Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

bao cao kien tap trường chính trị bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (263.82 KB, 34 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Thực hiện kế hoạch 42QD/HVBCTT của Học viện Báo chí và Tuyên
truyên, tiến hành tổ chức cho đoàn thực tập sư phạm của trường năm học
2011 - 2012 đi thực tập tại các trường chính trị tỉnh, thành phố từ ngày
05/03/2012 đến ngày27/04/2012.
Đoàn thực tập tại trường Chính trị Bắc Giang gồm 17 sinh viên, tuy
thời gian thực tập không dài nhưng tất cả các thành viên trong đoàn thực tập
đều tích cực cố gắng, tham gia nghe giảng đầy đủ, soạn giáo án, tập giảng
và trình bày bài giảng trước hội đồng cũng như giảng bài trên lớp đạt kết
quả tương đối cao.
Sau gần 2 tháng thực tập, thông qua các hoạt động của trường cũng
như sự tìm hiểu của bản thân, em đã nhận thức được những vấn đề cơ bản
sau:

1


PHẦN NỘI DUNG
I. Một vài nét cơ bản về tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội
của tỉnh Bắc Giang.
1. Điều kiện tư nhiên
Bắc Giang là tỉnh miền núi có nhiều tiềm năng về đất đai, tài nguyên
khoáng sản. Địa lý lãnh thổ Bắc Giang là tỉnh miền núi có nhiều tiềm năng
về đất đai, tài nguyên khoáng sản. Địa lý lãnh thổ không những có nhiều
vùng núi cao, mà còn có nhiều vùng đất trung du trải rộng xen kẽ với các
vùng đồng bằng phì nhiêu.

 Vị trí địa lý
Bắc Giang nằm ở tọa độ địa lý từ 21 độ 07 phút đến 21 độ 37 phút vĩ
độ bắc; từ 105 độ 53 phút đến 107 độ 02 phút kinh độ đông;
Bắc Giang là tỉnh miền núi, nằm cách Thủ đô Hà Nội 50 km về phía Bắc,


cách cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị 110 km về phía Nam, cách cảng Hải
Phòng hơn 100 km về phía Đông. Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Lạng
2


Sơn, phía tây và Tây Bắc giáp Hà Nội, Thái Nguyên, phía Nam và Đông
nam giáp tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương và Quảng Ninh. Đến nay tỉnh Bắc
Giang có 9 huyện và 1 thành phố. Trong đó có 6 huyện miền núi và 1 huyện
vùng cao (Sơn Động); 229 xã, phường, thị trấn.
 Đặc điểm địa hình
Địa hình Bắc Giang gồm 2 tiểu vùng miền núi và trung du có đồng bằng
xem kẽ. Vùng trung du bao gồm 2 huyện Hiệp Hòa, Việt Yên và TP- Bắc
Giang. Vùng miền núi bao gồm 7 huyện : Sơn Động, Lục Nam, Lục Ngạn,
Yên Thế, Tân Yên, Yên Dũng, Lạng Giang. Trong đó 1 phần các huyện Lục
Ngạn, Lục Nam, Yên Thế và Sơn Động là vùng núi cao.
Đặc điểm chủ yếu của địa hình miền núi (chiếm 72% diện tích toàn tỉnh) là
chia cắt mạnh, phức tạp chênh lệch về độ cao lớn. Nhiều vùng đất đai còn
tốt, đặc biệt ở khu vực còn rừng tự nhiên. Vùng đồi núi thấp có thể trồng
được nhiều cây ăn quả, cây công nghiệp như vải thiều, cam, chanh, na,
hồng, đậu tương, chè...; chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm, thuỷ sản.
Đặc điểm chủ yếu của địa hình miền trung du (chiếm 28% diện tích toàn
tỉnh) là đất gò, đồi xen lẫn đồng bằng rộng, hẹp tùy theo từng khu vực.
Vùng trung du có khả năng trồng nhiều loại cây lương thực, thực phẩm, cây
ăn quả, cây công nghiệp, chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm, cá và nhiều
loại thuỷ sản khác.
 Khí hậu
Bắc Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng Đông bắc.
Một năm có bốn mùa rõ rệt. Mùa đông lạnh, mùa hè nóng ẩm, mùa xuân,
thu khí hậu ôn hòa. Nhiệt độ trung bình 22 - 23oC, độ ẩm dao động lớn, từ
73 - 87%.

Lượng mưa hàng năm đủ đáp ứng nhu cầu nước cho sản xuất và đời
sống.
Nắng trung bình hàng năm từ 1.500 - 1.700 giờ, thuận lợi cho phát triển
các cây trồng nhiệt đới, á nhiệt đới.
3


 Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên đất
Bắc Giang có 382.200 ha đất tự nhiên, bao gồm 123 nghìn ha đất nông
nghiệp, 110 nghìn ha đất lâm nghiệp, 66,5 nghìn ha đất đô thị, đất chuyên
dùng và đất ở, còn lại là các loại đất khác. Nhìn chung, tỉnh Bắc Giang có
nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp, nông nghiệp, lâm
nghiệp và thuỷ sản. Quốc lộ 1A mới hoàn thành tạo ra quỹ đất lớn có nhiều
lợi thế cho phát triển công nghiệp - dịch vụ. Đất nông nghiệp của tỉnh, ngoài
thâm canh lúa còn thích hợp để phát triển rau, củ, quả cung cấp cho Thủ đô
Hà Nội và các tỉnh lân cận. Tỉnh đã có kế hoạch chuyển hàng chục nghìn ha
trồng lúa sang phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản
có giá trị kinh tế cao. Hơn 20 nghìn ha đất đồi núi chưa sử dụng là một tiềm
năng lớn cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư doanh, liên kết trồng rừng, chế
biến lâm sản và nuôi trồng thuỷ sản.
Tài nguyên rừng
Đến hết năm 2005 Bắc Giang có 129.164 ha đất lâm nghiệp đã có rừng,
và gần 30.000 ha đất núi đồi có thể phát triển lâm nghiệp. Trữ lượng gỗ có
khoảng 3,5 triệu m3, tre nứa khoảng gần 500 triệu cây. Ngoài tác dụng tàn
che, cung cấp gỗ, củi, dược liệu, nguồn sinh thuỷ, rừng Bắc Giang còn có
nhiều sông, suối, hồ đập, cây rừng nguyên sinh phong phú... tạo cảnh quan,
môi sinh đẹp và hấp dẫn.
Tài nguyên khoáng sản
Đến hết năm 2005 Bắc Giang đã phát hiện và đăng ký được 63 mỏ với

15 loại khoáng sản khác nhau bao gồm : than, kim loại, khoáng chất công
nghiệp, khoáng sản, vật liệu xây dựng. Phần lớn các khoáng sản này đã
được đánh giá trữ lượng hoặc xác định tiềm năng dự báo.
Tuy không có nhiều mỏ khoáng sản lớn nhưng lại có một số loại là nguồn
nguyên liệu quan trọng để phát triển công nghiệp của tỉnh như mỏ than đá ở
Yên Thế, Lục Ngạn, Sơn Động có trữ lượng khoảng hơn 114 triệu tấn, gồm
4


các loại than: antraxit, than gầy, than bùn. Trong đó mỏ than Đồng Rì có trữ
lượng lớn (107,3 triệu tấn) phục vụ phát triển quy mô công nghiệp trung
ương. Quặng sắt ước khoảng 0,5 triệu tấn ở Yên Thế. Ngoài ra gần 100
nghìn tấn quặng đồng ở Lục Ngạn, Sơn Động; 3 triệu tấn cao lanh ở Yên
Dũng. Khoáng sản sét cũng có tiềm năng lớn, sử dụng làm gạch ngói, với
16 mỏ và điểm mỏ, tổng trữ lượng khoảng 360 triệu m3, chủ yếu ở các
huyện: Việt Yên, Lạng Giang, Lục Nam, Yên Thế, Hiệp Hoà. Trong đó có
100 m3 sét làm gạch chịu lửa ở Tân Yên, Việt Yên; sỏi, cuội kết ở Hiệp
Hoà, Lục Nam.
Tài nguyên nước
Trên lãnh thổ Bắc Giang có 3 con sông lớn chảy qua, với tổng chiều
dai 347 km, lưu lượng lớn và có nước quanh năm. Ngoài ra còn có hệ thống
ao ,hồ, đầm, mạch nước ngầm. Lượng nước mặt, nước mưa, nước ngầm đủ
khả năng cung cấp nước cho các ngành kinh tế và sinh hoạt.

2. Tình hình kinh tế - Xã hôi.
Năm 2011, phát triển kinh tế thế giới có nhiều bất lợi: lạm phát ở
nhiều quốc gia; giá lương thực, thực phẩm, nguyên vật liệu trên thị trường
quốc tế tăng cao; khủng hoảng nợ công diễn biến phức tạp…đã tác động
tiêu cực vào nền kinh tế nước ta. Ở trong nước, giá cả vật tư đầu vào thiết
yếu tăng mạnh, lãi suất tín dụng ở mức cao, thời tiết và dịch bệnh diễn biến

phức tạp và do phải thực hiện biện pháp thắt chặt tín dụng, cắt giảm chi tiêu
công... đã làm cho sản xuất kinh doanh và đầu tư gặp nhiều khó khăn. Trong
tỉnh, là năm đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI,
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, trong điều kiện khó khăn đó,
UBND tỉnh đã theo sát diễn biến tình hình, điều hành linh hoạt, thực hiện
nghiêm túc sự chỉ đạo của Chính phủ, của Tỉnh uỷ và HĐND tỉnh, kịp thời đề
ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn; cùng với sự nỗ lực rất cao của các cấp, các
ngành, doanh nghiệp, lực lượng vũ trang và nhân dân trong tỉnh, nên phát
triển kinh tế xã hội đã đạt được kết quả khá tích cực. Tốc độ tăng trưởng kinh
5


tế ước đạt 10,5% cao hơn năm 2010; trong đó công nghiệp - xây dựng tăng
18,2%; dịch vụ tăng 9,1%; nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 4,2%. Cơ cấu
kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực: ngành công nghiệp - xây
dựng chiếm 36,7%; dịch vụ chiếm 31,9%; nông, lâm nghiệp và thủy sản
chiếm 31,4%. Các lĩnh vực văn hóa - xã hội có bước phát triển, đời sống
nhân dân ổn định; quốc phòng, an ninh được đảm bảo.
Tình hình cụ thể trên các lĩnh vực chủ yếu như sau:
LĨNH VỰC KINH TẾ
2.1. Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
Thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP, Nghị quyết số 11/NQ-CP của
Chính phủ, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cấp, các ngành, các địa phương tập
trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp về vốn tín dụng, hỗ trợ tuyển dụng
lao động, thực hiện giãn, hoãn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho các
doanh nghiệp nhỏ và vừa…. Trong năm 2011 mặc dù có khó khăn song một
số doanh nghiệp lớn như Công ty Sanyo, công ty Hosiden, công ty FuHong...
tiếp tục duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ, sản lượng sản xuất đạt cao hơn
năm 2010; một số doanh nghiệp mới đi vào hoạt động (Công ty TNHH thức
ăn chăn nuôi Hope, Công ty CP cà phê Trung Nguyên, Tập đoàn Wintek…)

đã góp phần tích cực vào tăng trưởng chung của ngành công nghiệp.
Tổng giá trị sản xuất công nghiệp - TTCN năm 2011 ước đạt 5.335 tỷ
đồng, bằng 108,6% kế hoạch, tăng 32,9% so với năm 2010. Trong đó, khu
vực có vốn đầu tư nước ngoài, giá trị sản xuất ước đạt 1.543 tỷ đồng, bằng
133,4% kế hoạch, tăng 48%; khu vực ngoài quốc doanh giá trị sản xuất ước
đạt 2.668 tỷ đồng, bằng 98,9% kế hoạch (nguyên nhân đạt thấp hơn so với
kế hoạch là từ đầu năm đến nay có 55 doanh nghiệp giải thể và 59 doanh
nghiệp tạm dừng sản xuất, kinh doanh), tăng 27,2%; khu vực doanh nghiệp
nhà nước giá trị sản xuất ước đạt 1.124 tỷ đồng, bằng 106,4% kế hoạch,
tăng 28,8% so với năm 2010.
6


Một số huyện, thành phố có giá trị sản xuất công nghiệp tăng khá so
với năm 2010 như huyện Hiệp Hòa tăng 54,2%, thành phố Bắc Giang tăng
42,4%, huyện Lạng Giang tăng 13,6%...
2.2. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản
Thực hiện Chương trình phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập
trung gắn với xây dựng nông thôn mới, UBND tỉnh đã chỉ đạo ngành nông
nghiệp phối hợp với các ngành, địa phương liên quan xây dựng các quy
hoạch, kế hoạch, đề án và dự án để thực hiện chương trình; một số cơ chế,
chính sách đã được triển khai thực hiện (1) đã góp phần làm tăng thêm giá trị
sản xuất nông nghiệp. Đồng thời UBND tỉnh đã chỉ đạo quyết liệt, kịp thời
các biện pháp khắc phục khó khăn về thời tiết, dịch bệnh trên cây trồng, vật
nuôi; tăng cường hướng dẫn nông dân các kỹ thuật sản xuất mới, các phương
án phòng, chống dịch bệnh, hỗ trợ cho nông dân ổn định phát triển sản xuất.
Do vậy sản xuất nông nghiệp năm 2011 được mùa toàn diện và đạt tốc độ
tăng trưởng 4,2%, cao nhất trong vài năm gần đây.
Tổng diện tích gieo trồng hàng năm ước đạt 176 nghìn ha, bằng
101,9% kế hoạch; sản lượng lương thực có hạt ước đạt 664.000 tấn, bằng

105,4% kế hoạch, tăng 3,3% so với năm 2010. Diện tích lúa ước đạt 112,4
nghìn ha, năng suất ước đạt 55,5 tạ/ha, sản lượng thóc ước đạt 623 nghìn
tấn, tăng 4,3% so với năm 2010 (trong đó, diện tích lúa lai đạt 14.840 ha,
chiếm 13,2% tổng diện tích, năng suất 71,6 tạ/ha, sản lượng 106 nghìn tấn);
diện tích ngô ước đạt 10.789 ha, năng suất ngô ước đạt 37,5 tạ/ha, sản lượng
40,4 nghìn tấn; rau đậu các loại 21,9 nghìn ha…
Chăn nuôi gặp khó khăn do đầu năm xảy ra dịch lở mồm long móng;
rét đậm, rét hại kéo dài đã làm cho một số gia súc, gia cầm bị chết; song từ
quý II đến đầu quý IV/2011, giá các sản phẩm chăn nuôi tăng, dịch bệnh trên
đàn gia súc, gia cầm được khống chế, người chăn nuôi đã tập trung đầu tư
1 như Đề án phát triển sản xuất lúa hàng hóa, lúa chất lượng; đề án phát triển chăn nuôi lợn, gia cầm theo hướng

VietGap…; đồng thời ban hành một số cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa như chính
sách hỗ trợ đầu tư phát triển chăn nuôi thú y giai đoạn (2011-2015); chính sách hỗ trợ đầu tư bảo vệ rừng sản xuất và
rừng tự nhiên giai đoạn (2012-2020), chính sách hỗ trợ phát triển lúa lai giai đoạn (2012-2013)…

7


phát triển sản xuất, nên chăn nuôi tiếp tục được khôi phục và phát triển. Tổng
đàn lợn ước đạt 1,16 triệu con; đàn gia cầm ước đạt 15,6 triệu con (trong đó
đàn gà 13,9 triệu con); đàn trâu ước đạt 74,7 nghìn con; đàn bò ước đạt 139
nghìn con. Tuy nhiên, thời gian từ đầu quý IV đến nay, giá các sản phẩm chăn
nuôi của người nông dân bán ra bị giảm đáng kể, trong khi giá thức ăn chăn
nuôi vẫn giữ ở mức cao đã gây không ít khó khăn cho người chăn nuôi. Riêng,
sản xuất thủy sản đã kịp thời khắc phục những khó khăn do ảnh hưởng của
đợt rét đậm, rét hại ở những tháng đầu năm và duy trì được sự phát triển.
Diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 12 nghìn ha (trong đó diện tích nuôi cá
thâm canh và bán thâm canh đạt 2.745 ha); sản lượng ước đạt 24,4 nghìn
tấn.

Công tác trồng rừng tập trung đã cơ bản hoàn thành kế hoạch (2); tiếp
tục thực hiện giao rừng cho thuê rừng, năm 2011, đã giao và cho thuê được
22.432 ha, đạt 112,2% kế hoạch(3); đồng thời tiếp tục cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất lâm nghiệp, đến nay đã cấp được 16.186 ha với 8.919
giấy chứng nhận cho các hộ gia đình, cá nhân. Công tác bảo vệ rừng tiếp tục
được tăng cường, không có “điểm nóng” về chặt, phá, khai thác rừng trái
phép; phần lớn các vụ vi phạm đều được phát hiện sớm, xử lý kịp thời (4);
công tác phòng cháy, chữa cháy rừng được các cấp chính quyền quan tâm
chỉ đạo theo phương châm “bốn tại chỗ”. Tuy nhiên, do ý thức bảo vệ rừng
của một số người dân và thời tiết khô hanh, nên trên địa bàn tỉnh đã xảy ra
25 vụ cháy rừng, gây thiệt hại 69 ha.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới,
UBND tỉnh thành lập Ban chỉ đạo cấp tỉnh và Văn phòng điều phối giúp Ban
chỉ đạo hướng dẫn các huyện, thành phố triển khai theo tiến độ. Dự kiến đến
2 Trồng mới được 5.418,6 ha, đạt 103,2%, bằng 93,8% cùng kỳ, trong đó rừng phòng hộ 20 ha, đạt 6,7%, rừng sản

xuất 5.398,6 ha, đạt 109,1%; khoanh nuôi tái sinh rừng 1.008 ha, đạt 100%; chăm sóc rừng trồng 2.968 ha, đạt 100%;
bảo vệ rừng 19.260,8 ha, đạt 59,6%; trồng cây phân tán 1.341,5 nghìn cây, đạt 49,7% KH;
3
Trong đó giao cho hộ gia đình được 1.982,6 ha, giao cho doanh nghiệp tư nhân thuê 270 ha, giao cho các Ban quản
lý rừng phòng hộ, đặc dụng 20.179,3 ha.
4 Đến hết tháng 10/2011 đã phát hiện, lập biên bản 484 vụ vi phạm, giảm 17 vụ với số gỗ vi phạm 547,38 m 3, giảm 51
m3 so với cùng kỳ; đã xử lý 455 vụ, tịch thu 315,71 m 3 gỗ các loại, 76,5 kg động vật hoang dã, 02 xe ô tô, 19 xe máy
và 14 phương tiện khác; thu nộp ngân sách 2,5 tỷ đồng;

8


hết năm 2011, cơ bản hoàn thành xong quy hoạch cho 110 xã và xây dựng đề
án nông thôn mới cho 40 xã, thực hiện trong giai đoạn 2011-2015.

Tiến độ xây dựng mô hình xã điểm nông thôn mới tại Tân Thịnh đảm
bảo đúng tiến độ và kế hoạch. Hiện nay đã hoàn thành 16/19 tiêu chí, dự
kiến đến hết năm 2011 cơ bản hoàn thành 19/19 tiêu chí nông thôn mới.
2.3. Thương mại, dịch vụ, tài chính, ngân hàng
2.3.1. Thương mại, giá cả, xuất, nhập khẩu
Do giá cả, lạm phát tăng cao, người dân tiết kiệm chi tiêu, cùng với
việc thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, tiết kiệm chi tiêu công; song
hoạt động sản xuất, kinh doanh của ngành dịch vụ vẫn có bước tăng
trưởng. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ ước đạt 9.520 tỷ đồng, bằng
108,2% kế hoạch, tăng 29,6% so với năm 2010 (nếu loại trừ yếu tố giá và
lạm phát, tăng trưởng của ngành dịch vụ ước đạt khoảng 9,1% so với năm
2010).
UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành chức năng phối hợp chặt chẽ với các huyện,
thành phố tăng cường công tác kiểm tra các quy định về giá, niêm yết giá và bán
hàng theo giá niêm yết, nhất là đối với các hàng hoá thiết yếu, các hàng hoá thuộc
diện bình ổn giá. Do vậy, tình hình thị trường, giá cả trên địa bàn không xảy ra các
trường hợp khan hiếm hàng hoá.
Những tháng cuối năm chỉ số giá đã có xu hướng tăng chậm lại. Chỉ số
giá tháng 11 tăng 0,18% so với tháng trước, tăng 16,63% so với tháng
12/2010(5), tăng 18,89% so với cùng kỳ (cả nước tăng khoảng 19,83%). Ước
năm 2011, chỉ số giá tăng bình quân 18,2% so với năm 2010.
Một số doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng xuất khẩu tiếp tục duy
trì phát triển, mở rộng thị trường, nên giá trị kim ngạch xuất khẩu của
tỉnh năm 2011 ước đạt 760 triệu USD, bằng 181% kế hoạch, tăng 2,5 lần
so với năm 2010. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là sản phẩm may mặc và
5 Một số nhóm hàng có tốc độ tăng cao như hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 25,12%, nhóm hàng nhà ở, điện, nước,

chất đốt và VLXD tăng 20,51% so với tháng 12/2010.

9



linh kiện điện tử chiếm 94,5% giá trị kim ngạch xuất khẩu (trong đó dệt
may 402 triệu USD, linh kiện điện tử, máy tính 316 triệu USD).
Kim ngạch nhập khẩu ước đạt 770 triệu USD, bằng 192,5% kế hoạch
và tăng 152,7% so với năm 2010. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là nguyên,
phụ liệu phục vụ cho sản xuất hàng may mặc và linh kiện điện tử phục vụ các
doanh nghiệp lắp ráp linh kiện điện tử xuất khẩu.
2.3.2. Tài chính, ngân hàng
Tổng thu ngân sách nội địa ước đạt 1.807 tỷ đồng, bằng 124% dự
toán, và bằng 80% so với cùng kỳ. Nguyên nhân giảm so với cùng kỳ là do
thu tiền sử dụng đất chỉ bằng 55,9% so với năm 2010. Các khoản thu ngoài
tiền sử dụng đất ước đạt 1.012 tỷ đồng, vượt 18,9% dự toán, tăng 15,3% so
với năm 2010. Có 8/14 khoản thu vượt dự toán, 3 khoản thu đạt và 3 khoản
thu không đạt(6). Tất cả các huyện, thành phố thu ngân sách đều vượt dự
toán; một số huyện có số thu vượt cao như Tân Yên vượt 51%, Hiệp Hòa
vượt 35,2%, Lục Nam vượt 33,3%...Công tác xử lý tồn đọng tiền sử dụng
đất đạt kết quả khá, dự kiến đến hết năm 2011 cơ bản hoàn thành.
Thực hiện thành công Đề án thu thuế qua ngân hàng và triển khai thí
điểm kê khai thuế điện tử đã tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế.
Thực hiện giảm, gia hạn thời gian nộp thuế thu nhập của doanh nghiệp vừa
và nhỏ theo Quyết định 21/2011/QĐ-TTg ngày 06/4/2011 của Thủ tướng
Chính phủ, đến nay đã giảm 3,27 tỷ đồng và gia hạn gần 53 tỷ đồng tiền thuế
cho các doanh nghiệp.
Chi ngân sách cơ bản đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, đảm bảo đúng
quy định. Ước thực hiện năm 2011 chi ngân sách đạt 7.539 tỷ đồng, bằng
146,9% dự toán, tăng 24,2% so với năm 2010.

6


DN có vốn ĐTNN vượt 210%; tiền sử dụng đất vượt 34,4%; DNNN Trung ương vượt 31,9%; Thuế thu nhập cá nhân
vượt 27,7%; Thu lệ phí trước bạ vượt 13,8%; Thu phí, lệ phí vượt 7,5%; Thuế CTN vượt 7,5% và Tiền thuê đất vượt
5,4%.
Các khoản đạt là: Xổ số kiến thiết, Thu khác ngân sách, Thu cố định tại xã.; Các khoản không đạt là: Thuế Nhà đất
bằng 96,4% dự toán; DNNN địa phương bằng 94,7% dự toán; Thu phí xăng dầu bằng 87,1% dự toán.

10


Cơ cấu tín dụng ngân hàng được điều chỉnh, giảm cho vay phi sản
xuất, tăng cho vay phục vụ sản xuất, cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông
thôn, cho vay phục vụ xuất khẩu. Đồng thời, ngánh Ngân hàng đã tăng
cường kiểm tra việc thực hiện các quy định về lãi suất huy động và cho vay;
kiểm tra, kiểm soát việc kinh doanh vàng, bạc, ngoại tệ… nhằm góp phần
kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Tổng huy động vốn đến
31/12/2011 ước đạt 9.975 tỷ đồng, tăng 15%; tổng dư nợ tín dụng đạt
14.725 tỷ đồng, tăng 24% so với 31/12/2010(7).
2.3.3. Giao thông vận tải và bưu chính - viễn thông
Hạ tầng giao thông được quan tâm chỉ đạo, trọng tâm là các tuyến
đường tỉnh 293, đường tỉnh 398, đường nối tỉnh lộ 398 với Quốc lộ 18, các
dự án giao thông nông thôn III… Phong trào làm đường giao thông nông
thôn đã được các cấp, các ngành tập trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện nên
đã đạt được kết quả tích cực(8). Một số địa phương có phong trào xây dựng
đường giao thông nông thôn đạt khá như Lục Nam, Lạng Giang, Tân Yên,
Việt Yên, Yên Dũng.
Khối lượng vận chuyển hàng hóa ước đạt 11,48 triệu tấn, bằng 133%
kế hoạch, tăng 37% so với năm 2010; khối lượng vận chuyển hành khách
ước đạt 18,28 triệu lượt người, bằng 103,5% kế hoạch, tăng 28,1% so với
năm 2010.
Dịch vụ bưu chính, viễn thông tiếp tục có bước phát triển, đáp ứng

được nhu cầu của nhân dân. Doanh thu bưu chính, viễn thông ước đạt 1.200
tỷ đồng, tăng 9% so với năm 2010; tổng số thuê bao điện thoại ước đạt trên
1,81 triệu thuê bao, tăng 5% so với năm 2010, trong đó thuê bao di động
tăng 18%, thuê bao cố định có xu hướng giảm, bằng 44% so với năm 2010;
tổng số thuê bao Internet đạt 48,2 nghìn thuê bao, tăng 7,3% so với năm
2010.
7 Dư nợ tín dụng trung và dài hạn đạt 5.965 tỷ đồng tăng 24%, ngắn hạn ước đạt 8.760 tỷ đồng, tăng 23%; dư nợ cho

vay ngành nông, lâm nghiệp chiếm tỷ trọng 28,7% trong tổng dư nợ, tăng tăng 41% so với 31/12/2010.
8

Đã mở mới 13 km; mở rộng nền 138 km; rải cấp phối 121 km; duy tu sửa chữa 650 km; cứng hoá mặt đường
180 km.

11


2.4. Đầu tư phát triển
Thực hiện Chương trình thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp - dịch
vụ, chương trình phát triển kết cấu hạ tầng và đô thị giai đoạn (2011-2015),
UBND tỉnh đã chỉ đạo các cấp, các ngành tiếp tục cải cách thủ tục hành
chính, huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển. Ước tổng vốn đầu tư
phát triển toàn xã hội năm 2011 đạt khoảng 12.000 tỷ đồng, bằng 109% kế
hoạch, tăng 23,7% so với năm 2010.
2.4.1. Thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp
Năm 2011 là năm đầu tiên thực hiện Chương trình đẩy mạnh thu hút
đầu tư và phát triển công nghiệp - dịch vụ, Chương trình phát triển kết cấu hạ
tầng và đô thị. UBND tỉnh đã chỉ đạo thực hiện nhiều nhiệm vụ, giải pháp để
thực hiện Chương trình như: Kế hoạch tổng thể xúc tiến đầu tư giai đoạn
2011-2015; kế hoạch tổng thể phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn

2011-2015; Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực tỉnh Bắc Giang đến năm
2020; Quy định một số nội dung về đầu tư xây dựng khu đô thị mới; Xây dựng
danh mục các dự án công bố lựa chọn chủ đầu tư...
Công tác phát triển đô thị được quan tâm và tập trung chỉ đạo. Đến nay
đã có 3 khu đô thị mới đã thực hiện giao cho các nhà đầu tư (9); 16 khu đô thị,
khu dân cư đang lập quy hoạch.
Tiếp tục chỉ đạo thực hiện các biện pháp cải thiện môi trường đầu
tư; chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp về vốn tín
dụng, đất đai, cải cách thủ tục hành chính, củng cố Văn phòng “Một cửa
liên thông”, vận động xúc tiến đầu tư. Bên cạnh đó thực hiện các biện pháp
làm lành mạnh hoá môi trường đầu tư của tỉnh như: Ban hành Quyết định
số 211/2011/QĐ-UBND ngày 10/6/2011 của UBND tỉnh về Quy định suất
đầu tư tối thiểu, thời gian thực hiện dự án và ký quỹ đảm bảo thực hiện dự
án đối với các dự án đầu tư bên ngoài các khu công nghiệp; Quyết định số
9

Khu đô thị mới phía Nam thành phố Bắc Giang do công ty TNHH VNT-Tập đoàn Đại Dương làm chủ đầu tư; khu
đô thị mới phía Nam thuộc Khu đô thị Tây Nam thành phố Bắc Giang do Tập đoàn Đầu tư phát triển nhà và đô thị làm
chủ đầu tư; khu đô thị Quang Châu do Công ty CP KCN Sài Gòn - Kinh Bắc làm chủ đầu tư.

12


336/2011/QĐ-UBND ngày 23/9/2011 của UBND tỉnh về ký quỹ bảo đảm
đầu tư đối với các dự án triển khai chậm tiến độ, phải gia hạn thời gian
thực hiện dự án để làm căn cứ thẩm định nhu cầu sử dụng đất, thẩm tra
năng lực tài chính đối với các dự án đầu tư. Các ngành Công an, Cục Thuế
tỉnh được bổ sung tham gia Văn phòng “Một cửa liên thông”; nhờ đó, hoạt
động của Văn phòng “Một cửa liên thông” đã từng bước được củng cố cả
về tổ chức, hoạt động và nâng cao chất lượng thẩm định các dự án trình

UBND tỉnh chấp thuận đầu tư; tạo sức ép buộc các nhà đầu tư đẩy nhanh
tiến độ thực hiện dự án.
Đã triển khai xây dựng danh mục các dự án kêu gọi đầu tư theo hình
thức BT năm 2011 và kêu gọi được các nhà đầu tư đăng ký thực hiện 3 dự
án: Dự án cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 295B, Dự án đường vành đai phía
Đông Bắc và phía Tây thành phố Bắc Giang và dự án: “Xây dựng đường
vành đai thị trấn Thắng huyện Hiệp Hoà”.
Từ đầu năm đến nay đã thu hút được 43 dự án đầu tư trong nước,
vốn đăng ký 2.897 tỷ đồng và 9 dự án đầu tư nước ngoài (FDI) vốn đăng
ký 273,2 triệu USD(10). Các dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chiếm
52%, lĩnh vực dịch vụ chiếm 40%, lĩnh vực nông nghiệp chiếm 8%. Tính
chung từ trước đến nay, toàn tỉnh có 577 dự án đầu tư trong nước và 94 dự
án FDI, vốn đăng ký là 34.220 tỷ đồng và 806,5 triệu USD. Vốn thực hiện
ước đạt 12.450 tỷ đồng và 320,5 triệu USD (riêng trong năm 2011, vốn
thực hiện của các dự án thu hút đầu tư đạt khoảng 1.660 tỷ đồng và 90
triệu USD).
Số dự án đầu tư trong nước năm 2011 bằng 49,4%, vốn đăng ký bằng
68%; số dự án có vốn đầu tư nước ngoài bằng 56,2%, vốn đăng ký tăng
57,4% so với năm 2010. Số dự án đầu tư cả trong nước và nước ngoài thu
hút năm 2011 của tỉnh đều giảm so với năm 2010, nguyên nhân chủ yếu là
do tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới; do tác động của chính sách
10

Đã thu hút được một số dự án lớn như: Dự án của Công ty TNHH WINTEK Việt Nam vốn đăng ký 250 triệu USD,
Dự án của Công ty Cổ phần Phát triển Công nghệ Nông thôn vốn đăng ký 653,71 tỷ đồng, Dự án của Tổng Công ty
Đông Bắc vốn đăng ký 588,65 tỷ đồng...

13



thắt chặt tín dụng nên các doanh nghiệp gặp khó khăn về nguồn vốn đầu tư.
Mặt khác, năm 2011 UBND tỉnh đã chỉ đạo thực hiện thu hút có chọn lọc
các dự án đầu tư, chỉ tiếp nhận các dự án của các nhà đầu tư có khả năng về
tài chính, có năng lực thực hiện dự án, các dự án có giá trị gia tăng cao, có
khả năng đóng góp cho ngân sách lớn.
Công tác quản lý nhà nước về đầu tư tiếp tục được coi trọng nhằm kịp
thời tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp cũng như xử lý các doanh
nghiệp vi phạm Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp và pháp luật có liên quan.
Đã tổ chức kiểm tra việc thực hiện dự án trên địa bàn 10 huyện, thành phố,
các khu công nghiệp. Qua kiểm tra, giám sát đã thu hồi 25 dự án của các nhà
đầu tư không triển khai, chậm đầu tư.
Do tình hình kinh tế khó khăn, các doanh nghiệp làm ăn không hiệu
quả nên số lượng doanh nghiệp thành lập mới giảm nhiều so với năm 2010.
Từ đầu năm tới nay có 462 doanh nghiệp, chi nhánh văn phòng đại diện
thành lập mới(11), giảm 16,45%, vốn đăng ký là 1.427 tỷ đồng, giảm 30,7%
so với năm 2010. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 2.937 doanh nghiệp (12) với
số vốn đăng ký 12.851 tỷ đồng và 505 chi nhánh, văn phòng đại diện.
2.4.2. Đầu tư xây dựng cơ bản nguồn vốn ngân sách Nhà nước
Thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ và Kế hoạch số
10/KH-UBND của UBND tỉnh, đến nay, tổng số dự án đình hoãn, giãn tiến
độ các dự án đầu tư trên địa bàn toàn tỉnh là 46 dự án khởi công mới với
tổng số vốn 51 tỷ đồng, trong đó: cấp tỉnh giãn tiến độ của 3 dự án với số
vốn 7,5 tỷ đồng; cấp huyện đình hoãn, giãn tiến độ 28 dự án với tổng số vốn
39,7 tỷ đồng; cấp xã đình hoãn giãn tiến độ 15 dự án với tổng số vốn 3,8 tỷ
đồng.
Tiến độ thực hiện công tác đầu tư xây dựng cơ bản nguồn vốn ngân
sách nhà nước đạt cao so với kế hoạch. Ước đến 31/12/2011, giá trị khối
lượng thực hiện ước đạt 2.695 tỷ đồng, bằng 107,9% kế hoạch, giá trị khối
11
12


Trong đó có 418 doanh nghiệp và 44 chi nhánh, văn phòng đại diện.
Trong đó: 249 DNTN; 119 Công ty TNHH; 926 Công ty TNHH 1 thành viên là 926 và 661 công ty CP

14


lượng giải ngân ước đạt 2.580 tỷ đồng, bằng 103,3% kế hoạch, thấp hơn so
với năm 2010. Nguyên nhân chủ yếu là do năm 2011, giá cả nguyên vật liệu
tăng cao, nguồn vốn gặp nhiều khó khăn(13).
Công tác quản lý nhà nước trong đầu tư XDCB đã được tập trung đôn
đốc, tháo gỡ khó khăn và tăng cường kiểm tra, giám sát đầu tư. Qua kiểm tra
đã phát hiện những sai phạm trong việc triển khai dự án của các chủ đầu tư,
UBND các huyện, thành phố, kịp thời xử lý, nhắc nhở, chấn chỉnh các vấn đề
còn tồn tại trong quá trình thực hiện dự án góp phần nâng cao hiệu quả nguồn
vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước.
2.5. Công tác quản lý tài nguyên và môi trường
UBND tỉnh đã chỉ đạo thực hiện lập quy hoạch sử dụng đất giai đoạn
2011- 2020, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu 2011- 2015 của tỉnh; đồng thời,
chỉ đạo, hướng dẫn UBND các huyện, thành phố, UBND các xã, phường,
thị trấn tiến hành lập quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011- 2020, kế hoạch sử
dụng đất kỳ đầu 2011- 2015.
Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giao đất, cho thuê
và thu hồi đất tiếp tục được quan tâm. Từ đầu năm đến nay đã cấp được 119
giấy chứng nhận diện tích 137 ha cho 101 tổ chức, đạt 79,3% kế hoạch; cấp
đổi 83 giấy chứng nhận cho các tổ chức Quốc phòng; 12.703 giấy chứng
nhận cho các hộ gia đình, cá nhân với diện tích trên 10,6 nghìn ha, đạt
169,4% kế hoạch(14); giao đất 33 hồ sơ, diện tích 140 ha; thuê đất 69 hồ sơ,
diện tích 2.659,5 ha; thu hồi đất 13 hồ sơ, diện tích ha 64,2 ha.
Công tác cấp phép và kiểm tra việc chấp hành các quy định về khai

thác khoáng sản được quan tâm. Qua kiểm tra đã phát hiện các hành vi vi
phạm, đã xử phạt theo quy định như thu hồi giấy phép khai thác, yêu cầu
tạm dừng hoạt động, xử phạt vi phạm hành chính (15)... Từ đầu năm đến nay
13

Trong đó: vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý giải ngân đạt 1.561 tỷ đồng; vốn tín dụng ưu đãi đạt 40 tỷ
đồng, vốn TPCP đạt 582 tỷ đồng, vốn ODA đạt 215 tỷ đồng; vốn do bộ, ngành Trung ương quản lý đạt 182 tỷ đồng.
14 Trong đó đất ở đô thị 613 giấy, diện tích 10,7 ha; đất ở nông thôn 5.378 giấy, diện tích 96,98 ha; đất nông nghiệp
487 giấy, diện tích 220,93 ha; đất lâm nghiệp 6.193 giấy, diện tích 10.267,91 ha; đất khác 32 giấy, diện tích 19,73 ha.
15 Thu hồi giấy phép của công ty CP NK Đạt Anh; tạm dừng hoạt động khai thác Công ty CP XD và TM Việt Hoàng;

kiểm tra tình hình tai nạn lao động tại mỏ sắt Na Lương của Công ty CP khoáng sản Bắc Giang, yêu cầu tạm dừng

15


đã thực hiện cấp 9 giấy phép khai thác khoáng sản (2 giấy phép thăm dò, 7
giấy phép khai thác khoáng sản); cấp 16 giấy phép về lĩnh vực tài nguyên
nước (9 giấy phép xả thải vào nguồn nước, 7 giấy phép khai thác nước).
Công tác quản lý nhà nước về môi trường được chú trọng, UBND
tỉnh đã ban hành Kế hoạch hành động ứng phó biến đổi khí hậu giai đoạn
(2010-2015); Kế hoạch hành động bảo vệ đa dạng sinh học và quản lý an
toàn sinh học trên địa bàn tỉnh; Chiến lược bảo vệ môi trường đến năm
2020; Đề án bảo vệ môi trường nông thôn đến năm 2020. Đồng thời, tăng
cường các hoạt động thông tin, tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận
thức của xã hội về môi trường như tổ chức các lớp tập huấn về truyền thông
môi trường, tổ chức tuần lễ Quốc gia về nước sạch - vệ sinh môi trường, tổ
chức Lễ kỷ niệm Ngày môi trường Thế giới năm 2011...
LĨNH VỰC VĂN HOÁ - XÃ HỘI


2.1. Giáo dục và Đào tạo
Tiếp tục thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học
như: Phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý; đổi mới phương
pháp dạy và học; triển khai các cuộc vận động và phong trào thi đua thiết
thực; tăng cường kiểm định chất lượng giáo dục... Quy mô, mạng lưới
trường, lớp tiếp tục được củng cố và phát triển, đáp ứng cơ bản nhu cầu
người học. Toàn tỉnh, hiện có 826 cơ sở giáo dục, tăng 6 cơ sở so với năm
trước(16); duy trì hoạt động thường xuyên, hiệu quả của tất cả các trung tâm
học tập cộng đồng tại các xã, phường, thị trấn.
Tỷ lệ huy động trẻ ra nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo và tuyển sinh vào
các lớp đầu cấp đạt cao(17). Công tác phổ cập giáo dục được triển khai tích cực,

hoạt động khai thác và khắc phục các tồn tại đối với hoạt động khai thác; kiểm tra, xử lý tình hình khai thác vàng trái
phép trên địa bàn các xã huyện Lục Ngạn.
16 Khối mầm non 266 trường, tăng 5 trường (do tách trường); tiểu học 259 trường; THCS 223 trường; PTCS 13 trường;

PTDTNT huyện 4 trường; THPT 49 trường, tăng 1 trường thành lập mới trường THPT Giáp Hải (34 trường công lập,
15 trường ngoài công lập) và 12 Trung tâm.
17
Tỷ lệ trẻ ra nhà trẻ đạt 28,6%; trẻ mẫu giáo ra lớp đạt 93,1% trong đó trẻ 5 tuổi ra lớp đạt 99,7%; trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt
100%, trong đó trẻ học đúng độ tuổi đạt 99,3%; học sinh hoàn thành chương trình tiểu học vào lớp 6 đạt 99,7% tuyển mới
học sinh tốt nghiệp THCS vào lớp 10 các hệ đạt 83% kế hoạch.

16


duy trì vững chắc kết quả phổ cập tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập THCS;
tiếp tục tập trung triển khai thực hiện phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi.
Chất lượng giáo dục và đào tạo có nhiều chuyển biến tiến bộ, ngành
giáo dục và đào tạo tiếp tục giữ vững là đơn vị dẫn đầu trong phong trào thi

đua 14 tỉnh miền núi phía Bắc. Tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp ở các cấp học tăng
hơn năm học trước (THPT đạt 99,37%, bổ túc THPT đạt 99,63%). Tỷ lệ khá
giỏi THPT đạt 18,5%, bổ túc đạt 3,3%. Kết quả kỳ thi đại học, cao đẳng năm
2011, Bắc Giang tiếp tục giữ vững vị trí thứ 15/63 tỉnh về điểm trung bình 3
môn thi, có 3 trường THPT (trường THPT chuyên Bắc Giang, THPT Ngô Sĩ
Liên, THPT Việt Yên số 1) đứng trong tốp 200 trường có điểm trung bình 3
môn thi đại học/tổng số học sinh dự thi cao nhất toàn quốc. Công tác bồi
dưỡng học sinh giỏi được quan tâm chỉ đạo và đạt kết quả khá(18).
Cơ sở vật chất trường, lớp học tiếp tục được dầu tư. Đề án kiên cố hóa
trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên được đẩy nhanh tiến độ thực
hiện(19). Toàn tỉnh, hiện có 474 trường đạt chuẩn quốc gia, tăng 44 trường so
với cùng kỳ, đạt tỷ lệ 59,3%, cả năm ước đạt 63%.
2.2. Khoa học và Công nghệ
Thực hiện công tác quản lý nhà nước về khoa học - công nghệ, UBND
tỉnh đã ban hành đề án Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ tỉnh
Bắc Giang đến năm 2020; Quy định về chế độ khuyến khích các tổ chức áp
dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, các doanh nghiệp đạt giải
thưởng chất lượng, các doanh nghiệp có sản phẩm, hàng hóa được chứng
nhận hợp chuẩn trên địa bàn tỉnh và kế hoạch xây dựng, áp dụng và duy trì
hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9000:2000 vào hoạt
động của các cơ quan hành chính trên địa bàn tỉnh....

18 Trong kỳ thi học sinh giỏi cấp Quốc gia đạt 41 giải (1 giải nhất, 5 giải nhì, 21 giải ba và 14 giải khuyến khích). Thi

giải toán trên máy tính cầm tay khu vực sếp thứ 6 toàn đoàn. Thi Olimpic toán quốc gia đoàn THCS đạt HCV, Tiểu
học đoạt HCB; thi Olimpic tiếng Anh trên mạng Internet cấp quốc gia, đoàn Tiểu học đoạt HCV, THCS đoạt HCĐ.
19

Đến nay toàn tỉnh đã xây dựng 2.264 phòng học đạt 97,5%, đưa vào sử dụng 2.040 phòng; xây dựng
1.139 phòng công vụ giáo viên, đạt 91,56% kế hoạch cả giai đoạn, đưa vào sử dụng 1058 phòng


17


Năm 2011, có 3 dự án khoa học và công nghệ cấp Nhà nước được các
chủ nhiệm dự án và cơ quan chủ trì hoàn tất các hồ sơ theo yêu cầu, ký hợp
đồng triển khai thực hiện; phê duyệt 16 đề tài, dự án khoa học và công nghệ
cấp tỉnh; 96 đề tài, dự án khoa học và công nghệ cấp cơ sở được các ngành,
các huyện, thành phố triển khai thực hiện. Thông qua việc triển khai thực
hiện các đề tài, dự án, các hoạt động nghiên cứu - ứng dụng khoa học và công
nghệ đã đóng góp tích cực vào việc nâng cao năng lực và trình độ sản xuất.
Một số đề tài, dự án sau khi nghiệm thu được đánh giá có kết quả tốt và có
khả năng nhân rộng(20).
Công tác sở hữu trí tuệ được quan tâm thực hiện. Trong năm có 25
sản phẩm hàng hóa được bảo hộ về nhãn hiệu; 01 sản phẩm hàng hóa được
bảo hộ về kiểu dáng công nghiệp; 04 nhãn hiệu hàng hóa được công nhận là
nhãn hiệu hàng hóa tập thể (gạo thơm Yên Dũng, mì Chũ, nhung hươu
Hoàn Thành, bánh đa Kế); 01 nhãn hiệu được công nhận nhãn hiệu chứng
nhận (gà đồi Yên Thế).
2.3. Công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân, dân số KHHGĐ
Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân; công tác dân số, kế
hoạch hóa gia đình, bảo vệ và chăm sóc trẻ em đạt được kết quả khá tích
cực. Mặc dù một số bệnh truyền nhiễm có số ca mắc cao hơn so với cùng kỳ
như: cúm A H1N1, sốt phát ban nghi sởi/rubella, thủy đậu, viêm não virut,
chân tay miệng(21)..., Song do thực hiện tốt công tác y tế dự phòng và kịp
thời có các biện pháp xử lý tích cực của ngành y tế nên đã kiểm soát được
dịch bệnh, không để lây lan trên diện rộng.

20 Như: Đề tài xây dựng mô hình vườn cây mẹ giống cây ăn quả cung cấp mắt ghép cho các vườn nhân giống tại Bắc


Giang; Mô hình phát triển sản xuất cà chua bằng giống lai TH144 tại 2 huyện Lục Nam và Lạng Giang; Mô hình thử
nghiệm chế phẩm sinh học men vi sinh hoạt tính ủ thức ăn cho gà, lợn; nuôi thử nghiệm giống thỏ Newzeland theo
phương pháp thâm canh tại hộ gia đình; trồng thử nghiệm một số loại rau mới của Hàn Quốc và Đài Loan theo hướng
VietGAP.
21 Cụ thể: Cúm A/H1N1 65 ca nghi cúm A, trong đó 20 ca (+) cúm A; Sốt phát ban nghi sởi/Rubella ghi nhận 1772
ca, không có ca tử vong; Thủy đậu 727 ca, không có biến chứng và tử vong, tăng 344 trường hợp so với cùng kỳ; Viêm
não vi rút 103 trường hợp mắc, 6 trường hợp tử vong; Phát hiện 227 trường hợp tay chân miệng ở độ tuổi dưới 15 tuổi.

18


Công tác kiểm tra, giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sở
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống được tăng cường; định kỳ khám sức
khỏe cho người trực tiếp sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm.
Các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa và các đơn vị thuộc hệ y tế dự
phòng tiếp tục phát triển theo hướng chuyên sâu từng bước hiện đại hoá
trang thiết bị, ứng dụng kỹ thuật cao, nâng cao chất lượng dịch vụ y tế; có
9 bệnh viện đa khoa tuyến huyện và khu vực được đầu tư bằng nguồn vốn
trái phiếu Chính phủ đến nay đã hoàn thành và đi vào hoạt động. Thực
hiện Đề án 1816, trong năm đã cử 25 lượt cán bộ y tế từ các bệnh viện
tuyến Trung ương về hỗ trợ, chuyển giao kỹ thuật mới về tuyến tỉnh, 14
cán bộ tuyến tỉnh hỗ trợ tuyến huyện, 8 cán bộ tuyến huyện được cử hỗ
trợ tuyến xã.
Chủ trương xã hội hóa trong lĩnh vực y tế tiếp tục được tăng cường
thực hiện, với nhiều hình thức như việc thực hiện liên doanh, liên kết, huy
động nguồn lực từ cộng đồng; các trạm y tế xã phường, thị trấn được đầu tư
cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế tốt hơn, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức
khỏe thiết yếu của người dân. Ước đến hết năm 2011, có 224/230 xã đạt
Chuẩn Quốc gia về y tế, đạt 100% kế hoạch. Toàn tỉnh hiện có 959 cơ sở hành
nghề y dược tư nhân. Việc quản lý, kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy

định của Nhà nước về hành nghề y dược tư nhân tại các cơ sở hành nghề y
dược tư nhân trên địa bàn tỉnh được quan tâm.
Công tác tuyên truyền về dân số - KHHGĐ thường xuyên được duy
trì ở các tuyến, số cặp vợ chồng đang tuổi sinh đẻ áp dụng biện pháp tránh
thai hiện đại đạt 71,8%. Ước hết năm 2011, dân số trung bình toàn tỉnh
1,576 triệu người, tổng số trẻ sinh ra là 20.680 trẻ; mức giảm tỷ lệ sinh là
0,2‰; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,12%, giảm 0,016% so với năm 2010.
2.4. Lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và phát thanh, truyền
hình

19


Lĩnh vực văn hóa, thông tin, thể thao, phát thanh và truyền hình
được chú trọng, chất lượng từng bước được nâng cao; các cơ quan báo chí,
phát thanh, truyền hình tăng cường tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ
trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tình hình kinh tế xã hội của tỉnh và cả nước. Đã tập trung tuyên truyền về các sự kiện chính
trị xã hội quan trọng của đất nước và phục vụ các nhiệm vụ chính trị của
địa phương, đặc biệt là Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI; bầu cử đại biểu
Quốc hội và HĐND các cấp; tuyên truyền về nội dung Nghị quyết Đại hội
Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII; việc thực hiện nhiệm vụ kiềm chế lạm phát, ổn
định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội đến mọi tầng lớp nhân dân; kịp
thời phản ánh ý kiến và nguyện vọng của nhân dân về các vấn đề của đời
sống kinh tế, chính trị, xã hội.
Thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn
hoá”, ngay từ đầu năm các huyện, thành phố đã đăng ký các danh hiệu văn
hoá: có 81,9% làng, bản, khu phố đăng ký danh hiệu văn hoá cấp huyện,
thành phố(22); 86,9% hộ đăng ký danh hiệu gia đình văn hóa; 90% cơ quan,
trường học đăng ký cơ quan văn hóa cấp huyện, thành phố; 42/230 xã,
phường, thị trấn đăng ký xã, phường, thị trấn văn hoá.

Triển khai đề án “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa các dân
tộc huyện Yên Thế” giai đoạn 2; tổ chức Hội thảo“Trạng nguyên Giáp Hải”
và Hội thảo “Bảo tồn, khai thác, phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể
các dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Giang”; Khảo sát, lập và hoàn thiện hồ sơ 53
di tích và cụm di tích đề nghị UBND tỉnh xếp hạng di tích cấp tỉnh; 03 hồ
sơ đề nghị Bộ VHTTDL xếp hạng di tích cấp quốc gia; 01 hồ sơ về “Những
di tích về cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế do cụ Hoàng Hoa Thám lãnh
đạo (cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX)” đề nghị Thủ tướng Chính phủ xếp
hạng di tích quốc gia đặc biệt.

22

Trong đó 27,7% làng, bản, khu phố đăng ký cấp tỉnh.

20


Phong trào thể thao quần chúng, thể thao thành tích cao, phát triển mạnh
cả về số lượng và chất lượng, thu hút nhiều đối tượng tham gia tập luyện. Tỷ lệ
người tập TDTT thường xuyên là 27,4%, tăng 1,01% so với cùng kỳ. Tổ chức
tập huấn, tham gia thi đấu 34 giải quốc gia và quốc tế đoạt 121 huy chương các
loại (33 HCV, 32 HCB, 56 HCĐ), 35 vân động viên kiện tướng, dự bị kiện
tướng, 31 vận động viên cấp I(23).
Hoàn thành việc xây dựng “Chương trình phát triển du lịch Bắc
Giang giai đoạn 2010- 2015” và kế hoạch triển khai thực hiện chương trình;
Kế hoạch liên kết phát triển du lịch theo tuyến Bắc Giang- Hà Nội- Lạng
Sơn.
2.5. Tình hình đời sống nhân dân, lao động, việc làm, chính sách
xã hội và bảo hiểm xã hội
Các chính sách về an sinh xã hội được quan tâm, thực hiện đầy đủ các

chính sách trợ giúp người có công, bảo trợ xã hội và hỗ trợ ổn định đời sống,
học tập, đào tạo nghề và việc làm khi nhà nước thu hồi từ 50% diện tích đất
nông nghiệp trở lên(24). Nhờ các chính sách hỗ trợ tích cực về sản xuất và đời
sống của Đảng và Nhà nước, kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số
và miền núi tiếp tục được cải thiện, kết cấu hạ tầng được quan tâm đầu tư, đời
sống vật chất tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt. Tỷ lệ hộ nghèo
theo chuẩn mới ước đạt 16%, bằng 100% kế hoạch. Riêng về đối tượng gia
đình chính sách, trong năm đã tập trung xây mới 13 nhà tình nghĩa, hỗ trợ sửa
chữa 37 nhà của người có công với kinh phí gần 800 triệu đồng; đời sống của
các hộ gia đình người có công đã cơ bản bằng hoặc cao hơn mức sống trung
bình của dân cư địa phương nơi cư trú.

23

Trong đó: Tham gia 15 giải vô địch đạt 41 huy chương các loại (12 HCV, 15 HCB, 14 HCĐ, 29 VĐV kiện tướng,
DBKT, 21 VĐV cấp I); 15 giải trẻ đạt 60 huy chương các loại (12 HCV, 11 HCB, 37 HCĐ, 4 VĐV kiện tướng,
DBKT, 10 VĐV cấp I); 4 giải quốc tế đạt 20 huy chương các loại (9 HCV, 6 HCB, 5 HCĐ, 2 VĐV kiện tướng).
24
Đã thực hiện hỗ trợ trong dịp Tết Nguyên đán Tân Mão và trong thời kỳ giáp hạt cho 42.811 đối tượng với kinh phí trên
8,97 tỷ đồng; hỗ trợ ổn định đời sống, học tập, đào tạo nghề và việc làm khi nhà nước thu hồi từ 50% diện tích đất nông
nghiệp trở lên cho 6.475 lượt người với tổng kinh phí trên 3,7 tỷ đồng; hỗ trợ hộ nghèo mua thẻ BHYT cho 344.124 người
nghèo, dân tộc thiểu số; hỗ trợ trên 16,4 tỷ đồng tiền điện cho hộ nghèo; tổ chức thăm và tặng trên 138 nghìn xuất quà với
tổng kinh phí 29,3 tỷ đồng nhân dịp Tết Nguyên Đán, ngày Thương binh - Liệt sỹ cho các đối tượng là người có công.

21


Tập trung thực hiện Quyết định 167/2008/QĐ-TTg của Chính phủ về
hỗ trợ hộ nghèo làm nhà ở. Đến nay, toàn tỉnh đã thực hiện hỗ trợ được
7.721/8.353 hộ xây dựng nhà, đạt 92,4% kế hoạch với tổng kinh phí hỗ trợ

trên 305,5 tỷ đồng.
Hoàn thành việc xây dựng “Chương trình nâng cao chất lượng đào
tạo nghề giai đoạn 2010-2015”. Công tác đào tạo nghề tiếp tục được triển
khai thực hiện có hiệu quả, trong năm đã tuyển mới và đào tạo nghề cho
26.400 người, trong đó 23.485 người học nghề ngắn hạn (sơ cấp nghề dưới 3
tháng) và 2.915 người học nghề dài hạn, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo ước
đạt 37%, trong đó đào tạo nghề đạt 23,6%. Số lao động được tạo việc làm mới
trong năm ước đạt 25.000 lượt người, trong đó 4.500 người đi lao động xuất
khẩu ở nước ngoài(25).
Số người tham gia bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế tăng, góp phần
tích cực vào giảm thiểu thiệt hại và khó khăn cho người tham gia khi gặp
rủi ro. Tính đến hết tháng 10/2011, toàn tỉnh cấp được 16.597 sổ BHXH
cho các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn, đạt 95,6 %. Tỷ lệ người
dân tham gia các loại hình BHYT đạt 61%, tăng 16,6% so cùng kỳ. Số
thu BHXH, BHYT được 830,5 tỷ đồng, đạt 93,1% kế hoạch.
2.6. Định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bắc Giang đến
2020.
6.1. Mục tiêu
Xuất phát từ tiềm năng, thế mạnh của địa phương, đồng thời phù hợp
với xu thế phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh, của khu vực nhất là khi
Việt Nam đã ra nhập WTO, tại kỳ họp thứ 8, HĐND tỉnh Bắc Giang đã
thông qua Quy hoạch tổng thể phát triểnkinh tế xã hội tỉnh Bắc Giang đến
năm 2020.
Phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa là nhiệm vụ trọng tâm đẩy
nhanh CNH-HDH nông thôn là nội dung trọng yếu trong những năm trước
25

Trong đó: Sàn giao dịch việc làm của tỉnh mở được 12 phiên giao dịch, qua đó tư vấn, giới thiệu việc làm cho trên 10.500
người; Quỹ Quốc gia về giải quyết việc làm cho vay 17,7 tỷ đồng cho 250 dự án, tạo việc làm cho trên 1.200 lao động.


22


mắt. Từng bước vận dụng thành tựu khoa học công nghệ khai thác hiệu quả
có tiềm năng , kết hợp phát triển kinh tế với tiến bộ công bằng và an sinh xã
hội đảm bảo an ninh quốc phòng.
Theo đó, thành phố Bắc Giang đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2015,
thu hút 24 dự án đầu tư về hạ tầng khu đô thị, hạ tầng giao thông, hạ tầng xã
hội, hạ tầng cụm công nghiệp, hạ tầng thương mại – du lịch, hạ tầng văn
hóa – thể thao với tổng vốn đầu tư thực hiện của Nhà nước, của các doanh
nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài cả giai đoạn 7.071 tỷ đồng,
tăng gấp 1,5 lần so với giai đoạn 2006 – 2010.
Bên cạnh đó, thành phố Bắc Giang cũng đề ra các chỉ tiêu chủ yếu
phấn đấu đến năm 2015 như:
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 17,5 – 18,5%.
Trong đó:
+ Thương mại - dịch vụ đạt 18,0 – 19,0%/năm
+ Công nghiệp - TTCN và xây dựng 17,5 – 18,5%/năm.
+ Nông nghiệp - thủy sản 3,0 – 4,0%/năm.
+ Giá trị xuất khẩu đạt 151 triệu USD, tăng gấp 1,5 lần so với năm 2010.
+ Về kết cấu hạ tầng cơ bản đáp ứng các tiêu chuẩn của đô thị loại II.
6.2. Nhiệm vụ và giải pháp.
Tiếp tục tập trung thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ, góp
phần cùng cả nước kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; kiểm soát giá
cả ,ổn định thị trường và cân đối thu chi ngân sách.
Triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình phát triển kinh tế xã hội trọng tâm giai đoạn 2011-2015; Nâng cao chất lượng công tác quy
hoạch và dự báo phát triển kinh tế - xã hội.
Thực hiện đồng bộ các biện pháp hỗ trợ cho doanh nghiệp phát triển sản
xuất, kinh doanh và mở rộng thị trường
23



Tập trung thực hiện đồng bộ các biện pháp cải thiện môi trường đầu tư;
tích cực thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, dịch vụ, kết cấu hạ tầng và đô
thị; cơ cấu lại vốn đầu tư; nâng cao hiệu quả đầu tư, chống thất thoát vốn
đầu tư của nhà nước.
Đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ; tăng cường công tác quản
lý, bảo vệ tài nguyên, môi trường
Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, dạy nghề, nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực; phát triển y tế, văn hoá, thể thao, du lịch, thông
tin, truyền thông
Tiếp tục thực hiện tốt các chính bảo đảm an sinh xã hội; tập trung
giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc
Cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà
nước và tăng cường công tác phòng chống tham nhũng.
Tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, củng cố thế trận quốc
phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân; đảm bảo an toàn giao thông
trên địa bàn
Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước gắn với tiếp tục đẩy mạnh
việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Phát động thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã
hội năm 2012 và Kế hoạch 5 năm 2011- 2015; quán triệt và triển khai thực
hiện nghiêm túc Chỉ thị số 1973/CT-TTg ngày 07/11/2011 của Thủ tướng
Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh; phát động toàn dân đẩy mạnh thi đua xây dựng
nông thôn mới. Biểu dương kịp thời các điển hình, nhân tố mới; phê bình,
chấn chỉnh các cơ quan, đơn vị, cá nhân thực hiện nhiệm vụ còn hạn chế,
yếu kém; tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng, đưa phong trào thi
đua trở thành động lực thúc đẩy hoàn thành nhiệm vụ chính trị ở địa
phương.


24


II. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và hoạt
động chung của trường chính trị Bắc Giang
1. Vị trí, chức năng của trường chính trị Bắc Giang.
* Vị Trí.
Trường chính trị tỉnh Bắc Giang là đơn vị sự nghiệp trưc thuộc tỉnh
ủy và UBND tỉnh, tương đương một ban, ngành cấp tỉnh, đặt dưới sự chỉ
đạo trực tiếp của ban thường vụ, thường trực UBND tỉnh.
* Chức năng.
Trường chính trị Bắc Giang có chức năng đào tạo, bồi dưỡng lí luận
chính trị, chuyên môn ngiệp vụ và kiến thức quản lý nhà nước cho cán bộ
lãnh đạo chủ chốt cấp xã, trưởng, phó phòng, ban cấp huyện, trưởng phó,
phòng các cơ quan ban ngành cấp tỉnh và các cán bộ dự nguồn các chức
năng riêng.
2. Nhiệm vụ.
- Đào tạo đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã về trương trình trung cấp lí
luận chính trị và một số trương trình trung cấp chuyên môn, bồi dưỡng
nhiêm vụ công tác.
Đào tạo đội ngũ cán bộ trưởng, phó phòng, ban cấp huyện, trưởng
phó phòng các cơ quan ban ngành cấp tỉnh, ban giám hiệu các trường phổ
thông, trường mầm non và cán bộ dự nguồn các chức danh trên về trương
trình trung cấp lí luận chính trị.
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức hành chính và viên chức sự
nghiệp ngạch chuyên viên, cán bộ, tiền công vụ.
Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác cho các đại biểu hội đồng nhân dân
cấp huyện.
Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giảng viên các trung tâm bồi

dưỡng chính trị huyện

25


×