Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Thực trạng bệnh lao và hiệu quả can thiệp bằng truyền thông với bệnh nhân tại bệnh viện lao và bệnh phổi hải phòng năm 2010 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 112 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Lao là một bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn lao gây nên (tên khoa học là
Mycobacterium tuberium tubenrculois) [1] [55]. Không một quốc gia nào,
một khu vực nào, một dân tộc nào là không có người mắc bệnh lao và tử vong
do lao [31]. Trong những thập kỷ qua bệnh lao và nghèo đói là đề tài thảo
luận sôi nổi tại các diễn đàn của Liên Hợp Quốc. Hiện nay bệnh lao đã và
đang là vấn đề khẩn cấp của toàn cầu, bệnh xuất hiện quay trở lại trên toàn thế
giới với tính chất ngày càng nguy hiểm, khó kiểm soát do liên quan đến đại
dịch HIV/AIDS, do các yếu tố xã hội nghèo đói, sự di dân và kháng lao kháng
thuốc [22] [55].
Theo WHO (năm 2005) trên thế giới có khoảng 1/3 dân số thế giới bị
nhiễm lao trong đó có 14,4 triệu người mắc lao, hàng năm có 1,7 triệu người
chết do bệnh lao và 98% tỷ lệ chết ở các nước đang phát triển [6] [ 62].
Việt Nam là nước đứng thứ 12 trong 22 quốc gia có tỉ lệ lao cao nhất trên
thế giới và xếp thứ 14 trong số 27 nước có gánh nặng bệnh lao kháng thuốc cao
trên toàn cầu, số người mắc lao là 23.000 người, số người chết do lao hàng năm
khoảng gần 30.000 người. Trong khu vực Tây Thái Bình Dương. Việt Nam
đứng thứ 3 sau Trung Quốc và Philippin về số lượng bệnh nhân lao lưu hành
cũng như bệnh nhân lao mới xuất hiện hàng năm [11] [12] [62].
Hiện nay ở Việt Nam bệnh lao được xếp là một bệnh xã hội [11] [12],
những người mắc bệnh lao được điều trị miễn phí, tuy vậy vẫn có một số bệnh
nhân lao do thiếu hiểu biết nên vẫn mặc cảm với bệnh của mình, còn cho rằng
lao là bệnh di truyền, người con gái bị lao rất khó lấy chồng. Vì các lý do trên,
một số bệnh nhân đã tự mua thuốc hoặc điều trị ở các thầy thuốc tư, bệnh
không khỏi mới đi đến bác sĩ chuyên khoa, đây là một trong những nguyên
nhân lây nhiễm lao trong cộng đồng và lao kháng thuốc. Các quan niệm sai


2


lầm đó sẽ mất đi khi mọi người thấy bệnh lao phát hiện sớm, điều trị kịp thời
sẽ khỏi bệnh.
Tại Hải Phòng, tỷ lệ mắc lao của Hải Phòng trung bình cao trong khu
vực Thành phố đồng bằng Bắc Bộ và Miền Trung. Tỷ lệ mắc lao các thể hàng
năm trung bình 2301/100.000 dân. Hoạt động phát hiện, chẩn đoán, điều trị và
quản lý bệnh lao được phân cấp theo tuyến; tạo điều kiện cho dân đến cơ sở
khám và chữa bệnh lao ở gần nơi sinh sống. Với công tác phát hiện bệnh lao
như hiện nay, 100% bệnh nhân lao trong cộng đồng được quản lý và điều trị.
Bệnh viện lao và Bệnh phổi Hải Phòng có 250 giường bệnh có 36 bác sĩ,
có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch hành động và triển khai, giám sát, đánh giá
hoạt động chống lao của toàn Thành phố. Cơ sở hạ tầng tương đối khang
trang, với trang thiết bị phục vụ cho khám, chẩn đoán, điều trị. Hàng năm
ngoài công tác tư vấn tại chỗ cho người bệnh trong quá trình chăm sóc, điều
trị còn mở các buổi truyền thông giáo dục sức khỏe trực tiếp cho người bệnh
tại bệnh viện và cho người dân phòng bệnh nói chung và bệnh lao nói riêng
tại cộng đồng. Tuy nhiên tỉ lệ người bệnh mắc lao hàng năm còn cao, nhận
thức của người dân về bệnh lao vẫn còn hạn chế, còn mặc cảm với bệnh lao
do vậy công tác phòng, phát hiện và quản lý điều trị còn gặp nhiều khó khăn.
Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài.
Thực trạng bệnh lao tại Hải Phòng từ năm 2010 – 2014 và hiệu quản can
thiệp bằng truyền thông với người bệnh lao tại Bệnh viện lao và Bệnh phổi
Hải Phòng nhằm mục tiêu sau:
1. Mô tả tả thực trạng bệnh lao trong 5 năm (2010 – 2014) tại Bệnh viện
Lao và Bệnh phổi Hải Phòng.
2. Đánh giá hiệu quả của giải pháp can thiệp về nhận thức bằng truyền
thông trực tiếp đối với bệnh nhân lao tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Hải
Phòng năm 2014.


3


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Tình hình bệnh lao trên thế giới
1.1.1. Tình hình bệnh lao trên thế giới
Bệnh lao đã có từ ngàn năm nay, bệnh gắn liền với sự phát triển của xã
hội loài người, khi các thuốc kháng sinh chống lao chưa được phát minh thì
người ta cho rằng bệnh lao là bệnh không thể chữa được và bệnh di truyền.
Đến năm 1882 Robert-Koch tìm ra nguyên nhân gây bệnh lao có tên là
Baccillus Koch từ đó bệnh lao mở ra kỷ nguyên mới. Năm 1921 Calmette &
Guerin tìm ra được trực khuẩn lao bò, ngày này áp dụng sản xuất ra vắc-xin
BCG (Bacillus – Calmette Guerin). Năm 1944 Walkman tìm ra Steptomycin
là thuốc chống lao đầu tiên được đưa vào sử dụng, sau đó các thuốc kháng
sinh chống lao khác được phát minh như Isoniazid, Ethambutonl,
Pyrazinamid, Rifampicin thì bệnh lao đã được chữa khỏi.
Hiện nay, trên thến giới có khoảng 2,2 tỷ người nhiễm lao (chiếm 1/3
dân số thế giới), 14,4 triệu người mắc lao trong đó có 0,5 triệu trường hợp
mắc lao kháng thuốc; 4,1 triệu người mắc lao phổi AFB (+) bao gồm 0,7 triệu
trường hợp HIV (+), (Theo số liệu công bố của WHO -2005). Hàng năm trên
thế giới có thêm khoảng 9,2 triệu người mắc lao mới (cứ 4 giây lại có 1 người
mắc lao) và 1,7 triệu người chết do lao (cứ 10 giây có 1 người chết do lao)
trong đó có 0,2 triệu người nhiễm HIV. Khoảng 98% số bệnh nhân lao và
80% số người chết do lao ở các nước có thu nhập thấp, 75% số bệnh nhân lao
cả nam và nữ đang ở độ tuổi lao động, trong đó có khoảng 80% số bệnh nhân
lao toàn cầu thuộc 22 nước có độ lưu hành bệnh lao cao.


4
Tỷ lệ điều trị bệnh lao thành công trên toàn cầu đạt 84,7% nhưng tỉ lệ

phát hiện bệnh mới chỉ đạt 61% số bệnh nhân ước tính, như vậy còn rất nhiều
bệnh nhân lao không được chữa trị đang tiếp tục lây bệnh cho cộng đồng.
Ở các nước phát triển bệnh lao gia tăng là do bùng phát đại dịch
HIV/AIDS tình trạnh vô gia cư, sự gia tăng của đối tượng nghiện ma túy, làn
sóng di cư của các quốc gia có bệnh lao phổ biến, điều kiện sống đói nghèo,
dịch vụ y tế cho người nghèo là những yếu tố nguy cơ tác động cho bệnh lao
gia tăng. Một nguyên nhân khác làm cho bệnh lao gia tăng ở các nước phát
triển là do chưa quan tâm đầy đủ đến công tác chống lao, chẳng hạn như ở
Hoa Kỳ và một số nước phát triển khi bệnh lao gia tăng trở lại, thì năm 1994
Chính phủ mới tiếp tục đầu tư ngân sách thỏa đáng cho công tác chống lao và
từ đó trở đi bệnh lao mới tiếp tục thuyên giảm.
Tại các nước đang phát triển, số liệu về tình hình lao không được phản
ánh đầy đủ, do không được theo dõi, giám sát, đánh giá và báo cáo một cách
hệ thống. Nhưng yếu tố tác động sâu sắc và là những thách thức cho công tác
phòng chống bệnh lao ở các nước nghèo là sự đói nghèo, hệ thống y tế kém,
nguồn lực và sự quan tâm của chính quyền cho công tác phòng chống lao còn
hạn chế, sự hỗ trợ nguồn lực từ các nước giàu có cho các nước nghèo còn hạn
chế hẹp, thiếu sự phối hợp giữa các chương trình chống lao với chương trình
phòng chống HIV/AIDS.
Châu Á là châu lục đông dân nhất thế giới, là nơi có số lượng bệnh nhân
lao nhiều nhất, có tới 10 nước được xếp vào 22 nước có tỉ lệ bệnh lao cao nhất
toàn cầu, trong đó Đông Nam Á có 6 nước đó là Việt Nam, Indonesia,
Philippin, Thái Lan, Myanma, Campuchia. Riêng Trung Quốc và Ấn Độ ước
tính có khoảng 3,1 triệu bệnh nhân lao chiếm 39% số bệnh nhân lao 22 nước
trong khu vực Tây Thái Bình Dương.


5
Việc xác định số người mắc lao trên thến giới gặp rất nhiều khó khăn và
tốn kém vì vậy số liệu công bố hiện nay chưa phản ánh được chính xác tình

hình bệnh lao trên thế giới.
Bảng 1.1. Số người mắc lao mới và tử vong trên thế giới năm 2007
Số người mắc lao mới

Tử vong

Khu vực
Số lượng Tính/100.000 Số lượng Tính/100.000
Đông nam Á

2967.000

182

535.000

33,0

Tây Thái Bình Dương

1925.000

111

307.000

18,0

Châu Phi


2.573.000

356

587.000

81,0

Trung Cận Đông

645.000

422

142.000

27,0

Châu Mỹ

363.000

41

52.000

5,9

Châu Âu


445.000

50

69.000

7,8

8.918.000

140

1.693

20,0

Tất cả các khu vực

(Nguồn: Báo cáo tổng kết CTCLQG 2011)
Tình hình lao/HIV và lao kháng đa thuốc vẫn đang là vấn đề nghiêm
trọng trên toàn cầu, đe dọa sự thành công của công tác chống lao. Số lượng
bệnh nhân đồng nhiễm lao/HIV và số lượng bệnh nhân kháng đa thuốc (MDR
– TB) tiếp tục tăng. Năm 2007, ước tính có khoảng 0,5 triệu bệnh nhân kháng
đa thuốc. Tính cuối năm 2008, bệnh nhân lao siêu kháng thuốc (XDR) đã báo
cáo tại 55 quốc gia và vùng lãnh thổ [10] [80].
Bốn nguyên nhân của tình hình lao trầm trọng của thế kỷ 21 [61].


6
Thứ nhất: Thiếu sự ưu tiên đứng mức trong chính sách Y tế ở hầu hết các

nước có thu nhập thấp và trung bình, không đưa ra ưu tiên đối với chương
trình chống lao, ngân sách chương trình chống lao không đủ.... vì vậy, tỉ lệ
điều trị thấp, dẫn đến tăng tỉ lệ lây nhiễm trong cộng đồng.
Thứ hai: Dân số gia tăng góp phần trong việc gây bùng nổ bệnh lao trên
toàn cầu. Sự phát triển dân số người trẻ tuổi trong cơ cấu dân số, rất nhiều
thanh niên và người lớn đã bị nhiễm lao trong thời kỳ ấu thơ. Một số sau khi
lớn đã bị mắc lao.
Thứ ba: ảnh hưởng của đại dịch HIV/AIDS, đại dịch này đã làm cho tình
hình bệnh lao trở nên xấu đi. Nhiễm HIV/AIDS làm suy giảm miễn dịch, làm
tăng tỉ lệ mắc lao mới, đặc biệt là lứa tuổi thanh niên đồng thời làm tăng đáng
kể tử vong lao.
Thứ tư: ảnh hưởng của xu hướng kinh tế xã hội, kinh tế thị trường làm
gia tăng sự di chuyển dân cư dưới hình thức khác nhau: xuất khẩu lao động tị
nạn... Điều này làm phát triển sự lan truyền bệnh lao.
1.1.2. Tình hình bệnh lao ở Việt Nam
Công tác phòng chống bệnh lao ở Việt Nam được tổ chức thực hiện từ
năm 1959, với sự thành lập Viện chống Lao Trung ương, sau đổi tên là Bệnh
viện Lao và Bệnh phổi Trung ương, đến nay đổi tên thành Bệnh viện Phổi
Trung Ương. Năm 1995 hoạt động phòng chống lao được nhà nước công
nhận là một trong những mục tiêu Y tế Quốc gia và hình thành Ban chỉ đạo
chương trình chống lao Quốc gia từ Trung Ương đến các cơ sở xã, phường.
Từ năm 1997, WHO nhận định Việt Nam đã đạt được mục tiêu đề ra đó
là phát hiện trên 70% số bệnh nhân hiện có và điều trị khỏi ít nhất là 85% số
nguồn lây phát hiện, kết quả đó được duy trì suốt giai đoạn 5 năm (2001 –
2005).


7
Dự án phòng chống lao Quốc gia cùng với Bệnh viện Phổi Trung Ương,
Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, Bệnh lao và Bệnh phổi Đà Nẵng phối hợp với

WHO và hội đồng Hoàng gia Hà Lan đã cùng nhau đánh giá tình hình bệnh
lao tại Việt Nam như sau: Đứng thứ 12 trong số 22 nước có bệnh lao có nhất
thế giới, đứng thứ 3 trong khu vực Tây Thái Bình Dương sau Trung Quốc và
Philippin, tỉ lệ dân số nhiễm lao là 44%.
Tỉ lệ mắc lao mới giảm trung bình hàng năm khoảng 6% đối với lứa tuổi
từ 35 – 64, ngược lại tỉ lệ mắc lao mới lại tăng ở lứa tuổi 15 - 34.
Một số yếu tố gây ra tỉ lệ mắc lao ở các lứa tuổi 15 - 34 là do HIV, đặc
biệt trong số đồng nhiễm Lao/HIV có tỉ lệ quan trong là đối tượng tiêm chích
ma túy.
Như vậy, tỉ lệ mắc lao AFB (+) mới tăng ở lứa tuổi là nguyên nhân là tỉ
lệ mắc lao AFB (+) mới chung không giảm như mong đợi.
Tỉ lệ mắc lao AFB (+) mới tăng ở lứa tuổi trẻ đòi hỏi hành động ưu tiên
khẩn trương nhằm quản lý lao/HIV, cần thiết có sự phối hợp chặt chẽ giữa
chương trình chống lao HIV và chương trình chống lao.
Dân số năm 2011

88,2 triệu

Phân theo thứ tự gánh nặng bệnh lao toàn cầu

12

Tỉ lệ lao mới các thể/100.000 dân

175

Tỉ lệ hiện mắc các cá thể/100.000 dân

235


Tỉ lệ tử vong/100.000 dân

23

Tỉ lệ lao - HIV (lứa tuổi 15 – 49) (%)

3,0

Tỉ lệ lao kháng thuốc (%)

2,7

Tỉ lệ kháng đa thuốc trong số bệnh nhân điều trị lại (%)

19

Tỉ lệ lao AFB (+) mới/ 100.000 dân

79

(Nguồn: Báo cáo tổng kết CTCLQG năm 2012)


8
* Những thuận lợi trong công tác phòng chống lao
- Sự quan tâm của Đảng, chính phủ và sự chỉ đạo sát sao của Bộ Y tế.
- Sự quan cam kết chính trị ở mức độ cao của tất cả các tuyến trong công
tác phòng chống lao là lý do cơ bản dẫn đến thành công của chương trình.
Bệnh lao không những được ưu tiên ở tuyến trung ương mà còn được quan
tâm ưu tiên ở tuyến thành phố, tuyến huyện.

- Có mạng lưới chuyên trách lao rộng khắp, đội ngũ cán bộ truyền thông
được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, thuốc lao được cung cấp đầy đủ, chương
trình đã bao phủ cho 100% xã, phường.
- Sự phát triển của hệ thống y tế cơ sở xã, phường và thôn, bản ở những
vùng khó khăn.
- Các chính sách bồi dưỡng độc hại, bồi dưỡng nghề nghiệp đặc biệt cho
khám, chữa bệnh, quản lý và giám sát người bệnh lao tại cơ sở.
- Các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể đang hỗ trợ tích cực và
thường xuyên đối với chương trình chống lao quốc gia.
- Sự hỗ trợ hết sức có hiệu quả của các tổ chức quốc tế, chính phủ và phi
chính phủ về kỹ thuật, vật tư, trang thiết bị và tài chính.
* Những khó khăn thức thách trong công tác chống lao hiện nay
- Sự xuất hiện của đại dịch HIV/AIDS, vấn đề kháng thuốc, các hạn chế
và rào cản đến với DOTS của nhóm người đặc quyền, người nghèo, người
dân tộc thiểu số cùng với sự duy trì không bền vững về tài chính cho công tác
phòng chống lao ở các giai đoạn tiếp theo.
- Việc quản lý kinh doanh thuốc lao chưa chặt chẽ, nhất là hệ thống cung
cấp thuốc tư nhân dẫn đến tình trạng kháng thuốc lao.


9
1.2. Công tác phát hiện và điều trị lao tại Hải Phòng
1.2.1. Đặc điểm dân cư, địa lý Hải Phòng
- Hải Phòng nằm phía đông miền Duyên hải Bắc Bộ, cách thủ đô Hà Nội
102 km. Ngoài ra có huyện đảo Bạch Long Vĩ nằm ở giữa vịnh Bắc Bộ. Phía
Bắc giáp Thành phố Quảng Ninh, phía Tây giáp Thành phố Hải Dương, phía
Nam giáp Thành phố Thái Bình, phía đông giáp Biển Đông. Hải Phòng nằm
vị trí giao lưu thuận lợi với các Thành phố ở trong nước và quốc tế thông qua
hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường sông và đường
hàng không.

- Diện tích tự nhiên là: 1.526,3 km.
- Dân số là: 1.792,7 nghìn người, mật độ 1.175 người/km.
Gồm 7 quận và 8 huyện.
1.2.2. Tình hình bệnh lao tại Hải Phòng.
Theo báo cáo của Bệnh viện lao và Bệnh phổi Hải Phòng, tỉ lệ mắc lao
của Thành phố vào loại trung bình cao trong khu vực đồng bằng Bắc Bộ. Với
chỉ số nhiễm lao (R) = 1,31 tương đương 65% bệnh nhân lao phổi AFB (+),
hàng năm và trong đó có khoảng 1,400 bệnh nhân lao phổi AFB (-) và lao
ngoài phổi. Tình hình bệnh lao/HIV tăng nhanh qua các năm, việc quản lý và
điều trị gặp nhiều khó khăn.
Trong công tác phòng chống lao hiện nay, Bệnh viện Lao và Bệnh phổi
Hải Phòng là đơn vị chỉ đạo chính của CTCLQG thực hiện tại Hải Phòng.
Chương trình chống lao quốc gia đã và đang hình thành mạng lưới chống lao
rộng khắp. Hoạt động phát hiện, chẩn đoán, điều trị và quản lý bệnh lao được
phân cấp theo tuyến tạo điều kiện cho người dân đến cơ sở khám và chữa
bệnh lao gần nơi sinh sống. Đây là tín hiệu tốt cho chương trình chống lao
quốc gia tiếp tục giữ vững thành quả hoạt động như những năm qua thì tình


10
hình bệnh lao của thành phố sẽ có nhiều hướng thuyên giảm. Với công tác
phát hiện lao như hiện nay, 100% bệnh nhân lao trong cộng đồng được quản
lý và điều trị.
Bảng 1.2. Tình hình bệnh lao tại Hải Phòng giai đoạn 2009 - 2013
Năm

Tổng
số BN

AFB (+) mới


AFB (+) tái phát

AFB (-) và lao

và điều trị lại

ngoài phổi

2009

2166

845

39

91

24,2

1230

36,8

2010

2223

784


35,2

114

5,2

1325

59,6

2011

2269

848

37,3

103

4,5

1318

58,2

2012

2334


814

34,8

118

5,0

1402

60,2

2013

2301

885

38,4

113

4,9

1303

56,7

(Nguồn báo cáo CTCL Thành phố Hải Phòng)

1.2.3. Tổng quan về Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Hải Phòng và mạng lưới
chống lao của Thành phố
Bệnh viện Lao và Bệnh Phổi Hải Phòng thành lập tháng 5 năm 1975 là
Bệnh viện chuyên khoa hạng II, với tổng số 250 giường bệnh theo kế hoạch.
Hoạt động với cơ cấu gồm 9 khoa, 2 phòng khám và 6 phòng. Nguồn nhân
lực 190 người, trong đó 36 bác sỹ. Cơ sở hạ tầng khang trang, với đầy đủ các
thiết bị phục vụ cho khám, chẩn đoán, điều trị như: máy nội soi, nuôi cấy vi
khuẩn, các máy sinh hóa, huyết học, nước tiểu... điều trị có thở máy, các máy
Moniter theo dõi người bệnh, các loại máy hút áp lực âm, dương....
Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Hải Phòng là đơn vị chỉ đạo chính của
chương trình chống lao quốc gia thực hiện tại Hải Phòng. Lãnh đạo cùng với
phòng chỉ đạo chuyên khoa của bệnh viện đã trực tiếp quản lý, giám sát, kiểm


11
tra thường xuyên và định kỳ tới các trung tâm y tế huyện, các trạm y tế xã về
hệ thống sách báo và việc quản lý, giám sát cấp phát thuốc điều trị cho bệnh
nhân, việc dùng thuốc và tuân thủ phác đồ điều trị. Kiểm tra công tác xét
nghiệm, làm hồ sơ bệnh án cho bệnh nhân. Các huyện đều được sự chỉ đạo sát
sao của cán bộ phòng chỉ đạo chuyên khoa của bệnh viện cùng với cán bộ phụ
trách chương trình chống lao của huyện chỉ đạo các trạm y tế thực hiện
nghiêm.
* Mạng lưới y tế:
- Toàn thành phố có 7 quận và 8 huyện, trong đó tất cả các tuyến này đều
có một tổ chống lao thuốc trung tâm y tế.
- Tuyến xã: 100% có cán bộ y tế chuyên trách phụ trách công tác chống lao.
Công tác quản lý, giám sát và điều trị bệnh lao tại huyện: sau khi điều trị
giai đoạn tấn công tại Bệnh viện lao và Bệnh phổi Hải Phòng, bệnh nhân
được tiếp tục chuyển tuyến về Trung tâm y tế huyện quản lý điều trị, một số
bệnh nhân được tuyến huyện phát hiện và điều trị sẽ được chuyển về trạm y tế

quản lý. Lúc này bệnh nhân được quản lý tại nhà, việc dùng thuốc là do cán
bộ trạm y tế phụ trách trực tiếp cấp thuốc và giám sát bệnh nhân uống thuốc
cho đến khi hết giai đoạn duy trì. Trong quá trình thực hiện điều trị cho bệnh
nhân, hàng tuần có sự kiểm tra của cán bộ y tế huyện, hàng tháng có sự kiểm
tra của cán bộ y tế tuyến Thành phố. Việc thực hiện điều trị hóa ngắn ngày có
kiểm soát (DOTS) tại địa phương là nghiêm túc và theo đúng ý kiến chỉ đạo
của Bệnh viện Lao và Bệnh phổi thành phố Hải Phòng.
1.2.4. Chiến lược chống lao hiện nay
1.2.4.1. Chiến lược chống lao toàn cầu
Từ năm 1991, khi nghị quyết của Đại hội đồng Y tế thế giới (WHA) đã
ghi nhận bệnh lao như là một vấn đề y tế - sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng


12
mang tính toàn cầu thì hai mục tiêu chính trong việc kiểm soát bệnh lao đã
được xây dựng như một phần nghị quyết này, đó là:
1. Phát hiện hơn 70% số trường hợp lao phổi mới có vi khuẩn trong đờm
bằng soi kính hiển vi trực tiếp.
2. Điều trị khỏi được hơn 85% số trường hợp được quản lý điều trị.
Để đạt được mục tiêu này năm 1994 WHO đã đưa ra “chiến lược điều trị
có kiểm soát trực tiếp” (DOTS: Directly Observed Treatment Short - Coure)
được khuyến cáo trên toàn thế giới. Chiến lược này có các thành tố quan trọng,
đó là:
- Các quốc gia cần phải có cam kết chính trị của chính phủ tham gia
mạnh mẽ vào công tác phòng chống lao ở cấp chính quyền.
- Phát hiện các trường hợp mắc bệnh chủ yếu bằng phương pháp thụ động.
- Chuẩn hóa phương pháp hóa trị liệu ngắn ngày cho ít nhất các trường
hợp đã được khẳng định bằng phương pháp xét nghiệm đờm dương tính.
- Có một hệ thống theo dõi, giám sát, đánh giá thống nhất và chính xác.
Chiến lược DOTS đã được phát triển cụ thể và thực hiện trên 182 nước,

đã giúp cho CTCLQG các nước tạo nên một bước tiến triển lớn trong việc
kiểm soát bệnh lao.
Năm 2005, WHO đã thông qua một nghị quyết nhằm “duy trì nguồn tài
chính cho kiểm soát và phòng ngừa lao”, trong đó các quốc gia thành viên
thiết lập một cam kết củng cố các nỗ lực để đạt được mục tiêu thiên nhiên kỷ
với mong muốn là: thế giới không còn bệnh lao với mục tiêu:
- Giảm gánh nặng toàn cầu do bệnh lao gây ra.
- Nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị cho người bệnh lao trên
phạm vi toàn cầu.


13
- Bảo vệ người nghèo và các đối tượng nhạy cảm khỏi mắc bệnh lao,
lao/HIV và lao kháng thuốc.
* Các giai đoạn triển khai trên toàn cầu
- Đến năm 2005, phát triển ít nhất 70% các trường hợp lao phổi AFB (+)
- Đến năm 2050, bệnh lao không còn là một nguy cơ đối với sức khỏe
cộng đồng (<1 trường hợp AFB (+)/ triệu dân).
1.2.4.2. Đường lối chiến lược của chương trình chống lao Quốc gia
* Mục tiêu cơ bản của chương trình
Giảm nhanh tỉ lệ mắc bệnh mới, giảm tỉ lệ tử vong do lao và tỉ lệ nhiễm
lao. Giảm tối đa nguy cơ phát sinh tình trạng kháng thuốc của vi khuẩn lao.
Phấn đấu đạt mục tiêu toàn cầu do WHO đề ra năm 2015 giảm 50% số mắc số
chết do lao so với năm 2000, dựa trên hai nguyên tắc lớn.
* Đường lối chiến lược
- Công tác chống lao được lồng ghép với hoạt động của hệ thống chung,
được quản lý theo ngành dọc từ Trung ương đến địa phương với phương
châm tiếp cận bệnh lý của phổi từ các triệu chứng hô hấp ban đầu nhằm hỗ trợ
và phát hiện bệnh lao sớm.
- Tiêm phòng Vắc xin BCG sau khi sinh 100% số trẻ thông qua chương

trình tiêm chủng mở rộng.
- Ưu điểm phát hiện bệnh lao AFB (+) bằng phương pháp soi đờm trực
tiếp trên kính hiển vi, kết hợp với phương pháp khác (Xquang, nuôi cấy), các
kết quả nghiên cứu trong nước và quốc tế để phát hiện lao phổi AFB (-) và lao
ngoài phổi.
- Kết hợp giữa hình thức “phát hiện thu động” với “phát hiện chủ động”
nhằm phát hiện được nhiều bệnh lao trong cộng đồng.


14
- Điều trị có giám sát trực tiếp cho tất cả người bệnh lao đã phát hiện
bằng phác đồ thống nhất trên toàn quốc.
- Triển khai điều trị và quản lý lao kháng thuốc (MDR - TB), hạn chế tối
đa sự xuất hiện siêu kháng thuốc (XDR - TB).
- Tăng cường phát hiện, điều trị, quản lý lao trẻ em. Kiểm soát lao trẻ em
trở thành một bộ phận không thể thiếu của CTCLQG.
* Các giải pháp chính
- Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng của chiến lược DOTS.
- Giải pháp có hiệu quả tình hình Lao/HIV, lao kháng thuốc và những
thách thức mới.
1.3. Dịch tễ học
1.3.1. Nguyên nhân gây bệnh lao
Lao là một bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn gây lao (Mycobacterium),
bệnh lây qua đường hô hấp do hít phải không khí có chứa vi khuẩn lao được
phát tán ra trong quá trình ho, khạc, hắt hơi hoặc nói chuyện của người bị
bệnh lao phổi trong giai đoạn tiến triển, bệnh lao có thể gặp ở tất cả các bộ
phận trong cơ thể, trong đó lao phổi là thể lao phổ biến nhất (chiếm 80 - 85%).
Nguồn lây chính và quan trọng nhất có người xung quanh của bệnh lao
chính là đờm, chất khạc của người lao phổi có AFB (+) nhất là vi khuẩn đó lại
thuốc trực khuẩn lao kháng thuốc.

Trên tiêu bản nhuộm Ziehl - Neelsen, trực khuẩn không bị cồn và axít
tẩy, không mất màu đỏ của fucsin nên gọi trực khuẩn kháng toan.
Trực khuẩn lao có nhiều loại, đáng chú ý nhất là các loại sau:
- Trực khuẩn lao người (Mycobacterium Tuberculosis - Hominis): là
nguyên nhân chính gây ra bệnh lao trên thế giới.


15
- Trực khuẩn lao châu Phi: chủ yếu gây bệnh ở vùng châu Phi.
- Trực khuẩn lao bò: chủ yếu gây bệnh ở động vật có sừng, bệnh lây sang
người chủ yếu qua đường uống sữa không tiệt trùng và thường gây ra lao ruột,
lao da, lao hạch.
1.3.2. Nhiễm lao và bệnh lao
Nhiễm lao tức là có vi trùng lao trong cơ thể, để trở thành bệnh phụ thuộc
vào:
- Mức độ nhiễm nhiều hay nhiễm ít.
- Sức đề kháng của cơ thể.
Khi nhiễm lao, ban đầu vi khuẩn lao bị khống chế bởi hệ thống đề
kháng của cơ thể, khi sức đề kháng của cơ thể bị suy giảm thì sẽ mắc lao, lúc
này bệnh bắt đầu lan rộng trong phổi hoặc cơ quan khác, hang lao có thể
hình thành, đờm có vi khuẩn lao và bệnh nhân trở thành nguồn lây cho
người xung quanh.
1.3.3. Lây truyền bệnh lao
Bệnh lao chủ yếu lây theo đường hô hấp. Người lao phổi AFB (+) khi ho,
khạc có hạt nước bọt có chứa trực khuẩn lao văng ra ngoài lơ lửng trong
không khí, những người xung quanh có thể hít phải những hạt này vào phổi,
trực khuẩn lao qua đó xâm nhập vào cơ thể. Trực khuẩn lao càng nhiều thì
khả năng lây bệnh càng lớn, đờm của người lao phổi AFB (+) càng chứa
nhiều vi khuẩn thì càng dễ lây.
1.3.4. Tử vong do lao

Bệnh lao đứng thứ 5 về nguyên nhân gây tử vong sau các bệnh tim mạch,
nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính, ung thư, tiêu chảy. Bệnh lao có tỷ lệ tử vong cao
nhất trong các bệnh nhiễm trùng. Theo báo cáo của bệnh viện Phổi Trung ương
(năm 2009), tử vong do lao khoảng 3% (các Thành phố phía Bắc là 2,5%, Miền


16
Trung là 2,3%, các Thành phố phía Nam là 4,2%). Theo báo cáo của bệnh
viện lao và bệnh phổi Hải Phòng, tỷ lệ tử vong lao tại Hải Phòng năm 2011
là ....., năm 2012 là 2,7%.
1.3.5. Đáp ứng miễn dịch
Miễn dịch chống lao gồm miễn dịch thể và miễn dịch bào, trong đó miễn
dịch tế bào đóng vai trò quan trọng.
Khi xâm nhập vào cơ thể, đa số vi khuẩn bị giữ lại và bị đào thải ra
ngoài nhờ cơ chế thanh lọc của niêm mạc đường hô hấp. Một số vi khuẩn vào
được trong phế nang, ở đây được đại thực bào nuốt và bị ly giải, sau đó đại
thực bào trình diện kháng nguyên của vi khuẩn cho tế bào Lymopho T với sự
hỗ trợ của phân tử MHC (Major histocompatilly complex) lớp II đối với
TCD4, lớp I đối với TCD 8 để các Limpho nhận diện. Đại thực bào còn sản
sinh ra các II.1 hoạt hóa TCD 4 làm tăng sinh IL2 hoạt hóa một loại tế bào
tham gia đáp ứng các miễn dịch chống lao. Chính đại thực bào cũng bị hoạt
hóa sản xuất IL.12 để hỗ trợ TCD4 tiết IFN có tác dụng ngược lại làm tăng
thực bào tiêu diệt vi khuẩn lao. Đó là sự khởi đầu hình thành đáp ứng miễn
dịch thích nghi của cơ thể đối với nhiễm trùng, vi khuẩn phát triển lan tràn
làm theo đường máu và bạch huyết, gây bệnh ở nhiều tạng trong cơ thể.
Khoảng 90% sau khi nhiễm lao không bị bệnh, đó là những cơ thể nhiễm lao
tiềm tàng.
1.4. Dấu hiệu bệnh lao
1.4.1. Dấu hiệu lâm sàng
- Ho khạc đờm kéo dài trên 2 tuần.

- Gầy sút cân, kém ăn, mệt mỏi.
- Sốt nhẹ về chiều.
- Ra mồ hôi về ban đêm.
- Đau ngực, đôi khi có khó thở.
- Có thể có ho ra máu.


17
1.4.2. Dấu hiệu lâm sàng
- Xét nghiệm AFB (+).
- Xquang phổi: Hình ảnh tổn thương phổi (thâm nhiễm, nốt xơ, kê, hang,
tràn dịch).
- Nuôi cấy vi khuẩn dương tính.
1.4.3. Chẩn đoán bệnh lao (Theo tiêu chuẩn của CTCLQG)
1.4.3.1. Lao phổi
* Lao phổi AFB (+): thỏa mãn 1 trong 3 tiêu chuẩn sau
- Tối thiểu có 2 tiêu bản có AFB (+) từ 2 mẫu đờm khác nhau.
- Một tiêu bản đờm AFB (+) và có hình ảnh lao tiến triển trên phim
Xquang phổi.
- Một tiêu bản đờm AFB (+) và nuôi cấy dương tính.
- Riêng đối với người bệnh HIV (+) cần ít nhất một tiêu bản xét nghiệm
đờm AFB (+) được coi lao phổi AFB (+).
* Lao phổi AFB âm tính: thỏa mãn 1 trong 2 tiêu chuẩn sau
- Kết quả xét nghiệm đờm AFB (-) qua 2 lần khám, mỗi lần xét nghiệm
03 mẫu đờm cách nhau khoảng 2 tuần và tổn thương nghi lao tiến triển trên
phim X quang và được hội chẩn với bác sĩ chuyên khoa lao.
- Kết quả xét nghiệm đờm âm tính nhưng nuôi cấy dương tính.
- Riêng đối với người bệnh HIV (+) chỉ cần ≥ 2 tiêu bản AFB (-), điều trị
kháng sinh phổ rộng không thuyên giảm, có hình ảnh Xquang phổi nghi lao
và bác sĩ chuyên khoa lao quyết định là lao phổi AFB (-).

- Lao phổi chiếm tỉ lệ 80 – 85% các thể.


18
1.4.3.2. Lao ngoài phổi: Bao gồm như lao hạch, lao bàng quang, lao da, lao
xương khớp, lao ruột, lao màng não....vv...
- Bệnh nhân có các triệu chứng, dấu hiệu tổn thương lao ở các cơ quan,
bộ phận tương ứng, kèm theo xét nghiệm soi đờm trực tiếp, nuôi cấy vi khuẩn
lao trong bệnh tế bào thuốc các cơ quan tương ứng và được các thầy thuốc
chuyên khoa lao chẩn đoán.
- Lao ngoài phổi chiếm 15 - 20% các trường hợp lao.
1.4.3.3. Điều trị lao
Từ năm 1994, tổ chức y tế thế giới đưa ra chiến lược điều trị có kiểm
soát trực tiếp DOTS đó là chiến lược duy nhất có hiệu quả để quản lý bệnh
lao và đảm bảo là bệnh nhân được chẩn đoán đúng, điều trị khỏi, cắt đứt
nguồn lây nhiễm của bệnh lao.
1.4.3.4. Nguyên tắc điều trị lao
- Phối hợp các thuốc chống lao: một loại thuốc lao có tác dụng khác
nhau trên vi khuẩn lao, do vậy phải phối hợp ít nhất 3 loại thuốc chống lao
trong giai đoạn tấn công và ít nhất 2 loại trong giai đoạn duy trì.
- Phải dùng thuốc đúng liều: Các thuốc chống lao có tác dụng hợp đồng,
mỗi thuốc có một nồng độ tác dụng nhất định. Nếu dùng liều thấp sẽ không
hiệu quả và dễ tạo ra các chủng vi khuẩn kháng thuốc, nếu dùng liều cao sẽ
gây tai biến.
- Phải dùng thuốc đều đặn: các thuốc chống lao phải được dùng cùng
một lần vào thời gian nhất định trong ngày và xa bữa ăn để đạt hấp thu thuốc
tối đa.
- Phải dùng đủ thời gian và theo 2 giai đoạn tấn công và duy trì: giai
đoạn tấn công kéo dài 2 đến 3 tháng nhằm tiêu diệt nhanh số lượng lớn vi
khuẩn có trong các vùng tổn thương để ngăn chặn các đột biến kháng thuốc.



19
Giai đoạn duy trì kéo dài 4 đến 6 tháng nhằm tiêu diệt triệt để các vi khuẩn
lao trong vùng tổn thương đế tránh tái phát.
1.4.3.5. Phác đồ điều trị lao
- Chương trình chống lao Việt Nam quy định 5 thuốc chống lao thiết yếu
là: Isoniazid (H), Rifampicin (R), Pyrzinamid (Z), Steptomycin (S),
Ethambuton (E), có 3 phác đồ điều trị lao chính:
+ Phác đồ I: 2S(E)HRZ/6HE hoặc 2S(E) RHZ/4RH (chỉ áp dụng khi
thực hiện kiểm soát trực tiếp cả giai đoạn duy trì). Công thức này chỉ định cho
các trường hợp lao mới, chưa điều trị lao bao giờ hoặc đã từng điều trị lao
nhưng dưới 1 tháng.
+ Phác đồ II: 2SHRZE/1HRE/5R 3H3E3.Chỉ định điều trị cho các trường
hợp người bệnh lao tái phát, thất bại phác đồ I, điều trị lại sau bỏ trị, một số
thể lao nặng và phân loại khác (phân loại theo tiền sử điều trị).
+ Phác đồ III: 2HRZE/4HR hoặc 2HRZ/4RH. Chỉ định cho tất cả các thể
lao trẻ em. Trong trường hợp trẻ em thể nặng có thể cân nhắc dùng phối hợp
với S.
Đối với các trường hợp lao đặc biệt như lao nặng (lao màng não, lao kê,
lao màng tim, màng bụng, cột sống, lao ruột..), lao ở phụ nữ có thai, người
bệnh có rối loạn chức năng gan, người bệnh có suy thận, phụ nữ đang dùng
thuốc tránh thai, người nhiễm HIV... thì phải hội chẩn, cân nhắc, thận trọng
khi dùng thuốc để tránh tác dụng phụ, tránh lao kháng thuốc và tai biến do
thuốc
1.4.3.6. Đánh giá kết quả điều trị
- Khỏi: Người bệnh điều trị đủ thời gian và có kết quả xét nghiệm đờm
âm tính ít nhất 2 lần kể từ tháng điều trị thức 5 trở đi.



20
- Hoàn thành điều trị: Người bệnh điều trị đủ thời gian nhưng không
xét nghiệm đờm hoặc chỉ có xét nghiệm đờm một lần từ tháng thứ 5 kết
quả âm tính.
- Thất bại: Người bệnh xét nghiệm đờm AFB (+) hoặc AFB (+) trở lại
tháng thứ 5 trở đi.
- Bỏ điều trị: Người bệnh bỏ thuốc lao liên tục trên 2 tháng trong quá
trình điều trị và có phiếu phản hồi. Nếu như không có phiếu phản hồi coi như
bệnh nhân bỏ trị.
- Chết: Người bệnh chết vì bất cứ nguyên nhân gì trong quá trình điều
trị lao.
- Không đánh giá: Nhưng người bệnh đã dăng ký điều trị lao nhưng vì lý
do nào đó không tiếp tục điều trị cho đến khi kết thúc phác đồ điều trị (ví dụ:
thay đổi chẩn đoán).
1.4.3.7. Lao kháng thuốc [27] [47]
Cùng với sự tham gia tăng của bệnh lao thì vấn đề kháng thuốc trở nên
báo động, bệnh lao kháng thuốc gồm có:
- Kháng thuốc tiên phát: Là kháng thuốc ở người bệnh chưa từng điều trị
thuốc lao, nay mắc phải bệnh lao kháng thuốc do lây nhiễm vi khuẩn từ người
bệnh bị lao kháng thuốc.
- Kháng thuốc mắc phải: Là kháng thuốc ở người bệnh đã điều trị lao,
nhưng do điều trị không đúng gây nên chủng kháng thuốc.
- Kháng thuốc ban đầu: Là kháng thuốc ở người bệnh khi báo cáo chưa
dùng thuốc lao bao giờ (nhưng không xác định được chắc chắn).
- Kháng đa thuốc (MDR TB – Multi drug Resistant TB): Là kháng thuốc
ở người bệnh có vi khuẩn lao kháng với cả 2 loại thuốc Rifampicin (R) và
Isoniazid (H).


21

- Siêu kháng thuốc (XDR – TB): Extensively drug Resisrant TB): Là
những trường hợp lao kháng đa thuốc có kháng thêm với bất cứ thuốc nào
trong nhóm Quinolon và kháng với it nhất một loại thuốc chống lao hàng
dạng tiêm (Amikacin. Capreomycin hoặc Kanamycin).
1.4.3.8. Phòng bệnh lao.
Là áp dụng các biện pháp nhằm giảm nguy có nhiễm vi khuẩn lao và
giảm nguy cơ chuyển từ nhiễm lao sang bệnh lao [10] [11] [12].
* Giảm nguy cơ nhiễm lao bằng cách
- Kiểm soát vệ sinh môi trường
+ Làm giảm đậm độ các hạt nhiễm khuẩn trong không khí bằng thông
gió tốt: Cửa ra vào, cửa sổ, khu chờ người bệnh thông thoáng, vị trí làm việc
hợp lý theo chiều thông gió, không để không khí đi từ người bệnh đến cán bộ
y tế.
+ Thay đổi hành vi của người bệnh (vệ sinh hô hấp) nhằm giám sát các
hạt nhiễm khuẩn ra môi trường. Dùng khẩu trang khạc, khạc đườm vào giấy
hoặc cốc bỏ đúng nơi quy định, rửa tay bằng xà phòng thường xuyên, lấy đờm
xét nghiệm đúng nơi quy định, không nên lấy đờm ở phòng nhỏ hoặc phòng
kín hoặc nhà vệ sinh.
- Sử dụng phương tiện phòng hộ cả nhân cho nhân viên y tế: Như nơi có
nguy cơ lây nhiễm cao cần dùng khẩu trang đạt tiêu chuẩn N95 hoặc tương
đương.
- Giảm tiếp xúc với nguồn lây: Cách ly điều trị đặc biệt đối với người
bệnh lao phổi AFB (+), nhiễm HIV và trong các trại giam và trung tâm chữa
bệnh (Trung tâm 06, Gia Minh...). Nhân viên y tế cần tuân thủ quy trình thăm,
khám, chăm sóc.


22
* Giảm nguy cơ chuyển từ nhiễm lao sang bệnh lao
- Tiêm vắc xin BCG (Bacille Calmett – Guerin) cho trẻ sơ sinh nhằm

giúp những cơ thể hình thành miễn dịch chống lại bệnh lao bị nhiễm bệnh.
- Điều trị dự phòng bằng INH: cho tất cả những người nhiễm HIV đã
được sàng lọc hiện không mắc bệnh lao tiến triển và trẻ em dưới 5 tuổi tiếp
xúc trực tiếp với nguồn lây và người mắc bệnh lao phổi AFB (+).
* Phòng bệnh lây nhiễm trong cơ sở y tế
Các cơ sở y tế phải thực hiện đầy đủ quy chế kiểm soát nhiễm khuẩn
bệnh viện và hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm lao tại các cơ sở y tế.
1.4.3.9. Các phương pháp phát hiện bệnh lao [10] [11] [12]
- Phương pháp phát hiện chủ động: Cán bộ y tế chủ động đưa kính hiển
vi và máy Xquang tới phường, xã, thị, trấn, thôn bản để tìm bệnh nhân. Đây là
phương pháp chủ động đối với cán bộ y tế nhưng lại thụ động đối với bệnh
nhân, phương pháp này rất tốn kém về kinh tế, không thể tiến hành thường
xuyên được, khó thực hiện ở những nước đang và kém phát triển.
- Phương pháp phát hiện thụ động: khi bệnh nhân xuất hiện các triệu
chứng nghi lao chủ động tới cơ sở y tế khám bệnh và xét nghiệm đờm tìm vi
khuẩn lao. Phương pháp này người thầy thuốc hoàn toàn thu động nhưng cơ
thể phục vụ thường xuyên cho số bệnh nhân và dân cư sống trên địa bàn quản
lý trong thời gian dài, hiệu quả phát hiện cao và đỡ tốn kém. Để phát hiện thu
động có hiệu quả thì công tác giáo dục sức khỏe nâng cao trình độ hiểu biết
của người dân về bệnh lao phải tốt, để họ chủ động khám sớm khi có những
dấu hiệu nghi lao tránh lây lan cho cộng đồng và điều trị kịp thời sẽ mang lại
kết quả cao. Nếu người dân có trình độ thấp, dấu bệnh thì lại là những nguồn
lây trong cộng đồng.


23
1.5. Giáo dục truyền thông
1.5.1. Một số khái niệm
1.5.1.1. Thông tin
Thông tin là phổ biến những tin tức, đến các cá nhân, nhóm, tổ chức.

Phương tiện phổ biến có thể là sách báo, loa, đài, ti vi. Trong thông tin
người ta ít hoặc không quan tâm tới mức độ tiếp thu và phản ứng của người
nhận.
1.5.2. Tuyên truyền
Tuyên truyền là một quá trình giao tiếp để chia sẻ những hiểu biết, kinh
nghiệm, tình cảm.
Một quá trình tuyên truyền đầy đủ gồm các yếu tố: Người gửi, người
nhận, thông điệp, kênh truyền thống và phản hồi.
Trong tuyên truyền có sự trao đổi thông tin 2 chiều, có sự chuyển đổi vai
trò: người gửi và đồng thời người nhận. Sự phản hồi truyền thông giúp thông
tin trao đổi được chính xác hơn. Về mặt hình thức có 2 kiểu truyền thông.
+ Tuyên truyền trực tiếp: được thực hiện giưa người với người, mặt đối mặt.
+ Tuyên truyền gián tiếp: được thực hiện thông qua các phương tiện
truyền thông như sách, báo, loa đài, ti vi.....
Về kỹ thuật người ta chia ra
+ Tuyên truyền cho cá nhân
+ Tuyên truyền cho nhóm
+ Tuyên truyền đại chúng


24
1.5.2.3. Giáo dục
Giáo dục là một quá trình dạy và học nhằm chuẩn bị những kiến thức và
kỹ năng cần thiết hoặc làm thay đổi hành vi có hại bằng hành vi có lợi.
Giáo dục cũng là quá trình giao tiếp hai chiều qua đó người dạy và người
học cùng chia sẻ hiểu biết và cùng học tập trung.
1.5.2.4. Tư vấn
Tư vấn cũng là một hình thức giáo dục. Tuy nhiên trong tư vấn có những
đặc điểm sau:
Tư vấn hướng tới những người đang có nhu cầu. Người có trách nhiệm

tư vấn chỉ hỏi và lắng nghe để hiểu rõ nhu cầu và hoàn cảnh của đối tượng.
Người có trách nhiệm tư vấn tự quyết định chứ không quyết định thay
cho người dân.
1.5.2.5. Kiến thức
Kiến thức là những hiểu biết của con người về lĩnh vực cụ thể nào đó.
1.5.2.6. Thái độ
Thái độ là cách mà chúng ta phản ứng lại trước một hiện tượng, sự việc
đang diễn ra.
Thái độ thường được biểu hiện dưới dạng quan tâm hay không quan tâm,
thích hay không thích, tích cực hay tiêu cực hoặc đôi khi trung tính.
1.5.27. Hành động
Hành động liên quan tới làm, cái mà ta vẫn thường làm trong cuộc sống.
* Mối liên quan kiến thức - thái độ - hành động
Thông thường để làm được một điều gì người ta phải có kiến thức đủ về
điều đó. Tuy nhiên không phải hễ có kiến thức thì người ta sẽ làm. Giữa biết
và làm còn có thái độ muốn hay không muốn. Rất nhiều trường hợp biết và
làm của người trái ngược nhau.


25
Để có một hành vi có lợi thì không chỉ làm cho người ta hiểu biết đủ
Những yêu cầu cần thiết để được một hành vi có lợi là:
+ Có đầy đủ kiến thức về hành vi đó.
+ Có thái độ tích cực, mong muốn thay đổi.
+ Có kỹ năng thực hiện hành vi đó.
+ Có nguồn lực để thực hiện hành vi đó.
+ Có sự hỗ trợ để tiếp tực hành vi mới và duy trì nó lâu dài.
1.5.3. Phương pháp giáo dục sức khỏe
- Phương pháp giáo dục sức khỏe là cách thức tổ chức, là quá trình
truyền đạt nội dung giáo dục sức khỏe tới đối tượng cần được giáo dục sức

khỏe.
- Các phương pháp GDSK
Theo cách thức truyền đạt thông tin
+ Phương pháp trực tiếp: giữa người truyền thông tin và người nhân
thông tin.
+ Phương pháp gián tiếp: thông tin một chiều
Theo quy mô đối tượng người nhận
+ Giáo dục sức khỏe cho công chúng, cộng đồng
+ Giáo dục sức khỏe cho nhóm nhỏ
+ Giáo dục sức khỏe cho cá nhân
1.5.3.1. Phương pháp GDSK trực tiếp
- Nhanh chóng nhận được thông tin phản hồi, tính điều chỉnh cao
- Có hiệu quả tốt giúp đôi tượng học kỹ năng và thay đổi hành vi
- Yêu cầu người GDSK có kỹ năng về truyền thông giao tiếp tốt


×