Tải bản đầy đủ (.doc) (117 trang)

Nghiên cứu hiện trạng tài nguyên và các mặt giá trị của hệ thực vật bản địa vùng cát ven biển quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.46 MB, 117 trang )

i


1

MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Hệ thực vật vùng cát ven biển được xem là một trong những hệ thực vật kém ổn
định và dễ bị tổn thương nhất nhưng đồng thời đây cũng là hệ thực vật có vai trò quan
trọng trong việc bảo vệ vùng đới bờ trước những hiểm hoạ của thiên tai, đặc biệt trong
bối cảnh ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Sự tồn tại của đai rừng
phòng hộ ven biển có ý nghĩa không chỉ về mặt môi trường mà còn cả về vấn đề kinh tế
xã hội và phòng chống thiên tai như hạn chế cát bay, cát chảy, xói lở đất đai, tăng bồi tụ
đất ven biển, hạn chế xâm nhập mặn, ngăn cản các chất thải rắn trôi ra biển, bảo vệ đê
điều, đồng ruộng, nơi sinh sống của người dân ven biển trước sự tàn phá của gió bão,
sóng thần và nước biển dâng. Tuy nhiên, do việc mở rộng nuôi trồng thủy sản, khai thác
sa khoáng titan và một số nguyên nhân khác dẩn tới nguy cơ mất dải rừng phòng hộ ven
biển là rất lớn. Vì thế việc trồng cây, phục hồi, bảo vệ và phát triển hệ thực vật vùng cát
là góp phần hoàn thiện hệ thống phòng hộ ven biển nhằm phòng tránh thiên tai từ biển
gây ra, làm giảm thiểu tác hại của biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
Nằm trong vùng nhiệt đới, Việt Nam có nhiều núi và sông, bờ biển dài, có hệ
sinh thái ven biển rất phong phú, đa dạng, đồng thời chịu ảnh hưởng của chế độ gió
mùa Châu Á. Trung bình hàng năm có từ 6 - 10 cơn bão và áp thấp nhiệt đới, kéo
theo mưa lớn gây ra lũ lụt và đôi khi xảy ra sóng thần ven biển. Vì vậy, việc quản
lý bảo vệ và phát triển hệ thống rừng phòng hộ ven biển là đặc biệt quan trọng
trong quá trình phát triển rừng bền vững của cả nước nói chung và vùng cát ven
biển Nam Quảng Bình nói riêng.
Khoảng 400.000ha các dải cát di động trải dọc bờ biển miền Trung đã, đang bị
sa mạc hoá, mỗi năm có khoảng 20 ha đất canh tác nông nghiệp bị lấn bởi các đụn cát
di động. Vì vậy cần phải có giải pháp khoa học công nghệ xây dựng rừng phòng hộ
vững chắc mới bảo vệ được môi trường, phòng tránh thiên tai, phát triển sản xuất.


Nghiên cứu giải pháp phục hồi và mở rộng các hệ sinh thái tự nhiên vùng cát
với các loài cây bản địa thay vì trồng trên diện rộng các loài ngoại lai là hướng đi bền
vững trong công tác bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên nhằm
góp phần nâng cao khả năng phòng hộ của rừng và phát triển kinh tế xã hội cho vùng
ven biển trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Từ thực tế trên, chúng tôi thực hiện đề tài
“Nghiên cứu hiện trạng tài nguyên và các mặt giá trị của hệ thực vật bản địa vùng
cát ven biển tại khu vực Nam Quảng Bình” nhằm góp phần giải quyết những yêu cầu
đặt ra của địa phương.


2

Mục tiêu chung
Tìm hiểu được thực trạng của hệ thực vật bản địa và các giá trị mà chúng mang
lại nhằm đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng hệ thống rừng phòng hộ, góp phần
phát triển kinh tế xã hội và bảo tồn đa dạng sinh học tại khu vực vùng cát ven biển
Nam Quảng Bình.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
• Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu bổ sung dữ liệu khoa học cho hệ thực vật vùng cát ven biển
miền Trung Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở khoa học để đề xuất những biện pháp tác động
phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả phòng hộ của hệ thực vật trên địa bàn vùng cát ven
biển Nam Quảng Bình.
Đề tài là cơ sở luận chứng khoa học giúp cho các nhà quản lý, nhà lập chính
sách có căn cứ trong việc hoạch định chính sách, kế hoạch hành động, giải pháp quản
lý hữu hiệu tài nguyên rừng vùng cát ven biển, ứng phó với biến đổi khí hậu ở miền
Trung nói chung và tỉnh Quảng Bình nói riêng.
• Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài cung cấp thêm kết quả về hệ thực vật vùng cát ven biển tại Quảng Bình

và bổ sung thêm những thông tin giúp cho công tác tìm hiểu, đánh giá tài nguyên rừng
vùng cát hoàn thiện hơn.
Kết quả nghiên cứu và các tài liệu, số liệu trong đề tài có thể sử dụng lâu dài
cho các mục đích khác nhau trên địa bàn nghiên cứu.
Khẳng định hiệu năng phòng hộ của hệ thực vật vùng cát tại địa bàn nghiên
cứu, chỉ ra mối đe dọa từ việc sử dụng không hợp lý nguồn tài nguyên rừng ven biển
tại địa phương.
Đề xuất cơ chế quản lý tài nguyên theo hướng bền vững về môi trường và sinh
kế người dân vùng gần rừng.


3

Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Bắt đầu từ thế kỷ XVII, trên thế giới và trong nước đã có những nghiên cứu ban
đầu về những vùng đất bị sa mạc hóa và vùng cát ven biển. Các nghiên cứu theo nhiều
khía cạnh khác nhau nhưng tập trung chủ yếu vào các vấn đề từ cơ sở các hiện tượng
cát di động và đặc điểm các loại cồn cát, đa dạng sinh học, các loài cây trồng và cấu
trúc, vai trò phòng hộ đến giá trị kinh tế của hệ thống đai rừng trên vùng cát ven biển.
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Nghiên cứu về thảm thực vật
a. Khái niệm về thảm thực vật:
Thảm thực vật là toàn bộ lớp thảm thực vật ở một vùng cụ thể hay toàn bộ lớp
phủ thực vật trên bề mặt trái đất.
Bên cạnh đó cũng có rất nhiều công trình nghiên cứu ở trong nước cũng
như nước ngoài của các nhà khoa học về thảm thực vật và đưa ra các khai
niệm khác nhau.
Theo J.Schmithusen (1959), cho rằng: Thảm thực vật là lớp thực bì
của trái đất và các bộ phận hợp thành khác nhau của nó.

Theo Thái Văn Trừng (1978) [18], cho rằng: Thảm thực vật là các Quần
thể thực vật phủ trên bề mặt trái đất như một tấm thảm xanh.
Theo Trần Đình Lý (1998) [14], cho rằng: Thảm thực vật là toàn bộ lớp
phủ thực vật ở một vùng cụ thể hay toàn bộ lớp phủ thực vật ở trên toàn bộ bề mặt của
trái đất
b. Đơn vị cơ bản trong hệ thống phân loại thảm thực vật
Trong tự nhiên, thảm thực vật tồn tại ở rất nhiều trạng thái khác nhau.Vì vậy, để
phân loại chuẩn xác các trạng thái thảm thực vật khác nhau đó, các nhà khoa học
phân loại học phải dựa vào yếu tố cơ bản và mấu chốt nhất đó là: Đơn vị phân
loại thảm thực vật.
Thành phần chủ yếu trong thảm thực vật: Cá thể của các loài cây cỏ,
nhưng đối tượng nghiên cứu của thảm thực vật là những tập thể cây cối, được
hình thành từ số lượng lớn hay nhỏ các cá thể của các loài thực vật.
Trong bảng hệ thống phân loại thực vật thì Loài (Species) là đơn vị
phân loại cơ bản.


4

Trường phái thứ nhất lấy thành phần loài thực vật làm tiêu chuẩn chủ yếu
để phân loại thảm thực vật và coi Quần hợp (Association) là đơn vị cơ sở cho phân
loại thảm thực vật. Đây là một loại hình thảm thực vật che phủ trên một vùng rộng lớn.
Đại diện cho trường phái này là J.Braun-Blanquet, R.Schubert, H.J.Mueller và
nhiều học giả Tây Âu khác.
Trường phái thứ hai lấy hình thái ngoại mạo và cấu trúc làm tiêu chuẩn
chủ yếu để phân loại thảm thực vật, coi Quần hệ (Formation) hay kiểu thảm thực
vật (Vegetationtype) là đơn vị phân loại cơ bản của thảm thực vật. Đây là những tập
thể cây cỏ lớn đem lại một hình dáng đặc biệt cho phong cảnh do tập hợp của
những loài cây cỏ khác loài, nhưng cùng chung một dạng sống ưu thế (hội
nghị quốc tế ngành Thực Vật Học lần II tại Paris, 1954). Đại diện cho trường

phái này là A.H.R.Grisebach (1838), J.Schroeter. Quan điểm này cũng được
Xukatsev và Thái Văn Trừng áp dụng.
Tóm lại, tuy rằng cùng một đối tượng là thảm thực vật nhưng tiêu chuẩn
đánh giá khác nhau đã có hai khái niệm và đơn vị phân loại khác nhau và cũng từ
đó có hệ thống phân chia khác nhau về thảm thực vật.
1.1.2. Nghiên cứu về phân loại và đa dạng thảm thực vật rừng
Nguyên tắc phân loại rừng bao gồm:
- Nguyên tắc phân loại lấy yếu tố hệ thực vật (thành phần loài) làm tiêu chuẩn
cơ bản.
- Nguyên tắc cơ bản lấy hình thái cấu trúc ngoại mạo làm tiêu chuẩn cơ bản.
- Nguyên tắc cơ bản dựa trên phân bố không gian làm tiêu chuẩn cơ bản
- Nguyên tắc cơ bản dựa trên phân tích các yếu tố phát sinh quần thể thực vật
làm tiêu chuẩn cơ bản.
Tính phong phú và đa dạng của thảm thực vật rừng nhiệt đới đòi hỏi phải có
những hệ thống phân loại riêng và nhiều hệ thống phân loại như vậy đã được xây
dựng. Tuy nhiên sự phức tạp về hình thái, cấu trúc, thành phần thực vật… là những
khó khăn lớn cho việc phân loại rừng nhiệt đới. Mặt khác rừng nhiệt đới phần lớn là
rừng thứ sinh chịu sự tác động mạnh của con người nên không còn tác dụng chỉ thị
chính xác những đặc điểm của hoàn cảnh và sự biến đổi của các quần xã thực vật. Các
quá trình diễn thế cũng như các quá trình sinh địa học quần thể trong điều kiện nhiệt
đới diễn ra theo các xu hướng phức tạp với tốc độ nhanh chóng. Những đặc điểm đó
làm cho vấn đề phân loại rừng nhiệt đới càng phức tạp hơn.


5

a. Nguyên tắc phân loại thảm thực vật
Trong thực tế cho thấy, các loài sinh vật sống trên trái đất vô cùng
phong phú và đa dạng. Chỉ xét nguyên về thảm thực vật thôi ta cũng thấy
được phần nào sự phong phú và đa dạng đó. Theo Thái Văn Trừng (1978) [18],

thảm thực vật rừng Việt Nam được hình thành dựa trên 5 nhóm nhân tố sinh thái
phát sinh, cụ thể:
1. Nhóm nhân tố địa lý - địa hình.
2. Nhóm nhân tố khí hậu - thuỷ văn.
3. Nhóm nhân tố đá mẹ - thổ nhưỡng.
4. Nhóm nhân tố khu hệ thực vật.
5. Nhóm nhân tố hoạt động của con người.
Theo Trần Đình Lý (1998) [14], trong nghiên cứu đã tổng hợp được 4
nguyên tắc phân loại thảm thực vật đã được vận dụng trên thế giới:
Một là: Nguyên tác phân loại lấy yếu tố hệ thực vật làm tiêu chuẩn cơ
bản (tiêu biểu cho trường phái này là hệ thống phân loại thảm thực vật của
J.Braun – Blanquet).
Hai là: Nguyên tắc phân loại lấy hình thái, cấu trúc ngoại mạo làm tiêu
chuẩn cơ bản (Schmithusen đã vận dụng nguyên tắc này phân chia thảm
thực vật trên trái đất thành 9 lớp quần hệ).
Ba là: Nguyên tắc phân loại dựa trên phân bố không gian làm tiêu chuẩn.
Bốn là: Nguyên tắc phân loại dựa trên phân tích các yếu tố phát sinh
Quần thể thực vật làm tiêu chuẩn (tuỳ vào sự xác định chọn yếu tố nào làm
vai trò chủ đạo để phân chia thảm thực vật. A.F.W Schimper (1998), đã chọn
khí hậu và thổ nhưỡng làm vai trò chủ đạo và chia thảm thực vật vùng nhiệt
đới thành 6 kiểu quần hệ khí hậu và 4 kiểu quần hệ thổ nhưỡng).
Tuy có rất nhiều nguyên tắc phân loại thảm thực vật, nhưng ngày nay, hệ thống
phân loại thảm thực vật của UNESCO (1973), được coi là khung phân loại chung
cho thảm thực vật trên trái đất. Hệ thống phân loại này dựa vào cấu trúc ngoại mạo với
sự bổ sung của các thông tin chung về sinh thái, địa lý. Theo hệ thống phân
loại này thì thảm thực vật được chia ra thành 5 lớp quần hệ, đó là:
1. Lớp quần hệ rừng kín.
2. Lớp quần hệ rừng thưa.
3. Lớp quần hệ cây bụi.
4. Lớp quần hệ cây bụi lùn và các quần xã gần gũi.

5. Lớp quần hệ cây thảo.


6

b. Thành phần loài
Để đánh giá được sự đa dạng sinh học nói chung và đa dạng thực vật
nói riêng thì việc nghiên cứu về thành phần loài là việc điều tra cơ bản, phân
loại chính xác và thống kê các dữ liệu về thực vật có mặt trong quá trình
nghiên cứu tại một địa điểm đơn vị hành chính nào đó hoặc trong các thảm
thực vật nhất định, đây là một vấn đề không thể thiếu đối với bất cứ ai khi
nghiên cứu.
Theo danh lục các loài thực vật Việt Nam (2003) [4], đã thống kê được
368 loài Vi khuẩn Lam (Sinh vật tiền nhân - sinh vật nhân sơ - Prycaryota);
2.176 loài Tảo (Algae); 481 loài Rêu (Bryophyta); 1 loài Quyết lá thông
(Psilotophyta); 53 loài Thông đất (Lycopodiophyta); 2 loài Cỏ tháp bút
(Equisetophyta); 691 loài Dương xỉ (Polipodiophyta), 69 loài hạt trần
(Gymnospermae) và 13.000 loài thực vật hạt kín (Angiospermae) đưa tổng
số loài thực vật Việt Nam lên đến hơn 20.000 loài.
Theo Thái Văn Trừng (1998) [19], khi nghiên cứu về hệ thực vật Việt
Nam, nhận xét về tổ thành thực vật của tầng cây bụi như sau: Trong các trạng
thái thảm khác nhau của rừng nhiệt đới Việt Nam, tổ thành loài của tầng cây
bụi chủ yếu có sự đóng góp của các chi Psychotria, Prismatomeris, Pagetta
trong họ Rubiaceae; chi Tabermontana (họ Trúc đào - Apocynaceae); chi
Ardisia, Maesa (họ Đơn nem - Myrsinaceae); chi Polyanthia (họ Na –
Annonaceae); chi Dyospyros (họ Thị - Ebenaceae). Ngoài ra, ông còn xác
định được có kiểu phụ thứ sinh nhân tác, do hoạt động phá hoại của con người
(Np) và phân biệt được những ưu hợp thứ sinh trên đất địa đới thành thục còn
nguyên trạng (Np1) và những ưu hợp thứ sinh trên đất xấu, nông cạn, xương
xẩu, khô cằn đã bị thoái hoá do xói mòn (Np2).

Theo Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) [16], thống kê thành phần loài trong
Vườn quốc gia Tam Đảo có khoảng 2.000 loài thực vật, trong đó có 904 loài
cây có ích ở Tam Đảo thuộc 478 chi, 213 họ thuộc 3 ngành Dương xỉ,
ngành Hạt trần và ngành Hạt kín. Các loài này xếp thành 8 nhóm có giá trị
khác nhau. Trong các loài trên có 42 loài đặc hữu và 64 loài quý hiếm cần
được bảo tồn như: Hoàng thảo Tam Đảo (Dendrobium daoensis), Trà hoa đài
(Camellia longicaudata), Trà hoa vàng Tam Đảo (Camellia petelotii), Hoa tiên
(Asarum petelotii), Trọng lâu kim tiền (Paris delavayi).
Theo Đặng Kim Vui (2002) [20], nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng
phục hồi sau nương rẫy để làm cơ sở đề xuất giải pháp khoanh nuôi, làm giàu
rừng ở huyện Đồng Hỷ - Thái Nguyên đã kết luận rằng: Đối với giai đoạn


7

phục hồi từ 1 - 2 tuổi (hiện trạng là thảm cây bụi) thành phần thực vật là 72
loài thuộc 36 họ và họ hoà thảo (Poaceae) có số lượng lớn nhất 10 loài, sau
đó đến họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) 6 loài, họ Trinh nữ (Misaceae) và họ
Cà phê (Rubiaceae) mỗi họ có 4 loài. Bốn họ có 3 loài là họ Long não
(Lauraceae), họ Cam (Rutaceae), họ Khúc khắc (Smilacaceae) và họ Cỏ roi
ngựa (Verbenaceae). Ngoài ra, cấu trúc trạng thái thảm thực vật cây bụi này
có số cá thể trong OTC cao nhất nhưng lại có cấu trúc hình thái đơn giản, độ
che phủ thấp nhất 75 - 80%, chủ yếu tập trung vào các loài cây bụi.
Theo Nguyễn Thế Hưng (2003) [10], nghiên cứu đặc điểm của thảm cây
bụi ở huyện Hoành Bồ, thị xã Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh thống kê trong các
thảm thực vật nghiên cứu có 324 loài thuộc 521 chi và 93 họ của 3 ngành
thực vật bậc cao có mạch: Ngành Hạt trần (Gymnospermae), ngành Thực vật
khuyết (Pteridophyta) và ngành Hạt kín (Angiospermae). Đồng thời khi so
sánh với trạng thái rừng, khẳng định thảm cây bụi có thành phần chủ yếu bao
gồm các loài trong các họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ Hoà thảo (Poaceae),

họ Đậu (Febaceae), họ Na (Annonaceae), họ Cúc (Asteraceae), họ Cà phê
(Rubiaceae).
Theo Lê Ngọc Công (2004) [7], khi nghiên cứu hệ thực vật ở tỉnh
Thái Nguyên đã thống kê các loài thực vật bậc cao có mạch của tỉnh Thái
Nguyên là 160 họ, 468 chi, 654 loài chủ yếu là cây lá rộng thường xanh, trong
đó có nhiều cây gỗ quý có giá trị như: Lim, Dẻ Trai, Nghiến…
Khi điều tra thành phần loài và dạng sống của Savan cây bụi ở vùng
Trung du Bắc Thái (cũ), Lê Ngọc Công, Hoàng Chung (1997) đã phát hiện
được 123 loài thuộc 47 họ.
c. Nghiên cứu đa dạng loài thực vật:
Nghiên cứu đa dạng loài thực vật là một nội dung nhỏ trong công tác điều tra
ĐDSH (định nghĩa về ĐDSH của WWF (1998), đã nêu lên 3 mức độ đa dạng là đa
dạng di truyền, đa dạng loài và đa dạng hê sinh thái), còn được gọi là điều tra khu hệ
thực vật, là các hoạt động khảo sát thực địa nhằm cung cấp những thông tin về số
lượng loài hiện có và sự phân bố của chúng trong các dạng sinh cảnh nếu có thể. Kết
quả của việc nghiên cứu này sẽ cung cấp một bảng danh mục các loài có mặt trong khu
vực theo hệ thống phân loại, làm cơ sở cho việc nghiên cứu bảo vệ tính ổn định của
các quần thể và hệ sinh thái.
Nghiên cứu đa dạng loài thực vật có thể được thực hiện ở hầu hết các quốc gia,
lãnh thổ có thể được thực hiện bởi bất kì ai yêu quý thiên nhiên. Sự ĐDSH được hiểu
phổ biến nhất và dễ nghiên cứu nhất ở mức độ đơn giản là sự giàu có của loài. Sự đa


8

dạng của loài được đánh giá thông qua sự điều tra, định tên và thống kê số lượng cá
thể và thành phần các loài trong một lãnh thổ để từ đó có những hướng quản lý, sử
dụng hợp lý nguồn tài nguyên quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng.
1.2. Cở sở thực tiễn
1.2.1. Trên thế giới

a. Nghiên cứu về phân loại và đa dạng thảm thực vật rừng
Sự phân chia các kiểu rừng đã được bắt đầu vào những năm 90 của thế kỷ XIX
bởi các nhà lâm học người Nga như Giáo sư A.F Ruzki (1888), I.I Gutorovic (1897)
Đ.M Cravchinxki (1900) và đến thế kỷ XX thì xuất hiện nhiều khái niệm về kiểu rừng.
Đến thời kỳ này đã xuất hiện hai trường phái lớn:
- Xuất phát từ nhiệm vụ thực tế lâm học, có trường phái lâm học - Trường phái
sinh thái học đứng đầu là Giáo sư G.F Môrôdốp (trường phái Môrôdốp).
- Xuất phát từ quan điểm địa lý thực vật, có trường phái địa thực vật đứng đầu là
A. Caiander và V.N Sucasép.
Đầu thế kỷ XX, nhà lâm học người Nga, Giáo sư G.F. Môrôdốp đã nghiên cứu
xây dựng được học thuyết về các kiểu rừng. Để xây dựng được học thuyết này, ông đã
sử dụng tư tưởng và tài liệu của các nhà khoa học tiền bối, cộng với tài năng nghiên
cứu tự nhiên của mình, G.F. Môrôdốp đã nghiên cứu rừng tự nhiên trên cơ sở học
thuyết của Đôcuchaép về các nhân tố hình thành đất, các loại đất và các vùng tự nhiên.
Ông đã phát hiện và hoàn thiện những vấn đề này để tạo nên học thuyết đầu tiên trên
thế giới về các kiểu rừng vào năm 1903-1904.
Vào những năm 20 của thế kỷ này, xuất phát từ tư tưởng của G.F. Môrôdốp,
trường phái lâm học Ucrain đứng đầu là P.S. Pôgrépnhiắc đã phân loại các kiểu điều kiện
nơi mọc và kiểu rừng. Khái niệm về kiểu rừng được xác định trên cơ sở coi rừng như một
đơn vị thống nhất giữa các loài thực vật, động vật và hoàn cảnh xung quanh [23].
Vào những năm 1922 – 1925, V.N. Sucasép đã tiến hành phân loại kiểu rừng.
Sau đó đã phát triển và hoàn thiện phân loại này vào năm 1958, khi đó chưa xây dựng
được học thuyết về quần lạc sinh địa.
H.G. Champion (1936), đã tiến hành phân loại rừng ở Ấn Độ và Miến Điện trên
cơ sở sinh thái học. Dựa vào chế độ nhiệt ông đã phân biệt 4 đai thảm thực vật lớn là
nhiệt đới, á nhiệt đới, ôn đới và núi cao. Trên cơ sở chế độ khô hạn tăng dần của hoàn
cảnh mà phân biệt 9 kiểu ở vùng thấp trên vành đai nhiệt đới theo độ vĩ và 3 kiểu trong
mỗi vành đai khác theo độ cao.



9

Burt - Davy (1938), đã thử làm một công trình tổng hợp tất cả những bảng phân
loại đã có (Warming, Schimper, Chipp, Champion) và đề nghị một khung phân loại
thảm thực vật nhiệt đới áp dụng cho toàn thế giới. Theo nhà sinh thái học người Ấn Độ
Puri thì khung phân loại đó là một công trình tổng hợp có giá trị, nhưng khó áp dụng
cho việc phân loại thảm thực vật của từng vùng.
J.S Beard (1944, 1955), đã xây dựng một hệ thống phân loại gồm 3 cấp đơn vị
cho các quần xã thực vật vùng nhiệt đới Nam Mỹ: Cấp nhỏ nhất thuộc về thành phần
loài cây là quần hợp (Association); cấp thứ hai thuộc về hình thái và cấu trúc là quần
hệ (Formation) và cấp lớn nhất thuộc về môi trường sinh trưởng là loạt quần hệ
(Formation serie).
A. Aubreville (1956), đã xây dựng một hệ thống phân loại cho rừng nhiệt đới
Châu Phi. Đầu tiên ông phân biệt các vùng khí hậu lớn sau đó mới tìm những kiểu
quần xã thực vật trong mỗi vùng. Các quần xã thực vật được chia làm 2 nhóm lớn: Các
quần xã thân gỗ và các quần xã hỗn hợp thân gỗ và thân thảo. Trên cơ sở độ tàn che
của tầng ưu thế sinh thái trong quần xã thực vật, Aubreville đã phân biệt được các kiểu
quần hệ thưa như kiểu rừng thưa, kiểu truông cỏ, trảng thảo nguyên.
Fosberg (1958), trong hội thảo khoa học lần thứ II về rừng mưa nhiệt đới họp ở
Twaiji (Indonexia), đã lập ra một đề án hệ thống phân loại chung cho thảm thực vật
nhiệt đới dựa trên cơ sở hình thái và cấu trúc của quần thể.
- Wikison và Baker (1994), đã nghiên cứu và đưa ra phương pháp điều tra, đánh
giá đa dạng sinh học biển [25].
- Primack (1995), đã nghiên cứu và đề xuất các phương pháp bảo tồn đa ngành,
nghiên cứu những mối đe đối với đa dạng sinh học, bảo tồn cấp quần thể và loài, bảo
tồn ở cấp quần xã [24].
- Dieter Mueller - Dombois, Kent W. Briger và Curtis Dachler (2005), đã viết
cuốn: “ Đánh giá đa dạng sinh học của hệ sinh thái đảo ở vùng nhiệt đới” [22].
b. Nghiên cứu về hiệu năng phòng hộ của hệ thực vật vùng cát
Các kết quả nghiên cứu đều khẳng định vai trò to lớn của các đai rừng để phòng

hộ và cải thiện điều kiện canh tác. Một đai rừng có chiều rộng 100m hàng năm có khả
năng cố định được 104 – 233m3 cát. Ở thành phố Zhanjiang 20.000ha các đụn cát di
động và bán di động đã được cố định bởi các đai rừng và kết quả là hàng ngàn ha đất
nông nghiệp được phục hồi. Theo Zheng Haishui (1996), ở khoảng cách 5 – 25H tốc
độ gió giảm 25 – 40%, vùng có hiệu quả nhất trong phạm vi 5H Midgley S.J. Turbull
J.W, Johnston R.D (1981), ở đó tốc độ gió giảm 46 – 69%. Hiệu quả chắn gió giảm
khi khoảng cách giữa các đai rừng càng xa nhau.


10

Các đai rừng phi lao trồng trên đất cát có tác dụng chống nhiệt độ lên quá cao
vào ban ngày khi trời nắng gắt, hạn chế nhiệt độ xuống quá thấp vào ban đêm, đặc biệt
vào mùa đông, giữ được nước ngầm không tụt xuống quá sâu, đảm bảo đủ nước cho
sinh hoạt, nước tưới cho cây trồng. Nhiệt độ không khí trong đai rừng cao hơn 0,3 –
1,50C vào mùa đông, thấp hơn 1 – 2 0C vào mùa hè và lượng bốc hơi trong đai rừng
giảm 10 - 30% so với nơi trống.
Như vậy, các đai rừng có vai trò to lớn trong việc phòng hộ, cải thiện môi trường
canh tác vùng đất cát ven biển. Đai rừng có tác dụng làm giảm tốc độ gió 25 – 40% ở
khoảng cách 5 – 25H sau đai rừng, làm tăng nhiệt độ không khí trong đai rừng vào mùa
đông, giảm vào mùa hè. Đai rừng còn có tác dụng cố định cát và cải tạo đất. Nhưng các
tác dụng này còn phụ thuộc vào hệ thống đai, bề rộng, chiều cao, kết cấu đai rừng và
mùa gió cũng như hướng gió thổi so với đai rừng.
1.2.2. Trong nước
a. Nghiên cứu về phân loại và đa dạng thảm thực vật rừng
Rừng là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá. Vì vậy sử dụng rừng
hợp lý là rất cấp thiết để bảo tồn nguồn tài nguyên này. Trong kinh doanh rừng, nghiên
cứu về rừng thì phân loại rừng là hướng đi hiệu quả. Công tác phân loại thảm thực vật
rừng ở Việt Nam thực sự mới được tiến hành khi người Pháp tiến hành khai thác thuộc
địa (Việt Nam).

Nhà bác học Pháp Chevalier (1918), là người đầu tiên đã đưa ra một bảng phân
loại thảm thực vật rừng Bắc bộ Việt Nam (đây được xem là bảng phân loại thảm thực
vật rừng nhiệt đới châu Á đầu tiên trên thế giới). Theo bảng phân loại này, rừng ở
miền Bắc Việt Nam được chia thành 10 kiểu.
Kỹ sư lâm học người Pháp, Ronaldo (1943), đã chia Đông Dương thành 3 vùng
thảm thực vật:
• Thảm thực vật Bắc Đông Dương.
• Thảm thực vật Nam Đông Dương.
• Thảm thực vật vùng trung gian.
Theo bảng phân loại này vùng Đông Dương có 8 kiểu rừng.
Ở miền Nam Việt Nam xuất hiện bảng phân loại thảm thực vật rừng miền Nam
Việt Nam của Maurand (1953), khi ông tổng kết về các công trình nghiên cứu các
quần thể rừng thưa của Rollet, Lý Văn Hội, Neang Sam Oil.
Giáo sư người Việt Nam, Dương Hàm Hi (1956), đã xếp loại thảm thực vật
rừng miền Bắc Việt Nam theo 1 bảng phân loại mới.


11

Năm 1962, ở miền nam Việt Nam còn xuất hiện một bản phân loại thảm thực
vật rừng Nam Trường Sơn.
Bản phân loại đầu tiên của ngành lâm nghiệp Việt Nam về thảm thực vật rừng ở
Việt Nam là bản phân loại của Cục Điều tra và quy hoạch rừng thuộc Tổng cục Lâm
nghiệp Việt Nam, bảng phân loại này xây dựng năm 1960, theo bảng phân loại này,
rừng trên toàn lãnh thổ Việt Nam được chia làm 4 loại hình lớn:
Loại I: Đất đai hoang trọc, những trảng cỏ và cây bụi, trên loại này cần phải
trồng rừng.





Loại II: Gồm những rừng non mới mọc, cần phải tra dặm thêm cây hoặc tỉa thưa.

Loại III: Gồm tất cả các loại hình rừng bị khai thác mạnh nên trở thành
nghèo kiệt tuy còn có thể khai thác lấy gỗ, trụ mỏ, củi, nhưng cần phải xúc tiến tái
sinh, tu bổ, cải tạo.


Loại IV: Gồm những rừng già nguyên sinh còn nhiều nguyên liệu, chưa bị
phá hoại, cần khai thác hợp lý.


Phân loại này không phân biệt được kiểu rừng nguyên sinh với các kiểu phụ thứ
sinh và các giai đoạn diễn thế.
Theo Trần Ngũ Phương (1970), đưa ra bảng phân loại rừng ở miền Bắc Việt
Nam, chia thành 3 đai lớn theo độ cao:
1. Đai rừng nhiệt đới mưa mùa.
2. Đai rừng á nhiệt đới mưa mùa.
3. Đai rừng á nhiệt đới mưa mùa núi cao.
Trên cơ sở các điều kiện lập địa trên toàn lãnh thổ Việt nam, tại Hội nghị Thực
vật học quốc tế lần thứ XII (Leningrat, 1975), Thái Văn Trừng (1975), đã đưa ra bảng
phân loại thảm thực vật rừng Việt Nam trên quan điểm sinh thái, đây được xem là
bảng phân loại thảm thực vật rừng ở Việt Nam phù hợp nhất trên quan điểm sinh thái
cho đến nay.


Kiểu rừng kín rụng lá hơi ẩm nhiệt đới.




Kiểu rừng kín lá cứng hơi khô nhiệt đới.



Kiểu rừng thưa cây lá rộng hơi khô nhiệt đới.



Kiểu rừng thưa cây lá kim hơi khô nhiệt đới.



Kiểu rừng thưa cây lá kim hơi khô á nhiệt đới núi thấp.



Kiểu trảng cây to, cây bụi, cây cỏ cao khô nhiệt đới.


12


Kiểu truông bụi gai hạn nhiệt đới.



Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp.




Kiểu rừng kín hỗn hợp cây lá rộng, lá kim ẩm á nhiệt đới núi thấp.



Kiểu rừng kín cây lá kim ẩm ôn đới ẩm núi vừa.



Kiểu quần hệ khô lạnh vùng cao.



Kiểu quần hệ lạnh vùng cao.

Riêng về khu hệ thực vật rú cát ven biển miền Trung có một số công trình đáng
chú ý sau đây:
- Đỗ Xuân Cẩm (2007), đã thống kê được có tất cả 372 loài, thuộc 268 chi và
112 họ. Trong số đó các taxon chủ yếu tập trung ở Lớp Ngọc lan - Magnoliopsida. Có
đến 22 họ thực vật có từ 5 loài trở lên. Trong đó họ góp phần hữu hiệu vào việc phòng
hộ mạnh nhất là họ Trâm - Myrtaceae với 7chi và 17 loài. Có đến 54 loài cây thân gỗ
bản địa (35 loài cây gỗ và 19 loài cây bụi) thuộc 24 họ, là nguồn vật liệu quí cho việc
phục hồi rú cát tự nhiên và trồng rừng phòng hộ ven biển [5].
- Kết quả nghiên cứu và điều tra trên vùng rú cát ven biển tỉnh Quảng Trị [21]
cho thấy: Các rú cát có tác dụng bảo vệ môi trường sống và sản xuất trên vùng cát
biển, trong đó một diện tích rú có thể bảo vệ cho gần 200 ha lúa hai vụ được trồng trên
cát cố định (ở huyện Vĩnh Linh), năng suất lúa ổn định giữa 3,5- 4,5 tấn/vụ/ha, có thể
đạt bình quân 8 tấn/2 vụ/ha trong một năm, cho phép người trồng lúa trên cát có thể
thu nhập hàng năm 40-60 triệu đồng/1 ha (hai vụ), nhờ tác dụng sinh thủy của loại
rừng này đủ cung cấp nước tưới cho lúa trồng trên đất cát cố định.
- Phan Thị Thúy Hằng, Nguyễn Nghĩa Thìn (2009), khi nghiên cứu về sự đa

dạng tài nguyên thực vật bậc cao có mạch ở vùng cát huyện Phong Điền đã xác định
được 320 loài. Tuy thành phần loài không đa dạng như ở các hệ sinh thái rừng nhiệt
đới khác, nhưng thảm thực vật vùng cát ở đây khá đa dạng về sinh cảnh phân bố, có
thể phân thành 10 kiểu thảm thực vật khác nhau trên các vùng cát di động, cát khô cố
định và cát ẩm. Mỗi kiểu thảm có các quần xã thực vật đặc trưng riêng, đặc biệt trong
số đó là các kiểu rừng nhiệt đới thường xanh có cấu trúc thành phần loài tương đối đa
dạng và có ý nghĩa lớn đối với cộng đồng cư dân vùng cát [9].
b. Nghiên cứu về giá trị của hệ thực vật vùng cát
Theo Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính
phủ ban hành Quy chế quản lý rừng, thì khái niệm rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát
bay như sau:


13

- Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay được xác lập nhằm chống gió hại, chắn
cát di động, bảo vệ sản xuất nông nghiệp, bảo vệ các khu dân cư, khu đô thị, vùng sản
xuất và các công trình khác.
- Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay được xác lập dựa trên các tiêu chí và chỉ
số về: Diện tích, bậc thềm cát ven biển, khí hậu và hiện trạng đặc điểm kinh tế, xã hội
của khu vực.
Theo đó giá trị rừng phòng hộ vùng cát ven biển gồm:
+ Các giá trị sử dụng trực tiếp: Gồm các giá trị liên quan đến sử dụng gỗ, củi,
cây thuốc từ rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát;
+ Các giá trị sử dụng gián tiếp: Gồm giá trị phòng hộ (phòng hộ sản xuất nông
nghiệp, phòng hộ khu dân cư, tài sản, sức khỏe), giá trị hấp thụ carbon, giá trị cảnh quan.
Theo kết quả nghiên cứu của Vũ Tấn Phương, Trần Thị Thu Hà (2012), giá trị
kinh tế của rừng phòng hộ chắn gió, chống cát bay bao gồm chủ yếu là giá trị phòng
hộ của rừng. Tổng giá trị kinh tế - môi trường của rừng phòng hộ chắn gió, chống cát
bay là khoảng 11,1 triệu đồng/ha/năm ở Ninh Thuận, khoảng 14,2 triệu đồng/ha/năm ở

Bình Thuận. Giá trị sử dụng trực tiếp của rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay là rất
thấp, chủ yếu là sử dụng làm chất đốt. Giá trị sử dụng trực tiếp là từ 0,9 – 1,1 triệu
đồng/ha/năm, chiếm khoảng 8,5%. Giá trị phòng hộ chắn gió, cát bay là từ 5,1 – 7,8
triệu đồng/ha/năm, chiếm 46 – 55% tổng giá trị của rừng. Giá trị hấp thụ carbon chiếm
33 – 42% tổng giá trị của rừng.
c. Nghiên cứu về hiệu năng phòng hộ của hệ thực vật vùng cát
Từ những năm 50 của thế kỷ trước nhiều nhà khoa học của Việt Nam đã quan
tâm đến vùng cát ven biển miền Trung đó là các nghiên cứu trồng phi lao chống cát
bay ở Nam Quảng Bình của tác giả Lâm Công Định (1977), đã thành công trong việc
trồng các dải phi lao chống cát bay bảo vệ đồng ruộng xóm làng đó là nghiên cứu của
Phan Liêu (1987), về đất cát ven biển nhiệt đới Việt Nam đã phân chia ra các loại đất
cát vùng với đặc điểm địa hình của nó. Theo Vũ Văn Mễ (1990), trong nghiên cứu và
áp dụng các biện pháp kỹ thuật xây dựng rừng giữ đất, giữ nước cải thiện điều kiện
tiểu khí hậu đặc biệt đã xây dựng được các mô hình trồng rừng theo băng với các cự ly
và các loại cây khác nhau, giữa các băng là đất để trồng cây công nghiệp mô hình đạt
hiệu quả tốt về môi trường và năng suất cây trồng được phổ biến rộng rãi ở Bình
Thuận, Ninh Thuận.
Kết quả điều tra, đánh giá của Cao Quang Nghĩa (1998), về mô hình rừng
phòng hộ trên đất cát ven biển cho thấy: Mật độ hiện tại còn từ 800 đến 2.000 cây/ha,
tổ thành loài cây trong đai rừng là bạch đàn 13,6%, keo lá tràm 49,2%, phi lao 6%,


14

muồng đen 31,2%. Cây trồng trong đai rừng ở tuổi 10 đạt D 1,3 = 13,8 - 16,6cm; Hvn =
12 - 20m; Dt = 3 - 4m. Kết quả cho thấy đai rừng rộng 50m có tác dụng phòng hộ tốt
hơn, tốc độ gió ở sau đai rừng 50m giảm 30 - 50%, nhiệt độ mặt đất giảm 10 - 15 0C
vào thời điểm nóng nhất trong ngày, nhiệt độ không khí giảm 2 - 2,5 0C so với nơi
trống. Đai rừng có tác dụng cải thiện đất (tăng lượng mùn 1,7 - 2,2 lần, đạm dễ tiêu 1,3
lần so với nơi trống, trả lại cho đất 16 - 28 tấn thảm khô/ha và 9 - 23 tấn thảm mục/ha).

d. Đặc điểm cồn cát ven biển
Cồn cát ven biển có chức năng sinh thái không gì thay thế được, không phải là
vùng đất hoang nên muốn phát triển bền vững vùng cồn cát đòi hỏi phải hiểu biết đúng
đắn quy luật sinh thái của nó. Cồn cát là những vùng bờ biển giàu nguồn cát mịn,
đường kính hạt trong khoảng từ 0,2 đến 2mm, bị khô khi thủy triều rút, bị sấy nóng do
mặt trời. Những vùng bờ biển có gió mạnh thường xuyên trên 15km/giờ đều xuất hiện
cồn cát.
Từ khi xuất hiện đến khi ổn định, cồn cát không hình thành đơn lẻ mà tạo thành
một dãy cồn song song với mép nước biển như những làn sóng cát. Từ mép nước biển
hướng về đất liền có thể gặp một tập hợp 5 dãy cồn cát với mức độ ổn định tăng dần,
đó là cồn sơ khai, cồn tiền tiêu, cồn màu vàng, cồn màu xám và cồn trưởng thành.
Năm dãy cồn tạo thành một thế hệ cồn cát.
Cồn sơ khai là những đống cát nhỏ do gió vun lên nhờ sự có mặt một loại vật
cản nào đấy như mảnh gỗ trôi bị kẹt lại, xác chim biển chết, xác tảo biển, mảnh tàu
đắm dạt vào bờ. Cồn sơ khai chưa có thực vật cư trú, chúng có thể nhanh chóng biến
mất cũng như nhanh chóng xuất hiện, cho đến khi những dạng thực vật thân cỏ đầu
tiên xuất hiện cố định chúng lại, biến chúng thành cồn tiền tiêu.
Những loài thực vật đầu tiên xuất hiện trên các cồn tiền tiêu là những loài thân
thảo bò lan có sức sống dẻo dai, chịu mặn, chịu gió và chống chịu được cát vùi. Chúng
giúp cho cát được tích lũy nhanh hơn và cồn cát cũng nhờ đó mà cao lên nhanh chóng
đến khoảng 5m.
Cồn màu vàng xuất hiện sau khi có xác thực vật tích tụ nhiều và xuất hiện những
lớp mùn cây đầu tiên trên mặt cồn. Cát trên cồn vẫn còn hơi mặn với độ pH kiềm nhẹ
(khoảng 7,5) với những tích tụ muối kiềm và kiềm thổ nên thường có màu rám vàng
trên bề mặt cồn. Những tích tụ mùn cây làm cho khả năng tích lũy chất dinh dưỡng và
hơi nước tăng lên khiến cho thảm thực vật trên cồn cát cũng đa dạng hơn. Độ cao của
cồn màu vàng có thể đạt từ 5 - 10m, thực vật có thể che phủ đến 80% diện tích các cồn
màu vàng. Những loài bò sát nhỏ và động vật gậm nhấm đầu tiên cũng đến cư trú tại các
cồn màu vàng nhờ sự phong phú của nguồn thức ăn thực vật và độ ẩm.



15

Cồn màu xám là thế hệ cồn cát thứ 4, ổn định hơn và xuất hiện nhiều thực vật
bậc thấp như rêu và địa y giữa các khóm cây bụi, khiến cho độ che phủ thực vật trên
cồn màu vàng có thể đạt đến 100% diện tích. Những khóm cây bụi xuất hiện khiến cho
môi trường trong khoảng cách 50 - 100m kể từ mép nước biển trở lên thuận lợi cho thế
giới sống. Bởi mùn cây tích lũy thành lớp trên mặt cồn khiến cho cồn có màu xám, độ
pH giảm dần khiến cho đất chuyển sang chua. Nước xuất hiện ở lớp cát sâu nên chỉ có
những loài cây với bộ rễ đâm sâu mới thích nghi được. Độ cao của cồn cát màu xám
có thể đạt đến 10m.
Cồn trưởng thành xuất hiện cách mép nước biển hàng trăm mét. Những lớp đất
điển hình xuất hiện trên mặt cồn kéo theo sự hình thành lớp phủ thực vật thân gỗ và
cây bụi. Đây cũng thường là vùng canh tác của dân cư ven biển với tập đoàn cây trồng
thường là cây lấy gỗ, cây ăn trái và cây màu.
Giữa cồn trưởng thành và cồn màu xám, hoặc xen kẽ giữa các cồn trưởng thành
thường có các bàu nước, có thể là nước ngọt chất lượng tốt, nước lợ thậm chí nước
mặn tùy theo cấu trúc thủy văn của vùng cồn. Đặc trưng của các bàu nước này là môi
trường tù hãm và thường là nơi thuận lợi cho việc hình thành than bùn.
Cồn cát ven bờ là nơi sinh cư của nhiều loài động vật nhỏ như bò sát, gậm
nhấm, côn trùng; là vùng đệm an toàn giữa biển và đất liền và rất dễ bị tổn thương do
hoạt động của con người cũng như do thay đổi chế độ động lực biển và khí hậu. Một
vùng bờ có thể có nhiều thế hệ cồn cát xuất hiện vào các thời kỳ địa chất khác nhau
như vùng ven biển miền Trung Việt Nam có đến 4 thế hệ cồn cát lấy theo tên màu của
cát, gồm cồn cát đỏ, loại cổ nhất, chỉ có ở Ninh Thuận và bắc Bình Thuận; cồn cát
vàng nghệ, cồn cát trắng và cồn cát vàng xám, những loại trẻ nhất. Cồn cát ven bờ
không chỉ là bức trường thành bảo vệ bờ biển tại những vùng đất thấp ven bờ, chúng
còn là một hệ sinh thái độc nhất vô nhị vùng bờ. Các túi nước ngọt trong cồn cát, cảnh
quan du lịch thiên nhiên, nhiều dạng động thực vật đặc thù, đất trên các cồn cát trưởng
thành bị thực vật che phủ còn là loại thổ nhưỡng màu mỡ là những tài nguyên vô giá

của cồn cát.
e. Cơ sở nghiên cứu về vùng cát ven biển Bắc Trung Bộ
Do địa hình phức tạp, đất cát ven biển tồn tại ở dạng đụn cát, cồn cát và bãi cát
với địa mạo khác nhau; đất cát khô, rời rạc, dễ bị di động do gió thổi và nước chảy kéo
cát trôi. Vì vậy, vùng cát ven biển Bắc Trung bộ là vùng đất đã và đang bị sa mạc hoá
do nạn cát di động nhưng mỗi phân vùng lại có mức độ xung yếu khác nhau.
+ Cơ sở phân vùng phòng hộ: Phân vùng phòng hộ vùng cát ven biển theo mức
độ xung yếu được dựa vào tính chất gây hại và bị hại do nguồn động lực là gió và
nước, mức độ nguy hiểm tới vị trí của địa bàn do cát di động gây ra.


16

+ Chu trình di động của cát: Cát di động chủ yếu do 3 nguồn động lực là gió,
nước và sóng. Gió thổi cát bay tạo thành các đụn cát; nước chảy kéo cát trôi thành suối
cát phần thì lấp lấn đồng ruộng, phần thì đưa ra biển, sông; sóng vỗ bờ đưa cát vào bờ;
gió lại thổi cát bay tạo thành đụn cát. Gắn với chu trình di động cát, gió và nước là
động lực gây nguy hại chủ yếu thông qua nạn cát bay và cát trôi.
+ Động thái cát bay, cát trôi:
- Gió: Gió thổi cát bay theo 2 mùa:
* Mùa mưa bão có gió hại chính là gió Đông Bắc với tốc độ cao, từng đợt đưa
cát vào phía đất liền và gió Tây Bắc tốc độ không cao nhưng thổi thường xuyên cát
dịch chuyển về phía Đông Nam theo hướng hình thể của khu vực.
* Mùa khô nóng có gió hại chính là Tây Nam thổi ngược lại đưa cát lùi ra biển
nhưng chậm hơn và gió Đông Nam tốc độ không cao nhưng thổi thường xuyên đưa cát
dịch chuyển về hướng Tây Bắc. Do vậy, nếu như hai hướng gió hại chính Đông Bắc và
Tây Nam tạo ra các đụn cát di động chạy dọc theo hướng Tây Bắc - Đông Nam thì hai
hướng gió thịnh hành Tây Bắc và Đông Nam tạo ra các đụn cát di động chắn ngang
theo hướng Đông Bắc – Tây Nam.
- Mưa: Mưa tập trung trong mùa mưa bão tạo nên dòng chảy mặt theo chiều dốc

và sát mặt đất theo chiều ngang kéo theo cát dồn vào suối đưa về nội đồng hoặc
chuyển ra biển. Cát rời rạc không có khả năng dính kết với sức giữ nước kém nên dễ
dàng bị nước cuốn trôi, nhất là nơi không có lớp phủ thực vật, dốc mạnh, ven khe suối
đã tạo thành các suối cát là nơi gây hại nguy hiểm nhất.
+ Xác định các địa bàn xung yếu: Các dạng địa bàn xung yếu trên vùng cát ven
biển Bắc Trung bộ bao gồm: Đụn cát bay, suối cát trôi, nơi đón hướng gió chính, các
khu dân cư.


17

Chương 2
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu cụ thể
- Xác định danh lục và phân loại được các kiểu thảm thực vật vùng cát ven biển
Nam Quảng Bình.
- Phân tích được hiện trạng phân bố và độ phong phú của loài hay nhóm loài
chủ yếu.
- Tìm hiểu và tư liệu hóa được công dụng và hiệu năng phòng hộ của một số
loài và một số kiểu thảm thực vật chủ yếu tại khu vực nghiên cứu.
- Đánh giá được những yếu tố ảnh hưởng và các nguyên nhân gây suy thoái tài
nguyên thực vật bản địa vùng cát ven biển.
- Đề xuất được hệ thống các giải pháp sử dụng, quản lý, bảo vệ và phát triển
bền vững tài nguyên rừng vùng cát ven biển Nam Quảng Bình.
2.2. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Thảm thực vật tự nhiên ven biển khu vực phía Nam Quảng Bình.
- Các loài thực vật thuộc nhóm thực vật bậc cao có mạch, có nguồn gốc địa phương.
- Kiến thức bản địa, mối quan hệ và tương tác giữa người dân và tài nguyên
thực vật rừng vùng cát ven biển.

2.2.2. Phạm vi nghiên cứu
- Lĩnh vực nghiên cứu: Đa dạng sinh học và quản lý tài nguyên thiên nhiên.
- Thời gian nghiên cứu từ tháng 02/2013 đến tháng 08/2013.
- Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu tại khu vực vùng cát ven biển khu vực
phía Nam Quảng Bình thuộc địa bàn hành chính hai huyện Quảng Ninh và Lệ Thuỷ.
Gồm các xã: Võ Ninh, Hải Ninh, Gia Ninh (huyện Quảng Ninh), Hồng Thủy, Thanh
Thủy, Ngư Thủy Bắc, Cam Thuỷ, Hưng Thuỷ, Ngư Thuỷ Trung, Ngư Thuỷ Nam và
Sen Thủy (huyện Lệ Thuỷ).


18

2.3. Nội dung nghiên cứu
2.3.1.

Hiện trạng và động thái của hệ thực vật vùng cát ven

biển Nam Quảng Bình
a. Thành phần loài và các kiểu thảm thực vật vùng cát ven biển
• Thành phần loài thực vật của khu hệ thực vật vùng cát ven biển.
• Các kiểu thảm thực vật vùng cát ven biển.
• Hiện trạng phân bố và độ phong phú của loài hay nhóm loài chủ yếu (các loài
thực vật thân gỗ và cây bụi đa niên).
b. Biến động của hệ thực vật vùng cát ven biển
• Biến động về lớp thảm che phủ rừng trồng.
c. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của hệ thực vật vùng cát
• Nhóm yếu tố tự nhiên.
• Nhóm yếu kinh tế - xã hội.
2.3.2. Các mặt giá trị của hệ thực vật vùng cát ven biển và kiến thức bản địa trong
khai thác và quản lý tài nguyên

a. Các mặt giá trị
• Giá trị sử dụng.
• Giá trị phòng hộ.
b. Kiến thức bản địa trong khai thác và quản lý tài nguyên
• Các phương thức/phương pháp khai thác sử dụng tài nguyên truyền thống
• Các quy tắc, quy ước cộng đồng về quản lý tài nguyên dùng chung.
• Kinh nghiệm, tập quán sử dụng đất và tài nguyên thực vật tự nhiên theo hướng
bền vững.
c. Phân tích sinh kế của người dân đối với tài nguyên rừng vùng cát ven biển
• Tác động và ảnh hưởng của người dân tới tài nguyên rừng vùng cát ven biển.
• Ảnh hưởng của tài nguyên rừng vùng cát ven biển tới hoạt động kinh tế,
phương thức canh tác cũng như sinh hoạt hằng ngày của người dân.


19

2.3.3. Hiệu năng phòng hộ của hệ thực vật vùng cát ven biển
- Tác dụng chắn gió, chắn cát.
- Tác dụng cải thiện đất và điều hòa tiểu khí hậu.
- Khả năng chống chịu với các yếu tố gây hại.
2.3.4. Các loài có tiềm năng phát triển hoặc cần bảo tồn tại khu vực nghiên cứu
• Danh sách các loài có giá trị cao và có tiềm năng phát triển gây trồng.
• Chọn và tư liệu hóa các loài được lựa chọn.
• Các thông tin cụ thể về loài có giá trị bảo tồn tại khu vực nghiên cứu.
2.3.5. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả bảo tồn và phát triển bền vững tài
nguyên rừng vùng cát ven biển
- Giải pháp bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng vùng cát ven biển.
- Giải pháp quản lý bền vững tài nguyên đa dạng thực vật gắn liền với sinh kế
người dân.
- Các giải pháp khác.

2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Thu thập số liệu thứ cấp
- Kế thừa các tài liệu, số liệu điều tra về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của
khu vực nghiên cứu và các tài liệu tham khảo liên quan.
- Số liệu về môi trường tự nhiên và hệ thống rừng trồng của BQL rừng phòng
hộ ven biển Nam Quảng Bình.
- Bản đồ hiện trạng rừng và đất rừng; dữ liệu ảnh vệ tinh về lớp thảm thực vật
qua các thời kỳ và các mốc thời gian.
- Thu thập các tài liệu có liên quan, các chính sách về quản lý bảo vệ tài nguyên
rừng trên địa bàn nghiên cứu, các báo cáo về quy hoạch sử dụng đất.
2.4.2. Thu thập số liệu sơ cấp
a. Phương pháp điều tra chuyên ngành ở thực địa
Áp dụng phương pháp nghiên cứu định lượng kết hợp với định tính để mô tả.
Việc thu thập số liệu tiến hành trên các ô tiêu chuẩn. Việc xác định vị trí của các ô tiêu
chuẩn được xác định bằng máy định vị GPS Garmin 76 Csx.


20

a.1. Phương pháp rút mẫu quan sát:
- Đối với hệ sinh thái đất ngập nước, do diện tích nhỏ nên tiến hành khảo sát
toàn bộ diện tích. Tiến hành lập ô tiêu chuẩn ở các vùng đất có chế độ triều khác nhau
như: Vùng đất ngập triều trung bình, vùng đất ngập triều cao gần cửa sông, vùng đất
ngập triều cao xa cửa sông và vùng đất chỉ ngập khi triều cường.
- Đối với hệ sinh thái vùng cát, tiến hành lập tuyến điều tra và ô tiêu chuẩn theo
phương pháp điển hình, đại diện cho từng trạng thái rừng, cho từng vị trí như: sát biển,
gần biển, cách xa biển. Mỗi vị trí tiến hành lập 03 ô tiêu chuẩn. Ô tiêu chuẩn có hình
vuông với diện tích là: 20m x 20m = 400m 2, kết hợp với thu thập mẫu vật. Phân loại
thảm thực vật theo nguyên tắc lấy đặc điểm ngoại mạo làm yếu tố chủ đạo, dựa trên
khung phân loại thảm thực vật của UNESCO (1973) và Nguyễn Nghĩa Thìn (1997).

- Đối với rừng trồng: Bố trí OTC với diện tích 20m x 20m tại các khu vực rừng
trồng keo và phi lao. Đo đếm các chỉ tiêu: D1.3, Hvn, phẩm chất cây.
a.2. Phương pháp thu thập số liệu
• Điều tra trên tuyến và trên ô tiêu chuẩn
Trong ô tiêu chuẩn, ghi chép các thông tin như: số hiệu ô, vị trí ô, trạng thái dự
kiến, những tác động chính vào rừng, lịch sử hình thành rừng và tiến hành đo đếm các
chỉ tiêu: xác định loài cây, D1.3, Hvn, Dt, Hdc của những cây có đường kính lớn hơn
5cm, điều tra về địa hình: Độ dốc, hướng dốc, độ cao, điều tra về đất: loại đất, độ xốp.
Kết quả được ghi vào bảng biểu điều tra
+ Điều tra chỉ tiêu sinh trưởng
- Đo đường kính ngang ngực: Dùng thước kẹp kính, đo ở vị trí 1.3m, theo hai
chiều Đông Tây – Nam Bắc sau đó lấy giá trị bình quân.
- Đo chiều cao: Đối với những cây thấp dung sào để đo chiều cao. Đối với
những cây cao dùng thước Blumeleiss đo chiều cao vút ngọn, chiều cao dưới cành.
- Đo đường kính tán: dùng thước dây đo hình chiếu tán cây trên mặt đất theo
hai chiều Đông Tây – Nam Bắc.
+ Điều tra thành phần loài thực vật:
Trong quá trình điều tra đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng của cây, tiến hành thu
thập mẫu, cố định mẫu.
Phân tích mẫu: phân tích đặc điểm hình thái của thân, cành, lá, hoa, quả... đi đôi
với ghi chép.
Xác định tên loài: Theo ý kiến chuyên gia và theo phương pháp so sánh hình thái.


21

Các tài liệu chính dùng trong quá trình xác định tên khoa học gồm:
1) Cây cỏ Việt Nam (Phạm Hoàng Hộ, 1991 – 1993, 1999 – 2000)
2) Cây gỗ rừng Việt Nam (1971 – 1988)
Bổ sung thông tin: Để bổ sung thông tin về phân bố, dạng sống, công dụng và

tình trạng đe dọa, bảo tồn, còn sử dụng các tài liệu:
1) Danh lục các loài thực vật Việt Nam (2002 – 2003)
2) Từ điển cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi, 1997)
3) Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (Đỗ Tất Lợi, 1999)
4) Cây có vị thuốc ở Việt Nam (Phạm Hoàng Hộ, 2006)
5) Sách đỏ Việt Nam (2007), Nghị định số 32/2006/NĐ – CP, Danh lục Đỏ của
IUCN (2006).
+ Điều tra chỉ tiêu sinh thái và hiệu năng phòng hộ
1. Khảo sát đặc điểm thổ nhưỡng qua phẫu diện đất bố trí theo phương pháp
điển hình
2. Cường độ ánh sáng bằng Luximet
3. Tốc độ gió, nhiệt độ đất, nhiệt độ không khí bằng các dụng cụ quan trắc khí
tượng thông dụng.
b. Phương pháp điều tra thu thập thông tin trong cộng đồng
+ Điều tra tình hình quản lý, khai thác, sử dụng và định hướng phát triển tài
nguyên trên địa bàn nghiên cứu
- Phỏng vấn hộ gia đình để thu thập thông về điều kiện kinh tế, sản xuất cũng
như cách thức sử dụng khai thác của người dân và định hướng phát triển về tài nguyên
trong thời gian tới. Phỏng vấn 30 hộ gia đình, các thành phần phỏng vấn bao gồm:
người già, thanh niên, phụ nữ cán bộ thôn, cán bộ xã, cán bộ huyện, cán bộ hạt, trạm
kiểm lâm.
- Họp thôn: Để tiếp thu ý kiến của toàn bộ thôn về tình hình quản lý, sử dụng và
khai thác đến tài nguyên cũng như định hướng phát triển những tài nguyên đó.
- Tham khảo các mô hình quản lý tương ứng với điều kiện tại khu vực nghiên
cứu để đề ra được các hình thức quản lý thích hợp.
+ Điều tra các hoạt động kinh tế – xã hội trong khu vực ven biển Nam Quảng
Bình có liên quan đến rừng phòng hộ vùng cát ven biển với các nội dung sau:


22


Tình hình sản xuất nông nghiệp.
Tình hình sản xuất lâm nghiệp.
Tình hình chăn nuôi của hộ gia đình.
Tình hình nuôi trồng thủy hải sản.
Tình hình các nghành nghề khác.
Tìm hiểu tình hình tham gia các hoạt động lâm nghiệp.
Phỏng vấn bằng các bảng hỏi đối với cán bộ địa phương, hộ gia đình làm nông
nghiệp, nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản trong khu vực nghiên cứu để tìm hiểu về
quy định, thể chế cũng như công tác quản lý tài nguyên.
2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu
- Số liệu được xử lý và phân tích dưới dạng các bảng biểu và biểu đồ.
- Dùng phần mềm Excel để nhập và xử lý số liệu.
- Xây dựng bản đồ hiện trạng, phân bố bằng ứng dụng GIS.
- Sử dụng các tài liệu chuyên ngành để nhận diện và xác định loài.


23

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội vùng cát ven biển Nam
Quảng Bình
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý và lãnh thổ
- Tọa độ địa lý: Từ 17008’ đến 17028’ độ vĩ bắc và từ 105037’ đến106058’độ kinh đông.
- Địa danh các đơn vị hành chính và đơn vị quản lý rừng (tiểu khu rừng - TK):
Bao gồm 11 xã ven biển thuộc 2 huyện Quảng Ninh và Lệ Thuỷ gồm 34 tiểu khu rừng
(xã Võ Ninh - TK361, xã Hải Ninh - TK362; 369A; 369B; 373A, xã Gia Ninh TK368; 370; 371, xã Hồng Thuỷ - TK372; 374B, xã Thanh Thuỷ - TK374C; 396B, xã
Cam Thuỷ - TK395B; 396C, xã Hưng Thuỷ - TK395C; 397B; 398C; 433B, xã Ngư
Thuỷ Bắc - TK373B; 374A; 395A; 396A; 398A, xã Ngư Thuỷ Trung - TK397A; 398B;

433A; 434A, xã Sen Thuỷ - TK433C; 434C; 435B; 436B và xã Ngư Thuỷ Nam TK434B; 435A; 436A).
b. Địa hình: Địa hình vùng cát ven biển Nam Quảng Bình chia thành 3 hệ thống
rõ rệt:
- Hệ thống ven biển: Bao gồm những cồn cát di động chạy dọc song song với
bờ biển, có độ cao từ 10-15m, dễ di động bởi những đợt gió mùa Đông Bắc, cát được
chuyển dần vào vùng giữa.
- Hệ thống giữa: Là những đồi cát cao nhất, di động mạnh chạy liên tiếp song
song theo hướng Bắc - Nam. Do di động mạnh nên có những đồi cát mới được hình
thành và có những đồi cát bị san bằng, xen lẫn đồi cát là những trảng cỏ bằng, thấp,
mùa hè khô, mùa mưa ngập úng, thường bị chua phèn, cỏ rười phát triển.
- Hệ thống ven đường Quốc lộ IA: Là những dảy cát khá cao, tiếp giáp với
ruộng vườn, nhà cửa của nhân dân, chịu ảnh hưởng của gió bão thổi vào tiếp tục
bồi đắp cao. Đây là hệ thống cát trực tiếp gây ra mọi hậu quả uy hiếp cuộc sống
con người.
c. Điều kiện khí hậu thời tiết:
- Khí hậu, thời tiết: Chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, theo tài liệu
khí tượng thuỷ văn, có thể chia làm 2 mùa rỏ rệt:
+ Mùa khô nóng: Từ tháng 3 đến tháng 8 nhiệt độ cao, nắng nóng khô, thiếu
nước, nhiệt độ bình quân là 320c, có lúc lên đến 400c.


24

+ Mùa mưa: Từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau, mùa này mưa nhiều kèm theo gió
bão và gió mùa Đông Bắc, lượng mưa tập trung vào tháng 9, 10, 11 chiếm gần 90%
lượng mưa cả năm gây lũ lụt cuốn theo cát lấp ruộng đồng, nhà cửa và các công trình
giao thông...
- Gió, bão: Thịnh hành nhất ở vùng này là gió Tây Nam (gió Lào) về mùa khô
từ tháng 3 đến tháng 9 đã đẩy lùi một phần cát ra hướng biển nhưng không đáng kể.
Gió Đông Bắc xuất hiện vào tháng 10 đến tháng 2 năm sau, tốc độ gió gấp 4 lần

gió Tây Nam, do vậy ảnh hưởng gió Đông Bắc rõ rệt hơn so với gió Tây Nam, có tính
chất quyết định đến hướng di chuyển, cát di động ngày càng lấn vào đồng ruộng nếu
không có sự ngăn cản của thảm thực vật tự nhiên và rừng phòng hộ.
- Sông ngòi: Chủ yếu là khe suối nhỏ, bắt nguồn từ hệ thống đồi cát ở giữa, một
số ít chảy ra biển, còn phần lớn chảy vào hướng Tây (về phía quốc lộ IA). Mùa hè cạn,
mùa mưa chảy mạnh mang theo cát lấp lấn ruộng đồng, nhà cửa và làm xói lở đường
sá và các công trình khác.
- Thổ nhưỡng: Thành phần cơ bản là cát trắng nghèo dinh dưỡng, hàm lượng
mùn không đáng kể (khoảng 0,2-0,7%) khả năng giữ nước kém, có thể phân thành hai
nhóm chính:
+ Cát trắng ở các đồi cát di động và bán di động chiếm khoảng 40% tổng diện
tích. Cát mịn rời rạc, khả năng di động cao, nghèo dinh dưỡng, giữ nước kém, không
có thực bì tự nhiên che phủ.
+ Cát màu: (Màu xám, màu vàng) ở những đồi cát bán di động, bãi bằng, chiếm
khoảng 60% tổng diện tích. Đây là những vùng đất có ít thực bì tự nhiên (cỏ quăn, cỏ
rười), thường bị chua phèn, mùa mưa ngập úng, mùa hè khô nóng.
3.1.2. Tình hình dân sinh kinh tế xã hội:
- Dân số, dân tộc, lao động:
+ Huyện Lệ Thuỷ gồm 8 xã (Sen Thuỷ, Ngư Thuỷ Nam, Ngư Thuỷ Trung, Ngư
Thuỷ Bắc, Hưng Thuỷ, Cam Thuỷ, Thanh Thuỷ và Hồng Thuỷ), huyện Quảng Ninh
gồm 3 xã (xã Gia Ninh, Hải Ninh, Võ Ninh).
Tổng dân số: 59.637.
Trong đó: Nam 30.065 người chiếm 50,41%
Nữ 29.572 người chiếm 49,59%
Tổng số lao động trong độ tuổi: 46.068 người.


×