Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Nâng cao kiến thức và thực hành về phòng chống cận thị học đường của học sinh Trường Tiểu học Đình Xuyên, xã Đình Xuyên, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội, từ 01072014 đến 30062015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (356.18 KB, 38 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

--------MỤC LỤC
BỘ Y TẾ........................................................................................................................................i

DANH MỤC BẢNG................................................................................................v
ĐẶT VẤN ĐỀ..........................................................................................................1
MỤC TIÊU ĐÁNH GIÁ..........................................................................................4
CHƯƠNG 1: CÁC BÊN LIÊN QUAN..................................................................5
Sơ đồ các bên liên quan của chương trình can thiệp ...........................................7
(Chi tiết xem phụ lục 1)...........................................................................................7
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ.........................................................8
2.1. Đối tượng.............................................................................................................................8
2.2. Thời gian và địa điểm...........................................................................................................8
2.3. Thiết kế................................................................................................................................8
2.4. Chọn mẫu.............................................................................................................................8
2.4.1. Cỡ mẫu............................................................................................................................8
3. Cách thức chọn mẫu..............................................................................................................9
2.5. Xác định các câu hỏi và chỉ số đánh giá..............................................................................10
Khung logic (Chi tiết xem phụ lục 2).........................................................................................10
2.6. Xây dựng công cụ đánh giá................................................................................................13
2.7. Thu thập số liệu..................................................................................................................13
3.3.1. Phỏng vấn theo bộ câu hỏi định lượng..........................................................................13
4. Quan sát bằng bảng kiểm....................................................................................................14
2.8. Xử lý và phân tích số liệu...................................................................................................15
2.9. Khía cạnh đạo đức của nghiên cứu....................................................................................15


2.10. Hạn chế của nghiên cứu đánh giá....................................................................................15
a. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu............................................................................16


b. Kiến thức của học sinh về phòng chống cận thị học đường..................................................17
c. Thực hành của học sinh về phòng chống cận thị học đường.................................................18

CHƯƠNG 5: DỰ KIẾN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ..............................23
a. Dự kiến kết luận....................................................................................................................23

Dựa trên kết quả nghiên cứu, dự kiến những kết luận sau:...............................23
Kết luận về sự phù hợp, hiệu quả của các hoạt động được triển khai trong
chương trình..........................................................................................................23
Kết luận về sự thay đổi về kiến thức và thực hành của học sinh về phòng chống
CTHĐ so với trước can thiệp................................................................................23
Kết luận về sự thành công (thất bại) của chương trình can thiệp, ý nghĩa và
hạn chế của kết quả nghiên cứu...........................................................................23
b. Dự kiến khuyến nghị.............................................................................................................23

Dựa vào kết quả nghiên cứu, nhóm sẽ đưa ra những khuyến nghị và giải pháp
phù hợp giúp cho BGH nhà trường cũng như các ban ngành liên quan có
những can thiệp kịp thời nhằm nâng cao hơn nữa kiến thức, thực hành của học
sinh về phịng chống CTHĐ. Góp phần giảm tỷ lệ mới mắc CTHĐ ở học sinh
tiểu học nói chung và học sinh của trường Tiểu học Đình Xun nói riêng......23
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................24
PHỤ LỤC...............................................................................................................25
PHỤ LỤC 1: SƠ ĐỒ CÁC BÊN LIÊN QUAN CỦA CHƯƠNG TRÌNH CAN
THIỆP.................................................................................................................... 25
PHỤ LỤC 2: KHUNG LOGIC.............................................................................26
PHỤ LỤC 3: BỘ CÂU HỎI PHỎNG VẤN KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH
VỀ PHÒNG CHỐNG CẬN THỊ HỌC ĐƯỜNG CỦA HỌC SINH TRƯỜNG
TIỂU HỌC ĐÌNH XUYÊN...................................................................................27
ID:……………………………………....................................................................27
Ngày điều tra: ………/………./ 2015....................................................................27



Họ tên điều tra viên: ............................................................................................27
LỜI GIỚI THIỆU..................................................................................................27
PHỤ LỤC 4: BẢNG KIỂM QUAN SÁT TƯ THẾ NGỒI HỌC CỦA HỌC
SINH....................................................................................................................... 33
................................................................................................................................ 33


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BGH
CBYT
CSSK
CTHĐ
ĐTV
GSV
GVCN
HS
PC
PHHS
TTYT
TYT
UBND

Ban giám hiệu
Cán bộ y tế
Chăm sóc sức khỏe
Cận thị học đường
Điều tra viên
Giám sát viên

Giáo viên chủ nhiệm
Học sinh
Phòng chống
Phụ huynh học sinh
Trung tâm y tế
Trạm Y tế
Ủy ban nhân dân


DANH MỤC BẢNG

..................................................................................................................................


ĐẶT VẤN ĐỀ
Xã Đình Xuyên là một xã nằm ở phía Bắc huyện Gia Lâm, trung tâm cụm Bắc
Đuống, phía Bắc giáp với thị trấn Yên Viên, phía Nam giáp với xã Dương Hà, phía
Đơng giáp với xã Ninh Hiệp. Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 314 ha, bao gồm
9 thơn và 2 tổ dân phố. Tính đến năm 2013, dân số của xã với là 10.435 người với
2247 hộ gia đình sinh sống .
Về kinh tế, cơ cấu kinh tế của xã khá đa dạng, gồm 56,9% tiểu thủ công nghiệp
– xây dựng; 27,6% sản xuất thương mại – dịch vụ và 15,5% sản xuất nông nghiệp –
ngư nghiệp. Đặc trưng của xã trong phát triển kinh tế là tập trung vào lĩnh vực tiểu
thủ công nghiệp, sản xuất diêm, chế biễn gỗ, làm nến, tái chế dược liệu xuất khẩu…
Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm của xã là 13,08%, thu nhập bình quân đầu
người ước tính đạt 28 triệu đồng/người/năm (2013) .
Về văn hóa – xã hội, xã có 3 trường học bao gồm 1 trường Mầm non, 1 trường
Tiểu học và 1 trường Trung học cơ sở. Trong đó có 515 trẻ học mầm non, 671 học
sinh tiểu học, và 456 học sinh Trung học cơ sở . Xã Đình Xun có 7 di tích lịch sử
văn hóa đã được nhà nước xếp hạng như đền Trúc Lâm…. Nhìn chung, đời sống

kinh tế - văn hóa – xã hội của địa phương được đánh giá là tương đối cao so với mặt
bằng chung của huyện.
Về y tế, Trạm Y tế (TYT) xã Đình Xun được cơng nhận đạt chuẩn quốc gia
về y tế xã vào năm 2006 với hệ thống nhân lực, cơ sở hạ tầng và trang thiết bị y tế
khá đầy đủ. Trạm Y tế luôn đảm bảo thực hiện đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ
chuyên môn về CSSK ban đầu cho nhân dân, triển khai thực hiện tốt nhiều chương
trình y tế quốc gia như tiêm chủng mở rộng, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em,
CSSK sinh sản, vệ sinh an toàn thực phẩm…. Các vấn đề sức khỏe đáng quan tâm
tại xã hiện nay bao gồm các bệnh về hơ hấp, tai nạn thương tích, bệnh đường tiêu
hóa, bệnh da, xương khớp, thần kinh… Trong đó, các bệnh về hô hấp chiếm tỷ lệ
cao nhất trong cơ cấu bệnh tật của xã năm 2013 (30,7%), chủ yếu là các trường hợp
ho, viêm họng, viêm amidan, cảm cúm,… do yếu tố chuyển mùa, thay đổi thời tiết.
Các vấn đề sức khỏe khác chiếm các tỷ lệ thấp hơn: tai nạn thương tích (18,7%),

1


bệnh tiêu hóa (14,6%), bệnh về da (6,2%), xương khớp (5,5%) và các vấn đề sức
khỏe thần kinh (3,9%) .
Ngoài các vấn đề sức khỏe nổi cộm kể trên, các hoạt động về CSSK học đường
cho học sinh tại các trường học trên địa bàn cũng nhận được sự quan tâm của chính
quyền và các ban ngành đồn thể tại địa phương. Nhiều hoạt động nâng cao sức
khỏe học đường cho học sinh đã được triển khai thực hiện một cách tích cực. Trong
số đó phải kể đến các hoạt động can thiệp của chương trình phịng chống cận thị
học đường (CTHĐ) giành cho học sinh tiểu học. Theo báo cáo kết quả khám sức
khỏe học sinh năm học 2013-2014 của Trường Tiểu học Đình Xun cho thấy có
25,8% học sinh trong trường mắc CTHĐ. Tỷ lệ này cao hơn so với một số trường ở
các xã lân cận như Ninh Hiệp (15,1%), Yên Viên (13,8%), Phù Đổng (11,2%),
Dương Hà (6,7%) và cao hơn so với số liệu điều tra của Bệnh viện Mắt Hà Nội
(17,6%) . Bên cạnh đó tỷ lệ học sinh Trường Tiểu học Đình Xuyên mắc CTHĐ có

xu hướng tăng qua các năm, trong đó tăng cao nhất là từ năm 2012 đến năm 2013
(13,9% đến 25,8%). Học sinh khối lớp 4 và lớp 5 có tỷ lệ mắc CTHĐ cao hơn hẳn
so với 3 khối lớp còn lại .
Từ thực trạng trên, năm 2014, trường Tiểu học Đình Xun được chỉ đạo của
Phịng GD&ĐT huyện Gia Lâm phối hợp với Trung tâm Y tế huyện Gia Lâm, Trạm
Y tế xã Đình Xuyên triển khai thực hiện chương trình can thiệp “Nâng cao kiến
thức và thực hành về phòng chống cận thị học đường của học sinh Trường Tiểu học
Đình Xuyên, xã Đình Xuyên, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội, từ 01/07/2014 đến
30/06/2015”. Chương trình đươc lồng ghép với hoạt động nâng cao sức khỏe học
đường quốc gia và được tài trợ bởi tổ chức Tầm nhìn Thế giới – World Vision.
Trước khi thực hiện can thiệp, nhóm Cán bộ đánh giá của trường Đại học Y tế Công
cộng đã thực hiện một nghiên cứu đánh giá trước về kiến thức, thực hành của học
sinh trường Tiểu học Đình Xun về phịng chống CTHĐ và đã thu được kết quả
sau: tỷ lệ học sinh có kiến thức đạt, thực hành đạt về phòng chống CTHĐ lần lượt là
53,9% và 50,9%. Từ các số liệu nền trên, chương trinh can thiệp đã được triển khai
với 2 mục tiêu cụ thể: (1) Tăng tỷ lệ học sinh Trường Tiểu học Đình Xuyên, huyện
Gia Lâm, thành phố Hà Nội có kiến thức đạt về phịng chống cận thị học đường từ
2


53,9% lên 80% trong thời gian từ 01/07/2014 đến 30/06/2015. (2) Tăng tỷ lệ học
sinh Trường Tiểu học Đình Xuyên, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội có thực hành
đạt về phòng chống cận thị học đường từ 50,9% lên 70% trong thời gian từ
01/07/2014 đến 30/06/2015. Để đạt được 2 mục tiêu này, chương trình đã triển khai
các hoạt động bao gồm: tập huấn cho CBYT trường học về kiến thức, kỹ năng
truyền thơng về phịng chống CTHĐ; mở lớp tập huấn cho các giáo viên chủ nhiệm
(GVCN) để các thầy cơ có thể chia sẻ với phụ huynh học sinh (PHHS) trong buổi
họp phụ huynh và nhắc nhở học sinh trong các giờ học khi các bạn có những thực
hành không tốt tới mắt như ngồi sai tư thế, đọc sách quá gần mắt,…; phát tờ rơi có
nội dung về phòng chống CTHĐ cho PHHS trong buổi họp phụ huynh; tuyên

truyền về phòng chống CTHĐ lồng ghép trong các giờ chào cờ; tổ chức cuộc thi
“Mắt khỏe vui vẻ đến trường” trong buổi sinh hoạt ngoại khóa; treo, dán áp-phích
về phịng chống CTHĐ tại trường học; phát thời khóa biểu có hướng dẫn thực hành
về phịng chống CTHĐ cho học sinh.
Sau khi chương trình can thiệp này được triển khai, câu hỏi được đặt ra là sự
thay đổi về kiến thức cũng như thực hành của học sinh Trường Tiểu học Đình
Xun về phịng chống CTHĐ sau can thiệp có thay đổi như thế nào so với trước
can thiệp? Đồng thời, các hoạt động trong chương trình có góp phần đem lại hiệu
quả trong việc thay đổi kiến thức và thực hành của học sinh về phòng chống CTHĐ
hay khơng? Để trả lời những câu hỏi trên, nhóm cán bộ đánh giá của Trường Đại
học Y tế Công cộng đã tiến hành nghiên cứu: “Đánh giá kết quả triển khai
chương trình can thiệp Nâng cao kiến thức và thực hành về phòng chống tật
khúc xạ của học sinh Trường Tiểu học Đình Xuyên, huyện Gia Lâm, Hà Nội, từ
01/08/2015 đến 30/11/2015” nhằm xác định hiệu quả thực tế của chương trình can
thiệp mang lại. Từ đó sẽ đưa ra các khuyến nghị cho lãnh đạo nhà trường và lãnh
đạo địa phương trước các quyết định duy trì hoặc mở rộng hoạt động của chương
trình phịng chống CTHĐ trên địa bàn xã.

3


MỤC TIÊU ĐÁNH GIÁ
1. Đánh giá sự thay đổi kiến thức về phòng chống cận thị học đường của học sinh
Trường Tiểu học Đình Xuyên, xã Đình Xuyên, huyện Gia Lâm, Hà Nội từ
01/08/2015 đến 30/11/2015.
2. Đánh giá sự thay đổi thực hành về phòng chống cận thị học đường của học sinh
Trường Tiểu học Đình Xuyên, xã Đình Xuyên, huyện Gia Lâm, Hà Nội từ
01/08/2015 đến 30/11/2015.

4



CHƯƠNG 1: CÁC BÊN LIÊN QUAN
Bảng 1.1: Các bên liên quan của chương trình can thiệp và mối quan tâm
Các bên liên quan
Học sinh (HS)
1

trường Tiểu học
Đình Xun

Mối quan tâm
Nhóm hưởng lợi
 Tiếp cận các thơng tin về phịng chống CTHĐ.
 Tiếp cận các dịch vụ y tế liên quan đến CTHĐ.
 Tiếp cận với các dịch vụ y tế liên quan đến phịng chống
CTHĐ cho trẻ em có chất lượng.

2

Cộng đồng

 Tài liệu, thơng tin về phịng chống CTHĐ.
 Giảm tỷ lệ mới mắc CTHĐ cho trẻ em, góp phần giảm
gánh nặng bệnh tật cho cộng đồng.
Nhóm trung gian
 Giảm tỷ lệ HS mới mắc CTHĐ trong trường, qua đó góp

Ban giám hiệu
3


(BGH) trường Tiểu
học Đình Xun

phần nâng cao sức khỏe và kết quả học tập của HS.
 Xây dựng ngơi trường an tồn tại địa phương.
 Các hoạt động can thiệp diễn ra đúng kế hoạch.
 Kinh phí được phân bổ, sử dụng hợp lý, đúng dự toán.
 Giảm tỷ lệ HS mới mắc CTHĐ trong lớp, góp phần nâng

Giáo viên trường
4

Tiểu học Đình
Xuyên

cao sức khỏe và kết quả học tập của HS.
 Các hoạt động can thiệp triển khai tại lớp diễn ra đúng kế
hoạch.
 Có sự chỉ đạo, ủng hộ của BGH nhà trường.
 Có sự phối hợp chặt chẽ giữa giáo viên, CBYT, PHHS.
 Giảm tỷ lệ HS mới mắc CTHĐ trong trường.
 Thu hút sự tham gia của HS, sự hưởng ứng của các giáo

CBYT trường học
5

viên và PHHS.

của trường Tiểu học  Kiến thức và thực hành của HS về phịng chống CTHĐ.

Đình Xun

 Có thêm kiến thức chun mơn và kỹ năng truyền thơng
về phịng chống CTHĐ.

6

 Kinh phí được phân bổ và sử dụng hợp lý, đúng dự toán.
Phụ huynh học sinh  Giảm tỷ lệ HS mới mắc CTHĐ qua đó nâng cao sức
trường Tiểu học
Đình Xun

khỏe học sinh.
 Được cung cấp các kiến thức về phòng chống CTHĐ qua
5


đó có thể hỗ trợ phịng chống CTHĐ cho trẻ.
 Tiếp cận các dịch vụ y tế khi trẻ mắc CTHĐ.
 Giảm tỷ lệ mới mắc CTHĐ ở HS tiểu học trong xã, góp
7

Ủy ban nhân dân

phần nâng cao chất lượng sức khỏe cho người dân trong

(UBND) xã Đình

tương lai.


Xuyên

 Kế hoạch phối hợp với nhà trường và TYT được diễn ra
đúng kế hoạch.
 Giảm tỷ lệ HS tiểu học mới mắc CTHĐ trong xã

Cán bộ TYT xã phụ
8

trách lĩnh vực y tế
học đường

 Nâng cao sức khỏe cho người dân trong xã.
 Nâng cao kiến thức chuyên môn về phòng chống CTHĐ
 Các hoạt động can thiệp triển khai đúng kế hoạch.
 Kinh phí được phân bổ và sử dụng hợp lý, đúng dự toán.
 Sự phối hợp với nhà trường và sự ủng hộ của UBND xã
 Giảm tỷ lệ HS tiểu học Đình Xuyên mới mắc CTHĐ qua

9

Phịng giáo dục
huyện Gia Lâm

đó nâng cao sức khỏe của HS.
 Nâng cao chất lượng giáo dục của xã và huyện.
 Các hoạt động can thiệp được triển khai đúng kế hoạch.
 Kinh phí được phân bổ và sử dụng hợp lý, đúng dự toán.
 Giảm tỷ lệ HS mới mắc CHTĐ.
 Có thêm các hoạt động nâng cao sức khỏe được triển


Trung tâm Y tế
10

khai tại địa phương.

(TTYT) huyện Gia

 Các hoạt động can thiệp được triển khai đúng kế hoạch.

Lâm

 Kinh phí được phân bổ và sử dụng hợp lý, đúng dự toán.
 Sự phối hợp chặt chẽ của UBND xã, phòng giáo dục và
nhà trường.
 Sự ủng hộ, phối hợp của các bên liên quan (HS, BGH

Nhóm cán bộ đánh
11

giá thuộc trường
Đại học Y tế Công
cộng, Hà Nội

12

Bộ Y tế (ngân sách
y tế quốc gia)

nhà trường, PHHS, UBND xã, TYT xã, TTYT, Phịng

Giáo dục,..)
 Sự chính xác, tin cậy của các thông tin được cung cấp.
 Các đánh giá được thực hiện tốt, đúng kế hoạch.
 Đạt được mục tiêu đánh giá theo cam kết của nhà tài trợ.
Nhóm tài trợ
 Kinh phí được phân bổ và sử dụng hợp lý, đúng dự toán
 Nguồn tài trợ bền vững.
6


 Các hoạt động can thiệp được triển khai đúng kế hoạch.
 Các hoạt động can thiệp/dịch vụ cung cấp phù hợp với
chính sách quốc gia.
 Sự cam kết phối hợp của các ban ngành trong quá trình
triển khai can thiệp.
 Xây dựng các hoạt động để nâng cao chất lượng hoạt
động của hệ thống y tế.
 Giảm tỷ lệ HS trường tiểu học Đình Xun mắc CTHĐ
qua đó góp phần nâng cao sức khỏe trẻ em.
 Kinh phí được sử dụng đúng theo dự toán.
 Các hoạt động can thiệp được triển khai đúng kế hoạch.
 Các báo cáo hoạt động của chương trình đáp ứng được
yêu cầu của nhà tài trợ.
Tổ chức Tầm nhìn
13

 Thiết kế, mục tiêu và thực hiện chương trình phù hợp với

thế giới - World
Vision


điều kiện kinh tế, xã hội của địa phương.
 Giảm tỷ lệ trẻ em mắc CTHĐ, góp phần nâng cao sức
khỏe tồn diện cho trẻ.
 Xây dựng được hình ảnh tốt trong con mắt của nước
nhận tài trợ.
 Chương trình đem lại các kết quả bền vững.

 Sơ đồ các bên liên quan của chương trình can thiệp
(Chi tiết xem phụ lục 1)

7


CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ
2.1. Đối tượng
Đối tượng tham gia đánh giá trước can thiệp là học sinh từ lớp 1 tới lớp 4,
trường Tiểu học Đình Xuyên trong năm học 2014 - 2015. Do đánh giá sau một năm
can thiệp, các em học sinh sẽ lên lớp lớp 2 đến lớp 5.
Đối tượng được lựa chọn tham gia đánh giá cần đáp các tiêu chuẩn sau:
Các em học sinh tự nguyện tham gia đánh giá.
Vì các em học sinh tiểu học còn nhỏ chưa đủ 18 tuổi nên để tham gia đánh giá
cần sự đồng ý của phụ huynh thông qua việc ký vào Phiếu đồng ý tham gia
đánh giá được phát trong buổi học phụ huynh đầu năm.
Các tiêu chuẩn loại trừ đối tượng tham gia đánh giá:
Các em học sinh nghỉ ốm hoặc vắng mặt trong thời điểm thực hiện đánh giá.
2.2. Thời gian và địa điểm
Đánh giá trước can thiệp đã được thực hiện từ 01/02/2015 đến 30/05/2015.
Đánh giá sau can thiệp được dự kiến thực hiện 01/08/2015 đến 30/11/2015.
Địa điểm thực đánh giá là trường Trường Tiểu học Đình Xuyên, xã Đình

Xuyên, huyện Gia Lâm, Hà Nội.
2.3. Thiết kế
Thiết kế một nhóm đánh giá trước và sau can thiệp.
2.4. Chọn mẫu
2.4.1.

Cỡ mẫu

Áp dụng công thức tính cỡ mẫu sau:

Ζ12−α / 2 . p.(1 − p )
n=
d2
Trong đó:
- n: Số học sinh tham gia đánh giá
- p: 0,75 (theo nghiên cứu của Đặng Văn Minh (năm 2014): tỷ lệ học sinh có
kiến thức đạt về phòng chống cận thị trong nghiên cứu “Khảo sát kiến thức của học
sinh về phòng chống cận thị tại 3 trường tiểu học trên địa bàn Hà Nội” )
-

Ζ12−α / 2 = 1,96 với độ tin cậy 95%
8


-

α: là mức ý nghĩa thống kê, lấy α = 5%

-


d: sai số cho phép là 0,05

Kết quả tính được n = 288
Để tránh mất đối tượng nghiên cứu, nhóm cộng thêm 5% đối tượng, được cỡ
mẫu là: N= 302.
3.

Cách thức chọn mẫu
Chọn mẫu theo phương pháp chọn mẫu phân tầng, vì số học sinh mỗi khối gần

như nhau (khoảng 40 học sinh/lớp), nhóm đánh giá lấy học sinh tại 4 khối học theo
tỉ lệ 1:1:1:1. Tức là mỗi khối chọn 76 học sinh (N:4) theo phương pháp ngẫu nhiên
đơn: lập danh sách học sinh tại mỗi khối, đưa vào máy tính và chọn ngẫu nhiên 76
học sinh mỗi khối.

9


2.5. Xác định các câu hỏi và chỉ số đánh giá
 Khung logic (Chi tiết xem phụ lục 2)
Bảng 2.1: Kế hoạch thu thập thông tin
Mục tiêu/ Hoạt

Câu hỏi

động

đánh giá

Chỉ số


Định nghĩa/Cách tính

Tỷ lệ học sinh có kiến Số học sinh có kiến thức đạt về
thức đạt về PC CTHĐ

PC CTHĐ/ Tổng số học sinh

tham gia đánh giá
Tỷ lệ học sinh có kiến Số học sinh có kiến thức đạt về
thức đạt về nguyên nguyên nhân gây CTHĐ/ Tổng
nhân gây CTHĐ
số học sinh tham gia đánh giá
Tỷ lệ học sinh có kiến Số học sinh có kiến thức đạt về
thức đạt về biểu hiện biểu hiện của CTHĐ/Tổng số
của CTHĐ
học sinh tham gia đánh giá
Tỷ lệ học sinh có kiến Số học sinh có kiến thức đạt về

Mục tiêu 1: Đánh
giá sự thay đổi kiến
thức về phòng chống

Kiến thức

cận thị học đường

về phòng

của học sinh Trường


chống

Tiểu

thức đạt về tác hại của tác hại của CTHĐ/ Tổng số học
CTHĐ
sinh tham gia đánh giá
Tỷ lệ học sinh có kiến Số học sinh có kiến thức đạt về
thức đạt về cách phịng cách phịng tránh CTHĐ/ Tổng

học

Đình

CTHĐ của



Đình

học sinh

tránh CTHĐ
số học sinh tham gia đánh giá
Tỷ lệ học sinh có kiến Số học sinh có kiến thức đạt về

Xuyên, huyện Gia

như thế


thức đạt về tư thế ngồi tư thế ngồi học đúng/Tổng số

Xuyên,
Lâm,



Nội

từ

nào?
10

Thời gian

Phương pháp

Nguồn thu

thu thập

thu thập
Phỏng vấn qua

thập

bộ câu hỏi định


Học sinh

14/918/9/2015
14/918/9/2015
14/918/9/2015
14/918/9/2015
14/9-

lượng
Phỏng vấn qua
bộ câu hỏi định

Học sinh

lượng
Phỏng vấn qua
bộ câu hỏi định

Học sinh

lượng
Phỏng vấn qua
bộ câu hỏi định

Học sinh

lượng
Phỏng vấn qua
bộ câu hỏi định


Học sinh

14/9-

lượng
Phỏng vấn qua

Học sinh

18/9/2015

bộ câu hỏi định

18/9/2015


học đúng
học sinh tham gia đánh giá
Tỷ lệ học sinh có kiến Sơ học sinh có kiến thức đạt về
thức đạt về ánh sáng ánh sáng phù hợp cho mắt khi
phù hợp cho mắt khi đọc sách, học tập và làm
học tập và làm việc

việc/Tổng số học sinh tham gia

lượng

14/918/9/2015

đánh giá

Tỷ lệ học sinh có kiến Số học sinh có kiến thức đạt về

Phỏng vấn qua
bộ câu hỏi định
lượng

Phỏng vấn qua

thức đạt về thời gian sử thời gian sử dụng Tivi, máy

14/9-

dụng Tivi, máy tính, tính, đọc sách/Tổng số học sinh

18/9/2015

đọc sách
tham gia đánh giá
Tỷ lệ học sinh có kiến Số học sinh có kiến thức đạt về

14/9-

Phỏng vấn qua

thức đạt về thời gian thời gian nghỉ trong quá trình

18/9/2015

bộ câu hỏi định


nghỉ trong quá trình sử sử dụng sử dụng Tivi, máy tính,

Học sinh

bộ câu hỏi định

Học sinh

lượng
Học sinh

lượng

dụng sử dụng Tivi, máy đọc sách/Tổng số học sinh tham
tính, đọc sách

gia đánh giá

Tỷ lệ học sinh có kiến Số học sinh có kiến thức đạt về
thức đạt về thời gian đi thời gian đi khám mắt định
khám mắt định kỳ
Mục tiêu 2: Đánh

Thực hành

giá sự thay đổi thực

phòng

14/9-


kỳ/Tổng số học sinh tham gia

18/9/2015

đánh giá
Tỷ lệ học sinh ngồi Số học sinh ngồi đúng tư thế

10/9/2015

đúng tư thế khi học bài

khi học bài/Tổng số học sinh

11

Phỏng vấn qua
bộ câu hỏi định

Học sinh

lượng
Quan sát bằng

Học sinh


tham gia đánh giá

bảng kiểm


Tỷ lệ học sinh có thời Số học sinh có thời gian xem
gian xem tivi hợp lý

tivi hợp lý/Tổng số học sinh

14/918/9/2015

tham gia đánh giá
Tỷ lệ học sinh có thời Số học sinh có thời gian sử
gian sử dụng máy tính dụng máy tính hợp lý/Tổng số
hợp lý

18/9/2015

học sinh tham gia đánh giá

hành về phòng chống

Tỷ lệ học sinh có thời Số học sinh có thời gian xem

cận thị học đường

gian học, đọc sách (báo, học, đọc sách (báo, truyện) liên

của học sinh Trường

chống

học


Đình

CTHĐ của



Đình

học sinh

Xuyên, huyện Gia

như thế

Tiểu
Xuyên,
Lâm,



01/08/2015
30/11/2015.

Nội

từ
đến

nào?


truyện) liên tục hợp lý

14/9-

tục hợp lý hợp lý/Tổng số học

14/918/9/2015

sinh tham gia đánh giá

Phỏng vấn qua
bộ câu hỏi định

Học sinh

lượng
Phỏng vấn qua
bộ câu hỏi định

Học sinh

lượng
Phỏng vấn qua
bộ câu hỏi định

Học sinh

lượng


Tỷ lệ học sinh có thời Số học sinh có thời gian nghỉ
gian nghỉ hợp lý trong hợp lý trong quá trình xem tivi,
quá trình xem tivi, sử sử

dụng

máy

tính,

đọc

dụng máy tính, đọc sách sách/Tổng số học sinh tham gia

14/918/9/2015

Phỏng vấn qua
bộ câu hỏi định

Học sinh

lượng

đánh giá
Tỷ lệ học sinh đi khám Số học sinh đi khám mắt định
mắt định kỳ 6 tháng/ lần kỳ 6 tháng/ lần/Tổng số học
sinh tham gia đánh giá

12


14/918/9/2015

Phỏng vấn qua
bộ câu hỏi định
lượng

Học sinh


2.6. Xây dựng công cụ đánh giá
Thông tin được thu thập qua việc phỏng vấn các em học sinh bằng bộ câu hỏi
định lượng (Chi tiết xem phụ lục 3) và bảng kiểm quan sát tư thế ngồi học của học
sinh (Chi tiết xem phụ lục 4). Bộ công cụ đã được xây dựng, chuẩn hóa, thử nghiệm,
chỉnh sửa phù hợp và sử dụng để tiến hành đánh giá trước can thiệp.
2.7. Thu thập số liệu
3.3.1.

Phỏng vấn theo bộ câu hỏi định lượng

Việc phỏng vấn sẽ được tiến hành theo từng khối lớp, mỗi khối sẽ được tiến
hành phỏng vấn trong một buổi.
Thời gian phỏng vấn dự kiến: Lịch cụ thể sẽ được đưa vào kế hoạch của nhà
trường trong tuần đó và được thơng báo tới các học sinh được lựa chọn. Mỗi cuộc
phỏng vấn dự kiến kéo dài khoảng 10 – 15 phút.
Địa điểm phỏng vấn dự kiến: Các học sinh được lựa chọn tham gia đánh giá sẽ
được tập trung tại phòng sinh hoạt chung của trường
 Việc tổ chức thu thập số liệu sẽ được tiến hành theo các bước như sau:
Bước 1: Liên hệ với nhà trường
Nghiên cứu viên liên hệ, gặp BGH trường Tiểu học Đình Xun và trình bày
mục đích nghiên cứu, cách thức tiến hành, xin danh sách học sinh có đủ tiêu chuẩn

tham gia đánh giá.
Bước 2: Tập huấn nội dung thu thập số liệu
Đối tượng tập huấn: 8 điều tra viên và 4 giám sát viên thuộc nhóm Cán bộ đánh
giá của trường Đại học Y tế Công cộng.
Nội dung tập huấn: Mục đích của cuộc điều tra, nội dung đánh giá, cách thức sử
dụng bộ câu hỏi và bảng kiểm, cách thức phỏng vấn, cách thức giám sát.
Thời gian, địa điểm: 1 buổi, tại trường Đại học Y tế Cơng cộng.
Giảng viên tập huấn: trưởng nhóm đánh giá.
Bước 3: Thu thập thông tin và giám sát
Các bước cần thực hiện khi điều tra viên đi thu thập số liệu:
ĐTV phối hợp với GVCN và lớp trưởng ổn định chỗ ngồi và trật tự cho các học
sinh được chọn trong mẫu nghiên cứu ở lại lớp học.
13


ĐTV giới thiệu về bản thân, về nghiên cứu đánh giá và bộ câu hỏi phỏng vấn và
đề nghị sự hợp tác từ học sinh.
ĐTV thực hiện phỏng vấn học sinh qua bộ câu hỏi định lượng và điền câu trả lời
của học sinh vào phiếu phỏng vấn theo mẫu có sẵn.
ĐTV ghi chép lại các khó khăn phát sinh trong quá trình thu thập số liệu để phản
ánh cho GSV và nhóm đánh giá.
Kết thúc phỏng vấn, ĐTV tổng hợp lại số phiếu phỏng vấn trả lời và cảm ơn lớp
tham gia nghiên cứu.
Các bước cần thực hiện khi giám sát viên đi thu thập số liệu:
Trong quá trình thu thập thông tin tại 4 lớp học, GSV sẽ lựa chọn ngẫu nhiên 2
lớp để tiến hành giám sát.
Nội dung giám sát: giám sát ĐTV phụ trách lớp đó, giám sát về quy trình thu
thập thơng tin và giúp ĐTV giải quyết khó khăn, vướng mắc trong q trình
thu thập thông tin.
Bước 4: Tổng hợp phiếu phỏng vấn

Sau khi phỏng vấn xong mỗi học sinh thì GSV sẽ thu lại phiếu phỏng vấn từ các
ĐTV và kiểm tra lại thông tin để kịp thời phát hiện và chỉnh sửa các thiếu sót. Sau
mỗi buổi phỏng vấn, phiếu sẽ được tổng hợp lại và được chuyển cho trưởng nhóm
đánh giá giữ.
4.

Quan sát bằng bảng kiểm
Việc quan sát bằng bảng kiểm sẽ được tiến hành trong cùng một ngày với các
cuộc phỏng vấn học sinh, các ĐTV sẽ tiến hành quan sát bằng bảng kiểm trước
khi phỏng vấn.
Các bước cần thực hiện khi thu thập thông tin bằng bảng kiểm:
-

Phát phiếu giải đố cho các học sinh đợi phỏng vấn

-

Việc quan sát sẽ được tiến hành bởi các ĐTV trong thời gian học sinh đang
ngồi giải đố, Mỗi phòng phỏng vấn có 1 điều tra viên thực hiện quan sát thực
hành ngồi học. Kết thúc buổi quan sát, các điều tra viên sẽ được tổng hợp lại
bảng kiểm và nộp cho trưởng nhóm đánh giá.

14


2.8. Xử lý và phân tích số liệu
-

Làm sạch và mã hóa số liệu.


-

Nhập liệu bằng phần mềm EpiData 3.1.

-

Phân tích số liệu định lượng bằng phần mềm SPSS 18.0.

-

Thống kê mô tả: Sử dụng kỹ thuật thống kê để tính tốn các thơng số như tần
số, tỷ lệ % để mơ tả các biến số.

-

Thống kê phân tích: Sử dụng kiểm định khi bình phương (χ2) để so sánh sự
khác biệt giữa 2 tỷ lệ (trước và sau can thiệp).

2.9. Khía cạnh đạo đức của nghiên cứu
Nghiên cứu đánh giá được tiến hành dưới sự cho phép của Ban Giám hiệu
trường Tiểu học Đình Xuyên, giáo viên, phụ huynh và các ban ngành liên quan
khác. Tất cả học sinh đều được giải thích cụ thể, rõ ràng về mục đích và nội dung
đánh giá. Học sinh có quyền từ chối tham gia đánh giá vào bất kỳ thời điểm nào
trong q trình nghiên cứu. Tất cả các thơng tin phục vụ cho mục đích nghiên cứu
mà khơng phục vụ cho mục đích nào khác. Mọi thơng tin về học sinh sẽ được giữ bí
mật. Học sinh tham gia nghiên cứu tự mình điền vào phiếu trả lời mà khơng có bất
kỳ sự can thiệp hay định hướng nào từ phía ĐTV, cha mẹ, người thân hay thầy cơ
giáo trong trường. Số liệu sẽ được nghiên cứu viên cất giữ, bảo quản tại nơi an toàn.
2.10. Hạn chế của nghiên cứu đánh giá
Do nghiên cứu được tiến hành trên đối tượng học sinh tiểu học nên các em còn

hạn chế về nhận thức nên có thể chưa hiểu đúng được một số từ ngữ, câu hỏi trong
quá trình thu thập thông tin gây ảnh hưởng tới chất lượng đánh giá. Bên cạnh đó, do
tâm lý trẻ em thường lo sợ người lớn trách móc về việc mình trả lời khơng đúng nên
có thể sẽ trả lời khơng đúng so với thực tế.
Bộ công cụ thực hiện đánh giá trước và sau nghiên cứu giống nhau nên có thể
sẽ có những em học sinh đã trả lời phỏng vấn trước nghiên cứu nên khi trả lời lần
thứ hai kết quả sẽ tốt hơn so với thực tế.

15


CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ DỰ KIẾN
a. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.1: Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu
Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu
Khối lớp (n= )

Giới tính (n= )
Bị cận thị (n= )
Độ cận thị (n= )

Đeo kính (n= )

Thời gian bị cận thị
(n= )

Cách phát hiện bị cận
thị (n= )

Khối 2

Khối 3
Khối 4
Khối 5
Nam
Nữ

Khơng
Nhỏ hơn 1 độ
Từ 1 – 2 độ
Lớn hơn 2 độ
Khơng nhớ/Khơng biết

Khơng
Trước khi học lớp 1
Lớp 1
Lớp 2
Lớp 3
Lớp 4
Lớp 5
Không nhớ
Khám sức khỏe tại trường.
Bố mẹ chủ động đưa đi khám.
Khi thấy mắt khơng nhìn rõ mới
bảo bố mẹ đưa đi khám.
Khác

16

Tần số


Tỷ lệ (%)


b. Kiến thức của học sinh về phòng chống cận thị học đường
Bảng 3.2: Kiến thức của học sinh về phòng chống cận thị học đường trước và
sau can thiệp
Kiến thức đạt về phòng chống cận thị (n= )

Trước can thiệp
n
%

Sau can thiệp
n
%

Nguyên nhân gây cận thị
Biểu hiện của cận thị
Tác hại của cận thị
Cách phòng tránh cận thị
Tư thế ngồi học đúng
Ánh sáng phù hợp cho mắt
Thời gian xem tivi, sử dụng máy tính, đọc
sách hợp lý cho mắt
Thời gian nghỉ hợp lý trong quá trình xem
tivi, sử dụng máy tính, đọc sách
Thời gian nên đi khám mắt định kỳ

Nhận xét:
Bảng 3.3: Tỷ lệ học sinh các khối có kiến thức đạt về phòng chống cận thị học

đường trước can thiệp
Đạt

Khối học (n= )
n

%

Không đạt
n
%

Khối 1
Khối 2
Khối 3
Khối 4
Tổng

Nhận xét:
Bảng 3.4: Tỷ lệ học sinh các khối có kiến thức đạt về phòng chống cận thị học
đường sau can thiệp
Đạt

Khối học (n= )
n
Khối 1
Khối 2
17

%


Không đạt
n
%


Khối 3
Khối 4
Tổng

Nhận xét:
Bảng 3.5: Sự thay đổi kiến thức chung về phòng chống cận thị học đường trước
và sau can thiệp
(n= )

Trước can thiệp
n

%

Sau can thiệp
n

%

Đạt
Không đạt

-


Sử dụng kiểm định Chi-square

Nhận xét:
c. Thực hành của học sinh về phòng chống cận thị học đường
Bảng 3.6: Thời gian xem ti vi của học sinh trước và sau can thiệp
Trước can thiệp
n
%

Sau can thiệp
n
%

Có sử dụng ti vi
Thời gian
< 30 phút
30 phút – 1 tiếng
dành cho
1-2 tiếng
> 2 tiếng
Không rõ
Khác
Nhận xét:

Bảng 3.7: Thời gian sử dụng máy vi tính của học sinh trước và sau can thiệp
Trước can thiệp
n
%

Sau can thiệp

n
%

Có sử dụng máy vi tính
Thời gian
< 30 phút
30 phút - 1
dành cho
tiếng
1-2 tiếng
> 2 tiếng
Không rõ
Khác
Nhận xét:

Bảng 3.8: Thời gian đọc sách (báo, truyện) của học sinh trước và sau can thiệp
18


Trước can thiệp
n
%

Sau can thiệp
n
%

Có đọc truyện, sách, báo
Thời gian
Dưới 30

dành cho
việc đọc
truyện, sách,
báo trong 1
ngày (n= )

phút
Từ 30 phút
đến 1 tiếng
Từ 1-2 tiếng
Trên 2 tiếng
Không rõ
Khác

Nhận xét:
Bảng 3.9: Thời gian nghỉ giải lao trong quá trình xem ti vi, sử dụng máy tính,
đọc sách báo của học sinh trước và sau can thiệp
Trước can thiệp
n
%

Sau can thiệp
n
%

Có nghỉ giải lao trong q
trình xem ti vi, sử dụng
máy tính, đọc sách báo
Thời gian
5 – 10 phút

10 – 20 phút
nghỉ giải lao
> 20 phút
(n= )
Không rõ
Khác
Nhận xét:

Bảng 3.10: Thực hành của học sinh đọc sách (báo, truyện), viết (vẽ)
Thực hành của học sinh về việc làm khi học, đọc

Trước can

sách (báo, truyện), viết (vẽ)

thiệp
n

Vừa nằm vừa học, đọc sách,
viết, vẽ (n= )

Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Hiếm khi
Không bao giờ

Đưa sách, báo, truyện sát vào

Thường xuyên


mắt khi đọc (n= )

Thỉnh thoảng
Hiếm khi
19

%

Sau can thiệp
n

%


Không bao giờ
Đọc sách, báo, truyện ở chỗ

Thường xuyên

tối, thiếu ánh sáng (n= )

Thỉnh thoảng
Hiếm khi
Không bao giờ

Nhận xét:
Bảng 3.11: Tỷ lệ học sinh ngồi học đúng tư thế chia theo khối trước can thiệp
Đạt

Khối lớp (n= )

n

%

n

Không đạt
%

Khối 1
Khối 2
Khối 3
Khối 4
Tổng

Nhận xét:
Bảng 3.12: Tỷ lệ học sinh ngồi học đúng tư thế chia theo khối sau can thiệp
Đạt

Khối lớp (n= )
n

Không đạt
n
%

%

Khối 2
Khối 3

Khối 4
Khối 5
Tổng

Nhận xét:
Bảng 3.13: Sự thay đổi thực hành đúng về tư thế ngồi học trước và sau can
thiệp
Đạt

(n= )
n

Không đạt
%

Trước can thiệp
Sau can thiệp

Số liệu được lấy từ bảng kiểm quan sát tư thế ngồi học
Nhận xét:

20

n

%


×