Tải bản đầy đủ (.docx) (76 trang)

Phân tích một số kết quả hoạt động kinh doanh và cơ cấu giá của công ty thiết bị y tế trung ương 1 giai đoạn 2000 2005

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 76 trang )

ĐẠT VAN ĐE

Hiện nay, vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra như một xu thế tất yếu và Việt Nam
cũng đang trong lộ trình gia nhập Tổ chức Thưomg mại Thế giới (WTO). Điều này tạo ra
nhiều cơ hội cũng như những thách thức với các doanh nghiệp Việt Nam. Các doanh nghiệp
sản xuất và kinh doanh trong lĩnh vực thiết bị y tế cũng không nằm ngoài quy luật đó.
Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, lĩnh vực thiết bị y tế cũng đã có những bước phát
triển nhất định. Đó là việc từng bước đổi mới công tác quản lí, sắp xếp và tổ chức lại hệ thống
công ty, xí nghiệp thiết bị y tế, các viện nghiên cứu và trường đào tạo. Bước đầu lập lại trật tự
kinh doanh, xuất nhập khẩu thiết bị y tế. Thị trường kinh doanh thiết bị y tế ngày một đa dạng
và phong phú không những về chủng loại mà còn xuất hiện thêm nhiều loại hình doanh
nghiệp sản xuất và kinh doanh ừong lĩnh vực này.
Thiết bị y tế trong các cơ sở y tế đã nâng cao tính chính xác của công tác chẩn đoán và làm
tăng hiệu quả điều trị bệnh... Tuy nhiên những thành tựu đã đạt được chưa thực sự đáp ứng
nhu cầu chăm sóc sức khoẻ nhân dân.
Công ty Thiết bị y tế Trung ương 1 là một doanh nghiệp nhà nước ra đời năm 1976
mới được cổ phần hoá năm 2005 chuyên kinh doanh xuất nhập khẩu các loại thiết bị
y tế, dụng cụ y tế, hoá chất phòng chống dịch bệnh và hoá chất xét nghiệm cho các
cơ sở y tế trong cả nước. Trong thời kì bao cấp nhiệm vụ chính của công ty là bảo
quản và cấp phát theo lệnh của Bộ Y tế. Bước sang năm 1985, những ưu đãi của nhà
nước đang dần bị xoá bỏ và sự cạnh ừanh ngày càng khốc liệt trong lĩnh vực kinh
doanh thiết bị y tế, công ty phải tự hạch toán kinh tế và đứng trước rất nhiều những
thách thức mới. Ban lãnh đạo công ty đã xác định rõ, để tồn tại và phát triển ữong
tình hình mới công ty cần có những phương thức quản trị cũng như hoạch định
những chiến lược kinh doanh phù họp. Trong đó chi phí và đặc biệt các ảnh hưởng
của chi phí đến


kết quả kinh doanh luôn là vấn đề đuợc công ty chú trọng, bởi chi phí kinh doanh cao sẽ kéo
lùi sức cạnh ừanh của doanh nghiệp.
Giúp cho việc nhìn nhận lại những thành tựu cũng như những vấn đề còn tồn tại của Công ty


Thiết bị y tế Trung ưomg 1, chúng tôi tiến hành đề tài: “Phân tích một số kết quả hoạt động kỉnh
doanh và cơ cấu giá của Công ty Thiết bịy tế Trung ương 1 giai đoạn 2000-2005 Với mục tiêu sau:

1. Phân tích một sổ kết quả hoạt động kinh doanh Công ty Thiết bị y tế Trung ương 1 giai
đoạn 2000-2005 thông qua một sổ chỉ tiêu kinh tế cơ bản.
2. Phân tích cơ cẩu giá sản phẩm của Công ty Thiết bị y tế Trung ương 1 trong giai đoạn
trên.
Đổ từ đó đề xuất những giải pháp khắc phục những tồn tại, yếu kém, khai thác những điểm
mạnh, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty.
PHÀN 1 - TỔNG QUAN
1.1. TÌNH HÌNH KINH DOANH TBYT TẠI VIỆT NAM
TBYT bao gồm các loại máy, thiết bị, dụng cụ, vật tư, phưomg tiện vận chuyển chuyên dụng
phục vụ cho công tác khám chữa bệnh, chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân.
T h i ế t b ị y t ế \ các loại máy, thiết bị hoặc hệ thống thiết bị đồng bộ phục vụ cho công tác

chẩn đoán, điều trị, phục hồi chức năng, nghiên cứu khoa học và đào tạo trong lĩnh vực y tế.
P h ư ơ n g t i ệ n v ậ n c h u y ể n c h u y ê n d ụ n g : phương tiện chuyển thương (xe cứu thương,

xuồng máy, ghe máy chuyển thương, ô tô cứu thương). Xe chuyên dùng lưu động cho y tế
(Xquang, xét nghiệm lưu động, chuyên chở văcxin). D ụ n g c ụ , v ậ t t ư y t ế \ các loại dụng
cụ, vật tư hoá chất xét nghiệm được sử dụng cho công tác chuyên môn trong khám chữa bệnh
và chăm sóc sức khoẻ. C á c l o ạ i d ụ n g c ụ , v ậ t t ư c ấ y , g h é p t r o n g c ơ t h ể ' , xương
nhân tạo, nẹp vít cố định xương, van tim, ống nong mạch, ốc tai điện tử, thuỷ tinh thể (hàng
năm tuỳ theo sự phát triển của khoa học vật liệu y học, Bộ Y tế sẽ có DM bổ sung).
TBYT là một ừong 3 lĩnh vực cấu thành ngành y tế bao gồm y, dược và TBYT hay nói cách
khác là thầy thuốc, thuốc và TBYT. Ba lĩnh vực này gắn kết với nhau, nếu thiếu một trong 3
yếu tố này thì không thể hoạt động được. [4]


Hỡnh 1.1. Biểu diễn mối quan hệ thầy thuốc - thuốc - TBYT


Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, với sự phát triên mạnh mẽ của kinh tê, xã hội và khoa học
công nghệ, nhu cầu chăm sóc bảo vệ sức khoẻ nhân dân đòi hỏi chất lượng ngày càng cao,
nhiều loại TBYT hiện đại được đưa vào sử dụng ừong các cơ sở y tế như: máy CT-scanner,
cộng hưởng từ (MRI), thiết bị siêu âm dopper màu đa năng, thiết bị chụp mạch hai bình điện
(Angiography), thiết bị laser phẫu thuật nội soi, gama camera dùng ừong y học hạt nhân, máy
gia tốc tuyến tính trong điều trị u bướu. Những TBYT hiện đại này đã góp phàn đắc lực giúp
cho các bác sĩ chẩn đoán bệnh được chính xác. [21]
Vì vậy, TBYT là một trong những yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả, chất lượng của
công tác y tế, hỗ trợ cho người thầy thuốc trong công tác phòng bệnh cũng như chữa bệnh
nên lĩnh vực TBYT cần được tăng cường đầu tư cả về số lượng và chất lượng, đảm bảo tính
khoa học và hiệu quả.
1.1.1. Hê thống kinh doanh TBYT tai Viêt Nam
Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, trong hơn mười năm thực hiện đổi mới vừa qua,
ngành y tế đã đầu tư nâng cấp TBYT cho các cơ sở thuộc các lĩnh vực: y tế dự phòng, khám
chữa bệnh, y dược học cổ truyền, đào tạo nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ sản
xuất thuốc và TBYT. Đặc biệt các Trung tâm y tế chuyên sâu tại Hà Nội, TP. Hồ Chí M inh
như: BV Hữu nghị, BV 108 quân đội, BV Bạch Mai, BV TW Huế, BV Chợ Ray, BV Thống
Nhất, đã triển khai ứng dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, sử dụng nhiều phương tiện
hiện đại trong khám, chữa bệnh, góp phàn nâng cao chất lượng chăm sóc bảo vệ sức khoẻ
nhân dân. [4]
Tại các BV tỉnh, các khoa chủ yếu như: chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm sinh hoá, phòng mổ
và hồi sức cấp cứu đã được trang bị một số thiết bị cơ bản: máy X-quang cao tần, máy siêu


âm, máy nội soi, máy xét nghiệm sinh hoá nhiều chỉ số, máy huyết học, máy gây mê, máy
thở, máy sốc tim, máy theo dõi bệnh nhân.
Tại 61 tỉnh, TP trực thuộc TW đều được trang bị đủ TBYT để sàng lọc phát hiện bệnh nhân
HIV, viêm gan, một số yêu cầu đặc biệt quan trọng trong công tác truyền máu an toàn.
Các trung tâm y tế huyện đã được trang bị những thiết bị chẩn đoán thiết yếu, hầu hết đã có

máy X-quang với công suất phù họp, máy siêu âm chẩn đoán và xe ô tô cứu thương. Các
trạm y tế xã đã được cung cấp các thiết bị, dụng cụ cần thiết để phục vụ chăm sóc sức khoẻ y
tế ban đầu và thực hiện các dịch vụ về dân số và KHHGĐ. [4]
Tuy nhiên, TBYT của Việt Nam hiện nay nhìn chung còn thiếu chưa đồng bộ và lạc hậu so
với các nước ữong khu vực. Hầu hết TBYT đang sử dụng tại các cơ sở y tế chưa được định kì
kiểm chuẩn, bảo dưỡng và sửa chữa, không đủ nguồn vốn để đầu tư đổi mới, nhiều địa
phương không có đủ kinh phí để mua vật tư tiêu hao. Trì nh độ của cán bộ chuyên môn y tế
chưa đủ để khai thác hết công suất TBYT hiện có. Năng lực của cán bộ kỹ thuật TBYT chưa
đáp ứng kịp những đổi mới về kỹ thuật và công nghệ. Chất lượng đào tạo, bố trí sử dụng
nhân lực chuyên sâu về kỹ thuật TBYT còn thấp so với yêu cầu. Nhiều BV tỉnh chưa có
phòng quản lí vật tư-TBYT.
Hệ thống cung ứng và lưu thông phân phối TBYT được hình thành một mạng lưới từ TW đến
địa phương và được mở rộng với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Phạm vi hoạt
động của các DN cung ứng TBYT rất rộng, DN được quyền chủ động kinh doanh các mặt
hàng do Bộ y tế quy định, liên doanh với các công ty trong nước và nước ngoài. Dưới tác
động của cơ chế thị trường, các công ty hoạt động ữong l ĩnh vực TBYT phải cạnh tra nh để
tồn tại.
Ở TW có 3 công ty TBYT TW nằm ở 3 miền đó là:
- Công ty thiết bị y tế TW1 (từ 12/2004 công ty chuyển thành Công ty cổ phần Thiết bị y tế
MEDINSCO): phân phối TBYT cho các đơn vị và BV tỉnh từ Huế ra.
- Công ty TBYT TW 3 Đà Nằng: phân phối TBYT cho các đơn vị và BV các t ỉnh miền trung
từ Huế trở vào.


- Công ty thiết bị TW II: phân phối TBYT cho các đơn vị và BV tỉnh đóng tại TP. Hồ Chí
Minh và các tỉnh Nam Bộ.
Các tỉnh có công ty dược-TBYT có nhiệm vụ cung cấp các dụng cụ, vật tư cho các cơ sở y tế
trong tỉnh nằm ngoài danh mục máy và TBYT do các công ty TBYT TW cấp. Tuyến huyện
có các cửa hàng kinh doanh vật tư dụng cụ y tế và các cửa hàng dược- vật tư y tế.
Ngoài các công ty Nhà nước còn có các công ty TNHH hoạt động ừong lĩnh vực kinh doanh

và dịch vụ kĩ thuật y tế. Đốn năm 2004, trên địa bàn Hà Nội có khoảng 8 công ty TNHH kinh
doanh trong lĩnh vực này. [21]
Các hãng và văn phòng đại diện của các tập đoàn lớn về TBYT của thế giới đặt tại Hà Nội và
TP. Hồ Chí Minh làm nhiệm vụ cung cấp và giới thiệu những sản phẩm hiện đại nhất của
TBYT đang được sử dụng tại các nước tiên tiến.
Ngoài các nhà máy xí nghiệp của TW, tại các địa phương còn có các tổ hợp cũng tham gia
sản xuất một số mặt hàng y tế: họp tác xã Việt Trì tại Hà Nội, nhà máy nhựa Bình Minh tại
TP. Hồ Chí Minh.Ngoài ra ở địa phương còn có các cơ sở tư nhân, sản xuất theo mô hình nhỏ
lẻ.
Sản xuất TBYT bao gồm các nhà máy và xí nghiệp thuộc Tổng công ty TBYT Việt Nam,
như: Nhà máy y cụ đóng tại Thái Nguyên, Xí nghiệp thiết bị y tế đóng tại phường Phương
Mai, Đống Đa- Hà Nội, Nhà máy cao su y tế tại Phú Nhuận- TP. Hồ Chí Minh, Nhà máy
nhựa y tế tại Phương Mai, Đống Đa-Hà Nội. [21]


Có thể khái quát hệ thống cung ứng bằng sơ đồ sau:

Hệ thống cung

ứng TBYT
1.1.2. Chính sách quốc gia về TBYT đến năm 2010
TBYT là một loại hàng hoá đặc biệt, góp phần vào việc chăm sóc bảo vệ sức khoẻ nhân dân,
vì vậy, các DN kinh doanh trong lĩnh vực TBYT, ngoài việc chịu sự điều chỉnh theo luật DN
còn chịu sự quản lí của Bộ Y tế- vụ TBYT và công trình y tế. Sau đây là một số quy định
trong kinh doanh TBYT[4]:
Bảng 1.1. Một sô quy định trong kinh doanh
TBYT
/-----------\
quan
Số văn bán


văn

TT

Ngày ban hành

ban

bản
TT

Văn



Loại

08/2001/
TT-BYT
06/2002/

phũng

Trích yếu nội dung
đại

diện

Hướng dẫn xuất nhập khẩu TBYT thuộc diện

Bộ Ytế

27/4/2001

quản lí chuyên ngành thời kì 2001-2005.
Hướng dẫn xuất nhập khẩu TBYT thuộc diện

Bộ Ytế

30/5/2002

quản lí chuyên ngành thời kì 2002-2005

Bộ Ytế

30/5/2002

Hướng dẫn đăng kí lưu hành sản phẩmTBYT

Bộ Ytế

13/12/2002

Hướng dẫn điều kiện kinh doanh TBYT

TT

TT-BYT
07/2002/


TT

TT-BYT
13/2002/



TT-BYT
130/2002
4/10/2002
Phêứng
duyệt
chính sách QG về TBYT giai đoạn
HỡtihTTgCP
1.2. Sơ đồ
hệ thống cung
TBYT
/QĐ-TTg

2002-2010

. ..................... ...................7............------’--------

Từ những QĐ, TT trên, ta có một sô quy định chính trong việc kinh doanh

TBYT như sau:


Điều kiện về nhân sự khi tham gia kỉnh doanh TBYT:
Đối với DN:


Người chịu trách nhiệm chỉnh về kĩ thuật phải có đủ các điều kiện sau:
- Đủ sức khoẻ.
- Không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Bằng tốt nghiệp ĐH y dược, chứng chỉ đào tạo về kĩ thuật TBYT do các cơ sở đào tạo
họp pháp chuyên ngành ừong nước hoặc nước ngoài cấp, thời gian của khoá đào tạo này ít
nhất là một tháng.
- Đối với người đã có thời gian công tác trực tiếp về kĩ thuật, hoặc công tác quản lí
TBYT từ 3 năm trở lên.
Có n h â n v i ê n l ã t h u ậ t hướng dẫn sử dụng, lắp đặt, bảo hành, bảo trì TBYT mà DN đang
kinh doanh.
Đối với hô kinh doanh cá thể:

Người chịu trách nhiệm chính về lã thuật phải có đủ các điều kiện sau:
- Có đủ sức khoẻ.
- Không truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Bằng tốt nghiệp các trường: trung học kỹ thuật y tế, kĩ thuật dược, trường kĩ thuật y tế.
- Người có bằng tốt nghiệp các trường trung học kĩ thuật khác phải có chứng chỉ đào tạo
về kĩ thuật TBYT do cơ sở đào tạo hợp pháp chuyên ngành trong nước hoặc nước ngoài cấp,
thời gian của khoá đào tạo này ít nhất là 1 tháng.
Điều kiện để đơn vị được phép xuất nhập khẩu TBYT:
- Các DN Việt Nam có chức năng SXKD, có đủ điều kiện để sản xuất, kinh doanh
TBYT và đã được Tổng cục Hải quan cấp mã số DN xuất, nhập khẩu.
- Các DN sx, KD TBYT có vốn đầu tư nước ngoài có chức năng xuất nhập khẩu.
- Các DN sx, KD dược phẩm có chức năng xuất, nhập khẩu được phép nhập khẩu TBYT
và hoá chất phục vụ cho sản xuất và kiểm nghiệm dược. Thẩm quyền và thủ tục cấp sổ đăng
kí lưu hành TBYT:


- Bộ Y tế (Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế) chịu trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ, tổ

chức thẩm định và cấp giấy phép xuất khẩu nhập khẩu và cấp số đăng kí lưu hành.
- SDK lưu hành có giá trị 3 năm kể từ ngày cấp.
Kiểm tra thanh tra và xử lí vỉ phạm:
- Vụ Trang thiết bị và công trình y tế phối họp với các vụ cục có liên quan và tha nh tra
Bộ y tế tổ chức kiểm tra, thanh tra trên phạm vi cả nước.
- Sở Y tế tổ chức kiểm tra thanh ữa việc thực hiện các quy định trên phạm vi địa bàn
quản lí.
- Chủ các cơ sở sản xuất kinh doanh phải chấp hành và tạo điều kiện thuận lợi cho việc
thanh tra kiểm tra tại cơ sở mình. Nếu vi phạm tuỳ theo t ính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử
phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi
thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. [4]
Chính sách quốc gia về TBYT đến năm 2010
Nhận thức rõ tầm quan ừọng và thực ừạng TBYT của nước ta hiện nay, ngày 4/10/2002 Thủ
tướng chính phủ đã phê duyệt quyết định số 130/2002/QĐ- TTg về Chính sách Quốc Gia về
TBYT giai đoạn 2002-2010.
Chính sách quốc gia về TBYT đến năm 2010 bao gồm các mục tiêu chủ yếu, những giải pháp
tổng thể thuộc các lĩnh vực: quản lí, sản xuất, kinh doanh, khai thác sử dụng, nghiên cứu
khoa học- công nghệ đào tạo nguồn nhân lực chuyên ngành kĩ thuật TBYT. Trong đó đã xác
định rõ mục tiêu chung [21]. “Đảm bảo đủ TBYT cho các tuyến theo quy định của Bộ Y tế.
Từng bước hiện đại hoá TBYT cho các cơ sở y tế nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức
khoẻ nhân dân. Phấn đấu đến năm 2010 đạt trình độ kỹ thuật về TBYT ngang tầm các nước
trung bình tiên tiến trong khu vực. Đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật chuyên ngành để khai
thác sử dụng bảo dưỡng, sửa chữa và kiểm chuẩn TBYT. Phát triển công nghiệp TBYT nhằm
nâng cao dần tỷ trọng hàng hoá sản xuất ừong nước và tiến tới tham gia xuất khẩu.”[21]


1.2. CHI PHÍ TRONG KINH DOANH TBYT
Cũng như dược phẩm, TBYT là một loại hàng hoá ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của con
người. Tuy nhiên xét trên khía cạnh DN, hoạt động kinh doanh TBYT cũng tuân theo các quy
luật kinh tế. Đối với công tác quản lý

DN, các chỉ tiêu về chi phí, lợi nhuận, doanh thu cần được phân tích để đánh giá hiệu quả
trong hoạt động kinh doanh của DN TBYT.
1.2.1. Chỉ phí KD, vai trò của phân tích chỉ phí đối vói DN
“Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phỉ về lao
động sổng và lao động vật hoá mà DN đã bỏ ra có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh
doanh trong một thời kỳ nhất định ”[10]
DN thương mại chỉ hoạt động trong l ĩnh vực mua bán, cung ứng hàng hoá và cung cấp
dịch vụ, không tham gia vào quá trình sản xuất. Các chi phí kinh doanh được biểu hiện bằng
tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà DN tiêu dùng trong một kỳ
hoạt động kinh doanh, về thực chất, chi phí kinh doanh là sự dịch chuyển vốn, chuyển dịch
giá trị của các yếu tố sản xuất kinh doanh vào các đối tượng và được tính bằng giá (giá hàng
hoá, giá dịch vụ) [8]. Việc phân tích các loại chi phí có các vai trò sau:
- Cung cấp thông tin cho quá trình phân tích, kiểm tra đánh giá tình hình chi phí cấu
thành giá thảnh sản phẩm của DN.
- Cung cấp thông tin cho đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DN bằng
cách phân tích kết cấu chi phí giá thành của sản phẩm với các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận.
- Cung cấp thông tin cho quá trình xây dựng định mức giá thành sản phẩm, thông tin
cho hoạt động kế hoạch hoá chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh của DN.
- Cung cấp thông tin cho việc ra các quyết định về lựa chọn mặt hàng kinh doanh. [7]
1.2.2. Các loại chi phí kinh doanh trong DN
Chi phí kinh doanh bao gồm nhiều loại, do đó tuỳ theo mục đính, cần phải phân loại chúng
theo nhiều cách khác nhau. Đổ phù họp với mục đích nghiên


cứu, trong đề tài, chỉ đề cập đến cách phân loại chi phí theo nội dung, mục đích sử dụng của
chi phí trong DN.
Một DN thuơng mại chỉ bao gồm hoạt động mua và bán hàng hoá không qua chế biến. Vậy
giá thành sản phẩm của DN loại này đuợc hình thành theo sơ đồ sau (Hình 1.3):

Hìnhl.3. Chi phí và các yêu tô câu thành giá của DN



Chỉ phí mua hàng (giá vốn hàng bán)
- Chi phí giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng.
- Chi phí mua hàng hoá, dịch vụ.
- Chi phí vận chuyển, bốc dỡ hàng hoá từ noi mua hàng về DN.
- Chi phí thuê kho bãi trong quá trình mua hàng.
- Chi phí bảo hiểm hàng hoá, hoa hồng đại lí.
- Các loại thuế trong khâu mua hàng (thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị
gia tăng).
- Chi phí hoàn thiện sản phẩm.
- Chi phí bằng tiền khác.

Chi phí bán hàng
- Chi phí về lương và khoản trích theo lương tính vào chi phí của toàn bộ lao động trực
tiếp hay quản lí trong hoạt động bán hàng, vận chuyển hàng hoá tiêu thụ.
- Chi phí về nguyên vật liệu, nhiên liệu dùng trong việc bán hàng như bao bì sử dụng
luân chuyển, các quầy hàng.
- Chi phí khấu hao thiết bị và tài sản cố định dùng trong việc bán hàng như thiết bị đông
lạnh, phương tiện vận chuyển, của hàng, nhà kho.
- Chi phí về công cụ dụng cụ dùng trong việc bán hàng như bao bì sử dụng luân chuyển,
các quầy hàng.
- Chi phí thuê ngoài liên quan đến việc bán hàng như quảng cáo, hội chợ, bảo trì, bảo
hành, khuyến mãi.
- Chi phí khác bằng tiền trong việc bán hàng...
Chỉ phí quản lí DN
- Chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương vào chi phí của người lao động, quản
lí ở các bộ phận phòng ban của DN.



- Chi phí vật liệu, năng lượng, nhiên liệu dùng trong hành chính quản trị văn phòng.
- Chi phí công cụ dụng cụ dùng trong công việc hành chính quản trị văn phòng.
- Chi phí khấu hao thiết bị, tài sản cố định khác dùng trong công việc hành chính văn
phòng.
-

Chi phí điện, nước, điện thoại, bảo hiểm, phục vụ chung toàn DN.

-

Các khoản thuế, lệ phí chưa tính vào giá trị tài sản.
- Các khoản chi phí liên quan đến sự giảm sút giá trị tài sản như dự phòng nợ phải thu

khó đòi, hao hụt ừong khâu dự trữ.
Ưu điểm của cách phân loại chi phí này là giúp các nhà quản lí DN có cái nhìn cụ thể, định
lượng các loại chi phí cấu thành nên giá thành sản phẩm, tỷ trọng các khoản mục phí, từ đó
có thể đánh giá tính họp lí của từng khoản mục phí cấu thành nên giá thành sản phẩm. [7]
1.3. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DN Một DN muốn tồn tại và
phát triển thì một trong những mục tiêu cuối cùng là tối đa hoá lợi nhuận. LN là chỉ tiêu quan
trọng nhất của toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận của DN có được
chủ yếu là thông qua kết quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm hàng hoá và dịch vụ. Các nhà quản
trị muốn có hoạt động nâng cao khả năng sinh lời thì cần phải thấy trước được hoạt động của
họ sẽ ảnh hưởng như thế nào đến LN. Mặt khác, theo phương trình kinh tế cơ bản: lợi nhuận
= doanh thu - chi phí, DN có thể tăng LN nhờ việc tăng DT hoặc giảm chi phí. Tuy nhiên, DT
chỉ là hệ quả của tiết kiệm chi phí kinh doanh. Do vậy, tiết kiệm chi phí vừa làm tăng LN,
vừa nâng cao sức cạnh tranh cho các DN.[9]
Vì vậy, phân tích chi phí của DN tạo nên giá thành sản phẩm của DN và mối quan hệ chi phídoanh thu- lợi nhuận, chính là phân tích ảnh huởng của chi phí đến kết quả sản xuất kinh
doanh của một DN.
Kết quả sản xuất kinh doanh của DN được đánh giá thông qua một hệ thống chỉ tiêu phản ánh
các mặt khác nhau của kết quả sản xuất kinh doanh. Việc đánh giá phải đi từ tổng quát đến cụ

thể thông qua một hệ thống chỉ tiêu phù họp với từng loại hình DN.[9]


1.3.1. Phân tích mối quan hệ Chi phí - Doanh thu - Lọi nhuận.
Theo quan điểm kinh doanh, trong bất kì một loại hình DN nào, thì mỗi khối lượng sản phẩm
sản xuất ra, hay tiêu thụ được đều cần phân tích thành 2 phần:
-

Một phần để bù đắp cho toàn bộ chi phí đầu vào.

-

Phần còn lại mang lại lợi nhuận cho DN.

Từ đây ta có phương trình kinh tế cơ bản:
Lợi nhuận = Doanh thu - Chi phí.
Doanh thu là hệ quả của tiết kiệm chi phí. Do vậy, tiết kiệm chi phí vừa trực tiếp tăng lợi
nhuận vừa góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của DN.
Tuy nhiên, để thấy rõ được ảnh hưởng của kết cấu chi phí giá thành sản phẩm đến kết quả
hoạt động kinh doanh, thì phân tích kết cấu chi phí một cách đơn thuần và tỉ ừọng phí là chưa
đủ, mà ta phải đặt phân tích chi phí trong mối quan hệ với doanh thu, lợi nhuận, thông qua
một số chỉ tiêu sau:
Tỷ suất phí (TSF):
TSF=ĩ^-x 100%
DTth.
(TSF: Tỷ suất phí, TMF: Tổng mức phí, DTth.: Doanh thu thuần)
Từ công thức này ta thấy: để thu được 1 đồng doanh thu thì cần bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí.
Như vậy, tỷ suất phí càng nhỏ, thì chi phí để thu được 1 đồng doanh thu càng thấp, tức là DN
thu được lợi nhuận cao, làm ăn có hiệu quả.


Lãi suất sản phẩm tiêu thụ:
ĩN
LS = ——— xLOO
TMF


Chỉ tiêu này phản ánh, cứ 100 đồng tổng chi phí thì thu được bao nhiêu đồng LN. Chỉ tiêu
này càng cao, chứng tỏ hiệu quả kinh doanh càng lớn. Tăng LN, giảm chi phí sẽ nâng cao
hiệu quả hoạt động kinh doanh cho DN. [9]
Tóm lại, tiết kiệm chi phí sẽ chính là chìa khoá để DN tồn tại và phát triển.
1.3.2. Phân tích quy mô kết quả hoạt động kinh doanh của DN
Để đánh giá được quy mô kết quả hoạt động kinh doanh của DN, ta dùng chỉ tiêu giá trị hàng
hoá tiêu thụ- doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Giá trị hàng hoá tiêu thụ hay doanh thu
bán hàng và cung cấp dịch vụ là chỉ tiêu biểu hiện bằng tiền, phản ánh khối lượng sản phẩm
hàng hoá, dịch vụ mà DN đã bán ra ngoài phạm vi hoạt động kinh doanh của DN và đã thu
được tiền dưới mọi hình thức, như: tiền mặt, tiền séc, tín phiếu, ngân phiếu thanh toán...
Đây là một chỉ tiêu phản ánh quy mô kết quả hoạt động kinh doanh. Doanh thu bán hàng
càng lớn, lợi nhuận cuả DN càng cao. Bởi vậy, chỉ tiêu này là cơ sở để xác định lãi (lỗ) sau
một quá trình kinh doanh của DN.[9]
1.3.3. Phân tích tốc độ tăng trưởng SXKD của DN
Trong điều kiện sản xuất và kinh doanh theo cơ chế thị trường, các DN không chỉ quan tâm
đến sự tồn tại trong từng thòi kĩ mà điều cốt yếu là sự tăng trưởng của sản xuất kinh doanh.
Bởi vì muốn tồn tại và chiến thắng trong cạnh tranh thì phải phát triển, phát triển và tồn tại.
Vậy, tăng trưởng sản xuất kinh doanh của DN là biểu hiện mức độ thực hiện chiến lược phát
triển gắn với chiến lược thị trường của DN và chiến lược phát triển kinh tế xã hội nói chung.
Mức độ thực hiện chiến lược tăng trưởng sản xuất kinh doanh quyết định sự tồn tại lâu dài
của DN ừên thị trường. Để đánh giá mức độ thực hiện chiến lược tăng trưởng sản xuất kinh
doanh của DN trong từng thời kì, có thể sử dụng các chỉ tiêu phản ánh tốc độ phát triển của
sản xuất kinh doanh sau đây:
- Tốc độ phát triển định gốc.

- Tốc độ phát triển liên hoàn.


Việc phân tích 2 chỉ tiêu trên, gắn với việc phân tích tình hình lợi nhuận và chỉ tiêu nộp
ngân sách nhà nước để thấy được sự biến động của kết quả sản xuất kinh doanh, từ đó thấy
được mức độ thực hiện chiến lược phát triển gắn với chiến lược thị trường của DN và chiến
lược phát triển kinh tế xã hội. [8]
a/ Phân tích lợi nhuận
Lợi nhuận của DN là khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu và chi phí mà DN đã bỏ ra để đạt
được doanh thu đó từ các hoạt động của DN đưa lại.
Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp biểu hiện kết quả sản xuất kinh doanh. Phân tích
LN bao gồm các chỉ tiêu sau:
C á c b ộ p h ậ n c ẩ u t h à n h l ợ i n h u ậ n c ủ a D N : Do đặc điểm hoạt động SXKD đa

dạng, nên lợi nhuận được hình thành từ nhiều bộ phận. Nếu xét theo nguồn hình thành, lợi
nhuận của xí nghiệp bao gồm các bộ phận sau:
- Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh.
- Lợi nhuận từ hoạt động tài chính.
- Lợi nhuận bất thường.
P h â n t í c h c h u n g t ì n h h ì n h l ợ i n h u ậ n : Là đánh giá sự biến động lợi nhuận của toàn

DN, từng bộ phận lợi nhuận giữa thực tế với kế hoạch, giữa kì này với kì trước nhằm thấy
khái quát tình hình lợi nhuận và những nguyên nhân ban đầu ảnh hưởng đến tình hình trên.
P h â n t í c h t ỷ s u ấ t l ợ i n h u ậ n : Lợi nhuận tuyệt đối có thể không phản ánh đúng

mức độ hiệu quả sản xuất kinh doanh, bởi vì chỉ tiêu này không chỉ chịu sự tác động của bản
thân chất lượng công tác cuả DN mà còn chịu ảnh hưởng của quy mô sản xuất của DN.
Chính vì vậy chỉ để đánh giá đúng kết quả kinh doanh của xí nghiệp cần phải sử dụng chỉ tiêu
tỷ suất lợi nhuận.
Tỷ suất lợi nhuận tính bằng %. Có thể tính theo 2 cách :

Tỷ suất lợi nhuận tính tên doanh số bán ra, được xác định bằng công thức:


TSLN = ^-x 100 DT
Chỉ tiêu này cho thấy cứ lOOđ doanh thu thuần thì có bao nhiêu đồng LN. H a i l à , tỷ suất
lọi nhuận được tính là tỷ lệ giữa lợi nhuận và giá trị tài sản thực có của xí nghiệp bằng công
thức:
TSLN = ^x 100 TV
(TV: tổng vốn)
Chỉ tiêu này cho thấy cứ lOOđ vốn bỏ vào đầu tư sau một năm thu được bao nhiêu đồng lợi
nhuận.
C h ỉ t i ê u l ợ i n h u ậ n t r ê n v o n cho phép đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của các

DN khác nhau về quy mô sản xuất kinh doanh. (Ví dụ như so sánh hiệu quả của việc kinh
doanh thuốc trong các công ty Dược phẩm với việc kinh doanh mặt hàng TBYT).[9] b/ Thu
nhập bình quân của cán bộ công nhân viền

Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh không chỉ tính đến lợi nhuận thu được mà còn phải
tính đến việc đảm bảo đời sống của CBCNV thông qua thu nhập bình quân của họ.[9] c/ Nộp
ngân sách nhà nước

Là mức đóng góp thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước, thể hiện hiệu quả đầu tư của nhà nước
vào các DN, là điều kiện để DN tồn tại và hoạt động có hiệu quả. [9]
1.4. VÀI NÉT VỀ CÔNG TY THIẾT BỊ Y TẾ TRUNG ƯƠNG 1
1.4.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty Thiết bị Y tế trung ương 1, tên giao dịch quốc tế: Medical Equipment Company No.l,
viết tắt: MEDINSCO được thành lập theo quyết định số 1473/BYT/QĐ ngày 09/12/1976 của
Bộ Y tế và thành lập lại theo quyết định số 411/BYT-QĐ ngày 22/04/1993 của Bộ Y tế dựa
trên quyết định số 388- HĐBT ngày 07/05/1992 của Hội đồng Bộ trưởng về việc sắp xếp lại
DN Nhà nước.

Công ty có trụ sở chính tại số 8 Tông Đản- Hà Nội và các hệ thống kho tại Giáp Bát phố
Nguyễn Văn Trỗi, phường Phương Liệt, quận Thanh Xuân; Xã Minh Trí huyện Sóc Sơn và
xã Đông Ngạc huyện Từ Liêm-Hà Nội.


Công ty là DN Nhà nước trực thuộc Tổng công ty Thiết bị Y tế Việt Nam, có tư cách pháp
nhân và được nhà nước giao vốn. Từ năm 1991, công ty được Bộ thương mại cấp giấy phép
kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp.
Theo quyết định 4408/QĐ- BYT ngày 07/12/2004 của Bộ y tế, công ty đã chuyển thả nh Công
ty cổ phần Thiết bị y tế MEDINSCO.
Sự hình thành và phát triển của công ty gắn liền với sự phát triển của ngành kinh doanh
TBYT. Kể từ khi thành lập, đến nay công ty có quan hệ chặt chẽ với hàng trăm BV, viện
nghiên cứu, trường đại học y, dược khoa và các cơ sở y tế ừong toàn quốc. Với quan hệ quốc
tế rộng mở, Công ty Thiết bị y tế
Trung ương 1 là bạn hàng của nhiều Hãng kinh doanh thiết bị, dụng cụ hoá chất trên thế giới.
Với cơ sở vật chất, năng lực và kinh nghiệm hiện có kết hợp với việc xây dựng chiến lược
hoạt động đúng đắn, Công ty tin tưởng sẽ phục vụ tốt các nhiệm vụ cung cấp vật tư thiết bị
cho ngành Y tế trong điều kiện hiện nay.
1.4.2. Lĩnh vực hoạt động của công ty
Kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá phục vụ cho các ngành Y tế theo giấy phép kinh
doanh gồm: thiết bị và dụng cụ y tế, xe cứu thương, xe chuyên dụng, hoá chất phòng chống
dịch bệnh, hoá chất xét nghiệm, vaccine, sinh phẩm và các sản phẩm khác phục vụ công tác
chăm sóc bảo vệ sức khoẻ và dân số -KHHGĐ.
Thực hiện nhập khẩu uỷ thác hàng hoá cho các chương trình quốc gia, dự trữ thiết bị,
dụng cụ, hoá chất cho công tác phòng chống dịch bệnh, phòng chống thiên tai địch họa theo
quy định của Bộ y tế.
Thực hiện dịch vụ hậu cần về hàng viện trợ của các tổ chức thuộc Liên hiệp quốc,
chính phủ và phi chính phủ cho ngành y tế, các dự án vay vốn Ngân hàng Thế giới (WB),
ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), ngân hàng tái thiết Đức (KFW) và các chương trình
phục vụ công tác Dân Số-KHHGĐ.

1.4.3. Đặc điểm sản phẩm, dịch vụ của Công ty


về hàng hoá: công ty cung cấp tất cả các dụng cụ vật tư y tế, hoá chất xét nghiệm, hoá chất

chống dịch cho các cơ sở y tế, có những sản phẩm có giá trị, công nghệ hiện đại như máy
cộng hưởng từ, kính hiển vi điện tử... những vật rẻ tiền mau hỏng như ống nghiệm, kim phẫu
thuật, kim châm cứu.. Nhiều hàng hoá có những điều kiện bảo quản đặc biệt, hạn sử dụng rất
ngắn như vaccin phòng bệnh, các test thử kiểm ừa, hoặc các dược chất phóng xạ. Các mặt
hàng thiết yếu của ngành y tế (Danh mục do Bộ Y Te đề ra) luôn phải có dự trữ theo đúng cơ
số qui định, cung cấp theo lệnh của Bộ Y tế.
Việc cung cấp hàng của Công ty: theo các chương trình đưa hàng về 61 tỉnh thành và có những

chương trình đưa hàng về tận xã.
Khi có dịch bệnh hoặc chống bão lụt thì sau 6 giờ đồng hồ hàng phải được xuất ra khỏi kho
và vận chuyển đến noi đã được yêu cầu.
Với những đặc điểm hàng hoá trên khiến hoạt động Công ty không phải chỉ với mục đích
kinh doanh mà còn có mục đích phục vụ sự nghiệp y tế quốc gia. Công ty có bộ phận thường
trực và cơ động nhanh để phục vụ những yêu cầu đột xuất.
1.5. HƯỚNG NGHIÊN cứu CỦA ĐÈ TÀI
Nói đến phân tích hoạt động kinh doanh của DN kinh doanh trong lĩnh vực Y tế thì đã có rất
nhiều báo cáo phân tích hoạt động kinh doanh của DN Dược phẩm hoặc TBYT. Nhìn chung
các luận văn này tuy bố cục có khác nhau nhưng cũng đạt được một số kết quả:
- Sơ bộ phân tích thị trường Dược phẩm hoặc TBYT nói chung, vài nét về đặc điểm của
Công ty cổ phần Dược liệu Trung ương - Mediplatex, Công ty Cổ phàn Dược phẩm Nam Hà,
Công ty cổ phàn Dược phẩm Hà Tây...
- Phân tích hoạt động kinh doanh dựa trên một số chỉ tiêu chung khi phân tích hoạt động
kinh doanh của DN như: tổ chức bộ máy, cơ cấu nhân lực; doanh số mua, cơ cấu nguồn mua;
doanh số bán và tỷ lệ bán buôn, bán lẻ; phân tích tình hình sử dụng phí; phân tích vốn; lợi
nhuận và tỷ suất lợi nhuận; nộp ngân sách nhà nước; năng suất lao động bình quân cán bộ

nhân viên; thu nhập bình quân cán bộ công nhân viên; tiền thuốc bình quân trên đầu người;
mạng lưới phục vụ.


Từ đó đề xuất những giải pháp phù họp.
Đã có nhiều luận văn đi theo hướng giải quyết những vấn đề trên và có sự mở rộng đề cập
thêm về chính sách cũng như chiến lược k inh doanh. Tuy nhiên, mới chỉ dừng lại ở mức đánh
giá và phân tích hoạt động kinh doanh chung thông qua một số chỉ tiêu kinh tế riêng rẽ rồi
đưa ra nhận xét sau mỗi số liệu minh hoạ, mà chưa nêu bật được mối liên hệ giữa những chỉ
tiêu này. Những luận văn này chưa kết nối những chỉ tiêu riêng lẻ để tách thảnh những mảng
lớn như:
-

Phân tích chi phí và giá thành sản phẩm hàng hoá của DN.

-

Phân tích tình hình sử dụng các yếu tố sản xuất kinh doanh của DN

-

Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm hàng hoá và lợi nhuận của DN.

-

Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của DN.
- Phân tích tình hình sử dụng năng lực sản xuất kinh doanh của DN. Ngoài ra, các DN

kinh doanh ừong lĩnh vực Y tế có rất nhiều mặt hàng được phép kinh doanh, tuy nhiên những
luận văn này đều có đối tượng nghiên cứu là các DN có chức năng chính là KD dược phẩm,

điều này sẽ gây rất nhiều hạn chế khi khái quát về thị trường kinh doanh trong lĩnh vực Y tế.
Từ những mặt tồn tại và hạn chế ừên, trong đề tài này, chúng tôi sẽ cố gắng khắc phục và giải
quyết một cách tốt nhất. Cụ thể, đề tài này sẽ phân tích chi phí trong mối quan hệ với doanh
thu và lợi nhuận, để thấy được ảnh hưởng của chi phí đến kết quả hoạt động kinh doanh ừên
cơ sở phân tích một số chỉ tiêu và mối quan hệ giữa những chỉ tiêu này. Ngoài ra, đối tượng
nghiên cứu của đề tài là một công ty chuyên kinh doanh mặt hàng TBYT. Với mong muốn
đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty, và giúp công ty thấy được sự phân bổ chi phí đã
hợp lí chưa, nếu chưa thì có hướng khắc phục là gì? Đồng thời, qua đây mong muốn giúp
được các công ty lựa chọn chiến lược sản phẩm trong lĩnh vực kinh doanh y tế.
PHẦN 2 - ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN cứu


Công ty Thiết bị y tế Trung ương 1 tập trung vào một số chỉ tiêu kết quả hoạt động
kinh doanh như: danh mục sản phẩm, doanh thu, lợi nhuận, tình hình nộp ngân sách, chi phí
và cơ cấu chi phí, cơ cấu giá sản phẩm ừong giai đoạn từ năm 2000 đến 2005.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu
Đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp hồi cứu mô tả, thu thập số liệu về một số kết quả
hoạt động kinh doanh của Công ty Thiết bị y tế Trung ương 1 từ: danh mục sản phẩm, báo
cáo tài chính, bảng cân đối kế toán, báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh, bảng các khoản
mục phí... trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2005.
Các số liệu sau khi được thu thập được phân tích xử lí bằng cách phân chia riêng theo
từng chỉ tiêu:
So sánh (lập bảng, đồ thị) theo từng chỉ tiêu giữa các năm để phân tích xu hướng biến
động của từng chỉ tiêu riêng biệt ừong 6 năm nghiên cứu:
- Danh mục sản phẩm của công ty.
- Doanh thu: so sánh định gốc, so sánh liên hoàn giữa các năm.
- Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận: so sánh định gốc, so sánh liên hoàn giữa các năm.
- Tiền lương, năng suất lao động bình quân: so sánh giữa các năm.
- Tình hình nộp ngân sách ừong 6 năm nghiên cứu,

- Chi phí và cơ cấu chi phí qua các năm.
- Cơ cấu giá thành sản phẩm trong từng năm.
Tổng họp, phân tích các kết quả so sánh theo từng chỉ tiêu để thấy được mối liên quan
giữa các chỉ tiêu với nhau.
- Phân tích mối quan hệ: Chi phí - Doanh thu - Lợi nhuận
- Phân tích mối quan hệ: Doanh thu - Năng suất lao động
- Phân tích ảnh hưởng của chi phí, lợi nhuận lên cơ cấu giá.


So sánh các chỉ về hiệu quả sử dụng vốn, số vòng quay vốn lưu động, năng suất lao
động bình quân giữa Công ty Thiết bị y tế Trung ương 1 với Công ty Dược phẩm Trung ương
1 trong cùng giai đoạn 2000-2005 để định hướng phát triển kinh doanh trong tương lai.
Các số liệu nghiên cứu được xử lý theo phương pháp thống kê toán
học.


PHẦN 3 - KÉT QUẢ NGHIÊN cứu VÀ BÀN LUẬN
3.1. PHÂN TÍCH MỘT SÓ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
3.1.1. Danh mục sản phẩm của công ty giai đoạn 2000-2005
Danh mục sản phẩm do Công ty cung ứng rất đa dạng, bao gồm các thiết bị, dụng cụ,
vật tư tiêu hao, hoá chất xét nghiệm, hoá chất chống dịch... (Phụ lục 1). Trong đó có những
sản phẩm giá trị cao, công nghệ hiện đại như: máy cộng hưởng từ, kính hiển vi điện tử...;
những hàng hoá điều kiện bảo quản đặc biệt, hạn sử dụng ngắn như: vaccine phòng bệnh, các
test sinh hoá hoặc các dược chất phóng xạ... Các mặt hàng thiết yếu (theo danh mục của Bộ Y
Tế) phải dự trữ theo cơ số qui định. Dưới đây là một số mặt hàng chủ lực, có doanh số cao,
tiêu thụ thường xuyên:
Bảng 3.2. Một sổ mặt hàng chủ lực và nguồn nhập
mỉt hànp
1
2

3
4
5
6
7
8
9

■« T À 1 A

Phim Xquang

Bỉ

Cloramin B
Dụng cụ Inox

Séc
Pakistan, Đức, Trung quốc

^thrin
Vaccine các loại,sinh phẩm
Pháp, Nhật, Mỹ
Máy huyết áp kế, ống nghe bệnh, bơm kim tiêm Nhật, Trung quốc, Mỹ
Thiết bị chẩn đoán (X.quang, chụp cắt lóp, siêu âm...)
Mỹ, Nhật, Đức
Thiết bị điều tộ (máy thở, xông khí dung, phóng xạ...)
Mỹ, Nhật, Đức
Máy xét nghiệm (XN huyết học, sinh hoá...)
Mỹ, Nhật, Đức, Italia...


Ngoài ra, tuỳ vào tình hình kinh doanh, danh mục sản phẩm có thể được bổ sung khi
các đơn vị sử dụng có nhu cầu. Năm 2003, dịch viêm đường hô hấp cấp - SARS xuất hiện ở
Việt Nam, đáp ứng nhu cầu phòng và điều trị bệnh tại các bệnh viện, khu dân cư... công ty đã
nhập và cung cấp các máy thở, máy phun thuốc khử trùng, Monitor theo dõi bệnh nhân, khẩu
trang với số lượng lớn, kịp thời góp phần ngăn chặn sự bùng phát dịch và thu về lợi nhuận cho
DN.


Công ty thường xuyên tham gia đấu thầu cung cấp hàng hoá cho các chưomg trình
quốc gia, các dự án ODA...
3.1.2. Phân tích doanh thu
Để thấy được quy mô hoạt động kinh doanh của Công ty cần xét đến chỉ tiêu doanh
thu:
Bảng 3.3. So sánh doanh thu qua các năm
DOANH THU THUẦN
^XChỉ tiêu Năm

2000
2001

Giá trị (nghìn đồng) So sánh định gốc (%)
So sánh liên hoàn (%)
75.359.093
74.648.119

2002

109.331.402


2003

133.176.431

2004
2005

76.202.757
172.646.965
Công ty chỉ hoạt động
1 trong
vực thưomg
lĩn
mại, không sản xuât cũng

như xuất khẩu. Doanh thu ở đây là từ hoạt động bán hàng.
Nhìn chung, doanh thu có sự tăng trưởng nhất định. Tuy vậy, biểu đồ ở hình 3.4 cho
thấy sự tăng trưởng này là không đều và thiếu sự ổn định. Năm 2002 tăng 46,46% so với năm
2001; năm 2003 tăng 21,81% so với năm 2002. Như vậy, khối lượng hàng hoá và dịch vụ mà
công ty cung cấp ra thị trường và đã thu được bằng tiền tăng trong khoảng năm 2001- 2003.
Tuy nhiên, từ năm 2003-2004, doanh thu lại giảm mạnh, năm 2004 giảm 42,78% so với năm
2003 và đến năm 2005 doanh thu tăng cao.


Hình 3.4. Doanh thu bán hàng qua các năm

Các kết quả trên là do các nguyên nhân sau:
- Năm 2002, công ty trúng thầu cung cấp hoá chất diệt muỗi Fendona cho chuơng trình
“Quốc gia phòng chống sốt rét” do nguồn vốn ODA, ADB tài trợ, doanh số bán lên đến trên
50 tỷ đồng, chiếm gần 45% doanh thu 2002.

- Năm 2003, doanh thu của công ty cũng có sự tăng trưởng rõ rệt do kịp thời nắm bắt thời
cơ nhập khẩu và cung ứng hàng phòng chống dịch SARS.
- Năm 2004, doanh thu bán hàng đột ngột giảm do công ty chuẩn bị cổ phần hoá, hoạt
động kinh doanh bị hạn chế.
- Năm 2005, doanh thu tăng cao do CPH, hoạt động kinh doanh được đẩy mạnh, thêm
vào đó đại dịch cúm gà làm tăng nguồn chi ngân sách dành cho mua sắm trang thiết bị, hoá
chất phục vụ công tác phòng chống dịch.
Doanh thu bán hàng của công ty có những sự đột biến trong các năm đều có những lí do
riêng, tuy nhiên về cơ bản, hàng năm công ty vẫn luôn có được những mặt hàng chủ đạo, đảm
bảo doanh thu ổn định.


3.1.3. Phân tích lọi nhuận
3.I.3.I.

Phân tích cơ cấu lơi nhuân
••

Cơ cấu lợi nhuận của Công ty Thiết bị y tế Trung ương 1 được hình thành từ 3 nguồn lợi
nhuận là: lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận từ hoạt động tài chính và lợi nhuận bất
thường. Cơ cấu các khoản lợi nhuận này trong giai đoạn 2000-2005 thể hiện chi tiết trong
bảng 3.4.
Bảng 3.4. Cơ cấu lợi nhuận qua các năm
_____________

__________________(Đơn vị: triệu đồng)
Năm

Lợi nhuận^\
TừHĐKD

Từ HĐ tài chính

2000

GT 392.240

2001

2002

2003

750.421

848.330

745.895 -261.667

%
48,15
GT 104.485
%

76.927

2004

2005

-1.135,1

-10.993

12,83

-47,69

LN bất thường

GT 317.859
%
39,02

295.712
1.282,81

Tống LN

GT 814.584

23.052

Hình 3.5. Cơ cẩu lợi nhuận qua các năm

Tổng lợi nhuận của công ty từ năm 2000 -2003 tăng nhanh, năm 2004 thì giảm đột
ngột, đến năm 2005 lại có sự tăng bất thường. Để thấy được bước nhảy lớn hay nhỏ ta tiến
hành so sánh giá trị lợi nhuận giữa các năm liền kề


×