Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

TRƯỜNG HỌC PHÁP-VIỆT TRONG THỜI KỲ 1920 - 1945 VÀ SỰ HÌNH THÀNH TẦNG LỚP NỮ TRÍ THỨC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 26 trang )

1

TRƯỜNG HỌC PHÁP-VIỆT TRONG THỜI KỲ 1920 - 1945 VÀ SỰ HÌNH THÀNH
TẦNG LỚP NỮ TRÍ THỨC
Trường hợp hai trường nữ trung học Đồng Khánh và Áo Tím
Thái Thị Ngọc Dư, Dominique Rolland, Nguyễn Thị Nhận, Bùi Trân Phượng
Trung tâm Nghiên cứu Giới và Xã hội - Đại học Hoa Sen
& INALCO Paris
Tóm tắt
Bài nghiên cứu đặt trọng tâm vào việc thu thập những lời chứng của các thế hệ cựu nữ sinh
học tại hai trường Áo Tím (ở Sài Gòn) và Đồng Khánh (ở Huế) trong khoảng thời gian từ
1920 đến 1945, nhằm tìm hiểu những hồi ức và suy nghĩ của người học về quá trình trưởng
thành của nữ sinh trong nền giáo dục Pháp – Việt. Tuy trường Pháp – Việt trong bối cảnh của
một thuộc địa có những khiếm khuyết, nhưng với tinh thần gạn đục khơi trong, các cựu nữ
sinh đã tiếp thu những giá trị nhân văn tốt đẹp của nền văn hóa Pháp, bồi đắp thêm tinh thần
dân tộc và đã trưởng thành trong sự giao thoa của hai nền văn hóa Pháp – Việt. Với việc
thành lập hệ thống trường Pháp – Việt, lần đầu tiên nữ giới Việt Nam được chính thức đi học,
thành đạt và tham gia vào các hoạt động trí thức của xã hội. Lòng tự tin của các thế hệ nữ trí
thức đầu tiên này đã được tăng cường với những nhận thức bước đầu về vị trí vai trò quan
trọng của phụ nữ trong xã hội.
Từ khóa: giáo dục trung học, nữ sinh, giai đoạn 1920 – 1945, Pháp ngữ, di sản giáo dục,
rèn luyện tư duy, giao thoa văn hóa.
LỜI CẢM ƠN
Nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm ơn chương trình VALOFRASE (Valorisation du
français en Asie du Sud-Est của các tổ chức Pháp ngữ) của các tổ chức Pháp ngữ và trường
Đại học Hoa Sen đã tạo điều kiện về chuyên môn và về tài chánh cho nhóm hoàn thành việc
nghiên cứu đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn các cựu nữ sinh hai trường Áo Tím và Đồng Khánh đang sống tại
Thành phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình cung cấp thông tin và chia sẻ những suy nghĩ của mình
về việc học ngày trước trong trường Pháp – Việt.


1


2

NỘI DUNG BÁO CÁO

I.

DẪN NHẬP
Bối cảnh và cách đặt vấn đề

1.

Nền giáo dục thời Pháp thuộc trong nửa đầu thế kỷ 20 đã góp phần đào tạo nên những
thế hệ trí thức Việt Nam sau này đã phục vụ đất nước trong thời kỳ độc lập. Kết hợp tinh thần
yêu nước truyền thống với những giá trị mới của nền giáo dục phương Tây như tư duy độc
lập, sáng tạo, tư duy phản biện, những thế hệ trí thức mới này khát khao tìm độc lập cho đất
nước và xây dựng một nước Việt Nam hiện đại, thoát khỏi mô hình xã hội phong kiến lạc hậu.
Trường học thời thuộc địa đã mở cửa tiếp nhận nữ sinh và trở thành một nhân tố quan
trọng thúc đầy sự phát triển của phụ nữ và tăng cường vị trí, vai trò của phụ nữ trong xã hội
Việt Nam.
Trong hệ thống giáo dục ấy, những tư duy mới mẻ đã được truyền đạt và tiếp thu như
thế nào để góp phần hình thành bản sắc mới của đội ngũ trí thức có khả năng thấu hiểu sự
phức tạp của những thách thức chính trị – xã hội của thời đại?
Từ mô hình giáo dục ấy, có thể rút ra những bài học, kinh nghiệm gì cho: chấn hưng
giáo dục hiện nay, bình đẳng giới, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững?
Văn hóa của cộng đồng Pháp ngữ, thông qua tiếng Pháp, làm phong phú thêm tính
chất đa văn hóa, đa ngôn ngữ cho hệ thống giáo dục Việt Nam như thế nào?
2.


Mục tiêu nghiên cứu
Nhằm trả lời những câu hỏi trên, đề án nêu mục tiêu chính là nghiên cứu tình hình giáo
dục nữ sinh thời Pháp thuộc và sự hình thành các thế hệ trí thức, đặc biệt chú trọng giới nữ.
Hai địa bàn chính được chọn: Huế và Sài Gòn với trường nữ Đồng Khánh1 ở Huế và Áo
Tím 2 ở Sài Gòn. Trọng tâm nghiên cứu là những năm học cao đẳng tiểu học 3, tức khoảng 4
năm sau bậc tiểu học. Đề tài không đề cập đến bậc tiểu học vì cho rằng cấp học này chỉ mới là
cấp phổ cập, chưa đủ điều kiện góp phần đào tạo nên những trí thức tương lai.
Để thực hiện mục tiêu chính nêu trên, đề án chú trọng nghiên cứu những khía cạnh sau:
2.1 Hệ thống giáo dục thời Pháp được thiết lập cho các trường trung học: mục tiêu đào
tạo, cách tổ chức nhà trường và hoạt động giáo dục, chương trình học, giáo viên, đào tạo giáo
viên (Việt và Pháp). Đề tài chỉ đề cập một cách khái quát phần này qua hồi ức và nhận định
của người học vì đã có những công trình nghiên cứu quan trọng, đáng chú ý là hai công trình
sau:
BEZANÇON, Pascale, 2002, Une colonisation éducatrice ? L’expérience indochinoise, 1860
2


3
– 1945. L’Hamattan, 474 trang
TRINH Van Thao, 1995, L’Ecole française en Indochine. Editions Karthala, Paris, 321 trang.
2.2

Nền giáo dục nhìn qua mắt người học: học sinh đã học được gì dưới mái trường thời

Pháp? Đây là trọng tâm nghiên cứu, đề tài muốn tìm hiểu và phân tích góc nhìn của người
học. Sự tiếp thu và chuyển hóa kiến thức của người học đã trải qua một quá trình cá thể hóa
và có những chuyển biến qua năm tháng. Quá trình cá thể hóa ấy còn chịu ảnh hưởng của môi
trường gia đình và bối cảnh chính trị – xã hội mà trong đó người học sống và học tập. Việc
mở mang kiến thức có giúp nữ sinh quan tâm nhiều hơn đến hoàn cảnh đất nước, đến mong

ước về tương lai, nghề nghiệp của phụ nữ? Mặt khác, các phong trào yêu nước, phong trào
văn hóa, xã hội thời ấy có là môi trường thuận lợi cho trưởng thành về nhân cách của nữ sinh?
2.3

Nhà trường sau 1945 và hiện nay có thể thừa kế gì từ nhà trường thời Pháp: tinh

thần và phương pháp dạy và học, rèn luyện tư duy, nội dung chương trình, cách tổ chức.
3.

Phương pháp tiếp cận

Đề tài có tính chất liên ngành, nhưng những phương pháp lịch sử vẫn chiếm ưu thế.

-

Trọng tâm là tìm hiểu những khía cạnh khác nhau của nền giáo dục Pháp – Việt qua mắt
người học. Chú trọng các cựu nữ sinh, những người trực tiếp thụ hưởng nền giáo dục ấy. Do
đó, đề án chủ yếu dựa vào các cuộc phỏng vấn cựu nữ sinh, cựu giáo viên và sưu tầm các tài
liệu, hồi ký, tiểu sử nhân vật của các gia đình. Đây là hướng tiếp cận chính, tuy nhiên với qui
mô nhỏ bé của đề tài, nhóm chỉ thực hiện được 12 phỏng vấn sâu cựu nữ sinh Đồng Khánh,
một cựu nữ sinh Marie Curie và 7 cựu nữ sinh trường Áo Tím. Các bà ở Áo Tím thuộc các
khóa từ 1932 đến 1940, còn các bà ở Đồng Khánh thuộc các khóa trễ hơn, từ 1940 đến 1945.
Nhờ đó, nhóm nghiên cứu có điều kiện để so sánh và theo dõi diễn tiến trong khoảng thời
gian 15 năm.
Ngoài ra, đề án còn khai thác các tài liệu khác:
-

Nghiên cứu và phân tích các tài liệu về giáo dục và các trường nữ trước 1945 lưu trữ tại

trung tâm lưu trữ quốc gia số 4 ở Đà Lạt. Chúng tôi đã tham khảo tài liệu tại đây nhưng không

thu thập được tài liệu liên quan đến việc học của nữ sinh. Trung tâm lưu trữ chỉ có các tài liệu
tản mạn về báo cáo hàng quí, số lượng học sinh của một số các trường từ tiểu học đến trung
học.
-

II.

Kế thừa kết quả khảo cứu các đề tài tương cận.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Trường Pháp – Việt trong những năm 1920 - 1945

3


4
1.1 Hệ thống trường Pháp - Việt và việc đi học của nữ sinh
Giáo dục ở thuộc địa phỏng theo mô hình giáo dục của Pháp. Tại Pháp, Đạo luật Guizot
tháng 6/1833 chỉ mới bắt buộc mỗi xã trên 500 dân phải có một trường tiểu học cho nam sinh.
Phải chờ đến đạo luật Falloux ngày 15/3/1850 mới qui định bắt buộc mỗi xã trên 800 dân phải
có một trường tiểu học cho nữ sinh. Theo Pascale Bezançon 4, đạo luật ngày 28/3/1882, dưới
thời bộ trưởng giáo dục Jules Ferry, là một cuộc cách mạng giáo dục lần thứ hai khi luật này
ban hành giáo dục cưỡng bách cho cả trẻ trai lẫn trẻ gái từ 6 đến 13 tuổi. Jules Ferry ủng hộ
giáo dục trẻ gái và mở nhiều trường cho nữ sinh. Chủ trương này không khỏi gặp sự chống
đối từ nam giới, họ cho rằng nam giới có khả năng trí tuệ hơn nữ giới.
Giáo dục ở Pháp vào nửa sau thế kỷ 19 đã thay đổi sâu sắc, từ đặc điểm chỉ dành cho một
số ít tinh hoa, cho nam sinh và mang tính tôn giáo đã mở rộng sang giáo dục cho đại chúng.
Sự thay đổi này có ảnh hưởng đến quan niệm tổ chức giáo dục ở Đông Dương vào cuối thế kỷ
19, đầu thế kỷ 20.
Hệ thống giáo dục Pháp – Việt 5 ở ba kỳ thừa hưởng những nguyên tắc của các đạo luật

Jules Ferry được thiết lập trong những năm 1881 -1882: miễn phí, bắt buộc và phi tôn giáo /
thế tục. Song song với hệ thống giáo dục Pháp hoàn toàn, hệ thống giáo dục Pháp – Việt được
thiết lập tại Nam Kỳ năm 1879, tại Bắc Kỳ vào năm 1904 và tại Trung Kỳ năm 1906. Vậy là
trường được thiết lập sau thời kỳ thử nghiệm 1878 – 1907, và đi vào giai đoạn theo những
phương châm của trường phái Ferry (1908 – 1918) 6.
Vì các trường ở Đông Dương theo mô hình các trường ở Pháp, nên nữ sinh cũng được đi
học, và có những trường trung học dành cho nữ. Đối với nữ, đây là lần đâu tiên nữ giới được
chính thức đi học, vì trong hệ thống giáo dục cũ, nữ không được đi học và đi thi.
Các trường tiểu học công lập đã được thiết lập ở nhiều địa phương, tuy nhiên các trường
làng chỉ dừng lại ở lớp ba. Vào cuối năm 1869, ở Nam Kỳ đã có 126 trường tiểu học với
4.700 học sinh trên tổng số 1 triệu dân 7. Nam Kỳ là nơi có tỷ lệ học sinh / dân số cao nhất.
Vào thời điểm 1931 – 1932, nghĩa là lúc các nhân chứng trong đề tài nghiên cứu vào học
trung học ở Nam Kỳ, số học sinh tiểu học ở Nam Kỳ đã lên đến 131.985, chiếm 45,1% tổng
số học học sinh tiểu học toàn quốc, nhưng khi lên bậc cao đẳng tiểu học và trung học, tỷ lệ
này chỉ còn 37,7 % với 1.780 học sinh, tỷ lệ ở miền Trung tăng lên 26,4% với 1.245 học sinh
8

.

Phần lớn học sinh, và nhất là nữ sinh thường nghỉ học sau ba năm tiểu học. “Thanh niên làng
tôi, nhất là giới nữ thường chỉ được học hết lớp ba trường làng (cours elementaire). Thông
thường chị em học thêm nữ công may thêu nấu nướng để khi lập gia đình trở thành người nội

4


5
trợ giỏi giang”.9
Như thế mới hiểu niềm tự hào của các nữ sinh được học lên bậc trung học.
Theo Trịnh Văn Thảo thì số nữ sinh đi học ngày càng tăng, dù chỉ chiếm 8% tổng số

học sinh trong những năm 1918 – 1922. Điều này đã xóa tan những nghi ngờ về khả năng học
tập của nữ sinh của một số viên chức Pháp vào cuối thế kỷ 19 10.
Cần lưu ý là ở Pháp nếu tiểu học được mở cho nữ sinh từ năm 1850 thì phải đợi đến
năm 1867 giáo dục trung học cho nữ sinh mới được thiết lập 11. Vậy mà năm 1875 tại Sài Gòn
đã có một trường nữ tư thục được mở ra là trường Sainte Enfance (Hài Đồng), do các nữ tu
dòng Áo Trắng (Sœurs de Saint Paul de Chartres) lập. Trường có nhiều chi nhánh và có cả
bậc tiểu học lẫn trung học.
Với ba trường nữ trung học công lập ở Hà Nội, Huế và Sài Gòn, số nữ sinh bậc cao
đẳng tiểu học (còn gọi là bậc thành chung) đã tăng gấp ba lần từ 105 nữ sinh năm 1921 lên
343 năm 1931, nhưng có đến 4.496 nam sinh, nữ chỉ chiếm 7,6% tổng số học sinh, 70% số nữ
sinh tập trung ở Nam Kỳ.
Chung quanh việc nữ sinh đi học, có hai luồng tư tưởng khác nhau trong các nhà cai trị Pháp:
-

Dumoutier và Muselier cho rằng mất thì giờ và tiền bạc.

-

Luồng tư tưởng tiến bộ thì cho rằng cần giáo dục phụ nữ vì họ thông minh, vì họ sẽ là những
nhà giáo dục cho con cái 12.

1.2

Hệ thống giáo dục Pháp – Việt
Trong hệ thống trường công bậc tiểu học và trung học tại Nam Kỳ và Trung Kỳ, có bốn
loại trường:

-

Trường Pháp: theo chương trình như ở Pháp, học sinh thi tú tài chương trình Pháp thường gọi

là “bac métropole”. Ở Huế không có trường Pháp công lập, chỉ có trường tư là trường
Pellerin.

-

Trường Pháp – Việt tới bậc tú tài.

-

Trường Sư phạm.

-

Trường Kỹ thuật và Mỹ thuật
Ngoài ra còn có các trường tư, cũng có hệ Pháp, Pháp – Việt, phần lớn là trường của
giáo hội Công giáo, trong đó có trường Sainte Enfance đã nêu ở trên.
Trường tiểu học công lập đầu tiên cho nữ là ở Nam Định: học sinh học tiếng Việt và
một ít tiếng Pháp. Việc phát triển trường cho nữ sinh ngày càng được phụ huynh hưởng ứng,
từ đó chính quyền Pháp cũng ủng hộ vì trước tiên là có lợi cho việc phổ biến kiến thức vệ sinh
thông qua sự hiểu biết của nữ giới.

5


6
Các cấp học trong hệ thống trường Pháp – Việt:
-

Tiểu học: lúc đầu là 5 năm, nhưng sau đó vì thấy học sinh yếu tiếng Pháp quá nên thêm
một năm lớp nhì nữa thành sáu năm.

Trong ba năm đầu, học sinh học bằng tiếng Việt, có học thêm một số giờ Pháp văn
trong năm thứ ba. Tiếng Việt được đưa vào bậc học này lúc nào? Theo Nguyễn Phú Phong:
“Theo Học chính Tổng qui ban bố năm 1918 thì tiếng Việt hoàn toàn vắng bóng trong chương
trình tiểu học, nhường chỗ cho tiếng Pháp. Địa vị lu mờ, nếu không nói là tắt lịm của quốc
ngữ ở cấp học này gây ra một luồng dư luận xin xét lại vấn đề”13. Học sinh học tiếng Pháp
không rành tiếng Pháp, lại không biết tiếng Việt và hổng về kiến thức. Trước những đề nghị
của các học giả như Trần Trọng Kim, Hội Khai trí Tiến Đức, Toàn quyền Đông Dương đã ra
nghị định ngày 19/9/1924, theo đó phải dạy tiếng Việt ở ba năm đầu. Chính quyền đã tiến
hành cải cách chương trình tiểu học Pháp – Việt vào năm 1924. Có một chỉ thị là trong ba
năm đầu học sinh học bằng tiếng Việt, cuối năm thứ ba thi bằng sơ học yếu lược. Lên các lớp
nhì và nhất thì học bằng tiếng Pháp.
Cuối bậc tiểu học, học sinh thi lấy bằng tiểu học. Muốn học lên bậc thành chung trường
công lập, học sinh phải qua một kỳ thi tuyển rất gắt gao vì số chỗ rất hạn chế.

1.3

Sơ lược lịch sử hai trường
Trường Áo Tím và trường Đồng Khánh ra đời cùng một khoảng thời gian nhưng trong hai
bối cảnh khác nhau. Nam Kỳ có một tầng lớp thượng lưu nói tiếng Pháp, con cái họ học
trường Pháp. Nhiều gia đình mang quốc tịch Pháp, trong gia đình dùng tiếng Pháp. Nam Kỳ
có trường trung học nữ công lập Marie Curie theo chương trình Pháp mở cửa năm 1918.
Trong hệ thống Pháp – Việt, nữ sinh có thể học lên ban tú tài tại trường nam Pétrus Ký được
mở từ năm 1928 – 1929. Ngoài ra còn có một số trường tư theo chương trình Pháp. Tại Huế,
Đồng Khánh là trường duy nhất dành cho nữ sinh học lên ban thành chung. Trường Quốc học
chỉ mới có đệ nhị cấp từ niên khóa 1936 -1937. Có nghĩa là cho đến năm 1935 – 1936, cả nam
lẫn nữ nếu đã đậu thành chung và muốn học lên ban tú tài thì phải ra Hà Nội học tiếp. Như
vậy, một cách tổng quát, vì có nhiều trường, nữ sinh trong Nam có nhiều cơ hội học tập hơn ở
Huế và miền Trung. Có lẽ điều này đã làm cho trường nữ Đồng Khánh có một vị thế đặc biệt,
được nhiều người nhắc đến, tuy là nằm ở một thành phố nhỏ hơn Sài Gòn.


1.3.1

Trường Áo Tím – Gia Long – Nguyễn Thị Minh Khai
Trường được xây dựng ở Sài Gòn, chính thức mở cửa tiếp nhận nữ sinh vào năm 1915,
lúc đầu chỉ có bậc tiểu học. Đồng phục của nữ sinh là màu tím, nên trường mang luôn tên gọi
là trường Áo Tím. Tháng 9 năm 1922, trường thành lập ban trung học, đặt tên là Collège des

6


7
Jeunes Filles indigènes nhưng trường vẫn được gọi là trường Áo Tím. Đây là trường nữ công
lập duy nhất trong hệ thống các trường Pháp – Việt của Nam Kỳ có ban thành chung. Năm
1940, Nha Học Chánh Nam Kỳ đổi tên trường là Collège Gia Long - trường Gia Long. Sau
này, khi lập các lớp Trung học đệ nhị cấp (tương đương THPT ngày nay) và bãi bỏ các lớp
tiểu học, tên trường được đổi thành Lycée Gia Long. Năm 1953, đồng phục áo tím được thay
bằng áo trắng với huy hiệu bông mai vàng. Năm 1951 – 1952, trường có hiệu trưởng người
Việt đầu tiên là cô Nguyễn Thị Châu, cựu nữ sinh trường Áo Tím. Trường cũng được gọi là
“Trường Nữ Trung học Gia Long” và dùng tiếng Việt giảng dạy cho mọi cấp lớp. Sau năm
1975, trường được đổi tên là Nguyễn Thị Minh Khai, có cả cấp 2 và 3, tiếp nhận cả nam sinh
lẫn nữ sinh. Từ niên học 1978-1979, trường giải thể cấp 2, trở thành "Trường Trung học Phổ
thông Nguyễn Thị Minh Khai".14
1.3.2

Trường Đồng Khánh – Hai Bà Trưng
Trường được thành lập năm 1917, lúc đầu chỉ có bậc tiểu học và chỉ tiếp nhận nữ sinh.
Trường tọa lạc trên đường Lê Lợi, một trong những con đường đẹp nhất của Huế, bên cạnh
trường Quốc học, phía trước là sông Hương. Sau đó trường mở các lớp trung học đến lớp đệ
tứ, trở thành trường trung – tiểu học, mang tên là “Collège Đồng Khánh”. Năm 1920, trường
tuyển khoá trung học đầu tiên, khóa này tốt nghiệp năm 1924 gồm có 8 bà mà tên tuổi ở Huế

được nhiều người biết. Bảy trong tám bà đó là các Bà: Bùi Xuân Dục, Ưng Thuyên, Nguyễn
Thị Du, Phạm Doãn Điềm, Tôn Nữ Thị Sâm, Nguyễn Văn Kiệt, Tôn Nữ Thị Liêm. Năm
1956, trường bỏ các lớp tiểu học, chỉ còn các lớp trung học và mang tên “Trường Nữ Trung
học Đồng Khánh Huế” cho đến năm 1975. Năm 1953, trường mở các lớp đệ tam rồi đệ nhị,
nhưng do thiếu giáo viên nên mãi đến niên khóa 1963 – 1964 trường mới mở được ba lớp đệ
nhất. Như vậy trước đó, nữ sinh Đồng Khánh sau khi đậu tú tài phần 1 phải qua học đệ nhất
bên Quốc học. Sau năm 1975, trường được đổi tên Trường cấp III Trưng Trắc trong một thời
gian ngắn và sau đó là “Trường Phổ thông Trung học Hai Bà Trưng”. Trường tiếp nhận cả
nam sinh lẫn nữ sinh.

1.4

Nội dung học tập và cách tổ chức học tập tại hai trường
1.4.1

Sơ lược về chương trình học

Học sinh phải qua một kỳ thi tuyển rất gắt gao vào lớp đệ nhất niên, trường tiếp nhận có
giới hạn. Trong các môn thi tuyển có toán và Pháp văn. Năm 1939, học sinh thi vào Đồng
Khánh rất đông, nhưng chỉ tuyển 2 lớp, mỗi lớp 40 học sinh.
Nội dung chương trình giảng dạy các lớp của chương trình Pháp – Việt được áp dụng
thống nhất, dù là ở Đồng Khánh hay ở Áo Tím. Học sinh học bằng tiếng Pháp tất cà các môn.

7


8
Nhưng điểm khác biệt với chương trình Pháp là có một số giờ tiếng Việt, từ 1 đến 2 giờ/tuần.
Chương trình bậc cao đẳng tiểu học, gọi là thành chung gồm những môn thuộc các lãnh vực
chuyên môn như sau:

Khoa học tự nhiên: toán, vật lý, hóa học, vạn vật.
Khoa học xã hội và nhân văn: Pháp văn, sử - địa, luân lý, Việt văn. Học sinh học sử - địa của
Pháp và của Việt Nam.
Các môn năng khiếu hoặc được xem là phụ: vẽ, nhạc, họa, thể dục, nữ công, gia chánh, dưỡng
nhi.
Các hoạt động ngoại khóa như du ngoạn, cắm trại, văn nghệ cũng nằm trong kế hoạch
hoạt động của trường.
1.4.2

Trường có nội trú cho học sinh ở tỉnh

Mô hình tổ chức nội trú ở hai trường cũng tương tự nhau. Cha mẹ học sinh phải đóng tiền
cho con vào nội trú. Một số học sinh ở ngay tại Huế cũng xin vào nội trú được. Ở trường
Đồng Khánh, trường bố trí các dãy giường cho học sinh, chia ra theo khối lớp. Ngoài nơi ngủ
và phòng học, còn có nhà chơi khá rộng, phòng ăn, nhà bếp, nhà giặt. Có một phòng y tế. Học
sinh nội trú tuân thủ một nội quy rất rõ ràng, có giờ học, giờ chơi, giờ ngủ. Có tổng giám thị
và các giám thị quản lý khá chặt chẽ. Cuối tuần học sinh được gia đình hoặc người bảo trợ
đón về nhà. Chiều thứ năm nữ sinh được các giám thị đưa đi dạo, thăm các thắng cảnh của
thành phố.
Kỷ luật của nội trú rất nghiêm, nhất là đối với trường nữ.
Nguồn gốc xuất thân của những người được phỏng vấn

1.5

Đồng Khánh là trường nữ trung học công lập duy nhất ở Trung Kỳ thời ấy nên học trò đến
từ khắp các tỉnh Trung Kỳ từ Thanh Hóa đến Phan Thiết. Phần lớn học sinh xuất thân từ tầng
lớp trung lưu và thượng lưu: công chức của Pháp, nhà giáo, quan lại Nam triều, nhà buôn. Rất
ít học trò nghèo, trừ một số ở ngay tại Huế vì việc học ít tốn kém hơn, do không tốn tiền ở nội
trú.
Nhiều bà xuất thân từ gia đình nhà giáo, có cha, mẹ hay họ hàng làm nghề giáo. Truyền

thống học tập của gia đình đã tạo điều kiện thuận lợi cho con gái đi học, vì cha mẹ đã ít nhiều
tiếp thu kiến thức và những ý tưởng tiến bộ của nhân loại, nhất là hiểu rõ lợi ích của việc học
cho con trai cũng như con gái.
Các bà mẹ ít học lại rất tha thiết với việc học của con, “sợ con dốt” 15.
Gia đình quan lại đồng thời là trí thức đã xây dựng một truyền thống học tập cho các thế
hệ con cái, tiếp nối từ thời học chữ Hán qua thời học chữ quốc ngữ và chữ Pháp. Dòng họ

8


9
Nguyễn Khoa của bà Diệu Biên nổi tiếng có nhiều người học giỏi. Bà nội của bà là bà Đạm
Phương rất quan tâm đến việc học của con, cháu gái. Bà cho rằng con gái phải học “để cho có
một nghề nuôi con sau này” 16. Cha mẹ của bà Diệu Biên cũng là nhà giáo được học đến nơi
đến chốn trong hệ thống giáo dục thời Pháp. Cha của bà tốt nghiệp trường Cao đẳng Sư phạm
Đông Dương. Nhiều anh chị em của của cha mẹ bà và của bản thân bà là nhà giáo. Có thể nói
bà Diệu Biên xuất thân từ một đại gia đình khoa bảng, học hành.
Bà Phương Ly thuộc gia đình hoàng phái, cho rằng gia đình của bà là một “gia đình
văn minh”, con gái cũng được học trung học, không như những gia đình khác, chỉ cho con trai
học cao, con con gái chỉ được học hết tiểu học là ở nhà. Một suy nghĩ khác của bà về “gia
đình văn minh”: bà nội của bà rất “văn minh”. Bà là vợ của ông Tôn Thất Niên, tổng đốc
Thanh Hóa. Bà nội của bà nói rằng con gái mà chỉ quét nhà nấu ăn thì sau này cũng chỉ
vậy thôi, phải học cho có nghề17.
Qua những dẫn chứng trên, ta thấy không những người cha mà chính là các bà mẹ dù
ít học rất tha thiết với việc học và tương lại nghề nghiệp của con gái, họ thấy việc học là một
bệ phóng cho con gái có một nghề nghiệp sau này.
Các nữ sinh trường Áo Tím cũng thuộc tầng lớp trung lưu. Bà Phan Thị Thương là con
một gia đình công chức cao cấp, cha là đốc phủ sứ và là phó đô trưởng Sài Gòn – Chợ Lớn
dưới chính quyền Pháp18. Ở trường Áo Tím, nhiều học sinh có gia đình rải rác ở các tỉnh vùng
Nam Bộ: Vĩnh Long, Bến Tre, Trà Vinh, Mỹ Tho, Long Xuyên, Rạch Giá. Hệ thống các

trường tiểu học Pháp – Việt đã được phát triển ở hầu hết các tỉnh nên các nữ học sinh học bậc
tiểu học ở quê nhà, sau đó thi vào trường Áo Tím học bậc trung học. Ở Đồng Khánh, học sinh
ở các tỉnh miền Trung về học có phần ít hơn học sinh tại Huế và Quảng Nam.
Trừ một số rất ít nữ sinh con nhà nghèo thường phải bỏ học nửa chừng sau một, hai năm
trung học, phần lớn các bà khi đi học rất hồn nhiên, không biết đến những nỗi lo lắng, thiếu
thốn về đời sống vật chất. Có lẽ vì vậy mà trong ý ức của hầu hết các bà, thời học trung học
luôn hiện ra với những kỷ niệm vui tươi, trong sáng, không gợn chút âu lo.
2. Trường học trong ký ức của cựu nữ sinh
2.1 Ngôi trường đem lại niềm tự hào cho nữ sinh
Thời đó nữ sinh nghỉ học khá nhiều sau lớp ba khi đã đậu bằng sơ học yếu lược. Bằng tiểu
học đã giúp cho học sinh tìm được một số việc làm. Số nữ sinh học lên trung học giảm sút rất
nhiều vì những lý do sau:
-

Học sinh các tỉnh gặp khó khăn khi muốn học lên bậc thành chung vì chỉ có trường ở

Sài Gòn, Huế. Có một số trường khác như trường Vinh, Mỹ Tho… nhưng không phải là

9


10
trường nữ nên cha mẹ không muốn cho con gái đi học.
Với quan niệm con gái không cần học nhiều, cha mẹ thường ưu tiên cho con trai đi

-

học, nhất là việc học ở nơi xa khá tốn kém. Nữ sinh ở ngay tại Huế hay Sài Gòn cũng bị ảnh
hưởng của tư tưởng trọng nam khinh nữ của cha mẹ, nên có người cũng dừng lại ở bậc tiểu
học, rồi ở nhà phụ giúp cha mẹ buôn bán, sau đó là lấy chồng. Vì vậy trong thành phần xã hội

của các nữ sinh ít có người xuất thân từ các gia đình buôn bán.
-

Việc tuyển sinh vào trường rất khó, số học sinh được tuyển vào rất hạn chế, tùy

theo khả năng tiếp nhận của trường. Hơn nữa, nhà cầm quyền Pháp không có ý định mở rộng
việc học tập cho dân bản xứ lên cấp cao hơn tiểu học. Mục tiêu đào tạo người phục vụ cho bộ
máy công quyền là chính, còn mục tiêu “khai hóa”, truyền bá những tư tưởng văn minh tiến
bộ của nền văn hóa Pháp đến dân bản xứ là phụ.
-

Được là một trong số ít nữ sinh học trong một ngôi trường danh tiếng không chỉ của

thành phố mà của cả một vùng rộng lớn, các nữ sinh đều hài lòng về điều kiện học tập và rất
tự hào về ngôi trường của mình. Hồi ức của các cựu nữ sinh, qua phỏng vấn của chúng tôi hay
qua các bài hồi ký, đều xem những năm học ở trường là quãng thời gian họ thu thập được
nhiều kiến thức, đồng thời được sống và học tập trong những điều kiện tốt nhất, mặc dù phải
theo một khuôn phép kỷ luật đôi lúc họ cảm thấy khắt khe.
Bà Diệu Biên cho biết số nữ sinh được vào trường Đồng Khánh rất ít nên họ rất tự hào
được học ở một ngôi trường lớn và nổi tiếng. Ở Huế thời đó và cả về sau này, khi có thêm
nhiều trường tư thục, thì nữ sinh Đồng Khánh vẫn được đánh giá cao nhờ uy tín và truyền
thống tốt, chất lượng giảng dạy của trường vượt hơn hẳn các trường tư thục trong hệ thống
các trường Việt. Trường Áo Tím ở Sài Gòn cũng có vị thế tương tự, nhưng ở đây có các
trường Pháp thu hút con em của tầng lớp thượng lưu giàu có.
Về trường Áo Tím, bà Nguyễn Ngọc Dung 19 đã viết: “Tôi say mê học, đi từ khám phá này
đến khám phá khác. Một thiếu nữ vùng quê nước nông nghiệp, tiếp cận với nền văn hóa công
nghiệp hiện đại phương Tây. Trường nữ học Áo Tím mở ra cho tôi muôn ngàn cánh cửa nhìn
ra những chân trời mới”.
Niềm tự hào này vẫn tiếp diễn ở các thế hệ trẻ hơn: “Năm 1953 tôi được vào trường nữ
Trung học Đồng Khánh Huế. Thật vinh dự biết bao, sung sướng hãnh diện cho một cô bé quê

mùa, thôn dã” 20.
2.2

Trường học dạy làm người và giao thoa văn hóa Pháp – Việt đã làm nên niềm tự

hào của nữ sinh hai trường
Học sinh tiếp thu nội dung học tập qua chương trình học và chương trình ấy được các giáo

10


11
viên truyền đạt đến học sinh. Ngoài ra, các hoạt động khác của nhà trường cùng với nội quy,
kỷ luật rèn luyện học sinh cũng là một hợp phần quan trọng tham gia vào quá trình giáo dục.
Kết quả tổng hợp của quá trình đào tạo không chỉ là kiến thức của từng môn học mà giáo viên
muốn trang bị cho học sinh, mà còn là sự hình thành nhân cách, hệ thống các giá trị, phương
pháp học tập và tư duy nơi người học.
Điều đọng lại sâu sắc trong nhận thức của nhiều nữ sinh là “nhà trường dạy làm
người”21. Hay như bà Nguyễn Thị Kiệm, một cán bộ ngoại giao của nhà nước: ”Chúng tôi rất
cám ơn các cô ở trường Đồng Khánh đã góp phần uốn nắn, dày công rèn luyện tư cách chúng
tôi từ khi mới bước vào trường, thành những cô gái có văn hóa, đáng yêu khi ra đời” 22.
Vậy dạy làm người bao gồm những yếu tố gì ? Theo bà Bùi Thị Mè, đó là: “Giáo dục
Pháp là giáo dục con người có đạo đức kỹ năng chứ không phải giáo dục người máy. Giáo
dục từ mẫu giáo, cấp 1 đi lên là giáo dục con người, học theo Giáo khoa thư trong đó có luân
lý, quốc văn.”
Các bà đã rèn luyện được một đức tính quan trọng trong học tập và sau này trở thành
tính cách của mình trong cuộc sống, đó là sự trung thực trong việc học, trong công việc và
trong cuộc sống. Đó là sự tuân thủ kỷ luật không được chép bài của bạn, không chép tài liệu
khi làm bài. Như vậy, trong suy nghĩ của các bà, những giá trị làm nên nhân cách con người
mà nhà trường đã đem lại là tinh thần trách nhiệm, lòng trung thực, tình yêu tổ quốc, yêu gia

đình, tình đoàn kết, tương trợ, tính kỷ luật, phép lịch sự trong cư xử với người khác.
Dạy làm người còn có khía cạnh đặc thù đối với nữ sinh, đó là những kiến thức giữ gìn
vệ sinh phụ nữ, về quá trình thụ thai, cách nuôi con, cách ăn mặc lịch sự, kín đáo, cách đi
đứng nhẹ nhàng, cách quản lý gia đình.
Đó là kiến thức chăm sóc trẻ trong môn dưỡng nhi, hiểu biết về bệnh tật và cách
phòng ngừa, kỹ năng thêu thùa may vá, nấu ăn và dinh dưỡng trong môn nữ công gia chánh.
Các cựu nữ sinh trường Áo Tím cũng như trường Đồng Khánh đều cho rằng những kiến thức
này đã theo các bà khi đã trưởng thành và rời xa nhà trường, giúp cho các bà biết cách chăm
sóc con.
Bà Diệu Biên cho biết trong suốt thời gian đi kháng chiến, di chuyển qua nhiều nơi, bà
luôn giữ bên mình quyển lưu bút của bạn bè và thầy cô và quyển Ecole du bonheur là sách
dạy quản lý gia đình, cách nuôi con (rất chi tiết, ví dụ: may bao nhiêu tã cho con).
Bà Nguyễn Thị Phát sau 70 năm còn nhớ đã học được từ cô Hoàng Thị Kim Cúc, cô
giáo dạy nữ công gia chánh, cách chế biến các món ăn, sau này còn dạy lại cho con cháu, ví
dụ món thịt bò kho quế, sử dụng lát thịt bò cuốn mỡ… Điều này nói lên dấu ấn sâu sắc của

11


12
môn học này đối với các bà.
2.3

Pháp ngữ và sự tiếp nhận kiến thức của nữ sinh

Như đã nêu ở trên, trừ mấy giờ tiếng Việt, học sinh học các môn bằng tiếng Pháp, giáo
viên người Việt cũng dạy bằng tiếng Pháp. Các giáo viên người Pháp còn bắt học sinh nói với
nhau bằng tiếng Pháp ngay cả trong giờ chơi. Tuy có người bực mình vì bị bắt buộc nói tiếng
Pháp, phần lớn nữ sinh không thấy đó là một điều ép buộc vô lý mà nghĩ rằng nhà trường
muốn rèn luyện tiếng Pháp cho học sinh.

2.3.1 Pháp ngữ góp phần khơi dậy nhận thức về các giá trị nhân văn và lòng yêu nước
nơi học sinh
Do điều kiện nghiên cứu có phần hạn chế, nhóm nghiên cứu chỉ tiếp cận được với các
cựu nữ sinh hiện đang sinh sống tại Sài Gòn và một số hồi ký của họ. Phần lớn các cựu nữ
sinh mà chúng tôi phỏng vấn đều tham gia kháng chiến chống Pháp từ năm 1945 hoặc trước
đó một vài năm, sau đó tập kết ra Bắc và đã làm công việc chuyên môn của mình trên đất Bắc
và tiếp tục công tác ở miền Nam sau năm 1975. Những người không tham gia kháng chiến và
đã luôn sống ở miền Nam rất ít trong mẫu phỏng vấn của chúng tôi.
Vậy việc học ở trường Pháp – Việt đã giúp ích hay đã cản trở sự dấn thân của các bà?
Có gì mâu thuẫn giữa tiếp thu văn hóa Pháp và ý thức chống Pháp để giành độc lập cho đất
nước? Tại sao những nữ sinh yêu nước tham gia kháng chiến chống Pháp vẫn đánh giá cao
nền giáo dục Pháp – Việt?
Cần lưu ý đến bối cảnh chính trị xã hội của thời kỳ 1930 – 1945. Người Pháp đã hoàn
thiện bộ máy cai trị tại cả ba kỳ, và ở nhiều mức độ cao thấp khác nhau, dân chúng đã nhận
thức được sự thống trị của người Pháp. Các hoạt động yêu nước của hai nhà chí sĩ Phan Bội
Châu và Phan Châu Trinh cũng đã gây tiếng vang trong nhiều tầng lớp xã hội. Thế hệ các nữ
trí thức những năm 1920 – 1930 ở Huế đã có dịp tiếp xúc với Phan Bội Châu, với bà Đạm
Phương, và đã có những hành động yêu nước. Bà Trần Thị Như Mân khi làm giám thị trường
Đồng Khánh, đã gửi thư cho Toàn quyền Varenne xin ân xá cho nhà yêu nước Phan Bội Châu.
Bà đã đưa nữ sinh Đồng Khánh đến thăm cụ Phan. Bà Nguyễn Đình Chi, nhũ danh Đào Thị
Xuân Yến khi đang học ở Đồng Khánh, đã viết đơn xin Tòa Khâm sứ bãi bỏ lệnh đuổi học
Nguyễn Chí Diểu23 và vận động nữ sinh Đồng Khánh tuần hành đến Tòa Khâm. Cuộc tuần
hành đã trở thành cuộc bãi khóa, và vì vậy bà Xuân Yến đã bị “đuổi học vĩnh viễn ra khỏi
trường trung học Đồng Khánh vì đã tham gia tích cực vào cuộc bãi khóa ngày 27-4-1927”24.
Sau này bà trở về làm hiệu trưởng trường Đồng Khánh từ năm 1952 đến năm 1955. Bà là một
nữ trí thức nhân sĩ yêu nước nổi tiếng của Việt Nam.
12


13

Các hoạt động bí mật của phong trào Việt Minh đã phát triển ở thành thị, đã có những
mầm mống tổ chức trong học sinh. Thêm vào đó là chương trình Pháp – Việt có dạy tiếng Việt
và lịch sử Việt Nam ngay từ năm thứ nhất và năm thứ hai bậc cao đẳng tiểu học, tuy rất ít giờ.
Nhờ đó, nữ sinh có hiểu biết về lịch sử nước nhà, biết về những thời kỳ đất nước mất độc lập,
và với thực tế trước mắt, các bà đã hiểu ra tình trạng đất nước bị Pháp đô hộ. Ngoài ra, một số
bà thừa hưởng tinh thần yêu nước và gương dấn thân của các thế hệ cha ông trong gia đình.
Cha của bà Diệu Biên là ông Nguyễn Khoa Tú, tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm Đông Dương,
dạy học ở trường Quốc Học, bị Pháp bắt và trục xuất khỏi Trung Kỳ vì các hoạt động chống
Pháp của ông. Bà Diệu Biên nhận xét rằng trong những năm 1940, các hoạt động cộng sản đã
xâm nhập vào trường. Nhiều thành viên trong gia đình bà Trần Thị Phát tham gia chống Pháp
và bản thân bà đã tham gia Việt Minh ngay khi còn đi học ở Đồng Khánh. Có người không
tham gia hoạt động nhưng đã chứng kiến cảnh công an Pháp vào bắt nữ sinh ngay tại trường
vì “hoạt động cộng sản”.25
2.3.2

Học văn hóa và lịch sử nước Pháp trong tinh thần “gạn đục khơi trong”
Nhiều lời chứng ở trường Áo Tím cũng như ở Đồng Khánh đã cho thấy các bà đã ghi nhớ
những điều tốt đẹp, những giá trị nhân văn phổ quát khi học văn chương và lịch sử Pháp. Các
bà lại đối chiếu với hoàn cảnh bị lệ thuộc của Việt Nam, nhận ra rằng xã hội và người dân
Việt không được hưởng những giá trị nhân bản ấy.
Nhiều bà đã nói đến niềm hăng say khi học lịch sử cách mạng 1789 của Pháp, hiểu ra rằng
chính những giá trị “tự do, bình đẳng, bác ái” đã làm nên một nước Pháp văn minh, dân chủ.
Họ hiểu ra rằng đó là những quyền căn bản của mọi dân tộc. Trong lúc đó Việt Nam lại là
thuộc địa của Pháp và không được hưởng những quyền ấy. Các bà nhận ra đó là một điều bất
công đối với dân tộc Việt Nam. Khi học về Jeanne d’Arc, các bà liên tưởng và so sánh với
tinh thần quật khởi của Bà Trưng, Bà Triệu.
Được học nhiều giờ văn chương Pháp, nhiều bà đã say mê văn học Pháp. Qua những giờ
học tiếng Pháp, các bà đã cảm nhận được những tư tưởng phóng khoáng, lòng nhân đạo trong
các truyện của Victor Hugo, lòng can đảm, tình cảm lãng mạn, tình yêu quê hương đất nước.
Bà Trần Thị Phò, cựu nữ sinh Đồng Khánh (1940 – 1945), còn nhớ cả đề thi thành chung,

được dịch từ câu chữ Hán: “Savoir que l’on sait ce que l’on sait et savoir qu’on ne sait pas ce
que l’on ne sait pas. Voilà la véritable science”.26
Nhận định sau đây của bà Nguyễn Ngọc Nghi có thể khái quát tầm ảnh hưởng to lớn của
những giá trị văn hóa: “Thế mới biết sức mạnh của một nền văn hóa đẹp đẽ đã vượt qua ý đồ
bọn thực dân mở trường để làm lóa mắt học sinh bằng cái vĩ đại của “mẫu quốc” nhằm thu

13


14
phục những tay sai dễ bảo.”27
Học sinh đã có tinh thần phê phán, phản biện những điều đã học, chủ yếu liên quan đến
lịch sử của Việt Nam. Khá nhiều cựu nữ sinh, ngay trong khi học, đã phản ứng khi phải học
câu “Tổ tiên chúng ta là người Gô Loa”. Tất nhiên, học sinh còn nhỏ, không dám phản ứng
công khai với giáo viên, nhưng trao đổi với bạn bè và trong lòng không chấp nhận điều này.
Hoặc thắc mắc, không chấp nhận khái niệm “mẫu quốc”.
Giáo dục thời Pháp thuộc qua mắt người học thời ấy không hoàn toàn là tốt mà cũng
không hoàn toàn là xấu. Như cảm nhận của bà Tống Thị Huỳnh, cựu nữ sinh trường Áo Tím,
một mặt bà đã học được nhiều kiến thức và phương pháp dạy học từ nhà trường và đã áp dụng
sau này trong việc dạy học của bà, noi gương các cô giáo, dạy cả kiến thức lẫn đạo đức trong
cuộc sống. Nhưng mặt khác bà cũng cho rằng nhà trường thực dân được mở cho có về hình
thức mà thôi vì số học sinh được học rất ít: “Nó làm màu vậy thôi, ở Trà Vinh năm đó có mình
tôi thi đậu vào đây thôi”. Bà cũng cho rằng học chương trình, nội dung toàn bằng tiếng Pháp,
mục đích là đồng hóa, thực chất là đàn áp bóc lột. Sở dĩ người học nhận thức như vậy vì trong
đời sống hàng ngày họ chứng kiến những cảnh người Pháp coi thường người Việt.
Ngoài ra, các cựu nữ sinh còn nêu ra những nhược điểm khác của trường Pháp – Việt. Một
cựu nữ sinh Đồng Khánh đã nhận xét như sau
-

Nhà trường xa rời thực tế cuộc sống: nữ sinh không biết gì về cuộc sống bên ngoài, ví

dụ cuộc sống cực khổ, lầm than của dân nghèo dưới chế độ thực dân, dân không biết chữ,
không biết đến những cuộc đấu tranh của dân. Năm 1945, chỉ có một lần trường đưa học sinh
ra ngoại ô tham dự một buổi phát cháo cho dân nghèo đói.

-

Nữ sinh không biết gì về thực tế cuộc sống nên ra đời rất bỡ ngỡ. Ví dụ trường hợp
một chị bạn Đồng Khánh, có chồng, đi tản cư, không giữ được cái thai vì quá sợ việc sinh đẻ
ở nơi sơ tán.

-

Coi thường lao động chân tay, không thể tham gia lao động sản xuất, chưa nhận thức
được vai trò của người nông dân, công nhân (những người làm ra của cải vật chất cho xã hội).

-

Chương trình có tính chất nhồi sọ, thực dân: bắt học rất nhiều thứ của nước Pháp (sử,
văn) trong khi đó chỉ học 2 giờ/tuần văn học Việt Nam. Sử, địa Việt Nam chỉ học được ở cấp
tiểu học. May nhờ có các cô giáo Việt Nam dạy văn đã thổi lòng yêu nước vào các bài giảng.
Có sự phân biệt đối xử về lương giữa giáo viên người Việt và giáo viên người Pháp. Bà
Trần Thị Mỹ, trước học ở trường Áo Tím, sau về dạy thể dục tại trường, cho biết lương của cô
giáo dạy sử- địa đậu cử nhân bên Pháp chỉ bằng 1/3 lương của “cô đầm chỉ biết đánh trống và
có trình độ văn hóa rất thấp”. Thậm chí khi đi công tác, giáo viên người Việt phải đi xe lửa

14


15
toa hạng ba, còn người Pháp đi toa hạng nhất có giường nằm.28

2.4

Nữ sinh Đồng Khánh thích học môn nữ công gia chánh, dưỡng nhi, môn nhạc
Nếu như môn tiếng Pháp hay môn toán chỉ được một số nữ sinh giỏi môn ấy nhắc đến,
như bà Diệu Biên, bà Diệu đối với môn tiếng Pháp, bà Phát, bà Thu đối với môn toán, thì hầu
hết nữ sinh Đồng Khánh đều nói rất thích môn nữ công gia chánh, dưỡng nhi, đều nhắc đến
những giờ học nhạc, họa. Họ nhớ rõ hơn những môn “phụ” này mà theo họ đó là những môn
giúp hoàn thiện con người. Chúng tôi cũng nhận thấy có sự khác biệt với nữ sinh Áo Tím, họ
không nói đến những môn này như là những giờ học đầy hào hứng.
Một giáo viên dạy nữ công gia chánh cho nhiều thế hệ nữ sinh Đồng Khánh là cô Hoàng
Thị Kim Cúc. Cũng có giảng viên người Pháp dạy nữ công là cô Vinot. Bà Diệu Biên học
được nhiều từ quyển sách của cô Cúc “Món ăn nấu theo lối Huế”. Bà Kiệm, bà Phát, bà Thu
Cúc đều nhắc đến những giờ học nữ công gia chánh. “Chúng tôi học với cô Vinot về may vá
thêu thùa, và với cô Hoàng Thị Kim Cúc về thực hành nấu nướng. Tuy là ba môn học phụ
nhưng là hành trang rất quý, đã giúp cho nữ sinh Đồng Khánh khi ra đời thành những phụ nữ
đảm đang, có kiến thức cơ bản để thực hiện nhiệm vụ làm vợ làm mẹ.”29
Học sinh cũng được học các bệnh thông thường như thương hàn, kiết lỵ…Bà Trần Thị
Phò còn nhớ đã được học 5 triệu chứng của bệnh thương hàn qua 5 chữ cái: CIVET:
courbature, insomnie, vomissement, hémorragie, température

30

(nhức mỏi, mất ngủ, nôn

mửa, xuất huyết, sốt cao).
Các bà nhớ những môn này vì họ đã thực hành được những kiến thức và kỹ năng học
được khi ra đời. Cũng là môn phụ nhưng các bà đã được học nhạc, học hát rất kỹ với giáo
viên người Pháp tận tâm với học sinh, nghe và sửa từng học sinh. Bà Diệu Biên còn nhắc đến
việc học sơ cấp cứu rất bổ ích.
Như vậy, những gì còn đọng lại từ việc học ở trường không nhất thiết là những môn học

sinh học nhiều giờ. Những môn học ít giờ nhưng có lợi ích thiết thực cũng được dạy và học
nghiêm chỉnh, được học sinh tiếp thu tốt và lưu giữ lâu dài trong ký ức. Khi được hỏi tại sao
lại nhớ những môn kỹ năng mà không nhớ những môn khoa học, bà Phò đã trả lời: “Vì mình
chỉ nhớ những gì mình cần”.
2.5

Học sinh trường Áo Tím ngưỡng mộ và học tập rất nhiều từ các giáo viên người Việt
Tại hai trường có nhiều giáo viên người Pháp và có một số giáo viên người Việt. Các giáo
viên người Việt trước cũng học ở Đồng Khánh hay Áo Tím, sau đó học lên cao, học sư phạm
và về dạy lại tại trường. Đặc biệt có cô Nguyễn Thị Châu dạy sử-địa ở trường Áo Tím đã học
cử nhân tại Pháp. Trừ môn tiếng Việt, các giáo viên người Việt cũng dạy các môn khoa học,

15


16
sử - địa bằng tiếng Pháp.
Các thế hệ nữ sinh trường Áo Tím đã học với các giáo viên người Việt sau đây:
-

Bà Phan Thị Của dạy Việt văn. Học sinh thường gọi là cô Năm Của

-

Bà Phan Thị Mỹ dạy toán, học sinh gọi là cô Tư Mỹ

-

Cô Nguyễn Thị Châu dạy sử - địa


-

Bà Trần Văn Đôn nhũ danh Lý Thị Xuân Yến dạy Pháp văn

-

Bà Henriette Trần dạy thể dục

Về trường Đồng Khánh các cựu nữ sinh chỉ nhắc nhiều đến Cô Hoàng Thị Kim Cúc dạy nữ
công gia chánh, còn không nhớ các thầy cô dạy Việt văn. Một vài chị nhắc đến các cô Ngô
Thị Chính, Hồ Thị Thanh, Võ Thị Thể dạy văn học Việt Nam và sử - địa. Có vẻ chưa có giáo
viên nào để lại dấu ấn sâu sắc về môn này, khác với cô Năm Của ở Áo Tím, hầu hết học sinh
đều nhắc đến cô. Bà Phan Thị Của dạy Việt văn được học sinh yêu mến vì tính tình nhân hậu,
thương học trò, và nhất là đã truyền đạt đến học trò lòng yêu nước qua những bài giảng Việt
văn.
“Khi chúng tôi đọc xong một bài văn, cô bình luận về Tây, về ta, về cổ về kim rất sâu.
Cô nêu mặt trái của chế độ thuộc địa làm dân cơ cực lầm than. Cô nêu bật lên những gương
ái quốc, lễ nghĩa sâu đậm ở nông thôn và thành thị của tầng lớp nghèo khổ và một số nhà trí
thức yêu nước.”31
Ở trường Đồng Khánh cũng như ở trường Áo Tím, một số giáo viên người Việt, tuy đã
được đào tạo trong nền giáo dục Pháp, đã thể hiện lòng yêu nước của người trí thức trong
hoàn cảnh đất nước bị đô hộ. Cô Ngô Thị Chính, cô Võ Thị Thể ở Đồng Khánh cũng có
những hành động tương tự. Nhưng không phải tất cả giáo viên đều có ý thức chính trị cao như
vậy, những người có thái độ “phi chính trị” hơn vẫn được học sinh quý mến vì kiến thức,
năng lực sư phạm của họ, vì tình thương của họ đối với học sinh. Phần lớn nữ sinh Áo Tím
đều nhắc tới cô Châu dạy sử - địa với lòng yêu mến và khâm phục vì cô giảng bài bằng tiếng
Pháp rất lưu loát, có phương pháp giảng dạy hiệu quả.
2.6

Hồi ức về các giáo viên người Pháp với lòng yêu mến

Các bà ở hai trường còn nhớ rõ một số giáo viên người Pháp, kể cả các bà tổng giám thị,
giám thị, và tất nhiên là cả các giám thị người Việt.
Những suy nghĩ được tất cả cựu nữ sinh chia sẻ, trong khi đang học cũng như ngày
nay nhớ lại, là các giảng viên người Pháp dạy rất giỏi nhờ đã được đào tạo đạt trình độ đáp
ứng yêu cầu của công việc. Mỗi giảng viên có phong cách, phương pháp giảng dạy riêng, có
người nghiêm, hơi xa cách học trò, có người vui vẻ, gần gũi, nhưng mọi người đều thừa nhận

16


17
phương pháp dạy thích hợp, giúp cho học sinh tiếp thu và nắm giữ kiến thức một cách vững
chắc. Các giáo viên dạy các môn khoa học như toán, lý hóa, vạn vật rất giỏi, học sinh lại được
thực tập ở phòng thí nghiệm.
Các bà có ý kiến rằng tuy giáo viên người Pháp làm việc trong bộ máy của thực dân
Pháp nhưng họ là những nhà giáo dục, tuân thủ những nguyên lý của nền giáo dục Pháp, một
nền giáo dục vì sự công bằng, tiến bộ, và khoa học mà họ đã tiếp nhận được. Là người trí
thức, họ có suy nghĩ độc lập và nuôi dưỡng những giá trị riêng, không để chính trị xen vào
giáo dục. Về phía người học, họ cũng không để quan điểm chính trị của mình ảnh hưởng đến
việc đánh giá thầy cô, đến tình cảm thầy trò vì các giáo viên người Pháp không hề nói chính
trị trong lớp mà hoàn toàn tận tâm với nghiệp dạy, với học trò của mình. Vì vậy mới có trường
hợp các cựu nữ sinh ở Đồng Khánh như các bà Diệu Biên, Ngọc Diệu, Trần Thị Phò đều quí
mến bà Sogny vì những giờ dạy Pháp văn hay dạy hát của bà rất hay và đối xử thân tình với
học sinh, dù họ biết rằng bà là vợ của “trùm” mật thám Léon Sogny (chef de la Sureté en
Annam à Hue) ở Huế thời bấy giờ.
Bà Nguyễn Thị Kiệm đã khen cô dạy sử - địa mô tả các vùng của nước Pháp một cách
sinh động khiến bà còn nhớ đến bây giờ. Bà Trần Thị Phò nhớ nhất là môn Pháp văn vì giáo
viên Pháp (bà Sogny) giảng môn ấy rất sinh động, sinh động đến mức làm cho các học sinh
hiểu bài rất sâu, cứ hết giờ học cô bước ra khỏi lớp là cả lớp ai cũng đã thuộc hết bài trong
từng câu chữ, ngay cả đối với những bài khó như khi dạy Le Cid. Bà Phò có nhận xét rằng

“Cô giáo giỏi thì học sinh trở nên giỏi”.
Lời tựa của tập sách “Áo Tím trên mọi nẻo đường” cũng ghi nhận: “Tình thầy trò
không bị nhuộm màu sắc chính trị của thực dân, cũng đậm đà sâu sắc.” (tr.8).
Các nữ sinh được các giáo viên người Pháp đối xử như những người lớn, khiến các bà
cảm thấy được tôn trọng và các bà cũng học tập theo cách cư xử văn minh ấy. Bà Diệu Biên
cho biết giáo viên gọi học sinh là “Mademoiselle”. Hoặc bà Ravinetti ở trường Áo Tím, mỗi
lần hỏi bài học sinh xong và trả vở đều nói: “Je vous remercie”.32 Nhiều giáo viên người Pháp
biểu lộ tình thương đối với học sinh như dẫn học sinh đi viếng bạn không may qua đời 33 hay
giúp học bổng cho học trò nghèo.34
Tuy nhiên, không phải tất cả các giáo viên người Pháp đều tử tế với học sinh, một số ít
người có đầu óc thực dân. Bà Nguyễn Thị Kiệm nhớ lại là bà hiệu trưởng Martin cũng có óc
thực dân, nhưng khéo léo, vẫn thân ái chào học trò: “Bonjour ma petite”, nhưng rầy các cô khi
họ nhắc đến các anh hùng dân tộc. “Cô (Võ Thị Thể) dạy sử với tâm hồn Việt Nam làm toát lên
khí thế anh hùng của dân tộc ta làm cho học sinh hào hứng, say sưa. Nhiều lần bà hiệu

17


18
trưởng đã mời cô lên văn phòng nhắc nhở.” 35 Bà Kiệm có nói là có khi giáo viên người Pháp
mắng học sinh là “Sale Annamite, idiote!” Các học sinh Nguyệt Tú (sau này là nhà văn),
Phương Thảo đã phản đối: “Các vị không được xúc phạm chúng tôi!”.
Ngoài một vài hạt sạn nêu trên, phần lớn học sinh đều giữ những kỷ niệm tốt đẹp về các
cô giáo người Pháp thời ấy.
3.

Nhà trường Pháp – Việt đã đào tạo nên tầng lớp nữ trí thức đầu tiên của thời kỳ hiện
đại
Khi các cựu nữ sinh mà chúng tôi phỏng vấn đi học từ khoảng năm 1932 đến 1945 thì đã
có các thế hệ nữ sinh trước đó đã tốt nghiệp thành chung, đã học lên tú tài rồi học sư phạm và

trở về trường giảng dạy. Nhưng số lượng còn ít. Tài liệu còn ghi lại trường hợp đặc biệt của
bà Henriette Bùi Quang Chiêu là phụ nữ Việt Nam đậu bằng bác sĩ Y khoa tại Pháp năm 1934,
bà Hoàng Thị Nga ở miền Bắc là người Việt Nam đầu tiên có bằng tiến sĩ quốc gia về khoa
học năm 1935, cô Nguyễn Thị Châu, đậu cử nhân sử - địa ở Pháp và về dạy lại tại trường Áo
Tím.
Đến thế hệ các bà cựu nữ sinh vào khoảng những năm 1920 trở đi thì số nữ sinh học bậc
cao đẳng tiểu học (trung học đệ nhất cấp) đã gia tăng, tuy vẫn còn rất ít so với dân số nữ trong
độ tuổi, nhưng cũng đủ để hợp thành một tầng lớp phụ nữ có trình độ học vấn tốt xuất hiện
ngày càng nhiều trong các hoạt động nghề nghiệp trong xã hội từ trong Nam ra ngoài Bắc.
Vào thời ấy, tốt nghiệp thành chung xong nữ sinh có thể học một năm sư phạm, cũng tại
trường Đồng Khánh và Áo Tím, thì ra trường dạy tiểu học. Hoặc nữ sinh có thể ra Hà Nội học
trường nữ hộ sinh. Cũng có trường hợp nữ sinh tốt nghiệp thành chung được bổ nhiệm làm
giáo viên tiểu học ngay, không qua trường lớp sư phạm. Hai trường này không có bậc trung
học, muốn học thì qua trường Pétrus Ký (Sài Gòn) hoặc trường Quốc Học (Huế) học chung
với nam sinh. Do đó chỉ một số rất ít nữ sinh học lên trung học, và càng ít người học đại học.
Theo bà Huỳnh Thị Lẫm, thời bà đi học vào khoảng 1935 chỉ có 11 nữ sinh học trung học ở
Pétrus Ký. Ở Huế, phần lớn nữ sinh ngừng học sau khi đậu thành chung và sư phạm, rất ít
người qua trường Quốc Học để học lên ban tú tài (trung học đệ nhị cấp) hoặc được đi Hà Nội
học tiếp. Trường Quốc Học bắt đầu có ban tú tài từ niên học 1936-1937, nghĩa là thêm ba lớp
tương đương với các lớp 10, 11và 12 ngày nay. Bà Nguyễn Khoa Diệu Hồng, sau này là chủ
tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, đã học năm cuối ban tú tài ở trường Quốc Học và sau đó
được bổ về dạy ở trường Đồng Khánh.
Không có trường nữ bậc trung học chỉ là một yếu tố, lý do khiến nữ sinh ngừng học ở bậc
thành chung là vào thời ấy, ngay cả nam sinh thuộc gia đình trung lưu, thì với mảnh bằng

18


19
thành chung, học sinh đã có thể thi tuyển vào các vị trí công chức của nhiều ngành nghề để đi

làm ngay, từ dạy học, đến lục sự tòa án, thư ký hành chánh, hỏa xa, bưu điện… Đối với nhiều
gia đình, nữ giới học đến thành chung là thuộc hàng có trình độ học vấn cao, họ có thể đi dạy,
làm công việc trí óc. Họ còn cần phải lập gia đình nữa.
Như vậy, trong xã hội Việt Nam cho đến thập niên 1940, những người có bằng thành
chung còn rất ít ỏi được xem là thành phần trí thức, tinh hoa của gia đình và xã hội. Qua các
cuộc phỏng vấn cũng như hồi ký của 52 bà nữ sinh trường Áo Tím và các bài rải rác của cựu
nữ sinh Đồng Khánh, phần lớn các bà trở thành giáo viên, giảng viên đại học, hoặc đi vào
ngành y làm nữ hộ sinh, bác sĩ, làm ngành ngoại giao, chuyên gia kinh tế, nhà văn, văn công,
và các ngành khác theo sự phân công của nhà nước. Những bà tập kết ra Bắc đều trở thành
cán bộ trung, cao cấp. Nói chung, trừ một số ít bà ở nhà hoặc buôn bán, công việc của tất cả
các bà là công việc trí óc.
4. Chương trình Pháp – Việt đã giúp ích các cựu nữ sinh trong công việc và trong đời sống
Di sản hay sự kế thừa nền giáo dục Pháp – Việt được phân tích trên hai bình diện: đối với
cá nhân người học, và đối với nền giáo dục tại hai trường sau năm 1945.
-

Đối với cá nhân
Trước tiên là việc biết tiếng Pháp đối với cá nhân đã cứu các bà khỏi hiểm nguy khi phải
đối đầu với quân Pháp trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến. Đó là kinh nghiệm của bà Bùi
Thị Mè đối phó với một quan ba Tây, cứu được láng giềng, người trong làng, bảo vệ được chị
em phụ nữ.36
Pháp ngữ đã đưa các bà đến với ngành ngoại giao. Các bà Nguyễn Thị Kiệm, Nguyễn Thị
Phát, Nguyễn Ngọc Dung, Lê Tuyết Thanh được điều động vào ngành ngoại giao hoặc các
hoạt động đối ngoại nhờ vốn tiếng Pháp đáp ứng được nhu cầu cán bộ của nhà nước. Ngay cả
bà Nguyễn Thị Phát, chỉ mới học đến năm thứ hai tại Đồng Khánh thì khi công tác ở miền
Bắc, bà cũng được phân công làm việc bằng tiếng Pháp với chuyên gia Bungari.
Từ trường Áo Tím, nhiều bà đã trở thành giáo viên Pháp văn. Hoặc bình thường hơn, như
bà Trần Thị Phò khi đã về hưu đã dùng tiếng Pháp tham gia công tác tình nguyện tại Maison
Chance, giúp đỡ cho cô Tim. Năm 1958, bà Phò đã được mời tập huấn tiếng Pháp cho 500
giáo viên toàn tỉnh Quảng Ngãi.

Những bà là giáo viên thường áp dụng tinh thần và phương pháp giảng dạy mà các bà
đã học được từ các thầy cô ở trường. Tinh thần sư phạm đó là học lý thuyết đi đôi với thực
hành. Học cốt để hiểu chứ không phải học vẹt. Các bà cho rằng sở dĩ nhớ lâu nội dung bài
chính là nhờ có thực hành. Học các môn khoa học thì có giờ thực hành ở phòng thí nghiệm,

19


20
học nữ công gia chánh thì có thực hành nấu ăn, may thêu. Giáo viên là người có phương pháp
trình bày bài thu hút sự chú ý của người học. Bà Nguyễn Thị Kiệm cho biết tuy bà không qua
trường lớp sư phạm nào nhưng khi tập kết ra Bắc, được phân công đi dạy, bà đã áp dụng
những phương pháp mà các thầy cô ở trường Đồng Khánh ngày trước sử dụng có hiệu quả.
Bà đã tổng kết một cách giản dị là: “Nói dễ hiểu, có hình ảnh, ghi chép vừa phải, chỉ ghi
những điểm chính thôi”. 37
Trong mối quan hệ thầy trò, các bà theo gương các cô giáo, tận tụy, thương học trò,
chú ý đến hoàn cảnh khó khăn của học trò.
Nữ sinh Đồng Khánh đã thừa kế một cách tích cực kiến thức các môn nữ công gia
chánh, dưỡng nhi và cứu thương. Ngoài việc giúp các bà có kiến thức quản lý gia đình, nhiều
bà đã ứng phó kịp thời, giúp đỡ dân, đỡ đẻ cho phụ nữ trong khi đi kháng chiến.
Bà Võ thị Xuân Trà còn dựa vào cuốn album de couture khi học với cô Vinot để dạy nữ
công qua nhiều trường, và ngay cả khi về hưu còn dạy cho trẻ em trường Võ Thị Sáu và may
thêu cũng là nghề phụ của bà.38
3.

Đối với nền giáo dục sau 1945
Vẫn theo mô hình giáo dục Pháp – Việt nhưng thay đổi quan trọng nhất là chương
trình được chuyển qua tiếng Việt, được biết đến với tên chương trình Hoàng Xuân Hãn, bộ
trưởng bộ giáo dục của nội các Trần Trọng Kim. Để bảo đảm cho việc chuyển ngữ thành
công, giáo sư Hoàng Xuân Hãn đã soạn quyển danh từ khoa học phục vụ cho việc dạy các

môn khoa học. Các bộ trưởng kế tiếp như Nguyễn Dương Đôn, Trần Hữu Thế tuy là học ở
Pháp nhưng có ý thức phát triển chương trình giáo dục bằng tiếng Việt với nội dung văn học,
văn hóa, lịch sử Việt Nam. Phần khoa học thì vẫn phỏng theo chương trình Pháp. Thành phần
các môn học không khác mấy với chương trình Pháp – Việt, nhưng có hai thay đổi quan
trọng:

-

Việt văn trở thành môn học chính, có hệ số cao. Pháp văn và Anh văn là ngoại ngữ;

-

Học sinh học sử - địa Việt Nam là chính, thay cho sử - địa Pháp.
Từ năm 1958 tại miền Nam, Hội thảo giáo dục toàn quốc đã đề ra 3 phương châm của
giáo dục là “dân tộc, nhân bản, khai phóng”.
Trường Đồng Khánh vẫn duy trì các môn nữ công gia chánh, cô Hoàng Thị Kim Cúc,
cùng với bà Bửu Tiếp tiếp tục dạy, và các thế hệ nữ sinh Đồng Khánh tiếp tục hào hứng và
lưu giữ nhiều kỷ niệm với môn học này.
Việc phân thành ba ban Vạn vật, Toán và Văn chương ở đệ nhị cấp được duy trì cho
đến năm 1975.

20


21
Trường chú trọng đến các hoạt động hiệu đoàn như tổ chức cắm trại, văn nghệ, triển
lãm các tác phẩm may thêu của nữ sinh.
Đội ngũ giảng viên đã được chuẩn hóa, nhất là từ năm 1961, khi khóa sinh viên đầu
tiên của Viện Đại học Huế (thành lập năm 1957) ra trường. Các giáo viên trung học đệ nhất
cấp phải học qua hai năm đại học sư phạm, và đệ nhị cấp là bốn năm đại học sư phạm, với

một kỳ thi tuyển rất khó vì số chỗ có hạn.
Cho đến niên khóa 1957 – 58, trường Đồng Khánh dạy hai ngoại ngữ Pháp và Anh. Qua
năm 1958 – 59, học sinh đệ nhất cấp học một ngoại ngữ, đa phần học sinh thời đó chọn Pháp
văn. Lên đệ nhị cấp, học sinh học thêm ngoại ngữ thứ hai. Trong các thập niên 1950-60, do
trường thiếu giáo viên dạy Pháp văn, Nha học chánh đã có sáng kiến mời các bà tốt nghiệp
thành chung chương trình Pháp – Việt trước đây là giáo viên tiểu học dạy Pháp văn cho các
lớp đệ nhất cấp, như các bà Ưng Thuyên, Trần Trữ, Nguyễn Vui, hoặc đã đậu tú tài Pháp như
thầy Âu, dạy đệ nhị cấp. Học với các giáo viên nói tiếng Pháp gần như tiếng mẹ đẻ, học sinh
tiếp tục thụ hưởng những thành quả của nền giáo dục Pháp – Việt.

III.

KẾT LUẬN
Như đã nêu trên, do sự tình cờ tiện lợi, phần lớn các cuộc phỏng vấn của chúng tôi cũng
như những hồi ký, bài viết mà chúng tôi tiếp cận được xuất phát từ những cựu nữ sinh hai
trường Áo Tím và Đồng Khánh mà sau khi rời trường lại tham gia kháng chiến và tập kết ra
Bắc, thành danh trong một chế độ đối kháng với chế độ thực dân. Nhưng những người này
đều đánh giá cao nền giáo dục Pháp – Việt, (mặc dù chính phủ Pháp cho rằng giáo dục Pháp –
Việt ở Đông Dương kém chất lượng), đó là một bằng chứng hùng hồn về tác dụng tích cực
của nền giáo dục Pháp – Việt.
Việc được học lên trung học càng có ý nghĩa đối với nữ giới, họ đã trở thành những
phụ nữ tự tin vào khả năng của mình, cả trong việc quản lý gia đình lẫn trong công việc. Họ
thuộc về những thế hệ đầu tiên chứng minh cho xã hội Việt Nam thấy nữ giới hoàn toàn có
khả năng học tập để có một nghề trí óc và có một chỗ đứng xứng đáng trong xã hội. Với cơ
cấu ngành nghề còn đơn giản, xã hội Việt Nam thời ấy rất nể trọng nghề dạy học. Nhiều cựu
nữ sinh đã trở thành nhà giáo và do đó đã thay đổi quan niệm của xã hội đối với phụ nữ, xã
hội trân trọng tài năng và đức độ của họ.
Bậc học thành chung đã là một bệ phóng cho họ vào đời hoặc học cao hơn nữa để trở thành
tinh hoa của trí thức. Thành công của họ còn tạo thêm niềm tin và hoài bão cho các thế hệ nữ
giới trẻ hơn, trở thành tấm gương cho giới trẻ noi theo.


21


22
Nếu so với ngày nay, khối lượng kiến thức mà các bà được học ít hơn rất nhiều.
Nhưng có lẽ nhờ học ít mà các bà lại nhớ nhiều, nhớ lâu và nhớ những điều chính yếu. Một
cảm tưởng chung của nhóm nghiên cứu là tinh thần, sự hòa quyện của các môn học, cách tổ
chức và sinh hoạt trong nhà trường đã góp phần xây dựng nên nhân cách và những đức tính
như kỷ luật, cẩn thận, sáng tạo, chuyên cần, tinh thần khoa học và những hiểu biết cần thiết
cho người phụ nữ ở mọi thời đại.
Theo nhà nghiên cứu Dominique Rolland,39 giáo dục ở Pháp từ thế kỷ 19 là một nền giáo dục
tiến bộ, khoa học và hiện đại, tạo cơ hội bình đẳng cho mọi tầng lớp xã hội tiếp cận với kiến
thức. Nền giáo dục ấy đấu tranh chống lại những bất bình đẳng về kinh tế và xã hội. Chính
quyền thuộc địa Pháp muốn chuyển tải những nguyên lý ấy vào nền giáo dục thuộc địa nhưng
với một mục đích cụ thể là đào tạo những viên chức phục vụ cho bộ máy hành chánh và kinh
tế thuộc địa. Do đó, giáo dục được tổ chức theo hình tháp, rộng ở cấp thấp và đào tạo tinh hoa
ở những bậc cao hơn.
Mặc dù vậy, giáo viên tại thuộc địa là những trí thức đã được giáo dục trong nền giáo dục khai
phóng của Pháp, đã thấm nhuần những tư tưởng tiến bộ, có ý thức về sự tự do của mình nên
đã có những cách hành xử nhân văn trong nhà trường. Giới trẻ Việt Nam thời ấy, với tinh thần
gạn đục khơi trong, đã tiếp thu được những tư tưởng tiến bộ của nhân loại và đến lượt họ, họ
đã thể hiện ý thức tự do tư tưởng, nuôi dưỡng tinh thần yêu nước ngay trong lòng nhà trường
thuộc địa.

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 6/2014.

22



23
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

BÀ Tùng Long, 2003, Viết là niềm vui muôn thuở của tôi. Nhà xuất bản Trẻ, 351b trang.
Nguyễn Khoa Diệu BIÊN, Nguyễn Cửu Thọ, 1995, Đạm Phương nữ sử 1881 – 1947. Nhà
xuất bản Trẻ, TPHCM, 344 trang.
Bùi BỐN – Nguyễn Thị Thu, 2005, Thầm lặng… Hai cuộc đời. Nhà xuất bản Công an Nhân
dân, 196 tr.
Đặng Thị Vân Chi, 2012, Vấn đề nữ quyền ở Việt Nam đầu thế kỷ XX, trong TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC - VĂN HÓA: truy cập ngày 20/6/2014.
Lê Thanh HIỀN, 1999, Tuyển tập Đạm Phương nữ sử. Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 572
trang.
Trần Thị Phương HOA, 2012, Giáo dục và phong trào nữ quyền ở Bắc Kỳ trước 1945
. Truy cập ngày 20/6/2014.
Thích Nữ Diệu KHÔNG, 2009, Đường thiền sen nở. Nhà xuất bản Lao động.
Nguyễn Thị KIỆM, 2005, Từ nữ sinh Huế đến nhà ngoại giao nhân dân. Nhà xuất bản Văn
nghệ TPHCM, 264 trang.
Bùi thị MÈ, 2001, Kể chuyện đời mình. Nhà xuất bản Trẻ, TPHCM, 374 trang.
Trần Thị Như MÂN, 2007, Sống với tình thương. Nhà xuất bản Thanh Niên, 98 trang.
NHIỀU TÁC GIẢ, Đồng Khánh – Hai Bà Trưng, 2007, Huế. Lưu hành nội bộ.
NHIỀU tác giả, 2002, Áo tím trên các nẻo dường đất nước. Nhà xuất bản Trẻ, 518 trang.
NHIỀU tác giả, 1998, Mười ngả đường đời. Nhà xuất bản Phụ nữ, 199 trang.
NHIỀU TÁC GIẢ, 2011, Đồng Khánh Huế - Mái trường xưa. Nhà xuất bản Chính trị Quốc
gia, 291.
Nguyễn Phú PHONG, Quốc ngữ trong chương trình tiểu học,
Truy cập
ngày 23/6/2014.
Chương THÂU. Đông Kinh Nghĩa Thục và phong trào cải cách văn hóa đầu thế kỷ XX. Nhà
xuất bản Hà Nội, 1982, 251 tr.

Trịnh Văn Thảo, 2009, Nhà trường Pháp ở Đông Dương. Nhà xuất bản Thế giới, 391 trang.
NGUYỄN Thị Thu, 2012, Hồi ký Đồng Khánh Trường xưa. Tài liệu lưu hành nội bộ.
23


24
Nguyễn Hữu THỨ, 2002, Một thời Quốc Học, Toronto, tác giả tự phát hành, 328 tr.

Tiếng Anh, Pháp
BEZANÇON, Pascale, 2002, Une colonisation éducatrice ? L’expérience indochinoise, 1860
– 1945. L’Hamattan, 474 pages.
BEZANÇON, P. Différentes approches de l'enseignement colonial en Indochine par la
stratification des sources et leur comparaison (p.139-151) dans Les sources historiques dans
le Tiers Monde. Approches et enjeux, par P. Bezançon, R. Camara et autres. L'Harmattan,
1997, 179p.
BUI Tran Phuong, 2009, Viet Nam 1918 – 1945, Emergence d’une élite féminine
moderniste ?; Colloque international “Enseignement et colonisation dans l’Empire colonial
français, une histoire connectée ?”, Lyon 30 septembre 1er et 2 octobre 2009.
BUI Tran Phuong, 2011, Souvenirs de collégiennes vietnamiennes, Clio, N0 33, 2011:
Colonisations, p. 211 – 221.
DUTEIL, Simon,2008, Institutrices et instituteurs français à Madagascar sous la Troisième
République (1896–1939): Éléments de compréhension d'un groupe social en situation
coloniale
French Colonial History - Volume 9, 2008, pp. 65-77.
HA Marie-Paule, 2014, French Women and the Empire, the case of Indochina Oxford
University Press.
/>ame+sogny+college+dong+khanh&source=bl&ots=IROALFJ3sc&sig=dEatzFmbAJR_oAFO
KT4O8ZNGtJQ&hl=vi&sa=X&ei=GC6YU9v5HoLi8AX9h4DgAw&ved=0CCQQ6AEwAQ
#v=onepage&q=madame%20sogny%20college%20dong%20khanh&f=false – Truy cập ngày
6/6/2014.

MAITRE, Cl-H. 1907, L'enseignement indigène dans l'Indochine annamite, Revue.
Indochinoise. 30 VIII 1907, p.1135-1149
MARR, David, 1976, The 1920s Women’s Rights Debates in Vietnam, Journal of Asian
Studies, Vol XXXV, Number 3, May, pp. 371 - ?
NGUYỄN Thế Anh, 1985, L'élite intellectuelle vietnamienne et le fait colonial dans les
premières années du XXe siècle. RFHOM LXXII, 268, III, 1985, p.291-308
NGUYỄN Thụy Phương, 2013, L’école française au Vietnam de 1945 à 1975. De la mission
civilisatrice à la diplomatie culturelle.

24


25
Thèse de Doctorat de Sciences de l’Education – Université Paris-Descartes
PRÊTRE, Ch., 1912, L'enseignement indigène en Indochine. L'Asie Française, VIII 1912,
p.311-343.
TRAN Thi Phuong Hoa, 2009, Franco-Vietnamese schools and the transition from Confucian to a
new kind of intellectuals in the colonial context of Tonkin. Harvard-Yenching Institute Working
Papers.

TRINH Van Thao, 1995, L’Ecole française en Indochine. Editions Karthala, Paris, 321 pages.
Trinh Van Thao, 1993, L'idéologie de l'école en Indochine (1890-1938). Tiers-Monde. 1993,
tome 34 n°133. pp. 169-186.
VU, Milkie, 2012, Examing the Social Impacts of French Education Reforms in Tonkin,
Indochina (1906-1938), 2012, VOL. 4 NO. 04.
Truy cập ngày 6/6/2014.

Chú thích
1 Sau năm 1975 được đổi tên thành trường Trưng Trắc trong một thời gian ngắn rồi thành trường Hai Bà
Trưng, tiếp nhận cả nam sinh.

2
Đổi tên là trường Gia Long vào năm 1953, và sau năm 1975 đổi tên thành trường Nguyễn Thị Minh Khai,
tiếp nhận cả nam sinh.
3
Tương đương với trung học đệ nhất cấp ở miền Nam trước 1975, hoặc tương đương với cấp II hiện nay.
4
BEZANÇON, Pascale, 2002, Une colonisation éducatrice ? L’expérience indochinoise, 1860 – 1945.
L’Hamattan, tr. 25.
5
Enseignement franco-indigène.
6
TRINH Van Thao, 1995, L’Ecole française en Indochine. Editions Karthala, Paris.
7
TRAN Thi Phuong Hoa, 2009, Franco-Vietnamese schools and the transition from Confucian to a new kind
of intellectuals in the colonial context of Tonkin. Harvard-Yenching Institute Working Papers.
8
Trinh Van Thao, 1995; tr.13 4, 135, 137.
9
Dương Thị Quyên, Áo Tím trên mọi nẻo đường, tr. 227.
10
Trinh Van Thao, 1995; tr. 126.
11
Bezançon, 2002, tr.381.
12
Trinh Van Thao, 1993, L'idéologie de l'école en Indochine (1890-1938). Tiers-Monde. 1993, tome 34 n°133.
P. 178.
13
Nguyễn Phú PHONG, Quốc ngữ trong chương trình tiểu học,
truy cập ngày 23/6/2014.
14

/>truy cập ngày 23/6/2014.
15
Bùi thị MÈ, 2001, Kể chuyện đời mình. Nhà xuất bản Trẻ, tr. 21.
16
Phỏng vấn bà Nguyễn Khoa Diệu Biên, ngày 8/8/2009.
17
Phỏng vấn bà Tôn Nữ Phương Ly (bà Hồ Đắc Ân), ngày 20/12/2009.
18
Nhiều tác giả, 2002, Áo tím trên các nẻo dường đất nước. Nhà xuất bản Trẻ, tr. 163.
19
Áo Tím trên mọi nẻo đường, tr. 382.
20
Nguyễn Thị Hạnh, Đồng Khánh – Hai Bà Trưng, tr. 95.
21
Phỏng vấn bà Bùi thị Mè, ngày 5/7/2010.
22
Nguyễn Thị Kiệm, 2005, Từ nữ sinh Huế đến nhà ngoại giao nhân dân, hồi ký, Nhà xuất bản Văn nghệ

25


×