PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài:
Giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân,
là bậc học đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách con người;
hình thành cho trẻ những chức năng tâm sinh lý, năng lực và phẩm chất mang
tính nền tảng, những kỹ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi; khơi dậy và
phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp
học tiếp theo. Trên cơ sở cung cấp những tri thức khoa học ban đầu về tự nhiên
xã hội, phát triển các năng lực nhận thức, các thao tác tư duy và hoạt động thực
tiễn, đồng thời bồi dưỡng những tình cảm tốt đẹp, những đức tính cao quý để
phát triển trẻ thành một con người toàn diện.
Những năm gần đây bậc học mầm non đang tiến hành đổi mới chương
trình giáo dục trẻ, trong đó đặc biệt coi trong việc tổ chức các hoạt động phù hợp
với sự phát triển của từng cá nhân trẻ, chú trọng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm,
giáo viên chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn kích thích trẻ hoạt động một cách
chủ động, tích cực, hồn nhiên, vui tươi; đồng thời cũng tạo cơ hội cho giáo viên
phát huy khả năng sáng tạo trong việc lựa chọn và tổ chức các hoạt động chăm
sóc giáo dục trẻ một cách linh hoạt, mềm dẻo, theo phương châm “học mà chơi,
chơi mà học”, đáp ứng mục tiêu của giáo dục mầm non.
Trong chương trình giáo dục mầm non thì việc cho trẻ làm quen với chữ cái
là một môn học có ý nghĩa và tác dụng to lớn nhằm phát triển các mặt: trí tuệ,
đạo đức, thẩm mỹ, đặc biệt là phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Đối với trẻ mầm non
hoạt động làm quen với chữ cái có tầm quan trọng rất lớn trong việc phát triển
vốn từ - từ vựng, phát triển ngôn ngữ mạch lạc, khả năng phát âm chuẩn chữ cái,
phát triển các giác quan. Mặt khác, nó còn giúp trẻ nhận biết thế giới xung
quanh, giúp trẻ giao tiếp với mọi người. Ai cũng biết học đọc và học viết là một
trong những khía cạnh của nghệ thuật ngôn ngữ mà con người cần phải nắm
được, nhằm mục đích cầm trong tay thứ vũ khí tối cao đó là: “giao tiếp”. Việc
hướng dẫn cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi “Làm quen chữ cái” là cơ hội tốt để sớm hình
thành ở trẻ những năng lực hoạt động ngôn ngữ; phát triển trí tuệ và kỹ năng
làm quen với chữ cái. Qua đó giáo dục tình cảm và phát triển tư duy, mở rộng
1
vốn hiểu biết của trẻ góp phần vào việc phát triển nhân cách, chuẩn bị cho trẻ
một hành trang “Tiếng việt” vững chắc để trẻ bước vào lớp 1.
Hiệu quả của việc cho trẻ làm quen với chữ cái và phát triển vốn từ, ngôn
ngữ cho trẻ phụ thuộc vào việc giáo viên xây dựng hệ thống các phương pháp,
biện pháp, cách thức cho trẻ hoạt động làm quen với chữ cái. Vậy làm thế nào
để trẻ học tốt, thuộc nhanh 29 chữ cái? Đây là điều đã làm tôi băn khoăn, trăn
trở vì trên thực tế trong các tiết học giáo viên chỉ mới dừng lại ở việc cho trẻ
nhận biết, phát âm và nêu cấu tạo của chữ cái, việc tổ chức cho trẻ chơi các trò
chơi với chữ cái, ghép chữ cái từ những nét rời cơ bản để trẻ được ghi nhớ và
khắc sâu chưa được tổ chức thường xuyên, bên cạnh đó giáo viên cũng chưa biết
tích hợp các môn học và các hình thức khác nhau để lôi cuốn trẻ. Các tiết học
còn mang tính rập khuôn, máy móc, thiếu đi sự linh hoạt, sáng tạo; vì ít đồ dùng
đồ chơi nên chưa phát huy được tính tích cực, chủ động, tìm tòi, phát hiện của
trẻ. Chính vì vậy tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu của mình là “Một số biện
pháp nhằm nâng cao chất lượng cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với chữ cái”.
2. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu đề tài để tìm ra một số biện pháp có hiệu quả nhằm nâng cao
chất lượng môn “Làm quen với chữ cái” cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
PHẦN THỨ HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận của đề tài:
Điều 23, chương II luật giáo dục quy định: “Nội dung giáo dục mầm non
phải đảm bảo với sự phát triển nhân cách của trẻ, hài hòa giữa việc nuôi dưỡng
chăm sóc và giáo dục; giúp phát triển cân đối, khỏe mạnh, nhanh nhẹn, mạnh
dạn, ham hiểu biết, thích đi học...”
Đối với trẻ mẫu giáo để giáo dục trẻ thông qua rất nhiều các hoạt động như:
học tập, vui chơi, lao động... Song một trong những hoạt động không thể thiếu
được với trẻ đó là phát triển ngôn ngữ cho trẻ, vì ngôn ngữ là phương tiện giao
tiếp quan trọng nhất. Nhờ có ngôn ngữ mà con người hiểu được nhau, cùng nhau
hành động vì mục đích chung: lao động, đấu tranh, xây dựng và phát triển xã
hội. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ có rất nhiều các nội dung khác nhau như: phát
âm và dùng ngữ điệu đúng, thích hợp khi sử dụng tiếng mẹ đẻ; phát triển vốn từ
và nói đúng ngữ pháp. Bộ môn làm quen với chữ cái là một phần của việc phát
2
triển ngôn ngữ trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 5-6 tuổi, nó có ý nghĩa
quan trọng trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
Chữ cái vốn rất gần gũi với trẻ em nhưng ở những năm đầu tiên của cuộc
sống, những phản ứng của trẻ đối với chữ viết vẫn còn mơ hồ thậm chí có trẻ
vẫn còn thấy xa lạ. Khi trẻ bước vào tuổi mẫu giáo, nhất là từ 4 tuổi trở lên thì
trẻ đã được làm quen, tiếp xúc với chữ viết, tuy nhiên lòng yêu thích của các
cháu còn ở nhiều mức độ khác nhau, việc trẻ hứng thú, ham thích say mê với
chữ viết như thế nào còn phụ thuộc vào hoàn cảnh sống, điều kiện gia đình, quá
trình và cách thức giáo dục của người lớn.
Trước hết làm quen với chữ cái là rèn luyện khả năng nghe, khả năng phát
âm, khả năng hiểu ngôn ngữ tiếng việt.
Thông qua việc làm quen với chữ cái cung cấp thêm vốn từ về thế giới
xung quanh, giúp trẻ hiểu được mối quan hệ giữa ngôn ngữ nói với ngôn ngữ
viết, trẻ hiểu thế nào là đọc và viết sau này ở trường phổ thông, thông qua việc
tìm kiếm các chữ cái khác nhau ở các vị trí khác nhau của từ giúp trẻ phát triển
óc quan sát, ghi nhớ có chủ định, xác định vị trí trong không gian...
Cho trẻ làm quen với chữ cái còn góp phần kích thích phát triển tư duy và
hình thành tính tích cực của trẻ, nó giúp trẻ định hướng trong không gian, giúp
trẻ điều khiển những hoạt động của các giác quan. Bên cạnh đó còn góp phần
giáo dục tình cảm, mở rộng hiểu biết cho trẻ.
Đối với trẻ 5 - 6 tuổi, việc giao tiếp được mở rộng, trẻ được thường xuyên
tiếp nhận các ngữ âm khi nghe người xung quanh nói. Mặt khác cơ quan phát
âm đã trưởng thành nên trẻ có thể phát ra những âm tương đối chuẩn kể cả
những âm khó trong tiếng mẹ đẻ. Vì vậy cần dạy trẻ phát âm đúng hệ thống ngữ
âm và dạy trẻ biết thể hiện ngữ điệu phù hợp với nội dung giao tiếp. Trẻ ở tuổi
này có thể tích lũy được vốn từ khá lớn nên cần khuyến khích động viên giúp trẻ
phát triển ngôn ngữ mạch lạc; qua các trò chơi, các buổi tham quan, các câu
truyện hoặc các bài thơ... sẽ góp phần phát triển vốn từ và kỹ năng nói cho trẻ.
Vì thế cần tăng cường các hoạt động phát triển ngôn ngữ mang tính thích hợp
nhằm tạo cơ hội cho trẻ phát triển các kỹ năng chuẩn bị cho việc đọc viết để
bước vào lớp 1.
3
Việc lựa chọn hình thức cho trẻ làm quen chữ viết dựa trên đặc điểm phát
triển của trẻ ở mức độ như thế nào, do đó buộc người giáo viên phải lựa chọn
hình thức cho phù hợp với trẻ làm sao để trẻ dễ dàng tiếp thu tốt nhất. Những
năng lực, kĩ năng cần chuẩn bị cho trẻ có thể kể đến như: Năng lực tri giác cụ
thể và trí nhớ tức thì; Năng lực định hướng trong không gian; Sự thành thục và
vận động của bàn tay; Tính chủ động của sự chú ý…
2. Thực trạng:
2.1. Thuận lợi:
- Được sự chỉ đạo sát sao, kịp thời của PGD&ĐT, BGH nhà trường,
thường xuyên dự giờ thăm lớp để nâng cao chất lượng giảng dạy.
- Trường đã đạt CQG mức độ I, CSVC của nhà trường tương đối đảm
bảo. Phòng học rộng rãi, thoáng mát thuận lợi cho việc trang trí và tổ chức cho
trẻ hoạt động làm quen với chữ cái.
- Bản thân có trình độ đại học, được đào tạo chính qui; nắm vững chuyên
môn, có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin, biết thiết kế giáo án điện tử,
biết tổ chức các trò chơi linh hoạt vào các hoạt động giáo dục trẻ.
- Là một giáo viên có khả năng tạo hình nên tôi cũng tự làm cho lớp nhiều
đồ dùng dạy học bằng nguyên vật liệu phế thải phục vụ giảng dạy hiệu quả.
- Lớp tôi được nhà trường trang bị tương đối đầy đủ về CSVC, trang thiết
bị như: bàn ghế ngồi học đúng quy cách, ti vi đa năng, đầu đĩa…tạo thuận lợi
cho tôi trong việc thiết kế bài dạy trên máy tính phục vụ cho môn LQCC.
- Trẻ ngoan, đa số cháu đều học qua lớp mẫu giáo nhỡ nên thuận lợi hơn
trong việc rèn nề nếp học tập cho trẻ... Trẻ đi học chuyên cần đạt từ 95% trở lên.
- Được sự ủng hộ nhiệt tình của các bậc cha mẹ học sinh, các tổ chức đoàn
thể xã hội. Phụ huynh nhiệt tình ủng hộ khi giáo viên tuyên truyền vận động,
sưu tầm đồ dùng, đồ chơi phục vụ giảng dạy.
2.2. Khó khăn:
- Chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ diễn ra thường xuyên, liên tục, để
bám sát vào các hoạt động trên thì giáo viên có ít thời gian nghiên cứu tài liệu
phục vụ giảng dạy.
- Đồ dùng đồ chơi phục vụ cho việc dạy và học chủ yếu là đồ dùng tự làm
nên độ bền chưa cao và khả năng ứng dụng còn hạn chế.
- Số trẻ trong lớp đông (37 cháu), ảnh hưởng đến hiệu quả giảng dạy và
rèn luyện của cô giáo.
4
- Trình độ tiếp thu của trẻ không đồng đều, một số trẻ 5 tuổi mới ra lớp,
có trẻ còn nói ngọng, nói lắp, nói nhiều tiếng địa phương, phát âm chưa rõ
ràng...Trẻ chưa tập trung chú ý, kỹ năng sử dùng đồ dùng còn hạn chế...
- Một số phụ huynh quá nôn nóng trong việc học chữ của con em mình,
muốn trẻ học chữ như học sinh lớp 1. Nhiều phụ huynh lại quá bận rộn không có
thời gian để quan tâm đến việc học của trẻ. Có những phụ huynh còn thường
xuyên cho con đi học muộn, và hay nghỉ học tuỳ tiện...
Vào đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát trẻ theo các nội dung sau:
TT
1
2
3
4
5
Nội dung
Trẻ hứng thú, tích cực tham gia
hoạt động làm quen chữ cái.
Chỉ số 79: Thích đọc những
chữ đã biết trong môi trường
xung quanh;
Trẻ nhận biết và phát âm đúng
chữ cái.
Chỉ số 91: Nhận dạng được
chữ cái trong bảng chữ cái
tiếng Việt.
Kỹ năng sử dụng các đồ dùng
đồ chơi với chữ cái.
Trẻ biết tô, viết đúng qui trình
của chữ cái.
Chỉ số 90: Biết “viết” chữ theo
thứ tự từ trái qua phải, từ trên
xuống dưới;
Đạt
Chưa đạt
Số trẻ
KS
Số trẻ
Tỷ lệ
Số trẻ
Tỷ lệ
37
20
54%
17
46%
37
10
27%
27
73%
37
15
40,5%
22
59,5%
37
8
21,6%
29
78,4%
Biết cách cầm sách, mở sách ra
xem và biết quy trình đọc.
37
8
21,6%
29
78,4%
Chỉ số 84: “Đọc” theo truyện
tranh đã biết;
3. Những biện pháp thực hiện:
3.1. Tạo môi trường học tập phong phú
Góc sách tôi luôn dành các mảng tường tạo góc mở với các bài tập sáng
tạo, để trẻ tự tìm tòi khám phá, làm các bài tập theo khả năng sở thích của trẻ.
Phía trên khoảng tường rộng tôi dán chữ “Bé tập ghép từ” và tôi lựa chọn
những câu chuyện, bài thơ tôi viết có hình ảnh minh hoạ phù hợp với chủ điểm
và gần gũi với trẻ để trẻ lấy sách ra xem, trẻ được làm quen với cách phát âm,
5
đọc, cách mở vở…tạo cho trẻ hứng thú. Góc học tập tôi trang trí những hình ảnh
có từ chỉ tên các hình ảnh đó và từ còn thiếu để trẻ được trực tiếp gắn chữ cái
vào từ còn thiếu…
Ví dụ: Chủ điểm thực vật thì tôi có tranh “Hoa loa kèn”, “hoa hồng”, “hoa
lay ơn”, “hoa huệ”... Có từ chỉ tên các loại hoa, củ, quả đó và từ còn thiếu…
Tôi trang trí góc chữ cái với các từ gần gũi như - Ngôi nhà chữ cái – Bé
đã học chữ gì - Tuần này bé học chữ gì? Bé tập ghép từ….
Việc trang trí được tôi thực hiện thay đổi theo từng chủ đề
Để môi trường học tập vui chơi của trẻ thêm phong phú tôi luôn sưu tầm
các nguyên phế liệu như hột hạt, len, rơm, ống hút, xốp cắt để làm đồ dùng cho
trẻ hoạt động xếp chữ cái, đồ chữ...
Ở góc học tập tôi luôn thay đổi các hình ảnh để trẻ hứng thú và thường
xuyên được củng cố các nhóm chữ cái đã học. Tôi đã làm bảng “Ong học chữ”
để trẻ tự gắn các chữ cái mình mới học vào đó và hàng ngày trẻ được ôn luyện
nhóm chữ đó. Cụ thể: Tuần 1 trẻ học nhóm chữ cái: o, ô, ơ thì trẻ chỉ gắn 3 chữ
đó lên bảng và ôn trong vòng 2 tuần. Đến tuần 3 trẻ học nhóm chữ cái: a, ă, â thì
trẻ lại gắn thêm 3 chữ cái đó vào bảng… tiếp tục như vậy đến cuối năm học
bảng ong học chữ sẽ đủ 29 chữ cái theo 12 nhóm.
Đặc biệt tôi có 1 bảng phoọc trắng để trẻ tập viết chữ cái, bắt chước giống
cô viết các chữ cái. Các góc và các đồ dùng tôi đều đặt tên, lựa chọn cỡ chữ phù
hợp, độ cao vừa tầm nhìn của trẻ. Mỗi góc đều dán nội quy góc chơi, có số
lượng người chơi, ký hiệu góc chơi, các cụm từ được trẻ nhận biết, ký hiệu đồ
dùng, đồ chơi và các giá đều có cụm từ chỉ tên đồ dùng đồ chơi đó. Mặt khác
khi trẻ hoạt động trẻ thường lấy và cất đồ dùng đồ chơi gọn gàng và ngăn nắp.
Buộc trẻ phải để đúng đồ dùng về góc chơi có kí hiệu…
6
Trẻ chơi với chữ cái ở các góc chơi
3.2. Dạy trẻ làm quen chữ cái trên tiết học.
Như chúng ta đã biết trẻ em là một thực thể tự nhiên, giáo dục bắt đầu từ
đứa trẻ, trẻ là trung tâm của mọi hoạt động. Muốn đạt được mục tiêu đó trước
tiên tôi phải chú ý đến đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Trẻ ở đây sự tập trung chú ý
chưa bền vững trẻ thích những cái đẹp mới lạ có hấp dẫn cao, nên việc gây hứng
thú cho trẻ ở bộ môn này lại càng quan trọng hơn bởi tính chất cứng nhắc và khô
khan có phần “kỷ luật”. Nếu như cô giáo cứ ép buộc trẻ ngồi học một cách tuân
thủ như một học sinh tiểu học hoặc một tiết dạy không có sáng tạo, rập khuôn
chưa có hình thức đổi mới còn theo phương pháp cũ dẫn đến trẻ không hứng thú
trong tiết học, phân tán tư tưởng sẽ dẫn đến nhàm chán, tiếp thu bài hạn chế.
Khi dạy trẻ làm quen với chữ cái cô giáo cần lựa chọn các phương pháp,
hình thức phù hợp với yêu cầu của từng tiết dạy, để thu hút sự tập trung chú ý
tạo hứng thú của trẻ trong tiết học, giúp cho giờ học đạt hiệu quả cao (Phương
pháp: Lấy trẻ làm trung tâm; Phát huy tính tích cực của trẻ; Dạy trẻ theo hướng
lồng ghép tích hợp...)
Trước hết giáo viên cần chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cho cô và trẻ, trẻ mẫu
giáo suy nghĩ bằng tư duy trực quan hình tượng gắn liền với tình cảm. Trẻ ghi
nhớ những gì gây ấn tượng mạnh, một câu chuyện hấp dẫn hay một bức tranh
đẹp mới lạ ... Chính vì thế khi dạy một tiết “Làm quen chữ cái” tôi cho rằng đồ
dùng trực quan là yếu tố quan trọng; đồ dùng, đồ chơi phải đẹp, hấp dẫn trẻ,
phải có màu sắc tươi sáng phù hợp với trình độ nhận thức và nội dung bài, bên
cạnh đó phải đảm bảo kích thước và tính thẩm mỹ, tính an toàn và tính sư phạm,
phù hợp với trẻ và dễ kiếm.
7
Trong tiết học tôi thường xuyên xen kẽ các hình thức kết hợp với các trò
chơi nhưng đảm bảo động tĩnh. Không giống như bộ môn khác, bộ môn làm
quen chữ cái nếu người dạy không có sự đầu tư nó sẽ đơn điệu và khô cứng. Vì
vậy người giáo viên luôn phải tổ chức các tiết dạy dưới hình thức trò chơi với
một quá trình xuyên suốt từ đầu đến cuối tiết học, lồng tích hợp các nội dung
giáo dục để trẻ hứng thú, thoải mái, phát huy được tính độc đáo, sáng tạo, kích
thích tính tò mò ham hiểu biết của trẻ.
Trong tiết học tôi thường xuyên thay đổi các hình thức vào bài gây hứng
thú cho trẻ; tôi dùng các thủ thuật như câu đố, bài hát, trò chơi…để dẫn dắt trẻ
vào tiết học.
VD: Tiết học “Làm quen chữ cái p, q”
- "Lắng nghe, lắng nghe"!
Các con có thích đi du lịch không? Các con thích đi bằng phương tiện gì?
Hôm nay có chuyến tầu đưa hành khách đi du lịch qua màn ảnh nhỏ đó các con
có thích đi không? Nào chúng mình cùng đi nhé!
- Cô và trẻ hát, vận động bài "Đi tàu lướt" kết thúc bài hát trẻ ngồi về chỗ theo
hình chữ U. Đọc câu đố về “Xe đạp” giới thiệu chữ cái “p”...
VD: Tiết học “Trò chơi với chữ cái o, ô, ơ”
- Xin chào mừng tất cả các bé đến với chương trình: “Sân chơi chữ cái”
của lớp Hoa Lan ngày hôm nay... Ngay bây giờ cô và các con cùng khám phá
xem chủ đề chơi của chúng ta ngày hôm nay là gì. Cô mời các con hãy quan sát
lên màn hình và cùng cô mở các ô số nhé! ...Chủ đề của sân chơi chữ cái ngày
hôm nay chính là: “Trò chơi với chữ cái o, ô, ơ”...
VD: Tiết học làm quen chữ cái v,r
“Loa! Loa! Loa! Loa! Chiềng làng chiềng xạ. Thượng hạ tây đông. Ở lớp
Hoa Lan. Mở hội thi đua. "Bé vui học chữ". Xin mời các bạn cùng tham gia.
Loa! Loa! Loa! Loa!....
- Cô đi ra trong nền nhạc : Xin nhiệt liệt chào mừng các đội chơi của
chúng ta ngày hôm nay “Đội biển xanh”; “Đội Hạ Long”; và “Đội Tháp rùa”….
Chương trình của chúng ta sẽ trải qua 3 phần chơi: Phần1: "Chữ cái bé
yêu"; Phần 2: "Bé thông minh"; Phần 3: "Những chữ cái ngộ nghĩnh"…
* Lồng ghép tích hợp các môn học khác:
- Tích hợp môn âm nhạc:
8
Đưa âm nhạc vào bộ môn làm quen với chữ cái rất phù hợp bởi nó có tính
chất vui nhộn, tôi thường chọn những bài hát phù hợp với loại tiết và theo từng
chủ điểm.
Ví dụ: Nhóm chữ O, Ô, Ơ tôi cho trẻ hát và vận động bài “Chữ O
tròn”.“Chữ O là chữ O tròn như vầng trăng đêm rằm chiếu sáng...”.
- Tích hợp môn môi trường xung quanh.
Muốn cho trẻ làm quen chữ cái một cách hiệu quả phải có tranh ảnh, mô
hình vật thật có chứa các chữ cái mà cô định cho trẻ làm quen mà những cái đó
đều xuất phát từ môi trường xung quanh.
Ví dụ: Khi dạy một tiết chữ cái h, k. Tôi cho trẻ tìm hiểu chữ h qua từ
“Hoa hồng” trẻ được quan sát bông hoa trẻ nói rõ cấu tạo đặc điểm hương thơm
màu sắc của các loại hoa... Như vậy sẽ tăng thêm sự hiểu biết của trẻ về các biểu
tượng và trẻ sẽ thực sự hứng thú.
- Tích hợp môn văn học:
Lựa chọn một câu chuyện hay một bài thơ có các nhân vật, sự vật, con
vật có tên gọi trong đó có chứa chữ cái mà cô định cho trẻ làm quen.
Ví dụ: Các con đã được nghe câu chuyện “Sự tích Hồ Gươm” rồi, trong
câu chuyện có nhân vật nào? Cô bấm trên màn hình hình ảnh “Rùa vàng” có từ
“rùa vàng” ghép từ các thẻ chữ cái, cho trẻ lên tìm chữ cái đã được học. Giới
thiệu nhóm chữ mới v, r.
Thơ ca hò vè dễ nhớ, dễ đọc, gây được hứng thú cho trẻ như: “Rềnh rềnh
ràng ràng”, “Lúa ngô là cô đậu nành”, “Đi cầu đi quán”; “Gánh gánh gồng
gồng”... Hay một số bài thơ cô tự sáng tác cho trẻ tìm và gạch chân chữ cái:
"Quê hương ta rừng vàng biển bạc
Quăng chài thả lưới cá đầy khoang
Biển Sầm Sơn! hè về nhộn nhịp
Vui tưng bừng đón khách thập
phương
Hàm Rồng kia ghi danh lịch sử
Lớp lớp anh hùng đã ngã xuống vì
dân."
Tìm và gạch chân chữ cái v, r
“Cây bầu hoa trắng
Cây mướp hoa vàng
Tim tím hoa xoan
Hoa đào hồng ửng...
* * *
Hoa sen trên nước
Hoa dừa trên mây
Đất nước em đây
Bốn mùa hoa thắm”
Một số bài thơ luyện phát âm cho trẻ như:
9
“Hoa hồng, hoa huệ.
Hoa huệ, hoa hồng.
Hồng hồng, huệ huệ.
Huệ huệ, hồng hồng.
Em yêu hoa hồng
Em yêu hoa huệ...”
* * *
“Lúa lên lớp lớp, lòng nàng
lâng lâng...”
“Kìa con kiến kệ
Kìa con kiến càng
Kiến mẹ, kiến con
Kiến hôi, kiến đất
Kiến ở giàn gấc
Kiến ở bụi keo
Kiến ở trên kèo
Kiến trèo cây khế
Kiến té ngã nhào...”
- Tích hợp môn tạo hình:
Sau khi trẻ đã hoạt động nhiều thì bộ môn tạo hình rất phù hợp với trạng
thái tĩnh. Tôi cho trẻ tô màu khoảng trống có chứa các chữ cái theo yêu cầu của
cô hoặc trẻ được cắt ra dán, xé dán các chữ cái, trẻ được in hình chữ cái, nặn chữ
cái theo yêu cầu của cô.
- Tích hợp môn làm quen với toán:
Bộ môn này đối với tiết chữ cái thường được đưa vai trò chơi như: “Thi
đội nào nhanh” Trẻ thi đua nhau gắn chữ cái nào đó, đếm số lượng và cùng kiểm
tra kết quả đội nào nhiều hơn, nhiều hơn là mấy.
3.3. Dạy trẻ làm quen với chữ cái ở mọi lúc mọi nơi
- Thông qua giờ đón, trả trẻ tôi có thể cho trẻ xem một số tranh ảnh đẹp
và cho trẻ tìm chữ cái vừa học trong tranh. Hoặc có thể gắn ảnh có tên của trẻ,
cho trẻ gắn thứ ngày tháng…xem tranh ảnh, đọc đồng dao.
- Trong giờ hoạt động ngoài trời:
Cho trẻ đọc thơ ca, hò vè, đọc đồng dao luyện phát âm cho trẻ; viết chữ
bằng phấn, cho trẻ xếp sỏi, hột, hạt thành các chữ cái.
Bên cạnh việc dạy trẻ các bài học theo chương trình phân phối thì tôi còn
cho trẻ chơi các trò chơi vận động có tích hợp chữ cái.
Ví dụ: Trò chơi "Câu cá"
Chia trẻ ra thành 3 đội. Cô để 3 hồ cá, mỗi hồ cá sẽ có rất nhiều con cá
mang các chữ cái. Yêu cầu mỗi đội sẽ phải câu đúng con cá mang chữ cái theo
yêu cầu cô đặt ra. Đội nào câu đóng được nhiều chữ cái sẽ dành chiến thắng.
- Trong giờ hoạt động góc: Tên các góc chơi được cắt dán bằng các loại
chữ in thường chỉ tên góc, tên đồ dùng, đồ vật để trẻ tự tìm hiểu như: làm các
bài tập gắn, đính, viết và gài chữ theo mẫu; gắn các thẻ chữ rời theo từ ...
- Trong giờ hoạt động chiều: Tôi cho trẻ ôn lại những chữ cái đã học bằng
cách in, tô chữ rỗng, nối chữ trong từ với chữ in đậm, bù chữ còn thiếu vào từ
10
dưới tranh, gạch chân các chữ đã học trong từ, tìm cắt chữ trong tranh, sách, báo
làm bộ sưu tập chữ cái.
Bên cạnh đó tôi thường xuyên quan sát trẻ, ghi chép vào sổ để theo dõi,
đánh giá quá trình phát triển những kỹ năng cần thiết chuẩn bị cho việc đọc của
trẻ nhằm điều chỉnh các biện pháp giáo dục đối với từng cá nhân trẻ sao cho phù
hợp và có hiệu quả nhất.
3.4. Ứng dụng công nghệ thông tin, thiết kế giáo án điện tử:
Trong những năm gần đây việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giáo
dục đã được thực hiện một cách phổ biến và đạt hiệu quả. Đặc biệt là trẻ MN thì
việc sử dụng CNTT vào giờ học nó như chìa khóa mở cánh cửa tri thức của trẻ,
đưa tầm nhìn của trẻ ra xa hơn. Công nghệ sẽ giúp trẻ được tiếp xúc với cái hiện
đại, trẻ khám phá tìm tòi, giúp trẻ tư duy được tốt hơn. Muốn thực hiện được
ƯDCNTT trong việc chăm sóc giáo dục trẻ thì trước tiên đòi hỏi người giáo viên
phải biết sử dụng thành thạo máy vi tính. Thiết kế và sử dụng GAĐT cho trẻ 5-6
tuổi làm quen chữ cái thu được hiệu quả rất cao; thông qua những cảnh quay,
đoạn băng được đưa lên màn hình sẽ tạo ra sự thay đổi, sự mới lạ thu hút trẻ vào
hoạt động. Mỗi hình ảnh, nét chữ, chữ cái xuất hiện tôi đều cho các hiệu ứng âm
thanh để trẻ hứng thú. Những bài giảng điện tử luôn làm trẻ thích thú và chú ý
cao độ bởi những hình ảnh sống động, thực tế chính xác các biểu tượng cho trẻ
khi được tiếp xúc, các chữ cái sẽ được tô điểm các màu sắc đẹp bắt mắt thu hút
sự chú ý của trẻ, các nét chữ khi được phân tích thì rõ ràng, trẻ nhìn thấy rõ cách
ghép từng nét rời cơ bản thành từ, hơn nữa là trẻ còn được nghe các giọng phát
âm chuẩn các chữ cái tiếng việt. Các tiết học với chữ cái được tôi thiết kế rất
công phu, qua đó trẻ được trực tiếp tham gia khám phá và chơi những trò chơi
hấp dẫn...
Ví dụ: Trò chơi chọn đúng chữ cái S, X
11
Trò chơi: “Tìm chữ” Tôi đưa hình ảnh dòng sông với hiệu ứng hấp dẫn,
có các thẻ chữ ghép thành từ “dòng sông”.
Cho trẻ lên tìm chữ cái “s” trong từ, nếu trẻ tìm không đúng chữ thì trên
màn hình xuất hiện mặt mếu màu đỏ với tiếng nói: “Ôi! Tiếc quá! Sai rồi! Bạn
hãy thử lại nhé”. Nếu trẻ tìm đúng chữ “s” đang học thì trên màn hình xuất hiện
mặt cười màu xanh với tiếng vỗ tay và nói: “Hoan hô! Đúng rồi. Bạn giỏi quá!”.
Khi đó trẻ thực sự rất hào hứng, tiết dạy đạt hiệu quả cao.
Hoan hô!
Đúng rồi!
Bạn giỏi quá!
Ồ! Tiếc quá
Sai rồi. Bạn hãy thử lại nhé
Bên cạnh đó tôi khai thác và sử dụng các trò chơi trong phần mềm
Kidsmart và Happykids (Bé được làm quen và nhận dạng bảng chữ cái, học phát
âm...). Với ý tưởng từ ngôi nhà sách của Baileys trong chương trình Kidsmart
tôi tổ chức cho trẻ ôn chữ cái bằng cách tìm tranh chứa chữ cái cô vừa dạy, tự in
g n ô s
g n ò d
và gạch chân chữ vừa tìm được; trò chơi “đuổi hình bắt chữ”...
Ngôi nhà sách của Baileys
Các Trò chơi trong Ngôi nhà sách của Baileys như:
+ Máy chữ : Nhận biết chữ hoa và chữ thường. Nhìn chữ cái và nghe âm chúng.
+ Ngày hội ba chữ cái : Đánh vần và phát âm các từ có ba chữ cái. Nhóm các
vật theo tên vần với nhau hoặc có chữ cái đầu tiên giống nhau.
12
Ngoài ra tôi còn sắp xếp lịch học trẻ được tham gia học với những trò
chơi vô cùng lý thú, hấp dẫn như: Làm quen với chữ cái, tập tô chữ cái, người
bạn ngộ nghĩnh, kể chuyện cho bé nghe, học chữ cái,... trong chương trình
Happykids; tôi cho trẻ thực hành điều khiển chuột trên máy tính để quan sát thao
tác tô chữ với 3 kiểu chữ in hoa, in thường, viết thường. Từ đó trẻ được khắc sâu
thao tác tô theo quy luật nhất định là tô từ trái sang phải, từ trên xuống dưới,
trùng khít lên nét chấm mờ.
3.5. Sưu tầm và sáng tác các trò chơi mới dạy trẻ làm quen với chữ cái
Như chúng ta đã biết, trẻ mầm non “Học bằng chơi, chơi mà học”. Tôi đã
sưu tầm, sáng tác được một số trò chơi khi cho trẻ làm quen với chữ viết để trẻ
tăng hứng thú, củng cố kiến thức kĩ năng.
Ví dụ: + Trò chơi: Cho trẻ dùng các bộ phận trên cơ thể mình tạo chữ
vừa học. Tạo chữ “ t ” : 1 trẻ đứng thẳng người và dang 2 tay. Tạo chữ “ u ” : 2
bạn ngồi xuống quay mặt vào nhau, hai chân chạm nhau.
Hay bạn nào có thể tạo dáng chữ O trên cơ thể? (Cô cho trẻ được tạo
như cong ngón tay lại, cháu thì há miệng, cháu thì dùng hai cánh tay....). Hai
bạn có thể tạo thành chữ O không? (trẻ cầm tay nhau giang rộng). Cô muốn
cả lớp mình cùng tạo một chữ Ô thật lớn nào? Trẻ cầm tay nhau đứng thành
vòng trong rộng và cho 4-6 trẻ xếp thành hình dấu Ô.
+ Trò chơi: Xếp chữ (gài chữ, viết chữ) thành các từ theo mẫu:
Chuẩn bị: Cô có các bức tranh, dưới tranh có từ chỉ hình ảnh đó
Cách chơi: Trẻ xếp các chữ cái rời thành từ giống mẫu có sẵn.
Luật chơi: Trong thời gian 1 bản nhạc, trẻ nào xếp (gài, viết) nhanh nhất là
người chiến thắng.
+ Trò chơi: Vẽ hình ảnh có chữ đã học
13
Cách chơi: Cho trẻ tìm các chữ cái đã học có trong từ chỉ tên các loại rau, quả,
hoa, con vật…trẻ nhận biết sau đó phải vẽ lại hình ảnh đó.
Luật chơi: Trong thời gian quy định, trẻ phải vẽ được hình ảnh và nói được chữ
cái có trong từ chỉ hình ảnh đó.
+ Trò chơi: Thi hái quả.
- Mục đích: Giúp trẻ nhận biết chữ, phát âm, rèn tính nhanh nhẹn cho trẻ.
- Chuẩn bị: 1 cây có gắn nhiều loại quả, trên mỗi quả có chứa 1 chữ cái.
- Luật chơi: Trẻ hái theo yêu cầu của cô.
- Cách chơi: Cô để cây có gắn quả ở giữa lớp, mỗi lần lên hái khoảng 5 bạn, trẻ
vừa cầm giỏ, vừa đi xung quanh hát. Khi có hiệu lệnh của cô thì trẻ hái 1 quả bỏ
vào giỏ của mình. Cô yêu cầu hái quả mang chữ cái… trẻ hái và bỏ vào giỏ, mỗi
lần chơi là 5 cháu. Kết thúc cô cho trẻ nhận biết và phát âm những chữ cái đó.
+ Trò chơi: Mua hàng theo đơn.
- Chuẩn bị: Thẻ chữ cái làm hoá đơn mua hàng.
Một số đồ dùng gia đình hoặc các loại phương tiện giao thông, một số trái cây.
- Cách chơi: Thi đua giữa 2 đội.
Mỗi thành viên của mỗi đội lên chọn 1 hoá đơn mua hàng và vượt chướng
ngại vật lên đến quầy hàng mua 1 mặt hàng sao cho kí hiệu của mặt hàng đó
trùng với chữ trong hoá đơn mua hàng, bỏ vào giỏ mang hàng về để nơi qui định
và về đứng ở cuối hàng, tiếp tục bạn thứ 2, 3… và cho đến hết.
Hết thời gian đội nào mua đúng và nhiều, đội đó sẽ thắng.
+ Trò chơi: Truyền tin.
- Luật chơi: Bạn thứ nhất lên nhận thẻ chữ (Bí mật) sau đó chạy về đội của mình
đọc thầm vào tai bạn thứ 2, bạn thứ 2 “truyền tin” cho bạn thứ 3...cứ như vậy
cho đến bạn cuối cùng, sau khi nhận được “tin truyền” đi tìm chữ đó ở xung
quanh lớp. Đội nào tìm đúng, tìm nhanh là thắng cuộc.
- Cách chơi: Chia trẻ thành 3 - 4 nhóm (5-7 trẻ/nhóm), mỗi nhóm cử đại diện
lên nhận thẻ chữ và về truyền tin theo đúng luật chơi cô đã nêu.
+ Trò chơi: Chơi xúc xắc nhận biết chữ cái.
- Chuẩn bị: Bàn cờ có ghi các chữ cái; Ống đựng quân xúc xắc; Quân xúc xắc
khối vuông có 6 mặt, mỗi mặt ghi 1 chữ cái đã học, hoặc hai mặt ghi cùng 1 chữ
cái đã học; Hột, hạt làm quân đi.
- Cách chơi: Cô có thể tổ chức chơi theo nhiều nhóm, mỗi nhóm từ 24 cháu
chơi. Lần lượt từng cháu cho quân xúc xắc vào ống rồi xúc xắc, sau đó để quân
xúc xắc ra mặt trên của quân xúc xắc ghi chữ cái nào tương ứng với chữ cái ghi
trên bàn cờ thì cháu đó được lấy 1 hạt đặt vào ô ghi chữ cái đó trên bàn cờ. Cháu
14
nào đổ quân xúc xắc đủ các chữ cái ghi trên bàn cờ nhanh nhất là cháu đó sẽ
thắng...
Tôi thiết nghĩ, mỗi giáo viên cần chịu khó sưu tầm, sáng tác các trò chơi,
biết vận dụng các trò chơi ấy vào các giờ học ở mọi lúc, mọi nơi một cách phù
hợp sẽ kích thích trẻ ham học hỏi, thông minh, nhanh nhẹn, sáng tạo tìm tòi, trẻ
sẽ hứng thú khi đến lớp cũng như hứng thú tham gia trong các hoạt động.
Trẻ chơi các trò chơi với chữ cái
3.6. Tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh:
Công tác tuyên truyền phối kết hợp giữa giáo viên với các bậc phụ huynh
cũng là 1 phần quan trọng trong việc giáo dục trẻ, nhất là việc cho trẻ làm quen
với chữ cái ở nhà. Tôi lên kế hoạch, thông báo chương trình dạy trẻ ghi rõ nội
dung dạy vào bảng treo ở bảng tuyên truyền để phụ huynh theo dõi, ôn luyện
thêm cho con ở nhà.
Trong buổi họp phụ huynh, nắm bắt được những mong muốn của phụ
huynh khi đưa trẻ đến trường ít quan tâm tới những hoạt động trọng tâm của
ngành học mà thiên về muốn cho con học được thật nhiều chữ, làm được nhiều
toán nhẩm...từ đó khi xây dựng phần tuyên truyền về ngành học tôi đã lồng ghép
cho phụ huynh xem về những hoạt động của trẻ ở trường mầm non. Bên cạnh đó
chỉ ra những ưu việt của chương trình với sự phát triển của trẻ và những hạn chế
của việc học chữ trước, học không đúng tư thế độ tuổi… Sau đó phổ biến một
số phương pháp ôn luyện chữ cái ở nhà như: Chơi tìm chữ cùng trẻ, Bức tranh
kia có bao nhiêu chữ cái… tránh tình trạng dạy trẻ theo kiểu áp đặt không phù
hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, lưu ý phụ huynh tuyệt đối không được dạy
trước cho trẻ chương trình lớp 1 như: tập viết chữ, ghép từ, đánh vần... và chú ý
15
rèn phát âm chuẩn cho trẻ, tránh phát âm tiếng địa phương hoặc phát âm sai (“x”
(xờ) = “ích xờ”; “s” (sờ) = “ét xì”; “h” (hờ) = “hát”; “t” (tờ) = “tê”...
Hằng ngày tôi đã thường xuyên trao đổi với phụ huynh về tình hình học
tập của trẻ, trao đổi một số nhược điểm của trẻ về cách phát âm, cách ngồi, cách
tô, cách cầm bút, để vở, giở vở... để phụ huynh nắm được. Nhằm hình thành một
số kỹ năng ban đầu cần thiết để chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1. Giới thiệu cho phụ
huynh xem những đồ dùng, đồ chơi cần thiết để phục vụ các hoạt động.
Việc đưa con đi học chuyên cần, giúp trẻ có nề nếp và có kiến thức cho
bản thân trẻ. Giới thiệu các loại sách vở có tính giáo dục cao tới phụ huynh.
Như chúng ta đã biết có thông tin hai chiều là rất có lợi giúp gia đình và
nhà trường có chung quan điểm giáo dục trẻ. Sau khi sử dụng các biện pháp
tuyên truyền tới phụ huynh, phụ huynh đã hiểu tầm quan trọng của việc dạy trẻ
làm quen chữ cái, tác dụng của vấn đề dạy trẻ, nắm bắt được phương pháp dạy
trẻ. Từ đó phụ huynh luôn luôn kết hợp chặt chẽ với giáo viên để dạy trẻ.
Tôi thường đánh máy các nội dung trẻ đã được học ở lớp đưa cho phụ
huynh về nhà cùng tham khảo và dạy trẻ, qua đó tôi cũng nhận được thông tin
phản hồi từ phụ huynh để có phương dạy trẻ đạt hiệu quả nhất.
4. Kiểm nghiệm:
Sau khi thử nghiệm các biện pháp nói trên chất lượng hoạt động LQVCC
ở lớp tôi được nâng lên rõ rệt; đa số trẻ đã nhận biết và đọc được, tô được 29
chữ cái. Bên cạnh đó trẻ còn nắm được một số quy luật như cách đọc từ trên
xuống dưới, từ trái qua phải, cách mở sách vở, biết được khi các chữ cái xếp
cạnh nhau thì tạo thành tiếng……
Trẻ hoạt động một cách tích cực, chủ động trong giờ học, khám phá được
nhiều cái mới thông qua những trò chơi và các đồ dùng phong phú theo từng chủ
đề. Được tiếp cận với công nghệ thông tin qua bài giảng điện tử, qua các trò
chơi với chữ cái trên máy tính …
Trẻ được tham gia vào hoạt động làm đồ chơi, trang trí lớp, làm thiệp
chúc mừng và trẻ thích được đi học hơn trước.
Phụ huynh có một cái nhìn mới về ngành học mầm non, về giáo viên mầm
non và về cách dạy con học chữ cũng như sự quan tâm của phụ huynh về các
hoạt động khác của trẻ ở trường cũng như ở nhà giúp trẻ phát triển cân đối hài
hòa phù hợp lứa tuổi.
16
Bảng kết quả khảo sát trẻ cuối năm học
TT
1
2
3
4
5
Khả năng
Số trẻ
KS
Đạt
Số trẻ Tỷ lệ
Chưa đạt
Số trẻ Tỷ lệ
Trẻ hứng thú, tích cực tham gia
hoạt động làm quen chữ cái.
Chỉ số 79: Thích đọc những
37
100
100%
0
0
chữ đã biết trong môi trường
xung quanh;
Trẻ nhận biết và phát âm đúng
chữ cái.
Chỉ số 91: Nhận dạng được
37
100
100%
0
0
chữ cái trong bảng chữ cái
tiếng Việt.
Kỹ năng sử dụng các đồ dùng
37
100
100%
0
0
đồ chơi với chữ cái.
Trẻ biết tô, viết đúng qui trình
của chữ cái.
Chỉ số 90: Biết “viết” chữ theo
37
100
100%
0
0
thứ tự từ trái qua phải, từ trên
xuống dưới;
Biết cách cầm sách, mở sách ra
xem và biết quy trình đọc.
37
34
92%
3
8%
Chỉ số 84: “Đọc” theo truyện
tranh đã biết;
Nhìn vào bảng khảo sát trên tôi thấy 100% số trẻ hứng thú, tích cực tham
gia vào các hoạt động LQVCC; 100% trẻ nhận biết và phát âm đúng 29 chữ cái;
trẻ đã có kỹ năng sử dụng các đồ dùng đồ chơi với chữ cái... Có thể nói rằng nếu
chúng ta biết vận dụng sáng tạo linh hoạt các biện pháp như tôi đã làm ở trên thì
hiệu quả của việc làm quen với chữ cái sẽ được nâng lên rất nhiều.
PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Việc làm quen chữ cái cho trẻ 5-6 tuổi là một trong những nội dung trọng
tâm của chương trình giáo dục cho trẻ mầm non nhằm phát triển ngôn ngữ.
Tôi nhận thấy rằng: Dạy trẻ làm quen với chữ cái là một trong những nội
dung quan trọng cho trẻ mẫu giáo lớn để chuẩn bị cho việc học đọc, học viết khi
bước vào lớp 1, là mối quan tâm hàng đầu của các bậc cha mẹ trẻ.
Qua những kết quả đã đạt được như trên tôi đã rút ra một số bài học kinh
nghiệm như sau:
17
- Để giúp trẻ nâng cao khả năng nhận biết và phát âm đúng đạt kết quả
cao, trước hết giáo viên phải có trình độ, năng lực, luôn đầu tư học hỏi kinh
nghiệm, không ngừng phát huy tính sáng tạo, linh hoạt trong giờ dạy, bản thân
phải luôn tích cực nghiên cứu tài liệu, chuyên đề, tập san có liên quan đến chữ
cái và tham khảo học hỏi bạn bè, đồng nghiệp, phát âm chuẩn tiếng phổ thông.
- Giáo viên biết sử dụng đồ dùng đồ chơi sáng tạo, đặc biệt là biết
ƯDCNTT, biết thiết kế các giáo án điện tử cho các tiết dạy nhất là chữ cái, khai
thác những trò chơi sáng tạo trên Internet. Giáo án phải sinh động, kích thích
tính tò mò, ham hiểu biết của trẻ, tích hợp các môn học khác một cách hợp lý,
giới thiệu vào bài một cách tự nhiên, sinh động, thu hút được sự chú ý của trẻ;
các bước chuyển tiếp nhẹ nhàng, liên kết.
- Giáo viên luôn gần gũi với trẻ nắm bắt tâm sinh lý của trẻ, quan tâm đến
lời nói trong mọi hoạt động của trẻ
- Biết tổ chức và xây dựng tạo môi trường chữ cái phong phú, cuốn hút trẻ
vận dụng để dạy trẻ làm quen chữ cái trong mọi lúc mọi nơi. Phối kết hợp giữa
gia đình với nhà trường, các ban ngành đoàn thể trong để xã để chăm sóc giáo
dục trẻ.
- Quan tâm, động viên trẻ kịp thời, rèn kỹ năng cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi.
- Thường xuyên rèn luyện các thói quen nề nếp nói chung và nề nếp học
tập nói riêng cho trẻ.
- Đồ dùng đồ chơi để trẻ hoạt động phải an toàn, sạch sẽ, đẹp, sinh động,
phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ.
2. Ý kiến đề xuất:
* Đối với Phòng Giáo dục:
- Tạo điều kiện cho giáo viên đi học tập các trường bạn, dự các giờ dạy
mẫu về LQCC.
- Hỗ trợ kinh phí, đầu tư mua sắm thêm máy vi tính có cài đặt phần mềm
Kidsmart và Happy Kids để cho nhiều trẻ trong lớp cùng được hoạt động.
* Đối với Ban Giám hiệu:
Nhà trường nên tổ chức nhiều hơn các tiết dạy mẫu để giáo viên được dự
giờ, tham khảo, học hỏi và trao đổi trực tiếp với nhau để có nhiều sáng tạo trong
tiết học nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ giúp trẻ học tốt hơn môn chữ cái.
18
Trên đây là một số kinh nghiệm dạy bộ môn Làm quen chữ cái mà tôi đã
rút ra được trong quá trình giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng LQCC cho trẻ
5-6 tuổi. Rất mong được sự góp ý của HĐKH ngành và các bạn bè đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG
Quảng Xương, ngày 15 tháng 4 năm 2015
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.
Lê Thị Nhâm
Trịnh Thị Lan
PHẦN PHỤ LỤC
VD 1: Giáo án : Làm quen chữ cái p, q
Chủ đề : Phương tiện và luật lệ giao thông
Thời gian : 30 - 35 phút
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ nhận biết, phát âm đúng chữ cái p, q.
- Trẻ nhận biết âm và chữ cái p, q trong từ trọn vẹn.
- Trẻ biết một số phương tiện giao thông và luật lệ giao thông đơn giản khi tham
gia giao thông.
2. Kỹ năng:
-Trẻ phát âm đúng chữ cái p, q.
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
- Phát triển các giác quan cho trẻ ( nghe, nhìn...).
- Rèn luyện sự khéo léo của đôi bàn tay.
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ có ý thức chấp hành một số luật lệ giao thông đơn giản khi tham
gia giao thông.
- Trẻ biết phối hợp với nhau trong các trò chơi tập thể.
- Biết tuân thủ các luật chơi.
- Tạo cho trẻ có thói quen học tập, biết giơ tay phát biểu, chú ý lắng nghe cô.
II. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng của cô:
- Một chiếc xe đạp của trẻ.
- Màn hình chiếu về hình ảnh "xe đạp", "qua đường" có từ tương ứng.
19
- Hình ảnh chữ p, q in thường, viết thường trên màn hình cho trẻ nhận biết, phân
biệt và so sánh.
- Thẻ từ chữ rời "xe đạp", "qua đường".
- 2 bộ trang phục: đèn xanh có gắn chữ q, đèn đỏ có gắn chữ p làm bằng hộp bìa
cát tông cho trẻ mặc tham gia trò chơi.
- Que chỉ, đàn ghi các bái hát trong chủ điểm.
2. Đồ dùng của trẻ:
- Mỗi trẻ một bảng trắng; một thẻ chữ p, một thẻ chữ q.
- Mỗi trẻ 20 hạt gấc có sơn màu xanh, đỏ khác nhau.
- Mỗi trẻ một đèn giao thông có gắn chữ p hoặc chữ q .
III. Cách tổ chức thực hiện:
Hoạt động của cô
1. Hoạt động 1: ổn định tổ chức, gây hứng thú:
(2 phút)
- "Lắng nghe, lắng nghe"!
- Các con có thích đi du lịch không?
- Các con thích đi bằng phương tiện gì?
- Hôm nay có chuyến tầu đưa hành khách đi du
lịch qua màn ảnh nhỏ đó các con có thích đi không
? Nào chúng mình cùng đi nhé!
- Cô và trẻ hát, vận động bài "Đi tàu lướt" kết thúc
bài hát trẻ ngồi về chỗ theo hình chữ U.
2. Hoạt động 2: Làm quen chữ cái p, q
(20 phút)
* Chữ p:
- Cô đọc câu đố: "Xe gì hai bánh
Đạp chạy bon bon
Chuông kêu kính coong
Đứng yên thì đổ"
Đó là xe gì?
+ Cô đưa chiếc xe đạp ra cho trẻ quan sát:
- Xe đạp thuộc nhóm phương tiện giao thông nào?
- Các con ơi muốn đi được xe đạp phải đổ xăng
vào thì xe đạp mới chạy được phải không các con?
Vậy xe đạp chạy bằng gì?
- Hàng ngày đi học bố mẹ có đưa chúng mình đi
bằng xe đạp không? Khi ngồi trên xe chúng mình
phải ngồi như trế nào?
Hoạt động của trẻ
- " Nghe gì, nghe gì"
- Trẻ trả lời câu hỏi của theo
suy nghĩ của trẻ.
- Trẻ hát vận động cùng cô.
- Trẻ lắng nghe và trả lời
câu đố.
- Trẻ quan sát xe đạp và trả
lời câu hỏi của cô theo ý
hiểu của mình.
- Trẻ trả lời.
20
+ Cô cho trẻ quan sát từ" xe đạp" trên màn hình.
+ Cô đọc cho trẻ nghe 3 lần, sau đó mời trẻ đọc
cùng cô 3 lần.
-Trẻ quan sát.
- Trẻ lắng nghe cô đọc và
đọc cùng cô.
+ Yêu cầu trẻ đếm chữ cái trong từ.
+ Cô giới thiệu thẻ từ "xe đạp"
+ Mời cá nhân trẻ lên tìm chữ cái đã học và mời
cả lớp phát âm.
- Trẻ đếm chữ trong từ.
+ Mời trẻ lên lấy chữ cái cuối cùng: chữ p
+ Cô giới thiệu chữ p trên màn hình. cách phát âm
(pờ) .
Cô phát âm cho trẻ nghe 3 lần.
+Mời trẻ phát âm dưới nhiều hình thức khác nhau:
cả lớp, tổ, nhóm nam, nữ, cá nhân trẻ phát âm.
+ Cô hỏi cá nhân trẻ nói về đặc điểm chữ p.
+ Cô phân tích trên màn hình: Chữ p gồm có một
nét sổ thẳng ở phía bên trái và một nét cong tròn ở
phía bên phải.
+ cô giới thiệu chữ p viết thường.
* Chữ q:
+ Cô cho trẻ quan sát hình ảnh "qua đường".
Cô hỏi: Khi đi qua ngã tư đường phố khi nào thì
chúng ta mới được qua đường? Khi qua đường
chúng ta đi ở phần đường nào? các con còn nhỏ
khi đi ra đường hay muốn qua đường thì phải như
thế nào?(nếu trẻ không trả lời được cô giải thích
cho trẻ hiểu)
+ Cô giới thiệu từ "qua đường".
+ Cô đọc cho trẻ nghe 3 lần, sau đó mời trẻ đọc
cùng cô 3 lần.
+ Yêu cầu trẻ đếm chữ cái trong từ.
+ Cô giới thiệu thẻ từ" qua đường".
+ Mời cá nhân trẻ lên tìm chữ cái đã học sau đó
mời cả lớp phát âm.
+ Mời trẻ lên lấy chữ cái đầu tiên: Chữ q
- Cá nhân trẻ lên tìm chữ đã
học và đưa ra cho cả lớp
cùng phát âm.
- Trẻ lên lấy chữ cuối cùng.
- Trẻ quan sát chữ p và lắng
nghe cô phát âm.
- Trẻ phát âm theo yêu cầu
của cô.
- Trẻ nói về đặc điểm chữ p.
- Trẻ quan sát và lắng nghe
cô phân tích.
- Trẻ quan sát và lắng nghe
cô giới thiệu chữ p viết
thường.
- Trẻ quan sát.
- Trẻ trả lời câu hỏi của cô
theo ý hiểu của trẻ.
- Trẻ quan sát lắng nghe cô
đọc và đọc cùng cô.
- Trẻ đếm chữ trong từ.
- Cá nhân trẻ lên tìm chữ cái
đã học và cùng cả lớp phát
âm.
- Trẻ lên lấy chữ cái đầu
21
+Cô giới thiệu chữ q trên màn hình, cách phát âm
(cu), sau đó cô phát âm cho trẻ nghe 3 lần.
+ Mời trẻ phát âm chữ q dưới nhiều hình thức
khác nhau: cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân phát âm.
+ Cô hỏi cá nhân trẻ về đặc điểm chữ q
+ Cô phân tích trên màn hình: chữ q gồm có một
nét cong tròn ở phía bên trái và một nét sổ thẳng ở
phía bên phải.
+ Cô giới thiệu chữ q viết thường.
* So sánh chữ p và chữ q:
- Chữ p và chữ q có điểm gì giống nhau và khác
nhau?
+ Cô phân tích:
- Điểm giống nhau: Chữ p và chữ q đều có một nét
sổ thẳng và một nét cong tròn.
- Điểm khác nhau: Chữ p nét sổ thẳng ở phía bên
trái, nét cong tròn ở phía bên phải còn chữ q thì
ngược lại: nét cong tròn ở bên trái và nét sổ thẳng
ở bên phải.
+ Cô hỏi trẻ: Chúng mình vừa được tìm hiểu về
những chữ cái gì?
3. Hoạt động 3:Trò chơi củng cố (8 phút)
+ Trò chơi 1:"Oẳn tù tì"
Cô và trẻ cùng hát oẳn tù tì cô bảo ra chữ gì thì trẻ
lấy thẻ chữ theo yêu cầu của cô giơ lên và phát âm
+ Trò chơi 2: "Bé khéo tay": xếp chữ p, q bằng
hạt gấc theo yêu cầu của cô sau đó cô kiểm tra.
+ Trò chơi 3: "Kết bạn đèn xanh , đèn đỏ"
- Hôm nay cô sẽ thưởng cho các con xem một một
màn biểu diễn thời trang các con hãy cùng vỗ tay
cổ vũ nào?
+ Mời 2 trẻ mặc trang phục đèn xanh ( có gắn chữ
q), đèn đỏ (có gắn chữ p) ra biểu diễn.
+ Hai trẻ sẽ đố các bạn ở dưới đoán xem mình là
ai ? và trên người mình có gắn chữ gì?
+ Mời cả lớp phát âm chữ p, q.
+ Cô tổ chức cho trẻ chơi kết bạn đèn xanh đèn
tiên.
-Trẻ quan sát chữ q, nghe cô
phát âm sau đó phát âm
theo yêu cầu của cô.
- Trẻ nói về đặc điểm chữ q.
-Trẻ quan sát và lắng nghe
cô phân tích.
- Trẻ quan sát và nghe cô
giới thiệu chữ q viết
thường.
- Trẻ trả lời câu hỏi của cô
theo ý hiểu của trẻ.
- Trẻ lắng nghe cô phân
tích.
- Trẻ trả lời câu hỏi của cô.
- Trẻ tham gia trò chơi"Oẳn
tù tì" theo yêu cầu của cô.
- Trẻ xếp chữ p. q theo yêu
cầu của cô.
- Trẻ xem 2 bạn biểu diễn
thời trang.
- Trẻ lắng nghe bạn đố và
trả lời câu đố của bạn.
- Cả lớp phát âm chữ p, q.
- Trẻ tham gia trò chơi " kết
22
VD 2: Giáo án: “ Trò chơi với chữ cái l, m, n”
Chủ điểm: Thế giới động vật
Thời gian : 30 - 35 phút
I/ Mục đích yêu cầu:
1/ Kiến thức:
-Trẻ nhận biết và phát âm đúng các chữ cái l- m-n qua các trò chơi.
-Trẻ biết được tên gọi của một số loài động vật
2/ Kỹ năng:
-Rèn kỹ năng phát âm đúng, rõ ràng các chữ cái l-m-n
-Rèn kỹ năng quan sát, sự nhanh nhẹn, khéo léo qua các trò chơi.
-Rèn kỹ năng hoạt động theo nhóm ở trẻ.
3/ Giáo dục:
-Giáo dục trẻ biết chú ý, tham gia tích cực trong giờ học, trẻ biết đoàn kết
trong khi chơi.
-Chăm học để lên lớp 1 học tốt, và biết bảo vệ chăm sóc các con vật nuôi.
II/ Chuẩn bị:
-Giáo án, máy vi tính, ti vi đa năng.
-Vòng thể dục, một số con vật: Con nai, con lợn, con mèo, …
-Bảng con, phấn, khăn lau bảng
III/ Tiến hành hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
23
1/ Hoạt động 1: Ôn các chữ cái l- m- n.
- Các con ơi! Trò chơi dân gian “Dung dăng dung dẻ”
thật là vui, các con chơi cùng cô nào!.
Trong bài đồng dao “Dung dăng dung dẻ” có những
con vật gì?
Ngoài các con vật nói trên, các con biết không? Trong
rừng sâu còn có rất nhiều loài thú vật khác, con thì hiền
lành, con thì hung dữ, cô cùng các con khám phá bí mật
rừng xanh nhé!
Các con quan sát xem trong khu rừng bí mật của cô
có những con vật gì?
Vậy các con hãy lên tìm cho cô con lợn rừng, con mèo
rừng, con nai.
Cô cho trẻ đọc tên gọi các con vật : lợn rừng – mèo
rừng – con nai.
Trong từ “lợn rừng” có những chữ cái mà các con đã
được học, hôm nay cô cùng các con ôn lại nhé: chữ l.
Từ “ mèo rừng” chúng ta cùng ôn lại chữ m nhé.
Và trong từ “ con nai” có chữ n hôm nay cô sẽ cùng
c/c ôn lại nhé!.
Cô cho trẻ ôn các chữ cái: l- m - n
2/ Hoạt động 2:
Trò chơi
- Trẻ hát và vận động bài hát: “ Bắc kim thang”.
Trò chơi 1:
Rung chuông vàng.
- Cách chơi:
Trẻ ngồi thành 2 hàng, trẻ nghe cô đọc câu hỏi và quan
sát nội dung câu hỏi trên màn hình, và trả lời bằng cách
viết vào bảng con theo kết quả mà trẻ biết. Sau thời gian
qui định trẻ đưa ra câu trả lời, nếu cháu nào trả lời sai sẽ
không được tiếp tục trò chơi.
- Luật chơi: Kết thúc trò chơi, cháu nào trả lời đúng
hoàn toàn 6 câu hỏi là người thắng cuộc.
- Nội dung câu hỏi:
Câu 1: Nếu ghép nét sổ thẳng và nét móc trên lại
với nhau chúng ta sẽ được chữ cái gì? (chữ n)
Câu 2: Chữ cái còn thiếu trong từ “con mực” là chữ
gì? (Con ___ực)
Câu 3: Hãy đoán xem chữ cái bị che một nửa là chữ
cái gì?
Câu 4: Hãy viết chữ cái còn thiếu trong từ “con lạc
Cô và trẻ cùng chơi
Trẻ kể…
Trẻ tìm và gọi tên
những con vật trẻ biết
Trẻ thực hiện
Trẻ đọc
chữ l
chữ m
chữ n
Trẻ phát âm
Trẻ lắng nghe cô
hướng dẫn luật chơi
và cách chơi
Trẻ chơi theo yêu cầu
của cô
24
25