Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Tiểu luận môn lý thuyết tài chính tiền tệ lý thuyết thị trường hiệu quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.97 KB, 15 trang )

Môn Học: Lý thuyết Tài Chính- Tiền Tệ
Đề tài số 4: LÝ THUYẾT THỊ TRƯỜNG HIỆU QUẢ
Lớp: Quản trị 17B
Mục lục:
Phần 1. Thị trường tài chính

1.

Cở sở hình thành thị trường tài chính

2.

Khái niệm

3.

Phân loại
- Căn cứ vào thời gian huy động vốn

-

Căn cứ vào cách thức huy động vốn

-

Căn cứ vào cơ cấu tổ chức

Phần 2. Lý thuyết thị trường hiệu quả

4.


Cơ sở hình thành lý thuyết thị trường hiệu quả

5.

Khái niệm lý thuyết thị trường hiệu quả

6.

Ý nghĩa lý thuyết thị trường hiệu quả

7.

Các loại hình thị trường hiệu quả

8.

Vận dụng lý thuyết thị trường hiệu quả dưới góc nhìn nhà đầu tư

9.

Một số tranh luận với lý thuyết thị trường hiệu quả

Phần 1. Thị trường tài chính

1. Cơ sở hình thành thị trường tài chính

1


Khi xã hội phát triển và nền sản xuất hàng hóa phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu, để đáp ứng nhu cầu

ngày càng đa dạng và phong phú của con người, quá trình tái sản xuất đã phát sinh hàng loạt các dự án đòi
hỏi những khoản vốn đầu tư lớn.
Các doanh nghiệp thường không thỏa mãn với quy mô hiện có và luôn có kế hoạch ứng dụng những tiến bộ
khoa học kĩ thuật nhằm cải tạo và mở rộng qui mô. Nhà nước cần vốn thực hiện những công trình phát triển
kinh tế- xã hội mà bản thân Ngân sách nhà nước không đủ khả năng đáp ứng. Tất cả điều này đã tạo nên
nhu cầu rất lớn về vốn đầu tư.
Bên cạnh đó, việc kinh tế phát triển sôi động đã đem lại nhiều hình thức sinh lời hấp dẫn hơn là cất kín
những đồng tiết kiệm của mình trong két sắt, người ta giờ muốn tìm mọi biện pháp để tiền sinh sôi.
Đây là nguồn tiền tạm thời nhàn rỗi từ các doanh nghiệp, các tổ chức và từ tầng lớp dân cư. Ngoài ra, với
xu hướng quốc tế hóa thị trường, thì những nguồn vốn nhàn rỗi từ nước ngoài cũng tạo nên nguồn cung
ứng vốn đầu tư đang đi tìm nơi dừng chân của chúng.
Thực tế khách quan nêu trên đã đặt ra yêu cầu là tạo điều kiện cho những dòng chảy của vốn gặp nhau
thông qua hàng loạt các hình thức đầu tư thích hợp, cho thấy nền kinh tế thị trường không chỉ là nơi gặp gỡ
của những nguồn cung – cầu hàng hóa mà còn là nơi diễn ra các quan hệ điều tiết vốn tiền tệ cùng sự giao
lưu giữa những nguồn cung- cầu về vốn.
Sự kết nối giữa cung và cầu về vốn được thực hiện dưới nhiều hình thức.
Hình thức đơn giản nhất và tồn tại lâu nhất là những quan hệ vay mượn trực tiếp từ tầng lớp dân cư hoặc
quan hệ tín dụng thương mại giữa các doanh nghiệp. Song với hình thức này, qui mô vốn vận động không
lớn và phạm vi điều tiết vốn không rộng vì chủ yếu chỉ diễn ra trên cơ sở quen biết và tín nhiệm giữa hai
chủ thể trong quan hệ tín dụng.
Phát triển hơn so với hình thức ban đầu, hình thức thứ hai ra đời nối kết cung và cầu về vốn là sự ra đời và
phát triển của các tổ chức tài chính trung gian như ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng, các công ty
tài chính. Hoạt động của các tổ chức này thật sự là nhịp cầu giao lưu giữa cung và cầu vốn vì chúng vừa là
người đi vay vừa là người cho vay. Vai trò trung tâm ở đây là các ngân hàng vì qui mô hoạt động rộng của
chúng. Tuy nhiên, dưới góc nhìn của nhà đầu tư thì việc gửi vốn vào ngân hàng để hưởng mức lãi suất cố
định chỉ phù hợp với những người muốn tìm chỗ ẩn náu an toàn về vốn, thêm nữa có hạn chế là nhà đầu tư
không biết chính xác đồng vốn của họ đang nằm trong lĩnh vực nào của nền kinh tế, cụ thể là nằm trong
vốn kinh doanh của công ty hay xí nghiệp nào.
Hình thức thứ ba được phát triển khi mà chủ thể đại diện cho nhu cầu vốn đầu tư không muốn thông qua
các tổ chức tài chính trung gian mà họ sẽ chủ động tìm kiếm nguồn vốn đầu tư bổ sung bằng cách phát

hành các chứng từ có giá.
Các chứng từ có giá đã thu hút sự quan tâm của giới đầu tư vì không những nó đa dạng và phong phú về
chủng loại, nhà đầu tư còn biệt được chính xác đường đi đồng vốn của mình, và họ có thể mua bán dễ dàng
các chứng từ có giá trên thị trường nên nhà đầu tư cảm thấy không bị bó buộc trong rủi may hạn hẹp. Trên
thực tế, một thị trường giao dịch các loại chứng từ có giá hình thành và phát triển ngày càng mạnh mẽ mà
người ta đã dùng thuật ngữ thị trường tài chính để chỉ ra nơi diễn ra các hoạt động mua bán các chứng từ có
giá trong nền kinh tế.
Như vậy, sự ra đời và phát triển các loại chứng từ có giá và quá trình giao lưu chuyển nhượng chúng trong
nền kinh tế vừa có tác dụng giải quyết nhu cầu vốn đầu tư cho các chủ thể vay vốn vừa là cơ sở hình thành
thị trường tài chính.

2


2. Khái niệm thị trường tài chính
Hiểu một cách đơn giản thị trường tài chính là nơi diễn ra các hoạt động mua bán các loại giấy có giá, nơi
gặp gỡ của các nguồn cung cầu về vốn, qua đó hình thành nên giá mua và bán các loại cổ phiếu, trái phiếu,
kỳ phiếu, tín phiếu,…hình thành nên giá cả các loại vốn đầu tư bao gồm: lãi suất đi vay, lãi suất cho vay,
lãi suất ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Tuy nhiên, một thị trường tài chính hoàn thiện và sôi động cần sự
kết hợp của nhiều yếu tố, trong đó có 3 yếu tố cơ bản:
- Đối tượng của thị trường tài chính: bao gồm nguồn cung và cầu về vốn trong xã hội của các chủ thể kinh
tế như nhà nước, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, các tầng lớp dân cư.
- Công cụ tham gia thị trường tài chính: là nguồn sống cho hoạt động của thị trường bao gồm các loại
chứng từ có giá như công trái do nhà nước phát hành, chứng khoán do doanh nghiệp phát hành, các loại trái
phiếu do các tổ chức tài chính phát hành, các dạng kỳ phiếu, séc…
- Chủ thể tham gia trên thị trường tài chính: là pháp nhân hay thể nhân đại diện cho những nguồn cung và
cầu về vốn nhàn rỗi, chủ yếu là các ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty bảo hiểm, quỹ đầu
tư… và đặc biệt là các công ty môi giới.

3. Phân loại thị trường tài chính

Dựa trên nhiều tiêu thức phân loại có thể nhìn thị trường tài chính theo những cấu trúc sau:
- Nếu căn cứ vào thời gian vận động của vốn, hay nói cách khác là kỳ hạn thanh toán của các chứng từ giao
dịch trên thị trường, thị trường tài chính được chia thành hai loại: thị trường tiền tệ và thị trường vốn.
Trong đó, thị trường tiền tệ có thời gian luân chuyển vốn không quá 1 năm, hình thức tài trợ vốn đặc trưng
là tài trợ gián tiếp thông qua hoạt động của các ngân hàng thương mại. Ngoài ra, công cụ của thị trường
tiền tệ là các khoản vay hay những chứng khoán đáo hạn trong vòng 1 năm và thường có độ an toàn tương
đối cao. Trong khi đó, thị trường vốn cung cấp các khoản vay mang tính dài hạn, với hình thức tài trợ trực
tiếp, các chủ thể có nhu cầu sẽ chủ động phát hành chứng khoán trên thị trường để huy động, thời gian đáo
hạn của các công cụ này là trên 1 năm nên rủi ro cũng cao hơn các công cụ trên thị trường tiền tệ.
- Nếu căn cứ vào hình thức huy động vốn, thị trường tài chính chia làm 2 loại: thị trường công cụ nợ và thị
trường vốn cổ phiếu. Trên thị trường các công cụ nợ, người cần vốn đứng ở tư thế người đi vay sẽ cam kết
trả lãi, kỳ hạn thanh toán và hoàn trả nợ gốc khi phát hành công cụ nợ để huy động vốn. Còn trên thị trường
vốn cổ phiếu, người cần vốn thường là các doanh nghiệp, kêu gọi sự liên kết vốn từ các nhà đầu tư cùng
tham gia với tư cách là những người đồng sở hữu cùng chia sẻ thu nhập ròng và tài sản của doanh nghiệp.
- Nếu căn cứ vào cơ cấu tổ chức, thị trường tài chính được phân làm hai loại là thị trường sơ cấp và thị
trường thứ cấp. Thị trường sơ cấp là nơi mà các chứng từ có giá được phát hành và bán cho người mua đầu
tiên. Trong khi đóm thị trường thứ cấp là nơi mua bán những chứng từ có giá đang lưu hành, đáp ứng nhu
cầu chuyển nhượng vốn đầu tư, tạo nên tính thanh khoản cho các công cụ trên thị trường làm tăng sức hút
đối với công chúng tham gia trên thị trường này.
Phần 2. Lý thuyết thị trường hiệu quả

4. Cở sở hình thành lý thuyết thị trường hiệu quả
Lý thuyết thị trường hiệu quả được phát triển từ lý thuyết dự tính hợp lý. Đây là 1 lý thuyết được đề xuất
bởi John Muth (27/12/1930- 23/10/2005), một nhà kinh tế học người Mỹ. Nội dung của lý thuyết là: Dự

3


tính sẽ không khác dự báo tối ưu (sự phỏng đoán tốt nhất về tương lai) bằng cách sử dụng mọi thông tin sẵn
có.

Để hiểu chính xác hơn về lý thuyết này, ta hãy xét 1 trường hợp có thể sẽ hay gặp trong đời sống của chúng
ta: lái xe đi làm. Giả định là 1 người khi không lái xe đi làm trong giờ cao điểm thì anh ta mất trung bình 30
phút cho chuyến đi của mình. Đôi khi anh ta mất 35 phút hoặc 25 phút, nhưng trung bình thời gian đi lại
ngoài giờ cao điểm là 30 phút. Tuy nhiên, nếu anh ta đi làm trong giờ cao điểm anh ta phải mất thêm 10
phút nữa để đến chỗ làm việc. Vậy nếu anh ta đi làm trong giờ cao điểm thì sự phỏng đoán tốt nhất về thời
gian mà anh ta đi (thời gian tối ưu) là 40 phút. Giả định ngày hôm sau, cũng trong điều kiện như vậy và
những dự tính như vậy, anh ta mất 45 phút để đi làm, 2 ngày hôm sau lại chỉ mất có 35 phút, thì việc dự
tính 40 phút đi làm của anh ta có còn hợp lý? Nó vẫn hợp lý, vì dự tính không phải hoàn toàn chính xác, và
việc không buộc phải hoàn toàn chính xác mới là hợp lý- nó chỉ cần là tốt nhất có thể trong điều kiện thông
tin có sẵn. Bởi vì, có thể có một số tính huống bất ngờ xảy ra trong thời gian lái xe, thì một dự báo tối ưu là
không hoàn toàn chính xác.
Và đây là điểm quan trọng về dự tính hợp lý: ngay cả khi mặc dù một dự tính hợp lý ngang bằng với dự báo
tối ưu sử dụng mọi thông tin có sẵn, thì điều tiên đoán thể hiện trong dự tính có thể không phải lúc nào
cũng hoàn toàn chính xác. Bởi hai lý do sau khiến một dự tính có thể không phải là hợp lý:
- Người ta có thể biết được mọi thông tin, nhưng họ quá lười để làm cho dự tính của họ là dự tính tốt nhất
có thể được.
- Người ta không thể biết một vài thông tin xác đáng sẵn sàng để sử dụng do vậy nên lấy trung bình, thì dự
đoán tốt nhất của họ về tương lai sẽ không đúng.
Một cách phát biểu hình thức hơn của lý thuyết, giả sử ta có:
X= biến số được dự tính
Xe= dự tính về biến số đó
Xof= dự báo tối ưu của X bằng cách sử dụng mọi thông tin sẵn sàng để dùng
Lý thuyết dự tính hợp lý như sau: Xe= Xof
Tức dự tính về X bằng dự báo tối ưu sử dụng mọi thông tin sẵn sàng để dùng.
Lý thuyết dự tính hợp lý có ý nghĩa bởi đơn giản là nếu không làm như vậy thì tốn kém. Ai cũng mong
muốn dự tính chính xác, cho nên có những sự thúc đẩy làm cho người ta cố gắng làm cho những dự tính đó
bằng với dự báo tối ưu bằng việc sử dụng mọi thông tin sẵn sàng để sử dụng. Việc cố gắng làm cho những
dự tính bằng với dự báo tối ưu được thấy mạnh mẽ nhất trên thị trường tài chính. Trên thị trường này người
dự tính tốt hơn thì làm giàu nhanh hơn. Lý thuyết dự tính hợp lý khi được áp dụng vào thị trường tài chính
còn có một tên khác là lý thuyết thị trường hiệu quả.

Có hai hàm ý của lý thuyết dự tính hợp lý đóng vai trò quan trọng trong việc phân tích tổng thể nền kinh tế.
- Nếu có một sự thay đổi trong cách vận động của một biến số, thì cách mà dự tính về biến số đó được hính
thành như thế nào cũng thay đổi theo.
- Những sai lầm dự báo của dự tính sẽ trung bình bằng không, và không thể dự báo sớm được.

5. Lý thuyết thị trường hiệu quả
4


Trong khi lý thuyết dự tính hợp lý được các nhà kinh tế tiền tệ phát triển, thì các nhà kinh tế tài chính phát
triển một lý thuyết song song về việc hình thành các dự tính trên thị trường tài chính. Nó đưa họ đến cùng
một kết luận với các nhà lý thuyết dự tính hợp lý: dự tính trên thị trường tài chính bằng với dự báo tối ưu sử
dụng mọi thông tin sẵn có. Các nhà kinh tế tài chính gọi lý thuyết của họ là lý thuyết thị trường vốn hiệu
quả hay lý thuyết thị trường hiệu quả, nhưng thực tế lý thuyết của họ đúng là một sự áp dụng của dự tính
hợp lý vào việc định giá chứng khoán (ở đây chứng khoán được hiểu không chỉ là cổ phiếu mà còn bao
gồm trái phiếu và một số tài sản tài chính khác).
Lý thuyết thị trường hiệu quả được phát triển bởi giáo sư Eugene Fama tại University of Chicago Booth
School of Business trong luận văn tiến sĩ của mình đầu những năm 1960s.
Nội dung của lý thuyết thị trường hiệu quả là: giá cả chứng khoán trên thị trường tài chính phản ánh hoàn
toàn mọi thông tin sẵn sàng.
Ta có thể xem một cách hính thức lý thuyết đó như sau:
Trước tiên ta có tỷ lệ lợi tức của việc giữ chứng khoán bằng với số tiền vốn thu được về chứng khoán (sự
thay đổi trong giá) cộng với bất kì khoản trả tiền mặt nào, chia cho giá ban đầu của chứng khoán:
RET= [Pt+1 - Pt + C]/ Pt (1)
Trong đó:
RET = tỷ lệ lợi tức về chứng khoán được nắm giữ từ thời điểm t đến thời điểm t + 1
Pt+1 = giá chứng khoán tại thời điểm t + 1, cuối thời kỳ giữ chứng khoán
C
= tiền mặt chi trả (phiếu lợi tức hay cổ tức) trong thời kỳ từ t đến t + 1
Bởi vì giá hiện hành Pt và tiền mặt chi trả C được biết từ đầu, cho nên biến số duy nhất trong việc xác định

lợi tức chưa biết là giá chứng khoán thời kỳ sau Pt+1. Ký hiệu dự tính giá chứng khoán vào cuối thời kỳ giữ
chứng khoán là Pt+1e thì lợi tức dự tính (RETe), là:
RETe = [Pt+1e - Pt + C]/ Pt
Lý thuyết thị trường hiệu quả cũng cho rằng dự tính giá cả tương lai là bằng với dự báo tối ưu về giá sử
dụng mọi thông tin sẵn sàng hiện có. Nói một cách khác, dự tính của thị trường giá cả chứng khoán trong
tương lai là hợp lý, cho nên:
Pt+1e = Pt+1of
Dự tính này lại hàm ý rằng lợi tức dự tính về chứng khoán sẽ bằng với dự báo tối ưu về lợi tức:
RETe = RETof (2)
Tuy nhiên, chúng ta không thể quan sát RETe hoặc Pt+1, nhưng nếu chúng ta có thể tìm vài cách đo lường trị
giá của lợi tức dự tính RETe, thì những phương trình đó sẽ có những hàm ý cho việc giá chứng khoán thay
đổi thế nào trên thị trường tài chính.
Bản thân giá chứng khoán trên thị trường chứng khoán cũng vận hành theo quy luật cung cầu thị trường,
tức lợi tức dự tính về chứng khoán sẽ có xu hướng tiến tới lợi tức thăng bằng, tức khi đó lượng cầu cân
bằng lượng cung. Điều đó có nghĩa là, lợi tức dự tính về chứng khoán (RETe) bằng lợi tức thăng bằng
(RET*), lợi tức thăng bằng này cân bằng lượng cầu với lượng cung chứng khoán, vậy ta có công thức:
RETe = RET* (3)
Kết hợp công thức (2) và (3) ta có : RETof = RET* (4)
phương trình này cho chúng ta biết: giá hiện hành trên thị trường tài chính sẽ được ấn định sao cho dự báo
tối ưu về lợi tức chứng khoán ứng dụng mọi thông tin sẵn sàng, cân bằng với lợi tức thăng bằng của chứng
khoán. Các nhà kinh tế tài chính phát biểu điều này đơn giản hơn: giá cả chứng khoán phản ánh mọi thông
tin sẵn có trong một thị trường hiệu quả.

5


6. Ý nghĩa lý thuyết thị trường hiệu quả
Chúng ta hãy xem một ví dụ sau để thấy lý thuyết thị trường hiệu quả có ý nghĩa thế nào trong thực tế.
Giả định lợi tức thăng bằng của chứng khoán, chẳng hạn cổ phiếu thường của Kinh Đô là 10% năm và giá
hiện hành của nó (Pt) thấp hơn sự dự báo tối ưu của giá ngày mai (Pt+1of), do vậy dự báo tối ưu của lợi tức

hàng năm là 50%, một lợi tức lớn hơn lợi tức thăng bằng 10%. Dựa vào đó, người ta có thể đoán trước
rằng, bình quân, lợi tức của Kinh Đô là cao khác thường. Tình hình này gọi là thời cơ lợi nhuận chưa khai
thác, bởi vì nói chung là người ta sẽ được lời nhiều hơn là cần kiếm được do đặc điểm của chứng khoán đó.
Với việc RETof > RET*, những nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán sẽ mua nhiều cổ phiếu của Kinh Đô
hơn, việc cầu về chứng khoán Kinh Đô tăng cao đẩy giá hiện hành (Pt) của chứng khoán Kinh Đô lên so
với giá dự tính tương lai (Pt+1of), do vậy làm giảm thấp đi RETof. Và khi giá chứng khoán Kinh Đô tăng lên
đủ để cho RETof = RET*, lúc này điều kiện hiệu quả của thị trường được thỏa mãn, thì việc mua chứng
khoán Kinh Đô dừng lại và thời cơ lợi nhuận chưa khai thác sẽ biến mất.
Giả sử, trong trường hợp khác, cũng với chứng khoán Kinh Đô, nhưng lúc này dự báo tối ưu về lợi tức của
chứng khoán này là -5% trong khi lợi tức thăng bằng là 10%, vậy là RETof < RET*, đây sẽ là một việc đầu
tư tồi vì nhà đầu tư thu lời ít hơn. Khi đó, nhà đầu tư sẽ phải bán chứng khoán Kinh Đô, làm nguồn cung
chứng khoán này trên thị trường tăng lên đẩy giá chứng khoán xuống so với giá dự tính tương lai cho đến
khi RETof bằng RET*, lúc này điều kiện thì trường hữu hiệu lại được thỏa mãn. Điều chúng ta thấy ở ví dụ
trên có thể tóm tắt như sau:
Nếu RETof > RET* thì Pt tăng đẩy RETof giảm
Nếu RETof < RET* thì Pt giảm đẩy RETof tăng
Vậy ý nghĩa của lý thuyết thị trường hiệu quả là: trên một thị trường hiệu quả, mọi thời cơ lợi nhuận
không khai thác bị loại bỏ.
Thêm nữa, một nhân tố cực kì quan trọng rút ra từ lập luận này là: không phải ai trên thị trường tài
chính đều phải được thông báo tốt về chứng khoán hoặc có dự tính hợp lý về giá chứng khoán để đưa
giá chứng khoán đến tại điểm mà ở đó điều kiện thị trường hiệu quả đạt được. Lý thuyết thị trường
hiệu quả có ý nghĩa vì nó không yêu cầu ai trên thị trường cũng đều phải biết được cái gì đang xảy ra
đối với mọi chứng khoán.

7. Các loại hình thị trường hiệu quả
Như vậy, một thị trường vốn hiệu quả là thị trường trong đó giá cả chứng khoán phản ánh đầy đủ, tức thời
mọi thông tin hiện có trên thị trường. Việc tăng hay giảm giá là do thị trường phản ứng với các thông tin
mới mà thông tin mới là không thể dự báo được.
Dựa trên lý thuyết thị trường hiệu quả, các nhà kinh tế tài chính phân chia ba phiên bản của thị trường là:
thị trường hiệu quả dạng yếu, thị trường hiệu quả dạng bán mạnh (dạng vừa), và thị trường hiệu quả dạng

mạnh.
Phiên bản dạng yếu của thị trường (weak form) này cho rằng: giá chứng khoán phản ánh đầy đủ thông tin
trong quá khứ (tức chỉ dựa vào thông tin quá khứ thì nhà đầu tư không thắng được thị trường).
Phiên bản dạng bán mạnh của thị trường (semi- strong form) này cho rằng: giá chứng khoán đã chịu tác
động của thông tin trong quá khứ và thông tin vừa công bố. Điều này có nghĩa nhà đầu tư không thể dựa
vào thông tin quá khứ và thông tin vừa công bố để có thể mua rẻ bán đắt chứng khoán, hay nói cách khác
nhà đầu tư không thể kiếm được lợi tức hơn lơị tức thăng bằng. Bởi vì ngay khi thông tin được công bố, giá
chứng khoán đã thay đổi phản ánh đầy đủ thông tin công khai. Ví dụ, tin một công ty dầu mỏ phát hiện một

6


mỏ dầu có trữ lượng lớn ngoài khơi được thông báo vào 10 giờ sáng ngày hôm nay thì ngày lập tức thông
tin đó được phản ánh vào giá cả khiến cho nó được đẩy lên ở mức thích hợp.
Cụ thể hơn nữa, dẫn chứng sau cho thấy rõ dạng bán mạnh của thị trường. Tin tức được đưa trên trang
cafef.vn ngày 15/1/2015, “cổ phiếu BlackBerry tăng mạnh nhất 10 năm sau tin đồn bán mình” có nội
dung: vào ngày hôm qua 14/1/2015, giới công nghệ xôn xao thông tin Samsung đang thảo luận kế hoạch
thâu tóm BlackBerry với giá 7,1 tỷ USD. Cụ thể, theo thông tin ban đầu của Reuters, hãng công nghệ Hàn
Quốc chào mời mua lại BlackBerry với giá từ 13,35 – 15,49 USD/cổ phiếu, cao hơn từ 38 – 60% so với giá
cổ phiếu hiện tại trên thị trường của "dâu đen".
Ngay lập tức, giá cổ phiếu của BlackBerry đã tăng vượt bậc tới 30%, mức tăng mạnh nhất trong vòng 10
năm trở lại đây.
Dưới đây là diễn biến giá cổ phiếu của BlackBerry vào ngày hôm qua, 14/1 trên sàn New York:

Tuy vậy, đáng tiếc đã không có thỏa thuận cuối cùng nào được đưa ra và chính BlackBerry cũng lên
tiếng phủ nhận. Chính vì thế, cuối phiên giao dịch trên sàn New York vào ngày hôm qua, cổ phiếu
BlackBerry lại “đổ nhào” tới 14%. Điều này cho thấy chỉ ngay khi tin tức về vụ mua bán được đưa ra, nó
đã phản ánh ngay vào giá cổ phiếu của Blackberry và khiến cho cổ phiếu này tăng hay giảm giá ngay sau
đó.
Phiên bản dạng mạnh của thị trường (strong form) củng cố hơn nữa sức mạnh tính hiệu quả của thị

trường tài chính, rằng giá chứng khoán đã phản ánh đầy đủ thông tin trong quá khứ, hiện tại, và cả các
thông tin nội bộ. Cở sở đứng sau khẳng định này là: nếu có thông tin nội bộ, những người biết thông tin
nội bộ sẽ mua bán ngay chứng khoán, như vậy giá chứng khoán thay đổi, cho đến khi nào người trong
cuộc không thể kiếm được lợi tức nữa.

8. Vận dụng lý thuyết thị trường hiệu quả dưới góc nhìn nhà đầu tư
Từ khi thị trường chứng khoán ra đời, đã có rất nhiều nghiên cứu về các phương pháp đầu tư có lợi nhuận
cao trên thị trường này như phân tích cơ bản, phân tích kỹ thuật…hay mua sau khi giá tăng hai ngày, mua
khi có tin xấu, bán khi có tin tốt…Tuy nhiên, kết quả của những nghiên cứu này không thỏa mãn những
nhà đầu tư. Những nghiên cứu trong nhiều thập kỉ qua đưa đến một kết luận là không thể kiếm lợi tức cao
trên thị trường chứng khoán hơn lợi tức thăng bằng, hay nói cách khác mọi cơ hội có lợi nhuận không khai
thác đều bị loại bỏ trên một thị trường hiệu quả. Chúng ta hãy xem cụ thể vấn đề.

7


Nhiều nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán khi muốn đầu tư một hay nhiều chứng khoán trên thị trường
thường nghe ngóng các báo cáo của các nhà phân tích tài chính, để xem xét lựa chọn chứng khoán đầu tư.
Vậy những báo cáo được công bố của những nhà phân tích tài chính liệu có giúp nhà đầu tư thu được lợi
nhuận hơn trung bình và chúng có giá trị. Câu trả lời là “những báo cáo đó không có giá trị nhiều”.
Hàm ý của lý thuyết thị trường hiệu quả rằng các báo cáo được công bố của nhà phân tích tài chính là
không có giá trị, chỉ ra rằng những kiến nghị của họ công bố không giúp chúng ta vượt qua thị trường nói
chung. Có nhiều công trình nghiên cứu đã làm sáng tỏ về việc liệu các nhà phân tích tài chính và các quỹ
tương tế có thắng được thị trường không? Một cách thử nghiệm là lấy những lời khuyến nghị mua và bán
từ một nhóm nhà phân tích hoặc từ các quỹ tương tế và so sánh việc thực hiện lựa chọn cổ phiếu với thị
trường nói chung. Đôi khi nó còn được so sánh với một nhóm cổ phiếu được chọn bằng các đặt một bản
sao của trang tài chính trên báo trên bàn quay trò chơi phi tiêu và chọn cổ phiếu bằng cách nem phi tiêu.
Kết quả thế nào? Các nhà phân tích có thắng không? Thực tế là nhìn chung họ không thắng, bàn quay phi
tiêu và thị trường đã thắng, kể cả khi dùng những báo cáo của các nhà phân tích tài chính đã từng thành
công trong những lần dự báo trước đây.

Trong trường hợp của quỹ tương tế cũng vậy, quỹ tương tế được chia thành nhiều nhóm khác nhau gồm
những quỹ có lợi nhuận cao nhất hay thấp nhất trong thời kì lựa chọn. Khi thành quả của chúng được so
sánh với thời kì tiếp theo, thì quỹ nào làm tốt hơn trong thời kì thứ nhất thì không thắng thị trường trong
thời kì thứ hai.
Kết luận rút ra từ những điều trên là: một việc phân tích tài chính hoặc một quỹ tương tế đã thành công
trong quá khứ không chỉ ra rằng sẽ được thành công trong tương lai.
Tất nhiên là vẫn có những nhà đầu tư kiếm được lợi nhuận cao hơn thị trường và cũng có thể thành công
trên thị trường cổ phiếu nhiều năm. Thực ra thì trong bất cứ một cuộc chơi nào cũng luôn có kẻ thắng,
người thua. Một người thường xuyên đoán đúng trong quá khứ, không thể đảm bảo sẽ đúng trong tương lai.
Vậy còn những thông tin mách sốt dẻo ngoài thị trường thì sao, liệu nó có giúp bạn có được mức lợi
nhuận với cổ phiếu bạn đầu tư cao hơn bình thường?
Giả sử người môi giới của bạn gọi điện báo cho bạn một tin nóng hổi rằng công ty thủy sản tôm Minh Phú
vừa mới ra khỏi danh sách kiện chống bán phá giá sản phẩm tôm đông lạnh vào thị trường Mỹ, và được
hưởng mức thuế chống bán phá giá thấp. Giá cổ phiếu chắc chắn sẽ tăng lên. Liệu bạn có nghe lời khuyên
của anh ta và mua cổ phiếu của Minh Phú không?
Theo thuyết thị trường hiệu quả, bạn nên hoài nghi tin đó. Nếu thị trường cổ phiếu có hiệu quả, thì nó đã
định giá cổ phiếu của Minh Phú sao cho lợi tức dự tính của cổ phiếu sẽ bằng lợi tức dự tính thăng bằng. Tin
mách nóng không có giá trị đặc biệt và không có khả năng cho phép bạn thu được một lợi tức cao bất
thường.
Vậy nếu thông tin đó là thông tin mới thì sao, và sẽ cho bạn một lợi thế hơn tất cả những người khác trên
thị trường. Nếu những người khác trên thị trường có được tin đó trước bạn, thì câu trả lời là “không”. Ngay
khi thông tin ra ngoài đường phố, thì thời cơ lợi nhuận chưa khai thác mà thông tin đó đem lại sẽ nhanh
chóng bị loại bỏ. Giá cổ phiếu đã phản ánh thông tin và bạn chỉ có được lợi tức thăng bằng.
Mặt khác, nếu như bạn là người đầu tiên biết thông tin mới ấy, thì nó có thể ít nhiều có lợi cho bạn. hỉ lúc
đó, bạn mới có thể là một trong những người gặp may, mà nhìn chung việc thu được lợi tức cao không bình
thường cũng sẽ bị loại bỏ thông qua việc mua cổ phiếu của Minh Phú của các nhà đầu tư khác.
Giá cổ phiếu có đi theo một bước đi ngẫu nhiên hay không?

8



Thuật ngữ bước đi ngẫu nhiên nói về chuyển động của một biến số mà không thể dự đoán được những thay
đổi của nó trong tương lai (là ngẫu nhiên), bởi vì một giá trị hiện nay biến số đó có thể tăng hoặc giảm. Một
hàm ý của thuyết thị trường hiệu quả là giá cổ phiếu phải theo gần sát bước đi ngẫu nhiên, tức giá cả của thị
trường này lên xuống thất thường và không thể dự kiến trước được như những bước đi ngẫu nhiên trong
một khoảng thời gian. Các nghiên cứu về chỉ số giá chứng khoán của toàn thị trường cũng như của một cổ
phiếu cho thấy đồ thị diễn biến của nó cũng giống như đồ thị kết quả tung ngẫu nhiên một đồng xu. Giả
thuyết thị trường hiệu quả giải thích rằng sở dĩ có tình trạng này là những thông tin mới ngay lập tức được
phản ánh trong giá cả, đồng thời những thông tin này có tính không dự đoán trước được, diễn biến của giá
cả cũng vậy.
Có phải giá cổ phiếu tăng lên khi có tin tức tốt hay không?
Nếu bạn theo dõi thị trường cổ phiếu, bạn có thể thấy hiện tượng lúng túng sau đây. Khi những tin tốt về
một cổ phiếu được thông báo (chẳng hạn, báo cáo thu nhập đặc biệt tốt), thì giá cổ phiểu thường không
tăng. Dẫn chứng sau minh chứng điều này, trên trang vtv.vn bài viết ngày 4/4/2014 có bài “cổ phiếu tốt
nhưng giá không tăng” cho biết Tổng công ty Xây lắp Dầu khí- mã chứng khoán PVX thông báo báo cáo
kiểm toán hợp nhất 2013. Doanh thu và hàng loạt yếu tố thay đổi khiến PVX giảm thua lỗ hơn 400 tỷ đồng.
Thông thường, tin như vậy có thể khiến giá cổ phiếu tăng mạnh. Tuy nhiên cả 2 phiên giao dịch sau khi
công bố tin, giá cổ phiếu PVX đều giảm. Hay như bài viết trên trang cafef.vn ngày 2/5/2015 có nội dung là
các cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Mỹ đều giảm dù nhiều doanh nghiệp công bố lợi nhuận tốt hơn
dự đoán. Trung bình lợi nhuận của 160 công ty đã công bố kết quả kinh doanh trong tuần đều cao hơn 10%
so với dự đoán.
Thuyết thị trường hiệu quả và sự vận động của bước đi ngẫu nhiên của giá cổ phiếu giải thích hiên tượng
này.
Bởi vì thay đổi trong giá cổ phiếu là không thể dự đoán trước được cho nên khi thông tin được công bố đã
được thị trường dự tính, thì giá cổ phiếu sẽ đứng yên. Việc tuyên bố không có bất kì thông tin mới nào lại
có thể dẫn đến việc giá cổ phiếu thay đổi, và có trường hợp khi thông tin xấu đưa ra nhưng giá cổ phiếu vẫn
tăng.
Ta có minh chứng cụ thể sau. Trong bài viết “Chứng khoán Mỹ thăng hoa dù giá dầu chạm đáy 6 năm”
được đăng trên trang web giavang.net, xin được trích một đoạn như sau: “Các vụ mua bán & sáp nhập đang
diễn ra tấp nập khiến phố Wall cũng giao dịch sôi động theo. Ngoài ra, việc đồng USD thoái lui khỏi các

mức đỉnh gần đây và mối lo lắng về lịch trình nâng lãi suất của Fed dần lắng dịu đã khiến các chỉ số chứng
khoán Mỹ tăng ấn tượng trong phiên giao dịch đầu tuần 16/3.
Cụ thể, chỉ số S&P 500 tăng 27,79 điểm (tương ứng 1,35%) lên 2081,19 điểm. Đây là phiên bứt phá mạnh
nhất của S&P 500 kể từ ngày 03/02 xét theo tỷ lệ phần trăm, với 9/10 lĩnh vực chính đều tăng giá. Trong
đó, lĩnh vực y tế tăng mạnh nhất với 2,2% nhờ một số thương vụ M&A, nhóm cổ phiếu tiện ích, lĩnh vực
được hưởng lợi trong môi trường lãi suất thấp, tăng 1,7%. Đáng lưu ý là, nhóm cổ phiếu năng lượng vẫn đi
lên 1,4% dù giá dầu WTI tại Mỹ giảm 96 xu xuống 43.88 USD/thùng và chạm mức thấp nhất kể từ tháng
3/2009.
Cùng chiều, chỉ số Dow Jones bổ sung 228,11 điểm (tương ứng 1,29%) lên 17977,42 điểm và chỉ số
Nasdaq tiến 57,75 điểm (tương ứng 1,19%) lên 4929,51 điểm.

9


Như vậy, ta thấy kể cả khi giá dầu đã chạm đáy kể từ tháng 3/2009 nhưng nhóm cổ phiếu năng lượng vẫn
tăng, điều này cho thấy giá chứng khoán là không dự đoán được, và không phụ thuộc thông tin được đưa
ra.
Còn nếu như, việc một tin tốt nào đó được đưa ra lại khiến giá cổ phiếu thay đổi thì thay đổi này có thể dự
đoán được. Bởi vì, việc dự đoán sự thay đổi này đã được loại bỏ trên một thị trường hiệu quả cho nên, giá
cổ phiếu sẽ đáp lại lời công bố chỉ khi nào thông tin về những lời tuyên bố đó là mới tức là, nó chưa được
dự tính.
Điều này có thể thấy được trong dẫn chứng sau. Trên trang vietstock.vn trong bài viết ngày 24/4/2015 có
tiêu đề “doanh thu quý của Mircosoft vượt quá kỳ vọng của phố Wall” có nội dung như sau: Tập đoàn
Microsoft hôm qua, 23/4 đã công bố doanh thu và lợi nhuận quý tài chính thứ 3 cao hơn mong đợi của Phố
Wall, nhờ doanh số bán hàng phần cứng và dịch vụ điện toán đám mây giúp bù đắp sự sụt giảm trong kinh
doanh hệ điều hành Windows cốt lõi. Doanh số của điện thoại thông minh Nokia Lumia tăng 18% so với
cùng kì năm trước ở mức 8,6 triệu đơn vị, tuy ít hơn quý tài chính thứ hai ở mức 10,5 triệu chiếc và doanh
số vượt 2 tỷ đô la, giảm 16% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu của bộ phận máy tính bảng Surface đã
tăng 44%, ở mức 713 triệu USD, so với một năm trước nhờ doanh số bán hàng Surface Pro 3 tăng. Nhìn
chung, các thiết bị và bộ phận tiêu dùng của Microsoft tăng 8% so với năm trước đạt mức 9 tỷ USD. Theo

Microsoft, doanh thu liên quan đến thương mại điện toán đám mây của họ trong quý vừa qua tăng gấp đôi,
và bây giờ đang duy trì ở mức 6,3 tỷ USD/năm.
Tổng doanh thu của Microsoft tăng 6%, ở mức 21,7 tỷ USD, vượt qua dự báo trung bình của phố Wall ở
mức 21,1 tỷ USD. Cổ phiếu của Microsoft đã tăng 3,1% , ở mức 44,7 USD sau giờ mở cửa giao dịch.
Hay trong bài “lạc quan về sp mới cổ phiếu Apple lập kỷ lục” trên trang infornet.vn với nội dung: Kết thúc
phiên giao dịch hôm qua (19/8/2014), cổ phiếu Apple đã vượt qua mức giá cao kỷ lục được lập từ năm
2012. Nhà đầu tư cho rằng những sản phẩm mới như iPhone có màn hình lớn hơn và đồng hồ thông minh
sẽ giúp doanh thu của Apple tăng vọt. Vài tháng gần đây, cổ phiếu Apple đã liên tục tăng giá nhờ kết quả
kinh doanh tốt, kỳ vọng lớn đối với sản phẩm mới và đợt chia tách cổ phiếu được hoàn thành vào tháng 6
vừa qua. Với mỗi cổ phiếu Apple được tách thành 7 cổ phiếu, số lượng cổ phiếu tăng lên và giá cũng giảm
xuống đáng kể, giúp Apple tiếp cận được với nhiều nhà đầu tư hơn. Các nhà đầu tư cũng được hưởng lợi
khi giá cổ phiếu đã tăng hơn 30% kể từ cuối tháng 4 – khi Apple công bố kế hoạch chia cổ tức. Cổ phiếu
Apple đã tăng 1,4%, lên 100,53 USD – vượt qua mức cao kỷ lục 100,30 USD (tức 702,10 USD nếu chưa
tách cổ phiếu) được lập hôm 19/12/2012. Kể từ đầu năm đến nay, cổ phiếu này đã tăng 25%.
Như vậy, giá cổ phiếu Apple đã thay đổi khi tin về sản phẩm mới thu được thành công (mặc dù sản phẩm
mới của Apple đến ngày 9/9/2014 mới đưa ra thị trường) chưa được dự tính của nhà đầu tư.
Nếu một tuyên bố đã được dự tính thì không có sự đáp lại của giá cổ phiếu.
Đôi khi giá cổ phiếu còn giảm xuống khi tin tức tốt được loan báo. Điều tưởng như lạ thường lại hoàn toàn
phù hợp với sự vận động của một thị trường hiệu quả. Mặc dù tin tức loan báo là tốt, nhưng nó không tốt
như thị trường dự tính. Ví dụ, lợi tức của Minh Phú có thể tăng 15%, nhưng nếu thị trường dự tính tiến tới
tăng 20%, thì thông tin mới nằm trong thông báo không có lợi và giá cổ phiếu sụt xuống.
Việc phân tích kỹ thuật có đáng bỏ công không?
Một kỹ thuật phổ biến dùng dể dự đoán giá cổ phiếu là nghiên cứu dữ liệu giá cổ phiếu đã qua và tìm kiếm
khuôn mẫu như xu hướng và các chu kỳ đều đặn trong giá cổ phiếu. Tùy thuộc vào khuôn mẫu nào xuất
hiện, thì quy tắc mua bán cổ phiếu vào lúc nào được lập nên. Phương pháp dự báo này gọi là “phân tích kỹ
thuật” và trước đây nó được rất nhiều người trong giới tài chính nghe theo. Giờ đây thì ít người nghe theo

10



hơn do sự phát triển của lý thuyết thị trường hiệu quả. Dữ liệu về giá cổ phiếu đã qua không thể dự đoán sự
thay đổi và vì giá cổ phiếu tuân theo một bước đi ngẫu nhiên. Do đó, phân tích kỹ thuật dựa trên dữ liệu
như vậy để dự báo không thể thành công trong việc dự báo sự thay đổi của giá cổ phiếu.
Vậy các nhà đầu tư nên hành động thế nào?
Khi tham gia vào thị trường chứng khoán, bất kì ai cũng mong muốn có được lợi nhuận, thành công trên thị
trường. Chính vì vậy, nhà đầu tư đã sử dụng nhiều biện pháp để có thể có được lợi nhuận tốt. Chúng ta đã
biết là nhà đầu tư có thể sử dụng những phương pháp như: lời tư vấn của những nhà phân tích, những phân
tích kỹ thuật, thông tin từ những người môi giới…tất cả những điều này sử dụng thông tin công bố và
thông tin công khai, đều không thể giúp nhà đầu tư vượt qua thị trường. Thật vậy, nó chỉ ra rằng nhà đầu tư
nào mà không có thông tin tốt hơn những người tham gia khác trên thị trường không thể mong đợi thắng thị
trường. Vậy thì nhà đầu tư nên làm gì?
Thuyết thị trường hiệu quả đưa đến kết luận rằng một nhà đầu tư cá nhân nào đó sẽ không cố gắng cho
mình là khôn hơn thị trường bằng cách liên tục mua và bán chứng khoán. Kết quả duy nhất của hành động
này là nhà đầu tư sẽ làm cho người môi giới của mình giàu lên bằng cách trả một khoản phí hoa hồng môi
giới lớn.
Hành động đúng đắn nhất mà các nhà đầu tư nên làm trên thị trường là theo đuổi chiến lược “mua và giữ”,
tức là nên giữ những cổ phiếu mình mua trong một khoảng thời gian dài, tránh việc mua đi bán lại liên tục
trên thị trường (do với một thị trường hiệu quả thời cơ lợi nhuận chưa khai thác đều đã được loại bỏ). Điều
này, bình quân sẽ đưa lại lợi tức như nhau, nhưng lợi nhuận ròng của nhà đầu tư sẽ cao hơn do tốn ít phí
hoa hồng hơn. Hoặc họ nên đầu tư vào một cổ phiếu chỉ số ví dụ như S&P 500 hay NASDAQ (đối với
những nhà đầu tư quốc tế) hoặc VN- INDEX và HOSE (với những nhà đầu tư Việt Nam), trong năm 2014
chỉ số VN- INDEX tăng 8,5% còn chỉ số VN Allshare trong bộ chỉ số HOSE tăng 9,46% . Việc đầu tư này
thường là thông qua một quỹ tương hỗ trên thị trường. Nhà đầu tư cần lưu ý là không nên mua của một quỹ
có phí quản lý cao hoặc phải trả phí hoa hồng cho môi giới. Nhà đầu tư nên mua của một quỹ tương hỗ
không có phí hoa hồng (gọi là trái khoán miễn hoa hồng), những quỹ như này cũng có chi phí quản lý thấp.
Nhà đầu tư cũng có thể giảm rủi ro đến mức tối thiểu bằng cách đa dạng hóa danh mục chứng khoán. Sẽ tốt
hơn cho nhà đầu tư khi anh ta theo đuổi chiến lược mua và giữ một danh mục chứng khoán đa dạng, hay
chứng khoán đa dạng của một quỹ tương hỗ. Đây là cách tối ưu để nhà đầu tư có thể kiếm được lợi nhuận
bền vững trên thị trường.
Lợi nhuận mà các nhà đầu tư kiếm được trên thị trường phụ thuộc vào mức độ chịu đựng rủi ro. Có những

nhà đầu tư có mức chịu đựng mức rủi ro lớn hơn để kiếm được lợi nhuận siêu ngạch trên thị trường, những
nhà đầu tư này thường có khuynh hướng đầu tư vào các quỹ đầu cơ. Những nhà đầu tư khác có mức chịu
đựng rủi ro thấp hơn, họ thường đầu tư vào các quỹ tương hỗ để đầu tư vào các quỹ chỉ số như đã nói ở
trên. Thực tế thì nếu so về mức sinh lời cho nhà đầu tư trong dài hạn thì các quỹ tương hỗ sẽ đem lại lợi tức
bền vững hơn cho nhà đầu tư. Phần trích trong bài viết “làn sóng quỹ đầu cơ mới” trên tạp chí Nhịp Cầu
Đầu Tư số 430, ra ngày 4/5/2015 có nội dung: “theo số liệu của Bloomberg, tính trung bình, các quỹ đầu cơ
đã tạo ra mức sinh lời 4,6%/ năm từ đầu năm 2012 đến hết năm 2014. Con số này thấp hơn nhiều so với
mức sinh lời 18%/ năm của chỉ số S&P 500 trong cùng kỳ”.

11


Chúng ta có thể thấy rõ điều này qua nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffet, người đã kiếm được hàng tỷ
đô la trên thị trường. Ông không chạy theo xu thế đầu tư theo sóng, mà lựa chọn hình thức đầu tư giá trị,
nắm giữ cổ phiếu của những công ty tốt mà giá trị của nó được định giá dưới giá thành, giữ cổ phiếu trong
một thời gian dài, mua lúc rẻ bán lúc đắt. Với ông, triết lý luôn là: bạn nên tham lam khi người khác sợ hãi
và sợ hãi khi người khác tham lam. Trong bài viết của ông trên tờ NewYork Times vào tháng 10/2008 khi
khủng hoảng tài chính lên đến đỉnh điểm, ông đã có lời khuyên là tất cả những gì mà nước Mỹ cần là giữ
bình tĩnh, xin trích lược một đoạn sau:
“Hãy nhìn lại lịch sử một chút: trong thời kỳ Đại suy thoái, chỉ số Dow Jones đã chạm đáy 41 điểm vào
ngày 8/7/1932. Tuy nhiên, sức khỏe của kinh tế Mỹ vẫn tiếp tục suy yếu và chỉ hồi phục sau khi Franklin D.
Roosevelt nhậm chức vào tháng 3/1933. Đến thời điểm này, thị trường đã tăng tới 30%.
Một ví dụ khác, hãy nhớ lại những ngày đầu của Chiến tranh thế giới thứ hai, khi Mỹ phải đối mặt với
những điều tồi tệ ở châu Âu và Thái Bình Dương. Thị trường chạm đáy vào tháng 4/1942, khá sớm so với
thời điểm tình thế lật ngược.
Gần đây hơn, vào đầu những năm 1980, thời điểm vàng để mua vào cổ phiếu là khi lạm phát cao chót vót
và nền kinh tế đứng bên bờ vực thẳm. Nói cách khác, tin xấu là người bạn tốt nhất của nhà đầu tư bởi đây
là cơ hội để bạn mua một phần của tương lai với giá hời”.
Trong suốt thế kỷ 20, nước Mỹ phải trải qua hai cuộc chiến tranh thế giới và cả những cuộc xung đột vũ
trang đắt đỏ vô nghĩa. Mỹ cũng đi qua Đại suy thoái, những cú sốc về giá dầu, đại dịch cúm, sự kiện Tổng

thống từ chức hay những thời kỳ thị trường tài chính hoảng loạn. Tuy nhiên, cuối cùng thì Dow Jones đã
tăng từ 66 lên 11.497 điểm.
Sau khi Buffett viết bài báo trên (tháng 10/2008), các chỉ số Dow Jones, S&P 500 và Nasdaq đều đã giảm
thêm 20%. Tuy nhiên, tất cả các chỉ số này đều đang quay trở lại mức kỷ lục.

9. Một số tranh luận với thuyết thị trường hiệu quả
Có một số điểm mà những nhà kinh tế tài chính chưa thống nhất với nhau trong lý thuyết thị trường hiệu
quả.
Thứ nhất, các nhà phân tích cho biết lập luận lý thuyết thị trường hiệu quả (EMH) chỉ có tác dụng trên thị
trường hiệu quả dạng yếu và dạng bán mạnh, khi mọi thông tin quá khứ và hiện tại đều được phản ánh vào
giá chứng khoán, và nhà đầu tư không hy vọng có thể có lợi nhuận trên lợi nhuận thăng bằng của thị
trường. Nhưng lý thuyết EMH cần phải xem xét lại trên thị trường hiệu quả dạng mạnh, vì thực tế một số
nhà đầu tư vì lý do nào đó họ có thông tin nội gián thì họ có thể đi trước và kiếm được lợi nhuận khủng trên
thị trường hay giảm khoản lỗ của mình so với các nhà đầu tư khác, hay nói cách khác là giá chứng khoán
chưa thể phản ánh thông tin nội gián, vì thế nó chưa được điều chỉnh. Trên trang vietstock.vn bài viết ngày
23/4/2015 với tiêu đề “warren buffett bán tháo cổ phần trước khi Tesco lỗ lịch sử” có nội dung: “hôm thứ
4 (22/4), Tesco thông báo khoản lỗ 6,4 tỷ bảng Anh (gần 9,6 tỷ USD) trong năm tài khóa 2014 do số lượng
người mua sắm sụt giảm sau hàng loạt sai phạm của tập đoàn này. Kết quả trên trái với cùng kỳ năm ngoái
khi Tesco lãi 2, 3 tỷ bảng Anh...Theo số liệu từ Factset, công ty của nhà đầu tư Buffett, Berkshire
Hathaway đã cắt giảm cổ phần tại chuỗi siêu thị này tới 75% trong tháng 3 vừa qua...”, như vậy là Buffett
đã cắt giảm số cổ phiếu mà mình nắm giữ của Tesco trước đó gần 1 tháng, trước khi có thông tin khoản lỗ
lịch sử của Tập đoàn này, điều này đã giảm đi khoản thua lỗ của ông khi đầu tư vào công ty này. Việc ông

12


có thông tin nôi gián trong vụ này hay không thì chưa rõ nhưng rõ ràng là thuyết EMH chưa hoàn toàn
chính xác trên thị trường hiệu quả dạng mạnh.
Thứ hai, trên thị trường chứng khoán Mỹ từ ngày 15 tháng 10 năm 1987 đến ngày thứ Hai đen 19 tháng 10
năm 1987, giá chứng khoán sụt giảm tới 22% chỉ trong vòng 1 ngày, và giảm liên tục trong 4 ngày sau đó.

Nhiều nguyên cứu cho thấy khi không có một sự kiện hữu hình tạo ra sự chênh lệch đến 30% trong giá trị
cổ phiếu, thì thuyết EMH không giải thích được hiện tượng này. Bởi vì, khi giá chứng khoán giảm do mọi
người bán tháo chứng khoán trên thị trường thì khiến giá hiện tại của chứng khoán giảm do nguồn cung
tăng, theo lý thì dự báo tối ưu về lợi tức chứng khoán tăng đến mức lợi tức cân bằng thì quá trình bán
chứng khoán phải dừng lại, trong khi ở đây nhà đầu tư tiếp tục bán và chỉ dừng lại khi có sự can thiệp từ
Cục Dự Trữ Liên Bang Mỹ.
Thứ ba, giả thuyết thị trường hiệu quả tỏ ra đúng với những cổ phiếu riêng rẽ chứ không đúng với toàn bộ
thị trường. Thị trường chứng khoán trong dài hạn có những biến động tự đảo ngược rõ rệt mà nhiều nhà
kinh tế cho rằng đó là kết quả của tâm lý chung của hầu hết những người tham gia thị trường. Nhận thấy có
nhiều người mua vào một loại chứng khoán nào đó, các nhà đầu tư sẽ đổ xô đi mua chứng khoán này. Theo
lý thuyết EMH, điều này khiến giá hiện hành của chứng khoán tăng và làm giảm đi dự báo lợi tức khi sử
dụng mọi thông tin sẵn có của chứng khoán, và điều này khiến quá trình mua chứng khoán đó dừng lại.
Nhưng thực tế thì việc đua nhau mua chứng khoán đã tạo nên cơn sốt trên thị trường khiến cho giá cả ngày
càng leo thang thay vì giảm xuống. Những hành vi bất hợp lý này chính là nhân tố khiến cho thuyết EMH
bị sai lệch.
Điều này thường thấy trên một thị trường chứng khoán quy mô nhỏ, nơi thường tồn tại các đội lái có thể
hướng được thị trường. Trong bài viết của TS Alan Phan trên trang gocnhinalan.com, với tiêu đề “tôi chưa
có ý định trở lại chứng khoán Việt” ông cho rằng thị trường chứng khoán Việt Nam có quy mô nhỏ, thông
tin trên thị trường là chưa chính xác, vào thời điểm cuối kỳ các qũy cần báo cáo nên họ thường xúm vào để
đẩy cổ phiếu lên hoặc trên thị trường tồn tại những đội lái mua vào hay bán ra một số lượng cổ phiếu lớn
nào đó để làm giá trên thị trường, khiến cổ phiếu không phản ánh giá trị thực của nó. Có lẽ với những thị
trường kiểu này thì thuyết EMH chưa phản ánh nhiều tác dụng.
Những hạn chế này của thuyết thị trường hiệu quả đã thúc đẩy các nghiên cứu dẫn đến sự ra đời của lý
thuyết kinh tế học hành vi nói chung và tài chính học hành vi nói riêng.

Phần 3. Trích dẫn
Bài viết có sử dụng thông tin của các tài liệu sau:

13



1. Tài liệu: Tiền, Ngân hàng, Thị trường tài chính. Tác giả Frederic S. Mishkin, thuộc Columbia University.
Phần: Lý thuyết về dự tính hợp lý và thị trường vốn hữu hiệu.

2. Tài liệu: Nhập môn Tài Chính- Tiền Tệ. Tác giả PGS. TS. Sử Đình Thành- PGS. TS. Vũ Thị Minh Hằng.
Khoa Tài chính nhà nước, trường ĐH Kinh Tế TP. HCM. Nhà xuất bản Lao Động Xã Hội – 2008. Phần:
Thị trường tài chính.

3. Các trang web:
Cafef.vn: bài Cổ phiếu BlackBerry tăng mạnh nhất trong 10 năm vì tin đồn ‘bán mình’,
/>Bài Buffett nhìn vào thị trường chứng khoán như thế nào, />Vietstock.vn: bài Doanh thu quý của Microsoft vượt quá kỳ vọng của Phố Wall,
/>Giavang.net, bài Chứng khoán Mỹ thăng hoa dù giá dầu chạm đáy 6 năm, />Vtv.vn, bài vì sao cổ phiếu tốt lại không tăng giá, />Infonet.vn, bài Lạc quan về sản phẩm mới cổ phiếu Apple lập kỷ lục, />Vietfin.net, bài giả thuyết thị trường hiệu quả, />Thesaigontimes.vn, bài đầu tư và giả thuyết hiệu quả thị trường,
/>Nhipcaudautu.vn, bài viết “làn sóng quỹ đầu cơ mới”, />Vietstock.vn, bài viết "warren buffett bán cổ phần trước khi Tesco lỗ lịch sử",
/>gocnhinalan.com, bài viết "tôi chưa có ý định trở lại chứng khoán việt", />
14


15



×