Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Thực trạng, yếu tố liên quan và kiến thức thực hành của người dân về tai nạn thương tích ở trẻ em tại huyện thanh hà hải dương năm 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (907.6 KB, 78 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những số
liệu trong luận văn này hoàn toàn trung thực, chính xác và chưa từng được tác
giả khác công bố trong bất kỳ công trình nào.

Hải Phòng, ngày 28 tháng 6 năm 2014

Trịnh Thị Tuyết


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình học tập Chuyên khoa cấp II, chuyên ngành
Quản lý Y tế khóa V năm học 2011-2013 và luận văn này, tôi đã nhận được
rất nhiều sự giúp đỡ của các cơ quan, đơn vị, các thầy, các cô và bạn bè đồng
nghiệp.
Tôi xin trân trọng cám ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Y Dược Hải
Phòng, Phòng Quản lý Đào tạo sau Đại học, khoa Y tế công cộng, các bộ
môn, phòng ban và toàn thể các thầy, các cô đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ tôi
trong suốt khóa học và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành tốt luận văn này.
Đặc biệt tôi xin cảm ơn TTƯT-PGS. TS Đinh Văn Thức đã dành nhiều
thời gian, trí tuệ và tâm sức trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ và chỉ bảo tôi trong
quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Sở Y tế tỉnh Hải Dương, xã Việt Hồng, xã
Phượng Hoàng và thị trấn Thanh Hà huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương là nơi
triển khai nghiên cứu đã cho phép và tạo điều kiện về thời gian, hỗ trợ nhân
lực cho tôi trong suốt 02 năm triển khai nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên,


giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt
nghiệp.
Hải Phòng, tháng 6 năm 2014
HỌC VIÊN

Trịnh Thị Tuyết


iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CIPPR

The Center for Ịnjury Policy and Prevention Research: Trung tâm
nghiên cứu chính sách và phòng chống tai nạn thương tích

ĐTNC

Đối tượng nghiên cứu

ĐTV

Điều tra viên

GSV

Giám sát viên

HGĐ


Hộ gia đình

NGOs

Non-governmental organization: Tổ chức phi chính phủ

OECD

Organization for Economic Co-operation and Development:
Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế

TASC

The Alliance for Safe Children: Tổ chức liên minh vì sự an toàn trẻ em

TNTG

Tai nạn giao thông

TNTT

Tai nạn thương tích

TTS

Thuốc trừ sâu

TV


Tử vong

UBND

Ủy ban nhân dân

UNICEF

United Nations Children's Fund: Quỹ nhi đồng liên hợp quốc

WHO

World Health Organization: Tổ chức y tế thế giới

Xã VH

Xã Việt Hồng

Xã PH

Xã Phượng Hoàng

YTCC

Y tế công cộng


iv

MỤC LỤC

Trang
Đặt vấn đề

1

Chƣơng 1. Tổng quan

3

1.1. Một số khái niệm

5

1.2. Sơ lược lịch sử tai nạn thương tích ở trẻ em

7

1.3. Tình hình tai nạn thương tích ở trẻ em trong và ngoài nước

10

1.4. Một số nghiên cứu đánh giá hậu quả của tai nạn thương tích

15

Chƣơng 2. Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu

17

2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu


17

2.2. Phương pháp nghiên cứu

18

2.3. Phương pháp thu thập số liệu

20

2.4. Khống chế sai số

22

2.5. Phương pháp xử lý số liệu

23

2.6. Đạo đức của nghiên cứu

23

Chƣơng 3. Kết quả nghiên cứu

24

3.1. Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến tai nạn thương tích ở trẻ

24


em tại huyện Thanh Hà - Hải Dương
3.2. Kiến thức, thực hành của người dân (người trực tiếp nuôi dưỡng

39

trẻ) về tai nạn thương tích ở trẻ em
Chƣơng 4. BÀN LUẬN

45

4.1. Tỷ lệ, nguyên nhân, yếu tố liên quan đến tai nạn thương tích ở trẻ

45

em tại huyện Thanh Hà - Hải Dương
4.2. Kiến thức, thực hành của người dân về phòng chống tai nạn

56

thương tích ở trẻ em tại huyện Thanh Hà - Hải Dương
Kết luận

59

Kiến nghị

61

Tài liệu tham khảo


63


v

DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu

24

Bảng 3.2. Số lần mắc tai nạn thương tích của trẻ em trong 01 năm

25

Bảng 3.3. Tỷ lệ tai nạn thương tích ở trẻ em theo khu vực

26

Bảng 3.4. Tỉ lệ mắc tai nạn thương tích trẻ em theo tuổi giữa các khu vực

27

Bảng 3.5. Tỉ lệ mắc tai nạn thương tích theo giới giữa các khu vực

28

Bảng 3.6. Vị trí tổn thương trên cơ thể do tai nạn thương tích gây ra


29

Bảng 3.7. Loại tổn thương phần mềm do tai nạn thương tích gây ra.

29

Bảng 3.8. Vị trí tổn thương nội tạng do tai nạn thương tích gây ra.

30

Bảng 3.9. Nguyên nhân mắc TNTT giữa các khu vực

30

Bảng 3.10. Nguyên nhân mắc tai nạn do ngã giữa các khu vực.

31

Bảng 3.11. Loại phương tiên gây tai nạn giao thông

32

Bảng 3.12. Hoàn cảnh mắc tai nạn giao thông giữa các khu vực.

32

Bảng 3.13. Nguyên nhân gây bỏng

33


Bảng 3.14. Địa điểm xảy ra đuối nước.

33

Bảng 3.15. Tỉ lệ mắc tai nạn thương tích được sơ cứu

33

Bảng 3.16. Tỷ lệ chuyên môn của người tham gia sơ cứu

34

Bảng 3.17. Nơi điều trị.

35

Bảng 3.18. Thời gian điều trị

35

Bảng 3.19. Chi phí điều trị (1.000 đồng)

36

Bảng 3.20. Người có mặt tại thời điểm trẻ xảy ra TNTT.

36

Bảng 3.21. Địa điểm xảy ra tai nạn


37

Bảng 3.22. Tỷ lệ tai nạn thương tích trẻ em theo khoảng thời gian trong

37

ngày
Bảng 3.23: Tỷ lệ tai nạn thương tích trẻ em theo các tháng trong năm

38


vi

Bảng 3.24. Tỷ lệ tai nạn thương tích liên quan đến nghề nghiệp của người

38

chăm sóc trẻ
Bảng 3.25. Người nuôi dưỡng trẻ kể được tên các loại tai nạn thương tích

39

ở trẻ em
Bảng 3.26. Kiến thức của người dân về hoàn cảnh xảy ra tai nạn thương

40

tích ở trẻ em
Bảng 3.27. Kiến thức của người dân về phòng chống tai nạn thương tích ở


40

trẻ em
Bảng 3.28. Kiến thức của người dân về cách sơ cứu tai nạn thương tích ở

41

trẻ em
Bảng 3.29. Nguồn cung cấp thông tin về cách cấp cứu tai nạn thương tích

41

trẻ em
Bảng 3.30. Đánh giá thực hành về phòng chống TNTT

42


vii

DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 3.1. Số lần mắc tai nạn thương tích của trẻ trong 01 năm

25

Hình 3.2.Tỷ lệ TNTT giữa các khu vực nghiên cứu

26


Hình 3.3. Tỷ lệ TNTT theo nhóm tuổi

27

Hình 3.4.Tỷ lệ TNTT theo giới giữa các khu vực

28

Hình 3.5: Nguyên nhân mắc TNTT do ngã giữa các khu vực

31

Hình 3.6. Tỷ lệ chuyên môn của người tham gia sơ cứu

34


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tai nạn thương tích là nguyên nhân gây tử vong và thương tật hàng đầu
ở trẻ em trên toàn thế giới, phòng chống thương tích ở trẻ em có liên quan
chặt chẽ đến các vấn đề sức khỏe trẻ em [62]. Giải quyết thương tích ở trẻ em
phải là bộ phận trung tâm để cải thiện tình hình tử vong, mắc bệnh em và sức
khỏe chung của trẻ [63].
Thương tích tuổi thơ là một vấn đề cộng đồng lớn yêu cầu phải có sự
quan tâm khẩn cấp. Thương tích là mối nguy hiểm đối với trẻ em trên toàn thế
giới, gây tử vong hơn 900.000 trẻ em và thiếu niên mỗi năm (WHO 2004)
[68]. Các thương tích không chủ ý chiếm gần 90%, là những nguyên nhân

hàng đầu gây tử vong cho trẻ em từ 10-19 tuổi [31], [66], [68].
Ngoài ra, hàng chục triệu trẻ em phải điều trị tại bệnh viện, nhiều trẻ để
lại những thương tật ảnh hưởng suốt đời. Theo thống kê cho thấy, trẻ từ 0–14
tuổi hay bị tử vong hoặc để lại thương tật (DALYs) do tai nạn giao thông
đường bộ và ngã…
Ở nước ta, trong thời kỳ đổi mới, nhờ có sự phát triển kinh tế xã hội và
hiệu quả của các chương trình y tế quốc gia mà hiện nay mô hình bệnh tật và
tử vong ở trẻ em đã có sự thay đổi đáng kể: tỉ lệ mắc và tử vong do các bệnh
nhiễm trùng, ký sinh trùng đã giảm rõ rệt. Trong khi đó tỉ lệ mắc và tử vong
do các bệnh không nhiễm trùng lại đang không ngừng gia tăng, trong đó có
chấn thương tai nạn thương tích.
Theo thống kê của Cục quản lý môi trường Bộ Y tế[15], năm 2011 có
1.247.209 trường hợp mắc tai nạn thương tích (TNTT) và 36.869 ca tử vong
do TNTT. Năm 2010, trung bình mỗi ngày có khoảng hơn 100 người chết và
hàng nghìn người bị chấn thương gây tàn tật suốt đời do tai nạn thương tích
gây ra. Tỉ suất tử vong do tai nạn thương tích là 42,69/100.000 người


2

dân/năm. Đuối nước là nguyên nhân gây tử vong thứ hai ở người lớn và là
nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em [17], [18], [40].
Thống kê tại hai Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ và Bệnh viện Trẻ em
Hải Phòng cho thấy trong vòng 6 tháng từ tháng 7-12/2011, tổng số trẻ bị
TNTT đến viện khám là 2.502 trường hợp. Lứa tuổi 2-5 thường bị TNTT cao
nhất 57,14%, tiếp theo là lứa tuổi 6-10 tuổi (20,72%), 11-14 tuổi
(17,20%)[18].
Huyện Thanh Hà có 24 xã và 01 thị trấn, có 01Trung tâm Y tế huyện,
25 Trạm Y tế xã/thị trấn. Bên cạnh tình hình các bệnh truyền nhiễm gây dịch
được các cấp, các ngành quan tâm trong nhiều năm gần đây, tai nạn thương

tích cũng đang là những vấn đề rất đáng quan tâm, đặc biệt là ở trẻ em, tình
trạng chấn thương do tai nạn thương tích ở đối tượng này còn rất ít được đề cập
đến. Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Thực
trạng, yếu tố liên quan và kiến thức thực hành của ngƣời dân về tai nạn
thƣơng tích ở trẻ em tại huyện Thanh Hà - Hải Dƣơng năm 2013”, với
mục tiêu:
1. Mô tả tỉ thực trạng, một số yếu tố liên quan đến tai nạn thương tích ở
trẻ em tại huyện Thanh Hà - Hải Dương năm 2013.
2. Mô tả kiến thức, thực hành của người dân về phòng chống tai nạn
thương tích ở trẻ em tại huyện Thanh Hà - Hải Dương năm 2013.
Từ kết quả nghiên cứu đưa ra các giải pháp thích hợp, nhằm góp phần
làm giảm hậu quả tai nạn thương tích của trẻ em trong cộng đồng là rất cần
thiết và có ý nghĩa thực tiễn.


3

Chƣơng 1
TỔNG QUAN
Thương tích ở trẻ em là một vấn đề y tế công cộng ngày càng được
quan tâm trên phạm vi toàn cầu. Đây là một lĩnh vực đáng lo ngại cho trẻ em
từ khi một tuổi, liên tục góp phần làm tăng tỉ lệ tử vong chung cho trẻ em đến
tuổi trưởng thành. Mỗi năm có đến hàng trăm nghìn trẻ em tử vong vì thương
tích hoặc bạo lực, hàng triệu trẻ em khác phải chịu hậu quả của các thương
tích không gây tử vong. Đối với mỗi lĩnh vực thương tích ở trẻ em, đã có
những biện pháp làm giảm khả năng xảy ra và mức độ nghiêm trọng do
thương tích gây ra đã được kiểm chứng, nhưng nhận thức về vấn đề này và
khả năng ngăn chặn nó, cũng như cam kết để thực hiện phòng ngừa thương
tích ở trẻ em, vẫn còn ở mức thấp không thể chấp nhận được. Những gì đã
được thực chứng là có hiệu quả trong việc làm giảm gánh nặng thương tích

trẻ em ở một vài nước có thể được điều chỉnh và thực hiện ở các nước khác,
với những kết quả tương tự.
Mỗi ngày trên khắp thế giới, cuộc sống của hơn 2000 gia đình phải rơi
lệ vì trẻ tử vong do một thương tích không chủ ý hay còn gọi là „tai nạn‟ mà
có thể ngăn ngừa được. Sự đau khổ mà các gia đình này phải chịu, những
người mẹ, người cha, người anh, người chị, hay ông bà và bạn bè, là vô hạn
và thường lan tỏa ra khắp cộng đồng. Thảm kịch như vậy có thể làm thay đổi
nhiều cuộc đời một cách không thể khác được.
Đối với trẻ em trên 05 tuổi, các thương tích không chủ ý là mối đe dọa
lớn nhất tới sự sống còn của các em. Các thương tích không chủ ý cũng là
một nguyên nhân chủ yếu của các trường hợp tàn tật, mà có thể có ảnh hưởng
kéo dài một cách toàn diện tới cuộc đời non trẻ của các em: những mối quan
hệ, việc học tập và vui chơi. Trong số đó, những trẻ em phải sống trong nghèo


4

đói, gánh nặng của thương tích là cao nhất, vì những em này ít có khả năng
hưởng lợi từ các biện pháp phòng ngừa mà các em khác có thể đã nhận được.
Các thương tích ở trẻ em đã và đang bị lãng quên trong rất nhiều năm
qua, và còn thiếu nhiều trong các sáng kiến hiện thời về sự sống còn của trẻ
trong chương trình nghị sự toàn cầu. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Quỹ Nhi
đồng Liên Hiệp Quốc và nhiều đối tác khác đã quyết định phải đưa vấn đề
thương tích trẻ em thành một ưu tiên cho y tế công cộng toàn cầu và phát triển
các cộng đồng.
Mức độ chín chắn của trẻ em, mối quan tâm và nhu cầu của chúng khác
với người lớn. Vì vậy, việc sao chép đơn thuần các chiến lược phòng chống
thương tích phù hợp với người lớn là không bảo vệ trẻ em một cách thích
đáng. Có những can thiệp đã được thực chứng như ghế ngồi của trẻ em trên
mô tô, các mũ bảo hiểm xe đạp, đóng gói thuốc chữa bệnh, làm hàng rào cho

bể bơi, quy định về nhiệt độ cho vòi nước nóng và chắn song cửa sổ... để định
rõ một số ít can thiệp.
Nghiên cứu có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc phòng chống,
tuyên truyền, nghiên cứu trong việc chăm sóc và phục hồi chức năng của trẻ
em với các thương tật. Những ngành chủ chốt khác bao gồm giáo dục, giao
thông, môi trường và thực thi pháp luật.
Theo WHO các chương trình phòng chống bạo lực và thương tích ở trẻ
em cần được lồng ghép vào với sự sống còn của trẻ em và các chiến lược to
lớn khác tập trung vào việc cải thiện cuộc sống của trẻ em. Bằng chứng cho
những thành công ấn tượng trong công tác phòng chống thương tích ở trẻ em
tại các quốc gia vừa có một nỗ lực phối hợp[31].
Kết quả này ủng hộ cho việc tăng đầu tư về nguồn nhân lực và năng lực
thể chế. Điều này sẽ cho phép sự phát triển, thực hiện các chương trình để


5

ngăn chặn cơn triều dâng về thương tích ở trẻ em và tăng cường sức khỏe và
tình trạng hạnh phúc của trẻ em và gia đình.
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Khái niệm về tai nạn thƣơng tích
Tai nạn (Accident): Là sự kiện không chủ tâm, dẫn đến một thương
tích rõ ràng, phần lớn các tai nạn thương tích có thể phòng ngừa được.
Thương tích (Injury): Là sự tổn hại về thể chất xảy ra khi cơ thể con
người bất ngờ phải chịu một lực vượt quá ngưỡng chịu đựng về sinh lý - nếu
không thì là hậu quả của tình trạng thiếu một trong những yếu tố sống còn
như: ôxi, lực (nhiệt, hóa học hoặc bức xạ).
Tai nạn thƣơng tích là những thương tổn do: tai nạn giao thông, ngã,
tai nạn lao động, va chạm, điện giật dẫn đến bị vết thương chảy máu, bong
gân, phù nề xây xát, gãy xương, gãy răng, vỡ, thủng nội tạng, chấn thương sọ

não, bỏng, ngạt/đuối nước, ngộ độc, tự tử,... mà cần đến sự chăm sóc y tế,
phải nghỉ học/nghỉ làm hoặc bị hạn chế sinh hoạt ít nhất 01 ngày.
1.1.2. Khái niệm về trẻ em
Trẻ em là người dưới 18 tuổi theo công ước Liên hiệp quốc về các
quyền của trẻ em[31].
Ở Việt Nam, Điều 1, Luật “Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em”, Hiến
pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: trẻ em là người
dưới 16 tuổi.
Mặc dù vậy, các khái niệm khác liên quan đến trẻ em thì dễ thay đổi
hơn. “Tuổi thơ” là một kết cấu xã hội, các ranh giới của nó thay đổi theo thời
gian và địa điểm[21], [23] và nó ám chỉ cho sự dễ tổn thương đối với thương
tích. Trẻ em 10 tuổi có thể được bảo vệ không phải chịu hay làm các công
việc trách nhiệm kinh tế gia đình ở nước này, nhưng ở một nước khác thì


6

những nghĩa vụ này có thể là chỉ tiêu và được coi là có lợi cho cả trẻ em và
gia đình[27], cho nên, tuổi thơ và các giai đoạn phát triển được đan xen với
tuổi, giới tính, gia đình và hoàn cảnh xã hội, trường học, công việc và văn
hóa[27], [36]. Thay vì được đo lường một cách cứng nhắc, trẻ em nên được
xem xét qua bối cảnh, văn hóa và năng lực. Do vậy nghiên cứu tập trung vào
các thương tích ở trẻ em từ 15 tuổi trở xuống[8] để chỉ rõ những tai nạn
thương tích ở trẻ.
1.1.3. Phân loại tai nạn thƣơng tích
Tai nạn thương tích có thể phân loại theo nhiều cách. Một phương pháp
được dùng phổ biến để phân loại tai nạn thương tích là dựa vào sự có chủ ý
hay không có chủ ý của nạn nhân và người khác. Một cách phân loại khác là
dựa vào cơ chế gây ra chấn thương cũng thường được áp dụng trong điều tra
tình hình tai nạn thương tích trong cộng đồng, gồm có:

- Tai nạn giao thông là sự va chạm bất ngờ nằm ngoài ý muốn chủ quan
của con người, xảy ra khi các đối tượng tham gia giao thông đang hoạt động
trên đường giao thông công cộng, đường chuyên dụng hoặc ở địa bàn giao
thông công cộng, …
- Ngã là những trường hợp chấn thương do bị ngã, rơi từ trên cao hoặc
ngã trên cùng một mặt bằng.
- Đuối nước là những trường hợp bị ngạt do chìm trong chất lỏng
nhưng không tử vong, cần đến chăm sóc y tế hoặc bị các biến chứng khác;
chết đuối là trường hợp tử vong trong vòng 24 giờ do bị chìm trong chất lỏng
(nước, xăng, dầu,…)
- Vật sắc/nhọn là những chấn thương do bị cắt, đâm bởi vật sắc
nhọn(dao, kéo,…)
- Ngộ độc là những trường hợp hít, ăn hoặc tiêm vào cơ thể các loại độc
tố dẫn đến tử vong hoặc ngộ độc cấp cần có sự chăm sóc y tế.


7

- Bỏng (do lửa, vật nóng, chất lỏng, hóa chất) là tổn thương một hoặc
nhiều lớp tế bào da khi tiếp xúc chất lỏng nóng, chất rắn nóng, lửa; các chấn
thương da do sự phản xạ cực tím hoặc phóng xạ, điện, hóa chất…
- Động vật, côn trùng cắn/tấn công là những trường hợp chấn thương
do động vật cắn, đốt, húc, đâm, bị tấn công bởi động vật, côn trùng.
- Vật cùn rơi/đè là những chấn thương do vật cùn va đập, rơi hoặc bay
vào người (cành cây, gạch, bóng) .
- Điện giật là những trường hợp chấn thương do tiếp xúc trực tiếp với
nguồn điện dẫn đến bị thương hoặc tử vong.
- Bom, mìn nổ là những chấn thương do các vụ nổ của đạn pháo, vũ khí
chưa nổ, mìn, pháo hoa, pháo nổ và các loại chất nổ khác
- Tự tử là trường hợp chấn thương, ngộ độc, hoặc ngạt … do chính nạn

nhân tự gây ra với mục đích đem lại cái chết cho chính họ.
1.2. Sơ lƣợc lịch sử tai nạn thƣơng tích ở trẻ em
Theo Tổ chức Y tế thế giới, tai nạn thương tích là nguyên nhân hàng
đầu gây ra tàn tật và tử vong. Mỗi ngày trên thế giới có 1600 người chết do tai
nạn thương tích. Kèm theo tai nạn tử vong thì có vài nghìn người bị thương
tật vĩnh viễn. Có khoảng 40% trường hợp trẻ tử vong từ 1-14 tuổi ở các ngước
đang phát triển là do chấn thương. Hàng năm có 2300 trẻ này tử vong do tai
nạn giao thông, bỏng, ngã, đuối nước. Có sự khác nhau rất lớn về tỷ lệ tử
vong do tai nạn thương tích ở các nước phát triển với các nước đang phát
triển. Tuy nhiên ở mỗi quốc gia trẻ em, người nghèo đều là nhóm có nguy cơ
bị tai nạn thương tích cao, đặc biệt là tỷ lệ này ở trẻ em nghèo cao gấp 3-4 lần
trẻ sống trong gia đình khá giả.
Tỷ lệ tử vong do tai nạn thương tích chiếm 9% tỷ lệ tử vong toàn cầu
và là mối đe dọa cho sức khỏe cộng đồng ở mọi quốc gia trên thế giới. Mỗi


8

ngày có 1000 trẻ em tử vong do một chấn thương hoặc nhiều hơn, hoặc để lại
thương tật suốt đời.
Năm 1917, một vụ va chạm giữa con tàu chở đạn dược của Pháp và tàu
của Na Uy đã gây nên một vụ nổ lớn tại vùng Halifax, Nova Scotia, một vùng
chật hẹp, đông đúc dân cư, gây nên một thảm hoạ làm chết 2000 người, bị
thương 9000 người và khoảng 31.000 người bị mất nhà ở. Nước Mỹ và
Canada đã được đề nghị hỗ trợ về y tế. Một đội y tế của bang Boston dưới sự
chỉ huy của bác sĩ William E.Ladd đã chuẩn bị rất nhiều thuốc, phương tiện,
và các y dụng cụ cần thiết để giúp công việc cứu chữa trẻ em bị thương tích
và ông đã giành rất nhiều thời gian, công sức trong việc chăm sóc và chữa trị
cho những trẻ nhỏ này. Vì vậy năm 1917 được đánh dấu như năm khởi đầu
của vấn đề nghiên cứu tai nạn thương tích ở trẻ em.

Trước năm 1940, tai nạn thương tích chưa được quan tâm đến, vì giai
đoạn này các bệnh dịch hoành hành trên khắp thế giới, tử vong ở trẻ em chủ
yếu là do các bệnh, dịch gây ra. Vào khoảng giữa những năm 1940, tai nạn
thương tích bắt đầu nổi lên như là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trẻ em ở
hầu hết các nước Phương Tây và Mỹ.
Từ năm 1955 - 1970 các nghiên cứu về tai nạn thương tích ở trẻ em chủ
yếu tập trung vào các lĩnh vực cấp cứu chấn thương và chỉnh hình. Tầm quan
trọng của vấn đề tai nạn thương tích ở trẻ em đã được đánh dấu bởi đầu năm
1966 - khi Izant và Hubay kêu gọi sự quan tâm của cộng đồng tới một số lớn
trẻ em đang bị giết hại và bị tàn tật do các tai nạn thương tích gây ra. Từ đó,
tai nạn thương tích ở trẻ em đã được quan tâm và nhìn nhận một cách đúng
mức hơn. Năm 1969 được đánh dấu như một bước ngoặt trong vấn đề nghiên
cứu tai nạn thương tích khi tờ báo "Accidental Death and Disability: The
Neglected Disease of Modern Society" được xuất bản tại Mỹ, dần dần đã làm


9

thay đổi nhận thức của các chuyên gia y tế trong lĩnh vực chấn thương, nhìn
nhận tai nạn thương tích như là một bệnh, dịch.
Năm 1972, hội phẫu thuật nhi đầu tiên được thành lập ở Mỹ, trong đó
có uỷ ban về chấn thương trẻ em. Những tiến bộ quan trọng nhất trong thời kỳ
này đó là từng bước hình thành, tổ chức mạng lưới cấp cứu chấn thương trẻ
em. Nhiều tiến bộ trong hồi sức, điều trị nội khoa đã góp phần làm cho hiệu
quả điều trị chấn thương trẻ em được tốt hơn; khái niệm giờ vàng ngọc trong
cấp cứu chấn thương được Cowley đưa ra, giúp các trung tâm cấp cứu chấn
thương chú ý nhiều đến vấn đề cấp cứu ban đầu ngoài viện và vấn đề vận
chuyển nạn nhân. Nửa đầu những năm 1980 là thời kỳ củng cố và phát triển
nhanh của ngành chấn thương trẻ em. Năm 1981, Viện nghiên cứu chấn
thương trẻ em Kiwanis đã được thành lập tại Boston Mỹ[46], [48].

Năm 2005, WHO và UNICEF ra lời kêu gọi một nỗ lực toàn cầu để
phòng chống thương tích ở trẻ em[24]. Năm 2006 lời kêu gọi đó được tiếp nối
bởi kế hoạch hành động 10 năm của WHO về thương tích ở trẻ em[64]. Kế
hoạch này liệt kê các mục tiêu, hoạt động và các kết quả mong muốn về
thương tích trẻ em và bao gồm các lĩnh vực số liệu, nghiên cứu, dự phòng,
dịch vụ, xây dựng năng lực và truyền thông, từ đó vấn đề nghiên cứu tai nạn
thương tích ở trẻ em đã được triển khai một cách rộng rãi và toàn diện trên
các lĩnh vực điều trị, tổ chức mạng lưới cấp cứu, vấn đề kiểm soát và phòng
ngừa tai nạn thương tích ở trẻ em.
Trước năm 1997, vấn đề nghiên cứu can thiệp phòng ngừa tai nạn
thương tích trong cộng đồng ít được quan tâm ở nước ta. Năm 1997 chương
trình phòng chống tai nạn thương tích xây dựng cộng đồng an toàn mới bắt
đầu được nghiên cứu và triển khai thí điểm tại Việt Nam. Trong những năm
gần đây nước ta mới đưa ra và bắt đầu triển khai chính sách Quốc gia về
phòng chống tai nạn thương tích. Hội nghị Quốc gia lần thứ nhất về triển khai


10

chính sách Quốc gia về phòng chống tai nạn thương tích được tổ chức tại Hà
Nội ngày 17 và 18/12/2002[6],[28],[35].
1.3. Tình hình tai nạn thƣơng tích ở trẻ em trong và ngoài nƣớc
1.3.1. Tai nạn thƣơng tích ở các nƣớc phát triển và công nghiệp hoá
Theo Tổ chức Y tế thế giới, hàng năm trên thế giới có 875.000 trẻ em
bị chết và hàng chục triệu trẻ em bị thương do tai nạn thương tích.
Theo báo cáo của UNICEF và WHO, có hơn 2000 trẻ em tử vong mỗi
ngày do thương tích không chủ ý, hàng năm có hàng chục triệu trẻ em phải
nhập viện do thương tích và hậu quả gây ra cho các em là các thương tật lâu
dài. Cũng theo báo cáo này, ở các quốc gia có thu nhập cao đã giảm được
50% số ca tử vong do thương tích trong 30 năm qua. Bản báo cáo này cho

thấy năm nguyên nhân thương tích hàng đầu gây tử vong là:
1. Tai nạn giao thông đường bộ giết chết 260.000 trẻ em mỗi năm và
làm bị thương 10 triệu trẻ em khác. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây thương
tật cho trẻ em.
2. Đuối nước: Hơn 175.000 trẻ em chết đuối mỗi năm, hơn 3 triệu trẻ
em khác sống sót được sau khi bị đuối nước. Do tổn thương não ở một số
trường hợp sống sót, đuối nước không tử vong gây tác động về kinh tế và sức
khỏe cao nhất so với bất kỳ loại thương tích nào.
3. Bỏng: Bỏng do lửa gây tử vong gần 96 000 trẻ em mỗi năm và tỷ lệ
tử vong tại các nước có thu nhập thấp và trung bình cao gấp 11 lần các nước
có thu nhập cao.
4. Ngã: Gần 47.000 trẻ tử vong do ngã mỗi năm, tuy nhiên còn có hàng
trăm nghìn trẻ em khác phải chịu thương tích với các mức độ khác nhau sau
khi bị ngã.


11

5. Ngộ độc: Hơn 45.000 trẻ em tử vong mỗi năm do ngộ độc không chủ
ý.
1.3.2. Tai nạn thƣơng tích ở các nƣớc đang phát triển
Theo thống kê của UNICEF, ở các nước đang phát triển ước tính mỗi
năm có khoảng 1 triệu trẻ em dưới 16 tuổi chết vì tai nạn thương tích, 98% tất
cả các trường hợp tử vong do tai nạn thương tích ở trẻ em trên thế giới là ở
các nước đang phát triển. Cứ 100.000 trẻ em sinh ra tại các nước đang phát
triển thì có hơn 1000 trẻ sẽ chết trước 15 tuổi do bị tai nạn thương tích. Riêng
TNGT mỗi năm giết chết khoảng 240.000 trẻ em, tương đương với 2 chiếc
máy bay phản lực cỡ lớn chở đầy trẻ em nổ tung trên bầu trời mỗi ngày[47].
10 nguyên nhân tử vong hàng đầu trên thế giới năm 2000 & 2011
Năm 2010


Năm 2011

Nguyên nhân

Tỷ suất/

Tỷ lệ

Nguyên nhân

Tỷ suất/

Tỷ lệ

tử vong

100.000

%

tử vong

100.000

%

52,4

100


54,6

100

5,9

11.2

7,0

12,6

5,6

10.6

6,2

11,3

3,5

6,7

3,2

5,8

3,0


5,8

3,0

5,5

Bệnh tiêu chảy

2,5

4,7

Bệnh tiêu chảy

1,9

3,4

HIV/AIDS

1,6

3,0

HIV/AIDS

1,6

2,9


Lao

1,3

2,6

Lao

1,5

2,7

Tất cả các nguyên
nhân
Bệnh tim, thiếu máu
cục bộ
Đột quỵ
Nhiễm khuẩn hô hấp
cấp
Bệnh phổi tắc nghẽn
mạn tính

Tất cả các nguyên
nhân
Bệnh tim, thiếu
máu cục bộ
Đột quỵ
Nhiễm khuẩn hô
hấp cấp

Bệnh phổi tắc
nghẽn mạn tính


12

Ung thư phổi, khí

1,2

2,2

Tiểu đường

1,0

1,9

Tai nạn giao thông

1,0

1,9

quản, phế quản

Ung thư phổi, khí

1,4


2,5

Tai nạn giao thông

1,3

2,3

Đẻ non

1,2

2,1

quản, phế quản

1.3.3. Tình hình tai nạn thƣơng tích ở trẻ em Việt Nam
Việt Nam là một nước đang phát triển, tình hình kinh tế xã hội có
những bước phát triển mạnh mẽ, bên cạnh những thành tựu đã đạt được trên
các lĩnh vực thì trong nhiều năm trở lại đây, tình hình tai nạn thương tích nổi
lên như một gánh nặng bệnh tật và tử vong của quốc gia. Theo kết quả điều
tra chấn thương năm 2006 tỷ lệ tử vong do tai nạn thương tích lên tới 11%,
đứng hàng thứ ba trong các nguyên nhân gây tử vong. Đối với các tai nạn
thương tích không gây tử vong thì thương tích chấn thương chiếm 57%, trong
khi đó truyền nhiễm chiếm 23%, bệnh mạn tính 20%. Chỉ tính riêng tai nạn
giao thông năm 2010, theo số liệu thống kê của Bộ Y tế thì cả nước có 14.442
vụ tai nạn giao thông. Trong đó có 11.449 người chết và 10.633 người bị
thương.
Kết quả nghiên cứu của cục Y tế dự phòng cho biết bệnh nhân bị tai
nạn thương tích vào viện chiếm 31,97% tổng số thương tích vào viện. Tai nạn

thương tích là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em Việt Nam, chiếm
khoảng 75%. Trong khi đó tử vong do bệnh truyền nhiễm chiếm 12%, bệnh
mạn tính chiếm 13%.
Ở nước ta, trong thời kỳ đổi mới, nhờ có sự phát triển của kinh tế xã
hội và hiệu quả của các chương trình y tế Quốc gia, hiện nay tỉ lệ mắc và tử
vong do các bệnh nhiễm trùng, ký sinh trùng đã giảm đi rõ rệt, trong khi đó tỉ
lệ mắc và tử vong do các bệnh không nhiễm trùng lại đang không ngừng gia
tăng, trong đó có tai nạn thương tích. Tính chung trong cả nước, mỗi ngày có


13

khoảng hơn 20 trẻ chết, hơn 70 trẻ tàn phế và hàng trăm trường hợp bị chấn
thương vì tai nạn thương tích[38], [41].
Theo Nguyễn Văn Thưởng và cộng sự, ở nước ta, kể từ khi có những
chính sách kinh tế mới, sản xuất phát triển, điều kiện kinh tế xã hội được cải
thiện; đời sống nhân dân khá lên thì số người bị chấn thương và chết vì các tai
nạn trong sinh hoạt, lao động, sản xuất giao thông ngày càng nhiều, xếp vào
hàng thứ 3, thứ 4 trong 10 nguyên nhân hàng đầu về bệnh tật và tử vong tại
các bệnh viện[39].
Theo kế hoạch hành động chiến lược nhằm giảm tai nạn thương tích
cho trẻ em Việt Nam tháng 6/2001, trong năm 1999, số trẻ em tử vong liên
quan đến tai nạn giao thông trên đường là 6500 trường hợp, tương đương với
toàn bộ số tử vong do bệnh tim mạch (3.500) và do các bệnh nhiễm trùng, ký
sinh trùng (3000)[9]. Các nghiên cứu ở cấp cộng đồng cho thấy tai nạn
thương tích chiếm 11% - 13% số trường hợp tử vong và chủ yếu ở lứa tuổi từ
2- 49 tuổi[44].
Qua nghiên cứu của Trương Đình Kiệt và Đỗ Văn Dũng[25], số trường
hợp tử vong ở một số xã thuộc sáu tỉnh miền Trung và Nam bộ năm 1996 1997, cũng như nghiên cứu của Lê Cự Linh và Lê Vũ Anh[4] đánh giá gánh
nặng bệnh tật tại huyện Chí Linh, Hải Dương qua phân tích số liệu tử vong

năm 1997-1998 cho thấy tai nạn thương tích là nguyên nhân hàng đầu gây tử
vong và tàn tật ở trẻ em và trẻ vị thành niên: 60% tử vong ở lứa tuổi 1- 15 là
do tai nạn thương tích, số trẻ em chết vì ngộ độc, chết đuối, bỏng cao hơn số
trẻ em chết do viêm não Nhật Bản, sốt xuất huyết và dịch tả, thương hàn[25].
Khi nói đến những nguyên nhân tử vong, chúng ta thường nghĩ nhiều
nhất là do bệnh tật. Nhưng theo phân tích nguyên nhân gây tử vong ở trẻ em
Việt Nam qua điều tra UNICEF[43] cho thấy như sau:


14

Tỉ lệ tử vong do tai nạn thƣơng tích ở trẻ em Việt Nam
Loại TNTT

TL% TV của TNTT

TL % TSTV chung

Đuối nước

59

35

TNGT

15

9


Ngộ độc

5

3

Ngã

3

2

Điện giật

3

2

Loại khác

15

9

TSTV: Tổng số tử vong chung (là tử vong do tất cả các nguyên nhân).
Theo thống kê của Cục Quản lý môi trường y tế, số liệu ghi nhận được
trong năm 2010 cho thấy toàn quốc có 36.869 trường hợp tử vong do TNTT,
chiếm từ 10,84% tổng số tử vong nói chung. So với năm 2009, số tử vong
năm 2010 tăng 6,8%[17]. Tỉ suất tử vong trung bình một năm do TNTT trong
giai đoạn 2005-2010 là 44,3/100.000 dân[10], [11], [12], nam giới có nguy cơ

tử vong do TNTT cao hơn nữ giới 3 lần. Nguyên nhân tử vong chính là
TNGT (17,91/100.00 dân), tiếp đến là đuối nước (7,12/100.00) và tự tử
(4,78/100.000). Đuối nước là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ hai sau tai
nạn giao thông, chiếm 10% tổng số tử vong nói chung. Đối với trẻ em và vị
thành niên dưới 19 tuổi, đuối nước là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong. Tỉ
suất tử vong do đuối nước cao nhất ở nhóm 0 - 4 tuổi với trung bình 19
trẻ/100.000 trẻ năm, trong đó trẻ nam có nguy cơ tử vong nhiều hơn trẻ nữ 1,4
lần[9], [13], [18].


15

1.4. Một số nghiên cứu đánh giá hậu quả của tai nạn thƣơng tích
Việc đánh giá hậu quả của tai nạn thương tích thông qua số liệu tử vong
thường đơn giản và dễ thực hiện vì các số liệu tử vong thường được ghi chép,
báo cáo đầy đủ và được quan tâm nhiều hơn, thế nhưng những tai nạn thương
tích không chết người như những tai nạn thương tích được điều trị trong bệnh
viện, những tai nạn thương tích điều trị tại các phòng khám cấp cứu, những tai
nạn thương tích điều trị thầy thuốc tư, hoặc tự điều trị tại nhà … hậu quả còn
lớn hơn nhiều so với số tử vong[2],[3],[7].
Để đánh giá mức độ trầm trọng của tai nạn thương tích không chết
người[45], hoặc có thể dựa vào thang chia mức độ nặng của tai nạn thương
tích mà Tepas và hội phẫu thuật ngoại nhi Trường Đại học Y khoa bang
Florida Hoa Kỳ đưa ra năm 1987 nhằm giúp việc đánh giá mức độ nặng của
tai nạn thương tích và tiên lượng bệnh nhân cho các thầy giáo lâm sàng và
tính toán mức độ thiệt hại về kinh tế. Tuy nhiên, vấn đề áp dụng thang chia độ
này cho đến nay vẫn còn ít sử dụng ở các nước đang phát triển.
Tại Thái Lan, theo nghiên cứu của Tosutho và Suriyawongpaisal chi
phí do TNGT gây ra năm 1995 cho thấy: ước tính chi phí gián tiếp khoảng 15
tỉ bahts, tương đương 600 triệu USD; nếu tính cả các phí tổn trực tiếp như phí

tổn của dịch vụ y tế và hư hỏng tài sản thì tổng chi phí khoảng 40 tỉ bahts,
tương đương với 1,6 tỉ USD (1995), chiếm khoảng 23 % tổng số ngân sách
chi tiêu của ngành y tế vào khoảng 0,9% GDP[49].
Theo Jennifer Oxley, Cuong Pham V, Anne Jamaludin, Mark
Stevenson (8.2011), nghiên cứu đánh giá các can thiệp về phòng chống tai
nạn thương tích trẻ em ở Việt Nam tại 6 tỉnh Hải Phòng, Hải Dương, Quảng
Trị, Huế, Đồng Tháp và Cần Thơ từ năm 2006-2010 cho thấy đa số trẻ em bị
tai nạn thương tích là nam (khoảng 70%). Ngoài ra, trẻ em ở độ tuổi từ 5 đến
14 - 42 % về mọi tai nạn thương tích, sau đó là trẻ ở độ tuổi 15-19, 20% trẻ


16

bị tai nạn thương tích ở độ tuổi dưới 4 tuổi. Ở các xã được can thiệp ở bốn
trong số sáu tỉnh có giảm tỉ lệ tai nạn thương tích không gây tử vong[32],
[22].
Theo thống kê của Cục Quản lý môi trường Y tế: Năm 2011 tại 55
tỉnh/thành phố có 1.247.209 trường hợp mắc tai nạn thương tích (TNTT) với
tỉ suất là 1.645/100.000 người, tăng 0,16% so với năm 2010[18].
Nhóm tuổi 15-19 có tỉ suất mắc TNTT cao nhất là 2.402/100.000
người; tỉ suất tử vong do TNTT/100.000 dân năm 2005 là 45,01%, năm 2010
còn 42,69%, tỉ suất tử vong trung bình một năm do TNTT trong giai đoạn
2005-2010 là 44,3/100.000 dân[14], [19], [20].


17

Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng, thời gian và địa điểm nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Trẻ em từ 15 tuổi trở xuống[8].
* Các tiêu chuẩn lựa chọn
- Tất cả trẻ em từ 15 tuổi trở xuống
- Tiêu chuẩn để đánh giá tai nạn thương tích: tai nạn gây thương tổn
cho cơ thể như: tai nạn giao thông, ngã, tai nạn lao động, va chạm, điện giật
dẫn đến bị thương tích: chảy máu, bong gân, phù nề xây xát, gãy xương, gãy
răng, vỡ thủng nội tạng, chấn thương sọ não, bỏng, ngạt/đuối nước, ngộ độc,
tự tử, ... mà cần đến sự chăm sóc y tế, phải nghỉ học/nghỉ làm hoặc bị hạn chế
sinh hoạt ít nhất 1 ngày.
* Tiêu chuẩn loại trừ: các tai nạn thương tích do thiên tai, thảm họa
như lũ lụt gây vỡ đê, động đất, núi lửa….
2.1.2. Thời gian nghiên cứu
Từ ngày 01/9/2013 đến ngày 31/12/2013.
2.1.3. Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành tại thị trấn Thanh Hà, xã Việt Hồng, xã
Phượng Hoàng, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương.
Huyện Thanh Hà là một huyện nằm ở phía đông nam của tỉnh Hải
Dương. Huyện có diện tích: 159 km2, dân số: 152.492 người, có 24 xã và 01
thị trấn. Giao thông bộ có đường 390A chạy từ Ngã Ba Hàng (đường 5 cũ)
qua địa phận xã Tiền Tiến về thị trấn xuôi xuống cầu Gùa, kéo dài đến phà
Quang Thanh; đường 390B nối từ đường 5 (đầu cầu Lai Vu) qua các xã Hồng
Lạc, Việt Hồng, Cẩm Chế về thị trấn, hai con đường này là huyết mạch giao
thông của huyện, ngoài ra trong nội hạt còn có các con đường nhỏ liên huyện,


18

liên xã, liên thôn tạo thành hệ thống giao thông sinh hoạt, giao lưu kinh tế,
văn hoá của nhân dân.

Huyện Thanh Hà có các con sông lớn như Thái Bình (ở phía Tây Nam),
sông Rạng, sông Văn Úc (ở phía Đông Bắc) bao bọc quanh tạo nên các tuyến
giao thông đường thuỷ rất quan trọng. Ngoài các con sông lớn bao quanh,
trong địa phận huyện còn có sông Gùa nối sông Thái Bình với sông Văn Úc,
tách khu vực Hà Đông (gồm 6 xã) như một hòn đảo nằm giữa các con sông
lớn; sông Hương chi lưu của sông Thái Bình vào Thanh Hà từ đầu phía Tây
Bắc xuyên dọc giữa huyện nhập vào sông Văn Úc tại xã Thanh Xuân. Từ các
con sông lớn, có các sông, ngòi nhỏ chạy len lỏi vào tận các thôn, xã trong
huyện.
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu
Tính theo công thức
p (1- p)
n = z2 ( 1 -  / 2 ) .
d2
Trong đó:
- n: Cỡ mẫu nghiên cứu tối thiểu (số trẻ em cần điều tra)
- z2( 1 -  / 2 ) : Hệ số giới hạn tin cậy
( Với  = 0,05  z2( 1 -  / 2 = 1,96 )
- p: Tỉ lệ tai nạn thương tích ước tính 12,25% theo kết quả của một
nghiên cứu trước (Nguyễn Quang Lâm 2012 Thực trạng và một số yếu tố liên
quan tới tai nạn thương tích ở trẻ em tại huyện Tiên Lữ - Hưng Yên”[26].


×