Tải bản đầy đủ (.doc) (95 trang)

Phân tích vai trò của du lịch đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia và trên toàn thế giới liên hệ với việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (977.51 KB, 95 trang )

Câu 1 :Phân tích vai trò của Du lịch đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia và trên toàn
thế giới. Liên hệ với Việt Nam?
1. Phân tích vai trò của DL với nền kinh tế mỗi quốc gia và trên TG
Du lịch có vai trò then chốt trong sự phát triển kinh tế xã hội của một đất nước. Đối
với nhiều đất nước hay các quốc đảo thì du lịch đóng một vai trò chủ chốt bởi sức hút
mạnh mẽ của đồng tiền đối với hàng hóa, dịch vụ và cơ hội việc làm trong những
ngành công nghiệp dịch vụ có liên quan đến du lịch, bởi đây là một ngành mang tính
chất liên ngành. Các ngành công nghiệp dịch vụ có thể kể đến là dịch vụ giao thông
vận tải như tàu thuyền, taxi, nơi ăn chốn ở như nhà nghỉ, khách sạn, nơi vui chơi giải
trí và các ngành công nghiệp dịch vụ thể hiện tính hiếu khách khác như các khu nghỉ
mát cao cấp.Du lịch được coi là ngành ưu tiên hàng đầu trong nền kinh tế ở các quốc
gia bởi vì :
-

Du lịch có thể cực đại hóa hiệu quả của con người, tự nhiên, văn hóa và nguồn tài nguyên

kĩ thuật của đất nước
-

Nó là ngành công nghiệp đòi hỏi nhiều nhân công, cung cấp việc làm chất lượng cao

đóng góp vào để nâng cao chất lượng cuộc sống.
-

Ngành này có thể khả năng tập trung trước hết vào những khu vực nông thôn với những

chương trình với vốn đầu tư thấp và hợp lí.
-

Nó có thể mở rộng theo cả chiều xuôi và ngược những liên kết kinh tế mà có thể gây


dựng nên tổng thu nhập, việc làm (đặc biệt là cho phụ nữ, thanh niên, người tàn tật mang lại
sự công bằng xã hội), đầu tư và tăng lợi nhuận của chính quyền trung ương, nhà nước và địa
phương.
-

Ngành du lịch cũng có thể giúp lưu thông những mức độ nhất định của các loại tiền tệ

mạnh như một ngành công nghiệp xuất khẩu.


-

Nó có thể thúc đẩy nền hòa bình, nâng cao sự hiểu biết lẫn nhau và đóng góp xây dựng

nên một quốc gia thống nhất và sự bền vững mang tính lãnh thổ.
Đóng góp cho toàn bộ nền du lịch thế giới, WTTC có những dự báo sau:


Nhu cầu du lịch: Thống kê toàn bộ tiêu dùng, đầu tư, hỗ trợ từ chính phủ và xuất
khẩu, WTTC hy vọng con số tăng trưởng của lữ hành và du lịch trong năm 2005 sẽ
tăng 5.4%, đạt tổng cộng 6.2 nghìn tỷ đô la. Còn đối với giai đoạn 10 năm (2006 2015), hội đồng hy vọng tốc độ tăng trưởng sẽ đạt 4.6% mỗi năm, chứng minh cho
tương lai khá hơn của du lịch trong một quãng thời gian dài.



Xuất khẩu du lịch: Sự lớn mạnh của đồng bảng Anh và đồng Euro so với đồng đô la
Mỹ hy vọng sẽ đẩy việc xuất khẩu du lịch sẽ đạt gần 820 tỷ đô la, tăng trưởng 7.3%
trong năm 2005




GDP: Sự đóng góp của lữ hành và du lịch vào nền kinh tế thế giới đã được chứng
minh bằng con số 3.8% trong tổng GDP và tất cả những đóng góp trực tiếp và gián
tiếp của lữ hành và du lịch hy vọng sẽ chiếm tổng cộng 10.6% GDP trong năm 2005.



Lao động: Công nghiệp du lịch và lữ hành toàn cầu sẽ mang đến thêm 2.1 triệu công
ăn việc làm trong năm 2005, vượt qua con số của năm 2004, và tổng cộng tạo ra 74.2
triệu công việc, chiếm 2.8% lao động trên toàn thế giới. Trong một viễn cảnh rộng
lớn hơn, hy vọng kinh tế du lịch và lữ hành (cả lao động trực tiếp và gián tiếp) sẽ tạo
ra thêm 6.5 triệu công việc cho nền kinh tế thế giới, tổng cộng là 221.6 triệu công ăn
việc làm, chiếm 8.3% lao động toàn cầu.

Báo cáo của Tổ chức Lao động thế giới (ILO) cho biết công nghiệp lữ hành và du lịch đóng
góp tới 9% GDP cho nền kinh tế thế giới và tạo ra 235 triệu việc làm trong năm 2010,
chiếm 8% việc làm thế giới.
2. Liên hệ VN
Dù ra đời từ năm 1960 nhưng du lịch Việt Nam chỉ thực sự phát triển, đặc biệt trong khoảng
20 năm lại đây. Từ chỗ chỉ đón khoảng 250.000 lượt khách quốc tế vào năm 1990, đến năm


2009, cả nước đón 3,8 triệu lượt khách quốc tế, 25 triệu lượt khách nội địa với thu nhập từ
du lịch đạt khoảng 70 nghìn tỷ đồng, thu hút khoảng 8,8 tỷ USD, chiếm 41% tổng số vốn
đăng ký FDI vào Việt Nam.Hiện du lịch đóng góp khoảng 5% GDP của quốc gia. Từ năm
1991 đến năm 2009, lao động trực tiếp trong lĩnh vực du lịch tăng gần 20 lần, từ 21.000
người lên 370.000 người và lao động gián tiếp khoảng trên 700.000 người…
Việt Nam đứng thứ 12/181 quốc gia tăng trưởng du lịch dài hạn
Theo đó, đóng góp trực tiếp của du lịch Việt Nam năm 2010 vào GDP là 73.800 tỷ đồng
(tương đương gần 4 tỷ USD), chiếm 3,9% GDP; lao động trực tiếp tham gia vào lĩnh vực du

lịch là 1.397.000 người, khoảng 3% tổng số lao động toàn quốc. Tuy nhiên, các con số gián
tiếp (khá chính xác vì tính theo tài khoản vệ tinh) cao hơn rất nhiều. Ngành du lịch đóng góp
gián tiếp tới hơn 231.200 tỷ đồng vào GDP (tương đương 12,5 tỷ USD), khoảng 12,4%
GDP; có 4.539.000 người hoạt động gián tiếp trong lĩnh vực du lịch, chiếm 9,9% tổng lao
động toàn quốc. Năm 2020, dự kiến đóng góp gián tiếp của ngành Du lịch sẽ là 738.600 tỷ
đồng (tương đương 32,658 tỷ USD), khoảng 13,1% GDP; có 5.651.000 công ăn việc làm
gián tiếp trong du lịch, chiếm 10,4% tổng số việc làm.
Giá trị tăng trưởng của du lịch là 3,4% năm 2010 và sẽ tăng lên 7,3%/năm trong 10 năm tới.
Thu nhập du lịch nhờ xuất khẩu tại chỗ từ khách quốc tế và hàng hóa du lịch dự kiến tạo ra
84.700 tỷ đồng (tương đương 4,58 tỷ USD), chiếm 6,7% tổng xuất khẩu cả nước trong năm
2010. Năm 2020 sẽ đạt 285.300 tỷ đồng (tương đương 12,6 tỷ USD), chiếm 7,3% tổng xuất
khẩu cả nước
Câu 2.Tại sao “Du lịch có trách nhiệm” đang trở thành xu hướng mới trên phạm vi
toàn cầu?
Du lịch có trách nhiệm là “những hoạt động và quá trình du lịch trực tiếp hoặc gián tiếp
giảm thiểu tác động tiêu cực về kinh tế, xã hội, môi trường; mang lại lợi ích kinh tế nhiều
hơn cho cư dân địa phương và nâng cao sự phồn thịnh cho cộng đồng điểm đến du lịch”.


Du lịch có trách nhiệm giải quyết vấn đề vướng mắc giữa phát triển và bảo tồn; là phương
thức phát triển bền vững với tính nhân văn sâu sắc, phát triển vì con người đảm bảo cân đối
giữa các yếu tố: bên trong (cư dân địa phương), bên ngoài (du khách), trung gian (doanh
nghiệp). Đây cũng chính là 3 thành phần trọng tâm tham gia và cùng hưởng lợi khi thực hiện
quá trình du lịch có trách nhiệm.
Khái niệm du lịch có trách nhiệm thân thiện với môi trường, xã hội để phát triển bền vững
hiện đang được các nhà làm du lịch và chính quyền quan tâm, trên thế giới xu hướng du lịch
có trách nhiệm đang được nhiều doanh nghiệp khách sạn, lữ hành hướng đến. Trước đây, xu
hướng này đã xuất hiện ở nhiều tour du lịch của các nước, hấp dẫn cả du khách lẫn cộng
đồng cư dân địa phương nhưng nhiều người vẫn chưa gọi tên đó là “du lịch trách nhiệm”.
Với du lịch trách nhiệm thì vấn đề môi trường, bảo tồn và bền vững luôn được coi trọng

và đặt lên hàng đầu, đây vốn là các vấn đề nan giải trên toàn thế giới hiện nay, khi mà toàn
cầu đang đứng trước bờ vực của ô nhiễm môi trường, hiện đại hoá làm mai một đi các
giá trị văn hoá ngàn đời, đồng thời mất đi các giá trị nhân văn, văn hiến. Do đó du lịch
có trahcs nhiệm ra đời như một phương thuốc hữu hiệu cho căn bệnh nan giải này, đồng thời
tạo nên một tiếng chuông cảnh tỉnh cho các nguy cơ mà toàn thế giới mắc phải, đương nhiên
du lịch trách nhiệm đc hưởng ứng và ngày càng trở nên phổ biến rộng rãi trên toàn cầu.
Câu 3: Trình bày những đặc điểm của các loại hình du lịch có trách nhiệm? Lấy ví dụ
minh hoạ?
5 đặc điểm chính của du lịch có trách nhiệm là:


Giảm thiểu các tác động tiêu cực.



Xây dựng và nâng cao nhận thức về môi trường và văn hóa.



Tạo ra những trải nghiệm tích cực cho khách du lịch và doanh nghiệp.



Trực tiếp mang lại những lợi ích cho việc bảo tồn văn hóa và môi trường.



Đem lại cơ hội và tối đa hóa sản xuất, thu nhập và việc làm cho người dân địa
phương.



Ví dụ : Về phía người dân, nhờ có du lịch mà họ có thêm thu nhập, ý thức hơn về việc giữ
gìn làng nghề truyền thống và nhất quyết thực hiện việc trồng rau sạch để đảm bảo thương
hiệu và danh tiếng của làng nghề. HoiAn Travel- doanh nghiệp lữ hành xây dựng chương
trình tour thì hỗ trợ và thực hiện trách nhiệm của mình bằng cách chia sẻ lợi nhuận cùng địa
phương, hỗ trợ làng rau quảng bá thương hiệu, xây dựng các sản phẩm mới. 50% tiền bán vé
nộp ngân sách UBND xã Cẩm Hà (nơi có làng rau).
Ngay sau cơn bão số 9 tàn khốc năm vừa qua, du khách đến với làng rau đã xắn tay cùng cư
dân làng rau dọn dẹp những mảnh vườn đổ nát, cùng vun xới lại những luống rau sạch,
xanh. Còn doanh nghiệp thì hỗ trợ giống, vốn để người dân vực lại sản xuất.
Hay như đầu năm 2010, Le Nguyen Travel đã đón 9 du khách Canada đến phố cổ Hội An
lưu trú gần 1 tháng trời tại những ngôi nhà của cư dân địa phương và cùng tham gia sinh
hoạt hằng ngày với gia đình, tham gia các hoạt động phụ giúp nấu ăn, lau nhà cửa... cho
người già, tàn tật , trẻ em tại Trung tâm xã hội Quảng Nam và Trung tâm trẻ mồ côi Hội An.
Họ cùng học tiếng Việt, học nấu ăn, phụ giảng trẻ em học tiếng Anh, học làm gốm ở làng
gốm Thanh Hà, làm nông ở làng rau Trà Quế... với người dân. Và quan trọng hơn, trong suốt
thời gian lưu trú, du khách đã không sử dụng máy điều hòa để tiết kiệm điện và lưu trú trong
thời gian dài tại một địa điểm để hạn chế sử dụng các phương tiện đi lại ảnh hưởng đến môi
trường.
Câu 4 :Anh (chị) hãy phân tích mối quan hệ tác động qua lại giữa DLST, đa
dạng sinh học ( ĐDSH) và tác động môi trường toàn cầu(TĐMTTC)?
Hiện nay chúng ta đang sống trong một thế giới có nhiều biến đổi lớn: khí hậu biến đổi,
nhiệt độ quả đất đang nóng lên, mực nước biển đang dâng lên, dân số tăng nhanh, sự xâm
nhập của các loài ngoại lai ngày càng nhiều, các sinh cảnh đang bị co hẹp lại và phân cách
nhau, tốc độ mất mát các loài ngày càng gia tăng, sức ép của công nghiệp hoá và thương mại
toàn cầu ngày càng lớn, trao đổi thông tin ngày càng rộng rãi, nhanh chóng, thuận lợi. Tất cả
những thay đổi đó đang ảnh hưởng lớn đến công cuộc phát triển của tất cả các nước trên thế


giới và cả nước ta, trong đó có việc làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và ô nhiễm môi

trường.
Tài nguyên thiên nhiên trong đó có nguồn tài nguyên sinh học hay nói một cách tổng thể hơn
là đa dạng sinh học là cơ sở của sự sống còn và phát triển của các dân tộc, dù ở thời đại nào
hay ở địa phương nào trên thế giới. Biến đổi toàn cầu đang có xu hướng ảnh hưởng xấu đến
các dạng tài nguyên thiên nhiên, giảm sút chất lượng môi trường ngày càng rõ ràng ở khắp
mọi nơi. Để phát triển bền vững, có lẽ chúng ta cần phải lưu ý hơn nữa đến vấn đề biến đổi
toàn cầu, nhất là biến đổi khí hậu toàn cầu, phải xem tác động của biến đổi toàn cầu là một
nhân tố quan trọng trong sự phát triển để có những biện pháp kịp thời làm giảm bớt những
tổn thất gây ra do những tác nhân mà nhiều nhà khoa học đã tin rằng đó là hậu quả của biến
đổi toàn cầu mà không thể ngăn chặn ngay được .
Sự biến đổi toàn cầu ảnh hưởng đến các dạng tài nguyên thiên nhiên có thể là: Thay đổi
lý sinh học: Con người đã làm thay đổi một cách cơ bản Trái đất bằng các hoạt động của
mình:
- Làm cho các hệ sinh thái và sinh cảnh bị biến đổi và phân mảnh.
- Thay đổi chu trình thuỷ văn. Các hoạt động của con người đã làm giảm sút một cách đáng
kể số lượng và chất lượng nguồn nước ngọt của thế giới. Các hoạt động thiếu quy hoạch hợp
lý như ngăn sông, đắp đập, chuyển đổi đất ngập nước, mất rừng, gây ô nhiễm, đồng thời nhu
cầu ngày càng tăng nhanh và nhiều của con người về nguồn nước ngọt đã làm thay đổi các
dòng nước tự nhiên, thay đổi quá trình lắng đọng và làm giảm chất lượng nước. Tất cả
những điều đó đều tác động tiêu cực lên sự phát triển, làm suy giảm đa dạng sinh học, lên
chức năng của các hệ thống thuỷ vực trên thế giới.
- Sự xâm nhập của các loài ngoại lai đang tăng lên với tốc độ đáng lo ngại do tăng nhanh
các hoạt động buôn bán hàng hoá và các loài sinh vật một cách rộng rãi trên thế giới. Sự
xâm nhập của các loài ngoại lai (như ốc bươu vàng hay cây mai dương ở nước ta) hiện đang
là mối đe dọa lớn nhất lên tính ổn định và đa dạng của các hệ sinh thái, chỉ sau nguy cơ mất


sinh cảnh. Các đảo nhỏ và các hệ sinh thái thuỷ vực nước ngọt là những nơi bị tác động
nhiều nhất.
- Mất đa dạng sinh học ngày nay đang diễn ra một cách nhanh chóng chưa từng có,

kể từ thời kỳ các loài khủng long bị tiêu diệt cách đây khoảng 65 triệu năm và tốc độ biến
mất của các loài hiện nay ước tính gấp khoảng 100 lần so với tốc độ mất các loài trong lịch
sử Trái đất, và trong những thập kỷ sắp tới mức độ biến mất của các loài sẽ gấp 1.000
-10.000 lần (MA 2005) . Có khoảng 10% các loài đã biết được trên thế giới đang cần phải có
những biện pháp bảo vệ, trong đó có khoảng 16.000 loài được xem là đang có nguy cơ bị
tiêu diệt. Trong số các loài thuộc các nhóm động vật có xương sống chính đã được nghiên
cứu khá kỹ, có hơn 30% các loài ếch nhái, 23% các loài thú và 12% các loài chim (IUCN
2005), nhưng thực tế số loài đang nguy cấp lớn hơn rất nhiều.
2. Mối quan hệ giữa môi trường và phát triển du lịch
2.1 Ảnh hưởng của môi trường đến hoạt động phát triển du lịch
Sự phát triển của bất kỳ ngành kinh tế nào cũng gắn liền với vấn đề môi trường. Điều này
càng đặc biệt có ý nghĩa đối với sự phát triển của ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành,
liên vùng, và xã hội hoá cao như du lịch. Môi trường được xem là yếu tố quan trọng ảnh
hưởng trực tiếp đến chất lượng, tính hấp dẫn của các sản phẩm du lịch, qua đó ảnh hưởng
đến khả năng thu hút khách, đến sự tồn tại của hoạt động du lịch.
Những ảnh hưởng chủ yếu của môi trường đến hoạt động phát triển du lịch được thể hiện
trên Sơ đồ …

Như vậy có thể thấy trạng thái môi trường (chất lượng, điều kiện, sự cố-tai biến) ở những
mức độ và khía cạnh khác nhau sẽ có những ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động phát triển
du lịch


2.2 Tác động của hoạt động phát triển du lịch đến môi trường
Hoạt động phát triển du lịch đồng nghĩa với việc gia tăng lượng khách du lịch, tăng cường
phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ và gia tăng nhu cầu sử dụng tài nguyên…, từ đó dẫn đến
sự gia tăng áp lực của du lịch đến môi trường. Trong nhiều trường hợp, do tốc độ phát triển
quá nhanh của hoạt động du lịch vượt ngoài nhận thức và năng lực quản lý nên đã tạo sức ép
lớn đến khả năng đáp ứng của tài nguyên và môi trường, gây ô nhiễm cục bộ và nguy cơ suy
thoái lâu dài.

Các tác động chủ yếu từ hoạt động phát triển du lịch đến môi trường bao gồm :
- Trong giai đoạn xây dựng phát triển du lịch :
Trong giai đoạn xây dựng các khu du lịch, các hoạt động chủ yếu bao gồm san lấp chuẩn
bị mặt bằng; khai thác vật liệu để xây dựng các công trình hạ tầng và dịch vụ du lịch;xây
dựng cơ sở hạ tầng (đường giao thông, hệ thống cung cấp nước và năng lượng, hệ thống thu
gom và xử lý chất thải…); xây dựng các công trình dịch vụ du lịch; các hoạt động vận
chuyển; v.v.
Các hoạt động này sẽ tác động làm ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan, môi trường sống
(nơi cư trú) của nhiều loài sinh vật, làm tăng nguy cơ mất cân bằng trong phát triển các
hệ sinh thái,… Tác động này thường nhận thấy rõ khi phát triển xây dựng các khu du lịch ở
những khu vực có môi trường nhạy cảm như rừng ngập mặn ven biển, các vườn quốc gia,
khu bảo tồn thiên nhiên.
- Trong quá trình hoạt động du lịch:
- Tăng áp lực ô nhiễm môi trường do lượng chất thải (rác và nước thải) từ hoạt động của
khách du lịch trong quá trình tham quan du lịch và từ các cơ sở dịch vụ du lịch.
- Tăng khả năng ô nhiễm môi trường không khí, nước, đất và các hệ sinh thái từ các
phương tiện dịch vụ vận chuyển, vui chơi giải trí, các cơ sở lưu trú…


- Tăng khả năng phát sinh các dịch bệnh do khách mắc phải từ nơi khác.
Tăng nguy cơ suy giảm đa dạng sinh học do có nhu cầu về thực phẩm (đặc biệt là đặc sản),
hàng lưu niệm (được làm từ các loài sinh vật quý hiếm) của du khách; do sự tập trung lượng
lớn du khách trong mùa giao phối; v.v.
- Tăng nguy cơ xói mòn vùng cát ven biển do phát triển các khu du lịch biển.
- Tăng nguy cơ ùn tắc giao thông, tăng áp lực đối với hệ thống hạ tầng xã hội, đặc biệt trong
mùa du lịch, thời gian lễ hội, ngày nghỉ cuối tuần.
Câu 5: Anh (chị) hãy nêu những tác động của vấn đề nhiệt độ toàn cầu tăng lên
đối với DLST?
Các ảnh hưởng nghiêm trọng của vấn đề nhiệt độ toàn cầu tăng lên như là băng tan khiến
mực nước biển dâng lên, phá huỷ hệ sinh thái rừng ngập mặn, giảm diện tích rừng và đất

trồng, thay đổi nghiêm trọng môi trường sống của các loài sinh vật. cụ thể như Các dải đá
ngầm hình thành từ san hô và các loài sinh vật biển ở châu Á, Australia và các nơi khác sẽ bị
đe doạ nghiêm trọng. Tại châu Mỹ, các cánh rừng miền Đông Amazon và các khu rừng nhiệt
đới miền Trung và Nam Mexico sẽ biến thành hoang mạc, gia tăng nguy cơ tiêu huỷ hoàn
toàn nhiều hệ sinh thái với khoảng 30% chủng loại sinh vật trên thế giới có nguy cơ tuyệt
chủng. Các đợt nóng bức chết người, các cơn bão và hạn hán sẽ xuất hiện thường xuyên hơn,
trong khi các bãi trượt tuyến ở dãy núi Alpe sẽ biến mất vì không còn tuyết…việc biến đổi
khí hậu sẽ làm hạn chế sự đa dạng sinh học trên đất liền. Sự phân bổ địa lý của các loài sinh
vật sẽ thay đổi, kéo theo cả sự biến đổi các chu kỳ sinh học như nở hoa, thụ phấn, cũng như
quan hệ giữa động vật săn mồi và con mồi, sinh vật ký sinh và sinh vật chủ… Các dải san hô
ở các đại dương sẽ mất dần màu sắc đa dạng vốn có và chết dần do quá trình a-xít hoá và
nhiệt độ trong nưcớ biển tăng lên, kéo theo sự huỷ diệt của hàng trăm nghìn loài cá…


Có thể thấy sự nóng lên toàn cầu ảnh hưởng trực tiếp và vô cùng nghiêm trọng tới hệ sinh
thái của trái đất, phá huỷ và thay đổi chúng. Điều này khiến cho sự đa dạng sinh thái bị mất
đi, khiến du lịch sinh thái ngày càng trở nên khó khăn cũng như bị thu hẹp dần không gian.
Không chỉ nguồn cung bị ảnh hưởng nghiêm trọng, mà các vấn đề về con người cũng bị đe
doạ vì tác động của hiện tượng nóng lên toàn cầu. Chỉ cần nhiệt độ Trái đất tăng thêm 2oC
so với thời kỳ tiền công nghiệp hoá, cả thế giới sẽ rơi vào tình trạng khốn cùng và hỗn loạn
ngoài sức tưởng tượng. khoảng 2 tỷ người trên thế giới lâm vào tình trạng thiếu nước trong
năm 2050, trong đó có tới 90% người dân châu Á sẽ bị tác hại bởi những tác động của khí
hậu toàn cầu ấm lên. Hàng trăm triệu người châu Phi nữa sẽ bị thiếu lương thực và nước
uống nghiêm trọng. Các vùng châu thổ sông Nile , sông Nigie cùng các vùng châu thổ lớn
đông dân của Trung Quốc, Việt Nam , Bangladesh và nhiều nơi khác ở châu Á sẽ bị ngập lụt
nghiêm trọng do nước biển dâng cao. Với tình trạng khủng hoảng lương thực, thiên tai như
thế, câu hỏi lớn đặt ra cho chúng ta đó là ai sẽ là người đi du lịch và ai sẽ là người làm du
lịch. Với tương lai của sự đói nghèo đó, cầu du lịch nói chung và cầu du lịch sinh thái nói
riêng cũng sẽ giảm nghiêm trọng, khiến cho du lịch sinh thái đứng trước những nguy cơ to
lớn.

Câu 6 : Nguyên nhân tăn g lên của mực nước biển và những nguy cơ tác động tới dlst
a. Nguyên nhân tăng lên của mực nước biển :
Nước biển dâng là sự dâng mực nước của đại dương trên toàn cầu, trong đó không bao gồm
triều, nước dâng do bão… Nước biển dâng tại một vị trí nào đó có thể cao hơn hoặc thấp
hơn so với trung bình toàn cầu vì có sự khác nhau về nhiệt độ của đại dương và các yếu tố
khác. Mực nước biển được đo thông qua hệ thống thiết bị đo triều ký đặt tại các trạm hải văn
hoặc các máy đo độ cao vệ tinh.
Theo Báo cáo đánh giá lần thứ tư của Ban liên chính phủ về BĐKH (IPCC), sự nóng lên
của hệ thống khí hậu đã rõ ràng được minh chứng thông qua số liệu quan trắc ghi nhận


sự tăng lên của nhiệt độ không khí và nhiệt độ nước biển trung bình toàn cầu, sự tan chảy
nhanh của lớp tuyết phủ và băng, làm tăng mực nước biển trung bình toàn cầu.
Mực nước biển tăng phù hợp với xu thế nóng lên do sự đóng góp của các thành phần chứa
nước trên toàn cầu được ước tính gồm: giãn nở nhiệt của các đại dương, các sông băng trên
núi, băng Greenland, băng Nam cực và các nguồn chứa nước trên đất liền.
b. Ảnh hưởng tới du lịch sinh thái
Với VN nói riêng : Tới năm 2100, 14 528 km2 tức 4,4% lãnh thổ của Việt Nam sẽvĩnh viễn
chìm trong nước biển. Hơn 60% hay 39 trong số 64 tỉnh thànhvà 6 trong tổng số 8 vùng kinh
tế trọng điểm của Việt Nam sẽ bị ảnhhưởng. Gần 20% tức 2 057 xã trong tổng số 10 511 xã
sẽ bị nhấn chìmmột phần hoặc toàn bộ. 85% khả năng ngập lụt do hiện tượng nước biểndâng
cao sẽ đe doạ 12 tỉnh thành và nhấn chìm 12 376 km2 ở đồng bằngsông Cửu Long. 8% khu
vực bị ngập do nước biển dâng là rừng hoặc vùng có thảmthực vật tự nhiên (bao gồm cả cây
bụi và đồng cỏ), 67,5% sẽ rơi vào khuvực đồng bằng Sông Cửu Long, 22,5% ở khu vực
Đông Nam Bộ, hầu hếtlà rừng đước và rừng tràm. Nghiên cứu cũng cho thấy 27% diện tích
rừngngập mặn và 20% diện tích rừng đầm lầy sẽ bị ngập hoàn toàn, thậm chíkhu vực bị ảnh
hưởng có thể còn cao hơn với phương pháp dự đoán bằng bản đồ địa hình.
Các khu bảo tồn:
Việt Nam hiện có 128 khu bảo tồn trên cạn và 68 vùngngập nước có tầm quan trọng quốc
gia. Trong đó, 36 khu bảo tồn sẽ bịảnh hưởng một phần hoặc toàn bộ bởi hiện tượng nước

biển dâng. 8 trong27 rừng quốc gia, 16 khu bảo tồn thiên nhiên và 11 khu môi trường
sinhthái, di tích lịch sử văn hoá sẽ bị ngập hoặc có nguy cơ cao. 2 khu vực ở đồng bằng
Sông Cửu long là Rừng Quốc gia U Minh Thượng và khu bảotồn thiên nhiên Bạc Liêu sẽ bị
ngập hoàn toàn. Trong số 68 vùng đất ngậpnước có tầm quan trọng quốc gia do Bộ Tài
nguyên Môi trường VN xếphạng thì có gần 50% đang ở trong tình trạng bịđe dọa cao với 19
khu vựccó khả năng bị ngập vĩnh viễn một phần hoặc toàn bộ.


Việt Nam chỉ là một trong rất nhiều nước chịu ảnh hưởng của sự nóng lên toàn cầu dẫn tới
gia tăng mực nước biển. việc này ảnh hưởng k nhỏ tới du lịch sinh thái Vn nói riêng và du
lịch sinh thái trên thế giới nói chung

7. Những hậu quả của sự thay đổi cơ cấu sử dụng đất đến DLST? Lấy dẫn chứng
minh hoạ cụ thể?
Thay đổi về đất đai sử dụng. Dân số tăng, thay đổi về ăn uống và thay đổi về tiêu chuẩn sống
dẫn tới việc chuyển đổi các khu vực tự nhiên hoang sơ hoặc tương đối hoang sơ sang đất đai
nông nghiệp hoặc đô thị. Xói mòn đất đai, cùng với rừng bị tàn phá, canh tác nông nghiệp
lạc hậu, ô nhiễm là những nguyên nhân dẫn tới ảnh hưởng các khu vực có đa dạng sinh học
và hậu quả là ảnh hưởng tới cơ hội để phát triển DLST.
Dân số tăng dẫn tới chuyển đổi các khu vực tự nhiên hoang sơ hoặc tương đối hoang
sơ sang đất nông nghiệp hay đô thị. VD các khu rừng ở Tây Nguyên hay vùng Tây Bắc Việt
Nam, người dân tộc có thói quen du canh du cư, phá rừng làm nương rẫy hay vì lợi ích kinh
tế mà người ta phá đi những khu rừng già để khai thác gỗ hay chuyển đổi thành khu vực
trồng cay gỗ để khai thác đã ảnh hưởng đến hệ sinh thái của vùng. Rừng Tây Nguyên bị thu
hẹp dẫn đến những loài động vật lớn ko đủ ko gian để sinh sống như voi, chúng đã trở về
bản làng phá phách.
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN BỀN VỮNG TỪ GÓC ĐỘ MÔI TRƯỜNG
Một số vấn đề cơ bản đặt ra cho phát triển du lịch biển bền vững ở Việt Nam từ góc
độ môi trường bao gồm:
-Sự xuống cấp về chất lượng môi trường: Môi trường ven biển và vùng nước ven

biển trực tiếp chịu ảnh hưởng tác động của các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội,
đặc biệt ở những khu vực có hoạt động công nghiệp, cảng biển, phát triển đô thị tập
trung; các vùng cửa sông - nơi các chất thải công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt
ở vùng thượng lưu theo các dòng sông đổ ra biển... là những nguồn gây ô nhiễm,


làm xuống cấp chất lượng môi trường, ảnh hưởng đến hoạt động và sự phát triển
du lịch biển bền vững.
Kết quả khảo sát môi trường tại các khu vực trọng điểm phát triển du lịch vùng ven
biển

cho

thấy:

+ Ở nhiều khu vực như vùng biển ven bờ cửa Lực (Quảng Ninh), cảng Thuận An
(Thừa Thiên Huế), cảng Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu, dọc tuyến hàng hải Hải
Phòng - Đà Nẵng... chỉ số nhiễm đo trong nước đã vượt quá tiêu chuẩn cho phép
(TCCP), trong một số trường hợp lên tới 0,2 mg/1ít - 0,3mg/1ít.
Điều này ảnh hưởng đến chất lượng các bãi tắm, hạn chế khả năng cạnh tranh của
sản phẩm du lịch biển Việt Nam.
+ Hàm lượng kim loại nặng ở nhiều khu vực cũng vượt quá giới hạn cho phép. Ví
dụ: hàm lượng đồng (Cu) ở khu vực Hạ Long, vùng cửa Nam Triệu và quanh bán
đảo Đồ Sơn phổ biến trong khoảng 0,080 – 0,086 mg/1ít; ở khu vực Huế, Đà Nẵng
ở trong khoảng 0,076 - 0,081 mg/1ít, vượt quá giới hạn cho phép là 0,02 mg/1ít.
+ Hàm lượng các vật chất lơ lửng do các hoạt động công nghiệp, khai thác than...
đặc biệt nổi cộm ở Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng... ở Hạ Long, dưới tác động của
hoạt động khai thác than, môi trường không khí tại nhiều nơi đã vượt quá xa chỉ
tiêu cho phép về nồng độ bụi. Những khu vực gần các mỏ khai thác than từ Hòn
Gai đến Cửa Ông nồng độ đạt 3.000 - 6.000 hạt/cm 3, vượt quá giới hạn cho phép

từ 30 – 500 lần.
- Tình trạng xói lở bờ biển: ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại của các khu du lich
ven biển. Nhiều khu du lịch ở miền Trung, điền hình là khu du lịch Thuận An (Thừa


Thiên – Huế) khu du lịch Phan Thiết - Mũi Né (Bình Thuận)... và trên một số đảo
ven bờ như Phú Quốc... đã và đang chịu ảnh hưởng của tình trạng này. Cá biệt như khu du lịch Thuận An, bãi biển đã bị sạt lở nghiêm trọng ảnh hưởng đến hoạt
động tắm biển và xây dựng các công trình du lịch.
- Tình trạng suy giảm rừng ven biển và trên các đảo: Trong tình trạng chung về suy
giảm rừng ở khu vực ven biển và hải đảo ven bờ Việt Nam, tài nguyên sinh vật
trong những năm gần đây cũng giảm sút đáng kể kéo theo sự suy giảm về tính đa
dạng sinh học. Một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng trên là do đời sống
của người dân vùng ven biển còn thấp, vì vậy dẫn đến việc khai thác cạn kiệt tài
nguyên sinh vật, ảnh hưởng đến môi trường khu vực. Trong xu thế đó, nhiều hệ
sinh thái có giá trị du lịch như hệ sinh thái san hô, cỏ biển; hệ sinh thái rừng ngập
mặn; hệ sinh thái đầm phá; hệ sinh thái biển - đảo... bị ảnh hưởng và suy giảm.
Tóm lại, môi trường du lịch vùng biển và ven biển Việt Nam đã có những dấu hiệu
đáng lo ngại, đặc biệt ở các khu vực trọng điểm du lịch như Hạ Long - Cát Bà - Đồ
Sơn, Huế - Đà Nẵng, Vũng Tàu... ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch biển bền
vững ở Việt Nam.

8. Tại sao những thay đổi về lượng mưa có ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển
của DLST?
Thay đổi về lượng mưa. Sự tăng giảm về lượng mưa diễn ra rất khác nhau trên toàn cầu
trong suốt thể kỷ 20. Những nơi có lượng mưa gia tăng sẽ đi kèm với bão, sấm chớp và dẫn
tới tình trạng bão lụt, ngập úng. Trong khi đó những nơi mưa ít đi sẽ trong tình trạng hạn
hán. Những thay đổi này đều ảnh hưởng đáng kể tới DLST.
Những nơi có lượng mưa gia tăng sẽ có thể gây ngập úng, lũ lụt va nguy hiểm hơn là
mưa lớn sẽ dẫn đến tình trạng lở đất, lũ cuốn ở các vùng núi phía Bắc – nơi có hệ sinh thái



đa dạng và là điểm thu hút khách DLST => gây cản trở cuộc hành trình DLST của khách
hay nguy hiểm hơn là làm nguy hại đến sự an toàn của khách.
Những nơi có lượng mưa ít sẽ dẫn đến tình trạng khô hạn và hạn hán. VD như ở Việt
Nam vào mùa khô, nắng nóng, lượng mưa thấp có thể dẫn đến tình trạng rừng khô hạn nguy
cơ cháy rừng cao (cháy rừng U Minh Hạ năm 2008) ảnh hưởng đến hệ sinh thái của vùng =>
anh hưong DLST
9. Anh (chị) hãy giải thích hiện tượng gia tăng đột biến các biến cố thời tiết khắc
nghiệt từ những năm 70 của thế kỷ XX trở lại đây và chứng minh những tác động
của nó đối với DLST?
Những biến cố thời tiết khắc nghiệt. Những biến cố này xuất hiện dưới dạng hiện tượng El
Nino hoặc La Nina, chúng xảy ra thường xuyên hơn kể từ sau 1970s. Đặc biệt, hạn hán và
bão lũ thường xuyên hoành hành ở các nước châu Á và châu Phi, vốn là các nước có đa dạng
sinh học tự nhiên và là nhưng nơi được khách DLST ưa chuộng. Nhìn chung, những sự cố
thời tiết khắc nghiệt cũng ảnh hưởng giống như đối với nhiệt độ tăng, lượng mưa nhiều và
bật thường.
Thế giới vừa chứng kiến một mùa hè với những thảm họa tự nhiên khốc
liệt. Từ lũ lụt đến khô hạn, các hiện tượng thời tiết cực đoan đều có một điểm
chung là những hậu quả vô cùng tàn khốc, không thể lường trước về quy mô
và mức độ. Dù đã được dự báo trước về một trái đất có diễn biến khí hậu bất
thường hơn cùng với sự ấm lên toàn cầu, nhân loại dường như vẫn ngỡ
ngàng trước những tổn thất đang phải gánh chịu.
Thời tiết cực đoan khắp các châu lục
Khắp các châu lục của thế giới đang phải đối mặt và chống chọi với các hiện tượng
thời tiết cực đoan: lũ lụt, khô hạn, nắng nóng. Có khi một khu vực vừa trải qua cơn
khô hạn kỷ lục đã phải đối mặt với thiên tai ở một thái cực khác – lũ lụt.
Châu Á: Hơn 1.200 người đã thiệt mạng do trận lở đất kinh hoàng tại tỉnh Cam
Túc, Trung Quốc và hơn 500 người vẫn mất tích. Lũ lụt và lở đất ở Trung Quốc năm



nay đã giết chết hơn 3000 người và khiến 12 triệu người phải rời bỏ nhà cửa. Mùa
xuân năm ngoái vùng Tây nam Trung Quốc cũng đã phải chống trọi với một trận
khô hạn được coi là tồi tệ nhất trong vòng một thế kỷ và sau đó vùng đất khô hạn
này lại bị lũ lụt tàn phá.
Một đất nước Châu Á khác cũng đang phải gánh chịu những hậu quả tàn khốc của
thiên tai là Pakistan với trận lụt tồi tệ nhất kể từ năm 1929. Cơn mưa dữ dội cuối
tháng 7 vừa qua đã khiến mực nước sông Indus dâng cao, nhấn chìm một vùng
lãnh thổ rộng lớn của Pakistan, khiến ít nhất 1.600 bỏ mạng, hơn 2 triệu người mất
nhà ở và khoảng 20 triệu người chịu ảnh hưởng.
Châu Phi: Trận hạn hán tồi tệ mùa hè năm nay khiến tình trạng đói nghèo thêm
trầm trọng, ảnh hưởng tới 10 triệu người ở 4 quốc gia Tây Phi. Tại Niger, đất nước
bị ảnh hưởng sâu sắc nhất, 7,1 triệu người chịu cảnh đói ăn vì mất gia súc và mùa
màng trong khi giá ngũ cốc leo thang gấp đôi. Trong khi đó, năm ngoái mưa dữ dội
đã phá hủy hoa màu và khiến tình hình sản xuất các loại ngũ cốc ở các quốc gia
Tây Phi bị ảnh hưởng nghiêm trọng, kể cả nước láng giềng Chad và Nigeria.
Châu Mỹ: Tháng 4 năm nay, trận lụt và sạt lở đất đã tấn công Rio de Jaaneiro
của Brazil sau khi trận mưa như trút nước chưa từng có trong bốn thập kỷ đã khiến
212 người bỏ mạng. Lũ lụt một lần nữa hoành hành trở lại vào tháng 6 ở các bang
Alagoas và Pernambuco của Ấn Độ, khiến ít nhất 1000 người mất tích.
Châu Âu: Các nước miền Trung và Đông Âu như Ba Lan, Đức, Hungary, Slovakia
cũng phải chịu đựng trận lũ tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ hồi tháng 5 và tháng 6
năm nay. Nước Anh thì trải qua sáu tháng đầu năm khô hạn nhất kể từ năm 1929
trong khi nước Nga đang chật vật đối phó với tình trạng cháy rừng trên diện rộng do
khí hậu khô nóng, gây thiệt hại 200 000 ha rừng.
Bắc Cực: Đầu tháng 8 một khối băng có diện tích 260 km vuông được phát hiện đã
tách khỏi dòng sông băng ở Greenland, phía sát Bắc Cực. Đây là đảo băng lớn
nhất tách ra ở Bắc Cực trong nửa thế kỷ quan sát. Nhiệt độ của một mùa hè nóng


nhất trong vòng 150 năm lịch sử khí hậu toàn cầu được coi là nguyên nhân gây ra

hiện tượng này.
Những biến cố thời tiết khắc nghiệt có thể làm biến mất hoàn toản 1 số điểm DLST
nổi tiếng trên thế giới:
Vỉa San hô khổng lồ Great Barrier Reef có thể biến mất trong 20 năm tới
Vỉa San hô (Great Barrier Reef - GBR) là một quần thể san hô khổng lồ, lớn nhất thế giới
bao gồm trên 2.900 rạn san hô đơn lẻ và 900 hòn đảo trải dài hơn 3.000 km và tổng diện tích
của quần thể san hô này bao phủ một không gian diện tích mặt nước biển là 344.400 km2.
Tuy nhiên, một trong 7 kỳ quan thế giới này đang bị suy thoái nghiêm trọng bởi sự nóng lên
của Trái đất. Điều đó có thể khiến GBR biến mất trong 20 năm tới.
Charlie Veron, người đứng đầu viện nghiên cứu Khoa học Biển (Marine Science), Úc chia
sẻ trên tờ Times: “Không có một lối thoát, một khe hở nào. GBR sẽ biến mất trong 20 năm
tới hoặc hơn nữa”. Một khi lượng cacbon dioxide đạt tới mức dự đoán vào những năm 2030
và 2060 thì tất cả các rạn san hô đều rơi vào số phận bất hạnh là bị tuyệt chủng. Charlie
Veron nói thêm: “Đây có thể sẽ là hệ sinh thái thiên nhiên đầu tiên trên thế giới bị tuyệt
chủng.”
2. Rừng nhiệt đới Amazon có thể trở thành sa mạc
Amazon là khu rừng nhiệt đới lớn nhất trên thế giới với hàng triệu sinh vật sinh sống cùng
lượng nước ngọt dự trữ lên tới 1/5 tổng số nước trên thế giới. Tuy nhiên, hiện tượng Trái đất
nóng lên cùng nạn phá rừng đang đi ngược lại vai trò của rừng là bể chứa cacbon, chuyển
đổi 30- 60% rừng nhiệt đới thành hoang mạc khô.
Theo dự đoán cho thấy, khu rừng Amazon có thể biến mất vào năm 2050.
2000 hòn đảo của Indonesia có thể biến mất
Ít nhất 2000 hòn đảo nhỏ trên khắp quần đảo Indonesia có thể biến mất vào năm 2030 do
hậu quả của khai thác quá mức và những tác hại khác của môi trường. Indonesia đã mát
24/17500 hòn đảo.


Dãy Alps (Alpơ) có thể bị tan chảy hoàn toàn
Các sông băng đang dần trở nên ấm áp. Mùa đông sẽ khô hơn và mùa hè sẽ nóng hơn do trái
đất nóng lên. Mặc dù lượng tuyết rơi vào năm 2008 – 2009 là đáng kể nhưng tổng thể những

năm gần đây đã thấy tuyết rơi ở độ cao thấp hơn, rút xuống sông băng và lớp băng vĩnh cửu
ở trên cao bị tan chảy. Điều đó có ảnh hưởng đáng kể tới hoạt động du lịch vào mùa đông.
Dự đoán rằng các sông băng sẽ biến mất vào giữa những năm 2030 và 2050.
Maldives có thể bị ngập nước
Các quốc gia thấp nhất và bằng phẳng trên thế giới đang bị xói mòn bờ biển và có thể bị
ngập nước nếu mực nước biển tiếp tục tăng. Điều này liên tưởng tới một viễn cảnh bị tàn
phá cho người dân và du khách du lịch tới những bờ biển cát trắng và mềm mịn. Các nhà
khoa học cho rằng nó chỉ có thể tồn tại được 100 năm nữa trước khi nó biến mất hoàn toàn
vào đại dương quanh nó.

10. Sự lan tràn của bệnh dịch có tác hại như thế nào đối với DLST? Khách DLST cần
trang bị những gì để phòng trách các tác hại của bệnh dịch?
Sự lan tràn của bệnh dịch. TĐMTTC được cho rằng đi kèm với bệnh dịch, ví dụ như sốt rét
và các bệnh tương tự do muỗi và các côn trùng gây hại mang lại. Chắc chắn, những sự cố về
bệnh dịch là nguy cơ cản trở đối với DLST.
Khách DLST cần trang bị để phòng tránh các tác hại của bệnh dịch:
Bệnh sốt rét là bệnh truyền nhiễm từ muỗi truyền bệnh sang con người. Vì vậy khi đi
DL, đb là DLST đến những vùng hoang sơ, chúng ta cần phải đề phòng muỗi đốt và các côn
trùng khác. Nó ko chỉ giúp phòng ngừa bệnh sốt rét mà còn giúp phòng ngừa những bệnh
nguy hiểm khác: sốt vang da, viêm não Nhật Bản, sốt Đănggo. Muỗi mang mầm bệnh sốt rét
thường đốt trong thời gian từ hoàng hôn đến bình minh, muỗi đốt trong thời gian banngày có
thể gay ra những bệnh nguy hiểm khác, vi thế cần phòng tránh muỗi đốt.


Những cách đơn giản để phòng tránh:
-

Mặc đồ bảovềk (quần dài và áo dài tay)

-


ĐÓng cửa sổ và tấm màn chắn có thể ngăn ngừa muỗi vào đốt

-

Dùng màn khi đi ngủ vào ban đêm, tốt nhất nên dùng màn đã xử lý hoá chất. có thể
dùng lều để tránh muỗi.

-

Dùng thuốc ngừa muỗi (thuốc ngừa muỗi tốt nhất là DEET) . Mua hoá chất permethin
về ngâm khủ trùng quần áo, nó có hiệu quả trong vài tuần và khi đi vào các khu rừng
ẩm uớt rậm rạp nên thoa thuốc DEET lên da, đề phòng muỗi, vắt…đốt.

-

Nếu bạn dự định tới các khu vực có dịch bệnh sốt rét nên uống thuốc phòng ngừa
trước theo sự chỉ định của bác sỹ. Và vẫn phải tuân thủ sử dụng thuốc theo sự chỉ dẫn
1 tháng sau khi dời khỏi khu vực có bệnh sốt rét.

-

Nếu bạn bị sốt sau khi đi du lịch trở về, bạn phải nói với bác sỹ rằng bạn đã tới khu
vực có dịch bệnh sốt rét và yêu cầu được thử nghiệm để có biện pháp điều trị chính
xác.

11. Phân tích cấu trúc DLST, trong cấu trúc này, yếu tố nào đóng vai trò là đặc trưng
phân biệt DLST với các loại hình du lịch khác?
Các nhân tố thamgia: khách DL, cty DL, nhà cung cấp, tài nguyên DL,các tổ chức chính
phủ và phi chính phủ

Khách DLST: Các khách du lịch xác định nhu cầu du lịch của mình là tìm hiểu và
thưởng ngoạn các hệ sinh thái chứ không phải cố ý xâm hại và phá huỷ những tài nguyên
quý hiếm.Ý thức đúng đắn khi đi du lịch giúp các khách DLST cân nhắc và suy nghĩ trước
mỗi hành động có khả năng tác động tới môi trường xung quanh.
Những khách DLST có thu nhập cao và vì lợi ích môi trường sống có khuynh hướng sẵn
sàng đóng góp bằng những nguồn lực mà họ có: đóng góp tài chính, đóng góp kiến thức
nghiên cứu khoa học để bảo vệ các hệ sinh thái tại nơi họ đến tham quan được bền vững và
ngày một tốt hơn.
Các nhà KD DL: Các nhà kinh doanh DLST đóng góp tài chính cho chính quyền sở
tại, những nơi quản lý các tài nguyên DLST, bằng những khoản thuế và lệ phí thu được từ


hoạt động kinh doanh du lịch của mình. Bên cạnh đó, những tiêu chí và đòi hỏi cao hơn của
DLST đối với công tác bảo vệ môi trường, gìn giữ các hệ sinh thái khiến các nhà kinh doanh
DLST phải chuẩn bị kỹ lưỡng và đưa ra những yêu cầu cao hơn đối với hướng dẫn viên và
với chính các khách du lịch mà mình phục vụ.
Các công ty lữ hành tổ chức các chương trình DLST đặt ra những tiêu chuẩn như: các đoàn
khách DLST được giới hạn tối đa là 12 khách trong một chương trình du lịch (tour
programme).
Các hướng dẫn viên đòi hỏi phải có khả năng tổ chức tốt, có kiến thức về các hệ sinh thái tại
nơi đến tham quan.
Các chuyên gia sinh thái có thể được mời vào các tour DLST để hỗ trợ hướng dẫn viên trong
việc giới thiệu, thuyết minh về các đối tượng thuộc hệ sinh thái: nguồn gốc hình thành, thời
gian tồn tại, đặc tính tự nhiên, giá trị sinh học...
Các tổ chức phi chính phủ: Các tổ chức NGOs và cá nhân vì môi trường là những
thành phần có thể đóng góp các nguồn lực tài chính, hỗ trợ về mặt kiến thức khoa học, kinh
nghiệm quản lý cho các rừng quốc gia, cho các khu bảo tồn thiên nhiên phục vụ hoạt động
DLST. Ngược lại, chính những đóng góp này đã mang lại cho họ uy tín và danh tiếng về lĩnh
vực thực sự mà họ đang hoạt động.
Ở Mỹ, Leave No Trace (Không để lại dấu vết) là một chương trình quốc gia thực hiện bởi

một tổ chức phi lợi nhuận, được hỗ trợ bởi một số cơ quan chính phủ cũng như các tổ chức
giải trí ngoài trời và công ty thương mại.
Những người dân địa phương: Những người dân địa phương có thu nhập từ việc tham gia
vào hoạt động DLST cũng sẽ hạn chế việc khai thác tài nguyên sinh thái mang tính tiêu cực
như: săn bắt động vật quý hiếm, khai thác bừa bãi gây ảnh hưởng xấu tới các loài thực vật có
giá trị về thẩm mỹ và kinh tế cũng như môi trường sống xung quanh họ.
Tại Việt Nam, DLST đã và đang phát triển mạnh ở vùng đồng bằng sông nước cũng như
vùng trung du miền núi có phong cảnh nên thơ hữu tình, có cộng đồng các dân tộc thiểu số
làm ăn sinh sống với bản sắc văn hóa được gìn giữ như một báu vật từ bao đời nay. “Người
dân ở đây cố gắng tự làm mọi việc để phát triển DLST. Nhà nước chỉ cho cái chủ trương và
làm con đường nhựa từ thị trấn Mai Châu dẫn vào bản Lác mà thôi!”. Theo lời ông Hà Công


Tím- Trưởng bản. Với trên 100 hộ dân là người dân tộc Thái sống trong một thung lũng nhỏ
hẹp, cách xa thành phố Hòa Bình khoảng 70 cây số, nhưng bản Lác lại trở thành địa điểm
Du lịch sinh thái nổi tiếng của miền Tây Bắc. Nhà nào ở bản Lác cũng đầu tư xây dựng công
trình vệ sinh, lắp đặt máy điện thoại, máy vi tính... nhưng vẫn gìn giữ nếp sinh hoạt của dân
tộc mình qua nếp nhà sàn, cách ăn mặc, chào hỏi xã giao.
Giáo dục nâng cao ý thức cộng đồng dân cư địa phương trong bảo vệ môi trường sinh thái


Vì chính cộng đồng dân cư địa phương là người bạn và là những người “chủ” của các
hệ sinh thái trong môi trường tự nhiên nên họ cần được giáo dục về cách thức bảo vệ
môi trường tự nhiên: hạn chế săn bắt động thực vật rừng quý hiếm, chấm dứt phá
rừng, tiếp tay cho bọn buôn gỗ lậu và tránh các hoạt động tiểu thủ công nghiệp gây ô
nhiễm môi trường nước, không khí và tiếng ồn tại khu vực họ đang sống. Một điểm
đáng chú ý, người dân địa phương giống như những người chủ nhà, mời khách du
lịch đến nhà chơi thì phải làm gương để họ học tập vì các khách du lịch thường “bắt
chước” những cái mà “người chủ nhà” làm.




Chính vì vậy, người dân địa phương phải được tạo điều kiện để tham gia vào các mức
độ khác nhau trong quá trình quy hoạch, xây dựng và phát triển DLST, từ việc lên kế
hoạch tới quản lý, tư vấn và thực hiện bởi vì họ là một phần trong hệ sinh thái với tư
cách là những người dân địa phương. Quá trình lên kế hoạch phải luôn luôn tính tới
vai trò tham gia của người dân địa phương trên các khía cạnh, họ sẽ được lợi và nên
tham gia như thế nào cho hiệu quả nhất. Chỉ như vậy, DLST mới có thể cung cấp một
cơ sở bền vững cho cộng đồng dân cư địa phương.

=> Nhấn mạnh sự tham gia trực tiếp của cộng đồng dân cư địa phương cùng với sự tham
gia của các tổ chức chính phủ và phi chính phủ.
12. Tại sao việc phát triển DLST luôn gắn với mục tiêu PTBV? Phân biệt DLST và

DLBV ?
Hiện nay, DLST và Du lịch bền vững (DLBV) đang được sử dụng chung và thay thế cho
nhau. Tuy nhiên, khi nghiên cứu mang tính học thuật chúng ta cần phân biệt để làm rõ cách
tiếp cận đối với mỗi thuật ngữ trong du lịch.




Để phân biệt DLST và DLBV cần xuất phát từ cách hiểu DLST là một loại hình du
lịch, còn du lịch bền vững là quan điểm phát triển du lịch nói chung. Do đó DLST
với tư cách là loại hình du lịch, có vai trò chính trong việc phát triển Du lịch bền
vững (DLBV).



Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) đã đưa ra định nghĩa về DLBV như sau:


DLBV được hiểu là sự bảo tồn cơ sở tài nguyên với mục đích phát triển và mở rộng theo
hướng tốt hơn trong tương lai bằng cách đảm bảo rằng những nguồn tài nguyên sẽ được bền
vững trên đầy đủ các khía cạnh: sinh thái, kinh tế, văn hoá và xã hội.
DLBV chú trọng tới tính bền vững tương đối toàn diện trên nhiều mặt: môi trường, văn hóa
– xã hội, kinh tế, chính trị, DLST tập trung nhiều hơn tới khía cạnh môi trường tự nhiên, tìm
kiếm mối quan hệ tốt hơn giữa con người và môi trường sinh thái, trong đó chú trọng tới vấn
đề bảo vệ và gìn giữ môi trường sống. DLST chấp nhận hy sinh các lợi ích kinh tế trước mắt
để có được các lợi ích sinh thái lâu dài vì môi trường và các hệ sinh thái trong đó
Với những phân tích nêu trên, DLST là một loại hình và là một phương thức thực hiện
DLBV. Điều này được thể hiện ở các khía cạnh chung sau đây:


Thứ nhất, giống nhau về mục đích chung. Cả DLST và DLBV đều có mục đích chung
là bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái. DLST theo đuổi mục đích gìn giữ môi
trường sinh thái, văn hoá bản địa, mang lại hiểu biết cho khách du lịch về các hệ sinh
thái, bao gồm các loài động thực vật sống trong đó, kể cả những người dân bản địa
đang sống tại đó và quan hệ giữa họ với môi trường thiên nhiên.



Mục đích cao cả của DLST không phải chứng tỏ khả năng chinh phục của con người
trước thiên nhiên như du lịch mạo hiểm mà đi tìm sự hiểu biết và hài hoà cùng chung
sống giữa con người với môi trường thiên nhiên. Như vậy mục đích của Du lịch sinh
thái trùng với mục đích của phát triển Du lịch bền vững



Thứ hai, giống nhau về nguyên tắc quản lý. Ví dụ như việc thực hiện nguyên tắc sức
chứa (carrying capacity) hoặc phạm vi của những thay đổi được chấp nhận (Limits of

acceptable change). Theo đó, các nhà quản lý du lịch khi thực hiện DLST và DLBV
phải nắm được giới hạn cho phép tại điểm đến du lịch, biết được năng lực phục vụ tại
địa bàn có hoạt động du lịch. Các mô hình quản lý phù hợp cần được áp dụng nhằm


hạn chế mức độ thiệt hại tới môi trường tự nhiên, xâm hại văn hóa bản địa và ảnh
hưởng tới môi trường sống (xã hội).


Thứ ba, DLST và DLBV cùng có chung quan điểm là cân bằng lợi ích các bên trong
hoạt động du lịch. Tính cân bằng trong DLBV được thể hiện trên góc độ cân đối giữa
các lợi ích của cộng đồng địa phương với công tác bảo tồn môi trường, và với việc
thoả mãn nhu cầu của khách du lịch. Tính cân bằng này được coi là nhân tố thiết yếu
trong tam giác cân bằng của DLBV:
Nhu cầu khách du lịch (tourist needs)
Sự quan tâm đến môi trường (environmental care)
Các lợi ích đối với cộng đồng địa phương (communnity interests)

13. Anh (chị) hãy so sánh sự giống và khác nhau giữa DLST với các loại hình du lịch
liên quan đến DLST ?
Hiện nay, DLST và Du lịch bền vững (DLBV) đang được sử dụng chung và thay thế
cho nhau. Tuy nhiên, khi nghiên cứu mang tính học thuật chúng ta cần phân biệt để
làm rõ cách tiếp cận đối với mỗi thuật ngữ trong du lịch.
Để phân biệt DLST và DLBV cần xuất phát từ cách hiểu DLST là một loại hình du
lịch, còn du lịch bền vững là quan điểm phát triển du lịch nói chung. Do đó DLST
với tư cách là loại hình du lịch, có vai trò chính trong việc phát triển Du lịch bền
vững (DLBV).


Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) đã đưa ra định nghĩa về DLBV như sau:

DLBV được hiểu là sự bảo tồn cơ sở tài nguyên với mục đích phát triển và mở rộng
theo hướng tốt hơn trong tương lai bằng cách đảm bảo rằng những nguồn tài nguyên
sẽ được bền vững trên đầy đủ các khía cạnh: sinh thái, kinh tế, văn hoá và xã hội.



DLBV chú trọng tới tính bền vững tương đối toàn diện trên nhiều mặt: môi trường,
văn hóa – xã hội, kinh tế, chính trị, DLST tập trung nhiều hơn tới khía cạnh môi
trường tự nhiên, tìm kiếm mối quan hệ tốt hơn giữa con người và môi trường sinh
thái, trong đó chú trọng tới vấn đề bảo vệ và gìn giữ môi trường sống. DLST chấp


nhận hy sinh các lợi ích kinh tế trước mắt để có được các lợi ích sinh thái lâu dài vì
môi trường và các hệ sinh thái trong đó.


Với những phân tích nêu trên, DLST là một loại hình và là một phương thức thực
hiện DLBV. Điều này được thể hiện ở các khía cạnh chung sau đây:



Thứ nhất, giống nhau về mục đích chung. Cả DLST và DLBV đều có mục đích
chung là bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái. DLST theo đuổi mục đích gìn giữ
môi trường sinh thái, văn hoá bản địa, mang lại hiểu biết cho khách du lịch về các hệ
sinh thái, bao gồm các loài động thực vật sống trong đó, kể cả những người dân bản
địa đang sống tại đó và quan hệ giữa họ với môi trường thiên nhiên.



Mục đích cao cả của DLST không phải chứng tỏ khả năng chinh phục của con người

trước thiên nhiên như du lịch mạo hiểm mà đi tìm sự hiểu biết và hài hoà cùng chung
sống giữa con người với môi trường thiên nhiên. Như vậy mục đích của Du lịch sinh
thái trùng với mục đích của phát triển Du lịch bền vững



Thứ hai, giống nhau về nguyên tắc quản lý. Ví dụ như việc thực hiện nguyên tắc sức
chứa (carrying capacity) hoặc phạm vi của những thay đổi được chấp nhận (Limits of
acceptable change). Theo đó, các nhà quản lý du lịch khi thực hiện DLST và DLBV
phải nắm được giới hạn cho phép tại điểm đến du lịch, biết được năng lực phục vụ tại
địa bàn có hoạt động du lịch. Các mô hình quản lý phù hợp cần được áp dụng nhằm
hạn chế mức độ thiệt hại tới môi trường tự nhiên, xâm hại văn hóa bản địa và ảnh
hưởng tới môi trường sống (xã hội).



Thứ ba, DLST và DLBV cùng có chung quan điểm là cân bằng lợi ích các bên trong
hoạt động du lịch. Tính cân bằng trong DLBV được thể hiện trên góc độ cân đối giữa
các lợi ích của cộng đồng địa phương với công tác bảo tồn môi trường, và với việc
thoả mãn nhu cầu của khách du lịch. Tính cân bằng này được coi là nhân tố thiết yếu
trong tam giác cân bằng của DLBV:



Nhu cầu khách du lịch (tourist needs)



Sự quan tâm đến môi trường (environmental care)




Các lợi ích đối với cộng đồng địa phương (communnity interests)


14. Phân tích vai trò của DLST đối với môi trường tự nhiên? Lấy ví dụ minh hoạ cụ
thể?
Đóng góp vật chất bảo vệ, tái tạo, duy trì hệ sinh thái
Đóng góp từ các khách DL.
Các khách du lịch xác định nhu cầu du lịch của mình là tìm hiểu và thưởng ngoạn các hệ
sinh thái chứ không phải cố ý xâm hại và phá huỷ những tài nguyên quý hiếm.Ý thức
đúng đắn khi đi du lịch giúp các khách DLST cân nhắc và suy nghĩ trước mỗi hành động
có khả năng tác động tới môi trường xung quanh.
Những khách DLST có thu nhập cao và vì lợi ích môi trường sống có khuynh hướng sẵn
sàng đóng góp bằng những nguồn lực mà họ có: đóng góp tài chính, đóng góp kiến thức
nghiên cứu khoa học để bảo vệ các hệ sinh thái tại nơi họ đến tham quan được bền vững
và ngày một tốt hơn.


Đóng góp từ các nhà kinh doanh Du lịch (KDDL)

Các nhà kinh doanh DLST đóng góp tài chính cho chính quyền sở tại, những nơi quản lý
các tài nguyên DLST, bằng những khoản thuế và lệ phí thu được từ hoạt động kinh
doanh du lịch của mình. Bên cạnh đó, những tiêu chí và đòi hỏi cao hơn của DLST đối
với công tác bảo vệ môi trường, gìn giữ các hệ sinh thái khiến các nhà kinh doanh DLST
phải chuẩn bị kỹ lưỡng và đưa ra những yêu cầu cao hơn đối với hướng dẫn viên và với
chính các khách du lịch mà mình phục vụ.
Các công ty lữ hành tổ chức các chương trình DLST đặt ra những tiêu chuẩn như: các
đoàn khách DLST được giới hạn tối đa là 12 khách trong một chương trình du lịch (tour
programme).

Các hướng dẫn viên đòi hỏi phải có khả năng tổ chức tốt, có kiến thức về các hệ sinh
thái tại nơi đến tham quan.
Các chuyên gia sinh thái có thể được mời vào các tour DLST để hỗ trợ hướng dẫn viên
trong việc giới thiệu, thuyết minh về các đối tượng thuộc hệ sinh thái: nguồn gốc hình
thành, thời gian tồn tại, đặc tính tự nhiên, giá trị sinh học...
1) Ví dụ: Hotelplan (Thụy sỹ) đã thiết lập một Quỹ sinh thái vào tháng 1 năm 2001. Quỹ đã
tăng lên nhờ việc đóng góp 5 Franc Thụy sỹ (khoảng 3 USD) của mỗi khách trong bất kỳ


×