TUẦN 1
Thứ tư ngày 20 tháng 8 năm 2014
CHÀO CỜ
SINH HOẠT TẬP THỂ
************
HĐGD LỐI SỐNG
KÍNH YÊU BÁC HỒ
( Tiết 1)
A. MỤC TIÊU
- Học sinh biết: Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, có công lao to lớn đối với đất nước, dân
tộc.
- Biết được tình cảm giữa thiếu nhi với Bác Hồ và của Bác Hồ đối với thiếu nhi.
- HS thực hiện theo năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng. Có tình cảm kính yêu và
biết ơn Bác Hồ.
- Biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện năm điều Bác Hồ dạy.
B. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
- Các bài thơ, bài hát, truyện tranh về Bác Hồ. Tình cảm giữa Bác Hồ và thiếu nhi.
C. TIẾN TRÌNH
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
Khởi động: Học sinh hát bài “Như có Bác trong ngày vui đại thắng”, nhạc và lời của
Phạm Tuyên.
- Học sinh đọc mục tiêu của bài.
Hoạt động theo nhóm:
Bài 1: Quan sát từng bức ảnh ? Nêu nội dung và đặt tên cho từng bức ảnh ?
- Bác sinh ngày tháng nào ? Quê Bác ở đâu ? Bác còn có những tên gọi nào khác ?
- Bác Hồ sinh ngày 19 – 5 – 1890
(Quê bác ở Làng Sen, xã Kim Liên, Nam Đàn,Nghệ An. Bác còn có tên khác như:
Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh hồi còn nhỏ tên là Nguyễn Sinh
Cung).
1. Phân tích chuyện “Các cháu vào đây với Bác” trang 3- vở BT Đạo đức lớp 3
Hoạt động theo nhóm:
Cá nhân đọc thầm truyện, các nhóm thảo luận theo câu hỏi sau:
- Qua câu chuyện em thấy tình cảm giữa Bác Hồ và thiếu nhi như thế nào ? Thiếu nhi
phải làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ ?
* Kết luận: Các cháu thiếu nhi rất yêu quý Bác Hồ, Bác Hồ cũng rất yêu quý và quan
tâm đến các cháu thiếu nhi. Để tỏ lòng kính yêu Bác Các em cần ghi nhớ và thực hiện
tốt 5 điều Bác Hồ dạy.
2. Chia sẻ và trải nghiệm:
Hoạt động theo nhóm đôi:
Bài tập 3: Tìm hiểu về 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng: Các nhóm tìm một số
biểu hiện cụ thể của một trong 5 điều Bác dạy ?
Hoạt động cả lớp:
- Hết thời gian thảo luận nhóm HS báo cáo kết quả bài làm với giáo viên.
- Các nhóm khác nhận xét đánh giá và bổ sung ý kiến.
- Giáo dục HS ghi nhớ và thực hiện tốt 5 điều Bác dạy. Sưu tầm các bài hát, bài thơ,
chuyện kể về Bác đối với thiếu nhi.
- HS đọc các câu chuyện, bài thơ hoặc các bài hát có nội dung nói về Bác Hồ với thiếu
nhi .
* Rút ra ghi nhớ.
Tháp mười đẹp nhất bông sen
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ.
Hoạt động theo nhóm:
Bài tập 4: Em đã thực hiện được những điều nào trong Năm điều Bác Hồ dạy thiếu
niên, nhi đồng?
Còn điều nào em chưa thực hiện tốt? Vì sao? Em dự định sẽ làm gì trong thời gian
tới?
Các nhóm thông báo kết quả với giáo viên. Giáo viên đánh giá kết quả học tập của HS.
**************************************************
HĐGD THỦ CÔNG
GẤP TÀU THỦY HAI ỐNG KHÓI
( Tiết 1)
A. MỤC TIÊU
- HS biết cách gấp tàu thủy hai ống khói.
- Gấp được tàu thủy hai ống khói. Các nếp gấp tương đối phẳng. Tàu thuỷ tương đối
cân.
Với HS khéo tay: Gấp được tàu thuỷ hai ống khói. Các nếp gấp thẳng, phẳng. Tàu thuỷ
cân đối.
- HS yêu thích gấp hình.
B. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
- Một chiếc tàu thủy có hai ống khói đã gấp sẵn.
- Tranh quy trình gấp tàu thủy hai ống khói. Giấy nháp, giấy thủ công, bút màu, kéo thủ
công.
C. TIẾN TRÌNH
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1. Học sinh quan sát và tìm hiểu hình dáng, đặc điểm của hình mẫu:
Hoạt động cả nhóm
Giáo viên giới thiệu mẫu tàu thủy 2 ống khói được gấp bằng giấy và đặt câu hỏi định
hướng để học sinh tự quan sát, tìm hiểu, rút ra đặc điểm, hình dáng của tàu thủy mẫu.
- Tàu thủy có 2 ống khói có hình dáng như thế nào?
- Tàu thủy có những bộ phận nào giống nhau?
- Tàu thủy được gấp bằng chất liệu gì?
- Tàu thủy thả xuống nước có nổi được không?
GV gợi ý để học sinh tìm hiểu thêm.
- Hình mẫu chỉ là đồ chơi được gấp gần giống như tàu thủy. Trong thực tế tàu thủy
được làm bằng sắt, thép và có cấu tạo phức tạp hơn nhiều, tàu thủy dùng để chở hành
khách, vận chuyển hàng hóa trên sông, biển.
- Gọi một học sinh lên bảng mở dần tàu thủy mẫu cho đến khi trở lại tờ giấy hình
vuông ban đầu, học sinh cả lớp quan sát.
(Xem hình trong SGV)
2. Giáo viên hướng dẫn mẫu:
Hoạt động cả lớp
Bước 1: Gấp, cắt tờ giấy thành hình vuông.
Bước 2: Gấp lấy điểm giữa và 2 đường dấu gấp giữa hình vuông.
Gấp tờ giấy hình vuông làm 4 phần bằng nhau để lấy điểm O và hai đường dấu gấp
giữa hình vuông. Mở tờ giấy ra (H.2)
(Xem hình trong SGV)
Bước 3: Gấp thành tàu thủy 2 ống khói (SGK).
Chú ý: Trong bước 1, cần gấp và cắt sao cho 4 cạnh hình vuông thẳng và bằng nhau thì
hình gấp mới đẹp. Sau mỗi lần gấp, cần miết kĩ các đường gấp cho phẳng.
Giáo viên gọi 1 hoặc 2 học sinh lên bảng thao tác lại các bước gấp tàu thủy 2 ống khói.
Trong quá trình học sinh thao tác, giáo viên và học sinh cả lớp quan sát. Giáo viên sửa
chữa, uốn nắn lại những thao tác học sinh chưa thực hiện đúng và nhận xét.
Trong các thao tác gấp, thao tác cuối cùng (kéo hình vuông nhỏ để tạo ống khói, thân
và mũi tàu) là khó hơn cả, giáo viên cần hướng dẫn kĩ hoặc có thể hướng dẫn lại để học
sinh cả lớp nắm chắc cách thực hiện.
******************************************************************
Thứ năm ngày 21 tháng 8 năm 2014
TIẾNG ANH ( 2 TIẾT )
( Đ/C OANH DẠY
*************************************
HĐGD MĨ THUẬT
VẼ THEO MẪU: VẼ CON VẬT NUÔI QUEN THUỘC
I. MỤC TIÊU:
- Biết quan sát, nhận xét về đặc điểm, hình dáng của một số con vật quen thuộc.
- Biết cách vẽ con vật. Vẽ được hình con vật theo trí nhớ.
- Đối với HS khá, giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
- Tranh về các con vật. Hình gợi ý cách vẽ.
- Vở tập vẽ. Bút chì, tẩy, màu.
III. TIẾN TRÌNH
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
Khởi động: Giáo viên giới thiệu một số con vật nuôi quen thuộc trong gia đình.
1. Tìm hiểu về đôi nét về một con vật nuôi quen thuộc
Hoạt động cả nhóm
- HS quan sát và thảo luận nhóm để nhận biết: Tên các con vật (mèo, trâu, chó, thỏ)
Hoạt động cả lớp
- Đại diện các nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét bổ sung.
Hoạt động cả nhóm
- HS tiếp tục thảo luận: Cách vẽ con vật
+ Hình dáng bên ngoài và các bộ phận (đầu, mình, chân, đuôi)
+ Sự khác nhau của các con vật.
Hoạt động cả lớp
- GV giới thiệu hình ảnh một số con vật, gợi ý để HS nhận biết :
- HS tả lại đặc điểm một vài con vật (hình dáng, các bộ phận chính, màu sắc).
2. Tìm hiểu cách vẽ một con vật nuôi quen thuộc
Hoạt động nhóm:
- Thảo luận về cách vẽ :
+ Vẽ các bộ phận chính trước : đầu, mình.
+ Vẽ tai, chân, đuôi, … sau.
- Gợi vẽ phác các dáng hoạt động của con vật : đi, đứng, chạy, …
Hoạt động cả lớp
- Cho HS xem các bước vẽ minh họa để chọn con vật và vẽ theo trí nhớ. Nhớ lại những
đặc điểm để vẽ.GV gợi ý HS vẽ thêm một số hình ảnh khác cho sinh động.
B. HOẠT ĐỘNGT HỰC HÀNH
Hoạt động cả lớp
GV hướng dẫn HS
+ Vẽ hình vừa với phần giấy.
+ Chọn con vật và vẽ theo trí nhớ.
- Vẽ hình theo cách hướng dẫn vào phần giấy.
- HS vẽ màu theo ý thích và vẽ có đậm, có nhạt.
Hoạt động cá nhân
- HS làm bài. GV quan sát và bao quát lớp.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
- Cho bố mẹ xem tranh vẽ con vật. Vẽ một con vật khác mà em thích.
IV. ĐÁNH GIÁ
- GV sắp xếp và giới thiệu bài vẽ các con vật theo từng nhóm.
- HS nhận xét chung về hình dáng, đặc điểm, màu sắc con vật thể hiện trong bài vẽ.
- Khen gợi, động viên HS có bài vẽ đẹp.
*****************************************************************
Thứ sáu ngày 22 tháng 8 năm 2014
HĐGD THỂ CHẤT
GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH
TRÒ CHƠI “ NHANH LÊN BẠN ƠI”
I. MỤC TIÊU
- Biết được những điểm cơ bản của chương trình và một số nội quy tập luyện trong giờ
học thể dục lớp 3.
- Biết cách tập hợp hàng dọc, quay trái, đứng nghỉ, đứng nghiêm, biết cách dồn hàng,
dàn hàng, chào báo cáo, xin phép ra vào lớp.
- Bước đầu biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
- Sách giáo viên môn Thể dục lớp 3.
- Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức môn Thể dục lớp 3.
- Vệ sinh và kiểm tra an toàn địa điểm tổ chức hoạt động.
III. TIẾN TRÌNH
Khởi động; Giáo viên hướng dẫn cho HS vừa hát vừa giậm chân ( Bài hát: Em yêu
trường em) di chuyển thành 4 hàng dọc sau đó khởi động: cổ tay, cổ chân, hông, gối,
văn thân sang hai bên.
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
Hoạt động cả lớp: GV Phân công tổ nhóm luyện tập.
- Chọn cán sự môn học.
- GV nhắc lại nội quy tập luyện và phổ biến nội dung yêu cầu môn học .
- Chỉnh đốn trang phục, vệ sinh.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
1. HS ôn lại một số động tác đội hình đội ngũ đã học ở lớp 1 và 2.
Hoạt động cả lớp:
- Cả lớp cùng thực hiện lại các động tác như: dóng hàng, điểm số, quay phải ( trái )
nghiêm ( nghỉ ), dàn hàng, dồn hàng …
-GV theo dõi chỉnh sửa.
Hoạt động nhóm:
- Nhóm trưởng điều khiển cho nhóm mình thực hiện lại các động tác như: dóng hàng,
điểm số, quay phải ( trái ) nghiêm ( nghỉ ), dàn hàng, dồn hàng …
- Giáo viên quan sát đến các nhóm nhắc nhở, giúp đỡ động viên.
Hoạt động cả lớp:
- Các nhóm lên báo cáo kết quả tập luyện.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
2. Trò chơi: “ Nhanh lên bạn ơi”
- GV nhắc lại cách chơi.
- Thực hiện trò chơi “ Nhanh lên bạn ơi ”
- Lớp thực hiện, GV theo dõi chỉnh sửa.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
- Với sự giúp đỡ của gia đình em hãy tự hô và thực hiện lại các động tác như: dóng
hàng, điểm số, quay phải ( trái ) nghiêm ( nghỉ ), dàn hàng, dồn hàng …
- Kể cho bố mẹ nghe về những điều thú vị của trò chơi “ Nhanh lên bạn ơi"
********************************************************************
Thứ hai ngày 25 tháng 8 năm 2014
HĐGD THỂ CHẤT
GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH
TRÒ CHƠI “ NHANH LÊN BẠN ƠI”
I. MỤC TIÊU
- Biết cách tập hợp hàng dọc, quay trái, đứng nghỉ, đứng nghiêm, biết cách dồn hàng,
dàn hàng, chào báo cáo, xin phép ra vào lớp.
- Bước đầu biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
- Sách giáo viên môn Thể dục lớp 3.
- Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức môn Thể dục lớp 3.
- Vệ sinh và kiểm tra an toàn địa điểm tổ chức hoạt động.
III. TIẾN TRÌNH
Khởi động: Giáo viên hướng dẫn cho HS vừa hát vừa giậm chân ( Bài hát: Em yêu
trường em) di chuyển thành 4 hàng dọc sau đó khởi động: cổ tay, cổ chân, hông, gối,
văn thân sang hai bên.
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
Hoạt động cả lớp: Phân công tổ nhóm luyện tập.
- Chọn cán sự môn học.
- GV nhắc lại nội quy tập luyện và phổ biến nội dung yêu cầu môn học .
- Chỉnh đốn trang phục, vệ sinh.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
1. HS ôn lại một số động tác đội hình đội ngũ đã học ở lớp 1 và 2.
Hoạt động cả lớp:
- Cả lớp cùng thực hiện lại các động tác như: dóng hàng, điểm số, quay phải ( trái )
nghiêm ( nghỉ ), dàn hàng, dồn hàng …
-GV theo dõi chỉnh sửa.
Hoạt động nhóm:
- Nhóm trưởng điều khiển cho nhóm mình thực hiện lại các động tác như: dóng hàng,
điểm số, quay phải ( trái ) nghiêm ( nghỉ ), dàn hàng, dồn hàng …
- Giáo viên quan sát đến các nhóm nhắc nhở, giúp đỡ động viên.
Hoạt động cả lớp:
- Các nhóm lên báo cáo kết quả tập luyện. Giáo viên nhận xét đánh giá.
2. Trò chơi: “ Nhanh lên bạn ơi”
- GV nhắc lại cách chơi.
- Thực hiện trò chơi “ Nhanh lên bạn ơi ”
- Lớp thực hiện, GV theo dõi chỉnh sửa.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
- Với sự giúp đỡ của gia đình em hãy tự hô và thực hiện lại các động tác như: dóng
hàng, điểm số, quay phải ( trái ) nghiêm ( nghỉ ), dàn hàng, dồn hàng …
- Kể cho bố mẹ nghe về những điều thú vị của trò chơi “ Nhanh lên bạn ơi"
*********************************************************************
Thứ ba ngày 26 tháng 8 năm 2014
HĐGD ÂM NHẠC
( Đ/c Chinh dạy)
****************************
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
TUẦN 1
A. MỤC TIÊU
- Giúp HS thấy được những ưu, khuyết điểm trong tuần qua, từ đó có hướng khắc phục.
- Giáo dục HS tinh thần phê bình và tự phê bình.
B. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Lớp sinh hoạt văn nghệ:
2. Nội dung sinh hoạt:
- CT hội đồng tự quản điều khiển sinh hoạt.
- Các nhóm trưởng báo cáo hoạt động trong tuần của nhóm.
- 2 PCT hội đồng tự quản báo cáo hoạt động của lớp.
- Các nhóm sinh hoạt theo nhóm.
3. Đánh giá các hoạt động trong tuần :
* CT hội đồng tự quản nhận xét tình hình của lớp và điều khiển cả lớp phê bình và tự
phê bình.
* GV đánh giá chung:
a.Ưu điểm: Đã ổn định được nề nếp lớp, mua sắm đủ đồ dùng học tập.Có ý thức tự
giác làm vệ sinh lớp học. Học tập khá nghiêm túc, một số em hăng hái phát biểu xây
dựng bài.
b. Khuyết điểm: Một số bạn còn nói chuyện trong giờ học chưa chú ý nghe cô giáo
giảng bài. 1 số em còn thiếu vở bài tập BT Đạo đức.
4. Bình bầu tổ, cá nhân xuất sắc:
5. Kế hoạch tuần tới:
- Tiếp tục mua sắm dụng cụ học tập. Duy trì các nề nếp đã có.
BÀI TẬP BỔ SUNG TUẦN 1
TIẾNG VIỆT
BÀI 1A
BỔ SUNG
- Thi đọc phân vai trong nhóm, trước lớp
****************************************
TIẾNG VIỆT
BÀI 1B
BỔ SUNG
Bài 1: Tìm từ chỉ sự vật trong khổ thơ sau:
Hạt gạo làng ta
Có vị phù sa
Của sông Kinh Thầy
Có hương sen thơm
Trong hồ nước đầy
Có lời mẹ hát
Ngọt bùi hôm nay.
Bài 2: Tìm những sự vật được so sánh với nhau trong các khổ thơ sau:
a)Sương trắng viền quanh núi
Như một chiếc khăn bông
b) Bà em ở làng quê
Lưng còng như dấu hỏi.
Bài 3: Tìm các từ chỉ sự vật trong khổ thơ sau:
Yêu sao cảnh đẹp quê mình
Cây đa giếng nước, mái đình uốn cong.
Rập rờn chị bướm chị ong
Đường làng mát rượi nhuộm trong nắng chiều.
Bài 3: Thêm vào những từ chỉ sự vật được so sánh trong những câu sau:
- Béo như …
- Gầy như…
- Cao như…
- Xanh như…
- Nhanh như ….
****************************
TIẾNG VIỆT
BÀI 1C
BỔ SUNG
Bài 1: Tìm các từ chỉ sự vật trong khổ thơ sau:
Yêu sao cảnh đẹp quê mình
Cây đa giếng nước, mái đình uốn cong.
Rập rờn chị bướm chị ong
Đường làng mát rượi nhuộm trong nắng chiều.
Bài 2: Thêm vào những từ chỉ sự vật được so sánh trong những câu sau:
- Béo như …
- Gầy như…
- Cao như…
- Xanh như…
- Nhanh như ….
TOÁN
BÀI 1
BÀI TẬP BỔ SUNG
1.Tìm số lớn nhất, số bé nhất trong các số sau: 537; 701; 492; 609; 573; 476
2. So sánh các số sau:
356 ….356
29+ 100….. 100 + 28
170 + 50 …. 150 + 70
255 - 55 ….. 255 - 60
3. Cho các số vùa lớn hơn 900 vừa bé hơn 1000. Tìm số lớn nhất và bé nhất trong các
số đó.
****************************
TOÁN
BÀI 2
BỔ SUNG
1. Đặt tính rồi tính:
467 + 121 281 + 317 626 + 343 581 - 270
2.Điền số thích hợp vào chỗ chấm:
35…
1 ..3
72 …
+
+
6 ..3
55…
2…4
.. 84
...79
..21
3. Tính nhanh :
a) 82 + 70 + 18 + 30
b) 84 + 59 + 16 + 41
c) 1 + 2 + 3 + 4 + 5 + 6 + 7 + 8 + 9 + 10
BỔ SUNG
1. Đặt tính rồi tính:
467 + 121 281 + 317
2.Điền số thích hợp vào chỗ chấm:
35…
1 ..3
+
+
6 ..3
55…
.. 84
...79
6..3
24….
. .21
626 + 343 581 - 270
72 …
2…4
..21
6..3
24….
. .21
****************************
TOÁN
BÀI 3
BỔ SUNG
1. Đặt tính rồi tính:
267 + 424 381 + 577 126 + 443 581 + 275
2. Thùng thứ nhất có 155 lít dầu. Thừng thứ hai có nhiều hơn thùng thứ nhất 78 lít dầu.
Hỏi thùng thứ hai có bao nhiêu lít dầu
3. Điền dấu phép tính thích hợp ( + ; - ; x ; : ) vào chỗ chấm để có kết quả đúng:
3… 2 … 2… 0 = 5