MỤC LỤC
Sản phẩm du lịch = Tài nguyên du lịch + Các dịch vụ và hàng hoá du
lịch 7
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Xã hội ngày càng phát triển, nền kinh tế ngày càng chuyển sang các ngành
dịch vụ. Trong đó du lịch là một trong những dịch vụ được chú ý nhất hiện nay. Du
lịch không những là ngành kinh tế mũi nhọn của các quốc gia mà còn là cầu nối
giao lưu giữa các dân tộc, các quốc gia và các miền trong một nước. Chính vì vậy,
phát triển du lịch là một trong những ưu tiên trong chính sách phát triển kinh tế của
các quốc gia.
Với tài nguyên du lịch phong phú, Việt Nam có nhiều lợi thế để phát triển du
lịch. Trong những năm trở lại đây, ngành du lịch Việt Nam đã có những chuyển
biến rõ rệt. Lượng khách quốc tế đến Việt Nam ngày càng tăng, doanh thu từ du
lịch đóng góp một phần lớn vào GDP của cả nước, nhiều công ăn việc làm trong
ngành du lịch được tạo ra. Nhận thức được tầm quan trọng của phát triển du lịch
Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách quan trọng nhằm ưu tiên, đầu tư phát
triển du lịch.
Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực du lịch nước ta vẫn là một ngành
công nghiệp non trẻ, phát triển chưa tương xứng với tiềm năng. Theo đánh giá của
ngành du lịch, kể từ năm 2006 trở lại đây có tới hơn 70% du khách quốc tế đến Việt
Nam không trở lại lần thứ hai. Trong khi đó, Thái Lan – một đất nước có nhiều tài
nguyên du lịch tương đồng với Việt Nam lại được mệnh danh là “Thiên đường du
lịch ở Đông Nam Á”. Thái Lan đã xây dựng cho mình một thương hiệu du lịch uy
tín.
Vậy lý do tại sao ngành du lịch Thái Lan lại đạt được những thành công như
vậy? Ngành du lịch Thái Lan đã làm gì và Việt Nam cần phải học hỏi những gì từ
cách làm của họ. Người viết nhận thấy đây là một vấn đề mang tính thiết thực, có ý
nghĩa kinh tế xã hội lớn lao và hấp dẫn đối với bản thân. Chính vì vậy, người viết đã
chọn đề tài “Kinh nghiệm của Thái Lan trong phát triển ngành du lịch và bài học
cho Việt Nam” để làm bài viết khóa luận tốt nghiệp.
2. Mục đích của đề tài
Mục đích của đề tài này là phân tích tình hình phát triển của ngành du lịch
Thái Lan, tìm ra những thuận lợi, khó khăn, thành tựu, hạn chế và những biện pháp
1
phát triển du lịch của chính phủ nước này, từ đó rút ra bài học giúp ngành du lịch
Việt Nam phát triển tương xứng với tiềm năng du lịch của mình.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở những lý luận cơ bản về du
lịch, nghiên cứu về ngành du lịch của đất nước Thái Lan và các kinh nghiệm áp
dụng cho Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu: về không gian là đất nước Thái Lan và Việt Nam; về
thời gian là từ năm 1997 đến tháng 4 năm 2010.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê và phân tích
- Phương pháp lý luận biện chứng
- Phương pháp thu thập và tổng hợp tài liệu
5. Bố cục của khóa luận
Khóa luận gồm có 3 phần:
Chương I: Một số vấn đề lý luận về du lịch
Chương II: Kinh nghiệm của Thái Lan trong phát triển ngành du lịch
Chương III: Bài học kinh nghiệm cho ngành du lịch Việt Nam
Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng nhưng bài viết không tránh khỏi những thiếu
sót và hạn chế nên người viết rất mong nhận được những ý kiến, đóng góp phê bình
của Quý Thầy Cô và các bạn.
Người viết xin chân thành cảm ơn Thạc sỹ Trần Minh Nguyệt – Khoa kinh tế
quốc tế đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ người viết hoàn thành khóa luận này.
2
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ
DU LỊCH
I. Một số khái niệm cơ bản về du lịch
1. Du lịch
Du lịch trước hết là việc rời khỏi nơi cư trú thường xuyên để tiến hành hoạt
động tham quan giải trí ở một nơi khác và trở về lại nơi đã xuất phát khi kết thúc
chuyến đi. Cùng với thời gian hoạt động du lịch ngày càng phát triển mạnh, hình
thành nên nền "công nghiệp" ở một số nước phát triển. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa
có khái niệm thống nhất về du lịch. Vì vậy khái niệm du lịch sẽ được tiếp cận ở cả
ba góc độ: người đi du lịch, giới kinh doanh du lịch và góc độ tổng quát.
1.1. Tiếp cận du lịch ở góc độ nhu cầu con người
Thời kỳ trước thế kỷ XIX, du lịch chỉ là hiện tượng lẻ tẻ của một số ít người
thuộc tầng lớp trên của xã hội. Những người tham gia vào hoạt động du lịch thường
mang tính hoạt động tôn giáo, đi để thưởng ngoạn cảnh sắc thiên nhiên để lấy cảm
hứng sáng tác thơ, ca, hội hoạ…Và thông thường khách du lịch tự lo lấy việc ăn, ở,
đi lại cho chuyến đi của mình, du lịch chưa được xem là một ngành kinh tế. Ngày
nay du lịch đã trở thành một hoạt động tương đối phổ biến của người dân thuộc mọi
tầng lớp trong xã hội.
Điều 4 của Luật Du lịch Việt Nam số 44/2005/QH11 do Quốc hội ban hành
ngày 14/6/2005 ghi rõ: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của
con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham
quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định” [6]. Hạn
chế của quan điểm này là đưa ra khoảng thời gian nhất định, nhưng chưa nêu cụ thể
là thời gian bao lâu. Theo quy định chung của quốc tế thì thời gian đi phải lớn hơn
24 giờ và nhỏ hơn 12 tháng [2].
1.2. Tiếp cận du lịch ở góc độ là một ngành kinh tế
Thời kỳ sau chiến tranh thế giới lần thứ II kinh tế được khôi phục và phát
triển, thu nhập cá nhân cũng tăng lên, trình độ văn hoá của mọi người cũng nâng
3
cao. Dòng khách du lịch ngày càng đông. Và du lịch được xem như là một cơ hội
kinh doanh, là toàn bộ những hoạt động và những công việc phối hợp với nhau
nhằm thoả mãn những nhu cầu của khách du lịch và tìm kiếm lợi nhuận thông qua
đó.
Các nhà kinh tế du lịch thuộc trường Đại học Kinh tế Praha đưa ra khái niệm
về du lịch như sau: “Coi tất cả các hoạt động, tổ chức, kỹ thuật và phục vụ các
cuộc hành trình và lưu trú của con người ngoài nơi cư trú với nhiều mục đích ngoài
mục đích kiếm việc làm và thăm viếng người thân là Du lịch” [2].
Du lịch ngày càng phát triển, các hoạt động ngày càng gắn bó chặt chẽ với
nhau và phối hợp với nhau tạo thành một hệ thống rộng lớn và chặt chẽ. Với góc độ
này du lịch được xem như là một ngành công nghiệp, là toàn bộ các hoạt động có
mục tiêu là chuyển các nguồn vốn, nguồn nhân lực và nguyên vật liệu thành những
dịch vụ, sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Vì vậy, trong giáo trình
Thống kê du lịch, Nguyễn Cao Thường và Tô Đăng Hải cho rằng " Du lịch là một
ngành kinh tế xã hội, dịch vụ có nhiệm vụ phục vụ nhu cầu tham quan, giải trí nghỉ
ngơi có hoặc không kết hợp với các hoạt động chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu
khoa học và các nhu cầu khác [4]."
Trong phạm vi nghiên cứu của khóa luận tốt nghiệp này, du lịch sẽ được
nhìn nhận ở góc độ là một ngành kinh tế.
1.3. Tiếp cận du lịch một cách tổng quát
Ở góc độ là một môn khoa học kinh tế, khái niệm du lịch phải phản ánh các
mối quan hệ bản chất bên trong làm cơ sở cho việc nghiên cứu các xu hướng và các
quy luật phát triển của nó. Nên có thể hiểu “ Du lịch là tổng hoà các mối quan hệ
phát sinh từ sự tác động qua lại lẫn nhau giữa khách du lịch, những nhà kinh
doanh du lịch, chính quyền sở tại, cộng đồng dân cư địa phương trong quá trình
thu hút khách và lưu giữ khách du lịch [2].”
Các chủ thể trên tác động qua lại lẫn nhau trong mối quan hệ của họ đối với
hoạt động du lịch:
+ Đối với khách du lịch, du lịch mang lại cho họ một sự hài lòng vì được
hưởng một khoảng thời gian thú vị, đáp ứng các nhu cầu giải trí, nghỉ ngơi, thăm
4
viếng… của họ. Những khách du lịch khác nhau có những nhu cầu du lịch khác
nhau, do đó họ sẽ chọn những điểm du lịch khác nhau, với những hoạt động giải trí
khác nhau.
+ Đối với các đơn vị kinh doanh du lịch, họ xem du lịch như là một cơ hội
kinh doanh nhằm thu lợi nhuận qua việc cung ứng hàng hoá dịch vụ du lịch cho du
khách.
+ Đối với chính quyền, du lịch được xem như là một nhân tố thuận lợi đối
với nền kinh tế trong lãnh thổ của mình. Chính quyền quan tâm đến số công việc
mà du lịch tạo ra, thu nhập mà cư dân có thể kiếm được, khối lượng ngoại tệ mà
khách du lịch quốc tế mang vào cũng như khoản thuế nhận được từ hoạt động kinh
doanh du lịch và từ khách du lịch.
+ Đối với cộng đồng cư dân địa phương, du lịch được xem như là một cơ hội
để tìm việc làm, tạo thu nhập nhưng đồng thời họ cũng là nhân tố hấp dẫn du khách
bởi lòng hiếu khách và trình độ văn hoá của họ. Ở các điểm du lịch, giữa khách du
lịch và cư dân địa phương luôn có sự tác động qua lại lẫn nhau. Sự tác động này có
thể có lợi, có thể có hại, cũng có thể vừa có lợi vừa có hại.
2. Du khách
2.1. Khái niệm về du khách của Tổ chức Du lịch Thế giới (United Nations World
Tourism Organization – UNWTO)
Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) chia du khách thành: khách du lịch
quốc tế (international tourist) và khách du lịch nội địa (domestic tourist). Trong đó:
Khách du lịch quốc tế là những người rời khỏi quốc gia cư trú thường xuyên
của mình đến viếng thăm một quốc gia khác tối thiểu là 24 giờ, tiến hành các hoạt
động tham quan, giải trí… ngoại trừ các hoạt động mang lại thu nhập cho cá nhân
[2].
Đối với khách quốc tế được chia thành khách Inbound và Outbound
Khách Inbound: khách du lịch quốc tế vào nước mình. Khi đón khách quốc
tế vào thì quốc gia nhận khách sẽ chủ động đón tiếp, chuẩn bị điều kiện phương
tiện, kỹ thuật … để tổ chức phục vụ cho khách.
5
Khách Outbound: khách nước mình đi du lịch nước ngoài. Với đối tượng
khách này quốc gia gửi khách không phải chuẩn bị đón tiếp.
Khách du lịch nội địa là người đang sống trong một quốc gia không kể quốc
tịch nào đi đến một nơi khác trong quốc gia đó trong khoảng thời gian ít nhất là 24
giờ và không quá một năm với mục đích du lịch, thăm thân, hội họp, ngoài trừ làm
việc lĩnh lương [2].
2.2. Khái niệm về du khách của Luật Du lịch Việt Nam số 44/2005/QH11 do
Quốc hội ban hành ngày 14/6/2005
Theo Khoản 2 Điều 4 của Luật Du lịch Việt Nam 2005: “Khách du lịch là
người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành
nghề để nhận thu nhập ở nơi đến [6].”
Điều 34 của Luật Du lịch Việt Nam 2005 chỉ rõ [6]:
Khách du lịch gồm khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế.
Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại
Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước
ngoài vào Việt Nam du lịch, công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại
Việt Nam ra nước ngoài du lịch.
3. Sản phẩm du lịch
3.1. Khái niệm
Sản phẩm du lịch là sự kết hợp những dịch vụ và phương tiện vật chất trên
cơ sở khai thác các tiềm năng du lịch nhằm cung cấp cho du khách một khoảng thời
gian thú vị, một kinh nghiệm du lịch trọn vẹn và sự hài lòng [2].
3.2. Thành phần cấu thành của sản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch bao gồm tài nguyên nhiên nhiên nhằm thoả mãn nhu cầu
tham quan giải trí của du khách và các hàng hoá – dịch vụ kết hợp với nhau nhằm
thoả mãn nhu cầu thiết yếu phát sinh khi du khách rời khỏi nơi cư trú thường xuyên
của mình như: ăn, ngủ, vận chuyển đi lại….
Như vậy, ta có công thức sản phẩm du lịch là
6
Sản phẩm du lịch = Tài nguyên du lịch + Các dịch vụ và hàng hoá du lịch
Các yếu tố cơ bản cấu thành nên sản phẩm du lịch:
Tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn.
Các hàng hoá dịch vụ
- Dịch vụ vận chuyển: nhằm đưa du khách từ nơi cư trú đến các điểm du lịch,
giữa các điểm du lịch và trong phạm vi một điểm du lịch. Để thực hiện được nhiệm
vụ này, người ta có thể sử dụng các loại phương tiện vận chuyển khác nhau như:
máy bay, tàu lửa, tàu thuỷ, ôtô….
- Dịch vụ lưu trú: nhằm đảm bảo cho khách du lịch nơi ăn ở trong quá trình
thực hiện chuyến du lịch của họ. Khách du lịch có thể chọn một trong các loại hình
lưu trú sau: khách sạn, nhà trọ, nhà nghỉ, nhà người quen…
- Dịch vụ ăn uống: để thoả mãn nhu cầu ăn uống khách du lịch có thể tự nấu
ăn khi đi picnic, cắm trại hoặc có thể đến các nhà hàng để ăn vừa tiết kiệm thời gian
nấu nướng dành thời gian cho việc tham quan vừa có thể thưởng thức những món
đặc sản của mỗi vùng mà họ không thể tự nấu được.
- Dịch vụ vui chơi giải trí: là bộ phận quan trọng cấu thành nên sản phẩm du
lịch. Các dịch vụ vui chơi giải trí nhằm giúp du khách đạt được sự thú vị cao nhất
trong chuyến đi của mình. Các hoạt động vui chơi giải trí bao gồm tham quan, vãng
cảnh, chơi hoặc xem thể thao, tham dự các lễ hội, tham quan tượng đài, hay giải trí
tại các câu lạc bộ, các sòng bạc…
- Dịch vụ mua sắm: là hình thức giải trí không thể thiếu đối với nhiều du
khách. Khi tham quan du lịch một địa phương du khách có nhu cầu mua sắm quà
lưu niệm, hàng thủ công mỹ nghệ, tạp hoá, vải vóc… những sản phẩm đặc trưng
của địa phương đó.
Hạ tầng giao thông
7
Du lịch gắn liền với sự di chuyển của khách du lịch ra khỏi nhà để đến chỗ
lưu trú. Cho nên đường sá, sân bay, bến cảng… là những điều kiện để sự di chuyển
diễn ra trong những điều kiện tốt nhất và chi phí thấp nhất.
Cư dân địa phương
Du lịch tạo điều kiện cho du khách tiếp xúc với cư dân bản xứ. Thường các
cư dân khác nhau có những nếp sống và văn hoá khác nhau. Mối quan hệ giữa họ có
thể làm phát sinh mâu thuẫn. Cho nên thái độ của dân bản xứ ảnh hưởng lớn đến sự
cảm nhận mà du khách có đối với sản phẩm du lịch, vì vậy không nên coi nhẹ vấn
đề này.
3.3. Đặc điểm của sản phẩm du lịch
- Tính vô hình: bộ phận dịch vụ chiếm tỷ trọng cao, không sản xuất rập
khuôn, hàng loạt mà do nhiều cá thể tạo ra. Sản phẩm du lịch không mang tính vật
chất, không thể cân, đong, đo, đếm như các hàng hoá tiêu dùng khác.
- Tính không đồng nhất: sản phẩm du lịch về cơ bản là không cụ thể, vô
hình, gây khó khăn cho nhà quản lý, không thể kiểm tra chất lượng sản phẩm trước
khi mua. Chất lượng sản phẩm được đánh giá thông qua sự cảm nhận, thỏa mãn của
khách hàng sau khi tiêu dùng sản phẩm.
- Tính đồng thời giữa sản xuất và tiêu dùng: việc tiêu dùng sản phẩm du lịch
xảy ra cùng thời gian và địa điểm sản xuất ra chúng. Do đó, sản phẩm du lịch không
dự trữ được. Ngoài ra, với đặc điểm này nên khách du lịch không thể nhìn thấy sản
phẩm du lịch trước khi mua. Ngoài ra, không thể vận chuyển sản phẩm du lịch đến
với khách hàng mà du khách phải tự vận động đến nơi sản xuất ra sản phẩm du lịch.
- Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch có tính thời vụ: đó là hiện tượng lúc thì
không đáp ứng hết nhu cầu du lịch, lúc thì cầu du lịch lại quá thấp so với khả năng
cung ứng. Nguyên nhân chính là do trong du lịch lượng cung tương đối ổn định
trong thời gian tương đối dài, trong khi đó nhu cầu của khách hàng thì thường
xuyên thay đổi, làm nảy sinh độ chênh lệch thời vụ giữa cung và cầu, chính vì vậy
trong kinh doanh du lịch có tính thời vụ.
II. Các lĩnh vực kinh doanh du lịch
8
1. Vận chuyển du lịch
Du lịch gắn liền với sự di chuyển và các chuyến đi. Vì vậy mà vận chuyển du
lịch trở nên không thể thiếu được.
Phương tiện vận chuyển hàng không
Đây là loại phương tiện vận chuyển hiện đại, tiện nghi phù hợp với xu thế
toàn cầu hóa du lịch. Tuy nhiên, đây lại là phương tiện vận chuyển có chi phí cao,
chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ chi phí chuyến đi của du khách.
Phương tiện vận chuyển đường bộ
Đây là phương tiện vận chuyển giữ vị trí quan trọng trong vận chuyển du
lịch do chi phí thấp, có thể phù hợp với mọi đối tượng, khả năng cơ động cao, có
thể đến hầu hết các điểm du lịch. Tuy nhiên, phương tiện này còn chậm, thiếu tiện
nghi, không đi được nơi có địa hình hiểm trở, chỉ phù hợp cho phát triển du lịch
trong nước.
Phương tiện vận chuyển đường sắt
Hiện nay phương tiện vận chuyển đường sắt đang có vị trí quan trọng trong
phát triển du lịch do có nhiều lợi thế về chi phí, khả năng an toàn cao, tiện lợi có thể
thỏa mãn nhu cầu ngắm cảnh.
Phương tiện vận chuyển đường thủy
Phương tiện vận chuyển đường thủy xuất hiện từ lâu đời nhưng mới được sử
dụng phục vụ cho du lịch nên còn mới mẻ. Trong tương lai, du lịch bằng phương
tiện vận tải này có nhiều điều kiện để phát triển.
2. Lưu trú
- Khách sạn: là cơ sở lưu trú đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng và tiện nghi cần
thiết phục vụ khách du lịch lưu trú, đáp ứng một số nhu cầu của khách về nghỉ ngơi,
ăn uống, vui chơi, giải trí và các dịch vụ khác.
- Mô-ten (Motel): là cơ sở lưu trú được xây dựng gần đường giao thông, với
kiến trúc thấp tầng, bảo đảm các dịch vụ phục vụ lưu trú cho khách du lịch đi bằng
9
phương tiện vận chuyển, có dịch vụ bảo dưỡng, sữa chữa phương tiện vận chuyển
cho khách.
- Làng du lịch: là cơ sở lưu trú bao gồm quần thể các ngôi nhà được quy
hoạch, xây dựng với các tiện nghi và các dịch vụ phục vụ cho sinh hoạt, nghỉ ngơi
và vui chơi giải trí cần thiết của du khách.
- Băng-ga-lâu (Bungalow): là cơ sơ lưu trú được làm bằng gỗ hoặc các vật
liệu nhẹ khác theo phương pháp lắp ghép đơn giản.
- Biệt thự: là nhà kiên cố, có phòng khách, phòng ngủ, bếp, chỗ để phương
tiện giao thông, sân vườn phục vụ khách lưu trú.
- Căn hộ cho thuê: là nhà kiên cố có đủ tiện nghi cần thiết phục vụ khách du
lịch lưu trú.
- Cắm trại: là khu vực được quy hoạch, có trang thiết bị phục vụ khách du
lịch đến cắm trại, nghỉ ngơi…
3. Ăn uống
Ăn uống là nhu cầu không thể thiếu của khách du lịch và phục vụ ăn uống
trở thành một hoạt động kinh doanh đáng kể trong du lịch. Tham gia phục vụ ăn
uống có các loại hình như nhà hàng, quán bar, các quán cà phê…
4. Các hoạt động giải trí
Các hoạt động giải trí bao gồm các hoạt động tại các công viên giải trí, bách
thảo, viện bảo tàng, các di tích lịch sử, các lễ hội dân gian, các hoạt động mua
sắm…
5. Lữ hành và các hoạt động trung gian
Lữ hành và các hoạt động trung gian thực hiện các hoạt động trung gian kết
nối khách du lịch với các nhà cung ứng hàng hóa và dịch vụ du lịch.
Theo Khoản 14 Điều 14 Luật Du lịch Việt Nam 2005: Lữ hành là việc xây
dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch cho
khách du lịch [6].
10
Lữ hành và các hoạt động trung gian có khả năng cung cấp cho khách hàng
những sản phẩm đồng bộ trọn gói thông qua việc liên kết các dịch vụ của các nhà
cung ứng dịch vụ nhằm tạo ra cho khách hàng sự chủ động cao và hiệu quả trong
các chuyến đi du lịch.
III. Các loại hình du lịch
1. Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ của chuyến đi
- Du lịch quốc tế: là những chuyến du lịch mà nơi cư trú của khách du lịch và
nơi đến du lịch thuộc hai quốc gia khác nhau, khách du lịch đi qua biên giới và tiêu
ngoại tệ ở nơi đến du lịch.
Du lịch quốc tế bao gồm:
Du lịch quốc tế đến (Du lịch quốc tế nhận khách): là hình thức du lịch của
khách du lịch ngoại quốc đến một nước nào đó và tiêu ngoại tệ ở đó. Quốc gia nhận
khách du lịch nhận được ngoại tệ do khách mang đến nên được coi là quốc gia xuất
khẩu du lịch.
Du lịch ra nước ngoài (Du lịch quốc tế gửi khách): là chuyến đi của một cư
dân trong một nước đến một nước khác và tiêu tiền kiếm được ở đất nước của mình.
Quốc gia gửi khách được gọi là quốc gia nhập khẩu du lịch.
- Du lịch nội địa: là hình thức đi du lịch mà điểm xuất phát và điểm đến của
khách cùng nằm trong lãnh thổ một quốc gia.
2. Căn cứ vào mục đích của chuyến đi
- Du lịch sinh thái: hấp dẫn những người thích tận hưởng bầu không khí
ngoài trời, thích thưởng thức phong cảnh đẹp và đời sống động thực vật hoang dã.
- Du lịch văn hóa: thu hút những người mà mối quan tâm của họ chủ yếu là
truyền thống lịch sử, phong tục tập quán, nền văn hóa nghệ thuật của nơi đến.
- Du lịch MICE: MICE là viết tắt của Meetings (hội họp), Incentives (khen
thưởng), Conventions/Conferences (hội thảo/hội nghị) và Exhibitions/Events (hội
chợ triển lãm/sự kiện). Du khách tham gia loại hình du lịch này thường kết hợp nghỉ
11
ngơi, tham quan với việc tham dự các cuộc họp, hội thảo, hội nghị, triển lãm, sự
kiện.
- Du lịch chữa bệnh: mục đích chính của du khách là du lịch để chữa bệnh ở
một vùng đất khác vì chất lượng tốt hơn, mức giá hợp lý hơn.
- Du lịch nghỉ dưỡng: loại hình du lịch giúp cho con người phục hồi sức khoẻ
và lấy lại tinh thần sau những ngày làm việc mệt mỏi, những căng thẳng thường
xuyên xảy ra trong cuộc sống.
- Du lịch sex (tình dục): khách du lịch tham gia loại hình du lịch này để có
thể được dễ dàng thỏa mãn nhu cầu sex.
- Du lịch tình nguyện: mục đích chính của du khách là đến giúp đỡ người
dân ở những vùng đất còn gặp nhiều khó khăn, giúp họ xây nhà, dạy học cho trẻ
em, truyền bá lối sống văn hóa…
- Du lịch nông nghiệp: du khách đến khám phá các vùng nông thôn, cùng
tham gia vào các hoạt động nông nghiệp với người dân như trồng trọt, chăn nuôi…
để hiểu biết hơn về cuộc sống của họ.
- Du lịch mạo hiểm: du khách tham dự các hoạt động như leo núi, trekking
(tức là khoác ba lô trên vai, đi bộ đến vùng nông thôn, vào rừng hoặc xuyên núi để
tìm hiểu thiên nhiên cũng như cuộc sống của người dân bản xứ) … khám phá những
vùng đất mà nhiều người chưa đến.
- Du lịch thể thao: du khách viếng thăm các địa điểm để chơi các môn thể
thao hoặc theo dõi các trận đấu mà có thần tượng của họ tham gia
3. Căn cứ vào loại hình lưu trú
- Du lịch ở trong khách sạn: là loại hình du lịch phổ biến nhất, loại hình này
phù hợp với những người lớn tuổi, những người có thu nhập cao vì ở đây các dịch
vụ hoàn chỉnh hơn, có hệ thống hơn, chất lượng phục vụ cao hơn nhưng giá cả cao
hơn.
12
- Du lịch ở trong mô-ten: mô-ten là các khách sạn được xây dựng ven đường
xa lộ nhằm phục vụ cho khách du lịch bằng xe hơi. Ở đây có các gara để xe cho du
khách. Các dịch vụ trong mô-ten phần lớn là tự phục vụ.
- Du lịch ở trong nhà trọ: nhà trọ là những khách sạn loại nhỏ của tư nhân.
Giá cả thường rất phù hợp với các du khách có thu nhập thấp.
- Du lịch cắm trại: là loại hình du lịch được phát triển với nhịp độ cao và
được giới trẻ ưa chuộng. Đầu tư cho loại hình du lịch này không cao, chủ yếu sắm
lều, bạt, giường gấp và một số dụng cụ đơn giản rẻ tiền.
4. Căn cứ vào thời gian của chuyến đi
- Du lịch ngắn ngày: chuyến đi thường vào cuối tuần từ 1 – 2 ngày trong
phạm vi gần.
- Du lịch dài ngày: thường là các chuyến đi có thời gian từ 1 tuần đến 10
ngày trở lên.
5. Căn cứ vào hình thức tổ chức chuyến đi
- Du lịch theo đoàn: các thành viên tham dự đi theo đoàn và thường có sự
chuẩn bị tinh thần từ trước.
- Du lịch cá nhân: khách du lịch đi riêng lẻ một hoặc hai người với những
cách thức và mục đích khác nhau.
6. Căn cứ vào lứa tuổi của du khách
- Du lịch của những người cao tuổi
- Du lịch của những người trung niên
- Du lịch của tầng lớp thanh niên
- Du lịch của tầng lớp thiếu niên và trẻ em
7. Căn cứ vào việc sử dụng các phương tiện giao thông
- Du lịch bằng mô tô – xe đạp: trong loại hình du lịch này, mô tô và xe đạp
được làm phương tiện đi lại cho du khách từ nơi ở đến điểm đến du lịch. Nó được
phát triển ở nơi có địa hình tương đối bằng phẳng.
13
- Du lịch bằng tàu hỏa: được hình thành từ những năm 40 của thế kỉ 19.
Ngày này do sự phát triển của ngành đường sắt, số khách du lịch bằng tàu hỏa ngày
càng đông. Lợi thế của du lịch bằng tàu hỏa là: tiện nghi, an toàn, nhanh, rẻ, đi được
xa và vận chuyển được nhiều người.
- Du lịch bằng xe hơi: là loại hình du lịch được phát triển phổ biến và rộng
rãi nhất, nó có nhiều tiện lợi và được nhiều người ưa chuộng: nhanh, du khách có
điều kiện gần gũi với thiên nhiên, có thể dừng lại ở bất kì điểm du lịch nào…
- Du lịch bằng máy bay: là loại hình du lịch có nhiều triển vọng nhất, nó có
nhiều ưu thế: nhanh, tiện nghi. Tuy nhiên, giá cả của loại hình du lịch này lại quá
cao so với nhiều người.
- Du lịch bằng tàu biển: được phát triển ở những nước có bờ biển đẹp, có
nhiều vịnh, đảo, hải cảng, sông hồ…
8. Căn cứ vào phương thức hợp đồng
- Chương trình du lịch trọn gói: là chương trình được doanh nghiệp kết hợp
các dịch vụ liên quan trong quá trình thực hiện chuyến đi du lịch thành một sản
phẩm dịch vụ tổng hợp chào bán theo một mức giá – giá trọn gói.
- Chương trình du lịch từng phần: là chương trình có mức giá chào bán tùy
theo số lượng các dịch vụ thành phần cơ bản.
IV. Điều kiện cần thiết để phát triển du lịch
1. Tài nguyên du lịch
Theo Khoản 4 Điều 4 Luật Du lịch Việt Nam 2005: tài nguyên du lịch là
cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hoá, công trình lao động
sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp
ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch,
tuyến du lịch, đô thị du lịch [6].
Tài nguyên du lịch càng phong phú đa dạng càng có khả năng hấp dẫn, lôi
cuốn du khách. Điều này có nghĩa là điểm đó có thể là nơi để du khách hướng đến,
thỏa mãn được nhu cầu đặc trưng của họ hay không.
14
Tài nguyên du lịch gồm có tài nguyên du lịch thiên nhiên và tài nguyên du
lịch nhân văn.
1.1. Tài nguyên du lịch thiên nhiên
Theo Điều 13 Luật Du lịch Việt Nam 2005: tài nguyên du lịch thiên nhiên
gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái, cảnh
quan thiên nhiên có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch [6].
Chính sự phong phú của những cấu trúc địa chất như hang động, vách đá…
đã làm nên sự hấp dẫn của những danh lam thắng cảnh như Động Phong Nha, Vịnh
Hạ Long, Núi Ngũ Hành Sơn… Những vùng địa hình đa dạng tạo ra bộ mặt hấp
dẫn của thắng cảnh và là yếu tố đập vào mắt du khách, lôi cuốn du khách. Ngoài ra
điều kiện khí hậu mát mẻ, ôn hòa, hệ động thực vật phong phú càng làm tăng thêm
sức hấp dẫn của các điểm du lịch.
1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn
Theo Điều 13 Luật Du lịch Việt Nam 2005: tài nguyên du lịch nhân văn gồm
truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hoá, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách
mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người và các di
sản văn hoá vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng nhằm phục vụ mục đích
du lịch [6].
Du khách đến khám phá một vùng đất không những chỉ tìm hiểu về điều kiện
thiên nhiên, ngắm cảnh sắc thiên nhiên mà còn để tìm hiểu về văn hóa, con người,
phong tục tập quán của con người ở mảnh đất đó. Chính vì vậy, các công trình kiến
trúc như chùa tháp, lăng tẩm, cung điện, viện bảo tàng… các lễ hội đặc trưng của
một vùng miền luôn thu hút sự khám phá của du khách bốn phương.
2. Điều kiện sẵn sàng đón tiếp
2.1. Cơ sở vật chất – kĩ thuật trong du lịch
Các cơ sở vật chất – kĩ thuật trong du lịch bao gồm các phương tiện vật chất
tham gia vào việc tạo ra và cung ứng các dịch vụ và hàng hóa du lịch (sản phẩm du
lịch). Để du lịch phát triển thì cơ sở vật chất – kĩ thuật phải được đầu tư hiện đại và
đồng bộ.
15
Cơ sở vật chất kĩ thuật trong du lịch bao gồm cơ sở hạ tầng chung của xã hội
được sử dụng trong du lịch như mạng lưới giao thông, điện, nước, hệ thống y tế,
ngân hàng, bảo hiểm và cơ sở vật chất kĩ thuật riêng của ngành du lịch như các cơ
sở lưu trú, các cơ sở phục vụ ăn uống, các cơ sở phục vụ các dịch vụ bổ sung (hội
nghị, phòng tiệc, các quầy hàng lưu niệm, trung tâm thể thao, sòng bạc…), các
phương tiện chuyên chở.
2.2. Lực lượng lao động trong du lịch
Con người – lực lượng lao động là một trong những yếu tố then chốt quyết
định sự phát triển của ngành du lịch. Để du lịch phát triển cần xây dựng một đội ngũ
nhân lực du lịch dồi dào về cả số lượng lẫn chất lượng. Một trong những tố chất
quan trọng mà nhân viên du lịch cần có là sự thân thiện. Sự thân thiện tạo cho du
khách cảm giác thoải mái, dễ chịu. Ngoài ra, lao động trong ngành du lịch cần có
kiến thức nghiệp vụ và trình độ chuyên môn thành thạo, có kĩ năng nghề nghiệp
cao, có trình độ ngoại ngữ nhất định. Một số yêu cầu khác đối với lao động trong
ngành du lịch là ngoại hình khá, sức khỏe tốt, khả năng giao tiếp tốt, hiểu biết tâm
lý khách, có những hiểu biết về xã hội, hội họa, thể thao…
2.3. Tổng hợp điều kiện đón tiếp và phục vụ trong du lịch
Đó là trình độ phối hợp các dịch vụ riêng lẻ thành các sản phẩm hoàn chỉnh
và tạo điều kiện dễ dàng cho việc mua sản phẩm của khách hàng. Như vậy vấn đề
cốt yếu ở đây là sự lớn mạnh của các đơn vị kinh doanh lữ hành, mối quan hệ giữa
các đơn vị kinh doanh lữ hành với các đơn vị cung ứng dịch vụ du lịch và giữa các
đơn vị cung ứng dịch vụ du lịch với nhau.
Đó là trình độ tổ chức và quản lý của cơ quan quản lý nhà nước trong ngành
du lịch thể hiện ở việc xây dựng và kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, tổ chức
tuyên truyền, quảng bá, thanh tra các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp du lịch... Trong đó công tác tuyên truyền quảng bá du lịch đóng một vai trò
quan trọng trong việc tăng cường thông tin cho du khách về tiềm năng du lịch của
đất nước.
16
Đó là các điều kiện cần thiết để đảm bảo an toàn cho du khách, bao gồm sự
ổn định về chính trị và sự đảm bảo về vệ sinh tại điểm du lịch nhằm bảo vệ sức
khỏe và tính mạng của khách du lịch trong cả chuyến đi.
V. Các tác động của du lịch
1. Các tác động về kinh tế
Sự phát triển của ngành du lịch ở một vùng, quốc gia sẽ tạo nên những phản
ứng, ảnh hưởng tích cực đối với nền kinh tế của vùng, quốc gia đó.
Du lịch góp phần tăng GDP cho nền kinh tế quốc dân
Hiện nay, ở nhiều nước du lịch là một trong những ngành kinh doanh chủ
yếu, góp phần đáng kể vào GDP (tổng sản phẩm quốc nội).
Khi du khách rời khỏi nhà để thực hiện chuyến du lịch, họ vẫn có nhu cầu ăn
ngủ, đi lại, vui chơi giải trí... Điều này tạo điều kiện nảy sinh các ngành nghề kinh
doanh dịch vụ du lịch như kinh doanh nhà hàng, khách sạn, vận chuyển du lịch, lữ
hành, khu vui chơi giải trí... để đáp ứng nhu cầu của du khách. Du lịch càng phát
triển không chỉ kéo theo sự phát triển của các ngành kinh doanh du lịch mà còn các
ngành kinh tế khác như sản xuất hàng tiêu dùng, mỹ nghệ, trồng trọt, chăn nuôi...
Và kết quả của nó sẽ đem về thu nhập cho nền kinh tế, góp phần tăng GDP cho nền
kinh tế quốc dân.
Du lịch là ngành kinh tế mang về ngoại tệ cho đất nước, góp phần cân bằng cán
cân thanh toán quốc tế.
Khi khách du lịch thực hiện chuyến đi du lịch ở nước ngoài, họ phải chi trả
một khoảng tiền cho chuyến đi của mình. Thông thường khoảng 35% chi tiêu cho
chuyến đi của du khách được giữ lại nước xuất phát để chi trả cho phí làm hộ chiếu,
visa, vé máy bay.... 65% chi tiêu còn lại của du khách sẽ được dịch chuyển đến
quốc gia nhận khách để mua các hàng hoá, dịch vụ du lịch như lưu trú, ăn uống, vận
chuyển, thăm quan, giải trí... để thoả mãn các nhu cầu cho chuyến đi [2]. Điều này
đã góp phần làm tăng lượng ngoại tệ cho quốc gia nhận khách.
17
Tác động này có ý nghĩa rất lớn đối với hoạt động thanh toán quốc tế., góp
phần bổ sung thêm lượng ngoại tệ cho quốc gia nhận khách, cân bằng cán cân thanh
toán quốc tế.
Du lịch phát triển sẽ kích thích đầu tư
Nhìn chung, sự phát triển của bất kỳ ngành nào cũng tạo ra cơ hội đầu tư.
Nhưng khác với các ngành khác, ngành du lịch có một cấu trúc độc đáo – đó là
ngành được tạo nên bởi rất nhiều doanh nghiệp của hàng loạt các loại hình dịch vụ
khác nhau. Vì vậy, sự đầu tư của nhà nước vào cơ sở hạ tầng (hệ thống đường sá,
công viên…) và cả kiến trúc thượng tầng (nghệ thuật, lễ hội, văn hóa dân gian…)
nhằm tạo điều kiện cho du lịch phát triển, sẽ kích thích sự đầu tư rộng rãi của các
tầng lớp nhân dân và của các doanh nghiệp.
Du lịch phát triển sẽ mở rộng khả năng sử dụng lao động nhàn rỗi
Ở những ngành sản xuất truyền thống, một mặt do tốc độ tăng trưởng bị
chậm lại, mặt khác do quá trình hiện đại hoá qui trình sản xuất nhu cầu sức lao động
trong ngành này ngày càng giảm.
Trong khi đó, du lịch “ngành công nghiệp không khói” với sự phát triển
nhanh chóng đang tạo cơ hội tìm kiếm công ăn việc làm trong nền kinh tế quốc dân.
Đặc biệt tại các vùng nông thôn việc phát triển mô hình du lịch dựa vào cộng đồng
sẽ giải quyết việc làm cho người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo. Ở những nước
du lịch phát triển, tình trạng thất nghiệp sẽ giảm bớt một phần.
2. Các tác động về xã hội
Hoạt động du lịch ngày càng trở nên một hiện tượng phổ biến trong xã hội,
ngoài việc thoả mãn nhu cầu nghỉ ngơi, du lịch còn giúp cho du khách mở rộng kiến
thức, hiểu biết thêm về phong tục tập quán của nhân dân các địa phương khác nhau,
tạo sự giao lưu văn hoá giữa các dân tộc.
Do sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc mà giảm đi những hiểu lầm, thù
ghét lẫn nhau. Đây chính là nguồn cổ vũ quan trọng cho hoà bình thế giới.
18
Bên cạnh sự du nhập ào ạt của du khách với nền văn hóa xa lạ, cách sống xa
lạ đôi khi lại gây tác động xấu đến nền văn hoá xã hội ở nước nhận khách, làm hủy
hoại thuần phong mỹ tục, gia tăng các tệ nạn xã hội (mại dâm, bệnh tật…).
3. Các tác động về môi trường
Sự phát triển của du lịch góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của một
đất nước nói chung và của các địa phương nói riêng. Tuy nhiên hoạt động du lịch đã
có những tác động tiêu cực nhất định đến môi trường do tốc độ phát triển quá nhanh
trong điều kiện thiếu phương tiện xử lý môi trường, nhận thức và công cụ quản lý
nhà nước về môi trường còn hạn chế.
Tại nhiều địa điểm du lịch môi trường thiên nhiên bị tàn phá và ô nhiễm
nghiêm trọng. Chính con người đang hủy hoại môi trường sống của mình và tự
đánh mất cơ hội tái sử dụng chúng trong tương lai.
Như vậy, khi nhìn nhận ở từng góc độ khác nhau sẽ có những khái niệm khác
nhau về du lịch. Ở góc độ là một ngành kinh tế, du lịch đóng một vai trò hết sức
quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Để phát triển ngành kinh tế này chúng ta cần
có sự kết hợp giữa nguồn tài nguyên du lịch và các điều kiện sẵn sàng đón tiếp.
19
CHƯƠNG II:
KINH NGHIỆM CỦA THÁI LAN TRONG PHÁT TRIỂN
NGÀNH DU LỊCH
I. Một số vấn đề cơ bản về ngành du lịch Thái Lan
1. Lịch sử hình thành và cơ quản quản lý
Lịch sử hình thành
Ngành du lịch Thái Lan hình thành từ những năm 60 của thế kỉ 20 khi chiến
tranh giữa miền Bắc và miền Nam Việt Nam ngày càng leo thang. Rất nhiều lính
Mỹ được triệu tập vào Việt Nam, và lúc này Thái Lan trở thành một địa điểm du
lịch nghỉ dưỡng lý tưởng cho binh lính Mỹ sau những trận chiến. Kể từ đó, du lịch
Thái Lan tiếp tục phát triển và đạt được những thành tựu đáng kể như ngày hôm
nay.
Cơ quan quản lý
Cơ quan quản lý của ngành du lịch Thái Lan là Tổng cục Du lịch Thái Lan
(Tourism Authority of Thailand - TAT) được thành lập vào ngày 18 tháng 3 năm
1960. Đây là tổ chức đứng đầu ở Thái Lan chịu trách nhiệm về việc xúc tiến, quảng
bá du lịch. TAT cung cấp thông tin và các dữ liệu về du lịch ở các địa phương cho
công chúng, quảng bá đất nước và con người Thái Lan nhằm khuyến khích du
khách trong và ngoài nước đến du lịch Thái Lan; chỉ đạo việc nghiên cứu để xác lập
các kế hoạch phát triển du lịch ở các địa điểm du lịch; hợp tác và hỗ trợ việc phát
triển sản phẩm cũng như nguồn nhân lực cho du lịch.
Từ khi thành lập văn phòng đại diện đầu tiên ở Chiang Mai vào năm 1968
đến nay TAT đã có 22 văn phòng đại diện ở trong nước. TAT cũng đã thành lập
nhiều văn phòng dại diện ở ngoài nước và văn phòng đầu tiên là ở New York.
Trong suốt 30 năm qua, TAT đã thành lập thêm 15 văn phòng đại diện ở khắp nơi
trên thế giới [45].
2. Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển ngành du lịch của Thái Lan
2.1. Thuận lợi
20
Tài nguyên nhiên nhiên và tài nguyên nhân văn phong phú cùng với cơ sở hạ
tầng hiện đại và nguồn nhân lực dồi dào chất lượng cao là những thuận lợi cho Thái
Lan trong phát triển ngành du lịch.
2.1.1. Tài nguyên thiên nhiên
Vị trí địa lý
Nằm ở vị trí chiến lược giữa Châu Âu, Châu Đại Dương, Châu Phi và Châu
Á, Thái Lan được coi là cửa ngõ vào Châu Á. Vị trí này tạo cơ hội lớn cho Thái Lan
thu hút nhiều khách quốc tế.
Thái Lan có đường biên giới tiếp giáp với Malaysia ở phía nam, Myanmar ở
phía tây, Lào ở đông bắc, và Campuchia ở đông nam. Chính vì vậy nền văn hóa
Thái Lan phát triển từ rất sớm, kế thừa và pha trộn, ảnh hưởng nhiều nét độc đáo
của các dân tộc láng giềng tạo nên một Thái Lan với những bản sắc văn hóa riêng,
hấp dẫn du khách.
Địa hình
Lãnh thổ Thái Lan đuợc bao bọc bởi cả núi và biển. Ở vùng lỏng chảo Mae
Nam Phraya có rất nhiều kênh rạch, tạo nên những chợ nổi trên sông - một điểm mà
du khách đến đây không thể bỏ qua. Thủ đô Bangkok được mệnh danh là “Venice
của phương Đông” với vô số những các con kênh và các hoạt động buôn bán nhộn
nhịp. Ở vùng núi phía bắc có những ngọn đồi xanh rờn với cảnh quan thiên nhiên
tuyệt đẹp, các hang động và thác nước. Ở đây nổi tiếng với thành phố du lịch
Chiang Mai. Ở vùng đông bắc, sông Mê Kông chảy qua Thái Lan làm thành biên
giới giữa Thái Lan và Lào dài 1.600 km. Hiện nay hoạt động du lịch trên sông Mê
Kông phát triển rất mạnh nhờ vào sự hợp tác với các quốc gia khác ở tiểu vùng sông
Mê Kông như Myanmar, Lào, Việt Nam và tỉnh Vân Nam – Trung Quốc. Ở phía
nam có rất nhiều hòn đảo xinh đẹp và có những bãi biển thuộc loại đẹp nhất ở châu
Á như Phuket, Pattaya. Đây là một điều kiện thuận lợi để Thái Lan phát triển du
lịch biển với các khu nghỉ dưỡng cao cấp [5].
Hệ động thực vật
Thái Lan có một hệ động thực vật phong phú. Hiện nay Thái Lan có ít nhất 8
loại rừng khác nhau, trong đó không những chỉ có rừng mưa nhiệt đới với các loại
21
rừng lá hỗn hợp và rừng đước trên thủy triều mà còn có các loại rừng tre, thông và
một số dạng ôn đới ở độ cao 1.600 mét.
Vùng biển Inđô - Mã Lai là trung tâm của các loài sinh vật biển nên ở Thái
Lan có rất nhiều sinh vật biển sinh sống. Ở các vùng biển của Thái Lan có hơn
2.000 loài cá biển, chiếm 10% tổng các loài cá trên thế giới. Thái Lan còn có xấp xỉ
2.000 loài động vật thân mềm và 11.900 loài động vật không xương sống ở biển.
Thái Lan có khoản 1.774 loài động vật xương sống ở cạn (động vật có vú, chim, bò
sát, động vật lưỡng cư). Đây là quốc gia có nhiều loài động vật quý hiếm trên thế
giới sinh sống, nổi bật nhất là hổ, voi và bò tót khổng lồ [40].
Sự phong phú của các loài thực vật được thể hiện ở số lượng loài cây trong
một hecta đất rừng: đối với rừng nhiệt đới là hơn 100 loài/ha, đối với rừng hỗn hợp
là xấp xỉ 30 loài/ha, đối với rừng thường xanh là xấp xỉ 54 loài/ha. Thái Lan nằm
trong vùng khí hậu nhiết đới ẩm nên thuận lợi cho sự phát triển của hệ động thực
vật nhiệt đới. Thái Lan có xấp xỉ 15.000 loài thực vật, chiếm 8% tổng số loài thực
vật được tìm thấy trên thế giới [39].
2.1.2. Tài nguyên nhân văn
Du khách đến Thái Lan không những bị thu hút bởi cảnh sắc thiên nhiên tươi
đẹp mà còn bởi nền văn hóa, các di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, các công trình
văn hóa vật thể và phi vật thể đặc trưng.
Thái Lan có nhiều di tích lịch sử, mà điển hình là kinh đô cổ Ayutthaya với
nhiều di tích lâu đài, cung điện nguy nga. Ngoài ra, với 95% dân số theo đạo Phật,
Thái Lan là một xứ sở của chùa chiền với nhiều công trình Phật giáo đồ sộ. Theo số
liệu thống kê năm 2008, Thái Lan có 40.717 chùa Phật giáo trên toàn quốc, trong đó
chỉ tính riêng Bangkok cũng đã có hơn 400 ngôi chùa.
Thái Lan còn là một đất nước của lễ hội. Ở Thái Lan có những lễ hội truyền
thống của Phật giáo diễn ra trên toàn quốc như Magha Puja (các tín đồ tụ tập để
nghe đạo Phật), lễ Visakha (kỷ niệm các ngày phật đàn), lễ hội té nước... Ngoài ra
các vùng miền lại có những lễ hội riêng như lễ hội đua thuyền, lễ hội hoa… ở miền
Bắc, ở miền Nam thì các lễ hội có sự pha trộn giữa Hồi giáo và Phật giáo. Các bộ
lạc trên núi, các tín đồ Hồi giáo có những lễ hội riêng đặc trưng của mình.
22
2.1.3. Nguồn nhân lực
Theo số liệu thống kê đến năm 2008, 70,3% dân số Thái Lan đang trong độ
tuổi làm việc. Đây là một điều kiện thuận lợi để Thái Lan có thể huy động nhân lực
phát triển ngành du lịch. Ngoài ra, chất lượng nguồn nhân lực của Thái Lan khá tốt.
Trình độ ngoại ngữ, tính chuyên nghiệp của các hướng dẫn viên du lịch Thái Lan
luôn được du khách đánh giá cao.
2.1.4. Cơ sở vật chất kĩ thuật
Cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại là một thuận lợi lớn đối với sự phát triển của
du lịch của Thái Lan. Ở Thái Lan, hệ thống giao thông vận tải đường không, đường
sắt, đường bộ, đường biển đều được đầu tư phát triển. Ngoài ra, hệ thống cơ sở vật
chất kĩ thuật riêng của ngành du lịch như cơ sở lưu trú, ăn uống, giải trí, mua sắm
và tổ chức sự kiện đều rất hiện đại, đáp ứng được nhu cầu của du khách. Năm 2009,
trong bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh lữ hành và du lịch (Travel &
Tourism Competitiveness Index - TTCI) của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (World
Economic Forum - WEF) Thái Lan xếp thứ 40/133 nước về cơ sở hạ tầng du lịch
[32].
2.2. Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi thì Thái Lan vẫn còn gặp những khó khăn nhất
định trong phát triển ngành du lịch.
2.2.1. Sự bất ổn về chính trị
Sự bất ổn về chính trị là một trong những yếu tố làm giảm tính cạnh tranh
của ngành du lịch Thái Lan so với các nước trong khu vực. Tính từ sau chiến tranh
thế giới thứ II, tại Thái Lan đã có hàng chục cuộc đảo chính.
Vào tháng 12 năm 2008 những người áo đỏ (ủng hộ cựu Thủ tướng Thaksin)
biểu tình chống lại chính phủ, phong tỏa hai sân bay chính ở Bangkok trong vòng 1
tuần khiến 350.000 du khách bị kẹt tại Thái Lan.
Sang năm 2009 tình hình chính trị ở Thái Lan vẫn chưa hết bất ổn. Vào 11/4
các lực lượng áo đỏ xông vào nơi dự định tổ chức Hội nghị thượng đỉnh các Quốc
gia khu vực Đông Nam Á (Association of Southeast Asia Nations – ASEAN) ở khu
nghỉ mát Pattaya. Trong quý II năm 2009, sau khi Hội nghị cấp cao ASEAN tại
23
Pattaya bị hủy bỏ, lượng khách du lịch tới Thái Lan cũng giảm hẳn, chỉ còn 2,9
triệu lượt khách so hơn 3,5 triệu lượt khách cùng kỳ năm 2008 [10]. Sự kiện này đã
làm cho ngành du lịch Thái Lan bị thiệt hại 200 tỷ baht và đánh mất 257.000 việc
làm [43].
Gần đây nhất, vào ngày 12/3/2010 lực lượng áo đỏ lại tiến hành biểu tình ở
thủ đô Bangkok yêu cầu thủ tướng Abhisit từ chức và giải tán quốc hội. Cuộc biểu
tình biến thành bạo lực vào ngày 10/4 làm 21 người thiệt mạng và ít nhất 874 người
khác bị thương. Từ đó đến nay thỉnh thoảng vẫn có người bị thiệt mạng hoặc
thương tích trong cuộc biểu tình của những người áo đỏ. 47 quốc gia đã cảnh báo
công dân nên trì hoãn các chuyến du lịch tới Thái Lan. Trong đó có 10 quốc gia đã
để tình trạng cảnh báo ở mức cao nhất [48].
2.2.2. Thảm họa tự nhiên
Nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới nóng ẩm nhiều mưa, lại tiếp giáp với
Ấn Độ Dương nên Thái Lan cũng phải thường xuyên đối đầu với những trận lũ lụt
và sóng thần.
Gần đây nhất là trận sóng thần năm 2004, trận sóng thần này đã làm hơn
5.000 người tại Thái Lan thiệt mạng trong đó có khoảng 2.000 du khách quốc tế.
Trận sóng thần cũng đã nhấn chìm nhiều cơ sở vật chất của ngành du lịch như nhà
hàng, khách sạn, các di tích lịch sử… 6 tỉnh bị ảnh hưởng đều là những trung tâm
du lịch lớn của Thái Lan có doanh thu từ du lịch chiếm 17% tổng doanh thu du lịch
của cả nước. Các vùng bị ảnh hưởng có tới 1.130 khách sạn với tổng số phòng là
40.272. Thiệt hại đối với cơ sở vật chất du lịch ước tính lên tới 14.648,3 triệu baht
[31].
2.2.3. Nạn dịch
Các nạn dịch như AIDS, SARS, cúm gia cầm H5N1 cũng là cản trở đối với
sự phát triển của ngành du lịch Thái Lan.
Du lịch sex (Du lịch tình dục) là một loại hình du lịch hợp pháp và đem lại
nguồn thu lớn cho ngành du lịch Thái Lan nhưng đây cũng chính là nguyên nhân
gây nên sự lây lan của đại dịch HIV/AIDS. Kể từ năm 2006 trở lại đây trung bình
một năm Thái Lan có thêm khoảng 17.000 ca HIV/AIDS. Tính đến năm 2009 Thái
24