Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Nghề nuôi cua biển scylls spp tại cà mau hiện trạng kỹ thuật, kinh tế xã hội và các giải pháp phát triển theo hướng bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.76 MB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

TIÊU HOÀNG PHO

NGHỀ NUÔI CUA BIỂN Scylla spp TẠI CÀ MAU: HIỆN
TRẠNG KỸ THUẬT, KINH TẾ XÃ HỘI VÀ CÁC GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA - 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

TIÊU HOÀNG PHO
NGHỀ NUÔI CUA BIỂN Scylla spp TẠI CÀ MAU: HIỆN
TRẠNG KỸ THUẬT, KINH TẾ XÃ HỘI VÀ CÁC GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ

Ngành:

Nuôi trồng thủy sản

Mã số:

60620301


Quyết định giao đề tài:

67/QĐ-ĐHNT ngày 19/01/2015

Quyết định thành lập HĐ:

1044/QĐ-ĐHNT ngày 10/11/2015

Ngày bảo vệ:

24/11/2015

Người hướng dẫn khoa học:
TS. LÊ ANH TUẤN
Chủ tịch Hội đồng:
TS. LỤC MINH DIỆP
Khoa sau đại học:

ThS. HOÀNG HÀ GIANG

KHÁNH HÒA - 2015




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan kết quả của đề tài “Nghề nuôi cua biển Scylla spp tại Cà Mau:
hiện trạng kỹ thuật, kinh tế xã hội và các giải pháp phát triển theo hướng bền
vững” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi và chưa từng được công bố trong bất
kỳ công trình khoa học nào cho đến thời điểm này.


Cà Mau, ngày 23 tháng 10 năm 2015
Học viên cao học

Tiêu Hoàng Pho

iii


LỜI CẢM ƠN
Từ khi học tập cho đến quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn tốt nghiệp cao
học, tôi đã nhận được sự quan tâm và giúp đỡ của đơn vị, các cơ quan, các nhà nghiên
cứu, bạn bè, và gia đình.
Tôi xin chân thành cảm ơn đến Lãnh đạo Ban Quản lý Khu sinh quyển Mũi Cà Mau
đã tạo điều kiện cho tôi làm việc và học tập; Ban Giám hiệu Trường Đại học Nha Trang;
tập thể cán bộ giảng viên Viện Nuôi trồng thủy sản, Khoa Sau Đại học cùng các Thầy,
Cô đã giảng dạy khóa cao học 2013 - 2015 Trường Đại học Nha Trang.
Tôi xin gửi lời trân trọng và cám ơn chân thành đến TS. Lê Anh Tuấn đã tận tình
giúp đỡ và hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Xin cảm ơn Sở Khoa học và Công nghệ Cà Mau đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn
thành luận văn trong thời gian sớm nhất.
Xin gửi lời cám ơn đến Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện Phú
Tân, Đầm Dơi, Năm Căn, Chi Cục NTTS, TT Khuyến nông khuyến ngư, Trung tâm dạy
nghề huyện U Minh, Trạm khuyến Ngư Năm Căn, UBND xã Lâm Hải, Nguyễn Việt
Khái, Khánh Hòa, Phong Lạc, Biển Bạch Đông.
Cuối cùng tôi gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè những người luôn động
viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập./.
Cà Mau, ngày 23 tháng 10 năm 2015
Học viên cao học


Tiêu Hoàng Pho

iv


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. iv
MỤC LỤC ....................................................................................................................... v
DANH MỤC KÝ HIỆU .............................................................................................. viii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................................... ix
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................ x
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ...................................................................................... xi
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ........................................ xiiError! Bookmark not defined.
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................................. 3
1.1. Đặc điểm sinh học của cua Biển (Scylla spp) .......................................................... 3
1.1.1. Sơ lược về phân loại và đặc điểm hình thái........................................................... 3
1.1.1.1. Sơ lược về phân loại cua biển............................................................................. 3
1.1.1.2. Hệ thống phân loại.............................................................................................. 3
1.1.1.3. Đặc điểm hình thái.............................................................................................. 4
1.1.2. Sự phân bố ............................................................................................................. 5
1.1.3. Đặc điểm về sinh thái ............................................................................................ 5
1.1.4. Đặc điểm về dinh dưỡng ....................................................................................... 6
1.1.5. Đặc điểm sinh trưởng ............................................................................................ 6
1.1.6. Đặc điểm sinh sản .................................................................................................. 7
1.1.6.1. Di cư và sinh sản ................................................................................................ 7
1.1.6.2. Thành thục .......................................................................................................... 8
1.1.6.3. Tập tính giao phối ............................................................................................... 8
1.1.6.4. Sự đẻ trứng và thụ tinh ....................................................................................... 8

1.1.6.5. Vòng đời ............................................................................................................. 9
1.1.7.1. Ở thời ký ấu trùng, trong giai đoạn zoea .......................................................... 10
1.1.7.2. Thời kỳ cua con và cua trưởng thành ............................................................... 11
1.2. Tình hình nuôi cua biển trên Thế giới và Việt Nam ............................................... 11
1.2.1. Tình hình nuôi cua biển trên thế giới .................................................................. 11
1.2.2. Tình hình nuôi cua biển thương phẩm ở Việt Nam ............................................. 12
1. 3. Đặc điểm của vùng nghiên cứu ............................................................................. 13
v


1.3.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên ........................................................................... 13
1.3.1.1. Vị trí địa lý ........................................................................................................ 13
1.3.1.2. Khí hậu, thủy văn ............................................................................................. 14
1.3.1.3. Địa hình và thổ nhưỡng .................................................................................... 15
1.3.1.4. Sông ngòi và đầm phá ...................................................................................... 15
1.3.1.5. Tài nguyên đất .................................................................................................. 16
1.3.1.6. Tài nguyên nước mặt ........................................................................................ 17
1.3.1.7. Tài nguyên nước ngầm ..................................................................................... 17
1.3.1.8. Tài nguyên rừng................................................................................................ 17
1.3.1.9. Đa dạng sinh học .............................................................................................. 18
1.3.2. Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau.............................................. 18
1.3.2.1. Đặc điểm về kinh tế .......................................................................................... 18
Chương 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................... 20
2.1. Thời gian, địa điểm và đối tượng nghiên cứu......................................................... 20
2.1.1. Thời gian nghiên cứu ........................................................................................... 20
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu............................................................................................ 20
2.1.3. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 20
2.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 21
2.2.1. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu .......................................................................... 21
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu .............................................................................. 21

2.2.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp ................................................................................... 21
2.2.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp ..................................................................................... 22
2.2.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu .............................................................. 23
2.2.3.1. Phương pháp tính toán một số chỉ tiêu ............................................................. 23
2.2.3.2. Phương pháp phân tích số liệu ......................................................................... 23
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................................... 24
3.1. Hiện trạng nghể nuôi cua biển thương phẩm tại Cà Mau....................................... 24
3.1.1. Tình hình chung ................................................................................................... 24
3.1.1.1 Sơ bộ tình hình nuôi trồng hải sản và nghề nuôi cua tại Cà Mau ..................... 24
3.1.1.2. Năng suất và sản lượng .................................................................................... 26
3.1.1.3. Nhu cầu con giống, mùa vụ sản xuất và tình hình dịch bệnh ........................... 26
3.1.2. Hiện trạng kỹ thuật nghề nuôi cua biển (Scylla spp) tại Cà Mau ........................ 27
vi


3.1.2.1. Hình thức nuôi .................................................................................................. 27
3.1.2.2. Hệ thống công trình .......................................................................................... 28
3.1.2.3. Môi trường vùng nuôi ....................................................................................... 31
3.1.2.4. Kỹ thuật cải tạo ao ............................................................................................ 31
3.1.2.5. Sử dụng vôi, các chất diệt khuẩn và diệt tạp. ................................................... 33
3.1.2.6. Nguốn giống, những thuận lợi, khó khăn và chất lượng giống ........................ 33
3.1.2.7. Thức ăn ............................................................................................................. 36
3.1.2.8. Chăm sóc và quản lý ao nuôi ............................................................................ 37
3.1.2.9. Chế phẩm sinh học, thuốc và hóa chất ............................................................. 38
3.1.2.10. Bệnh và biện pháp phòng trị bệnh .................................................................. 38
3.2. Hiệu quả kinh tế - xã hội nghề nuôi cua biển tại Cà Mau ...................................... 39
3.2.1. Thông tin chung về chủ hộ nuôi .......................................................................... 39
3.2.1.1. Số nhân khẩu và lực lượng lao động của hộ nuôi ............................................ 39
3.2.1.2. Thông tin về độ tuổi của chủ hộ ....................................................................... 40
3.2.1.3. Thông tin về giới tính của chủ hộ ..................................................................... 40

3.2.1.4. Trình độ học vấn chủ hộ nuôi ........................................................................... 40
3.2.2. Kết quả nuôi cua biển thương phẩm (Scylla spp) tại Cà Mau ............................. 41
3.2.3. Hiệu quả kinh tế - xã hội của nghề nuôi cua biển thương phẩm tại Cà Mau ...... 41
3.2.3.1. Hiệu quả kinh tế................................................................................................ 42
3.2.3.2. Hiệu quả về mặt xã hội ..................................................................................... 46
3.2.4. Những khó khăn, hướng phát triển và kiến nghị của hộ nuôi cua biển. .............. 48
3.3. Các giải pháp phát triển nghề nuôi cua biển theo hướng bền vững ....................... 50
3.3.2. Một số giải pháp phát triển nghề nuôi cua biển theo hướng bền vững ............... 52
3.3.2.1. Về kỹ thuật........................................................................................................ 52
3.3.2.2. Về chất lượng con giống................................................................................... 54
3.3.2.3. Về quy hoạch .................................................................................................... 55
3.3.2.5. Về thức ăn ......................................................................................................... 57
3.3.2.6. Về khoa học và công nghệ ................................................................................ 58
3.3.2.7. Về chính sách.................................................................................................... 58
Chương 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................... 60
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 62
PHỤ LỤC
vii


DANH MỤC KÝ HIỆU
CW

: Chiều rộng mai cua

n

: Tổng số mẫu

W


: Khối lượng

DW

: Khối lượng khô

L

: Chiều dài

viii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
VQG UMH: Vườn Quốc gia U Minh hạ
QCCT

: Quảng canh cải tiến

HTX

: Hợp tác xã

ĐBSCL

: Đồng Bằng Sông Cửu Long

NN&PTNT: Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Dl


: Dương lịch

TTKNKN : Trung tâm khuyến nông khuyến ngư
CN

: Công nghiệp

BCN

: Bán công nghiệp

CPSH

: Chế phẩm sinh học

THT

: Tổ hợp tác

NGO

: None goverment ogranization (tổ chức phi chính phủ)

GAP

: Good Agriculture Practice: Thực hành tốt nông nghiệp

CoC


: Code of Conduct for Responsible Aquaculture (Nuôi thủy sản có trách
nhiệm)

THCS

: Trung học cơ sở

WTO

: World Trade Organization (Tổ chức thương mại thế giới)

SEAFDEC : Southeast Asian Fisheries Development Center (Trung tâm phát triển
nghề cá Đông Nam Á).
TPP
UNESCO

: Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement (Hiệp định
đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương)
: United Nations Education Scientific and Cultural Organization (Tổ
chức văn hóa, khoa học và giáo dục Liên hiệp quốc)

ix


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Cà Mau ............................................................. 16
Bảng 3.1: Kích thước giống cua biển khi thả nuôi được hộ nuôi lựa chọn ................... 34
Bảng 3.2: Phân bố độ tuổi lao động ở các mô hình nuôi cua (n = 254) ........................ 39
Bảng 3.3: Cơ cấu tuổi chủ hộ nuôi cua biển (n = 254) .................................................. 40
Bảng 3.4: Trình độ văn hóa của chủ hộ nuôi cua biển (n = 254) .................................. 40

Bảng 3.5: Năng suất nuôi cua biển thương phẩm tại Cà Mau (n = 254) ....................... 41
Bảng 3.6: Tổng chi phí bình quân cho 01ha nuôi cua chuyên canh .............................. 42
Bảng 3.7: Tổng chi phí bình quân cho 01ha mô hình cua nuôi ghép (n = 246) ............ 42
Bảng 3.8: Phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi chuyên canh cua (n= 8) ......... 44
Bảng 3.9: Phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi ghép cua biển......................... 44
Bảng 3.10: Những khó khăn củai nghề nuôi cua biển (n = 254) ................................... 48
Bảng 3.11: Hướng phát triển của nghề nuôi cua biển (n = 254) ................................... 48
Bảng 3.12: Xếp hạng nguyên nhân nghề nuôi cua chưa ổn định và bền vững ............. 52

x


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.3: Cua cái mang trứng Scylla serrata [28] .......................................................... 9
Hình 1.4: Vòng đời cua biển Scylla [46] ....................................................................... 10
Hình 1.5: Bảng đồ vị trí Cà Mau [22] ........................................................................... 14
Hình 2.1: Địa điểm vùng nghiên cứu tỉnh Cà Mau ....................................................... 20
Hình 2.2: Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu.................................................................... 21
Hình 3.1: Biểu đồ thể hiện nơi cung cấp giống và nguồn giống cua biển .................... 34
Hình 3.2: Biểu đồ đáng giá của người nuôi về chất lượng cua giống ........................... 35
Hình 3.3: Biểu đồ kiến nghị của hộ nuôi cua biển tại Cà Mau (n= 254) ...................... 49
Hình 3.4: Biểu đồ khó khăn ưu tiên chủ hộ kiến nghị với nghề nuôi cua biển tại Cà
Mau (n= 254) ................................................................................................................. 50
Hình 3.5: Cây vấn đề xác định nguyên nhân nghề nuôi cua chưa ổn định và............... 51
bền vững ........................................................................................................................ 51

xi


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Cà Mau là tỉnh ven biển ở ĐBSCL, có diện tích nuôi trồng thủy sản (NTTS) lớn
nhất cả nước khoảng 296.930 ha. NTTS Nước lợ là một trong những ngành kinh tế chủ
lực của tỉnh. Cua Biển (thuộc giống Scylla) là đối tượng thủy sản nước mặn - lợ có giá
trị kinh tế cao, được nuôi hầu hết trong ao nuôi tôm quảng canh và trong các ao tôm
công nghiệp. Cua Biển thịt thơm ngon có giá trị xuất khẩu cao được nhiều người trong
và ngoài nước ưa chuộng. Với thị trường ổn định giá cao, ít rủi ro, ít bệnh, vì thế nuôi
cua thương phẩm được nhiều hộ dân lựa chọn khi dịch bệnh trên tôm ngày càng diễn
biến phức tạp và được chính quyền địa phương khuyến khích nhằm đa dạng hàng hóa,
tăng giá trị sản phẩm trên cùng một đơn vị diện tích. Nghề nuôi cua biển phát triển ở
Cà Mau với nhiều hình thức nuôi khác nhau góp phần xóa đói giảm nghèo, cải thiện
sinh kế nông hộ và giảm thiểu rủi ro từ con tôm. Tuy nhiên, chưa có thống kê, đánh giá
nào về hiện trạng kỹ thuật, hiệu quả kinh tế của đối tượng này với những hình thức
nuôi khác nhau để làm cơ sở dữ liệu khoa học cho địa phương can thiệp vào quy hoạch
và khuyến ngư, nhân rộng những mô hình sản xuất có hiệu quả đem lại giá trị thương
mại và hướng đến mô hình sản xuất bền vững. Vì vậy, đề tài “Nghề nuôi cua biển
(Scylla spp) tại Cà Mau: Hiện trạng kỹ thuật, kinh tế - xã hội và các giải pháp phát
triển bền vững” là cần thiết.
Để làm cơ sở cho việc quản lý và phát triển nghề nuôi cua biển ở Cà Mau được
hiệu quả và bền vững, nghiên cứu này được thực hiện nhằm (i) đánh giá hiện trạng kỹ
thuật của các hình thức nuôi cua thương phẩm ở Cà Mau (ii) phân tích hiệu quả kinh tế
- xã hội của các mô hình này và (iii) đề xuất các giải pháp theo hướng bền vững.
Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 11/2014 đến tháng 6/2015 tại các huyện: Phú
Tân, Đầm Dơi, Cái Nước, U Minh, Trần Văn Thời, Năm Căn, Ngọc Hiện và Thới Bình
tỉnh Cà Mau. Có 8 hộ nuôi chuyên canh cua, 119 hộ nuôi cua - tôm sú, 85 hộ nuôi cua
- tôm - rừng, 42 hội nuôi cua - tôm - lúa đã được phỏng vấn bằng cách sử dụng bảng
câu hỏi sẵn để tìm hiểu các thông tin sau:
Thông tin về chủ hộ nuôi
Hiện trạng kỹ thuật: Diện tích nuôi; độ sâu, giống thả, mật độ thả, quản lý ao, số
lượng giống thả nuôi, số lượng lúc thu hoạch, loại thức ăn cho cua, thời gian nuôi,
năng suất và sản lượng...

Các thông tin về kinh tế: chi phí cố định, chi phí lưu động,, tổng thu nhập và từ đó
tính lợi nhuận, hiệu quả chi phí và tỷ suất lợi nhuận.
Lợi nhuận (P/L) = Tổng doanh thu (TR) - Tổng chi phí sản xuất (TC)
Tổng doanh thu (TR) = Tổng sản lượng (Q) x giá bán (P).
Tổng chi phí sản xuất (TC) = Chi phí cố định (FC) + chi phí lưu động (VC).
Hiệu quả đầu tư = Tổng thu nhập/ Tổng chi phí
xii


Tỷ suất lợi nhuận = (TR - TC)/TC x 100% (hoặc Tổng lợi nhuận/ Tổng chi phí).
Các số liệu sau khi được thu thập và tính toán, được xử lý trên phần mềm SPSS
18.0 và Excel. Các số liệu được trình bày dưới dạng trung bình + độ lệch chuẩn.
Nuôi chuyên canh cua: Ao nuôi chuyên canh cua có diện tích từ 2.000 - 10.000m2,
ao có độ sâu từ 1 - 1,5m, trung bình 1,,23 + 0,20 m, nền đáy ao bằng phẳng, thiết kế có
hệ thống gờ nổi và thả chà cho cua đào hang trú ẩn, tỷ lệ ao nuôi khép kính không có
cống cấp thoát nước là 37,5%, có một cống là 37,5%, mỗi năm nuôi từ 1 - 2 vụ, mật độ
thả nuôi 1,25 + 0,54 con/m2, 50% hộ nuôi cho cua ăn 2 lần/ngày, thức ăn chủ yếu là cá
tạp, 2 mảnh vỏ, 50% các hộ nuôi cho ăn 1 lần/ngày vào buổi chiều tối, 12,5% hộ nuôi
tiến hành thay nước hằng ngày khoảng 30% lượng nước trong ao, năng suất bình quân
của mô hình này là 1,54 tấ/ha/vụ. Lợi nhuận của mô hình nuôi là 152,25 triệu/vụ/ha; tỷ
suất lợi nhuận lần lượt là 150%.
Cua - tôm sú: Độ sâu trung bình ao nuôi 1,20 + 0,17m, diện tích nuôi từ 1 - 7ha,
hộ nuôi không có ao lắng và nơi chứa bùn chiếm 97,5%, hộ nuôi có ao vèo 30,3%, mật
độ nuôi trung bình 0,22 + 0,24 con/m2, năng suất 0,1 tấn/ha/năm. Lợi nhuận 10,968
triệu/ha/năm và tỷ suất lợi nhuận 518,7%;
Cua - tôm - rừng: Độ sâu trung bình ao nuôi 1,02 + 0,20m, diện tích nuôi từ 1 10ha, hộ nuôi không có ao lắng, chứa bùn chiếm 98,8%, hộ nuôi không có ao ương
chiếm 96,5%, mật độ nuôi trung bình 0,12 + 0,13 con/m2, năng suất 0,05 tấn/ha/năm.
Lợi nhuận 6,502 triệu/ha/năm và tỷ suất lợi nhuận 245%.
Cua - tôm - lúa: Độ sâu trung bình ao nuôi 0,68 + 0,21m, diện tích nuôi từ 0,5 6ha, hộ nuôi có ao lắng, chứa bùn 47,6%, hộ nuôi không có ao ương chiếm 92,9%, mật
độ nuôi trung bình 0,09 + 0,07 con/m2, năng suất 0,04 tấn/ha/năm. Lợi nhuận 6,835

triệu đồng/ha/năm và tỷ suất lợi nhuận là 731,5%.
Trong các mô hình nuôi cua biển thương phẩm tại Cà Mau hình thức nuôi cua –
tôm – lúa cho tỷ suất lợi nhuận (713,5%) và lợi nhuận biên cao nhất (87,7%).
01 ha nuôi chuyên canh cua cần 2 lao động/vụ, mô hình nuôi ghép một ha cần một
lao động cho hoạt động sản xuất.
Nghiên cứu những mô hình ứng dụng nuôi cua biển đạt hiệu quả kinh tế cao theo
hướng sản xuất bền vững; nghiên cứu sản xuất thức ăn công nghiệp cho nuôi cua biển
thương phẩm và quản lý chặt chẽ môi trường nuôi của các đối tượng nuôi trồng thủy
sản khác trong vùng (thâm canh tôm sú và thẻ chân trắng).
Từ khóa: Kỹ thuật, hiệu quả kinh tế, cua biển, Cà Mau.

xiii


MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, nghề nuôi cua biển ở nước ta và ở nhiều nơi trên thế
giới đã và đang phát triển. Một số nước như Trung Quốc, Úc, Philippine, Thái Lan,
Malaysia, Đài Loan, Ấn Độ, Banglades, Srilanka, Indonessia có nghề nuôi cua khá
phát triển với nhiều hình thức như: nuôi lồng, nuôi ao, nuôi bể. Ở nước ta, mô hình
nuôi cua biển đã phát triển ở hầu hết các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Cà Mau và
Kiên Giang với nhiều hình thức nuôi khác nhau. Đồng Bằng Sông Cửu Long được
xem là trung tâm sản xuất cua biển vì có diện tích rừng ngập mặn và hệ thống đầm
nuôi quảng canh lớn nhất nước.
Cà Mau là tỉnh có diện tích Nuôi trồng thủy sản lớn nhất cả nước khoảng 296.930
ha. Diện tích nuôi tôm 267.642ha trong đó, nuôi tôm công nghiệp 7.910 ha, tôm quảng
canh cải tiến 58.660 ha, tôm quảng canh kết hợp (Tôm - Lúa, Tôm - Rừng, Tôm - Cua
biển - Cá...) 201.072 ha [6]. Kinh tế mũi nhọn của tỉnh Cà Mau là thủy sản, là ngành
chiến lược cho phát triển nông thôn hướng đến mục tiêu xóa đói giảm nghèo bền vững,
trong những năm gần đây diện tích nuôi tôm công nghiệp ngày càng tăng, đặc biệt là
diện tích nuôi Tôm thẻ chân trắng. Từ năm 2010 đến nay dịch bệnh trên tôm nuôi diễn

biến ngày càng phức tạp đáng chú ý là hội chứng chết sớm (ESM) làm tôm chết hàng
loạt. Việc phát triển ồ ạt nghề nuôi tôm, chuyển đổi sản xuất không theo quy hoạch,
thiếu kiến thức kỹ thuật, thông tin thuốc thú y thủy sản, trong khi hệ thống cơ sở hạ
tầng về thủy lợi, khuyến ngư, con giống và các điều kiện khác chưa đáp ứng được nhu
cầu đã nảy sinh nhiều bất cập làm tôm chết hàng loạt ảnh hưởng không nhỏ đến nghề
nuôi Cua tỉnh Cà Mau.
Cua Biển (thuộc giống Scylla) là đối tượng thủy sản nước mặn - lợ có giá trị kinh
tế chỉ sau con tôm sú (Penaeus monodon) và thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei),
chúng được nuôi hầu hết trong vuông nuôi tôm quảng canh và trong các ao tôm công
nghiệp, nuôi thương phẩm cua biển ngày càng được người dân quan tâm nhiều hơn khi
dịch bệnh trên tôm ngày càng phổ biến và lan rộng. Cua Biển thịt thơm ngon có giá trị
xuất khẩu cao được nhiều người trong và ngoài nước ưa chuộng. Với thị trường ổn
định giá cao, ít rủi ro, ít bệnh, vì thế nuôi cua thương phẩm được nhiều hộ dân lựa
chọn và được chính quyền địa phương khuyến khích nhằm đa dạng hàng hóa, tăng giá
trị sản phẩm trên cùng một đơn vị diện tích.
Nghề nuôi cua biển phát triển ở Cà Mau với nhiều hình thức nuôi khác nhau (cua
1


-tôm ; tôm - rừng - cua, cua - tôm - lúa, nuôi chuyên canh Cua), hiện nay sản lượng
khoảng vài ngàn tấn/năm cung ứng lượng lớn cho thị trường trong nước và xuất khẩu
sang một số nước như Trung Quốc, Singapore, Thái Lan, Hoa Kỳ.... góp phần xóa đói
giảm nghèo, cải thiện sinh kế nông hộ và giảm thiểu rủi ro từ con tôm. Tuy nhiên, chưa
có thống kê, đánh giá nào về hiện trạng kỹ thuật, hiệu quả kinh tế của đối tượng này
với những hình thức nuôi khác nhau để làm cơ sở dữ liệu khoa học cho địa phương can
thiệp vào quy hoạch và khuyến ngư, nhân rộng những mô hình sản xuất có hiệu quả
đem lại giá trị thương mại và hướng đến mô hình sản xuất bền vững. Vì vậy, đề tài
“Nghề nuôi cua biển (Scylla spp) tại Cà Mau: Hiện trạng kỹ thuật, kinh tế - xã hội
và các giải pháp phát triển bền vững” là cần thiết.
Mục tiêu của đề tài

Đánh giá hiện trạng kỹ thuật, kinh tế - xã hội của nghề nuôi cua thương phẩm tại
Cà Mau nhằm đề xuất các giải pháp phát triển theo hướng bền vững góp phần phát
triển kinh tế xã hội tại địa phương.
Nội dung của đề tài
1. Điều tra hiện trạng kỹ thuật nuôi cua biển thương phẩm của tỉnh Cà Mau.
2. Đánh giá hiệu quả kinh tế của nghề nuôi cua biển thương phẩm tỉnh Cà Mau.
3. Đề xuất các giải pháp kỹ thuật, các giải pháp quản lý để nghề nuôi cua biển
thương phẩm phát triển ổn định và bền vững.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài
Ý nghĩa khoa học
Đề tài nhằm góp phần vào việc nghiên cứu, cung cấp thêm dẫn liệu về thực trạng
nuôi cua biển thương phẩm tại Cà Mau, nhằm đề xuất quy hoạch, khuyến ngư đối
tượng nuôi có giá trị kinh tế ở địa phương.
Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu làm cơ sở khoa học phục vụ cho công tác quản lý, định hướng
cho nghề nuôi thương phẩm phát triển một cách bền vững, tăng giá trị xuất khẩu để
cộng đồng dân cư ven biển cải thiện và cuộc sống ổn định..

2


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đặc điểm sinh học của cua Biển (Scylla spp)
1.1.1. Sơ lược về phân loại và đặc điểm hình thái
1.1.1.1. Sơ lược về phân loại cua biển
Việc phân loại giống cua biển Scylla được thảo luận trong nhiều năm qua. Đầu
tiên, chúng đã được nhận định chỉ có một loài duy nhất có tên Scylla serrata và sự
khác nhau trong điều kiện môi trường dẫn đến sự khác nhau về hình thái học của
chúng. Nghiên cứu sau đó, đã phân tích tính đa dạng về di truyền và sự phân bố ở các
khu vực địa lý khác nhau và đã phân biệt được 03 loài cua biển [30, 29]. Gần đây, việc

phân loại cua biển dựa vào phân tích điện di, ADN và hình thái học, đã xác định 04
loài cua thuộc giống Scylla thuộc họ Portunidae. Những loài này là: S. serrata, S.
olivacea, S. tranquebarica và S. paramamosain [36].
1.1.1.2. Hệ thống phân loại
Tên Tiếng Anh: Mud crab, Green crab, Magrove crab
Tên Tiếng Việt: Cua Xanh, cua Bùn, cua Biển
Ngành: Arthropoda (Chân khớp)
Ngành phụ: Crustacea (Giáp xác)
Lớp: Malacostraca
Phụ lớp: Eucarida
Bộ: Decapoda
Phụ bộ: Pleocyemata
Bộ nhánh: Brachyura
Họ rộng: Portunoidea
Họ: Portunidae (họ cua bơi)
Giống: Scylla

3


Hình 1.1: Phân loại cua biển [1]
1.1.1.3. Đặc điểm hình thái
Cua có thân hình dẹp theo hướng bụng toàn bộ cơ thể được bao bọc trong lớp vỏ
kitin dày và có màu xanh lục hay vàng sẫm. Cơ thể cua được chia làm 2 phần: phần
đầu ngực và phần bụng.
- Phần đầu ngực: là sự kết hợp của 5 đốt đầu và 8 đốt ngực nằm phía dưới mai.
Do ranh giới giữa các đốt không rõ ràng nên việc phân biệt các đốt có thể dựa vào số
phụ bộ trên các đốt: đầu gồm có anten, và phần phụ miệng. Mai cua to và phía trước
có nhiều răng. Trước mai có 2 hốc mắt trước mắt có cuống và 2 cặp râu nhỏ (a1) và
râu lớn (a2). Trên mai chia thành nhiều vùng bằng những rãnh trung gian, mỗi vùng là

vị trí của mỗi cơ quan. Mặt bụng của phần đầu ngực có các tấm bụng và làm thành
vùng lõm ở giữa để chứa phần bụng gặp vào. Cua đực có 2 lỗ sinh dục nằm ở gốc đối
chân bò thứ 5 và dính vào đó một dương vật ngắn. Cua có 2 lỗ sinh dục nằm ở gốc đối
chân bò thứ 3.
- Phần bụng: Phần bụng của cua gấp lại phía dưới phần đầu ngực và tạo cho cua
có thân hình rất gọn. Phần bụng phân đốt và tùy từng giới tính, hình dạng và sự phân
đốt cũng không giống nhau.
Con cái trước thời kỳ thành thục sinh dục phần bụng có hình hơi vuông khi thành
thục yếm trở nên phình rộng với 6 đốt bình thường. Con đực có yếm hẹp hình chữ V,
4


chỉ có các đốt 1,1 và 6 thấy rõ còn các đốt 3,4,5 liên kết với nhau.
Đuôi có một đốt nhỏ nắm ở tận cùng của phần bụng với một lỗ là đầu sau của ống
tiêu hóa. Bụng cua đính vào phần đầu ngực bằng 2 khuy lõm ở mặt trong của đốt 1,
móc vào nút lồi bằng kitin nằm trên ức cua.

Hình 1.2: Hình thái phân loại cua biển Scylla sp [1]
1.1.2. Sự phân bố
Sự phân bố của 04 loài cua biển từ bờ biển Đông Phi đến Đông Thái Bình Dương
và vùng biển phía nam Trung Quốc [35]. Cua biển S. serrata phân bố rộng nhất, được
tìm thấy trong Nam Phi: Phía nam Mozamqie, Đông Tahiti, Polynesia Pháp, Nhật Bản
và Úc [28]. Ngoài ra, chúng được tìm thấy nhiều ở cửa sông, các vịnh dọc theo bờ biển
Đông của Nam Châu Phi và cửa sông Heuningnes gần Mũi Agulhas và hướng nam của
Nam Phi [26]. Ngoài ra, loài S. paramamosain phổ biến ở trong Java và vùng biển
phía Nam Trung Quốc và phía Nam Việt Nam [28, 37]. Trong khi S. serrata và S.
paramamosain chiếm ưu thế, có thể tìm thấy ở các khu vực khác nhau, thì S. olivacea
và S. tranquebarica thường xuất hiện trong vùng biển phía Nam Trung Quốc, Tây Thái
Bình Dương, và Ấn Độ Dương.
1.1.3. Đặc điểm về sinh thái

Môi trường sống thích hợp của cua biển là vùng rừng ngập mặn hay đầm lầy, đặc
trưng này liên quan đến vùng nhiệt đới đến những vùng cửa sông cận nhiệt và những
vũng, vịnh. Những cây rừng ngập mặn rất quan trọng đối với cua biển như là nơi cung
cấp môi trường sống và thức ăn cho cua.
Cua biển, cũng như hầu hết các sinh vật vùng triều khác, đáp ứng những nhân tố

5


quan trọng của chúng như nhiệt độ và độ mặn, ngược lại sự thay đổi chức năng trao
đổi chất của chúng như sự hô hấp và sự bài tiết nhằm giữ gìn nội cân bằng. Chu kỳ lột
xác của chúng là sự điều khiển quan trọng khác của quá trình trao đổi chất bên trong
cơ thể.
Cua biển có khả năng sống trong môi trường nước ngọt đến vài giờ và độ mặn cao
trong thời gian dài, chúng có khả năng hô hấp không khí chính trong môi trường sống
của chúng một cách hiệu quả thậm chí lúc triều thấp và rời khỏi nước có mức oxy
thấp.
Cua biển có thể tìm thấy môi trường sống nhỏ khác quanh rừng ngập mặn. Tuy
nhiên, chúng vùi mình vào trong trong bùn, nhiệt độ khoảng 300C để nằm ngang
thường là những con cua trưởng thành và cua mới lớn.
1.1.4. Đặc điểm về dinh dưỡng
Cua biển có thể ăn nhiều loại thức ăn khác nhau. Trong tự nhiên, thức ăn của
chúng bao gồm động vật thân mềm (moluscs), giáp xác (crustacens), cá, thực vật và
mùn bã hữu cơ [31]. Tuy nhiên, cua biển dường như thích những con mồi là những
con cua nhỏ. Điều đó đã đưa ra giả thuyết rằng những con cua con chứa năng lượng
cao hơn so với những sinh vật săn mồi khác [32].
Đánh giá thức ăn tự nhiên và thành phần thức ăn đã được thực hiện bởi sự phân
tích trong dạ dày của S. serrata chứa 139 mẫu vật trong các giai đoạn và mùa vụ khác
nhau. Kết quả đã chỉ ra rằng, thức ăn tự nhiên của S. serrata ở tất cả các giai đoạn phát
triển chủ yếu bao gồm các vật chất hữu cơ không xác định như thịt của các loài sinh

vật khác nhau và các thành phần phổ biến là rong mơ, cá chình trắng, cá, thân mềm, và
giáp xác. Các thành phần thức ăn đã cho thấy S. serrata là loài ăn tạp và hành vi ăn
của nó được cho là động vật ăn tạp [24]. Tập tính ăn thì ảnh hưởng bởi kích cỡ và độ
tuổi. Cua giống với chiều dài mai nhỏ hơn 70mm thức ăn chính dường như là mùn bã
hữu cơ, trong khi những con mới trường thành và những con đã trưởng thành thức ăn
ưa thích là giáp xác và cá.
1.1.5. Đặc điểm sinh trưởng
Cua giai đoạn Magalope không lựa chọn môi trường sống dọc cửa sông (cỏ biển,
bùn hoặc cát), đến giai đoạn cua con chúng lựa chọn vùng cỏ biển, điều đó chỉ ra rằng
sống dưới nền đáy cỏ biển nhằm tăng cường tỷ lệ sống. Cua con cũng đã từng được
ghi nhận sống ở môi trường gần bờ bao gồm cây cỏ, khu vực thực vật thủy sinh, dưới
6


đá, bùn và cát trầm tích [38].
Cua biển lột xác trong cả vòng đời, để hoàn thiện về cơ thể và sinh lý trước khi
hoàn chỉnh về mặt chức năng. S. serrata, giai đoạn đầu của sự trưởng thành ở con cái
xảy ra từ CW 90 - 110 mm, trong khi từ CW 140 - 160 mm con đực phát triển với đặc
điểm “càng lớn”và cơ quan giao phối nằm ở gốc đối chân bò phía trước bắt đầu xuất
hiện. Sự thay đổi đột ngột trong chiều cao của càng đến tỷ lệ CW có liên kết đến chức
năng trưởng thành của con đực S.paramamosain. Sự thiếu cơ quan giao phối không
xác định rằng một con đực không trưởng thành, điều đó có thể là do mất giữa các lần
lột xác.
Từ ấu trùng đến khi trưởng thành cua trải qua nhiều lần lột xác để sinh trưởng và
phát triển. Cua đực tăng trưởng nhanh hơn cua cái. Tăng tưởng trung bình của cua đực
khoảng 1,3g/ ngày trong khi cua cái chỉ tăng trưởng 0,9g/ngày. Qúa trình tăng trưởng
của cua biển thường ảnh hưởng bởi nhiệt độ. Loài cua biển Scylla serrata phân bố rất
rộng và ở những vùng vĩ tuyến cao, cua chịu đựng nhiệt độ nước thấp tốt. Ở vùng biển
phía Nam nước ta cua biển thích nghi với nhiệt độ nước từ 25-290C. Nhiệt độ cao
thường ảnh hưởng xấu đến các hoạt động sinh lý của cua và cũng là nguyên nhân gây

chết [35].
Tuổi thọ trung bình của cua từ 2 - 4 năm. Qua mỗi lần lột xác, khối lượng cua sẽ
tăng lên 20 - 50%, và kích thước tối đa mà cua có thể đạt được là 19 - 28cm với khối
lượng 1 - 3kg/con.
Quá trình lột xác của cua mang tính đặc trưng riêng biệt từng loài, thông thường 2
- 3 ngày/lần. Cua càng lớn thì chu kỳ lột xác càng kéo dài. Đặc biệt, trong quá trình lột
xác, cơ thể của chúng có thể tái sinh những phần phụ đã mất. Đối với những con cua bị
tổn thương, khi mất phần phụ bộ thì cua có khuynh hướng lột xác sớm hơn.
Quá trình tăng trưởng của cua biển còn chịu ảnh hưởng bởi nhiệt độ. Tăng trưởng
trung bình của cua Scylla spp ở điều kiện tự nhiên nhanh hơn so với nuôi trong phòng
thí nghiệm mặc dù chất lượng nước trong phòng thí nghiệm tốt hơn.
1.1.6. Đặc điểm sinh sản
1.1.6.1. Di cư và sinh sản
Hoạt động sinh sản của cua Scylla xảy ra quanh năm ở vị độ thấp và theo mùa ở vĩ
độ cao. Ở vùng biển phía Nam nước ta cua thường bắt đầu di cư vào tháng 7, 8. Ở
vùng biển phía Bắc thì gặp cua ôm trứng vào tháng 4, 5, 6, 7.
7


Trước mùa sinh sản cua di cư ra vùng ven bở, lột xác tiền giao vĩ và tuyến sinh
dục phát triển cho đến lúc trứng chín, để ấp trứng phôi, ấu trùng nở ra khỏi vỏ trứng,
rời cua mẹ [35].
Nguyên nhân cua buộc phải di cư từ vùng cửa sông ra biển là do yêu cầu về điều
kiện môi trường ở giai đoạn đầu của ấu trùng zoea khi đến mùa sinh sản đoạn đường di
cư sinh sản của cua cái có thể từ 4 - 6km, có khi đến 65km [35].
1.1.6.2. Thành thục
Cua biển thành thục sau 1 - 1,5 tuổi. Cua cái tham gia sinh sản khi có CW khoảng
120mm. Cua cái Scylla serrata thành thục ở kích thước nhỏ (CW = 100 mm) trong khi
Scylla paramamosain thành thục ở kích thước lớn hơn (CW = 120 mm) [35].
1.1.6.3. Tập tính giao phối

Sự giao phối ở cua Scylla chỉ có thể xảy ra giữa con đực có vỏ cứng và con cái có
vỏ mềm trong thời gian cua cái lột xác tiền giao vĩ. Trước khi lột xác để giao vĩ một
vài ngày cơ thể cua cái tiết ra loại hoormon (pheromon) để quyến rủ con đực, lúc này
con đực sẽ bơi về phía cua cái và bắt cặp từng đôi, con đực dùng ba đôi chân bò ôm
lấy mặt lưng của con cái và cùng di chuyển với nhau vài ngày, khi con cái sắp lột xác
để chuẩn bị giao vĩ thì con đực sẽ rời con cái và tiếp tục bơi theo con cái để bảo vệ vì
cơ thể con cái còn rất mềm, lúc này con đực dùng chân bò lật ngữa con cái, phần bụng
(yếm) của chúng mở về phía sau và áp vào nhau, cơ quan giao cấu của con đực có hình
mũi kiếm ở gốc chân bụng thứ nhất sẽ gắn vào hai lỗ sinh dục của con cái nằm ở gốc
chân bò thứ ba [28].
Sau khi giao phối, con đực mang con cái dưới bụng trong thời gian một vài ngày
cho đến khi con cái cứng vỏ và có khả năng tự bảo vệ thì lập tức chúng tách nhau ra và
con đực kiếm nơi lẫn trốn nếu không sẽ bị chính con cái đó ăn thịt. Việc bảo vệ con cái
lúc mềm vỏ là đặc tính di truyền của loài nhằm đảm bảo sự tồn tại và phát triển của
loài. Sau khi giao vĩ tinh trùng được lưu giữ ở hai gốc chứa tinh nằm ở bên trong, phía
sau tim của con cái, trong khoảng thời gian khá dài từ 1 - 2 tháng để thụ tinh khi con
cái đẻ trứng.
1.1.6.4. Sự đẻ trứng và thụ tinh
Cua cái thành thục sinh sản từ 1 đến 6 triệu trứng con cái lớn hơn thì sức sinh sản
nhiều hơn. Cua cái sau khi giao phối, tế bào trứng tiếp tục sinh trưởng, rụng chín, đẻ
trứng và thụ tinh. Khi đẻ trứng cua cái nằm ở đáy, dùng các chân bám vào nền đáy
8


phần đầu ngực được nâng lên, phần bụng (yếm) mở ra, các chân bụng dựng đứng lên,
trứng chín qua ống dẫn trứng thụ tinh với tinh trùng. Trứng đẻ ra được chứa trong phần
bụng con cái có hai lớp màng, màng ngoài hút nước trương lên. Giữa hai lớp màng có
chứa niêm dịch nhờ cử động của phần bụng, trứng bám trên lông tơ của chân bụng và
do tác dụng của ngoại lực màng ngoài của trứng, kéo dài ra thành “cuốn trứng”, làm
cho trứng tuy dính vào lông của chân bụng nhưng vẫn “tự do”và trứng không dính lại

với nhau. Những cua cái ôm trứng gọi là cua trứng, trứng được cua cái ôm tiếp tục
phát triển cho đến lúc thành ấu trùng mới rời khỏi bụng cua, nên được gọi là cua con.

Hình 1.3: Cua cái mang trứng Scylla serrata [28]
1.1.6.5. Vòng đời
Trứng cua nở thành ấu trùng Zoea 1 mất 16 - 17 ngày ở nhiệt độ 23 - 250C. Ấu
trùng cua sau khi nở là Zoea 1 trải qua 4 lần lột xác để biến thái thành Zoea 5 trong
thời gian 17 - 20 ngày, mỗi giai đoạn mất 2 - 3 ngày. Từ Zoea 5 biến thái thành
Megalope kéo dài trong khoảng thời gian 8 -11 ngày. Ấu trùng zoea có tính hướng
quang và bơi ngược dòng.
Giai đoạn Megalope chỉ lột xác một lần và mất 7 - 8 ngày để biến thành Cua 1
(cua con). Cua con trải qua 16 - 18 lần lột xác trước khi thành thục và ít nhất khoảng
328 - 523 ngày. Trước mùa sinh sản, cua di cư ra vùng biển ven bờ lột xác tiền giao vĩ
rồi di cư ra biển, trong quá trình di cư, trứng sẽ phát triển và chín dần, cua ấp trứng
trong khoang bụng, cho đến khi nở thành ấu trùng Zoea 1 rồi tiếp tục lặp lại vòng đời.

9


Hình 1.4: Vòng đời cua biển Scylla [46]
1.1.7. Một số bệnh thường gặp ở cua biển và cách phòng bệnh.
Ở Việt Nam cũng như trên thế giới hầu như ít có nghiên cứu về bệnh cua.
1.1.7.1. Ở thời ký ấu trùng, trong giai đoạn zoea
Ấu trùng thường bị trùng loa kèn: Zoothamium, Epistylis...bám vào thân, trên đầu.
Khi số lượng Zoothanmium tăng lên làm cho ấu trùng không co duỗi được, bơi chậm
chạp, không bắt được thức ăn, yếu dần và chết.
Cách chữa bệnh: dùng Sulfat đồng 0,5 - 0,6 ppm, Formalin 10 - 15 pmm, thời
gian 12 - 24 giờ.
Bệnh phát sáng do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus, trong giai đoạn ấu trùng
Zoea ương trong bể, nguồn nước nhiểm khuẩn dẫn đến gây bệnh cho ấu trùng. Khi ấu

trùng mắc bệnh, trong bóng tối phát ra ánh sáng màu xanh nhạt. Ấu trùng yếu, bỏ ăn,
lắng xuống đáy, chết, có thể chết hàng loạt.
Cua mẹ phải được xử lý trước khi đưa vào bể nuôi: cho vào dung dịch formalin 15
- 25 ppm trong thời gian 40 - 60 phút, thức ăn cho cua mẹ cũng như thức ăn cho ấu
trùng, đều phải được xử lý trước khi cho ăn.
Ở giai đoạn Zoea, phòng bệnh bằng Oxytetracylin, bactrim. Thuốc cho vào bể
ương, sau 10 - 12 giờ thay nước, xử liên tục 2 - 3 ngày [6].

10


1.1.7.2. Thời kỳ cua con và cua trưởng thành
- Bệnh rung chân (rũ còng): Các cơ bị rung hoặc liệt, di chuyển chậm chạp,
không phản ứng với các tác động bên ngoài, cua dừng ăn và trở nên bất động, cơ thể
đổi màu hơi đen, xám hoặc hơi trắng; cơ thịt có màu đỏ; gan tụy thối rữa. Tác nhân
gây bệnh: do virus.
- Bệnh đen mang: Do các ký sinh trùng sán lá đơn chủ xuất hiện nhiều sau khi
nước có độ mặn thấp hoặc sau khi có mưa lớn, Sán lá đơn chủ trắng nhỏ như sợi tơ
đục thủng mang gây hoại tử mang cua. Hay khi nồng độ các khí độc Amoniac và
Sulfua hydro cao trong môi trường đầm nuôi. Mang cua có những đốm đen, các tơ và
áo mang chuyển màu đen một thời gian mang có mùi rất tanh, thối từng phần cho tới
toàn bộ mang cua. Thân cua bị bệnh phần vỏ ngoài có các đốm đen, sau đó gây mù
mắt. Xuất hiện cả giai đoạn cua con và cua trưởng thành. Sau khi mắc bệnh cua bỏ ăn,
gây yếu. Hô hấp kém nằm im không hoạt động.
- Bệnh hoại tử do vi khuẩn Vibrio: Phần phụ bụng và cơ bị hoại tử, cơ thể biến
đổi màu sắc, hình thành các khối u màu trắng bên trong mô cơ thể (đặc biệt là mang);
cơ thể yếu và hoạt động chậm chạp, biếng hoặc không ăn. Tác nhân gây bệnh: Vibrio
anguillarum, V. alginolyticus, V. parhaemolyticus.
- Bệnh teo các chân: Do đáy ao nhiểm bẩn, thức ăn thừa nhiều, vệ sinh ao hồ kém,
nhiểm Vibiro spp hoặc do sự biến động thất thường của nhiệt độ. Bệnh biểu hiện, cua

dùng càng vận động như muốn bò đi nhưng không nhích lên được, người ta gọi đây là
bệnh cua vặn mình. Thân gầy yếu, các chân bò, chân bơi teo tóp, cua lười vận động,
phản xạ bắt mồi chậm.
Vì vậy, trong vùng nuôi cua nên giữ nguồn nước nuôi trong sạch, xử lý cua giống
trước khi nuôi, xử lý thức ăn và thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa khác.
1.2. Tình hình nuôi cua biển trên Thế giới và Việt Nam
1.2.1. Tình hình nuôi cua biển trên thế giới
Nghiên cứu nuôi cua biển thương phẩm đầu tiên được thực hiện vào năm 1981.
Hai năm sau đó, mô hình thử nghiệm nuôi kết hợp với cá măng biển đã được thực hiện
ở Phillipine. Năm 1995 lần đầu tiên SEAFDEC/AQD nghiên cứu nuôi cua biển trong
đăng rừng ngập mặn ở đảo Panay (Philipine). Sau đó nghiên cứu thử nghiệm nuôi đơn
cua biển trên bãi triều.
Hiện nay, trên thế giới có nhiều hình thức nuôi cua. Nuôi cua theo chu kỳ hở: sản
11


xuất ra cua giống bằng con đường nhân tạo rồi thả chúng ra biển tới khi đạt kích thước
thương phẩm thì khai thác có quản lý. Đây là hình thức nuôi tiến bộ có hiệu quả kinh
tế cao. Nhật Bản, Mỹ, Chilê đã nuôi theo hình thức này. Hình thức nuôi cua theo chu
kỳ kín đang được nghiên cứu thực nghiệm. Một số nước Châu Á: Đài Loan, Thái Lan,
Ấn Độ, Philippine, Việt Nam nuôi theo hình thức nuôi đơn (trong ao, lồng), nuôi ghép
với cá măng biển (Chanos chanos) với rong câu (Gracilaria) [35].
Cua được nuôi nhiều ở các nước Đông Nam Á. Sản lượng cua nuôi thương phẩm
đã chiếm một tỉ lệ đáng kể trong sản lượng cua khai thác tùy điều kiện của từng vùng,
có những hình thức nuôi khác nhau: Ở Đài Loan, Cua được thả với mật độ 0,5 - 3
con/m2 trong diện tích 0,2-0,5 ha cho ăn cá tạp và ốc (khoảng 10-15 gam/m2/ngày),
với thời gian 3 - 4 tháng nuôi, cua đạt từ 8-9 cm và tỉ lệ sống đạt 30-70%, năng suất
1.800 kg/ha/vụ [29]. Ở Trung Quốc cua được nuôi với mật độ 0,4 - 0,8 con/m2, kích cỡ
cua giống thả từ 5 - 25 gam, cua thu hoạch là 125 gam trong 6 - 9 tháng. Cho ăn bổ
sung 5% trọng lượng thân từ 3 - 4 lần/ngày và thu hoạch từ tháng 10 - 11. Năng suất

đạt 300 - 500 kg/ha. Nuôi cua theo hình thức quảng canh, mật độ 3 - 4,5 con/m2, kích
cỡ cua giống 3 - 5gam hoặc mật độ 1,5 - 2 con/m2 với kích cỡ cua giống 3 - 5 gam
năng suất đạt 450 - 1.500 kg/ha [29].
Với sản lượng hàng năm đã được báo cáo khoảng 106.000 tấn năm 2003, Trung
Quốc là nước nuôi nhiều nhất, tổng sản lượng thực tế có thể cao hơn bởi vì nuôi cua
biển là mô hình nhỏ truyền thống, kinh doanh theo gia đình, ngoài ra một hộ nuôi nhỏ
lẻ không được thống kê. Bởi vì cua biển thích nhiệt độ ấm, vì thế nó được sản xuất hầu
hết ở Trung Quốc và các nước Châu Á khác như Philippine, Ấn Độ và Indonesia cũng
sản xuất một số lượng nhỏ, và nghể nuôi cua biển của họ thì tăng nhanh chóng, ví dụ,
sản lượng cua biển thương phẩm gấp 3 lần từ 10.000 tấn năm 2004 đến khoảng 30.000
tấn năm 2009 [35].
1.2.2. Tình hình nuôi cua biển thương phẩm ở Việt Nam
Nước ta có nguồn lợi cua biển phong phú, phân bổ khắp các vùng biển, cửa sông,
vùng vịnh với sản lượng khai thác tự nhiên khoảng 400 tấn/năm [16]. Những năm gần
đây, do nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu tăng, nên cùng với nghề khai thác tự
nhiên, nghề nuôi cua biển đã phát triển ở khắp các tỉnh ven biển Việt Nam, đặc biệt là
vùng cửa sông Châu thổ phía Bắc (Thái Bình, Hải Phòng, Nam Định) và các tỉnh
Duyên Hải Nam Bộ, với năng suất nuôi cua đã đạt trên 1000 kg/ha/vụ [16]. Nghề nuôi
12


×