Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Nghiên cứu đặc điểm điện sinh lý tim và kết quả điều trị cơn rung nhĩ kịch phát bằng năng lượng sóng có tần số radio (TT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (288.91 KB, 29 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ QUỐC PHÒNG

HỌC VIỆN QUÂN Y

PHẠM TRẦN LINH

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM ĐIỆN SINH LÝ TIM
VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ CƠN RUNG NHĨ KỊCH PHÁT
BẰNG NĂNG LƯỢNG SÓNG CÓ TẦN SỐ RADIO

Chuyên ngành: NỘI TIM MẠCH
Mã số: 62720141

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

HÀ NỘI – 2016


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI :
HỌC VIỆN QUÂN Y

Người hướng dẫn khoa học:
1. GS.TS. Nguyễn Lân Việt
2. TS. Phạm Quốc Khánh

Phản biện 1: PGS.TS. Đoàn Văn Đệ
Phản biện 2: GS.TS. Đỗ Doãn Lợi
Phản biện 3: PGS.TS. Trần Văn Riệp


Luận án sẽ được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án cấp Học viện,
họp tại Học viện Quân y.
Vào hồi

giờ

ngày

tháng

năm 2016.

CÓ THỂ TÌM HIỂU LUẬN ÁN TẠI :
-

Thư viện Quốc Gia Việt Nam

-

Thư viện Học Viện Quân Y

-

Thư viện Bệnh viện Bạch Mai
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ


KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1. Phạm Trần Linh, Phạm Quốc Khánh, Nguyễn Lân Việt (2015),

"Bước đầu đánh giá hiệu quả của phương pháp triệt đốt cơn rung
nhĩ kịch phát bằng năng lượng sóng có tần số radio", Tạp chí Y
học Việt Nam, 429(2), tr. 144-150.
2. Phạm Trần Linh, Phạm Quốc Khánh, Nguyễn Lân Việt (2015),
"Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và điện sinh lý tim trên bệnh
nhân rung nhĩ kịch phát", Tạp chí Y học Việt Nam, 430(1), tr. 159165.



1
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ACC:

Trường môn Tim mạch
Hoa Kỳ

NOAC:

Thuốc kháng đông đường
uống thế hệ mới

AHA:

Hội Tim mạch Hoa kỳ

NTT/N:

Ngoại tâm thu nhĩ

BMI:


Chỉ số khối cơ thể

RF:

Năng lượng sóng có tần số
radio

BN:

Bệnh nhân

RN:

Rung nhĩ

EF:

Phân số tống máu thất
trái

ĐSL:

điện sinh lý

ESC:

Hiệp hội Tim mạch
Châu Âu


TMP:

Tĩnh mạch phổi

HATT:

Huyết áp tâm thu

TGCK:

Thời gian chu kỳ

HATTr:

Huyết áp tâm trương

TGTr:

Thời gian trơ có hiệu quả

INR:

Chỉ số chuẩn quốc tế tỷ
lệ Prothrombin

tPHNX:

Thời gian phục hồi nút
xoang


MSCT:

Chụp cắt lớp vi tính đa
dãy

tPHNXđ:

Thời gian phục hồi nút
xoang có điều chỉnh

ĐẶT VẤN ĐỀ
Rung nhĩ là một trong những rối loạn nhịp tim thường gặp nhất
trong cộng đồng và thường gây ra những biến chứng nặng nề. Rung
nhĩ có thể là nguyên nhân gây ra khoảng 5% các trường hợp đột quỵ
mỗi năm. Bệnh nhân suy tim có kèm theo rung nhĩ thì tỷ lệ tử vong
tăng đến 34%. Tỷ lệ rung nhĩ tăng dần theo tuổi, trung bình tỷ lệ mới
mắc khoảng 0,1% mỗi năm ở người dưới 40 tuổi nhưng tăng lên tới
1,5 – 2% ở người trên 60 tuổi.
Năm 1994, Haissenguerre M. đã lần đầu tiên ứng dụng năng
lượng sóng có tần số radio để điều trị cho những bệnh nhân bị rung
nhĩ, tuy nhiên kết quả còn hạn chế, tỷ lệ thành công còn thấp từ 33 –
60%, tỷ lệ biến chứng cao, thời gian làm can thiệp kéo dài đến 5-6
giờ. Từ năm 1996, Pappone C. đã sử dụng hệ thống định vị buồng
tim ba chiều CARTO trong điều trị rung nhĩ bằng năng lượng sóng
có tần số Radio. Việc ứng dụng hệ thống CARTO đã giúp cho việc


2
điều trị rung nhĩ được hiệu quả hơn với tỷ lệ thành công cao và hạn
chế được nhiều biến chứng. Từ đó đến nay, hệ thống CARTO đã

nhiều lần được nâng cấp và hiện đại hoá giúp cho việc điều trị rung
nhĩ bằng năng lượng sóng có tần số radio trở nên phổ biến và trở
thành một phương pháp tiên tiến nhất trong điều trị rung nhĩ với tỷ lệ
thành công cao và tỷ lệ biến chứng thấp.
Ở Việt Nam từ năm 1998, phương pháp điều trị một số rối loạn
nhịp tim bằng năng lượng có tần số radio đã được tiến hành ở Viện
Tim mạch, Bệnh viện Bạch Mai, rồi từ đó được triển khai ở một số
trung tâm tim mạch trên cả nước, đã mở ra bước khởi đầu tốt đẹp cho
ngành Tim mạch Can thiệp về nhịp học ở Việt Nam. Tuy nhiên, can
thiệp điều trị cơn rung nhĩ kịch phát bằng năng lượng sóng có tần số
radio đến nay vẫn chưa được thực hiện thường quy tại nước ta. Vấn
đề đặt ra đặc điểm điện sinh lý tim ở bệnh nhân rung nhĩ kịch phát có
gì đặc biệt?, khả năng áp dụng và hạn chế của phương pháp triệt đốt
cơn rung nhĩ kịch phát ở Việt Nam?, những chỉ định nào là tối ưu cho
người Việt Nam, và đặc biệt là kết quả tức thời và theo dõi bệnh nhân
sau triệt đốt rung nhĩ theo thời gian ra sao...? đó là những vấn đề rất
cần được làm sáng tỏ.
Từ những lý do trên và với mong muốn ứng dụng một phương
pháp mới ở Việt Nam cũng như là để đưa phương pháp điều trị hiện
đại này trở thành phương pháp điều trị phổ biến, chúng tôi tiến hành
đề tài: "Nghiên cứu đặc điểm điện sinh lý tim và kết quả điều trị
cơn rung nhĩ kịch phát bằng năng lượng sóng có tần số radio" với
2 mục tiêu sau:
1. Khảo sát đặc điểm điện sinh lý tim ở bệnh nhân có cơn
rung nhĩ kịch phát.
2. Đánh giá kết quả ngắn hạn điều trị cơn rung nhĩ kịch
phát bằng năng lượng sóng có tần số Radio.
* Đóng góp mới của luận án:
- Rung nhĩ kịch phát thường khởi phát từ 4 tĩnh mạch phổi
trong đó từ tĩnh mạch phổi trái chiếm 83,3%, và hiếm gặp từ

nhĩ phải (4,8%).
- Khoảng dẫn truyền trong cơn rung nhĩ AA trung bình
196,8ms và VV trung bình 574,4ms.


3
- Triệt đốt cơn rung nhĩ kịch phát bằng năng lượng sóng có tần
số Radio có tỉ lệ thành công cao: duy trì nhịp xoang ngay sau
can thiệp được 88,1% và 74,3% qua thời gian theo dõi 12
tháng. Tỉ lệ tái phát thấp 11,4% và tỷ lệ biến chứng thấp
chiếm 4,7% (do tràn máu màng tim) và không có bệnh nhân
nào tử vong.
* Bố cục của luận án: Luận án gồm 136 trang (chưa kể phụ lục
và tài liệu tham khảo). Ngoài phần đặt vấn đề: 03 trang, kết luận:
03 trang và kiến nghị: 01 trang, còn có 4 chương bao gồm:
Chương 1: Tổng quan: 36 trang; Chương 2: Đối tượng và phương
pháp nghiên cứu: 21 trang; Chương 3: Kết quả nghiên cứu: 33
trang; Chương 4: Bàn luận: 39 trang. Luận án có 50 bảng, 10 biểu
đồ và 33 hình và 132 tài liệu tham khảo ( 12 tài liệu tiếng Việt và
120 tài liệu tiếng Anh).

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU NHĨ TRÁI VÀ HỆ THỐNG
DẪN TRUYỀN TIM

1.1.1. Giải phẫu nhĩ trái
Nhĩ trái được giới hạn bởi 4 thành phần: phần tĩnh mạch phổi
đổ về nhĩ trái, phần eo cấu tạo vòng van hai lá, tiểu nhĩ trái và vách
liên nhĩ.

- Các thành của nhĩ trái và vách liên nhĩ: Các thành của nhĩ
trái ngoại trừ tiểu nhĩ trái, được gọi là thành trước, thành trên, thành
tự do (thành bên), vách liên nhĩ và thành sau.
- Lớp cơ nhĩ trái: Giữa lớp nội tâm mạc nhĩ trái và lớp thượng
tâm mạc là các thớ cơ nhĩ trái tạo thành những bó cơ đan xếp chồng
chéo cài răng lược.
- Tĩnh mạch phổi và lỗ đổ vào nhĩ trái: Bốn tĩnh mạch phổi
đổ về thành sau nhĩ trái, phần lớn 4 tĩnh mạch phổi đồ về nhĩ trái
riêng rẽ.


4
1.1.2. Hệ thống dẫn truyền của tim
Nút xoang, Đường liên nút, Nút nhĩ thất, Bó His và các nhánh bó
His, Mạng Purkinje.
1.2. ĐẶC ĐIỂM ĐIỆN SINH LÝ HỌC CƠ TIM VÀ HỆ THỐNG DẪN
TRUYỀN

Bao gồm: Điện thế hoạt động, tính chịu kích thích, tính tự động,
tính dẫn truyền, tính trơ.
1.3. SINH LÝ BỆNH TRONG RUNG NHĨ

1.3.1. Cơ chế điện sinh lý học gây rung nhĩ có 3 cơ chế của rung
nhĩ được giải thích:
-

Do vòng vào lại đơn độc, ổn định vòng nhỏ.

-


Do vòng vào lại đa sóng nhỏ, không ổn định.

-

Do ổ đơn độc phát ra các sóng có chu kỳ ngắn.

1.3.2. Cơ chế gây rối loạn huyết động của rung nhĩ Các yếu tố ảnh
hưởng lên huyết động bệnh nhân rung nhĩ bao gồm: mất vận động
nhĩ, đáp ứng thất không đều, tần số thất nhanh và tổn thương tưới
máu động mạch vành.
1.3.3. Cơ chế hình thành huyết khối trong rung nhĩ
Sinh bệnh học của huyết khối trên bệnh nhân rung nhĩ thường
phức tạp. Sự hình thành huyết khối bắt đầu với tam chứng Virchow:
ứ đọng máu, rối loạn chức năng nội mô, và tình trạng tăng đông.
1.4. CHẨN ĐOÁN RUNG NHĨ

1.4.1. Phân loại rung nhĩ có 3 loại chính dựa vào lâm sàng.
- Cơn rung nhĩ kịch phát: Rung nhĩ có thể tự chuyển về nhịp
xoang, thường trong 48 giờ.
- Rung nhĩ bền bỉ (dai dẳng): rung nhĩ kéo dài trên 7 ngày và
chuyển về nhịp xoang được bằng thuốc hoặc sốc điện.
- Rung nhĩ mạn tính: rung nhĩ bền bỉ không thể chuyển về nhịp
xoang bằng thuốc hay sốc điện.
1.4.2. Nguyên nhân của rung nhĩ Bệnh van tim (Hẹp, hở van hai
lá), bệnh lý động mạch vành, đặc biệt những bệnh nhân có suy giảm


5
chức năng thất trái, tăng huyết áp, đặc biệt những trường hợp có phì
đại cơ thất trái, một số bệnh tim bẩm sinh như: thông liên nhĩ, đảo

gốc động mạch…, cường tuyến giáp, Rung nhĩ vô căn,…
1.4.3. Chẩn đoán Chẩn đoán xác định rung nhĩ dựa vào điện tâm đồ
thường quy. Để tìm nguyên nhân gây rung nhĩ và đánh giá mức độ
rung nhĩ có thể tiến hành thêm một số xét nghiệm như xét nghiệm
hormon tuyến giáp, siêu âm tim, chụp XQ tim phổi, Nghiệm pháp
gắng sức, Holter điện tâm đồ 24h, Máy ghi biến cố, Thăm dò điện
sinh lý tim.
1.4.4. Nguyên tắc điều trị Điều trị bệnh nhân rung nhĩ bao gồm điều
trị rối loạn nhịp và dự phòng huyết khối. Tùy vào phân loại rung nhĩ
để có hướng điều trị như dùng thuốc, can thiệp điện học,…
1.5. ĐIỀU TRỊ CƠN RUNG NHĨ KỊCH PHÁT BẰNG CATHETER
CÓ TẦN SỐ RADIO

1.5.1. Tình hình nghiên cứu trên Thế giới Năm 1994,
Haissenguerre M. ứng dụng năng lượng sóng có tần số radio để điều
trị cho những bệnh nhân rung nhĩ đầu tiên, tuy nhiên kết quả còn hạn
chế, tỷ lệ thành công thấp từ 33 – 60%, tỷ lệ biến chứng cao, thời
gian làm can thiệp kéo dài đến 5-6 giờ. Từ năm 1996, Pappone C. đã
sử dụng hệ thống định vị buồng tim ba chiều CARTO trong điều trị
rung nhĩ bằng năng lượng sóng có tần số Radio.
1.5.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam Cuối năm 2009, lần đầu
tiên tại Viện Tim mạch Việt Nam mới ứng dụng phương pháp điều trị
triệt đốt rung nhĩ bằng năng lượng sóng có tần số radio (RF).
1.5.3. Lựa chọn bệnh nhân theo khuyến cáo điều trị rung nhĩ năm
2010 của ACC/AHA/ESC.
1.5.4. Kết quả triệt đốt rung nhĩ bằng RF Nghiên cứu ở Cleveland
Clinic với kinh nghiệm triệt đốt hơn 4.000 bệnh nhân, tỷ lệ thành
công sau khi triệt đốt là khoảng 80%.
1.5.5. Các biến chứng của phương pháp triệt đốt rung nhĩ bằng
RF bao gồm các biến chứng mạch máu thứ phát do đường vào tĩnh

mạch, thủng tim/ép tim cấp, tổn thương van tim, tắc mạch não
hoặc tắc mạch hệ thống, tổn thương thực quản, hẹp tĩnh mạch
phổi....


6
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Bao gồm 42 bệnh nhân được chẩn đoán xác định là cơn rung nhĩ
kịch phát. Tất cả bệnh nhân này đều được nằm điều trị nội trú tại
Viện Tim mạch, Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 10 năm 2009 đến
tháng 3 năm 2014.
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân Theo tiêu chuẩn của trường
môn Tim mạch Hoa Kỳ, Hội Tim mạch Hoa Kỳ, Hiệp hội Tim
mạch Châu Âu ACC/AHA/ESC 2010: Bệnh nhân được chẩn đoán
xác định cơn rung nhĩ kịch phát có triệu chứng từ mức độ EHRA ≥
II và điều trị nội khoa không thành công bao gồm kiểm soát tần số
và kiểm soát nhịp (Chỉ định mức IIa với mức bằng chứng A).
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân suy tim nặng (Suy tim độ IV), rung nhĩ trên bệnh
nhân mắc bệnh lý van tim có chỉ định phẫu thuật tim hở, nhiễm
khuẩn cấp, rối loạn đông máu, huyết khối trong buồng tim, rung nhĩ
bền bỉ và rung nhĩ mãn tính.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu can thiệp tiến cứu, theo dõi dọc theo thời gian.
2.2.2. Phương pháp lựa chọn đối tượng nghiên cứu

Tất cả các đối tượng trong nghiên cứu của chúng tôi được lựa
chọn theo trình tự thời gian.
2.2.3. Khám lâm sàng và các xét nghiệm cơ bản Tất cả các đối
tượng nghiên cứu được thăm khám lâm sàng, ghi điện tâm đồ, ghi
Holter Điện tâm đồ 24 giờ, xét nghiệm máu, chụp X quang tim-phổi,
siêu âm Doppler tim qua thành ngực, siêu âm tim qua thực quản,
chụp MSCT 64 dãy nhĩ trái và tĩnh mạch phổi trước khi can thiệp và
được ghi vào mẫu "Bệnh án nghiên cứu".


7
2.2.4. Thăm dò điện sinh lý học tim
+ Địa điểm tiến hành Đơn vị Tim mạch can thiệp thuộc Viện
Tim mạch, Bệnh viện Bạch Mai.
+ Phương tiện Bao gồm: Hệ thống chụp mạch, máy kích thích
tim có chương trình, hệ thống thăm dò điện sinh lý, máy phát năng
lượng sóng có tần số radio, hệ thống máy định vị ba chiều CARTO
và các loại điện cực chẩn đoán và điều trị.
+ Chuẩn bị bệnh nhân trước thủ thuật bệnh nhân được giải
thích đầy đủ về mục đích, hiệu quả cũng như là các tai biến có thể
xảy ra trong thủ thuật.
+ Tiến hành thủ thuật
- Đặt điện cực
. Các dây điện cực cần thiết bao gồm dây điện cực xoang vành, nhĩ
phải, thất phải, His.
. Dây điện cực lập bản đồ nội mạc và triệt đốt qua tĩnh mạch đùi
trái xuyên vách liên nhĩ qua nhĩ trái.
- Các phương pháp tiến hành nghiên cứu điện sinh lý học tim
. Đặc điểm điện sinh lý tim khi nhịp xoang: chúng tôi tiến hành
đo các khoảng dẫn truyền trong nhĩ (PA), nhĩ – nút nhĩ thất (AH),

dẫn truyền trong bó His (HH), dẫn truyền His – thất (HV), thời gian
QRS, QT và thời gian chu kỳ nhịp cơ sở.
. Các phương pháp kích thích tim có chương trình: Kích thích
nhĩ với tần số tăng dần, kích thích nhĩ với mức độ sớm dần, kích
thích thất với tần số tăng dần, kích thích thất với mức độ sớm dần.
- Đặc điểm điện sinh lý tim khi rung nhĩ
. Đánh giá vị trí ngoại tâm thu nhĩ khởi phát cơn rung nhĩ: ghi lại
điện thế hoạt động tại các vùng khác nhau trong buồng nhĩ, ngoại tâm
thu ở vùng khởi phát cơn rung nhĩ sẽ xuất hiện sớm hơn hoạt động
điện ở các vùng khác.
. Đo các thời khoảng hoạt động điện thế trong rung nhĩ: Khoảng
AA: Thời khoảng hoạt động nhĩ trong rung nhĩ. Khoảng VV: Thời


8
khoảng hoạt động thất trong rung nhĩ, phụ thuộc dẫn truyền qua nút
nhĩ thất.
2.2.5. Quy trình kỹ thuật triệt đốt cơn rung nhĩ kịch phát bằng
năng lượng sóng có tần số radio
+ Chọc vách liên nhĩ qua lỗ bầu dục đưa các điện cực chẩn
đoán và điện cực triệt đốt vào nhĩ trái.
+ Ghi điện thế gốc 4 tĩnh mạch phổi bằng điện cực LASSO.
+ Dựng hình 3D buồng nhĩ trái.
+ Triệt đốt cô lập nhĩ trái và tĩnh mạch phổi và những vị trí
khởi phát cơn rung nhĩ trong nhĩ trái và nhĩ phải.
+ Tiêu chuẩn đánh giá kết quả triệt đốt cơn rung nhĩ thành
công.
- Chuyển được rung nhĩ về nhịp xoang.
- Không còn mối liên hệ giữa điện thế từ tĩnh mạch phổi và
điện thế trong buồng nhĩ trái.

- Kích thích tim có chương trình không gây được cơn rung
nhĩ.
2.2.6. Theo dõi sau điều trị cơn rung nhĩ kịch phát bằng năng
lượng sóng có tần số Radio
- Tất cả bệnh nhân (BN) sau khi được điều trị bằng RF đều được
theo dõi về các thông số huyết động tại giường hồi sức tích cực trong
24giờ, kiểm tra siêu âm tim và điện tâm đồ sau can thiệp.
- Các bệnh nhân được triệt đốt thành công tiếp tục dùng thuốc
chống loạn nhịp trong 3 tháng.
- Sau khi được xuất viện bệnh nhân được hẹn tái khám sau 1
tháng, 3 tháng, 6 tháng, và 12 tháng. Ở các thời điểm đó bệnh nhân
được ghi Holter điện tâm đồ 24giờ.
- Sau can thiệp bệnh nhân cũng được tiếp tục điều trị dự
phòng huyết khối bằng kháng Vitamin K để duy trì INR: 2-3 hoặc
nhóm NOAC (kháng đông thế hệ mới đường uống) trong 3 tháng.


9

Sơ đồ: Quy trình nghiên cứu
2.3. XỬ LÝ SỐ LIỆU NGHIÊN CỨU

Các số liệu thu thập được của nghiên cứu được xử lý theo các
thuật toán thống kê y học bằng chương trình phần mềm SPSS 17.22007.
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU

Trong thời gian từ tháng 10 năm 2009 đến tháng 3 năm 2014,
chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu trên 42 bệnh nhân có cơn rung nhĩ

không đáp ứng với điều trị nội khoa được chỉ định điều trị rung nhĩ
bằng năng lượng sóng có tần số radio (RF).
3.1.1. Tuổi và giới
42 BN nghiên cứu của chúng tôi bao gồm: 36 nam (85,7%)
nhiều hơn đáng kể so với nữ chỉ có 6 người (14,3%).


10
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi và giới tính
Nam (n=36)
Số
Tỷ lệ
lượng
(%)
12
33,3

Nhóm
tuổi
≤50

Nữ (n=6)
Số
Tỷ lệ
lượng
(%)
2
28,5

Chung (n=42)

Số
Tỷ lệ
lượng
(%)
14
32,6

51-60

9

25,0

2

28,5

11

25,6

≥ 61

15

41,7

2

42,9


17

41,9

3.1.2. Một số chỉ số lâm sàng của bệnh nhân nghiên cứu
Bảng 3.2. Một số chỉ số lâm sàng (n=42)
Đặc điểm

Thông số

Khoảng giá trị

64,2 ± 8,8

46 – 80

1,63 ± 0,06

1,50 – 1,74

Chỉ số BMI (kg/m )

24,0 ± 2,2

18.4 – 28,7

Tần số tim (ck/phút)

76,0 ± 13,5


54 – 120

HATT (mmHg)

124,6 ± 15,3

100 – 180

HATTr (mmHg)

78,0 ± 10,2

60 - 100

Cân nặng (kg)
Chiều cao (m)
2

Bảng 3.3. Đặc điểm cơn rung nhĩ của bệnh nhân (n=42)
Thời gian

Số lượng (n=42)

Số năm phát hiện

5,0 ± 3,5

Số cơn/ tháng


6,9 ± 9,4

Thang điểm EHRA

Tỷ lệ (%)

3,19 ± 0,45
Kết thúc cơn:

Tự hết

39

90,7

Bằng thuốc

29

67,4

Bằng shock điện

4

9,3

Thuốc thường dùng:
Amiodarone


38

88,4

Nhóm IA

8

18,6

Nhóm IC

15

34,9

Nhóm II

11

25,6


11
3.1.5. Một số thông số Holter 24 giờ của bệnh nhân nghiên cứu
Bảng 3.4. Một số chỉ số Holter Điện tâm đồ của bệnh nhân (n=42)
Chỉ số

Trung bình


Khoảng giá trị

Nhịp tim trung bình (ck/phút)
Tổng thời gian nhịp tim chậm <
60ck/phút
Số lượng cơn rung nhĩ trong 24h
Thời gian cơn rung nhĩ trung bình
(phút)
Số lượng NTT/N
NTT/N dạng chùm đôi
NTT/N dạng chùm ba
Nhịp nhanh nhĩ

82,6 ± 13,5

64 – 115

185,2 ± 217,5

0 – 827

9,3 ± 20,9

1 – 107

461,4 ± 590,6

1 – 1.444

1195,5 ± 1861,6

203,1 ± 684,4
32,7 ± 64,7
10,4 ± 399,3

0 – 8.019
0 – 3.850
0 – 288
0 – 258

3.2. ĐẶC ĐIỂM ĐIỆN SINH LÝ TIM Ở BỆNH NHÂN RUNG
NHĨ CƠN

3.2.1. Điện sinh lý tim ở điều kiện cơ bản
Các kết quả này thu được khi thăm dò ĐSL tim cho các BN được
duy trì nhịp xoang.
3.2.1.1. Các khoảng điện sinh lý tim cơ bản
Khi đánh giá về các khoảng điện đồ cơ bản đo được trên điện đồ
bó His, chúng tôi thu được kết quả thể hiện ở bảng 3.6.
Bảng 3.5. Các khoảng điện sinh lý tim cơ bản ở BN nghiên cứu

21,0 ± 5,1
91,7 ± 18,3

> 60 tuổi
(n=17)
886,7±113,
5
23,9 ± 5,2
88,1 ± 12,3


Độ rộng His(ms)

19,0 ± 6,9

18,1 ± 2,9

Khoảng HV(ms)
Độ rộng QRS(ms)

47,4 ± 5,7
91,3 ± 11,9

48,1 ± 3,9
91,2 ± 13,4

Khoảng QT(ms)

389,3±42,2

391,4±29,3

ĐSL tim cơ bản
TGCK nhịp cơ bản
(ms)
Khoảng PA(ms)
Khoảng AH (ms)

≤ 60 tuổi
(n=25)
760,2±188,8


p

Chung

0,021

810,8±172,9

0,124
0,092
0,48
8
0,618
0,975
0,83
4

26,7 ± 8,6
90,5 ± 15,9
18,7 ± 5,6
47,7 ± 5,0
91,3 ± 12,4
390,2±30,7


12
42 BN nghiên cứu được chia làm 2 nhóm đối tượng dựa theo
nhóm tuổi ≤ 60 và > 60 tuổi. TGCK nhịp cơ bản ở những BN ≤ 60
tuổi ngắn hơn nhóm BN>60 tuổi có ý nghĩa thống kê. Các khoảng

điện đồ khác giữa 2 nhóm bệnh nhân là không có sự khác biệt.
3.2.1.2. Kết quả thăm dò chức năng nút xoang:
Bảng 3.6. Thời gian phục hồi nút xoang (tPHNX) và thời gian
phục hồi nút xoang có điều chỉnh (tPHNXđ) theo tuổi và giới
Thông số
Nam
(n=36)
Giới
Nữ (n=6)
≤60
(n=25)
Tuổi
>60
(n=17)
Chung (n=42)

tPHNX (ms)
1181,8 ± 201,0

p
0,523

1120,7 ± 170,6

tPHNXđ (ms)
310,8 ± 143,2

p
0,169


403,7 ± 89,2

1140,6 ± 190,5

319,8 ± 114,1
0,207

0,881

1222,0 ± 200,9

326,8 ± 174,9

1173,9 ± 196,4

322,7 ± 140,1

So sánh tPHNX cho thấy không có sự khác biệt giữa 2 nhóm
bệnh nhân nam và nữ (p>0,05). Đánh giá tPHNX ở 2 nhóm tuổi ≤ 60
và > 60 tuổi thì chúng tôi thấy rằng tPHNX ở các nhóm tuổi > 60 tuổi
dài hơn so với nhóm tuổi trẻ hơn nhưng sự khác biệt không có ý
nghĩa thống kê (p>0,05).
3.2.1.3. Thời gian trơ có hiệu quả cơ nhĩ, cơ thất và phân ly nhĩ
thất
Nghiên cứu về thời gian trơ có hiệu quả cơ nhĩ, cơ thất và phân
ly nhĩ thất ở 42 BN RN cơn, chúng tôi có kết quả sau:
Bảng 3.7. Thời gian trơ hiệu quả cơ nhĩ và cơ thất
Thông số
≤ 60 tuổi (n=25)1
> 60 tuổi (n=17)2

Chung (n=42)
P1,2

TGTr cơ nhĩ
(ms)
198,7 ± 19,4
215,6 ± 15,9
205,6 ± 19,7
0,007

TGTr cơ thất
(ms)
218,7 ± 58,7
222,5 ± 15,3
220,3 ± 17,2
0,505

Phân ly nhĩ
thất (ms)
395,3 ± 21,0
426,3 ± 73,5
407,9 ± 66,1
0,001

Các giá trị của thời gian trơ cơ nhĩ và cơ thất trung bình đều nằm
trong giới hạn bình thường. Thời gian trơ cơ thất ở các nhóm tuổi: ≤
60 tuổi và > 60 tuổi cũng không có sự khác biệt. Thời gian trơ cơ nhĩ
ở nhóm tuổi ≤ 60 ngắn hơn so với nhóm tuổi > 60 tuổi có ý nghĩa



13
thống kê với p = 0,007.
3.2.2. Điện sinh lý tim trong cơn rung nhĩ
Chúng tôi kích thích nhĩ theo chương trình gây cơn rung nhĩ và
ghi nhận các hoạt động điện tại nhiều vị trí trong buồng tim trong cơn
rung nhĩ.
3.2.2.1. Vị trí ngoại tâm thu nhĩ khởi phát rung nhĩ khi kích thích
tim có chương trình
Bảng 3.8. Vị trí ngoại tâm thu nhĩ khởi phát gây rung nhĩ (n=42)
Vị trí
Nhĩ phải
TM chủ trên
TM chủ dưới
Vùng eo nhĩ phải
Nhĩ trái
TM phổi trên trái
TM phổi dưới trái
TM phổi trên phải
TM phổi dưới phải
Tiểu nhĩ trái
Vùng eo nhĩ trái

Số lượng

Tỷ lệ (%)

2
0
2


4,8
0
4,8

35
30
33
31
7
2

83,3
71,4
78,6
73,8
16,7
4,8

Chúng tôi nhận thấy có đến trên 70% ngoại tâm thu nhĩ khởi
phát rung nhĩ xuất phát ở các tĩnh mạch phổi. Trong đó có tới 83,3%
ngoại tâm thu nhĩ khởi phát ở tĩnh mạch phổi trên trái.
3.2.2.2. Các khoảng dẫn truyền trong cơn rung nhĩ
Bảng 3.9. Các khoảng dẫn truyền theo các nhóm tuổi
Thông số
Khoảng AA trung bình
(ms)
Khoảng AA ngắn nhất
(ms)

≤ 60 tuổi

(n=25)
201,1 ±
35,7
135,6 ±
39,4

> 60 tuổi
(n=17)

p

Chung
(n=42)

194,7±41,7

0,629

196,8±39,5

123,1± 29,9

0,261

127,3±33,4

Khoảng AA dài nhất (ms)

263,1 ± 51,5


249,8±38,1

Khoảng VV trung bình
(ms)

543,7±104,
4

589,8±107,8

0,34
6
0,19
4

254,2±42,9
574,4±107,6


14
Khoảng VV ngắn nhất
(ms)

350,0 ± 88,6

415,3±102,2

Khoảng VV dài nhất (ms)

813,8±191,5


827,6±205,0

0,04
9
0,83
4

393,5±101,7
823,0±198,4

Nhận xét chung về các khoảng dẫn truyền trong cơn rung nhĩ
chúng tôi thấy: ở bệnh nhân rung nhĩ vai trò của dẫn truyền qua nút
nhĩ thất rất quan trọng đã làm giảm đáng kể xung động từ nhĩ xuống
thất nên duy trì được tần số thất trong khoảng thích nghi.
3.3. KẾT QUẢ TRIỆT ĐỐT CƠN RUNG NHĨ KỊCH PHÁT

3.3.1. Một số kết quả liên quan đến phương pháp triệt đốt
3.3.1.1. Các thời gian liên quan đến thủ thuật
Bảng 3.10. Thời gian liên quan đến thủ thuật
Thông số
Thời gian làm thủ
thuật(phút)
Thời gian chiếu tia
(phút)
Thời gian lập bản đồ
(phút)
Số điểm tiếp xúc
Thời gian triệt đốt (s)


Chung
(n=42)

Cô lập tĩnh
mạch phổi
(n=28)

Triệt đốt
phối hợp
(n=14)

p

288,8±60,4

293,6 ± 58,9

265,0±68,8

0,173

64,6±20,4

69,4 ± 16,7

54,9±24,2

0,028

40,9±12,2


41,9 ± 14,0

38,3±6,2

0,371

115,9±35,9
3,476±852

113,6 ± 34,1
3,644 ± 850

125,6±38,6
3,224±817

0,372
0,129

Thời gian làm thủ thuật trung bình là 288,8 ± 60,4 phút. Thời gian
lập bản đồ 3D là 40,9 ± 12,2 phút. Tổng thời gian triệt đốt bằng năng
lượng sóng có tần số radio là 3,476 ± 852 giây. Thời gian chiếu tia X
trung bình là 64,5 ± 20,4 phút.
3.3.1.2. Cô lập tĩnh mạch phổi và nhĩ trái
Bảng 3.11. Vị trí triệt đốt cô lập tĩnh mạch phổi và nhĩ trái (n=42)
Thông số
Số điểm đốt
1 đường
Năng lượng
(W)

Nhiệt độ (0C)
Thời gian đốt

Tĩnh mạch phổi trái
Thành trước
Thành sau

Tĩnh mạch phổi phải
Thành trước
Thành sau

37,5±12,2

35,8±12,7

33,2 ± 9,7

34,5±14,0

32,4 ± 2,5

22,6 ± 3,2

29,9 ± 1,4

28,8 ± 2.2

41,3 ± 8,3
27,5 ± 3,4


36,4 ± 1,6
21,3 ± 3,1

38,9 ± 1,3
25,3 ± 5,1

37,8 ± 1,7
23,8 ± 4,9


15
1 điểm (s)
Điện trở (Ω)
Tổng thời gian
triệt đốt (s)

100,5 ± 3,4

90,6 ± 3,3

97,9 ± 2,5

93,2 ± 3,7

1162,5±822,7

742,3±241,6

827,3±267,3


797,8±319,1

Mức năng lượng cũng như nhiệt độ khi cô lập thành trước nhiều
hơn so với thành sau và bên TMP trái nhiều hơn bên TMP phải.
3.3.1.3. Một số đường triệt đốt trong buồng nhĩ
a) Triệt đốt trong buồng nhĩ phải
Bảng 3.12. Một số đường triệt đốt trong buồng nhĩ phải (n: số vị trí
hoạt động điện sớm trong cơn rung nhĩ)
Vùng cao
(n=1)

Thành bên
(n=3)

Isthmus VBL
(n=10)

Số điểm đốt

76,0

40,3 ± 11,6

33,9 ± 9,0

Năng lượng (W)

35,0

33,3 ±2,9


32,0 ±2,6

Nhiệt độ ( C)

45,0

41,7 ± 2,1

41,3 ± 2,1

Thời gian đốt 1 điểm (s)

30,0

30,0 ± 1,0

28,0 ± 4,2

Điện trở (Ω)

108,0

98,0 ± 2,2

100,2 ± 5,5

Tổng số thời gian RF (s)

2.280


1.210 ± 347,8

947 ± 295,6

Chỉ số

o

Trong số 14 bệnh nhân phải triệt đốt phối hợp, có 14 vị trí biểu
hiện hoạt động điện sớm trong cơn rung nhĩ ở vùng cao nhĩ phải,
vùng isthmus vòng van ba lá.
b) Triệt đốt phối hợp trong buồng nhĩ trái
Bảng 3.13. Một số đường triệt đốt trong buồng nhĩ trái (n: số vị trí
hoạt động điện sớm trong cơn rung nhĩ)
Trần nhĩ
(n=10)

Lỗ tiểu nhĩ
(n=3)

Isthmus VHL
(n=6)

Số điểm đốt

20,6 ± 10,0

21,7 ±2,9


25,7 ± 8,0

Năng lượng (W)

23,0 ± 4,8

35,0 ±0,2

33,3 ± 2,6

37,7 ± 6,1

39,7 ± 1,5

39,5 ± 1,5

Chỉ số

0

Nhiệt độ ( C)


16
Thời gian đốt 1
điểm (s)

21,1 ± 3,2

23,3 ± 5,8


23,3 ± 5,2

Điện trở (Ω)

101,1 ± 6,8

103,3 ± 7,0

100,5 ± 6,4

436,0 ± 192,2

516,7 ± 202,1

596,7 ± 244,3

Tổng số thời gian
RF (s)

Có 14 bệnh nhân nghiên cứu sau khi cô lập tĩnh mạch phổi vẫn
còn gây được rung nhĩ khi kích thích tim có chương trình nên chúng
tôi triệt đốt 19 vị trí trong buồng nhĩ trái có hoạt động điện sớm nhất
ở trần nhĩ, thành trước lỗ tiểu nhĩ và vùng isthmus vòng van hai lá.
3.3.2. Kết quả ngay sau can thiệp
Bảng 3.14. Tỷ lệ thành công ngay sau can thiệp
Chỉ số
Thành công (n, %)
Thất bại (n,%)


Nhóm cô lập
tĩnh mạch phổi
(n=28)
24 (85,7)

Nhóm đốt
phối hợp
(n=14)
13 (92,9)

4 (14,3)

1 (7,1)

So sánh
p
0,453

Chung
37 (88,1)
5 (11,9)

Chúng tôi đạt được tỷ lệ thành công ngay với 37/42 BN không
gây được cơn rung nhĩ. Có 5 bệnh nhân dù triệt đốt rất nhiều vùng
trong buồng tim nhưng vẫn còn rung nhĩ phải sốc điện chuyển nhịp.
3.3.3. Đánh giá kết quả can thiệp theo thời gian
3.3.3.1. Kết quả can thiệp sau 1 tháng
Bảng 3.15. Kết quả điều trị rung nhĩ bằng RF sau 1 tháng
Chỉ số
Hồi hộp đánh

trống ngực
Mệt mỏi
Đau ngực
Nhịp tim (ck/phút)
Huyết áp TT
(mmHg)
Huyết TTr
(mmHg)

Nhóm cô lập tĩnh
mạch phổi (n=28)

Nhóm đốt phối
hợp (n=14)

Chung
(n=42)

13 (46,4)

3 (21,4)

16

5 (17,9)
10 (35,7)
75,5 ± 11,5

3 (21,4)
4 (28,6)

70,7 ± 15,2

8
14
73,2 ± 13,5

122,3 ± 8,3

118,5 ± 11,2

120,9 ± 9,8

74,0 ± 6,3

72,9 ± 6,1

73,5 ± 6,2


17
INR
Có RN trên Holter
ĐTĐ
Không có RN trên
Holter ĐTĐ

2,03 ± 0,71

1,86 ± 0,40


1,96 ± 0,59

4

1

5

24

13

37

Bệnh nhân sau khi triệt đốt rung nhĩ được tiếp tục uống thuốc
chống loạn nhịp và thuốc chống đông máu tiếp tục trong 3 tháng sau
can thiệp. Chúng tôi thấy sau 1 tháng 5 bệnh nhân triệt đốt không
thành công phải sốc điện đều bị tái phát rung nhĩ ghi được trên Holter
Điện tâm đồ, nhưng cơn rung nhĩ này thường rất ngắn. Triệu chứng
cơ năng của bệnh nhân được cải thiện rõ ràng, thể hiện ở bảng 3.15.
3.3.3.2. Kết quả can thiệp sau 12 tháng
Bảng 3.16. Kết quả điều trị cơn rung nhĩ bằng RF sau 12 tháng
Nhóm cô lập
tĩnh mạch
phổi (n=25)

Nhóm đốt
phối hợp
(n=10)


Chung
(n=35)

2 (13,0)

1 (10,0)

3

Mệt mỏi

0

0

0

Đau ngực

1 (4,3)

0

1

Nhịp tim (ck/phút)

71,5 ± 7,7

74,3 ± 7,5


72,3 ± 7,2

HATT (mmHg)

120,9 ± 6,7

119,0 ± 8,8

120,3 ± 7,3

HATTr (mmHg)

71,7 ± 6,5

72,0 ± 4,2

71,8 ± 5,8

Có RN trên Holter ĐTĐ

7

2

9

Không có RN trên Holter
ĐTĐ


18

8

26

Chỉ số
Hồi hộp đánh trống ngực

Sau 1 năm triệt đốt rung nhĩ chúng tôi theo dõi được 35 bệnh
nhân. Tất cả những bệnh nhân triệt đốt rung nhĩ thành công đều cải
thiện rất nhiều triệu chứng cơ năng, không còn có những cơn hồi hộp
đánh trống ngực, không còn mệt mỏi. Những bệnh nhân bị tái phát
rung nhĩ vẫn còn cảm giác hồi hộp đánh trống ngực nhưng mức độ đã
giảm hơn nhiều.
3.3.4. Tình hình tái phát rung nhĩ của phương pháp triệt đốt
Bảng 3.17. Tỷ lệ tái phát theo thời gian


18
Sau 1
tháng
(n=42)

Sau 3
tháng
(n=39)

Sau 6
tháng

(n=38)

Sau 12
tháng
(n=35)

0

2 (5,1)

3 (7,9)

4 (11,4)

5 (11,9)

7 (17,9)

8 (21,1)

9 (25,7)

Mới tái phát (%)
Tái phát chung (%)

Tỷ lệ tái phát rung nhĩ ở những bệnh nhân triệt đốt rung nhĩ
thành công bằng sóng radio sau 1 năm là 11,4% (4/35 BN). Sau 12
tháng tỷ lệ tái phát chung sau triệt đốt rung nhĩ ở bệnh nhân nghiên
cứu của chúng tôi là 25,7% (9/35BN).
3.3.5. Biến chứng của phương pháp triệt đốt cơn rung nhĩ bằng

RF
Trong nghiên cứu này, chúng tôi có gặp 2 trường hợp ép tim cấp
do tràn máu màng tim. Ở hai bệnh nhân này, là khi chúng tôi triệt đốt
đường trần nhĩ trái với nhiệt độ tăng cao > 45 0 và điện trở 35W gây
thủng trần nhĩ trái. Chúng tôi đã phải dừng thủ thuật và cấp cứu bệnh
nhân bằng đặt dẫn lưu kín một chiều màng tim. Theo dõi bệnh nhân
trong 1 tuần ổn định, không còn dịch màng tim. Các biến chứng khác
như tổn thương thần kinh X, hẹp tĩnh mạch phổi chúng tôi không gặp
trường hợp nào.
CHƯƠNG 4
BÀN LUẬN
4.1. VỀ TÌNH HÌNH CHUNG CỦA BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU

4.1.1. Về tuổi và giới của bệnh nhân nghiên cứu
Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu trên 42 BN có cơn rung nhĩ
trong thời gian từ tháng 10/2009 đến tháng 13/2014. Từ các số liệu
chung thu được ở những BN này được thể hiện qua các bảng, biểu
đồ, chúng tôi có những nhận xét sau:
Về giới tính, 85,7% số BN của chúng tôi là nam giới. Như vậy
số BN nam giới gấp hơn 4 lần số BN nữ giới. Khi so sánh với kết quả
của các tác giả khác trình bày ở bảng 4.1 chúng tôi thấy kết quả này
cũng tương tự.
Bảng 4.1. So sánh độ tuổi và giới với một số nghiên cứu khác
Tác giả

Số BN

Nơi nghiên cứu

Tuổi trung Tỷ lệ giới



19
bình

nam

Pappone C.

99

Milan, Italia

55,0 ± 10,0

69,7 %

Calvo N.

182

Barcelona, TBN

51 ± 11,0

81 %

Hsu L.

58


Bordeaux, Pháp

56 ± 10,0

88 %

Khan M.

41

Bordeaux, Pháp

60,8 ± 8,0

95 %

Chúng tôi

42

Viện Tim mạch

55,9 ± 9,6

85,7%

4.1.2. Đặc điểm lâm sàng cơn rung nhĩ
Bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi được phát hiện
lần đầu có cơn rung nhĩ sau khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên là 3,4

± 1,8 năm. Trung bình bệnh nhân có 6,9 ± 9,4 cơn/tháng. BN trong
nghiên cứu đều phải dùng thuốc để duy trì nhịp xoang ngăn ngừa cơn
rung nhĩ trong đó Amiodarone là thuốc được lựa chọn nhiều nhất
(88,4%), có đến 33/42 BN nghiên cứu (80%) phải sử dụng trên 2 loại
thuốc chống loạn nhịp. Mức độ triệu chứng của bệnh nhân theo thang
điểm EHRA 3,19 ± 0,45, như vậy, bệnh nhân đều bị các triệu chứng
làm ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày. Trong nghiên cứu của
chúng tôi, bệnh nhân khi cơn rung nhĩ kéo dài trên 24 giờ thường
cảm thấy rất khó chịu phải chuyển nhịp bằng thuốc (67%), trong đó
có 4 bệnh nhân cơn rung nhĩ nhanh ảnh hưởng đến huyết động đã
phải shock điện chuyển nhịp cấp cứu (9,3%).
4.2. ĐẶC ĐIỂM ĐIỆN SINH LÝ TIM CỦA BỆNH NHÂN RUNG NHĨ
CƠN

4.2.1. Về đặc điển điện sinh lý tim khi nhịp xoang
4.2.1.1. Các khoảng điện đồ cơ bản
Kết quả đo các khoảng điện đồ này trong nghiên cứu của chúng
tôi được trình bày trong bảng 3.5. Như vậy đa số các khoảng điện đồ
cơ bản đều nằm trong giới hạn bình thường của người Việt Nam.
So sánh các khoảng điện đồ ở 2 nhóm ≤ 60 tuổi và nhóm > 60
tuổi thì chúng tôi thấy rằng TGCK nhịp xoang cơ bản ở nhóm > 60
tuổi dài hơn so với nhóm ≤ 60 tuổi (p<0,05). Chúng tôi cho rằng có


20
thể ở những BN ≤ 60 tuổi có tình trạng tăng trương lực thần kinh
giao cảm nên nhịp tim thường nhanh hơn, TGCK nhịp cơ bản ngắn
hơn. Trong khi đó các thông số khác thì không có sự khác biệt.
4.2.1.3. Chức năng nút xoang
Các giá trị tPHNX và tPHNX điều chỉnh ở các nhóm, theo

giới và tuổi được trình bày trong bảng 3.6. Tất cả các giá trị
tPHNX và tPHNXđ đều trong giới hạn bình thường. Kết quả này
cũng tương tự như nhiều nghiên cứu khác. Khi so sánh tPHNX
giữa 2 nhóm ≤ 60 tuổi và nhóm > 60 tuổi, chúng tôi thấy rằng
tPHNX ở nhóm ≤ 60 tuổi có xu hướng ngắn hơn nhóm > 60 tuổi
nhưng không có ý nghĩa thống kê (p = 0,881).
Bảng 4.2. Thời gian phục hồi nút xoang có điều chỉnh qua một số
nghiên cứu
Nghiên cứu

n

tPHNXđ

Chung H.

263

357 ± 182

Chang H.

21

348 ± 125

Giang T.

116


274,2 ± 136,5

Chúng tôi

42

322,7 ± 140,1

4.2.1.4. Thời gian trơ có hiệu quả cơ nhĩ và cơ thất
Thời gian trơ (TGTr) có hiệu quả cơ nhĩ và cơ thất được trình
bày ở bảng 3.7. Kết quả này của chúng tôi cũng tương tự như những
các tác giả khác khi nghiên cứu trên BN RN. Khi so sánh giữa các
nhóm tuổi với nhau, chúng tôi thấy ở những BN tuổi càng cao thì
thời gian trơ cơ nhĩ và cơ thất càng dài. Trong nghiên cứu của chúng
tôi, TGTr cơ nhĩ ở nhóm > 60 tuổi dài hơn so với nhóm ≤ 60 tuổi
tương ứng: 215,6 ± 15,9ms và 198,7 ± 19,4ms (p < 0,05). Như vậy,
tuổi càng cao thì dẫn truyền trong tim càng giảm, và thời gian trơ cơ
nhĩ tăng hơn so với tuổi.
4.2.2. Về đặc điểm điện sinh lý trong cơn rung nhĩ
4.2.2.1. Đặc điểm vị trí ngoại tâm thu nhĩ khởi phát gây rung nhĩ
Trong nghiên cứu này, chúng tôi nhận thấy rằng khi gây ngoại
tâm thu nhĩ bằng kích thích sớm kích hoạt cơn rung nhĩ có tới > 70%


21
ngoại tâm thu nhĩ sớm gây rung nhĩ xuất phát từ các lỗ tĩnh mạch
phổi đổ về nhĩ trái (bảng 3.8), đặc biệt có tới 83,3% ngoại tâm thu
nhĩ khởi phát từ tĩnh mạch phổi trái trên trong khi chỉ có 4,8% ngoại
tâm thu nhĩ khởi phát từ nhĩ phải. Chúng tôi cũng ghi được điện thế
sớm của ngoại tâm thu nhĩ gây RN xuất phát ở nhiều vị trí khác nhau

của các tĩnh mạch phổi đổ về nhĩ trái đồng thời. Điều này chứng tỏ cơ
chế gây rung nhĩ là do nhiều ổ khởi phát kích hoạt nhiều vòng vào lại
nhỏ duy trì RN kéo dài. Kết quả này cũng tương tự như kết quả một số
nghiên cứu trên thế giới.
4.2.2.2. Về đặc điểm các khoảng dẫn truyền trong cơn rung nhĩ
Các kết quả thể hiện ở bảng 3.9. Như vậy, trong rung nhĩ những
xung động của tâm nhĩ ghi được dưới dạng điện thế trung bình là
196,8ms tương ứng với tần số nhĩ xấp xỉ 400 ck/phút. Khi so sánh
những xung động này ở nhóm bệnh nhân dưới 60 tuổi và trên 60 tuổi
chúng tôi thấy sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
Cũng trong cơn rung nhĩ, chúng tôi ghi điện thế khử cực thất với
khoảng VV trung bình 574,4 ± 107,6ms, khi so sánh khoảng VV ngắn
nhất ở nhóm bệnh nhân dưới 60 tuổi và trên 60 tuổi chúng tôi thấy ở
nhóm BN trên 60 tuổi khoảng VV ngắn nhất là 415,3 ± 102,2ms dài hơn
rõ rệt so với khoảng VV ngắn nhất ở nhóm bệnh nhân dưới 60 tuổi là
350,0 ± 88,6ms (p < 0,05). Như vậy, tuổi càng cao dẫn truyền qua nút
nhĩ thất càng giảm và tần số thất trong rung nhĩ chậm hơn so với nhóm
tuổi trẻ.
4.3. VỀ KẾT QUẢ TRIỆT ĐỐT CƠN RUNG NHĨ KỊCH PHÁT

Chúng tôi đánh giá thành công của can thiệp triệt đốt cơn rung
nhĩ ngay sau khi kết thúc thủ thuật và theo dõi theo định kỳ 1 tháng, 3
tháng, 6 tháng và 12 tháng.
4.3.1. Về kết quả triệt đốt thành công cơn rung nhĩ
4.3.1.1. Về kết quả thành công ngay sau khi kết thúc thủ thuật triệt
đốt cơn rung nhĩ
Sau khi triệt đốt cơn rung nhĩ bằng phương pháp cô lập tĩnh
mạch phổi và tạo bloc dẫn truyền trong buồng nhĩ, chúng tôi có
37/42 bệnh nhân không gây được cơn rung nhĩ. Có 5 bệnh nhân



×