BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
-----------------
TRẦN MẠNH HÙNG
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KHAI THÁC NGHỀ LƯỚI RÊ TRÔI
HUYỆN HẢI HẬU, TỈNH NAM ĐỊNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHÁNH HÒA - 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
-----------------
TRẦN MẠNH HÙNG
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KHAI THÁC NGHỀ LƯỚI RÊ TRÔI
HUYỆN HẢI HẬU, TỈNH NAM ĐỊNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành đào tạo:
Kỹ thuật khai thác Thủy sản
Mã số:
60620304
Quyết định giao đề tài:
792/QĐ-ĐHNT ngày 19/8/2014
Quyết định thành lập HĐ:
1035/QĐ-ĐHNT ngày 05/11/2015
Ngày bảo vệ:
07/12/2015
Người hướng dẫn khoa học:
TS. HOÀNG VĂN TÍNH
ThS. NGUYỄN TRỌNG LƯƠNG
Chủ tịch hội đồng:
TS. TRẦN ĐỨC PHÚ
Khoa sau đại học:
KHÁNH HÒA - 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn được hoàn thành là do quá trình nghiên cứu tài liệu,
thực hiện các chuyến điều tra khảo sát các tàu khai thác hải sản ở huyện Hải Hậu, tỉnh
Nam Định.
Số liệu được sử dụng trong luận văn là bộ số liệu bản thân thu thập, khảo sát. Số
liệu trong luận văn là hoàn toàn trung thực, được xử lý theo phương pháp khoa học và
đảm bảo độ tin cậy.
Kết quả nghiên cứu của luận văn là mới, không trùng lặp với bất cứ luận án bảo
vệ học vị nào đã có trước đây.
Khánh Hòa, ngày 10 tháng 12 năm 2015
Người cam đoan
Trần Mạnh Hùng
iii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Hoàng Văn Tính – Giảng viên chính
trường Đại học Nha Trang và ThS. Nguyễn Trọng Lương – Giảng viên trường Đại học
Nha Trang là người trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành
tốt luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của: K.S Trần Văn Hồng – Phó phòng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hải Hậu, ông Trần Duy Hiền – tổ trưởng
tổ nghề cá xã Hải Lý huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định, ông Nguyễn Văn Phương – chủ
tàu NĐ 2768 TS, và toàn thể các chủ tàu, thuyền trưởng và bà con ngư dân huyện Hải
Hậu tỉnh Nam Định đã giúp đỡ tôi hoàn thành tốt luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả.
Khánh Hòa, ngày 10 tháng 12 năm 2015
Người thực hiện
Trần Mạnh Hùng
iv
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................iii
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ iv
MỤC LỤC................................................................................................................... v
CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................viii
DANH MỤC CÁC BẢNG .........................................................................................ix
DANH MỤC HÌNH VẼ ĐỒ THỊ................................................................................xi
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN.........................................................................................xii
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......................................... 3
1.1. Nghiên cứu khoa học về nghề lưới rê trôi .......................................................... 3
1.1.1. Nghiên cứu sự phù hợp giữa ngư cụ với đối tượng...................................... 3
1.1.2. Nghiên cứu cải tiến vật liệu chế tạo ngư cụ ................................................. 4
1.1.3. Hướng nghiên cứu cải tiến công nghệ khai thác. ......................................... 4
1.1.4. Hướng nghiên cứu tính chọn lọc của lưới rê trôi. ........................................ 4
1.1.5. Những nghiên khoa học về nghề lưới rê ở Việt Nam................................... 5
1.2. Nghiên cứu đánh giá hiệu quả nghề khai thác thủy sản ...................................... 8
1.3. Tổng quan về nghề cá huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định .................................... 10
1.3.1. Giới thiệu chung ....................................................................................... 10
1.3.2. Đặc điểm tự nhiên..................................................................................... 11
1.3.3. Sự phát triển của nghề lưới rê trôi ............................................................. 12
1.3.4. Thực trạng tàu thuyền ............................................................................... 13
1.3.5. Sản lượng khai thác................................................................................... 14
1.3.6. Lao động khai thác.................................................................................... 16
1.3.7. Cơ cấu nghề khai thác ............................................................................... 17
1.3.8. Tàu thuyền khai thác nghề rê trôi .............................................................. 18
1.3.9. Cơ cấu đội tàu nghề lưới rê trôi theo công suất huyện Hải Hậu ................. 19
1.3.10. Ngư trường – Đối tượng khai thác........................................................... 20
CHƯƠNG 2 : NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................. 23
2.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................... 23
2.2. Nội dung nghiên cứu. ...................................................................................... 23
v
2.2.1. Nội dung 1: Thực trạng tàu thuyền và thiết bị khai thác ............................ 23
2.2.2. Nội dung 2: Thực trạng ngư cụ khai thác .................................................. 23
2.2.3. Nội dung 3: Mùa vụ và thời gian khai thác................................................ 23
2.2.4. Nội dung 4: Đánh giá hiệu quả khai thác................................................... 23
2.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 24
2.3.1. Phương pháp tiếp cận tài liệu .................................................................... 24
2.3.2. Phương pháp tiếp cận thực tế .................................................................... 24
2.3.3. Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp .......................................................... 24
2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu......................................................................... 25
2.4. Tính hiệu quả khai thác ................................................................................... 25
2.4.1. Năng suất khai thác trung bình.................................................................. 25
2.4.2. Sản lượng khai thác trung bình.................................................................. 25
2.4.3. Chỉ tiêu nghề............................................................................................. 26
2.4.4. Hiệu quả kinh tế........................................................................................ 26
2.5. Tác động của nghề đối với nguồn lợi:.............................................................. 27
2.6. Một số giải pháp bảo vệ nguồn lợi và phát triển nghề. ..................................... 27
2.7. Kết luận và kiến nghị....................................................................................... 27
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..................................... 28
3.1. Thực trạng tàu thuyền nghề lưới rê trôi huyện Hải Hậu ................................... 28
3.1.1. Vỏ tàu và máy tàu ..................................................................................... 28
3.1.2. Máy khai thác – Máy điện hàng hải........................................................... 31
3.2. Ngư cụ ............................................................................................................ 32
3.2.1. Chiều dài vàng lưới................................................................................... 32
3.2.2. Kích thước mắt lưới .................................................................................. 33
3.2.3. Chiều cao kéo căng vàng lưới ................................................................... 34
3.2.4. Hệ số rút gọn ............................................................................................ 34
3.2.5. Trang bị phao, chì ..................................................................................... 34
3.3. Kỹ thuật khai thác ........................................................................................... 37
3.3.1. Bố trí mặt boong ....................................................................................... 37
3.3.2. Quy trình khai thác ................................................................................... 37
3.4. Hiệu quả khai thác........................................................................................... 40
3.4.1. Thời gian khai thác ................................................................................... 40
vi
3.4.2. Sản lượng đánh bắt trong thời gian nghiên cứu ......................................... 41
3.4.3. Doanh thu của một tàu trong thời gian nghiên cứu .................................... 43
3.4.4. Hiệu quả nghề........................................................................................... 43
3.5. Hiệu quả kinh tế .............................................................................................. 44
3.5.1. Vốn đầu tư ban đầu................................................................................... 44
3.5.2. Chi phí cố định ......................................................................................... 50
3.5.3. Chi phí chuyến biển .................................................................................. 51
3.5.4. Lợi nhuận trong thời gian nghiên cứu (LN)............................................... 51
3.5.5. Thu nhập trung bình của một lao động trong thời gian nghiên cứu ............ 52
3.5.6. Chỉ số doanh lợi theo vốn đầu tư............................................................... 53
3.6. Tác động của nghề đối với nguồn lợi hải sản .................................................. 54
3.7. Một số giải pháp bảo vệ nguồn lợi và phát triển nghề lưới rê trôi huyện Hải Hậu . 54
3.7.1. Giải pháp quản lý...................................................................................... 54
3.7.2. Giải pháp kỹ thuật..................................................................................... 55
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT....................................................................................... 56
1. Kết luận.............................................................................................................. 56
2. Đề xuất............................................................................................................... 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 58
PHỤ LỤC
vii
CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
TT
Chữ viết tắt
Nội dung viết tắt
Đánh giá Nguồn lợi Sinh vật Biển Việt Nam (Assessments
1
ALMRV
2
CV
Công suất của tàu tính bằng mã lực
3
2a
Kích thước mắt lưới tính bằng milimet
4
a
Kích thước cạnh mắt lưới tính bằng milimet
5
d
Độ thô chỉ lưới tính bằng milimet
6
TT
Thị trấn
7
Ø
Đường kính chỉ lưới hoặc dây giềng (mm)
8
Pb
Chì
9
U
Hệ số rút gọn
10
PE
Vật liệu Polietilen
11
PP
Vật liệu Poliprotilen
12
kg
Kilogram
13
km
Kilomet
14
mm
Milimet
15
Ugc
Hệ số rút gọn ngang giềng chì
16
Ugp
Hệ số rút gọn ngang giềng phao
17
CSTB
Công suất trung bình
18
TGNC
Thời gian nghiên cứu
19
LN
Lợi nhuận
20
DT
Doanh thu
21
LĐ
Lao động
22
CP
Chi phí
23
CPcđ
Chi phí cố định
24
CPcb
Chi phí chuyến biển
25
LNCT
Lợi nhuận chủ tàu
of the living marine Resources in Viet Nam)
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1: Tàu thuyền nghề cá tỉnh Nam Định và huyện Hải Hậu ..............................13
Bảng 1.2: Sản lượng khai thác của tỉnh Nam Định và huyện Hải Hậu .......................14
Bảng 1.3: Lao động khai thác của tỉnh Nam Định và huyện Hải Hậu ........................16
Bảng 1.4: Cơ cấu nghề khai thác huyện Hải Hậu.......................................................17
Bảng 1.5: Năng lực đội tàu lưới rê trôi huyện Hải Hậu và tỉnh Nam Định .................18
Bảng 1.6: Cơ cấu đội tàu nghề lưới rê trôi theo công suất huyện Hải Hậu (2014) ......20
Bảng 2.1: Phân bố mẫu điều tra theo địa phương.......................................................24
Bảng 3.1: Kích thước trung bình của vỏ tàu theo nhóm công suất .............................28
Bảng 3.2: Thống kê thời gian trung bình sử dụng vỏ tàu ...........................................29
Bảng 3.3: Thống kê máy động lực của nghề lưới rê trôi huyện Hải Hậu....................30
Bảng 3.4: Máy phụ của 3 nhóm công suất .................................................................30
Bảng 3.5: Thống kê trang bị máy khai thác của nghề lưới rê trôi...............................31
Bảng 3.6: Thống kê trang bị máy điện hàng hải của nghề lưới rê trôi ........................31
Bảng 3.7: Số tấm lưới và kích thước trung bình mỗi tấm theo nhóm công suất..........32
Bảng 3.8: Thống kê số tàu theo số thân lưới..............................................................32
Bảng 3.9: Kích thước mắt lưới (2a) trung bình từng phần theo nhóm tàu ..................33
Bảng 3.10: Thống kê chiều cao tấm lưới ...................................................................34
Bảng 3.11: Hệ số rút gọn...........................................................................................34
Bảng 3.12: Thời gian khai thác trung bình của các nhóm tàu.....................................40
Bảng 3.13: Số mẻ lưới trung bình 1 chuyến biển (từ 9/2014 - 6/2015)......................41
Bảng 3.14: Sản lượng đánh bắt trung bình một tàu từ 9/2014 - 6/2015 ......................42
Bảng 3.15: Sản lượng trung bình của 01 lao động trong thời gian nghiên cứu ...........42
Bảng 3.16: Doanh thu trung bình của một tàu trong thời gian nghiên cứu .................43
Bảng 3.17: Tốc độ trôi lưới của ba nhóm tàu nghiên cứu...........................................43
Bảng 3.18: Hiệu quả nghề của 3 nhóm công suất ......................................................44
Bảng 3.19: Giá máy và vỏ cho tàu lưới rê trôi ...........................................................45
Bảng 3.20: Giá thành máy tời khai thác theo nhóm công suất....................................45
Bảng 3.21: Giá trung bình của máy thông tin liên lạc, hàng hải.................................46
Bảng 3.22: Chi phí trang thiết bị khác .......................................................................47
ix
Bảng 3.23. Mức trang bị ngư cụ trung bình của 1 tàu ................................................48
Bảng 3.24: Chi phí trung bình cho một vàng lưới......................................................48
Bảng 3.25: Vốn đầu tư trung bình của một tàu ..........................................................49
Bảng 3.26: Chi phí cố định của một tàu trong thời gian nghiên cứu...........................50
Bảng 3.27: Chi phí trung bình chuyến biển của 1 tàu trong thời gian nghiên cứu ......51
Bảng 3.28: Lợi nhuận trung bình của một tàu trong thời gian nghiên cứu..................51
Bảng 3.29: Thu nhập của người lao động ..................................................................52
Bảng 3.30: Lợi nhuận của chủ tàu trong thời gian từ 9/2014 – 6/2015 (triệu đồng)....53
Bảng 3.31: Tỷ lệ doanh lợi tính theo vốn đầu tư (ĐVT: %) .......................................53
x
DANH MỤC HÌNH VẼ ĐỒ THỊ
Trang
Hình 1.1: Số lượng tàu cá tỉnh Nam Định và huyện Hải Hậu ........................................ 13
Hình 1.2: Bình quân công suất tàu cá tỉnh Nam Định và huyện Hải Hậu ..................... 14
Hình 1.3: Sản lượng khai thác của tỉnh Nam Định và huyện Hải Hậu .......................... 15
Hình 1.4: Năng suất khai thác của tỉnh Nam Định và huyện Hải Hậu .......................... 15
Hình 1.5: Tổng số lao động khai thác của tỉnh Nam Định và huyện Hải Hậu .............. 16
Hình 1.6: Biểu đồ cơ cấu khai thác ở huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định .......................... 17
Hình 1.7: Tàu thuyền nghề rê trôi tỉnh Nam Định và huyện Hải Hậu ........................... 18
Hình 1.8: CSTB của tàu lưới rê trôi huyện Hải Hậu và tỉnh Nam Định. ....................... 19
Hình 1.9: Cá Chim đen...................................................................................................... 21
Hình 1.10: Cá Thu ............................................................................................................. 21
Hình 1.11: Cá lượng Nhật ................................................................................................. 22
Hình 1.12: Ngư trường Vịnh Bắc Bộ ............................................................................... 22
Hình 3.1: Kích thước mắt lưới trung bình từng phần lưới theo nhóm tàu ..................... 33
Hình 3.2. Trang bị phao của 1 cheo lưới rê trôi thuộc nhóm tàu < 20cv ....................... 35
Hình 3.3: Phao ganh trên khối tàu công suất 20cv -< 90 cv ........................................... 35
Hình 3.4: Phao ganh trên khối tàu công suất ≥ 90cv....................................................... 36
Hình 3.5: Giềng chì thuộc nhóm công suất < 20cv ......................................................... 36
Hình 3.6: Giềng chì thuộc hai nhóm công suất 20cv -< 90cv và ≥ 90cv .....................37
Hình3.7: Cấutrúcmặt boong ......................................................................................38
Hình 3.8: Vị trí xếp lưới.............................................................................................38
Hình 3.9: Các vị trí thao tác thả lưới mạn trái ............................................................39
Hình 3.10: Các vị trí thao tác thu lưới mạn trái ............................................................... 40
Hình 3.11: Chi phí trung bình của một vàng lưới rê theo nhóm công suất.................... 49
Hình 3.12: Trang bị vốn cho một đơn vị sản xuất ........................................................... 50
Hình 3.13: Thu nhập trung bình 1 lao động trong thời gian nghiên cứu ....................... 53
xi
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Hải Hậu là địa phương có nghề khai thác phát triển của tỉnh Nam Định, đặc biệt
là nghề lưới rê trôi. Tính đến năm 2014, tổng số phương tiện đánh bắt nghề lưới rê trôi
là 508 chiếc, (chiếm 71% tổng số phương tiện tàu cá của huyện, tổng sản lượng khai
thác là 14.182 tấn chiếm 75% tổng khai thác toàn huyện). Những năm qua nghề lưới rê
trôi giữ vị trí quan trọng của nền kinh tế địa phương, tăng thu nhập cho ngư dân và góp
phần xóa đói giảm nghèo. Đến nay, chưa có một nghiên cứu khoa học nào về hiệu quả
khai thác của đội tàu lưới rê trôi của huyện Hải Hậu. Từ những phân tích trên, chúng
tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá hiệu quả khai thác nghề lưới rê trôi huyện Hải Hậu,
tỉnh Nam Định”, làm cơ sở cho việc quy hoạch và phát triển hợp lý nghề lưới rê trôi
của huyện.
Về lý luận: Đề tài thực hiện thành công là cơ sở lý luận và tài liệu tham khảo cho
các cơ quan, cá nhân nghiên cứu các vấn đề liên quan đến nghề lưới rê trôi huyện Hải
Hậu, tỉnh Nam Định.
Về thực tiễn: Làm cơ sở cho việc quy hoạch và phát triển hợp lý nghề lưới rê trôi
của huyện, góp phần phát triển kinh tế, ổn định xã hội và bảo vệ an ninh quốc phòng.
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định được nhóm tàu khai thác có hiệu quả, làm cơ sở
cho việc quy hoạch và phát triển hợp lý nghề lưới rê trôi của huyện.
Đánh giá năng lực khai thác từng đội tàu của ba nhóm công suất (Nhóm 1:
<20cv, nhóm 2: 20cv -< 90cv và nhóm 3: ≥ 90cv)
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phân tích và đánh giá.
Được thể hiện cụ thể qua các nội dung: tiếp cận tài liệu, tiếp cận thực tế, điều tra số lệu
sơ cấp và xử lý số liệu. Từ đó đánh giá được hiệu quả khai thác của từng đội tàu chia
theo các nhóm công suất.
Số lượng mẫu khảo sát đối với mỗi nhóm công suất được dựa vào số lượng tàu
lưới rê hiện có tại huyện Hải Hậu, được ước tính theo phương pháp ước lượng mẫu
của FAO.
Các tàu làm nghề lưới rê trôi hiện nay của tỉnh Nam Định đều làm ăn có lãi. Các
tàu làm nghề lưới rê trôi trang bị lưới có kích thước mắt lưới lớn nên khả năng bảo vệ
xii
nguồn lợi là tốt. Các tàu được gắn máy với công suất máy lớn hơn 90cv làm nghề lưới
rê trôi hiện nay của tỉnh Nam Định có kích thước vỏ tàu phù hợp với trang thiết bị hiện
có phục vụ cho quy trình thao tác hiện tại của tàu, tàu có thể đảm bảo đánh bắt tương
đối an toàn ở các ngư trường xa bờ. Trong ba nhóm tàu nghiên cứu thì nhóm tàu công
suất từ 90cv trở lên là làm ăn có hiệu quả nhất.
Từ khóa: Hiệu quả khai thác, nghề lưới rê trôi Hải Hậu.
xiii
LỜI MỞ ĐẦU
Nước ta có bờ biển dài khoảng 3.260 km, có nghề cá phát triển từ lâu đời với
nhiều nghề đánh bắt khác nhau. Các nghề đánh bắt chính hiện nay là nghề lưới kéo,
nghề lưới vây, nghề lưới rê và nghề câu. Ngoài những nghề đánh bắt chính nói trên thì
các nghề đánh bắt khác cũng phát triển, như nghề mành, nghề lồng bẫy, nghề chụp
mực…6
Lưới rê là ngư cụ được sử dụng từ lâu trên toàn thế giới. Ở Việt Nam lưới rê là
một trong những loại ngư cụ khai thác có hiệu quả và đánh bắt có tính chọn lọc cao.
Lưới rê có thể đánh bắt nhiều loài cá phân bố ở nhiều tầng nước khác nhau. Phân loại
theo nguyên lý đánh bắt thì lưới rê được phân làm ba loại là: Lưới rê cố định, lưới rê
trôi và lưới rê tự động chìm nổi.
Hải Hậu là địa phương có nghề khai thác phát triển của tỉnh Nam Định, đặc biệt
là nghề lưới rê trôi. Tính đến năm 2014, tổng số phương tiện đánh bắt nghề lưới rê trôi
là 508 chiếc (chiếm 71% tổng số tàu cá của huyện), tổng sản lượng khai thác là 14.182
tấn (chiếm 75% tổng sản lượng toàn huyện). So với năm 2009, số tàu khai thác bằng
lưới rê trôi của huyện Hải Hậu năm 2014 tăng 35%. Tuy nhiên đội tàu nghề lưới rê trôi
của huyện Hải Hậu chủ yếu công suất nhỏ, dưới 20 cv (chiếm 70,5%, năm 2014), mặc
dù năm 2014 tàu công suất > 400cv tăng 15 chiếc so với năm 2013.
Những năm qua nghề lưới rê trôi giữ vị trí quan trọng của nền kinh tế địa
phương, tăng thu nhập cho ngư dân và góp phần xóa đói giảm nghèo [4].
Nghề lưới rê trôi huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định đánh bắt chủ yếu ở vùng biển
Vịnh Bắc Bộ và ngư trường thay đổi theo 02 mùa gió Đông Bắc và Tây Nam. Đối
tượng khai thác chủ yếu của lưới rê trôi là cá thu, cá ngừ, cá song... phân bố ở các tầng
nước khác nhau.
Đến nay, chưa có một nghiên cứu khoa học nào về hiệu quả khai thác của đội tàu
lưới rê trôi của huyện Hải Hậu. Từ những phân tích trên, chúng tôi thực hiện đề tài:
“Đánh giá hiệu quả khai thác nghề lưới rê trôi huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định”,
làm cơ sở cho việc quy hoạch và phát triển hợp lý nghề lưới rê trôi của huyện.
Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
1
Về lý luận: Đề tài thực hiện thành công là cơ sở lý luận và tài liệu tham khảo cho
các cơ quan, cá nhân nghiên cứu các vấn đề liên quan đến nghề lưới rê trôi huyện Hải
Hậu, tỉnh Nam Định.
Ý nghĩa thực tiễn của đề tài: Làm cơ sở cho việc quy hoạch và phát triển hợp lý
nghề lưới rê trôi của huyện, góp phần phát triển kinh tế, ổn định xã hội và bảo vệ an
ninh quốc phòng.
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định được nhóm tàu khai thác có hiệu quả, làm cơ sở
cho việc quy hoạch và phát triển hợp lý nghề lưới rê trôi của huyện.
2
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Nghiên cứu khoa học về nghề lưới rê trôi
Lưới rê là một trong những loại ngư cụ ra đời sớm của nghề cá thế giới. Hiện
nay, lưới rê có vị trí khá quan trọng trong nghề cá của nhiều quốc gia. Nghiên cứu
khoa học về nghề lưới rê luôn được các nhà khoa học quan tâm nhằm làm tăng hiệu
quả khai thác của ngư cụ và đã giải quyết theo các hướng: nghiên cứu sự phù hợp giữa
ngư cụ với đối tượng khai thác, nghiên cứu vật liệu chế tạo ngư cụ, nghiên cứu cải tiến
công nghệ khai thác, nghiên cứu tính chọn lọc.
1.1.1. Nghiên cứu sự phù hợp giữa ngư cụ với đối tượng
Khi thiết kế ngư cụ thường căn cứ vào đối tượng dự định khai thác để tính toán
kích thước mắt lưới; hệ số rút gọn; đường kính chỉ lưới; trang bị lực nổi, lực chìm và
hàng loạt thông số khác cần tính toán của ngư cụ. Hướng nghiên cứu sự phù hợp giữa
ngư cụ và đối tượng khai thác được đề cập đến các vấn đề:
- Cấu trúc ngư cụ phù hợp với đối tượng đánh bắt:
Vấn đề này đề cập về một số nội dung nghiên cứu như: lưới rê trôi đánh cá, lưới
rê trôi đánh tôm (rê trôi tôm), lưới rê trôi đánh ghẹ (rê trôi ghẹ), lưới rê trôi đánh mực
(rê trôi mực).
Tính toán, thiết kế và sử dụng ngư cụ phù hợp với đối tượng khai thác nâng cao
hiệu quả đánh bắt.
- Loại hình đánh bắt của ngư cụ:
Vấn đề nghiên cứu này đề cập đến việc chọn hình thức đánh bắt phù hợp để nâng
cao hiệu quả khai thác.
- Tầng nước đánh bắt của ngư cụ:
Vấn đề nghiên cứu này đề cập đến tầng nước lưới hoạt động của ngư cụ để tính
toán thiết kế phù hợp. Tương ứng với tầng nước ngư cụ hoạt động là tầng đáy hay tầng
mặt có lưới rê tầng đáy, lưới rê tầng mặt.
- Vùng hoạt động của ngư cụ:
3
Tùy thuộc vào vùng nước ngư cụ hoạt động ở sông, hồ, vùng biển ven bờ hoặc
vùng biển xa bờ để tính toán thiết kế lưới phù hợp đạt hiệu quả khai thác. Tương ứng
với vùng nước hoạt động của ngư cụ có tên gọi phù hợp là lưới rê khai thác ở sông,
lưới rê khai thác ở hồ, lưới rê khai thác biển.
- Đội tàu đánh bắt:
Vấn đề nghiên cứu này đề cập đến hiệu quả khai thác của từng đội tàu và tìm ra
đội tàu nào đánh bắt hiệu quả nhất.
1.1.2. Nghiên cứu cải tiến vật liệu chế tạo ngư cụ
Hướng nghiên cứu này sử dụng vật liệu có độ bền cao, lực cản nhỏ, sử dụng vật
liệu phù hợp với ngư trường và đối tượng khai thác, cụ thể:
- Sử dụng vật liệu mới:
+ Chỉ lưới có độ bền cao và phù hợp với đặc tính của nghề lưới rê, có khả năng
giữ cá tốt khi đóng vào mắt lưới.
+ Màu sắc của vật liệu phù hợp môi trường ngư cụ hoạt động, hạn chế khả năng
phát hiện được lưới của cá.
+ Vật liệu nhẹ bền, mềm mại.
- Cấu trúc dây giềng phù hợp với đối tượng khai thác và loại hình đánh bắt
1.1.3. Hướng nghiên cứu cải tiến công nghệ khai thác.
Hướng nghiên cứu này đề cập và giải quyết một số vấn đề sau:
- Cơ giới hóa và tự động hóa quá trình khai thác cá.
- Tàu khai thác và trang thiết bị phù hợp với loại hình đánh bắt.
- Ứng dụng thiết bị điện tử hàng hải phục vụ cho quá trình khai thác cá
1.1.4. Hướng nghiên cứu tính chọn lọc của lưới rê trôi.
Người đặt nền móng về hướng nghiên cứu khả năng chọn lọc của lưới rê là Giáo
sư Baranov (1948). Sau đó, nhiều nhà khoa học đề cập và trao đổi về vấn đề này như
nghiên cứu của Hamley (1975), Mecombic & Fry (1960), Gulland & Harding (1961)
Regier & Robson (1996), Hamley & Regier (1975), Jensen (1986), Per Sparre
(1989)…
4
Baranov đã xây dựng đường cong chọn lọc của lưới rê có dạng đối xứng (dạng
chuông) và ông kết luận: xác xuất cá bị mắc lưới phụ thuộc vào hệ số rút gọn.
Nghiên cứu tính chọn lọc của lưới rê đơn các nhà khoa học đã cho thấy, đường
cong chọn lọc có dạng hình chuông và lưới rê đơn là một trong những ngư cụ có tính
chọn lọc cao.
1.1.5. Những nghiên khoa học về nghề lưới rê ở Việt Nam
Các nhà khoa học nghề cá trong nước cho rằng, hiệu quả khai thác của lưới rê
trôi phụ thuộc nhiều yếu tố như cấu trúc ngư cụ, trình độ công nghệ…, và luôn có
những nghiên cứu khoa học cải tiến ngư cụ và công nghệ khai thác của nghề rê, nhằm
không ngừng nâng cao hiệu quả khai thác.
Dự án ALMRV II, đa số các tàu lưới rê trôi ở tỉnh Nam Định hoạt động vùng
khơi có công suất máy >45cv. Tàu thường được trang bị 1 trong hai loại lưới, lưới 10
(2a=100mm) hoặc lưới 16 (2a=160mm). Mỗi một tàu thường có khoảng 100-150 cheo
lưới tương ứng độ dài của lưới khi thả khoảng 5-7 km. Nhìn chung, trang thiết bị hàng
hải trên tàu đơn giản, rất ít tàu có định vị và thiết bị dò cá. Phần lớn các tàu chỉ có la
bàn và máy bộ đàm để thông tin liên lạc với tàu bạn khi hoạt động trên biển. Thời gian
cho 1 chuyến biển của đội tàu rê khơi khá dài, thường khoảng 10 ngày. Trong khi đó
thời gian chạy đi đến ngư trường và chạy về đã hết 1 ngày. Ngư trường đánh bắt chủ
yếu của đội tàu này khá rộng thường từ Thanh Hoá đến Quảng Ninh và ở độ sâu vùng
nước >30 m [7]
Nghiên cứu (Trần Văn Vũ, 1979), kết quả nghiên cứu cho rằng kích thước mắt
lưới rê thu 2a = 100mm là loại cho năng suất khai thác cao nhất. Vật liệu chỉ lưới
PAmono và PA (nylon) đều sử dụng tốt, mỗi loại có ưu và nhược điểm riêng. Loại chỉ
PA (nylon) có khả năng bắt cá đóng và cá quấn đều tốt, tuy nhiên trong trường hợp
đánh cá đáy loại chỉ này thường mắc vào các rạn đá, rạn san hô, ốc gai và các loại vật
liệu chìm khác. Đối với loại chỉ PAmono, khả năng bắt cá đóng tốt nhưng bắt cá quấn
(cá dưa, cá chai) kém hơn; lưới ít bị vướng vào các chướng ngại vật ở đáy. Độ thô chỉ
lưới đối với loại lưới PA (nylon) độ thô 0,69mm hiệu suất bắt cá đóng và cá quấn tốt.
Đối với PAmono chỉ lưới có độ thô d = 0,5 mm thích hợp. Hệ số rút gọn hệ số rút gọn
giềng phao Ugp = 0,50 và hệ số rút gọn giềng chì Ugc = 0,52 cho hiệu suất khai thác
cao 11].
5
Nghiên cứu khai thác tôm bằng lưới rê ba lớp, sử dụng 2 lưới có kích thước như
nhau nhưng 1 lưới có lắp chao chì và một lưới không lắp chao chì. Kích thước mắt
lưới lớp trong 2a = 46 - 48mm, sợi PA 110D/3, chiều cao 70 mắt, chiều dài 2000 mắt;
kích thước mắt lưới lớp ngoài 2a = 320 - 340mm, sợi PA 210D/6, chiều cao 7 mắt,
chiều dài 200 mắt. Kết quả thử nghiệm cho thấy hai lưới có sản lượng khai thác tương
đương nhau nhưng lưới có chao chì ít bị rách hơn 12.
Theo (Nguyễn Long, 1987), nghiên cứu thử nghiệm loại lưới rê 3 lớp với kích
thước mắt lưới lớp trong 2a = 80 mm, vật liệu PA210D/6 và lớp ngoài có kích thước
mắt lưới 2a = 320 mm, vật liệu sử dụng là Kapron 10,7/3; chiều cao lưới 3 m. Kết quả
nghiên cứu cho thấy năng suất khai thác mực nang của ngư cụ đạt được rất tốt và đã
được nhân rộng và phát triển trên toàn quốc 13.
Kết quả nghiên cứu (Nguyễn Long, 1992), nghiên cứu sử dụng lưới rê 3 lớp với
chiều cao lưới H = 2,2m; H = 2,6m và H = 8,2m; chiều dài mỗi tấm lưới là 50m. Kích
thước mắt lưới của tấm lưới trong 2a = 42mm; 52mm; 62mm và 80 - 82mm. Kích
thước mắt lưới của tấm lưới ngoài 2a = 300mm và 400mm. Vật liệu chỉ lưới được sử
dụng đối với lưới lớp trong là cước sợi đơn d = 0,18mm và lưới lớp ngoài là cước sợi
đơn d = 0,35mm. Kết quả nghiên cứu cho thấy kích thước mắt lưới 2a = 52mm cho kết
quả tốt nhất và chiều cao lưới rê 3 lớp khai thác cá tốt nhất nên nhỏ hơn 3m 14.
Năm 1996 – 1997, dự án JICA kết hợp giữa Việt Nam và Nhật Bản sử dụng
lưới rê trôi với các loại kích thước mắt lưới: 2a = 73mm; 95mm; 100mm; 123mm;
150mm và 160mm khai thác ở vùng biển miền Trung và Đông Nam Bộ. Kết quả cho
thấy kích thước mắt lưới 100mm và 150mm cho năng suất cao và ổn định.
Kết quả nghiên cứu về một số thông số cấu trúc lưới rê khai thác cá ngừ ở vùng
biển miền Trung và Đông Nam Bộ cho thấy: Năng suất khai thác của lưới rê phụ thuộc
vào kích thước mắt lưới, vùng biển miền Trung và Đông Nam Bộ kích thước mắt lưới
rê cá ngừ 2a = 100mm và 123mm là phù hợp nhất. Lưới rê đánh bắt đối tượng cá thu
ngừ nên dùng 2a = 100mm, với đối tượng cá ngừ vằn nên dùng 2a = 123mm. Hệ số rút
gọn cho lưới rê khai thác cá ngừ Ugp= 0,55 ÷0,6 là phù hợp, tốt nhất là Ugp = 0,58.
Độ thô chỉ lưới rê khai thác cá ngừ 210D/15 và 210D/18 cho năng suất cao và ổn định
ở ngư trường miền Trung và Đông Nam Bộ. Tầng nước hoạt động của ngư cụ (độ dài
6
dây phao ganh) đối với lưới rê khai thác cá ngừ tốt nhất ở những tầng nước gần sát mặt
biển 16.
Tính chọn lọc của các loại lưới rê sử dụng nghiên cứu với đối tượng cá ngừ vằn
theo phương pháp của Per Sparre, 1998 cho thấy: Với 5 loại kích thước mắt lưới sử
dụng nghiên cứu (2a = 73 mm, 85 mm, 100 mm, 123 mm và 150mm) thì loại lưới có
kích thước mắt lưới 2a = 123 mm là loại lưới cho năng suất khai thác và tính chọn lọc
cao hơn so với các loại kích thước mắt lưới khác 16.
Nghiên cứu ảnh hưởng của hệ số rút gọn đến năng suất của lưới rê trôi và thành
phần loài. Lưới rê trôi 2a =100mm; vật liệu PA210D/18, chiều cao là 100mắt; chiều
dài 100m. Lưới lắp ráp giềng phao với hệ số rút gọn là 0,50 và 0,60. Kết quả thí
nghiệm cho thấy, tổng số các loài cá bị đánh bắt bằng lưới rê trôi tầng mặt với cả hai
loại hệ số rút gọn là 0,50 và 0,60 là 32 loài. Số loài bị đánh bắt bằng lưới rê trôi với hệ
số rút gọn bằng 0,50 kém hơn so với 0,60 và tần suất xuất hiện của các loài cá cũng
với hệ số 0,50 cũng thấp hơn so với 0,60. Hệ số 0,50 tần suất xuất hiện trung bình là
1,34 và 0,60 tần suất xuất hiện là 3,34. Thành phần loài cá bị đánh bắt tăng khi tăng hệ
số rút gọn của lưới rê 17.
Năng suất trung bình của lưới rê với Ugp= 0,50 là 17kg/km; thấp hơn năng suất
trung bình của lưới rê với Ugp = 0,60 (23,2kg/km) 17.
Tần suất phân bố chiều dài: nhìn chung đối với hệ số rút gọn 0,50 đánh bắt được
nhóm kích thước rộng hơn so hệ số rút gọn 0,60. Tiến hành phân tích sinh học của 4
loài: cá thu ngàng, cá ngừ vằn, cá ngừ vây vàng và cá ngừ chù cho thấy 17:
- Cá thu ngàng: chiều dài thân cá bị đánh bắt từ 700-1.300mm và tập trung từ
700-1.100mm. Chiều dài trung bình thân cá bị đánh bắt đối với hệ số rút gọn 0,50 thấp
hơn hệ số rút gọn 0,60.
- Cá ngừ vằn: chiều dài thân cá bị đánh bắt từ 40-55 cm và tập trung từ 40- 45cm.
Chiều dài trung bình thân cá đánh bắt đối với hệ số rút gọn 0,50 không khác so với hệ
số rút gọn 0,60.
- Cá ngừ chù: chiều dài thân cá bị đánh bắt từ 300-800mm và tập trung từ 4060cm. Chiều dài trung bình cá đánh bắt đối với hệ số rút gọn 0,50 cao hơn 0,60.
7
- Cá ngừ vây vàng: chiều dài thân cá bị đánh bắt từ 400-1.400mm và tập trung
300-500mm. Chiều dài trung bình thân cá bị đánh bắt đối với hệ số rút gọn 0,50 thấp
hơn so với 0,60.
Nghề lưới rê hỗn hợp thường hoạt động ở vùng biển xa bờ (cách bờ >24 Hải lý),
nơi có độ sâu từ 35÷60m, điều kiện thời tiết tương đối khắc nghiệt cùng với yếu tố
mùa vụ nên thời gian sản xuất trong năm thường nhỏ hơn 60% số ngày có thể hoạt
động được trong năm. Thời gian hoạt động khai thác của các nhóm tàu không có sự
chênh lệch đáng kể, cao nhất đạt 55,4% đối với nhóm tàu lắp máy từ 90÷149cv. Đối
tượng khai thác chủ yếu của tàu lưới rê hỗn hợp là cá thu, cá ngừ,.. Sản lượng trung
bình các loài này thường chiếm 80% tổng sản lượng chuyến biển 9].
Các nghiên cứu trên đã cho thấy, với mỗi đối tượng khai thác chính sẽ có kích
thước mắt lưới phù hợp, hệ số rút gọn hợp lý đảm bảo sự tương thích giữa hình dạng
mắt lưới với chu vi thân cá tại vị trí đóng vào mắt lưới. Nếu đảm bảo được các yếu tố
trên sẽ khai thác được cá có kích cỡ mong muốn, giảm được tỷ lệ cá non bị khai thác.
Các nghiên cứu trên cũng chỉ ra rằng, hiệu quả đánh bắt của lưới rê ngoài phụ
thuộc vào kích thước mắt lưới, hệ số rút gọn còn phụ thuộc vào vật liệu chỉ lưới, sức
căng xuất của áo lưới, màu sắc chỉ lưới. Các yếu tố này cũng liên quan đến chọn lọc
của lưới rê [23].
1.2. Nghiên cứu đánh giá hiệu quả nghề khai thác thủy sản
Nghiên cứu hiệu quả khai thác nghề lưới rê phụ thuộc vào các chỉ tiêu như ngư
cụ, đội tàu khai thác, nhóm công suất để tìm ra yếu tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả
nghề nhiều nhất.
Nghiên cứu khai thác mực đại dương và mực ống ở vùng biển xa bờ bằng nghề
lưới rê, câu và chụp mực, sử dụng lưới rê với 3 loại kích thước mắt lưới khác nhau 2a
= 50mm, 60mm và 70mm; mỗi cheo lưới có chiều dài là 55m và chiều cao 12÷14m.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, năng suất khai thác của lưới rê thả nổi lớn hơn lưới rê
thả chìm (thả chìm sâu 4m). Lưới có kích thước mắt lưới 2a = 50mm có năng suất cao
nhất đạt 0,41kg/cheo/đêm 15.
Nghiên cứu nghề lưới rê đáy ở Đồ Sơn - Hải Phòng, tàu thuyền hoạt động nghề
lưới rê ở Đồ Sơn chiếm đến 60% tổng số tàu thuyền khai thác hải sản trong toàn thị xã.
8
Nghề lưới rê đáy ở đây có 2 loại là lưới rê đáy 3 lớp và lưới rê đơn. Vị trí đánh bắt của
nghề trên ở khu vực cồn, rạn đá. Tỷ lệ cá hồng, cá trác và cá mối chiếm 34,8%; mực
19,9% và các loại cá khác chiếm 45,2% sản phẩm chuyến biển. Trong đó, sản phẩm là
loại có giá trị kinh tế cao chiếm 54,8% tổng sản phẩm chuyến biển. Hiệu quả sản xuất
của nghề lưới rê đáy trung bình một tháng có lãi từ 13÷20 triệu đồng 19.
Kết quả điều tra 58 tàu lưới rê xa bờ ở vùng biển miền Trung, nghề lưới rê ở
miền Trung có: chiều dài trung bình vỏ tàu từ 16,2m; công suất trung bình 103,5cv;
chiều dài vàng lưới trung bình 13,6km; tổng số ngày đánh bắt trung bình trong năm là
201 ngày; tổng số lao động trung bình trên tàu là 10 người. Doanh thu trung bình đạt
năm 2007 đạt 822 triệu đồng/tàu/năm và lãi ròng đạt 83,3 triệu đồng/tàu/năm 18.
Đội tàu lưới rê có công suất <90cv, yếu tố kỹ thuật tác động đến doanh thu nghề
là chiều dài tàu, công suất máy tàu, chiều dài lưới, số thuỷ thủ trên tàu và số ngày hoạt
động của tàu. Trong đó, yếu tố kỹ thuật tác động có ý nghĩa là công suất tàu và số thuỷ
thủ. Các yếu tố khác không thay đổi, công suất máy tàu tăng lên 1% thì doanh thu tăng
lên 0,4247%; số thuỷ thủ tăng lên 1% thì doanh thu tăng 2,4923%.
Đội tàu lưới rê có công suất ≥90cv, yếu tố kỹ thuật tác động đến doanh thu nghề
là chiều dài tàu, chiều dài lưới, số thuỷ thủ; nhưng công suất tàu không có ý nghĩa
thống kê. Trong đó, yếu tố kỹ thuật tác động có ý nghĩa là chiều dài tàu, chiều dài vàng
lưới và số thuỷ thủ. Các yếu tố khác không thay đổi, chiều dài tàu tăng lên 1% thì
doanh thu tăng 1,2057%; số thuỷ thủ tăng lên 1% doanh thu tăng 0,9130% và chiều dài
lưới tăng 1% doanh thu tăng 0,7146%.
Nghiên cứu về hiệu quả kinh tế nghề lưới rê thu ngừ tại Nha Trang cho thấy 20:
- Nhóm tàu 1 có chiều dài lớn nhất của tàu <15,5m: tổng giá trị đầu tư trung bình
739,9 triệu đồng, trong đó đầu tư ngư cụ chiếm 53,0%, đầu tư vỏ tàu chiếm 29,9%,
máy tàu chiếm 11,1%, trang thiết bị chiếm 5,9% tổng giá trị đẩu tư.
- Nhóm tàu 2 có chiều dài lớn nhất của tàu từ 15,5-17,0m: tổng giá trị đầu tư
trung bình 989,9 triệu đồng, trong đó đầu tư ngư cụ chiếm 59,5%, vỏ tàu chiếm 24,3%,
máy tàu chiếm 10,4% và trang thiết bị chiếm 5,6%.
- Nhóm tàu 3 có chiều dài lớn nhất của tàu >17m: tổng giá trị đầu tư trung bình
1.238,50 triệu đồng, trong đó đầu tư ngư cụ chiếm 54,4%, vỏ tàu chiếm 26,0%, máy
tàu 14,1% và trang thiết bị chiếm 5,5%.
9
- Lợi nhuận trung bình năm 2005; nhóm tàu 1 đạt 212,7 triệu đồng, nhóm tàu 2
lợi nhuận chỉ đạt 78,2 triệu đồng và nhóm tàu 3 chỉ đạt 33,7 triệu đồng. Như vậy,
nhóm tàu có chiều dài càng nhỏ thì vốn đầu tư nhỏ và mang lại lợi nhuận cao hơn
nhóm tàu có chiều dài lớn hơn. Đa phần tàu có chiều dài lớn hơn17m là tàu được vay
vốn từ chương trình khai thác hải sản xa bờ của chính phủ với chủ trương tạo điều kiện
cho ngư dân vay vốn ưu đãi và những người ít có kinh nghiệm cũng tham gia khai thác
hải sản. Hơn nữa, do tàu có chiều dài lớn hơn 17m, lắp máy với công suất lớn nên dẫn
đến tiêu hao nhiên liệu nhiều và làm tăng chi phí sản xuất 20
Nghiên cứu về lưới rê đáy của Lê Trung Kiên năm 2005 kết quả nghiên cứu thử
nghiệm nghề lưới rê trôi tầng đáy khai thác ở khu vực Vịnh Bắc Bộ có kết cấu kích
thước mắt lưới 2a = 56 mm, vật liệu PAmono0,35; hệ số rút gọn U1 = 0,52; chiều
dài 01 cheo 38,4 m đạt lợi nhuận trung bình chuyến biển 7 ngày đạt từ 12 - 14 triệu
đồng/chuyến [22].
Kết quả nguyên cứu của Phạm Văn Tuyển, 2013 với 43 mẫu lưới ở vùng RNM
Đồng Rui (Quảng Ninh) cho thấy, chiều dài vàng lưới rê đáy dao động từ 2.300 –
4.100 m và kích thước mắt lưới trung bình 65,5 ± 9,2mm. Vỏ tàu làm bằng gỗ, chiếm
38% và vật liệu khác, chiếm 62% tổng số tàu thuyền trong vùng. Năng suất khai thác
nghề lưới rê đáy đạt 11,6±2,6 kg/tàu/ngày [21].
Như vậy, nghiên cứu xác định mẫu lưới rê, nhóm tàu khai thác ảnh hưởng trực
tiếp đến năng suất và hiệu quả khai thác nghề lưới rê này.
FAO đánh giá hiệu quả của nghề khai thác theo các tiêu chí như sản lượng cá
khai thác, năng suất khai thác (CPUE), hiệu quả kinh tế của nghề, sản lượng khai thác
tính theo khối nước ngư cụ lọc trong một thời gian nhất định (hiệu quả nghề).
Như vậy, các công trình nghiên cứu về nghề lưới rê ở nước ta từ trước đến nay là khá
đầy đủ như nghiên cứu về lưới rê ba lớp, lưới rê đơn tầng đáy và lưới rê trôi tầng mặt... tuy
nhiên chưa có công trình nào đề cập sâu đến hiệu quả khai thác nghề rê trôi.
1.3. Tổng quan về nghề cá huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định
1.3.1. Giới thiệu chung
Hải Hậu là huyện đồng bằng ven biển nằm ở phía Đông Nam của thành phố Nam
Định. Trong toạ độ địa lý từ 19o59’ đến 20o15’ vĩ độ Bắc và từ 106o11’ đến 106o21’
10
kinh độ Đông. Tổng diện tích đất tự nhiên của Hải Hậu 230,2km2, diện tích đất trồng
lúa 118,05km2, huyện có trên 2.300 ha mặt nước nuôi trồng thuỷ sản.
Bờ biển dài 33km với 7 xã và trên 42.000 dân ven biển; có 1 bến cá ở xã Hải
Đông và có cảng cá, khu neo đậu tàu thuyền tại Thịnh Long. Cảng cá và khu neo đậu
này có thể phục vụ cho 600-700 tàu neo đậu tránh trú ẩn khi có bão lũ), nghề khai thác
cá biển là nghề truyền thống của ngư dân ven biển. Hiện toàn huyện có 716 tàu khai
thác hải sản; Tổng công suất: 53.157CV (Tàu xa bờ công suất trên 90 CV là 147
chiếc). Sản lượng khai thác thuỷ sản của Hải Hậu bình quân đạt trên 18.000 tấn/năm;
trong đó có trên 12.000 tấn cá biển. Số lao động làm nghề biển khoảng 6.000 người
(trong đó trực tiếp đi biển: 3.200 người còn lại làm công việc dịch vụ hậu cần cho
nghề cá)
1.3.2. Đặc điểm tự nhiên
Ngư trường nghề cá huyện Hải Hậu nằm trong Vịnh Bắc Bộ thuộc khu vực nhiệt
đới gió mùa, mưa nhiều. Nhiệt độ thấp, vào những tháng mùa Đông có thể xuống đến
5o – 10oC, nhiệt độ trung bình là 14,6o – 20oC. Những tháng nóng nhất nhiệt độ nước
biển có thể lên đến 28oC. Sự chênh lệch nhiệt độ lớn đã hình thành 2 vụ cá chính, đó là
vụ cá Bắc và vụ cá Nam. Vụ cá Bắc từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau; vụ cá Nam từ
tháng 4 đến tháng 9 trong năm.
Chế độ gió ở vùng biển này chịu 2 chế độ gió chính đó là gió mùa Đông Bắc và
gió mùa Tây Nam. Đặc điểm của gió mùa Đông Bắc thường thổi từ tháng 10 đến tháng
4 năm sau, hướng thổi chính là Đông Bắc xuống Tây Nam, đây là mùa gió đem không
khí lạnh từ phương Bắc xuống phương Nam. Điều này làm cho nhiệt độ nước biển
xuống thấp, là nguyên nhân chính làm cho cá có xu hướng di cư ra xa bờ đến sống ở
những vùng nước sâu có nhiệt độ ấm hơn. Đồng thời vào mùa cá này cá có xu hướng
tập trung sống ở tầng nước sát đáy hình thành nên vụ cá đáy (vụ cá Bắc). Gió mùa Tây
Nam thổi chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10 trong năm, thời gian này nhiệt độ nước biển
ấm áp các đàn cá di cư vào gần bờ để kiếm ăn và sinh sản hình thành vụ cá Nam.
Vịnh Bắc Bộ có đáy biển tương đối bằng phẳng độ sâu trung bình 50m, nơi sâu
nhất không quá 120m, dòng chảy ở Vịnh Bắc Bộ chủ yếu do thủy triều và gió tạo ra.
11
1.3.3. Sự phát triển của nghề lưới rê trôi
Từ những năm 1990, ngư dân làm nghề lưới rê của Nam Định đã mua một số
lưới rê mắt to có chiều cao lớn xuất xứ từ Trung Quốc về sử dụng trên tàu có công suất
nhỏ. Lưới bằng vật liệu PE xe lơi từ nhiều sợi đơn vị. Mỗi tàu sử dụng 50 tấm lưới
đánh bắt thí điểm. Những lưới rê này thường là lưới rê một lớp có sợi lưới là vật liệu
PE xe lơi từ nhiều sợi đơn vị, lưới có chiều cao lớn và không lắp chì. Thời gian đầu
ngư dân Nam Định sử dụng lưới đã mua này trên một số phương tiện đánh bắt có công
suất nhỏ. Bước đầu ngư dân đã lắp một số chì hình phiến trực tiếp vào lưới, mỗi đơn vị
đánh bắt trang bị khoảng 50 cheo lưới để đánh bắt thí điểm.
Vào đầu những năm 2000, khi thấy nghề này làm ăn có hiệu quả kinh tế, các đơn
vị đánh bắt đã mua sắm và đóng mới tàu có công suất lớn để phát triển nghề. Lưới
trang bị cho tàu dài hơn, mỗi cheo lưới được cải tiến dần thành 2 hoặc 3 tầng lưới
trong một cheo.
Lưới rê trôi hiện nay của huyện bao gồm hai loại chính là: lưới rê đơn trôi và lưới
rê trôi hỗn hợp. Lưới rê trôi hỗn hợp là lưới rê mắt to mà trong mỗi cheo lưới có 2
hoặc 3 tấm lưới có kích thước mắt lưới khác nhau, độ thô chỉ lưới có thể khác nhau,
được ghép lại với nhau theo chiều cao của mỗi cheo lưới. Lưới có chiều cao tương đối
lớn nên đánh bắt được cá ở cả tầng nước mặt và tầng nước đáy trên một cheo lưới
trong một mẻ lưới. Đối tượng đánh bắt chính của nghề này là một số loài hải sản có
kích thước cá thể lớn và giá trị kinh tế cao như cá thu, cá ngừ, cá song, cá hồng…
Nghề lưới rê trôi hiện nay đã và đang được phát triển và phát triển nhất là ở Nam
Định. Các xã có nghề này phát triển là Hải Lý, Thịnh Long, Hải Triều, thuộc huyện
Hải Hậu - Nam Định. Riêng xã Hải Lý hiện nay đã có 28 đơn vị làm nghề lưới rê trôi,
chủ yếu là lưới rê trôi hỗn hợp. Lưới rê trôi hỗn hợp này đã được sử dụng trên các tàu
có công suất tương đối lớn. Qua các số liệu điều tra nghiên cứu tại Nam Định, các tàu
được điều tra khảo sát làm nghề lưới rê trôi đa số được gắn máy có công suất từ 20cv 90cv, một số tàu đã trang bị máy > 400cv để làm nghề này.
Trung bình mỗi tàu trang bị khoảng 130 đến 150 cheo lưới, hiện tại có tàu trang
bị tới 185 cheo lưới để đánh bắt. Vật liệu chủ yếu để chế tạo lưới rê trôi là sợi PE đã
được xe lơi sẵn, đa số được nhập vào từ Trung Quốc.
Các tàu làm nghề lưới rê trôi của Nam Định hiện nay đã được trang bị một số
máy móc thiết bị chủ yếu để phục vụ hàng hải khai thác, có một số tàu còn trang bị
12