Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Xây dựng và Phát triển nông thôn 3 .

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (283.77 KB, 23 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
PHẦN 1 : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 3
1.1

Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Xây dựng và Phát
triển nông thôn 3.
- Tên doanh nghiệp phát hành : Công ty Cổ phần Xây dựng và Phát triển nông
thôn 3 .
- Tên giao dịch : CERD 3.,JSC(Construction & rural development 3 Joint – Stock
Company)
- Mã số thuế : 0100103538
- Địa chỉ : Số 46A ,ngõ 120 , đường Trường Chinh,phường Phương Mai, quận Đống
Đa, thành phố Hà Nội
- Điện thoại : 04.3576.3418 – Fax: 04.3576.2427
- Hình thức sở hữu vốn : Vốn góp.
- Lĩnh vực kinh doanh: Công ty hoạt động trong lĩnh vực xây lắp.
- Vốn điều lệ: 5.000.000.000 VNĐ ( năm tỷ đồng chẵn).
- Mệnh giá : 10.000 đồng/cổ phần.
- Kỳ kế toán năm từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12 năm dương lịch.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán : Đồng Việt Nam ("VND"), hạch toán theo
phương pháp giá gốc, phù hợp với các quy định của Luật kế toán số 03/2003/QH11
ngày 17/6/2003 và Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 01 – Chuẩn mực chung.
- Chế độ kế toán áp dụng tại công ty : Công ty áp dụng chế độ kế toán Doanh nghiệp
Việt Nam ban hành kèm theo quyết định 48/2006/QD-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ
trưởng Bộ Tài chính và Thông tư 244/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009.
- Hình thức kế toán áp dụng : Công ty áp dụng hình thức ghi sổ trên máy vi tính, sử
dụng phần mềm kế toán Cads.
- Công ty Cổ phần Xây dựng và Phát triền nông thôn 3 là pháp nhân theo pháp luật
Việt Nam. Công ty được thành lập do chính sách cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà
nước theo quyết định số: 145/2000/QĐ/BNN – TCCB ngày 29/12/2000 của Bộ Nông


nghiệp và phát triển nông thôn. Công ty là doanh nghiệp hoạch toán độc lập, được
UBND Thành phố Hà Nội cấp đăng ký kinh doanh số 0103000718 ngày 02 tháng 01
1


năm 2002 và chính thức hoạt động kể từ ngày 23 tháng 01 năm 2002. Công ty hoạt
động theo điều lệ Công ty Cổ phần Xây dựng và Phát triền nông thôn 3 và luật doanh
nghiệp Nhà nước CHXHCN Việt Nam. Công ty hiện nay đang kinh doanh các ngành
nghề theo đăng ký kinh doanh số 0100103538 đã thay đổi lần thứ 6 ngày 01 tháng 11
năm 2011.
- Danh sách cổ đông sáng lập:
STT
1

Tên Cổ đông

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú đối với cá

nhân hoặc địa chỉ trụ sở chính đối với tổ chức
Tổng Công ty Xây dựng Nông
68 Đường Trường Chinh, Phường Phương
nghiệp và Phát triển nông thôn

2

Phạm Ngọc Trác

3

Trần Cao Quang Chính


4

Phan Văn Lâm

5

Nguyễn Quốc Huy

6

Các Cổ đông khác

2.1

Số cổ phần
111,000

Mai, Quận Đống Đa, Hà Nội
Số 80B, Phố Bà Triệu, Phường Hàng Bài,

51,515

Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
H9B Phương Mai, Phường Phương Mai, Quận

35,000

Đống Đa, Hà Nội
101-A3, Tập thể 128 Đại La, Phường Đồng


41,884

Tâm, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Số 76 Cống Vị, Quận Ba Đình, Hà Nội

52,460
208,141

Tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty.
1.2.1 Chức năng, ngành nghề kinh doanh.
 Chức năng :
+ Công ty thực hiện việc xây dựng các công trình đã trúng thầu, cung cấp các trang
thiết bị phục vụ cho hoạt động kinh doanh, tư vấn kinh doanh….
 Nhiệm vụ:

2


+ Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước, thực hiện nghiêm túc chính sách, chủ
trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, bảo vệ tài sản, bảo vệ môi trường, giữ gìn
an ninh trật tự và an toàn xã hội, hoàn thành tốt nhiệm vụ quốc phòng toàn dân.
+ Phấn đấu mang lại cho khách hàng những sản phẩm xây dựng có chất lượng tốt
nhất,dịch vụ chuyên nghiệp ,thời gian nhanh chóng, giá thành hợp lý.
+ Tạo dựng và duy trì môi trường làm việc “ Thân thiện và chuyên nghiệp” , kỷ luật
lao động cao, đồng thời quan tâm đến đời sống vật chất , tinh thần của cán bộ công
nhân viên.
+ Thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đảm bảo phát triển toàn
diện, phát huy tiềm năng tối đa của mỗi cán bộ công nhân viên công ty.
+ Chủ động đổi mới trang thiết bị, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm tiết kiệm

năng lượng mang lại hiệu quả kinh tế cao, giảm ô nhiễm môi trường, đóng góp tích
cực vào sự phát triển bền vững của đất nước.
+ Không ngừng gia tăng giá trị lợi ích cho các cổ đông.
 Ngành nghề kinh doanh:
+ Tư vấn xây dựng (không bao gồm dịch vụ thiết bị công trình và hoạt động theo
chứng chỉ hành nghề).
+ Xây dựng đường dây và trạm biến thế điện từ 35 KV trở xuống.
+ Xây dựng các công trình giao thông và thuỷ lợi loại nhỏ.
+ Kinh doanh vật tư, thiết bị, vật liệu xây dựng.
+ Sản xuất các phụ tùng, phụ kiện bằng kim loại phục vụ xây dựng.
+ Xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng và trang trí nội thất.
( Doanh nghiệp chỉ hoạt động xây dựng công trình khi đáp ứng đủ điều kiện năng lực
theo quy định của pháp luật )
1.2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý công ty.
Cơ cấu tổ chức của Công ty theo cơ cấu trực tuyến chức năng, trong đó, cấp dưới
chịu sự quản lý của cấp trên, các phòng ban hoạt động theo chuyên môn của mình
3


đồng thời có mối quan hệ khăng khít với các phòng ban khác để tạo sự hoạt động
hiệu quả hơn.
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ bộ máy điều hành:
ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG
PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN
KẾ HOẠCH
KỸ THUẬT CHẤT LƯỢNG
HÀNH CHÍNH
DỰ THẦU
TỔ CHỨC


ĐỘI XD SỐ 3
ĐỘI XD SỐ 1
ĐỘI XD SỐ 5
ĐỘI XD SỐ 4
ĐỘI XD SỐ 6
ĐỘI XD SỐ 8
BAN KIỂM SOÁT
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN GIÁM ĐỐC
PHÒNG TỔNG HỢP

 Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của các bộ phận

4


- Giám đốc: Là người đứng đầu Công ty, thực hiện chức năng tổ chức, quản lý điều
hành sản xuất, kinh doanh. Giám đốc vừa là người đại diện cho Công ty, vừa là cán
bộ công nhân viên trong Công ty, thay mặt cho Công ty chịu trách nhiệm về mọi hoạt
động và kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty, đại diện cho Công ty ký kết các
hợp đồng kinh tế và thực hiện quy chế dân chủ trong điều hành, lãnh đạo tập trung,
phân công cụ thể từng công việc cho các phó giám đốc, nhằm nâng cao tinh thần
trách nhiệm trong công tác chỉ đạo các công trình thi công, quán triệt các cán bộ công
nhân viên khi thi công trên địa bàn nào cũng phải tạo ra mối quan hệ tốt đối với chính
quyền địa phương. Giám đốc còn phải thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ đối với
Nhà nước.
- Phó giám đốc kinh doanh: Phụ trách kinh doanh, là người đại diện trực tiếp thứ
nhất của Giám đốc với đầy đủ tư cách và trình độ khoa học kỹ thuật, kiến thức kinh
doanh, năng lực nghề nghiệp để điều hành, quản lý các hoạt động kinh doanh và tham
mưu cho Giám đốc.

- Phó giám đốc kỹ thuật: Phụ trách kỹ thuật, là người đại diện trực tiếp thứ hai cho
giám đốc, có chuyên môn kỹ thuật, có kinh nghiệm trong việc kiểm tra, thẩm định,
giám sát về mặt kỹ thuật, có chức năng chỉ đạo thi công xây dựng, tham mưu báo cáo
cho giám đốc về mặt kỹ thuật.
- Phòng tài chính kế toán: Cung cấp và giám sát chặt chẽ thông tin về chi tiêu trong
kỳ và hoạch toán kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong Công ty, giúp Ban
giám đốc đưa ra các quyết định về ký kết hợp đồng.
- Phòng tổng hợp: Bao gồm các bộ phận kỹ thuật chất lượng, kế hoạch, dự thầu,
hành chính, tổ chức. Mỗi bộ phận thực hiện chức năng riêng trong hoạt động của
Công ty.
Chịu trách nhiệm thi công xây dựng, sản xuất trực tiếp là các phân xưởng sản xuất,
các đội xây dựng.
1.2.3-Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần Xây dựng và Phát
triền nông thôn 3
5


Công ty Cổ phần Xây dựng và Phát triển nông thôn 3 đã tham gia thi công xây
dựng đa dạng các loại, hạng mục công trình với nhiều công trình có yêu cầu về kết
cấu đặc biệt như sàn Panen, cầu thang máy, máy ép cọc, nhựa bán thâm nhập, thiết bị
phun nước nghệ thuật… Các công trình thi công có giá trị từ trăm triệu đến chục tỷ
VNĐ, trải dài trên các vùng địa lý từ Bắc vào Nam. Bao gồm các công trình nhà ở,
khách sạn, nhà làm việc, công trình văn hóa, công trình giáo dục, công trình y tế,
công trình thể thao, công trình thương mại, công trình cấp thoát nước, công trình
điện, công trình công nghiệp, công trình nông nghiệp, công trình thủy lợi, công trình
giao thông.

Bảng 1.2 : Bảng tổng hợp một số công trình tiêu biểu đã trúng thầu của Công ty
Cổ phần Xây dựng và Phát triền nông thôn 3 qua các năm


6


TT PHÂN LOẠI, TÊN CÔNG TRÌNH

Khách sạn 10 tầng – Phương Mai – Hà
Nội
Nhà trụ sở XN bản đồ – Bộ quốc phòng
Nhà khoa Trồng trọt Trường Đại học
Nông nghiệp I
Đài tiếng nói VN – 39 Bà triệu – HN
Nhà sinh hoạt mỏ – Than Mông
Dương
Nhà ký túc xá Trường Đại học Mỏ
địa chất
Các công trình thuộc trường
CĐSPKT I – Hưng Yên
Các công trình thuộc trường ĐH
Thái Nguyên
Các công trình thuộc trường CĐ
Nông lâm – Bắc Giang
Các công trình thuộc trường CĐSP II
Nam Định
Các công trình thuộc ĐH Đà Nẵng
Các công trình thuộc ĐH Thủy sản
Nha Trang

GIÁ TRỊ HĐ

M2


SỐ

KẾT CẤU

(Triệu VNĐ)

SÀN

TẦNG

ĐẶC BIỆT

16.000

4.000

10

6.500

1.800
1.56

4

4.318
13.000
7.608
6.200

8.974
6.956

0

Máy ép cọc

4
2
5

Mái giàn
không gian
Sàn Panen
Mái tôn vì
kèo Zamil
Mái tôn vì
kèo Zamil

9.890
20.594
30.388
64.172

Các công trình ĐH NL TP HCM

29.493

ĐH NLTPHCM
Nhà máy giấy Vạn Điểm

Hồ chứa nước Thành Sơn
Đường đê bao ngoài – Hệ thống

8
4.32

3

8.486

Các công trình ĐH QG Hồ Chí Minh

Nhà thi đấu và tập luyện thể thao

0
1600
1.90

Cầu thang máy

12.518

Đường bê
tông nhựa
Đường nhựa
bê tông
Máy ép cọc,
tầng hầm
Mái giàn
không gian,

tầng hầm
Mái giàn
không gian

9.000
7.350
13.500
7


TT PHÂN LOẠI, TÊN CÔNG TRÌNH

GIÁ TRỊ HĐ

M2

SỐ

KẾT CẤU

(Triệu VNĐ)

SÀN

TẦNG

ĐẶC BIỆT

công trình vùng đệm U minh thượng


 Lực lượng lao động
Bảng 1.3: Báo cáo số lượng cán bộ chuyên môn và kỹ thuật năm 2013
Đơn vị: Lao động
THÂM NIÊN CÔNG
TT

A
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
B
1.
2.
3.
4.
5.

CÁN BỘ CHUYÊN MÔN VÀ

SỐ

KỸ THUẬT


LƯỢNG

ĐẠI HỌC VÀ TRÊN ĐẠI HỌC
Xây dựng
Kiến trúc sư
Kinh tế xây dựng
Thủy lợi
Cầu đường
Cấp thoát nước
Cơ khí
Tài chính kế toán
Các ngành khác
Vật liệu xây dựng
TRUNG CẤP
Xây dựng
Thủy lợi
Cầu đường
Tài chính
Các ngành khác

92
29
11
13
5
6
5
4
14
3

2
33
17
5
5
6
5

≥5

TÁC
≥10

NĂM
27
8
3
4
3
4
1
1
3

NĂM
28
10
4
4
2

2
2
1
3
29
14
5
5
3
2

≥20
NĂM
37
11
4
5
2
2
8
3
2
9
3
3
3

Khả năng về máy móc thiết bị
Nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu của sản xuất kinh doanh, đồng thời từng bước hiện
đại hoá về công nghệ, thiết bị phù hợp với sự phát triển chung của cả nước, Công ty

8


luôn có kế hoạch đầu tư vào máy móc, thiết bị công nghệ để cùng kết hợp với năng
lực, thiết bị - công nghệ hiện có phục vụ cho sản xuất thi công.

Bảng 1.4: Danh sách thiết bị hiện có của Công ty
TT

TÊN THIẾT BỊ

SỐ

CÔNG

LƯỢNG
SUẤT
A – THIẾT BỊ THI CÔNG PHẦN THÔ, HOÀN THIỆN:
Máy trộn vữa
08
80L + 2,5W
Máy trộn bờ tụng
08
250L + 4,5W
Đầm rùi
15
1,5KW
Đầm bàn
15
1,5KW

Máy bơm nước
08
1,1KW
Máy cắt, uốn sắt
15
4,5KW
Máy duỗi sắt
10
2,5KW
Khung giỏ tuýp
1000 bộ
Cốp pha lắp ghộp
2000 m2
Máy hàn hồ quang
05
23KVA
Máy phun xi măng
02
Máy mài đá
05
Máy cắt tụn
05
Máy cắt gạch đá
04
0,8KW
Máy cưa bàn D200 – 300
02
1,5KW
Máy hàn điện tự phát
03

Máy tiện
05
Y6.P16
Máy mài Granito
04
1,5KW
Máy hàn hơi
03
B – THIẾT BỊ NÂNG, ĐỠ, VẬN CHUYỂN
Cẩu thiếu nhi
05
500kg
Vận thăng
04
4,5KW-0,8T
Cần cẩu bình lốp
02
Xe tải thựng
02
5T
Xe ô tô tự đổ
02
9T
Xe cải tiến
50
C – THIẾT BỊ THI CÔNG
Máy ép cọc EC-2
01
150T
Máy nộn khớ Diezen

01
Máy xúc
02
3,6M3

CHẤT
LƯỢNG (%)
50
60
40
45
75
35
70
80
65
45
73
55
87
50
60
67
35
78
90
70
65
77
60

55
84
45
45
68
9


TT

TÊN THIẾT BỊ
Máy ủi

SỐ

CÔNG

CHẤT

LƯỢNG

SUẤT

LƯỢNG (%)

02

110CV

D – THIẾT BỊ TRẮC ĐẠC

Máy kinh vĩ
Máy thủy bình

65
80
83

PHẦN 2: TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỀN NÔNG THÔN 3.
2.1 Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình hoạt động của công ty

 Thuận lợi:
- Về địa bàn hoạt động : Các công trình xây dựng của công ty trải dài khắp các tỉnh
thành trên cả nước nên có khả năng được hưởng những tiện ích về cơ sở hạ tầng,
những chính sách ưu đãi của Nhà nước áp dụng cho từng địa phương
- Tập thể đội ngũ lao động của công ty có kinh nghiệm, tay nghề cao, tiếp thu khoa
học – kỹ thuật nhanh.
- Trụ ở làm việc của công ty nằm ở trung tâm thành phố Hà Nội rất thuận lợi cho giao
thông đi lại, giao dịch kinh doanh , trao đổi và nắm bắt các thông tin kinh tế thị
trường.
- Ngoài các yếu tố trên thì chính công ty Cổ phần xây dựng và phát triển nông thôn 3
cũng tự tạo ra lợi thế cho mình bằng cách xây dựng chỗ đứng về uy tín và hoạt động
10


đối nội, đối ngoại trên thị trường. Bằng việc xây dựng nhưng công trình có chất
lượng tốt; thời gian thi công nhanh chóng, hợp lý công ty ngày càng khẳng định vị trí
vững chắc của mình trên thị trường.
Khó khăn
- Công ty cổ phần xây dựng và phát triển nông thôn 3 là công ty hoạt động kinh

doanh trên địa bàn rộng, phân tán trên nhiều tỉnh thành nên việc quản lý , giám sát
còn gặp nhiều khó khăn.
- Biến động của nền kinh tế trong và ngoài nước do tình hình lạm phát và khủng
hoảng năm 2008 đã ảnh hưởng đáng kể đến ngành xây dựng cũng như doanh nghiệp.
- Tỷ giá hối đoái liên tục tăng và diễn biến phức tạp
- Hiện tại Công ty Cổ phần Xây dựng và Phát triền nông thôn 3 đang phải đối mặt với
một thị trường cạnh tranh gay gắt trong lĩnh vực xây dựng. Đặc biệt là các Công ty
thuộc Tổng công ty Xây dựng và Phát triển nông thôn. Như Công ty Cổ phần
Xây dựng và Phát triền nông thôn 2, 4, 6, 10 hay Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng
Đại Việt.
- Việc hội nhập kinh tế thế giới mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với
các doanh nghiệp Việt Nam. Việc mở cửa nền kinh tế đồng nghĩa với việc nhiều
doanh nghiệp nước ngoài đầu tư kinh doanh vào nền kinh tế Việt Nam,vì vậy việc
cạnh tranh trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh nói chung và với công ty cổ phần xây
dựng và phát triển nông thôn 3 là rất khó khăn.
2.2 Tình hình quản trị tài chính của công ty Cổ phần Xây dựng và Phát triền nông
thôn 3 từ năm 2011 đến nay
a/ Tình hình tài chính của công ty
Tình hình đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty: Doanh nghiệp liên tục


mở rộng quy mô kinh doanh, nguồn vốn kinh doanh liên tục tăng qua các năm.
Tình hình vốn chủ sở hữu: vốn chủ sở hữu của công ty hình thành từ vốn thực góp



của chủ sở hữu.
Các chính sách sử dụng vốn và tình hình thực hiện chính sách sử dụng vốn của công ty: công ty

chủ yếu tập trung đầu tư vào tài sản ngắn hạn. Năm 2012 tổng đầu tư vào tài sản ngắn hạn


chiếm tới 97.65% tổng nguồn vốn. Tài sản dài hạn của công ty chủ yếu là đầu tư vào bất động

sản và tài sản cố định hữu hình như máy móc, công nghệ, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động
11


xây dựng của công ty. Quy mô về vốn kinh doanh của công ty liên tục tăng qua các năm, quy



mô sản xuất kinh doanh của công ty luôn được mở rộng.
Tình hình phân phối lợi nhuận: lợi nhuận sau thuế của công ty được dùng để chia cho
các cổ đông.
Các biện pháp tài chính mà công ty đang thực hiện để quản trị doanh nghiệp:
Mở rộng quy mô kinh doanh thông qua việc chủ động huy động vốn và khai thác triệt
để các nguồn vốn.
Tăng cường công tác quản lý khoản nợ phải thu.
Tăng cường quản lý khoản mục hàng tồn kho, cải thiện số vòng quay hàng tồn kho.
b/ Khái quát tình hình tài chính của công ty
Tình hình biến động về doanh thu, chi phí, lợi nhuận của doanh nghiệp
Bảng2.1.Bảng biến động doanh thu, chi phí và lợi nhuận của công ty năm 2012
ĐVT:Đồng

Chỉ tiêu
1. DTBH và
CCDV
2. DT thuần BH
và CCDV
3. Giá vốn hàng

bán
4.LN gộp về BH
và CCDV
5. LN thuần từ
HĐKD
6.LN khác
7. Tổng LN KT
trước thuế
8. LN sau thuế
TNDN

Chênh lệch
Tỷ trọng
Số tiền
(%)

Năm 2012

Năm 2011

86,160,132,540

64,293,931,939

21,866,200,601

34.01

86,160,132,540


64,293,931,939

21,866,200,601

34.01

82,808,619,705

60,825,757,957

21,982,861,748

36.14

3,351,512,835

3,468,173,982

-116,661,147

-3.36

1,229,664,581

726,618,422

503,046,159

69.23


539,717,369

246,326,925

293,390,444

119.11

1,769,381,950

972,945,347

796,436,603

81.86

1,459,679,547

786,628,543

673,051,004

85.56

12


Nhận xét: Qua bảng ta thấy các chỉ tiêu về lợi nhuận đều tăng chứng tỏ hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao.Doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ năm 2012 tăng so với năm 2011 là 34.01% tương ứng với gần 22 tỷ

đồng, cũng chính là sự biến động của doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch
vụ. Giá vốn hàng bán tăng 36.14% tương ứng với gần 22 tỷ đồng. Mức tăng của
GVHB > mức tăng của doanh thu có thể là do giá nguyên vật liệu đầu vào tăng hoặc
công tác thu mua,dự trữ của DN chưa hợp lý. Lợi nhuận sau thuế năm 2012 tăng so
với năm 2011 85.56% tương ứng với 673 triệu đồng. Đây có thể coi là thành tích tốt
của doanh nghiệp, tuy nhiên doanh nghiệp cần chú trọng đến công tác quản lý chi
phí, giá vốn để đạt hiệu quả tốt hơn nữa.

Tình hình biến động Tài sản – Nguồn vốn
Bảng 2.2.Bảng biến động của tài sản, nguồn vốn năm 2012 (đvt: VNĐ)
Chỉ tiêu

A. Phần tài sản ngắn hạn
I. Tiền và các khoản tương đương
tiền
1. Tiền
III. Các khoản phải thu ngắn hạn
1. Phải thu của khách hàng
2. Các khoản phải thu khác
IV. Hàng tồn kho
1. hàng tồn kho
V. tài sản ngắn hạn khác
1. Thuế và các khoản phải thu nhà
nước
2. Tài sản ngắn hạn khác
B. Tài sản dài hạn
II. Tài sản cố định
1. Tài sản cố định hữu hình
III. Bất động sản đầu tư


31/12/2012

31/12/2011

Số tiền

Số tiền

Chênh lệch

Số tiền

Tỷ lệ (%)

62,656,057,834 49,032,636,328 13,623,421,506
3,724,575,563

3,350,334,951

27.78

374,240,612

11.17

3,724,575,563 3,350,334,951
374,240,612
41,249,216,687 29,011,190,211 12,238,026,476
41,243,255,798 26,999,101,186 14,244,154,612
5,960,889 2,012,089,025 -2,006,128,136

17,493,112,928 15,959,906,747 1,533,206,181
17,493,112,928 15,959,906,747 1,533,206,181
189,152,656
711,204,419
-522,051,763

11.17
42.18
52.76
-99.70
9.61
9.61
-73.40

41,691,622

41,691,622

0

0.00

147,461,034
1,508,868,088
947,773,561
947,773,561
561,094,527

669,512,797
1,300,884,553

681,231,298
681,231,298
619,653,255

-522,051,763
207,983,535
266,542,263
266,542,263
-58,558,728

-77.97
15.99
39.13
39.13
-9.45
13


Tổng cộng tài sản
A. Nợ phải trả
I. Nợ ngắn hạn
1. Vay và nợ ngắn hạn
2. Người mua trả tiền trước
3. Thuế và các khoản phải nộp nhà
nước
4. Các khoản phải trả, phải nộp
khác
5. Chi phí phải trả
6. Dự phòng phải trả ngắn hạn
7. Quỹ khen thưởng, phúc lợi

II. Nợ dài hạn
1. Dự phòng trợ cấp mất việc làm
B. Vốn chủ sở hữu
I. Vốn chủ sở hữu
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu
2. Quỹ đầu tư phát triển
3. Quỹ dự phòng tài chính
Tổng cộng nguồn vốn

64,164,925,922 50,333,520,881 13,831,405,041
27.48
Số tiền
Số tiền
Số tiền
Tỷ lệ (%)
58,719,721,597 44,927,908,697 13,791,812,900
30.70
58,534,909,760 44,762,376,434 13,772,533,326
30.77
5,117,605,058 6,294,787,730 -1,177,182,672 -18.70
1,196,831,483
5,257,111,675 -4,060,280,192 -77.23
5,568,343,563

3,351,048,594

2,217,294,969

66.17


45,142,617,092 28,879,333,022 16,263,284,070

56.31

0
12,385,699
-12,385,699 -100.00
850,000,000
540,000,000
310,000,000
57.41
659,512,564
427,709,714
231,802,850
54.20
184,811,837
165,532,263
19,279,574
11.65
184,811,837
165,532,263
19,279,574
11.65
5,445,204,325 5,405,612,184
39,592,141
0.73
5,445,204,325 5,405,612,184
39,592,141
0.73
5,000,000,000 5,000,000,000

0
0.00
173,570,498
173,570,498
0
0.00
271,633,827
232,041,686
39,592,141
17.06
64,164,925,922 50,333,520,881 13,831,405,041
27.48

Nhận xét: Tổng tài sản tăng 27.48% tương ứng với gần 14 tỷ đồng cho thấy DN đang
mở rộng quy mô kinh doanh cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh.Tài sản ngắn hạn
tăng 27.78%, tài sản dài hạn tăng 15.99%, cho thấy doanh nghiệp chú trọng đầu tư vào
trang thiết bi, máy móc, công nghệ phục vụ cho hoạt động kinh doanh, điều này phù hợp
với đặc điểm nghành nghề kinh doanh của công ty là xây dựng. Nợ ngắn hạn tăng
30.77% tương ứng với gần 14 tỷ đồng, DN cần chú ý hơn đến công tác thanh toán nợ.
Nhìn chung , sự thay đổi của các chỉ tiêu là hợp lý với quá trình phát triển của DN.

Hệ số khả năng thanh toán của doanh nghiệp
Bảng 2.3.Bảng hệ số khả năng thanh toán của doanh nghiệp (ĐVT:Lần)
Chỉ tiêu

31/12/2012

31/12/2011

Chênh lệch


%
14


Hệ số khả năng thanh toán hiện
hành
Hệ số khả năng thanh toán Nợ NH
Hệ số khả năng thanh toán nhanh
Chỉ tiêu
Chi phí lãi vay (đồng)
EBIT (đồng)
Hệ số khả năng thanh toán lãi vay
Lưu chuyển tiền thuần (đồng)
Nợ NH bình quân (đồng)
Hệ số khả năng chi trả bằng tiền

1.09
1.07
0.06
Năm 2012
1,083,446,572
2,852,828,522
2.63
2,852,828,522

1.12
-0.03
1.10
-0.03

0.07
-0.01
Năm 2011
Chênh lệch
1,150,194,211
-66,747,639
2,123,139,558
729,688,964
1.85
0.79
729,688,964
2,123,139,558
12,885,257,03

51,648,643,097 38,763,386,068
0.06
0.05

0
0.01

-2.46
-2.59
-14.99
%
-5.80
34.37
42.65
34.37
33.24

20.00

Nhận xét: Các hệ số khả năng thanh toán hiện hành , Hệ số khả năng thanh toán nợ
ngắn hạn giảm so với năm 2011 là 0.03 lần nhưng vẫn lớn hơn 1, cho thấy về cơ bản khả
năng thanh toán vẫn được đảm bảo. Hệ số khả năng thanh toán nhanh nhỏ hơn 1 và giảm
so với năm 2011 là 0.01 lần, điều này cũng gây bất lợi cho doanh nghiệp, thể hiện khả
năng thanh toán giảm, tiềm ẩn mức đọ rủi ro thanh toán . Hệ số khả năng thanh toán lãi
vay và hệ số khả năng chi trả bằng tiền đều tăng là tín hiệu tốt. Nhìn chung doanh nghiệp
cần có các biện pháp cụ thể để nâng cao và hoàn thiện các hệ số này.

Hệ số Cơ cấu Tài sản – Nguồn vốn
Bảng 2.4.Bảng hệ số cơ cấu tài sản và nguồn vốn
Chỉ tiêu

Năm

Năm

Chênh

T

2012

2011

lệch


lệ

(
15


%
)
2.
91.5
Hệ số nợ (%)

1

5
89.26

2.25

2
2
0.
9

Hệ số vốn chủ sở hữu (%)

8.49

10.74

-2.25


8
0.
2

Tỷ trọng đầu tư vào TSNH (%)

97.65

97.42

0.23

4
8.
8

Tỷ trọng đầu tư vào TSDH (%)

2.35

2.58

-0.23

5

Nhận xét:Tài sản ngắn hạn chiếm 97.65% tổng nguồn vốn, tăng so với năm 2011 là
0.23%. Tài sản dài hạn chiếm 2.35%, giảm so với năm 2011 là 0.23%. Nợ phải trả chiếm
91.51%, tăng 2.25%. Vốn chủ sở hữu chiếm 8.49%, giảm 2.25%. Năm 2012 doanh
nghiệp tiếp tục tăng cường vào đầu tư tài sản ngắn hạn điều này phù hợp với đặc điểm

ngành nghề kinh doanh của công ty là xây dựng. Hệ số nợ năm 2012 là 91.51%, tăng
2.25% là khá cao cho thấy công ty tăng cường nguồn vốn đi chiếm dụng, điều này tuy
tạo nhiều thuận lợi cho việc huy động vốn của doanh nghiệp, có được nguồn vốn khi cần
thiết nhưng cũng khiến cho mức độ rủi ro tài chính tăng lên,khả năng vay vốn trong thời
gian tới sẽ bị hạn chế,doanh nghiệp cần có kế hoạch cụ thể để đảm bảo khả năng trả nợ.

16


Hệ số hiệu quả hoạt động
Bảng 2.5.Bảng hệ số hiệu quả hoạt động năm 2011 và 2012 của doanh nghiệp
ĐVT: Lần

Chỉ tiêu

Năm 2012

Năm 2011

Chênh lệch

%
85
.5

Lợi nhuận sau thuế (đồng)

1459679547.00

786628543.00


673051004.00

57249223401.5
Tài sản bình quân (đồng)

.1

0 43307067301.00 13942156100.50

Hệ số KN sinh lời ròng của tài
sản (ROA)

6
32
9
50
.0

0.03

0.02

0.01

0
34
.3

EBIT (đồng)


2852828522.00

2123139558.00

729688964.00

57249223401.5
Tài sản bình quân (đồng)
Hệ số KN sinh lời kinh tế của
tài sản (ROAe)
VCSH bình quân (đồng)
Hê số KN sinh lời VCSH (ROE)

.1

0 43307067301.00 13942156100.50
0.05

0.05

0.00

5425408254.50

4385946470.50

1039461784.00

0.27


7
32

0.18

9
0.
00
23
.7

0
0.09 50
.0
17


0
34
Tổng luân chuyển thuần
(đồng)

.3
88,656,478,014

65,989,581,193 22,666,896,821

5
10


Hệ số khả năng sinh lời hoạt

0.

đông sau thuế

0.02

0.01

0.01 00

Nhận xét: Các hệ số về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp năm 2012 đều tăng so
với năm 2011 chứng tỏ công ty khai thác hiệu suất của tài sản là tốt.ROA năm 2012
tăng 0.01 lần tương ứng với 50%, ROE tăng 0.09 lần tương ứng với 50%,. Như vậy
có thể thấy trong năm 2012 doanh nghiệp đã cải thiện được các hệ số về hiệu suất
hoạt động của mình, doanh nghiệp cần duy trì và phát huy điều này trong những năm
tiếp theo.

Hệ số hiệu suất hoạt động
Bảng 2.6.Bảng hệ số hiệu suất hoạt động năm 2012
Chỉ tiêu

Giá vốn hàng bán (Đồng)

Trị giá hàng tồn kho BQ (đồng)
Số vòng quay hàng tồn kho

Năm 2012

82,808,619,70

Năm 2011
60,825,757,95

Chênh lệch
21,982,861,74

%

5
16,726,509,83

7
17,277,030,52

8

36.14

8
4.95

7
3.52

-550,520,690
1.43

-3.19

40.62
18


(vòng)
28.8

Kỳ hạn tồn kho BQ (ngày)

72.72
86,160,132,54

102.25
64,293,931,93

-29.54
21,866,200,60

9

Doanh thu thuần (đồng)

0
46,117,618,75

9
33,383,598,45

1
12,734,020,30


34.01

3

0

4

38.14

(vòng)
Kỳ thu hồi nợ BQ (ngày)

1.87
192.69
88,656,478,01

1.93
186.92
65,989,581,19

-0.06
5.77
22,666,896,82

-2.99
3.09

Tổng luân chuyển thuần (đồng)


4
55,844,347,08

3
41,962,047,32

1
13,882,299,76

34.35

1
1.59
226.76

0
1.57
228.92

2
0.01
-2.16

33.08
0.95
-0.94

Nợ phải thu BQ (đồng)
Số vòng quay nợ phải thu


Số dư BQ về VLĐ (đồng)
Số vòng quay VLĐ (vòng)
Kỳ luân chuyển VLĐ (ngày)

Nhận xét:Từ bảng trên ta thấy được sự thay đổi của các hệ số hiệu suất hoạt động
của doanh nghiệp trong năm 2012 so với năm 2011. Cụ thể số vòng quay hàng tồn
kho tăng 1.43 vòng tương ứng với 40.62 %, kỳ hạn tồn kho bình quân giảm 29.54
ngày tương ứng với 28.89 %, điều này có lợi cho việc quay vòng vốn của doanh
nghiệp. Số vòng quay nợ phải thu giảm 0.06 vòng tương ứng 2.99 %, số vòng quay
vốn lưu động tăng 0.01 vòng tương ứng với 0.95 %, Điều này có nghĩa là tốc độ luân
chuyển vốn lưu động nhanh hơn, đồng thời kỳ luân chuyển vốn lưu động giảm 2.16
ngày tương ứng với 0.94 %.
C/ Nhận xét cơ bộ về tình hình tài chính của công ty Cổ phần Xây dựng và Phát
triển nông thôn 3
Những kết quả, thành tựu của công ty đã đạt được trong những năm gần đây:
19


Nền kinh tế thế giới đã vượt qua thời kỳ khó khăn nhất của cuộc khủng hoảng và
đang trên đà phục hồi. Tuy nhiên sự phục hồi này vẫn còn chứa đựng nhiều biến động
phức tạp và chưa vững chắc khiến cho hoạt động kinh doanh nói chung gặp không ít
khó khăn. Là một doanh nghiệp kinh doanh lâu năm, uy tín đã được khẳng định trên
thị trường và với nỗ lực của mình, công ty đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể:
- Nhiều công trình được công ty thi công hoàn thành đúng tiến độ, đúng thiết kế, kỹ
thuật đảm bảo an toàn với chất lượng và mỹ thuật cao được chủ đầu tư đánh giá cao.
- Công ty đã có những biện pháp tích cực đẩy nhanh vòng quay hàng tồn kho, giảm
bớt lượng vốn bị ứ đọng, tiết kiệm vốn cho hoạt động kinh doanh, đồng thời cho thấy
khả năng quản lý của bộ máy tương đối hiệu quả.
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ liên tục tăng qua các năm.

- Công ty đang từng bước hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính, nâng cao năng lực
chuyên môn đội ngũ cán bộ quản lý, đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh.
- Công ty đã có sự quan tâm đổi mới máy móc , thiết bị để nâng cao năng lực thi công
cũng như chất lượng công trình.
Những hạn chế, tồn tại trong công ty:
- Tỷ trọng vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn chỉ chiếm khoảng 8% cho thấy mực
độ tự chủ về tài chính của công ty là thấp. Điều này gây khó khăn trong việc chủ
động thực hiện các phương án kinh doanh.
- Hiệu quả hoạt động kinh doanh chưa thực sự cao. Điều này thể hiện ở chỗ doanh
thu qua các năm liên tục tăng nhưng tỷ trọng giá vốn trong doanh thu vẫn còn rất cao,
cộng thêm chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí lãi vay đã làm cho lợi nhuận của
công ty chưa nhiều. Do đó trong những năm tới, công ty cần có những biện pháp
quản lý chi phí tốt hơn để tăng lợi nhuận cho công ty.
- Hệ số nợ còn cao (91.51%), điều này tạo áp lực trong việc quản lý các khoản nợ
cũng như khó khăn khi đi vay vốn ngân hàng hay các tổ chức tín dụng.

20


- Các hệ số khả năng thanh toán còn giảm, công ty cần xem xét lại công tác quản lý
hàng tồn kho, tiền mặt và các khoản tương đương tiền để nâng cao hiệu quả hoạt
động kinh doanh.
- Công tác phân tích tài chính chỉ mới được quan tâm chứ chưa thực sự được đầu tư
đầy đủ, chất lượng đội ngũ làm công tác quản lý tài chính cũng chưa có chuyên môn
sâu.
- Kỳ thu hồi nợ phải thu tăng lên cho thấy công tác thu hồi nợ chưa thực sự tốt.

21



22


23



×