tốc độ tăng doanh thu và nộp cho ngân sách
bình quân năm là 23,16%.
2.2.2. Tình hình giải quyết các vấn đề xã hội
2.2.2.1.
Vấn đề môi trường sinh thái
Bất cứ một dự án đầu tư phát triển kinh tế-xã hội đều phải
lập báo cáo đánh giá tác động môi trường. Tuy vậy, để
đảm bảo cho một chiến lược phát triển môi trường bền


2.2.2.2.


2.2.2.3.

vững thì con người có vị trí quan trọng hàng đầu, để có
được đội ngũ cán bộ du lịch, được những người dân,
những du khách tham gia hoạt động du lịch tự ý thức và
trách nhiệm bảo vệ môi trường là do chúng ta đã luôn
luôn tuyên truyền nâng cao dân trí để họ có sự hiểu biết
cao về môi trường, về mối quan hệ môi trường và phát
triển kinh tế-xã hội.
Vấn đề việc làm
Du lịch được coi là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, do
vậy các sản phẩm du lịch cũng trở nên đa dạng và phong
phú hơn, đáp ứng nhu cầu của du khách nhiều hoạt động
kinh tế như chăn nuôi, trồng trọt, sản xuất hàng thủ công
mỹ nghệ, cung ứng dịch vụ được phát triển, góp phần tạo
việc làm, tăng thu nhập cho người dân, nâng cao chất
lượng cuộc sống của cộng đồng. Tuy nhiên, do nhu cầu
sử dụng một diện tích lớn đất đai của các dự án quy
hoạch du lịch nên làm suy giảm diện tích đất canh tác, đất
rừng, đã ảnh hưởng không nhỏ tới công ăn việc làm của
ngươi dân bởi hầu hết lao động trong ngành du lịch
thường mang tính mùa vụ. Để đảm bảo mức sống cho
người lao động các cấp, ban, ngành của tỉnh Ninh Bình
đã có nhữn định hướng chiến lược về làm cho người dân
bản địa như: thu hút lao động làm việc trong các doanh
nghiệp, các xưởng thủ công mỹ nghệ, khôi phục và bảo
tồn làng nghề truyền thống…
Các vấn đề khác
Nhiều dự án quy hoạch du lịch đã có sự đầu tư cho bảo
tồn, phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc, thu hút một số

lượng khách lớn đã làm cho người dân tăng thêm lòng tự
hào về các di sản văn hóa của địa phương, từ đó họ có ý
thức hơn, đóng góp nhiều hơn cho việc bảo tồn các giá trị
văn hóa truyền thống, việc đảm bảo mội trường trật tự an
toàn cho du khách cũng được chú trọng nhiều hơn. Như
vậy, không thể phủ nhận những tác động tích cực của


phát triển du lịch đem lại, nhưng bên cạnh những tác
động tích cực đó vẫn còn những tồn tại những tác động
tiêu cực như: việc gia tăng các phương tiện giao thông
vào mùa du lịch, ngày lễ, ngày cuối tuần làm tắc nghẽn
giao thông, ô nhiễm không khí và tiếng ồn, hệ thống giao
thông nhanh xuống cấp… Đặc biệt các giá trị văn hóa
truyền thống nếu không được nhận thức đúng đắn thì dễ
bị thương mại hóa hoạt động văn hóa truyền thống…
2.3.
Đánh giá chung về tình hình phát triển du lịch theo hướng bền
vững ở tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2011-2013
2.3.1. Những thành công chủ yếu.
2.3.1.1.
Du lịch Ninh Bình ngày càng trở thành ngành kinh tế
quan trọng.
Thiên nhiên ban tặng cho vùng đất Cố đô Hoa Lư một
tiềm năng du lịch phong phú, đa dạng và ẩn trong mỗi
điểm thiên nhiên hùng vĩ ấy là chiều sâu văn hóa và lịch
sử. Đồng thời cùng với sự phát triển và chuyển đổi cơ cấu
kinh tế của Đất nước, chiến lược phát triển kinh tế-xã hội
của Ninh Bình cũng đã xác định vai trò của công nghiệp
và dịch vụ, trong đó du lịch được đánh giá là ngành kinh

tế có nhiều triển vọng. Thực tế, số lượt khách cũng như
doanh thu từ du lịch của Ninh Bình liên tục tăng qua các
năm. Nếu năm 2009, số lượt khách đạt 2,2 triệu lượt
khách thì năm 2012 con số này tăng lên 3,75 triệu lượt
khách tăng 70% trong đó khách quốc tế đạt gần 675
nghìn lượt người, khách lưu trú đạt 268 nghìn lượt người.
Doanh thu từ du lịch năm 2009 đạt 250 tỷ đồng, năm
2012 đạt 780 tỷ đồng, tăng 212%. Riêng đối với năm
2013 lượng khách đến Ninh Bình đạt 4,39 triệu lượt đạt
117%, tăng 17% so với cùng kì năm 2012. Trong đó
khách quốc tế đạt 526793lượt, khách nội địa đạt 3874899
lượt. Doanh thu từ du lịch đạt 899246 triệu, đạt 123,4%,
tăng 23,4% so với năm 2012.


2.3.1.2.

2.3.1.3.

Như vậy có thể thấy thị trường du lịch Ninh Bình đã khá
ổn định và có sự tăng trưởng đều qua các năm. Điều đó
khẳng định du lịch Ninh Bình ngày càng trở thành ngành
kinh tế quan trọng, du lịch Ninh Bình đã có chỗ đứng trên
bản đồ du lịch trong nước và quốc tế.
Du lịch phát triển góp phần nâng cao đời sống tinh
thần và ổn định xã hội.
Du lịch Ninh Bình đã có bước phát triển khá nhanh, đang
dần trở thành ngành kinh tế quan trọng, góp phần giải
quyết việc làm cho người lao động, cải thiện đời sống
nhân dân, mở rộng các mối quan hệ, hợp tác của tỉnh, làm

thay đổi hình ảnh Ninh Bình trong nhận thức của bạn bè
trong nước và quốc tế. Toàn tỉnh luôn duy trì được 74 lễ
hội lớn nhỏ, lễ hội lớn nhất và thu hút nhiều du khách
nhất đó là lễ hội truyền thống Cố Đô Hoa Lư mang đậm
bản sắc địa phương, là hành trình tìm về cội nguồn dân
tộc. Các nghi lễ là sự mô phỏng, tôn vinh những giá trị
văn hóa trong thời kì Đinh-Tiền Lê… Bên cạnh việc khôi
phục lại các nghi lễ truyền thống là những trò chơi dân
gian: đấu vật, bắn nỏ, bắn cung, cờ người… Các hoạt
động văn hóa như: diễn tích “Cờ lau tập trận”, diễn tích
“Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế”, Hội trại văn hóa dân
tộc, Hội thi người đẹp kinh đô Hoa Lư, thi mâm ngũ quả
tiến vua, thi thư pháp, thi giọng hát chèo hay… được du
khách đánh giá rất cao và người dân nhiệt tình tham gia
đã góp phần nâng cao đời sống tinh thần và ổn định xã
hội.
Phát triển du lịch gắn với việc bảo tồn di tích lịch sửvăn hóa, bảo vệ môi trường.
Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp. Phát triển du lịch
theo hướng bền vững là trách nhiệm của mỗi người dân,
nhận thức được điều đó các cấp, các ngành, các địa
phương đã luôn luôn chú trọng phát triển du lịch nhưng
phải gắn liền với bảo tồn di tích lịch sử văn hóa, bảo vệ


môi trường. Từ việc xây dựng, xét duyệt các dự án, các
chương trinh, các kế hoạch phát triển du lịch phải đảm
bảo việc khai thác, đi đôi với tôn tạo các nguồn phát triển
du lịch có hiệu quả, hợp lý. Trong thời gian qua các khu
di tích lịch sử đã được đầu tư cho việc khôi phục, cải tạo
những giá trị văn hóa lịch sử như: khu du lịch Tràng An,

Cố đô Hoa Lư… các loại hình du lịch thân thiện với môi
trường như: du lịch sinh thái, tích cực ứng dụng công
nghệ làm sạch môi trương, giảm thiểu tiêu thụ năng
lượng, nước sạch, tái sử dụng chất thải tại các cơ sở kinh
doanh như: Vân Long, Kênh Gà-Vân Trinh…
2.3.1.4.
Nguyên nhân dẫn đến những thành công
- Tính đa dạng về tài nguyên du lịch: Ninh Bình có tiềm năng du
lịch đa dạng và phong phú (các di tích lịch sử văn hóa, danh lam
thắng cảnh, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, nguồn
khoáng nước nóng…)
Từng là kinh đô của Việt Nam từ thế kỉ X, nơi phát tích ba triều
đại Đinh-Tiền Lê- Lý nên Ninh Bình cũng là mảnh đất giàu
tiềm năng về du lịch văn hóa với hàng loạt các đền đài, chùa
miếu, di tích lịch sử.
Chiều sâu văn hóa, lịch sử, phong tục tập quán, đời sống tâm
linh cùng hệ sinh thái cảnh quan độc đáo gắn với nhiều địa
danh, di tích, lễ hội, làng nghề nổi tiếng của Ninh Bình đã hình
thành nên hệ thống tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn hấp
dẫn, đặc sắc. Đây chính là tiềm năng to lớn để Ninh Bình phát
triển các loại hình du lịch phong phú trong quá trình phát triển.
Bên cạnh đó, sản phẩm du lịch lại không trùng lặp với sản phẩm
du lịch của nhiều địa phương khác trong khu vực, đặc biệt là
các địa phương phụ cận như Hà Nam, Nam Định, Thanh Hóa.
Điều này tạo cho du lịch Ninh bình có được sức hấp dẫn riêng,
khi mà tình trạng “trùng lặp” về sản phẩm du lịch đang là yếu
tố cản trở du lịch phổ biến.
- Vị trí địa lý của Ninh Bình
Ninh Bình là một tỉnh ở phía Nam đồng bằng sông Hồng, trên
tuyến huyết mạch Bắc-Nam. Ninh Bình cách Thủ đô Hà Nội



×