Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Cần thực hiện giám sát, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật như thế nào để đạt hiệu quả cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (606.06 KB, 11 trang )

1

Nhóm 5: Theo anh (chị), cần thực hiện giám sát, kiểm tra việc thực hiện các văn
bản quy phạm pháp luật như thế nào để đạt hiệu quả cao?
A) Một số khái niệm liên quan
1) Khái niệm văn bản quy phạm pháp luật
Văn bản quy phạm pháp luật hay còn gọi là Văn bản pháp quy là một hình
thức pháp luật thành văn (Văn bản pháp) được thể hiện qua các văn bản chứa được
các quy phạm pháp luật do cơ quan hoặc cá nhân có thẩm quyền ban hành để điều
chỉnh các quan hệ xã hội. Theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm
pháp luật năm 2008 của Việt Nam thì Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do
cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức,
trình tự, thủ tục được quy định trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt
buộc chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội.


2

2) Cách nhận biết văn bản quy phạm pháp luật


3

3. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. .


4
Hiện nay, theo Hiến pháp năm 2014 và Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008, thì
hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ở nước ta chia làm 2 loại cơ bản : văn bản luật và văn bản dưới
luật.
a- Văn bản luật : là văn bản quy phạm pháp luật do Quốc Hội là cơ quan quyền lực Nhà nước


cao nhất ban hành theo trình tự và thủ tục được quy định trong Hiến pháp. Các văn bản này có giá trị
pháp lý cao nhất. Mọi văn bản khác (dưới luật) khi ban hành đều phải dựa trên cơ sở của văn bản luật và
không được trái với các quy định trong các văn bản đó. Văn bản gồm có : Hiến pháp, Luật (hoặc bộ luật),
Pháp lệnh, nghị quyết.
b- Văn bản dưới luật : Văn bản dưới luật là những văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan Nhà
nước ban hành theo trình tự, thủ tục và hình thức được pháp luật qui định. Những văn bản này có giá trị
pháp lý thấp hơn các văn bản luật, vì vậy khi ban hành phải chú ý sao cho những quy định của chúng
phải phù hợp với những qui định của Hiến pháp và Luật.
4. Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật.
Để mỗi văn bản quy phạm pháp luật được ban hành đi vào cuộc sống có thể phát huy tác dụng, bảo
đảm hiệu lực thực tế và hiệu quả điều chỉnh của văn bản, thì cần phải xác định rõ, chính xác giới hạn hiệu
lực của văn bản cả về thời gian, không gian và đối tượng thi hành. Đó cũng là điều kiện để thiết lập một
trật tự thứ bậc nghiêm ngặt về hiệu lực giữa các văn bản, bảo đảm hình thành được một hệ thống văn
bản quy phạm PL có tính thống nhất cao.
- Hiệu lực về thời gian của mỗi văn bản quy phạm pháp luật là giới hạn phạm vi tác động của văn
bản về thời gian, được tính thời điểm phát sinh hiệu lực cho đến khi chấm dứt hiệu lực của văn bản.
- Hiệu lực về không gian của văn bản quy phạm pháp luật là giới hạn phạm vi tác động của văn bản
về mặt không gian, có thể là toàn bộ lãnh thố quốc qua, một vùng hoặc một địa phương nhất định. Việc
xác định hiệu lực không gian có thể dựa vào căn cứ: Dựa vào điều khoản xác định hiệu lực không gian
văn bản; đối với các văn bản quy phạm pháp luật không có điều khoản xác định hiệu lực không gian thì
phải dựa vào thẩm quyền cơ quan ban hành và nội dung văn bản để xác định hiệu lực không gian. Cá
biệt có văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực ngoài lãnh thổ. Thí dụ như những viên chức Nhà nước
công tác ngoại giao ở nước ngoài vẫn phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam.
- Hiệu lực theo đối tượng thi hành (áp dụng) văn bản quy phạp PL là giới hạn phạm vi các cơ
quan, tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ thi hành.

B) Cần thực hiện giám sát, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm
pháp luật như thế nào để đạt hiệu quả?
1) Kiểm tra giám sát các văn bản quy phạm pháp luật cấp dưới hơn
- Các văn bản luật: kiểm tra xem có trái Hiến pháp không, các VB luật có

chồng chéo, mâu thuẫn với nhau ko.
- Các văn bản cấp dưới có phù hợp với các văn bản cấp trên không? ( ND như
bài nhóm 5)
Công tác kiểm tra, rà soát và xử lý văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) là một hoạt
động quan trọng nhằm rà soát, khắc phục và loại bỏ các văn bản có nội dung sai trái


5

hoặc không phù hợp, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, hợp lý và thống nhất của hệ
thống pháp luật. Hoạt động kiểm tra, xử lý văn bản QPPL được Chính phủ xác lập
đầu tiên vào năm 2003 thông qua việc ban hành Nghị định số 135/2003/NĐ-CP
ngày 14/11/2003 về kiểm tra xử lý văn bản QPPL và sau đó được thay thế bằng
Nghị định số 40/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010. Đây là những cơ sở pháp lý chủ yếu
và trực tiếp để cơ quan chức năng thực hiện hoạt động kiểm tra và xử lý văn bản
QPPL. Nhờ đó công tác kiểm tra văn bản thời gian qua đã đạt được một số kết quả
nhất định, từng bước đi vào nề nếp. Số lượng văn bản trái pháp luật ngày càng
giảm, góp phần không nhỏ trong công tác quản lý nhà nước.
Mặc dù vậy, công tác kiểm tra, xử lý văn bản QPPL của các bộ, ngành và địa
phương trên thực tế chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu; chưa được tiến hành
thường xuyên; thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra,
xử lý văn bản QPPL chưa thực sự rõ ràng, rành mạch, chưa theo một cơ chế hoàn
thiện, thống nhất và ổn định. Hơn nữa, những quy định làm cơ sở cho hoạt động
kiểm tra, xử lý văn bản QPPL còn dàn trải. Các luật, điều luật chưa được tổng hợp,
chưa làm rõ bước đi và hình thức thực hiện cơ chế kiểm tra về nội dung cho công
tác kiểm tra văn bản QPPL để hoạt động này mang lại ý nghĩa và hiệu quả thiết
thực.
1.1 Thực trang hoạt động kiểm tra, xử lý văn bản QPPL hiện nay
Theo Báo cáo công tác kiểm tra, xử lý văn bản QPPL năm 2014 của Bộ Tư phápvề
tự kiểm tra, xử lý văn bản, các Bộ, cơ quan ngang Bộ (bao gồm cả Bộ Tư pháp) và

địa phương đã tự kiểm tra được 1.255.808 văn bản (tăng 23,35% so với năm 2013),
trong đó có 42.410 văn bản là văn bản QPPL. Qua tự kiểm tra, đã phát hiện được
6.872 văn bản vi phạm quy định tại Điều 3 Nghị định số 40/2010/NĐ-CP (cấp Bộ:
12 văn bản; địa phương: 6.860 văn bản). Trong đó, số văn bản QPPL là 3.378 (cấp
Bộ: 10 văn bản; địa phương: 3.368 văn bản), còn lại là văn bản không phải là văn
bản QPPL nhưng có chứa QPPL. Cụ thể: 316 văn bản QPPL sai về thẩm quyền ban
hành và nội dung; 217 văn bản QPPL sai về thẩm quyền ban hành văn bản; 431 văn
bản QPPL sai về nội dung; 2.414 văn bản QPPL sai về hiệu lực văn bản, căn cứ
pháp lý, thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản.
Trong số các văn bản đã phát hiện vi phạm (6.872 văn bản), các Bộ, cơ quan ngang
Bộ và địa phương đã xử lý cụ thể như sau: Đã xử lý xong 5.997 văn bản (trong đó
có 5.133 văn bản đã được xử lý theo quy định của pháp luật, còn lại là số văn bản


6

sai về kỹ thuật trình bày văn bản đã được cơ quan ban hành văn bản xem xét, rút
kinh nghiệm); còn lại 875 văn bản trái pháp luật đã được đưa vào kế hoạch để xử lý
theo quy định và hiện đang được cơ quan ban hành văn bản nghiên cứu, xử lý.
Về xử lý văn bản QPPL theo thẩm quyền, trên cơ sở văn bản do các cơ quan ban
hành gửi đến, các Bộ, cơ quan ngang Bộ (bao gồm cả Bộ Tư pháp) và địa phương
đã kiểm tra được 495.737 văn bản (giảm 33,3% so với năm 2013). Qua công tác
kiểm tra văn bản theo thẩm quyền, toàn Ngành đã phát hiện 1.642 văn bản sai về
thẩm quyền ban hành và nội dung (trong đó có 293 văn bản của cấp Bộ; 1.349 văn
bản của địa phương) và 5.482 văn bản QPPL sai sót về hiệu lực văn bản, căn cứ
pháp lý, thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ và địa
phương đã xử lý được 8.360 văn bản (trong đó có 7.159 văn bản đã được xử lý theo
quy định của pháp luật, còn lại là số văn bản sai về kỹ thuật trình bày văn bản đã
được cơ quan ban hành văn bản xem xét, rút kinh nghiệm); còn 1.319 văn bản trái
pháp luật đã được đưa vào kế hoạch để xử lý và hiện đang được cơ quan ban hành

văn bản nghiên cứu để xử lý theo quy định.
Bên cạnh đó, một số Bộ như Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Xây dựng, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội… và nhiều địa phương như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải
Phòng, Cao Bằng… đã chú trọng tổ chức thực hiện kiểm tra văn bản trực tiếp tại
các cơ quan, đơn vị do mình quản lý và kiểm tra theo chuyên đề, tập trung vào các
lĩnh vực: Tài nguyên - môi trường, thương mại, xây dựng, giáo dục - đào tạo, dân
tộc, văn hóa, y tế… Trên cơ sở đó ra kết luận kiểm tra, thông báo văn bản sai, kiến
nghị xử lý gửi đến cơ quan đã ban hành văn bản và cơ quan có thẩm quyền để chỉ
đạo thực hiện. Đồng thời, từ các nguồn thông tin (các phương tiện thông tin đại
chúng, cơ quan, tổ chức và công dân), Bộ Tư pháp đã triển khai kiểm tra, phát hiện
nội dung không phù hợp với quy định pháp luật của nhiều văn bản được dư luận xã
hội quan tâm để kiến nghị cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, xử lý kịp thời.


7

Từ thực tiễn bất cập và hạn chế trong hoạt động kiểm tra, xử lý văn bản
QPPL có thể rút ra được những nguyên nhân chủ yếu như sau:
Thứ nhất, có quá nhiều chủ thể ban hành văn bản QPPLvới nhiều loại văn bản
khác nhau được quy định trong luật. Hiện nay, có tới 11 loại văn bản do 13 chủ thể
có thẩm quyền ban hành hoặc phối hợp ban hành, trong đó có một số chủ thể có
thẩm quyền ban hành từ 2 - 3 loại văn bản QPPL. Số lượng nhiều cũng là nguyên
nhân dễ phát sinh sai phạm, nhất là các văn bản của UBND các cấp trong quá trình
tự kiểm tra.
Thứ hai, thể chế phục vụ công tác kiểm tra, xử lý văn bản QPPL còn nhiều khiếm
khuyết, như khái niệm văn bản QPPL còn chưa rõ và chưa thống nhất; chưa có chế
định kiểm tra một số văn bản dưới luật, cụ thể như nghị quyết, nghị định của Chính
phủ. Trên thực tế, không ít văn bản loại này còn sai phạm, mâu thuẫn, chồng
chéo… đặc biệt là nghị định (nghị định về ngành, lĩnh vực này mâu thuẫn với nghị
định về ngành, lĩnh vực khác…) vì các văn bản này đều do bộ, ngành dự thảo trình
Chính phủ, Thủ thủ tướng Chính phủ ban hành do đó không tránh khỏi tình trạng

lợi ích nhóm, tạo thuận lợi về quản lý cho mình, đẩy những khó khăn cho bộ,
ngành khác, thậm chí cho người dân, từ đó xảy ra sự không đồng bộ, thống nhất,
thậm chí mâu thuẫn.
Thứ ba, chưa có quy định hướng dẫn việc xem xét, xử lý trách nhiệm đối với cán
bộ, công chức trong việc tham mưu soạn thảo, thẩm định, trình, thông qua và ký
ban hành văn bản trái pháp luật, cho nên nếu có sai phạm thì cũng không ai chịu
trách nhiệm và cũng chưa có ai bị xử lý vì ban hành văn bản trái pháp luật
Thứ tư, số lượng, khối lượng công việc kiểm tra, xử lý văn bản QPPL nhiều, trong
khi đó tổ chức, biên chế, kinh phí để triển khai còn hạn chế; việc chấp hành trật tự,
kỷ luật kỷ cương trong công tác kiểm tra, xử lý văn bản QPPL tại một số bộ, ngành
và địa phương còn chưa nghiêm. Đồng thời, việc thực hiện đôn đốc, kiểm tra công
tác này của cấp trên đối với cấp dưới chưa thường xuyên, sát sao, kịp thời. Bên


8

cạnh đó, một nguyên nhân cũng rất quan trọng là một số bộ, ngành và địa phương
chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của công tác kiểm tra văn bản dẫn tới
việc chưa tuân thủ quy định của pháp luật về kiểm tra, xử lý văn bản QPPL, cũng
như chưa quan tâm, bố trí biên chế, kinh phí… cho công tác này.
1.2. Một số giải pháp nhằm thực hiện giám sát, kiểm tra việc thực hiện các
văn bản quy phạm pháp luật đạt hiệu quả cao
Để khắc phục những tồn tại và hạn chế trong công tác kiểm tra, xử lý văn bản
QPPL, trong thời gian tới, Nhà nước cần có những giải pháp đồng bộ, tạo lập cơ
chế hiệu quả và hoàn thiện những quy định của pháp luật về hoạt động này. Cụ thể
như sau:
Một là, cần phải xác lập chế định cụ thể, rành mạch và có tính ổn định cao về thẩm
quyền kiểm tra và phạm vi, đối tượng kiểm tra. Việc xây dựng cơ chế kiểm tra để
qua đó phát hiện nhanh chóng, xử lý kịp thời các nội dung không phù hợp với pháp
luật trong các văn bản QPPL thuộc thẩm quyền kiểm tra, bảo đảm tính hợp hiến,

hợp pháp, tính đồng bộ, minh bạch, công khai của hệ thống pháp luật. Theo đó cần
tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật về soạn thảo, ban hành, kiểm tra, xử
lý và rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL tại các bộ, ngành; kịp thời sửa đổi, bổ
sung những quy định trước đây không còn phù hợp. Hoàn thiện các quy định của
pháp luật về kiểm tra văn bản QPPL cần tập trung hoàn thiện quy định về nguyên
tắc kiểm tra, xử lý văn bản trái pháp luật; thẩm quyền kiểm tra văn bản QPPL;
thẩm quyền xử lý văn bản trái pháp luật; phạm vi, đối tượng, nội dung kiểm tra và
các quy định của pháp luật về điều kiện bảo đảm cho công tác kiểm tra văn bản.
Hai là, cần có một cơ chế quy định rõ trách nhiệm cụ thể của tổ chức, cá nhân có
thẩm quyền ban hành văn bản QPPL, cũng như tổ chức, cá nhân kiểm tra văn bản,
có như vậy công tác ban hành văn bản mới thật sự được quan tâm, nâng cao ý thức
trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt
động của bộ máy nhà nước. Pháp luật hiện nay đã có nhiều quy định về trách nhiệm


9

của tổ chức, cá nhân ban hành văn bản trái luật dẫn đến thiệt hại do việc áp dụng
văn bản trái luật gây ra như quy định về kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức; quy
định về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước… Tuy nhiên, trên thực tế việc quy
trách nhiệm đối với cá nhân, tổ chức ban hành văn bản còn hạn chế dẫn tới việc ban
hành văn bản tùy tiện, thiếu trách nhiệm chưa bảo đảm được quyền, lợi ích hợp
pháp của cá nhân, tổ chức.
Ba là, hoàn thiện cơ chế kiểm tra văn bản QPPL theo hướng:
- Về mặt tự kiểm tra: Thực hiện theo nguyên tắc văn bản cấp nào ban hành thì cấp
đó tự kiểm tra và tự chịu trách nhiệm. Ví dụ như: Văn bản của Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ thì giao cho Văn phòng Chính phủ tự kiểm tra; văn bản của bộ,
ngành do bộ, ngành tự kiểm tra thông qua vụ pháp chế; văn bản của UBND các cấp
giao cho Văn phòng UBND kiểm tra không thông qua các sở, ngành như hiện nay
mà các sở, ngành chỉ thực hiện việc phản ánh, đề xuất nếu như phát hiện văn bản

có sai phạm.
- Về mặt kiểm tra theo thẩm quyền: Thành lập các ban kiểm tra văn bản QPPL
thuộc Ủy ban Tư pháp của Quốc hội để kiểm tra văn bản luật, nghị định của Chính
phủ, quyết định của Thủ tướng Chính Phủ; Cục kiểm tra văn bản QPPL của Bộ Tư
pháp kiểm tra thông tư của Bộ trưởng, nghị quyết của HĐND tỉnh và quyết định
của UBND tỉnh. Phòng kiểm tra văn bản của Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương kiểm tra văn bản của HĐND, UBND cấp huyện, thị xã, thành phố thuộc
tỉnh.
Bốn là, cần tăng cường tính độc lập tương đối của các chủ thể thực hiện kiểm tra,
xử lý văn bản QPPL. Công tác kiểm tra, xử lý văn bản QPPL cần phải được thực
hiện thông qua một hệ thống cơ quan nhà nước có thẩm quyền chuyên trách, đồng
thời thể hiện được sự phối kết hợp với việc giám sát của cơ quan nhà nước và sự
giám sát trực tiếp của nhân dân, qua đó mới khắc phục được những hạn chế, tồn tại
trong công tác tự kiểm tra của cơ quan ban hành văn bản.


10

Năm là, cần bảo đảm sự phối hợp tốt giữa các cơ quan có liên quan và sự tham gia
rộng rãi của các tổ chức đoàn thể chính trị, xã hội, của các phương tiện thông tin
đại chúng và của mọi tầng lớp nhân dân vào quá trình kiểm tra, xử lý văn bản có
dấu hiệu trái pháp luật. Hàng năm, có hàng nghìn văn bản QPPL thuộc nhiều
ngành, nhiều lĩnh vực trên tất cả các mặt đời sống, kinh tế, xã hội được ban hành,
do đó khối lượng công việc về kiểm tra, xử lý văn bản QPPL là rất lớn, cần có sự
phối hợp tốt giữa các cơ quan có liên quan đặc biệt là giữa các cơ quan, đơn vị có
chức năng, nhiệm vụ kiểm tra, xử lý văn bản như: Cục Kiểm tra văn bản QPPL,
pháp chế các bộ, ngành và cơ quan tư pháp địa phương.
Sự tham gia của các tổ chức đoàn thể chính trị, xã hội, các phương tiện thông tin
đại chúng và mọi tầng lớp nhân dân, trong quá trình kiểm tra đã phát hiện và xử lý
không ít những văn bản sai sót, có dấu hiệu trái pháp luật. Do vậy, cần có sự chú

trọng, khuyến khích hơn nữa của các cơ quan chức năng để kênh thông tin này phát
huy được hiệu quả cao nhất.
2) Kiểm tra giám sát việc tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật
- Việc phổ biến và giải thích các văn bản quy phạm pháp luật đến các đối
tượng áp dụng của văn bản đó để nắm được nội dung.
Hình thức phổ biến:
1. Họp báo, thông cáo báo chí.
3. Phổ biến pháp luật trực tiếp; tư vấn, hướng dẫn tìm hiểuVB QP pháp luật; cung cấp thông tin, tài liệu
3. Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, loa truyền thanh, internet, pa-nô, áp-phích, tranh cổ động;
đăng tải trên Công báo; đăng tải thông tin pháp luật trên trang thông tin điện tử; niêm yết tại trụ sở, bảng tin của
cơ quan, tổ chức, khu dân cư.
4. Tổ chức thi tìm hiểu pháp luâât.
5. Thông qua công tác xét xử, xử lý vi phạm hành chính, hoạt động tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo
của công dân và hoạt động khác của các cơ quan trong bộ máy nhà nước; thông qua hoạt động trợ giúp pháp
lý, hòa giải ở cơ sở.
6. Lồng ghép trong hoạt động văn hóa, văn nghệ, sinh hoạt của tổ chức chính trị và các đoàn thể, câu lạc bô â, tủ
sách pháp luật và các thiết chế văn hóa khác ở cơ sở.
7. Thông qua chương trình giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân.
8. Các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật khác phù hợp với từng đối tượng cụ thể mà các cơ quan, tổ
chức, cá nhân có thẩm quyền có thể áp dụng để bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đem lại
hiệu quả.


11

- Kiểm tra xem việc phổ biến có đúng hay ko? Các đối tượng áp dụng có biết
về nội dung văn bản hay ko?
- Kiểm tra việc thực hiện các VB quy phạm PL thông qua kiểm tra định kỳ,
cần tăng cường bộ máy thanh, kiểm tra để thời gian kiểm tra ngắn nhưng hiệu
quả.

- Cần xây dựng kênh nhận phản ánh và kiểm tra đột xuất; có chế tài thực hiện
mạnh và xử lý nghiêm.
- Các đơn vị phải có bộ phận phụ trách thanh kiểm tra



×