Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ SPA TẠI HỆ THỐNG KHÁCH SẠN 5 SAO TP. HCM (bản tóm tắt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.59 KB, 19 trang )

PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ SPA TẠI HỆ THỐNG
KHÁCH SẠN 5 SAO - TP. HCM
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Nội dung và phạm vi nghiên cứu
3.1 Nội dung
3.2 Phạm vi
4. Các phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
4.2 Phân tích tổng hợp
4.3 Phương pháp khảo sát thực tiễn
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
5.1 Ý nghĩa khoa học
5.2 Ý nghĩa thực tiễn
6. Bố cục đề tài

PHẦN NỘI DUNG

Chương 1 Tổng quan về dịch vụ chăm sóc sức khỏe
1.
1.1
1.2
1.3

Lịch sử hình thành và dịch vụ chăm sóc sức khỏe
Thời cổ đại
Thời trung đại
Ngày nay



1.2 Dịch vụ chăm sóc sức khỏe – Spa được biết đến trên thế giới (Nhật đến Thổ
Nhĩ Kỳ)
1.3 Người châu Âu đến nơi xuất điểm của Spa và nghiên cứu khoa học về dịch vụ
chăm sóc sức khỏe
1.4 Người Mỹ với Spa trị liệu, Spa làm đẹp và công ty du lịch Spa đầu tiên
1.5 Spa đang dần trở thành xu thế toàn cầu
2. Các khái niệm
2.1 Các loại hình dịch vụ chăm sóc sức khỏe
2.1.1 Trung tâm thể dục (health club hay Fitness center)
2.1.2 Thể dục dưới nước (aqua exercise)
2.1.3 Các loại hình tắm trị liệu
2.1.4 Tắm nắng
2.1.5 Tắm bùn
2.1.6 Tắm cát
2.1.7 Sauna
2.1.8 Dịch vụ Waxing và Peeling
2.1.9 Chăm sóc khách hang lớn tuổi cư trú dài hạn
2.2 Du lịch Spa
3. Các hình thức của Spa
3.1 Các hình thức của Spa
3.1.1 Thủy liệu pháp
3.1.1.1 Tắm nước suối khoáng
3.1.1.2 Jacuzzi
3.1.1.3 Biển liệu pháp
3.1.2 Hương xạ liệu pháp


3.1.3 Spa trị liệu bằng sỏi đá và muối biển
3.2 Spa và sự kết hợp các phương pháp luyện tập và điều dưỡng

3.2.1 Xoa bóp và mát-xa
3.2.2 Tắm bùn
3.2.3 Đắp mặt nạ cho da
3.2.4 Spa và Yoga
3.2.5 Spa và Tai Chi
3,2,6 Spa kết hợp đi bộ và hoạt động tích hợp thần kinh cơ
3.2.7 Ẩm thực cho Spa
3.3 Các thảo dược và chế phẩm thảo dược từ thiên nhiên dành cho Spa

Chương 2 Thực trạng và tiềm năng về Spa tại Tp.HCM
1. Điểm qua vào nét Spa trên thế giới
1.1 Các loại hình Spa thịnh hành trên thế giới hiện nay
1.2 Các xu hướng phát triển Spa của thế giới
1.3 Các xu thế khác
1.4 Spa trong các tập đoàn khách sạn nổi tiếng của thế giới
2. Vài nét về Spa tại Việt Nam
2.1 Quá trình hình thành và đôi nét về Spa tại Việt Nam
2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh Spa tại Việt Nam
3. Spa tại thành phố Hồ Chí Minh
3.1 Tổng quan về hoạt động du lịch tại TP. Hồ Chí Minh
3.1.1 Tổng quan về Tp. Hồ Chí Minh
3.1.2 Hoạt động kinh doanh du lịch của TP trong thời gian qua.


3,2 Tình hình du lịch Spa ở Tp.HCM
3.2.1 Thị trường khách du lịch Spa
3.2.2 Thị trường du khách quốc tế và nội địa
3.2.3 Tình hình hoạt động kinh doanh lưu trú
3.2.4 Thuận lợi và khó khăn trong du lịch
3.2.4.1 Thuận lợi

3.2.4.2 Khó khăn
3.3 Du lịch Spa
3.3.1 Sản phẩm du lịch Spa trong một số khách sạn lớn tại TP. Hồ Chí Minh
3.3.1.1 Renaisance
3.3.1.2 Patt Hayat Sai Gon
3.3.1.3 Rex
3.3.1.4 Sheraton
3.3.1.5 Tan Son Nhat 5 sao
Ưu và khuyết điểm

3.3.2 Nhân lực dịch vụ Spa tại TP. Hồ Chí Minh
3.3.2.1 Số lượng nhân viên trong ngành tại Tp. Hồ Chí Minh
3.3.2.2 Trình độ nghiệp vụ nhân viên
3.3.3 Tổ chức dịch vụ Spa trong một số khách sạn tại Tp. Hồ Chí Minh
3.3.3.1 Tổ chức dịch vụ Spa trong Rex và Renaisance
3.3.3.2 Các trung tâm dịch vụ Spa
3.3.4 Thị trường du khách
3.3.5 Đầu tư phát triển Spa


3.4 Một số nhận xét về du lịch Spa
3.4.1 Thuận lợi
3.4.2 Khó khăn
4. Spa dưới góc nhìn trong Y học

Chương 3 Định hướng phát triển du lịch Spa trong một số khách sạn tại
Tp.HCM
1. Các định hướng
1.1 Định hướng phát triển sản phẩm du lịch Spa
1.2 Định hướng đầu tư phát triển cơ sở vật chất và hạ tầng kỹ thuật

1.3 Định hướng đào tạo nguồn nhân lực
1.3.1 Tổ chức đào tạo
1.3.2 Chính sách đào tạo và quản lý nhân sự
1.4 Định hướng tăng cường Marketing du lịch Spa

1.4.1 Xác định thị trường du khách du lịch Spa, tiềm năng và mục tiêu
1.4.2 Các tổ chức Marketing
1.5 Định hướng cải tiến và hoàn thiện công tác quản lý du lịch Spa

PHẦN KẾT LUẬN
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
2. Các kiến nghị
2.1 Đối với Sở du lịch TP. Hồ Chí Minh
2.2 Đối với Sở Y tế TP.HCM


2.3 Đối với ban Giám đốc các khách sạn có tổ chức du lịch Spa
2.4 Đối với các ban, ngành của TP. Hồ Chí Minh
PHỤ LỤC
Các chỉ tiêu dự báo sự tăng trưởng của du lịch Spa từ nay đến 2020
Tài liệu tham khảo
MỤC LỤC

PHÀN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài
Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, đem lại nguồn thu lớn cho nhiều quốc gia. Bước
sang thế kỉ XXI, tuy chất lượng cuộc sống của con người đang ngày một nâng cao nhưng
nó đem lại nhiều áp lực cho con người về nhiều mặt: công việc, sức khỏe, gia đình, nạn ô

nhiễm môi trường. Chính vì thế, con người có xu hướng đi du lịch nhiều hơn và loại hình
du lịch nghỉ dưỡng, du lịch tắm biển, du lịch trở về với thiên nhiên được lựa chọn nhiều
hơn cả. Không chỉ có vậy, mọi người không đơn thuần chỉ đi du lịch để được nghỉ ngơi,
xả stress mà nhu cầu làm đẹp, nghỉ dưỡng đang là xu hướng chính trong cuộc sống. Đó là


lí do mấy năm gần đây du lịch Spa và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe liên quan bùng nổ.
Theo thống kê của các chuyên gia tâm lí du lịch, từ 2 năm trở về đây có tới 33% những
người đi du lịch giải trí nói rằng họ đến Spa là điều họ cân nhắc đầu tiên khi lên kế hoạch
đi du lịch. Năm 2005, du khách không chỉ đặt phòng hay thuê xe qua mạng mà kèm theo
đó là việc đặt chỗ trong Spa tại nơi họ đến. Tại các nước phát triển như Anh, Pháp, Mỹ,
Nhật Bản, du lịch nói chung và du lịch spa nói riêng là ngành công nghiệp - ngành dịch
vụ có doanh thu chiếm tỉ trọng lớn trong nền kinh tế quốc dân, nó chỉ đứng sau ngành
công nghiệp công nghệ thông tin mà thôi
Tổng thống ISPA Lynne McNees , cho biết , "Nghiên cứu Hoa Kỳ hàng năm của năm nay
vẽ một bức tranh rất tích cực cho ngành công nghiệp spa và phản ánh những gì chúng tôi
được nghe từ các thành viên của chúng tôi . Nó được khuyến khích để xem tổng số thăm
spa trở lại vào giờ cao điểm trước khủng hoảng của mình và thậm chí khuyến khích hơn
nữa để xem tổng doanh thu ngành công nghiệp spa đạt mức cao kỷ lục 14 tỷ USD. "

Đà đi lên của ngành công nghiệp spa đã tác động tích cực của nền kinh tế Hoa Kỳ. Ngoài
việc tạo ra 14 tỷ USD doanh thu trong năm 2012 , ngành công nghiệp sử dụng hơn
343.000 cá nhân ở Mỹ / Tổng số lần truy cập spa tăng lên 160 triệu và khách trung bình
chi tiêu $ 87 mỗi lần .

2 Mục đích nghiên cứu
Ở các nước trên thế giới, dịch vụ chăm sóc sức khỏe nói chung và dịch vụ Spa nói riêng
đã quen thuộc với mọi người. Tại Việt Nam, tuy không còn là mới mẻ nhưng cái nhìn
thực sự đúng đắn về Spa, du khách vẫn chưa nhận biết rõ ràng và đôi phần lúng túng. Với
đề án tốt nghiệp này, tôi hy vọng sẽ thực hiện được hai mục tiêu:

-

-

Cung cấp một cái nhìn khát quát về dịch vụ chăm sóc sức khỏe và spa nói riêng
đối với sức khỏe con người, cũng như lợi ích mà Spa mang lại cho các tổ chức nói
riêng và cho ngành công nghiệp du lịch Việt Nam nói chung.
Trình bày về thực trạng và tiềm năng của du lịch Spa ở TP. Hồ Chí Minh.
Và sau hết, xin được đề xuất một số ý tưởng để phát triển mô loại hình này trong
thời gian tới.

3 Nội dung và phạm vi nghiên cứu
3.1 Nội dung:


Đề tài tập trung nghiên cứu về vấn đề cơ bản sau:
-

Tổng quan về Dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Nghiên cứu về lịch sử hình thành và
các khái niệm cơ bản liên quan đến Dịch vụ chăm sóc sức khỏe
Thực trạng, tiềm năng về dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại TP. Hồ Chí Minh
Đinh hướng phát triển du lịch tại TP. Hồ Chí Minh
1.1 Phạm vi
Vì thời gian có hạn, tài liệu tham khảo và việc tìm hiểu cũng như kiến thức còn có
nhiều hạn chế. Vì vậy, đề tài chỉ tập trung và thực trạng, tiềm năng và định hướng
phát triển của dịch vụ và du lịch Spa tại TP. Hồ Chí Minh.

4 Các phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
- Qua nguồn sách, báo, đài, website ….

- Phỏng vấn sâu từ các chuyên gia.
4.2 Phân tích tổng hợp các dữ liệu thông tin từ các nguồn sách, báo, tạp chí…
4.3 Phương pháp khảo sát thực tiễn
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
5.1 Ý nghĩa khoa học
Với mong muốn góp một phần để giúp mọi người có cái nhìn khái quát về dịch vụ chăm
sóc sức khỏe và dịch vụ và du lịch spa, một dịch vụ mới và đang phổ biến tại Việt Nam,
được xem là một trong những món ăn tinh thần mà hầu hết mỗi người chúng ta một lúc
nào đó sẽ cần đến nó để tăng thêm sức sống và nghị lực cho cuộc sống tất bật hằng ngày.
Phát triển Spa cùng xu hướng của thế giới sẽ tạo nên sức hút đối với khách du lịch trong
và ngoài nước đến những Spa của đất nước chúng ta nói chung và của TP Hồ Chí Minh
nói riêng để tận hưởng những phút giây thư giãn thật thoải mái và dễ chịu tại thành phố.
Đây là cơ hội tốt để tôi có thể vận dụng phương pháp khoa học vào việc nghiên cứu các
phương pháp massage, các dịch vụ chăm sóc sắc đẹp hay liệu pháp Yoga.
5.2 Ý nghĩa thực tiễn
Góp phần làm nổi bật những nét đặc trưng của TP. Hồ Chí Minh, với các trung tâm Spa
hiện đại và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp cũng như các dịch vụ khác.


Cung cấp thêm tư liệu về sự đa dạng của dịch vụ và du lịch Spa cho tất cả những ai quan
tâm
Ngoài ra, còn góp phần thúc đẩy và quảng bá hình ảnh du lịch Hồ Chí Minh với du khách
bốn phương.
6 Bố cục đề tài
Đề tài gồm ba phần chính, trong đó bao gồm ba chương cùng với một số phụ lục và tài
liệu tham khảo
Nội dung cụ thể được chia như sau:
Phần mở đầu
Phần nội dung
Chương 1: Tổng quan về du lịch - dịch vụ Spa

Chương 2: Thực trạng và tiềm năng Spa tại TP. Hồ Chí Minh
Chương 3: Định hướng và phát triển du lịch – dịch vụ Spa tại TP. Hồ Chí Minh
Phần kết luận
Phụ lục
Tài liệu tham khảo


PHẦN NỘI DUNG
Nước chiếm ưu thế cả trên trái đất lẫn trong cơ thể con người; nhờ đó mà Spa vinh danh. Những người đầu
tiên đi Spa không phải mấy cô gái thích làm đỏm hay các quý bà thừa cả tiền bạc lẫn thời gian mà là những
chiến binh La Mã quả cảm.

Ngay từ thế kỷ thứ 5 trước công nguyên, các chiến binh La Mã đã biết đến ích lợi của các dòng suối
chứa lưu huỳnh trong việc chữa các bệnh về cơ, khớp cũng như các vết thương ngoài da. Bí mật quân
sự nhanh chóng trở thành một trào lưu dân sự.
Tất nhiên, khi đó Spa không giống như bây giờ. Nó xuất hiện hoặc là dưới dạng những suối khoáng nóng
hoặc là các nhà tắm công cộng. Người La Mã cổ đại không phải là những người đầu tiên tìm ra khoáng
nóng, cũng chẳng phải là nền văn minh duy nhất có tắm chung. Nhưng chính người La Mã ghi công đầu
trong việc biến Spa thành một dịch vụ hoàn thiện.
Thời đó, người La Mã đã coi tắm như một cách nghỉ ngơi, thư giãn và giải khuây chứ không chỉ là để tẩy
xóa những mệt mỏi của chiến tranh. Thủ đô của Spa thời này chính là Bath, nay thuộc Anh, nơi người La
Mã không chỉ xây vô số nhà tắm quanh các suối khoáng nóng mà còn dựng cả đền thờ Sulis Mineva –
nữ thần suối khoáng. Tới năm 300 sau công nguyên, đã có tới 900 nhà tắm trên khắp lãnh địa La Mã.
Spa cổ nhất thời La Mã vẫn còn đến hôm nay tại Merano, Ý. Dù chỉ là dưới hình hài của một phế tích,
nhưng nó cũng minh chứng cho một điều: Spa đã từng có một thời cực thịnh, khi quy mô của nó có thể
bao gồm cả phòng tập, vườn cây, thư viện, nhà hàng, quán bar, thậm chí là cả nhà hát, bảo tàng và...
chợ.
Khi đế chế La Mã sụp đổ, các điểm Spa cũng bị tàn phá dần song ảnh hưởng của nó thì không hề mất đi.
Người Anh đã nhanh chóng nhận ra phép màu của những suối khoáng nóng tự nhiên ở Bath, nơi nước
khoáng luôn ở nhiệt độ 50 độ C và cung cấp vô số các khoáng chất như magie, kali, sulfur và canxi. Theo

gương La Mã, Anh biến Bath trở thành một trong những địa danh Spa nổi tiếng nhất thời trung cổ. Hàng
loạt Spa hoàng gia và quý tộc như King’s Bath, Cross Bath, hot Bath... đã được dựng lên, biến xứ này
thành nơi sầm uất và xa hoa bậc nhất nước Anh, nơi giới quý tộc lui tới để chứng tỏ quyền thế và địa vị
của mình.
Trào lưu đi Spa được hoàng gia Anh cổ xúy, lan rộng khắp châu Âu. Người ta không chỉ thừa nhận tác
dụng của thủy liệu pháp mà còn phân loại nước theo thành phần và những nhân tố chứa bệnh của nó,
chẳng hạn như nước có lưu huỳnh chữa bệnh về da, nước giàu muối promine và iốt chứa chữa vô sinh
cho nữ...
Bên châu Mỹ, một thế giới mới không công hầu, khanh tướng, Spa đã đối xử với người yêu nó bình đẳng
hơn. Saratoga, dòng suối khoáng cổ nhất châu Mỹ, đã chữa bệnh không chỉ cho thổ dân da đỏ Mahawk
mà cả những người châu Âu đến đây theo tiếng gọi nhiệm màu của nó.


Khi châu Mỹ phình ra phía tây, nhiều dòng suối khoáng khác lại được phát hiện. Trong lúc giới khoa học
mải miết nghiên cứu tác dụng của những khoáng chất tốt từ các dòng suối này thì giới kinh doanh dựng
lên vô số cabin và bốn tắm gỗ, cung cấp cả trị liệu Spa lẫn nơi ăn ở cho khách, bất kể họ đến từ đâu,
sang hay hèn. Từ Saratoga, Spa lan nhanh ra khắp châu Mỹ, theo một tiến trình ngược lại với châu Âu:
người nghèo cũng có thể tận hưởng Spa.
Ngày nay, trong khi người châu Âu xem Spa là nơi để điều trị và ngăn ngừa bệnh tật thì người Mỹ lại
hướng Spa vào việc duy trì một lối sống lành mạnh thông qua chế độ dinh dưỡng, luyện tập cũng như
chăm sóc sắc đẹp toàn diện. Những năm gần đây, các Spa ở Mỹ bắt đầu mở rộng mối quan tâm sang
những lĩnh vực khác như thiền và giao cảm - vốn là “đặc sản” của châu Á.
Cứ thế, từ châu Âu qua Mỹ sang Á, Spa là một vòng tròn kỳ diệu mà điểm cuối của nơi này lại là điểm
đầu của nơi kia. Nhưng kỳ diệu hơn là sự tồn tại của nó đã vượt xa nhưng giới hạn ban đầu. Không chỉ
đem lại cho con người sự thanh khiết, khỏe mạnh của cả thể xác, tinh thần lẫn tâm trí, Spa còn là một
văn hóa sống. Nó đưa con người về gần với thiên nhiên hơn, và sống thực với mình hơn.

Tân Sơn Nhất, vật lý trị liệu
Gần bênh vien Thong Nhat :]]]
Chức nagw của Spa kinh doanh, chăm sóc sức khỏe

II dinh huong
co cau to chuc
Quay vong von

Chương 1: Tổng quan về Du lịch Spa
1. Lịch sử hình thành Spa và du lịch Spa

Hiện nay, ngày càng nhiều người tìm đến Spa như một cách để luyện tập, giữ gìn
sức khỏe, chống lão hóa hoặc chỉ tìm những phút giây thư giãn sau những phút giờ
làm việc căng thẳng của cuộc sống tấp nập thường ngày. Điều này khiến người ta
nghĩ rằng Spa là một khuynh hướng văn hóa mới. Nhưng thực chất, Spa đã tồn tại
hàng ngàn năm trước – bắt nguồn từ người Mesopotamian, Ai Cập và Minoan, rồi
đến Hy Lạp và La Mã (từ Spa thực chất bắt nguồn từ tiếng Latin “Spagere”) và
sau nữa là người Ottoman, Nhật Bản và Tây Âu.
1.1 Thời Cổ đại:

Theo các sử gia cổ đại thì người Hy Lạp là người đầu tiên đánh giá cao mối quan
hệ giữa thể chất và tinh thần, khoảng năm 500 trước công nguyên, họ đã tạo ra
việc tắm hơi. Năm 25 trước Công nguyên, đại đế Agrippa đã sáng chế ra cái mà


đầu tiên người Roma gọi là “Suối nước nóng” (Một suối khoáng có quy mô lớn)
và mỗi triều đại sau lại nối tiếp phát triển hơn nữa trong sự sáng chế “Thermae”.
Qua thời gian, chúng lại tiếp tục được phát triển bởi các vua Roma, từ Châu Phi
đến Anh, dần dần được xem như một trò giải trí phức hợp với thể thao, nhà hàng
và các loại hình làm sạch thân thể khác. Một tập tục điển hình trong võ trường sau
buổi luyện tập hoặc chiến đâu, người chiến binh sẽ đi qua phòng tắm ấm gồm 3
tác dụng làm ướt, thoa dầu thơm, xoa bóp và gội sạch cơ thể.
1.2 Spa “đi” vòng quanh thế giới, từ “Ryoken” Nhật đến nhà tắm hơi Thổ Nhĩ Kỳ:


Các chiến binh La Mã đã biết đến lợi ích của các dòng suối chứa lưu huỳnh trong
việc chữa các bệnh về cơ, khớp cũng như các vết thương ngoài da. Bí mật quân sự
nhanh chóng trở thành một trào lưu dân sự. Mặc dù người La Mã đã biết đến kết
hợp tắm nước nóng và lạnh, xoa bóp, trị liệu, tập luyện trên làn dan và thư giãn
như một hình thức tiền sử của Spa thời nay, nhưng chúng còn được phát triển hơn
nữa tại các nơi khác trên thế giới. Năm 737 sau Công nguyên, mạch nước nóng
đầu tiên có tên là “Onsen” được mở gần Izumo, vài thế kỷ sau “Ryoken” đầu tiên
được xây dụng gồm dịch vụ cung cấp thức ăn ngon, chỗ ở, khu vườn mang phong
cách thiền phái Phật giáo, tắm ngoài trời được gọi là “Ofuro”. Các phòng tắm hơi
bắt đầu xuất hiện dọc theo Baltic, Phần Lan khoảng năm 1000 sau Công nguyên,
với phương pháp truyền thống gồm xông hơi cho ra mồ hôi, tắm trong nước lạnh,
hay bia hoặc rượu vodka. Và dĩ nhiên không thể không nhắc đến Ottoman đã trở
nên cực kì nổi tiếng với phòng tắm hơi có mái vòm và khảm nạm rực rỡ, điển hình
là phòng ắm Roxelana ( xây năm 1556) với phòng tháp tắm hơi khổng lồ, có phân
khu riêng biệt và nơi để nằm thư giãn và xoa bóp. Nơi này đã trở nên một phần
quan trọng của xã hội và đặc biệt cho phụ nữ Hồi giáo.
1.3 Người Châu Âu đến nơi xuất điểm và nghiên cứu khoa học về Spa
Không ngạc nhiên gì khi Spa lôi cuốn người dân Châu Âu. Ở Tây Âu, Charlemagne’s
Aachen và Bonaventura ‘s Poretta đã phát triển như một hình thức tắm, chữa bệnh phổ
biến thời Trung Cổ. Ở thời Phục Hưng, các suối khoáng từ núi vùng Paracelsus ở
Pasffers, Thụy Sĩ và các thành phố như Spa, Bỉ, Baden – Baden, Đức và Bath, Anh (được
quảng bá như resort tiện nghi đầu tiên là thủ đô của SPA thời bây giờ), nơi người La Mã
không chỉ xây vô số nhà tắm quanh các suối khoáng nóng mà còn xây dựng cả đền thờ
Sulis Mineva – Nữ Thần Suối Khoáng. Tất nhiên, khi đó Spa không giống như bây giờ.
Nó xuất hiện hoặc là dưới dạng những suối khoáng nóng hoặc là các nhà tắm công cộng.
Người Anh dã nhanh chóng nhận ra phép màu của những suối khoáng nóng tự nhiên ở
Bath, nơi nước khoáng luôn ở nhiệt độ 50oC và cung cấp vô số các khoáng chất như


magie, sulfur, kali và canxi. Theo gương La Mã, Anh biến Bath trở thành một trong

những địa danh nổi tiếng nhất thời trung cổ. Hàng loạt Spa hoàng gia, quý tộc như King’s
Bath, Cross Bath, hot Bath… đã được dựng lên, biến xứ này thành nơi sầm uất và xa hoa
bậc nhất nước Anh, nơi quý tộc lui tới để chứng tỏ quyền thế và địa vị của mình. Năm
1522, cuốn sách khoa học đầu tiên về việc chữa bệnh bằng Spa đã được xuất bản. Năm
1890, Cha Sebastian Kneipp đã phát triển học thuyết về thảo mộc và chữa bệnh bằng
nước ở làng spa của vùng Bad Worishofen, Đức. Nhưng rồi mối tương quan giữa Spa và
sức khỏe con người nhanh chóng chìm vào quên lãng. Năm 1350, các phòng tắm công
cộng bị đóng cửa trên toàn Châu Âu để ngăn chặn bệnh dịch hạch. Và rồi năm 1538,
Pháp đã phá hủy nhà tắm công cộng trong nỗ lực chống lại sự lan truyền của bệnh giang
mai.
1.4 Người Mỹ với Spa trị liệu, Spa làm đẹp – Và công ty du lịch Spa đầu tiên:
Nước Mỹ trở thành trung tâm của một thế hệ Spa mới vào năm 1850 khi Saratoga
Springs xuất hiện và làm đẹp cho các ngôi sao đã đến tuổi lão thành từ Edgar Allan Poe
đến Franklin Delano Roosevelt (Thống đốc New York, người tranh đấu cho sự cải cách
đầu thập niên 30). Spa đầu tiên, Red Door Salon của Manhattan, đã được giới thiệu với
công chúng năm 1910 bới Elizabeth Arden, cung cấp thêm các dịch vụ làm móng, trang
điểm với thương hiệu “Arden Wax”. Một thế hệ người Mỹ tiếp theo, Deborah Szekely,
cũng đã thiết lập nên một cơ sở Spa, Rancho La Puerta, nằm phía nam biên giới Baja,
California. Năm 1958, Szekely cũng đã mở Spa Golden Door như là người tiên phong ở
California cung cấp các dịch vụ giảm cân và chương trình tập luyện Spa kết hợp luyện
tập đầu tiên, The Ashram, cũng được tạo lập ở California năm 1974 và được đại chúng
hóa năm 1979. Vào 1997, các bác sĩ ở Mỹ đã giới thiệu “Spa trong y học”, kết hợp với
miền Đông và các cơ quan y tế trong nỗ lực không mệt mỏi về nghiên cứu các năng lực
thần diệu do dịch vụ Spa đem lại.
Năm 1986, New York –based Spa Finder, Inc. (được viết tắt là “Spafinder) thành lập và
trở thành đại lý du lịch đầu tiên chuyên tổ chức các kỳ nghỉ kết hợp với Spa. Từ đó,
ngành công nghiệp Spa đã phát triển lên tầm cao mới, lợi tức toàn công lên đến 15 tỉ
USD.
Ngày nay, trong khi người Châu Âu xem Spa là nơi điều trị và ngăn ngừa bệnh tật thì
người Mỹ thì lại hướng Spa vào việc duy trì một lối sống lành mạnh thông qua chế độ

dinh dưỡng, luyên tập cũng nhu chăm sóc sắc đẹp toàn diện. Những năm gần đây, các
Spa ở Mỹ bắt đầu mở rộng mối quan tâm sang những lĩnh vực khác như thiền và giao
cảm –vốn là “đặc sản” của Châu Á.


1.5 Spa đang dần trở nên xu hướng toàn cầu

Spa đã chiếm lĩnh thị trường thế giới về chăm sóc sắc đẹp và giảm cân cho phụ nữ
vào giữa thế kỉ XX, tập trung vào làm cho người ta nhận biết ra giá trị cuộc sống,
luyện tập, tinh thần và thư giãn. Với con số rất đông người đang tìm đến với Spa
vì nó đã mang đến phương thức trị liệu mới và mang đến cảm giác tuyệt diệu về cả
hai mặt sinh lý và tinh thần, không còn nghi ngờ ngành du lịch Spa ngày một được
ưa chuộng tại Mỹ nói riêng và các quốc gia trên toàn thế giới nói chung. Thẩm mỹ
cùng Spa đã thực sự bùng nổ và ảnh hưởng đến mọi thứ từ thời trang, mỹ phẩm
đến kiến trúc, thiết kế nội thất và ngay trong ẩm thực.
Cứ thế, từ Châu Âu qua Mỹ sang Á, Spa là một vòng tròn kỳ diệu mà điểm cuối
của nơi này lại là điểm đầu của nơi kia. Nơi kỳ diệu hơn là sự tồn tại của nó đã
vượt qua những giới hạn ban đầu. KhÔng chỉ đem lại cho con người sự thanh
khiết, khỏe mạnh của cả thể xác, lẫn tinh thần và tâm trí, Spa còn là một văn hóa
sống. Nó đưa con người về gần với thiên nhiên hơn, và sống thực với mình hơn.

2. Các khái niệm :
2.1 Loại hình Spa

Spa bắt nguồn từ tiếng Latin “Spagere” hay “Salus per aquam”, tức là phương
pháp trị liệu bằng nước. Theo ASIA Spa thì Spa được định nghĩa là tất cả các liệu
pháp đem lại sự cân bằng năng lượng cho cơ thể và tâm hồn.
Theo quan niệm cũ, một Spa tiêu chuẩn phải đáp ứng đủ năm giác quan của con
người (thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác và xúc giác), nhưng theo định hướng
ngày nay, Spa chuyên nghiệp phải đáp ứng sáu giác quan: đó chính là khi bạn

bước vào một Spa: tai bạn phải được nghe những âm thnah thiên nhiên vừa êm
dịu, vừa hoang dã kết hợp những tấu khúc của nhạc trị liệu chuyên nghiệp của
Spa, mũi bạn phải được ngửi thấy mùi hương hoa cỏ thiên nhiên và tinh dầu nóng
ấm dịu dàng, mắt bạn phải nhìn ngắm những khung cảnh thiên nhiên nhẹ nhàng
thư giãn, miệng và lưỡi bạn được thưởng thức những loại trà và nước trà hoa đặc
biệt dành riêng cho Spa, cơ thể và làn da bạn cảm nhận được sự ấm áp, dịu dàng
khi được massage trên cơ thể và các huyệt đạo và cuối cùng là tinh thần bạn cảm
nhận được sự thư giãn và bình lặng tối đa trong không gian, cảnh vật và âm nhạc
trong phòng trà.
2.2 Du lịch Spa:


“ Du lịch Spa là sự kết hợp giữa các sản phẩm tour du lịch, nghỉ dưỡng và sử
dụng dịch vụ Spa trong quá trình đi du lịch đó”. (Theo tư liệu nước ngoài)
Đây là loại hình du lịch cao cấp rất được ưa chuộng trong giới doanh nhân,
những gia đình thuộc giới trung thượng lưu, những nhóm bạn trẻ có thu nhập
cao hoặc một số người có sự hiếu kỳ. Với xu hướng phát triển hiện nay, cuộc
sống con người ngày một cải thiện tốt hơn thì loại hình du lịch chất lượng cao
này có sức hút rất tốt. Theo thống kê của các công ty dịch vụ du lịch lữ hành
tương đối lớn như Viettravel, Saigontourist, Travel Indochina và Viditour: Loại
hình du lịch Spa tuy hiện chiếm khoảng 3%, nhưng rất có tiềm năng, do một
lượng khách khá đông khác như những đôi tân hôn, những cặp vợ chồng đi du
lịch,… do không hình dung trước sức hấp dẫn của Spa (do chưa có thông tin
nhiều), có thể đặt tour bình thường nhưng vẫn sử dụng dịch vụ Spa khi đến ở
các khách sạn. Các đối tượng khách sử dụng dịch vụ này thường rất quan tâm
đến sức khỏe. Họ thường yêu cầu có các dịch vụ massage, tắm hơi, vật lý trị
liệu, tắm khoáng. Đặc biệt có những đoàn khách yêu cầu cung cấp bác sỹ và
chuyên gia Spa riêng để hướng dẫn chăm sóc trị liệu Spa cho đoàn.
3. Các hình thức của Spa
3.1 Các hình thức của Spa:

Hiện nay các trung tâm Spa và các khách sạn đang xây dựng dịch vụ Spa theo các
phương pháp như:
3.1.1 Thủy liệu pháp:
3.1.1.1 Tắm nước suối khoáng: Nước được lấy từ các vùng suối khoáng lân

cận, được xử lý với kỹ thuật cao để sàn lọc các tạp chất, sa đó có thể
thêm các thành phần dược liệu hoặc hương hoa (Nếu không đủ điều
kiện nước suối khoáng có thể thay bằng nước thường nóng hay
lạnh). Người tắm nằm dưới một hệ thống các vòi sen, nước khoáng
được phun lên cơ thể, đồng thời các chuyên viên trị liệu làm sạch và
xoa bóp cơ thể vào thời điểm thích hợp. Đây là phương pháp kích
thích sự tuần hoàn và lưu thông tối ưu cho cơ thể dưới tác động của
nước và bàn tay.
3.1.1.2 Jacuzzi: đây là phương pháp dung lực của nước để massage. Nước
được bơm từ các phía với cường lực mạnh để tác động và massage
lên các phần cơ thể và huyệt đạo.
3.1.1.3 Biển liệu pháp (Thalassotheraphy): Phương pháp trị liệu sử dụng
các đặc phẩm có nguồn gốc từ biển, giúp mang lại sự thư giãn,
chống lại stress và dấu hiệu tâm lý về tuổi tác. Đồng thời, nó còn
làm giảm lượng mỡ thừa, tái tạo vẻ đẹp cho phụ nữ. Các đặc phẩm


3.1.2

3.1.3

được sử dụng đó là: Nước biển chứa muối khoáng và các nguyên tố
vi lượng như: Clo, Magie, Canxi, Sắt, Kẽm,… là các nguyên tố thiết
yếu rất tốt cho da và cơ thể. Dưới tác động của nước biển và phương
pháp trị liệu đặc biệt, các lỗ chân long nở ra, hấp thụ các chất

khoáng và vi lượng, thêm vào đó, các chiết xuất từ rong biển cũng
được thêm vào để cung cấp các chất đề kháng cho cơ thê. Phương
pháp này rất có lợi cho sự tuần hoàn máu, lưu thông khí huyết trong
cơ thể, hệ hô hấp, làn da, kích thích hệ miễn nhiễm và lại sự thư giãn
hoàn toàn. Ngoài ra, đây cũng là một phương pháp vật lý trị liệu
được sử dụng trong y học để điều trị chứng đau thắt lung, cơ khớp
và mất ngủ nhờ tác động của nước biển lên cơ thể. Phương pháp này
không chỉ được thực hiện ở những trung tâm Spa gần biển, hiện các
trung tâm khác trong nội thị và các thành phố lớn như Tp. Hồ Chí
Min, Đà Nẵng, Hà Nội,… vẫn có thể sử dụng nhờ phương pháp bảo
quản và vận chuyển đặc biệt.
Hương xạ liệu pháp (Aromatherapy):
Là việc sử dụng tinh dầu và tinh chất thơm chiết xuất từ thảo mộc thiên
nhiên như nước hoa, sáp thơm hoặc phấn thơm tẩm lên cơ thể hoặc
ngâm cơ thể trong một thời gian nhất định, kết hợp xoa bóp, bấm huyệt
để các tinh chất thiên nhiên có thể ngấm vào cơ thể, tạo cảm giác thư
giãn tuyệt vời. Đây là phương pháp đã có khoảng 4500 năm trước Công
nguyên. Chính người Trung Hoa với y học cổ truyền uyên bác đã khám
phá tính năng đặc biệt của thảo mộc thiên nhiên để trị bệnh. Nhưng
người Ai Cập lại là người đầu tiên tạo ra tinh dầu và biết sử dụng chúng
như việc tế lễ thần linh hoặc ướp xác người chết. Không những như thế,
họ còn biết đến tính năng làm đẹp của chúng điển hình là nữ hoàng
Cleopate. Các tính năng chữa bệnh của chế phẩm tạo ra từ thảo dược
thiên nhiên đã lan rộng và được sử dụng phổ biến trong dân chúng. Tiếp
theeo người Ai Cập là người Hy Lạp và La Mã, các phương pháp Spa và
chế phẩm thảo dược đặc biệt đã đi khắp mọi nơi theo từng bước chân
chinh phục thế giới của đế chế La Mã hay các thương buôn và rồi người
Ấn Độ cũng biết sử dụng chúng từ năm 3000 trước công nguyên.
Đây là một phương pháp rất đặc biệt do sự tích lũy nghiên cứu hàng
ngàn năm. Mỗi thảo dược là một vị thuốc quý, cùng với các phương

pháp xoa bóp trị liệu riêng tạo ra những tác động khác nhau lên cơ thể
và tinh thần.
Spa trị liệu bằng đá sỏi và muối biển


Mỗi khi ngâm mình trong nước biển ta lại cảm nhận sự sảng khoái đến lạ kì,
tinh thần sung mãn. Khi cầm trên tay những hòn đá sỏi, ta thấy được sự mịn
màng và một sức mạnh vô hình tiềm ẩn. Chính những tiền nhân của chúng ta
cũng đã nhận biết được điều này và họ đã sáng chế ra phương pháp spa bằng
đá sỏi và muối biển. Bằng cách thoa muối biển, đặt những viên đá (đá sỏi ở
đây là những viên đá có bề mặt nhẵn láng, do tác động bào mòn của nước tạo
nên) ấm lên cơ thể, phương pháp này đem lại sự cân bằng cho tinh thần và một
làn da tươi trẻ. Hơn thế nữa, đá sỏi giúp ta giảm mệt mỏi, lấy lại thăng bằng
tinh thần và tang cường sự linh hoạt.
“Khi đặt đá sỏi lên cơ thể, chúng ta cần phải đặt sỏi đúng chỗ với nhiệt độ sỏi
theo yêu cầu và kích thước viên sỏi cũng phải phù hợp”
3.2 Spa và sự kết hợp các phương pháp luyện tập và điều dưỡng:
3.2.1 Xoa bóp (Massage)

Massage có nguồn gốc tiếng Hy Lạp “masso”, có nghĩa là nắn bóp. Đây là
phương pháp thông dụng được sử dụng riêng biệt và xen kẽ trong các liệu trình
Spa do rất có nhiều hiệu quả tích cực mà nó đem lại. Việc massage có thể bằng
tay hay chân lên các bộ phận cơ thể. Massage có thể kết hợp tẩy tế bào chết,
làm trắng da, săn da,… Massage làm xua tan mệt mỏi, thư giãn gân cốt và tinh
thần, kích thích lưu thông trong cơ thể và đem lại sự sảng khoái cho cơ thể
dưới tác dụng của bàn tay ấm áp điêu luyện.
Hiện nay có hai phương pháp Spa trị liệu phổ biến nhất là kiểu Thụy Điển (vút
dài, bóp ngắn), kiều Nhật (bấm huyệt). Tùy vào đối tượng và phương pháp trị
liệu mà các nhân viên Spa áp dụng những dạng massage khác nhau. Ngoài ra,
người ta còn áp dụng các phương pháp bấm huyệt hay châm cứu để tăng thêm

hiệu quả của massage.
3.2.2

Tắm bùn

Theo các tài liệu khoa học, con người đã biết sử dụng bùn khoáng từ thời Hy
Lạp cổ đại để ngâm tắm nhằm thư giãn và phục hồi sức khỏe. Phương pháp
này sau được hoàn thiện và sử dụng rộng rãi ở các quốc gia Châu Âu, nhất là
các nước Đức, Pháp, Nga.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bùn chính là các vật chất và các yếu tố tự nhiên,
là sản phẩm của môi trường Trái Đất, do sự thái hóa sinh học của các chất hữu


cơ (thảo mộc, cỏ cây, hoa,…) thông qua quá trình hóa sinh với gần 4000 năm
tuổi.
*trích dẫn
Đây là cách tắm giúp lưu thông khí huyết, cải thiện sắc đẹp và đem lại sự mịn
màng cho làn da. Ngâm mình trong những bồn tắm bùn hay thảo dược như vua
chúa ngày xưa, bạn sẽ thấy tâm hồn thật thoải mái và quên hết mệt mỏi sau
những ngày làm việc căng thẳng. Ngoài ra các phương pháp này còn lưu lại
mùi hương rất riêng trên cơ thể bạn.
3.2.3

Đăp mặt nạ cho da:

Ngày nay dưới tác động của cuộc sống tấp nập và áp lực từ công việc, đặc biệt
với các phụ nữ thành đạt thì dấu hiệu lão hóa cũng xảy ra nhanh hơn dưới tác
động của môi trường. Do đó, phương pháp Spa thích hợp với dịch vụ chăm sóc
da được quan tâm đặc biệt.

*trích
Hiện có rất nhiều phương pháp đắp mặt nạ dưỡng da. Trong đó, mặt nạ với các
thành phần chiết xuất từ thảo mộc thiên nhiên được ưa chuộng hơn cả.
Chăm sóc da: một hỗn hợp nhão gồm bột yến mạch và nước được thoa mặt,
ngoại trừ vùng mắt, đồng thời nhắm mắt lại thư giãn trong khi chờ hỗn hợp
khô lại và được rửa mặt lại bằng nước ấm.
Mặt nạ dưỡng da: hỗn hợp dâu và sữa tươi được đắp lên mặt trong 20 phút.
Liệu pháp này mang lại làn da tươi trẻ.

3.2.4

Spa và Yoga

Tập trung thực hiện những vị trí cơ bản của thuyết Yoga. Tập trung hít, thở sâu
và các chuyển động vật lý để cải thiện sự lưu thông khí và sự dẻo dai linh hoạt
cho cơ thể.
3.2.5

Spa và Tai Chi:

“Đây là phương pháp kết hợp vận động cơ thể nhẹ nhàng chậm rãi với những
bài tập dưỡng sinh”


Tận hưởng cảm giác thư giãn khi đứng trên bãi cát biển với những hạt cát di
chuyển giữa các ngón chân. Với cảnh đại dương mênh mông bao quanh sẽ giúp
ta tập trung hơi thở và tinh thần qua những động tác vật lý nhẹ nhàng.
3.2.6

Spa kết hợp đi bộ và hoạt động tích hợp thần kinh cơ:


“Sự kết hợp các động tác đi bộ kết hợp với võ thuật và âm nhạc tạo ra sự thư
giãn tuyệt đối về tinh thần”
3.2.7

Ẩm thực cho Spa

Trái cây với nhiều vitamin và các vi chất là thực phẩm chủ yếu cho những
người sử dụng liệu pháp Spa. Trái cây giúp nâng cao khả năng hấp thụ cũng
như nâng cao hiệu quả trong quá trình sử dụng liệu pháp Spa. Ngoài ra các
thực phẩm ít chất béo nhưng giàu dinh dưỡng khác như: cá, trứng, sữa cũng
được sử dụng như thực phẩm bổ sung.
3.3 Các thảo dược và chế phẩm thảo dược từ thiên nhiên dành cho Spa:

*Thảo mộc
- Cây xô thơm: mang lại trạng thái thoải mái, vô lo. Chủ trị: căng thẳng, suy
nhược, mãn kinh, chống nhăn và lãnh cảm.
- Thìa là, bách xú, kinh giới ô, bạc hà: lấy lại sự thanh thản, bình tĩnh, trị lo
lắng, trí nhớ kém, vấn đề về kinh nguyệt, buồn nôn.
- Trầm hương: giảm căng thẳng, hen suyễn, ho, viêm khớp, nếp nhăn.
- Hoa oải hương: mang lại cảm giác êm dịu. Chủ trị: chứng mất ngủ, bỏng. đau
đầu, nhiễm trùng.
- Cỏ tranh, húng quế, quế: kích thích tinh thần, có tác dụng trị chúng đau đầu,
suy nhược, đau cơ bắp, đau dạ dày.



×