Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Đề tài Đánh giá hiện trạng môi trường nước và không khí và chất thải rắn do hoạt động công nghiệp ở tỉnh Hòa Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (753.82 KB, 97 trang )

Đề tài: Đánh giá hiện trạng môi trƣờng nƣớc và không khí và chất thải rắn do
hoạt động công nghiệp ở tỉnh Hòa Bình

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Nghị quyết số 37 – NQ/TW của Bộ chính trị về phát triển kinh tế - xã hội
vùng TDMN Bắc Bộ được ban hành cùng các quyết định của Thủ tướng
Chính phủ đã giúp cho nền kinh tế - xã hội của các tỉnh TDMN Bắc Bộ thay
đổi nhanh chóng. Hòa Bình – cửa ngõ của khu vực Tây Bắc, là một trong
những tỉnh có sự chuyển mình nhanh chóng theo kịp với xu thế phát triển
chung trong cả nước.
Trong giai đoạn năm 2001 – 2005, tăng trưởng kinh tế (tính theo GDP,
không tính thủy điện Hòa Bình) của tỉnh đạt mức khá cao, bình quân 5 năm là
8%/năm, cao hơn so với giai đoạn 1996 – 2000, đạt mục tiêu đã đề ra trong
quy hoạch được phê duyệt năm 2001. Giai đoạn 2006 – 2010 tốc độ tăng
trưởng GDP của tỉnh đạt 12,0%. Trong đó công nghiệp, xây dựng vẫn luôn là
ngành kinh tế đi đầu, tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2001 – 2005 là 15,2
%, giai đoạn 2006 – 2010 đạt 20,7%.
Đánh giá được vai trò quan trọng của mình, dưới sự chỉ đạo của Bộ
Công thương, Bộ trưởng Bộ kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa
Bình, Sở Công thương tỉnh Hòa Bình đã thực hiện dự án “ Quy hoạch phát
triển Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2008 –
2015, định hướng đến năm 2020”.
Trong Dự án quy hoạch phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp
đã chỉ rõ hai trong năm quan điểm phát triển công nghiệp của tỉnh là :
+ Phát triển công nghiệp cần đảm bảo giữ gìn, bảo tồn các di sản thiên
nhiên, các công trình văn hóa, các di tích lịch sử và bảo vệ môi trường sinh thái.
+ Phát triển công nghiệp tỉnh phải gắn với yếu tố bảo vệ môi trường, đảm
bảo phát triển bền vững và tăng cường củng cố tiềm lực quốc phòng an ninh.

1




Đề tài: Đánh giá hiện trạng môi trƣờng nƣớc và không khí và chất thải rắn do
hoạt động công nghiệp ở tỉnh Hòa Bình

Hàng năm UBND tỉnh vẫn trích một phần ngân sách phục vụ sự nghiệp
bảo vệ môi trường. Trong đó có phần kinh phí cho hoạt động quan trắc môi
trường hàng năm nhằm đánh giá chất lượng môi trường của địa phương.
Mặt khác, thực trạng về ô nhiễm môi trường do hoạt động công nghiệp ở
tỉnh Hòa Bình vẫn đang xảy ra và có xu hướng nghiêm trọng hơn cùng với sự
gia tăng các khu, cụm công nghiệp và các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp. Việc đánh giá hiện trạng và dự báo mức độ ô nhiễm môi trường
do hoạt động công nghiệp hiện tại và theo quy hoạch phát triển công nghiệp
đến năm 2020 là một việc làm cần thiết.
Bản thân sinh ra và lớn lên trên mảnh đất quê hương Hòa Bình, học viên
cao học muốn đóng góp một phần công sức của mình vào công tác bảo vệ môi
trường toàn tỉnh trước sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp nói riêng
và các ngành kinh tế trong tỉnh nói chung. Vì vậy, tôi đã chọn đề tài :“ Đánh
giá hiện trạng môi trƣờng nƣớc và không khí và chất thải rắn do hoạt
động công nghiệp ở tỉnh Hòa Bình”
1.2. Mục đích, nhiệm vụ và giới hạn của đề tài
1.2.1. Mục đích
- Đánh giá hiện trạng môi trường nước và không khí do ảnh hưởng của
hoạt động công nghiệp.
- Đề xuất một số biện pháp giảm thiểu tác động tới môi trường trong
hoạt động công nghiệp.
1.2.2. Nhiệm vụ
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về vấn đề môi trường – công nghiệp. Khái
quát chung về các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động công nghiệp và tình hình
phát triển công nghiệp tỉnh Hòa Bình trong những năm gần đây.

- Đánh giá những tác động tới môi trường nước và không khí do hoạt
động công nghiệp dựa trên một số chỉ tiêu về định lượng.
- Trên cơ sở quy hoạch phát triển công nghiệp của tỉnh đến năm 2020 dự
báo những tác động tới môi trường của hoạt động công nghiệp.

2


Đề tài: Đánh giá hiện trạng môi trƣờng nƣớc và không khí và chất thải rắn do
hoạt động công nghiệp ở tỉnh Hòa Bình

- Đề xuất một số phương hướng, giải pháp hạn chế những ảnh hưởng tiêu
cực của hoạt động công nghiệp tới môi trường nước và không khí.
1.2.3. Giới hạn của đề tài
- Về không gian :đề tài chỉ tập trung nghiên cứu hiện trạng môi trường
nước và không khí do phát triển công nghiệp tỉnh Hòa Bình.
- Về thời gian :lựa chọn hai mốc thời gian năm 2007 và năm 2010 là hai
năm có số liệu đầy đủ nhất và gần đây nhất về hiện trạng môi trường nước và
không khí của Hòa Bình.
- Các chỉ tiêu lựa chọn để đánh giá :
+ Môi trường không khí :bụi, CO2, NO2, CO, SO2.
+ Môi trường nước :pH, BOD, COD, TSS, Colifform.
1.3. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu đề tài
1.3.1. Phương pháp luận
1.3.1.1. Quan điểm hệ thống
Quan điểm hệ thống là một trong những quan điểm được sử dụng rộng
rãi trong nghiên cứu các vấn đề môi trường do tính chất tổng thể của đối
tượng nghiên cứu. Mỗi một thành phần tự nhiên là một hợp phần của thể tự
nhiên, bản thân mỗi tổng thể là một hệ thống, hệ thống tự nhiên này không
tách khỏi sự tác động tương hỗ với hệ thống kinh tế - xã hội. Trong quá

trình lao động và sản xuất, khi ta tác động làm thay đổi thành phần này sẽ
kéo theo sự thay đổi của thành phần khác và làm thay đổi cả hệ thống.
Theo quan điểm này, khi nghiên cứu một vấn đề cụ thể nào đó phải đặt nó
trong quan hệ với nhiều vấn đề, các yếu tố trong hệ thống cao hơn và trong
các cấp phân vị thấp hơn.
Trong đề tài nghiên cứu đã vận dụng quan điểm hệ thống vào việc
nghiên cứu mối quan hệ tác động qua lại giữa hai hệ thống tự nhiên và hệ
thống kinh tế - xã hội. Các hoạt động phát triển kinh tế đã tác động tới các
thành phần tự nhiên, làm biến đổi chúng. Và đến một ngưỡng nhất định nào

3


Đề tài: Đánh giá hiện trạng môi trƣờng nƣớc và không khí và chất thải rắn do
hoạt động công nghiệp ở tỉnh Hòa Bình

đó, các thành phần môi trường của tự nhiên sẽ tác động trở lại đến hoạt động
sống của con người.
Sự phát triển các khu, cụm công nghiệp ở tỉnh Hòa Bình đã sử dụng
được các nguồn lực, thế mạnh sẵn có, thu hút vốn đầu tư đưa nền kinh tế của
tỉnh lên bước phát triển mới. Song hành với việc phát triển này là môi trường
ngày càng bị ô nhiễm nhất là môi trường không khí và môi trường nước. Môi
trường bị ô nhiễm sẽ làm ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và hoạt động sản xuất
của con người. Bởi vậy, mối quan hệ giữa môi trường và các hoạt động của
con người luôn là định hướng phát triển một nền kinh tế bền vững.
1.3.1.2. Quan điểm lãnh thổ
Trong nghiên cứu, đánh giá các đối tượng địa lí đều gắn liền với một
lãnh thổ, một địa phương cụ thể. Do vậy, tất cả các vấn đề nghiên cứu đều
không tách rời lãnh thổ đó. Trong một lãnh thổ thường có sự phân hóa nội tại,
đồng thời lãnh thổ đó cũng có mối quan hệ với các lãnh thổ xung quanh trên

phương diện tự nhiên, kinh tế, văn hóa…Chính vì thế, cần phải đặt đối tượng
nghiên cứu trong một không gian lớn hơn thì mới có thể hiểu, phân tích vấn
đề một cách chính xác và chắc chắn.
Trong đề tài này, quan điểm lãnh thổ được vận dụng trong nghiên cứu
tác động của từng khu, cụm công nghiệp đến môi trường. Cụ thể, xác định
một cách tương đối các khu vực khác nhau xung quanh các khu, cụm công
nghiệp đã bị ô nhiễm hoặc chưa bị ô nhiễm để có biện pháp xử lý và quản lý
thích hợp nhằm hạn chế mức độ ô nhiễm.
1.3.1.3. Quan điểm tổng hợp
Quan điểm tổng hợp là một quan điểm truyền thống trong nghiên cứu
môi trường. Quan điểm này thể hiện trong cả nội dung và phương pháp
nghiên cứu. Quan điểm tổng hợp đòi hỏi phải nhìn nhận các sự vật, các quá
trình địa lí trong mối quan hệ tương tác với nhau.

4


Đề tài: Đánh giá hiện trạng môi trƣờng nƣớc và không khí và chất thải rắn do
hoạt động công nghiệp ở tỉnh Hòa Bình

Trong đề tài, trước hết cần nghiên cứu đánh giá từng yếu tố của môi
trường nước, không khí, khối lượng và thành phần chất thải rắn trong từng
khu vực xung quanh các khu, cụm công nghiệp. Sau đó, đánh giá tổng hợp và
đưa ra nhận định chung đối với toàn khu vực nghiên cứu.
1.3.1.4. Quan điểm lịch sử
Mỗi sự vật, hiện tượng đều gắn với một hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Để có
những đánh giá khách quan với đối tượng nghiên cứu cần phải xem xét đối
tượng tại một thời điểm nhất định. Bên cạnh đó, đối tượng này cũng không
ngừng vận động, phát triển theo thời gian. Do đó, phải thấy được sự biến đổi
của chúng trong một chuỗi thời gian nhất định.

Dưới tác động của các hoạt động kinh tế khối lượng chất thải rắn từ các
khu, cụm công nghiệp ngày càng gia tăng, môi trường nước và không khí
không ngừng biến đổi theo thời gian. Vì thế để đánh giá được những biến đổi
này cần phải xem xét những yếu tố môi trường ở những thời điểm cụ thể theo
một giai đoạn thời gian nào đó. Trong đề tài nghiên cứu tôi đã chọn giai đoạn
2007 – 2010 để đánh giá sự biến động của các thành phần môi trường trong
các khu, cụm công nghiệp và các khu vực phụ cận của tỉnh Hòa Bình.
1.3.1.5. Quan điểm phát triển bền vững
Đã có rất nhiều khái niệm “ phát triển bền vững” được đưa ra. Tại hội nghị
Môi trường thế giới ở Stockhom năm 1987 cho rằng :“ Phát triển bền vững là sự
phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến
khả năng phát triển để thỏa mãn nhu cầu của thế hệ tương lai.”
Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này chỉ đề cập đến sự phát triển
bền vững của môi trường dưới tác động của hoạt động công nghiệp trong
phạm vi tỉnh Hòa Bình. Để đạt được mục tiêu này, vấn đề quan trọng là phân
tích được hệ thống môi trường nước, không khí, thành phần chất thải rắn tại
các khu, cụm công nghiệp. Thứ hai, trên cơ sở “Quy hoạch phát triển Công
nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2008 – 2015, định

5


Đề tài: Đánh giá hiện trạng môi trƣờng nƣớc và không khí và chất thải rắn do
hoạt động công nghiệp ở tỉnh Hòa Bình

hướng đến năm 2020” của Sở Công thương tỉnh Hòa Bình, dự báo mức độ
ảnh hưởng tới môi trường của các hoạt động công nghiệp. Trên cơ sở đó, xác
định những giải pháp, biện pháp phù hợp để giảm bớt những tác động xấu đến
môi trường nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững trong các khu, cụm công
nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh.

1.3.2. Phương pháp nghiên cứu
1.3.2.1.Phương pháp thu thập, phân tích và xử lý số liệu
Trên cơ sở mục đích và nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi tiến hành thu thập
số liệu, tài liệu về khu vực nghiên cứu. Trong đó, chú trọng tới việc thu thập
các thông số đo đạc về môi trường không khí, nước, chất thải rắn tại các khu,
cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2007 – 2010. Các số
liệu quan trắc về môi trường được thu thập từ báo cáo kết quả quan trắc và
phân tích môi trường của Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Hòa Bình.
Ngoài ra, các số liệu về môi trường còn được thu thập từ các đề tài, và từ
các nguồn khác. Vì vậy, trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã chọn lọc, xử
lý các số liệu thu thập được để có chuỗi số liệu tương đối thống nhất theo
đúng yêu cầu của đề tài.
1.3.2.2. Phương pháp đánh giá tổng hợp
Phương pháp đánh giá tổng hợp là một phương pháp quan trọng trong
quá trình nghiên cứu. Dựa vào các số liệu thu thập được, xây dựng các bảng,
biểu, đồ thị, phân tích kết quả, so sánh với chỉ tiêu nồng độ cho phép của các
chất gây ô nhiễm môi trường. Từ đó, luận văn đưa ra những nhận định phù
hợp, đánh giá được mức độ ô nhiễm môi trường nước, không khí, ảnh hưởng
từ khối lượng chất thải rắn. Sau khi đánh giá được mức độ ô nhiễm theo từng
thành phần, luận văn tiến hành đánh giá tổng hợp chất lượng môi trường
không khí và nước. Để thấy được sự biến động của chất lượng môi trường
theo thời gian, luận văn đã so sánh các chuỗi số liệu về một số chỉ tiêu chất
lượng môi trường không khí, nước, chất thải rắn giai đoạn 2007 – 2010. Phân
tích nguyên nhân và đưa ra một số giải pháp phù hợp.

6


Đề tài: Đánh giá hiện trạng môi trƣờng nƣớc và không khí và chất thải rắn do
hoạt động công nghiệp ở tỉnh Hòa Bình


1.3.2.3. Phương pháp ma trận
Phương pháp ma trận là một phương pháp quan trọng để đánh giá các tác
động và đối tượng bị tác động.
Ma trận tương tự như các bảng liệt kê, trong đó thông tin được sắp xếp
theo loại bảng. Ma trận được sử dụng để ước tính ở mức độ nào đó các hoạt
động phát triển đã gây tác động đến một nguồn (yếu tố ) nào đó ở dạng trực
tiếp, gián tiếp hoặc tích lũy. Có thể lượng hóa các tác động này bằng ma trận
để thấy được bản chất của các yếu tố như thời gian tác động, tần suất và phạm
vi tác động và có thể sử dụng ma trận lượng hóa để xếp loại tác động. Việc
thành lập ma trận lượng hóa phải dựa vào ý kiến của các chuyên gia có kinh
nghiệm để lượng hóa cho từng tác động môi trường thông qua điểm số tác
động. Lượng hóa đánh giá một tác động mang tính chất chủ quan và vì vậy
điều quan trọng nhất là phải giải thích được tính hợp lí của việc thừa nhận tiêu
chí đánh giá bằng điểm.
1.3.2.4. Phương pháp điều tra khảo sát thực tế
Đây là một phương pháp không thể thiếu trong nghiên cứu môi trường.
Từ quá trình khảo sát thực địa, chúng tôi sẽ có cái nhìn tổng quan về mọi mặt
của tỉnh Hòa Bình, đặc biệt quan tâm đến hiện trạng môi trường không khí,
nước và khối lượng chất thải rắn trong công nghiệp. Bên cạnh đó chú trọng
những biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường không khí và nước mà các nhà
máy công nghiệp đang áp dụng, các chính sách hỗ trợ môi trường mà tỉnh
đang triển khai. Từ đó, chúng tôi sẽ thu thập, bổ sung những tài liệu, số liệu
cần thiết cho luận văn từ các Sở, ban ngành liên quan ở tỉnh Hòa Bình.
1.3.2.5. Phương pháp đánh giá nhanh
Phương pháp đánh giá nhanh của Tổ chức Y tế thế giới (WHO ) được sử
dụng để tính tải lượng các chất ô nhiễm môi trường do hoạt động phát triển
gây ra thông qua các hệ số ô nhiễm liên quan. Đối với một dự án quy hoạch
tổng thể thì không có thông tin chi tiết về các dự án đầu tư trong tương lai. Do


7


Đề tài: Đánh giá hiện trạng môi trƣờng nƣớc và không khí và chất thải rắn do
hoạt động công nghiệp ở tỉnh Hòa Bình

đó đánh giá tác động chỉ có thể dựa vào các hệ số ô nhiễm và giá trị định
lượng liên quan đến hoạt động phát triển.
Đối với môi trường không khí, áp dụng công thức sau để ước tính lượng
chất ô nhiễm :
A KS

Trong đó :

A :lượng chất ô nhiễm không khí
K :hệ số phát thải của từng loại khí (kg / ha / ngày đêm)
S :diện tích

Đối với nước thải công nghiệp :
B  M T

Trong đó :

B :tải lượng chất ô nhiễm trong nước thải công nghiệp
M :hệ số nồng độ chất thải (mg / l )
T :lượng nước thải

1.4. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo phần nội dung gồm có
3 chương :

Chương 1 :Cơ sở lý luận chung về vấn đề môi trường – công nghiệp và
vùng nghiên cứu của đề tài
Chương 2 :Hiện trạng môi trường nước, không khí và chất thải rắn do
những ảnh hưởng từ hoạt động công nghiệp.
Chương 3 :Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm giải quyết các vấn
đề môi trường trong quá trình thực hiện quy hoạch phát triển công nghiệp đến
năm 2020 tại tỉnh Hòa Bình

8


Đề tài: Đánh giá hiện trạng môi trƣờng nƣớc và không khí và chất thải rắn do
hoạt động công nghiệp ở tỉnh Hòa Bình

B. PHẦN NỘI DUNG
Chương 1 :CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VẤN ĐỀ MÔI TRƢỜNG –
CÔNG NGHIỆP VÀ VÙNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lý luận chung về vấn đề môi trƣờng – hoạt động công nghiệp
1.1.1. Vấn đề môi trường
- Môi trường :môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân
tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống sản xuất, sự tồn tại, phát
triển của con người và sinh vật (Điều 3, Luật Bảo vệ môi trường của Việt
Nam, 2005).
- Thành phần môi trường :là yếu tố vật chất tạo thành môi trường như
đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật, hệ sinh thái và các hình
thái vật chất khác (Điều 3, Luật Bảo vệ môi trường của Việt Nam, 2005).
- Ô nhiễm môi trường :là sự biến đổi của các thành phần môi trường
không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người,
sinh vật [13].
- Ô nhiễm môi trường không khí :là sự có mặt của chất lạ hoặc một số sự

biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không
sạch hoặc gây ra sự tỏa mùi, có mùi khó chịu, bụi, giảm tầm nhìn [13].
- Ô nhiễm môi trường nước :là sự có mặt của một hay nhiều chất lạ trong
môi trường nước, dù chất đó có hại hay không. Khi vượt quá ngưỡng chịu
đựng của cơ thể sinh vật thì chất đó sẽ trở nên độc hại. [13]
- Chất thải :là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác. [14]
- Chất thải rắn :là bất kỳ vật liệu nào ở dạng rắn bị loại bỏ ra mà không
được tiếp tục sử dụng như ban đầu.[15]
- Nước thải công nghiệp :là nước thải từ các nhà máy đang hoạt động
hoặc trong đó nước thải công nghiệp là chủ yếu.[15]

9


Đề tài: Đánh giá hiện trạng môi trƣờng nƣớc và không khí và chất thải rắn do
hoạt động công nghiệp ở tỉnh Hòa Bình

- Quản lý chất thải :là hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, giảm
thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy, thải loại chất thải. [14]
- Tiêu chuẩn môi trường :là giới hạn cho phép của các thông số về chất
lượng môi trường xung quanh, về hàm lượng của các chất gây ô nhiễm trong
chất thải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định làm căn cứ để quản
lý và bảo vệ môi trường.[14]
- Quy chuẩn môi trường :quy chuẩn kỹ thuật là quy định về mức giới
hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lí mà sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ,
quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội
phải tuân thủ để đảm bảo an toàn, vệ sinh, sức khỏe con người, bảo vệ động
vật, thực vật, môi trường, bảo vệ lợi ích, an ninh quốc gia, quyền lợi của người
tiêu dùng và các yêu cầu thiết yếu khác. Quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà

nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản để bắt buộc áp dụng. [14]
1.1.2. Một số tiêu chuẩn đánh giá chất lượng môi trường
Để xác định được hiện trạng và diễn biến của môi trường không khí,
môi trường nước và chất thải rắn tại các khu, cụm công nghiệp ở tỉnh Hòa
Bình tôi đã áp dụng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí
xung quanh (QCVN 05 :2009/BTNMT) ; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
chất lượng nước mặt (QCVN 08 :2008/BTNMT) ; Quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về chất lượng nước dưới đất (QCVN 09 :2008/BTNMT) ; Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về nước thải công nghiệp, giấy và bột giấy (QCVN 12
:2008/BTNMT) ; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt
(QCVN 14 :2008/BTNMT) ; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công
nghiệp (QCVN 24 :2009/BTNMT) ; Tiêu chuẩn Việt Nam – Âm học Tiếng
ồn khu vực công cộng và dân cư – Mức ồn tối đa cho phép (TCVN 5949 –
1995), Âm học Tiếng ồn khu vực sản xuất – Mức ồn tối đa cho phép (TCVN
3984 – 1999).

10


Đề tài: Đánh giá hiện trạng môi trƣờng nƣớc và không khí và chất thải rắn do
hoạt động công nghiệp ở tỉnh Hòa Bình

Bảng 1.1: Giá trị giới hạn của các thông số cơ bản trong
không khí xung quanh
TT

Thông số

1


Bụi

Giá trị giới hạn
Đơn vị Trung bình Trung bình Trung bình
1 giờ
8 giờ
24 giờ
3
mg/m
0,3
0,2

2

NO2

mg/m3

0,2

-

0,1

3

SO2

mg/m3


0,35

-

0,13

4

CO

mg/m3

30

10

5

dBA

75

-

-

5

Tiếng ồn
(TCVN 5949 – 1999)


Nguồn :QCVN 05/2008/BTNMT
Bảng 1.2 :Giá trị giới hạn của các thông số và nồng độ
các chất trong nước mặt
Giá trị giới hạn
TT

Thông số

Đơn vị

A

B

A1
6-8,5

A2
6-8,5

B1
5,5-9

B2
5,5-9

1

pH


2

DO

mg/l

6

5

4

2

3

TSS

mg/l

20

30

50

100

4


COD

mg/l

10

15

30

50

5

BOD5

mg/l

4

6

15

25

6

Tổng Coliform


MPN/100ml

2500

5000

7500

10000

7

Nitrat(NO 3 - N )

mg/l

2

5

10

15

8

Đồng (Cu)

mg/l


0,1

0,2

0,5

1

9

Sắt (Fe)

mg/l

0,5

1

1,5

2

10

Amoni (tính theo
N)
Tổng dầu mỡ

mg/l


0,1

0,2

0,5

1

mg/l

0,01

0,02

0,1

0,3

11

Nguồn :QCVN 08 :2008/BTNMT

11


Đề tài: Đánh giá hiện trạng môi trƣờng nƣớc và không khí và chất thải rắn do
hoạt động công nghiệp ở tỉnh Hòa Bình

Ghi chú :

A1 :nước mặt sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt và các mục
đích khác như loại A2, B1 và B2.
A2 :nước mặt dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng phải áp
dụng công nghệ xử lý phù hợp, bảo tồn động thực vật thủy sinh hoặc các mục
đích sử dụng như loại B1, B2.
B1 :nước mặt dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi hoặc mục đích khác.
B2 :nước mặt dùng cho giao thông thủy lợi và các mục đích khác với
yêu cầu nước chất lượng thấp.
Bảng 1.3 :Giá trị giới hạn của các thông số chất lượng nước dưới đất
TT

Thông số

Đơn vị

Giá trị giới hạn

1

pH

mg/l

5,5 – 8,5

2

mg/l

500


3

Độ cứng (tính theo
CaCO3)
Chất rắn tổng số

mg/l

1500

4

COD

mg/l

4

5

Amôni (tính theo N)

MPN/100ml

0,1

6

Tổng Coliform


mg/l

3

7

Clorua ( Cl  )

mg/l

250

8

Đồng (Cu)

mg/l

1,0

9

Sắt (Fe )

mg/l

5

10


Sulfat ( SO42 )

mg/l

400

11

Asen (As)

mg/l

0,05

Nguồn :QCVN 09 :2008/BTNMT

12


Đề tài: Đánh giá hiện trạng môi trƣờng nƣớc và không khí và chất thải rắn do
hoạt động công nghiệp ở tỉnh Hòa Bình

TT

1
2
3
4
5

6
7
8

Bảng 1.4 :Giá trị giới hạn của các thông số và nồng độ các chất
trong nước thải sản xuất giấy và bột giấy
Giá trị C
B
Đơn
Thông số
Cơ sở chỉ
Cơ sở có sản
vị
A
sản xuất
xuất
giấy (B1 )
bột giấy (B2 )
pH
mg/l 6 - 9
5,5 - 9
5,5 - 9
0
BOD5 ở 20 C
mg/l
30
50
100
COD cơ sở mới
mg/l

50
150
200
COD đang hoạt động
mg/l
80
200
300
Tổng chất rắn lơ lửng (TSS)
mg/l
50
100
100
Độ màu cơ sở mới
Pt – Co 20
50
100
Độ màu cơ sở đang hoạt động Pt – Co 50
100
150
Halogen hữu cơ dễ bị hấp
mg/l
7,5
15
15
thụ (AOX )
Nguồn:QCVN12:2008/BTNMT

TT
1

2
3
4
5
6
7

Bảng 1.5 :Giá trị các thông số ô nhiễm cho phép trong
nước thải sinh hoạt
Giá trị C
Thông số
Đơn vị
A
B
pH
5-9
5-9
0
BOD5 (20 C)
mg/l
30
50
Tổng chất rắn lơ lửng (TSS)
mg/l
50
100
Tổng chất rắn hòa tan
mg/l
500
1000

Sunfua (tính theo H2S )
mg/l
1,0
4,0
Amoni (tính theo N )
mg/l
5
10

mg/l
30
50
Nitrat (NO 3 ) (tính theo N)

8

Photphat (PO 34 ) (tính theo P )

mg/l

6

10

9

Tổng Coliforms

MPN/100 ml


3,000

5,000

Nguồn :QCVN 14 :2008/BTNMT

13


Đề tài: Đánh giá hiện trạng môi trƣờng nƣớc và không khí và chất thải rắn do
hoạt động công nghiệp ở tỉnh Hòa Bình

Bảng 1.6 :Giá trị các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp
TT

Thông số

Đơn vị
0

Giá trị C

C

A
40

B
40


1

Nhiệt độ

2

pH

-

6–9

5,5 – 9

3

Độ màu

-

20

70

( Co-Pt ở pH = 7)
4

BOD5 (200C)

mg/l


30

50

5

COD

mg/l

50

100

6

Chất rắn lơ lửng

mg/l

50

100

7

Asen

mg/l


0,05

0,1

8

Clo dư

mg/l

1

2

9

Sunfua

mg/l

0,2

0,5

10

Amoni (tính theo Nitơ )

mg/l


5

10

11

Tổng Nitơ

mg/l

15

30

12

Tổng phôtpho

mg/l

4

6

13

Coliform

MPN/100ml


3000

5000

Nguồn :QCVN 24 :2009/BTNMT
1.1.3. Tác động của hoạt động công nghiệp tới môi trường
Các ngành công nghiệp chính của Hòa Bình hiện nay là khai khoáng, sản
xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông sản thực phẩm, sản xuất điện, nước. Bởi
vậy có thể thấy các tác động chính của các ngành công nghiệp tới môi trường
như sau :
- Thay đổi chế độ thủy văn, bồi lắng dòng chảy :ngành công nghiệp khai
khoáng và sản xuất vật liệu xây dựng là ngành tác động chính đến chế độ thủy
văn của các sông, suối và gây bồi lắng dòng chảy. Trong thời gian gần đây,

14


Đề tài: Đánh giá hiện trạng môi trƣờng nƣớc và không khí và chất thải rắn do
hoạt động công nghiệp ở tỉnh Hòa Bình

ngành công nghiệp này đã phát triển trên địa bàn tỉnh. Do hầu hết các mỏ khoáng
sản của tỉnh có trữ lượng nhỏ nên không thể triển khai đầu tư ở quy mô công
nghiệp. Do đó các công nghệ sử dụng trong khai thác và chế biến thường lạc
hậu, chưa đáp ứng được yêu cầu bảo vệ môi trường. Mặt khác, ý thức và nhận
thức môi trường của các doanh nghiệp khai thác nói chung còn thấp, do đó hoạt
động của ngành này đã tác động đáng kể đến chế độ thủy văn và bồi lắng dòng
chảy tại vùng hạ lưu của các khu vực khai thác và chế biến khoáng sản trên địa
bàn tỉnh.
- Thay đổi địa hình, địa mạo khu khai thác và gia tăng các thảm họa thiên

nhiên :quá trình khai thác, chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng đã phá
vỡ địa hình khu vực khai thác và làm thay đổi địa hình, địa mạo. Hậu quả để lại
thường là các sự cố trượt lở đất, lũ quét và các thảm họa thiên tai khó lường đối với
các cộng đồng dân cư khu vực xung quanh và các vùng hạ lưu khu vực khai thác.
- Suy thoái chất lượng nước khu vực hạ lưu :chất lượng nước khu vực hạ
lưu sẽ phụ thuộc rất nhiều vào các giải pháp bảo vệ môi trường của các doanh
nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản đầu nguồn. Thường nước khu vực hạ
lưu sẽ bị suy giảm chất lượng do các hoạt động đổ thải của các cơ sở sản xuất
công nghiệp tại khu vực thượng nguồn.
- Chất lượng môi trường không khí :môi trường không khí bị ảnh hưởng
lớn nhất là do ô nhiễm bụi trên các tuyến giao thông có các hoạt động vận
chuyển của các cơ sở sản xuất công nghiệp. Với tình hình phát triển mở rộng các
KCN, CCN của tỉnh thì số lượng cơ sở sản xuất chế biến rất lớn, hoạt động sản
xuất này sẽ phát sinh lượng khí thải lớn, đặc biệt các khí độc. Để giảm thiểu các
tác động của hoạt động công nghiệp tới môi trường không khí thì ngành cần phải
chú ý ngay từ khi quy hoạch các khu, cụm công nghiệp. Đồng thời cần giám sát
chặt chẽ công tác bảo vệ môi trường của các đơn vị sản xuất.

15


Đề tài: Đánh giá hiện trạng môi trƣờng nƣớc và không khí và chất thải rắn do
hoạt động công nghiệp ở tỉnh Hòa Bình

1.2. Vùng nghiên cứu của đề tài
1.2.1. Khái quát chung về vùng nghiên cứu
1.2.1.1. Vị trí địa lí
Hòa Bình nằm ở khu vực Tây Bắc, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 76km theo
đường quốc lộ 6, là khu vực đối trọng phía Tây của thủ đô. Không chỉ có ý nghĩa
về mặt kinh tế mà còn có ý nghĩa đối với chiến lược bảo vệ an ninh, quốc phòng

trong khu vực và cho cả nước.
Hòa Bình có mạng lưới giao thông đường bộ và đường thủy tương đối
phát triển so với các tỉnh trong vùng. Trong đó có các tuyến đường quốc gia
quan trọng đi qua như đường Hồ Chí Minh, quốc lộ 6, trong tương lai là
đường cao tốc đi Hòa Lạc – Hà Nội. Mạng lưới giao thông phân bố khá đều
khắp, kết nối Hòa Bình với các tỉnh trong khu vực và các địa phương. Đây là
một tỉnh nằm ở phía Tây của Bắc Bộ, được giới hạn bởi các tọa độ địa lí :điểm
cực Bắc 21008’B, điểm cực Nam 20007’B, điểm cực Tây 104048’ Đ và điểm
cực Đông 105 040’Đ. [16]
Hòa Bình nằm ở sâu trong nội địa, cách xa biển, có địa giới tiếp giáp với
các tỉnh :phía Bắc giáp Phú Thọ, phía Tây giáp Sơn La, Thanh Hóa, phía Đông
Nam giáp Ninh Bình, Hà Nam, phía Đông giáp thủ đô Hà Nội.
Về mặt tự nhiên, Hòa Bình có nhiều quan hệ gắn bó với miền núi Tây Bắc
hơn là với vùng đồng bằng và ít chịu ảnh hưởng của biển. Nơi gần nhất của Hòa
Bình tới bờ biển của Hà Nam ven vịnh Bắc Bộ ở phía Đông Nam của tỉnh cũng
hơn 60km, còn ở phía Tây Bắc của tỉnh nơi xa biển nhất tới trên 180km nên khí
hậu Hòa Bình có tính chất miền núi nằm sâu trong nội địa rõ nét.
Về mặt kinh tế - xã hội, Hòa Bình lại có nhiều quan hệ gắn bó với các tỉnh
đồng bằng sông Hồng đặc biệt là thủ đô Hà Nội. Nơi đây là cửa ngõ của khu vực

16


Đề tài: Đánh giá hiện trạng môi trƣờng nƣớc và không khí và chất thải rắn do
hoạt động công nghiệp ở tỉnh Hòa Bình

đồng bằng sông Hồng nên việc giao lưu kinh tế - xã hội giữa tỉnh và các tỉnh khu
vực đồng bằng sông Hồng khá thuận lợi.
Hiện nay tỉnh có diện tích 4.608 km2 với 1 thành phố (thành phố Hòa Bình
), 10 huyện trong đó có 19 phường, thị trấn và 191 xã. [16]

1.2.1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
a. Địa hình
Hòa Bình là một tỉnh miền núi nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa vùng Tây Bắc
núi non trùng điệp và vùng châu thổ sông Hồng phì nhiêu. Địa hình Hòa Bình rất
đa dạng và phức tạp. Hầu như, toàn bộ diện tích của của tỉnh là núi non và cao
nguyên. Xen kẽ giữa vùng núi và cao nguyên là các thung lũng sông, suối, không
có vùng đồng bằng nào đáng kể, phần lớn độ cao địa hình dưới 1000m.
Tập trung ở phía Tây của tỉnh như Đà Bắc, Mai Châu, Tân Lạc có một số
đỉnh núi cao xấp xỉ 1400m như Phú Canh (1420m), Pà Cò (1343m). Các khu vực
thung lũng trũng thấp có diện tích rất nhỏ bé với độ cao tuyệt đối 20 – 40m ở
Tân Lạc và Yên Thủy.
Địa hình của tỉnh có xu hướng thấp dần từ Tây sang Đông. Phía Tây của
tỉnh là các vùng núi, độ cao trung bình trên 500m, khu vực trung tâm của tỉnh có
độ cao giảm xuống 300m, khu phía Đông giáp với Hà Nội độ cao trung bình chỉ
còn 100m. Hầu hết các dãy núi và các thung lũng trong tỉnh đều chạy theo hướng
Tây Bắc – Đông Nam.
Địa hình tỉnh Hòa Bình thể hiện tính phân bậc khá rõ. Xét về độ cao địa
hình của Hòa Bình có các bậc chính sau :dưới 200m, 200 – 250m, 500 –
700m, 700 – 1000m và trên 1000m. Các độ cao này tương ứng với kiểu địa
hình :đồng bằng – thung lũng, địa hình đồi, địa hình núi thấp và núi trung
bình. Có thể chia địa hình Hòa Bình ra thành bốn khu vực :khu núi cao huyện

17


Đề tài: Đánh giá hiện trạng môi trƣờng nƣớc và không khí và chất thải rắn do
hoạt động công nghiệp ở tỉnh Hòa Bình

Đà Bắc, khu vực núi trung tâm, khu vực núi đá vôi phía Tây Nam, khu vực
đồi đồng bằng thung lũng.

b. Khí hậu
Khí hậu Hòa Bình là khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi, mùa đông lạnh
có sự xuất hiện của sương muối và ít mưa, mùa hè nóng có gió Lào và mưa
nhiều. Lượng bức xạ tổng cộng trung bình hàng năm là 120 – 128 kcal/cm2/năm.
Cán cân bức xạ luôn dương. Nhiệt độ trung bình năm trên 22 0C và có diễn biến
theo mùa khá rõ rệt.
Mùa đông từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ trung bình
tháng 1 ở mọi nơi trong tỉnh đều dưới 170C, thấp hơn tiêu chuẩn nhiệt đới. Mùa
hạ từ tháng 5 đến tháng 9 nhiệt độ khá cao, nhiệt độ trung bình tháng 7 trên
270C. Biên độ nhiệt ngày khá lớn và có sự thay đổi của các yếu tố khí hậu theo
độ cao địa hình.
Độ ẩm tương đối trung bình năm là 80 – 90%. Lượng mưa phân bố
không đều ở các địa điểm trên lãnh thổ. Lượng mưa trung bình năm ở các nơi
xê dịch trong khoảng 1600 – 2300mm. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 kéo
dài đến tháng 10.
Cơ chế gió mùa và sự thay đổi điều kiện bức xạ theo chu kỳ năm đã tạo nên
biến đổi nhịp điệu mùa của hầu hết mọi yếu tố khí hậu, nổi bật nhất là sự hình
thành và luân chuyển các mùa nhiệt và mùa mưa. Ở vùng thấp, mùa lạnh bắt đầu
từ trung tuần tháng 11 và kết thúc vào trung tuần tháng 3. Mùa nóng bắt đầu từ hạ
tuần tháng 4, thượng tuần tháng 5 và kết thúc vào hạ tuần tháng 9, thượng tuần
tháng 10. Càng lên cao mùa lạnh càng dài ra, mùa nóng càng ngắn lại.
Một số hiện tượng thời tiết bât thường như :sương muối thường xuất hiện
vào tháng 12, tháng 1 ở vùng cao và thung lũng khuất gió, hiện tượng gió Tây

18


Đề tài: Đánh giá hiện trạng môi trƣờng nƣớc và không khí và chất thải rắn do
hoạt động công nghiệp ở tỉnh Hòa Bình


khô, nóng, mưa đá, gió lớn thường xảy ra vào giai đoạn chuyển tiếp từ mùa lạnh
sang mùa nóng.
c. Tài nguyên đất và tình hình sử dụng đất
Diện tích đất tự nhiên của tỉnh Hòa Bình tính đến 1/1/2009 là 4.595,2 km2.
Đất Hòa Bình gồm ba nhóm chính :nhóm feralit phát triển trên đá trầm tích và
biến chất kết cấu hạt thô trên các loại đá chủ yếu là sa thạch Pocfirit Spilit ;
nhóm đất phát triển trên đá trầm tích và biến chất có kết cấu hạt mịn trên các loại
đá phiến thạch sét, diệp thạch ; nhóm feralit phát triển trên đá vôi và biến chất
của đá vôi.
Đất đai Hòa Bình có độ màu mỡ cao thích hợp với nhiều loại cây trồng.
Với hàng trăm ngàn hecta đất gồm các lô đất liền khoảnh có thể sử dụng vào các
mục đích khác nhau nhất là trồng rừng, trồng cây công nghiệp để phát triển công
nghiệp, chế biến nông – lâm sản. Phần đất trống, đồi núi trọc khó phát triển nông
nghiệp nhưng có diện tích khá lớn thuận lợi cho việc phát triển và mở rộng các
khu công nghiệp.

19


Đề tài: Đánh giá hiện trạng môi trƣờng nƣớc và không khí và chất thải rắn do hoạt động công nghiệp ở tỉnh Hòa
Bình

Bảng 1.7 :Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Hòa Bình
Năm 2005
Năm 2008
Mục đích sử dụng đất
Ha
%
Ha
%

TT
Tổng diện tích tự nhiên
467.361,4 100,0 468.309,8
100
1
1.1
1.2
1.3
1.4
2
2.1
2.2
2.3
2.4
2.5
2.6
3
3.1
3.2
3.3

Tổng diện tích đất nông nghiệp
Đất sản xuất nông nghiệp
Đất lâm nghiệp
Đất nuôi trồng thủy sản
Đất nông nghiệp khác
Đất phi nông nghiệp
Đất ở
Đất chuyên dùng
Đất tôn giáo, tín ngưỡng

Đất nghĩa trang, nghĩa địa
Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng
Đất phi nông nghiệp khác
Đất chưa sử dụng
Đất bằng chưa sử dụng
Đất đồi núi chưa sử dụng
Núi đá không có rừng cây

Năm 2009
Ha
%
459.524,4 100,0

300.230,8 64,2 307.807,3
65,7
307.986,6
67,0
55.698,0
11,9
56.088,2
12,0
55.151,0
12,0
243.072,9 52,0 250.198,7
53,4
251.315,0
54,7
1.243,8
0,3
1.334,9

0,3
1.335,2
0,3
216,2
0,0
185,4
0,0
185,4
0,0
57.416,8
12,3
58.504,1
12,5
55.846,6
12,2
20.402,4
4,4
20.270,0
4,3
20.128,6
4,4
16.446,8
3,5
17.374,1
3,7
14.990,8
3,3
7,9
0,0
12,7

0,0
11,8
0,0
1.989,8
0,4
1.981,2
0,4
2.042,4
0,4
18.529,7
4,0
18.805,9
4,0
18.612,1
4,1
40,1
0,0
60,4
0,0
60,9
0,0
109.713,9 23,5 101.998,4
21,8
95.691,2
20,8
3.116,0
0,7
3.145,7
0,7
3.032,6

0,7
87.784,7
18,8
80.283,5
17,1
74.700,4
16,3
18.813,2
4,0
18.569,2
4,0
17.958,2
3,9
Nguồn :Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Hòa Bình

20


Đề tài: Đánh giá hiện trạng môi trƣờng nƣớc và không khí và chất thải rắn do
hoạt động công nghiệp ở tỉnh Hòa Bình

Trong cơ cấu sử dụng đất tỉnh Hòa Bình, đất nông nghiệp có tỷ trọng không
lớn, tăng từ 11,9% năm 2005 lên 12% năm 2009. Năm 2010 con số này tăng lên
14,18% và năm 2011 giảm nhẹ xuống 14,17% [16] Trong khi đó đất lâm nghiệp
có tỷ trọng khá lớn tăng từ 52% năm 2005 lên 54,7% năm 2009. Năm 2010 diện
tích đất lâm nghiệp tăng 62,04% và đến năm 2011 đạt 62,02%.[16]
Diện tích đất chưa sử dụng của tỉnh Hòa Bình vẫn còn khá lớn. Năm
2009 diện tích đất chưa sử dụng còn 20,8% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh,
trong đó chủ yếu là đất đồi núi chưa sử dụng và đã sử dụng hiện không còn sử
dụng nữa trong nhiều năm. Năm 2010 diện tích đất chưa sử dụng giảm mạnh

chỉ còn 10,71% đến năm 2011 con số này chỉ còn 10,58%.[16]
d. Tài nguyên rừng
Năm 2009 diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Hòa Bình là
251.315ha, chiếm 54,7% diện tích tự nhiên. Trong đó rừng tự nhiên là
151.949ha, rừng trồng 98.250ha. Đến năm 2010 diện tích rừng tăng mạnh đạt
285.936ha. Năm 2011 giảm nhẹ còn 285.865ha.[16]. Rừng Hòa Bình có nhiều
loại gỗ, tre, bương, luồng, nhiều cây dược liệu quý như dứa dại, xạ đen, củ bình
vôi…Ngoài các khu rừng phòng hộ, phần lớn diện tích rừng trồng thuộc các dự
án trồng rừng kinh tế hiện nay đã đến kì hạn khai thác và tiếp tục được trồng mới
mở rộng diện tích, hứa hẹn khả năng xây dựng các nhà máy chế biến quy mô lớn
phục vụ cho một số ngành công nghiệp đang phát triển trên địa bàn tỉnh.
Trên địa bàn tỉnh Hòa Bình có các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia
bao gồm :khu bảo tồn thiên nhiên Hang Kia – Pà Cò, khu bảo tồn thiên nhiên
Thượng Tiến, khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông (chung với Thanh Hóa), khu
bảo tồn thiên nhiên Phu Canh, khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn, vườn quốc gia
Cúc Phương (chung với Ninh Bình và Thanh Hóa), vườn quốc gia Ba Vì (chung
với Hà Nội), khu bảo tồn đất ngập nước lòng hồ Hòa Bình. Đây là các khu vực
có đa dạng sinh học cao, có giá trị đối với phát triển du lịch.
e. Tài nguyên khoáng sản
Hòa Bình có nhiều loại khoáng sản, một số khoáng sản đã được tổ chức
khai thác như :amiăng, than, nước khoáng, đá vôi…Đáng lưu ý nhất là đá,

21


Đề tài: Đánh giá hiện trạng môi trƣờng nƣớc và không khí và chất thải rắn do
hoạt động công nghiệp ở tỉnh Hòa Bình

nước khoáng, đất sét có trữ lượng lớn.
- Đá gabrodiaba trữ lượng 2,2 triệu m3

- Đá granit trữ lượng 8,1 triệu m3
- Đá vôi trên 15 tỷ m3
- Sét 8,935 m3
- Đôllomit, barit, cao lanh có trữ lượng lớn nhưng chưa được xác định
rõ về trữ lượng
- Vàng sa khoáng
- Sắt :tổng trữ lượng khoảng 680 nghìn tấn
- Than đá :982 nghìn tấn cấp C1
- Nước khoáng Kim Bôi, Lạc Sơn
- Ngoài ra còn nhiều mỏ khoáng sản đa kim :đồng, chì, kẽm, thủy ngân,
antimon, pyrit, photphorit…có trữ lượng ở các mức độ khác nhau.
Thế mạnh các khoáng sản của tỉnh là đá để sản xuất vật liệu xây dựng,
nguyên liệu sản xuất xi măng, nước khoáng khai thác với quy mô công nghiệp.
f. Tài nguyên nước
Tỉnh Hòa Bình có mạng lưới sông, suối phân bố đều trên tất cả các
huyện, thành phố. Nguồn cung cấp nước lớn nhất của Hòa Bình là sông Đà
chảy qua các huyện, thành phố :Mai Châu, Đà Bắc, Tân Lạc, Kỳ Sơn, thành
phố Hòa Bình với tổng chiều dài 151km. Hồ Hòa Bình với diện tích mặt nước
khoảng 8.000 ha, dung tích 9,5 tỷ m3. Hồ ngoài nhiệm vụ cung cấp điện cho
nhà máy Thủy điện Hòa Bình còn có nhiệm vụ chính là điều tiết và cung cấp
nước cho vùng Đồng bằng sông Hồng.
Ngoài ra, Hòa Bình còn có hai con sông lớn nữa là sông Bôi và sông
Bưởi cùng khoảng 1.800ha ao hồ, đầm nằm rải rác trên địa bàn tỉnh. Đây
cũng là nơi trữ nước, điều tiết nước và nuôi trồng thủy sản tốt.
Bên cạnh đó nguồn nước ngầm ở Hòa Bình cũng có trữ lượng khá lớn,
chủ yếu được sử dụng để khai thác trong sinh hoạt. Chất lượng nước ngầm ở
Hòa Bình được đánh giá là rất tốt, không bị ô nhiễm. Đây là một nguồn tài
nguyên quan trọng cần được bảo vệ và khai thác hợp lý.

22



Đề tài: Đánh giá hiện trạng môi trƣờng nƣớc và không khí và chất thải rắn do hoạt động công nghiệp ở tỉnh Hòa
Bình

1.2.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội
a. Dân số
Bảng 1.8 :Một số chỉ tiêu lao động của tỉnh

Ngàn người

523,4

544,5

Năm
2010
585,0

2. Dân số trong độ tuổi lao động Ngàn người

521,2

537,5

573,3

1,92

463,1


489,5

501,6

1,61

Ngàn người

386,6

380,8

370,7

- 0,84

% so với tổng số lao động

%

83,5

78,1

73,9

- Công nghiệp và xây dựng

Ngàn người


27,0

51,3

62,7

% so với tổng số lao động

%

5,8

10,5

12,5

Ngàn người

49,5

55,3

68,2

%

10,7

11,4


13,6

3,1

3,3

3,5

Chỉ tiêu
1. Dân số trong độ tuổi lao động

Đơn vị

Năm 2005 Năm 2008

Nhịp độ tăng trưởng
2006 – 2010 (%)
2,25

có khả năng lao động
3. Số người đang làm việc trong Ngàn người
các ngành kinh tế quốc doanh
- Nông-lâm-thủy sản

- Dịch vụ
% so với tổng số lao động

4. Số người trong độ tuổi lao Ngàn người


18,34

6,64

2,26

động có khả năng lao động
nhưng không có việc làm
Nguồn :Niên giám thống kê tỉnh Hòa Bình, Sở Lao động, thương binh và xã hội, Sở kế hoạch và đào tạo

23


Đề tài: Đánh giá hiện trạng môi trƣờng nƣớc và không khí và chất thải rắn do
hoạt động công nghiệp ở tỉnh Hòa Bình

Trong thời gian gần đây, lao động khu vực nông-lâm-thủy sản tỉnh Hòa
Bình vẫn tăng về giá trị tuyệt đối. Tuy nhiên, trong cơ cấu lao động tỷ trọng
lao động khu vực nông-lâm-thủy sản đã giảm, nhưng vẫn còn khá cao là
78,1% (2008) và 73,9% (2010).
Lao động trong khu vực dịch vụ, công nghiệp – xây dựng có mức tăng
trưởng nhanh cả về số lượng tuyệt đối và tỷ trọng trong cơ cấu lao động, nhất
là khu vực công nghiệp – xây dựng. Tuy nhiên, tỷ trọng lao động khu vực phi
nông nghiệp vẫn còn rất thấp.
Bình quân hàng năm giai đoạn 2006 – 2010 số người có việc làm mới
trong năm khoảng 16.200 người, lao động xuất khẩu 1.350 người và số lao
động được đào tạo trong năm là 8.400 người. Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề
của tỉnh tăng từ 11% năm 2006 lên 18% năm 2008 và khoảng 25% năm 2010.
Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị đã giảm từ 4,97% năm 2005 xuống 4,3%
năm 2008 và khaorng 4,4% năm 2010. Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở

nông thôn tăng từ 81% năm 2008 và khoảng 84% năm 2010.
b. Cơ sở hạ tầng
Giao thông đường bộ
Hòa Bình là một tỉnh thuộc vùng Tây Bắc, có độ cao thấp nhất so với các
tỉnh trong khu vực nên giao thông đường bộ tương đối thuận lợi. Ngoài các
tuyến đường theo phân cấp như quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ, xã lộ…ở Hòa Bình
còn có các tuyến đường trong khu vực An toàn khu (huyện Kim Bôi, gọi tắt là
đường theo chương trình 229) được quản lý như quốc lộ. Đường đô thị ở Hòa
Bình mới chỉ được thống kê trong địa bàn thành phố Hòa Bình, ở các trung
tâm huyện lị chưa có đường đô thị. Tổng chiều dài mạng lưới đường bộ hiện
nay trên địa bàn tỉnh là 4.530,7 km.
Có thể phân loại mạng lưới đường bộ theo hai khu vực địa hình. Khu vực
núi cao phía tây có dân cư thưa thớt hơn, mật độ đường cũng thấp hơn, việc
xây dựng hạ tầng về giao thông gặp khó khăn về công tác phá đá. Khu vực

24


Đề tài: Đánh giá hiện trạng môi trƣờng nƣớc và không khí và chất thải rắn do
hoạt động công nghiệp ở tỉnh Hòa Bình

núi đá vôi thấp hơn phía đông có mật độ dân cư và đường bộ cao hơn, công
tác xây dựng đường cũng thuận tiện hơn.
Giao thông đường thủy
Hệ thống sông suối trong tỉnh tương đối đa dạng và phong phú, nhưng
phần lớn là các sông, suối nhỏ có độ dốc dọc lớn, ít nước về mùa khô nên
không có khả năng khai thác giao thông vận tải đường thủy. Trên địa bàn tỉnh
chỉ có hai tuyến sông chính có khả năng khai thác vận tải thủy nội địa là sông
Đà và sông Bôi.
Tuyến vận tải thủy sông Đà do Cục Đường sông Việt Nam quản lý có

chiều dài chảy qua địa bàn tỉnh là 103km. Tuyến sông Đà – vùng hồ Hòa
Bình đến Sơn La dài 265km, mực nước cao, nước không chảy xiết thuận tiện
cho giao thông vận tải đường thủy, phục vụ vận chuyển cho vùng Tây Bắc và
nội tỉnh. Tuyến sông Bôi có chiều dài 60km chảy qua hai huyện Kim Bôi và
Lạc Thủy xuống sông Đáy (Ninh Bình). Sông có mực nước thấp, chỉ có các
phương tiện thủy gia dụng có trọng tải nhỏ, chuyên chở vật tư, vật liệu phục
vụ sản xuất, xây dựng của nhân dân các huyện dọc theo tuyến sông này.
Thông tin liên lạc
Tỉnh Hòa Bình trong những năm vừa qua phát triển khá nhanh các cơ sở
phát thanh, truyền hình, thông tin liên lạc đáp ứng được nhu cầu của nhân dân
trong tỉnh. Toàn tỉnh có 123 đài phát thanh, truyền thanh, 42 trạm thu phát lại
truyền hình, 107 điểm xem truyền hình Việt Nam qua vệ tinh và trên 300 cụm
đài truyền thanh đưa vào sử dụng thiết bị truyền hình trực tiếp. Thực hiện tốt
chương trình mục tiêu của Chính phủ về sóng phát thanh và truyền hình. Đến
nay, đã phủ sóng phát thanh 95%, sóng truyền hình 80% diện tích toàn tỉnh.
Đến năm 2007, 100% số xã, phường có máy điện thoại. Tỷ lệ số máy điện
thoại trung bình tính đến năm 2007 là 6 máy/100 dân.

25


×