Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Tiểu luận quản trị tài chính phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp công ty cổ phần đầu tư xây dựng 3 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.72 KB, 12 trang )

Môn học: Quản Trị tài Chính

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
LỚP VB2QT17B
********************

MÔN HỌC : QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH
BÀI TẬP: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH
NGHIỆP
CÔNG TY CP ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 3-2

GVHD

: TS. Ngô Quang Huân

TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 02 NĂM 2016

Trang 1


Môn học: Quản Trị tài Chính

PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 3-2
Giới thiệu sơ lược về công ty CP ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 3-2
I. Lịch sử hình thành:
- Tên Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 3-2
- Tên tiếng Anh: CONSTRUCTION INVESTMENT CORPORATION 3-2
- Tên viết tắt: CIC3-2
- Thương hiệu, logo:


- Mã chứng khoán: C32
- Trụ sở: 45A Nguyễn Văn Tiết, Phường Lái Thiêu, Thị xã Thuận An, Tỉnh Bình
Dương
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 3700146225 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư
Bình Dương cấp
- Điện thoại: 06503 3761003
- Fax: 0650 3755605
- Email: ;
- Website: www.cic32.com.vn
- Ngày thành lập: 08/01/1993
- Vốn điều lệ: 112.000.000.000 đồng
- Ngày niêm yết: 30/11/2012
Công ty Cổ Phần Đầu Tư Xây Dựng 3-2 ra đời trong thời kỳ đất nước đổi mới, phát
triển nền kinh tế nhiều thành phần. Hơn hai thập nên xây dựng và phát triển, thương
hiệu CIC3-2 đã tạo được sự tin cậy và ửng hộ của khách hang, trong lĩnh vực xây
dựng dân dụng, cầu đường, sản xuất đá xây dựng và sản xuất cống bê tông
CIC3-2 là đơn vị thi công xây lắp có uy tín trên địa bàn tỉnh Bình Dương, đã tham
gia xây dựng nhiều công trình có quy mô lớn nhỏ khác nhau đảm bảo các yêu cầu về
kỹ mỹ thuật, dược chủ đầu tư đánh giá cao về chất lượng và tiến độ thi công
Trang 2


Môn học: Quản Trị tài Chính
Các sản phẩm như công bê tông ly tâm, gạch không nung, đá xây dựng,… đáp ứng
được các yêu cầu của khách hang về chất lượng, các sản phẩm của CIC3-2 đã có mặt
ở các tỉnh thành như Bình Dương, Đồng Nai, TPHCM, Long An, Tây Ninh,…
Với phương tram “Năng Xuất – Chất Lượng – Hiệu Qủa Nhất” CIC3-2 là đơn vị đi
đầu trong lĩnh vực xây dựng ở tỉnh Bình Dương áp dụng hệ thống quản lý chất lượng
ISO 9001 vào năm 2003 đến nay là hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2008. Các
sản phẩm của công ty khi ra thị trường luôn đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng

về mẫu mã và chất lượng. Các sản phẩm của CIC3-2 đều được chứng nhận hợp chuẩn,
hợp quy đảm bảo yếu tố chất lượng.
II. Ngành nghề kinh doanh:
- Xây dựng công trình (dân dụng, công nghiệp, cầu đường và hạ tầng kỹ thuật)
- Khai thác và chế biến đá xây dựng
- Sản xuất và kinh doanh cống ly tâm, cống hộp các loại
- Sản xuất gạch không nung (gạch terrazzo, gạch bê tông tự chèn, gạch block)
- Kinh doanh vật liệu xây dựng, nhiên liệu
- Kinh doanh bất động sản
- Cho thuê xe cơ giới, công cụ, dụng cụ thi công xây dựng
I. Phân tích tỷ lệ:
1. Các tỷ lệ đánh giá khả năng thanh toán
1.1. Tỷ lệ lưu động:
Tỷ số lưu động cho thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty khi đến hạn
phải trả.
Ta thấy năm 2014 cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì có 2,490 đồng tài sản ngắn hạn đảm
bảo, năm 2013 thì có 2,156 đồng tài sản ngắn hạn đảm bảo và năm 2012 thì có 2,380
đồng tài sản ngắn hạn đảm bảo . Điều này có nghĩa là tỷ lệ lưu động của công ty có xu
hướng giảm, đặc biệt là giữa năm 2012 với 2013. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của
các khoản nợ ngắn hạn nhanh hơn tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn, và đến năm 2014
thì tài sản ngắn hạn bắt đầu tăng nhanh giúp cho tỷ lệ lưu động tăng nhẹ. Điều này
Trang 3


Môn học: Quản Trị tài Chính
chứng tỏ công ty không đầu tư quá mức vào tài sản ngắn hạn, số tài sản ngắn hạn dư
thừa không tạo nên doanh thu sẽ giảm và như vậy công ty sử dụng vốn có hiệu quả
hơn. Mặt khác, đây là dấu hiệu không khả quan lắm, vì nó phản ánh khả năng thanh
toán nợ ngắn hạn của công ty giảm, chính vì điều này mà công ty bắt đầu chú ý tài sản
ngắn hạn ở năm 2014.

Thông thường tỷ số này ở mức con số “2” là hợp lý, lúc này tài sản ngắn hạn được
chia làm 2 phần: 50% để trả nợ ngắn hạn và 50% còn lại sẽ bổ sung cho lượng thiếu
hụt trong quá trình sản xuất kinh doanh, để giúp việc sản xuất kinh doanh được tiến
hành trôi chảy. Vì vậy, tỷ số lưu động của công ty đang trong tình trạng tốt.
Trong tài sản ngắn hạn, thì có những khoản mục có khả năng thanh khoản cao và
có những khoản mục có khả năng thanh khoản thấp. Nếu đánh giá khả năng thanh
toán của công ty mà chỉ xét tỷ lệ lưu động thì sẽ cho kết quả thiếu chính xác, vì vậy ta
sẽ xem xét tỷ lệ thanh toán nhanh.
1.2. Tỷ lệ thanh toán nhanh:
Cho thấy khả năng thanh toán nhanh nợ ngắn hạn bằng tài sản lưu động thanh
khoản cao của doanh nghiệp.
Tỷ số này được tính toán dựa trên những tài sản ngắn hạn có thể nhanh chóng
chuyển đổi thành tiền, không bao gồm khoản mục hàng tồn kho, vì hàng tồn kho là tài
sản khó hoán chuyển thành tiền, nhất là hàng tồn kho ứ đọng kém phẩm chất.
Tỷ số khả năng thanh toán nhanh của công ty vào năm 2014 là 1,952 lần, năm 2013 là
1,558 lần và năm 2012 là 1,630 lần. Tỷ lệ khả năng thanh toán nhanh giảm vào năm 2013
so với năm 2012 nhưng lại tăng lên trong năm 2014. Điều này cho thấy khả năng thanh
toán nợ ngắn hạn của công ty là tốt.
Nguyên nhân của sự giảm tỷ số khả năng thanh toán nhanh vào năm 2013 so với
năm 2012 là do sự gia tăng rất nhanh của hàng tồn kho (tăng 7,93%) so với sự gia
tăng của tài sản ngắn hạn, nên làm cho tài sản có tính thanh khoản nhanh của công ty
giảm đáng kể, trong khi nợ ngắn hạn tăng. Điều này có nghĩa là một khoản tài sản có
tính thanh khoản nhanh của công ty tăng lên và nó bị gắn liền với hàng tồn kho, nên
làm cho khả năng thanh toán nợ ngắn hạn giảm xuống. Tuy nhiên đến năm 2014 thì tỷ
Trang 4


Môn học: Quản Trị tài Chính
số khả năng thanh toán nhanh đã tăng do hàng tồn kho đã giảm mạnh (giảm 7,45%)
làm khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty tăng.

2. Các tỷ lệ đánh giá hiệu quả hoạt động
2.1. Hiệu quả sử dụng tổng tài sản:
Tỷ số này đo lường hiệu quả sử dụng tài sản nói chung mà không có sự phân biệt
đó là tài sản ngắn hạn hay tài sản dài hạn, nhằm giúp cho nhà quản trị thấy được hiệu
quả đầu tư của công ty.
Tỷ số này của công ty năm 2014 là 1,230 lần, năm 2013 là 1,308 lần và năm 2012
là 1,150 lần. Hiệu quả sử dụng tài sản của công ty năm 2013 có xu hướng tăng so với
năm 2012, nguyên nhân là do công ty áp dụng chính sách cho vay mua các công cụ nợ
của đơn vị khác và đã triển khai được phương án thu hồi nợ hiệu quả, nên đã rút ngắn
được kỳ thu tiền bình quân. Nhưng đến năm 2014 thì hiệu quả sử dụng tài sản của
công ty giảm nhẹ so với 2013, công ty cần phải kiểm soát các chi phí mua hàng hóa
đầu vào và chi phí phải trả người lao động.
2.2. Vòng quay tồn kho:
Số vòng quay tồn kho cho biết bình quân hàng tồn kho quay được bao nhiêu vòng
trong kỳ để tạo ra giá vốn hàng bán.
Năm 2014 vòng quay tồn kho của công ty là 5,638 lần, so với năm 2013 là 4,763
lần và năm 2012 là 4,221 lần. Như vậy, vòng quay tồn kho tăng lên cho thấy công ty
đã quản lý tốt chi phí hàng tồn kho.
Công ty cũng cần tiếp tục duy trì và cần có thêm những giải pháp để hàng hóa và
nguyên vật liệu không tồn ở kho quá lâu, để kéo giảm chi phí cho việc lưu kho, chi phí
này sẽ được chuyển sang cho khách hàng khi bán được hàng, khi đó sẽ làm tăng
doanh thu và lượng tiền trong kinh doanh cho công ty.
2.3. Kỳ thu tiền bình quân:
Kỳ thu tiền bình quân cho biết khả năng thu hồi vốn trong thanh toán tiền hàng,
cho thấy khi tiêu thụ thì bao nhiêu lâu doanh nghiệp mới thu được tiền. Từ đây, ta sẽ
thấy được hiệu quả cũng như chất lượng quản lý khoản phải thu của doanh nghiệp.

Trang 5



Môn học: Quản Trị tài Chính
Kỳ thu tiền bình quân của năm 2014 là 107,808 ngày, năm 2013 là 72,156 ngày và
năm 2012 là 68,440 ngày. Những số liệu trên gia tăng từng năm cho thấy công ty đã
áp dụng chính sách bán chịu tương đối dài, chính sách này đến nay còn tương đối hiệu
quả, giúp doanh số bán hàng và lợi nhuận tăng nhưng trong tương lai công ty cần lưu
ý thời gian thu hồi nợ và khả năng thanh toán của khách hàng để đảm bảo được mức
lợi nhuận, khả năng tài chính và chu kỳ quay vòng vốn của công ty.
3. Các tỷ lệ tài trợ
3.1. Tỷ lệ nợ / tổng tài sản:
Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản, thường gọi là tỷ số nợ (D/A) là tỷ số đo lường mức độ
sử dụng nợ của công ty để tài trợ cho tổng tài sản. Điều này có nghĩa là: trong số tài
sản hiện tại của công ty được tài trợ khoảng bao nhiêu phần trăm là nợ phải trả.
Tỷ lệ trên phản ánh trong 100 đồng tài sản của doanh nghiệp bỏ ra để đầu tư, thì có
30,296 đồng nợ (năm 2014); 33,360 đồng nợ (năm 2013) và 37,366 đồng nợ (năm
2012). Có thể thấy tỷ lệ nợ trên tổng tài sản của công ty có xu hướng giảm.
Qua thực tế cho thấy giai đoạn này, kinh tế vẫn đang phục hồi sau cuộc khủng
hoảng nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, doanh nghiệp đi vay vốn hoặc chiếm dụng vốn
để khôi phục sản xuất, cũng có nghĩa là công ty chỉ cần góp một phần nhỏ trên tổng số
vốn, thì sự rủi ro trong kinh doanh chủ yếu do các chủ nợ gánh chịu, đây là một vấn
đề mà hầu hết các Doanh nghiệp hiện nay đang cần. Bên cạnh đó, việc tăng hệ số nợ
sẽ làm cho quyền kiểm soát của các chủ sở hữu sẽ bị giảm đi, đồng thời tăng rủi ro
cho công ty về việc thanh toán các khoản nợ. Vì chỉ cần có một khoản nợ tới hạn, mà
công ty không chi trả được, thì sẽ làm cho cán cân thanh toán mất cân bằng, dẫn tới
nguy cơ bị phá sản. Còn nhà đầu tư thì sẽ cảm thấy bất an hơn, vì mức độ rủi ro sẽ
cao, cho nên mức độ đảm bảo cho khoản nợ sẽ thấp đi. Nhưng công ty vẫn kiểm soát
tốt tỷ lệ nợ này. Do đó các nhà đầu tư cũng như các chủ nợ có khả năng tin tưởng vào
khả năng chi trả nợ của công ty.
3.2.Tỷ lệ thanh toán lãi vay:
Tỷ lệ thanh toán lãi vay phản ánh khả năng trả lãi vay của công ty từ lợi nhuận
hoạt động sản xuất kinh doanh.


Trang 6


Môn học: Quản Trị tài Chính
Năm 2014 tỷ lệ thanh toán lãi vay là 157,837 lần, tức là cứ mỗi đồng chi phí lãi
vay thì công ty có đến 157,837 đồng lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh có
thể sử dụng để thanh toán; năm 2013 là 29,576 lần và năm 2012 là 16,534 lần. Nhìn
chung ta thấy tỷ số khả năng trả lãi vay của công ty rất tốt.
Tỷ lệ thanh toán lãi vay chưa thực sự phản ánh hết trách nhiệm nợ của công ty, vì
ngoài trả lãi ra công ty còn phải trả khoản nợ gốc và các khoản khác. Nên cần phân
tích thêm tỷ số khả năng trả nợ của công ty.
3.3. Tỷ số khả năng trả nợ:
Tỷ số khả năng trả nợ cho biết mỗi đồng nợ gốc và lãi có bao nhiêu đồng có thể sử
dụng để trả nợ của công ty.
Tính đến năm 2014 tỷ số khả năng trả nợ của công ty là 1,815 lần. Như vậy, chứng
tỏ công ty có đủ khả năng để trả các khoản nợ gốc và lãi vay.
4. Các tỷ lệ đánh giá khả năng sinh lợi
4.1. Doanh lợi gộp bán hàng và dịch vụ:
Tỷ số này phản ánh hiệu quả quản lý giá vốn hàng bán của công ty có hiệu quả hay
không
Năm 2012 tỷ số này của công ty là 22,71%, đến năm 2013 tăng lên 26,64% tuy
nhiên đến năm 2014 tỷ số này giảm xuống 24,27%. Như vậy cho thấy giá vốn hàng
bán tăng lên rất nhanh trong giai đoạn năm 2013, tức là công ty đã kiểm soát được sự
gia tăng của giá vốn hàng bán. Tuy nhiên đến năm 2014 thì tỷ số này giảm do xuất
hiện nhiều đối thủ cạnh tranh và giá sản phẩm cùng loại trên thị trường có biến động
mạnh trong khi các chi phí khác vẫn duy trì ở mức cao.
4.2. Doanh lợi ròng:
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận và doanh
thu, nhằm cho biết một đồng doanh thu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Trong 100 đồng doanh thu thuần thu được, thì có 12,81 đồng lợi nhuận ròng (năm
2012), 15,43 đồng (năm 2013) và 15,64 đồng (năm 2014). Tỷ suất lợi nhuận trên
doanh thu tăng lên hàng năm. Nguyên nhân là do biến động chung của thị trường và

Trang 7


Môn học: Quản Trị tài Chính
công ty đã làm tốt công tác quản lý chi phí giúp tăng hiệu quả trong hoạt động sản
xuất kinh doanh.
4.3. Sức sinh lợi cơ bản:
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế và lãi vay so với tổng tài sản nhằm đánh giá khả năng
sinh lợi cơ bản của công ty, chưa kể đến ảnh hưởng của thuế và đòn bẩy tài chính của
công ty.
Sức sinh lợi cơ bản của công ty trong năm 2012 là 20,76%; của năm 2013 là
27,95%, và của năm 2014 là 24,94%, cho thấy khả năng sinh lợi cơ bản của công ty
rất tốt trong năm 2012 và 2013 chứng tỏ rằng công ty có khả năng tạo được lợi nhuận
cao. Nhưng qua năm 2014 sức sinh lợi cơ bản có giảm hơn so với năm 2013 tuy nhiên
vẫn ở mức cao hơn nhiều so với năm 2012, nguyên nhân giảm này là do tình hình
kinh tế thị trường khó khăn, xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh về giá sản phẩm trong
khi những chi phí nguyên liệu, lao động lại tăng.
4.4. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản:
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản để đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài
sản của công ty, nhằm cho biết một đồng tài sản mà công ty bỏ ra để hoạt động sản
xuất kinh doanh thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng.
Trong 100 đồng bình quân tổng tài sản, thì tạo ra 14,73 đồng lợi nhuận ròng (năm
2012); 20,18 đồng (năm 2013) và 19,23 đồng (năm 2014). Tỷ suất lợi nhuận trên tổng
tài sản có xu hướng tăng mạnh trong năm 2013 nhưng giảm nhẹ ở năm 2014.
Như vậy, công ty đã sử dụng tương đối tốt nguồn tài sản, làm cho thu nhập trên
mỗi đồng tài sản tăng mạnh trong năm 2013. Tuy nhiên công ty cần tăng hiệu quả sử

dụng tài sản hơn trong năm 2014 để lợi nhuận thu được từ tài sản tạo ra cao hơn nữa.
4.5. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu:
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu đo lường khả năng sinh lời trên mỗi đồng
vốn chủ sở hữu, nhằm cho biết một đồng vốn chủ sở hữu mà công ty bỏ ra để hoạt
động sản xuất kinh doanh thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Và đây cũng là
tỷ số mà các nhà đầu tư quan tâm vì nó gắn liền với hiệu quả đầu tư của họ.
Trong 100 đồng bình quân vốn chủ sở hữu, thì tạo ra 23,51 đồng lợi nhuận ròng
(năm 2012), 30,28 đồng (năm 2013) và 27,59 đồng (năm 2014).
Trang 8


Môn học: Quản Trị tài Chính
Như vậy, năm 2013 thì vốn chủ sở hữu tạo ra lợi nhuận ròng tăng mạnh so với
năm 2012 nhưng qua năm 2014 thì tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu này có giảm,
cổ tức của nhà đầu tư giảm.
5. Các tỷ lệ đánh giá theo góc độ thị trường
5.1. Tỷ lệ P/E:
Tỷ lệ P/E là chi phí phải trả để có được một đồng lợi nhuận của doanh nghiệp. Tỷ
lệ này còn được dùng để đánh giá giá cổ phiếu của doanh nghiệp đó.
Chỉ số P/E của công ty năm 2012 là 3,534 lần, năm 2013 là 3,917 lần và năm 2014
là 4,648 lần. Chỉ số lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu EPS tăng lên hàng năm. Điều này
chứng tỏ doanh nghiệp đang kinh doanh hiệu quả, triển vọng tương lai tốt và có nhiều
cơ hội đầu tư, do đó cổ phiểu của doanh nghiệp được nhiều người kỳ vọng và muốn
sở hữu.
5.2. Tỷ lệ P/B:
Tỷ lệ P/B cho biết giá thị trường một cổ phiếu bằng bao nhiêu lần giá trị sổ sách
của một cổ phiếu.
Năm 2012 là 1,360 lần, năm 2013 tăng lên 2,330 lần và đến năm 2014 tăng lên
2,980 lần. Thể hiện sự thành công của công ty trong việc gia tăng giá trị tài sản cho
các chủ sở hữu và tối đa hóa giá trị của công ty trên thị trường.

5.3. Tỷ số giá / dòng tiền:
Là tỷ số giữa cổ phiếu trên dòng tiền nhàn rỗi (số tiền còn lại của doanh nghiệp
sau khi thanh toán hết toàn bộ chi phí), được sử dụng để định giá và tính toán xem cổ
phiếu giá cổ phiếu hiện tại là rẻ hay đắt, nhằm thay thế cho chỉ số EPS truyền thống
vốn không còn đáng tin cậy, trong bối cảnh nhiều công ty khéo léo lách luật để bóp
méo EPS.
Năm 2012, tỷ số này là 3,535 lần, đến năm 2013 là 3,917 lần và đến năm 2014
tăng lên tới 4,648 lần. Điều này càng chứng tỏ giá cổ phiểu của công ty đang tăng
nhanh, khẳng định cổ phiếu của công ty đang càng được đánh giá cao.
II. Phân tích cơ cấu
2.1. Cơ cấu bảng cân đối kế toán
Trang 9


Môn học: Quản Trị tài Chính
Phân tích Bảng cân đối kế toán theo chiều ngang:
2.1.1. Phân tích tình hình tài sản:
Tổng tài sản của công ty tăng qua các năm đặc biệt là từ năm 2013 đến năm 2014:
tăng mạnh là 13,10%. Nguyên nhân của sự tăng này là do tài sản dài hạn tăng mạnh
trong khi tài sản ngắn hạn giảm nhẹ, được thể hiện qua biến động các khoản mục sau:
+ Khoản Đầu tư tài chính ngắn hạn: giảm rất nhanh (giảm đến 72,41%).
+ Khoản phải thu ngắn hạn: tăng (tăng 58,54)
+ Khoản mục Hàng tồn kho: giảm 7,45% ở năm 2014 hàng tồn kho chủ yếu là bất
động sản và những công trình xây dựng tồn kho trong các năm trước đã bán được do
thị trường bất động sản đang có dấu hiệu phục hồi. Công ty cần có chiến lược bán
hàng để giảm hơn nữa lượng hàng tồn kho để thu hồi vốn đầu tư cho các lĩnh vực
khác.
+ Khoản mục Tài sản ngắn hạn khác: tăng nhanh là do công ty đầu tư vào các lĩnh
vực khác.
2.1.2. Phân tích tình hình Nguồn vốn:

Khoản mục Nợ phải trả giảm nhanh năm 2013 so với 2012 là 0,73% nhưng lại
tăng nhanh trong năm 2014 so với 2013 là 2,71% chủ yếu do:
+ Khoản mục người mua trả tiền trước: tăng rất nhanh (năm 2014 so với năm
2013) là 118,69%. Vì công ty mở rộng đầu tư vào thị trường bất động sản, xây dựng
công trình dân dụng để huy động vốn, trong khi sản phẩm còn chưa hoàn thành. Điều
này đã làm cho nợ phải trả trong năm 2014 tăng lên khá cao.
III. Mô hình chỉ số Z – mô hình phân tích hiệu quả tài chính
Nhằm đánh giá tình hình tài chính của công ty cổ phần hóa hiện nay như thế nào,
có nguy cơ phá sản hay không, thì chúng ta cần phải sử dụng đến mô hình chỉ số Z
của Altman – đối với doanh nghiệp đã cổ phần hóa – được mô tả qua công thức sau:
Z = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,64X4 + 0,999X5
Với: X1 là Tỷ số tài sản lưu động / tổng tài sản.
X2 là Tỷ số lợi nhuận giữ lại / tổng tài sản.
X3 là Tỷ số lợi nhuận trước lãi vay và thuế / tổng tài sản.
Trang 10


Môn học: Quản Trị tài Chính
X4 là Tỷ số giá thị trường của vốn chủ sở hữu / giá trị sổ sách của tổng nợ.
X5 là Tỷ số doanh thu / tổng tài sản.
Chỉ số Z qua các năm 2012, 2013 và 2014 không ổn định, điều này chứng tỏ
doanh nghiệp đang nằm trong vùng chưa an toàn, có tình hình tài chính chưa tốt.
IV. Phân tích hòa vốn
Công ty CP Đầu Tư Xây Dựng 3-2 là một công ty kinh doanh đa dạng nhiều
ngành.
Giả sử công ty chỉ kinh doanh một sản phẩm đại diện duy nhất là X
Đây là sản phẩm có giá là 200.000 đồng.
Khi đó tổng sản lượng mà công ty sản xuất được là:
Năm 2012 là 1,165,771 sản phẩm.
Năm 2013 là 2,137,757 sản phẩm.

Năm 2014 là 2,268,838 sản phẩm.
V. Phân tích các đòn bẩy tài chính
5.1. Đòn bẩy kinh doanh - DOL:
Đòn bẩy kinh doanh còn có tên là đòn bẩy vận hành (operating leverage) hay đòn
cân định phí cho thấy mức tác động của định phí lên EBIT. Để đo lường mức độ tác
động của nó người ta dùng chỉ tiêu độ nghiêng đòn cân định phí (Degree Of Operating
Leverage - DOL)
Theo định nghĩa, DOL được tính như sau:
DOL= (% thay đổi trong EBIT) / (% thay đổi trong doanh số).
Chỉ tiêu DOL một mặt cho thấy mức độ bẩy của định phí đối với EBIT (doanh thu
tăng 1% thì EBIT tăng DOL%), mặt khác cho thấy mức độ rủi ro kinh doanh cao hay
thấp, thông thường DOL cao có mức độ bẩy cao và rủi ro kinh doanh cũng cao.
Nhưng nếu biết tận dụng mức độ bẩy này, có lợi thế hơn trong kế hoạch kinh doanh.
5.2. Đòn bẩy tài chính - DFL:
Đòn bẩy tài chính được định nghĩa như là mức độ theo đó các chứng khoán có thu
nhập cố định (trái phiếu, cổ phiếu ưu đãi) được sử dụng trong cơ cấu vốn của công ty.

Trang 11


Môn học: Quản Trị tài Chính
Khi EBIT tăng (hoặc giảm) 1% thì làm cho EPS tăng (hoặc giảm) qua mỗi năm
trong 3 năm gần như nhau là 1%. Như vậy, ta có thể thấy được rằng rủi ro tài chính
của công ty qua các năm là không cao.
5.3. Đòn bẩy tổng hợp - DTL:
DTL cũng là một thước đo cho phép đánh giá mức độ rủi ro tổng thể của doanh
nghiệp bao gồm cả rủi ro hoạt động và rủi ro tài chính. DTL cho biết khi doanh thu
hoặc sản lượng tiêu thụ tăng lên (hoặc giảm đi) 1% thì tỷ suất lợi nhuận trên cổ phần
thường (EPS) tăng lên (hoặc giảm đi) bao nhiêu phần trăm.
Đòn bẩy tổng hợp DTL của công ty chủ yếu phụ thuộc vào đòn bẩy kinh doanh

nhiều hơn vì đòn bẩy tài chính không cao. Trong 3 năm, đòn bẩy tổng hợp của công ty
khoảng 1,4%. Điều này cho thấy công ty biết tận dụng mức độ bẩy cũng khá cao này
để tác động đến lợi nhuận tốt hơn. Nhưng trong đó, cũng mang một mức độ rủi ro
không nhỏ nếu công ty bị giảm sút kinh doanh.
* Nhận xét chung: Qua kết quả phân tích các chi tiêu trên nhìn chung tình hình hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty tương đối tốt, trong những giai đoạn phát triển
có biên độ giao động nhưng không lớn. Tuy nhiên để có hiệu quả kinh doanh tốt hơn
trong những năm tiếp theo, công ty cần đầu tư mạnh hơn vào ngành mũi nhọn là Xây
dựng công trình, sản xuất cống ly tâm, khai thác và chế biến đá xây dựng. Những
ngành khác cần có chiến lược kích thích bán sản phẩm để thu hồi vốn.

Trang 12



×