Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

một số yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh tại thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 111 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
------------ĐINH THỊ KIỀU NHUNG

MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN
H NH VI TI U D NG

NH TẠI

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60.34.01.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HCM, tháng 01/2016


BỘ TÀI CHÍNH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
------------ĐINH THỊ KIỀU NHUNG

MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN
H NH VI TI U D NG

NH TẠI

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh


Mã số: 60.34.01.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. HÀ NAM KHÁNH GIAO

TP. HCM, tháng 01/2016


LỜI C M ĐO N
Tác giả xin cam đoan luận văn “Một số yếu tố ảnh hƣởng đến h nh vi ti u
d ng

nh t i th nh phố Hồ Chí Minh” là công trình nghiên cứu của riêng tác giả.
Các đoạn trích dẫn và số liệu trong đề tài đƣợc thu thập và sử dụng một cách

trung thực. Kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày trong luận văn này không sao chép của
bất cứ luận văn nào và cũng chƣa đƣợc trình bày hay công bố ở bất cứ công trình
nghiên cứu nào khác trƣớc đây.
Trân trọng!
TP.HCM, ngày…..tháng..…năm 2016
Tác giả luận văn

Đinh Thị Kiều Nhung

i


LỜI CẢM TẠ
Tác giả xin chân thành cảm ơn các giảng viên trƣờng Đại học Tài chính –
Marketing đã dạy dỗ và truyền đạt những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học

tập tại trƣờng, tạo cơ sở kiến thức để tác giả có thể thực hiện nghiên cứu này.
Tác giả đặc biệt chân thành cảm ơn PGS.TS. Hà Nam Khánh Giao đã tận tình
hƣớng dẫn và chỉ bảo để tác giả có thể hoàn thành luận văn cao học.
Đồng thời, tác giả cũng xin chân thành cảm ơn các chuyên gia, bạn bè và những
ngƣời đã giúp đỡ tác giả trả lời bảng câu hỏi khảo sát làm nguồn dữ liệu cho việc phân
tích và cho ra kết quả nghiên cứu của luận văn cao học.
Trân trọng!
TP.HCM, ngày…..tháng…..năm 2016
Tác giả luận văn

Đinh Thị Kiều Nhung

ii


MỤC LỤC

Trang

LỜI CAM ĐOAN .........................................................................................................i
LỜI CẢM TẠ ..............................................................................................................ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................... vi
DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ ................................................................................. vii
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................viii
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU ................................................................. 1
1.1.

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI................................................................... 1

1.2.


TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI............................................................. 2

1.3.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI ..................................................... 3

1.4.

PHẠM VI, ĐỐI TƢỢNG ............................................................................... 4

1.5.

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................... 4

1.6.

Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ............................... 4

1.7.

BỐ CỤC CỦA NGHIÊN CỨU ....................................................................... 5

CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ........................... 7
2.1.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ......................................... 7

2.1.1.


Hành vi ngƣời tiêu dùng .............................................................................. 7

2.1.2.

Hành vi tiêu dùng xanh................................................................................ 9

2.1.3.

Ngƣời tiêu dùng xanh .................................................................................. 9

2.1.4.

Một số yếu tố ảnh hƣởng đến hành vi tiêu dùng xanh ................................ 10

2.1.4.1.

Đặc tính sản phẩm xanh ......................................................................... 10

2.1.4.2.

Giá sản phẩm xanh ................................................................................. 12

2.1.4.3.

Hoạt động chiêu thị xanh........................................................................ 12

2.2.

MỘT SỐ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ................................. 13


2.3.

XÂY DỰNG MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢ THUYẾT ..... 17

2.3.1.

Nhận thức về môi trƣờng (Environmental Awareness) .............................. 18

2.3.2.

Đặc t nh sản phẩm xanh (Green Product Features) .................................... 18

2.3.3.

Giá sản phẩm xanh (Green Price) .............................................................. 19

2.3.4.

Hoạt động chi u thị xanh (Green Promotion) ............................................ 20

2.3.5.

Nhân khẩu học (Demographics) ................................................................ 20

CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................ 22
iii


3.1.


QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU ....................................................................... 22

3.2.

XÂY DỰNG THANG ĐO ........................................................................... 23

3.3.

THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ........................................................................... 23
Nghiên cứu sơ bộ ...................................................................................... 23

3.3.1.
3.3.1.1.

Nghiên cứu định t nh sơ bộ .................................................................... 24

3.3.1.2.

Nghiên cứu định lƣợng sơ bộ ................................................................. 27

3.3.2.

Nghiên cứu chính thức .............................................................................. 29

3.3.2.1.

Phƣơng pháp chọn mẫu .......................................................................... 29

3.3.2.2.


K ch thƣớc mẫu ...................................................................................... 29

3.3.2.3.

Phƣơng pháp thu thập và phân tích số liệu ............................................. 30

CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................... 32
4.1.

MÔ TẢ MẪU ............................................................................................... 32

4.2.

ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY CỦA THANG ĐO ............................................. 33

4.3.

PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ EFA................................................. 35

4.3.1.

Phân t ch nhân tố khám phá các biến độc lập ............................................. 35

4.3.2.

Phân t ch nhân tố khám phá biến phụ thuộc ............................................... 37

4.4.

ĐIỀU CHỈNH MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .................................................... 37


4.5.

KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH VÀ GIẢ THUYẾT NGUYÊN CỨU ..................... 39

4.5.1.

Phân t ch tƣơng quan ................................................................................. 39

4.5.2.

Dò tìm các vi phạm giả định cần thiết ........................................................ 41

4.5.2.1.

Giả định li n hệ tuyến t nh ..................................................................... 41

4.5.2.2.

Giả định về phân phối chuẩn của phần dƣ .............................................. 42

4.5.3.

Phân tích hồi quy ....................................................................................... 43

4.6. KIỂM ĐỊNH SỰ KHÁC BIỆT CỦA BIẾN NHÂN KHẨU HỌC ĐẾN HÀNH
VI TIÊU DÙNG XANH ......................................................................................... 49
4.6.1.

Sự khác biệt của giới t nh .......................................................................... 49


4.6.2.

Sự khác biệt của độ tuổi ............................................................................ 50

4.6.3.

Sự khác biệt của thu nhập .......................................................................... 50

4.6.4.

Sự khác biệt của trình độ học vấn .............................................................. 50

4.6.5.

Sự khác biệt của tình trạng hôn nhân ......................................................... 51

4.7.

THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................... 51

CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................. 54
iv


5.1.

KẾT LUẬN .................................................................................................. 54

5.2. ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ NHẰM TĂNG KHẢ NĂNG CHỌN MUA CỦA

KHÁCH HÀNG TIÊU DÙNG XANH ................................................................... 55
5.2.1.

Hoạt động chiêu thị xanh ........................................................................... 55

5.2.2.

Nguồn thông tin......................................................................................... 59

5.2.3.

Giá sản phẩm xanh .................................................................................... 60

5.3.

HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƢỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO .......... 62

TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... xi
PHỤ LỤC 1: TRÍCH LỤC NGUỒN GỐC THANG ĐO NHÁP ................................ xv
PHỤ LỤC 2a: DÀN BÀI PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA.......................................... xix
PHỤ LỤC 2b: DANH SÁCH CHUYÊN GIA KHẢO SÁT ĐỊNH TÍNH ............... xxiv
PHỤ LỤC 2c: KẾT QUẢ PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA ........................................ xxv
PHỤ LỤC 2d: HIỆU CHỈNH THANG ĐO NHÁP LẦN 1 ...................................... xxx
PHỤ LỤC 3a: BẢNG KHẢO SÁT ĐỊNH LƢỢNG ............................................. xxxiii
PHỤ LỤC 3b: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THANG ĐO SƠ BỘ ............................. xxxvii
PHỤ LỤC 4: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ EFA ................. xxxix
PHỤ LỤC 5: KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH BIẾN NHÂN KHẨU HỌC .......................... xlv

v



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ANOVA

ANalysis Of VAriance
Phƣơng pháp phân t ch phƣơng sai

DN

Doanh nghiệp

KMO

Hệ số Kaiser – Meyer – Olkin

NTD

Ngƣời tiêu dùng

SPSS

Statistical Package for the Social Sciences
Phần mềm thống k cho ngành khoa học xã hội

TP.HCM

Thành phố Hồ Ch Minh

UBND


Ủy ban nhân dân

vi


DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Trang
Hình 2.1: Mô hình hành vi của ngƣời mua .................................................................8
Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu ................................................................................... 21
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu.................................................................................. 22
Hình 4.1: Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh ..................................................................38
Biểu đồ 4.1: Thống kê tình trạng sử dụng sản phẩm xanh của đáp vi n ...................... 33
Biểu đồ 4.2: Biểu đồ phân tán của giá trị phần dƣ chuẩn hóa và giá trị phần dƣ chuẩn
đoán ........................................................................................................................... 41
Biểu đồ 4.3: Biểu đồ tần số của phần dƣ ....................................................................42
Biểu đồ 4.4: Đồ thị P-P plot của phần dƣ đã đƣợc chuẩn hóa .....................................42

vii


DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Tổng hợp một số nghiên cứu trên thế giới và trong nƣớc li n quan đến đề tài
..................................................................................................................................13
Bảng 2.2: Phân loại và ký hiệu biến của mô hình nghiên cứu .....................................20
Bảng 3.1: Thang đo các nhân tố biến độc lập ............................................................. 25
Bảng 3.2: Thang đo các nhân tố biến phụ thuộc ........................................................ 26
Bảng 3.3: Kết quả phân t ch độ tin cậy thang đo sơ bộ ............................................... 27
Bảng 3.4: Phƣơng pháp thu thập dữ liệu ....................................................................30
Bảng 4.1: Thống kê mẫu khảo sát .............................................................................. 32

Bảng 4.2: Kết quả phân t ch độ tin cậy Cronbach‟s Alpha ......................................... 34
Bảng 4.3: Kết quả loại biến qua các lần phân tích EFA .............................................. 35
Bảng 4.4: Kết quả phân tích nhân tố lần 4 ..................................................................36
Bảng 4.5: Phân loại và ký hiệu biến của mô hình nghiên cứu .....................................39
Bảng 4.6: Phân t ch tƣơng quan Pearson ....................................................................40
Bảng 4.7: Thống kê mô tả các biến phân tích hồi quy ................................................ 43
Bảng 4.8: Kết quả phân tích hồi quy lần 1..................................................................44
Bảng 4.9: Kết quả phân tích hồi quy lần 2..................................................................45
Bảng 4.10: Tóm tắt mô hình hồi quy tuyến tính ......................................................... 46
Bảng 4.11: Phân tích ANOVA ................................................................................... 46
Bảng 4.12: Tóm tắt kiểm định các giả thuyết nghiên cứu ........................................... 48
Bảng 5.1: Giá trị trung bình biến quan sát thang đo Hoạt động chiêu thị xanh ........... 57
Bảng 5.2: Giá trị trung bình biến quan sát thang đo Nguồn thông tin ......................... 59
Bảng 5.3: Giá trị trung bình biến quan sát thang đo Giá sản phẩm xanh ..................... 60

viii


TÓM TẮT LUẬN VĂN
“Nếu không quan tâm đúng mức đến công tác bảo vệ môi trƣờng thì trung bình
mỗi năm GDP của Việt Nam sẽ mất khoảng 3% do thiệt hại từ môi trƣờng tăng 1%.”
Nhận định tr n đƣợc các chuy n gia môi trƣờng quốc tế cảnh báo tại Hội nghị các Bộ
trƣởng Môi trƣờng ASEAN tổ chức vào tháng 10/2015. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực và
đạt đƣợc kết quả bƣớc đầu về bảo vệ môi trƣờng, nhƣng Việt Nam đang phải đối mặt
với những thách thức lớn về tình trạng ô nhiễm. Do vậy, cần thay đổi từ ý thức đến
nhận thức của ngƣời tiêu dùng (NTD) về sử dụng sản phẩm xanh góp phần bảo vệ môi
trƣờng. Để xem xét các tác động của các yếu tố marketing đến hành vi tiêu dùng xanh,
tác giả tiến hành thực hiện nghiên cứu “Một số yếu tố ảnh hƣởng đến hành vi tiêu
dùng xanh tại thành phố Hồ Ch Minh”.
Mô hình nghiên cứu gồm có 4 biến độc lập: nhận thức về môi trƣờng, đặc tính

sản phẩm xanh, hoạt động chiêu thị xanh, giá sản phẩm xanh và biến phụ thuộc là
hành vi ti u dùng xanh. Thang đo các nhân tố của hành vi ti u dùng xanh đã đƣợc xây
dựng với thang đo Likert năm mức độ. Dữ liệu thu thập đƣợc phân tích với phần mềm
SPSS 20.0, mẫu khảo sát đƣa vào phân t ch dữ liệu là 297. Thang đo ch nh thức gồm
40 biến quan sát, tác giả đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng Cronbach‟s alpha và
phân tích nhân tố khám phá EFA, sau đó là phân t ch tƣơng quan và xây dựng mô hình
hồi quy tuyến tính.
Qua kết quả đánh giá độ tin cậy bằng Cronbach‟s alpha và phân tích nhân tố
khám phá EFA, tác giả đã loại 13 biến quan sát không phù hợp, và 27 biến còn lại
đƣợc đƣa vào phân t ch tƣơng quan và hồi quy tuyến tính. Mô hình nghiên cứu đƣợc
điều chỉnh gồm 6 biến độc lập, gồm nhận thức về môi trƣờng, đặc tính sản phẩm xanh,
hoạt động chiêu thị xanh, giá sản phẩm xanh, ý thức tiết kiệm năng lƣợng, nguồn
thông tin và 1 biến phụ thuộc là hành vi tiêu dùng xanh.
Phân t ch tƣơng quan loại bỏ nhân tố ý thức tiết kiệm năng lƣợng vì không đạt
mức ý nghĩa Sig. <5%. Phân t ch hồi quy tuyến tính lần 1 tiếp tục loại bỏ 2 nhân tố:
nhận thức về môi trƣờng, đặc tính sản phẩm xanh. Sau đó, kết quả phân tích hồi quy

ix


lần 2 cho thấy các nhân tố đều thỏa điều kiện Sig. < 5% với R2 hiệu chỉnh là 46,9%.
Trong đó, nhân tố hoạt động chiêu thị xanh có tác động mạnh nhất
Mô hình nghiên cứu còn lại 3 biến độc lập là hoạt động chiêu thị xanh, nguồn
thông tin và giá sản phẩm xanh với 10 biến quan sát; 1 biến phụ thuộc là hành vi tiêu
dùng xanh với 6 biến quan sát.
Kết quả kiểm định sự khác biệt của các đặc điểm nhân khẩu học đến hành vi
tiêu dùng xanh cho thấy các nhóm phân loại theo giới t nh, độ tuổi, trình độ học vấn và
tình trạng hôn nhân có sự khác biệt với nhau.
Tác giả đề xuất một số kiến nghị cho các doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà
nƣớc nhằm nâng cao hành vi tiêu dùng xanh thông qua một vài đóng góp, nhận định

chủ quan dựa trên kết quả của nghiên cứu này. Đây là lần đầu các yếu tố tác động đến
hành vi ti u dùng xanh đƣợc phân tích kiểm định hồi quy nên không tránh khỏi những
sai sót và còn nhiều điều đáng bàn. Hạn chế này tác giả rất mong sẽ đƣợc khắc phục và
là hƣớng đi tiếp theo của những đề tài nghiên cứu sau này.

x


CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦ ĐỀ TÀI
Theo cảnh báo của các chuy n gia môi trƣờng quốc tế, trong 10 năm tới, GDP
của Việt Nam có thể tăng gấp đôi, nhƣng nếu không quan tâm đúng mức công tác
bảo vệ môi trƣờng, tính trung bình GDP cứ tăng 1% thì thiệt hại do ô nhiễm môi
trƣờng sẽ làm mất đi khoảng 3% GDP. Đây là cảnh báo rất nghiêm khắc khi trên
thực tế vẫn còn tình trạng coi trọng các lợi ích phát triển kinh tế trƣớc mắt hơn
nhiệm vụ bảo vệ môi trƣờng bền vững lâu dài. Hơn nữa công tác bảo vệ và khắc
phục hậu quả môi trƣờng cần phải có nguồn lực không nhỏ trong khi nguồn vốn
đầu tƣ cho phát triển còn hạn hẹp. Thủ tƣớng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại Hội
nghị các Bộ trƣởng Môi trƣờng ASEAN: “Trong chiến lược, kế hoạch phát triển
kinh tế – xã hội 2016 – 2020, Việt Nam chúng tôi coi bảo vệ môi trường là nội
dung quan trọng trong đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng phát triển xanh và
hướng tới người dân – phát triển bền vững và bảo vệ sức khỏe, thể chất của nhân
dân”.1
Nhiều nƣớc trên thế giới đã xem bảo vệ môi trƣờng là một trong những tiêu chí
để đánh giá sản phẩm, sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Thế giới sẵn sàng
tẩy chay các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp nếu trong quá trình tạo ra sản
phẩm, dịch vụ đó gây hại cho môi trƣờng thông qua việc nâng cao nhận thức của
ngƣời ti u dùng đối với các sản phẩm thân thiện với môi trƣờng. So với các nƣớc
trong khu vực, yêu cầu về sản phẩm xanh (sản phẩm thân thiện với môi trƣờng)

trên thị trƣờng Việt Nam cũng nhƣ nhận thức của ngƣời tiêu dùng còn hạn chế. Các
doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn dè dặt trong việc đầu tƣ, sử dụng công nghệ,
phƣơng thức quản lý và áp dụng các hệ thống quản lý phù hợp để sản xuất các sản
phẩm xanh. Mặt khác hiện nay các tiêu chí về sản phẩm xanh còn rất hạn chế về
mặt số lƣợng và mới chỉ có đối với một số chủng loại mặt hàng nhất định. Tuy
1

Văn phòng ch nh phủ (2015), Thủ tướng phát biểu khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Môi trường ASEAN tại:
truy cập ngày 02/12/2015.

1


nhi n xu hƣớng toàn cầu hóa, đòi hỏi chúng ta cần phải thay đổi. Các doanh nghiệp
(DN) Việt Nam sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh và mất thị phần không chỉ trên
thị trƣờng quốc tế mà sẽ phải cạnh tranh trên chính thị trƣờng trong nƣớc nếu
không bắt kịp sự thay đổi để đáp ứng các yêu cầu về luật định và yêu cầu của thị
trƣờng về sản phẩm xanh. Việt Nam sẽ cần có các hoạt động thúc đẩy và hỗ trợ các
doanh nghiệp nhanh chóng hội nhập và nâng cao ý thức của ngƣời tiêu dùng
(NTD) khi lựa chọn mua sản phẩm.2
Để tác động đƣợc hành vi tiêu dùng của NTD về việc sử dụng sản phẩm xanh là
một quá trình mà ở đó trách nhiệm và sự nỗ lực không phải chỉ là của riêng tổ
chức, cơ quan chức năng nào. Với đề tài “Một số yếu tố ảnh hƣởng đến h nh vi
ti u d ng

nh t i th nh phố Hồ Chí Minh”, tác giả sẽ tìm hiểu về hành vi tiêu

dùng xanh tại TP.HCM thông qua việc sử dụng các sản phẩm xanh. Qua nghiên
cứu này, tác giả đƣa ra một số đề xuất để các cơ quan quản lý nhà nƣớc và DN
đang hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh sản phẩm xanh nhận biết

đƣợc hành vi của đối tƣợng khách hàng mục tiêu, từ đó có những chiến lƣợc kinh
doanh phù hợp.
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Các vấn đề liên quan môi trƣờng luôn nhận đƣợc sự quan tâm những nhà
nghiên cứu khoa học trong và ngoài nƣớc bởi tính cấp thiết của nó. Việc nghiên
cứu về hành vi tiêu dùng xanh đã không còn xa lạ trong hơn ba thập kỷ qua. Đã có
rất nhiều công trình nghiên cứu, bài báo khoa học đƣợc thực hiện và đăng tải trên
các tạp chí, diễn đàn khoa học.
Các nhà nghiên cứu trên thế giới đã tiến hành nhiều công trình nghiên cứu hành
vi tiêu dùng xanh nhƣ Roberts & Bacon (1997) khám phá các mối quan hệ tinh tế
giữa mối quan tâm về môi trƣờng và hành vi tiêu dùng có ý thức sinh thái; Laroche
& cộng sự (2001) xác định các yếu tố khiến NTD sẵn sàng chi trả nhiều tiền hơn
cho các sản phẩm xanh;… Có thể nói các công trình nghiên cứu ngoài nƣớc đã có
những đóng góp rất lớn trong việc nghiên cứu hành vi tiêu dùng xanh và hầu hết
2

Trinhnt-VPC (2013), Bảo vệ môi trường - Hướng tới Mua hàng xanh ở Việt Nam tại
truy cập ngày
02/12/2015

2


các nhà nghiên cứu đều khẳng định hành vi ti u dùng xanh là hành vi tƣơng lai,
góp phần bảo vệ môi trƣờng.
Ở Việt Nam các công trình nghiên cứu về tiêu dùng, hành vi tiêu dùng xanh
chƣa đa dạng và đƣợc quan tâm nhiều. Trong những năm gần đây, một số nhà khoa
học mới bắt đầu tìm hiểu và tiến hành nghiên cứu về ti u dùng xanh nhƣ Nguyễn
Đan Thi (2013) thực hiện đề tài “Đánh giá tác động của công cụ tiếp thị xanh đến
hành vi mua xanh của ngƣời ti u dùng TP. HCM”, Huỳnh Thị Thùy Linh (2013)

nghiên cứu “Marketing xanh và các tác động của nó đến hành vi tiêu dùng: Nghiên
cứu trên sản phẩm túi thân thiện môi trƣờng tại tỉnh Long An”, Nguyễn Thanh
Tuấn (2013) nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hƣởng đến ý định mua sản phẩm xanh của
ngƣời tiêu dùng Việt Nam:,…
Thông qua việc tìm hiểu về tình hình nghiên cứu đề tài, tác giả đã trình bày hoạt
động nghiên cứu về những vấn đề li n quan đến tiêu dùng xanh một cách khái quát
để có thể biết đƣợc những điều đã và chƣa làm đƣợc của các nghiên cứu trƣớc. Từ
đó, tác giả có đƣợc những hƣớng đi t ch cực và phù hợp với đề tài này.
1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦ ĐỀ TÀI
Tác giả đề ra những mục tiêu nghiên cứu sau khi thực hiện đề tài này, cụ thể là:
 Khám phá các yếu tố ảnh hƣởng đến hành vi tiêu dùng xanh của NTD
TP.HCM.
 Đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao khả năng chọn mua của khách
hàng tiêu dùng xanh tại TP.HCM.
Để giải quyết đƣợc những mục tiêu nghiên cứu tr n, đề tài cần trả lời đƣợc các
câu hỏi nghiên cứu sau:
 Những yếu tố nào ảnh hƣởng đến hành vi tiêu dùng xanh tại TP.HCM?
 Các cách thức nào nhà quản trị và các cơ quan quản lý nhà nƣớc cần thực
hiện để nâng cao khả năng chọn mua của khách hàng tiêu dùng xanh tại
TP.HCM?

3


1.4. PHẠM VI, ĐỐI TƢỢNG
 Phạm vi nghiên cứu: tiến hành điều tra, khảo sát, thu thập dữ liệu trong năm
2015 (từ tháng 06/2015 đến tháng 11/2015).
 Đối tƣợng nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hƣởng đến hành vi tiêu dùng xanh tại
TP.HCM.
 Đối tƣợng khảo sát: NTD đã và đang sử dụng các sản phẩm xanh tại

TP.HCM.
1.5. PHƢƠNG PHÁP NGHI N CỨU
Đề tài đƣợc thực hiện bằng phƣơng pháp hỗn hợp kết hợp định t nh và định
lƣợng, Nghi n cứu đƣợc thực hiện thông qua hai bƣớc chính: nghiên cứu sơ bộ và
nghiên cứu chính thức.
Nghiên cứu sơ bộ định t nh để xây dựng khung khái niệm bằng phƣơng pháp
phỏng vấn sâu với các chuy n gia đã và đang làm việc trong các lĩnh vực liên quan
đến sản xuất, kinh doanh sản phẩm xanh. Nguyên cứu sơ bộ định lƣợng đƣợc thực
hiện với 50 NTD đã từng và đang sử dụng sản phẩm xanh. Nghiên cứu này nhằm
mục đ ch đánh giá sơ bộ thang đo các khái niệm nghiên cứu trƣớc khi tiến hành
nghiên cứu chính thức. Thang đo đƣợc đánh giá sơ bộ thông qua hệ số tin cậy
Cronbach‟s alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA.
Nghiên cứu chính thức đƣợc thực hiện bằng phƣơng pháp định lƣợng với số
mẫu là 350. Nghiên cứu này nhằm kiểm định thang đo và kiểm định độ thích hợp
với dữ liệu thị trƣờng của mô hình nghiên cứu và các giả thuyết. Chi tiết về phƣơng
pháp nghiên cứu thể hiện ở chƣơng 3 của đề tài.
1.6. Ý NGHĨ KHO HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦ ĐỀ TÀI
Đề tài “Một số yếu tố ảnh hƣởng đến h nh vi ti u d ng

nh t i th nh phố

Hồ Chí Minh” sẽ khái quát mức độ quan tâm của NTD tại TP.HCM đến việc tiêu
dùng xanh thông qua hành vi sử dụng sản phẩm xanh.
Quá trình tổng hợp tài liệu cho thấy hành vi tiêu dùng xanh ở một số quốc gia
đang phát triển nhƣ Việt Nam chƣa nhiều. Mặc dù khái niệm hành vi tiêu dùng
xanh bắt đầu đƣợc quan tâm từ năm 2010 cho tới nay, tuy nhiên các nghiên cứu về
4


lĩnh vực này còn rất hạn chế vì các bài viết chủ yếu chỉ điểm qua khái niệm tiêu

dùng xanh, ý định mua xanh,…. Do vậy, nghiên cứu này sẽ tìm hiểu về sự ảnh
hƣởng của hành vi tiêu dùng xanh qua phân tích các yếu tố: “Đặc tính sản phẩm
xanh”, “Giá sản phẩm xanh”, “Hoạt động chiêu thị xanh” và bổ sung thêm yếu tố
“Nhận thức về môi trƣờng”. Bên cạnh đó, tác giả thêm biến điều tiết “Nhân khẩu
học” (gồm giới t nh, độ tuổi, thu nhập, trình độ học vấn và tình trạng hôn nhân) để
tiến hành nghiên cứu.
Qua nghiên cứu này, tác giả sẽ làm rõ những tác động của các yếu tố đến hành
vi tiêu dùng xanh tại TP.HCM. Từ đó, đề tài góp phần giúp các cơ quan quản lý
nhà nƣớc và các DN đang hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh sản
phẩm xanh hiểu hơn về hành vi tiêu dùng của NTD TP.HCM và đƣa ra đƣợc những
cách thức chiến lƣợc kinh doanh phù hợp nhằm tác động tích cực đến họ.
1.7. BỐ CỤC CỦA NGHIÊN CỨU
Nội dung chính của đề tài gồm 5 chƣơng đƣợc sắp xếp theo bố cục sau:
Chƣơng 1: Giới thiệu nghiên cứu
Trình bày khái quát về đề tài, cho biết tính cấp thiết của đề tài; tình hình
nghiên cứu đề tài; mục tiêu nghiên cứu; đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu;
phƣơng pháp nghi n cứu; ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài và giới thiệu
kết cấu của đề tài.
Chƣơng 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
Trình bày các khái niệm về hành vi tiêu dùng xanh, ngƣời tiêu dùng
xanh; các yếu tố ảnh hƣởng đến hành vi tiêu dùng xanh; tổng hợp những nghiên
cứu trƣớc đây về hành vi tiêu dùng xanh; tr n cơ sở đó đề xuất mô hình nghiên
cứu và đƣa ra các giả thuyết nghiên cứu.
Chƣơng 3: Phƣơng pháp nghiên cứu
Trình bày quy trình nghiên cứu, cách thức xây dựng và đánh giá thang
đo, các bƣớc tiến hành nghiên cứu sơ bộ và chính thức, phƣơng pháp chọn mẫu,
thu thập và phân tích dữ liệu trong nghiên cứu.

5



Chƣơng 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Trình bày và phân tích kết quả nghiên cứu định lƣợng chính thức gồm
mô tả mẫu, đánh giá độ tin cậy của thang đo, phân t ch EFA; từ đó điều chỉnh
mô hình nghiên cứu để tiếp tục kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu
cùng với kiểm định sự khác biệt của biến nhân khẩu học đến hành vi tiêu dùng
xanh.
Chƣơng 5: Kết luận và kiến nghị
Trình bày tổng kết lại các kết quả ch nh đạt đƣợc đã giải quyết đƣợc các
mục ti u đề ra của đề tài; đề xuất một số kiến nghị cho DN và cơ quan quản lý
nhà nƣớc nhằm nâng cao khả năng chọn mua của khách hàng tiêu dùng xanh;
nêu lên hạn chế của nghiên cứu, từ đó định hƣớng cho những nghiên cứu tiếp
theo.
Tóm tắt chƣơng 1
Ở chƣơng 1, tác giả đã giới thiệu tổng quan về đề tài bao gồm: tính cấp
thiết của đề tài; tình hình nghiên cứu đề tài; mục tiêu nghiên cứu; đối tƣợng và
phạm vi nghiên cứu; phƣơng pháp nghi n cứu; ý nghĩa khoa học và thực tiễn
của đề tài và giới thiệu kết cấu của đề tài. Sau đó, tác giả sẽ tiếp tục trình bày cơ
sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu ở chƣơng 2.

6


CHƢƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Chƣơng 2 trình bày các tổng quan cơ sở lý thuyết, giới thiệu khái quát các mô
hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc li n quan đến đề tài. Từ đó đề ra mô hình
nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu.
2.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT LI N QU N ĐẾN ĐỀ TÀI
2.1.1. H nh vi ngƣời tiêu dùng

Hành vi NTD đƣợc hiểu là những phản ứng mà các cá nhân biểu lộ trong
quá trình ra quyết định mua hàng hóa, dịch vụ.
Các DN nghiên cứu hành vi NTD với mục đ ch nhận biết đặc điểm cá nhân,
nhu cầu, sở thích, thói quen mua sắm của họ, cụ thể nhận biết khách hàng của
mình là ai, muốn mua gì, tại sao mua, mua nhƣ thế nào, mua ở đâu, khi nào và
mức độ mua ra sao để xây dựng các chiến lƣợc marketing thúc đẩy NTD mua
sản phẩm hay dịch vụ của DN.3
Theo AMA, hành vi NTD chính là sự tác động qua lại giữa các yếu tố kích
thích của môi trƣờng với nhận thức và hành vi của con ngƣời mà qua sự tƣơng
tác đó, con ngƣời thay đổi cuộc sống của họ.
Hàng ngày, NTD đƣa ra rất nhiều quyết định mua hàng, và quyết định mua
hàng ch nh là tâm điểm cho những nỗ lực của chuyên gia tiếp thị. Đa số các
công ty lớn đều nghiên cứu chi tiết về các quyết định mua hàng của ngƣời dùng
để trả lời cho những câu hỏi: NTD mua gì, họ mua ở đâu, họ mua nhƣ thế nào
và tiêu bao nhiêu tiền, họ mua khi nào và tại sao họ lại mua. Các chuyên gia
marketing có thể nghiên cứu những hành vi mua hàng trong thực tế của NTD
nhƣng việc tìm ra lý do của hành vi đó thì không đơn giản – câu hỏi thƣờng bị
khóa chặt trong não ngƣời ti u dùng. Thƣờng thì bản thân ngƣời ti u dùng cũng
không biết ch nh xác cái gì tác động khiến họ mua sản phẩm đó. Một chuyên
gia marketing nói: “Tr não con ngƣời thƣờng không hoạt động một cách thẳng
3

Trần Thị Ngọc Trang & ctg. (2007), Marketing căn bản, Hồ Chí Minh: NXB Lao động – xã hội, tr. 92.

7


tƣng đơn giản. Không đời nào có chuyện tr não con ngƣời giống nhƣ một cái
máy vi tính với nhiều ngăn lƣu trữ, mỗi ngăn lại có nhiều tệp tin đƣợc đánh dấu
rõ ràng chứa các thƣơng hiệu hay logo, gói sản phẩm dễ nhận diện, và những

tệp tin này có thể đƣợc truy cập dễ dàng bằng các quảng cáo hay chƣơng trình
thƣơng mại lời lẽ hay ho. Thay vào đó, tr não là một mớ lộn xộn, xoắn tít của
các nơ – ron nhảy nhót, va chạm vào nhau và không ngừng tạo nên những khái
niệm và ý nghĩ của các mối quan hệ mới bên trong não bộ của mỗi con ngƣời
trên khắp thế giới.” 4
Môi trƣờng

Hộp đen của

Phản ứng củ ngƣời mua

ngƣời mua

Yếu tố marketing Khác

Các đặc điểm

Quan điểm và sở thích mua

kích thích

của ngƣời mua

hàng

Quy

Hành vi mua hàng: mua gì,

Sản phẩm

Giá cả

Kinh tế
Công nghệ

Phân phối
Chiêu thị

trình

quyết định của
ngƣời mua

khi nào, ở đâu, bao nhi u
Quan điểm về mối liên hệ
giữa thƣơng hiệu và công ty

Xã hội
Văn hóa

Hình 2.1: Mô hình hành vi củ ngƣời mua
(Nguồn: Kotler 2012)
Hình 2.1 cho thấy hoạt động tiếp thị các yếu tố kích thích thâm nhập vào
“hộp đen” của NTD và sản sinh ra phản ứng nhất định. Chuyên gia tiếp thị phải
xác định đƣợc trong hộp đen của ngƣời mua có những gì.
Những yếu tố tiếp thị k ch th ch não con ngƣời bao gồm 4 chữ P: sản phẩm,
giá cả, phân phối và chiêu thị. Những yếu tố khác bao gồm lực lƣợng bán hàng
và các sự kiện lớn diễn ra xung quanh ngƣời mua: kinh tế, công nghệ, chính trị,
văn hóa. Tất cả những thông tin đầu vào này thâm nhập hộp đen của ngƣời
4


Kotler, P. & Armstrong, G. (2012), Nguyên lý tiếp thị, Lại Hồng Vân & ctg. dịch từ tiếng Anh. Hồ Chí Minh:
NXB Lao động – xã hội, tr.164

8


mua, tại đây chúng đƣợc chuyển đổi thành một loạt phản ứng: cách nhìn nhận
của ngƣời mua về mối liên hệ giữa thƣơng hiệu và công ty, và ngƣời đó sẽ mua
gì, khi nào, ở đâu và bao lâu một lần.
Hiểu đƣợc hành vi của NTD nhằm mục đ ch nắm bắt đƣợc nhu cầu, sở
thích, thói quen của họ để xây dựng chiến lƣợc marketing phù hợp, từ đó thúc
đẩy NTD mua sắm sản phẩm, dịch vụ của DN.
2.1.2. Hành vi tiêu dùng xanh
Hành vi tiêu dùng xanh là sự tiêu thụ các sản phẩm: tốt và có ích/ mang lại
lợi ch cho môi trƣờng (Mostafa, 2007), là một hoạt động của cá nhân hay tổ
chức trong việc sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên (Halpenny, 2006) hay nói
cách khác, hành vi ti u dùng xanh nói đến việc mua và tiêu thụ những sản phẩm
có tác động rất t đến môi trƣờng xung quanh.
Kim & Choi (2005) cho rằng hành vi ti u dùng xanh đóng góp vào phúc lợi
của cộng đồng nơi họ thuộc về để có thể khuyến khích mọi ngƣời hành động
một cách thân thiện với môi trƣờng. Đối với những ngƣời đã quan tâm đến môi
trƣờng, việc chú trọng vào thành công có thể mang lại bằng cách hành động có
ý thức về môi trƣờng có thể đạt hiệu quả qua việc thúc đẩy mua hàng và tiêu
dùng sản phẩm sinh thái của họ.
2.1.3. Ngƣời tiêu dùng xanh
Xu hƣớng “ngƣời ti u dùng xanh” đã hình thành nhận thức và quan niệm
mới trong sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm thân thiện với môi trƣờng. Khái
niệm “ngƣời ti u dùng xanh” đƣợc hiểu là ngƣời tiêu dùng thân thiện với môi
trƣờng và thông qua xu hƣớng tiêu dùng, họ đang tạo ảnh hƣởng tích cực làm

thay đổi nhận thức về môi trƣờng. Ở Việt Nam, các nhà sản xuất và NTD cũng
đang hƣớng đến các sản phẩm xanh.
Ngƣời ti u dùng xanh đƣợc định nghĩa là những ngƣời thực hiện các hành vi
thân thiện với môi trƣờng hoặc những ngƣời mua sản phẩm xanh với một sự lựa
chọn có tiêu chuẩn. Họ sẽ sẵn sàng tiếp thu những cái mới, ch nh điều đó giúp
họ dễ dàng chấp nhận những sản phẩm xanh (Shamdasani & cộng sự, 1993).
9


Theo Ottman (1993), NTD xanh là những ngƣời tiêu dùng sản phẩm ít gây
hại môi trƣờng nhƣng vẫn thỏa mãn nhu cầu của họ.
Một số nguyên tắc cho NTD xanh: 5
 Giảm đi: tránh mua những gì bạn không cần.
 Tái sử dụng: mua vật dụng xài rồi, và tận dụng hết t nh năng của
những món đồ bạn sở hữu.
 Giữ khoảng cách gần nhà hơn. Giảm đƣợc chi ph đi lại và các khi
thải do sử dụng phƣơng tiện.
 Hạn chế sử dụng động cơ gây ô nhiễm môi trƣờng.
 Ủng hộ những cách làm sáng tạo.
 Xác định ƣu ti n. Nghĩ kỹ trƣớc khi mua bất kỳ đồ đạc, hàng hóa
nào.
2.1.4. Một số yếu tố ảnh hƣởng đến hành vi tiêu dùng xanh
2.1.4.1.

Đặc tính sản phẩm xanh

Sản phẩm xanh là một sản phẩm sinh thái hoặc thân thiện với môi
trƣờng. Theo Shah & Pillai (2012), sản phẩm xanh không gây ô nhiễm trái
đất hay phá hủy tài nguyên thiên nhiên. Các sản phẩm có bất kỳ t nh năng
sau đâu có thể đƣợc gọi là sản phẩm xanh:

o Sử dụng nguyên liệu có thể tái chế
o Không thử nghiệm tr n động vật
o Tiết kiệm năng lƣợng
o Trồng bằng chất hữu cơ (đối với các loại rau quả)
o Không gây ảnh hƣởng đến tầng ô – zôn
Sự đa dạng của các sản phẩm xanh ngày càng mở rộng trên thị trƣờng hỗ
trợ cho sự phát triển bền vững (Singh, 2010) bao gồm:
o Sản phẩm đƣợc làm từ hàng tái chế
o Sản phẩm có thể tái chế hoặc tái sử dụng
5

Đỗ Hoàng Oanh (2012), Người tiêu dùng xanh tại

/>31/05/2015

10

truy

cập

ngày


o Sản phẩm hiệu quả, trong đó tiết kiệm nƣớc, năng lƣợng hoặc xăng,
tiết kiệm tiền và giảm thiểu tác động môi trƣờng
o Sản phẩm với bao bì có trách nhiệm với môi trƣờng
o Các sản phẩm có nhãn xanh, đảm bảo cung cấp sự chứng minh về nó
o Sản phẩm hữu cơ - nhiều ngƣời tiêu dùng sẵn sàng trả giá cao hơn
cho các sản phẩm hữu cơ nếu đƣợc cam kết chất lƣợng

o Sản phẩm đƣợc chứng nhận, đáp ứng tiêu chuẩn có trách nhiệm với
môi trƣờng.
Còn theo Wang (2012), khi các DN sản xuất các sản phẩm, lựa chọn vật
liệu thân thiện với môi trƣờng nên thêm vào các chức năng cơ bản của sản
phẩm. Vẻ bề ngoài, k ch thƣớc, sức chứa cũng cần phải có một thiết kế thân
thiện với môi trƣờng, gia tăng thái độ khách hàng, sự hiểu biết của ngƣời
tiêu dùng về sản phẩm và tăng giá trị cốt lõi của của sản phẩm.
Với Bhatia & Jain (2013) thì họ cho rằng thực sự không có các quan
điểm thống nhất về “xanh”, không có định nghĩa chấp nhận về sản phẩm
xanh. Tuy nhiên, dựa trên các định nghĩa khác trong marketing xanh, một số
đặc điểm chung của sản phẩm có thể đƣợc xem là xanh, bao gồm các sản
phẩm có t nh năng sau:
o Năng lƣợng hiệu quả (cả trong sử dụng và sản xuất)
o Nguồn nƣớc hiệu quả (cả trong sử dụng và sản xuất)
o Sự phát tán thấp (thấp trên khí thải nguy hiểm)
o Sản phẩm an toàn và/hoặc lành mạnh
o Có thể tái chế và/hoặc với chất liệu tái chế
o Bền (lâu dài)
o Có thể phân hủy sinh học
o Có thể đổi mới
o Sản phẩm tái sử dụng
o Bên thứ chứng nhận đạt chuẩn công cộng hay vận tải (chẳng hạn nhƣ,
hữu cơ, chứng nhận gỗ)
o Địa phƣơng tạo ra.

11


Hiện nay, trên thị trƣờng có rất nhiều các mặt hàng sản phẩm xanh đƣợc
sản xuất và tiêu thụ. Có thể kể tên một số loại sản phẩn sau:

o Sản phẩm có thể tái chế: túi giấy, túi ni lông tự hủy,…
o Sản phẩm tiết kiệm năng lƣợng: tủ lạnh thân thiện môi trƣờng, bóng
đèn tiết kiệm điện, máy nƣớc nóng năng lƣợng mặt trời, máy t nh
thân thiện môi trƣờng, xăng sinh học (xăng E5),…
o Sản phẩm hữu cơ: rau sạch, gạo sạch, trứng sạch, thịt sạch,…
o Sản phẩm không gây hại tầng ô – zôn: máy điện giải sinh học,…
o Sản phẩm an toàn sử dụng: nƣớc xả vải một lần, bột giặt không chức
chất độc hại, nƣớc tẩy rửa xanh, sữa tắm thảo mộc, dầu dừa, mỹ
phẩm tự nhi n,…
2.1.4.2.

Giá sản phẩm xanh

Giá cả là một yếu tố quan trọng của marketing. Hầu hết các khách hàng
sẵn sàng trả nhiều tiền hơn nếu có một nhận thức về giá trị sản phẩm bổ
sung. Giá trị này có thể đƣợc cải thiện hiệu suất, chức năng, thiết kế, hấp
dẫn thị giác hoặc mùi vị. Những lợi ch môi trƣờng thƣờng là một khoản
tăng th m, nhƣng thƣờng sẽ là yếu tố quyết định giữa các sản phẩm có giá
trị và chất lƣợng tƣơng đƣơng (Singh, 2010).
Theo Wang (2012), giá sản phẩm xanh thƣờng cao hơn mặt hàng thông
thƣờng và để thuyết phục ngƣời tiêu dùng chi trả nhiều tiền hơn để mua một
sản phẩm mới là không dễ dàng. Nếu chi phí sản xuất có thể hạ xuống hoặc
giá trị cốt lõi tăng l n thì sẽ giúp cho các sản phẩm xanh có thể cạnh tranh
trên thị trƣờng. Katait (2014), giá cho sản phẩm xanh có thể cao hơn một
chút so với lựa chọn thay thế thông thƣờng. Nhƣng nhóm đối tƣợng ngƣời
biết tầm quan trọng của sản phẩm xanh là sẵn sàng trả thêm tiền cho nó.
2.1.4.3.

Ho t động chiêu thị xanh


Chiêu thị xanh là những hoạt động quảng bá sản phẩm và dịch vụ cho thị
trƣờng mục tiêu bao gồm trả tiền quảng cáo, quan hệ công chúng, bán hàng
khuyến mãi, marketing trực tiếp và chƣơng trình khuyến mãi trên trang web
(Singh, 2010).
12


Các nhà marketing xanh thông minh sẽ có thể củng cố sự tín nhiệm môi
trƣờng bằng cách sử dụng marketing bền vững và các công cụ truyền thông
và thực tiễn.
Quảng cáo là một phần rất quan trọng trong chiến lƣợc chiêu thị vì NTD
dễ dàng bị thu hút bởi quảng cáo và thông qua các thông điệp của quảng cáo
sẽ giúp họ nhận ra những đóng góp của DN với việc bảo vệ môi trƣờng.
Chiến lƣợc chiêu thị mà DN có thể sử dụng bao gồm các quảng cáo về việc
tận hƣởng lối sống hàng ngày khi sử dụng các sản phẩm xanh, qua đó thể
hiện rằng DN có trách nhiệm với môi trƣờng (Wang, 2012). Ngoài việc
quảng cáo, những công cụ chiêu thị khác nhƣ phiếu quà tặng giảm giá ƣu
đãi và hoạt động xổ số cũng n n là một phần của chiến lƣợc quảng cáo nhƣ
một phƣơng tiện thu hút NTD mua sản phẩm xanh.
2.2. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU LI N QU N ĐẾN ĐỀ TÀI
Trên thế giới cũng nhƣ trong nƣớc đã có rất nhiều mô hình nghiên cứu về ý
định và hành vi tiêu dùng sản phẩm xanh. Qua quá trình tìm hiểu, tác giả đã chọn
lọc những đề tài, công trình nghiên cứu có li n quan đến luận văn này nhằm tham
khảo và xem xét những điểm chung của các nghiên cứu đã đƣợc thực hiện với đề
tài của tác giả. Mỗi đề tài đều có những khám phá mới và đáng quan tâm. Ch nh
điều này góp phần giúp tác giả có sự tham khảo đa dạng hơn trƣớc khi tiến hành
nghiên cứu, chọn lựa mô hình phù hợp với đề tài này.
Bảng 2.1: Tổng hợp một số nghiên cứu trên thế giới và trong nƣớc liên quan
đến đề tài
S

T
T

Đề t i nghi n cứu

Năm

Tác giả

Quốc
gia/
Th ng đo/ Khám phá mới
Thành
phố

NGHI N CỨU TR N THẾ GIỚI

13


×