TUẦN 1
Thứ 2 ngày 24 tháng 8 năm 2015
CHÀO CỜ
SINH HOẠT TẬP THỂ
***********************
BÀI 1A.
BÀI 1.
TIẾNG VIỆT
CẬU BÉ THÔNG MINH
( Dạy theo tài liệu hướng dẫn)
***********************
TOÁN
ÔN TẬP VỀ ĐỌC, VIẾT, SO SÁNH CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ
( Dạy theo tài liệu hướng dẫn)
***********************
HĐGD LỐI SỐNG
KÍNH YÊU BÁC HỒ
( Tiết 1)
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, học sinh biết:
- Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, có công lao to lớn đối với đất nước, dân tộc.
- Biết được tình cảm giữa thiếu nhi với Bác Hồ và của Bác Hồ đối với thiếu nhi.
- HS thực hiện theo năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng. Có tình cảm kính
yêu và biết ơn Bác Hồ.
- Biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện năm điều Bác Hồ dạy.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
- Các bài thơ, bài hát, truyện tranh về Bác Hồ. Tình cảm giữa Bác Hồ và thiếu nhi.
III. TIẾN TRÌNH
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
Khởi động: Học sinh hát bài “Như có Bác trong ngày vui đại thắng”, nhạc và lời của
Phạm Tuyên.
- Học sinh đọc mục tiêu của bài.
Hoạt động theo nhóm:
Bài 1: Quan sát từng bức ảnh ? Nêu nội dung và đặt tên cho từng bức ảnh ?
- Bác sinh ngày tháng nào ? Quê Bác ở đâu ? Bác còn có những tên gọi nào khác ?
- Bác Hồ sinh ngày 19 – 5 – 1890
1
(Quê bác ở Làng Sen, xã Kim Liên, Nam Đàn,Nghệ An. Bác còn có tên khác như:
Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh hồi còn nhỏ tên là Nguyễn Sinh
Cung).
1. Phân tích chuyện “Các cháu vào đây với Bác” trang 3- vở BT Đạo đức lớp 3
Hoạt động theo nhóm:
Cá nhân đọc thầm truyện, các nhóm thảo luận theo câu hỏi sau:
- Qua câu chuyện em thấy tình cảm giữa Bác Hồ và thiếu nhi như thế nào ? Thiếu
nhi phải làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ ?
* Kết luận: Các cháu thiếu nhi rất yêu quý Bác Hồ, Bác Hồ cũng rất yêu quý và
quan tâm đến các cháu thiếu nhi. Để tỏ lòng kính yêu Bác Các em cần ghi nhớ và
thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy.
2. Chia sẻ và trải nghiệm:
Hoạt động theo nhóm đôi:
Bài tập 3: Tìm hiểu về 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng: Các nhóm tìm một số
biểu hiện cụ thể của một trong 5 điều Bác dạy ?
Hoạt động cả lớp:
- Hết thời gian thảo luận nhóm HS báo cáo kết quả bài làm với giáo viên.
- Các nhóm khác nhận xét đánh giá và bổ sung ý kiến.
- Giáo dục HS ghi nhớ và thực hiện tốt 5 điều Bác dạy. Sưu tầm các bài hát, bài thơ,
chuyện kể về Bác đối với thiếu nhi.
- HS đọc các câu chuyện, bài thơ hoặc các bài hát có nội dung nói về Bác Hồ với
thiếu nhi .
* Rút ra ghi nhớ.
Tháp mười đẹp nhất bông sen
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ.
Hoạt động theo nhóm:
Bài tập 4: Em đã thực hiện được những điều nào trong Năm điều Bác Hồ dạy thiếu
niên, nhi đồng?
Còn điều nào em chưa thực hiện tốt? Vì sao? Em dự định sẽ làm gì trong thời gian
tới?
Các nhóm thông báo kết quả với giáo viên. Giáo viên đánh giá kết quả học tập của
HS.
***********************
Thứ 3 ngày 25 tháng 8 năm 2015.
BÀI 1B.
TIẾNG VIỆT ( 2 tiết)
TRẺ EM THÔNG MINH NHƯ THẾ NÀO?
( Dạy theo tài liệu hướng dẫn)
***********************
2
TOÁN ( tiết 1)
BÀI 2. ÔN TẬP VỀ CỘNG, TRỪ CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ ( KHÔNG NHỚ)
( Dạy theo tài liệu hướng dẫn)
***********************
HĐGD THỦ CÔNG
GẤP TÀU THỦY HAI ỐNG KHÓI
( Tiết 1)
I. MỤC TIÊU
- HS biết cách gấp tàu thủy hai ống khói.
- Gấp được tàu thủy hai ống khói. Các nếp gấp tương đối phẳng. Tàu thuỷ tương đối
cân.
Với HS khéo tay: Gấp được tàu thuỷ hai ống khói. Các nếp gấp thẳng, phẳng. Tàu
thuỷ cân đối.
- HS yêu thích gấp hình.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
- Một chiếc tàu thủy có hai ống khói đã gấp sẵn.
- Tranh quy trình gấp tàu thủy hai ống khói. Giấy nháp, giấy thủ công, bút màu, kéo
thủ công.
III. TIẾN TRÌNH
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1. Học sinh quan sát và tìm hiểu hình dáng, đặc điểm của hình mẫu:
Hoạt động cả nhóm
Giáo viên giới thiệu mẫu tàu thủy 2 ống khói được gấp bằng giấy và đặt câu hỏi
định hướng để học sinh tự quan sát, tìm hiểu, rút ra đặc điểm, hình dáng của tàu thủy
mẫu.
- Tàu thủy có 2 ống khói có hình dáng như thế nào?
- Tàu thủy có những bộ phận nào giống nhau?
- Tàu thủy được gấp bằng chất liệu gì?
- Tàu thủy thả xuống nước có nổi được không?
GV gợi ý để học sinh tìm hiểu thêm.
- Hình mẫu chỉ là đồ chơi được gấp gần giống như tàu thủy. Trong thực tế tàu thủy
được làm bằng sắt, thép và có cấu tạo phức tạp hơn nhiều, tàu thủy dùng để chở hành
khách, vận chuyển hàng hóa trên sông, biển.
- Gọi một học sinh lên bảng mở dần tàu thủy mẫu cho đến khi trở lại tờ giấy hình
vuông ban đầu, học sinh cả lớp quan sát.
(Xem hình trong SGV)
2. Giáo viên hướng dẫn mẫu:
Hoạt động cả lớp
Bước 1: Gấp, cắt tờ giấy thành hình vuông.
3
Bước 2: Gấp lấy điểm giữa và 2 đường dấu gấp giữa hình vuông.
Gấp tờ giấy hình vuông làm 4 phần bằng nhau để lấy điểm O và hai đường dấu gấp
giữa hình vuông. Mở tờ giấy ra (H.2)
(Xem hình trong SGV)
Bước 3: Gấp thành tàu thủy 2 ống khói (SGK).
Chú ý: Trong bước 1, cần gấp và cắt sao cho 4 cạnh hình vuông thẳng và bằng nhau
thì hình gấp mới đẹp. Sau mỗi lần gấp, cần miết kĩ các đường gấp cho phẳng.
Giáo viên gọi 1 hoặc 2 học sinh lên bảng thao tác lại các bước gấp tàu thủy 2 ống
khói. Trong quá trình học sinh thao tác, giáo viên và học sinh cả lớp quan sát. Giáo
viên sửa chữa, uốn nắn lại những thao tác học sinh chưa thực hiện đúng và nhận xét.
Trong các thao tác gấp, thao tác cuối cùng (kéo hình vuông nhỏ để tạo ống khói,
thân và mũi tàu) là khó hơn cả, giáo viên cần hướng dẫn kĩ hoặc có thể hướng dẫn lại
để học sinh cả lớp nắm chắc cách thực hiện.
***********************
HĐGD THỂ CHẤT
GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH
TRÒ CHƠI “ NHANH LÊN BẠN ƠI”
I. MỤC TIÊU
- Biết được những điểm cơ bản của chương trình và một số nội quy tập luyện trong
giờ học thể dục lớp 3.
- Biết cách tập hợp hàng dọc, quay trái, đứng nghỉ, đứng nghiêm, biết cách dồn
hàng, dàn hàng, chào báo cáo, xin phép ra vào lớp.
- Bước đầu biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
- Sách giáo viên môn Thể dục lớp 3.
- Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức môn Thể dục lớp 3.
- Vệ sinh và kiểm tra an toàn địa điểm tổ chức hoạt động.
III. TIẾN TRÌNH
Khởi động; Giáo viên hướng dẫn cho HS vừa hát vừa giậm chân ( Bài hát: Em yêu
trường em) di chuyển thành 4 hàng dọc sau đó khởi động: cổ tay, cổ chân, hông, gối,
văn thân sang hai bên.
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
Hoạt động cả lớp: GV Phân công tổ nhóm luyện tập.
- Chọn cán sự môn học.
- GV nhắc lại nội quy tập luyện và phổ biến nội dung yêu cầu môn học .
- Chỉnh đốn trang phục, vệ sinh.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
1. HS ôn lại một số động tác đội hình đội ngũ đã học ở lớp 1 và 2.
4
Hoạt động cả lớp:
- Cả lớp cùng thực hiện lại các động tác như: dóng hàng, điểm số, quay phải ( trái )
nghiêm ( nghỉ ), dàn hàng, dồn hàng …
-GV theo dõi chỉnh sửa.
Hoạt động nhóm:
- Nhóm trưởng điều khiển cho nhóm mình thực hiện lại các động tác như: dóng
hàng, điểm số, quay phải ( trái ) nghiêm ( nghỉ ), dàn hàng, dồn hàng …
- Giáo viên quan sát đến các nhóm nhắc nhở, giúp đỡ động viên.
Hoạt động cả lớp:
- Các nhóm lên báo cáo kết quả tập luyện.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
2. Trò chơi: “ Nhanh lên bạn ơi”
- GV nhắc lại cách chơi.
- Thực hiện trò chơi “ Nhanh lên bạn ơi ”
- Lớp thực hiện, GV theo dõi chỉnh sửa.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
- Với sự giúp đỡ của gia đình em hãy tự hô và thực hiện lại các động tác như: dóng
hàng, điểm số, quay phải ( trái ) nghiêm ( nghỉ ), dàn hàng, dồn hàng …
- Kể cho bố mẹ nghe về những điều thú vị của trò chơi “ Nhanh lên bạn ơi"
***********************
Thứ 4 ngày 26 tháng 8 năm 2015
TIẾNG ANH ( 2 TIẾT )
( Đ/C OANH DẠY)
BÀI 1B.
***********************
TIẾNG VIỆT (TH)
TRẺ EM THÔNG MINH NHƯ THẾ NÀO?
( Dạy theo tài liệu hướng dẫn)
***********************
TOÁN ( tiết 2)
BÀI 2. ÔN TẬP VỀ CỘNG, TRỪ CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ ( KHÔNG NHỚ)
( Dạy theo tài liệu hướng dẫn)
***********************
HĐGD MỸ THUẬT
BÀI 14:
CHỦ ĐỀ 1: ĐỘNG VẬT QUEN THUỘC
VẼ CON VẬT QUEN THUỘC
5
I. MỤC TIÊU
- Biết quan sát, nhận xét về đặc điểm, hình dáng 1 số con vật quen thuộc.
- Biết cách vẽ con vật.
- Vẽ được hình con vât theo ý thích.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
Giáo viên:
- SGK, SGV...
- Tranh 1 số con vật quen thuộc, bài vẽ của HS
Học sinh:
- Vở tập vẽ, bút chì, tẩy, màu...
III. TIẾN TRÌNH
- Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi.
1. Hoạt động cơ bản:
1. Nghe giới thiệu bài. ( Hoạt động cả lớp)
2. HS quan sát tranh, tìm hiểu về các con vật. ( Hoạt động nhóm)
- GV cho HS quan sát tranh các con vật quen thuộc và yêu cầu HS tìm hiểu:
+ Tên các con vật? ( Con trâu, con bò, con gà, con mèo...)
+ Hình dáng, đặc điểm của các con vật? ( Con trâu to, có sừng, hay cày ruộng...)
+ Các bộ phận của các con vật? ( Đầu, thân, đuôi...)
+ Nêu sự khác biệt giữa các con vật?
- GV nhận xét,bổ xung cho các nhóm và giới thiệu về các con vật.
3. HS tìm hiểu cách vẽ con vật. ( Hoạt động cả lớp)
- GV dùng hình gợi ý cách vẽ, yêu cầu HS quan sát hình và nêu các bước vẽ.
- GV nhận xét, nêu các bước, thao tác mẫu lên bảng:
+ Vẽ các bộ phận chính trước, phụ sau. ( Đầu, thân...)
+ Tạo dáng cho con vật. ( Đi, đứng, nằm...)
+ Vẽ thêm các chi tiết khác cho tranh sinh động. ( Cây cối, hoa...)
+ Vẽ màu phù hợp với đặc điểm từng con vật và tô màu cả bức tranh.
- GV lưu ý HS cách tô màu có đậm nhạt, cách sắp xếp hình vẽ cho cân đối
4. HS quan sát thêm một số bài vẽ con vật của HS năm trước. ( Hoạt động cả lớp)
2. Hoạt động thực hành:
1. Thực hành. ( Hoạt động cá nhân)
- GV cho HS thực hành vẽ con vật theo trí nhớ.
- Trong khi thực hành GV quan quan sát, uốn nắn thao tác cho các HS còn lúng túng
2. Nhận xét, đánh giá. ( Hoạt động cả lớp)
- GV yêu cầu các nhóm trưng bày sản phẩm và nhận xét về:
+ Cách vẽ hình: Các bộ phận, các chi tiết...
+ Cách vẽ màu giống đặc điểm con vật
- GV nhận xét, đánh giá bài vẽ
- GV nhận xét chung tiết học, dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học sau
3. Hoạt động ứng dụng:
- Trưng bày sản phẩm tại góc học tập.
- Quan sát tìm hiểu các con vật nuôi trong gia đình.
6
BÀI 1C.
***********************
Thứ 5 ngày 27 tháng 8 năm 2015
TIẾNG VIỆT (tiết 1)
HAI BÀN TAY
( Dạy theo tài liệu hướng dẫn)
***********************
HĐGD ÂM NHẠC
( Đ/c Chinh dạy)
BÀI 3.
BÀI 1.
***********************
TOÁN ( Tiết 1)
CỘNG CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ ( CÓ NHỚ)
( Dạy theo tài liệu hướng dẫn)
***********************
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI ( 2 tiết)
HOẠT ĐỘNG THỞ VÀ CƠ QUAN HÔ HẤP
( Dạy theo tài liệu hướng dẫn)
***********************
Thứ 6 ngày 28 tháng 8 năm 2015.
BÀI 1C.
BÀI 3.
TIẾNG VIỆT ( tiết 2 + 3)
HAI BÀN TAY
( Dạy theo tài liệu hướng dẫn)
***********************
TOÁN ( Tiết 2)
CỘNG CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ ( CÓ NHỚ)
( Dạy theo tài liệu hướng dẫn)
***********************
HĐGD THỂ CHẤT
GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH
TRÒ CHƠI “NHÓM BA, NHÓM BẢY”
I. MỤC TIÊU
- Biết cách tập hợp hàng dọc, quay trái, đứng nghỉ, đứng nghiêm, biết cách dồn
hàng, dàn hàng, chào báo cáo, xin phép ra vào lớp.
- Bước đầu biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
- Sách giáo viên môn Thể dục lớp 3.
- Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức môn Thể dục lớp 3.
7
- Vệ sinh và kiểm tra an toàn địa điểm tổ chức hoạt động.
III. TIẾN TRÌNH
Khởi động: Giáo viên hướng dẫn cho HS vừa hát vừa giậm chân ( Bài hát: Em yêu
trường em) di chuyển thành 4 hàng dọc sau đó khởi động: cổ tay, cổ chân, hông, gối,
văn thân sang hai bên.
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
Hoạt động cả lớp: Phân công tổ nhóm luyện tập.
- Chọn cán sự môn học.
- GV nhắc lại nội quy tập luyện và phổ biến nội dung yêu cầu môn học .
- Chỉnh đốn trang phục, vệ sinh.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
1. HS ôn lại một số động tác đội hình đội ngũ đã học ở lớp 1 và 2.
Hoạt động cả lớp:
- Cả lớp cùng thực hiện lại các động tác như: dóng hàng, điểm số, quay phải ( trái )
nghiêm ( nghỉ ), dàn hàng, dồn hàng …
-GV theo dõi chỉnh sửa.
Hoạt động nhóm:
- Nhóm trưởng điều khiển cho nhóm mình thực hiện lại các động tác như: dóng
hàng, điểm số, quay phải ( trái ) nghiêm ( nghỉ ), dàn hàng, dồn hàng …
- Giáo viên quan sát đến các nhóm nhắc nhở, giúp đỡ động viên.
Hoạt động cả lớp:
- Các nhóm lên báo cáo kết quả tập luyện. Giáo viên nhận xét đánh giá.
2. Trò chơi: “ Nhóm ba, nhóm bảy”
- GV nhắc lại cách chơi.
- Thực hiện trò chơi “ Nhóm ba, nhóm bảy”
- Lớp thực hiện, GV theo dõi chỉnh sửa.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
- Với sự giúp đỡ của gia đình em hãy tự hô và thực hiện lại các động tác như: dóng
hàng, điểm số, quay phải ( trái ) nghiêm ( nghỉ ), dàn hàng, dồn hàng …
- Kể cho bố mẹ nghe về những điều thú vị của trò chơi “ Nhóm ba nhóm bảy ".
***********************
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ TUẦN 1
I. MỤC TIÊU
- Giúp HS thấy được những ưu, khuyết điểm trong tuần qua, từ đó có hướng khắc
phục.
- Giáo dục HS tinh thần phê bình và tự phê bình.
II. CHUẨN BỊ. Nội dung sinh hoạt.
8
1. Lớp sinh hoạt văn nghệ:
2. Nội dung sinh hoạt:
- CTHĐTQ điều khiển sinh hoạt.
- Các nhóm trưởng báo cáo hoạt động trong tuần của nhóm.
- 2 PCTHĐTQ báo cáo hoạt động của lớp.
- Các nhóm sinh hoạt theo nhóm.
3. Đánh giá các hoạt động trong tuần :
* CTHĐTQ nhận xét tình hình của lớp và điều khiển cả lớp phê bình và tự phê bình.
* GV đánh giá chung:
a.Ưu điểm: Đã ổn định được nề nếp lớp, mua sắm đủ đồ dùng học tập.Có ý thức tự
giác làm vệ sinh lớp học. Học tập khá nghiêm túc, một số em hăng hái phát biểu xây
dựng bài.
b. Khuyết điểm: Một số bạn còn nói chuyện trong giờ học chưa chú ý nghe cô giáo
giảng bài. 1 số em còn thiếu vở bài tập BT Đạo đức.
4. Bình bầu tổ, cá nhân xuất sắc:
5. Kế hoạch tuần tới:
- Tiếp tục mua sắm dụng cụ học tập. Duy trì các nề nếp đã có.
9
TUẦN 2
Thứ 2 ngày 31 tháng 8 năm 2015
CHÀO CỜ
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
*************
HĐGD LỐI SỐNG
KÍNH YÊU BÁC HỒ (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU
- Học sinh biết: Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, có công lao to lớn đối với đất nước,
dân tộc.
- Biết được tình cảm giữa thiếu nhi với Bác Hồ và của Bác Hồ đối với thiếu nhi.
- HS thực hiện theo năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng. Có tình cảm kính yêu
và biết ơn Bác Hồ.
- Biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện năm điều Bác Hồ dạy.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
- Một số bài thơ, bài hát, câu chuyện, tranh ảnh, băng hình về Bác Hồ
- Bảng nhóm; Năm điều Bác Hồ dạy; VBT đạo đức.
- Thẻ mặt cười mặt mếu cho cá nhân.
III. TIẾN TRÌNH
B.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Hoạt động cả lớp:
- Qua câu chuyện em thấy tình cảm giữa Bác Hồ và các cháu thiếu nhi như thế nào?
- Thiếu nhi cần làm những gì để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ?
- GV kết luận: Bác rất yêu các cháu thiếu nhi. Bác luôn dành cho các cháu những
tình cảm tốt đẹp. Ngược lại, các cháu thiếu nhi cũng luôn kính yêu Bác, yêu quý Bác.
Hoạt động nhóm đôi:
BT 4- VBT: Yêu cầu các nhóm đưa ra ý kiến của mình. Giải thích lý do.
- Đại diện các nhóm trả lời. GV và cả lớp nhận xét.
Hoạt động cả nhóm:
BT 5- VBT: Yêu cầu các nhóm trưng bày tranh ảnh về Bác Hồ với thiếu nhi .
- HS giới thiệu những tư liệu sưu tầm được với các bạn.
- GV đi từng nhóm quan sát giúp đỡ HS.
BT 6- VBT: Trò chơi phóng viên.
- HS đóng vai phóng viên và phỏng vấn các bạn trong nhóm.
- Hát, múa, kể chuyện Bác Hồ.
Hoạt động cả lớp:
- Đại diện nhóm đóng vai phóng viên và phỏng vấn các bạn trong nhóm.
- GV nhận xét
- Cuộc thi: Hát, múa, kể chuyện Bác Hồ.
- Đội thắng cuộc là đội ghi được số điểm cao nhất
- GV nhận xét phần thi của các đội.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
10
- Kể với bố mẹ những việc làm thể hiện lòng kính yêu đối với Bác Hồ.
- Dặn dò HS chăm chỉ thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng.
BÀI 2A.
BÀI 4.
BÀI 2.
BÀI 2B.
BÀI 2.
***********************
TIẾNG VIỆT ( tiết 1 + 2)
AI CÓ LỖI
( Dạy theo tài liệu hướng dẫn)
***********************
TOÁN ( tiết 1)
TRỪ CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ ( CÓ NHỚ)
( Dạy theo tài liệu hướng dẫn)
***********************
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI ( 2 tiết)
CẦN LÀM GÌ ĐỂ CƠ QUAN HÔ HẤP LUÔN KHỎE MẠNH
( Dạy theo tài liệu hướng dẫn)
***********************
Thứ 3 ngày 1 tháng 9 năm 2015
TIẾNG VIỆT ( tiết 1 + 2)
AI LÀ CON NGOAN
( Dạy theo tài liệu hướng dẫn)
***********************
TOÁN ( tiết 2)
TRỪ CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ ( CÓ NHỚ)
( Dạy theo tài liệu hướng dẫn)
***********************
HĐGD THỂ CHẤT
ĐI THƯỜNG THEO NHỊP
TRÒ CHƠI “KẾT BẠN”
I- MỤC TIÊU
- Bước đầu biết cách đi thường theo nhịp và biết dóng thẳng hàng trong khi đi.
- Bước đầu biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi.
II- ĐỊA ĐIỂM - PHƯƠNG TIỆN
1- Địa điểm: Chuẩn bị sân trường sạch sẽ.
2- Phương tiện: Còi, kẻ sân chơi
III- TIẾN TRÌNH
A. Hoạt động cơ bản
Khởi động: Giáo viên cho HS đi nhạ nhàng và chuyển thành 4 hàng dọc sau đó
khởi động: cổ tay, cổ chân, hông, gối, văn thân sang hai bên.
- Giáo viên nhận lớp và phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
B. Hoạt động thực hành
11
1. Đi theo nhịp 1 - 4 hàng dọc.
Hoạt động cả lớp
- Gv cho lớp đi thường theo nhịp, rồi đi đều theo nhịp hô 1-2, 1-2,...
- GV hô - hs tập
Hoạt động cả nhóm:
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm tập luyện. Nhóm trưởng vừa hô vừa quan sát
Hoạt động cả lớp
- Đại diện nhóm lên báo cáo kết quả luyện tập.
- Tổ chức thi đua từng nhóm . GV nhận xét, đánh giá.
2. Chơi trò chơi “ Kết bạn”
- GV Phổ biến cách chơi, luật chơi. Lớp thực hiện, GV theo dõi chỉnh sửa.
- Phần kết thúc (Cả lớp): Đi theo vòng tròn vỗ tay và hát.
- GV cùng h/s hệ thống bài.
C. Hoạt động ứng dụng
- Đứng tại chỗ vỗ tay và hát. Em về nhà thực hiện cho gia đình xem.
BÀI 3.
***********************
TOÁN ( TH)
CỘNG CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ ( CÓ NHỚ)
( Dạy theo tài liệu hướng dẫn)
I. MỤC TIÊU.
- Giúp học sinh ôn tập lại cách thực hiện phép cộng, trừ có nhớ các số có ba chữ số
( có nhớ một lần sang hàng chục hoặc háng trăm).
- Ôn lại cách giải một bài toán có lời văn.
II. DỰ KIẾN BÀI TẬP.
Bài 1. Đặt tính rồi tính.
a, 656 – 163
b, 416 – 209
c, 640 – 115
d, 461 + 129
e, 257 + 552
e, 123 + 345
Bài 2. Tìm X.
a, X + 344 = 728
b, X – 192 = 574
c, 419 – X = 255
d, 344 + X = 861
Bài 3. Cả ngày hôm nay nhà bác Ba thu hoạch bí ở ngoài ruộng được 375 kg, sau khi
bác Ba bán tại ruộng cho thương lái đi một số lượng bí thì bác thấy chỉ còn lại 82 kg.
Hỏi nhà bác Ba đã bán đi bao nhiêu kg bí?
BÀI 2B.
***********************
TIẾNG VIỆT ( tiết 1 + 2)
AI LÀ CON NGOAN
( Dạy theo tài liệu hướng dẫn)
I. MỤC TIÊU.
- Củng cố và hoàn thành tiếp bài ở tiết 2.
- Củng cố về luyện đọc diễn cảm.
- Tìm hiểu về ý nghĩa của bài đọc.
- Luyện tập một số bài tập tìm từ chỉ sự vật.
II. DỰ KIẾN BÀI TẬP.
12
Bài 1. Em hãy đặt câu hỏi cho bộ phận gạch chân.
1. Bố em là bác sĩ giỏi.
2. Chú em là bộ đội xuất ngũ.
3. Bạn Nam là học sinh chơi được nhiều môn thể thao.
4. Con báo là động vật chạy nhanh.
5. Cây lim là cây gỗ quý.
Bài 2. Tìm rồi gạch dưới những từ chỉ sự vật có trong khổ thơ sau:
Hai bàn tay em
Như hoa đầu cành
Hoa hồng hồng nụ
Cánh tròn ngón xinh.
Bài 3. Sau khi đọc câu chuyện “ Ai có lỗi” em hãy trả lời các câu hỏi sau:
1. Ai là người cố ý chạm khuỷu tay vào bạn?
2. Ai đã vác củi giúp mẹ?
3. En – ri – cô có nê giơ thước khi thấy Cô – rét – ti đi theo mình không?
4. Đã là bạn với nhau thì phải thế nào? (Phải biết nhường nhịn bạn , nghĩ tốt về bạn ,
dũng cảm nhận lỗi khi trót cư xử không tốt với bạn.)
***********************
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
( Dạy theo tài liệu hướng dẫn)
***********************
Thứ 4 ngày 2 tháng 9 năm 2015
TIẾNG ANH ( 2 TIẾT )
( Đ/C OANH DẠY)
BÀI 5.
BÀI 2B.
***********************
TOÁN
EM ÔN TẬP VỀ CÁC BẢNG NHÂN VÀ BẢNG CHIA
( Dạy theo tài liệu hướng dẫn)
***********************
TIẾNG VIỆT (TH)
AI LÀ CON NGOAN
( Dạy theo tài liệu hướng dẫn)
***********************
TOÁN ( TH)
BÀI 5.
EM ÔN TẬP VỀ CÁC BẢNG NHÂN VÀ BẢNG CHIA
( Dạy theo tài liệu hướng dẫn)
I. MỤC TIÊU.
- Ôn tập lại các bảng nhân, bảng chia đã học.
- Vận dụng kiến thức để thực hiện các bài toán có hai dấu phép tính.
- Ôn lại các tính chu vi hình tam giác.
II. DỰ KIẾN BÀI TẬP.
Bài 1. Tính nhẩm.
13
5x4=
100 x 5 =
Bài 2. Tính.
30 – 3 x 5 =
3 × 8 + 25
5 × 6 + 28
5 x 7 + 124
4x6=
300 x 3 =
3x9=
200 x 4 =
2x9:3=
4 × 7 + 24
2 × 9 + 27
32 : 4 + 201
235 – 190 + 65 =
10 x 4 - 17
5 x 7 + 107
40 : 2 - 14
2x7=
500 x 2 =
A
Bài 3. Tính chu vi hình tam giác ABC.
35 dm
B
35 dm
C
45 dm
***********************
HĐGD THỦ CÔNG
GẤP TÀU THỦY HAI ỐNG KHÓI ( Tiết 2 )
I. MỤC TIÊU.
- HS biết cách gấp tàu thủy hai ống khói.
- Gấp được tàu thủy hai ống khói. Các nếp gấp tương đối phẳng. Tàu thuỷ tương
đối cân.
Với HS khéo tay: Gấp được tàu thuỷ hai ống khói. Các nếp gấp thẳng, phẳng. Tàu
thuỷ cân đối. HS yêu thích gấp hình.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN.
GV:Tranh quy trình gấp tàu thuỷ.
HS : Giấy màu
III. TIẾN TRÌNH.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Hoạt động cả lớp
Giáo viên gọi một học sinh lên bảng thao tác lại cách gấp tàu thủy 2 ống khói theo
các bước đã hướng dẫn. Sau khi nhận xét, học sinh quan sát và ghi nhớ quy trình gấp
tàu thủy 2 ống khói. Sau đó giáo viên yêu cầu một học sinh khác nhắc lại các bước.
Hoạt động cả nhóm
Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành. Trong quá trình học sinh thực hành,
giáo viên đến các bàn quan sát, uốn nắn cho những em gấp chưa đúng, giúp đỡ những
em còn lúng túng để các em hoàn thành sản phẩm.
IV. ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM
Tổ chức cho học sinh trưng bày sản phẩm, học sinh nhận xét các sản phẩm được
trưng bày trên bảng. Giáo viên nhận xét, đánh giá sản phẩm thực hành của học sinh.
Dặn dò học sinh giờ học sau mang giấy thủ công, giấy nháp, bút màu, kéo thủ công
để học bài “Gấp con ếch”.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
Về nhà, em giới thiệu sản phẩm tàu thủy 2 ống khói của em gấp cho cả nhà xem.
Gấp thêm một sản phẩm khác mà em thích.
***********************
14
Thứ năm ngày 3 tháng 9 năm 2015
HĐGD ÂM NHẠC
HỌC HÁT BÀI: QUỐC CA VIỆT NAM ( TIẾP )
( Đ/C Chinh dạy )
BÀI 5.
BÀI 2C.
***********************
TOÁN
EM ÔN TẬP VỀ CÁC BẢNG NHÂN VÀ BẢNG CHIA
( Dạy theo tài liệu hướng dẫn)
***********************
TIẾNG VIỆT
THẬT LÀ NGOAN
( Dạy theo tài liệu hướng dẫn)
***********************
HĐGD THỂ CHẤT
ÔN BÀI TẬP RÈN LUYỆN TƯ THẾ VÀ KỸ NĂNG VẬN ĐỘNG CƠ BẢN
TRÒ CHƠI “TÌM NGƯỜI CHỈ HUY”
I. MỤC TIÊU
- Bước đầu biết cách đi thường theo nhịp và biết dóng thẳng hàng trong khi đi.
- Biết cách đi nhanh chuyển sang chạy.
- Bước đầu biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi.
II. ĐỊA ĐIỂM - PHƯƠNG TIỆN
1. Địa điểm: Chuẩn bị sân trường sạch sẽ.
2. Phương tiện: Còi, kẻ sân chơi
III. TIẾN TRÌNH
A. Hoạt động cơ bản
Khởi động:
Giáo viên cho HS đi nhạ nhàng và chuyển thành 4 hàng dọc sau đó khởi động: cổ
tay, cổ chân, hông, gối, văn thân sang hai bên.
- Giáo viên nhận lớp và phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
B. Hoạt động thực hành
1. Đi theo nhịp 1 - 4 hàng dọc.
Hoạt động cả lớp
- Gv cho lớp đi thường theo nhịp, rồi đi đều theo nhịp hô 1-2, 1-2,...
- GV hô - hs tập
Hoạt động cả nhóm:
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm tập luyện. Nhóm trưởng vừa hô vừa quan sát
Hoạt động cả lớp
- Đại diện nhóm lên báo cáo kết quả luyện tập.
- Tổ chức thi đua từng nhóm . GV nhận xét, đánh giá.
2. Chơi trò chơi “ Tìm người chỉ huy”
- GV Phổ biến cách chơi, luật chơi. Lớp thực hiện, GV theo dõi chỉnh sửa.
C. Hoạt động ứng dụng
15
- Đứng tại chỗ vỗ tay và hát. Em về nhà thực hiện cho gia đình xem.
***********************
TIẾNG VIỆT ( TH – 2 tiết)
BÀI 2C.
THẬT LÀ NGOAN
( Dạy theo tài liệu hướng dẫn)
I. MỤC TIÊU.
- Tiếp tục luyện đọc diễn cảm ở tiết 1.
- Thực hành một số bài tập với kiểu câu “ Ai là gì?”.
II. DỰ KIẾN BÀI TẬP.
Bài 1: Chọn từ thích hợp trong các từ: thiếu nhi, trẻ em, trẻ con để điền vào chỗ
trống.
a) Chăm sóc bà mẹ và ….
b) Câu lạc bộ….. quận Hoàn Kiếm.
c) Tính tình còn ….. quá.
Bài 2: Tìm các kiểu câu Ai - là gì? Trong đoạn thơ dưới đây:
Cốc, cốc, cốc !
- Ai gọi đó?
- Nếu là Thỏ
Cho xem tai.
Cốc, cốc, cốc!
- Ai gọi đó?
- Tôi là Nai.
- Thật là Nai
Cho xem gạc.
Bài 3: Nối từ ngữ ở cột A với cột B để tào thành câu tục ngữ hoàn chỉnh.
A
B
Nước mưa
là hoa đât.
Gió thối
là của trời.
Người ta
là chổi tròi.
***********************
HĐGD MĨ THUẬT
VẼ TIẾP HỌA TIẾT VÀ VẼ MÀU VÀO ĐƯỜNG DIỀM
I. MỤC TIÊU.
- HS tìm hiểu cách trang trí đường diềm
- Biết cách vẽ tiếp họa tiết và vẽ màu vào đường diềm
- Hoàn thành các bài tập ở lớp
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
Giáo viên:
- SGK, SGV
- Một số tranh trang trí đường diềm, một số đồ vật có trang trí đường diềm đơn
giản
- Học sinh:
- Vở tập vẽ, bút chì, tẩy, màu...
III. TIẾN TRÌNH.
16
- Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi.
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
Khởi động: Giáo viên giới thiệu một số con vật.
1. HS quan sát và tìm hiểu về trang trí đường diềm. ( Hoạt động cả nhóm)
- GV yêu cầu HS quan sát vật mẫu, tranh trang trí đường diềm, và thảo luận các
câu
hỏi:
+ Đường diềm trang trí ở vị trí nào của đồ vật? ( Xung quanh đồ vật..)
+ Những họa tiết nào được sử dụng trang trí đường diềm? ( Hoa lá, con vật..)
+ Các họa tiết được sắp xếp ra sao? ( Sắp xếp đối xứng...)
- GV nhận xét, nêu tóm tắt bổ xung
2. HS tìm hiểu cách vẽ tiếp họa tiết. ( Hoạt động cả lớp)
- GV yêu cầu HS quan sát hình trang trí trong Vở tập vẽ và tìm ra các họa tiết
chưa
hoàn chỉnh.
- GV cho HS quan sát hình minh họa các bước vẽ để HS thấy được các bước
- GV yêu cầu HS nêu các bước vẽ mình quan sát được ( 1-2 HS nêu )
- GV vẽ mẫu lên bảng cho HS quan sát
- GV lưu ý HS cách vẽ tiếp họa tiết sao cho cân đối và vẽ màu.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH.
1. Thực hành. ( Hoạt động cá nhân)
- HS thực hành vẽ tiếp họa tiết và vẽ màu vào hình trang trí trong Vở tập vẽ.
- GV theo dõi, uốn nắn thao tác cho các HS còn lúng túng.
2. Nhận xét đánh giá. ( Hoạt động cá nhân)
- GV yêu cầu các nhóm trưng bày sản phẩm, nhận xét đánh giá theo nhóm.
- Tổ chức cho các nhóm chọn sản phẩm, thi sản phẩm đẹp nhất.
- GV cùng HS nhận xét, đánh giá.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
- Trang trí 1 đường diềm và vẽ màu theo ý thích.
***********************
Thứ 6 ngày 4 tháng 9 năm 2015
TIẾNG VIỆT ( tiết 2 + 3)
BÀI 2C.
THẬT LÀ NGOAN
( Dạy theo tài liệu hướng dẫn)
BÀI 6.
***********************
TOÁN
LUYỆN TẬP
( Dạy theo tài liệu hướng dẫn)
***********************
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
TUẦN 2
I. MỤC TIÊU
17
- Giúp HS thấy được những ưu, khuyết điểm trong tuần qua, từ đó có hướng khắc
phục.
- Giáo dục HS tinh thần phê bình và tự phê bình.
II. CHUẨN BỊ. Nội dung sinh hoạt.
1. Lớp sinh hoạt văn nghệ:
2. Nội dung sinh hoạt:
- CTHĐTQ điều khiển sinh hoạt.
- Các nhóm trưởng báo cáo hoạt động trong tuần của nhóm.
- 2 PCTHĐTQ báo cáo hoạt động của lớp.
- Các nhóm sinh hoạt theo nhóm.
3. Đánh giá các hoạt động trong tuần :
* CTHĐTQ nhận xét tình hình của lớp và điều khiển cả lớp phê bình và tự phê bình.
* GV đánh giá chung:
a.Ưu điểm: Đã ổn định được nề nếp lớp, mua sắm đủ đồ dùng học tập.Có ý thức tự
giác làm vệ sinh lớp học. Học tập khá nghiêm túc, một số em hăng hái phát biểu xây
dựng bài.
b. Khuyết điểm: Một số bạn còn nói chuyện trong giờ học chưa chú ý nghe cô giáo
giảng bài. 1 số em còn thiếu vở bài tập BT Đạo đức.
4. Bình bầu tổ, cá nhân xuất sắc:
5. Kế hoạch tuần tới:
- Tiếp tục mua sắm dụng cụ học tập. Duy trì các nề nếp đã có.
18
TUẦN 3
Thứ 2 ngày 14 tháng 9 năm 2015
CHÀO CỜ
SINH HOẠT TẬP THỂ
***********************
HĐGD LỐI SỐNG
GIỮ LỜI HỨA (Tiết 1 )
BÀI 2.
I. MỤC TIÊU.
- HS hiểu thế nào là giữ lời hứa.
- HS hiểu vì sao phải giữ lời hứa
- HS biết giữ lời hứa với bạn bè và mọi người.
- HS có thái độ quý trọng những người biết giữ lời hứa và không đồng tình với
những người hay thất hứa.
* Kĩ năng sống:
- Kĩ năng tự tin mình có khả năng thực hiện lời hứa. Kĩ năng thương lượng với người
khác để thực hiện được lời hứa của mình.Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm về việc làm
chủ của mình
II. TIẾN TRÌNH.
Khởi động : Hoạt động cả lớp:
- Khởi động: HS chơi trò chơi “ Gieo hạt ”
Hoạt động cơ bản :
Hoạt động 1. (Hoạt động cả lớp)
Kể chuyện “Chiếc vòng bạc”.
- GV kể lại câu chuyện một cách rõ ràng- HS chú ý lắng nghe
- Một số HS đọc lại câu chuyện
Hoạt động 2. (Hoạt động nhóm)
- Cho HS thảo luận các câu hỏi:
+ Bác Hồ đã làm gì khi gặp lại các em bé sau 2 năm đi xa?
+ Em bé và mọi người cảm thấy như thế nào trước việc làm của Bác?
+ Việc làm của Bác thể hiện điều gì?
+ Theo em như thế nào là giữ lời hứa?
+ Người biết giữ lời hứa sẽ được mọi người đánh giá như thế nào?
- GV kết luận: Giữ lời hứa là thực hiện đúng điều mình đã nói, đã hứa hẹn.
Người biết giữ lời hứa sẽ được mọi người tôn trọng và tin cậy.
Một số HS nhắc lại nội dung bài
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Giữ lời hứa (t.t): xem tranh, xử lí tình huống 1,2 ở bài tập 2, liên hệ
bản thân ở bài tập 3.
***********************
TIẾNG VIỆT ( tiết 1 + 2)
BÀI 3A.
GIA ĐÌNH EM
( Dạy theo tài liệu hướng dẫn)
***********************
19
BÀI 7.
BÀI 2.
BÀI 3.
BÀI 3B.
BÀI 7.
TOÁN ( tiết 1)
ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC VÀ GIẢI TOÁN
( Dạy theo tài liệu hướng dẫn)
***********************
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI ( tiết 3)
CẦN LÀM GÌ ĐỂ CƠ QUAN HÔ HẤP LUÔN KHỎE MẠNH
( Dạy theo tài liệu hướng dẫn)
***********************
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
CƠ QUAN TUẦN HOÀN CỦA CHÚNG TA
( Dạy theo tài liệu hướng dẫn)
***********************
Thứ 3 ngày 15 tháng 9 năm 2015
TIẾNG VIỆT ( tiết 1 + 2)
LÀ NGƯỜI EM NGOAN
( Dạy theo tài liệu hướng dẫn)
***********************
TOÁN ( tiết 2)
ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC VÀ GIẢI TOÁN
( Dạy theo tài liệu hướng dẫn)
***********************
HĐGD THỂ CHẤT
TẬP HỢP HÀNG NGANG, DÓNG HÀNG, ĐIỂM SỐ
I. MỤC TIÊU.
- Biết cách tập hợp hàng dọc, hàng ngang, dóng hàng, điểm số, quay phải, quay trái.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi.
II. TÀI LIỆU - PHƯƠNG TIỆN.
- Tài liệu hướng dẫn hoạt động Giáo dục thể chất lớp 3 của VNEN
- Sách giáo viên môn thể dục lớp 3.
Hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng lớp 3 môn Thể dục.
- Vệ sinh và kiểm tra an toàn địa điểm tổ chức hoạt động.
- Còi, kẻ sân chơi.
III. TIẾN TRÌNH.
A. Hoạt động cơ bản.
Hoạt động 1. Phần khởi động (Cả lớp)
- Học sinh chạy chậm theo địa hình tự nhiên quanh sân trường, sau đó đứng tại chỗ
khởi động các khớp: cổ, cổ tay, cổ chân, hông, gối, vặn thân sang hai bên.
- Học sinh chơi trò chơi: Chạy tiếp sức.
Hoạt động 2. Phần cơ bản (Cả lớp)
Tập hợp hàng dọc, dóng hàng, quay phải, quay trái, dàn hàng, dồn hàng.
20
B. Hoạt động thực hành.
Hoạt động 1: Phần cơ bản (Cả lớp, chia tổ)
Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số.
Hoạt động 2: Phần cơ bản (Cả lớp)
Trò chơi “Tìm người chỉ huy”
Hoạt động 3: Phần kết thúc (Cả lớp)
- Đi thường theo nhịp và hát. (1 phút)
- GV cùng h/s hệ thống bài.
- GV nhận xét giờ học và giao bài tập về nhà.
2. Hoạt động ứng dụng
- Rèn luyện tư thế, tác phong chững chạc… Dưới sự hướng dẫn của gia đình em
hãy tập luyện ở nhà.
- Tự tổ chức chơi cùng các bạn ở làng xóm.
***********************
Thứ 4 ngày 16 tháng 9 năm 2015
TIẾNG ANH ( 2 tiết )
MY NAME IS ....
( Đ/C OANH DẠY)
***********************
TOÁN
XEM ĐỒNG HỒ ( tiết 1)
( Dạy theo tài liệu hướng dẫn)
UNIT 2.
BÀI 8.
***********************
TIẾNG VIỆT
LÀ NGƯỜI EM NGOAN
( Dạy theo tài liệu hướng dẫn)
BÀI 3B.
***********************
TOÁN ( TH)
ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC VÀ GIẢI TOÁN
BÀI 7.
I. MỤC TIÊU.
- Ôn lại cách tính độ dài đường gấp khúc, chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác.
- Ôn lạo cách giải bài toán có lời văn về nhiều hơn ít hơn, hơn kém nhau một số
đơn vị.
II. DỰ KIẾN BÀI TẬP.
Bài 1. Tính chu vi các hình tứ giác sau:
61 cm
B
A
66 m
B
A
55 cm
43 cm
D
57 cm
C
49 m
D
49 m
66 m
21
C
Bài 2. Lớp 3A trong đợt quyên góp ủng hộ học sinh nghèo vùng cao đã vượt dự
kiến 25 cuốn vở. Hỏi tổng số vở lớp 3A quyên góp được là bao nhiêu cuốn, biết dự
kiến số vở của mỗi lớp ủng hộ cho đợt là 50 cuốn.
Bài 3. Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài 193 m, chiều rộng ngắn hơn chiều
dài 106 m. Hỏi mảnh đất có chiều rộng bao nhiêu mét?
***********************
HĐGD THỦ CÔNG ( Tiết 1 )
GẤP CON ẾCH
I. MỤC TIÊU:
- Biết cách gấp con ếch.
- HS gấp được con ếch bằng giấy. Nếp gấp tương đối phẳng, thẳng.
- Với học sinh khéo tay: học sinh gấp được con ếch bằng giấy. Nếp gấp tương đối
phẳng, thẳng. Con ếch cân đối. Làm cho con ếch nhảy được
- HS hứng thú với giờ học gấp hình.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
- Mẫu con ếch được gấp bằng giấy màu có kích thước đủ lớn để HS quan sát.
- Tranh quy trình gấp con ếch bằng giấy.
- Bút màu hoặc giấy trắng, kéo thủ công. Bút màu đen, bút dạ màu sẫm.
III. TIẾN TRÌNH:
Khởi động: cả lớp hát bài Chú ếch con.
A. Hoạt động cơ bản
1. HS quan sát và nhận xét. ( cả nhóm)
- HS quan sát mẫu con ếch được gấp bằng giấy và hình trong SGK tr.195, thảo luận
và nhận xét.
- Đại điện nhóm trình bày kết quả thảo luận.
2. Xem hướng dẫn và thử làm. ( cả nhóm)
- HS quan sát hình và đọc hướng dẫn để cùng nhau gấp con ếch.
3. Biểu diễn thao tác gấp con ếch ( cả lớp)
- Một HS đọc quy trình gấp con ếch
- Một nhóm lên gấp con ếch.
- Lớp nhận xét các thao tác.
4. GV hướng dẫn thao tác. Học sinh củng cố, khắc sâu kiến thức( cả lớp)
- GV nhắc lại quy trình gấp con ếch.
+ Bước 1: Gấp, cắt tờ giấy hình vuông cạnh 8 ô.
+ Bước 2: Gấp hai chân trước con ếch :
+ Bước 3: Gấp tạo hai chân sau và thân con ếch.
- Gọi 1 – 2 HS nhắc lại các bước gấp.
5. Thực hành. ( cá nhân)
- GV yêu cầu HS thực hành gấp con ếch trên giấy nháp giờ sau chúng ta tiếp thực
hành gấp con ếch và trưng bày sản phẩm.
***********************
Thứ 5 ngày 17 tháng 9 năm 2015
HĐGD ÂM NHẠC
22
HỌC HÁT.
BÀI 8.
BÀI 3C.
BÀI CA ĐI HỌC ( lời 1)
( Đ/C Chinh dạy )
***********************
TOÁN
XEM ĐỒNG HỒ ( tiết 2)
( Dạy theo tài liệu hướng dẫn)
***********************
TIẾNG VIỆT
CHÁU YÊU BÀ
( Dạy theo tài liệu hướng dẫn)
***********************
HĐGD THỂ CHẤT
ÔN ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ.
I.MỤC TIÊU.
- Biết cách tập hợp hàng ngang, dóng thẳng hàng ngang, điểm số, quay trái, quay
phải.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được.
II- TÀI LIỆU- PHƯƠNG TIỆN.
- Tài liệu hướng dẫn hoạt động Giáo dục thể chất lớp 3 của VNEN.
- Sách giáo viên môn thể dục lớp 3.
Hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng lớp 3 môn Thể dục.
- Vệ sinh và kiểm tra an toàn địa điểm tổ chức hoạt động.
- Còi, kẻ sân chơi
III- TIẾN TRÌNH.
A. Hoạt động cơ bản.
Hoạt động 1. Phần khởi động (Cả lớp)
- Học sinh chạy chậm theo địa hình tự nhiên quanh sân trường, sau đó đứng tại chỗ
khởi động các khớp: cổ, cổ tay, cổ chân, hông, gối, vặn thân sang hai bên.
- HS chơi trò chơi: Chui qua hầm.
Hoạt động 2. Phần cơ bản (Cả lớp)
Tập hợp hàng dọc, dóng hàng, quay phải, quay trái, dàn hàng, dồn hàng.
B. Hoạt động thực hành.
Hoạt động 1: Phần cơ bản (Cả lớp, chia tổ)
Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng. ( cả nhóm)
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm tập luyện. Sau đó lần lượt các thành viên trong
nhóm lên điều khiển.
- Nhóm trưởng vừa hô vừa quan sát.
- GV quan sát đến các nhóm nhắc nhở, giúp đỡ, động viên.
Báo cáo kết quả hoạt động (cả lớp)
- Đại diện nhóm lên báo cáo kết quả luyện tập.
- Tổ chức thi đua từng nhóm. GV nhận xét, đánh giá kết quả thực hành của HS.
Hoạt động 2: Phần cơ bản (Cả lớp)
23
Ôn đi đều theo nhịp 1 - 4 hàng dọc theo vạch kẻ sẵn. ( cả nhóm)
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm tập luyện. Sau đó lần lượt các thành viên trong
nhóm lên điều khiển.
- Nhóm trưởng vừa hô vừa quan sát.
- GV quan sát đến các nhóm nhắc nhở, giúp đỡ, động viên.
Báo cáo kết quả hoạt động (cả lớp)
- Đại diện nhóm lên báo cáo kết quả luyện tập.
- Tổ chức thi đua từng nhóm
- GV nhận xét, đánh giá kết quả thực hành của HS.
Hoạt động 3: Phần kết thúc (Cả lớp)
Chơi trò chơi “ Tìm người chỉ huy”
- GV Phổ biến cách chơi, luật chơi.
- HS thực hiện chơi trò chơi : “ Tìm người chỉ huy”
- Lớp thực hiện, GV theo dõi chỉnh sửa.
2. Hoạt đông ứng dụng
- Với sự giúp đỡ của gia đình em hãy tự hô và thực hiện lại các động tác như: tập hợp
hàng ngang, dóng hàng, điểm số, quay trái, quay phải.
- Kể cho bố mẹ nghe về những điều thú vị của trò chơi “ Tìm người chỉ huy”.
***********************
TIẾNG VIỆT ( TH – 2 tiết)
LÀ NGƯỜI EM NGOAN
BÀI 3B.
I.MỤC TIÊU
- Tiếp tục nhận biết hình ảnh so sánh trong các câu văn câu thơ.
II. DỰ KIẾN BÀI TẬP.
Bài 1. Hãy xếp các từ trên vào hai nhóm: bảng con, phấn , ngoan ngoãn, chăm chỉ,
sách vở, thước, giấy, cần cù, hiền lành, hung dữ, ngắn, dài, con chim.
Nhóm 1: Từ ngữ chỉ sự vật.
Nhóm 2: Từ ngữ chỉ đắc điểm và tính chất của sự vật.
Bài 2. Trong các câu thơ, câu văn dưới đây, tác giả đã so sánh hai sự vật nào với
nhau?
a.
Trăng tròn như mắt cá
Chẳng bao giờ chớp mi
b.
Bà em ở làng quê
Lưng còng như dấu hỏi.
c. Nhìm từ xa những mảng tường vàng, ngói đỏ như những cánh hoa lấp ló trong cây.
Bài 3. Đặt 3 câu theo mẫu Ai là gì?
***********************
HĐGD MĨ THUẬT
NẶN HOẶC VẼ, XÉ, DÁN HÌNH CON VẬT
I. MỤC TIÊU.
- HS nhận biết hình dáng của con vật.
- HS biết cách nặn, xé dán được con vật.
- Nhận biết vẻ đẹp của hình dáng con vật khi hoạt động.
24
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN.
GV: - Sưu tầm tranh ảnh về các dáng con vật
- Bài thực hành của học sinh lớp trước. Đất nặn, giấy màu,...
HS: - Đất nặn, các đồ dùng để nặn, vở, giấy màu, hồ dán,...
II. TIẾN TRÌNH.
A. Hoạt động cơ bản.
- GV giới thiệu một số hình dáng con vật đang hoạt động.
B. Hoạt động thực hành.
Hoạt động 1. Quan sát, nhật xét. ( cả lớp)
- GV cho HS xem tranh ảnh 1 số dáng con vật và đặt câu hỏi:
+ Con vật đang làm gì ?
+ Gồm những bộ phận chính nào ?
+ Màu sắc ?
- GV cho học sinh xem bài nặn của học sinh khác lớp trước. GV tóm tắt.
Hoạt động 2. Hướng dẫn cách nặn, xé dán. ( cả lớp)
* Cách nặn.
GV yêu cầu học sinh nêu cách nặn.
- GV nặn minh họa và hướng.
+ Nặn từng bộ phận rồi ghép,dính với nhau và tạo dáng.
+ Từ 1 thỏi đất nặn thành con vật.
* Cách xé dán:
GV yêu cầu học sinh nêu cách xé, dán.
- GV minh họa.
+ Chọn màu giấy cho các bộ phận: đầu, mình
+ Xé các bộ phận và xé thêm hình ảnh phụ
+ Sắp xếp hình ảnh và dán hình phù hợp.
Hoạt động 2. Thực hành. ( cả nhóm)
- GV yêu cầu HS chia nhóm.
- GV bao quát lớp, nhắc nhở các nhóm tìm và nặn theo chủ đề. Nặn bộ phận chính
trước nặn chi tiết và tạo dáng cho sinh động, ...
- GV giúp đỡ, động viên học sinh yếu.
* Nhận xét, đánh giá.
- GV yêu cầu các nhóm trình bày sản phẩm.
- GV gọi 2 đến 3 học sinh nhận xét.
- GV nhận xét, đánh giá bổ sung.
3. Hoạt động ứng dụng
- Cho bố mẹ xem bài của mình.
BÀI 3C.
***********************
Thứ 6 ngày 18 tháng 9 năm 2015
TIẾNG VIỆT ( tiết 2 + 3)
CHÁU YÊU BÀ
( Dạy theo tài liệu hướng dẫn)
***********************
25