Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

tiểu luận :Công tác xã hội đối với trẻ em vi phạm pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.78 KB, 21 trang )

A.PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trẻ em vi phạm pháp luật một trong những vấn đề nóng trong xã hội.
Cùng với sự đi lên , chuyển mình mạnh mẽ của kinh tế , văn hóa . tư
tưởng,..tốc độ đô thị hóa và công nghiệp hóa, sự va đập giữa nhiều luồng văn
hóa .. đã không ít những vấn đề tiêu cực , những tệ nạn xã hội nảy sinh và
ngày càng diễn biến phức tạp
Vấn đề trẻ em VPPL và phạm tội đã và đang được các nước trên thế
giới quan tâm, lo lắng, Liên Hợp quốc đã ban hành một số Công ước quy tắc
liên qua đến công tác phòng chống vi phạm pháp luật của người chưa thành
niên. Ở nước ta công tác đấu tranh phòng chống VPPL và phạm tội là trách
nhiệm của Đảng, nhà nước , cơ quan, tổ chức đoàn thể, nhân dân .Trong
những năm qua Đảng ta đã ban hành nhiều chủ trương chinh sách và Pháp
luật nhằm bảo đảm sự phát triển toàn diện của trẻ em và người chưa thanh
niên . Chính phủ và các ban ngành địa phương đã đề cập nhiều chương trình
dự án dùng nhiều biện pháp để tăng cường bảo vệ an ninh trật tự , an toàn xã
hội, đấu tranh phòng và chống VPPL nói chung trong đó có vi phạm của trẻ
em nói riêng. Tuy nhiên tình hình trẻ em VPPL ở nước ta hiện nay vẫn có xu
hướng tăng và diễn ra phức tạp. Đặc biệt đó là có một bộ phậm thanh thiếu
niên tham gia vào các tỏ chức , phạm tội có sử dụng bạo lực tính chất côn đồ
hunh hãn., thực hiện hành vi giết người, cướp của, chống người thi hành công
vụ, đâm thuê chém mướn ..để lại hậu quả nghiêm trọng…
2.Tình hình nghiên cứu đề tài.
Nhìn chung mảng đề “ Công tác xã hội đối với Trẻ em vi phạm pháp
luật” từ trước tới nay đã có rất nhiều học giả tập trung nghiên cứu và đạt được
những kết quả đáng khích lệ. Với tư cách là sinh viên đang nghiên cứu về vấn
đề này em xin được mạnh dạn đưa ra những ý kiến của mình về Công tác xã
hội đối với trẻ em vi phạm pháp luật.
1



Do thời gian có hạn và kiến thức còn hạn chế nên bài của em khó tránh khỏi
những sai lầm, thiếu sót. Sự quan tâm chỉ bảo của thầy cô là bài học kinh
nghiệm quý báu giúp em hoàn thiện về nhận thức.
Em xin chân thành cảm ơn !
3.Bố cục tiểu luận
Tiểu luận gồm 3 phần
Phần A: MỞ ĐẦU
Phần B: NỘI DUNG
Phần C: KẾT LUẬN

2


B.NỘI DUNG
I .MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN.

Để tìm hiểu về thực trạng trẻ em VPPL hiện nay thì chúng ta cần tìm
hiểu một số khái niệm liên quan.
1. Khái niệm trẻ em
Điều 1 công ước quốc tế về quyến trẻ em quy định: “ Trẻ em có nghiã là
những người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng đối với trẻ em
có quy định vị thành niên sớm” .
Theo định ngĩa sinh học trẻ em là con người ở giai đoạn đầu của sự
phát triển từ thời kì còn trong trứng nước đến khi trưởng thành.
Theo quan điểm của xã hội học: Trẻ em là một nhóm ở trong quá trình
xã hội hóa.
Theo luật bảo vệ Bà mẹ ,trẻ em của Việt Nam trẻ em là những người
dưới 16 tuổi.
2.Khái niệm vi phạm pháp luật
Theo lí luận chung về pháp luật VPPL là hành vi trái pháp luật xâm hại

các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ do các chủ thể có năng lực hành vi
thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý gây hậu quả thiệt hại cho xã hội
Trẻ em VPPL: là đại lượng dùng để chỉ tất cả các loại VPPL từ hành
chính dân sự đến lao động do trẻ em thực hiện (Theo ủy ban bảo vệ và chăm
sóc Bà mẹ và trẻ em Việt Nam ). Các hành vi phạm pháp mang tính chất hành
chính hay dân sự đã bị phát hiện hoặc đã hoặc chưa xử lí.
Công tác xã hội (CTXH) với trẻ em phạm pháp là ngành trợ giúp các
đối tượng đã có hành vi phạm pháp ở mức đọ khác nhau có thể chấn chỉnh
hành vi của mình hòa nhập với cộng đồng và phát triển bình thường .
II: Thực trạng trẻ em vi phạm pháp luật
Mặc dù Đảng, nhà nước, các cơ quan ban nghành, chính quyền các cấp đã
đề ra nhiều chương trình chính sách, tăng cường nhiều biện pháp bảo vện an ninh
xã hội , đâu tranh phòng chông VPPL. Nhưng tình hình trẻ em vi VPPL hiện nay
3


có xu hướng tăng về số lượng và đa dạng về hình thức , phức tạp về tính chất mức
độ.
Các vụ án xảy ra không chỉ ở thành thị mà còn ở thôn quê, miền núi, vùng
sâu , vùng xa. Số can phạm ở lứa tuổi vị thành niên nhưng hành vi phạm tội rất dã
man như giết người, cướp của, buôn bán ma túy, cưỡng dâm, lấy cắp của công….
Những tệ nạn này là mối lo âu của xã hội, các ngành chức năng và bậc phụ huynh.
Kết quả điều tra của Cơ quan cảnh sát phòng chống tội phạm cho thấy
những năm gần đây gần 40% trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật xuất than từ gia
đình có cha mẹ làm nghề buôn bán. Trong đó số trẻ em được trực tiếp phỏng vấn
có trên 72% khai là đang sống với bố mẹ, được cha mẹ nuôi dưỡng.
Trong số trẻ em vi phạm pháp luật có 17% trẻ bụi đời, sống lang thang, vô
gia cư, 72% trẻ em vi phạm pháp luật cho rằng các em không nhận được sự quan
tâm, chăm sóc đầy đủ của gia đình, cha mẹ
Theo thông kê của thông tấn xã Việt Nam Năm 2007 và tháng 3 năm

2008 có 7000 vụ vi phạm của trẻ em dưới chiếm 70% tội phạm vị thành niên
dưới 18 tuổi. Công an địa phương đã điều tra hơn 8531 vụ với 11731 đối
tượng. Xử kí hành chính 35.463 vụ với 48.178 đối tượng .
Theo báo an ninh từ đầu năm đến nay thành phố Hà Nội xảy ra 79 vụ
trộm cắp và cướp đoạt tài sản .. trong đó 181 trẻ em chưa thanh niên gây án..
Theo thống kê của viện kiểm sát nhân dân tối cao số người vi phạm
pháp luật bị khởi tố, truy tố xét xử trong 5 năm ( 2003- 2007 ) như sau :
Năm

Khởi

2003
2004
2005
2006
2007

tố(người)
4.578
5.138
6.420
7.818
8.839

Truy
tố(người)
3.260
3.421
4.172
5.700

5.889

Xét
xử(người)
2.940
2.930
3.404
5.171
5.247

Theo số liệu thống kê của cục cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã
hội ( bộ công an) . thì trong 6 tháng đầu năm 2008 đã xảy ra 5.746 vụ, với
4


khoảng 9.000 người chưa thành niên vi phạm hình sự, tăng 2% số vụ so. Số
vụ án do người chưa thanh niên gây ra chiếm con số rất lớn . chiếm khoảng
20% tổng số vụ hình sự. Trong đó lứa tuổi cao nhất là từ 16 đến dưới 18
chiếm khoảng 60% các vụ án không chỉ xuất hiện ở thành phố, thị xã mà còn
xuất hiện ở nông thôn , bản làng miền núi ,vùng sâu , vùng xa…
Về độ tuổi: Theo thống kê của cục cảnh sát điêu tra tội phạm về trật tự
xã hội thi tình hình tội phạm do người chưa thành niên từ 16 đến 18 tuổi thực
hiện có chiều hướng gia tăng và chiếm tỉ lệ cao nhất , khoảng 60% . Từ 16-18
chiếm khoảng 32% và dưới 14% chiếm 8% trong tổng các vụ phạm tội do
người chưa thành niên và trẻ em gây ra.
Về cơ cấu tội phạm :Theo thống kê mới nhát của Viện kiểm soát nhân
dân tối cao và Cục cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự an toàn xã hội, thì
hành vi vi phạm pháp luật của người chưa thành niên tập trung vào nhóm tội
phạm sở hữu, xâm phạm tính mạng , sức khỏe nhân phẩm và danh dự con
người , một số tội phạm an toàn công cộng , trất tự công cộng … Trong đó tội

danh trộm cắp tài sản chiếm 38% . Cố ý gây thương tích chiếm 11% , đặc biệt
là giết người chiếm 1,4% trong tổng số tội phạm do người chưa thanh niên
gây ra.
Trình độ văn hóa: Người phạm tội chủ yếu là người có trình độ văn .
hóa thấp 5.4% do mù chữ, 92,3% trình độ tiểu học và trung học cơ sở….
Về địa bàn hoạt động: Địa bàn hoạt động không chủ diễn ra ở thành
phố , thị xã mà còn diễn ra ở nông thôn kể cả ở vùng sâu, vùng xa. Đánh giá
một cách tổng thể trên phạm vi toàn quốc thì tại các thành phố lớn nơi mà nền
kinh tế phát triển , thu hút nhiều lực lượng lao động nhiều thành phần xã hội
sinh sống, thì tỉ lệ người vi phạm pháp luật và phạm tội cao hơn và có chiều
hướng tăng hơn.Thành phố thị xã chiếm 70%, nông thôn chiếm 20%, vùng
giáp danh nông thôn và thành thị chiếm 5.3%, miền núi chiếm 0,6%.

5


Trẻ em thường thực hiện hành vi một cách cơ hội, ít có dự mưu, tổ
chức chặt chẽ từ trước, chủ yếu tập trung vào các ngày lễ, tết, dịp nghỉ hè,
ngày chủ nhật .
Hầu hết trẻ em VPPL tập trung ở lứa tuổi từ 14-18. Phần lớn là các đối
tượng không có tiền án , tiền sự , đang cắp sách đến trường nhưng hành vi
phạm tội hết sức dã man tàn bạo. Đáng chú ý nhát là thanh thiếu niên , thiếu
nhi phạm tộ như cướp của , giết người , cưỡng đoạt tài sản công dân , hiếp
dam , cưỡng dâm , sử dụng buôn bán mà túy ngày càng nhiều a. Thực trạng
trên đang là mối lo ngại cho toàn xã hội và các bặc cha mẹ trong quản lí giáo
dục con cái.
III: NGUYÊN NHÂN
Từ những con số thống kê trên chúng ta thây rằng tính trạng trẻ em
VPPL ngày càng gia tăng. Vậy thì Tại sao tình hình trẻ em VPPL lại có xu
hướng gia tăng ?

Thực trang trẻ em VPPL có nhiều nguyên nhân gây ra nhưng xuất phát
từ thực tiễn công tác đấu tranh phòng chống chống vi phạm và tội phạm, đồng
thời thông qua thông kê tội phạm có thể rút ra 4 nguyên nhân sau ;
Thư nhất: Từ phía gia đình:
Tại gia đình nhân cách của trẻ bắt đầu được hình thành, phát triển và
hoàn thiện cùng với sự tác động của nhà trường và xã hội. Do vậy khi đứa trẻ
lớn lên đều mang dấu ấn nhất định của gia đình. Nhân cách tác động từ các
thành viên khác trong gia đình đặc biệt là cha mẹ chúng. Vai trò của gia đình
trong quản lí giáo dục trẻ em – đặc biệt là cha mẹ- có vai trò đặc biệt quan
trọng . Quản lí và giáo dục của gia đình là một quá trình liên tục và lâu dài từ
khi trẻ sinh ra cho đến khi trưởng thành. Gia đình nào tạo dựng được môi
trường tốt , giáo dục có nề nếp kỉ cương . Mặc dù kinh tế khó khăn nhưng vấn
có cuộc sống hạnh phúc ,con cái có lối sống trong sáng lành mạnh. Ngược lại
môi trường giáo dục gia đình không tốt dẫn đên con cai có hàh vi phạm pháp.
Những thiếu sót sai lầm có thể do:
6


Lựa chọn phương pháp quản lí giáo dục không đúng như: thõa mãn đầy
đử yêu cầu vật chất khi yêu cầu đó không chính đáng , khoong phù hợp với
lứa tuổi kinh tế gia đình . Nuông chiều thái quá khong bắt làm lụng ,coi nhẹ
hoặc bỏ qua lỗi lầm,…Ngược lại có gia đình do bố mẹ thiếu hiểu biết nên
không tìm cách khuyên răn con mà thay vào đó là cách dạy con bằng đánh
đập hành hạ. Đây cũng là nguyên nhân gây ra hành vi phạm tội.
Do gia đình thiếu trách nhiệm , không quan tâm quản lí giáo dục con, ỉ
lại cho nhà trường và xã hội như: Bố mẹ mãi làm ăn, đi công tác, ốm đau
,bệnh tật không quản lí con trong học tập. Khiến con bỏ nhà đi chơi hàng
tháng, chơi game , phạm pháp mà bố mẹ vẫm không hề hay biết gì. Đến khi
được cơ quân chức năng báo thì đã quá muộn.
Gia đình gặp hoàn cảnh đặc biệt như: Bố mẹ li hôn, đang bị phạt án tù

có hành vi sai lệch về đaọ đức.hành vi sại trái của bố mẹ có thể gây mặc cảm
tội lỗi trong tâm hồn con cái hoặc đứa trẻ có thể học được thói quen, lối sống
xã hoa , sự dối trá, lười biếng , biếng bỉnh không vâng lời., Hay do bố hoạc
mẹ mất, sống với gì ghẻ hay bố dượng hay sống ông bà anh chị em ruột.hay
sống lang thang. Trẻ ở trường hợp này thiếu thốn về mặt tình cảm ,thiếu điều
kiện học tập vui , thiếu quản lí giáo nên chúng dễ bị lôi kéo vào những hành
vi phạm pháp luật. Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Dư Vi phân tích 624
trẻ em làm trái pháp luật cho thấy.
Có 30% trẻ sống trong gia đình không hòa thuận , có người nghiện hút,
cờ bạc, nghiện rượu..
Có 21% trẻ là con gia đình làm ăn bất chính, buôn gian bán lận, buôn
bán hàng cấm.
Có 8% trẻ là con gia đình bố hoặc mẹ đi tù.
Có 34,4% các em sống trong hoàn cảnh thiếu hản sự chăm sóc của cha,
me.có 4,8% sống với ong bà nội, ngoại VPPL, 2,4 % sóng với anh chị em
ruột, 0,9% sống với, cô, chú,bố mẹ nuôi 9,1%, bố dượng mẹ nuôi 0,9%, sống
một mình 1,8%, sống lang thang 14,5% VPPL.
7


( Số liệu được trích từ nguồn tài liệu tham khảo về công tác với trer em
vi phạm pháp luật do ủy ban chăm sóc bảo vệ bà mẹ trẻ em Việt Nam ,tổ chức
cứu trợ trẻ em Thụy Điển tổ chức)
Thứ hai là nguyên nhân do môi trường nhà trường:
Trẻ em không chỉ phát triển một cách toàn diện về thể chất và tinh thần
cũng như các năng khiếu thiên bẩm chỉ trong phạm vi gia đình dù gia đình đó
có là giai đình bền vững, hạnh phúc. Dù không khí trong gia đình đó có đầm
ấm hạnh phúc , tràn đầy tình yêu thương thí cũng không đủ để hình thành
nhân cách của con người một các toàn diện . Mà phải cần đến các yếu tố xung
quanh khác trước hết là nhà trường.

- Phương pháp dậy kém hiệu quả dẫn đến việc học sinh không hiểu
bài , dẫn đến không có hứng thú học tập, chán học và có hành vi nghịch ngợm
trong lớp. Từ đó dẫn tới các em trốn học lang thang, tham gai vào các nhóm
băng cướp tội phạm. Chính vì vậy mà cơ cấu trẻ em phạm tội chủ yếu là trẻ
em bỏ học.
- Nguyên nhân thứ hai: Đó là do việc quản lí học sinh học tập ở một số
trường chưa tốt. Nhà trường buông lỏng trong quản lí sẽ dẫn đến các hiện
tượng bên ngoài xã hội xâm nhập vào học đường. Các em có học lực kem, gia
đình có hoàn cảnh khó khăn không được phát hiện không nhận được sự trợ
giúp từ thầy cô bạn bè kịp thời , từ đó dễ bị lôi kéo vào con đường tội phạm.
- Nguyên nhân thứ ba là do: Tấm gương của thầy cô giáo, trong trường
có một số thầy cô giáo có lối sống, thái độ nghề nghiệp và quan niệm giá trị
sai lệch đã ảnh hưởng xấu đến học sinh . Làm cho học sinh có tâm lí chán nản
, không yêu lớp không yêu trường . Học sinh cảm thấy mâu thuẫn với nhứng
điều hay ý đẹp được học ở trên lớp với nhân cách của thầy cô.
- Ngoài ra còn do cơ sở vất chất trong trường còn thiếu :trang thiết bị
,đồ dùng dậy học , nội dung giảng dậy chậm đổi mới\. Nhiều trường chỉ chú
trọng đến thành tich do vậy đã xem nhẹ việc giáo dục. Trong giáo dục chưa
chú trọng giáo dục pháp luật, nần cao ý thức pháp luật ý thức chấp hành pháp
8


luật cho học sinh . Chưa chú trọng giáo dục giới tính và dậy nghề. Vì thế
nhiều em có quan niệm sai trái về đạo dức thiếu hiểu biết pháp luật. Đây cũng
là một trong những nhân tố khiến tình trạng trẻ em vi phạm pháp luật ngày
càng tăng.
- Cuối cùng là do sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường chưa chặt
chẽ, thường xuyên ,còn mang tính hinh thức.Đây chính là điều kiện thuận lợi
làm cho các em bị ảnh hưởng xấu từ môi trường xã hội xung quanh, ngoài
môi trường gia đình, trường học. Do không được uốn nắn kịp thời cho nên

nhân cách cảu các em ngày càng bị sai lệch trầm trọng để cuối cùng đi vào
con đường phạm tội.
- Nguyên nhân thứ 3 : nguyên nhân từ phía môi trường xã hội:
Các môi trường xã hội khác ngoài gia đình và nhà trường cũng có tác
động không nhỏ tới việc hình thành và phát triển nhân cách của con người.
Ngoài ra chúng cũng là điều kiên bên ngoài tác động làm nảy sinh ý đinh
phạm tội.
Các yếu tố dẫn đến hành vi phạm tội bao gồm:sự thiếu sót trong công
tác giáo dực tư tưởng , thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như
sách, báo, đài, phim ảnh…
Mặt trái của nền kinh tê.nước ta chuyển từ nên kinh tế quan lưu bao cấp
sang kinh tế thị trường định hướng theo con đưỡng xã hội chủ nghĩa, kinh tế
nước ta phát triển nhanh , đời sống vật chất ngày càng được cải thiện và từng
bước được nâng cao. Tuy nhiên kinh tế thị trường cũng có ảnh hưởng tiêu cực
đến..Nền kinh tế thị trường cung với việc mở của tăng cường hợp tác vơi các
nước trên thế giới đã làm thsy đổi về quan niệm chuẩn mực giá trị. Quan niệm
về đạo đức, thẩm mỹ cổ truyền của dân tộc bị thsy đổi it nhiều.
Bên cạnh đó là do thiếu cơ sở vất chất các khu vui chowigiaiar trí lành
mạnh cho các em vào thời gian rỗi./

9


Do thiếu sót trong công tác đấu tranh phòng chỗng tôi phạm và tệ nạn
xã hội. Làm chó các em có tư tưởng coi thường pháp luật.và có thể bị các
phần tử xấu trong xã hội lôi kéo vào con đường phạm tội.
Mặt khác do công tác xử lí, giáo dục, cai tạo người người phạm tội còn
chưa tôt và dẫn tới người phạm tội tái phạm rất nhiều.
Sự thiếu sót trong công tác dậy nghề, đinh hướng nghề nghiệp cho các
thanh thiếu niện. Thiếu sót trong việc phối hợp giữa cơ quan nhà nước vơi các

tổ chức…
Thứ tư : Do chính bản thân đối tượng:
Trẻ em có những đặc thù riêng , đó là nhóm đối tượng còn chưa hoàn
thiện về thể chất và tinh thần. Ổ độ tuổi này trẻ luôn hướng tới sự ham thích
nhưng điều mới lạ, hiếu động muốn thể hiện mình , muốn thể hiện tính anh
hùng hảo hán. Do đó có những hành vi chỉ ví cái nhìn thiếu thiện cảm hay chỉ
ví xích míh nhỏ mà có những hành vi phạm tội nghiêm trọng như cố ý gâu
thương tích , giết người hoặc bị các đối tượng xấu trong xã hội kích động , lôi
kéo vào con đường vi phạm pháp luật.
-

Sự thiếu hiểu biết về pháp luật , nhận thức kém .

IV .HẬU QUẢ
Không chỉ để lại hậu quả cho trẻ có hành vi VPPL , người bị phạm tội,
mà nó còn ảnh hưởng tới người thân, gia đình,nhà trường và toàn xã hội.
Trước tiên là đối với bản thân trẻ phạm tội.sau khi có hành vi, vi phạm
pháp luật sẽ bị xử phạt, ảnh hưởng đến đạo đức nhân cách của trẻ, kìm hãm
sự phát triển của trẻ ảnh hưởng đến tương lai sau này của trẻ, ảnh hưởng tới
tương lai sau này của trẻ….
Còn đối với gia đình của trẻ có hành vi VPPL thì nó ảnh hưởng
đến đời sống kinh tế, và chịu nhiều tác động của dư luận. Kinh tế giá
đình suy sụp.

10


Ảnh hưởng tới sức khỏe của các thành viên khác, tổn thất về mặt tình
cảm… Bố mẹ cãi nhau , đỗ lỗi trách nhiệm cho nhau..
Đối với xã hội:. Ảnh hưởng đến trật tự trước hết việc trẻ lạm dụng các

chất gây nghiện ảnh hưởng đến nền văn hoá của một đất nước, với các chuẩn
mực xã hội những phong tục tập quán,. Làm giảm sút sức lao động , tăng chí phí
cho các hoạt đọng ngăn ngừa , khác phục hậu quả do sử dụng chất gây nghiện.
Nhìn chung những hậu quả này rất nghiệp trọng, chính vì ậy việc đưa
những biện pháp khắc phục tinh trạng tre em VPPL là rất cần thiết và phải
được thực một cách nhanh chóng
V: GIẢI PHÁP VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN.
Phòng ngừa người chưa thành niên phạm tội là hệ thống đồng bộ các
biện pháp nhằm xóa bỏ các nguyên nhân dẫn đến các việc phạm tội của người
chưa thành niên và cải cách môi trường sống giúp cho người chưa thành niên
phát triển toàn về nhân cách, có đầy đủ phẩm chất của con người mới Việt
Nam. Xứng đáng là chủ nhân tương lai của đất nước. Biết giữu gìn và phát
huy truyền thống và bản sắc tốt đẹp của dân tộc.
Giải pháp thực thực hiện.
Trẻ em chính là ước mơ, hạnh phúc, niềm tin và hi vọng của biết bao gia
đình. Song trẻ cũng chính là căn nguyên của sự đau khổ , chán chường của
những phận làm cha , làm mẹ bởi các em phải chịu chung cảnh nghèo khổ, dốt
nát ,bị lây nhiễm bởi những thói hư tất xấu thành gánh nặng cho gia đình, xa hội.
Trong những năm gâng đây tình trạng trẻ en vi phạm pháp luật ngày
càng nhiều và tính chất ngày càng phức tạp , nghiêm trọng. Xử lí những hành
vi, vi phạm pháp luật nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa những lỗi lầm, phát
triển lành mạnh và trở thành những công đan có ích cho xã hội. chúng ta chỉ
đưa họ ra xét xử và chỉ áp dụng hình phạt, nhất là phạt tù được coi là biện
pháp cuối cùng cần thiết do tình chất nguy hiểm của hành vi, do đặc điểm của
11


nhân thân, do yêu cầu của việc phòng ngừa. Vì vậy , người cưa thành niên
phạm tội chỉ áp dụng một trong số các hình phạt: cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo
không giam giữ, và có thời hạn đối với người phạm tội ( điều 71 chương XBộ luật hình sự).

Theo điều 70- Chương X- Bộ luật hình sự thì người chưa thành niên
phạm tội thì tòa án có thể quyết định áp dụng một trong số biên pháp tư pháp
có tính giáo dục, phòng ngừa như : Giaó dục tại nhà, tại địa phương, đưa vào
trịa giáo dưỡng, trại cải tạo…
Các cơ qua ban nghành củng phải có phương hướng
Xây dựng và thự hiện cơ chế phát huy sức mạnh tổng hợp cử toàn bộ
hệ thống chính trị , nâng cao trách nhiệm vai trò cử động của cá nghành, các
đoàn thể, tổ chức xẫ hội và toàn thể các tầng lớp nhân dân tham gia phòng
ngừa, phát hiện, đấu tranh chống các lợi tội phạm, tệ nan xã hội nói chung và
các hành vi , vi phạm pháp luật nói riêng.
Đổi mới và thực hiện nghiêm chỉnh cơ chế phối hợp cuae toàn bộ hệ
thống chính trị , nâng cao trách nhiệm vai trò chủ đạo, phát huy chức năng
của các cơ sơ đảng, cac cơ qua nhà nước, các đơn vị vũ trang, cac tổ chức
chính trị xã hội. Xây dựng lực lượng công an nhân dân và cơ qua bảo vệ luật
pháp khác thật sự trong sạch vững mạnh. Để thực hiện tốt vai trò nòng cốt,
xung kích trong phong trào đấu tranh, chống vi phạm pháp luật.
Xây dựng bổ sung hoàn thành hệ thống pháp luật và tổ chức tuyên
truyền giáo dục ý thức chấp hành pháp luật để phục vụ kịp thời , có hiệu quả
trong công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm trước mắt và lâu dài.
Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác quản lí giáo duc, cải tạo người
chưa thành niên với nhiều hình thức, giúp họ cải tạo tiến bộ, hoàn lương
tái hòa nhập gia đình, cộng đồng xã hội.
Các bộ, nghành, ủy ban nhân dân các địa phương hàng năm phải sơ
kết và có kế hoạch tiếp tục chỉ đạo thực hiện văn bản pháp luật của Quốc

12


Hội, ủy ban thường vụ Quốc Hội về phòng chống , chống tội phạm và vi
phạm pháp luật.

Đặt nhiệm vụ phòng chống tội phạm của người chưa thanh niên thành
chương trình quốc gia có mục tiêu và nội dungcuj thể, nhằm huy động sức
mạnh tổng hợp cử toàn xã hội và công tác phòng ngừa từng bước làm giảm
tình hình vi phạm pháp luật. Xây dựng môi trường sống lành mạnh trong xã
hội, nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật và nâng cao hiệu quả quản lý của
Nhà Nước.
Tiếp tục vân động quần chúng xây dựng phong trào toàn dân tham gia
phòng ngừa, phát hiện, tố giác và đấu tranh chống tội phạm, tệ nạn xã hội.
Xây dựng và thực hiện quy chế phối hợp ngăn ngừa tội phạm trong gia đình,
nhà trường, xã hội. Củng cố các tổ dân phố, lực lượng bảo vệ chuyên trách, tổ
chức đoàn thể ,quân chủng các cơ sở, xã, thị trấn, tham gia phong trào bảo vệ
an ninh Tổ Quốc.
GIẢI PHÁP:
Thứ nhất : Tăng cường vai trò của gia đình với ý nghĩa là rào cản của
hiện tượng VPPL của người chưa thành niên:
Cha mẹ và các thành viên khác trong là tấm gương sáng tốt cho trẻ học
tập nui thêo
Công tác giáo dục được thể hiện cụ thể như việc lựa chọn phương pháp
giáo dục ,tăng cường trách nhiệm trong quản lí và giáo dục con cái. Kiểm tra
các hoạt động hàng ngày của các em để kịp thời uốn nắn sữa chữa các hành vi
lệch lạc trong suy nghĩ và hành động, không để cac em bị lợi dụng lôi kéo vào
con đường tiêu cực lệch lạc sai lầm.
Các bậc cha ,mẹ nâng cao ý thức về phòng, chống vi phạm tội phạm, tệ
nạn xã hội để hiểu được vi phạm pháp luật là gì? Nguyên nhân chủ quan
,khách quan dẫn đến VPPL, cách nhận biết người phạm tội VPPL, người
nghiện từ đó có định hướng và các biện pháp giáo dục, quản lí con cái.
13


Xây dựng gia đình thực sự là tổ ấm cho các em lướn không và trưởng

thành, không VPPL, và không mắc tệ nạn xã hội, đảm bảo cuộc sống gia đình
để cac em có cuộc sống tối thiểu như ăn, ở, mặc, sinh hoạt ,học hành.
Thứ hai: Tăng cường sự phối hợp giữa gia đinh, nhà trường và các cơ
quan chức năng tròn công tác quản lí, giáo dục các em trong công tác phòng
chống VPPL của học sinh, sinh viên trong trường học . Đưa nội dung pháp
luật vào chương trình giáo dục chính khóa ở các cấp học, phối hợp với gia
đình trong công tác quản lí , giáo dục, học sinh, sinh viên bả vệ an ninh trật
tự trong khu vực nhà trường.
Thứ ba, tăng cường công tác quản lí, tuyên truyền phát huy hiệu lực ,
hiệu quả của cơ quan nhà nước trên các kĩnh vực sau đây:
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền ,phổ biến pháp luật, ý thức tôn trọng
pháp luật , trách nhiệm công đân trong phòng chống tội phạm, thông qua các
loại hình văn hóa phổ biến rộng rãi từ những ngưởi tốt. Phản ảnh kịp thời
những tiêu cực , giúp các cơ quan chuyên trách phát hiện kịp thời những hành
vi VPPL . Thường xuyên kiểm tra kiên quyết khắc phục những hành vi không
lành mạnh trong hoạt động báo chí, văn học, nghệ thuật.. xử lí nghiêm minh
các hành vi phạm pháp.
Nâng cao hiệu quả quản lí nhà nước về an ninh trật tự ,củng cố các lực
lượng nghiệp vụ trực tiếp phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm ,nhất là ác
lực lưởng cơ sở , bảo vệ dân phố ,ban chuyên trách của các cơ quan xí nhiệp .
Đẩy mạnh phong trào quần chúng tham gia bảo vệ an ninh tổ quốc , liên tục
phát động quần chúng tấn công trấn áp tội phạm . Kịp thời phát hiện đấu tranh
ngăn chặn các tội phạm nguy hiểm. Phối hợp với các ngành nội chính tiến
hành kiển tra, truy tố, xét xử kịp thời các đối tượng phạm tội, nghiên cứu dụ
báo tình hình tội phạm, đề xuất chử trương, biện pháp đấu tranh phù hợp.
Triển khai việc dậy nghề cho các đối tưởng các trại giam, đưa chương
trình việc làm vào các trại giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh giải

14



quyết việc làm cho các đối tượng vừa ra tù, trại giáo dưỡn hoặc trại giam
nhanh chóng tái hòa nhập cộng đồng.
Phát hiện và xử lí nghiêm minh theo pháp luật moị hành vi ảnh hưởng
đến sự phát triển nhân cách của trẻ em. VD: Tội dụ dỗ ép buộc hoặc chưa
chấp người thành niên phạm pháp Điều 252BLHS1999. Tội truyền bá văn hóa
đồ trụy 253 BLHS. Tội sử dụng trái phép chất ma túy điều 197 BLHS 1999…
Kịp thời và xử lí mọi hành vi , vi phạm của người chưa thành niên .
Theo tính chất mức độ của hành vi cũng như đặc điểm của nhâ thân để lựa
chọn những biện pháp phù hợp :
Giaó dục tại xã, phường.
Đưa vòa trại giáo dưỡng
Các hình thức xử phạt hành chính khác….
Tiếp tục quản lí các em sau khi đã chấp nhận thi hành xong án phạt tù
và các biện pháp xử lí khác .giúp các em xoaas mặc cảm nhan chóng tái hòa
nhập cộng đồng.
VI: CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI TRẺ EM VPPL
Công tác xã hội (CTXH) với trẻ em phạm pháp là ngành trợ giúp các
đối tượng đã có hành vi phạm pháp ở mức đọ khác nhau có thể chấn chỉnh
hành vi của mình hòa nhập với cộng đồng và phát triển bình thường.
Để tiến hành CTXH với trẻ em VPPL thì chúng ta cần biết về đặc điểm
tâm lí của trẻ
Tâm lí của trẻ bao giờ cũng nhiều thành tố về cảm xúc, động cơ, các
tính .. và phản ánh thế giới khách quan bằng hành động của bản thân. Khi
nghiên cứu trẻ có hành vi phạm pháp, chúng ta đề cập đến đặc điểm tâm lí của
trẻ bởi đây là thành tố quan trọng giải lí động cơ tìm hiểu thực trang, môi
trường nảy sinh hành vi đó.
Đối với trẻ có hành vi phạm pháp trước hết các em cũng có đặc điểm
tâm lí của trẻ em ở lứa tuổi này. Những biến đổi những góc khuất trong tâm lí
15



chính là yếu tố cấu thành nên hành vi phạm tội. Đây là giai đoạn chuyển từ trẻ
em sang người lớn sự thay đổi trong sinh lí cũng như môi trường tác động
nhiều đến tâm lí của trẻ.
Tất cả các trẻ em đều có tâm lis trước hết là muốn tự khẳng định mình.
Trong quá trình đi tìm cái riêng, cái bản sắc cá tính các em không thoát khỏi
sự ảnh hưởng của các nhân tố gia đình, bạn bè , nhà trường ,xã hội.. Sự ràng
buộc quản lí kẻm hiệu quả của cha mẹ, pháp luật khiến cho các em không thể
bộc lộ năng lực cũng như sở thích của bản thân, không tìm được hướng
đi,không thực hiện được vai trò của mình…. Trẻ tìm cách giải tỏ tâm lí, giải
tỏa áp lực bằng các hành vi của mình. Trẻ giải quyết những khó khăn , giải
quyết áp lực tâm lí của mình bằng cách tạo ra nhưng trạng thái thần kinh
kích động mạnh.( đánh nhau ,uống rượu..). Những hành vi vượt ngoài sự
kiểm soát của trẻ, của quy tắc chuẩn mực xã hội, hình thành tiền đề của
hành vi phạm pháp .
Không thể bộc lộ mình qua những gì mình thích trẻ tìm cách gây sự
chú ý, chơi trội với người xung quanh. Trẻ em cảm thấy cần phải tạo ra sức
mạnh ,chỗ đứng cho bản thân và con đường nhanh nhất chính là những hành
động trái với nhưng quy tắc chuẩn mực đạo đức của xã hội.
Ở lứa tuổi này tính tự ái không lành mạnh gây cho trẻ những phản ứng
phòng về thô sơ. Trẻ tìm cách biện hộ cho bản thân khi nghĩ rằng có nhiều
người còn xấu hơn nó, để che dấu cho các hành vi sai trái của mình.
Chính sự phát trriểnrchưa hoàn thiện trong nhân cách, sự chưa ổn định
trong tâm lí, tính cách, trẻ luôn hành động để thõa mãn những nhu cầu mới
cảu bản thân. Điều đó làm cho trẻ càng đi sâu vào những tôi lỗi mới, bằng thủ
đoạn mới.
Tóm lại tâm lí của trẻ có hành vi VPPL khá phức tạp. đó là sự hòa quện
của tâm lí lứa tuổi, tâm lí cá nhân và những nhân tố môi trường.
Một số kĩ năng khi tiếp xúc với trẻ em VPPL:


16


Kĩ năng thực hành chính là sự đảm bảo cho tính chuyên nghiệp của
nhân viên công tác xã hội. thông qua thực hành nghề nhân viên CTXH bộc lộ
khả năng và sức mạnh của chính bản thân , thân chủ. Sự thành công hay thất
bại trong nghề nghiệp chính là nhờ váo quá trình tích lũy và rèn luyện kỹ
năng của nhân viên CTXH. .
Kĩ năng thực hiện CTXH cũng chính là sự tham gia trực tiếp vào giải
quyết các vấn đề của cá nhân vào hành vi lệch chuẩn
Mỗi con người khi sinh ra đều có giá trị đó là giá trị tồn tại. Trẻ em
cũng là con người , vì vậy khi tiếp xúc với trẻ chúng ta cần trong chúng và
chấp nhận trẻ, đặt mình vào vị trí của trẻ để hiểu trẻ. Nhẹ nhàng niềm nở
không có thái độ tỏ ra như khing thường hay khinh rẻ hay lên án. Không làm
cho trẻ ợ hãi bởi các thái độ: Lạnh lùng,cái nhìn soi mói, tỏ ra xa lạ hoặc sẵn
sàng để trừng trị
Tạo ra bầu không khia thoải mái và tin cậy. Làm cho trẻ thấy mình là
người dễ gần gũi. Tỏ ra chân thành và trung thực có cái nhìn tích cực về thiện
chí của trẻ, không phán đoàn hoặc đánh giá trẻ , rộng lượng tin vào khả năng
thay đổi của trẻ.
Lắng nghe mọi điều chúng nói và đồng thời quan sát cả hành vi của
chúng. Không dọa nạt hay tìm cách thuyết phục mà tôn trọng tự do của trẻ
trong việc bày tỏ lòng mình hay không , để trẻ cảm thấy tự tin nên bắt đầu câu
chuyện bằng những gí trẻ đang quan tâm.
Chúng ta phải tìm hiểu tâm lí phức tạp của lứa tuổi này và không xếp
loại hay áp đặt chúng làm trẻ cảm thấy an tâm và an toàn. Khi cảm thấy mình
an toàn thì trẻ mới giảm đương đầu với những xung đột bên trong .
Nên chú ý những bộc lộ của trẻ, tâm tình là hành vi đi đôi. Trẻ em sẽ
thấy rất nhậy cảm khi cảm thấy có giả tạo trẻ sẽ đóng của lòng mình lại.

Để giúp trẻ cởi mỏ chúng ta cũng phải cởi mở, luôn tự nhắc mình là
làm mọi việc là vì trẻ, luôn trân trọng việc được nhận sự chia sẽ từ người
khác.
17


Dựa trên cơ sở tiệp cận nhận thức hành vi các nhân viên CTXH hình
thành một số kĩ năng quan trọng trong quá trình tác động động đến các hành
vi VPPL của trẻ em.
Trước hết là kĩ năng thu thập thông tin. Để có được thông tin chính xác
từ thân chủ, nhân viên CTXH phải xây dựng được niềm tin từ thân chủ.
Dựa trên cơ sở tiếp cận nhận thức hành vi nhân viên công tác xã hội có
thẻ tìm ra được nguyên nhân sâu xa cũng như trực tiếp đến nhận thức sai lầm
đến hành vi của thân chủ. Không dừnd lại ở đó, nhân viên CTXH sẽ xây dựng
kế hoạch trị liệu có thể là cá nhân( nhóm),
Nhân viên công tác xã hội phải giúp thân chủ phát huy được nội lực cử
chính mình…Phát huy nội lực chính là sự khai thác nhằm khơi dậy, khai thác
các tiềm năng vốn có của mỗi cá nhân , nhóm yếu thế nhằm phát huy sức
mạnh vốn có của mỗi cá nhân, nhằm giúp các nhóm yếu thế thắp lại niềm tin,.
Phát huy năng lực của chính mình tạo ra sự thay đổi của bản thân . Chính vì
vậy phát huy thế mạnh đóng vai trò là một quy trình vừa là kết quả quá trình
CTXH. Và nhân viên CTXH chính là người tìm ra các tiếm năng , sức mạnh
ấy từ thân chủ của minh.

18


C.KẾT LUẬN
Như vậy, qua những số liệu con số thống kê, chúng ta thấy tình hình trẻ
em vi phạm pháp luật- đang là vấn đề nóng trong xã hội. Chình vì vậy mà

Đảng, nhà nước và nhân viên công tác xã hội phải vạch ra các kể hoạch
nhằm ,nhưng phương hướng hoàn chỉnh hơn để giảm tình trạng trẻ em VPPL .
Thế hệ trẻ - chủ nhân tương lai của đất nước.
Hiện nay Đản và Nhà nước ta đang có rất nhiều chính sách quan tâm
đến trẻ em. Để đẩy lùi tình trạng trẻ em vi phạm pháp luật đang ngày một gia
tăng. Góp phần thực hiện tốt quá trình Công nghiệp hóa hiện đại hóa đất
nước.

19


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Giáo trình Công tác xã hội; T.S Nguyễn Vũ Tiến, C.N Trần Thái Hà
– Học viện Báo chí và tuyên truyền, Hà Nội 2010.
2. Giáo trình Tội phạm học – Đại học Luật Hà Nội.
3. Luật của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số:
25/2004/QH11 ngày 15 tháng 6 năm 2004 về Bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ
em.
4. Giáo trình Công tác xã hội – Đại học Lao đông- Thương binh xã hội.
5. Tài liệu Internet.

20


MỤC LỤC

21




×