Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Báo cáo thực tập giáo trình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (252.8 KB, 16 trang )

Báo cáo thực tập giáo trình (27/8 – 15/9/2011)
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhằm củng cố lại kiến thức được học ở trường cũng như nâng cao tay
nghề cho sinh viên. Khoa Chăn nuôi Thú y - Trường ĐHNL Huế đã tổ
chức chuyến đi thực tập giáo trình cho sinh viên lớp Thú y 41 tại các
điểm thực tập:
- Phòng khám Thú y của Bác sỹ Nguyễn Ngọc Trường Sơn (Đà
Nẵng).
- Phân viện Thú y Vùng IV (Nha Trang).
- Trại Phước Bình I - CP Group
Quá trình thực tập giáo trình của sinh viên lớp Thú y 41 nhận được sự
hỗ trợ lớn của Khoa CNTY, sự chỉ dẫn tận tình của cô giáo Hoàng Thu
Hà, sự giúp đỡ nhiệt tình của BS Trường Sơn và các thầy cô tại Phân
viện Thú y vùng IV. Lớp cũng nhận được sự giúp đỡ tận tình của Ban
quản lý trại Phước Bình cũng như các nhân viên làm việc trong trại. Qua
chuyến đi thực tập giáo trình lần này, sinh viên Thú y 41 đã thu được
nhiều kiến thức bổ ích phục vụ cho việc học tập cũng như có cơ hội cọ xát
với thực tế, là một bước đệm giúp sinh viên thêm hiểu biết về công việc
sau khi ra trường. Sau đợt thực tập này, các sinh viên đã có những kinh
nghiệm và cách nhận thức mới mẻ hơn về ngành nghề của mình.
Và dưới đây là phần báo cáo kết quả của chuyến đi thực tập vừa qua.

SV thực hiện: Trần Minh Tùng. Lớp: Thú y 41. Khoa: Chăn nuôi Thú y

1


Báo cáo thực tập giáo trình (27/8 – 15/9/2011)

B. KẾT QUẢ THỰC TẬP
I. QUÁ TRÌNH THỰC TẬP Ở ĐÀ NẴNG


Ở Đà Nẵng, chúng em có cơ hội đến thăm và học tập tại Phòng khám
Thú y của Bác sỹ Nguyễn Ngọc Trường Sơn. Đây là phòng khám được
trang bị nhiều dụng cụ, thiết bị máy móc hiện đại phục vụ cho công tác
chẩn đoán lâm sàng và điều trị cho vật nuôi bị bệnh. Phòng khám gồm
một phòng lớn để tiếp nhận bệnh súc, có bàn mổ nhỏ (trường hợp mổ
không cần gây mê) và nơi cố đinh bệnh súc để truyền dịch cũng như tiêm
thuốc. Bên trong phòng khám còn có phòng lưu bệnh dùng để lưu giữ
bệnh súc phục vụ cho quá trình điều trị dài ngày cũng như tiết kiệm chi
phí đi lại cho chủ nhân của những bệnh súc ở xa. Ở phòng lưu bệnh thì
bệnh súc còn được chăm sóc và theo dõi cẩn thận giúp tăng hiệu quả của
công tác điều trị. Phòng khám còn có một phòng mổ kín được trang bị hệ
thống đèn, nước đảm bảo cũng như các trang thiết bị khác để giúp gây mê
hiệu quả cũng như tiến hành phẫu thuật các ca bệnh phức tạp khác. Bên
cạnh phòng mổ kín là phòng chụp X-Quang và phòng nội soi giúp chẩn
đoán hiệu quả các bệnh do tổn thương bên trong và các ca bệnh liên quan
đến xương.
Tại phòng khám của BS Trường Sơn, chúng em đã tiếp nhận thêm
nhiều kiến thức chuyên ngành hữu ích thông qua việc quan sát trực tiếp
công tác chẩn đoán – điều trị và một số bạn còn được trực tiếp thao tác
trên bệnh súc dưới sự hướng dẫn tận tình của BS Trường Sơn. Ở đây
chúng em thấy được sự ứng dụng một cách khoa học giữa Lý thuyết trong
bài giảng của thầy cô và thao tác trong thực tiễn, từ khi tiếp nhận bệnh súc
cho đến khi giao lại cho chủ nhân. Cụ thể, khi bệnh súc được mang đến
phòng khám thì Bác sỹ sẽ cố định con vật vào bàn khám, tiến hành thăm
khám cho con vật kết hợp thu thập thêm thông tin từ người chủ. Sau đó
Bác sỹ sẽ mời chủ nhân của bệnh súc ngồi vào bàn đê tiến hành phân
tích tình trạng của vật bệnh, đưa ra những chẩn đoán cũng như liệu trình
điều trị cho con vật. Bác sỹ cũng đưa ra những lời khuyên cho chủ nhân
của bệnh súc trong công tác chăm sóc vật nuôi trong và sau thời gian
điều trị bệnh giúp quá trình điều trị bệnh đạt hiệu quả cao. Nếu như chủ


SV thực hiện: Trần Minh Tùng. Lớp: Thú y 41. Khoa: Chăn nuôi Thú y

2


Báo cáo thực tập giáo trình (27/8 – 15/9/2011)
nhân của bệnh súc đồng ý với những ý kiến của Bác sỹ nói trên thì sẽ nộp
viện phí và bệnh súc sẽ được tiếp nhận để điều trị.
Do thời gian thực tập ở đây tương đối ngắn cũng như số lượng sinh
viên đông nên chúng em vẫn chưa được thao tác nhiều,chủ yếu là quan
sát, tuy nhiên với thời gian đó chúng em cũng đã thu được nhiều điều bổ
ích, đặc biệt là thêm yêu nghề và hiểu được ý nghĩa của việc lao động thật
sự với nghề đã chọn.
II. QUÁ TRÌNH THỰC TẬP Ở NHA TRANG
2.1. Giới thiệu về Phân viện thú y miền Trung
* Địa chỉ: km4, đường 2/4, Vĩnh Hoà, Nha Trang, Khánh Hoà.
Phân viện thú y miền Trung là đơn vị nghiên cứu khoa học thuộc Viện
Thú y, Bộ Nông nghiệp và PTNT, được thành lập vào tháng 7 năm
1977. Đơn vị là cơ quan chuyên nghiên cứu về thú y trực thuộc viện thú
y.
* Chức năng nhiệm vụ:
- Nghiên cứu khoa học phục vụ công tác phòng chống
dịch bệnh
động vật nuôi tại các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.
- Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học nhằm từng bước cải tiến,
nâng cao, tạo ra sản phẩm mới có chất lượng cao (vacxin, sinh phẩm
thú y) phục vụ công tác phòng chống dịch, bảo vệ sức khỏe động vật
nuôi.
- Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật , công nghệ thực hiện các dịch vụ

thú y và chăn nuôi, tham gia đào tạo nguồn nhân lực về thú y.
- Chẩn đoán bệnh động vật trong khu vực miền Trung, Tây Nguyên.
Thực hiện công tác phòng chống, ngăn chặn dịch bệnh động vật trong
vùng.
- Sản xuất các loại vacxin, chế phẩm sinh học và thuốc thú y phục
vụ công tác phòng chống dịch bệnh cho động vật nuôi.
- Kinh doanh, xuất nhập khẩu nguyên liệu, hóa chất, vật tư, chế
phẩm sinh học và thuốc thú y.
- Ngày 03 tháng 9 năm 2009 Bộ Nông nghiệp và phát triển nông
Quyết định Bổ sung thêm nhiệm vụ Nghiên cứu Bệnh học thuỷ sản và
Công nghệ sinh học
2.2. Quá trình học tập tại Phân Viện Thú Y Miền Trung
a, Bộ môn nghiên cứu vi trùng.
SV thực hiện: Trần Minh Tùng. Lớp: Thú y 41. Khoa: Chăn nuôi Thú y

3


Báo cáo thực tập giáo trình (27/8 – 15/9/2011)
Nghe giảng về các phương pháp phân lập vi khuẩn, kháng nguyên
bám dính và độc tố E.coli
* Các phương pháp phân lập vi khuẩn:
- Phân lập vi khuẩn hiếu khí
- Phân lập vi khuẩn yếm khí

* Sơ đồ phân lập vi khuẩn hiếu khí.
Bệnh phẩm
Mac Conkey

Tăng sinh

BHI
Thạch máu

Tăng sinh chọn lọc
Môi trường sinh hóa

* Phân lập vi khuẩn yếm khí thì ta dùng môi trường BHI.
* Kháng nguyên bám dính và độc tố E. Coli
- Tên gọi: F4 thường gây tiêu chảy ở lợn con theo mẹ
- Độc tố: + Độc tố đường ruột
+ Độc tố thần kinh
b, Bộ môn ký sinh trùng
 Bệnh sán lá gan lớn
 Bệnh sán dây
 Bệnh ký sinh trùng
 Nhuộm giêm sa
 Thực hành:
- Tiến hành lấy máu bò nhuộm giêm sa để chẩn đoán ký sinh trùng
- Quan sát các loại ký sinh trùng trong phòng thí nghiệm bộ môn
c, Bộ môn siêu vi trùng
Lý thuyết:
* Khái quát các phương pháp sản xuất vaccine virus
- Sản xuất vaccine virus sống nhược độc
- Sản xuất vaccine virus chết (vaccine vô hoạt)
SV thực hiện: Trần Minh Tùng. Lớp: Thú y 41. Khoa: Chăn nuôi Thú y

4


Báo cáo thực tập giáo trình (27/8 – 15/9/2011)

+ Nhân giống virus:
- Nuôi cấy virus trên trứng có phôi.
- Nuôi cấy virus trên động vật (virus vaccine dịch tả lợn nuôi cấy trên
thỏ)
- Nuôi cấy virus trên tế bào 1 lớp (tế bào xơ phôi)
+ Chuẩn độ virus
- Dựa trên phản ứng HI- HA ( đối với VR New Castle, VR cúm gia cầm,
VR Gumboro)
- Chuẩn độ trên mô phôi: xác định chỉ số gây nhiễm 50% số trứng dựa
trên nguyên tắc của phản ứng Reed và Muench.
+ Thu hoạch Virus
- VR Dịch tả vịt tiêm vào xoang bụng
- VR New castle tiêm vào lasota
- VR Đậu thu hoạch ở màng
- VR Dại thu cắt đầu thai
d, Bộ môn công nghệ sinh học
* Giới thiệu về phương pháp PCR
- Phương pháp PCR (Polymerase Chain Reaction):
- Khái niệm: Phản ứng PCR là nuôi cấy phân tử khuếch đại đoạn gen
(sản phẩm ADN) lên gấp đôi ở mỗi chu kỳ bằng việc lập lại 3 công
đoạn:
+ Biến thể
+ Lai cặp
+ Tổng hợp
- Các loại PCR: Monoplex PCR, Multiplex PCR, Touch down PCR,
Touch up PCR, Nested PCR, Nonstop-nested PCR, RT-PCR 2 step,
RT-PCR 1 step.
- Phần thực hành:
Hiện nay ở phân viện chủ yếu chạy phản ứng Multiplex PCR vì vậy
trong phần thực hành chúng em cũng thực hiện quy trình này để kiểm

tra hai gen của kháng nguyên O(rfbE) và kháng nguyên flagellar-H(fliC)
của vi khuẩn E.coli phân lập được trên trâu bò khỏe tại một số tỉnh Nam
Trung Bộ.
*Nhận xét:

SV thực hiện: Trần Minh Tùng. Lớp: Thú y 41. Khoa: Chăn nuôi Thú y

5


Báo cáo thực tập giáo trình (27/8 – 15/9/2011)
Tuy không tận tay thực hiện các bước trong quy trình nhưng quan
sát từ bên ngoài cũng làm cho chúng em rất thích thú. Người hướng
dẫn rất nhiệt tình truyền đạt lại kiến thức và những kinh nghiệm mà anh
thu nhận được trong quá trình làm về PCR.
* Ứng dụng của PCR:
+ Xét nghiệm, chẩn đoán nhanh tác nhân gây virus (Viêm gan B,C,HIV,
H5N1, SAR), vi khuẩn (lao, lậu kinh niên, Chlamyda)
+ Thiết kế các cặp mồi primer
+ Giải trình tự gen của các loài (vi) sinh vật
+ Xây dựng cây tạo sinh
+ Xác định ADN trong điều tra hình sự
- Các bước trong quy trình PCR:
+Chuẩn bị mẫu – tách chiết ADN
+ Pha Mastermix
+ Đổ thạch gel agarose 2% để điện di ADN
+ Chạy chương trình luân nhiệt
+ Điện di
+ Đọc kết quả trên máy UV – tranillumination
* Các vấn đề thường gặp và nguyên nhân khi chạy PCR:

- Dải sáng ở đối chứng âm: Do bị tạp nhiễm ở dung dịch pha hoặc các
găng bao, ống đựng
- Ảnh ở mẫu sản phẩm và đối chứng dương sắc nhưng rất mờ, không
rõ: Mồi sao chép và tổng hợp không hiệu quả.
- Sản phẩm mẫu yếu hoặc không phát hiện được: có thể do các nguyên
nhân sau đây:
+ Giai đoạn biến tính ADN không hiệu quả
+ Khoảng cách giữa các cặp mồi quá lớn
+ Điều kiện cho giai đoạn lai bắt cặp không tối ưu
+ Tổng hợp các cặp mồi lai cặp không tối ưu
+ Các hóa chất bị biến tính, lỗi trong vòng lặp hoặc chương trình luân
nhiệt
2.3. Tham quan Đảo Khỉ.
Lúc đầu Đảo khỉ có tên là Hòn Lao nhưng được đổi tên thành Đảo
khỉ bởi ở đây có hàng trăm con khỉ sống trong khu rừng còn hoang sơ
theo tập tục bầy đàn, có khỉ Chúa, Hoàng Hậu…Trước đây khỉ được
SV thực hiện: Trần Minh Tùng. Lớp: Thú y 41. Khoa: Chăn nuôi Thú y

6


Báo cáo thực tập giáo trình (27/8 – 15/9/2011)
nuôi với mục đích chế tạo vaccine nhưng hiện nay thì đã trở thành một
địa điểm du lịch nổi tiếng của thành phố Nha Trang.
2.4. Tham quan Viện Hải dương học
Viên hải dương học được thành lập năm 1923, là một trong những
cơ sở nghiên cứu khoa học được thành lập sớm nhất ở Việt Nam, nó
vừa là nơi lưu trữ hiện vật vừa là nơi nghiên cứu về biển lớn nhất Đông
Nam Á.
Bảo tàng sinh vật biển hiện đang có trên 20000 mẫu vật của hơn

4000 loài sinh vật biển và nước ngọt đã được sưu tầm, gìn giữ từ nhiều
năm. Bên cạnh đó còn có hơn 10000 loài sinh vật biển Đông đang
được nuôi thả trong bể kính, trong đó có các loài thú biển quý đang có
nguy cơ tuyệt chủng như bò biển.
Đặc biệt bảo tàng đang lưu giữ, bảo quản trưng bày bộ xương cá voi
khổng lồ dài 26m, cao 3m đã bị chôn vùi trong lòng đất ở đồng bằng
sông Hồng ít nhất hơn 200 năm.
Đến với viện hải dương học chúng em như bước vào một kho kiến
thức rộng lớn, cảm nhận được sự giàu có của biển Đông, đây là một
địa điểm tham quan rất bổ ích cho những ai muốn học hỏi
III. QUÁ TRÌNH THỰC TẬP Ở ĐỒNG NAI
Ở Đồng Nai, lớp được học tập các quy trình chăn nuôi lợn nái và
trực tiếp tham gia làm việc cùng các nhân viên của trại Phước Bình I
(CP Group) để nâng cao tay nghề. Sau hai tuần học việc bản thân em
đã thu được một số kết quả như sau:
3.1. Bố trí trại và hệ thống phóng dịch
Bên trong trại chia làm 2 khu: khu chăn nuôi và khu nhà ở và văn
phòng làm việc. Trại gồm hai cổng ra vào :
 Cổng dành cho nhân viên trong trại và khách ra vào trại.
 Cổng dành cho xe chở cám, heo và các vật liệu khác ra vào.
Cả hai cổng đều bố trí hệ thống sát trùng, khi ra vào trại đều phải
được sự đồng ý của người quản lý trại. Trước khi vào trại phải phun
thuốc sát trùng, nghỉ 30 phút trước khi vào trại và đối với người thì
cách ly 3 ngày trước khi xuống trại làm việc.
Trước khi đi vào trại làm việc phải:

Thay đồ.

Đi qua phòng tắm sát trùng.
SV thực hiện: Trần Minh Tùng. Lớp: Thú y 41. Khoa: Chăn nuôi Thú y


7


Báo cáo thực tập giáo trình (27/8 – 15/9/2011)

Mặc áo quần và mang ủng (đã được sát trùng)

Nhúng ủng vào chậu sát trùng ở cửa trại
Sau khi đi làm về : Áo, quần sau khi thay ra được ngâm vào thùng sát
trùng có nồng độ là 1:400, giặt và phơi khô.
Thuốc sát trùng được dùng trong trại là Ominicide
Thuốc sát trùng

Tỷ lệ pha
1/200

OMNICIDE

1/400

1/3200

Mục đích sử dụng
Chuồng không có heo.
Phun xung quanh trại,
quần áo, dụng cụ thú
y, chăn nuôi, chậu sát
trùng, xe ra, vào trại.
Tắm người trước khi

vào trại, phun chuồng
có heo, lao vú heo.

3.2. Trại đẻ
Bao gồm 6 trại, mỗi trại có 56 ô chuồng. Hệ thống điều hòa nhiệt
độ của trại gồm có:
- Hệ thống giàn mát đầu trại.
- 3 quạt thông gió ở cuối trại
- Hệ thống cửa kính và bóng điện
- Mỗi ô chuồng được bố trí một lồng úm, một bóng điện sợi đốt.
Chương trình cám cho Nái đẻ:
Thời gian

Heo rạ

Heo hậu bị

(-) 3 ngày

2,5

2

(-2) ngày

2

1,5

(-1) ngày


1,5

1,5

Ngày đẻ

1,5

1.5

1 ngày

2,5

2,5

2 ngày

3,5

3,5

SV thực hiện: Trần Minh Tùng. Lớp: Thú y 41. Khoa: Chăn nuôi Thú y

8


Báo cáo thực tập giáo trình (27/8 – 15/9/2011)
3 ngày


4,5

4,5

4 ngày

5,5

5,5

≥ 5 ngày

Ăn tự do

Ăn tự do

Chú thích: Dấu (-) chỉ thời gian trước ngày đẻ.
3.2.1. Lịch làm việc buổi sáng.
Thời gian làm việc buổi sáng từ 6h30 – 11h. Công việc chính gồm:
- Kiểm tra nhiệt độ chuồng và hoạt động của quạt gió, thay nước sát
trùng trước cửa trại
- Cho heo nái và heo con ăn, vệ sinh trại.
- Đỡ đẻ cho heo khi heo đẻ.
- Kiểm tra các triệu chứng mắc bệnh của heo mẹ
- Kiểm tra sức khẻo của heo con như tiêu chảy, què chân, các vết
thiến hoạn, còi cọc và một số triệu chứng bất thường khác của heo
con.
3.2.2. Lịch làm việc buổi chiều.
Thời gian làm việc buổi chiều từ 13h30 – 17h.

- Kiểm tra môi trường trong trại
- Kiểm tra chuông nái đang đẻ và đẻ xong, phat hiện nái có vấn đề
để can thiệp kịp thời
- Làm tiếp việc điều trị, bấm tai, tiêm sắt, thiến heo.
- Ghép heo con, kiểm tra số lượng heo con trong ngày
- Làm vệ sinh trại, máng ăn và cho heo ăn
- Sửa bảng cám cho ngày mai.
3.2.3. Chuẩn bị chuồng đẻ.
- Dọn vệ sinh tổng hợp cả trại.
- Xịt rửa lớp phân bám trên sàn.
- Rút sàn nhựa đưa vào bể ngâm 1 ngày.
- Lật đan bêtông lên, chà rửa chuồng bằng xà phòng.
- Vệ sinh gầm chuồng sạch sẽ
- Xịt rửa đan nhựa sạch sẽ, phơi khô.
- Lắp sàn nhựa vào chuồng, lật đan bêtông xuống
- Xịt sát trùng cả chuồng (omnicide : 1/200 ,150 lít)
- Quét vôi các lối đi, trên tường và gầm chuồng, nồng độ 10%
- Cho chuồng nghỉ 5 ngày( thực tế : 2- 3 ngày)
SV thực hiện: Trần Minh Tùng. Lớp: Thú y 41. Khoa: Chăn nuôi Thú y

9


Báo cáo thực tập giáo trình (27/8 – 15/9/2011)
- Lùa heo chuẩn bị đẻ về chuồng chờ đẻ, 5-7 ngày trước khi đẻ
3.2.4. Quy trình đỡ đẻ cho heo.
2.4.1. Chuẩn bị dụng cụ.
- Thuốc sát trùng, Gel bôi trơn, Cồn Iode
- Khăn lau heo con, Chỉ cột rốn, Kéo cắt rốn,
- Panh kẹp

- Máy mài răng hoặc kìm bấm răng.
2.4.2. Việc sử dụng thuốc cho heo nái đẻ.
- Ngày heo nái sinh - tiêm: 18ml Vetrimoxin + 5ml Oxytocin
- Ngày thứ 2 tiêm: 5ml Oxytocin
- Ngày thứ 3 tiêm: 18ml Vetrimoxin + 5ml Oxytocin
- Ngày thứ 5 tiêm: 18ml Vetrimoxin đối với heo hậu bị
2.4.3. Các vấn đề thường gặp đối với heo nái đẻ và cách xử lý.
- Heo nái bỏ ăn tiêm: 18ml Tenalin, truyền 500ml Glucose và 20ml
Aminolyte
- Heo nái bị viêm tử cung và viên vú tiêm vetrimoxin 1ml/10kg, dùng
từ 3-5 ngày, nếu sốt cao thi tiêm Anagin hạ sốt
- Heo nái đẻ con không ra do con quá to, xương chậu heo nái hẹp,
heo con nằm không đúng tư thế
→ Cách xử lý: dùng tay xoay tư thế của heo và móc thai ra
- Heo nái không rặn, đẻ chậm có thể do heo nái đã già.
→ Cách xử lý: tiêm Oxytocin 2 - 3ml /nái
- Sót nhau: Tiêm 3ml Lutalire sau đó tiêm 18ml kháng sinh
(Vetrimoxin) và 5ml Oxytoxin trong 3 ngày liên tục
- Heo nái đau chân: Tiêm 18ml Canxi B12 và 18ml Vetrimoxin 3
ngày liên tục
- Nái mất sữa hoặc sữa kém: chuyển heo con qua heo có sữa tốt,
đưa heo 2 tuần tuổi vào.
2.4.5. Đỡ đẻ heo con mới sinh.
- Vuốt màng ối ở miệng và mũi heo con, lột bỏ màng trên mình heo
con
- Dùng khăn lau khô cho heo con,
- Cột rốn và dùng panh kẹp đuôi dài khoản 2,5cm, cắt rốn và đuôi
của heo con. Sát trùng rốn và đuôi bằng cồn Iode
- Bỏ heo con vào lồng úm, nhiệt độ lồng úm 30-320C
SV thực hiện: Trần Minh Tùng. Lớp: Thú y 41. Khoa: Chăn nuôi Thú y 10



Báo cáo thực tập giáo trình (27/8 – 15/9/2011)
- Trong vòng 30 phút sau khi sinh thì cho heo bú sữa đầu
- Lau bầu vú heo mẹ trước khi cho heo con bú bằng nước sát trùng
1/3200
- Con nào nhỏ thì cho bú vú ở phía trên ngực
2.4.6. Chăm sóc heo con sau khi sinh.
- Heo con sau khi sinh xong được xăm số tai
- Mài răng hoặc bấm răng cho heo.
- Heo con được 3 ngày tuổi thì được tiêm sắt Fe 1ml /con,
Vetrimoxin 0,5ml /con, sau đó bấm số tai và thiến
- Nếu heo sơ sinh không đồng đều về số lượng và trọng lượng thì ta
phải ghép heo
- Heo con từ 3-5 ngày tuổi cho uống Diacocin 5% (toltrazuri) để
phòng bệnh cầu trùng, 1ml/con
- Tập cho heo con ăn vào lúc 5 ngày tuổi bằng cám 550.
- Heo con cai sữa trước khi xuất chuồng được cân trọng lượng và
tiêm 1 liều Vetrimoxin 1ml /con.
- Nếu heo con bị tiêu chảy sau 1-3 ngày tuổi cho uống Electrolyte 25g/1lit, Nova- Amoxicol 2g/10kg thể trọng pha với nước sinh lý hoặc
nước cất
- Heo con >7 ngày tuổi thì tiêm Ampisur phòng tiêu chảy 1ml/con,
tiêm 3-5 ngày, cho uồng thêm Electrolyte
- Heo con ốm yếu còi cọc sẽ bị loại thải.
3.3. Trại mang thai
3.3.1. Những công việc chính trong ngày.
Hậu
bị hoặc
KHU
TRÊN:

Chờ phối
Lên giống
Cai sữa
- Thử heo, phối giống, ép heo, kiểm tra heo vấn đề.
- Sắp xếp heo theo nhóm phối.
KHU DƯỚI:
Đã phối
Mang thai
Đang phối
- Kiểm tra nhiệt độ chuồng, vệ sinh chuồng trai, châm cám.
- Vệ sinh máng, tắm heo, xịt ghẻ, xịt sát trùng.
3.3.2. Ý nghĩa của kí hiệu kẹp

Bỏ ăn

Đau chân

Cần tăng cám

SV thực hiện: Trần Minh Tùng. Lớp: Thú y 41. Khoa: Chăn nuôi Thú y 11

Vấn đề khác


Báo cáo thực tập giáo trình (27/8 – 15/9/2011)

3.3.3. Quy trình ép heo.
* Đối với heo cai sữa mới nhập về:
- Ngày đầu: cho ăn 0,5kg vào buổi sáng rồi chích ADE 5ml, chiều
chuyển xuống chuồng trai mang thai cho nhịn ăn buổi chiều.

- Ngày 2: sắp xếp heo con, những con gầy thì cho nằm gần giàn
mát, cho heo ăn tự do (3,5-4kg/con/ngày), ép nhẹ.
- Ngày 3,4: kiểm tra heo lên giống, phân loại heo lên giống, ép mạnh
những con không lên giống
- Ngày 5: kiểm tra heo lên giống, thử heo, heo không lên giống, ép
mạnh. Tiêm ADE :7ml
- Ngày 7 : heo không lên giống, ép mạnh, tiêm PG600 5ml/con
- Ngày 10: giảm cám (2,5kg/con), đưa về khu giành cho heo có vấn
đề
- Ngày 25: heo không lên giống thì loại.
3.3.4. Quy trình thử heo.
- Đưa nọc vào chuồng thử
- Lùa heo nái vào chuồng thử
- Để heo quen chuồng và ngửi mùi nọc từ 30s – 1p
- Sau đó người thử vào chuồng kích thích vào âm hộ và hai hõm
hông của nái.
- Nếu heo nái phê nọc thì có thể ngồi lên lưng heo đồng thời tiếp tục
kích thích.
- Dùng sơn đánh dấu thời điểm chịu nọc trên lưng nái
- Ghi vào sổ thời điểm chịu nọc và mức độ chịu nọc
- Chuyển heo về khu chờ phối
SV thực hiện: Trần Minh Tùng. Lớp: Thú y 41. Khoa: Chăn nuôi Thú y 12


Báo cáo thực tập giáo trình (27/8 – 15/9/2011)
3.3.5. Thời điểm phối heo.
- Heo hậu bị : Phê nọc (mê ì) thì phối ngay
- Heo nái cai sữa phê nọc dưới 5 ngày thì phối như sau:
- Lần 1: 12 h sau khi chịu nọc
- Lần 2: 12h sau lần 1

- Lần 3:12h sau lần 2
- Heo nái cai sữa trên 5 ngày mà phê nọc thì phối ngay.
- Heo hậu bị : Phối đủ 4 liều
- Heo rạ, heo lốc, heo sẩy thai phối đủ 3 liều.
3.3.6. Quy trình phối heo.
* Chuẩn bị heo phối
- Sau khi thử, những heo nái ở trạng thái mê ì được chuyển sang
khu phối
- Tắm rửa sạch sẽ và cho heo vào ô chuồng
- Dùng nước cất rửa lại bộ phận sinh dục bên ngoài cho heo
- Dùng cồn 700 sát trùng bên ngoài bộ phận sinh dục của heo nái.
Sau đó dùng nước nuối sinh lý rủa lai lần nữa trước khi phối
* Chuẩn bị dụng cụ phối
- Tinh dịch đã được pha, 80-100ml /lọ ,bảo quản ở nhiệt độ 35- 37 oC
trước khi phối
- Ống dẫn tinh (dương vật giả), đã được hấp tuyệt trùng
- Dung dịch bôi trơn
- Bao cát , cây chắn ngang
* Tiến hành phối
- Rữa ống phối bên trong lẫn ngoài bằng nước sinh lý
- Dùng gel bôi trơn ống phối
- Đưa heo nọc qua khu phối
- Đưa ống phối vào bộ phận sinh dục của heo nái nghiêng 1 góc 45
độ rồi để ngang đưa vào, vừa đưa vừa xoay ngược chiều kim đồng hồ,
gắn ống tinh vào ống phối và dốc ngược lên để tử cung tự co bóp vào,
không được bóp ống tinh, đè bao cát lên lương heo tạo cảm giác
- Sau khi phối xong thì vỗ vào mông heo và giữ cho nái đứng
khoảng 15 phút
- Dùng sơn đánh dấu để biết heo đã phối bao nhiêu liều
- Ghi vào sổ phối và thẻ nái

- Ống phối sau khi phối xong dùng nước sinh lý rữa sạchThể
bêntrạng
trong
và ngoài rồi đem đi hấp tiệt trùng.
Lứa- MậpBình
thườngỐmLứa
kgLứa
kg2.5 kg3 kgLứa
Sau khi phối
xong sẽ sắp12.2
xếpkg2.2
heo kg2.5
lại theo
tuần22.2
phối.
3-52.5 kg3 kg3.5 kgLứa >52.5 kg3.5 kg4 kgHeo nái mang thai 12 tuần thì tăng
3.3.7. Quy trình tăng cám.
cám 566Heo nái mang thai 14 tuần thì đổi cám 567

SV thực hiện: Trần Minh Tùng. Lớp: Thú y 41. Khoa: Chăn nuôi Thú y 13


Báo cáo thực tập giáo trình (27/8 – 15/9/2011)

3.3.8. Quy trình cám.
Tiêu
chuẩn
cám
Loại cám
(kg/ngày)

Loại heo
Trước phối Sau phối
Trước phối Sau phối
Heo hậu bị
2.4
2
Heo cai sữa từ Ăn tự do
1.8
lứa thứ 2
(3.4-5kg)

C. KẾT LUẬN
Qua đợt thực tế vừa qua, dù thời gian còn nhiều hạn chế nhưng đây
thực sự là một chuyến đi rất bổ ích. Nó giúp cho chúng em học hỏi rất
nhiều từ kỹ năng tay nghề, các phương pháp học tập, chẩn đoán bệnh
hiện đại cũng như các kiến thức còn thiếu trong quá trình học tập ở
trường, cho đến các kỹ năng sống giữa tập thể của mỗi người, mỗi cá
nhân chúng em. Chúng em hi vọng Trường và Khoa sẽ tiếp tục tạo cơ
hội cho các sinh viên khóa sau tham gia hoạt động thực tập như thế
này trong tương lai.

SV thực hiện: Trần Minh Tùng. Lớp: Thú y 41. Khoa: Chăn nuôi Thú y 14


Báo cáo thực tập giáo trình (27/8 – 15/9/2011)

MỤC LỤC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................................................................1
B. KẾT QUẢ THỰC TẬP..........................................................................................................2
I. QUÁ TRÌNH THỰC TẬP Ở ĐÀ NẴNG............................................................................2

II. QUÁ TRÌNH THỰC TẬP Ở NHA TRANG.....................................................................3
2.1. Giới thiệu về Phân viện thú y miền Trung...................................................................3
2.2. Quá trình học tập tại Phân Viện Thú Y Miền Trung...................................................3
2.3. Tham quan Đảo Khỉ.....................................................................................................6
2.4. Tham quan Viện Hải dương học..................................................................................7
III. QUÁ TRÌNH THỰC TẬP Ở ĐỒNG NAI........................................................................7
3.1. Bố trí trại và hệ thống phóng dịch................................................................................7
3.2. Trại đẻ..........................................................................................................................8
3.2.1. Lịch làm việc buổi sáng. ......................................................................................9
3.2.2. Lịch làm việc buổi chiều.......................................................................................9
3.2.3. Chuẩn bị chuồng đẻ...............................................................................................9
3.2.4. Quy trình đỡ đẻ cho heo......................................................................................10
3.3. Trại mang thai............................................................................................................11
3.3.1. Những công việc chính trong ngày.....................................................................11
3.3.2. Ý nghĩa của kí hiệu kẹp.......................................................................................11
3.3.3. Quy trình ép heo. ................................................................................................12

SV thực hiện: Trần Minh Tùng. Lớp: Thú y 41. Khoa: Chăn nuôi Thú y 15


Báo cáo thực tập giáo trình (27/8 – 15/9/2011)
3.3.4. Quy trình thử heo................................................................................................12
3.3.5. Thời điểm phối heo.............................................................................................13
3.3.6. Quy trình phối heo..............................................................................................13
3.3.7. Quy trình tăng cám..............................................................................................13
3.3.8. Quy trình cám......................................................................................................14
C. KẾT LUẬN..........................................................................................................................14

SV thực hiện: Trần Minh Tùng. Lớp: Thú y 41. Khoa: Chăn nuôi Thú y 16




×