Nhóm 4
Văn hóa Trung Quốc là một trong những nền văn hóa lâu đời nhất và phức tạp
nhất trên thế giới. Các vùng mà văn hóa Trung Quốc thống trị trải dài trên một khu
vực địa lý rộng lớn ở miền Đông châu Á với các phong tục và truyền thống rất
nhiều điểm khác nhau giữa các thị trấn, thành phố và tỉnh. Để tìm hiểu một cách
sâu hơn về nền văn hoá Trung Quốc chúng ta có thể nghiên cứu nền văn hoá Trung
Quốc theo từng khía cạnh nhỏ cụ thể là: hệ thống giáo dục, giá trị vật chất và tinh
thần, ngôn ngữ, tư tưởng, ẩm thực, thẩm mỹ, phong tục tập quán và các yếu tố
khác…. Sau đây chúng ta sẽ đi vào từng khía cạnh cụ thể:
A)
Hệ thống giáo dục của Trung quốc
Phát triển giáo dục được Trung Quốc đặt là một nhiệm vụ hàng đầu và hết sức
quan trọng. Với chính sách “phát triển đất nước thông qua khoa học và giáo dục”,
trẻ em Trung Quốc được hưởng nền giáo dục bắt buộc, miễn phí trong 9 năm (từ
lớp 1 tới lớp 9). “Hướng tới nền giáo dục hiện đại, tới thế giới và tương lai” là
đường hướng chủ đạo cho sự phát triển hệ thống giáo dục cả ngắn hạn và dài hạn,
cấu trúc giáo dục và chính sách tuyển sinh sinh viên quốc tế.
Giáo dục Trung Quốc được chia thành các cấp học như sau:
- Mẫu giáo: 3 năm
- Bậc tiểu học: 6 năm
- Bậc trung học cơ sở: 3 năm
- Bậc trung học phổ thông: 3 năm
- Cao đẳng và đại học: 4-5 năm
- Cao học: 2-3 năm
- Tiến sỹ: 3 năm
1
Nhóm 4
Chính sách tuyển sinh sinh viên quốc tế của các trường đại học và học viện ở
Trung Quốc được bắt đầu từ những năm 50 của thế kỷ 20. Trong hơn 50 qua,
Trung Quốc đã luôn chào đón và tạo điều kiện tốt nhất cho du học sinh quốc tế.
Ban đầu, du học sinh quốc tế lưu học tại Trung Quốc phải học tiếng, đạt trình độ
tương đương HSK 5-6 (Chuẩn kiểm tra Hán Ngữ quốc gia của Trung Quốc). Khi
đã đạt cấp độ 5-6 HSK tiếng Trung, cùng với văn bằng tốt nghiệp Trung học phổ
thông hay bằng Đại học của ViệtNam, lưu học sinh có thể nộp đơn xin vào học 1
chuyên ngành Đại học hay sau Đại học và sẽ được nhận vào học mà không phải thi
đầu vào.
1) Giáo dục mẫu giáo: cho trẻ em từ 3 đến 5 tuổi tại các nhà trẻ.
2) Giáo dục tiểu học: Cho học sinh từ 6 đến 11 tuổi. Các trường tiểu học thường
do chính quyền các địa phương điều hành và được miễn phí. Tuy nhiên, cũng có
một số trường tư do các doanh nghiệp và các cá nhân điều hành.
3) Giáo dục phổ thông dành cho học sinh từ 12-17 tuổi.
Các trường phổ thông chủ yếu do chính quyền địa phương điều hành. Các
trường phổ thông do nhà nước điều hành bao gồm trường sơ trung và cao trung, cả
hai hệ đều kéo dài 3 năm. Sinh viên không bắt buộc phải học cao trung và phải trả
khoản học phí nhỏ cho chương trình này. Các trường phổ thông tư thường có
chương trình giáo dục chuyên và có xu hướng thiên về dạy nghề nhưng bằng cấp
của các trường này được coi là tương đương với các trường công lập. Các sinh viên
tốt nghiệp từ các trường chuyên thường có khả năng đỗ đại học cao hơn. Sinh viên
tốt nghiệp từ các trường sơ trung thường vào học tại các trường cao trung. Tuy
2
Nhóm 4
nhiên, có một số sinh viên chọn học tại các trường dạy nghề hoặc trường phổ thông
chuyên trong thời gian 3 đến 5 năm.
4) Giáo dục đại học và dạy nghề:
Đối với chương trình đại học, có các khoá học nghề cũng như các khoá học cấp
bằng đại học, sau đại học, và tiến sỹ. Sinh viên theo học cử nhân sẽ học trong vòng
4-5 năm, chương trình Thạc sỹ kéo dài 2-3 năm va tiến sỹ trong 3 năm. Giáo dục
đại học do các trường đại học, cao đẳng, các viện và các trường cao đẳng nghề
đảm nhiệm. Các cơ sở đào tạo này thực hiện các nghiên cứu khoa học và học thuật,
cung cấp các dịch vụ xã hội và các các khoá học cho sinh viên. Để vào trường đại
học hay cao đẳng, các sinh viên cần thi đại học – thường diễn ra vào tháng Bảy
hàng năm. Việc sinh viên đỗ đại học hay không tuỳ thuộc vào số lượng thí sinh
tham dự kì thi đại học và điểm của bài thi, vì vậy vào được đại học đối với sinh
viên Trung Quốc cũng là sự cạnh tranh khá lớn. Những sinh viên không đỗ đại học
có thể vào các trường cao đẳng tư nếu muốn tiếp tục việc học tập. Học tập tại các
trường cao đẳng này thường đắt đỏ hơn các trường đại học công lập. Các sinh viên
không có điều kiện học đại học, cao đẳng có thể trau dồi kiến thức cho mình thông
qua quá trình làm việc.
Giáo dục đại học ở Trung Quốc rất phát triển trong những năm vừa qua với hơn
2000 trường đại học và cao đẳng cấp các loại bằng: cử nhân, thạc sỹ, tiến sỹ. Cách
đây hơn 50 năm, Trung Quốc đã chấp nhận học sinh nước ngoài tới học tập. Trong
số hơn 2000 trường đại học và cao đẳng, hơn 300 trường hiện có sinh viên nước
ngoài theo học. Chương trình dành cho sinh viên nước ngoài bao gồm 2 năm học
cấp ba, chương trình đào tạo lấy bằng cử nhân cao đẳng, đại học, thạc sỹ, tiến sỹ;
chương trình không cấp bằng và chương trình đào tạo ngôn ngữ.
3
Nhóm 4
Tất cả các trường đại học và cao đẳng có sinh viên nước ngoài cung cấp các điều
kiện tốt nhất cho sinh viên ăn, ở ngay tại trường hoặc gần trường . Các sinh viên
nước ngoài sống ở Trung Quốc có thể sống ở ngoài khuôn viên của trường tuỳ theo
nguyện vọng.
Các chương trình học bổng thường chương trình trao đổi song phương, và các sinh
viên thường xin học bổng qua chính phủ. Các sinh viên cũng có thể nộp trực tiếp
cho trường đại học hoặc cao đẳng mà mình muốn học tập tại đó.
Sự khác biệt ở giáo dục Trung Quốc với Việt Nam là họ không chia lớp ở bậc học
mà chỉ quy định số năm học của từng bậc, số năm ở bậc tiểu học nhiều hơn 1 năm,
số năm ở bậc trung học cơ sở ít hơn chỉ có 3 năm.
B) Thẩm mĩ và ẩm thực
1. Quan niệm về thẩm mĩ của người Trung Quốc
Một trong những cái nôi của nền văn minh thế giới và cũng là một trung tâm văn
hóa tư tưởng của phương Đông cổ đại là Trung Quốc.Ở đây ta cũng tìm hiểu phạm
trù cái đẹp trong mỹ học Trung Quốc cổ đại. Quan niệm về cái đẹp được nảy sinh
và phản ánh qua những tác phẩm, những công trình nghiên cứu của các nhà tư
tưởng lỗi lạc như Khổng Tử, Lão Tử, Trang Tử, Mặc Tử…
Quan niệm về cái đẹp của Nho gia:
-
Trong quan điểm mỹ học của Khổng Tử (551 – 479 TCN), thường bắt gặp
hai quan niệm về cái đẹp: “mỹ” và “thiện” – và trong thời đại Khổng Tử,
“mỹ” đã lần hồi trở thành sự đánh giá cao đối với hình thức đẹp, còn “thiện”
đã trở thành sự đánh giá đối với nội dung đẹp, có đạo đức cao quý. Khổng
Tử đặt “thiện” cao hơn “mỹ”.
4
Nhóm 4
-
Mạnh Tử (372 – 289 TCN) – người được tôn vinh là bậc á thánh của Nho
gia, nhà kế thừa Khổng Tử vĩ đại nhất cũng xuất phát từ những quan điểm
mỹ học nói trên. Trong Mạnh Tử, chương III, ông đã đưa ra một định nghĩa
thú vị về cái đẹp và cái cao thượng “cái phong phú được gọi là cái đẹp. Cái
phong phú và cái rạng rỡ được gọi là cái cao thượng”. Tuân Tử (298 – 238
TCN) đã có những cống hiến đáng kể vào Mỹ học Nho giáo cổ đại.Ông
khẳng định bản tính con người sinh ra là ác, và chỉ nhờ tác dụng của “hòn đá
mài” khoa học và nghệ thuật mà con người mới trở nên đẹp về mặt đạo đức.
Ông nói: đối với con người, nếu không rèn luyện, thì bản tính của y, do
chính nó, không thể đẹp được.
Quan niệm về cái đẹp của Đạo gia:
-
Lão Tử (thế kỷ VI – V TCN) cho rằng cái đẹp là cái giản dị, “giống như gỗ
chưa qua tay người”, cái giản dị và cái khiêm tốn không có một tí vẻ đẹp bề
-
ngoài nào cả, đối với Lão Tử, đó chính là tiêu chuẩn cơ bản của cái đẹp.
Trang Tử (369 – 286 TCN) phát triển xa hơn những quan điểm mỹ học của
Lão Tử. Theo ông, cái đẹp cũng là biểu hiện của đạo. Con người nhận thức
được cái đẹp của thiên nhiên, bản thân thiên nhiên là nguyên lý vĩ đại vô tận
của các hình tượng, là nguồn của cái đẹp. Bản thân con người cũng là một
phần tử nhỏ của thiên nhiên, do vậy trong bản chất con người cũng có cái
đẹp.Ông khẳng định quan niệm về cái đẹp là tương đối vì thế giới là vô cùng
vô tận, con người thậm chí là cả thần linh cũng không có khả năng bao quát
được vẻ đẹp của thế giới.Những nhận thức của con người về cái đẹp không
đúng với chân lý; chúng là chủ quan và tương đối.
Quan niệm về cái đẹp của Mặc gia:
5
Nhóm 4
-
Mặc Tử (479 – 381 TCN) phủ nhận cái đẹp vì nó không đem lại lợi ích vật
chất gì; nó không thể thỏa mãn được những nhu cầu vật chất cơ bản nhất của
con người. Cái đẹp, theo Mặc Tử, là phần thu nhập của bọn giàu, là bằng
chứng cho cảnh thừa thãi và cảnh hủ hóa, là nguyên nhân thống khổ của
nhân dân lao động. Chính vì nó mà con người bị tách rời khỏi sự lao động
cần thiết và hữu ích và phải đi thêu thùa những màu sắc này nọ trên áo bọn
giàu sang. Những người nghèo khốn không được hưởng cái đẹp…
-
Nuôi dưỡng bằng 5.000 năm lịch sử, Trung Quốc đã hình thành quan điểm
khác nhau về vẻ đẹp nữ tính.Người phụ nữ Trung Quốc thường được tôn
vinh vì nét Á Đông đậm đà trong từng biểu hiện bên ngoài và nội tâm bên
trong.
Nói chung, tiêu chuẩn vẻ đẹp của Trung Quốc được thể hiện ở tính nữ dịu dàng,
khung người nhỏ nhắn, da trắng, đôi mắt sáng và hàm răng trắng. Tuy nhiên, trong
các thời kỳ lịch sử khác nhau, các tiêu chuẩn vẻ đẹp lại thể hiện sự đa dạng trong
cách nghĩ của con người về cái đẹp. Trong triều đại nhà Tần và Hán: vẻ đẹp hình
thể của phụ nữ được đánh giá cao, nhưng đạo đức mới là nhân tố được nhấn mạnh
hơn cả. Trong giai đoạn này, quần áo phụ nữ tương đối đơn giản, chỉ một vài sự
khác biệt nhỏ được tìm thấy giữa quần áo và giày dép của phụ nữ và nam giới.
Nhưng một ngày, khi phụ nữ nhận ra rằng chỉ cần một làn da trắng thôi đã đủ mạnh
để bỏ qua hàng trăm những thứ lỗi lầm mà họ mắc phải, họ bắt đầu phát huy thế
mạnh khuôn mặt của mình. Sự kết hợp của áo và trang phục, make-up với bột và tô
lông mày rặm,và thân hình tròn trĩnh nhưng xương nhỏ tạo thành hình mẫu cơ bản
và lý tưởng của vẻ đẹp nữ tính cổ đại ở Trung Quốc. Trong thời nhà Tùy và nhà
Đường: các tiêu chí về tính “tự nhiên, duyên dáng, và khỏe mạnh” lại trở thành tiêu
chuẩn vẻ đẹp chi phối trong giai đoạn này. Một vầng trán rộng, khuôn mặt tròn và
thân đầy đặn được cho là sẽ các yếu tố không thể thiếu trong cái đẹp của người
6
Nhóm 4
phụ nữ ở thời kỳ này. Ngoài ra, phụ nữ ăn mặc theo một phong cách khá cởi mở và
cầu kỳ, cho thấy tác động của xu hướng phóng khoáng du nhập từ phương Tây
hiện đại. Hiện nay, người phụ nữ Trung Quốc đang trở thành một trong những hình
tượng mới trên thế giới khi vừa biết ăn nhập theo xu thế của thời đại mới, vừa giữ
được nét truyền thống trên khuôn mặt và sắc phục. Bên cạnh đó, cũng như ở bất kì
quốc gia nào khác, quan niệm về cái đẹp nhân tạo đang trở nên phổ biến hơn ở
Trung Quốc khi quốc gia này đang dần trở thành một trong những trung tâm làm
đẹp lớn nhất thế giới.
2. Quan niệm về ẩm thực của Trung Quốc
Văn hóa ẩm thực của người Trung Hoa: Các món ăn Trung Quốc từ lâu đã được
cả thế giới ưa chuộng.
Dim Sum- món ăn độc nhất vô nhị. Dim Sum vốn là món ăn của người Quảng
Đông, là những món ăn nhỏ, được dùng trong những bữa ăn nhẹ hay lúc uống trà.
Hầu hết các món Dim Sum được chế biến theo phương pháp hấp, nhưng cũng có
thể dùng phương pháp chiên hay om. Món Dim Sum phổ biến không chỉ ở Trung
Hoa mà còn ở nhiều quốc gia châu Á khác.
Tập quán ăn uống của người Trung Hoa: Các món ăn được đặt trong cái đĩa lớn
ở giữa bàn để mọi người trong gia đình có thể dùng chung. Khi ở nhà hàng, các
7
Nhóm 4
món ăn được đặt trên một cái mặt tròn lớn có thể xoay được ở giữa. Như vậy, mọi
người có thể xoay thức ăn đến chỗ của mình để lấy. Thông thường, mọi người đều
biết người Trung Hoa đã phát minh ra đôi đũa làm dụng cụ để ăn, nhưng lý do thì ít
ai biết.
Thực ra người Trung Hoa được dạy cách sử dụng đũa trong một khoảng thời gian
dài trước khi muỗng và nĩa được phát minh ở châu Âu (dao được phát minh trước
nhưng không được xem là dụng cụ để ăn mà là một loại vũ khí). Việc sử dụng đũa
khi ăn được nhà triết học vĩ đại người Trung Hoa tên là Confucius (551-479 trước
Công nguyên) ủng hộ mạnh mẽ. Theo ông, sống trong nền văn minh tiên tiến, các
dụng cụ dùng để giết mổ phải bị cấm sử dụng trên bàn ăn. Vì thế dao không được
dùng đến và đó cũng là lý do tại sao các món ăn Trung Hoa luôn được cắt miếng
vừa ăn trước khi được phục vụ ở bàn ăn.
Nhiều nét ẩm thực riêng trong một quốc gia: Trung Hoa là một quốc gia rộng
lớn, vì thế không phải ngạc nhiên khi các vùng miền ở đây có nét ẩm thực khác
nhau. Tại vùng phía nam Trung Quốc, người Quảng Đông dùng cá và hải sản nhiều
trong các món ăn; còn ở phía bắc, người Bắc Kinh dùng nhiều thịt hơn.Tất cả các
loại thịt, nhất là thịt heo, được sử dụng phổ biến nhất trong ẩm thực của người
Trung Hoa. Nằm ở vùng trung tâm của Trung Hoa, các món ăn của vùng Tứ
Xuyên và Hồ Nam có vị cay nhất so với các vùng khác.
Nét riêng trong phong cách ăn uống của người Trung Hoa: Phong cách ăn uống
của người Trung Hoa rất khác biệt với người phương Tây . Họ ít chú trọng đến
cách bài trí chung quanh món ăn. Thậm chí, các nhà hàng dành cho tầng lớp quý
tộc Trung Quốc có xu hướng làm đơn giản và dùng các dụng cụ ăn uống không đắt
tiền. Ngoài ra, không giống như phong tục của người châu Âu, một món ăn không
trở nên mắc tiền hơn khi món ăn đó được nấu ngon hơn.
8
Nhóm 4
Người Trung Hoa rất thích uống trà: Trong suốt các bữa ăn, để cân bằng lại khẩu
vị trước khi chuyển sang món ăn khác, người Trung Hoa luôn uống trà thay vì
uống nước trái cây.
C)
GIÁ TRỊ VẬT CHẤT TINH THẦN CỦA TRUNG QUỐC
Văn hóa là hệ thống hữu cơ những giá trị vật chất và tinh thần được con
người sáng tạo và tích lũy ra trong quá trình sống, tồn tại và phát triển. Chính môi
trường tự nhiên, quá trình phát triển lịch sử xã hội đất nước, văn hóa dần được tạo
dựng và khẳng định các bản sắc riêng.
Văn hóa Trung Quốc là một khái niệm rộng lớn, nó bao gồm tất cả các giá trị
vật chất và tinh thần được người Trung Quốc sáng tạo và gìn giữ trong hơn 5.000
lịch sử của mình. Để hiểu hết về văn hóa Trung Quốc đòi hỏi phải có sự nghiên
cứu lâu dài.
1. Về con người
Trung Quốc có khoảng 100 dân tộc, trong đó có 5 dân tộc có dân số đông
nhất là Hán, Mãn, Mông, Hồi, Tạng. Dân số hiện tại khoảng 1,356 tỉ người chiếm
khoảng 20% dân số thế giới. Trong quá trình quan hệ giao lưu giữa các dân tộc ở
vùng đất Nam bộ, mặc dù, một số phong tục, tập quán văn hóa của người Hoa có
sự giao thoa, gắn bó với phong tục, tập quán văn hóa của các dân tộc anh em trong
cộng đồng. Nhưng ở một số nơi, người Hoa ngày nay vẫn còn lưu giữ lại một vài
nét riêng của mình. Người Hoa rất chú trọng đến những điều kiêng kỵ khi cất nhà,
mở cửa tiệm, cở sở buôn bán, dựng vợ gả chồng cho con cái… Đặc biệt là việc cất
nhà được xem xét rất chu đáo, kỹ lưỡng. Đối với những dân tộc Á Đông, căn nhà
là nơi trú ngụ quan trọng nhất của đời người, liên quan đến vận mệnh của những
thành viên trong gia đình cùng việc thành bại của công ăn việc làm, buôn bán, đau
9
Nhóm 4
yếu, bệnh hoạn – thì người Hoa càng cẩn trọng trong việc cất nhà - đến từng chi
tiết nhỏ.
2. Chữ viết, văn học
Đời nhà Thương, người Trung Hoa đã có chữ Giáp cốt được viết trên mai
rùa, xương thú, được gọi là Giáp cốt văn. Qua quá trình biến đổi, từ Giáp cốt văn
hình thành nên Thạch cổ văn, Kim văn. Tới thời Tần, sau khi thống nhất Trung
Quốc, chữ viết cũng được thống nhất trong khuôn hình vuông được gọi là chữ Tiểu
triện. Kinh Thi là tập thơ cổ nhất ở Trung Quốc do nhiều tác giả sáng tác thời
Xuân-Thu, được Khổng Tử sưu tập và chỉnh lí. Kinh Thi gồm có 3 phần: Phong,
Nhã, Tụng. Thơ Đường là thời kì đỉnh cao của nền thơ ca Trung Quốc. Trong hàng
ngàn tác giả có ba nhà thơ lớn nổi bật là Lí Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị. Tới thời
Minh-Thanh, tiểu thuyết lại rất phát triển với các tác phẩm tiêu biểu như: Tam quốc
chí diễn nghĩa của La Quán Trung, Thuỷ hử của Thi Nại Am, Tây du kí của Ngô
Thừa Ân, Nho lâm ngoại sử của Ngô Kính Tử, Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết
Cần...trong đó Hồng lâu mộng được đánh giá là tiểu thuyết có giá trị nhất.
3. Về giao tiếp
Khác với người phương Tây, người phương Đông nói chung và người Trung
Quốc nói riêng khá khắt khe trong vấn đề giao tiếp. Trong khi chào hỏi không nên
bắt tay chặt, mà thả lỏng tay hoặc nhẹ nhàng. Chào hỏi người có chức quyền cao
nhất trước chứ không chào hỏi phụ nữ trước. Khi giới thiệu người khác với ai đó
thì không bao giờ được phép dùng ngón tay trỏ chỉ về người đó, rất không lịch sự,
tốt nhất là dùng cả bàn tay đã được ngả lòng ra rồi chỉ về phía người đó. Khi gặp
gỡ làm quen có thể hỏi những chuyện liên quan đến cá nhân như có vợ chồng
chưa, mấy con, thậm chí cả về mức lương. Nếu được hỏi như vậy thì bạn không
nên lảng tránh trả lời. Chủ đề để trao đổi khi gặp gỡ làm quen nên là thể thao, tốt
10
Nhóm 4
nhất là bóng đá, tuyệt đối không nên đề cập tới các chủ đề về chính trị, không nên
có lời phê phán.
4. Về nghệ thuật
Trong đó, nét đặc sắc nhất mà khi du lịch Trung Quốc nhất định bạn phải thử
qua đó chính là xem một vở kinh kịch và khám phá những công trình kiến trúc đồ
sộ của Trung Quốc. Nói về Kinh kịch, là một thể loại ca kịch của Trung Quốc hình
thành và phát triển mạnh tại Bắc Kinh vào thời vua Càn Long của vương triều nhà
Thanh. Bắt nguồn là những màn diễn tuồng sân khấu của Trung Hoa cổ được gọi là
ca kịch hay hý kịch là một thể loại diễn tuồng bao gồm ca múa (ngâm khúc kèm
theo nghệ thuật vũ đạo), thậm chí có cả các loại tạp kỹ pha trộn như kể chuyện, các
màn nhào lộn, xiếc, diễn hoạt kê (tiếu lâm khôi hài), đối thoại trào lộng và võ
thuật. Ngoài ra có thể
kể đến gốm sứ trung quốc. Năm 1368 Chu Nguyên
Chương nổi dậy lật đổ đế chế ngoại tộc Nguyên, lên ngôi Hoàng đế, đặt niên
hiệu là Hồng Vũ, đổi quốc hiệu là Minh, đóng đô ở Nam Kinh. Sau khi nhà
Minh đóng đô ở Nam Kinh thì lò Ngự (lò chế đồ cho nhà vua) cùng được xây dựng
ở trấn Cảnh Đức. So với các tỉnh Phúc Kiến, Quảng Đông vẫn tiếp tục sản xuất đồ
gốm như trước thì trấn Cảnh Đức là trung tâm sản xuất đồ gốm lớn nhất Trung
Hoa thời bấy giờ với những kỹ thuật tinh xảo.
Đồ gốm thời Minh phát triển trên cơ sở kế thừa kỹ thuật sản xuất Tống - Nguyên
và đổi mới rất nhanh trên nhiều phương diện. So với giai đoạn Tống - Nguyên, đồ
gốm sứ Trung Quốc thời Minh phong phú, đa dạng hơn nhiều cả về loại hình, các
loại men và đề tài trang trí.
Đây là thời kỳ đăng quang của gốm sứ hoa lam vì người Trung Quốc đã mua
được nguyên liệu côban từ Ả Rập để vẽ lên gốm sứ tạo ra những sản phẩm gốm
hoa lam (thanh hoa) tuyệt đẹp cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu và
được nhiều nước trên thế giới ưa chuộng.
11
Nhóm 4
Dưới thời Minh, người làm gốm cũng chế ra men nhiều màu (tam thái, ngũ thái)
với kỹ thuật và nghệ thuật tô, vẽ màu phong phú đầy sáng tạo. Thời kỳ này đồ sứ
hoa lam và đồ sứ vẽ nhiều màu trên men chiếm số lượng lớn nhất. Các sản phẩm
gốm sứ không chỉ mang tính chất sử dụng mà còn là những tác phẩm nghệ thuật
sống động.
Về hoa văn trên gốm sứ, nghệ thuật đồ họa Trung Quốc đã để lại hệ thống đồ án
hoa văn trang trí trên gốm sứ vô cùng phong phú. Kế thừa và phát huy, đồ gốm sứ
thời Minh có hoa văn trang trí bao gồm từ những băng hoa văn hình học làm
đường diềm cho đến những bức tranh phong cảnh sơn thuỷ, lâu đài, nhân vật, phản
ánh nhũng điển tích và sinh hoạt; từ động vật sống trên cạn, các loài côn trùng đến
nhưng loài thuỷ sinh... tất cả đều được diễn tả sinh động qua đề tài, bố cục, đường
nét, hình trang trí có ngụ ý, biểu tượng, mang nội dung cụ thể.
Các loại men
•
Men lam: Gốm thời Minh sử dụng vẽ lam dưới men trắng khá điển hình như
bát, đĩa, lọ, nậm, chén, kendi. Men lam được dùng vẽ hoa lá dưới nền men
vàng. Men lam vẽ dưới men trắng trong lấn nung thứ nhất kết hợp vẽ nhiều
màu qua lần nung thứ hai ở nậm nhiều màu. Men lam được dùng viết minh
văn trên miệng bình nhiều màu, dưới đế đĩa đỏ nâu hay trên chén sứ men
trắng.
•
Men nhiều màu: Ngoài men lam nặng lửa ở bần nung thứ nhất, gồm thời
Minh còn dùng men nhiều màu ở lần nung thứ hai, gồm màu xanh xám, đỏ,
vàng thường vẽ ở choé và nậm.
•
Men vàng: được sử dụng với sắc độ đậm ở mảnh đế lọ, đĩa, chum. Với sắc
độ nhạt hơn ở choé có nắp, tượng,...
•
Men đỏ: Men đỏ được vẽ trên bát, choé và nậm. Men đỏ nâu sận được phu
trên đĩa, sắc nhạt hơn được vẽ trên bình nhiều màu. Việc sử dụng men đỏ là
12
Nhóm 4
một sự chứng tỏ kỹ thuật men sứ đã đạt đến đỉnh cao trong lịch sử gốm
sứ Trung Hoa.
•
Men xanh lục: Men xanh lục sần vẽ trên chum hay phủ ngoài 1ọ, hộp. Men
xanh lục còn được vẽ trên bát và choé.
•
Men ngọc: thường phủ cả thành trong và ngoài đĩa.
•
Men trắng: phủ trên chén, lọ, mai bình, bát, đĩa và chậu.
•
Men xám: được phủ trên đĩa vè nhiều màu
•
Men nâu: được phủ ngoài hộp có nắp...
Âm nhạc: Âm nhạc Trung Quốc rất độc đáo và cuốn hút người nghe. Dưới đây là
vài nét đặc sắc của âm nhạc Trung Quốc:
Ngũ âm của âm nhạc cổ truyền Trung Quốc dựa trên thuyết Ngũ Hành (Ảnh của
Đài truyền hình Tân Đường Nhân)
Âm nhạc Trung Hoa là dựa trên hệ thống âm nhạc cổ truyền dân tộc bao gồm 5
loại âm điệu, 5 nốt nhạc chính gọi là ngũ âm. Năm âm thanh này được sắp xếp
thành: Cung, Thương, Giốc, Chuỷ, và Vũ. Theo nguyên lý ngũ hành liên hệ đến âm
nhạc cổ truyền Trung Hoa, các âm giai đều gắn liền với một hệ thống khái niệm về
13
Nhóm 4
vũ trụ cũng như các hoạt động bên trong thân thể người. Người Trung Hoa không
xem sự việc con người có ngũ tạng là tim, gan, phổi, thận, tỳ và ngũ quan là miệng,
tai, mũi, mắt, và lưỡi cũng như 5 ngón tay trên mỗi bàn tay như chuyện ngẫu
nhiên. Theo truyền thống Trung Hoa, bất cứ âm giai nào trong ngũ âm đều có thể
ảnh hưởng đến những nội tạng bên trong của con người và có thể hoạt động như là
một cơ cấu điều hòa. Âm nhạc có thể tăng cường sự điều tiết, khai mở ý tưởng, và
điều hòa nhịp tim. Bởi vì người ta có những chỗ khác nhau, nội tạng của người này
cũng khác người kia, nên âm nhạc cũng ảnh hưởng đến họ theo những cách khác
nhau. Theo 5 âm giai căn bản, người ta có thể tìm ra những ảnh hưởng khác nhau
trong thân thể người. Lấy ví dụ, âm giai của dây Cung được sắp hạng thuộc loại
cao thượng, có liên hệ với Thổ, và ảnh hưởng đến bộ phận tỳ. Những người thường
xuyên nghe loại nhạc như vậy thì sẽ trở nên tốt bụng và khoan dung. Dưới đây là
bảng sắp hạng ngũ âm tương ứng với ngũ hành, phương hướng, tình cảm, các mùa,
và các vì tinh tú:
Ngũ hành
Kim
Mộc
Thuỷ
Hỏa
Thổ
Ngũ Âm
Thương Giốc
Vũ
Chủy
Cung
Phương hướng Tây
Đông Bắc
Nam
Trung tâm
Các mùa
Thu
Xuân Đông Hạ
Lúc giao tiếp các mùa
Tinh Tú
Venus Jupiter Mercury Mars
Saturn
Tình cảm
U buồn Giận dữ Sợ hãi Vui mừng Lo lắng
Âm điệu của dây Thương là nặng nề, giống kim khí, không bị bẻ cong. Loại âm
nhạc này ảnh hưởng đến phổi; nếu nghe thường xuyên thì người ta sẽ trở nên chính
trực và thân thiện. Âm nhạc lấy căn bản là dây Giốc thì chào mừng mùa Xuân tới
và đánh thức mọi đời sống trỗi dậy sảng khoái. Loại âm nhạc này ảnh hưởng tới
gan. Nghe nó thì người ta sẽ trở nên lương thiện và hòa giải. Âm nhạc với dây
Chủy làm chủ là rất sôi nổi về tình cảm, giống như Hỏa. Nó ảnh hưởng đến tim,
khiến cho người nghe nó trở nên rộng lượng. Âm điệu lấy dây Vũ làm chủ là u sầu,
giống như nước chảy êm đềm. Nó ảnh hưởng đến thận. Lắng nghe những âm điệu
14
Nhóm 4
này làm cho người ta cảm thấy đầu óc quân bình và nhẹ nhàng, “buồn nhưng
không đau khổ”, “vừa ý nhưng không quá mức”, giống như cách nói của cổ nhân
Trung Hoa. Đây là những gì mà văn hóa âm nhạc Trung Hoa đang cố gắng biểu
hiện. Cho dù là bất cứ loại tình cảm nào được âm nhạc diễn tả, nếu đi đến cực độ,
nó có thể làm hại đến thân thể và cản trở dòng lưu thông năng lượng của khí.
5. Về kiến trúc
Nhắc đến Trung Quốc thì không thể nhắc đến Vạn lý Trường Thành, Tử
Cấm Thành, Thành Tràng An, Cố Cung, Di Hòa Viên, Đại Sơn Đại Phật… kiến
trúc của người Hoa thường đồ sộ, độc đáo.
6. Thuốc súng
Vào khoảng thế kỷ thứ VI, các nhà Giả Kim thuật (còn gọi là nhà Luyện
đan, kiêm đạo sĩ, chiêm tinh, chuyên tìm tòi, pha chế các dược liệu, hoá chất…
mong tìm ra phương thuốc “Trường sinh bất tử” dâng lên Hoàng đế) trong khi mày
mò, vô tình tạo ra thuốc nổ từ diêm tiêu và lưu huỳnh. Bấy giờ, thuốc nổ chỉ ứng
dụng làm pháo đốt, pháo bông phục vụ cho lễ hội vui chơi ở cung đình, sản xuất từ
các công xưởng thuộc triều đình. Năm 682, nhà Giả Kim thuật Tôn Tư Mạc đã đưa
ra công thức thuốc nổ trộn từ lưu huỳnh, diêm tiêu (Kali Nitrat) và bột gỗ. Năm
808, nhà Giả Kim thuật Xin Xui Sử lại chế thuốc súng từ lưu huỳnh, diêm tiêu,
than gỗ, và thuốc súng được sử dụng cho quân sự từ đó. Mãi đến đời nhà Tống (thế
kỷ XII) họ mới chế ra hoả khí bằng ống tre hoặc quả cầu bằng giấy bồi, nhồi thuốc
súng với đá, mảnh sành, mảnh gang, bịt sắt, gắn ngòi nổ, châm cháy rồi ném vào
địch quân hoặc chôn ở chiến trường, đó chính là loại mìn, lựu đạn, súng sơ khai có
tên gọi là “Hoả Thương” và “Chấn Thiên lôi”. Thế kỷ XIII, giặc Nguyên – Mông
tấn công Trung Quốc, học được thuật chế thuốc súng. Rồi họ viễn chinh sang Tây
Á, kỹ thuật này lan truyền dần từ Ả Rập sang Hy Lạp, Tây Ban Nha và khắp châu
Âu, cuối cùng phổ biến khắp toàn cầu.
15
Nhóm 4
7. Kim chỉ nam
Có từ rất sớm, khoảng vào thời Tây Chu. Thời này người Trung Quốc đã
biết được từ tính và tính chỉ hướng của đá nam châm. Lúc bấy giờ Trung Quốc
phát minh ra một dụng cụ chỉ hướng gọi là “tư nam”. Tư nam làm bằng đá thiên
nhiên, mài thành hình cái thìa để trên một cái đĩa có khắc các phương hướng, cán
thìa sẽ chỉ hướng nam. Như vậy tư nam chính là tổ tiên của kim chỉ nam. Tuy
nhiên, tư nam còn có nhiều hạn chế như khó mài, nặng, lực ma sát lớn, chuyển
động không nhạy, chỉ hướng không được chính xác nên chưa được áp dụng rộng
rãi. Thời chiến quốc (cuối thời Đông Chu), người Trung Quốc đã tìm ra nam châm
(từ thạch), dùng nam châm thiên nhiên mài giũa mà thành và được đặt trên một địa
bàn hình vuông. Bốn mặt xung quanh địa bàn có 24 hướng, tức là 8 căn Giáp, Ất,
Bính, Đinh, Canh, Tân, Nhâm, Quý và 12 chi: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ,
Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Thềm có 4 duy: Càn, Khôn, Tốn, Cấn. Kim chỉ nam
được gọi là la bàn từ thời đó. Lúc cân bằng mũi kim sẽ chỉ về phương Nam. La bàn
lúc đầu đơn giản, qua một quá trình cải tiến thành la bàn ngày nay.Thời Nguyên: la
bàn đã hoàn chỉnh (được Crixtop Colomb sử dụng) sau đó truyền sang châu Âu.
La bàn được các thầy phong thủy sử dụng đầu tiên để xem hướng đất. Khoảng nửa
sau thế kỷ XII, la bàn do đường biển truyền sang Arập rồi truyền sang châu Âu.
Người châu Âu cải tiến thành “la bàn khô” tức là la bàn có khắc các vị trí cố định.
Nửa sau thế kỷ XVI la bàn khô lại truyền trở lại Trung Quốc.
8. Kĩ thuật in
Tiếp theo nghề làm giấy, nghề in được xem là một cuộc cách mạng lớn lao
của nhân dân Trung Quốc. Trước đó, họ đã có nghề truyền thống là khắc vào đá.
Khoảng thời Tùy, nghề in khắc bản xuất hiện, lúc đầu là khắc và in tượng Phật, sau
đó mới khắc in các loại sách khác. Cách in bàn bản khắc mất nhiều công sức và
thời gian nên nên người ta nghĩ ra cách in cải tiến . Đầu thế kỷ XI, một người bình
16
Nhóm 4
dân tên Tất Thăng đã phát minh ra cách in chữ rời bằng đất sét nung, Thẩm Quát
cũng thử in chữ rời bằng gỗ nhưng không thành, nhưng sau đó, Vương Trinh đã
thành công. Ngoài cách in chữ rời bằng đất nung và gỗ, người ta tiếp tục cải tiến
đúc chữ rời bằng thiếc ( thời Nguyên), bằng đồng, chì ( Từ đời Đường, kỹ thuật in
ván khắc của Trung Quốc đã truyền sang Triều Tiên, Nhật Bản, Việt nam,
Philippin, Arập rồi truyền dần sang châu Phi, châu Âu. Cuối thế kỷ XIV, ở Đức đã
biết dùng phương pháp in bằng ván khắc để in tranh ảnh tôn giáo, kinh thánh và
sách ngữ pháp. Năm 1448, Gutenbe người Đức dùng chữ rời bằng hợp kim và
dùng mực dầu để in kinh thánh. Việc đó đã đặt cơ sở cho việc in chữ rời bằng kim
loại ngày nay.
9. Kĩ thuật làm giấy
Từ thời xa xưa, người Trung Quốc vẫn dùng thẻ tre, lụa để ghi chép. Đến
khoảng thế kỉ II TCN, người Trung Quốc đã phát minh ra phương pháp dùng sơ gai
để chế tạo giấy. Tuy nhiên, giấy thời kì này còn xấu, mặt giấy không phẳng, khó
viết, chủ yếu là dùng để Năm 105, một viên quan tên là Thái Luân đã dùng vỏ cây,
lưới cũ, giẻ rách …làm nhiên liệu, và được cải tiến kỹ thuật, do đó đã làm được
loại giấy có chất lượng, từ đó giấy được thay thế các vật liệu khác và dùng phổ
biến. Do công lao ấy, Thái Luân được tôn làm tổ sư của nghề giấy.Vào khoảng
giữa thế kỷ III, kỹ thuật làm giấy lưu truyền qua Việt Nam, thế kỷ IV truyền qua
Triều Tiên, thế kỷ V truyền sang Nhật Bản, thế kỷ VIII truyền qua Ấn Độ.Giữa thế
kỉ VIII,kĩ thuật làm giấy truyền sang Ả Rập. Năm 1150, lại được truyền sang Tây
Ban Nha, sau đó là Ý (1276), Đức (1320)… và được truyền bá rộng rãi khắp hơn
nữa, thay thế các chất liệu trước kia.
D)
1)
Tư tưởng và ngôn ngữ
Tư tưởng
17
Nhóm 4
Thời Xuân Thu - Chiến Quốc, ở Trung Quốc đã xuất hiện rất nhiều những nhà tư
tưởng đưa ra những lí thuyết để tổ chức xã hội và giải thích các vấn đề của cuộc
sống (Bách gia tranh minh).
Thuyết Âm dương, Bát quái, Ngũ hành, Âm dương gia:
- Âm dương, bát quái, ngũ hành, là những thuyết mà người Trung Quốc đã nêu ra
từ thời cổ đại để giải thích thế giới. Họ cho rằng trong vũ trụ luôn tồn tại hai loại
khí không nhìn thấy được xâm nhập vào trong mọi vật là âm và dương (lưỡng
nghi).
-Bát quái là 8 yếu tố tạo thành thế giới:
Càn (trời), Khôn (đất), Chấn (sấm), Tốn (gió), Khảm (nước), Ly (lửa), Cấn (núi), Đ
oài (hồ). Trong Bát quái, hai quẻ Càn, Khôn là quan trọng nhất.
-Ngũ hành là: Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ. Đó là 5 nguyên tố tạo thành vạn vật.
Các vật khác nhau là do sự pha trộn, tỉ lệ khác nhau do tạo hoá sinh ra. Sau này,
những người theo thuyết Âm dương gia đã kết hợp thuyết Âm dương với Ngũ hành
rồi vận dụng nó để giả thích các biến động của lịch sử xã hội.
-Tư tưởng “Nho giáo”
Đại biểu cho phái Nho gia là Khổng tử, Mạnh tử người đã sáng lập ra tưởng nho
giáo.Khổng Tử ( Trước Công Nguyên 551- Trước Công Nguyên 479), họ Khâu,
tên Trọng Ni, người Lỗ quốc. Là một trong những nhà tư tưởng, nhà giáo và là
người sáng lập ra tư tưởng Nho giáo vĩ đại của Trung Quốc. Nho gia đề cao chữ
nhân, chủ trương lễ trị, phản đối pháp trị. Nho gia đề cao Tam cương, Ngũ thường,
cùng với tư tưởng Chính danh định phận và đề cao tư tưởng Thiên mệnh. Giá trị
quan trọng nhất trong tư tưởng của Khổng Tử là về giáo dục.Ông chủ trương dạy
học cho tất cả mọi người.
18
Nhóm 4
Tới thời Hán Vũ Đế (140-87 TCN), chấp nhận đề nghị của Đổng Trọng Thư, Hán
Vũ Đế đã ra lệnh "bãi truất bách gia, độc tôn Nho thuật", Nho gia đã được đề cao
một cách tuyệt đối và nâng lên thành Nho giáo.
Tư tưởng của ông đã được người sau ghi nhận và đến nay đã trở thành một trong
những luồng tư tưởng chủ yếu của người dân Trung Quốc, đồng thời tư tưởng này
càng ngày càng được truyền bá rộng rãi đến các nước xung quanh.
Khổng Tử
-Đạo giáo
Đạo gia là Lão Tử và Trang Tử.Hai ông đã thể hiện tư tưởng của mình qua hai
tác phẩm Đạo đức kinh và Nam Hoa kinh.Lão Tử là người đầu tiên sáng lập ra tư
tưởng Đạo Giáo của Trung Quốc (vào giai đoạn cuối của thời kì Xuân Thu ). Lão
Tử, họ Lý, tên Nhĩ, ông đã từng làm người coi quản thư sách trong triều đình.Theo
Lão Tử, "Đạo" là cơ sở đầu tiên của vũ trụ, có trước cả trời đất, nằm trong trời đất.
Qui luật biến hoá tự thân của mỗi sự vật ông gọi là "Đức".Lão Tử cho rằng mọi vật
sinh thành, phát triển và suy vong đều có mối liên hệ với nhau.
19
Nhóm 4
Tới thời Trang Tử, tư tưởng của phái Đạo gia mang nặng tính buông xuôi, xa lánh
cuộc đời. Họ cho rằng mọi hoạt động của con người đều không thể cưỡng lại "đạo
trời", từ đó sinh tư tưởng an phận, lánh đời.
Phái Đạo giáo sinh ra sau này khác hẳn Đạo gia, mặc dù có phái trong Đạo giáo
tôn Lão Tử làm "Thái thượng lão quân".Hạt nhân cơ bản của Đạo giáo là tư tưởng
thần tiên. Đạo giáo cho rằng sống là một việc sung sướng nên họ trọng sinh, lạc
sinh.
-Pháp gia
Ngược hẳn với phái Nho gia, phái Pháp gia chủ trương "pháp trị", coi nhẹ "lễ
trị".Tiêu biểu cho phái Pháp gia là Hàn Phi Tử, một kẻ sĩ thời Tần Thuỷ Hoàng.
Theo Hàn Phi Tử, trị nước chỉ cần pháp luật nghiêm minh, rõ ràng, dễ hiểu với mọi
người, không cần lễ nghĩa. Ông cho rằng trị nước cần nhất 3 điều:
Pháp: đó là phải định ra được pháp luật nghiêm minh, rõ ràng, dễ hiểu, công bằng
với mọi người, không phân biệt đó là quý tộc hay dân đen.
Thế: Muốn thực thi pháp luật thì các bậc quân vương phải nắm vững quyền thế,
không chia sẻ cho kẻ khác.
Thuật: đó là thuật dùng người. Thuật có 3 mặt: bổ nhiệm, khảo hạch và thưởng
phạt. Thuật bổ nhiệm là khi chọn quan lại chỉ căn cứ vào tài năng và lòng trung
thành, không cần dòng dõi, đức hạnh. Khảo hạch là phải kiểm tra công việc thường
xuyên.Thưởng phạt thì chủ trương "ai có công thì thưởng, ai có tội thì trừng phạt
thật nặng, bất kể là quý tộc hay dân đen", trọng thưởng, trọng phạt.
-Mặc gia
Người đề xướng là Mặc Tử (Khoảng giữa thế kỉ V TCN đến giữa thế kỉ IV
TCN).Hạt nhân tư tưởng triết học của Mặc gia là nhân và nghĩa. Mặc Tử còn là
20
Nhóm 4
người chủ trương " thủ thực hư danh" (lấy thực đặt tên). Tư tưởng của phái Mặc
gia đầy thiện chí nhưng cũng không ít ảo tưởng.Từ đời Tần, Hán trở về sau, ảnh
hưởng của phái Mặc gia hầu như không còn đáng kể.
2) Về ngôn ngữ, chữ viết
Từ xa xưa người Trung Quốc dựa trên việc quan sát các đồ vật xung quanh vẽ
thành dạng chữ tượng hình mang ý nghĩa. Chữ Hán bắt nguồn từ đó và trải qua
nhiều thời kỳ phát tiển. Cho tới hiện nay, chữ Hán cổ nhất được cho là loại chữ
Giáp Cốtchữ viết xuất hiện vào đời nhà Ân vào khoảng thời 1600-1020 trước Công
Nguyên. Chữ Giáp Cốt là chữ Hán cổ viết trên các mảnh xương thú vật và có hình
dạng rất gần với những vật thật quan sát được.
Chữ Giáp Cốt tiếp tục được phát triển qua các thời:
•
Nhà Chu (1021-256 TCN) có chữ Kim là chữ viết trên các chuông
bằng đồng và kim loại
•
Chiến Quốc (403-221 TCN) và thời nhà Tần (221-206 TCN) có chữ Triện
(Đại Triện và Tiểu Triện) và có chữ Lệ
•
Nhà Hán (Tiền Hán 206 TCN-8 CN, Hậu Hán 25-220) có chữ Khải
•
Chữ Khải còn có thể được chia thành chữ Hành và chữ Thảo Chữ Khải là
loại chữ được dùng bút lông chấm mực tàu viết trên giấy và rất gần với hình
dáng chữ Hán ngày nay vẫn còn được dùng ở Nhật, Đài Loan hay Hồng Kông.
Chữ Thảo là loại chữ được viết bằng bút lông có lược bớt hoặc ghép một số nét
lại. Sự phát triển chữ Hán trải qua các thời kỳ có thể được minh họa bằng một
số chữ sau:
Chữ Giáp Cốt → Chữ Kim → Chữ Triện → Chữ Lệ → Chữ Khải → Chữ Thư
Ngày nay chữ Hán ở Trung Quốc đã có xu thế được giản lược đơn giản hơn và ở
Trung Quốc còn sử dụng hai loại chữ: chữ Phồn thể và chữ Giản thể.
21
Nhóm 4
E)
Phong tục tập quán
Trung Quốc cũng là một quốc gia đông dân tộc chủ yếu là người Hán giống như
Việt Nam đông dân tộc và chủ yếu là người kinh. Vì mỗi dân tộc lại có bản sắc và
phong tục tập quán riêng nên phong tục tập quán của người Trung Quốc rất đa
dạng và phong phú. Sau đây có thể kể ra một vài phong tục tập quán tiêu biểu:
1 – Lễ cầu hôn và xin dâu
Nghi lễ này được thực hiện bởi bà mai của cả hai bên gia đình, có nhiệm vụ chẳng
khác gì một… trung tâm môi giới ngày nay. Trong nghi lễ này, cô dâu chú rể hầu
như chẳng phải tham gia.
Khi gia đình nhà trai đã công nhận cô gái là dâu sắp
cưới, họ sẽ gửi bà mai sang nhà cô dâu để tặng quà và thể hiện sự vui mừng của họ
đối với mối nhân duyên này. Nếu nghi lễ diễn ra trôi chảy, món quà được ưng
thuận, bà mai sẽ xin ngày giờ sinh của cô gái để viết lên văn bản chính thức.
2 – Lễ đính hôn
Trong lễ đính hôn, sau những cuộc ngã giá, hai gia đình sẽ đi đến thỏa thuận về số
tiền và sính lễ mà nhà trai sẽ mang tới nhà gái. Bà mai cầm một vật đính ước làm
tin và nhờ nhà gái chọn giữa các ngày lành để trao sính lễ và ngày làm đám cưới.
Sính lễ sẽ bao gồm những đồ vật xa hoa như trà, tiền, bánh hình long phượng,
rượu, kẹo, thuốc lá. Trà là phần quan trọng nhất trong lễ đính hôn. Nhà gái sau đó
sẽ mang kẹo, bánh đem chia với họ tộc người thân như một cách thông báo về lễ
cưới.
Vài ngày sau khi gửi quà cho họ tộc, gia đình cô gái sẽ gửi sang nhà trai
của hồi môn gồm hoa quả và tiền. Đây cũng là một cách để người Trung Hoa thể
hiện địa vị xã hội của họ. Tuy nhiên, theo truyền thống cổ Trung Hoa, lễ đính hôn
này có thể cách đám cưới tới 1 đến 2 năm, hoặc thậm chí lâu hơn vì hai họ còn
phải … chờ cho cô dâu, chú rể lớn lên và đến tuổi lập gia đình.
3 – Chuẩn bị cho lễ cưới
22
Nhóm 4
Trước ngày trọng đại một thời gian, cô dâu mới sẽ phải xa rời các hoạt động
thường nhật và bị nhốt vào một ngôi nhà riêng và chỉ gặp những người bạn thân.
Cô dâu sẽ hát những khúc ca than vãn về sự chia xa của mình với người thân và
thậm chí… nguyền rủa bà mai. Nghi lễ này thường được gọi là “chuồng gà” để thể
hiện sự cách ly dần dần cô dâu và gia đình cô dâu.
Trước ngày cưới một ngày,
vào một giờ đẹp, một cặp vợ chồng sung túc sẽ đến trải giường cho đôi tân hôn.
Sau khi giường chiếu đã gọn gàng, người ta sẽ cho lũ trẻ vào giường chơi, để cầu
mong gia đình sung túc, đông con cái. Cả căn buồng tân hôn được trang hoàng
màu đỏ, từ ga giường, gối, đệm tới rèm cửa, khăn trải bàn…
4 – Ngày cưới
Ngày cưới, cô dâu sẽ được bới một kiểu tóc hoàn toàn khác, thể hiện mình đã
trưởng thành và trở thành một phần của gia đình mới. Trang phục cưới màu đỏ,
tượng trưng cho niềm vui chung là màu chủ đạo.
Chú rể và gia đình sẽ đến nhà
cô dâu trong tiếng kèn trống vang lừng. Một người phụ nữ được lựa chọn sẽ cõng
cô dâu và đặt lên một chiếc ghế trong khi một người khác ném gạo vào cô dâu. Họ
sẽ trao cho cô dâu một chiếc gương để giấu trong quần áo như một chiếc bùa trừ tà.
Cô dâu sẽ chỉ được tháo gương khi đã ngồi trên chiếc giường tân hôn.
Khi cô
dâu đã được đón về, và ngồi trên chiếc giường tân hôn, chú rể sẽ vén tấm màn che
mặt, và chính thức nhìn thấy khuôn mặt người vợ của mình. Họ uống chén rượu
giao bôi và động phòng hoa chúc.
Trong khi cô dâu chú rể động phòng hoa
chúc, bữa tiệc lớn sẽ vẫn tiếp diễn với sự tham gia của họ hàng, người thân, bạn bè,
hàng xóm… Ngày nay, đám cưới của người Trung Quốc đã được giản lược đi rất
nhiều, tuy nhiên một số nghi lễ chủ chốt như thuê bà mai, cầu hôn, xin dâu, đính
hôn vẫn được giữ nguyên và là nét văn hóa đặc sắc thu hút nhiều du khách.
23
Nhóm 4
5 - Một hoạt động đặc biệt: diễn ra trong ngày Rằm tháng 7 duy chỉ có ở Trung
Quốc đó là sờ ngực các cô gái. Vào những ngày 14, 15, 16 tháng 7 âm lịch hàng
năm thì các chàng trai dân tọc Di tại Vân Nam sẽ được xuống đường sờ ngực các
cô gái mà không sợ bị coi là “yêu râu xanh”.
Tục lệ sờ ngực các cô gái trong tháng cô hồn
Hoạt động này bắt nguồn từ truyền thuyết cổ xưa, linh hồn của các chàng trai trẻ
chết trên chiến trường chưa lập gia đình sẽ không được siêu thoát vì chưa từng gần
gũi phụ nữ trước khi qua đời. Thầy cúng đã yêu cầu chọn ra 10 người thiếu nữ
trong trắng và chưa bị đàn ông sờ vào vòng 1 để làm vật tế cùng linh hồn sang thế
giới bên kia. Do đó, nếu muốn không bị chọn làm vật tế, những thiếu nữ đã nhờ
24
Nhóm 4
các chàng trai trong bộ tộc sờ lên ngực của họ. Dần dần, hoạt động đặc biệt này
được lưu truyền rộng rãi cho đến ngày nay với sự tham gia của các cặp nam thanh
nữ tú chưa lập gia đình.
6 – Tục treo chữ phúc ngược
Phong tục văn hóa Trung Quốc, người ta thường treo hoặc dán chữ “ Phúc “ để cầu
“ Phúc “ cho gia đình trong năm mới. nhưng chữ phúc lại dán ngược, chưc phúc
dán ngược nghĩa là nó bị đảo mà âm phúc và âm đảo đọc liền nhau sẽ trở thành
phúc đáo tức là phúc đế, chữ đáo nghĩa là đến.
7 - Bắn pháo hoa trong đám ma
thói quen bắn pháo hoa trong dịp tang lễ này cũng là một phong tục khá phổ biến ở
rất nhiều tỉnh của Trung Quốc, thậm chí là cả Bắc Kinh và Thượng Hải hay các
thành phố lớn cũng có.
Nguyên do là vì người Hoa cho rằng, tang lễ không phải là một chuyện buồn, mà là
một việc vui, vì người ta quan niệm chết đi không phải là kết thúc, mà khi chết đi
là con người đã được chuyển sang một thế giới khác, và họ bắn pháo hoa để cầu
cho linh hồn của người chết có thể được lên trời. Cũng có người lại giải thích rằng
họ làm thế vì tiếng pháo hoa sẽ xua đuổi được ma quỷ, giúp cho ma quỷ không thể
quanh quẩn nơi họ sống và không thể làm hại đến gia đình họ…
Văn hoá Trung Quốc rất đa dạng và phong phú, tuy nhóm đã cố gắng tìm hiểu
xong cũng không thể nắm bắt được hết tất nhiên thiếu sót là không thể tránh
khỏi mong thầy và các bạn đọc đóng góp them ý kiến để nhóm hoàn thành tốt
hơn bài thảo luận này. Xin chân thành cảm ơn!
25