Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Chùa dâu và những đặc trưng phật giáo ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.24 KB, 12 trang )

z


Khoa Ngoại Ngữ Kinh Tế

--------***--------

BÀI THU HOẠCH MÔN CƠ SỞ VĂN
HÓA VIỆT NAM
Đề tài

Chùa Trấn Quốc

Giảng viên hướng dẫn
Sinh viên
Lớp
Mã sinh viên

:
:
:
:

Trần Thị Thùy Linh
Phan Thị Nga
Tiếng anh thương mại K52a
CQ522440

Hà Nội, 10/2012

2




MỤC LỤC
A.

B.

C.
D.

MỞ ĐẦU
1. Lí do lựa chọn đề tài
2. Đối tượng nghiên cứu
Nội dung
1. Đôi nét về chùa Dâu
2. Đặc điểm của Phật giáo Việt Nam
a. Tính tổng hợp
b. Khuynh hướng Thiên về nữ tính
c. Tính linh hoạt
3. Các đặc trưng của Phật Giáo Việt Nam được minh chứng tại
chùa Dâu
a. Tính tổng hợp
b. Khuynh hướng thiên về nữ tính
c. Tính linh hoạt
Kết luận
Tài liệu tham khảo:

3



A.
1.

MỞ ĐẦU

Lí do lựa chọn đề tài

Khi nói đến tôn giáo ở Việt Nam không thể không thế không nhắc
đến ảnh hưởng sâu sắc của Phật giáo, học thuyết của đạo Phật về “nỗi
khổ và sự giải thoát” đã tự nhiên đi vào tâm thức của người dân Việt
Nam nông nghiệp với niềm tin Phật (hay Bụt) luôn có mặt ở khắp nơi,
sẵn sàng cứu giúp người tốt và trừng trị kẻ xấu. Phật giáo được truyền
trực tiếp từ Ấn Độ sang Việt Nam ngay từ đầu Công Nguyên và đã có
một sự dung hợp kỳ diệu với các vị thần nông nghiệp bản địa tạo nên
một hệ thống tư tưởng giáo lý và thờ cúng mang yếu tố riêng biệt. Nhắc
đến trung tâm Phật giáo đầu tiên của nước ta phải nói đến Chùa Dâu.
Những tài liệu, cổ vật còn lại ở chùa Dâu, đặc biệt là bản khắc “Cổ Châu
Pháp Vân Phật bản hạnh”, có niên đại 1752 cùng kết quả nghiên cứu về
lịch sử Phật giáo Việt Nam của các nhà sử học và Phật học đã khẳng
định chùa Dâu là tổ đình của Phật giáo Việt Nam xuất hiện cách đây
khoảng 1800 năm.
Bắc Ninh quê tôi được biết đến là cái nôi của Phật giáo dân tộc, với
đặc điểm cũng như thế mạnh về bộ máy lãnh đạo được hình thành sớm
nên các phong trào Phật sự của tình nhà rất sôi nổi so với các tỉnh thành
trong cả nước nói chung. Tìm hiểu về Phật giáo ở Việt Nam, muốn có
những hiểu biết xác thực về ảnh hưởng của Phật giáo đến văn hóa tín
ngưỡng của người Việt, tôi ngược dòng thời gian về với vùng Dâu (hay
còn gọi là Luy Lâu) Thuận Thành Bắc Ninh, ngôi chùa Dâu mang đến
những minh chứng rõ rệt của đặc trưng của Phật giáo ở Việt Nam.
Từ những lí do trên, tôi quyết định chọn đề tài “Chùa Dâu và

những đặc trưng Phật giáo ở Việt Nam” làm nội dungcủa bài thu hoạch
với mong muốn có hiểu biết thực tế hơn về những đặc trưng của Phật
giáo khi được truyền sang Việt Nam, người dân nông nghiệp Việt Nam
xưa đã tiếp nhận và biến đổi Phật Giáo như thế nào và thêm vào đó là
hiểu thêm về giá trị văn hóa của một địa danh quê hương biết trân trọng
hơn những giá trị văn hóa còn lại và góp phần gìn giữ.
2.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Trong giới hạn của bài thu hoạch, tôi không đi sâu tìm hiểu về các
lịch sử hay kiến trúc của chùa Dâu mà chỉ tập trung làm rõ những yếu tố
thể hiện rõ những đặc trưng của Phật giáo ở Việt Nam.

4


Chùa Dâu là trung tâm trong hệ thống các chùa thờ Phật và thờ tứ
pháp (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện), một nét độc đáo trong
sự kết hợp giữa Phật giáo Ấn Độ và tín ngưỡng dân gian của người Việt.
Vì thế, khi tìm hiểu về chùa Dâu, tôi xem xét đến cả mối liên hệ với các
chùa khác trong vùng Dâu, nhưng chùa Dâu vẫn là trọng tâm.
B.
1.

NỘI DUNG

Đôi nét về chùa Dâu

Chùa Dâu, còn có tên là Diên Ứng, Pháp Vân, hay Cổ Châu, là một

ngôi chùa nằm ở xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh,
cách Hà Nội khoảng 30 km. Chùa còn được người dân gọi với những tên
gọi khác nhau như chùa Cả, Cổ Châu tự, Duyên Ứng tự.
Chùa được xây dựng từ đầu công nguyên (Đây là ngôi chùa được
xây dựng sớm nhất ở Việt Nam, ngay từ thế kỷ thứ II sau Công nguyên)
ở vùng Dâu, thời thuộc Hán gọi là Luy Lâu, đây là trung tâm cổ xưa nhất
của Phật giáo Việt Nam. Tại vùng Dâu có năm ngôi chùa cổ: chùa Dâu
thờ Pháp Vân, chùa Đậu thờ Pháp Vũ, chùa Tướng thờ Pháp Lôi, chùa
Dàn thờ Pháp Điện, và chùa Tổ thờ Man Nương là mẹ của Tứ Pháp. Từ
cuối thế kỷ VI, Thiền sư Tì-ni-đa-lưu-chi (Vinitaruci), người Nam Ấn
Độ, đã mở đạo tràng thuyết pháp tại chùa, lập nên Thiền phái đầu tiên ở
Việt Nam.
Chùa đã được Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi đứng ra dựng lại với
quy mô lớn vào thế kỷ XIV và được trùng tu nhiều lần ở các thế kỷ sau.
Ở tòa thượng điện, còn một số mảng chạm khắc của thời Trần, thời Lê.
Chùa có tháp Hòa Phong nổi tiếng, tương truyền có 9 tầng, nay chỉ còn 3
tầng, được đại trùng tu vào năm 1737. Chùa Dâu là một danh lam bậc
nhất của xứ kinh Bắc xưa nay, được xem là ngôi chùa đầu tiên của Phật
giáo Việt Nam. Chùa nằm ở trung tâm của khu di tích lịch sử văn hoá
tiêu biểu và phong phú bậc nhất của quê hương Kinh Bắc. Nơi đây từng
là thủ phủ của quận Giao Chỉ, sau là Giao Châu - trung tâm chính trị,
kinh tế, văn hoá, trung tâm Phật giáo cổ xưa nhất của nước ta.
Chùa Dâu gồm bốn dãy nhà liên thông hình chữ nhật bao quanh ba
ngôi nhà chính: tiền đường, thiêu hương và thượng điện. Tiền đường của
chùa Dâu đặt tượng Hộ pháp, tám vị Kim Cương. Gian thiêu hương đặt
tượng Cửu Long, hai bên có tượng các vị Diêm Vương, Tam châu Thái
tử, Mạc Đĩnh Chi. Thượng điện để tượng Bà Dâu (Pháp Vân), Bà Đậu

5



(Pháp Vũ), và các hầu cận. Các pho tượng Bồ tát, Tam thế, Đức ông,
Thánh tăng được đặt ở phần hậu điện phía sau chùachính.
2.

Đặc điểm của Phật Giáo Việt Nam.

Theo phó Giáo sư Trần Ngọc Thêm, Phật giáo Việt Nam có những
đặc điểm chính sau:
Tính tổng hợp
Đây là đặc trưng của lối tư duy nông nghiệp, đặc trưng này được
thể hiện cụ thể :
a.

Hòa nhập dung hòa vơi tín ngưỡng dân gian như thờ nước, thờ
đá và thờ cúng tổ tiên
Khi được truyền bá đến Việt Nam, Phật giáo đã tiếp xúc ngay với
các tín ngưỡng truyền thống dân tộc và dung hòa ngay với chúng. Hệ
thống chùa “tứ pháp” thực ra là những đền miếu thờ thân Mây, Mưa,
Sấm, Chớp… Trong chùa , lối kiến trúc phổ biến là “tiền Phật hậu thần”
nghĩa là các thần, thánh, thành hoàng, thổ địa hay các vị anh hùng dân
tộc cũng được đưa vào thờ trong chùa. Bên cạnh đó, người Việt cũng có
phong tục gửi người chết lên chùa cho vong linh được mát mẻ. Dễ thấy
trong chùa thường có những bia hậu hay bát nhang cho những người đã
khuất.
-

Điện thờ đa dạng, tích hợp thêm nhiều vị thần của các tôn giáo
khác
Chùa ở Việt Nam không chỉ là tổng hợp của các tông phái khác

nhau mà còn tổng hợp chặt chẽ với các tôn giáo khác như Nho giáo và
Đạo giáo. Về sự tổng hợp giữa các tông phái, nhiều chùa là những Phật
điện phong phú với hàng chục pho thượng Phật, la hán của các tông phái
khác nhau, nhiều chùa mang hình thức tiểu thừa nhưng lại theo giáo lí
đại thừa. Về sự tổng hợp với các tôn giáo khác, Phật với Nho, với Đạo,
tạo thành quan niệm Tam giáo đồng nguyên (3 tôn giáo cùng phát
nguyên từ một gốc) và Tam giáo đồng quy (3 tôn giáo cùng quy về một
đích). Phật giáo Việt Nam kết hợp chặt chẽ với việc đạo và việc đời. Vốn
là một tôn giáo xuất thế, nhưng vào Việt Nam, Phật giáo trở nên rất nhập
thế: bằng chứng là các cao tăng được nhà nước mời tham chính hoặc cố
vấn trong những việc hệ trọng: đại sư Khuông Việt, thiền sư Vạn
Hạnh…
-

b.

Khuynh hướng thiên về nữ tính

6


Phật giáo Ấn Độ căn bản đều là hình tượng nam. Ngay như Phật
Quan Âm cũng là nam. Sang Việt Nam mới "nữ hóa" đi. Việt Nam có
tục thờ các bà mẹ, gọi là thờ mẫu. Ngoài ra, người Việt Nam còn tạo ra
những “Phật bà” riêng của mình: phật mẫu – Man Nương, Quan âm thị
kính…
Việt Nam có khá nhiều chùa mang tên các bà: chùa bà Dâu, chùa
bà Đanh, chùa bà Đậu… Đa số các phật tử là nữ giới.
c.


Tính linh hoạt:

Tính linh hoạt được thể hiện trong cách tu luyện, trong cách đặt tên
tượng phật và trong cách trang trí tượng phật
Về cách tu luyện, người Việt Nam coi trọng việc sống phúc đức,
trung thực hơn là đi chùa:
“thứ nhất là tu tại gia, thứ nhì tu chợ, thứ ba tu chùa”
Coi trọng truyền thống thờ ông bà, cha mẹ hơn là thờ phật:
“Tu đâu cho bằng tu nhà
Thờ cha, kính mẹ ấy là chân tu”
Về cách đặt tên tượng phật, tên gọi của tượng phật Việt Nam mang
tính rất mộc mạc và dân gian: Ông nhịn ăn mà mặc (Tuyết Sơn gầy ốm),
ông nhịn mặc mà ăn (Di- lặc to béo), Ông bụt ốc ( thích ca tóc quăn)…
Về cách trang trí tượng phật, tượng phật Việt Nam mang dáng dấp
hiền hòa, nhiều tượng phật được tạc theo lối không phải tọa trên tòa sen
mà là chân co, chân duỗi rất thoải mái, giản dị…
3.

Các đặc trưng của Phật Giáo Việt Nam được minh chứng
tại chùa Dâu

a.

Tính tổng hợp:

Hòa nhập dung hòa vơi tín ngưỡng dân gian như thờ nước, thờ
đá và thờ cúng tổ tiên
Tín ngưỡng thờ thần tự nhiên là một vùng rộng, vì người dân Kinh
Bắc trồng lúa nước nên họ phải thờ các hiện tượng tự nhiên. Một sự thật
là: Trước khi bị cạn và biến thành con sông chết, sông Dâu và sông Tiêu

Tương chảy theo hướng Bắc – Nam, hướng có độ dốc lớn, thường gây ra
lũ do lượng nước dồn về nhanh. Cả vùng Dâu – Keo, Đình Bảng ngày
xưa đều thường xuyên có lụt.
-

Chùa Dâu gắn liền với truyện cổ tích Tứ pháp của người Việt xưa:

7


“Truyện kể rằng, thuở xưa nàng Man Nương ở vùng Dâu, vì thiền
sư Khâu Đà La bước qua người mà mang thai, sinh ra đứa con đem trả
nhà sư. Thiền sư bỏ đứa trẻ vào gốc cây dung thụ, lại đưa cho Man
Nương cây thiền trượng có thể làm phép lấy nước cứu dân bị hạn hán.
Ngày cây dung thụ bật gốc trôi về sông Dâu, thái thú Sĩ Nhiếp muốn vớt
lên nhưng không sao làm được, chỉ có nàng Man Nương dùng dải yếm
buộc vào nhẹ nhàng đem lên bờ.
Từ thân cây thần kì ấy, người dân tạc bốn pho tượng Nữ thần Pháp
Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện, tức là bốn chị em thần Mây, Mưa,
Sấm, Chớp của tín ngưỡng nông nghiệp, và đặt thờ ở bốn ngôi chùa Dâu,
Đậu, Tướng, Dàn. Giữa cây dung thụ còn một khối đá, gọi là Thạch
Quang Phật, được thờ chung ở chùa Dâu. Bà mẹ Man Nương khi mất
được thờ trong chùa Tổ cách đó không xa.”
Từ câu truyện cổ đó, đã tạo nên một hệ thống chùa Tứ Pháp rất đặc
biệt của riêng người Việt: chùa thờ Nữ thần nông nghiệp, với mong ước
mưa thuận gió hòa, hạn chế thiên tai. Có thể nói, hệ thống tín ngưỡng
thờ Tứ Pháp là hiện tượng tín ngưỡng bản địa của nước ta mang đậm
màu sắc của nền văn minh lúa nước kết hợp với Phật giáo - tôn giáo du
nhập từ Ấn Độ.
Bên cạnh đó, sự dung hòa với tín ngưỡng dân gian còn được thể

hiện ở ý nghĩa của lễ hội chùa Dâu: “Ý nghĩa quan trọng nhất của hội
Dâu là cầu cho mưa thuận gió hòa, ước vọng ngàn đời của cư dân nông
nghiệp, một lễ hội Phật giáo lớn của vùng đồng và Trung du Bắc Bộ.
Mỗi dịp lễ hội hàng năm với sự diễn lại sự tích của các vị Tứ Pháp, Man
Nương, hội chùa Dâu đã biểu lộ sự sùng bái tín ngưỡng phồn thực cổ
xưa của cư dân vùng lúa nước”. Trong lễ hội còn có nghi thức “tắm
tượng” – nghi thức này thể hiện yếu tố chính trong văn hóa Việt Nam là
“nước”.Theo sử sách ghi chép lại, chùa Dâu xứ Kinh Bắc xưa kia là nơi
thường tổ chức các lễ cầu mưa. Sau này, sử sách Việt Nam từ Lý - Trần
- Lê đều chép rằng: “Mỗi khi đại hạn nhà Vua thuờng đi cầu mưa ở chùa
Pháp Vân hay rước tuợng Pháp Vân ( bà Dâu ) từ xứ Kinh Bắc về kinh
thành Thăng Long, đặt tuợng ở chùa Một Cột để làm lễ cầu đảo. Khi nào
có mưa mới rước tượng trở về xứ Kinh Bắc”.
Trong chùa Dâu ngoài thờ Phật còn có bàn thờ Trạng Nguyên Mạc
Đĩnh Chi – người đã có công xây dựng lại chùa vào thế kỷ XIV.
- Điện thờ đa dạng, tích hợp thêm nhiều vị thần của các tôn giáo
khác
Điều này có thể thấy rõ khi quan sát kiến trúc thờ thần Phật của
Chùa Dâu: Tiền đường của chùa Dâu thờ Hộ pháp và mười tám vị Kim
Cương. Gian thiêu hương đặt tượng Cửu Long, hai bên có tượng các vị

8


Diêm Vương, Tam châu Thái tử, Mạc Đĩnh Chi. Thượng điện để tượng
Bà Dâu (Pháp Vân), Bà Đậu (Pháp Vũ), và các hầu cận. Các pho tượng
Bồ tát, Tam thế, Đức ông, Thánh tăng được đặt ở phần hậu điện phía sau
chùa chính.
b.


Khuynh hướng thiên về nữ tính

Đặc điểm này được thể hiện chung trong hướng chùa và các pho
tượng phật được thờ trong chùa. Một nhà nghiên cứu đã nhận đinh rằng:
“Phật Việt Nam vẫn là vẻ đẹp nữ, chứ không phải vẻ đẹp nam. Nhất là
những tượng Phật ở chùa Dâu, rất nữ tính, đôi tay và ngực rất nõn nà,
đẹp gợi cảm.”
Trước hết, nói về hướng chùa, chùa Dâu quay về hướng Tây –
hướng chùa Tổ “chầu về hướng mẹ”. Đây là một biểu hiện của tính nữ
trong phật giáo Việt Nam.
Ở gian giữa chùa có tượng Pháp Vân uy nghi, trầm mặc, màu đồng
hun, cao gần 2 m. Tượng có gương mặt đẹp với nốt ruồi to đậm giữa trán
gợi liên tưởng tới những nàng vũ nữ Ấn Độ, tới quê hương Tây Trúc.
Pho tượng màu gụ, được ngồi trên tòa sen như tượng Phật, nét mặt như
một người mẹ hiền từ nhìn xuống, bàn tay phải đưa ra như vỗ về an ủi,
tay trái đặt trong lòng. Bốn phía tòa sen có các vòng sắt để có thể di
chuyển tượng trong ngày lễ hội. Tượng được phủ lớp áo vàng, ngày hội
khi làm lễ tắm tượng mới thay áo.Tượng Pháp Vân được đặt ở chính
điện, thể hiện lòng tự cường dân tộc và tôn vinh những phụ nữ tài năng
đức độ.
Pháp Vũ thờ ở chùa Đậu, cách đó không xa. Thời chiến tranh, quân
Pháp đóng trong chùa Đậu, và đã phá hủy chùa. Dân làng phải đem
tượng Pháp Vũ sang đặt cùng với chị ở chùa Dâu. Tượng Pháp Vũ với
những nét thuần Việt, đức độ, cao cả.
Ở hai bên là tượng Kim Đồng và Ngọc Nữ.Hai pho tượng rất riêng,
được tạc theo lối tả thực, không cách điệu như những tượng thờ thông
thường. Hai pho cao bằng người thật,hai tay giơ lên hướng vào phía
tượng Pháp Vân., gợi nhớ tới những cô thôn nữ của miền quê quan họ.
Dáng người thắt đáy lưng ong uyển chuyển, vành khăn vấn trên đầu bình
dị và mềm mại, chiếc áo tứ thân mớ ba mớ bảy với dải lụa đào thướt tha,

khuôn mặt sống động, đứng trong tư thế của một điệu múa cổ xưa, đặc
biệt tượng Ngọc nữ vấn khăn, rẽ tóc mang đậm tâm hồn người Việt.
Phía trước là một hộp gỗ trong đặt Thạch Quang Phật là một khối
đá, tương truyền là em út của Tứ Pháp.

9


Hai bên tượng Pháp Vân còn hai tượng nữ thần giữ chùa, để khi
các Bà về thăm mẹ chùa có người coi sóc.
Quan sát tượng Phật mẫu trong chùa, ta có thể thấy Phật mẫu mang
vẻ đẹp gợi cảm của phụ nữ, điều này rất đặc biệt trong nghệ thuật Phật
giáo Việt Nam. Khác hẳn các pho tượng Phật khác, tượng Phật Mẫu đều
tạc Phật mình trần, quấn váy lên gần ngực. Thân tượng mềm nuột, thon
thả, thế tượng ngồi xếp bằng chắc chắn dáng toạ thiền, những nếp váy
đều đặn tạo cảm giác vừa cao xa chốn tâm linh, vừa mềm mại nét thân
gần người phụ nữ trần thế.Nhận định về chùa Dâu, một nhà nghiên cứu
đã có ý kiến “Đứng về mặt nghệ thuật, không nơi đâu ở Việt Nam có
một tập hợp điêu khắc gắn bó với truyền thuyết huyền thoại, với tính gợi
tình và cái đẹp nữ tính huyền bí đến như vậy”.
Về động tác nửa vời của đôi tay. Thường làm tượng, nhất là tượng
Phật đôi tay đều được đặt đúng điểm dừng, cũng là điểm bắt đầu, nên tạo
ra cảm giác tĩnh tại. Ở tượng Phật Mẫu lại thể hiện đôi tay thật động.
Một tay đưa lên phía ngực làm phép, bàn tay mở ra năm ngón an nhiên.
Tay kia hạ xuống, ngửa ra cứu độ vỗ về. Hai tay thật động này ăn nhịp
với khuôn mặt như đang cúi xuống nói cười an ủi.
Tượng Phật thường qui phạm, khuôn mẫu. Tượng Phật Mẫu vùng
Dâu là những đột biến trong nghệ thuật tôn giáo ở Việt Nam. Phật tính ở
đây đã nhường cho nữ tính, tươi và ấm như chính cuộc sống của con
người

Các pho tượng Phật trong chùa Dâu đều có gương mặt đầy đặn,
đôn hậu, thiên về tính nữ cũng là một biểu hiện của khuynh hướng “ Nữ
tính hóa” rất Việt Nam này.
Lễ hội chùa Dâu hàng năm vào ngày tám tháng tư âm lịch- ngày
phật đản theo truyền thống cổ và cũng là ngày kỷ niệm Phật mẫu Man
Nương sinh hạ nữ nhi
Chùa Dâu nằm trong hệ thống chùa Thờ Mẫu. Thờ Mẫu là một
hình thức thờ cúng tín ngưỡng đặc trưng của các cư dân nông nghiệp thể
hiện sự kính trọng đối với quyền năng sinh sản và biết ơn tổ tiên. Trong
nền nông nghiệp cổ sơ, giống cái giữ vai trò quan trọng trong sản xuất
trực tiếp ra của cải, do đó các Thần - Phật Tứ Pháp cũng được tôn thờ
dưới hình tượng của các nữ thần. Tôn thờ Mẫu Phật (Man Nương),
người có công tái tạo ra một hình thức tôn giáo mới mang đậm tính bản

10


địa, cũng đã đưa Phật giáo thiêng liêng và huyền bí gần gũi hơn với cuộc
sống đời thường
c.

Tính linh hoạt

Về tính linh hoạt, chúng ta có thể nhận ra khi quan sát cả 4 pho
tượng Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi và Pháp Điện: tượng Pháp Vân thì
nghiêm trang thần bí, Pháp Vũ phồn thực đầy đặn; Pháp Lôi thì thô
mạnh; Pháp Điện là em út nên xinh đẹp thanh tú.
Vẫn là những mặt tượng đầy đặn phúc hậu, nhưng 4 pho tượng
Phật Mẫu là 4 chân dung cá tính khác nhau. Đều trong tư thế nhìn xuống
nhưng có đôi mắt biểu lộ vẻ dịu dàng đằm thắm, có đôi mắt lại nhấp

nháy trẻ trung, có đôi mắt mơ màng sương khói...Tất cả đều sống động
với đôi môi biểu cảm da thịt trần gian. Hình khối rõ ràng chuyển động từ
mắt xuống mũi, gò má, khoé miệng, cằm với những nét nhấn có chủ ý,
cho cuồn cuộn sinh khí thần thái các vị nữ thần tự nhiên trong chức năng
nuôi dưỡng phồn thực cho đất đai mùa màng thuận hoà.
C.

Kết Luận

Đạo Phật là đạo của hòa bình và con người, một tôn giáo không
giáo điều và không hề phủ nhận các hệ tư tưởng khác. Đạo Phật truyền
bá đến đâu lập tức được tiếp nhận mà không gặp sự chống đối từ các nền
văn hóa và con người bản địa, mà lại hòa đồng và cộng sinh, mang đến
sự khởi sắc và sinh lực mới cho các nền văn hóa
Về Chùa Dâu, ta gặp sự giao hòa đẹp đẽ giữa tư tưởng Phật giáo
chính thống, một dạng thức văn hóa tinh thần ngoại nhập, với tâm linh,
tinh thần bình dân, thuần phác. Ta cũng lại thấy ở đây một minh chứng
rõ nét cho quá trình tiếp biến văn hóa, sự Việt hóa những giá trị tinh thần
khi nhập nội. Nó cộng hình tượng nam với hình tượng nữ, Phật cộng với
Man Nương ra hình tượng Phật mẫu Man Nương. Đó là dấu ấn bản địa,
dấu ấn của một giai đoạn mẫu hệ còn tồn tại. Có thể kết luận rằng, Đạo
Phật đến chùa Dâu sớm nhất, người xứ Bắc đã chọn lọc và sáng tạo ra
dòng thiền độc đáo Việt Nam mà người xưa quen gọi là hệ thống Tứ
pháp. Đặc trưng của dòng thiền này là người phụ nữ được đề cao.
Chùa Dâu – Bắc Ninh là một di tích còn lại của trung tâm Phật giáo
cổ nhất Việt Nam – Luy Lâu, nơi đây mang đầy đủ những đặc điểm của
Phật giáo Việt Nam với tính tổng hợp, đa dạng dung hòa với tín ngưỡng
dân gian, thiên về nữ tính đồng thời cũng rất linh hoạt. Chùa Dâu là một
nét độc đáo trong sự kết hợp giữa Phật giáo Ấn Độ và tín ngưỡng dân


11


gian của người Việt. Chùa Dâu trở thành trung tâm của Thiền phái Tì ni
đa lưu chi – Thiền phái đầu tiên của Phật giáo Việt Nam.Ngôi chùa đã
gắn liền với bao biến cố thăng trầm của Phật giáo Việt Nam nói chung
và Phật giáo nơi vùng Kinh Bắc nói riêng từ những ngày ở buổi sơ khai.
Hiện nay, chùa Dâu đang được Nhà nước và Giáo hộiPhật giáo
Việt Nam quan tâm trùng tu, tôn tạo để xứng đáng với tên gọi "Trung
tâm của Phật giáo Việt Nam”. Là một người con đất Kinh Bắc nhưng
hiểu biết còn hạn hẹp về giá trị văn hóa của những địa danh quê hương
mình, qua bài thu hoạch này, tôi mong muốn rằng sẽ giúp người đọc có
những kiến thức cơ bản nhất về một trung tâm Phật giáo- Chùa Dâu –
Bắc Ninh.

1
2

Danh mục tài liệu tham khảo
Trần Ngọc Thêm, Cơ sở Văn hóa Việt Nam, 2/1999
Trần Quốc Vượng, cơ sở văn hóa Việt Nam, 8/1998

3

Chùa Dâu,Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

4

/>Chùa Dâu - Nơi khởi nguồn đạo Phật Việt Nam, KTS. Trịnh


D.

Thắng
/>5

Vai trò của người phụ nữ trong văn hóa Phật giáo Việt
NamPGS.TS Lương Huỳnh Khuê,
/>
6

Viet-Nam.html
Chùa Dâu, Bắc Ninh ngôi chùa cổ nhất Việt Nam, bắc
Giang, />Chua_Dau_Bac_Ninh_ngoi_chua_co_nhat_Viet_Nam

12



×