Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

TÌNH HÌNH CHẤN THƯƠNG HÀM MẶT ðIỀU TRỊ TẠI KHOA RĂNG HÀM MẶT BỆNH VIỆN TRƯỜNG ðẠI HỌC Y KHOA HUẾ (TỪ 11/2003 - 11/2005)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.25 KB, 13 trang )

TÌNH HÌNH CHẤN THƯƠNG HÀM MẶT ðIỀU TRỊ TẠI KHOA
RĂNG HÀM MẶT BỆNH VIỆN TRƯỜNG ðẠI HỌC Y KHOA HUẾ
(TỪ 11/2003 - 11/2005)
Nguyễn Quang Hải, Nguyễn Toại
SUMMARY
This study was based on the observation of 184 patients treated for maxillofacial traumas
at department of Odontostomatology of Hue University hospital from 11/2003 to
11/2005.
Prospective study. Significant data were collected according to age, gender, causes of
injury, combined traumas, type of facial injuries, time of injury, type of fractures,
treatment methods, postinjury and postoperative complications.
The majority of patients with maxillofacial traumas were male (82,61%), age ranged
from 18 to 39 years (67,39%); the traffic accident were the most frequent causes of
maxillofacial traumas (63,04%) and the majority of which were motorbike accidents
(82,61%). Injured image were various (soft injury, bone injury...), most maxillofacial
fractures were the isolated fractures (98,10%), most of which were the
zygomaticomaxillary fractures (62,86%) and almost complex fractures (several lines)
(93,94%). Our research showed that most of mandibular fractures were occurred in the
bone body (40%) and most of cases were the only fracture line (69,23%).
The majority of treatment of maxillofacial fractures were reduction and fractured rigid
fixation (87,5%), mainly was rigid fixation by wires. Complication were recorded in two
group: postinjury complications included almost nerve injuries (alveolaris inferior
nerves, infraorbital nerves) and postoperative complications included the most common
facial asymmetry and malocclusion.
1. ðẶT VẤN ðỀ
Ngày nay cuộc sống càng hiện ñại, các phương tiện giao thông ngày càng tăng và
nhất là các phương tiện tốc ñộ cao, con người làm việc căng thẳng và các mối quan hệ xã
hội phức tạp khiến cho tỷ lệ chấn thương càng cao. Trên Thế giới, phần lớn các nghiên
cứu cho thấy chấn thương vùng hàm mặt chiếm tỷ lệ khá cao (5 - 10%) và thường liên
quan ñến chấn thương sọ não gây tử vong cao[9]; phần lớn chấn thương hàm mặt là do va
ñập (4 - 6 %), trong ñó gãy xương vùng hàm mặt chiếm 3 - 4 % [5], [10]; theo Kerim


Ortakoglu thống kê trong 5 năm (1994 -1999) tại Bệnh viện Diyarbakir Military ở Thổ
Nhỉ Kỳ có 157 bệnh nhân (223 ca) gãy xương vùng hàm mặt chiếm 6% các loại gãy
xương [8]. Ở Việt Nam, trong thống kê của Ban an toàn giao thông Quốc gia trong 10
năm qua (1991-2001), các phương tiện giao thông tăng ñáng kể: Ô tô tăng 2 lần, xe gắn
máy tăng 6 lần và số vụ tai nạn tăng 3,5 lần, số người bị thương tăng 7 lần, số người tử
vong tăng 5 lần [2]. Lâm Ngọc Ấn thống kê trong 17 năm (19751993) ở Viện Răng Hàm
Mặt Thành phố Hồ Chí Minh có 2348 trường hợp chấn thương hàm mặt. Trần Văn
Trường và Trương Mạnh Dũng thống kê trong 11 năm (1988 – 1999) tại Viện Răng Hàm
Mặt - Hà Nội có 2147 trường hợp chấn thương hàm mặt. Vũ Thị Thanh Vân thống kê tại
Bệnh viện Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu trong 9 tháng ñầu năm 2001 có 1500 trường hợp chấn
thương do tai nạn giao thông, trong ñó có 319 trường hợp (21%) chấn thương hàm mặt.
Nguyễn Thế Dũng thống kê trong 22 năm (1981 – 2002) tại Bệnh Viện Tỉnh Khánh Hoà
có 650 trường hợp gãy xương hàm dưới. Tại Huế, cũng như các tỉnh khác tình hình chấn


thương hàm mặt do tai nạn giao thông tăng nhanh ñáng kể. Chấn thương hàm mặt gây ra
nhiều tổn thương ña dạng và phức tạp, tổn thương này nếu không ñược ñiều trị sớm và
ñúng mức sẽ ảnh hưởng nhiều ñến giải phẫu, chức năng, thẩm mỹ và ñặc biệt là giao tiếp
của người bệnh, có lẽ không có vết thương nào mà bệnh nhân quan tâm và lo lắng hơn
vết thương vùng hàm mặt. Hiện nay, sự gia tăng của chấn thương nói chung và chấn
thương vùng hàm mặt nói riêng do tai nạn giao thông là vấn ñề nóng bỏng của xã hội, ñể
góp phần vào việc dự phòng và xử lý tốt các trường hợp chấn thương vùng hàm mặt,
chúng tôi nghiên cứu ñề tài này nhằm mục ñích:
1. Nghiên cứu một số yếu tố liên quan ñến chấn thương hàm mặt.
2. Phân loại, phương pháp ñiều trị các tổn thương thường gặp ở vùng hàm mặt.
2. ðỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ðối tượng nghiên cứu:
Gồm 184 bệnh nhân chấn thương hàm mặt ñược khám và ñiều trị tại Khoa Răng
Hàm Mặt - Bệnh viện Trường ðại học Y Khoa Huế trong hai năm từ tháng 11/2003 ñến
tháng 11/2005.

2.2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu ngang, tiến cứu. ñược thực hiện trên 184 bệnh nhân chấn thương hàm
mặt ñược ñiều trị tại Khoa Răng Hàm Mặt - Bệnh viện Trường ðại học Y Khoa Huế
trong hai năm từ tháng 11/2003 ñến tháng 11/2005; từ ñó thu thập ñược các thông tin cần
thiết cho nghiên cứu.
2.2.1. Nghiên cứu các yếu tố liên quan: tuổi, giới, nguyên nhân, phương tiện giao thông
gây ra tai nạn, chấn thương phối hợp.
2.2.2. Phân loại các dạng tổn thương theo cấu trúc giải phẫu: tổn thương phần mềm,
tổn thương xương.
2.2.3. Phân loại các phương pháp ñiều trị
* ðiều trị các tổn thương phần mềm
* Các phương pháp ñiều trị gãy xương: ñiều trị bảo tồn và ñiều trị phẫu thuật
2.2.4. Nghiên cứu các biến chứng: biến chứng sau chấn thương, biến chứng hậu phẫu
2.3. Xử lý số liệu: theo phương pháp thống kê y học thông thường.
3. KẾT QUẢ
3.1. Tuổi và giới
Bảng 3.1: Sự phân bố bệnh nhân theo tuổi và giới
Nam
Nữ
Tổng
Giới
Tuổi
n
%
n
%
n
%
< 18
8

05,26
4
12,50
12
06,52
108
16
50,00
124
18-39
71,05
67,39
40-60
32
21,05
4
12,50
36
19,57
>60
4
02,64
8
25,00
12
06,52


Tổng


152
100
82,61 %

32
100
17,39 %

184
100
100 %

Bệnh nhân chấn thương hàm mặt chủ yếu gặp ở Nam giới (82,61%) và tuổi trẻ 18 39 (71,05%). Tuổi nhỏ nhất là 7 tuổi, lớn nhất là 85 tuổi, tỷ lệ cao ở nhóm tuổi 18-39
(67,39 %).
3.2. Nguyên nhân
Bảng 3.2: Phân bố nguyên nhân gây chấn thương
Nguyên nhân
Số bệnh nhân Tỷ lệ (%)
Tai nạn giao thông
116
63,04
32
17,39
ðánh nhau
Tai nạn sinh hoạt (ngã)
17
09,24
Tai nạn lao ñộng
12
06,53

Tai nạn thể thao
7
03,80
0
00,00
Tai nạn hoả khí
184
100
Tổng
Nguyên nhân thường gặp nhất trong chấn thương hàm mặt là tai nạn giao thông (63,04%)
Bảng 2.2: Phân bố những phương tiện gây ra tai nạn giao thông
Phương tiện giao thông
Số bệnh nhân Tỷ lệ (%)
Ô tô
12
06,52
Mô tô (xe máy và xe gắn máy)
152
82,61
Xe thô sơ
20
10,87
Tổng
184
100
Xe máy và xe gắn máy là phương tiện hàng ñầu gây ra tai nạn giao thông (82,61%)


3.3. Chấn thương phối hợp
Bảng 3.3: Tỷ lệ các chấn thương phối hợp

Tỷ lệ%
Phối hợp
Số bệnh nhân
Chấn thương sọ não
47
59,49
Chấn thương cột sống
2
02,53
Chấn thương ngực
7
08,86
Chấn thương bụng
5
06,32
Chấn thương tứ chi
18
22,78
Tổng
79
100
Chấn thương phối hợp thường gặp là chấn thương sọ não (59,49 %)
3.4. Tổn thương phần mềm
Bảng 3.4: Phân bố hình thái tổn thương phần mềm
Hình thái tổn thương
Số bệnh nhân Tỷ lệ%
Xây xát
36
19,50
ðụng dập

77
41,84
Rách phần mềm
67
36,44
Xuyên thủng vào miệng
3
01,63
Khuyết tổ chức
01
00.06
184
100
Tổng
Tổn thương phần mềm chủ yếu là ñụng dập và rách phần mềm (78,28 %)
3.5. Tổn thương xương
Bảng 3.5: Phân bố hình thái tổn thương xương
Loại gãy
Hình thái tổn thương xương
Số BN
Gãy xương hàm dưới
26
ðơn thuần Gãy xương hàm trên
2
Gãy xương gò má – cung tiếp
66
Gãy xương ổ răng và tổn thương răng
9
Phối hợp
Gãy kết hợp từ 2 xương trở lên

2
105
Tổng

Tỷ lệ %
24,76
01,90
62,86 98,10
08,58
01,90 01,90
100

Loại gãy chủ yếu là gãy ñơn thuần ( 98,10 %), trong ñó gãy xương gò má – cung
tiếp là thường gặp nhất (62,86 %), tiếp theo là gãy xương hàm dưới (24,76 %).
3.6. Thời gian ñến viện sau chấn thương
Bảng 3.6: Thời gian ñến viện sau chấn thương
Tổn thương phần mềm Tổn thương xương
Thời gian
n
%
n
%
< 6 giờ
36
43
45,57
40,95
6 - 24 giờ
25
12

11,43
31,65
24 - 48 giờ
13
16,46
11
10,48
48 - 72 giờ
4
05,06
3
2,86
3 – 7 ngày
1
01,27
26
24,76
> 7 ngày
0
00,00
10
09,52
79
100
105
100
Tổng


Bệnh nhân chấn thương phần mềm thường ñến viện trước 24 giờ (77,22 %), trong

khi tổn thương xương phần lớn ñến viện trước 6 giờ (40,95%) hoặc sau 3 ngày (34,28%).


3.7. Số ñường gãy
Bảng 3.7: Sự phân bố số lượng ñường gãy
Hình thái tổn thương 1 ñường gãy
2 ñường gãy
n
%
n
%
Xương gãy
Xương hàm dưới (XHD)
18
6
23,08
69,23
Xương hàm trên (XHT)
1
1
Xương gò má – cung tiếp
4
06,06
10
15,15
(XGM-CT)
XHT + XGM-CT
1
XHT + XHD
23

18
Tổng

≥ 3 ñường gãy
n
%
2

07,69

52

78,79

1
55

Gãy XHD thường là một ñường gãy (69,23 %), trong khi gãy XGM-CT phần lớn
là gãy nhiều ñường (93,94 %)
3.8. Phân loại xương gãy
Bảng 3.8: Sự phân bố vị trí ñường gãy
Xương gãy
Phân loại
Vùng cằm
Cành ngang (thân)
Xương hàm dưới Góc hàm
(XHD)
Cành lên và Mỏm vẹt
Lồi cầu
Xương hàm trên Gãy một phần (mỏm lên, bờ dưới ổ mắt..)

(XHT)
Gãy toàn bộ(LeFort I,II,III...)
Xương gò má – Gãy cung Zygoma-ổ mắt không hoàn toàn
-cung tiếp
Gãy cung Zygoma-ổ mắt di lệch
(XGM-CT)
Gãy vỡ cung Zygoma và ổ mắt kiểu vỡ vụn

số ca Tỷ lệ
%
8
22,86
14 40,00
10 28,57
0
00,00
3
08,57
2
50,00
2
50,00
14 20,90
44 65,57
9
13,43

XHD thường gãy ở thân xương (40 %), XGM-CT chủ yếu là gãy cung Zygoma-ổ
mắt di lệch
3.9. Phương pháp ñiều trị gãy xương

Bảng 3.9: Sự phân bố các phương pháp ñiều trị
PP ñiều trị
ðiều trị Phẫu thuật nắn chỉnh và kết hợp xương bằng
BN
bảo tồn
không
Chỉ thép
Nẹp vít
Chỉ thép+ Lấy bỏ
Nẹp vít
mảnh vỡ ñiều trị
Xương gãy
n
%
n
%
n
%
n
%
n
%
n
%
XHD
2
7,7 15 57,7
4 15,4
3 11,5 1 3,8 1 3,8
XHT

1
1
XGM-CT
6
9,1 32 48,5 15 22,7 10 15,2
3 4,5
XHT+XGM-CT
1
XHT + XHD
1
8
48
19
16
1
4
Tổng
8 (8,3%)
84 (87,5%)
4 (4,2%)


ðiều trị gãy xương hàm mặt chủ yếu là phẫu thuật nắn chỉnh và kết hợp xương
(KHX) (87,5%) trong ñó phần lớn là KHX bằng chỉ thép: 57,7% (gãy XHD) và 48,5 %
(gãy XGM-CT).


3.10. Biến chứng sau chấn thương và biến chứng hậu phẫu
Bảng 3.10: Biến chứng sau chấn thương và hậu phẫu
Biến chứng sau chấn thương

Số bệnh nhân
Biến chứng hậu phẫu
Tổn thương thần kinh (TK)
- TK thị(song thị)
1
0
Nhiễm trùng vết mổ
- TK dưới ổ mắt
6
0
Viêm xương
- TK huyệt răng dưới
2
2
Khớp cắn lệch
- TK lưỡi
1
1
Hạn chế vận ñộng khớp thái
dương - hàm
Nhiễm trùng
- Nhiễm trùng tại chỗ
1
1
Tê bì mất cảm giác
- Viêm tuỷ xương
0
1
Liệt mặt (nhẹ)
Dò nước bọt

0
2
Mặt không cân ñối
Tổng
11
7
Tổng
Sau chấn thương gãy xương hàm mặt thường gây tổn thương các dây thần kinh
(10/105 trường hợp: 9,52%), biến chứng hậu phẫu hay gặp là khớp cắn lệch và mặt
không cân ñối.
4. BÀN LUẬN
4.1. Tuổi và giới
Trong nghiên cứu của chúng tôi, phần lớn bệnh nhân chấn thương hàm mặt là Nam
giới (82,61%) ở tuổi trẻ và trung niên 18 – 39 tuổi (71,05%), chỉ có 17,39 % là Nữ giới.
Nhóm tuổi thường gặp nhất là 18 – 39 tuổi (67,39 %). Theo nghiên cứu của một số tác
giả:
Tên tác giả
Nam (%)
Nữ (%) Nam/nữ Nhóm tuổi thường gặp
Kerim Ortakoglu
96,18
03,82
25/1
20 – 30 tuổi (87.26%)
Kotilainen
61,54
38,45
8/5
18 – 39 tuổi
Jaber, MA. Porter SA

90,00
10,00
9/1
21 – 25 tuổi
Nguyễn Bắc Hùng
90,05
09,95
10/1
18 – 50 tuổi
Phạm Văn Liệu
82,24
11,76
15/2
21 – 40 tuổi (63.72%)
Trịnh Hồng Mỹ
88,10
11,90
15/2
18 – 39 tuổi ( 75,20%)
Các tỷ lệ này cũng phù hợp với kết quả của chúng tôi. Có lẽ ñây là lứa tuổi tham
gia nhiều vào các hoạt ñộng giao thông, hoạt ñộng xã hội, lao ñộng sản xuất và thích mạo
hiểm.
4.2. Nguyên nhân
Trong các nguyên nhân gây chấn thương hàm mặt thì tai nạn giao thông là nguyên
nhân thường gặp nhất chiếm 63,04 % và tiếp theo là do ñánh nhau (17,39 %). Kết quả
nghiên cứu của các tác giả khác như:
Tên tác giả
Tai nạn giao thông ðánh nhau
Kerim Ortakoglu
43,95 %

26,75 %
Christophe Meyer
60,00 %
18,00 %
Michael và Richardson
70,00 %
16,00 %
Stylogianni
80,20 %
05,20 %


Phạm Văn Liệu
Trịnh Hồng Mỹ
Hoàng Nam Tiến

88,24 %
62,60 %
71,10 %

07,19 %
10,70 %
13,30 %

Các tỷ lệ này cũng phù hợ với chúng tôi và cũng giống như kết luận của P. Guiraud,
Bobby R. Alford, Kahnberg KE,... tai nạn giao thông là ngyên nhân gãy xương hàm mặt
thường gặp nhất[5],[9]. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Brown RD, Cowpe JG. và Adi
M, cho rằng ñánh nhau là nguyên nhân gãy xương hàm mặt thường gặp nhất ở các nước
phát triển; trong khi ñó, tai nạn giao thông vẫn là nguyên nhân hàng ñầu ở các nước công
nghiệp và các nước ñang phát triển [8].

Về các phương tiện giao thông gây ra tai nạn, chúng tôi gặp tai nạn do môtô (xe
máy và xe gắn máy) chiếm phần lớn các trường hợp (82,61%). Kết quả này phù hợp với
nghiên cứu của một số tác giả khác như:
Tên tác giả
Tai nạn do Môtô Các phương tiện khác
P. Guiraud
70 – 80 %
20 – 30 %
Phạm Văn Liệu
86,27 %
13,73 %
Trịnh Hồng Mỹ
62,60 %
37,40 %
Vũ Thị Bắc Hải
86,68 %
13,32%
Lâm ngọc Ấn
50,70 %
49,30 %
Có thể do nước ta mấy năm gần ñây các phương tiện giao thông tăng nhanh (ñặc
biệt là xe máy) nhưng cơ sở hạ tầng còn kém phát triển và ý thức chấp hành luật lệ giao
thông chưa tốt, không làm chủ ñược tốc ñộ (do uống rượu, bia...) nên tai nạn xe máy xảy
ra thường xuyên. Tuy nhiên, theo báo cáo của một số tác giả thì tai nạn do ôtô lại chiếm
tỷ lệ cao như Michael L. Richardson, MD (70 %), Kotilainen R. và Stylogianni (47 – 50
%), ñiều này có thể do các nước phát triển phương tiện giao thông chủ yếu là ôtô, còn
môtô thì rất ít.
4.3. Chấn thương phối hợp
Trong nghiên cứu của chúng tôi, chấn thương phối hợp thường gặp là chấn thương
sọ não (59,49 %). Theo Nguyễn Tấn Phong, Christophe Meyer thì chấn thương hàm mặt

hoặc riêng lẻ hoặc phối hợp trong bệnh cảnh một ña chấn thương mà trong ñó thường có
chấn thương sọ não. Do vậy, nhiệm vụ của người thầy thuốc ban ñầu là ñánh giá các
thương tổn vùng hàm mặt thuộc loại ñơn thuần hay có kết hợp với chấn thương sọ não,
nếu có chấn thương sọ não kèm theo phải ưu tiên giải quyết trước.
4.4. Tổn thương phần mềm
Tổn thương phần mềm thường gặp nhất là ñụng dập và rách phần mềm (78,28 %).
Vùng hàm mặt khác với các nơi khác trên cơ thể là có hệ thống mạch máu và bạch huyết
rất phong phú nên rách phần mềm gây chảy máu nhiều, ñụng dập làm cho phản ứng sưng
nề và biến dạng nhiều gây khó khăn cho việc chẩn ñoán và ñiều trị, có trường hợp bỏ sót
tổn thương ñã ñể lại di chứng. Chính vì vậy, ngoài ñánh giá lâm sàng cần phải phối hợp
với kết quả chẩn ñoán hình ảnh.... ñể tránh bỏ sót thương tổn.
4.5. Tổn thương xương
Gãy xương hàm mặt ñược khảo sát trên hai nhóm theo loại gãy xương ñơn thuần và
phối hợp. Kết quả cho thấy ña số là loại gãy xương ñơn thuần chiếm 98,10 % gồm gãy


xương hàm dưới, xương hàm trên và gãy xương gò má - cung tiếp. Kết quả này cũng phù
hợp với kết quả nghiên cứu của Kerim Ortakoglu nhóm gãy xương ñơn thuần chiếm
89,81 %, Nguyễn Bắc Hùng (92,90 %). Trong các hình thái tổn thương xương thì gãy
xương gò má – cung tiếp là thường gặp nhất (62,86 %), tiếp theo là gãy xương hàm dưới
(24,76 %). Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Trần Văn Trường, Lâm Ngọc Ấn,
Trịnh Hồng Mỹ...Tuy nhiên, ñiều này trái lại với ña số báo cáo của các tác giả nước
ngoài, họ kết luận gãy xương hàm dưới là loại gãy xương hàm mặt phổ biến nhất, như
theo Kerim Ortakoglu thì gãy xương hàm dưới chiếm 72,20 %, P. Guiraud (60 %), D.
Galas (60 %), Michael L và Richardson kết luận gãy XHD gấp hai lần các gãy xương
khác vùng hàm mặt. Có thể do nước ta tai nạn giao thông chủ yếu là do xe máy và va
chạm với tốc ñộ cao nên hình thái tổn thương ña dạng, không còn như kinh ñiển nữa và
cũng không giống các nước phát triển.
4.6. Thời gian ñến viện sau chấn thương
Bệnh nhân chấn thương phần mềm thường ñến viện trước 24 giờ chiếm 77,22 %,

sau 24 giờ chiếm 22,78 %; trong khi bệnh nhân tổn thương xương phần lớn ñến viện
trước 6 giờ (40,95%) hoặc sau 3 ngày (34,28%). Những trường hợp ñến muộn có thể do
gãy xương ñơn giản ít ảnh hưởng ñến chức năng và thẩm mỹ hoặc bệnh nhân ở xa hoặc
chưa có ñiều kiện nhập viện... ðiều này làm khó khăn trong công tác ñiều trị và ảnh
hưởng ñến kết quả ñiều trị.
4.7. Số ñường gãy
Nghiên cứu về số lượng ñường gãy cho thấy XHD thường gãy một ñường (69,23
%), trong khi ñó gãy XGM-CT thường nhiều ñường gãy (2 hoặc ≥3 ñường ) chiếm
93,94%. Phù hợp với kết quả của Nguyễn Bắc Hùng và Trịnh Hồng Mỹ tỷ lệ này lần
lượt là 66,33% và 78,46 %; Hoàng Nam Tiến, Vũ Thị Bắc Hải (77% và 94,6%).
4.8. Vị trí ñường gãy
Khi nghiên cứu vị trí các ñường gãy, ñối với gãy XHD thì chúng tôi thấy chủ yếu là
gãy vùng cành ngang (hay thân XHD) chiếm 40%, tiếp theo là gãy vùng góc hàm
(28,57%), vùng cằm (22,86%) và lồi cầu (08,57%); còn gãy cung răng, gãy vùng cành lên
và mỏm vẹt chúng tôi không gặp trường hợp nào. Theo kết quả nghiên cứu của một số tác
giả:
Vị trí
Góc
Cung
Thân
(%)

hàm
(%)

Vùng cằm
(%)

Lồi cầu
(%)


răng
(%)

Cành lên +
mỏm vẹt

Tác giả
Kerim Ortakoglu
30,43
17,39
24,22
26,09
0
1,86
Michael và Prater
21
20
14
36
6
3
Bobby và Alford
21
20
15
36
3
5
Richardson

30-40
25 - 31
7 - 15
15 - 17
2-4
4 – 11
Jose và Barrera
29
25
17
26
0
3
Hoàng Nam Tiến
43
27,4
10,4
6,6
0
12,6
Kết quả của ña số tác giả cho thấy phần lớn là gãy ở thân XHD, tiếp theo là góc
hàm, lồi cầu và vùng cằm. Kết quả của chúng tôi, mặc dù số lượng bệnh còn ít nhưng
cũng phù hợp với các tác giả trên. Có lẽ do cấu trúc giải phẫu của XHD thì vùng yếu nhất
là vùng giữa răng hàm lớn thứ 3 và hố răng nanh (theo Michael E. Prater.), hơn nữa vùng
thân xương chiếm tỷ lệ lớn về chiều dài của XHD, ñặc biệt là răng số 8 hay tạo ñiểm yếu


cho xương nên hay gãy xương trong cả những trường hợp chấn thương trực tiếp cũng như
gián tiếp.
ðối với nhóm gãy XGM-CT thì ña số là gãy cung Zygoma-ổ mắt di lệch (65,57%)

và kiểu vỡ vụn (13,43%), còn gãy cung Zygoma-ổ mắt không hoàn toàn chỉ chiếm
20,90%. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Yilmaz Gunaydin và Kerim Ortakoglu
các tỷ lệ này lần lượt (63,16% và 36,86%), Phạm Văn Liệu (92,81% và 7,19%). ðiều này
chứng tỏ là chấn thương xe máy với lực chấn thương tương ñối mạnh gây nên gãy phức
tạp. Còn gãy không hoàn toàn thường do va ñập vào một bên của mặt.
4.9. Phương pháp ñiều trị
Các trường hợp tổn thương phần mềm có rách da chúng tôi tiến hành khâu kín vết
thương sau khi làm sạch và cắt lọc tiết kiệm kể cả những trường hợp ñến sau 6 giờ.
Với tổn thương xương, phương pháp ñiều trị bảo tồn chiếm 8,3%, với nắn chỉnh, cố
ñịnh hai hàm bằng buộc chỉ thép răng - răng, cố ñịnh 2 hàm bằng cung Tiguerstedt hoặc
chỉ ñiều trị nội khoa, thường áp dụng cho các trường hợp gãy không hoàn toàn và không
di lệch. Phương pháp này mặc dù ñơn giản, dễ thực hiện nhưng dễ bị di lệch thứ phát và
việc cố ñịnh hai hàm còn làm trở ngại cho việc ăn uống, vệ sinh răng miệng của bệnh
nhân, ñồng thời ảnh hưởng kéo dài lên cơ, xương và khớp cắn....nên chúng tôi ít sử dụng.
Phương pháp nắn chỉnh, cố ñịnh bằng kết hợp xương (KHX) ñược chúng tôi sử
dụng trong phần lớn các trường hợp (87,5%), bởi nó có nhiều ưu ñiểm: phục hồi tốt cấu
trúc giải phẫu, bảo tồn cung cấp máu, cố ñịnh xương tốt, vận ñộng khớp thái dương –
hàm sớm. Trong ñó phương pháp nắn chỉnh, cố ñịnh bằng nẹp vít chiếm 15,4 % (gãy
XHD) và 22,7 % (gãy XGM-CT), phương pháp này có nhiều ưu ñiểm như: cố ñịnh chắc
chắn và chính xác các ñoạn xương gãy theo không gian 3 chiều, sử dụng tốt trong các
trường hợp gãy phức tạp và di lệch nhiều, giảm khả năng di lệch thứ phát, bộc lộ xương ít
nên giảm thời gian thiếu máu của xương, ñỡ ñau, giảm phù nề sau mổ ...Tuy nhiên,
phương pháp này chi phí cao và cần có phẫu thuật viên kinh nghiệm. Phương pháp KHX
bằng chỉ thép mặc dù không chắc chắn bằng KHX nẹp vít và khó áp dụng trong các
trường hợp gãy phức tạp, di lệch nhiều, nhưng nó cố ñịnh ñược những mảnh xương mỏng
bị vỡ mà KHX bằng nẹp vít không thực hiện ñược, kỹ thuật thực hiện ñơn giản, giá thành
rẻ nhưng tỷ lệ thành công vẫn cao; vì thế trong nghiên cứu của chúng tôi KHX bằng chỉ
thép áp dụng trong phần lớn các trường hợp 57,7% (gãy XHD) và 48,5 % (gãy XGMCT). Một số trường hợp phức tạp chúng tôi phối hợp cả 2 phương pháp này và nếu có vỡ
xoang hàm thì chúng tôi phối hợp cố ñịnh thêm bằng bóng sonde Folley trong xoang
hàm.

4.10. Biến chứng sau chấn thương và biến chứng hậu phẫu
Sau chấn thương gãy XGM-CT nhất là gãy cung Zygoma-ổ mắt di lệch hoặc kiểu
vỡ vụn thường gây rối loạn cảm giác thần kinh dưới ổ mắt chiếm tỉ lệ 6/66(9,09%), theo
Nguyễn Thị Quỳnh Lan và Nguyễn Văn ðức thì biến chứng này chiếm 56,4% và biến
chứng này có thể tự giảm sau khi hết phù nề phần mềm hoặc phải phẫu thuật nắn chỉnh
và cố ñịnh xương gãy ñể giải áp và sau mổ ñạt kết quả tốt tới 90%. Gặp 1 trường hợp
song thị trong trường hợp gãy vỡ cung Zygoma và ổ mắt kiểu vỡ vụn trong ñó có vỡ
phức tạp sàn ổ mắt tức vỡ thành trên xoang hàm mà phía ngoài là xương gò má ảnh
hưởng ñến sự vận ñộng nhãn cầu và gây song thị. Có 2 bệnh nhân tổn thương dây thần


kinh huyệt răng dưới và 1 tổn thương thần kinh lưỡi trong gãy phức tạp vùng góc hàm.
Có 2 trường hợp khớp cắn lệch sau phẫu thuật KHX bằng nẹp vít gãy phức tạp
vùng góc hàm di lệch nhiều do bệnh nhân không hợp tác cố ñịnh 2 hàm sau phẫu thuật
gây di lệch thứ phát. Gặp 2 trường hợp mặt không cân ñối do gãy XGM-CT quá phức
tạp. Một trường hợp hạn chế vận ñộng khớp thái dương hàm và có liệt mặt nhẹ sau phẫu
thuật lấy bỏ mảnh vỡ bệnh nhân gãy lồi cầu cao xương hàm dưới.
5. KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 184 bệnh nhân chấn thương hàm mặt tại Khoa Răng Hàm Mặt Bệnh viện Trường ðại học Y khoa Huế từ 11/2003 ñến 11/2005, chúng tôi nhận thấy
rằng:
1. Chấn thương hàm mặt thường gặp ở Nam giới (82,61%) tuổi trẻ và trung niên;
nhóm tuổi gặp nhiều nhất là 18 – 39 tuổi (67,39 %). Nguyên nhân thường gặp nhất là tai
nạn giao thông và phương tiện gây ra tai nạn phần lớn là do xe máy và xe gắn máy. Chấn
thương hàm mặt thường phối hợp với chấn thương sọ não.
2. Tổn thương phần mềm vùng hàm mặt chủ yếu là ñụng dập và rách da, tổn thương
xương phần lớn là loại ñơn thuần và trong ñó ña số là gãy xương gò má – cung tiếp, tiếp
theo là gãy xương hàm dưới. Gãy xương hàm dưới thường là một ñường gãy và thường
xảy ra ở vùng thân xương; trong khi ñó gãy xương gò má – cung tiếp phần lớn là nhiều
ñường gãy và chủ yếu là gãy cung Zygoma - ổ mắt di lệch.
3. ðiều trị gãy xương hàm mặt chủ yếu là phẫu thuật nắn chỉnh và kết hợp xương,

trong ñó ña số là kết hợp xương bằng chỉ thép. Biến chứng sau gãy xương hàm mặt phần
lớn là tổn thương thần kinh dưới ổ mắt và thần kinh huyệt răng dưới. Biến chứng hậu
phẫu thường gặp là khớp cắn lệch và mặt không cân ñối.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Bắc Hùng (2000), “Chấn thương vùng hàm mặt”, Bài giảng Phẫu Thuật Tạo
Hình, Bộ môn Phẫu Thuật Tạo Hình, Trường ðại học Y Hà Nội.
2. Trịnh Hồng Mỹ, Nguyễn Bắc Hùng (2004), “Tình hình chấn thương hàm mặt do tai
nạn giao thông ñược ñiều trị tại khoa Răng Hàm Mặt Bệnh viện Bạch Mai trong hai năm
2002-2003”, Hội nghị Khoa học chuyên ngành Răng Hàm Mặt và Tạo hình toàn quân, Y
học Việt Nam số ñặc biệt, tháng 10/2004, trang 47-55.
3. Nguyễn Tấn Phong (2001),“Phẫu thuật ñiều trị chấn thương sọ mặt”, NXB Y học Hà
Nội
4. Võ Thế Quang (1973), “Phẫu thuật miệng và hàm mặt”, NXB Y học, Hà Nội.
5. Bobby R. Alfood (2005), “Facial fractures", Emergencies in Otolaryngology-Head
and Neck Surgery, Department of Otorhinolaryngology and Communicative Sciences,
Baylor College of Medicine.
6. Jose E. Barrera; Stephen G. Batuello (2005), “Fractures, Mandibule, Angle”,
Medicine World Medical Library. Last Updated: May 27.
7. Michael L. Richardson (2001), “Facial and mandibular fractures”, Approaches To
Differential Diagnosis In Musculoskeletal Imaging, School of Medicine, University of
Washington, page 252-289.
8. Kerim Ortakoglu (2004), “An analysis of maxillofacial fractures: a 5 year survey of
157 patients”, Military Medicine, Vol 169, page 723 - 727.


9. Daniel BANDONA, M. FOIS (1991), “Donnes épidémiologiques des traumatismes
maxillo-faciaux de l’adolescent. Traumatologie bucco - dentaire chez l’enfant et
l’adolescent”, Marseille, XXIIIèmes journées, page 179-191.
10. Astrid WILK, Christophe MEYER (2005), “Traumatologie faciale”, Chirurgie
Maxillo-faciale et chirurgie plastique Reconstructrice, Faculté de Médecine Strasbourg,

Module 12B-Appareil Loco-Moteur, page 2 - 10.



×