Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Đánh giá tình hình nghiên cứu dinh dưỡng thức ăn gia súc của Việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (249.64 KB, 36 trang )

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ DINH DƯỠNG VÀ THỨC ĂN GIA
SÚC VIỆT NAM TRONG 20 NĂM QUA - TỪ 1982 ĐẾN 2002
Lã Văn Kính, Huỳnh Thanh Hoài
Hội thảo: "Đánh giá tình hình nghiên cứu dinh dưỡng thức ăn gia súc của Việt nam
trong thời gian qua và định hướng nghiên cứu trong thời gian tới"
Bộ Nông nghiệp và PTNT - Hội đồng khoa học Công nghệ Bộ Nông nghiệp và PTNT Ban Chăn nuôi Thú y - Hà nội - 11/2003
/>

1. Đặt vần đê
2. Tình hình nghiên cứu vê thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của các loại nguyên
liệu làm thức ăn cho gia súc, gia cầm
3. Tình hình nghiên cứu vê tiêu hoá, hấp thu và lợi dụng các chất dinh dưỡng trên các đối
tượng gia súc gia cầm khác nhau và các loại thức ăn khác nhau
4. Tình hình nghiên cứu xác định nhu cầu dinh dưỡng cho gia súc, gia cầm
5. Tình hình nghiên cứu vê bảo quản, chế biến, sử dụng nguyên liệu thức ăn cho gia súc,
gia cầm
6. KẾT LUẬN
1. Đặt vần đê
Trong 20 năm qua, cùng với sự phát triển của nên kinh tế đất nước, ngành chăn nuôi gia
súc đã có nhiêu tiến bộ vượt bậc cả vê số lượng lẫn chất lượng. Giá trị sản lượng của
ngành chăn nuôi tăng (giá cố định năm 1994) từ 11651 tỷ năm 1992 lên đến 21199,7 tỷ
năm 2002, tăng 82%. Cùng với sự phát triển của ngành chăn nuôi, ngành công nghiệp sản
xuất thức ăn gia súc đã có những tiến bộ đáng kể. Sản xuất thức ăn công nghiệp tăng cả
vê số lượng tuyệt đối cũng như tương đối so với tổng số thức ăn gia súc tiêu thụ. Chỉ tính
riêng trong khoảng từ năm 1996 đến năm 1999, sản lượng thức ăn công nghiệp tăng từ
0,04 triệu tấn năm 1990 tăng lên 1,05 triệu tấn năm 1996 lên đến 2,7 triệu tấn năm 2000
và 3,5 triệu tấn trong năm 2003 và có xu hướng càng ngày càng tăng. Có được những
thành tựu đó là nhờ chính sách cùng mở cửa của Đảng và Nhà Nước ta cùng sự cố gắng
nổ lực của các doanh nghiệp và đóng góp không nhỏ của các nhà khoa học vê dinh dưỡng
thức ăn gia súc. Trong 20 năm gần đây, tình hình nghiên cứu và phát triển chăn nuôi và
đặc biệt là trong lãnh vực thức ăn gia súc đã có nhiêu tiến bộ rõ rệt. Những tiến bộ trong




lĩnh vực nghiên cứu vê dinh dưỡng thức ăn gia súc đã góp phần cải thiện năng suất và
chất lượng sản phẩm chăn nuôi đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội và hướng tới
xuất khẩu. Các nghiên cứu trong lĩnh vực dinh dưỡng và thức ăn gia súc trong 20 năm
qua tập trung vào:







Xác định thành phần hoá học gần úng của các loại nguyên liệu làm thức ăn cho
gia súc, gia cầm. Xác định thành phần các axít amin cũng như các phương pháp
ước tính giá trị năng lượng tiêu hoá, trao đổi cho lợn, gà.
Nghiên cứu xác định tỷ lệ tiêu hoá và khả năng tiêu hoá các chất dinh dưỡng cũng
đang được chú ý thực hiện.
Nghiên cứu xác định nhu cầu các chất dinh dưỡng: năng lượng, protein, axít amin
cho các loại gia súc, gia cầm khác nhau. Hiện nay các nghiên cứu không những đi
sâu vào xác định nhu cầu các axít amin mà còn xem xét trong mối quan hệ với
nhu cầu năng lượng.
Nghiên cứu vê chế biến nguyên liệu để tăng khả năng tiêu hoá của thức ăn, tận
dụng các phụ phế phẩm để hạ giá thành thức ăn chăn nuôi cũng như loại trừ các
độc tố, kháng dinh dưỡng trong các loại thức ăn gia súc, gia cầm.

2. Tình hình nghiên cứu vê thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của các loại
nguyên liệu làm thức ăn cho gia súc, gia cầm
Thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng là cơ sở dữ liệu đầu tiên để thiết lập khẩu phần
ăn tối ưu cho gia súc. Xác định đúng thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của các

loại nguyên liệu thức ăn cho gia súc là điêu kiện tiên đê để xác định nhu cầu dinh dưỡng
và tối ưu hoá khẩu phần, hạ giá thành sản phẩm. Việc xác định thành phần hoá học và giá
trị dinh dưỡng của các nguyên liệu làm thức ăn gia súc cần phải được thực hiện thường
xuyên và liên tục. Số liệu đa dạng vê chủng loại thức ăn và số lượng mẫu phân tích càng
làm cho cơ sở dữ liệu vê thành phần dinh dưỡng thêm chính xác và có độ tin cậy cao.
Mặt khác, sự tiến bộ vê mặt di truyên trong ngành trồng trọt đã tạo ra các giống mới có
giá trị dinh dưỡng ngày càng được cải thiện do đó đòi hỏi dữ liệu thành phần hoá học của
thức ăn phải luôn được cập nhật mới.
2.1 Giai đoạn trước năm 1992 (1982-1992)
Trước năm 1992 đã có một số công trình nghiên cứu xác định thành phần hoá học của các
loại thức ăn cho gia súc, gia cầm ở Việt Nam. Đáng kể nhất là chương trình hợp tác giữa
Viện Chăn nuôi quốc gia và Viện Trung tâm Nghiên cứu Nông hoá phục vụ nông nghiệp
Liên Xô đã cho ra đời cuốn sổ tay: thành phần dinh dưỡng thức ăn gia súc Việt nam.
Cuốn sổ tay này được bổ sung những số liệu phân tích trong hai kế hoạch hợp tác 19811985 và 1986-1990 giữa Viện Chăn nuôi Việt Nam và Viện Trung Tâm Nghiên cứu
Nông hoá phục vụ nông nghiệp Liên Xô. Đây là tập hợp những số liệu phân tích thức ăn
ở các vùng khác nhau do Viện Chăn nuôi, Viện Khoa học Nông nghiệp miên Nam,
trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội, trường Đại học Nông nghiệp II Huế phân tích.
Cuốn sổ tay này đã tổng hợp và hiệu chỉnh các kết quả phân tích thành phần hoá học của
các loại thức ăn gia súc được sử dụng phổ biến ở Việt Nam và có đưa ra tỷ lệ tiêu hoá của


các loại nguyên liệu tham khảo từ tài liệu nước ngoài để làm cơ sở để tính toán giá trị
năng lượng trao đổi cho các loại gia súc, gia cầm.
Trong giai đoạn này cũng có một số nghiên cứu xác định thành phần hoá học và thành
phần axít amin của một số loại nguyên liệu thức ăn, tuy nhiên các nghiên cứu này khá tản
mạn, chưa được hệ thống hoá. Các phòng thí nghiệm phân tích thức ăn của các Viện,
Trường cũng đã tiến hành phân tích xác định thành phần hoá học của các loại thức ăn gia
súc, nhưng số lượng chưa nhiêu. Phân tích xác định thành phần axít amin cũng đã được
tiến hành trong giai đoạn này, cho một số kết quả nhất định. Hoàng Kim Nhuệ (1979) đã
xác định các hợp chất chứa nitơ và thành phần axít amin của một vài loại cỏ họ lúa làm

thức ăn cho gia súc. Nguyễn Nghi (1984) đã tiến hành phân tích dưới sự giúp đỡ của
phòng phân tích thuộc Viện Nghiên cứu nông hóa phục vụ nông nghiệp Liên Xô xác định
thành phần axít amin của một số loại thức ăn gia súc thường dùng ở Việt Nam. Tác giả đã
tiến hành phân tích xác định thành phần của 17 axít amin của 63 mẫu thức ăn gia súc các
loại bao gồm thức ăn xanh, rau bèo, cỏ hòa thảo và bộ đậu, thức ăn củ quả, ngũ cốc, hạt
họ đậu và khô dầu của chúng, bột cá và một số phụ phẩm nông nghiệp. Từ kết quả phân
tích này tác giả cũng đã đê nghị phương pháp tính giá trị sinh học của protein trong các
loại thức ăn khác nhau.
Bên cạnh việc xác định thành phần hoá học thông thường và thành phần axít amin,
Nguyễn Nghi và Bùi Thị Gợi (1984) cũng đã tiến hành phân tích xác định thành phần
khoáng đa lượng và vi lượng của một số loại thức ăn gia súc ở nước ta. Các tác giả đã
tiến hành phân tích 131 mẫu thức ăn gia súc bao gồm thức ăn thô xanh, rau bèo, cỏ hòa
thảo và bộ đậu, thức ăn củ quả, ngũ cốc, hạt họ đậu và khô dầu của chúng, bột cá và cám
gạo. Các chất khoáng được phân tích xác định bao gồm canxi, phốt pho, kali, sắt, đồng,
kẽm và man gan. Kết quả cho thấy hàm lượng các nguyên tố canxi, phốt pho, sắt, đồng,
kẽm và man gan trong rong, bèo, rau xanh tương đối phong phú và đáp ứng đủ nhu cầu
của gia súc. Trong khi đó, hầu hết các loại thức ăn tinh và củ quả phổ biến ở nước ta đêu
giàu sắt, nhưng thường thiếu các nguyên tố canxi, phốt pho, đồng, kẽm, man gan. Đây là
vấn đê cần chú ý khi phối hợp khẩu phần cần bổ sung các chất khoáng cho phù hợp đảm
bảo nhu cầu của gia súc. Vũ Văn Độ (1990) cũng đã tiến hành nghiên cứu thành phần và
hàm lượng một số khoáng vi lượng trong đất và thức ăn gia súc trên địa bàn thành phố
Hồ Chí Minh 1987-1989.
2.2 Giai đoạn sau năm 1992 (1992-2002)
Tiếp nối các kết quả phân tích trong giai đoạn trước, việc xác định thành phần hoá học
của thức ăn gia súc trong giai đoạn này đã tập hợp số liệu phân tích của nhiêu mẫu hơn,
chủng loại phong phú hơn và hệ thống hoá thành các nhóm thức ăn với giai đoạn tuổi,
giống khác nhau cũng như các vùng sinh thái khác nhau trên cả nước. Đặc biệt trong giai
đoạn này tập trung phân tích xác định thành phần axít amin với số lượng và chủng loại
mẫu phong phú hơn và đã phân tích xác định thành phần của tất cả các axít amin và được
kiểm chứng với các phòng thí nghiệm ở nước ngoài. Đồng thời từ số liệu phân tích thành

phần hoá học thông thường, các công trình nghiên cứu trong giai đoạn này cũng đã đưa ra
một số phương pháp ước tính giá trị năng lượng tiêu hoá, trao đổi của các loại thức ăn,
ước tính thành phần axít amin từ protein thô.


Nghiên cứu xác định thành phần hoá học của các nguyên liệu thức ăn, Viện Chăn nuôi
1995 đã cho xuất bản cuốn thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn
gia súc, gia cầm ở Việt Nam. Cuốn sách là tập hợp thành phần hoá học phân tích được
của hơn 4248 mẫu nguyên liệu thức ăn, chủ yếu tập trung ở khu vực phía Bắc. Đây là tập
hợp của các kết quả được xuất bản từ các năm 1962, 1983 và 1992 và có bổ sung thêm
398 mẫu mới. Cuốn sách bao gồm thành phần hoá học gần đúng của các loại thức ăn cho
lợn, gà và gia súc nhai lại. Bên cạnh đó sách còn trình bày thành phần axít amin của các
loại nguyên liệu thức ăn cho gia súc, gia cầm, giá trị năng lượng tiêu hoá, trao đổi cho lợn
và gia cầm được tính theo các phương trình tương quan hồi quy dựa vào tỷ lệ tiêu hoá của
các nguyên liệu tham khảo từ tài liệu nước ngoài.
Ở phía Nam, năm 1996 Đinh Huỳnh đã tập hợp các kết quả phân tích thành phần hoá học
của hơn 400 mẫu các loại nguyên liệu thức ăn gia súc chủ yếu ở khu vực phía Nam và
chủ yếu cho gia súc nhai lại. Nguyễn Nghi và ctv (1995) cũng đã có công trình nghiên
cứu xác định thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của 250 mẫu của 52 loại thức ăn
dùng cho chăn nuôi bò sữa khu vực thành phố Hồ Chí Minh (gồm cỏ trồng, cỏ tự nhiên,
phụ phẩm nông nghiệp, công nghiệp thực phẩm, cây thức ăn xanh, cỏ ủ). Đinh Văn Cải
và ctv (2001) cũng đã phân tích gần 300 mẫu thức ăn cho trâu bò.
Từ kết quả của dự án hợp tác với ACIAR vê giống và thức ăn cho lợn và đê tài độc lập
cấp nhà nước vê thức ăn cho lợn, gà tiến hành trong 7 năm, từ năm 1996 đến 2002, Lã
Văn Kính và các cộng tác viên ở Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miên Nam đã tập
hợp các số liệu phân tích của hơn 850 mẫu nguyên liệu thức ăn các loại (được thu thập
chủ yếu ở khu vực phía Nam) vào cuốn sách thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng
của các loại thức ăn cho lợn gà. Trong cuốn sách này cũng đã tập hợp được số liệu vê
thành phần axít amin của hơn 450 mẫu nguyên liệu thức ăn gia súc của Việt Nam nhưng
được phân tích bởi công ty Ajinomoto, Thái lan; Viện Nghiên cứu động vật, Queensland,

Úc; và phòng phân tích thức ăn gia súc của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miên
Nam. Các phương trình tương quan ước tính giá trị axít amin dựa vào hàm lượng protein
thô của nguyên liệu cũng đã được công bố ở đây. Ngoài ra trong cuốn sách này còn đưa
ra các phương trình tương quan ước tính giá trị năng lượng tiêu hoá, trao đổi của các loại
nguyên liệu thức ăn cho lợn, gà. Các phương trình tương quan với hệ số hiệu chỉnh của
nó có thể tính toán giá trị năng lượng tiêu hoá, trao đổi với độ chính xác tương đối cao
khi so với giá trị ở các bảng thành phần hoá học khác trong và ngoài nước. Dựa vào các
phương trình tương quan này giúp cho các cơ sở sản xuất có thể ước tính một cách nhanh
chóng và tương đối chính xác giá trị năng lượng trong thức ăn.
Tóm lại: Trong vòng 20 năm trở lại đây, các nghiên cứu vê xác định thành phần hoá học
thức ăn không ngừng phát triển. Các thông số sau đã được phân tích:




Thành phần hoá học gần đúng của hầu hết các loại thức ăn (khoảng 6500 mẫu)
với các chỉ tiêu ẩm độ, protein thô, xơ thô, ADF, NDF, béo thô, khoáng tổng số,
NaCl, Ca, P tổng số, đường, tinh bột, năng lượng thô, năng lượng trao đổi, giá trị
năng lượng trao đổi của các nguyên liệu.
Thành phần axít amin trong các loại thức ăn chủ yếu cho lợn, gà (khoảng 600
mẫu) và các phương trình tương quan ước tính thành phần axít amin.




Thành phần khoáng vi lượng trong một số thức ăn khoảng 300 mẫu như Fe, Cu,
Mn, Zn, Co, I nhưng số liệu chưa nhiêu, chưa đại diện, đây là điêu cần thiết tiến
hành nghiên cứu xác định trong thời gian tới.




Vô cùng ít số liệu phân tích thành phần các vitamin, độc tố, chất kháng dinh
dưỡng trong thức ăn…

Hầu hết các số liệu trên đây đã và đang được sử dụng rộng rãi trong thực tế sản xuất và
được các cơ sở sản xuất thức ăn và người chăn nuôi tin cậy.
3. Tình hình nghiên cứu vê tiêu hoá, hấp thu và lợi dụng các chất dinh dưỡng trên
các đối tượng gia súc gia cầm khác nhau và các loại thức ăn khác nhau
Nghiên cứu tỷ lệ tiêu hoá của các loại nguyên liệu làm thức ăn trên các đối tượng gia súc
gia cầm khác nhau là một công việc hết sức quan trọng để đánh giá khả năng sử dụng
thực tế bởi con vật. Các loại thức ăn có thể có cùng thành phần dinh dưỡng như nhau
nhưng có tỷ lệ tiêu hoá khác nhau thì giá trị dinh dưỡng của nó đối với con vật sẽ khác
nhau. Hơn nữa, với cùng một loại nguyên liệu thức ăn nhưng tỷ lệ tiêu hoá cũng khác
nhau ở các loại động vật khác nhau, ví dụ tỷ lệ tiêu hoá cám gạo ở gà khác ở lợn, khác ở
trâu bò. Các nghiên cứu vê tỷ lệ tiêu hoá thức ăn trên thế giới đã được tiến hành từ rất
sớm và họ đã ra được cơ sở dữ liệu vê tỷ lệ tiêu hoá của thức ăn. Ở Việt nam, nghiên cứu
vê xác định tỷ lệ tiêu hoá, hấp thu thức ăn cho các đối tượng gia súc gia cầm ở nước ta
cũng được bắt đầu từ những năm 70 bởi Nguyễn Nghi, Đinh Huỳnh, Trần Cừ và ctv
(1979), song đây là những thí nghiệm tương đối đơn giản và mới chỉ chú ý tới các thành
phần gần đúng như protein thô, béo thô…
Trong vài năm trở lại đây, nghiên cứu tiêu hoá đã tiến bước xa hơn, như xác định giá trị
năng lượng tiêu hoá, trao đổi, xác định tỷ lệ tiêu hoá protein và axít amin của các nguyên
liệu thức ăn. Lê Văn Thọ (2001) đã xác định tỷ lệ tiêu hoá biểu kiến ở hồi tràng của
protein và axít amin trong các sản phẩm đậu tương (đậu tương ép đùn, đậu tương rang,
khô dầu đậu tương Argentina và khô dầu đậu tương Ấn độ) bằng kỹ thuật đặt ống dò
trường diễn sau van hồi-manh tràng ở lợn. Lê Đức Ngoan và ctv (2002) xác định tỷ lệ
tiêu hoá hồi tràng của protein và axít amin của một số nguyên liệu thức ăn protein (bột cá,
khô dầu lạc, bột đậu tương, bột đầu tôm và bã đậu tương) trên lợn Móng Cái. Lã Văn
Kính và ctv (2002) nghiên cứu xác định năng lượng tiêu hoá và tỷ lệ tiêu hoá hồi tràng
của một số nguyên liệu thức ăn cho lợn gồm thức ăn năng lượng: bắp, tấm, cám gạo, cám

mỳ, sắn và thức ăn protein: cá sấy 60% protein; đậu tương không vỏ Argentina; đậu
tương có vỏ Ấn độ; đậu tương có vỏ Malaixia; đậu tương không vỏ Mỹ.
Nghiên cứu xác định tỷ lệ tiêu hoá năng lượng và protein của một số loại nguyên liệu
thức ăn cho gà cũng đã bước đầu được tiến hành trong vài năm qua. Hoàng Văn Tiến và
ctv (1997) đã xác định giá trị năng lượng trao đổi của 6 loại nguyên liệu thức ăn chính
gồm: bắp vàng, gạo tẻ, lúa, khô dầu đậu tương, bột cá Đà Nẵng, khô dầu lạc trên 20 gà
thịt (10 trống và 10 mái) lúc 7 tuần tuổi. Nguyễn Thị Mai và ctv (2001) xác định giá trị
năng lượng trao đổi của bắp, đậu tương, các loại khô dầu đậu tương (nội địa, Ấn Độ,
Argentina), các loại bột cá (cá sấy Kiên Giang, cá nguyên con, cá Peru, cá Thuỵ Điển)


trên gà trống trưởng thành 6 tháng tuổi. Lã Văn Kính và ctv (2002) xác định giá trị năng
lượng trao đổi và tỷ lệ tiêu hoá protein của một số loại nguyên liệu thức ăn (thức ăn năng
lựơng: bắp, tấm gạo, cám gạo và sắn; thức ăn protein: bột cá lạt (cá tạp), bột cá sấy Kiên
Giang, bột cá Peru, đậu tương hạt đã xử lý nhiệt, khô dầu đậu tương cả vỏ và tách vỏ của
Argentina, khô dầu đậu tương Ấn Độ, khô dầu lạc, khô dầu mè, bột thịt và gluten bắp)
trên 40 gà trống tơ 12 tuần tuổi được cắt bỏ manh tràng.
Gần đây, trên gia súc nhai lại, để hiểu rõ hơn bản chất của vấn đê tiêu hoá dạ cỏ, các nhà
nghiên cứu đi sâu vào lĩnh vực môi trường và phân giải chất hữu cơ trong dạ cỏ. Đào Lan
Nhi và ctv (1999) nghiên cứu ảnh hưởng của khẩu phần đến tỷ lệ tiêu hoá, cân bằng nitơ
trên trâu vỗ béo 18-24 tháng tuổi. Thí nghiệm cân bằng nitơ trên 4 trâu đực tơ 24 tháng
tuổi theo phương pháp ô vuông latin với 4 khẩu phần có tỷ lệ thức ăn tinh khác nhau theo
vật chất khô là 0%, 30% (sắǹ, cám), 15% (cám, rỉ mật) và 30% (sắǹ, bột lá keo dậu) cho
tỷ lệ lợi dụng nitơ lần lượt là 27,35, 35,11, 37,63 và 40,33%. Đoàn Đức Vũ và ctv (1999)
nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn và khẩu phần đến môi trường dạ cỏ và khả năng tiêu
hoá của bò sữa, sử dụng 4 bò mổ lỗ dò dạ cỏ bố trí theo ô vuông latin. Thí nghiệm 1 gồm
4 khẩu phần cho tỷ lệ tiêu hoá vật chất khô và xơ thô sau 48 giờ lần lượt là 49,55 và
36,31% (khẩu phần 1: rơm không ủ); 54,62 và 40,21% (khẩu phần 2: rơm ủ urea); 57,62
và 46,15% (khẩu phần 3: bánh dinh dưỡng) và 57,09 và 45,89% (khẩu phần 4: rơm ủ
urea+bánh dinh dưỡng). Thí nghiệm 2 gồm 4 khẩu phần có tỷ lệ tinh/thô khác nhau cho

tỷ lệ tiêu hoá vật chất khô và xơ thô sau 48 giờ lần lượt là 52,75 và 40,85% (tỷ lệ
tinh/thô: 77/23); 51,91 và 40,34% (tỷ lệ tinh/thô: 60/40); 60,46 và 49,23% (tỷ lệ tinh/thô:
40/60) và 67,82 và 58,77% (tỷ lệ tinh/thô: 25/75). Nguyễn Thị Mùi và ctv (1999) nghiên
cứu đánh giá khả năng tiêu hoá các chất dinh dưỡng chủ yếu của dê đối với 6 loại thức ăn
xanh (cỏ ghi nê, mía cây, cỏ lông para, ngọn lá Trichantera gigantea, ngọn lá mít và ngọn
lá cây đậu (Flemingia macrophylla) bằng phương pháp in vivo. Kết quả thí nghiệm cho
thấy rằng hệ số tiêu hoá vật chất khô và protein đêu cao ở các loại thức ăn thí nghiệm. Hệ
số tiêu hoá vật chất khô dao động từ 50,6% ở đậu Flemingia đến 75,6% ở chè
Trichantera, trong khi hệ số tiêu hoá protein dao động từ 45,2% ở ngọn lá mít đến 70,2%
ở cỏ lông para. Riêng hệ số tiêu hoá protein của mía cây là –58,7% bởi vì gia súc phải
huy động một lượng nitơ nội sinh để đảm bảo mức duy trì cơ thể khi hàm lượng protein
thô ở mía cây quá thấp. Nguyễn Bá Mùi và ctv (2001) nghiên cứu tỷ lệ tiêu hoá dạ cỏ các
chất dinh dưỡng của phụ phẩm dựa trên dê mổ lỗ dò dạ cỏ. Các tác giả đã tiến hành thí
nghiệm xác định tỷ lệ tiêu hoá các chất dinh dưỡng theo phương pháp túi nylon dạ cỏ đối
với 3 công thức ủ: 75% chồi ngọn dứa+ 25% vỏ và bã dứa ép+ 0,5% muối (CT1); 100%
chồi ngọn và lá dứa+ 0,5% muối (CT2) và 100% vỏ và bã dứa ép+ 0,5% muối (CT3). Kết
quả thí nghiệm cho thấy CT3 có tỷ lệ tiêu hoá các chất dinh dưỡng cao nhất và CT2 có tỷ
lệ tiêu hoá các chất dinh dưỡng thấp nhất (hàm lượng nitơ protein trong dịch dạ cỏ ở CT3
là 51,27 mg% và ở CT2 là 49,94 mg%). Kết quả thí nghiệm cũng cho thấy rằng CT3 có
hàm lượng axít béo bay hơi tổng số là cao nhất (10,37mEq/100 ml so với 8,99 mEq/100
ml ở khẩu phần đối chứng là cỏ tự nhiên).

Tóm lại: Các nghiên cứu xác định tỷ lệ tiêu hoá của các loại nguyên liệu thức ăn cho cả
heo, gà, trâu bò trên đây cũng mới chỉ mới là bước đầu, kết quả khá hạn chế và mang tính


chất tham khảo. Các giá trị tỷ lệ tiêu hoá sử dụng trong thực tiễn chủ yếu mượn của nước
ngoài. Do tỷ lệ tiêu hoá phụ thuộc rất nhiêu yếu tố như nguồn gốc, đặc điểm lý hoá của
đất, khí hậu thời tiết, giống, phương thức canh tác, phương pháp chế biến, bảo quản thức
ăn cũng như đặc tính giống gia súc… nên tỷ lệ tiêu hoá thức ăn Việt nam sẽ khác thức ăn

ở nước ngoài, Trong thời gian tới cần thiết đẩy mạnh nghiên cứu xác định tỷ lệ tiêu hoá
một cách toàn diện của các loại nguyên liệu thức ăn trên các đối tượng gia súc gia cầm
khác nhau để xây dựng cơ sở dữ liệu vê tỷ lệ tiêu hoá của Việt nam.

4. Tình hình nghiên cứu xác định nhu cầu dinh dưỡng cho gia súc, gia cầm
Nghiên cứu xác định nhu cầu dinh dưỡng cho các đối tượng gia súc, gia cầm là một việc
làm đòi hỏi phải được thực hiện thường xuyên, liên tục. Lý do là con giống được cải
thiện ngày càng cao sản hơn vê năng suất và chất lượng đòi hỏi nhu cầu dinh dưỡng phải
được cải thiện theo. Đồng thời, theo sự phát triển của dinh dưỡng học, trước tiên, ngừơi
ta thoả mãn nhu cầu các chất đa lượng trước, sau đó đi sâu nghiên cứu xác định nhu cầu
của các chất vi lượng riêng lẻ và mối tương tác giữa chúng trong khẩu phần ăn cho gia
súc, gia cầm. Trong đó đặc biệt là nghiên cứu xác định nhu cầu năng lượng, protein và
axít amin và mối liên hệ giữa chúng trong khẩu phần ăn cho gia súc, gia cầm. Xác định
chính xác nhu cầu các chất dinh dưỡng của con vật và thành phần dinh dưỡng của các
loại nguyên liệu thức ăn sẽ cho phép thu hẹp khoảng cách an toàn trong phối hợp khẩu
phần để hạ giá thành thức ăn và từ đó hạ giá thành sản phẩm chăn nuôi.

4.1 Tình hình nghiên cứu xác định nhu cầu dinh dưỡng cho lợn

Trong 20 năm qua có rất nhiêu nghiên cứu khác nhau vê xác nhu cầu dinh dưỡng và
phương thức nuôi dưỡng của nhiêu tác giả khác nhau trên lợn. Các nghiên cứu chủ yếu
tập trung vào xác định nhu cầu năng lượng, protein, axít amin và mối liên hệ giữa chúng
trong khẩu phần, nghiên cứu mức ăn và chế độ nuôi dưỡng trên các đối tượng heo khác
nhau. Theo sự phát triển của ngành dinh dưỡng và thức ăn gia súc trong 20 năm qua, ban
đầu các nghiên cứu chỉ quan tâm giải quyết đơn lẻ từng yếu tố hoặc nhu cầu năng lượng
hoặc nhu cầu protein thô. Tiếp theo là nghiên cứu vê nhu cầu của cả năng lượng và
protein thô cho lợn.

4.1.1 Nghiên cứu vê nhu cầu dinh dưỡng cho lợn con
Vấn đê cai sữa sớm lợn con đã và đang được các nhà nghiên cứu và sản xuất quan tâm cả

trên thế giới cũng như trong nước. Cai sữa sớm lợn con giúp cho thời gian động dục trở
lại của lợn mẹ sớm hơn, tăng hệ số lứa đẻ, giảm hao mòn lợn mẹ. Để thực hiện cai sữa


sớm lợn con vấn đê đầu tiên là phải nghiên cứu khẩu phần thức ăn thích hợp cho lợn con
tập ăn và sau cai sữa. Vì thức ăn tự nhiên cho lợn con là sữa mẹ có giá trị dinh dưỡng
cao, dễ tiêu hoá, cho nên để cai sữa sớm cho lợn con, khẩu phần ăn cho lợn con tập ăn và
sau cai sữa cần phải đảm bảo đủ nhu cầu dinh dưỡng cần thiết và có chất lượng cao, dễ
tiêu cung cấp cho nhu cầu của cơ thể. Tuy nhiên, các nghiên cứu vê thức ăn cho lợn con
mới thực sự được quan tâm nhiêu trong thời gian gần đây, ở giai đoạn trước năm 1992
vấn đê này cũng đã được đê cập đến, nhưng sự quan tâm còn chưa nhiêu.

- Giai đoạn trước năm 1992 (1982-1992)
Trong giai đoạn này vấn đê nghiên cứu thức ăn cho lợn con tập ăn và sau cai sữa để cai
sữa sớm lợn con ở nước ta chưa được chú trọng nhiêu. Thường các nghiên cứu vê thức ăn
tập trung nhiêu vào đối tượng lợn mẹ mà ít chú trọng đến việc nghiên cứu thức ăn cho
lợn con để tăng hệ số lứa đẻ của lợn nái bằng cách cai sữa sớm lợn con và giảm hao mòn
cho lợn mẹ. Một phần vì trình độ chăn nuôi lúc đó chưa cho phép cai sữa sớm cho lợn
con vì gặp nhiêu rũi ro, cho nên vấn đê nghiên cứu thức ăn cho lợn con tập ăn và sau cai
sữa chưa được quan tâm nhiêu. Tuy vậy, trong giai đoạn này cũng đã có một số tiến bộ
nhất định trong việc nghiên cứu thức ăn cho lợn con tập ăn và sau cai sữa. Một số nghiên
cứu bước đầu vê dinh dưỡng cho lợn con, mặc dù nó chưa được hệ thống hoá, mà chỉ giải
quyết một vài vấn đê riêng lẻ cấp thiết trước mắt. Nghiên cứu trên lợn con, Trịnh Hữu
Phước và ctv (1981) đã nghiên cứu vê sự chuyển hoá năng lượng ở lợn con thông qua sự
tiêu thụ ô xy. Do trong thời kỳ này khẩu phần ăn cho lợn mẹ và lợn con thiếu hụt dinh
dưỡng và mất cân đối trầm trọng, nên các tác giả chỉ chú ý giải quyết bổ sung một vài
yếu tố giới hạn chính để tăng năng suất vật nuôi. Hoàng Văn Tiến và ctv (1983) đã
nghiên cứu bổ sung kẽm cho lợn con suy dinh dưỡng vì trong thời kỳ này có đến 20-30%
lợn con suy dinh dưỡng, trong đó lợn con biểu hiện thiếu kẽm khá cao. Kết quả sau 45
ngày thí nghiệm, lợn được bổ sung bột kẽm cho tăng trọng cao hơn, tiêu thụ thức ăn

nhiêu hơn so với đối chứng và cơ thể được hồi phục nhanh chóng. Sau đó cũng chính tác
giả đã tiến hành nghiên cứu bổ sung các nguyên tố vi lượng cho lợn con từ sơ sinh đến
cai sữa. Các nghiên cứu nhu cầu các chất dinh dưỡng chính là năng lượng protein và axít
amin chưa được quan tâm.

- Giai đoạn sau năm 1992 (1992-2002)
Các nghiên cứu vê nhu cầu dinh dưỡng cho lợn con tập ăn và sau cai sữa để cai sữa sớm
lợn con mới được quan tâm thực hiện trong những năm gần đây, khi mà yêu cầu của sản
xuất vê tăng hệ số lứa đẻ của lợn nái, tăng khả năng sử dụng của lợn nái ngày càng cấp
thiết. Nguyễn Đăng Bật và ctv (1995) đã nghiên cứu thức ăn để cai sữa sớm lợn con ở 35
ngày tuổi với 3250 kcal ME/kg; 20,5% protein thô và 1,4% lysine. Lã Văn Kính và ctv
(1999) đã tiến hành xác định nhu cầu năng năng lượng và axít amin cho lợn con sau cai
sữa. Thí nghiệm được tiến hành trên 696 lợn lai thương phẩm 3 máu ngoại sau cai sữa
(28 ngày tuổi). Kết quả thí nghiệm cho thấy khẩu phần thích hợp cho lợn con sau cai sữa


chứa 15-16 MJ DE/kg và 1,0-1,1 g lysine/MJ DE, 0,57-0,63 g methionine+ cystine/MJ
DE, 0,63-0,7 g threonine/MJ DE và 0,18-0,2 g tryptophan/MJ DE. Trần Quốc Việt và ctv
(1999) nghiên cứu xác định mức năng lượng, axít amin và tỷ lệ axít amin/năng lượng
thích hợp cho lợn con sau cai sữa. Thí nghiệm được tiến hành trên 216 lợn con sau cai
sữa (ở 35 ngày tuổi, trọng lượng 8-9 kg) và đã xác định được mức năng lượng thích hợp
trong khẩu phần cho lợn con sau cai sữa chứa 20% protein thô và 1,25% lysine là 32503350 kcal/kg và tỷ lệ lysine/ năng lượng thích hợp là 0,9-1,0 g/MJ DE. Lã Văn Kính và
ctv (2002) đã tiến hành 3 thí nghiệm trên 560 lợn con sau cai sữa để xác định nhu cầu
dinh dưỡng cho lợn con sau cai sữa theo giai đoạn (28-42 ngày và 42-56 ngày tuổi). Kết
quả thí nghiệm cho thấy khẩu phần tốt nhất cho lợn con sau cai sữa với mức năng lượng
3450 kcal ME/kg; 22% protein thô; 1,5% lysine; 0,84% methionine + cystine; 0,92%
threonine; 0,26% tryptophan cho giai đoạn 28-42 ngày tuổi và 3300 kcal ME/kg; 20%
protein thô; 1,35% lysine; 0,74% methionine + cystine; 0,82% threonine; 0,24%
tryptophan cho giai đoạn 42-56 ngày tuổi.
Nghiên cứu vê nhu cầu dinh dưỡng cho lợn con tập ăn, Lã Văn Kính và ctv (2002) đã tiến

hành thí nghiệm trên 360 lợn con theo mẹ (36 ổ) được bố trí gồm 2 yếu tố (3x3) với 3
mức năng lượng (3200; 3300 và 3400 kcal/kg) và 3 mức axít amin (4,5; 5,0 và 5,5 mg
lysine/kcal ME), các axít amin còn lại: methionine + cystine và threonine được tính theo
tỷ lệ phần trăm của lysine. Kết quả thí nghiệm cho thấy rằng khẩu phần tốt nhất cho lợn
con giai đoạn theo mẹ có mật độ dinh dưỡng 3300 Kcal ME/kg thức ăn, 22,5% protein
thô và 5,00 mg lysine; 1,35mg methionine; 2,85mg methionine+ cystine; 3,00mg
threonine/kcal ME hay 1,65% lysine; 0,44% methionine; 0,94% methionine +cystine và
0,99% threonine.

4.1.2 Nghiên cứu vê nhu cầu dinh dưỡng cho lợn nuôi thịt
Nghiên cứu vê nhu cầu dinh dưỡng và khẩu phần thức ăn cho lợn thịt được thực hiện từ
rất sớm và đây là đối tượng được quan tâm nghiên cứu nhiêu nhất trong giai đoạn nghiên
cứu đầu tiên của nước ta từ sau ngày hòa bình lập lại. Mặt dù nhu cầu dinh dưỡng cho lợn
thịt được nghiên cứu sớm nhất và có khá nhiêu công trình nghiên cứu vê vấn đê này, song
do con giống ngày càng được cải thiện với tỷ lệ nạc càng cao đòi hỏi nhu cầu dinh dưỡng
cũng tăng theo. Bên cạnh đó, do các axít amin tổng hợp được sản xuất với qui mô công
nghiệp trong những năm gần đây cho phép nghiên cứu xác định nhu cầu không chỉ
protein thô mà cả axít amin cho lợn thịt.

- Giai đoạn trước năm 1992 (1982-1992)
Trong giai đoạn này, chăn nuôi chủ yếu là quảng canh, chưa được đầu tư đúng mức vê
nhu cầu thức ăn, nhất là chăn nuôi ở nông hộ. Khẩu phần ăn chủ yếu gồm phụ phế phẩm,
rau xanh và có thể có một số thức ăn tinh nhưng chưa được cân đối nhu cầu các chất dinh
dưỡng chính. Do đó năng suất và chất lượng thịt còn rất thấp. Chính vì thế các nghiên


cứu bước đầu vê cân đối khẩu phần thức ăn và bổ sung một số yếu tố giới hạn chính đem
lại hiệu quả rất có ý nghĩa so với đối chứng.
Các nghiên cứu vê dinh dưỡng cho lợn thịt trong giai đoạn này chủ yếu tập trung vào việc
bổ sung các yếu tố giới hạn còn thiếu trong khẩu phần hơn là cân đối nhu cầu các chất

dinh dưỡng. Nghiên cứu khẩu phần thức ăn tinh cho lợn, Nguyễn Đức Trân và ctv (1977)
đã tiến hành thí nghiệm nuôi heo bằng khẩu phần không có thức ăn xanh bằng việc bổ
sung premix khoáng vitamin. Do thức ăn trong giai đoạn này thiếu hụt nhiêu vitamin và
khoáng vi lượng nên vấn đê bổ sung thức ăn xanh là cần thiết. Vũ Duy Giảng và ctv
(1980) đã tiến hành nghiên cứu giá trị dinh dưỡng của cỏ voi trong chăn nuôi lợn thịt. Tô
Cẩm Tú và Hoàng Văn Tiến (1981) đã nghiên cứu công thức điêu khiển năng lượng duy
trì để đạt hiệu quả chuyển hoá cao thức ăn cho chăn nuôi lợn thịt. Do khẩu phần trong
giai đoạn này chưa cân đối vê dinh dưỡng, chỉ tận dụng các sản phẩm địa phương (tấm,
cám, rau xanh) nên năng suất chăn nuôi thấp. Nghiên cứu của Võ Ái Quấc và Lưu Hữu
Mãnh (1984) đã tiến hành nuôi dưỡng heo Ba xuyên theo khẩu phần cân đối các chất
dinh dưỡng cho kết quả cao hơn nhiêu so với chăn nuôi tuỳ tiện. Đi sâu nghiên cứu ảnh
hưởng của các thành phần dinh dưỡng chính đến năng suất và chất lượng của lợn thịt,
Hoàng Văn Tiến (1984) đã đưa ra một số phương pháp tính nhu cầu protein và năng
lượng cho các loại lợn. Do thức ăn cho lợn trong giai đoạn này thường thiếu hụt các chất
dinh dưỡng, đặc biệt là khoáng vi lượng, Hoàng Văn Tiến và ctv (1985) đã nghiên cứu
vai trò của một số nguyên tố vi lượng trong dinh dưỡng của lợn. Nguyễn Nghi và ctv
(1985) đã tiến hành nghiên cứu xác định một số công thức bổ sung khoáng vi lượng cho
lợn và gà. Kết quả với đối tượng lợn thịt, liêu bổ sung khoáng vi lượng vào thức ăn tinh
là khoảng 1%. Đi sâu vào nghiên cứu vai trò của yếu tố chính cấu thành cơ thể (protein
và axít amin), Bùi Thị Gợi (1990) đã nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ ăn có tỷ lệ protein
khác nhau đến tỷ lệ thịt nạc của lợn lai Landrace với heo ĐBI-81. Hoàng Văn Tiến và
Nguyễn Đăng Bật (1992) đã bước đầu nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung lysine vào
khẩu phần ăn cho lợn ¾ máu ngoại. Trần Phú Lộc và ctv (1992) đã nghiên cứu mức năng
lượng thích hợp trong khẩu phần nuôi lợn thịt giống Yorkshire có hoặc không cân đối
lysine. Lã Văn Kính và ctv (1992) đã nghiên cứu tỷ lệ lysine bổ sung trong khẩu phần ăn
cho lợn ngoại nuôi thịt. Đến lúc này việc đi sâu nghiên cứu nhu cầu của các chất dinh
dưỡng chính (năng lượng, protein và axít amin) được quan tâm và được nghiên cứu nhiêu
ở giai đoạn tiếp theo.
Bên cạnh đó, việc nghiên cứu vê tiêu hoá và lợi dụng các chất dinh dưỡng cũng đã bước
đầu được quan tâm. Trần Cừ và ctv (1979) đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của các

khẩu phần và cách cho ăn khác nhau đến sự tiêu hoá và sử dụng nitơ ở ruột của lợn. Các
tác giả đã tiến hành thí nghiệm trên 6 lợn lai ĐB x MC 5-6 tháng tuổi, trong đó có 4 con
mỗ lổ dò tá tràng và 2 con không mỗ lổ dò. Kết quả thí nghiệm cho thấy khi cho ăn khẩu
phần có cùng mức protein nhưng khác nhau vê loại thức ăn thì hàm lượng các dạng nitơ
cũng khác nhau. Sự khác nhau vê hàm lượng các dạng nitơ là yếu tố quan trọng ảnh
hưởng đến khả năng tiêu hoá, hấp thu và sử dụng nitơ ở ống tiêu hoá. Mặc khác các tác
giả cũng khám phá ra rằng cách cho ăn (đặc, loãng) cũng đã ảnh hưởng đến hàm lượng
các dạng nitơ, từ đó ảnh hưởng đến sự tiêu hoá và sử dụng nitơ của heo.


- Giai đoạn sau năm 1992 (1992-2002)
Trong giai đoạn này các nghiên cứu đi sâu vào xác định nhu cầu của các dinh dưỡng
chính (năng lượng, protein và axít amin) và mối tương quan của chúng trong dinh dưỡng
cho lợn thịt để đạt kết quả tối ưu vê năng suất và chất lượng thịt và đối tượng chủ yếu tập
trung vào lợn giống ngoại và lợn lai. Nghiên cứu vê nhu cầu protein và axít amin cho lợn
thịt giống ngoại, Nguyễn Nghi và (1994) đã tiến hành thí nghiệm trên 48 lợn thịt giống
ngoại và cho thấy rằng với lợn thịt giống ngoại có nhu cầu vê protein là 15% và 0,85%
lysine cho lợn 20-55 kg và 14% protein và 0,78% lysine cho lợn 56-85 kg. Trần Quốc
Việt và ctv (1995) đã nghiên cứu xác định nhu cầu năng lượng và protein cho lợn lai 7/8
máu ngoại nuôi thịt. Bùi Huy Như Phúc (1996) nghiên cứu ảnh hưởng các mức năng
lượng và protein trên lợn tăng trưởng. Tác giả đã tiến hành thí nghiệm trên 100 lợn thịt
giống ngoại được thiết kế theo 2 yếu tố (5x2) gồm 5 mức năng lượng và 2 mức protein.
Kết quả thí nghiệm cho thấy rằng mức năng lượng thích hợp trong khẩu phần cho lợn thịt
là 2965-3112 kcal/kg và mức protein thích hợp là 14-16%. Vê nghiên cứu ảnh hưởng của
các mức protein thô trong khẩu phần đến năng suất và chất lượng thịt xẻ của heo nuôi
thịt, Nguyễn Nghi và ctv (1995) đã tiến hành 2 thí nghiệm trên 144 lợn thịt lai 3 máu
ngoại. Kết quả cho thấy khi cân đối axít amin trong khẩu phần của lợn thịt thì heo ăn
khẩu phần 16% protein thô ở giai đoạn 20-50 kg và 14% protein ở giai đoạn 50-90 kg
không có sai khác vê tăng trọng và tiêu tốn thức ăn nhưng chi phí thức ăn thấp hơn khi ăn
khẩu phần 16-18% protein thô.

Đi sâu nghiên nhu cầu axít amin cho lợn thịt, Trần Quốc Việt và ctv (1999) đã tiến hành
2 thí nghiệm trên 112 lợn thịt để xác định ảnh hưởng của các mức năng lượng và lysine
khác nhau trong khẩu phần ăn cho lợn ngoại nuôi thịt. Kết quả thí nghiệm đã đưa ra được
các công thức thức ăn cho lợn thịt có hàm lượng năng lượng 3000-3000-2950 kcal/kg,
protein thô 18-15-13%, lysine 1,15-1,0-0,75%, methionine+ cystine 0,7-0,62-0,49%,
threonine 0,75-0,67-0,52%, tryptophan 0,2-0,18-0,14% tương ứng với các giai đoạn sinh
trưởng 15-30, 30-60 và 60-100 kg. Nguyễn Ngọc Hùng và ctv (2001) đã tiến hành thí
nghiệm trên 48 lợn ngoại (Yorkshire) và 48 lợn lai (Yorkshire x Thuộc nhiêu) nuôi thịt
nhằm xác định tỷ lệ lysine/năng lượng thích hợp cho các đối tượng trên. Kết quả thí
nghiệm cho thấy tỷ lệ lysine/năng lượng thích hợp cho lợn Yorkshire là 0,65-0,55 g/MJ
DE và cho lợn lai là 0,55-0,45 g/MJ DE tương ứng cho 2 giai đoạn nuôi là 20-50 kg và
50-85 kg. Mức năng lượng trong khẩu phần cho lợn ngoại là 14-13 MJ DE và lợn lai là
13-12 MJ DE tương ứng cho 2 giai đoạn nuôi ở trên. Vũ Thị Lan Phương và ctv (2001)
cũng đã nghiên cứu vê tỷ lệ lysine và năng lượng thích hợp cho lợn thịt sinh trưởng và vỗ
béo giống ngoại và giống lai. Các tác giả đã tiến hành trên 96 lợn ngoại Yorkshire nuôi
thịt được bố trí theo 2 yếu tố (2x4) với 2 mức năng lượng và 4 mức lysine. Kết quả của
thí nghiệm là khẩu phần chứa 13,5-12,5 MJ DE với tỷ lệ lysine là 0,65-0,55 g/ MJ DE
tương ứng cho 2 giai đoạn nuôi sinh trưởng và vỗ béo đạt hiệu quả tốt nhất.

4.1.3 Nghiên cứu vê nhu cầu dinh dưỡng cho lợn nái


Xác định nhu cầu dinh dưỡng cho lợn nái mang thai và nuôi con, cả giống ngoại, giống
lai và giống nội cũng đã được nhiêu tác giả quan tâm nghiên cứu trong 20 năm trở lại
đây. Trong nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng cho lợn nái mang thai thì việc nghiên cứu xác
định mức ăn hàng ngày là rất quan trọng, nó giúp khống chế lượng dinh dưỡng ăn vào
phù hợp với từng giai đoạn phát triển của bào thai, đảm bảo đủ dinh dưỡng cho bào thai
phát triển đồng thời tránh được tình trạng lợn nái quá mập do ăn nhiêu làm giảm khả
năng sinh sản, tăng tỷ lệ chết thai.


- Giai đoạn trước năm 1992 (1982-1992)
Trong giai đoại này, các nghiên cứu vê nhu cầu dinh dưỡng cho lợn nái chưa nhiêu và
chủ yếu tập trung nhiêu vào đối tượng lợn giống nội. Nghiên cứu vê chế độ nuôi dưỡng
lợn nái nội Lang hồng trong thời kỳ có chửa và nuôi con, Nguyễn Hiên (1981) đã tiến
hành thí nghiệm trên 24 lợn nái cơ bản cho ăn với chế độ dinh dưỡng hạn chế ở 3 tháng
chửa đầu, tăng cao hơn tiêu chuẩn ở tháng chửa cuối và nuôi con. Kết quả thí nghiệm cho
thấy rằng với việc nuôi dưỡng hạn chế trong 3 tháng chửa đầu và tăng cao hơn tiêu chuẩn
vào tháng chửa cuối và giai đoạn nuôi con tháng thứ nhất, khả năng sinh sản của lợn nái
được nâng cao rõ rệt. Nuôi dưỡng lợn nái hạn chế ở 3 tháng chửa đầu, tăng cao vào tháng
chửa cuối đã không làm lợn nái bị gầy đi hoặc sinh con xấu đi. Đồng thời nuôi dưỡng lợn
nái nuôi con tháng thứ nhất với khẩu phần dinh dưỡng cao làm tăng sản lượng sữa lợn
nái, dẫn đến tăng trọng lượng lợn con cai sữa, giảm tỷ lệ chết, còi cọc, tỷ lệ nhiễm bệnh
của lợn con và đồng thời giảm hao mòn heo mẹ. Ngoài nghiên cứu vê nhu cầu dinh
dưỡng và mức ăn vào của lợn nái còn có các nghiên cứu khảo sát khả năng tích luỹ
protein của lợn nái nội trong thời kỳ có chửa (Nguyễn Thị Lương Hồng, 1983). Cũng
chính tác giả này, Nguyễn Thị Lương Hồng (1983) đã nghiên cứu đặc điểm trao đổi năng
lượng, protein của lợn nái nội trong thời kỳ có chửa.

- Giai đoạn sau năm 1992 (1992-2002)
Các nghiên cứu vê dinh dưỡng cho lợn nái chủ yếu tập trung xác định nhu cầu năng
lượng, protein, axít amin và mức ăn vào hàng ngày thích hợp cho lợn nái mang thai và
nuôi con, cả nái nội và nái ngoại. Nguyễn Nghi và ctv (1993) đã nghiên cứu ảnh hưởng
của các mức năng lượng và protein khác nhau trong khẩu phần đến năng suất sinh sản
của lợn nái nội và lai. Các tác giả đã tiến hành trên 54 nái Móng cái, 18 nái lai Đại bạch x
Móng cái và 12 nái lai Landrace x Móng cái. Kết quả thí nghiệm cho thấy rằng nái Móng
cái có chửa được cung cấp mức năng lượng thời kỳ đầu là 2846 kcal, thời kỳ thứ hai là
3463 kcal, tương ứng với 1-1,2 kg thức ăn, đối với nái lai là 3903 kcal ME cho giai đoạn
1 (1,3-1,4 kg) và 4694 kcal ME cho giai đoạn 2 (1,6-1,7 kg). Lợn nái ở thời kỳ nuôi con
cho ăn tự do thức ăn tinh khoảng 2,8-3 kg cho nái nội và 4 kg cho nái lai với mức protein
thô là 16%.



Kết quả nghiên cứu của Phan Bùi Ngọc Thảo và ctv (1994) trên 60 lợn nái sinh sản giống
ngoại cho thấy rằng khẩu phần cho lợn nái ngoại mang thai chứa 2900 kcal ME/kg và
13% protein thô với mức ăn vào hàng ngày là 1,9 kg cho lợn chửa kỳ I và 2,3 kg cho lợn
chửa kỳ II. Khẩu phần cho lợn nái ngoại nuôi con chứa 3000 kcal ME/kg và 15% protein
thô. Nguyễn Thị Viễn (1994) tiến hành 4 thí nghiệm trên 232 nái ở lứa đẻ 2, 3, 4 và 5
thực nghiệm trên 1440 nái thuộc nông hộ đã xác định được mức ăn cho lợn nái giai đoạn
mang thai là 1,8-2,2 kg/con/ ngày ở giai đoạn chửa kỳ I và tăng thêm 0,4-0,5 kg cho giai
đoạn chửa kỳ II. Hoàng Nghĩa Duyệt (2001) nghiên cứu ảnh hưởng của các mức protein
thô khác nhau đến khả năng sinh trưởng và sinh sản của lợn nái hậu bị và sinh sản giống
Móng cái nuôi tại miên Trung. Đoàn Xuân Trúc và ctv (2001) đã nghiên cứu xây dựng
các công thức thức ăn hỗn hợp cho lợn nái mang thai và nuôi con. Nguyễn Như Pho
(2001) nghiên cứu ảnh hưởng của khẩu phần ăn có mức năng lượng khác nhau trong thời
kỳ mang thai đến năng suất sinh sản của lợn nái. Tác giả đã tiến hành thí nghiệm trên 60
lợn nái chia làm 4 lô với các mức năng lượng khác nhau. Kết luận rút ra trong thí nghiệm
này lợn nái trong giai đoạn mang thai kỳ 1 giới hạn mức ăn vào 6000 kcal ME/ ngày, kỳ
2 7500-9000 kcal/ngày và hạn chế cho ăn chỉ còn 3000 kcal/ngày trong 4-5 ngày trước
khi đẻ.
Việc nghiên cứu xác định nhu cầu năng lượng, protein, axít amin thích hợp cho lợn nái
mang thai và nuôi con cả giống nội và giống ngoại đã được các tác giả nghiên cứu một
cách hoàn chỉnh trong đê tài độc lập cấp nhà nước vê thức ăn gia súc (2000-2002) do Lã
Văn Kính chủ trì. Đê tài này đã tiến hành nghiên cứu trên 45 lợn nái ngoại và 60 nái nội
giai đoạn mang thai; 100 lợn nái ngoại và 48 lợn nái nội giai đoạn nuôi con. Kết quả
nghiên cứu của đê tài này đã xác định được nhu cầu vê năng lượng, protein và axít amin
cũng như mức ăn hàng ngày của lợn nái mang thai và nuôi con. Khẩu phần cho lợn nái
giống ngoại giai đoạn mang thai là 3100 Kcal ME/kg và 13% protein thô; 0,65% lysine;
0,46% methionine + cystine; 0,53% threonine; 0,12% tryptophan và 0,23% methionine.
Kết quả thí nghiệm cũng cho thấy rằng mức ăn hàng ngày của nái có thể trạng trung bình
trong giai đoạn mang thai cần cung cấp 2 kg/nái/ngày với giai đoạn chửa kỳ 1 và 3

kg/nái/ngày cho giai đoạn chửa kỳ 2. Nái có thể trạng mập cần cung cấp 1,8 kg/ con/ngày
cho giai đoạn chửa kỳ 1 và2,7 kg/con/ngày cho chửa kỳ 2. Nái có thể trạng ốm cần cung
cấp 2,2 kg/con/ngày cho giai đoạn chửa kỳ 1 và 3,3 kg/con/ ngày cho chửa kỳ 2. Với nái
nội giai đoạn mang thai khẩu phần chứa 2900 Kcal ME/kg và 12% protein thô, 0,6%
lysine, 0,38% methionine+ cystine, 0,46% threonine và 0,11% tryptophan với mức ăn
vào hàng ngày là 1,4 và 1,5 kg/con/ ngày lần lượt cho 2 giai đoạn chửa kỳ 1 và kỳ 2 của
lợn nái nang thai lứa 1 và 2 và 1,1 và 1,2 kg/con/ngày lần lượt cho 2 giai đoạn chửa kỳ 1
và kỳ 2 của lợn nái nang thai từ lứa 3 trở đi. Khẩu phần cho lợn nái nuôi con giống ngoại
chứa 3100 kcal/kg thức ăn; 18% protein thô; 0,95% lysine; 0,53% methionine + cystine;
0,61% threonine và 0,15% tryptophan. Với lợn nái nuôi con giống nội khẩu phần chứa
3000 Kcal ME/kg và 14 % protein thô, 0,85% lysine, 0,32% methionine+ cystine, 0,56%
threonine và 0,15% tryptophan với mức ăn vào hàng ngày là 3,0-3,5 kg/con/ ngày cho lợn
nái nuôi 10 con. Nếu lợn nái để nuôi trên hoặc dưới 10 con có thể cho ăn theo số lượng
lợn con để nuôi như sau: 1 kg cho lợn nái + 0,2-0,25 kg cho mỗi lợn con để nuôi.


Tóm lại:
Trong hơn 20 năm qua đã có những tiến bộ vượt bậc trong việc nghiên cứu vê nhu cầu
các dinh dưỡng cho lợn. Các nghiên cứu được tiến hành khá đa dạng trên hầu hết các đối
tượng lợn như lợn con theo mẹ, lợn con sau cai sữa, lợn thịt và lợn nái và ở các giống
khác nhau gồm giống nội, lai và giống ngoại. Các nghiên cứu tập trung xác định nhu cầu
các chất dinh dưỡng năng lượng, protein thô, một số axít amin tổng số giới hạn quan
trọng nhất như Lysine, methionine + Cystine, threonine. Các kết quả này đã được ứng
dụng rộng rãi vào thực tế sản xuất và đã góp phần giảm đáng kể chi phí thức ăn cho 1 kg
tăng trọng. Có thể nói chỉ tiêu này trong thí nghiệm và ở các trang trại nuôi lợn lớn đã
tiệm cận với nước ngoài (trên 90%).
Có rất ít các nghiên cứu vê nhu cầu nặng lượng, protein, axít amin tổng số trên lợn giống
chuyên sinh sản đực và cái.
Có rất ít các nghiên cứu vê nhu cầu axít amin tiêu hoá, khoáng vi lượng, vitamin cho các
đối tượng lợn.


4.2 Tình hình nghiên cứu xác định nhu cầu dinh dưỡng cho gia cầm

Cũng như các nghiên cứu trên lợn, các nghiên cứu vê xác định nhu cầu dinh dưỡng cho
gia cầm trong thời gian qua chủ yếu tập trung xác định nhu cầu năng lượng, protein và
axít amin cũng như tỷ lệ giữa chúng cho gia cầm. Nghiên cứu vê nhu cầu dinh dưỡng cho
gia cầm trong thời gian qua chủ yếu tập trung ở gà và vịt, còn các đối tượng khác như cút,
bồ câu… chưa được quan tâm nghiên cứu nhiêu. Bên cạnh đó, các nghiên cứu vê mức ăn
hàng ngày cho gà giống sinh sản hướng thịt cũng được quan tâm.

4.2.1 Nghiên cứu xác định nhu cầu dinh dưỡng cho gà thịt
Trên đối tượng gà thịt thương phẩm, có rất nhiêu nghiên cứu xác định nhu cầu dinh
dưỡng để cải thiện năng suất, giảm chi phí thức ăn vì đây là đối tượng có tốc độ sinh
trưởng nhanh, tiêu tốn thức ăn thấp nếu khẩu phần cần được cân đối hợp lý. Nghiên cứu
vê dinh dưỡng cho gà thịt trong thời gian qua cũng đã có nhiêu tiến bộ vượt bậc. Cùng
với sự cải thiện vê con giống, nghiên cứu vê dinh dưỡng cho gà thịt đã góp phần cải thiện
năng suất của gà, rút ngắn thời gian nuôi thịt từ 10-12 tuần xuống còn 6-7 tuần và cải
thiện hệ số chuyển hoá thức ăn đáng kể xuống còn xấp xỉ 2 kg thức ăn cho 1 kg tăng
trọng.
- Giai đoạn trước năm 1992 (1982-1992)


Trong giai đoạn này các nghiên cứu vê nhu cầu dinh dưỡng cho gà thịt thương phẩm đã
đi sâu vào xác định nhu cầu protein và tỷ lệ năng lượng/ protein thích hợp cho gà. Phạm
Quang Hoán (1984) đã nghiên cứu xác định hiệu quả tỷ lệ protein và năng lượng hợp lý
trong thức ăn cho gà thịt từ 4-12 tuần tuổi. Gà từ 0-4 tuần cho ăn khẩu phần khởi động
giống nhau là 25% protein thô và 119 kcal ME/1% protein thô. Từ 4 tuần chia làm 3 lô,
mỗi lô 500 con. Lô 1: đối chứng với 20% protein thô và 152,5 kcal ME/1% CP; lô 2:
21% CP và 144,2 kcal ME/1% CP và lô 3: 22% CP và 133,4 kcal ME/1% CP. Kết quả thí
nghiệm rút ra rằng gà TĐ3 nuôi thương phẩm vào mùa đông giai đoạn 4-12 tuần thức ăn

chứa 155,2 kcal ME/1% CP; gà TĐ93 nuôi thương phẩm vào mùa đông giai đoạn 4-9
tuần thức ăn chứa 133,4 kcal ME/1% CP; và gà TĐ983 nuôi thương phẩm vào mùa hè
thu giai đoạn 4-9 tuần thức ăn chứa 133,4 kcal ME/1% CP và giai đoạn 10-12 tuần thức
ăn chứa 144,2 kcal ME/1% CP.
Hoàng Viết Ánh và ctv (1985) nghiên cứu vê tỷ lệ protein thô trong khẩu phần thức ăn
khởi động nuôi gà 1-56 ngày tuổi. Các tác giả đã tiến hành thí nghiệm trên 1727 gà thịt 1
ngày tuổi là gà lai 93 của bộ giống Plymouth 791 được chia làm 3 lô với 3 mức protein
thô khác nhau là 25; 22 và 20%. Từ kết quả thí nghiệm các tác giả cho rằng gà thịt
thương phẩm trong giai đoạn khởi động nên được cho ăn khẩu phần có hàm lượng
protein thô là 22-25%. Bùi Đức Lũng và Nguyễn Tài Lương (1986) đã nghiên cứu sản
xuất premix khoáng vitamin bổ sung vào thức ăn nuôi gà thịt. Bên cạnh các nghiên cứu
vê xác định nhu cầu protein, năng lượng và bổ sung khoáng cho gà, Bùi Đức Lũng và ctv
(1986) cũng đã tiến hành nghiên cứu xác định mật độ máng ăn, máng uống tối ưu cho gà
thịt ở các giai đoạn 0-5 và 6-9 tuần tuổi. Tuy nhiên, trong giai đoạn này các nghiên cứu
mới chỉ dừng lại ở cân bằng năng lượng và protein mà chưa tính đến axít amin, nên hàm
lượng protein thô trong khẩu phần cho gà còn khá cao (25% cho giai đoạn khởi động và
22% cho giai đoạn sau) gây lãng phí protein.

- Giai đoạn sau năm 1992 (1992-2002)
Nghiên cứu vê nhu cầu dinh dưỡng cho gà thịt, Lã Văn Kính và ctv (1993) đã tiến hành 2
thí nghiệm trên 2100 gà thịt V135 với các mức năng lượng protein và axít amin khác
nhau. Kết quả thí nghiệm xác định được mức năng lượng và protein tối ưu trong khẩu
phần ăn cho gà thịt 0-4 tuần là 3000-3150 kcal ME/kg; ME/CP là 125-131; lysine: 1,3%;
methionine+ cystine: 1,0%; threonine: 0,75%. Nguyễn Nghi và ctv (1994) cũng đã
nghiên cứu ảnh hưởng của các mức protein khác nhau cho gà thịt. Các tác giả đã tiến
hành bố trí thí nghiệm với 5 mức protein khác nhau trên cùng một mức năng lượng và với
2 mức năng lượng khác nhau trên 2 mức protein. Kết quả thí nghiệm cho thấy mức
protein thích hợp cho gà thịt là 24-22-20% hoặc 22-20-18% cho 3 giai đoạn tuổi 0-21,
22-42 và 43-63 ngày. Trần Công Xuân và ctv (1995) đã nghiên cứu xác định mức năng
lượng và protein tối ưu trong khẩu phần cho gà thịt. Kết quả thí nghiệm cho thấy với gà

Ross 208, sử dụng mức năng lượng 3200-3300-3370 kcal/kg và mức protein 23-21-19%
cho 3 giai đoạn tuổi 0-10, 11-28 và 29-56 ngày. Với gà Ross V35 là 3200-3300-3370
kcal ME/kg và 24-22-20% protein thô và với gà AV35 là 3100-3300-3370 kcal ME/kg và
24-22-20% protein thô. Nghiên cứu mối quan hệ giữa năng lượng và protein cho gà,


Hoàng Toàn Thắng và ctv (1995) đã nghiên cứu nhu cầu năng lượng và tỷ lệ năng
lượng/protein cho gà thịt nuôi hỗn hợp và nuôi tách riêng trống mái. Tác giả kết luận rằng
đối với gà trống sử dụng mức năng lượng là 3200 kcal ME/kg, 23% protein thô và mức
3300 kcal ME/kg và 21% protein thô. Đối với gà mái sử dụng mức năng lượng là 3300
kcal ME/kg, 23% protein thô và mức 3400 kcal ME/kg và 21% protein thô. Đối với gà
thịt nuôi hỗn hợp, mức năng lượng và protein để đảm bảo hiệu quả cao là 3200-3300 kcal
ME/kg và 23-21% protein thô.
Trong các nghiên cứu trước vê nhu cầu dinh dưỡng cho gà thịt, các tác giả tập trung xác
định nhu cầu năng lượng trao đổi, protein thô và tỷ lệ năng lượng/ protein. Tuy nhiên,
việc xác định nhu cầu protein thô chưa phản ánh chính xác nhu cầu của con vật, mà phải
đi sâu nghiên cứu nhu cầu các axít amin mới chính là bản chất của vấn đê. Lã Văn Kính
và ctv (1995) đã nghiên cứu khẩu phần cân bằng một số axít amin giới hạn cho gà thịt và
từ đó giảm hàm lượng protein thô trong khẩu phần. Kết quả thí nghiệm cho thấy với việc
giảm protein thô trong khẩu phần (khoảng 20%) và cân bằng axít amin trong khẩu phần
cho gà thịt 0-4 và 5-8 tuần tuổi chứa 21-19% protein thô, 1,2-1,0% lysine, 0,64-0,54%
methionine đã tiết kiệm 11% chi phí thức ăn cho kg tăng trọng. Đỗ Văn Quang và ctv
(1997) cũng đã nghiên cứu trên 1500 gà thịt Hybro, bổ sung DL. Methionine trong khẩu
phần ăn để giảm hàm lượng protein thô. Kết quả cho thấy bổ sung DL.methionine 0,150,2% ở thức ăn khởi động và 0,1-0,15% ở thức ăn kết thúc đã giúp giảm thấp hàm lượng
protein thô trong khẩu phần (tương ứng là 21 và 17%). Nghiên cứu vê nhu cầu dinh
dưỡng cho gà thịt không chỉ dừng lại ở cân bằng axít amin tổng số mà còn đi sâu nghiên
cứu cân bằng axít amin tiêu hoá. Lã Văn Kính và ctv (1999) đã nghiên cứu trên 1600 gà
thịt, so sánh ảnh hưởng của cân bằng axít amin tiêu hoá với cân bằng axít amin tổng số và
cho thấy rằng cân bằng axít amin tiêu hoá cho kết quả tốt hơn đặc biệt là khẩu phần chứa
các nguyên liệu có tỷ lệ tiêu hoá protein thấp như cám gạo.

Ngoài ra, bên cạnh nghiên cứu xác định nhu cầu các chất dinh dưỡng thích hợp, các tác
giả còn gắn với việc tăng khả năng chịu nóng của gà thịt. Trịnh Xuân Cư và ctv (2002) đã
nghiên cứu xác định mức năng lượng, tỷ lệ lysine/năng lượng và lượng phốt pho dễ tiêu
trong khẩu phần đến năng suất và khả năng sống còn của gà thịt trong điêu kiện stress
nhiệt. Kết quả thí nghiệm rút ra được bên cạnh mức năng lượng và tỷ lệ lysine/năng
lượng thích hợp cho gà ở các giai đoạn tuổi khác nhau, các tác giả còn khuyến cáo rằng
trong điêu kiện srtess nhiệt cần lượng phốt pho dễ tiêu từ 0,35 đến 0,55% trong khẩu
phần.
Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, do nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng, gà thịt
lông màu cũng đã phát triển mạnh mẽ. Để đáp ứng cho sự phát triển của nhóm gà này,
nhiêu nghiên cứu vê nhu cầu dinh dưỡng của chúng đã được tiến hành. Hồ Lam Sơn và
ctv (2001) đã nghiên cứu các công thức khẩu phần ăn thích hợp cho gà thịt lông màu
Kabir. Tiến hành thí nghiệm trên 300 gà Kabir, chia làm 3 lô với 3 khẩu phần khác nhau
và đã xác định được khẩu phần ăn thích hợp cho gà tuỳ thuộc vào nguồn nguyên liệu sẵn
có của địa phương. Trần Tố và ctv (2001) đã nghiên cứu xác định tỷ lệ protein thực vật
tối ưu trong khẩu phần để nuôi gà thịt thả vườn giống Kabir. Kết quả nghiên cứu trên 450
gà 0-10 tuần tuổi các tác giả đã rút ra được tỷ lệ protein thực vật thích hợp cho gà thịt thả
vườn giống Kabir là 21-19-17% lần lượt cho 3 giai đoạn 0-3 tuần, 3-7 tuần và sau 7 tuần.


Trần Quốc Việt và ctv (2001) đã nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng năng lượng và tỷ
lệ các axít amin giới hạn quan trọng trong khẩu phần đến sinh trưởng và chuyển hoá thức
ăn của gà thịt lông màu Tam hoàng và Kabir. Tác giả đã tiến hành thí nghiệm trên 660 gà
Tam hoàng và 300 gà Kabir và đã đi đến kết luận khẩu phần thích hợp cho gà Tam hoàng
trong điêu kiện nuôi nhốt chứa 2950-3000-3100 kcal ME/kg; 19-18-17% protein thô;
1,05-0,9-0,75% lysine tổng số; 0,78-0,70-0,61% methionine+ cystine và 0,69-0,61-0,52%
threonine tương ứng cho 3 giai đoạn 0-4, 5-8 và >8 tuần tuổi. Với gà Kabir nuôi thịt khẩu
phần chứa 3000-3100-3100 kcal ME/kg; 21-19-18% protein thô; 1,05-0,95-0,85% lysine
tiêu hoá; các axít amin khác được tính theo tỷ lệ so với lysine tiêu hoá như sau:
methionine+ cystine: 74-78-82% và threonine: 66-68-70% tương ứng cho 3 giai đoạn 04, 5-8 và >8 tuần tuổi.

Ở khu vực miên Trung, Trần Sáng Tạo và ctv (2001) đã tiến hành hai thí nghiệm trên
tổng số 900 con gà Kabir và gà lai Kabir-Mía và Kabir-Ri để xác định mức năng lượng
và tỷ lệ protein thích hợp trong khẩu phần cho các đối tượng gà trên. Kết quả thí nghiệm
cho thấy rằng gà Kabir thích hợp với khẩu phần có mức năng lượng trao đổi 3000 kcal/kg
cho giai đoạn khởi động và tăng dần 100 kcal/kg cho mỗi giai đoạn tiếp theo và mức
protein thô là 20%; gà lai F1: Kabir-Mía và Kabir-Ri thích hợp với khẩu phần có mức
năng lượng trao đổi 3000 kcal/kg và mức protein thô là 19%. Nguyễn Thị Lê và ctv
(2002) đã nghiên cứu xác định mức năng lượng protein và axít amin thít hợp cho gà thịt
lông màu BT2 ở khu vực miên Nam. Thí nghiệm được tiến hành trên 1620 gà thịt thả
vườn BT2, bố trí theo 2 yếu tố (3x3) với 3 mức protein thô và 3 mức lysine. Kết quả thí
nghiệm cho thấy khẩu phần thích hợp cho gà chứa 18,5-16,5% protein thô và 1,1-0,9%
lysine tương ứng cho 2 giai đoạn 0-6 và 7-12 tuần tuổi.

4.2.2 Nghiên cứu xác định nhu cầu dinh dưỡng cho gà đẻ trứng giống và thương
phẩm
Nghiên cứu vê nhu cầu dinh dưỡng cho gà mái đẻ, cả đẻ trứng thương phẩm và trứng
giống ở Việt nam cũng đã được quan tâm từ rất sớm. Cùng với việc nghiên cứu ở nước
ngoài kết hợp với tham khảo tài liệu từ nước ngoài, các tác giả thuộc liên hiệp gia cầm
Trung ương đã đưa ra tiêu chuẩn khẩu phần ăn cho các loại gà khác nhau. Tuy nhiên,
năng suất và chất lượng con giống luôn ngày càng được cải thiện nên công việc nghiên
cứu cần phải được tiến hành thường xuyên và liên tục để đảm bảo cho dòng phát triển
của ngành chăn nuôi được liên tục.

- Giai đoạn trước năm 1992 (1982-1992)
Ở giai đoạn này chưa có nhiêu nghiên cứu trong nước nhu cầu dinh dưỡng và khẩu phần
ăn cho gà đẻ trứng ở trong nước mà chủ yếu dựa vào các nghiên cứu trong điêu kiện nước
ngoài hoặc các khuyến cáo của nước ngoài. Tuy nhiên, cũng đã có một số nghiên cứu
trên đối tượng gà đẻ giống trứng. Vũ Đài và Bùi Hương Hoà (1988) đã tiến hành nghiên



cứu xác định mức ăn phù hợp cho gà giống trứng Leghorn thuần BXV và BVY đã được
nuôi ở Việt nam đến đời thứ 9. Kết quả cho thấy rằng một gà mái Leghorn dòng thuần chỉ
tiêu thụ hết 75-83% lượng thức ăn so với định mức cũ (hoặc 1827-2047g) ở giai đoạn 1
đến 63 ngày tuổi; 83-86% (hoặc 3783- 3924g) ở giai đoạn 64 đến 133 ngày tuổi và 9596% (hoặc 19172-19376 g) giai đoạn 134-308 ngày tuổi. Khi giảm mức ăn cho một gà
mái trong kỳ so với định mức cũ đã không làm giảm định mức kinh tế của các chỉ tiêu: tỷ
lệ nuôi sống, tỷ lệ chọn giống, sản lượng và chất lượng trứng giống.

- Giai đoạn sau năm 1992 (1992-2002)
Ở giai đoạn này đã có rất nhiêu nghiên cứu xác định nhu cầu dinh dưỡng và mức ăn vào
hợp lý cho gà đẻ, đặc biệt là gà đẻ trứng giống thịt. Nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng và
chế độ ăn hợp lý cho gà đẻ giống thịt dường như là mối quan tâm hàng đầu. Bởi vì gà
giống thịt chuyên cho thịt nên có yêu cầu vê thức ăn ăn vào cao để phát triển khối lượng
cơ thể, nhưng khi đó gà quá mập và làm giảm khả năng sản xuất trứng và giảm tỷ lệ thụ
tinh. Do đó cần phải có chế độ dinh dưỡng và mức ăn vào hợp lý để duy trì trọng lượng
gà vừa phải, tăng tỷ lệ đẻ cũng như tỷ lệ thụ tinh. Nghiên cứu vê nhu cầu dinh dưỡng cho
gà giống hướng thịt, Nguyễn Tất thắng và ctv (1994) đã tiến hành nghiên cứu trên 1200
gà mái đẻ V35 vê ảnh hưởng của các mức protein khác nhau đến sức sản xuất của gà
giống thịt cho thấy rằng khẩu phần 14% protein không làm giảm đáng kể tỷ lệ đẻ nhưng
giảm chi phí thức ăn cho 1 gà con sản xuất ra. Nguyễn Nghi và ctv (1994) đã tiến hành
nghiên cứu từ lúc 1 ngày tuổi đến 61 tuần tuổi, trên gà sinh sản hướng thịt Hybro HV85
vê ảnh hưởng của các mức ăn hạn chế khác nhau ở giai đoạn nuôi hậu bị đến năng xuất
trứng của gà giống hướng thịt. Kết quả thí nghiệm cho thấy rằng chế độ giảm mức ăn
trong giai đoạn từ 6-12 tuần tuổi đã tiết kiệm được 10-12% lượng thức ăn ăn vào và nâng
sản lượng trứng từ 10-15 quả/mái. Bùi Quang Tiến và ctv (1995) đã tiến hành thí nghiệm
xác định mức ăn hạn chế và mức protein và năng lượng tối ưu trong khẩu phần cho gà
sinh sản giống thịt Ross 208 và Hybro HV85. Kết quả thí nghiệm các tác giả đã khuyến
cáo sử dụng khẩu phần chứa 18-14-17% protein thô và 3000-2750-2750 kcal ME/kg cho
các giai đoạn gà con, hậu bị và gà đẻ.
Vê nghiên cứu ảnh hưởng của mức ăn hạn chế đối với gà giống hướng thịt, Nguyễn Tất
Thắng và ctv (1995) cho thấy rằng cho ăn hạn chế (65% nhu cầu) trong giai đoạn nuôi

hậu bị đã làm chậm thời gian thành thục nhưng tăng tỷ lệ đẻ và giảm chi phí thức ăn.
Tiến thêm một bước nữa, Đỗ Thị Tính và ctv (1995) đã nghiên cứu mức năng lượng và
protein thích hợp và khả năng sử dụng axít amin tổng hợp để giảm hàm lượng protein thô
trong khẩu phần cho gà sinh sản hướng thịt. Tác giả đã tiến hành thí nghiệm trên 2240 gà
sinh sản giống thịt HV85 (30-49 tuần tuổi) được bố trí theo 2 yếu tố (2x3) với 2 mức
năng lượng và 3 mức protein thô, và một thí nghiệm bổ sung axít amin (lysine và
methionine) để giảm protein thô trong khẩu phần. Kế quả thí nghiệm rút ra được gà sinh
sản HV85 (30-49 tuần) cho ăn khẩu phần 2850 kcal ME/kg, 16,5% protein thô, 0,75%
lysine và 0,31% methionine là thích hợp. Nguyễn Nghi và ctv (1995) cũng đã nghiên cứu
ảnh hưởng của tỷ lệ protein trong khẩu phần có bổ sung methionine và mức ăn trong giai


đoạn đẻ trứng đến sức sản xuất trứng của gà giống hướng thịt cho thấy rằng sử dụng khẩu
phần chứa 15-15,5% protein thô có bổ sung methionine đã duy trì được năng suất trứng.
Lã Văn Kính và ctv (1997) đã tiến hành thí nghiệm trên 3600 gà sinh sản giống thịt với
các mức protein thô khác nhau và cân bằng axít amin để giảm hàm lượng protein thô
trong khẩu phần cho gà đẻ giống thịt. Kết quả cho thấy khẩu phần cho gà Hubbard gia
đoạn đẻ trứng chứa 16% protein thô (đã giảm thấp) 0,83% lysine và 0,65% methionine+
cystine. Bùi Đức Lũng và ctv (1999, 2001) đã nghiên cứu mức năng lượng thích hợp cho
gà trống giống thịt; Phạm Quang Hoán và ctv (1999, 2001) đã nghiên cứu sản xuất thức
ăn hỗn hợp cho gà giống sinh sản hướng thịt.
Với gà đẻ trứng thương phẩm cũng có một số nghiên cứu vê nhu cầu dinh dưỡng của
chúng. Lâm Minh Thuận và ctv (1996) nghiên cứu ảnh hưởng của các mức protein và
năng lượng đến năng suất và phẩm chất trứng của gà ISA-Brown và Leghorn trong mùa
khô. Tác giả đã tiến hành thí nghiệm trên đàn gà Isa-Brown và Leghorn từ 22 tuần tuổi
được bố trí gồm 2 yếu tố (3x3) với 3 mức protein thô là 18, 19 và 20% và 3 mức năng
lượng 2700, 2800 và 2900 kcal ME/kg. Kết quả thí nghiệm cho thấy với gà Isa-Brown
mức năng lượng thích hợp là 2800 kcal ME/kg và mức protein thích hợp là 18%; trong
khi đó với gà Leghorn mức năng lựơng thích hợp là 2800 kcal ME/kg và protein thích
hợp là 19%. Nguyễn Thị Hoa Lý và ctv (1996) nghiên cứu bổ sung L.lysine cho gà đẻ

trứng thương phẩm giống Brown nick. Các tác giả đã đi đến kết luận bổ sung 0,15%
L.lysine trong khẩu phần cho gà đẻ đem lại kết quả tốt.
Lã Văn Kính và ctv (1997) đã tiến hành nghiên cứu trên 2970 gà đẻ trứng Hy-line thương
phẩm với 3 mức protein thô 18, 17 và 16% và cân bằng axít amin thiết yếu (lysine,
methionine+ cystine) để giảm hàm lượng protein thô trong khẩu phần. Kết quả thí
nghiệm cho thấy rằng với việc cân bằng axít amin, khẩu phần thích hợp cho gà đẻ trưng
thương phẩm chứa 17% protein thô, 0,95% lysine, 0,82% methionine+ cystine. Lã Văn
Kính và ctv (2002) đã nghiên cứu xác định nhu cầu năng lượng và axít amin cho gà đẻ
trứng thương phẩm. Thí nghiệm được tiến hành trên 2430 gà đẻ Hy-line thương phẩm từ
20-44 tuần tuổi được bố trí theo 2 yếu tố (3x3) với 3 mức năng lượng 2750, 2850 và 2950
kcal ME/kg và 3 mức lysine 0,87, 0,96 và 1,05%; các axít amin thiết yếu còn lại:
methionine+ cystine và threonine được tính theo tỷ lệ phần trăm so với lysine. Kết quả
khẩu phần thích hợp nhất cho gà đẻ trứng thương phẩm chứa 2850 kcal ME/kg, 0,87%
lysine, 0,73% methionine+ cystine và 0,61% threonine.
Trên gà tàu vàng đẻ trứng, Lâm Minh Thuận và ctv (2002) đã nghiên cứu xác định nhu
cầu protein và năng lượng thích hợp trong thức ăn cho gà tàu vàng trong giai đoạn đẻ
trứng. Tác giả đã tiến hành thí nghiệm trên 1068 gà tàu vàng đẻ trứng, chia làm 2 thí
nghiệm. Thí nghiệm 1 trên 540 con từ 25 tuần tuổi đựơc tbố trí theo 2 yếu tố (3x3) gồm 3
mức năng lượng là 3000; 3100 và 3200 Kcal ME/kg và 3 mức protein thô là 14; 15 và
16%. Thí nghiệm 2 tiến hành trên 528 con từ 42 tuần tuổi được bố trí theo 2 yếu tố (2x4)
với2 mức protein thô là 14 và 15%, ở mỗi mức protein hoặc bổ sung 0,1% lysine hoặc bổ
sung 0,05% methionine hoặc bổ sung cả 2 axit amin với tỷ lệ 0,1% lysine và 0,05%
methionine và so với lô đối chứng không bổ sung. Kết quả thí nghiệm cho thấy khẩu
phần thích hợp cho gà tàu vàng đẻ trứng chứa 16% protein thô, 3200 kcal ME/kg, nhưng
giai đoạn sau 45 tuần tuổi thì mức năng lượng 3000 kcal ME/kg sẽ tốt hơn. Tuy nhiên,


khi có bổ sung 0,1% lysine và 0,05% methionine vào khẩu phần 14% protein thô đạt hiệu
quả tốt nhất. Bên cạnh đó, nhằm giảm thiểu chi phí thức ăn trong chăn nuôi gia đình, Lê
Đức Ngoan (2003) đã tiến hành nghiên cứu bổ sung đầu tôm vào khẩu phần gà Lương

phượng để hạ giá thành chăn nuôi. Kết quả thí nghiệm trên 90 gà mái Lương phượng đẻ
trứng đã cho thấy rằng bổ sung đầu tôm ở mức 10% vật chất khô đã không làm ảnh
hưởng đến năng suất và chất lượng trứng giống, nhưng chi phí thức ăn được cải thiện
đáng kể.
Tóm lại:
Cũng như ở lợn, các nghiên cứu xác định nhu cầu dinh dưỡng cho gia cầm trong 20 năm
qua đã có nhiêu tiến bộ vượt bậc. Các nghiên cứu được tiến hành khá đa dạng trên hầu
hết các đối tượng gà như gà thịt, gà giống, gà đẻ trứng thương phẩm và ở các giống khác
nhau như gà công nghiệp, thả vườn. Các nghiên cứu tập trung xác định nhu cầu các chất
dinh dưỡng năng lượng, protein thô, một số axít amin tổng số giới hạn quan trọng nhất
như Lysine, methionine + Cystine, threonine. Các kết quả này cũng đã được ứng dụng
rộng rãi vào thực tế sản xuất và đã góp phần giảm đáng kể chi phí thức ăn cho 1 kg tăng
trọng, đạt sấp xỉ 2kg thức ăn/kg tăng trọng. Có thể tiến bộ kỹ thuật ứng dụng trong sản
xuất thức ăn gà thịt công nghiệp và đẻ trứng thương phẩm thấy rất rõ rệt.
Có rất ít các nghiên cứu vê nhu cầu axít amin tiêu hoá, khoáng vi lượng, vitamin cho các
đối tượng gia cầm.

4.3 Tình hình nghiên cứu dinh dưỡng cho gia súc nhai lại

4.3.1 Tình hình nghiên cứu xác định nhu cầu dinh dưỡng cho gia súc nhai lại
Dinh dưỡng cho gia súc nhai lại thường phụ thuộc vào nguồn thức ăn thô xanh và sự
phân giải chất hữu cơ trong dạ cỏ, cho nên việc xác định nhu cầu các chất dinh dưỡng
dựa vào tỷ lệ phần trăm của chúng trong khẩu phần thức ăn tinh là không hoàn toàn chính
xác. Nghiên cứu vê dinh dưỡng cho gia súc nhai lại cần chú trọng nhiêu khả năng ăn vào
đối với thức ăn thô xanh, khả năng phân giải chất xơ trong trong dạ cỏ, lượng các chất
dinh dưỡng (protein) thoát qua khỏi dạ cỏ… Các nghiên cứu vê nhu cầu dinh dưỡng cho
gia súc nhai lại chủ yếu tập trung vào xử lý nguyên liệu, tận dụng các phụ phế phẩm cho
bò sữa, bò thịt (sẽ được trình bày sau). Nghiên cứu xác định nhu cầu các chất dinh dưỡng
thường tập trung vào xác định công thức thức ăn tinh cho bò sữa, bò thịt, tỷ lệ thức ăn
tinh thô thích hợp cho từng mức sản xuất khác nhau. Các nghiên cứu vê tỷ lệ tiêu hoá

trong dạ cỏ cũng đã được nghiên cứu trong những năm gần đây.

- Giai đoạn trước năm 1992 (1982-1992)


Trong giai đoạn này, các nghiên cứu vê dinh dưỡng cho gia súc nhai lại chủ yếu tập trung
vào việc bổ sung thức ăn tinh và nhu cầu dinh dưỡng cho nuôi vỗ béo bò và nhu cầu dinh
dưỡng cho bê nghé. Nghiên cứu khẩu phần thức ăn tinh cho gia súc non, Bùi Văn Chính
và ctv (1986) đã tiến hành nghiên cứu cai sữa sớm cho nghé Murrah ở 60 ngày tuổi bằng
khẩu phần sữa hạn chế. Kết quả thí nghiệm cho thấy rằng nuôi nghé Murrah với lượng
sữa hạn chế (200-150) lít và sai sữa sớm (60 ngày) nghé vẫn phát triển bình thường, tổng
hàm lượng sữa nuôi nghé giảm được 50-60%, đồng thời tăng thêm 22% lượng sữa hàng
hoá. Cũng nghiên cứu vê dinh dưỡng trên nghé Murrah, Khổng Văn Đĩnh và Phí Như
Liễu (1987) đã tiến hành nghiên cứu xác định nhu cầu dinh dưỡng cho nghé Murrah bằng
phương pháp hồi quy.
Nghiên cứu vê khẩu phần ăn vỗ béo cho bò thịt, Vũ Văn Nội và ctv (1988) đã tiến hành
thí nghiệm trên 15 bò lai sind để xác định khẩu phần thức ăn vỗ béo cho bò thịt. Vũ Như
Ngọc và ctv (1990) đã nghiên cứu vê vấn đê khoáng cho bò sữa bằng phân tích hoạt
neutron. Bên cạnh đó, trong giai đoạn này cũng đã có một số nghiên cứu bước đầu đi sâu
vào xác định tỷ lệ tiêu hoávà phân giải thức ăn trong dạ cỏ.. Cù Xuân Dần (1987) đã
nghiên cứu động thái axít béo bay hơi cấp thấp trong dạ dày động vật nhai lại khi cho ăn
thức ăn được xử lý bằng natri propionate trên dê mỗ lổ dò dạ cỏ và dạ múi khế. Nguyễn
Trọng Tiến (1991) đã nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn tinh dạng viên chứa urea đến tỷ
lệ tiêu hoá các chất dinh dưỡng và cân bằng nitơ ở bê lai. Tác giả đã tiến hành thí nghiệm
trên 3 bê lai Hà-Ấn (5/8 máu Hà lan) trong 4 giai đoạn đã cho thấy rằng sử dụng urea cho
bê dưới dạng thức ăn viên đã có tác dụng nâng cao tỷ lệ tiêu hoá các chất dinh dưỡng, đặc
biệt là xơ trong khẩu phần thức ăn của bê lai.

- Giai đoạn sau năm 1992 (1992-2002)
Nghiên cứu vê dinh dưỡng cho gia súc nhai lại, Lê Xuân Cương và ctv (1994) đã nghiên

cứu đánh giá nguồn thức ăn, phương thức nuôi dưỡng và những vấn đê liên quan đến
chăn nuôi bò sữa ở thành phố Hồ Chí Minh. Các tác giả đã tiến hành điêu tra trên 381 hộ
chăn nuôi bò sữa với tổng cộng 1746 con ở 4 quận ven thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả
điêu tra cho thấy khẩu phần cho bò sữa còn mất cân đối vê thức ăn xanh và thô, mất cân
đối vê protein và năng lượng. Lê Đăng Đảnh và ctv (1994) đã nghiên cứu thử nghiệm bổ
sung protein nhằm tăng sản lượng và chất lượng sữa đàn bò Holstein ở miên Đông Nam
bộ. Tác giả đã xác định được nhu cầu vê việc cần thiết phải bổ sung protein để kéo dài
thời gian cho sữa, nâng cao sản lượng và chất lượng sữa. Đinh Văn Cải và ctv (1995) đã
tiến hành nghiên cứu trên bò đang cho sữa từ tháng thứ 3-4, lứa đẻ thứ 2-4 nuôi ở các
nông hộ có năng suất sữa từ 10-18 kg/ngày và sử dụng nguồn nguyên liệu thức ăn sẵn có
ở địa phương. Kết quả đã xác định được công thức thức ăn hỗn hợp gồm cám gạo: 35%,
bột sắn: 20%, khô dầu dừa, phộng: 12%, urea: 0,8%. Đoàn Đức Vũ và ctv (1997) đã
nghiên cứu xác định khẩu phần ăn thích hợp cho bò sữa nuôi trong khu vực hộ gia đình.
Bùi Văn Chính và ctv (1999) đã tiến hành 2 thí nghiệm nghiên cứu thức ăn đậm đặc giàu
protein cho bò đang vắt sữa. Thí nghiệm 1 tiến hành trên 24 bò F1 (Holstein x Lai Sind)
đang cho sữa tháng thứ 2-4 chia làm 3 lô cho ăn với các khẩu phần khác nhau. Thí


nghiệm 2 tiến hành trên 12 bò đang vắt sữa với thiết kế tương tự thí nghiệm 1. Kết quả đã
xác định được công thức thức ăn đậm đặc cho bò đang vắt sữa mang lại hiệu quả kinh tế
cao. Đó là công thức 1: khô dầu lạc nhân 60%, bột cá: 3%, bột sắǹ: 19%, hỗn hợp
khoáng+nitơ phi protein: 18% có mật độ năng lượng là 2421 kcal ME/kg và protein thô
48%; và công thức 2: khô dầu lạc nhân 28%, bột cá: 10%, bột bắp: 24%, hỗn hợp
khoáng+nitơ phi protein: 18%, rỉ mật: 20% có mật độ năng lượng là 2508 kcal ME/kg và
protein thô 51%. Trần Đình Nhung và ctv (1999) nghiên cứu bổ sung thức ăn hỗn hợp
tinh cho cho dê cái nuôi con. Các tác giả đã tiến hành thí nghiệm trên 58 cặp dê mẹ-con,
chia làm 2 lô. Kết quả thí nghiệm cho thấy bổ sung thức ăn tinh 0,15 kg/con/ngày cho dê
mẹ vụ đông xuân đã tăng cường sức khoẻ dê mẹ và dê con, tăng khả năng tiết sữa, tăng
sinh trưởng của dê con.
Lê Trọng Lạp và ctv (1999) nghiên cứu ảnh hưởng của các mức dinh dưỡng trong khẩu

phần đến khả năng cho sữa và chất lượng sữa cho thấy rằng bò lai F1, F2, F3 HF cho sản
lượng sữa cao với mức năng lượng 26.300 kcal ME và 1480 g protein thô/ngày. Ở mức
khẩu phần 23.736 kcal ME và 1308 g protein/ngày cũng cho kết quả tốt và phù hợp với
mô hình nuôi bò lai hướng sữa trong các hộ nông dân. Chung Anh Dũng và ctv (1999)
nghiên cứu ảnh hưởng của năng lượng, cỏ xanh và thể trạng lên khả năng sinh sản của bò
sữa. Các tác giả đã tiến hành theo dõi trên 91 bò F2, F3 đang mang thai tháng thứ 8 và
theo dõi chia làm 2 giai đoạn: trước khi đẻ 2-3 tháng và sau khi đẻ cho tới khi phối giống
trở lại. Thí nghiệm được bố trí theo 2 tiêu thức: tiêu thức mức năng lượng gồm 3 nhóm
với 3 mức năng lượng trong khẩu phần là nhóm thiếu ME (thiếu 10% so với nhu cầu),
nhóm đủ ME (sự chênh lệch giữa cung và cầu ME là ± 10%) và nhóm thừa ME (thừa
10% so với nhu cầu). Tiêu thức lượng cỏ xanh trong khẩu phần gồm 2 nhóm: nhóm được
cung cấp thiếu cỏ xanh (<20 kg cỏ xanh/ con/ngày) và nhóm được cung cấp đủ cỏ xanh (³
20 kg cỏ xanh/ con/ngày). Kết quả thí nghiệm cho thấy rằng nhóm được nuôi dưỡng với
khẩu phần cân bằng năng lượng (theo NRC, 1989) ở cả hai giai đoạn đã cho thời gian
đông dục lại sớm hơn 9-45 ngày, thời gian phối giống lại rút ngắn hơn 21-47 ngày,
khoảng cách đẻ – thụ thai rút ngắn 37-52 ngày, hệ số phối đậu giảm hơn 0,27-0,72 lần và
hiệu quả cuối cùng đã cho phép rút ngắn khoảng cách lứa đẻ của bò xuống còn 12,2-12,4
tháng. Vũ Văn Nội và ctv (2001) nghiên cứu ảnh hưởng của các mức dinh dưỡng khác
nhau đến khả năng sinh trưởng và phát triển của đàn bê cái lai hướng sữa HF x LS F2, F3
(75-87,5% HF) ở các lứa tuổi khác nhau trong điêu kiện hộ gia đình. Kết quả thí nghiệm
các tác giả đã đưa ra khuyến cáo nuôi bê cái lai hướng sữa F2, F3 như sau: bê từ 1-6
tháng tuổi ăn 2-4 kg cỏ, 0,2-0,3 kg cám, 2-3 kg bã bia; giai đoạn 7-15 tháng tuổi ăn 7758
kcal ME và 558 g protein/ngày (lúc 6 tháng tuổi) và 11995 kcal ME và 983 g
protein/ngày (15 tháng tuổi); giai đoạn 15-24 tháng tuổi ăn 14573 kcal ME và 1055 g
protein/ngày (lúc 18 tháng tuổi) và 16923 kcal ME và 1235 g protein/ngày (24 tháng
tuổi). Đinh Văn Cải và ctv (2001) nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn tinh trong khẩu
phần đến năng suất và chất lượng sữa của bò F1. Các tác giả đã tiến hành 2 thí nghiệm
theo ô vuông latin 4x4 trên bò F1 (HFxLS). Kết quả thí nghiệm 1 trên nhóm bò có sản
lượng sữa thấp, trung bình 9,5 kg/ngày với khẩu phần cỏ voi, cỏ ruzi, rơm ủ ăn tự do và
các mức thức ăn tinh 0,3; 0,4; 0,5 và 0,6 kg/kg sữa cho thấy mức 0,4 kg thức ăn tinh/1 kg

sữa là phù hợp nhất. Kết quả thí nghiệm 2 trên nhóm bò có sản lượng sữa cao, trung bình
15,2 kg/ngày với khẩu phần 30 kg cỏ xanh, 6 kg rơm ủ, 0,06 kg hạt bông + 0,04 kg rỉ
mật/ kg sữa và các mức thức ăn hỗn hợp lần lượt là 0,15; 0,20; 0,25 và 0,30 kg/kg sữa


cùng với lần lượt là 0,15; 0,1; 0,05 và 0 kg khô đậu tương/kg sữa, cho thấy hàm lượng
protein thô của thức ăn tinh hỗn hợp không cần cao hơn 16%. Đồng thời kết quả thí
nghiệm còn cho thấy rằng trên cả 2 nhóm bò có năng suất sữa khác nhau (9 kg và 14
kg/ngày) đêu cho thấy rằng mật độ năng lượng từ 2069-2088 kcal ME/kg và protein thô
từ 117-122 g/kg chất khô ăn vào là phù hợp nhất và khi đó yêu cầu chất khô ăn vào ở
nhóm bò 9-10 kg sữa/ngày là 3,3% thể trọng và nhóm bò 14-15 kg sữa/ngày là 3,5% thể
trọng.

Tóm lại:
Nghiên cứu xác định nhu cầu dinh dưỡng cho gia súc nhai lại trong 20 năm qua đã có
nhiêu tiến bộ vượt bậc. Các nghiên cứu đã đi sâu vào xác định công thức thức ăn tinh
thích hợp cho bò sữa, bò thịt, nghiên cứu tỷ lệ tinh thô, khả năng ăn vào. Đặc biệt gần đây
nhiêu tác giả tập trung nghiên cứu khả năng phân giải chất xớ trong môi trường dạ cỏ cả
in vitro lẫn in vivo để từ đó đánh giá khả năng tiêu hoá các chất dinh dưỡng trong dạ cỏ.
Tuy nhiên cũng cần phải nghiên cứu để hiểu rõ thêm vê môi trường dạ cỏ và khả năng
phân giải chất hữu cơ trong dạ cỏ của từng loại khẩu phần khác nhau. Nghiên cứu các yếu
tố của thức ăn ảnh hưởng đến môi trường dạ cỏ và khả năng phân giải chất hữu cơ trong
dạ cỏ, tăng hiệu quả sử dụng nitơ NH3 trong dạ cỏ và nghiên cứu tỷ lệ tinh thô thích hợp
cho các mức sản xuất khác nhau trong điêu kiện nguồn thức ăn và khí hậu nắng nóng ở
Việt nam.
Các nghiên cứu vê dinh dưỡng cho gia súc nhai lại cần chú ý vào các giải pháp kỹ thuật
nhằm gia tăng sự hoạt động có hiệu quả của hệ vi sinh vật dạ cỏ và tăng lượng các chất
dinh dưỡng thoát qua (by-pass nutrients) để đáp ứng cho nhu cầu rất cao của gia súc cao
sản đồng thời sử dụng thức ăn có hiệu quả hơn.


4.3.2 Tình hình nghiên cứu đồng cỏ và sử dụng cỏ cho gia súc nhai lại
Nói đến dinh dưỡng cho gia súc nhai lại thì việc đầu tiên cần nhắc đến là nguồn thức ăn
xanh là cỏ và sử dụng đồng cỏ. Các nghiên cứu vê cỏ và đồng cỏ sử dụng cho trâu, bò đã
được quan tâm từ rất sớm và ngày càng phát triển. Tập quán chăn nuôi gia súc nhai lại ở
nước ta từ xưa đến nay chủ yếu là tận dụng đồng cỏ chăn thả tự nhiên và phụ phế phẩm
nông nghiệp. Tuy nhiên, để phát triển mạnh chăn nuôi gia súc nhai lại, cung cấp cho mhu
cầu vê thịt, sữa ngày càng cao cho người tiêu dùng thì chỉ nguồn thức ăn trên không thể
đáp ứng đủ, mà phải nghĩ tới việc trồng cỏ thâm canh, đặc biệt là để phát triển chăn nuôi
bò lấy sữa cần thức ăn có chất lượng cao. Chính vì thế, đã có nhiêu giống cỏ cao sản
được nhập nội vào nước ta với năng suất cao và chất lượng tốt. Song song đó vấn đê
nghiên cứu trồng thích nghi các giống cỏ này và sử dụng chúng cho gia súc đã được
nhiêu tác giả quan tâm.


- Giai đoạn trước năm 1992 (1982-1992)
Các nghiên cứu vê cỏ và đồng cỏ trong giai đoạn này tập trung nhiêu vào việc trồng thích
nghi các giống cỏ nhập nội ở các vùng sinh thái khác nhau của Việt nam. Nguyễn Danh
Kỹ (1980) đã nghiên cứu khả năng thích nghi của tập đoàn cỏ trồng trên vùng đất xám
miên Đông Nam Bộ. Võ Văn Trị (1980) đã nghiên cứu trồng thích nghi tập đoàn cây hòa
thảo. Nguyễn Ngọc Hà (1984) đã tiến hành nghiên cứu cỏ đậu Stylo đồng trên đất xám
miên Đông Nam Bộ. Đoàn Ngọc Chất (1984) đã nghiên cứu theo dõi nhịp độ sinh trưởng
phát triển của cỏ lá dừa và cỏ lá ở vùng trung du Vĩnh Phú. Trần Quang Nhung và ctv
(1985) đã nghiên cứu trồng thích nghi 12 giống cỏ nhập nội tại Bắc Thái và xác định một
số biện pháp kỹ thuật thâm canh cỏ. Nguyễn Ngọc Hà và ctv (1985) đã nghiên cứu tuyển
chọn trên 142 giống cỏ (bộ đậu và hoà thảo) nhập nội đã chọn được một số giống đưa vào
mục tiêu sản xuất khác nhau. Lê Hoà Bình và ctv (1990) đã nghiên cứu kỹ thuật trồng
xanh Canada làm thức ăn chăn nuôi trâu bò.
Việc nghiên cứu xây dựng đồng cỏ cũng đã được quan tâm nghiên cứu nhiêu. Trần Nhơn
(1981) đã nghiên cứu đưa ra một số giải pháp kỹ thuật để cải thiện đồng cỏ cho chăn
nuuôi bò sữa ở miên Nam Việt nam. Lê Trọng Cúc (1981) đã nghiên cứu động thái quần

xã cỏ trồng Digitaria decumbens Steud ở nông trường Ba Vì, Hà Tây. Vấn đê nghiên cứu
trồng xen canh giữa cỏ hòa thảo và bộ đậu để tăng giá trị dinh dưỡng của cỏ trồng cho gia
súc cũng đã được quan tâm. Trần Nhơn (1981) đã nghiên cứu xây dựng đồng cỏ hỗn hợp
hòa thảo và họ đậu nhiệt đới để nuôi bò sữa và bò thịt trong điêu kiện không có nước
tưới. Nguyễn Danh Kỷ và ctv (1985) đã nghiên cứu năng suất đồng cỏ trồng xen giữa cỏ
hoà thảo và bộ đậu. Ngoài ra, các nghiên cứu vê sử dụng đồng cỏ và chu kỳ chăn thả gia
súc cũng đã được thực hiện. Lê Hoà Bình và Hoàng Thị Lăng (1985) đã nghiên cứu chu
kỳ chăn thả gia súc thích hợp trên đồng cỏ ghinê chuyên canh.

- Giai đoạn sau năm 1992 (1992-2002)
Trong giai đoạn này nhiêu giống cỏ cao sản mới được nhập nội vào Việt nam cùng với
việc đẩy mạnh phát triển chăn nuôi bò sữa làm tăng nhu cầu vê cỏ cung cấp cho chăn
nuôi nên các nghiên cứu vê trồng cỏ và sử dụng cỏ cho gia súc cũng phát triển lớn mạnh
theo. Các nghiên cứu vê cỏ trong giai đoạn này chủ yếu tập trung vào tìm những giống cỏ
có năng suất, chất lượng cao và phù hợp với điêu kiện tự nhiên của từng vùng. Đồng thời
đi vào xây dựng các quy trình trồng, bón phân, chăn sóc và thu hoạch cỏ cho thích hợp.
Nghiên cứu các giống cỏ trồng cao sản thích hợp cho từng vùng, Lê Hoà Bình và ctv
(1993) đã tiến hành khảo sát một số giống cỏ mới nhập nội và một số giống cỏ có khả
năng đưa vào sản xuất. Qua 3 năm theo dõi tập đoàn các giống cỏ đậu và hoà thảo nhập
vào nước ta (36 giống), các tác giả đã xác định được những giống có năng suất cao, thích
hợp với điêu kiện sinh thái của Việt nam để đưa vào sản xuất gồm cỏ voi, ghinê, keo dậu
Madagasca, stylo cock, stylo hamata. Đinh Huỳnh và Lê Hà Châu (1993) tiến hành
nghiên cứu trồng thử nghiệm một số giống cỏ nhập nội trên vùng đất xám miên Đông
Nam bộ gồm 17 giống cỏ hoà thảo và 30 giống cỏ bộ đậu của CIAT. Khổng Văn Đỉnh và


ctv (1996) nghiên cứu xác định giá trị cỏ ruzi trên vùng đất xám Sông Bé đã đi đến kết
luận cỏ ruzi tồn tại và phát triển tốt trên vùng đất xám Sông Bé với năng suất và chất
lượng khá, tỷ lệ tiêu hoá cao. Nguyễn Phúc Tiến và ctv (1996) nghiên cứu khả năng sản
xuất của một số cây thức ăn gia súc trên vùng đất đồi Ba Vì, Hà Tây. Đinh Huỳnh và Lê

Hà Châu (1996) nghiên cứu trồng thâm canh cỏ voi giống mới và cỏ sả lá lớn trong các
hộ gia đình nuôi bò sữa ở thành phố Hồ Chí Minh.
Các nghiên cứu vê thích nghi các giống cỏ nhập nội tiếp tục được thực hiện khi nhiêu
càng ngày có nhiêu giống cỏ cao sản mới với năng suất cao, khả năng tiêu hoá và sử dụng
của gia súc cao được đưa vào Việt Nam. Trương Tấn Khanh (1999) nghiên cứu khảo
nghiệm tập đoàn giống cây thức ăn gia súc nhiệt đới tại MaDrak và phát triển các giống
thích nghi trong sản xuất nông hộ. Đê tài đã nghiên cứu và khảo nghiệm 70 giống cây
thức ăn thức ăn xanh tại MaDrak trong đó có 10 giống thuộc họ đậu đã cho thấy có khả
năng thích nghi và cho năng suất, chất lượng tốt tại địa phương. Nguyễn Thị Mận và ctv
(1999) nghiên cứu quy trình trồng cỏ Andropogon gayanus trên vùng đất xám Sông bé.
Vũ Kim Thoa và ctv (1999) nghiên cứu khả năng sinh trưởng của một số giống cỏ sả
(Panicum maximum) trên vùng đất xám Bình Dương. Nguyễn Thị Mận và ctv (1999)
nghiên cứu tính năng sản xuất của cỏ stylo trên vùng đất xám Bình Dương. Vũ Kim Thoa
và Khổng Văn Đỉnh (2001) nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của cỏ sả
panicum maximum cv TD58 trên vùng đất xám Bình dương. Nguyễn Văn Quang và ctv
(2001) nghiên cứu đánh giá khả năng sản xuất chất xanh và tỷ lệ sử dụng của gia súc đối
với một số giống cỏ trồng ở nông hộ khu vực trung du và miên núi.
Nghiên cứu ảnh hưởng của kỹ thuật gieo trồng và thời gian thu cắt đến năng suất và chất
lượng cỏ, Đinh Huỳnh và Lê Hà Châu (1993) đã tiến hành nghiên cứu đánh giá năng suất
và phẩm chất của một số giống cỏ trồng thu cắt vào các thời kỳ khác nhau. Tác giả đã
tiến hành trên 4 giống cỏ (3 hoà thảo và 1 bộ đậu) trồng đơn và trồng xen giữa thảo và bộ
đậu đã xác định được thời điểm thu cắt thích hợp, giá trị dinh dưỡng sản phẩm thu cắt và
chế độ phân bón trong điêu kiện sinh thái của địa phương. Cùng tác giả, Đinh Huỳnh và
Lê Hà Châu (1994) đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của phương thức và mức bón
phân (phân chuồng, đạm, lân) đến năng suất và phẩm chất 3 giống cỏ thảo trồng trên đất
xám miên Đông nam bộ. Lê Hà Châu (1999) đã nghiên cứu ảnh hưởng của việc bón phân
đạm và tưới nước đến năng suất, chất lượng cỏ họ đậu stylo trong các nông hộ chăn nuôi
bò sữa ở thành phố Hồ Chí Minh. Nguyễn Thị Liện và ctv (1999) nghiên cứu vê khả năng
sinh trưởng, tái sinh, sản lượng và giá trị dinh dưỡng của cây bộ đậu Desmodium rensoni
ở các công thức phân bón khác nhau tại Thái nguyên.

Vê kỹ thuật thu hạt và nhân giống cỏ, Vũ Kim Thoa và Khổng Văn Đỉnh (1999) nghiên
cứu kỹ thuật thu hạt cỏ ruzi và một số giống cỏ nhập nội trên vùng đất xám Bình dương.
Dương Quốc Dũng và ctv (1999) nghiên cứu khả năng nhân giống hữu tính cỏ ruzi và
phát triển chúng vào sản xuất ở một số tỉnh miên Bắc và miên Trung Việt Nam. Phan Thị
Phần và ctv (1999) nghiên cứu tính năng sản xuất và một số biện pháp kỹ thuật tăng năng
suất chất xanh và hạt của cỏ ghinê TD58.


×