Tải bản đầy đủ (.doc) (134 trang)

luận văn thạc sĩ: Đảng cộng sản việt nam lãnh đạo phát triển ngành du lịch 2001 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (511.56 KB, 134 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Chương 1: Tiềm năng du lịch Việt Nam và chủ trương của Đảng về phát
triển du lịch đến năm 2000.
1.1. Vai trò của du lịch và tiềm năng du lịch Việt Nam.
1.1.1. Vai trò của du lịch đối với sự phát triển đất nước
1.1.2. Tiềm năng du lịch của Việt Nam
1.2. Chủ trương của Đảng về phát triển du lịch và thực trạng du lịch
Việt Nam đến năm 2000
1.2.1 Chủ trương của Đảng và thực trạng du lịch Việt Nam 1960-1986
1.2.2 Chủ trương của Đảng và thực trạng du lịch Việt Nam 1986 - 2000
Chương 2: Quá trình Đảng lãnh đạo phát triển ngành du lịch Việt Nam
thời kỳ 2001-2010
2.1. Chủ trương của Đảng và quá trình lãnh đạo phát triển du lịch
2.1.1. Thời kỳ 2001-2006
2.1.2. Thời kỳ 2006-2010
2.2. Du lịch Việt Nam sau 10 năm phát triển (2006-2010)
2.2.1. Thành tựu
2.2.2. Hạn chế
Chương 3: Kinh nghiệm bước đầu và một số kiến nghị tiếp tục thực hiện
chiến lược phát triển ngành du lịch Việt Nam trong tình hình mới.
3.1. Một số kinh nghiệm bước đầu
3.2. Một số kiến nghị đối với việc phát triển ngành du lịch
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


2

MỞ ĐẦU


Du lịch là một dạng nghỉ dưỡng sức, tham quan tích cực của con người ở
ngoài nơi cư trú với mục đích nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh, di
tích lịch sử, công trình văn hóa, nghệ thuật... v.v. Du lịch là một ngành kinh
doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt, nâng cao hiểu biết về thiên
nhiên, truyền thống văn hóa dân tộc và văn hóa thế giới.Thông qua du lịch, mỗi
con người có thêm tình yêu đất nước, tình hữu nghị với nhân dân thế giới, thêm
hình thức quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam ra bên ngoài.
Khi cuộc sống của con người ngày càng được đáp ứng một cách đầy đủ
hơn, khi hòa bình và hợp tác và phát triển đang trở thành xu thế lớn thì nhu
cầu về du lịch cũng không ngừng tăng lên. Du lịch ngoài việc thoả mãn nhu
cầu giao lưu tình cảm, lí trí… còn là hình thức nghỉ ngơi, dưỡng sức nhằm tái
tạo sức lao động của con người và đặc biệt là sự mở mang kiến thức tầm hiểu
biết của mỗi người với thế giới mà chúng ta đang sống.
Du lịch là một ngành mang lại hiệu quả nhiều mặt rất to lớn. Về kinh
tế, có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hóa và lao động dịch vụ tại chỗ, một
ngành mang lại giá trị, nguồn ngoại tệ ngày càng tăng. Trong xu thế toàn cầu
hóa và phát triển kinh tế tri thức, mọi quốc gia trên thế giới đều quan tâm và
rất coi trọng du lịch, tìm mọi cách phát huy thế mạnh của mình để phát triển
ngành du lịch.
Nằm ở vị trí địa lý thuận lợi, nước ta là quốc gia có nhiều tiềm năng
phát triển du lịch. Cùng với quá trình đổi mới toàn diện, lấy phát triển kinh tế
là nhiệm vụ trọng tâm, Đảng ta đã sớm phát hiện ra tiềm năng của ngành du
lịch của đất nước. Khi khởi xướng đường lối đổi mới toàn diện, Đại hội Đảng
VI (12-1986) đã sớm xác định: “Chúng ta phải nhanh chóng khai thác các
điều kiện thuận lợi của đất nước để mở mang du lịch bằng vốn trong nước và
hợp tác với nước ngoài”.


3


Với những định hướng đó, trong những năm 1996-2001, ngành du lịch
Việt nam đã có bước chuyển mình mạnh mẽ, đạt nhiều thành tựu, góp phần
quan trọng vào sự phát triển kinh tế- xã hội đất nước.
Bước vào thế kỷ XXI, để phát huy thế mạnh của ngành du lịch, Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ IX chủ trương “Phát triển nhanh du lịch thật sự trở
thành một ngành kinh tế mũi nhọn” nhằm tạo ra động lực mạnh mẽ để khai
thác có hiệu quả tiềm năng, điều kiện thuận lợi thúc đẩy phát triển kinh tế - xã
hội, thúc đẩy hội nhập quốc tế; góp phần vào thắng lợi của sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá nói riêng và xây dựng chủ nghĩa xã hội nói chung.
Thực hiện chủ trương đó, tháng 7/2002, Nhà nước ta đã thông qua
Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam 2001-2010; ngành Du lịch đã triển
khai các Chương trình hành động quốc gia về Du lịch giai đoạn 2001-2005 và
giai đoạn 2006-2010.
Trên cơ sở đánh giá khái quát kết quả thực hiện chủ trương phát triển
du lịch của Đảng sau 15 năm đổi mới, Luận văn “Đảng Cộng sản Việt Nam
lãnh đạo phát triển ngành du lịch 2001-2010” tập trung nghiên cứu quá
trình sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam đối với ngành du lịch trong 10
năm mở cửa và hội nhập quốc tế gần đây, nêu ra những kinh nghiệm qúy báu,
những phương hướng nhằm tiếp tục phát triển ngành du lịch trong thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế (2010-2020).
2. Tình hình nghiên cứu
Dưới ánh sáng của đường lối đổi mới, ngành du lịch nước ta trở thành
vấn đề được quan tâm của Đảng, nhà nước ta và nhiều nhà khoa học. Đã có
nhiều chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, nhiều công trình khoa học liên quan đến
sự phát triển ngành du lịch ở nước ta.
Có thể nêu một số công trình chủ yếu sau: Nguyễn Đình Hòe (2001)
Du lịch bền vững, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội; Thu Trang, Công Nghĩa


4


(2001), Du lịch văn hóa ở Việt Nam, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh; Du
lịch và kinh doanh du lịch của tác giả Trần Đình Nhoãn, 1996, Nxb VHTT;
Những điều kiện và giải pháp chủ yếu để phát triển du lịch Việt Nam thành
ngành kinh tế mũi nhọn, Luận án Tiến sỹ kinh tế của tác giả Vũ Đình Thụy,
Đại học Kinh tế quốc dân; Các giải pháp tài chính phát triển du lịch Việt
Nam đến năm 2010, Luận án Tiến sỹ của tác giả Chu Văn Yên, Đại học Tài
chính kế toán; Đầu tư nước ngoài vào ngành du lịch Việt Nam trong thời kì
đổi mới Luận án Tiến sỹ của tác giả Nguyễn Thị Bằng, Đại học Tài chính kế
toán...v.v.
Hầu hết các công trình đó tập trung nghiên cứu dưới góc độ quản lý
ngành du lịch, kinh tế du lịch, quá trình phát triển, những thành tựu, tồn tại
và giải pháp để phát triển du lịch nước ta trong xu thế mở cửa hội nhập, chưa
có công trình nào chuyên sâu trên lĩnh vực lịch sử Đảng như Đảng lãnh đạo
phát triển ngành du lịch trong giai đoạn 2001- 2010.
Kế thừa những kết quả nghiên cứu trên và tập trung làm rõ quá trình
“Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo phát triển ngành du lịch trong giai
đoạn 2001- 2010” là hướng nghiên cứu mới mẻ của Luận văn. Luận văn làm
rõ sự chuyển biến tư duy của Đảng ta, quá trình Đảng lãnh đạo phát triển
ngành du lịch trước xu thế hội nhập quốc tế trong 10 năm 2001-2010. Việc
tìm hiểu nghiên cứu làm rõ vai trò lãnh đạo của Đảng trong phát triển ngành
du lịch có ý nghĩa thiết thực, đóng góp vào sự hoạch định chính sách cho sự
phát triển ngành du lịch những năm tới như Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XI khẳng định “Xây dựng một số trung tâm du lịch lớn trong nước, gắn kết
có hiệu quả với các trung tâm du lịch lớn của các nước trong khu vực ” và
thực hiện thắng lợi Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam (2011-2020) và
thực hiện thắng lợi mục tiêu đến năm 2020 đưa nước ta về cơ bản thành nước
công nghiệp hiện đại.



5

3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
a. Mục đích
- Trình bày thực trạng của ngành du lịch nước ta và những chủ trương của
Đảng, chính sách của nhà nước về phát triển ngành du lịch trước năm 2001.
- Làm rõ quá trình Đảng lãnh đạo phát triển du lịch trong thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế hội nhập quốc tế
(2001- 2010). Tổng kết nêu ra những bài học và đề xuất các giải pháp về tiếp
tục phát triển ngành du lịch trong thời kỳ mới (2011- 2020).
b. Nhiệm vụ
- Khái quát những chủ trương lớn của Đảng về phát triển ngành du lịch
từ khi đổi mới, nhất là thời kỳ 1996-2000; làm rõ thực trạng du lịch nước ta
những năm cuối thế kỷ XX.
- Làm rõ những chủ trương của Đảng, quá trình Đảng lãnh đạo phát
triển du lịch trong thời kỳ (2001- 2010).
- Tổng kết thành tựu, hạn chế của du lịch Việt Nam (2001- 2010); nêu
những kinh nghiệm, đề xuất các giải pháp tiếp tục phát triển ngành du lịch
trong thời kỳ mới (2011- 2020).
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Luận văn tập trung làm rõ sự lãnh đạo của Đảng trong việc phát triển
ngành du lịch ở nước ta từ 2001 đến 2010. Đó là quá trình phát triển đường
lối, tổ chức thực hiện đường lối và kết quả của quá trình lãnh đạo của Đảng
phát triển du lịch ở nước ta (2001- 2010).
- Thời gian nghiên cứu rõ sự lãnh đạo của Đảng trong việc phát triển
ngành du lịch ở nước ta chủ yếu từ 2001 đến 2010.
5. Cơ sở lý luận, nguồn tài liệu, phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận của luận văn là những quan điểm của chủ nghĩa Mác
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế và văn hóa; căn cứ vào
đường lối phát triển ngành du lịch của Đảng ta trong thời kỳ 2001- 2020.



6

- Nguồn tài liệu tài liệu chủ yếu của luận văn được sử dụng là các chỉ thị,
nghị quyết của Đảng, Nhà nước về du lịch Việt Nam; Chương trình hành động,
các báo cáo của Tổng cục Du lịch, của các sở du lịch, các công trình khoa học, các
luận văn nghiên cứu, các bài báo, tạp chí nghiên cứu về du lịch Việt Nam.
- Phương pháp nghiên cứu của Luận văn chủ yếu là phương pháp lịch
sử và phương pháp lôgic. Phương pháp lịch sử sử dụng làm rõ quá trình Đảng
lãnh đạo phát triển du lịch thời gian 2001-2010; phương pháp lôgic kết hợp
nhằm phân tích quá trình đó, tổng kết, nêu kinh nghiệm và đề xuất phát triển
ngành du lịch Việt Nam trong thời gian tới.
Ngoài ra, Luận văn còn kết hợp các phương pháp nghiên cứu khác như
thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp để làm cơ sở cho những nhận định khái
quát trong các phần của Luận văn.
6. Đóng góp mới của luận văn
Nghiên cứu hệ thống quá trình phát triển và nội dung đường lối phát
triển ngành du lịch của Đảng; trình bày rõ thực trạng, những thành tựu và hạn
chế, nguyên nhân của quá trình Đảng lãnh đạo phát triển ngành du lịch Việt
Nam thời kì 2001-2010; nêu ra những kinh nghiệm và đề xuất nhằm phát huy
sự lãnh đạo của Đảng với phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế 2011-2020.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được
chia thành 3 chương, 14 tiết.
Chương 1: Tiềm năng du lịch Việt Nam và chủ trương của Đảng về phát triển
du lịch đến năm 2000.
Chương 2: Quá trình Đảng lãnh đạo phát triển ngành du lịch Việt Nam thời
kỳ 2001- 2010

Chương 3: Kinh nghiệm bước đầu và một số kiến nghị tiếp tục thực hiện phát
triển ngành du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới.


7

Chương 1
TIỀM NĂNG DU LỊCH VIỆT NAM VÀ CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG
VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐẾN NĂM 2000
1.1. VAI TRÒ CỦA DU LỊCH VÀ TIỀM NĂNG DU LỊCH VIỆT NAM
1.1.1. Vai trò của du lịch đối với sự phát triển đất nước
1.1.1.1. Khái niệm
Du lịch ngày nay đã trở thành một hiện tượng văn hóa phổ biến ở mọi
quốc gia trên thế giới. Về mặt khoa học, hiện còn những định nghĩa và cách
hiểu khác nhau. Theo ngôn ngữ tiếng Anh du lịch nghĩa đơn giản là dã ngoại:
to tour , theo tiếng Pháp: tour - du lịch nghĩa là dạo chơi, vận động ngoài trời.
Hiểu theo nghĩa rộng hơn, nhà khoa học Kuns (Thụy sĩ) cho rằng: “Du
lịch là hiện tượng những con người chỗ khác đi đến nơi không phải thường
xuyên cư trú của họ bắng phương tiện vận tải và dùng các dịch vụ du lịch ”
[52, tr. 29]
Hai nhà nghiên cứu con người Mỹ là Mathieson và Wall định nghĩa:
“Du lịch là sự di chuyển tạm thời của con người dân đến ngoài nơi ở và làm
việc của họ, là những hoạt động xảy ra trong quá trình lưu lại nơi ở và các
cơ sở vật chất tạo ra để đáp ừng nhu cầu của họ ” [61, tr. 11]
Kết luận của Hội nghị Liên hợp quốc về du lịch năm 1963 họp ở
Rooma, Italia khẳng định “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng
và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của các
cá nhân và tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ với mục đích hòa
bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ” [61, tr. 12].
Nhà nghiên cứu Trần Nhạn định nghĩa “Du lịch là quá trình hoạt động

của con người rời khỏi quê hương đến một nơi khác với mục đích chủ yếu là
được thẩm nhận những giá trị vật chất và tinh thần đặc sắc, độc đáo với quê
hương, không nhằm mục đích sinh lợi được tính bằng đồng tiền” [52, tr. 30] .


8

Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện quan niệm: “Du lịch là sự mở rộng không
gian văn hóa của con con người” [72] .
Từ điển tiếng Việt 2008 định nghĩa: “Du lịch là đi chơi đến những nơi
xa để hiểu biết thêm về phong cảnh, con người, cuộc sống” [tr. 339] .
Mục 1. Điều 4 Luật Du lịch năm 2005 của nước Cộng hòa xã hội cn Việt
Nam định nghĩa “ Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con
người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham
quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.
Từ điển bách khoa Việt Nam, Hà Nội năm 1995 định nghĩa du lịch
hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả du lịch và ngành du lịch: “1.Du lịch là một
dạng nghỉ dưỡng sức, tham quan tích cực của con người ở ngoài nơi cư trú
với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử,
công trình văn hóa, nghệ thuật... v.v. 2. Du lịch là một ngành kinh doanh tổng
hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt, nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền
thống văn hóa dân tộc, từ đó góp phần vào tình yêu đất nước, đối với con
người nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình; về mặt kinh tế, du lịch là
lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn, có thể coi là hình thức xuất
khẩu hàng hóa và lao động dịch vụ tại chỗ”.[tr. 864]
Sự phát triển của ngành du lịch gắn bó mật thiết với dòng khách du
lịch. Pháp lệnh du lịch (năm 1999) đã chỉ rõ, khách du lịch là người đi du lịch
hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để
nhận thu nhập ở nơi đến. Khách du lịch gồm khách du lịch nội địa và khách
du lịch quốc tế. Khách du lịch nội địa là công dân nước ta và nước ngoài cư

trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Còn khách du
lịch quốc tế là người nước ngoài hay người Việt Nam định cư ở nước ngoài
vào nước ta du lịch và công dân nước ta, người nước ngoài cư trú tại Việt
Nam ra nước ngoài du lịch.


9

Mục 1. Điều 4 Luật Du lịch năm 2005 còn đưa ra định nghĩa một số
hoạt động liên quan đến du lịch như:
- Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường
hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến.
- Hoạt động du lịch là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân
kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cư và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên
quan đến du lịch.
- Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích
lịch sử - văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị
nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ
bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch.
- Tham quan là hoạt động của khách du lịch trong ngày tới thăm nơi có
tài nguyên du lịch với mục đích tìm hiểu, thưởng thức những giá trị của tài
nguyên du lịch.
- Đô thị du lịch là đô thị có lợi thế phát triển du lịch và du lịch có vai
trò quan trọng trong hoạt động của đô thị.
- Khu du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn với ưu thế về tài
nguyên du lịch tự nhiên, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng
nhu cầu đa dạng của khách du lịch, đem lại hiệu quả về kinh tế - xã hội và
môi trường.
- Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu
tham quan của khách du lịch.

- Tuyến du lịch là lộ trình liên kết các khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở
cung cấp dịch vụ du lịch, gắn với các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt,
đường thuỷ, đường hàng không.
- Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu
của khách du lịch trong chuyến đi du lịch.


10

- Dịch vụ du lịch là việc cung cấp các dịch vụ về lữ hành, vận chuyển,
lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, thông tin, hướng dẫn và những dịch vụ khác
nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.
- Cơ sở lưu trú du lịch là cơ sở cho thuê buồng, giường và cung cấp các
dịch vụ khác phục vụ khách lưu trú, trong đó khách sạn là cơ sở lưu trú du
lịch chủ yếu.
- Chương trình du lịch là lịch trình, các dịch vụ và giá bán chương trình
được định trước cho chuyến đi của khách du lịch từ nơi xuất phát đến điểm
kết thúc chuyến đi.
- Lữ hành là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc
toàn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch.
- Hướng dẫn du lịch là hoạt động hướng dẫn cho khách du lịch theo
chương trình du lịch. Người thực hiện hoạt động hướng dẫn được gọi là
hướng dẫn viên và được thanh toán cho dịch vụ hướng dẫn du lịch.
- Phương tiện chuyên vận chuyển khách du lịch là phương tiện bảo đảm
các điều kiện phục vụ khách du lịch, được sử dụng để vận chuyển khách du
lịch theo chương trình du lịch.
- Xúc tiến du lịch là hoạt động tuyên truyền, quảng bá, vận động nhằm
tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội phát triển du lịch.
- Du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng được các nhu cầu
hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch của

tương lai.
- Du lịch sinh thái là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc
văn hoá địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững.
- Du lịch văn hóa là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hoá dân tộc
với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá
truyền thống.


11

- Môi trường du lịch là môi trường tự nhiên và môi trường xã hội nhân
văn nơi diễn ra các hoạt động du lịch.
Theo các đinh nghĩa trên, du lịch được hiểu theo hai nghĩa chủ yếu là
hoạt động du lịch và ngành du lịch.
1.1.1.2. Vai trò của du lịch với sự phát triển đất nước
a. Du lịch là một ngành kinh tế quan trọng
Du lịch mang lại thu nhập ngày một lớn cho xã hội. Hoạt động du lịch
thu hút sự tham gia của các thành phần kinh tế và mọi tầng lớp nhân dân,
mang lại thu nhập không chỉ cho những đối tượng trực tiếp kinh doanh du lịch
mà gián tiếp đối với các ngành liên quan, xuất khẩu tại chỗ và tạo thu nhập
cho các cộng đồng dân cư địa phương.
Du lịch được xem xét là ngành kinh tế có vị trí quan trọng trong nền
kinh tế của nhiều quốc gia. Có nhiều nhà kinh tế dự đoán thế kỉ 21 là thế kỉ
của ngành dịch vụ trong đó phát triển kinh tế du lịch đóng vai trò to lớn. Phát
triển kinh tế du lịch có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Phát
triển du lịch quốc tế sẽ làm tăng nhanh nguồn thu nhập ngoại tệ cho địa
phương và cho nền kinh tế đất nước. Du lịch là ngành xuất khẩu vô hình còn
là ngành xuất khẩu tại chỗ có hiệu quả kinh tế cao. Phát triển du lịch góp phần
thúc đẩy giải quyết việc làm cho người lao động đồng thời tạo động lực thúc
đẩy các ngành kinh tế có liên quan cùng phát triển cũng như sự phát triển của

các vùng miền của tổ quốc góp phần đa dạng hoá sản phẩm của đất nước tạo
điều kiện khai thác tốt tiềm năng của đất nước.
Nhiều tài liệu khẳng định du lịch là ngành lớn nhất thế giới tính theo
thu nhập. Du lịch là ngành đứng đầu về thu thuế, là ngành có khả năng nhất
về tạo công ăn việc làm, giảm tỉ lệ thất nghiệp cho người lao động, đặc biệt là
thanh niên mới lập nghiệp và phụ nữ. Hội đồng Du lịch và Kinh doanh Du
lịch thế giới ước tính: “Du lịch và kinh doanh du lịch tạo ra cho 144 triệu việc


12

làm trên thế giới từ 2000- đến 2005... Số tiền trả cho các chuyến du lịch sẽ
tăng từ 450 tỷ USD năm 1998 lên 555 tỷ USD năm 2000 và 1500 tỷ USD
vào năm 2010. Như vậy sau 20 năm nữa du lịch rất có thể trở thành ngành
kinh tế phát triển mạnh hàng đầu thế giới” [ 75]
Theo số liệu của Tổ chức du lịch thế giới: Năm 1950 toàn thế giới có
25 triệu du khách, năm 1996 có 592 triệu và năm 2000, con số này tăng lên
637 triệu. Trong vòng 36 năm (1960-1996), thu nhập du lịch của thế giới
tăng lên 62 lần, từ 6, 8 tỷ USD năm 1960 tăng lên 423 tỷ USD năm 1996
Du lịch Việt Nam cũng có tốc độ tăng trưởng nhanh về thu nhập: năm
1990 thu nhập du lịch mới đạt 1.350 tỷ đồng thì đến năm 2009, con số đó ước
đạt 70.000 tỷ đồng, gấp trên 50 lần.
Trong mọi quốc gia, hiệu quả kinh tế - xã hội, làm giàu cho xã hội của
hoạt động du lịch ngày càng rõ nét. Du lịch phát triển đã góp phần tăng tỷ
trọng GDP của ngành Du lịch trong khu vực dịch vụ. Ở đâu du lịch phát triển,
ở đó diện mạo đô thị, nông thôn được chỉnh trang, môi trường sạch đẹp hơn,
đời sống nhân dân được cải thiện.
Du lịch tạo ra khả năng tiêu thụ tại chỗ cho hàng hóa và dịch vụ sản
xuất trong nước, thúc đẩy các ngành khác phát triển; khôi phục nhiều lễ hội
và nghề thủ công truyền thống; góp phần vào sự phát triển của ngành giao

thông vận tải, nhất là hằng không; góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh
tế cả nước và từng địa phương, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo và vươn
lên làm giàu, mở rộng giao lưu văn hóa- thông tin giữa các vùng, miền trong
nước và với nước ngoài.
Điểm mấu chốt là thông qua du lịch đã kích cầu có hiệu quả cho các
ngành kinh tế khác phát triển. Thông qua du lịch các ngành kinh tế xã hội
khác phát triển; mở thêm thị trường tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ cho các ngành
khác, thúc đẩy hoạt động thương mại và mang lại hiệu quả cao với hình thức


13

xuất khẩu tại chỗ thông qua du lịch. Thông qua du lịch mà môi trường tự
nhiên được cải thiện tốt hơn lên. Các ngành nông nghiệp, thuỷ sản, giao
thông, xây dựng, viễn thông, văn hoá nhờ phát triển du lịch mà những năm
qua đã có thêm động lực phát triển, diện mạo của nền kinh tế - xã hội được
cải thiện và nâng lên trình độ cao hơn.
b. Du lịch với chính trị, văn hóa, đối ngoại
Không chỉ có ý nghĩa kinh tế, văn hóa, du lịch có ý nghĩa tích cực đối
với các mặt chính trị, xã hội. Sự phát triển kinh tế du lịch sẽ tạo điều kiện
giúp cho du khách ngày càng có sự hiểu biết sâu rộng về đất nước, con người,
truyền thống, lịch sử, văn hoá của các dân tộc trên thế giới. Từ đó làm tăng
cường tình đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc nhằm mục đích vì nền hoà
bình và tiến bộ xã hội. Phát triển du lịch góp phần vào việc mở rộng và củng
cố mối quan hệ đối ngoại. Hình ảnh của mỗi nước, thông qua hoạt động du
lịch là thông điệp chuyển tải đến bạn bè thế giới làm tăng sự hiểu biết của
nhân dân thế giới về đất nước.
Thông qua tiếp xúc với con người nơi khác, dân tộc khác, tuy vẫn có
tác động tiêu cực, về lối sống “sính ngoại”, về tác động tiêu cực về môi
trường, về truyền bá văn hóa phẩm độc hại..., nhưng qua du lịch con người lại

củng cố thêm lòng tự hào, tự tôn dân tộc. Về mặt nào đó, thông qua du lịch
mà ý thức đảm bảo an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội của con
người được nâng lên rõ rệt.
Du lịch là “giấy thông hành của hòa bình”, là cầu nối hòa bình giữa các
dân tộc. Du lịch đến một nước, khách du lịch, trước hết có tình yêu, niềm tin
tưởng vào sự an toàn, sự yên bình và quốc gia đó. Thông qua du lịch, con
người có sự cảm thông, quý trọng lẫn nhau, xích lại gần nhau hơn, tình đoàn
kết giữa các dân tộc trong nước và tình hữu nghị với nhân dân các nước có
điều kiện phát triển.


14

Hoạt động du lịch phát triển đã kéo theo sự mở rộng giao lưu kinh tế
văn hoá giữa các vùng, miền và với quốc tế, góp phần giáo dục truyền thống
dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, củng cố, bối đắp kiến thức và rèn
luyện, bồi dưỡng thể chất, tinh thần cho mọi tầng lớp dân cư.
Du lịch thúc đẩy, mở rộng giao lưu văn hoá và nâng cao dân trí, phát
triển nhân tố con người. Hoạt động du lịch đã tạo thêm nguồn thu để tôn tạo,
trùng tu các di tích, di sản và nâng cao ý thức, trách nhiệm giữ gìn, phát triển
di sản văn hoá vật thể và phi vật thể; khôi phục lễ hội, làng nghề truyền thống,
truyền tải giá trị văn hoá đến các tầng lớp nhân dân và bạn bè quốc tế...
Nguồn di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của mỗi dân tộc, mỗi vùng, miền
được dịp quảng bá, giới thiệu.
Qua du lịch, môi trường văn hóa phát triển. Các di tích văn hóa lịch sử,
những tình cảm, kỷ niệm tốt đẹp, những cách ứng xử văn minh, lịch sự trong
các hoạt động du lịch lạo nên tình cảm tốt đẹp của con người. Thông qua các
hoạt động du lịch mà con người vừa giải trí, vừa củng cố hiểu biết. Sự giao tiếp
văn hóa du lịch gắn với khung cảnh tự nhiên tươi đẹp làm cho sự hiểu biết về
văn hóa dân tộc và giao lưu văn hóa với nước ngoài ngày càng mở rộng.

1.1.2. Tiềm năng du lịch của Việt Nam
1.1.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên.
Nằm ở khu vực Đông Nam Á, nơi phát triển kinh tế sôi động và có
nhiều tiềm năng du lịch, Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển
du lịch. Đó là sự đa dạng của tài nguyên thiên nhiên (bãi biển, hang động,
đảo, nước khoáng, lớp phủ thực vật, động vật quý hiếm, nhiều cảnh quan
thiên nhiên độc đáo...là điều kiện để phát triển nhiều loại hình du lịch với thời
gian dài ngắn khác nhau.
- Địa hình có ý nghĩa đặc biệt đối với du lịch. Ở nước ta, về đại thể,
các dạng địa hình đặc biệt chủ yếu gồm có địa hình Karst (đá vôi), địa hình


15

bờ biển và địa hình đảo. Địa hình Karst thường tạo nên những điểm du lịch
hấp dẫn.
Bờ biển nước ta dài khoảng 3.260 km với nhiều cảnh quan phong phú,
đa dạng, có nhiều bãi tắm tốt còn ở dạng sơ khai, chưa bị ô nhiễm, độ dốc trung
bình 2 – 30 độ, là một tiềm năng rất có giá trị cho du lịch biển, nghỉ dưỡng và
vui chơi giải trí, được tập trung chủ yếu ở miền Trung. Các bãi biển nổi tiếng:
Trà Cổ, Bãi Cháy, Cát Bà, Cửa Lò, Vân Phong, Nha Trang, Vũng Tàu…
Nước ta có hơn 3.000 nghìn hòn đảo lớn nhỏ, trong đó nhiều đảo có
cảnh quan đẹp đã được đưa vào khai thác phục vụ du lịch: Quan Lạn, Cát Bà,
Phú Quốc, Côn Đảo…
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa nước ta tương đối thích hợp với cuộc sống
con người. Biên độ nhiệt trung bình năm cao nhất không quá 15 độ C. Từ Nha
Trang trở vào khoảng 5 độ C và ở Nam Bộ từ 2 – 3 độ C. Lượng mưa khá lớn
từ 1.500 đến 2.000 mm/năm. Trở ngại chính ảnh hưởng tới du lịch: Bão chủ
yếu ở các miền duyên hải, vùng biển và hải đảo; gió mùa đông bắc vào mùa
đông; gió bụi mùa khô; lũ lụt mùa mưa và một số hiện tượng thời tiết đặc biệt.

Tài nguyên nước phục vụ cho du lịch gồm nước trên mặt, nước dưới
đất và nước khoáng. Đối với du lịch, nước trên mặt có giá trị quan trọng
không chỉ cung cấp cho nhu cầu của các khu du lịch, mà còn tạo ra các loại
hình du lịch đa dạng như du lịch hồ, du lịch sông nước…
Mạng lưới sông ngòi của nước ta dày đặc. Có giá trị hơn cả là mạng
lưới sông ngòi ở đồng bằng sông Cửu Long (có ý nghĩa đối với loại hình du
lịch sông nước) và một vài sông khác (sông Hương, sông Hàn, sông Hồng…).
Nước ta có nhiều hồ với nguồn gốc khác nhau (tự nhiên hoặc nhân tạo)
có giá trị về du lịch. Có thể kể ra một số hồ như hồ Tây (Hà Nội), hồ Đồng
Mô (Hà Tây), hồ Hoà Bình (Hoà Bình), hồ Đại Lải (Vĩnh Phú), hồ Ba Bể
(Bắc Kạn), Dầu Tiếng (Tây Ninh), các hồ ở Đà Lạt (Lâm Đồng)…


16

Tài nguyên nước khoáng có giá trị đặc biệt đối với du lịch. Nước khoáng
là nước thiên nhiên (chủ yếu ở dưới đất), chứa một số thành phần vật chất đặc
biệt (các yếu tố hoá học, nguyên tố phóng xạ, khí…), hoặc một số tính chất vật
lý (nhiệt độ…) có tác dụng cho sức khoẻ con người. Một trong những công
dụng quan trọng của nước khoáng là chữa bệnh và gắn với nó là loại hình du
lịch chữa bệnh. Nước ta đã phát hiện được khoảng hơn 400 nguồn nước
khoáng tự nhiên thuộc các nhóm khoáng Cacbonic, Silic, Brôm – Iôt …
Tài nguyên sinh vật: Thị hiếu về du lịch sinh thái ngày càng trở nên đa
dạng. Việt Nam nằm ở nơi gặp gỡ giữa các luồng di cư động thực vật, vì thế
tài nguyên sinh vật của nước ta rất phong phú và đa dạng không những có ý
nghĩa kinh tế mà còn có giá trị về du lịch, nhất là tài nguyên rừng. Diện tích
rừng che phủ ở nước ta khoảng 37 % (năm 2006), chủ yếu tập trung ở Bắc
Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Đã thống kê được hơn
800 loài cây gỗ, 332 loài thú, trên 1.000 loài chim và 330 loài bò sát, trong đó
có nhiều loài quí hiếm. Nước ta đã thành lập được 105 khu bảo tồn thiên

nhiên, bao gồm 27 vườn quốc gia, 44 khu bảo tồn thiên nhiên và 34 khu rừng
văn hoá, lịch sử, môi trường.
Tài nguyên du lịch nước ta phân bố tương đối tập trung, hình thành các
vùng du lịch điển hình trong toàn quốc. Mỗi vùng du lịch có một sắc thái
riêng, tạo nên các tuyến du lịch xuyên quốc gia, không lặp lại giữa vùng này
với vùng khác. Có nhiều vùng gần các đô thị lớn, các cửa khẩu quốc tế quan
trọng tạo thuận lợi cho việc đi lại, thăm viếng, ăn ở, không làm nhàm chán
khách du lịch.
Nhiều lãnh thổ du lịch của Việt Nam, nếu được qui hoạch và đầu tư
thích đáng sẽ trở thành những trung tâm du lịch lớn, có thể cạnh tranh với các
nước trong khu vực và thế giới. Đó là trung tâm du lịch Hà Nội và phụ cận
(Hà Tây, Ninh Bình, Phú Thọ, Hoà Bình…), vùng biển Hạ Long – Cát Bà –


17

Đồ Sơn (Quảng Ninh – Hải Phòng), vùng Đại Lãnh, Văn Phong, Nha Trang
(Khánh Hoà), đảo Phú Quốc (Kiên Giang), Huế – Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí
Minh và đồng bằng sông Cửu Long…
1.1.2.2. Tài nguyên về di tích lịch sử – văn hoá
Di tích lịch sử – văn hoá là tài nguyên quan trọng hàng đầu của du lịch.
Cho đến nay cả nước có khoảng 4 vạn di tích các loại, trong đó có 2.715 di
tích được Bộ Văn hoá – Thông tin xếp hạng. Đặc biệt đã có những di tích lịch
sử – văn hoá được UNESCO công nhận là di sản của nhân loại: cố đô Huế
(năm 1993), phố cổ Hội An (năm 1999), thánh địa Mỹ Sơn (năm 1999)…
Hoàng Thành Thăng Long… Ngoài ra còn một số di tích khác đang đề nghị
UNESCO công nhận, như chùa Hương (Hà Tây), bãi đá cổ Sa Pa (Lào Cai),
Lễ hội Việt Nam hấp dẫn du khách không kém gì các di tích lịch sử –
văn hoá. Việt Nam là một dân tộc có hàng nghìn năm lịch sử. Cũng như nhiều
quốc gia khác trên thế giới, Việt Nam có một nền văn hoá mang bản sắc

riêng. Chính những nét riêng đó đã làm nên cốt cách, hình hài và bản sắc dân
tộc Việt Nam.
Trong kho tàng văn hoá của dân tộc Việt Nam, sinh hoạt lễ hội là loại
hình văn hoá rất đặc trưng ở Việt Nam. Lễ hội là hình thức sinh hoạt văn hoá
dân gian có mặt hầu như khắp mọi miền đất nước. Nhiều lễ hội ra đời cách
ngày nay hàng nghìn năm vẫn được giữ gìn và duy trì. Lễ hội ở Việt Nam bao
giờ cũng hướng tới một đối tượng thiêng cần suy tôn là nhân thần hay thiên
thần. Xét đến cùng thì đó chính là hình ảnh hội tụ những phẩm chất cao đẹp
của con người. Giúp con người nhớ về nguồn cội, hướng thiện và nhằm tạo
dựng cho mỗi con người một cuộc sống tốt lành, yên vui.
Lễ hội truyền thống của Việt Nam chính là dịp để con người giao lưu
cộng cảm, trao truyền những đạo lý, tình cảm, mỹ tục và khát vọng cao đẹp.
Nó mang lại cho con người sự thanh thản chốn tâm linh, gạt bỏ hay quên đi


18

những lo toan thường nhật để hướng tới những việc thiện. Nước ta có rất
nhiều lễ hội, với quy mô và thời gian dài ngắn khác nhau, song thường tập
trung vào tháng Giêng, tháng Hai (âm lịch) hàng năm. Lễ hội thường gắn với
các sinh hoạt văn hoá dân gian như hát đối đáp của dân tộc Mường; múa xoè,
ném còn của dân tộc Thái; hát sli, hát lượn, hát then của dân tộc Nùng; lễ hội
đâm trâu, hát trường ca của một số dân tộc ở Tây Nguyên… Trong chào đón
giao thừa khi đất nước bước sang thiên niên kỷ mới, Ban Chỉ đạo Nhà nước
về du lịch và Bộ Văn hoá Thông tin đã chọn 15 lễ hội tiêu biểu của các địa
phương trong cả nước. Đó là các lễ hội: Đền Gióng (Hà Nội), Chùa Hương
(Hà Tây), Phủ Giày (Nam Định), Đền Hùng (Phú Thọ), Trường Yên (Ninh
Bình), Yên Tử (Quảng Ninh), Tây Sơn (Bình Định), Hội đâm trâu (Tây
Nguyên), Hội đua bò (An Giang), Hội đua thuyền (Sóc Trăng), Hội chọi trâu
(Đồ Sơn), Nghinh Ông (Bà Rịa – Vũng Tàu), Katê (Ninh Thuận),…

- Văn hoá dân tộc là đối tượng hấp dẫn khách du lịch. Nước ta có 54
dân tộc với những phong tục, tập quán độc đáo, các hoạt động văn hoá – nghệ
thuật đa dạng và rất đặc sắc; nước ta còn có hàng trăm làng nghề thủ công
truyền thống, những món ăn đậm đà bản sắc dân tộc…, những thứ đó khách
du lịch cũng rất yêu thích.
Nước ta còn có 117 bảo tàng, trong đó bảo tàng trung ương 6; bảo tàng
tỉnh và thành phố 79; bảo tàng chuyên ngành 32 (có 24 bảo tàng thuộc lực
lượng vũ trang). Tổng số hiện vật đang lưu giữ là 1.997.701, trong đó 87.515
hiện vật đã được trưng bày và 608.886 hiện đang được kiểm kê khoa học
(gồm cả 489 trống đồng).
Nước ta có nguồn nhân lực dồi dào, lao động có kỹ thuật, thông minh,
bước đầu đã tiếp cận và làm quen với các hoạt động kinh doanh du lịch quốc
tế. Việc phát triển du lịch, trong tương lai sẽ tạo nhiều việc làm cho đất nước.
Với tất cả những thuận lợi đó, có thể khẳng định Việt Nam là một trong
những quốc gia có tiềm năng du lịch rất lớn.


19

1.2. CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÀ
THỰC TRẠNG DU LỊCH VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2000
1.2.1 Chủ trương của Đảng và thực trạng du lịch Việt Nam 1960-1986
1.2.1.1. Chủ trương của Đảng
Thời kỳ 1960-1975, trong điều kiện cả nước có chiến tranh, Đảng và
nhà nước ta chưa có điều kiện phát triển du lịch. Tuy nhiên để chuẩn bị lâu
dài, Đảng, nhà nước ta đã quyết định thành lập Công ty du lịch Việt Nam
Ngày 9 tháng 7 năm 1960, Hội đồng Chính phủ đã ban hành Nghị đinh số
26/CP thành lập Công ty Du lịch Việt Nam trực thuộc Bộ Ngoại thương, mở
đầu cho sự hình thành và phát triển của ngành du lịch Việt Nam.
Sau ngày đất nước thống nhất, hoạt động du lịch có bước phát triển

mới. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng ( 12-1976)
khẳng định: “Coi trọng phát triển kinh doanh du lịch, tổ chức tốt việc cung
ứng cho tàu biển nước ngoài và các dịch vụ khác” và “Trong các ngành phục
vụ, Nhà nước nắm kinh doanh khách sạn và các công ty du lịch, nhanh chóng
quy hoạch lại mạng lưới các cơ sở du lịch, nghỉ mát, tổ chức thành những đơn
vị kinh doanh”.
Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V (3-1982) nêu rõ :“Mở rộng
kinh doanh du lịch, làm cho du lịch dần dần trở thành một ngành kinh tế
quan trọng, xứng đáng với tiềm năng của nước ta về lĩnh vực này”. Nhưng do
những khó khăn khách quan và nguyên nhân chủ quan, những quan điểm
phát triển du lịch đó chưa được thực hiện đầy đủ.
1.2.1.2. Thực trạng du lịch Việt Nam
Thời gian đầu từ năm 1960 đến 1975, Du lịch Việt Nam hoạt động chủ
yếu là đón tiếp các đoàn khách của Đảng và Nhà nước phục vụ cho quan hệ
hợp tác quốc tế, góp phần đấu tranh giải phóng miền Nam và xây dựng đất
nước.


20

Tháng 6/1978 Tổng cục Du lịch Việt Nam được thành lập và trực thuộc
Hội đồng Chính phủ, mở ra một trang mới cho ngành Du lịch Việt Nam phát
triển về thế và lực. Với chức năng và nhiệm vụ đón tiếp và phục vụ khách du
lịch quốc tế đến từ các nước xã hội chủ nghĩa anh em và các nước yêu chuộng
hòa bình trên thế giới.
Du lịch Việt Nam đã góp phần đáng kể trong việc quảng bá hình ảnh
đất nước con người Việt Nam và tuyên truyền quan điểm của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam trong quan hệ đối ngoại.
1.2.2 Chủ trương của Đảng và thực trạng du lịch Việt Nam 1986 - 2000
1.2.1.1. Chủ trương của Đảng

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12-1986) khởi xướng
công cuộc đổi mới toàn diện trên đất nước ta xác định. “Nhiệm vụ bao trùm,
mục tiêu tổng quát của những năm còn lại của chặng đường đầu tiên là ổn
định mọi mặt tình hình kinh tế xã hội, tiếp tục xây dựng những tiền đề cần
thiết cho việc đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa trong chặng đường
tiếp theo”.
Quan điểm mới về kinh tế của Đảng là chuyển trọng tâm từ phát triển
công nghiệp nặng sang thực hiện ba chương trình kinh tế lớn về lương thực,
thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu trong những năm còn lại; coi đó
là nội dung công nghiệp hóa trong chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội. Xác định xóa bỏ cơ chế quản lý tập trung quan liêu, coi
cơ cấu kinh tế nhiều thành phần là một đặc trưng của thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội ở nước ta.
Trong phát triển du lịch, Đảng khẳng định: “Đi đôi với đẩy mạnh xuất
khẩu hàng hoá, chúng ta hết sức coi trọng và tạo mọi điều kiện thuận lợi để
phát triển các hoạt động thu ngoại tệ như du lịch, kiều hối, cung ứng tàu biển,
dịch vụ hàng không... Xóa bỏ ngay những chế độ, thể lệ, những thủ tục phiền


21

hà đang gò bó, hạn chế những hoạt động này”. “Phát triển rộng rãi các hoạt
động dịch vụ. Nhanh chóng khai thác các điều kiện thuận lợi của đất nước để
mở mang du lịch bằng nguồn vốn đầu tư trong nước và hợp tác quốc tế”.
Kể từ Đại hội VII, với đường lối đa phương hóa, đa dạng hóa các quan
hệ đối ngoại với tinh thần "Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trong
cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển", các quan hệ
đối ngoại của nước ta được rộng mở. Việc Việt Nam tham gia vào các tổ chức
quốc tế và khu vực càng thúc đẩy nhanh chóng sự phát triển của ngành du
lịch. Văn kiện Đại hội VII nêu rõ “Khai thác sự hấp dẫn của thiên nhiên, di

sản văn hoá phong phú và các lợi thế khác của đất nước, mở rộng hợp tác với
nước ngoài để phát triển mạnh du lịch”.
Chỉ thị 46/CT-TƯ của Ban Bí thư Trung ương Đảng khoá VII (101994) khẳng định du lịch là ngành kinh tế có tính tổng hợp, liên ngành, liên
vùng và có tính xã hội hóa cao, Du lịch khai thác lợi thế tổng hợp của đất
nước và điều kiện tự nhiên, sinh thái , truyền thống văn hóa, lịch sử và và mọi
nguồn lực của nền kinh tế. Hoạt động du lịch có mối quan hệ và ảnh hưởng
đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực như kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng,
văn hóa- xã hội, môi trường sinh thái... Vì vậy, phát triển du lịch là nhiệm vụ
và trách nhiệm của các ngành, các cấp “Phát triển du lịch là một hướng chiến
lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội nhằm góp phần
thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”.[ 1. tr 2]
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (6/1996) là bước ngoặt
quan trọng trên con đường lãnh đạo đổi mới của Đảng. Đại hội tổng kết 10 năm
thực hiện công cuộc đổi mới và khẳng định: Công cuộc đổi mới trong 10 năm
qua đã thu được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa rất quan trọng. Nhiệm vụ
do Đại hội VII đề ra cho 5 năm 1991- 1995 đã được hoàn thành về cơ bản.
Nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế- xã hội, nhưng một số mặt còn chưa


22

vững chắc. Nhiệm vụ đề ra cho chặng đường đầu của thời kỳ quá độ là chuẩn
bị tiền đề cho công nghiệp hoá đã cơ bản được hoàn thành, cho phép chuyển
sang thời kỳ mới đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Đại hội xác định phương hướng của cách mạng nước ta là tiếp tục nắm
vững hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ
quốc, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Mục tiêu của công
nghiệp hoá, hiện đại hoá là xây dựng nước ta thành một công nghiệp có cơ sở
vật chất- kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ,
phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và

tinh thần cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, văn minh.
Về phát triển du lịch, Đại hội VIII khẳng định: “Phát triển mạnh du
lịch, từng bước đưa nước ta trở thành trung tâm du lịch có tầm cỡ trong khu
vực”. “Triển khai thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tương xứng
với tiềm năng du lịch to lớn của đất nước theo hướng du lịch văn hóa, sinh
thái môi trường. Xây dựng các chương trình và các điểm du lịch hấp dẫn về
văn hóa, di tích lịch sử và khu danh lam thắng cảnh. Huy động các nguồn lực
tham gia kinh doanh du lịch, ưu tiên xây dựng kết cấu hạ tầng ở những khu
vực du lịch tập trung, ở các trung tâm lớn. Nâng cao trình độ văn hóa và chất
lượng dịch vụ phù hợp với các loại khách du lịch khác nhau. Đẩy mạnh việc
huy động vốn trong nước đầu tư vào khách sạn. Cổ phần hóa một số khách
sạn hiện có để huy động các nguồn vốn vào việc đầu tư cải tạo, nâng cấp.
Liên doanh với nước ngoài xây dựng các khu du lịch và các khách sạn lớn,
chất lượng cao, đòi hỏi nhiều vốn. Chuyển các nhà nghỉ, nhà khách sang kinh
doanh khách sạn và du lịch”.
Thực hiện quan điểm của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII Pháp
lệnh Du lịch ra đời năm 1999 thể chế hoá đường lối phát triển du lịch của


23

Đảng, là khung pháp lý cao nhất, là bước ngoặt quan trọng khẳng định vai trò
của ngành và tạo điều kiện cho hoạt động du lịch phát triển đi vào nề nếp và
có định hướng phát triển rõ rệt.
1.2.1.2. Thực trạng du lịch Việt Nam
Thực hiện tư duy mới mà Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VI
đề ra ngành du lịch đã có những chuyển biến tích cực tổ chức bộ máy quản lý
thống nhất ở cấp nhà nước là Tổng cục du lịch. Công tác quản lý Nhà nước về
du lịch được tăng cường, qui hoạch tổng thể về du lịch khẩn trương thực hiện

hệ thống doanh nghiệp được xắp xếp lại theo hướng chuyên môn hoá ngành
nghề cơ sở vật chất từng bước được nâng cấp và tích cực xây dựng mới. Nhìn
chung trong giai đoạn này với sự đổi mới của đất nước ngành du lịch cũng có
những chuyển biến tích cực thể hiện là một ngành mang tính mũi nhọn và có
định hướng cho tương lai.
Tháng 11 năm 1992, Tổng cục Du lịch được thành lập lại, là cơ quan
thuộc Chính phủ, với hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước ở địa phương gồm
15 sở Du lịch, 2 sở Du lịch – Thương mại, 46 sở Thương mại - Du lịch và 01
sở Ngoại vụ - Du lịch. Hàng trăm doanh nghiệp du lịch quốc tế và nội địa ở
các địa phương trên cả nước ra đời và đi vào hoạt động. Hoạt động du lịch bắt
đầu có bước chuyển mới. Năm 1990, toàn ngành du lịch Việt Nam có hơn
17.000 lao động trực tiếp, đã đón hơn 200 ngàn lượt khách quốc tế.
Từ sau Đại hội VII, nhờ chính sách đổi mới, đã diễn ra sự “bùng nổ” du
lịch với tốc độ tăng trưởng nhanh về số lượng khách. Năm 1990 nước ta mới
đón được 25 vạn lượt khách thì vào cuối tháng 12 năm 1994 người khách
quốc tế thứ 1,0 triệu đã bước chân xuống sân bay Nội Bài (Hà Nội).
Do mức sống của một bộ phận dân cư được cải thiện nhờ thích ứng với
cơ chế thị trường. Sau những ngày lao động căng thẳng, con người cần nghỉ
ngơi, du lịch để phục hồi sức khoẻ . Số khách du lịch nội địa ở nước ta liên
tục tăng lên từ khoảng 1 triệu người năm 1990; 11,2 triệu năm 2000.


24

Cùng với sự gia tăng về số lượng khách cũng như thời gian lưu trú và
mức độ chi tiêu của khách. Do đó doanh thu của ngành du lịch nước ta liên
tục tăng từ con số 650 tỷ đồng năm 1990; 17.400 tỷ đồng năm 2000.
Cơ sở lưu trú có những chuyển biến rõ rệt trong những năm qua theo
hướng nâng cấp các cơ sở hiện có và xây dựng các cơ sở mới bằng nguồn vốn
trong nước hoặc từ nước ngoài. Cùng với sự gia tăng về số lượng khách cũng

như nhu cầu ngày càng cao của khách mà số cơ sở lưu trú cũng ngày càng
tăng lên về số lượng cũng như chất lượng. Năm 2000 cả nước có 3.050 khách
sạn với tổng số 66.000 phòng phục vụ du khách. Tuy nhiên trong số khách
sạn đó, đến năm 2000 chỉ có chưa đầy 300 khách sạn được xếp hạng (từ 1 đến
5 sao).
Các cơ sở vui chơi giải trí đóng vai trò quan trọng trong việc kéo dài
thời gian lưu trú của khách và tăng hiệu quả kinh doanh. Nhìn chung, đây là
một khâu còn yếu trong các hoạt động kinh doanh du lịch ở nước ta. Các khu
vui chơi giải trí thường có quy mô nhỏ, hình thức đơn điệu, thiếu hấp dẫn và
chưa đủ để phục vụ nhu cầu của dân cư địa phương.
Số lượng lao động trực tiếp trong ngành du lịch tăng nhanh để đáp
ứng nhu cầu của sự phát triển, từ hơn 3,5 vạn năm 1992 lên 15 vạn năm
2001. Tuy nhiên, trừ một số cơ sở ở các thành phố lớn (Hà Nội, thành phố
Hồ Chí Minh, Đà Nẵng…), còn lại số lượng và nhất là chất lượng lao động
có nhiều hạn chế.
Việc phát triển du lịch có liên quan đến nguồn vốn đầu tư. Ở nước ta
sau khi Luật Đầu tư ra đời, số vốn đầu tư của nước ngoài vào nước ta tăng lên
nhanh chóng. Đối với ngành du lịch, đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời kì
1988 – 2000 vào khách sạn, du lịch là 230 dự án với tổng số vốn đăng kí đạt
hơn 7,4 tỉ, trong đó vốn pháp định gần 2,8 tỉ USD.


25

Chương 2
QUÁ TRÌNH ĐẢNG LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN
NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM THỜI KỲ 2001-2010
2.1. Chủ trương của Đảng và quá trình lãnh đạo phát triển du lịch
2.1.1. Thời kỳ 2001-2006
2.1.1.1. Chủ trương của Đảng

Kết thúc thế kỷ XX và bước sang thế kỷ XXI, đất nước ta đứng trước
những thời cơ lớn đan xen với nhiều thách thức lớn. Khả năng duy trì hoà
bình ổn định trên thế giới và khu vực cho phép chúng ta tập trung vào nhiệm
vụ trung tâm là phát triển kinh tế.
Cách mạng khoa học và công nghệ, đặc biệt và công nghệ thông tin và
công nghệ sinh học, tiếp tục có bước phát triển nhảy vọt, ngày càng trở thành
lực lượng sản xuất trực tiếp, thúc đẩy so phát triển kinh tế tri thức, làm chuyển
dịch nhanh cơ cấu kinh tế và biến đổi sâu sắc các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ. Đây là xu thế khách quan, lôi cuốn các
nước, bao trùm hầu hết các lĩnh vực, vừa thúc đẩy hợp tác, vừa tăng sức ép
cạnh tranh và tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế. Quan hệ song phương,
đa phương giữa các quốc gia ngày càng sâu rộng cả trong kinh tế, văn hoá, du
lịch và bảo vệ môi trường, phòng chống tội phạm, thiên tai và các đại dịch...
Đất nước ta sau 15 năm đổi mới đã đạt được nhiều thành tựu quan
trọng, tạo thế và lực để thúc đẩy công cuộc đổi mới đi vào chiều sâu. Bên
cạnh đó, chúng ta còn phải đối phó với những thách thức: tụt hậu xa hơn về
kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, chệch hướng xã hội
chủ nghĩa, nạn tham nhũng quan liêu, “diễn biến hoà bình” do các thế lực thù
địch gây ra. Nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức, phát triển mạnh mẽ trong
thời kỳ mới là vấn đề có ý nghĩa sống còn của Đảng và nhân dân ta.


×