Tải bản đầy đủ (.pptx) (40 trang)

Đề tài khảo sát và đánh giá công nghệ xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính tại uông bí – quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 40 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT

BỘ MÔN ĐỊA CHÍNH

Đề tài: Khảo sát và đánh giá công nghệ xây dựng cơ
sở dữ liệu địa chính tại Uông Bí – Quảng Ninh


Tính cấp thiết của đề tài
 Đất đai là một loại tài nguyên thiên nhiên đặc biệt có mối quan hệ chặt chẽ với hầu hết các
yếu tố kinh tế, chính trị, có ý nghĩa thiết thực và quan trọng đối với các hoạt động sản suất,
kinh doanh, sinh hoạt và phát triển không chỉ giới hạn một cá nhân, một đơn vị hành chính
và còn là của cả một nền kinh tế, của tất cả các quốc gia.
 Trong đó cơ sở dữ liệu địa chính là thành phần cơ bản của cơ sở dữ liệu đất đai, làm cơ sở
để xây dựng và định vị không gian các cơ sở dữ liệu thành phân khác.
 Hiện nay ở Việt Nam có 3 bộ phần mềm đủ điều kiện ứng dụng trong công tác xây dựng và
khai thác cơ sở dữ liệu đất đai được Bộ Tài nguyên và Môi trường thông qua là phần mềm
VILIS, ELIS, và TMV.LIS. Trên cơ sở đó, tôi đã lựa chọn đề tài:
“Khảo sát và đánh giá công nghệ xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính tại Uông Bí –
Quảng Ninh”


Mục đích, đối tượng và ý nghĩa khoa học thực tiễn của đề tài
- Đánh giá phần mềm ELIS trong công tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa
chính.
- Nâng cao nhận thức về cơ sở dữ liệu địa chính.

- Đề tài đi sâu vào ngiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính
bằng giá phần mềm ELIS
- Từ thực nghiệm để đưa ra những giải pháp hoàn thiện hơn


cho phần mềm ELIS phục vụ nhu cầu xây dựng cơ sở dữ liệu
địa chính.

Mục đích

Đối tượng

Ý nghĩa


Nội dung nghiên cứu

 Công tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính ở Việt Nam.
 Tình hình xây dựng cơ sở dữ liệu tại TP. Uông Bí, tỉnh
Quảng Ninh
 Phần mềm ELIS trong xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính.
 Đánh giá phần mềm ELIS trong công tác xây dựng cơ
sở dữ liệu địa chính


Nội dung chính
Chương l

Chương 2

Chương 3

Cơ sở dữ liệu
địa chính ở Việt
Nam


Giới thiệu về
phần mềm
ELIS trong
công tác xây
dựng cơ sở dữ
liệu địa chính

Thực nghiệm
và đánh giá
phần mềm
ELIS trong
công tác xây
dựng cơ sở dữ
liệu địa chính.


Chương I: Cơ sở dữ liệu địa chính ở Việt Nam
1

Giới thiệu chuẩn dữ liệu địa chính
- Dữ liệu và cơ sở dữ liệu
- Dữ liệu và cơ sở dữ liệu địa chính

2

Các yêu cầu kỹ thuật để xây dựng cơ sở dữ liệu
địa chính

3


Công tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính ở Việt
Nam


1.Cơ sở dữ liệu
• Tập hợp dữ liệu được lưu trữ trong máy tính theo một quy định nào đó
được gọi là cơ sở dữ liệu ( Database – CSDL)

Cơ sở dữ liệu

Ưu điểm
CSDL

Hệ quản trị cơ
sở dữ liệu

• Được tổ chức thuận tiện cho việc sắp xếp, cập nhật, tra cứu, lưu trữ,
cung cấp sao cho chúng được chia sẻ cho các đối tượng sử dụng khác
nhau.
- Giảm sự trùng lặp thông tin xuống mức thấp nhất do đó đảm bảo
thông tin có tính nhất quán và toàn vẹn dữ liệu.
- Đảm bảo dữ liệu có thể được truy xuất theo nhiều cách khác nhau, có
khả năng xử lý một khối lượng dữ liệu lớn trong một khoảng thời gian
ngắn.
- Nhiều người có thể sử dụng một cơ sở dữ liệu.
• Phần chương trình có thể xử lý, thay đổi dữ liệu gọi là hệ quản trị cơ sở
dữ liệu ( Database management System – DBMS).



Cơ sở dữ liệu địa chính
Cơ sở dữ
liệu
Tập hợp dữ liệu
được lưu trữ trong
máy tính theo một
quy định nào đó
Nó được tổ chức
thuận tiện cho việc
sắp xếp, cập nhật, tra
cứu, lưu trữ, cung
cấp sao cho chúng
được chia sẻ cho các
đối tượng sử dụng
khác nhau

Cơ sở dữ liệu
địa chính

- Là tập hợp
thông tin có
cấu trúc của dữ
liệu địa chính
được sắp xểp,
tổ chức để truy
cập, khai thác,
quản lý và cập
nhật
thường
xuyên

bằng
phương
tiện
điện tử.

Dữ liệu địa
chính

- Là dữ liệu không
gian địa chính, dữ
liệu thuộc tính địa
chính và các dữ
liệu khác có liên
quan.


Dữ liệu địa chính
Dữ liệu không gian
• Là dữ liệu về vị trí, hình thể của thửa đất, nhà
ở và tài sản khác gắn liền với đất; dữ liệu về
hệ thống thủy văn, hệ thống thủy lợi; hệ
thống đường giao thông; dữ liệu về điểm
khống chế; dữ liệu về biên giới, địa giới; dữ
liệu về địa danh và ghi chú khác; dữ liệu về
đường chỉ giới và mốc giới quy hoạch sử
dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch
giao thông và các loại quy hoạch khác, chỉ
giới hành lang an toàn bảo vệ công trình.

Dữ liệu thuộc tính


• Là dữ liệu về người quản lý đất, người sử
dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác
gắn liền với đất, tổ chức và cá nhân có liên
quan đến các giao dịch về đất đai, nhà ở và
tài sản khác gắn liền với đất; dữ liệu thuộc
tính về thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất; dữ liệu về tình trạng sử dụng
của thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền
với đất; dữ liệu về quyền và nghĩa vụ trong
sử dụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản khác
gắn liền với đất; dữ liệu giao dịch về đất
đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.


Dữ liệu địa chính bao gồm các nhóm dữ liệu
 Nhóm dữ liệu về người: gồm dữ liệu người quản lý đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, người
sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, người có liên quan đến các giao dịch về
đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
 Nhóm dữ liệu về thửa đất: gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính của thửa đất;
 Nhóm dữ liệu về tài sản gắn liền với đất: gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính của nhà ở và tài
sản khác gắn liền với đất;
 Nhóm dữ liệu về quyền: gồm dữ liệu thuộc tính về tình trạng sử dụng của thửa đất, nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất; hạn chế quyền và nghĩa vụ trong sử dụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất; giao dịch về đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
 Nhóm dữ liệu về thủy hệ: gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính về hệ thống thủy văn và hệ
thống thủy lợi;


Dữ liệu địa chính bao gồm các nhóm dữ liệu

 Nhóm dữ liệu về giao thông: gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính về hệ thống đường
giao thông;
 Nhóm dữ liệu về biên giới, địa giới: gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính về mốc và
đường biên giới quốc gia, mốc và đường địa giới hành chính các cấp;
 Nhóm dữ liệu về địa danh và ghi chú: gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính về vị trí,
tên của các đối tượng địa danh sơn văn, thuỷ văn, dân cư, biển đảo và các ghi chú khác;
 Nhóm dữ liệu về điểm khống chế tọa độ và độ cao: gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc
tính về điểm khống chế tọa độ và độ cao trên thực địa phục vụ đo vẽ lập bản đồ địa chính;
 Nhóm dữ liệu về quy hoạch: gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính về đường chỉ giới và
mốc giới quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch giao thông và các loại quy
hoạch khác; chỉ giới hành lang an toàn bảo vệ công trình.


2. Các yêu cầu kỹ thuật để xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính
Cơ sở dữ liệu địa chính phải đảm bảo thống nhất nội dung thông tin không
gian địa chính và thông tin thuộc tính
Bản đồ địa chính đã được thành lập hoặc đã được chuyển đổi về hệ tọa độ
VN – 2000, múi chiếu 30, kinh tuyến trục phù hợp với từng tỉnh
Các đối tượng nội dung bản đồ phải tuân theo bảng phân lớp các đối tượng
nội dung bản đồ địa chính và hồ sơ đã lập
Tài liệu phải được chỉnh lý biến động đất đai cho phù hợp giữa bản đồ địa
chính và hồ sơ đã lập
Hồ sơ địa chính được lập theo quy định hiện hành về lập, chỉnh lý, quản lý
hồ sơ địa chính của Bộ Tài Nguyên & Môi trường.
Tài liệu đang được tổ chức lưu trữ dưới dạng cơ sở dữ liệu số hoặc dưới
dạng giấy theo quy định hiện hành.


3. Công tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính ở Việt Nam
Tình hình xây dựng hồ sơ địa chính

Từ năm 1989
• Việc cấp giấy chứng nhận QSDĐ được
chính thức thực hiện, việc xây dựng hồ
sơ địa chính cũng được chú trọng thực
hiện trên cơ sở ra soát và hoàn thiện hồ
sơ đăng ký ruộng đất lập trong giai
đoạn từ 1981 – 1988.
• Tuy nhiên trong quá trình triển khai,
đã phát hiện quá nhiều sai sót, tồn tại,
hiện trạng sử dụng đất biến động rất
mạnh mẽ.Vì vậy việc cấp giấy QSDĐ
và xây dựng hồ sơ địa chính ở các địa
phương thực hiện trong thời gian này
rất chậm; các địa phương phải tôt chức
đo đạc chỉnh lý lại bản đồ giải thửa
hoặc đo vẽ mớ bản đồ giải thửa theo
tọa độ độc lập.

Từ sau 1993
• Để phù hợp với yêu cầu quản
lý đất đai theo Luật đất đai
năm 1993, Tổng cục Địa
chính đã sửa đổi hoàn thiện
để ban hành chính thức 4 loại
sổ mới (gồm có sổ địa chính,
sổ mục kê, sổ cấp GCN và sổ
theo dõi biến động đất đai),
hê thống đăng ký đất đã có sự
thay đổi cơ bản về nội dung
dữ liệu đất đai. Để đáp ứng

yêu cầu quản lý Tổng cục Địa
chính đã ban hành Quy phạm
thành lập bản đồ địa chính và
Ký hiệu bản đồ địa chính

Từ năm 2003
• Nội dung trên giấy chứng nhận
được ghi cụ thể bằng tên gọi đối
với tất cả các nội dung mà không
ghi bằng ký hiệu như trước
• Việc xây dựng hồ sơ địa chính
dạng số bắt đầu được chỉ đạo
thực hiện với chủ trương để thay
thế dần cho hồ sơ địa chính trên
giấy, tuy nhiên tại thời điểm này,
do điều kiện ứng dụng công nghệ
chưa phát triển nên Bộ vẫn chỉ
đạo các địa phương tiếp tục lập
hồ sơ địa chính dạng giấy.
• Cơ sở dữ liệu địa chính trở thành
mục tiêu của chủ yêu việc đăng
ký đất đai phải hoàn thành trên
phạm vi cả nước từ nay đến năm
2020


Chương 2: Giới thiệu phần mềm ELIS
Hệ thống thông tin đất đai và môi trường - ELIS được Cục Công nghệ thông tin và Tổng
cục Quản lý đất đai phối hợp phát triển trong khuôn khổ Chương trình hợp tác Việt Nam - Thụy
Điển về tăng cường năng lực Quản lý Đất đai và Môi trường (SEMLA). Sau khi chương trình

SEMLA kết thúc, hệ thống phần mềm được bàn giao cho Cục Công nghệ thông tin tiếp tục phát
triền hoàn thiện. Sản phẩm đã được Cục Công nghệ thông tin đăng ký bản quyền tại Cục Bản
quyền tác giả, ban hành quy chế hợp tác và phát triển phần mềm ELIS và triển khai thực tế tại
một số địa phương trên cả nước.
ELIS (Environment Land Information System) là hệ thống thông tin tích hợp về đất đai và
môi trường.
ELIS cung cấp đầy đủ các công cụ, tiện ích đáp ứng hầu hết các quy trình nghiệp vụ của
công tác quản lý nhà nước về đất đai và môi trường tại Sở TNMT các tỉnh/thành trên toàn quốc.
ELIS được thiết kế mở, có thể tùy chỉnh để phù hợp với đặc thù công tác quản lý đất đai và
môi trường của tất cả các tỉnh/thành trên toàn quốc và được cập nhật liên tục đảm bảo phù hợp
với các văn bản pháp luật mới nhất về công tác quản lý đất đai và môi trường.


Mục đích của sản phẩm


ELIS là một bộ sản phẩm bao gồm nhiều phân hệ phần mềm với rất nhiều chức
năng hỗ trợ công tác quản lý đất đai và môi trường. Sau đây là một số phân hệ
chính:
Phân hệ Đăng ký cấp giấy và chỉnh lý biến động đất đai (Land Registration and Changing – LRC)
Phân hệ Quản lý quy trình và luân chuyển hồ sơ (Process Management and Documents - PMD)

Phân hệ Thiết kế quy trình nghiệp vụ (Process Editor - PE)

Chức năng

Phân hệ Quản lý thông tin môi trường (Environmental Information Management - EIM)

Phân hệ Hỗ trợ định giá bất động sản (Real Estate Valuation - REV)
Phân hệ Đồng bộ dữ liệu (SYN)

Cổng thông tin đất đai và môi trường (ELIS Portal)


Phân hệ Đăng ký cấp giấy và chỉnh lý biến động đất đai
(Land Registration and Changing – LRC)
Kê khai đăng ký, quản lý và cấp giấy chứng nhận (Đăng ký cấp giấy,
Thẩm tra cấp giấy, Lập phiếu chuyển thông tin, Trích lục thửa đất,
Lập tờ trình, Lập quyết định cấp giấy và đăng ký cấp giấy)

Chức năng

Chỉnh lý cập nhật biến động đất đai, quản lý lịch sử thửa đất (Cập nhật
biến động đất đai trên thực địa vào hệ thống; Quản lý lịch sử thay đổi,
lịch sử biến động về thông tin thuộc tính và đồ họa đối với từng thửa
đất)

Xây dựng bộ hồ sơ địa chính (Xây dựng hồ sơ địa chính
theo đúng quy định hiện hành của Bộ Tài nguyên và Môi
trường)


Phân hệ Quản lý quy trình và luân chuyển hồ sơ (Process
Management and Documents - PMD)

- Đáp ứng mô hình một cửa,
xử lý hồ sơ theo quy trình tại
các sở Tài nguyên và Môi
trường.

- Tuân theo chuẩn WfMC về

tự động hóa luồng công việc.


Phân hệ Thiết kế quy trình nghiệp vụ (Process Editor - PE)
• Phân hệ PE có nhiệm vụ thiết kế các quy trình xử lý hồ sơ, cung cấp các khung quy trình
này cho phân hệ Quản lý quy trình và luân chuyển hồ sơ (PMD) để quản lý các công
việc thực tế.
• Cung cấp công cụ với giao diện đồ họa mạnh, dễ dùng (thực hiện theo cách “kéo và
thả”) hỗ trợ người dùng tự thiết kế quy trình nghiệp vụ cho phù hợp với địa phương
mình.
• Cho phép người dùng chỉnh sửa, cập nhật các quy trình nghiệp vụ để phù hợp với sự
thay đổi thực tế tại các sở Tài nguyên và Môi trường.


Phân hệ Quản lý thông tin môi
trường (Environmental
Information Management EIM)

- Phân hệ EIM có nhiệm vụ quản lý thông tin môi trường,
bao gồm các thông tin chính: Điểm nóng, Cơ sở ô nhiễm,
Quan trắc môi trường, Rừng ngập mặn, Vườn quốc gia,
khu bảo tồn.


Phân hệ Hỗ trợ định giá bất động sản (Real Estate
Valuation - REV)
• Phân hệ REV hỗ trợ công tác định giá bất động sản cho các sở Tài nguyên và Môi
trường theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân các
tỉnh/thành.
• Cho phép quản lý thông tin của toàn bộ quá trình định giá bất động sản từ khâu: Tạo

lập dự án; Tạo lập hồ sơ; Xây dựng phiếu điều tra khảo sát; Định giá đất; Xây dựng
bản đồ định giá…


Phân hệ Đồng bộ dữ liệu (SYN)

- Phân hệ SYN hỗ trợ
công tác đồng bộ dữ
liệu giữa các CSDL đất
đai các cấp. SYN được
thiết kế với các chức
năng giúp người sử
dụng có thể đồng bộ dữ
liệu một cách chính xác,
nhanh chóng và an toàn.

- Cơ chế đồng bộ của
SYN có thể được cấu
hình cho phép các CSDL
đồng bộ tự động theo chu
kỳ, hoặc thủ công.


Cổng thông tin đất đai và môi trường (ELIS
Portal)
Là điểm truy cập tập chung và duy nhất tích hợp các kênh thông tin các dịch
vụ, ứng dụng trong toàn bộ hệ thống ELIS.

Công bố thông tin một cách tùy biến từ các phân hệ khác trong hệ thống ELIS.


Hỗ trợ dịch vụ hành chính công cho người dân thông qua việc tích hợp với hạ
tầng thông tin di động (SMS)


CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ PHẦN MỀM
ELIS TRONG XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH

Nội dung

1

Giới thiệu chung về khu vực nghiên cứu

2

Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính bằng
phần mềm ELIS

3

Đánh giá phần mềm ELIS trong xây dựng
cơ sở dữ liệu địa chính


Giới thiệu chung về khu vực nghiên cứu
 Thành phố Uông Bí nằm ở phía tây tỉnh Quảng Ninh, cách thủ đô Hà Nội 130km, cách Hải
Phòng gần 30km, và cách thành phố Hạ Long 45km. Có tọa độ địa lý từ 20058’ đến 2109’ vĩ
độ Bắc và từ 106041’ đến 106052’ kinh độ Đông. Các phía giáp:
- Phía Đông giáp huyện Hoành Bồ và thị xã Quảng Yên
- Phía Tây giáp huyện Đông Triều

- Phía Nam Giáp Thủy Nguyên
- Phía Bắc giáp huyện Sơn Động
 Uông Bí có vị trí đặc biệt quan trọng về quốc phòng, an ninh, là tuyến phòng thủ phía đông
Bắc của Việt Nam.
 Thành phố Uông Bí có 11 đơn vị hành chính trực thuộc, trong đó gồm 9 phường và 2 xã


×