Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

NGHIÊN CỨU VỀ MẠNG BOOTROM VÀ TRIỂN KHAI HỆ THỐNG MẠNG BOOTROM TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CƠ ĐIỆN VÀ CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (286.24 KB, 21 trang )

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
---------------------------------------

ĐÀO ĐỨC PHÚ THỊNH
NGHIÊN CỨU VỀ MẠNG BOOTROM VÀ TRIỂN KHAI
HỆ THỐNG MẠNG BOOTROM TẠI TRƯỜNG CAO
ĐẲNG NGHỀ CƠ ĐIỆN VÀ CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
HÀ NỘI

Chuyên ngành: KHOA HỌC MÁY TÍNH
Mã số: :

60.48.01

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ KĨ THUẬT
HÀ NỘI – NĂM 2012


Luận văn được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

Người hướng dẫn khoa học: TS. VŨ NGỌC PHÀN

Phản biện 1:…………………………… …………………….
Phản biện 2:

…………………………………………………

Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm
luận văn thạc sĩ tại Học viện Công nghệ Bưu chính
Viễn thông


Vào lúc: ......giờ.....ngày.......tháng......năm ..............

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Thư viện của Học viện Công nghệ Bưu chính
Viễn thông

Vào lúc:

....... giờ ....... ngày ....... tháng ....... .. năm ...............


1

i. MỞ ĐẦU
i.1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển
mạnh mẽ của công nghệ thông tin. Trường Cao Đẳng
Nghề Cơ Điện và Công Nghệ Thực Phẩm Hà Nội có mở
rộng các ngành nghề đào tạo của mình trong đó có ngành
Công Nghệ Thông Tin. Việc đầu tư máy móc phục vụ cho
học sinh thực hành là khá lớn. Vấn đề đặt ra là máy tính
phải mua được nhiều nhưng chi phí phải thấp. Phải tận
dụng các máy cũ của trường hiện có nếu còn sửa chữa để
dùng được. Hiện nay, máy móc tại trường đã quá cũ và
hỏng hóc nhiều, các ổ cứng có tuổi thọ 5 tới 10 năm trước
hầu như đã hỏng gần hết. Nếu thay thế toàn bộ ổ cứng mới
thì giá thành khá đắt mà không phù hợp với main đời cũ.
Hơn nữa nhà trường đang có kế hoạch triển khai mua 10
dàn máy để lắp đặt tại các lớp học nghề miễn phí ở các xã
trong và ngoài huyện Phú Xuyên. Vì thế tôi chọn nghiên

cứu về mạng BootRomvà triển khai hệ thống mạng
BootRom tại trường CĐ Nghề Cơ Điện và Công Nghệ
Thực Phẩm Hà Nội.


2

i.2 Mục đích nghiên cứu
Đề tài Nghiên cứu về mạng BootRom và triển khai
hệ thống mạng BootRom tại trường CĐ Nghề Cơ Điện và
Công Nghệ Thực Phẩm Hà Nội được triển khai sẽ giảm
tối đa chi phí mua ổ cứng. Vì mạng BootRom Chỉ cần 1 ổ
cứng với dung lượng thấp nhất hiện nay là 250GB cho
một dàn 15 bộ máy tính theo kế hoạch của nhà trường.
Theo tính toán giá tại thời điểm hiện nay các công ty báo
giá về nhà trường thì cứ 4 ổ cứng 250GB với giá 1,8
triệu/1 ổ thì sẽ mua thêm được 1 bộ máy tính mới. Hy
vọng với cùng 1 số tiền sẽ mua được nhiều máy tính hơn,
mang tới cơ hội được thực hành nhiều hơn cho các học
sinh, sinh viên, học viên.

i.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chủ yếu về công nghệ mạng
BootRom, các phần mềm quản lí và điều khiển máy trạm
ứng dụng cho giảng dạy.
Thiết kế cài đặt mạng LAN, mạng BootRom, sử
dụng phần mềm Netop School để dạy học


3


i.4 Phương pháp nghiên cứu
Từ nguồn tài liệu phong phú trên mạng intenet và
các sách hướng dẫn về mạng máy tính. Thực hành trên
các máy cũ của Trường, các thiết bị có sẵn để tránh
lãng phí các máy còn dùng được.

ii. NỘI DUNG

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ MẠNG BOOTROM
Chương 1 giới thiệu chung về mạng máy tính và
các mô hình mạng máy tính, mạng BootRom. Yêu cầu về
phần cứng, phần mềm, ưu điểm và nhược điểm của mạng
Boot Rom, cách khắc phục. Giới thiệu công trình đã đăng
tải trên mạng, sách vở…

1.1. Khái niệm mạng máy tính
1.1.1 Mạng máy tính là gì
Là tập hợp các máy tính đơn lẻ được kết nối với
nhau bằng các phương tiện truyền vật lý (Transmission
Medium) và theo một kiến trúc mạng xác định (Network
Architecture).


4

1.1.2 Giao thức mạng máy tính (Protocols)
a. Khái niệm về giao thức
Các thực thể của mạng muốn trao đổi thông tin với
nhau phải bắt tay, đàm phán về một số thủ tục, quy tắc...

Cùng phải “nói chung một ngôn ngữ”. Tập quy tắc hội
thoại được gọi là giao thức mạng (Protocols). Các thành
phần chính của một giao thức bao gồm:
- Cú pháp: định dạng dữ liệu, phương thức mã hoá
và các mức tín hiệu.
- Ngữ nghĩa: thông tin điều khiển, điều khiển lưu
lượng và xử lý lỗi..

b. Chức năng giao thức
Đóng gói: Trong quá trình trao đổi thông tin, các
gói dữ liệu được thêm vào một số thông tin điều khiển,
bao gồm địa chỉ nguồn và địa chỉ đích, mã phát hiện lỗi,
điều khiển giao thức...
Phân đoạn và hợp lại: Mạng truyền thông chỉ chấp
nhận kích thước các gói dữ liệu cố định. Các giao thức
ở các tầng thấp cần phải cắt dữ liệu thành những gói có
kích thước quy định. Quá trình này gọi là quá trình phân
đoạn. Ngược với quá trình phân đoạn bên phát là quá


5

trình hợp lại bên thu.
Điều khiển liên kết: Trao đổi thông tin giữa các
thưc thể có thể thực hiện theo hai phương thức: hướng
liên kết (Connection - Oriented) và không liên kết
(Connectionless).
Giám sát: Các gói tin PDU có thể lưu chuyển
độc lập theo các con đường khác nhau, khi đến đích
có thể không theo thứ tự như khi phát.

Điều khiển lưu lượng liên quan đến khả năng tiếp
nhận các gói tin của thực thể bên thu và số lượng hoặc
tốc độ của dữ liệu được truyền bởi thực thể bên phát sao
cho bên thu không bị tràn ngập, đảm bảo tốc độ cao
nhất.
Điều khiển lỗi là kỹ thuật cần thiết nhằm bảo vệ
dữ liệu không bị mất hoặc bị hỏng trong quá trình trao
đổi thông tin.
Đồng bộ hoá: Các thực thể giao thức có các tham
số về các biến trạng thái và định nghĩa trạng thái, đó là
các tham số về kích thước cửa sổ, tham số liên kết và
giá trị thời gian.
Địa chỉ hoá: Hai thực thể có thể truyền thông


6

được với nhau, cần phải nhận dạng được nhau.

1.1.3 Đặc trưng cơ bản của đường truyền
Băng thông (Bandwidth): Băng thông của một
đường truyền là miền tần số giới hạn thấp và tần số giới
hạn cao
Thông lượng (Throughput) Thông lượng của
đường truyền là số lượng các bit (chuỗi bit) được truyền
đi trong một giây.
Suy hao (Attenuation): Là độ đo sự suy yếu của
các tín hiệu trên đường truyền. Suy hao phụ thuộc vào
độ dài của cáp, cáp càng dài thì suy hao càng cao.


1.1.4 Các loại cáp mạng
Cáp đồng trục (Coaxial cable): Là phương tiện
truyền các tín hiệu có phổ rộng và tốc độ cao.
Cáp xoắn đôi (Twisted Pair cable): Cáp xoắn đôi được
sử dụng trong các mạng LAN cục bộ.
Cáp sợi quang (Fiber Optic Cable) rất lý tưởng
cho việc truyền dữ liệu, băng thông có thể đạt 2 Gbps,
tránh nhiễu tốt, tốc độ truyền 100 Mbps trên đoạn cáp


7

dài vài km.

1.1.5 Phân loại mạng
a. Theo khoảng cách
* Mạng cục bộ LAN (Local Area Networks):
Mạng cục bộ LAN: kết nối các máy tính đơn lẻ
thành mạng nội bộ, tạo khả năng trao đổi thông tin và
chia sẻ tài nguyên trong cơ quan, xí nhiệp...
* Mạng đô thị MAN (Metropolitan Area
Networks)
Mạng đô thị MAN (hình 1.5) hoạt động theo kiểu
quảng bá, LAN to LAN. Mạng cung cấp các dịch vụ
thoại



phi


thoại



truyền

hình

Hình 1.5: Cấu trúc mạng đô thị MAN

cáp.


8

* Mạng diện rộng WAN (Wide Area Networks)
Đặc trưng cơ bản của một mạng WAN:
- Hoạt động trên phạm vi một quốc gia hoặc trên
toàn cầu.
- Tốc độ truyền dữ liệu thấp so với mạng cục bộ.
- Lỗi truyền cao.

1.2 Các mô hình xử lý dữ liệu
1.2.1. Mô hình Client-Server
Mô hình Client/Server mô tả các dịch vụ mạng và
các ứng dụng được sử dụng để truy nhập các dịch vụ.
Là mô hình phân chia các thao tác thành hai phần: phía
Client cung cấp cho người sử dụng một giao diện để
yêu cầu dịch vụ từ mạng và phía Server tiếp nhận các
yêu cầu từ phía Client và cung cấp các dịch vụ một

cách thông suốt cho người sử dụng.

1.2.2 Mô hình ngang hàng (Peer-to-Peer)
Trong mô hình ngang hàng tất cả các máy đều là
máy chủ đồng thời cũng là máy khách. Các máy trên
mạng chia sẻ tài nguyên không phụ thuộc vào nhau. Mạng
ngang hàng thường được tổ chức thành các nhóm làm


9

việc Workgroup. Mô hình này không có quá trình đăng
nhập tập trung, nếu đã đăng nhập vào mạng có thể sử
dụng tất cả tài nguyên trên mạng. Truy cập vào các tài
nguyên phụ thuộc vào người đã chia sẻ các tài nguyên đó,
vì vậy có thể phải biết mật khẩu để có thể truy nhập được
tới các tài nguyên được chia sẻ.

1.3 Mạng BootRom là gì?
Mạng BootRom (hay còn gọi là khởi động máy từ
xa – remote boot) là mạng máy tính chỉ cần có một ổ cứng
trên máy chủ, còn các máy khác trong phòng không cần
phải có ổ cứng, miễn là các máy trong phòng phải được
kết nối với nhau qua mạng LAN.

1.4. Yêu cầu về phần cứng, phần mềm sử dụng
trong mạng BootRom.
1.4.1 Phần cứng
1.4.2 Phần mềm


1.5. Ứng dụng của mạng BootRom
Hệ thống mạng BootRom hay còn gọi là mạng
không ổ cứng giúp cho người sử dụng tiết kiệm được chi
phí đầu tư ban đầu.


10

Hệ thống mạng BootRom giúp người quản trị dễ
dàng theo dõi, phát hiện sửa chữa và khắc phục các lỗi xảy
ra trong quá trình sử dụng.
Khi các máy trạm khởi động không có ổ cứng thì
học sinh có đá chân phải cũng không sợ hỏng ổ cứng.
Trong quá trình sử dụng có thay đổi hay xóa file hệ điều
hành cũng không sợ lỗi hệ điều hành máy trạm. Các máy
trạm khi khởi động lại sẽ như ban đầu sẽ hạn chế được
nhiễm virus.

1.6. Nhược điểm và hướng khắc phục
Nhược điểm lớn nhất của mạng BootRom là chỉ có
1 ổ cứng dùng chung cho nhiều máy trạm. Khi máy chủ
hỏng thì tất cả các máy khác không hoạt động được. Nếu
máy chủ có cấu hình thấp thì tốc độ các máy trạm cũng
thấp khi khởi động phải chờ đợi lâu.
Cách khắc phục là tạo bản ghost hệ điều hành để
khi máy chủ hỏng hệ điều hành có thể ghost lại. Hiện nay
thì cấu hình máy mới cũng khá cao có thể để cả dàn máy
có cấu hình giống nhau. Khi máy chủ lỗi main có thể



11

chuyển ổ cứng sang máy khác làm máy chủ mà không
phải cài đặt lại.

1.7. Kết luận chương
Chương 1 đã giới thiệu chung về mạng
BootRomvà chỉ ra được yêu cầu về cấu hình máy tính sử
dụng trong mạng Boot Rom. Các nhược điểm của mạng
BootRom và hướng khắc phục sự cố trong mạng Boot
Rom.

Chương 2: THỰC TRẠNG VÀ HƯỚNG
TRIỂN

KHAI

BOOTROM

HỆ

TẠI

THỐNG

PHÒNG

MẠNG

MÁY




TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CƠ ĐIỆN
VÀ CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM HÀ NỘI
Giới thiệu chương
Chương 2 giới thiệu về thực trạng, cơ sở vật chất
tại trường Cao đẳng nghề cơ điện và công nghệ thực phẩm
Hà nội hiện có và hướng phân tích thế mạnh của phần
mềm ứng dụng trong mạng BootRom.


12

2.1 Mục tiêu đào tạo ngành công nghệ thông tin tại
trường
* Mục tiêu chung:
Đổi mới cơ bản và toàn diện đảm bảo mang lại điều
kiện làm việc thuận lợi, phát huy cao độ trí tuệ, năng lực
của cán bộ, giáo viên nhà trường cho sự nghiệp đào tạo
nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn; tạo điều kiện
thuận lợi cho người học để không ngừng nâng cao chất
lượng học tập với những kỹ năng tiên tiến hiện đại và
những kiến thức cần thiết để tiến thân lập nghiệp.
- Giai đoạn 2009-2011: Là một trong các trường Cơ
điện và Công nghệ thực phẩm trọng điểm của ngành; hoàn
thành cơ bản việc chuyển đổi mục tiêu đào tạo theo hướng
đào tạo đa cấp, đa ngành, có chất lượng, hiệu quả cao, đáp
ứng nhu cầu của xã hội và dạy nghề cho nông dân; phát
triển ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ,

tiếp cận hợp tác, hội nhập khu vực và quốc tế nhằm từng
bước phát triển thương hiệu trường.
- Giai đoạn 2012-2015: Trở thành một trong các
trường cao đẳng nghề trọng điểm có năng lực, chất lượng,
hiệu quả đào tạo đạt chuẩn quốc gia, trong đó có tối thiểu


13

5 ngành nghề đào tạo trọng điểm đạt chuẩn khu vực; phát
triển thương hiệu, uy tín về chất lượng đào tạo và ứng
dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ các lĩnh
vực nông nghiệp, nông thôn và các lĩnh vực khác.

2.2. Sơ đồ phòng máy tại trường và xã
2.3. Các thiết bị phần cứng hiện có
2.4. Các phần mềm ứng dụng trong phòng máy
Hiện tại trong phòng máy đang sử dụng hệ điều
hành Windows Server 2000 cho máy chủ, các máy trạm
sử dụng hệ điều hành Windows XP, phần mềm Microsoft
office 2003, phần mềm vietkey, unikey, photoshop,
autocad2004, các phần mềm lập trình C, pascal…

2.5. Đặc điểm hệ điều hành Windows server 2003
Windows Server 2003 hỗ trợ hệ điều hành
windows XP tốt hơn như: Hiểu được chính sách nhóm
(group policy) được thiết lập trong Winxp, có bộ công
cụ quản trị mạng đầy đủ các tính năng chạy trên
Winxp.



14

2.6 Đặc điểm hệ điều hành Windows XP
Hệ điều hành Windows XP đang được sử dụng
rộng rãi với giao diện thân thiện với người dùng. Hơn thế
các phần mềm ứng dụng trong học tập vẫn đang hỗ trợ cài
đặt trên hệ điều hành này. Vì thế hệ điều hành windows
XP được áp dụng vào mạng BootRom ở trường.

2.7 Đặc điểm của phần mềm BXP 2.5
2.7.1 Tổng quan về BXP 2.5
Phần mền BXP 2.5 là phần mền mới nhất sử dụng
cho hệ thống mạnh Boot Rom nó có các tính năng giống
như Virtual Lan Drive. Nhung nó cho phép các nhà quản
trị mạng tạo và quản lý các tập tin (file) ổ đĩa cứng ảo cho
máy khách (client) chạy các hệ điều hành windows XP.
Nó gồm 2 thành phần BXP server được cài đặt trên máy
chủ và BXP Client trên 2 máy khách.

2.7.2 Ưu điểm
Phần mền BXP 2.5 có đầy đủ các ưu điểm của
Virtual Lan Drive nhưng nó có thể quản lý tới 127 máy
trạm. Mã hoá toàn bộ HĐH Windows XP đang cài đặt trên


15

đĩa cứng của máy trạm thành một tập tin ảnh. Chép tập tin
ảnh này đặt trên đĩa cứng của máy chủ và làm sao để máy

khách có thể truy xuất nó như là một ổ đĩa ảo có chứa hệ
điều hành Windows XP.Quản lý và phối hợp các hoạt
động giữa đĩa ảo với từng máy khách.

2.8 Các bước xây dựng mô hình mạng BootRom tại
trường
* Bước 1 thiết kế dự kiến xây dựng mạng Boot Rom bao
gồm: máy chủ đặt trên bàn giáo viên, các máy trạm đặt sát
tường và 1 dãy ở giữa như hình 2.3


16

Hình 2.3 : Sơ đồ phòng máy

* Bước 2: Kiểm tra cơ sở vật chất tại trường, cấu hình
máy để xây dựng mạng BootRom. Ở bước này chúng ta
phải lựa chọn máy có cấu hình mạnh nhất để làm máy
chủ. Các máy trạm yêu cầu phải boot được từ card mạng.
* Bước 3: Cài đặt máy chủ, máy trạm: Đầu tiên phải cài
đặt hệ điều hành Windows server 2003, trình điều khiển


17

driver cho máy chủ và cấu hình DHCP. Tiếp theo cài đặt
phần mềm BXP 2.5 cho máy chủ.
* Bước 4: Tạo ảnh trên máy chủ, máy trạm. Khi hoàn
thiện quá trình cài đặt phần mềm trên máy chủ, máy trạm
thì phải tạo ảnh trên máy chủ sau đó bỏ ổ cứng ở máy cài

Windows XP ra thì khi các máy trạm khởi động trên ảnh
ảo hoạt động như có ổ cứng.
* Bước 5: Chạy thử toàn bộ dàn máy.

2.9. Kết luận chương
Chương 2 nêu những thiết bị vật tư hiện có tại
trường và các ưu điểm khi sử dụng phần mềm Windows
server 2003, phần mềm BXP 2.5. Các bước tiến hành cài
đặt cụ thể sẽ được nêu ở chương 3.

Chương 3: CÀI ĐẶT MẠNG BOOT ROM
Giới thiệu chương
Chương này trình bày cách cài đặt mạng BootRom
và nêu cách cài đặt một số phần mềm ứng dụng dành cho
phòng thực hành tin.


18

3.1 Cài đặt Windows server 2003
3.2 Cài đặt Windows XP và phần mềm ứng dụng
trên máy client
Chúng ta phải chuẩn bị 1 máy client ( máy
trạm) có ổ cứng và dùng phần mềm Ghost hệ điều hành
windows xp và các phần mềm ứng dụng cho phòng máy.
Trong đề tài chúng ta sẽ không đưa ra cách cài đặt hệ
điều hành Windows XP và phần mềm ứng dụng.

3.3 Cài đặt phần mềm BXP
3.3.1 Cài đặt BXP 2.5 máy chủ.

3.3.2 Cài Đặt phần BXP 2.5 trên máy trạm (Client).
3.4 Cấu hình BXP
3.4.1 Tạo ổ ảo trên máy chủ
3.4.2 Tạo ảnh từ máy trạm đăng nhập vào máy chủ
3.5 Kết luận chương
Chương 3 hướng dẫn cài đặt mạng BootRom khá
chi tiết từ cài đặt hệ điều hành Windows Server 2003 tới
cài đặt phần mềm BXP 2.5. Cụ thể cách cấu hình để tạo


19

ảnh cho máy trạm khởi động từ mạng thông qua máy chủ
cài hệ điều hành Windows server 2003.



×