Tải bản đầy đủ (.doc) (104 trang)

chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở thủ đô viêng chăn nước cộng hoà dân chủ nhân dân lào trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (575.98 KB, 104 trang )

học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh

Vilath sounichan

chất lợng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp
huyện
ở thủ đô viêng chăn - nớc cộng hoà dân
chủ
nhân dân Lào trong giai đoạn hiện nay
Chuyên ngành
Mã số

: Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam
: 60 31 23

luận văn thạc sĩ khoa học chính trị
Ngời hớng dẫn khoa học: TS. lâm quốc tuấn

hà nội - 2009


Lời cam đoan

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên
cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận văn
là trung thực. Những kết luận khoa học của luận
văn cha từng đợc ai công bố trong bất kỳ công
trình nào khác.

Tác giả luận văn


Vilath Sounichan

1


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU

1

Chương 1: CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP HUYỆN Ở

7

THỦ ĐÔ VIÊNG CHĂN NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN
DÂN LÀO - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1. Cấp huyện ở Thủ đô Viêng Chăn nước Cộng hòa dân chủ nhân
dân Lào và vị trí, vai trò của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện

7

1.2. Chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở Thủ đô Viêng
Chăn - Quan niệm và tiêu chí đánh giá

26

Chương 2: CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP HUYỆN


41

Ở THỦ ĐÔ VIÊNG CHĂN NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ
NHÂN DÂN LÀO - THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ
KINH NGHIỆM

2.1. Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở
Thủ đô Viêng Chăn

41

2.2. Nguyên nhân và kinh nghiệm

62

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG

71

CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP
HUYỆN Ở THỦ ĐÔ VIÊNG CHĂN NƯỚC CỘNG HÒA DÂN
CHỦ NHÂN DÂN LÀO ĐẾN NĂM 2015

3.1. Phương hướng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp
huyện ở Thủ đô Viêng Chăn

71

3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ
cán bộ chủ chốt cấp huyện ở Thủ đô Viêng Chăn


82

KẾT LUẬN

112

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

115

2


DANH MC CC CH VIT TT

CHDCND

:

Cng hũa dõn ch nhõn dõn

CNXH

:

Ch ngha xó hi

NDCM


:

Nhõn dõn cỏch mng

XHCN

:

Xó hi ch ngha

Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bớc vào thập niên 80 của thế kỷ trớc, mô hình quản lý kinh tế theo cơ
chế "kế hoạch tập trung" của các nớc xã hội chủ nghĩa đã không còn thích ứng
với nền kinh tế thế giới. Trớc nguy cơ đó, một số Đảng Cộng sản trên thế giới
đã tiến hành "đổi mới", "cải cách", "cải tổ" đờng lối kinh tế và chính trị của
mình và điều đó đã mang lại hiệu quả thành công, nhất là Trung Quốc, Việt
Nam và Lào; làm cho đời sống nhân dân đợc cải thiện rõ rệt.

3


Nhìn lại hơn 20 năm đổi mới, sở dĩ đạt đợc những thành tựu trên, chính
là sự nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân, của đội ngũ cán bộ, đảng viên
ở tất cả các ngành, các cấp. Khi đề cập đến vai trò cán bộ, Hồ Chí Minh nói:
"Cán bộ là cái gốc của mọi công việc", "Muôn việc thành công hay thất bại
đều do cán bộ tốt hay kém" [21, tr.269,240].
Đảng NDCM Lào luôn khẳng định cán bộ là nhân tố quyết định sự
thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng của đất nớc và chế
độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng. Nh vậy, trong tất cả các

giai đoạn cách mạng cán bộ, có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng đối với công tác
xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị và thắng lợi của cách mạng. Mỗi
giai đoạn cách mạng cần có đội ngũ cán bộ có chất lợng tốt, đáp ứng yêu cầu,
nhiệm vụ, điều này phụ thuộc và đợc quyết định bởi công tác cán bộ.
Trong giai đoạn thực hiện đờng lối đổi mới hiện nay với nhiều thời cơ
và thách thức, đòi hỏi đội ngũ cán bộ phải có bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo
đức, năng lực... phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp đổi mới. Bớc vào thời kỳ
này, toàn Đảng, toàn dân ra sức phấn đấu từng bớc, thực hiện mục tiêu: độc
lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội (CNXH); vì dân giàu, nớc mạnh,
xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Mục tiêu đó đợc tiến hành thực hiện
trong bối cảnh quốc tế có những diễn biến hết sức phức tạp và khó lờng;
thuận lợi và khó khăn, thời cơ và thách thức đan xen, tác động lẫn nhau, đặt
ra những yêu cầu và đòi hỏi rất cao đối với đội ngũ cán bộ và công tác cán
bộ của Đảng.
Công tác cán bộ của Đảng Nhân dân cách mạng Lào nói chung có một
vị trí quan trọng, trong đó việc nâng cao chất lợng đội ngũ cán bộ chủ chốt
cấp huyện ở Lào lại càng đặc biệt quan trọng vì: cấp huyện có vị trí quan
trọng trong việc tổ chức thực hiện chủ trơng, đờng lối của Đảng vào hiện thực
cuộc sống, là cầu nối giữa tỉnh, Trung ơng với cấp cơ sở (bản, làng và các cơ
sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn cấp huyện).
Hiện nay, Thủ đô Viêng Chăn đang bớc vào thời kỳ mới, ra sức thực
hiện nhiệm vụ đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tập trung phát triển công
nghiệp, dịch vụ, xây dựng kết cấu hạ tầng, triển khai nhiều dự án trọng điểm
của quốc gia và của thủ đô. Yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ mới hết sức nặng
nề, đòi hỏi các quận, huyện phải chuẩn bị thật tốt nguồn nhân lực, nhất là đội
ngũ cán bộ chủ chốt có chất lợng tốt, đủ phẩm chất, năng lực, trí tuệ, đảm đơng các công việc đợc giao.

4



Từ nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác cán bộ trong thời
kỳ mới, cũng nh thực tiễn và những vấn đề đặt ra về công tác cán bộ hiện nay
của thủ đô Viêng Chăn , tôi chọn và thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ: Chất lợng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở thủ đô Viêng Chăn - nớc Cộng
hoà dân chủ nhân dân Lào trong giai đoạn hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Những năm qua, Đảng Nhân dân cách mạng Lào đã ra nhiều nghị quyết
về công tác tổ chức cán bộ nh Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII ngày
18-21/3/2006 nêu ra vấn đề đánh giá, kiểm tra, phân loại đội ngũ cán bộ, đảng
viên, thực hiện kỷ luật, ngoài ra trong Điều lệ Đảng cũng nêu ra vấn đề về
chất lợng, tiêu chuẩn và khen thởng đội ngũ cán bộ, đảng viên từ Trung ơng
xuống cơ sở, liên quan đến vấn đề này Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 37, 38
năm 1995 và số 01, 02, 03 và 04 năm 2003 về việc quản lý và đảm bảo cán bộ,
việc đánh giá, phân loại cán bộ các cấp hàng năm. Việc sắp xếp bổ nhiệm cán
bộ vào Điều lệ Đảng Nhân dân cách mạng Lào.
Với vị trí, vai trò và tính chất quan trọng của đội ngũ cán bộ, nhất là cán
bộ chủ chốt, nên đến nay đã có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu về
cán bộ và công tác cán bộ của Đảng. Kết quả nghiên cứu của nhiều công trình
đã đợc công bố trên các sách, báo, tạp chí và trong các báo cáo tại các cuộc
hội thảo khoa học, các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ.
* Luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ:
Luận án Tiến sĩ lịch sử của Nguyễn Thái Sơn (2002): Xây dựng đội
ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng trong thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nớc, Học viện Chính trị quốc gia Hồ
Chí Minh.
- Luận án tiến sĩ của Nguyễn Mậu Dựng (1996) Xây dựng đội ngũ cán
bộ chủ chốt của Đảng bộ các cấp ở Tây Nguyên hiện nay", Học viện Chính trị
quốc gia Hồ Chí Minh.
- Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Hồng Tân (2000): Xây dựng đội ngũ cán
bộ lãnh đạo chủ chốt cấp quận ở thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

- Lê Thu Hà (1993), "Công tác đào tạo, bồi dỡng, sử dụng cán bộ chủ
chốt cấp huyện ở Quảng Nam - Đà Nẵng", Luận văn thạc sĩ khoa học chính
trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

5


- Luận văn thạc sĩ của Trần Thọ (2007): Xây dựng đội ngũ cán bộ
thuộc diện Ban thờng vụ Thành uỷ Đà Nẵng quản lý giai đoạn hiện nay, Học
viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
- Vi Lay Vanh Pheng Sa Vat (2008), "Chuẩn hoá cán bộ thuộc diện
Ban Bí th Trung ơng Đảng quản lý ở nớc Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào
trong giai đoạn hiện nay", Luận văn thạc sĩ khoa học chính trị, Học viện
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
- Đề tài khoa học cấp Nhà nớc giai đoạn 1991-1995, Xác định cơ cấu
và tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo chủ chốt trong hệ thống chính trị đổi mới, mã
số KX.05.11 do PGS,TS Trần Xuân Sầm làm chủ nhiệm, đã nghiệm thu và in
thành sách.
- Đề tài khoa học cấp bộ, năm 2001, do TS Nguyễn Văn Sáu làm chủ
nhiệm: Nâng cao tổ chức hoạt động thực tiễn của đội ngũ cán bộ chủ chốt
cấp huyện ở phía Bắc nớc ta trong tình hình hiện nay; Học viện Chính trị
quốc gia Hồ Chí Minh.
- Đề tài khoa học xã hội cấp Nhà nớc giai đoạn 1996-2000 Luận cứ
khoa học cho việc nâng cao chất lợng đội ngũ cán bộ, nhằm đáp ứng yêu
cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nớc mã số
KHXH.05.03 do PGS-TS Nguyễn Phú Trọng làm chủ nhiệm, đã nghiệm thu
và in thành sách.
Ngoài ra có nhiều luận án, luận văn, bài giảng và bài viết có liên quan
đến lĩnh vực này, tuy nhiên cha có công trình khoa học nào đi sâu nghiên cứu
về chất lợng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở Thủ đô Viêng Chăn. Cho

nên tác giả đã chọn đề tài này làm luận văn khoa học.
3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích
Trên cơ sở làm rõ thêm cơ sở lý luận và thực tiễn, đánh giá đúng thực
trạng chất lợng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện và các hoạt động tạo nên
chất lợng đó, luận văn đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lợng đội ngũ cán bộ này đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của các huyện
thủ đô Viêng Chăn trong giai đoạn hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ
- Làm rõ vị trí, vai trò, đặc điểm đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở thủ đô
Viêng Chăn. Đa ra quan niệm về chất lợng cán bộ và tiêu chí đánh giá.

6


- Khảo sát đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở thủ đô
Viêng Chăn và các hoạt động tạo nên chất lợng đó, chỉ ra, u khuyết điểm,
nguyên nhân và rút ra những kinh nghiệm.
- Đề xuất những giải pháp chủ yếu nâng cao chất lợng đội ngũ cán bộ
chủ chốt cấp huyện ở thủ đô Viêng Chăn đến năm 2015.
4. Đối tợng, phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Đối tợng nghiên cứu:
Luận văn nghiên cứu chất lợng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở thủ
đô Viêng Chăn
- Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn khảo sát nghiên cứu chất lợng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở
thủ đô Viêng Chăn và các hoạt động để tạo nên chất lợng đội ngũ cán bộ này, từ
năm 2015 đến nay.
- Phơng hớng và giải pháp đợc đa ra trong luận văn có giá trị đến năm
2015.
5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phơng pháp nghiên cứu

4.1. Cơ sở lý luận
Luận văn đợc thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, t tởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng NDCM
Lào về cán bộ và công tác cán bộ.
5.2. Cơ sở thực tiễn
Luận văn kế thừa có chọn lọc các công trình nghiên cứu khoa học, kết
hợp điều tra, khảo sát, phân tích, tổng kết thực tiễn về chất lợng đội ngũ cán bộ
chủ chốt cấp huyện ở thủ đô Viêng Chăn. Luận văn tham khảo kinh nghiệm về
công tác cán bộ ở một số địa phơng khác ở cả Việt nam và Lào.
5.3. Phơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng, phơng pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng,
phơng pháp logic và lịch sử; phân tích - tổng hợp, qui nạp - diễn dịch; điều tra,
khảo sát, thực tiễn, trao đổi với cán bộ hoạt động thực tiễn.
6. Những đóng góp của luận văn
- Làm rõ hơn quan niệm về chất lợng cán bộ và đội ngũ cán bộ chủ chốt
cấp huyện ở thủ đô Viêng Chăn
- Rút ra những kinh nghiệm về hoạt động tạo nên chất lợng đội ngũ cán
bộ chủ chốt cấp huyện ở thủ đô Viêng Chăn trong thời gian qua.

7


- Đề xuất những giải pháp chủ yếu khả thi nâng cao chất lợng đội ngũ
cán bộ chủ chốt cấp huyện ở thủ đô Viêng Chăn đến năm 2015.
- Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể đợc dùng làm tài liệu tham
khảo phục vụ cho công tác cán bộ của thủ đô Viêng Chăn cũng nh ở các
huyện, thị, thành uỷ. Đồng thời, kết quả đó cũng có thể sử dụng làm tài liệu
tham khảo trong công tác giảng dạy và nghiên cứu về công tác cán bộ ở các
địa phơng của Lào.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,

luận văn gồm 3 chơng, 6 tiết.

8


Chơng 1
chất lợng đội ngũ cán bộ chủ chốt
cấp huyện ở Thủ đô Viêng Chăn nớc cộng hoà dân chủ
nhân dân Lào - những vấn đề lý luận và thực tiễn
1.1. Cấp huyện ở Thủ đô Viêng Chăn nớc Cộng hoà dân chủ
nhân dân Lào và vị trí, vai trò của đội ngũ cán bộ chủ chốt
cấp huyện

1.1.1. Vị trí, vai trò và đặc điểm cấp huyện ở Thủ đô Viêng Chăn.
1.1.1.1. Khái quát về thủ đô Viêng Chăn, nớc CHDCND Lào
Viêng Chăn ( Vientiane) đã trở thành thủ đô của Lào từ năm 1563, dới
vơng triều vua Sệt Thá Thị Rạt. Viêng Chăn có hai vùng nội đô và ven đô rộng
3920 Km2, dân số hơn một triệu ngời. Có bốn khu chính: Chắn Thạ Bu Li và
Say Sệt Thá là trung tâm; Sí Khổt Ta Boóng phía tây và Sí Sắt Tạ Nạk phía
nam. Toàn thủ đô Viêng Chăn có 500 thôn bản, trong đó khu vực thành thị
chiếm tới 63% tổng số thôn bản, khu vực nông thôn (ngoại ô) chiếm 37%.
Dân số thủ đô Viêng Chăn có trình độ văn hóa cao nhất nớc, có tinh thần cần
cù lao động và truyền thống yêu nớc và ý chí cách mạng kiên cờng. Thủ đô
Viêng Chăn có đờng biên giới chung với Thái Lan là sông Mekong có chiều
dài khoảng 165 km ở phía Nam, phía Tây và phía Bắc có đờng địa giới chung
với các huyện Salakham, Phonehong, Thoulakhome của tỉnh Viêng Chăn, phía
Đông gần sông Mekong tiếp giáp với huyện Thaphabat của tỉnh Bolikhamxay.
Viêng Chăn nằm trên trục đờng xuyên á, nằm ở trên trung điểm giữa miền
Bắc và miền Nam, có sân bay, đờng sông và mạng lới đờng bộ phát triển. Cho
nên, từ Viêng Chăn có thể dễ dàng đến tất cả các nơi trong nớc và quốc tế

bằng đờng hàng không, đờng bộ và đờng thuỷ. Vị trí địa lý nh trên là rất thuận
lợi để Viêng Chăn trở thành địa phơng đi đầu trong cả nớc về trao đổi hàng
hóa, dịch vụ, tiếp nhận các thành tựu khoa học, công nghệ, kỹ thuật của thế
giới, chủ động tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế và khu vực.
Viêng Chăn là thủ đô của nớc CHDCND Lào có vị trí chiến lợc rất quan
trọng, là trái tim của cả nớc, là đầu não chính trị, hành chính quốc gia, là trung
tâm lớn nhất về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế.
Viêng Chăn còn là một trung tâm kinh tế lớn, có các ngành công nghiệp nhẹ,
công nghiệp chế biến, tiểu thủ công nghiệp phát triển nhất cả nớc; có hệ thống
hạ tầng đầy đủ và kiên cố. Viêng Chăn còn là nơi tập trung các cơ quan chính
trị, hành chính cao nhất của Đảng và Nhà nớc, các cơ quan ngoại giao, các đại

9


sứ quán, các văn phòng đại diện của các tổ chức quốc tế. Đây là một lợi thế
riêng của Viêng Chăn mà không một địa phơng nào trong cả nớc có đợc. Lợi
thế đó cho phép Viêng Chăn phát triển nền kinh tế xã hội nhanh, có chất
lợng hơn các địa phơng khác trong cả nớc để thực sự làm đầu tàu, lan toả và
lôi kéo sự phát triển của các địa phơng khác. Thủ đô Viêng Chăn đang hớg tới
kỷ niệm 450 tuổi trong năm 2013 tới; hiện công tác chuẩn đang đợc khẩn trơng, trong đó có yêu cầu rất lớn đến đội ngũ cán bộ thủ đô phải nỗ lực hết
mình, nhất là đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện sẽ đóng vai trò quan trọng
góp phần vào việc tạo nên một thủ đô vinh quang, tơi đẹp; xứng đáng là thủ đô
trái tim của dân các bộ tộc Lào.
1.1.1.2. Vị trí, vai trò và đặc điểm cấp huyện ở Thủ đô Viêng Chăn.
Theo Hiến pháp nớc Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào thì nền hành
chính phân làm bốn cấp: cấp cơ sở bản (làng), cấp trên cơ sở là huyện, cấp tiếp
theo là tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ơng (huyện và tỉnh, thành phố gọi là
cấp địa phơng) và cấp Trung ơng.
Vì vậy, cấp huyện là cấp thứ ba trong hệ thống hành chính 4 cấp ở

CHDCND Lào, có vai trò làm cầu nối giữa cấp tỉnh, Trung ơng với cấp cơ sở
(bản, làng). Vậy, huyện là cấp có nhiệm vụ lãnh đạo toàn diện và trực tiếp các
mặt đời sống xã hội của cơ sở; đồng thời, cấp huyện vừa là cấp quán triệt đờng
lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nớc. Mọi chủ trơng đờng lối,
chính sách của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nớc có đợc thực hiện
tốt hay không là do cơ sở quyết định, cấp huyện có vai trò rất quan trọng trong
chỉ đạo, hớng dẫn trực tiếp các cụm bản, làng bản thực hiện đờng lối, chủ trơng, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nớc ở địa phơng cơ sở, đặc
biệt là chỉ đạo phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng và an
ninh trên địa bàn huyện, thôn bản, thành phố.
Mặt khác, cấp cơ sở thông qua cấp huyện để phản ánh lên cấp tỉnh và
Trung ơng những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn cần phải giải quyết hoặc
những vấn đề không còn phù hợp để cấp trên nghiên cứu, điều chỉnh, bổ sung
vào đờng lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nớc kịp thời, phù hợp
với điều kiện khách quan của thực tiễn diễn ra ở cơ sở. Bởi vì, cấp huyện là
cấp trực tiếp của cơ sở, sâu sát cơ sở nhất. Thực tiễn cho thấy, sự phát triển các
mặt của thủ đô Viêng Chăn đều gắn chặt với huyện. Hởng ứng công cuộc đổi
mới đang diễn ra khắp cả nớc, mọi địa bàn, nó thật sự có đi vào cuộc sống

10


nhân dân hay không? thì có một phần huyện đóng vai trò tạo nên. Từ Hội nghị
Trung ơng lần thứ 6 (Khoá VI) có bàn về cấp huyện là: huyện là đơn vị lập kế
hoạch và ngân sách. Tiếp sau đó là Hội nghị Trung ơng lần thứ 8 (Khoá VI)
Đảng Nhân dân cách mạng Lào đã ra quy định tổ chức thực hiện và sau đó có
Quy định số 21 của Bộ Chính trị về lấy huyện là đơn vị lập kế hoạch và ngân
sách và tổ chức thực hiện có đạt hiệu quả tốt. Sau đó, Thủ tớng Chính phủ nớc
Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào đã ra Hớng dẫn số 01/TTg, ngày 11/3/2000
về việc tổ chức thực hiện nội dung: "Xây dựng tỉnh thành đơn vị chiến lợc,
huyện là đơn vị lập kế hoạch và ngân sách, bản làng là đơn vị cơ sở tổ chức

thực hiện" [37].
Cấp huyện có chức năng:
- Quản lý hành chính theo ranh giới, lãnh thổ về các hoạt động của
Đảng, Nhà nớc, của các ngành chức năng trực thuộc và các cụm bản, thôn,
làng, bản theo nhiệm vụ đợc Chính phủ phân cấp.
- Cụ thể hoá đờng lối, chủ trơng, chính sách của Đảng, pháp luật của
Nhà nớc, Nghị quyết, chủ trơng và nhiệm vụ chính trị của tỉnh, thủ đô phù hợp
với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể ở địa phơng; lãnh đạo, chỉ đạo các ngành, cấp
cơ sở, các đoàn thể và toàn dân thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã
hội, quốc phòng, an ninh trên địa bàn, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chiến
lợc là xây dựng và bảo vệ quê hơng, đất nớc.
- Cấp huyện quản lý trực tiếp và toàn diện các cụm bản, thôn bản, làng
trên địa bàn và chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo về mọi mặt của cấp tỉnh, thủ đô và
Trung ơng.
Cấp huyện có các nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
- Nghiên cứu, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, kế hoạch
ngân sách tài chính hàng năm trình Ban lãnh đạo huyện thông qua trớc khi
trình Ban lãnh đạo tỉnh, thủ đô phê duyệt;
- Tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, kế hoạch
ngân sách Nhà nớc và công tác quốc phòng an ninh của huyện; chống và
phòng chống các hiện tợng tiêu cực; theo dõi, kiểm tra các dự án đầu t của
Trung ơng và của tỉnh, thủ đô đặt tại huyện mình;
- Bảo đảm việc thực hiện Hiến pháp, pháp luật và các quy định của Nhà
nớc;
- Tạo sự thuận lợi và quản lý các cơ quan liên quan để bảm đảm việc tạo
nguồn thu tại huyện của mình cho đúng, đủ và kịp thời;

11



- Thúc đẩy, khuyến khích và tạo điều kiện cho Mặt trận Lào xây dựng
tổ quốc, các cơ quan tổ chức quần chúng, tổ chức xã hội, mọi thành phần kinh
tế và nhân dân các dân tộc tham gia việc phát triển kinh tế xã hội tại huyện
của mình;
- Tổ chức thực hiện công tác quản lý dân số tại huyện của mình;
- Đề nghị thành lập, giải thể bản và bộ máy của cơ quan hành chính
huyện;
- Báo cáo tình hình toàn diện của huyện cho tỉnh trởng, đô trởng một
cách thờng xuyên;
- Quan hệ, hợp tác với nớc ngoài theo giao phó của tỉnh, thủ đô;
- Hớng dẫn, chỉ đạo việc thi hành các chủ trơng, chính sách, thi hành
pháp luật, ban hành các quyết định, chỉ thị, nghị quyết và tổ chức thực hiện.
- Tổ chức tuyên truyền giáo dục pháp luật, kiểm tra việc chấp hành Hiến
pháp, pháp luật ở cơ sở. Tổ chức chỉ đạo công tác thi hành án, công tác kiểm tra,
thanh tra Nhà nớc. Tổ chức tiếp dân, giải quyết kịp thời những tố cáo, khiếu nại
của công dân; quyết định xử lí vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
- Xây dựng chính quyền vững mạnh, thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nớc đối với các tổ chức kinh tế; quản lý hành chính. Tổ chức việc bầu cử Quốc
hội theo quy định của pháp luật. Quản lý công tác tổ chức, biên chế, lao động,
tiền lơng theo phân cấp của tỉnh, thủ đô và Chính phủ. Xét, cấp và thu hồi giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh trong phạm vi đợc giao.
Vai trò của cấp huyện có nhiều vấn đề cần phải giải quyết, vì hiện nay
khi chuyển từ cơ chế tập trung bao cấp sang phát triển sản xuất hàng hoá
nhiều thành phần theo cơ chế thị trờng có sự quản lý của Nhà nớc và định hớng HXCN. Huyện là địa bàn có vị trí quan trọng nhiều mặt trong nền kinh tế
quốc dân. Địa bàn huyện rất thuận tiện cho việc hình thành cơ cấu kinh tế kết
hợp nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ trong tổng thể phát triển và phân bố
lực lợng sản xuất theo vùng kinh tế.
Hiện nay, yêu cầu của nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội đang
quy định vị trí, vai trò của cấp huyện. Có nguyên nhân lịch sử, nhất là nền sản
xuất nhỏ, trình độ kinh tế, văn hoá, xã hội có sự chênh lệch đáng kể. Việc đa
miền núi tiến kịp miền xuôi, không hề giản đơn trong việc thực hiện cơ chế

hiện nay. Với vị trí đó phơng hớng xây dựng huyện hiện nay không phải là
xây dựng kế hoạch và dự toán ngân sách mà còn phải xây dựng cho đợc đội
ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện có khả năng, có năng lực, có đạo đức phẩm
chất cách mạng và đồng thời huyện phải phát triển, củng cố sắp xếp, xác định

12


cho đúng chức năng, nhiệm vụ của huyện trong hệ thống bốn cấp hiện nay để
khai thác, sử dụng tiềm năng ở mỗi địa bàn khác nhau nhằm đáp ứng yêu cầu
công cuộc đổi mới.
Cấp huyện có mối quan hệ trực tiếp với tỉnh và Trung ơng, là địa bàn có
điều kiện để kết hợp các ngành, các đơn vị kinh tế, văn hoá do Trung ơng hoặc
địa phơng trực tiếp quản lý thành một cơ cấu kinh tế lãnh thổ nằm trong cơ
cấu kinh tế quốc dân thống nhất. Địa bàn cấp huyện rất thuận tiện cho việc
hình thành cơ cấu kinh tế kết hợp nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ trong
tổng thể phát triển và phân bố lực lợng sản xuất theo vùng kinh tế. Hơn nữa,
cấp huyện còn là địa bàn thuận lợi để kết hợp chặt chẽ giữa kinh tế và quốc
phòng, an ninh. Cấp huyện là một cấp kế hoạch và ngân sách quan trọng, đồng
thời là cấp thực hiện quản lý theo lãnh thổ kết hợp quản lý theo ngành.
Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ chung của cấp huyện do Nhà nớc quy
định, cấp huyện ở thủ đô Viêng Chăn không nằm ngoài các quy định đó. Tuy
nhiên, do đặc điểm cụ thể của địa phơng, chức năng, nhiệm vụ của cấp huyện
ở thủ đô Viêng Chăn có một số điểm đặc thù so với các địa phơng khác.
Thủ đô Viêng Chăn có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, trong đó có 4
huyện là trung tâm. Các Đảng bộ cấp huyện ở thủ đô Viêng Chăn là thành viên
của HTCT, nhng là hạt nhân lãnh đạo của toàn bộ hệ thống. Về mặt tổ chức cấp
huyện thủ đô Viêng Chăn có 9 đảng bộ huyện, và đảng bộ cụm bản và 1 đảng bộ
thành phố. Trong đó, có Ban Chấp hành đảng bộ, Ban Thờng vụ cấp uỷ và thờng
trực cấp uỷ.

Giúp việc cho Ban Chấp hành đảng bộ (cấp uỷ) là các ban đảng: Ban
Tuyên giáo, Ban Tổ chức, Uỷ ban Kiểm tra, Văn Phòng huyện.
Cấp huyện ở Lào nói chung và thủ đô Viêng Chăn nói riêng là lãnh
đạo huyện và lãnh đạo huyện uỷ là cùng một con ngời, đó là chế độ kiêm
chức; nghĩa là huyện trởng kiêm bí th huyện uỷ.
1.1.2. Quan niệm, vị trí, vai trò, đặc điểm đội ngũ cán bộ chủ chốt
cấp huyện ở Thủ đô Viêng Chăn
1.1.2.1. Quan niệm, vị trí, vai trò đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện
ở Thủ đô Viêng Chăn
* Quan niệm về đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở Thủ đô Viêng Chăn
Quan niệm về đội ngũ cán bộ chủ chốt, đến thời điểm hiện nay còn có
nhiều quan niệm khác nhau. Thời gian gần đây ở một số văn kiện của Đảng
NDCM Lào đã dần dần có sự phân loại cán bộ trong hệ thống chính trị; điều

13


đó cũng để làm rõ chức trách nhiệm vụ, dễ dàng trong quản lý, sử dụng, đào
tạo, bồi dỡng, bổ nhiệm, thực hiện chính sách cán bộ, kỷ luật, khen thởng...
đối với cán bộ. Về vấn đề này trong một số văn bản của Đảng NDCM Lào
cũng đã đề cập nh: Quy định số 02/BCT, ngày 17/10/2006 về công tác quản lý
cán bộ, Quyết định của Bộ Chính trị số 123/BCT, ngày 23/8/2007 về quy
hoạch bồi dỡng và đào tạo cán bộ chủ chốt, cán bộ kế thừa từ đây đến năm
2010. Trên thực tế công tác cán bộ ở Lào hiện nay cha có văn kiện hoặc công
văn nào làm căn cứ để phân loại cán bộ chủ chốt một cách hoàn thiện; chính
vì điều đó mới không làm rõ đợc nội dung, thực chất, nội hàm và ngoại diên
của các khái niệm về cán bộ, nhất là cán bộ chủ chốt các cấp; cho nên đã ảnh
hởng đến việc tiêu chuẩn hoá từng chức danh cán bộ; khó tìm ra nội dung và
phơng pháp đào tạo, sử dụng, bổ nhiệm một cách hợp lý và khó trong việc
đánh giá một cách đúng đắn "đức", "tài" của từng cán bộ. Vì thế, cần làm rõ

khái niệm cán bộ, cán bộ lãnh đạo chủ chốt; nhất là cán bộ chủ chốt cấp
huyện ở thủ đô Viêng Chăn CHDCND Lào.
Để có quan niệm đúng về đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở thủ đô
Viêng Chăn, thì cần làm rõ khái niệm cán bộ.
Khái niệm cán bộ.
Trong Đại từ điển tiếng Việt, cán bộ đợc định nghĩa là:
1. Ngời làm việc trong cơ quan nhà nớc: cán bộ nhà nớc;
2. Ngời giữ chức vụ, phân biệt với ngời bình thờng, không giữ
chức vụ, trong cơ quan, tổ chức nhà nớc: cán bộ tổ chức, cán bộ đại đội
[ 28, tr. 249].
Trong từ điển tiếng Việt, khái niệm cán bộ đợc hiểu là:
1. Ngời làm công tác có nghiệp vụ, chuyên môn trong cơ quan
nhà nớc. Cán bộ nhà nớc, cán bộ khoa học, cán bộ chính trị;
2. Ngời làm công tác có chức vụ trong một cơ quan, một tổ chức,
phân biệt với ngời thờng, không có chức vụ [29, tr. 109 ].
Còn trong nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả Việt Nam cũng
nh trong Đề cơng bài giảng sau đại học, chuyên ngành xây dựng Đảng của
Học viện Chính trị Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Xây dựng
Đảng, khái niệm này đã đợc trình bày, phân tích khá đầy đủ.

14


Nhìn chung, theo nhiều nhà nghiên cứu của Việt Nam, thuật ngữ cán
bộ xuất hiện trong đời sống xã hội ở Việt Nam từ sau khi có phong trào cách
mạng theo con đờng chủ nghĩa Mác Lênin. Đó là danh xng để chỉ một lớp
ngời là những chiến sĩ cách mạng, lớp ngời mới, sẵn sàng chịu đựng gian khổ,
hy sinh, gắn bó với nhân dân. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bàn nhiều về cán bộ và công tác cán bộ, Ngời chỉ rõ:
Cán bộ là những ngời đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích

cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời đem tình hình của dân chúng
báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ, để đặt chính sách cho đúng [20, tr.
269].
ở Lào, thuật ngữ cán bộ xuất hiện trong đời sống xã hội của Lào từ
khi phong trào cách mạng Lào có tổ chức Đảng lấy chủ nghĩa Mác Lênin
làm nền tảng lãnh đạo, nó đợc dùng làm tên gọi cho những ngời đi làm cách
mạng, mà nhân dân hay gọi những ngời đó là cán bộ Lào ít-xạ lạ và đợc sử
dụng rất nhiều ở vùng giải phóng của phái Mặt trận Lào yêu nớc. Trong bản
báo cáo của Tổng bí th Kày són Phôm Vị Hán trớc Đại hội thành lập Đảng
Nhân dân Lào ngày 22 tháng 03 năm 1955 (Đảng NDCM Lào hiện nay), từ
cán bộ đã ghi vào trong chính sách cơ bản và chơng trình hành động trớc mặt
của Đảng nh sau: Tích cực đào tạo bồi dỡng cán bộ, trớc hết là phải quan tâm
cán bộ là công nhân nông dân, dân tộc ít ngời [ 30, tr. 7].
Sau ngày giải phóng giành đợc độc lập hoàn toàn trên cả nớc, chính
quyền về tay nhân dân, thành lập nớc nớc Cộng hoà dân chủ Nhân dân Lào
vào ngày 02 tháng 12 năm 1975, từ đó Đảng trở thành Đảng cầm quyền, từ
cán bộ đợc sử dụng một cách phổ biến trên cả nớc và dờng nh thay hoàn toàn
cho từ viên chức đã đợc gọi trong chế độ bù nhìn Viêng Chăn. Kể từ đó cho
đến nay, trong xã hội đã hiểu danh từ cán bộ là danh xng cho tất cả những ngời làm việc trong bộ máy cơ quan Đảng, chính quyền, Mặt trận, các tổ chức
đoàn thể chính trị xã hội, các nhà máy, xí nghiệp Nhà nớc, lực lợng vũ
trang. Cách hiểu nh thế xuất phát từ chỗ, các đối tợng này có điểm chung là
những ngời đợc hởng lơng từ ngân sách Nhà nớc.
Hiện nay, để phù hợp với pháp luật, Chính phủ đã ban hành hai nghị
định về Quy chế quản lý công chức CHDCND Lào, đó là Nghị định số
171/TTg, ngày 11 tháng 11 năm 1993 và sau đó đã đợc sửa đổi, bổ sung thành

15


Nghị định số 82/TTg, ngày 19 tháng 5 năm 2003, về cơ bản đã quy định tơng

đối rõ cán bộ công chức CHDCND Lào, tại điều 2 viết:
Công chức của Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào là công dân Lào,
đã đợc biên chế và đợc bổ nhiệm cho làm công việc thờng xuyên tại các
cơ quan bộ máy của Đảng, Nhà nớc, cơ quan tổ chức đoàn thể cấp
Trung ơng, cấp địa phơng và cơ quan đại diện CHDCND Lào tại nớc
ngoài, mà đợc hởng lơng và các tiền trợ cấp từ ngân sách của Nhà nớc
[39, tr. 2].
Dù cách dùng, cách hiểu trong các trờng hợp ở lĩnh vực cụ thể có khác
nhau, nhng về cơ bản có thể thấy những đặc trng cơ bản của cán bộ là:
- Bao hàm nghĩa chính của nó là bộ khung, là nòng cốt;
- Có tác động, ảnh hởng lớn đến sự phát triển của tổ chức, đơn vị đó;
- Có liên quan đến hoạt động lãnh đạo, quản lý, chỉ huy.
Nh vậy, có thể hiểu một cách chung nhất, cán bộ là khái niệm chỉ
những ngời có chức trách, vai trò nòng cốt trong một tổ chức, cơ quan, đơn vị
có tác động, ảnh hởng đến hoạt động của tổ chức và các quan hệ trong lãnh
đạo, chỉ huy, quản lý, điều hành, góp phần định hớng sự phát triển của tổ
chức,và đợc hởng lơng từ ngân sách nhà nớc.
Theo quy định số 02/BCT, ngày 17/10/2006 về công tác quản lý can bộ,
thì đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện gồm các chức danh: Bí th huyện uỷ,
huyện trởng, phó bí th huyện uỷ, huyện uỷ viên; bí th, phó bí th, uỷ viên trong
cấp uỷ cơ sở và đảng bộ trực thuộc trách nhiệm của huyện. Những đội ngũ cán
bộ đó, trực thuộc quyền quản lý củ Ban Bí th Trung ơng Đảng, Ban thờng vụ
thủ đô Viêng Chăn và Ban thờng vụ huyện uỷ.
Nh vậy, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở thủ đô Viêng Chăn là
những ngời có chức trách, vai trò nòng cốt trong bộ máy tổ chức của hệ thống
chính trị cấp huyện.
* Vị trí, vai trò đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở Thủ đô Viêng
Chăn
Cán bộ là nhân tố quyết định việc nâng cao năng lực lãnh đạo và sức
chiến đấu của Đảng. Cán bộ là bộ phận đặc biệt quan trọng, là trung tâm của

nhân tố con ngời. Trong những nhân tố tạo nên sự phát triển không ngừng của
xã hội, nhân tố con ngời giữ vị trí trọng tâm, quyết định đối với các nhân tố

16


khác. Con ngời là vốn quý nhất, là chủ thể sáng tạo ra mọi giá trị vật chất và
tinh thần của xã hội. Con ngời vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát
triển xã hội.
Cán bộ chủ chốt trớc hết là những ngời cán bộ lãnh đạo, nhng là ngời
cán bộ lãnh đạo quan trọng nhất trong các ngời lãnh đạo. Đó là những ngời
trực tiếp xây dựng và tổ chức thực hiện các chủ trơng, chính sách do cấp trên
giao phó và thực hiện chiến lợc, kế hoạch cấp mình đề ra trong từng thời kỳ.
Đó là những ngời chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của cấp uỷ hoặc tổ
chức cơ quan mà họ đứng đầu.
Khi nói về vị trí, vai trò của cán bộ lãnh đạo đối với sự nghiệp cách
mạng, C.Mác và Ph.Ăngghen là ngời đầu tiên nêu ra quan điểm khoa học về
cán bộ, hai ông khẳng định: Muốn thực hiện t tởng thì cần có những con ngời
sử dụng lực lợng thực tiễn [14, tr.181].
C.Mác và Ăngghen đã có những kết luận sâu sắc và toàn diện về vị trí,
vai trò của cán bộ trong sự nghiệp cách mạng vô sản. Theo hai ông, cán bộ
lãnh đạo là những ngời tiêu biểu cho phong trào cách mạng. Họ có tri thức của
thời đại, có trình độ nhận thức cao, biết kết hợp, vận dụng lý luận cách mạng
với thực tiễn để tổ chức phong trào cách mạng của quần chúng. Họ là những
ngời trung thành tuyệt đối với lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao
động và dân tộc; có trách nhiệm cao với nhiệm vụ cách mạng và chịu sự giám
sát của quần chúng, do đó đợc quần chúng tin yêu.
V.I.Lênin là ngời kế tục và phát triển sáng tạo t tởng C.Mác và Ăngghen
về vị trí vai trò của cán bộ lãnh đạo và là tấm gơng về hoạt động lý luận và
hoạt động thực tiễn. Ngời khẳng định vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của cán

bộ và việc đào tạo cán bộ trong điều kiện Đảng lãnh đạo đấu tranh giành
chính quyền và trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
V.I.Lênin viết: Trong lịch sử cha hề có một giai cấp nào dành đợc quyền
thống trị nếu nó không đào tạo ra đợc trong hàng ngũ của mình những lãnh tụ
chính trị, những đại biểu tiên phong có đủ khả năng lãnh đạo, tổ chức phong
trào [10, tr.473]. Khi đã giành đợc chính quyền, Ngời yêu cầu đội ngũ cán bộ
phải dũng cảm, nỗ lực gấp trăm lần trong nội chiến để học những điều sơ đẳng
nhất của công việc quản lý nhà nớc, quản lý xã hội. Ngời chỉ ra nhiệm vụ
quan trọng của công tác cán bộ của Đảng: Nghiên cứu con ngời tìm những
cán bộ có bản lĩnh. Hiện nay đó là then chốt; nếu không thế thì tất cả mọi
mệnh lệnh và quyết định chỉ là mớ giấy lộn [15, tr.449].

17


Khi có đờng lối đúng thì cán bộ là nhân tố quan trọng, quyết định thắng
lợi việc tổ chức thực hiện đờng lối đó. Đảng cầm quyền lãnh đạo xây dựng
CNXH và bảo vệ Tổ quốc, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Đảng là phải
bằng mọi cách tạo ra những cán bộ chính trị tài giỏi, những nhà chính trị
chuyên nghiệp. Ngời nhấn mạnh: Muốn thắng giai cấp t sản thì phải tạo lấy
những nhà chính trị giai cấp thực sự của mình, những nhà chính trị vô sản và
không thua kém các nhà chính trị của giai cấp t sản [12, tr.80-81].
Vận dụng sáng tạo và phát triển t tởng, quan điểm của các nhà kinh
điển chủ nghĩa Mác-Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam và Đông Dơng,
Hồ Chí Minh luôn khẳng định cán bộ là một trong những vấn đề có ý nghĩa
quyết định đối với thắng lợi của sự nghiệp cách mạng, đối với công tác xây
dựng Đảng. Ngời viết, Cán bộ là cái gốc của mọi công việc; công việc
thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém [21, tr.269, 273].
Đối với vấn đề này, Chủ tịch Kay sn Phôm Vị Hán, lãnh tụ kiệt xuất
của cách mạng Lào đã chỉ rõ vai trò của cán bộ là:

Muốn thực hiện đợc đờng lối, chính sách của Đảng phải có một
lực lợng cán bộ vững mạnh. Cán bộ là vốn quý nhất của Đảng, là ngời
lãnh đạo nhân dân, là ngời phục tùng nhân dân, là cầu nối giữa Đảng
với quần chúng. Sau khi Đảng đã có đờng lối, chính sách đúng đắn, mọi
công việc cách mạng của Đảng sẽ tốt hay xấu, sẽ thắng lợi hay thất bại
đều do cán bộ của Đảng là ngời quyết định [30, tr. 68, 69].
Trong bài diễn văn trớc Hội nghị cán bộ toàn quốc ngày 07 tháng 08
năm 1975, Chủ tịch Kham ty Xi Phăn Đon, có đoạn nói:
Vấn đề cán bộ, nó gắn trực tiếp với sự củng cố năng lực lãnh đạo
của Đảng, nếu có cán bộ giỏi và tốt sẽ nâng cao vai trò và uy tín của
Đảng, thắt chặt mối quan hệ giữa Đảng với quần chúng, ngăn chặn các
hiện tợng quan liêu, cửa quyền, tham nhũng và các hiện tợng tiêu cực
khác; có cán bộ tốt mới có đợc tổ chức mạnh, đảm bảo sự đoàn kết
thống nhất trong Đảng và sự tập hợp đoàn kết giữa các tầng lớp ngời và
các bộ tộc, phát huy đợc những tiềm năng của toàn dân trong việc thực
hiện chủ trơng, đờng lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nớc
[47, tr. 126].

18


Trong các kỳ Đại hội Đảng Nhân dân cách mạng Lào, đều đề ra phơng
hớng, chiến lợc cán bộ và khẳng định vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ
cho mỗi giai đoạn cách mạng của Lào; mỗi Đại hội đều đợc bổ sung và làm rõ
thêm quan điểm về cán bộ, nhất là cán bộ trong hàng ngũ của Đảng trong thời
kỳ đổi mới. Đối với vấn đề này đợc Đại hội VIII khẳng định:
Thực tiễn đã khẳng định rằng, cán bộ có vai trò quan trọng, quyết
định kết quả đợc, mất của việc tổ chức thực hiện đờng lối, chính sách
của Đảng và Nhà nớc [ 44, tr. 79].
Trong giai đoạn cách mạng mới hiện nay, đó là giai đoạn phát triển đất

nớc theo hớng mở rộng, hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, nhng phải giữ
vững độc lập chủ quyền quốc gia, giữ vững quyền lãnh đạo của Đảng Nhân
dân cách mạng Lào và đa đất nớc đi theo hớng xã hội chủ nghĩa, thì vai trò
cán bộ của Đảng và Nhà nớc càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Họ là
đội quân quyết định nhất sinh mệnh của Đảng, Nhà nớc và chế độ.
Tóm lại, bất cứ ở đâu, bất cứ lúc nào, đội ngũ cán bộ của mỗi cấp, mỗi
ngành, mỗi tổ chức đều có vai trò quan trọng, to lớn trong sự nghiệp cách
mạng xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nớc.
Từ vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo,
quản lý chủ chốt các ngành, các cấp đối với công tác xây dựng Đảng trong
sạch vững mạnh về chính trị, t tởng, tổ chức, có năng lực lãnh đạo và sức chiến
đấu cao, và đối với thắng lợi của cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã coi cán
bộ là vốn quý của Đảng, của nhân dân, của đất nớc và dân tộc. Ngay từ khi cách
mạng còn phôi thai với muôn vàn khó khăn, thử thách, Ngời đã dạy một cách dễ
hiểu rằng: Cán bộ là tiền vốn của đoàn thể, có vốn mới làm ra lãi, không có cán
bộ tốt thì hỏng việc, tức là lỗ vốn [21, tr.367]. Từ nhận thức sâu sắc và đánh giá
cao vị trí, vai trò của cán bộ, Ngời chỉ ra mục tiêu, nhiệm vụ của công tác cán bộ
là, tạo ra đội ngũ cán bộ có chất lợng tốt, xứng đáng với vị trí, vai trò đó. Đồng
thời, khẳng định tầm quan trọng của công tác cán bộ. Ngời nhấn mạnh: Huấn
luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng [21, tr.269].
CNH, HĐH là giai đoạn phát triển tất yếu của mọi quốc gia, nhằm
chuyển từ nền kinh tế kém phát triển lên nền kinh tế tiên tiến, hiện đại. Song,
công việc ấy, phải qua hàng chục năm, thậm chí lâu hơn nữa. Đối với nớc Lào,
điểm xuất phát rất thấp kém, lại trải qua chiến tranh ác liệt của thực dân Pháp
và đế quốc Mỹ, để lại nhiều hậu quả rất nặng nề, thì hoàn thành công việc đó,
lại càng phải qua một quá trình lâu dài, gian khổ, phải vợt qua nhiều khó
19


khăn, thách thức. Điều đó đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ tơng xứng đáp ứng

yêu cầu thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nớc.
Những năm gần đây, tình hình chính trị, kinh tế thế giới và khu vực có
nhiều biến đổi nhanh chóng và phức tạp. Với sự phát triển nh vũ bão của khoa
học, công nghệ, sự giao lu quốc tế ngày càng mở rộng và gia tăng, các nớc
đang phát triển có điều kiện rất thuận lợi để có thể rút ngắn quá trình CNH,
HĐH. Quốc gia nào lựa chọn cho mình đợc một chiến lợc CNH, HĐH đúng
đắn, tận dụng đợc lợi thế, vợt qua khó khăn, thách thức sẽ có cơ hội vơn lên
trở thành những nớc công nghiệp mới, có nền kinh tế phát triển. Ngợc lại, nớc
nào bỏ lỡ thời cơ sẽ bị tụt hậu ngày càng xa so với các nớc khác. Điều đó lại
càng đòi hỏi rất cao đối với đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo,
quản lý chủ chốt các ngành, các cấp. Vị trí, vai trò của những cán bộ này và
công tác cán bộ lại càng quan trọng hơn.
Trong điều kiện mở cửa, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế
phải trao đổi và học tập, áp dụng kinh nghiệm tốt của các nớc phát triển trên
thế giới và trong khu vực, phù hợp với điều kiện nớc thực tế ở Lào, trong đó,
vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ quan chức nhà nớc của một số nớc cần đợc
quan tâm nghiên cứu.
Cán bộ chủ chốt cấp huyện ở thủ đô Viêng Chăn là ngời quyết định việc
thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, bảo vệ an
ninh, quốc phòng và công tác xây dựng Đảng của các huyện, góp phần tích
cực vào sự phát triển thủ đô Viêng Chăn. Đờng lối, chủ trơng của Đảng, chính
sách pháp luật của Nhà nớc có đi vào cuộc sống, có trở thành hiện thực trên
địa bàn thủ đô Viêng Chăn hay không, phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ cán bộ
này. Vì vậy, đòi hỏi đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở thủ đô Viêng Chăn
phải ra sức phấn đấu, không ngừng học tập, nâng cao trình độ lý luận chính
trị, chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm công tác; thờng xuyên tu dỡng, rèn
luyện bản chất giai cấp công nhân và tính tiên phong của Đảng; nâng cao lập
trờng chính trị, kiên định mục tiêu lý tởng của Đảng, của giai cấp công nhân,
ra sức đấu tranh bảo vệ Đảng, bảo vệ Chủ nghĩa Mác-Lênin, t tởng đờng lối,
cơng lĩnh chính trị của Đảng Nhân dân cách mạng Lào, các bậc tiền bối cách

mạng trung kiên của Lào và bảo vệ chế độ XHCN.
Cán bộ chủ chốt cấp huyện ở thủ đô Viêng Chăn là ngời tổ chức, chỉ
đạo cấp cơ sở (bản, làng, cụm bản) triển khai thực hiện chủ trơng, đờng lối,
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nớc. Cán bộ chủ chốt cấp huyện ở thủ
đô Viêng Chăn là ngời vận dụng, hớng dẫn, kiểm tra, thẩm định chính sách và

20


đề xuất các vấn đề cần bổ sung, cần sửa đổi chính sách bảo đảm sự liên thông
giữa chính sách và cuộc sống. Họ trực tiếp chỉ đạo cấp cơ sở thực hiện, biến
các chủ tơng, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nớc thành hiện thực
trên địa bàn huyện, cụm bản tại thủ đô Viêng Chăn.
Trong thực tiễn, cấp tỉnh và Trung ơng là cơ quan quản lý vĩ mô, có vai trò
xác định chủ trơng, đờng lối, mang tính định hớng và lãnh đạo tổ chức thực hiện.
Còn đối với cán bộ chủ chốt cấp huyện ở thu đô Viêng Chăn họ phải tìm ra
những biện pháp thực hiện phù hợp với địa phơng và trực tiếp chỉ đạo thực
hiện đạt kết quả. Để đạt đợc những yêu cầu nói trên, trớc hết, những ngời cán
bộ đó phải có trình độ chuyên môn, trình độ chính trị và khả năng nắm bắt, xử
lý vấn đề nảy sinh trong thực tiễn. Trình độ và năng lực hoạt động thực tiễn
giúp họ hiểu mình phải làm gì? Làm nh thế nào? Bằng cách nào? ngay tại địa
phơng. Bất kỳ một chủ trơng nào cũng chỉ có thể triển khai thực hiện có hiệu
quả khi đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở thủ đô Viêng Chăn biết tổ chức
cho cán bộ thuộc quyền nắm vững nội dung các chủ trơng, chính sách, phát
huy đợc trí tuệ của tập thể trong việc đề ra các biện pháp tổ chức thực hiện.
Cán bộ chủ chốt cấp huyện ở thủ đô Viêng Chăn là ngời đa ra các dự án
phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của địa phơng trên cơ sở định hớng của thủ
đô và Trung ơng. Với cơng vị là những ngời đứng đầu có trách nhiệm trớc
Đảng, trớc dân, đội ngũ cán bộ này là ngời trực tiếp nắm vững tiềm năng, thế
mạnh của địa phơng để tham mu cho cấp uỷ, chính quyền cấp huyện quyết

định các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển từng thời kỳ. Đây chính là cơ sở của
việc xác định phơng hớng, mục tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội chung
của thủ đô Viêng Chăn trong những năm trớc mắt và lâu dài.
Những cán bộ này là ngời xây dựng và điều hành các tổ chức chính trịxã hội. Để thực hiện quyền lãnh đạo của mình, trên thực tế họ phải góp phần
lập ra tổ chức, xây dựng chơng trình, kế hoạch và tổ chức thực hiện các chơng
trình, kế hoạch đã đề ra. Cán bộ chủ chốt giỏi thì tổ chức mới mạnh, tổ chức
mạnh thì việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị mới đạt kết quả cao. Ngợc lại, tổ
chức mạnh thì sự lãnh đạo, điều hành của cán bộ lãnh đạo chủ chốt sẽ thuận lợi,
đạt kết quả, vai trò của cán bộ đợc khẳng định và nâng lên.
Cán bộ chủ chốt cấp huyện ở thủ đô Viêng Chăn còn là ngời trực tiếp
xây dựng, phát triển và duy trì các phong trào cách mạng của nhân dân tại địa
bàn thủ đô. Thông qua các phong trào hành động cách mạng mà cán bộ gắn
bó với nhân dân, nắm tâm t, nguyện vọng của nhân dân, tạo mọi điều kiện để
nhân dân thể hiện đợc ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của họ. Thông

21


qua các phong trào nhân dân, cán bộ lãnh đạo biết đợc những điểm hợp lý và
cha hợp lý trong các chủ trơng, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nớc
và các chơng trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phơng để kịp
thời phản ánh lên cấp trên, sớm có biện pháp khắc phục, điều chỉnh cho phù
hợp với thực tiễn.
Ngoài việc lãnh đạo, quản lý mọi mặt ở địa phơng, đơn vị, những cán
bộ này còn là ngời trực tiếp tham gia tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị đề
ra. Vì vậy, với t cách vừa là ngời lãnh đạo, quản lý vừa là ngời trực tiếp chỉ đạo
và tham gia thực hiện, đòi hỏi và cũng là yêu cầu trớc hết đối với từng cán bộ,
họ phải làm gơng để cán bộ, đảng viên và nhân dân noi theo. Do đó, cán bộ
chủ chốt cấp huyện ở thu đô Viêng Chăn một mặt phải thờng xuyên, học tập
nâng cao trình độ lý luận, chuyên môn nghiệp vụ và năng lực lãnh đạo, điều

hành. Mặt khác, phải không ngừng tu dỡng, rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo
đức, lối sống, tiên phong, gơng mẫu trong công tác, trong cuộc sống, làm tốt
nghĩa vụ công dân để mọi ngời tin tởng, noi theo.
Mỗi cán bộ chủ chốt cấp huyện ở thủ đô Viêng Chăn còn là trung tâm
đoàn kết, tập hợp mọi nguồn lực, trí tuệ của địa phơng, đơn vị, động viên mọi
ngời ra sức thực hiện các nhiệm vụ chính trị đề ra. Phát huy đợc trí tuệ tập thể,
dân chủ cao, đoàn kết tốt sẽ là sức mạnh to lớn, là điều kiện tiên quyết để thực
hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phơng, đơn vị. Trong khi thực hiện
vai trò là trung tâm đoàn kết, tập hợp mọi ngời, cán bộ chủ chốt cấp huyện ở
thủ đô Viêng Chăn cần khắc phục tình trạng đoàn kết một chiều, chia bè kéo
cánh, gây mất đoàn kết nội bộ, ảnh hởng không tốt đến cơ quan, đơn vị, hạn
chế phong trào quần chúng.
Sự nghiệp CNH, HĐH ở cấp huyện có thành công hay không, phụ thuộc
rất lớn vào sự năng động, sáng tạo vận dụng đờng lối, chủ trơng của Đảng,
phù hợp với đặc điểm của địa phơng, vào năng lực tổ chức triển khai thực hiện
nhiệm vụ chính trị của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở thủ đô Viêng
Chăn.
Trong đổi mới, Đảng NDCM Lào đã khẳng định: xây dựng Đảng nói
chung và xây dựng đội ngũ cán bộ gắn liền với chất lợng, nhất là đội ngũ cán
bộ chủ chốt là một công việc khó khăn và phức tạp nhng nhất thiết phải làm
thật tốt. Bởi vì, nó là tiền đề vững chắc bảo đảm cho kinh tế nói riêng và toàn
bộ các hoạt động đời sống xã hội nói chung phát triển mạnh mẽ, làm mạnh và
đúng hớng, chất lợng của đội ngũ cán bộ chủ chốt là vấn đề con ngời.

22


1.1.2.2. Đặc điểm đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở Thủ đô
Viêng Chăn.
Đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở Thủ đô có những đặc điểm chủ

yếu sau:
Một là, đa số cán bộ này xuất thân từ nông dân và trởng thành trong
hoạt động thực tiễn cách mạng và quản lý các ban ngành; có một số cán bộ đợc trải qua chiến đấu giải phóng dân tộc, có một số từng làm bộ đội, công an
chuyển sang tăng cờng cho huyện. Cho nên đội ngũ cán bộ này đều có bản
lĩnh vững vàng, họ có đầu óc t duy rất cụ thể, t duy thực hành, sự năng động,
chủ động, sáng tạo trong công tác. sự năng động sáng tạo đó thể hiện qua việc
dám nghĩ, dám làm, sáng tạo trong công việc. Đồng thời, đội ngũ cán bộ chủ
chốt cấp huyện ở thủ đô Viêng Chăn còn đợc đào tạo một cách cơ bản về
chuyên môn, lý luận chính trị, hành chính. Đây là nét đặc thù riêng của đội
ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở thủ đô Viêng Chăn.
Hai là, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở thủ đô Viêng Chăn ngoài
s nhiệt tình, năng động, sáng tạo, đội ngũ cán bộ này còn có sự nhạy cảm về
chính trị rất cao cũng nh về t duy kinh tế hàng hóa. Sự nhạy cảm về chính trị
của họ cũng là kết quả của sự kế thừa truyền thống của thế hệ cha anh đợc tôi
luyện, thử thách qua chiến tranh. Thông qua sự giáo dục, rèn luyện của lớp
ngời đi trớc trởng thành trong hai cuộc chiến tranh chống xâm lợc, họ đã hiểu
sâu sắc bản chất của kẻ thù, có ý thức rất rõ trong quan hệ giai cấp. Và hầu hết
có độ tuổi từ 33 tuổi trở lên.
Ba là, nhiệm vụ chính trị của địa bàn thủ đô Viêng Chăn mà đội ngũ
cán bộ chủ chốt cấp huyện lãnh đạo thực hiện rất nặng nề, Thủ đô Viêng Chăn
đang thu hút và triển khai nhiều dự án mang tầm cỡ quốc gia và các dự án của
nớc ngoài. Nhất là, từ nay đến năm 2015 thực hiện chỉ thị của Bộ Chính trị,
Đảng bộ thủ đô để chuẩn bị kỷ niệm 450 năm ngày sinh của thủ đô Viêng
Chăn; cộng với địa bàn thủ đô lại giáp biên giới với nớc khác chế độ chính trị;
cho nên đòi hỏi cán bộ chủ chốt cấp huyện phải có bản lĩnh vững vàng, xứng
đáng là con mắt của Đảng và Nhà nớc.
Bốn là, trên địa bàn và môi trờng hoạt động của đội ngũ cán bộ chủ
chốt cấp huyện ở Thủ đô có những thuận lợi. Đội ngũ cán bộ này hoạt động
trong môi trờng có nhiều thuận lợi đó là thủ đô trung tâm ở vùng Trung Lào,
có đờng giao thông thuận tiện cho việc giao lu với các tỉnh khác trong vùng và

với cả nớc.

23


Năm là, đối tợng lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ chủ chốt ở Thủ
đô đa dạng, phong phú và có những nét đặc thù truyền thống cách mạng, kiên
cờng bất khuất, năng động, sáng tạo; có trình độ tơng đối cao so với các tỉnh
trong cả nớc; một lòng một dạ đi theo Đảng làm cách mạng và đi đến ấm no
hạnh phúc, phần khá lớn ngời dân còn chịu ảnh hởng nặng nề của phong tục
tập quán cũ cả trong sản xuất và trong đời sống tinh thần, phong tục tập quán
sản xuất lạc hậu, sự nhận thức về kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế còn hạn
chế.
Hệ thống tổ chức tại địa phơng đã đợc củng cố kiện toàn, chất lợng hoạt
động đợc nâng lên một bớc. Đội ngũ cán bộ, đảng viên và các tổ chức cơ sở
đảng đã đợc đổi mới chỉnh đốn, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu đợc nâng
lên, đáp ứng đợc yêu cầu nhiệm vụ. Tuy nhiên, so với yêu cầu của mục tiêu
nhiệm vụ phát triển mọi mặt của từng huyện thì còn nhiều vấn đề còn phải
phấn đấu hơn nữa.
Cái đặc thù nữa cần phải bàn tới là địa bàn thủ đô Viêng Chăn có đờng
biên giới giáp với Thái Lan 165 Km; cho nên hoạt động của kẻ thù chống phá
cách mạng Lào đã lợi dụng điểm này cộng với việc Lào cũng nh thủ đô mở
cửa quốc tế đã tìm mọi cách để chui vào Lào để hoạt động gây rối, chống phá.
Trên dọc biên giới đó cơ quan chức năng cũng rất khó kiểm soát việc dân tự ý
buôn bán chốn thuế qua việc lợi dụng đờng biên. Với tình hình và nét đặc thù
đó, cán bộ chủ chốt cấp huyện ở thủ đô Viêng Chăn là rất nặng nề để đảm bảo
cho thủ đô yên bình nh tổ chức hòa bình thế giới đã phong tặng.
Hệ thống tổ chức ở địa phơng và đội ngũ cán bộ, đảng viên còn cha đáp
ứng tốt, ở một vài nơi tổ chức cơ sở đảng yếu kém kéo dài. Trong đội ngũ cán
bộ trực tiếp chịu sự lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện

còn có nơi mất đoàn kết, có biểu hiện tiêu cực, kéo dài; nhất là chi bộ làng
bản. Đây là sự khó khăn không nhỏ đối với sự lãnh đạo của đội ngũ cán bộ
chủ chốt cấp huyện ở Thủ đô Viêng Chăn.
1.2. chất lợng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở Thủ đô
Viêng Chăn - quan niệm và tiêu chí đánh giá

1.2.1. Quan niệm về chất lợng đội ngũ cán bộ chủ chốt huyện ở
Thủ đô Viêng Chăn
Đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở thủ đô Viêng Chăn đã đợc tạo nên
bởi số lợng cán bộ, cơ cấu đội ngũ cán bộ và chất lợng đội ngũ cán bộ. Ba yếu

24


×