Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

TIỂU LUẬN: Các phương tiện truyền thông mới và hoạt động PR tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.36 KB, 16 trang )

TIỂU LUẬN MÔN
Các phương tiện Báo chí – Truyền thông

Đề tài:

Các phương tiện truyền thông mới và hoạt động PR tại Việt Nam


Mục lục
Lời mở đầu
Phần 1: Các phương tiện truyền thông mới là gì?
1.1.

Khái niệm.

1.2.

Đặc điểm.

1.3.

Phân loại.

Phần 2: Nhận định xu thế phát triển của các phương tiện truyền thông mới trong
tương lai.(qua một loại phương tiện truyền thông mới điển hình – blog)
1.1.

Khái niệm.

Phần 4: Những nguyên tắc lựa chọn các phương tiện truyền thông mới cho hoạt
động PR.


1.2.

Phân loại blog.

1.3.

Đặc điểm.

1.4.

Xu hướng phát triển của các phương tiện truyền thông mới.

Phần 3: Những thách thức của các phương tiện truyền thông mới đối với hoạt
động PR.
1.1.

Quản lý chặt chẽ thông tin và phản hồi đa chiều.

1.2.

Tận dụng tối đa mức độ cập nhật nhanh.

1.3.

Linh hoạt trong cách sử dụng thông cáo báo chí trên internet.

1.4.

Nâng cao và tận dụng vai trò truyền tin của người sử dụng mạng.


Phần 5: Xu hướng PR 2.0 ở Việt Nam.
1.1.

Khái niệm PR 2.0

1.2.

Các kênh “truyền thông 2.0” chủ yếu ở Việt Nam.

1.3.

PR 2.0 – mới mà không mới.

Kết luận


Lời mở đầu
Có thể nói rằng, các phương tiện truyền thông mới như điện thoại di động và
Internet đã làm thay đổi thế giới và cách tư duy của con người đến mức bản thân chúng ta
cũng không thể chiếm hữu hết khả năng vô cùng của nó. Trong một thời gian tương đối
ngắn, những tác động của các phương tiện truyền thông mới đã tạo ra những biến đổi về
văn hóa - xã hội sâu sắc ở mọi ngõ ngách của trái đất nơi chúng ta đang sống. Dù đó là
những vùng nông thôn hẻo lánh hay đô thị sầm uất, các phương tiện truyền thông mới
đang đem lại cho con người những cơ hội để có một cuộc sống thuận tiện hơn và thách
thức để những vấn đề mà trước đây chúng ta xem là đương nhiên từ sức mạnh của các
phưng tiện truyền thông đại chúng, khái niệm dân chủ tới những vấn đề liên quan đến
tình bạn, tình yêu hay các quan hệ xã hội thời hiện tại. Một thế giới ảo sống đan xen với
thế giới thực, một không gian tương tác tối đa trong mọi mối quan hệ xã hội, những cách
nhìn rộng mở và khoan dung với các quan điểm khác biệt, tốc độ xã hội nhanh tới mức
các khoảng cách không gian và thời gian trở nên tương đối, tất cả đã khiến các phương

tiện truyền thông mới trở thành một công nghệ có tầm ảnh hưởng lớn nhất từ khi xuất
hiện loài người.
Nghiên cứu về các phương tiện truyền thông mới là một xu hướng đang phát triển
hiện nay. Có rất nhiều lý do khiến cho hướng nghiên cứu này trở thành một trào lưu được
nhiều nhà nghiên cứu quan tâm.
Trong phạm vi nhỏ hẹp của bài tiểu luận của mình, em chỉ xin đề cập đến một vấn
đề nhỏ, đó là: Các phương tiện truyền thông mới và hoạt động PR tại Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu: Các phương tiện truyền thông mới và ảnh hưởng của nó.
Mục đích, lý do nghiên cứu: qua việc tìm hiểu các phương tiện truyền thông đại
chúng mới, thấy được đặc điểm, xu hướng phát triển, hạn chế của nó và tác độngc ủa nó
đối với hoạt động PR. Từ đó đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động
PR trên các phương tiện truyền thông mới,
Phương pháp nghiên cứu: phân tích, tổng hợp,...
Phần 1: Các

phương tiện truyền thông mới là gì?


1.1. Khái niệm

Thời đại Internet đã diễn ra hơn một thập kỉ. Nó không còn gì là mới mẻ nữa. Tuy
nhiên, thuật ngữ truyền thông mới sử dụng ở đây được dùng để mô tả những lựa chọn
truyền thông số xuất hiện trong vòng vài năm qua. Các phương tiện truyền thông mới
được đánh giá là một “bước ngoặt truyền thông” trong thời đại số.
1.2. Đặc điểm của các phương tiện truyền thông mới.

Phát triển với tốc độ nhanh, mạnh, số lượng người sử dụng gia tăng một cách
chóng mặt.
Các kênh kỹ thuật số đã trở nên phổ biến và thiết thực trên nhiều quốc gia và khán
thính giả toàn cầu. Chẳng hạn như đến giữa năm 2007, mạng xã hội MySpace

(www.MySpace.com) hàng tháng có khoảng 110 triệu lượt người xem. Con số này vượt
xa cả những tờ báo, đài truyền thanh hay tạp chí phổ biến nhất. Ngay cả tạp chí Time,
được coi là một trong những tạp chí phổ biến nhất nước Mỹ cũng chỉ có chưa đầy 3,5
triệu người đọc trong một tuần.
Ở một số quốc gia, một trang web nổi tiếng có thể đạt số lượng người sử dụng
chiếm tỉ lệ dân số đáng kinh ngạc. Chẳng hạn như mạng Cyworld ở Hàn Quốc (bạn có
thể xem phiên bản tiếng Anh tại us.cyworld. com) – một mạng xã hội na ná như
MySpace – có số lượng người sử dụng chiếm khoảng 40% dân số và 90% người sử dụng
internet trong độ tuổi 20-30.
Có sự tương tác, kết nối cao.
Dịch vụ của các phương tiện truyền thông mới nối kết các thành viên cùng sở
thích trên Internet lại với nhau với nhiều mục đích khác nhau không phân biệt không gian
và thời gian.
Mạng xã hội như một đồ thị trong đó các nút có thể là một cá thể hoặc là một tổ
chức, còn các liên kết là mô phỏng các quan hệ trong xã hội thực
Tích hợp nhiều tính năng.
Những tính năng như chat, e-mail, phim ảnh, voice chat, chia sẻ file, blog và xã
luận được tích hợp đầy đủ trên các phương tiện truyền thông mới. Mỗi thành viên sử


dụng đều có thể chia sẻ những nội dung trên và được những thành viên khác bình luận,
bày tỏ và chia sẻ quan điểm cá nhân.
Tốc độ truyền tin nhanh.
Có được điều này là nhờ công nghệ kết nối của internet. Ví dụ như các khách hàng
của dịch vụ mạng xã hội. Khi bắt đầu gia nhập, họ sẽ gửi đi một thông điệp để mời bạn
bè, người thân của mình cùng tham gia. Trong suốt quá trình sử dụng, họ sẽ được kết nối
với nhau. Do đó khi một thông điệp được truyền đi, nó có sức lan tỏa ô cùng lớn.
Không bị giới hạn bởi thời gian và không gian.
Đây chính là điểm mạnh của các phương tiện truyền thông mới, tạo đà cho sự phát
triển mạnh mẽ của

nó.
1.3. Phân loại

Các phương tiện truyền thông mới có nhiều loại nhưng có thể kể đến một số loại
chính sau:
Mạng xã hội hay gọi là mạng xã hội ảo, (tiếng Anh: social network) là dịch vụ nối
kết các thành viên cùng sở thích trên Internet lại với nhau với nhiều mục đích khác nhau
không phân biệt không gian và thời gian.
Podcast là một hệ thống phân phối nội dung cho phép người dùng tự động tải nội
dung thông qua RSS, như là dữ liệu âm thanh và dữ liệu video được phân phối trên
Internet.
Đăng ký một podcast để tự động tải về nội dung mới nhất nhằm thỏa mãn sự vui
thích của bạn.
Các podcast được phân phối từ rất nhiều nguồn, bao gồm tin tức, các trang web
của công ty và cá nhân.
Blog là một dạng của nhật ký online,bạn có thể viết hoặc cập nhật tất cả những gì
bạn thích,updates thông tin cá nhân,quan điểm xã hội,những sở thích,loại nhạc bạn đang
nghe,bất kì điều gì làm bạn hứng thú.
Một blog entry có thể có văn bản hoặc hình ảnh hay cả hai/Yahoo 360° sẽ lưu
những entry ấy theo mốc thời gian.Bạn cũng có thể lựa chọn để Blog public (tất cả mọi


người đều có thể đọc), private(chỉ một mình bạn mới có thể xem).hay chỉ những người
bạn có trong friends list mới xem được. Như vậy, Blog cũng có thể được xem làm một
trang web cá nhân có chứa sẵn các công cụ,giúp việc thực hiện dễ dàng hơn.
Forum (Diễn đàn điện tử) là 1 Website nơi mọi người có thể trao đổi, thảo luận,
bày bỏ ý kiến về những vấn đề cùng quan tâm. Các vấn đề thảo luận được lưu giữ dưới
dạng các trang tin. Đây là hình thức thảo luận không trực tiếp, bạn có thể đưa bài thảo
luận của mình lên Forum nhưng có khi ngay lập tức hoặc vài ngày, vài tuần, thậm chí vài
tháng sau mới có người trả lời vấn đề của bạn.

Phần 2: Xu

thế phát triển của các phương tiện truyền thông mới

trong tương lai.
Ở phần này, để nhận định về xu thế phát triển của các phương tiện truyền thông
mới, em xin được dẫn ra một ví dụ điển hình, đó là blog.
1.1.Khái niệm
“Blog, gọi tắt của weblog (tiếng Anh - "nhật ký web"), là một dạng nhật ký trực
tuyến, bùng nổ từ cuối thập niên 1990. Các blogger (người viết blog), có thể là cá nhân
hoặc nhóm, đưa thông tin lên mạng với mọi chủ đề, thông thường có liên quan tới kinh
nghiệm hoặc ý kiến cá nhân.”
Thuật ngữ “Weblog” xuất hiện ngày 17/12/1997, khi Jorn Barger gọi trang thông
tin cá nhận điện tử của mình là “weblog”. “Weblog” được rút ngắn gọn hơn thành “blog”
khi Blogger có tên Peter Merholz đã “nghịch ngợm” tách từ weblog thành từ we blog.
Tháng 10/1998, trang Open Diary khai trương và đã phát phát triển thành hàng
nghìn trang nhật ký trực tuyến. Open Diary trở thành cộng đồng blog đầu tiên.we blog
trên trang “Peterme.com” của anh hồi tháng 5/1999.
Năm 2005, blog trở thành nơi chia sẻ nỗi niềm, quyên góp ủng hộ nạn nhân
sóng thần Tsunami ở Nhật Bản 11/3/2011.


Như vậy, cho đến nay, blog không những là nơi để mọi cá nhân chia sẻ thế giới
riêng tư của mình mà xét một khía cạnh nào đó, nó được coi là "báo chí công dân", là nơi
cung cấp “nguồn tin” cho báo chí chính thống.
2.2.Phân loại blog:
1. Phương tiện truyền đạt:
- vblog (blog có video),
- linklog (blog chứa các link),
- sketchblog (blog gồm những bản phác thảo) -- photoblog (trang có ảnh),

- tumblelog (blog có bài viết ngắn kèm nhiều dạng tranh ảnh, video).
2. Tính hợp pháp của nhà xuất bản:
- blog cá nhân, blog kinh doanh, blog công ty (dùng để đối nội, hoặc đối
ngoại để tiếp thị, tạo dựng thương hiệu hoặc PR).
Thể loại: blog chính trị, blog du lịch, blog thời trang, blog dự án, hoặc blog pháp
luật (tên tiếng Anh là blawg)…
2.3.Đặc điểm
- Khả năng phát tán thông tin nhanh. Lí do là bởi: mỗi một blog có liên kết với
nhiều blog khác.
- Cộng đồng người viết blog (blogger) rất đa dạng, từ chính khách đến người lao
động bình dân, từ nông thôn đến thành thị, từ miền ngược đến miền xuôi.
- Một trang blog có thể chứa các siêu liên kết, hình ảnh và liên kết (tới các
trang chứa phim và âm nhạc). Văn bản blog dùng phong cách thảo luận. Một blog thường
chỉ liên quan đến một chủ đề yêu thích.
- Mỗi blog thường mang đậm màu sắc chủ quan của chủ nhân blog đó. Một số ít
blog đi theo khuynh hướng sưu tầm, “đưa tin” trên blog của mình (VD: blog Tắc kè),
hoặc phát triển blog của mình thành e-newspaper (báo điện tử) chuyên đề với những bài
viết sâu sắc, có chất lượng cao (VD: blog của Trương Anh Ngọc - báo Thể Thao & Văn
Hóa - chuyên về đất nước và nền bóng đá Italy, blog của exorcist với những bài review
về những bộ phim kinh điển hay blog của Vũ Mạnh Cường như một trang chuyên đề về
nhiều vấn đề xã hội…)


2.4.Xu hướng phát triển
Trong tương lai, các phương tiện truyền thông mới sẽ phát triển theo những xu
hướng sau:
-

Nâng cao tính tích hợp các loại hình đa phương tiện, mở rộng chức năng.
Nâng cao tính tương tác giữa những người sử dụng.

Song song cùng tồn tại với các phương tiện truyền thông đại chúng chính thống.
Đẩy mạnh các hình thức kinh doanh online, kết hợp chặt chẽ với PR, quảng cáo,

-

marketting,...
Ngày càng nâng cao lợi nhuận, góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế truyền thông.

Phần3: Những

thách thức của các phương tiện truyền thông mới

đối với hoạt động PR trong tương lai.
Các mặt hạn chế của các phương tiện truyền thông mới so với các phương
tiện truyền thông đại chúng.
Mặc dù không thể phủ định những ưu điểm của các phương tiện truyền thông mới
nhưng bên cạnh đó, các phương tiện truyền thông mới vẫn có một số hạn chế so với các
phương tiện truyền thông đại chúng chính thống.
Có nhiều quan điểm cho rằng, sự tồn tại và phát triển của các phương tiện truyền
thông mới đi ngược lại, đối chọi với các phương tiện truyền thông đại chúng. Điều này
không hẳn là không đúng. Thực tế những năm gần đây cho thấy sự tăng nhanh lượng
người sử dụng các phương tiện truyền thông mới và sự sụt giảm ngày một đáng kể số
lượng công chúng của các phương tiện truyền thông đại chúng (mà điển hình ở đây là báo
in, phát thanh). Tuy nhiên, qua nghiên cứu, ta nhận thấy rằng các phương tiện truyền
thông mới vẫn tồn tại một số điểm yếu hơn các phương tiện truyền thông đại chúng chính
thống. Đó là:
Các phương tiện truyền thông đại chúng có một hệ thống cơ sở hạ tầng phát
triển nhờ được đầu tư, xây dựng, hoàn thiện trong một thời gian dài. Trong khi đó, các
phương tiện truyền thông mới, do mới chỉ được phát triển trong khoảng hai thập niên trở
lại đây, cơ sở hạ tầng còn nhiều thiếu sót, sơ sài, nghèo nàn, dịch vụ còn thiếu sót. Sự



thiếu đồng bộ và không chuyên nghiệp ở nhiều nước đang phát triển, trong đó có Việt
Nam, là một trong những nguyên nhân kìm hãm tốc độ phát triển và khả năng ứng dụng
của các phương tiện truyền thông mới.
Các phương tiện truyền thông đại chúng có một lượng công chúng mục tiêu
ổn định, rõ ràng. Các ấn phẩm, tác phẩm trên các phương tiện truyền thông đại chúng
được xác định phù hợp với từng loại đối tượng, theo nhu cầu, sở thích, nguyện vọng,
trình độ học vấn,... của họ. Ngược lại, các phương tiện truyền thông mới không có lượng
công chúng mục tiêu cụ thể, cố định. Bởi số người sử dụng internet và các thiết bị số vô
cùng đa dạng về lứa tuổi, trình độ học vấn, sở thích, nhu cầu,... Việc không xác định
được nhóm công chúng mục tiêu một cách chính xác dẫn đến việc không định hình được
rõ ràng mục tiêu của các chiến lược truyền thông, khiến cho việc xây dựng thông điệp
cũng như chọn kênh truyền tải trở nên khó khăn và làm giảm hiệu quả truyền thông.
Những hạn chế này là nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến các hoạt động PR trên
các phương tiện truyền thông mới hay còn gọi là hoạt động PR 2.0.
Vì vậy hoạt động PR trên các phương tiện truyền thông mới ( PR 2.0 ) bên cạnh
những mặt mạnh của mình còn tồn tại nhiều cái yếu.

Phần 4:

Những nguyên tắc lựa chọn các phương tiện truyền thông

mới cho hoạt động PR
1.1. Quản lý chặt chẽ thông tin và phản hồi đa chiều.
Đối với PR, “Quản lý thông tin” là hoạt động nhằm gây dựng một hình ảnh đẹp về
một đối tượng trong mắt công chúng qua việc quản lý và xử lý các thông tin.
“Phản hồi” là các thông tin ngược. Vì PR là một quá trình thông tin đa chiều, nên
sự phản hồi có ý nghĩa quan trọng bởi nó giúp đánh giá hiệu quả truyền thông.
Đối với các phương tiện truyền thông đại chúng, ranh giới phản hồi không khó để

xác định và công việc xử lý, quản lý thông tin cũng dễ dàng hơn. Nhưng phản hồi trên
các phương tiện truyền thông mới lại là một mối đe dọa cho những người làm PR. Các
blog các nhân, các trang mạng xã hội,... với tốc độ lan truyền chóng mặt có thể gây ra


những hậu quả nghiêm trọng. Nó đòi hỏi người làm PR phải thường xuyên theo dõi, nắm
bắt thông tin trên các phương tiện truyền thông mới để có thể kịp thời nhận diện và xử lý
các mối đe dọa của chúng đối với uy tín của tổ chức.
2.2.Tận dụng tối đa mức độ cập nhật nhanh.
Đây chính là một lợi thế lớn của các phương tiện truyền thông mới.
Khi xã hội càng phát triển, nhu cầu thông tin ngày càng lớn thì người dùng càng
mong mỏi và tin dùng các phương tiện truyền thông có mức độ cập nhật tin tức nhanh.
Mức độ cập nhật tin tức trên các phương tiện truyền thông mới được tính theo
từng phút, thậm chí từng giây. Nó đã biến công nghệ truyền tin truyền thống thay đổi một
cách đáng kể. Nó thay đổi phương thức truyền tin thông thường.
Độ cập nhật ấy cần được những người làm PR khai thác triệt để trong việc xây
dựng các kế hoạch, chiến lược truyền thông của mình.
3.3.linh hoạt trong cách sử dụng thông cáo báo chí trên internet (thông cáo
báo chí thế hệ 2.0).
Thông cáo báo chí thế hệ 2.0 không chỉ hướng vào giới truyền thông mà hơn thế
nữa, nó đi đến gần hơn với việc tiếp cận với các nhóm đối tượng công chúng tiềm năng.
Sau đây là một số quy tắc sử dụng thông cáo báo chí báo chí trên internet:
1) Không chỉ phát hành những thông cáo báo chí khi bạn có tin lớn. Hãy tìm cách
gửi thông tin về doanh nghiệp bạn mọi lúc, mọi nơi.
2) Thay vì chỉ nhắm đến các nhà báo, hãy tạo ra những thông cáo báo chí hấp dẫn
trực tiếp đến người mua.
3) Viết những thông cáo báo chí đầy đủ với những từ khoá quan trọng.
4) Đính kèm lời mời gọi để khuyến khích khách hàng phản hồi cho bạn theo một
cách nào đó.
5) Hãy đặt những đường kết nối trong thông cáo báo chí để khách hàng tiềm năng

vào thăm trang web của công ty.


6) Đưa ra những tiện ích để người truy cập có thể dễ dàng tìm kiếm và duyệt web.
7) Liên hệ với các công cụ tìm kiếm internet phổ biến để thông cáo báo chí của
bạn dễ dàng được tìm thấy.
8) Hướng dẫn người truy cập những quy trình mua bán trong thông cáo báo chí 2.0
Cần phải thay đổi cách sử dụng bản thông cáo báo chí. Nếu có thể xoay ngược tình
thế, biến công cụ này thành kênh tiếp thị quan trọng, bạn sẽ khiến khách hàng sẵn sàng
móc hầu bao cho sản phẩm, dịch vụ của công ty.
Trong một thế giới đang chuyển đổi đến chóng mặt, vai trò của thông cáo báo chí
2.0 sẽ giúp bạn theo kịp tiến trình của sự thay đổi đó. Hơn nữa, nó là công cụ hữu dụng
để giúp bạn tiết kiệm chi phí trong giai đoạn khó khăn này.
3.4.Nâng cao và tận dụng vai trò truyền tin của những người sử dụng mạng
internet
Giới truyền thông luôn đóng vai trò trung gian, nhưng Internet đã thay đổi điều đó.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa rằng giới truyền thông không có vai trò gì trong chiến
dịch PR.
Đối với internet, người sử dụng trực tiếp đóng vai trò là người truyền tin.
Khán giả - công chúng mục tiêu ở đây chủ động hơn so với các đối tượng khán giả
của các kênh truyền thông đại chúng khác.
Sự ra đời và bùng nổ của internet khiến cho một mô hình mới ra đời và phát triển
– mô hình “nhà báo công dân”. Họ là chính những người sử dụng. Phương thức hoạt
động của các phương tiện truyền thông mới đã biến họ thành những người truyền tin,
“những nhà báo công dân”.
Thực tế đã chứng minh vai trò của những nhà báo công dân trong nhiều trường
hợp nhưng hiện vẫn còn nhiều vấn đề liên quan đến chất lượng và tính xác thực của các
tin tức đến từ các “nhà báo” này.



Phần5:

Xu hướng PR 2.0 hiện nay ở Việt Nam

5.1.Khái niệm PR 2.0
PR 2.0 nên được hiểu là sự kế thừa các giá trị của dịch vụ PR truyền thống, kết
hợp với việc phát huy các kỹ thuật truyền thông mới để tạo ra một hệ thống dịch vụ PR
tổng hợp, có giá trị xuyên suốt và có tính tương tác cao.
PR 2.0 khuyến khích sự tương tác giữa người bán và người mua, tạo cơ hội cho
khách hàng đưa ra những nhận định và suy nghĩ của mình, từ đó mang lại cho giới kinh
doanh cơ hội để hiểu rõ hơn nhu cầu của thị trường và đưa ra những sản phẩm dịch vụ
phù hợp nhất.
(APLUS COMMUNICATION - “PR Dictionary”)
5.2.Các kênh “truyền thông 2.0″ phổ biến tại Việt Nam
Blog - Chính xác và chủ quan, theo một cách nào đó thế giới blog chứa đựng cách
nhìn cụ thể nhất về tất cả mọi vấn đề, với những phản hồi tức thời từ nhiều hướng khác
nhau. Không chỉ các doanh nghiệp nhỏ mà cả các doanh nghiệp có tầm hoạt rộng khắp,
bạn sẽ thấy blog là một kênh thông tin hữu hiệu để quảng bá và phát triển các hoạt động
kinh doanh.


Blog mở ra những suy nghĩ, quan điểm và tin tức thu hút trong thế giới của những
người làm PR. Hiển nhiên, blog thu hút sự quan tâm của công chúng dành cho công ty
bạn. Tính tương tác của nó tạo nên những cơ hội tuyệt vời cho sản phẩm của bạn vươn
đến các khách hàng trên khắp thế giới. Đôi lúc, chỉ một lời bình luận từ các “blogger”
cũng giúp bạn có thêm ý tưởng mới.
Quan trọng hơn hết là một khi thông tin đưa ra tìm đúng đối tượng thì tốc độ lan
tỏa của nó sẽ rất lớn chỉ trong một khoảng thời gian cực ngắn.
Mạng cộng đồng - Trong một “xã hội ảo” thực sự, mọi người sống theo một quy
luật xã hội mở, với các nhu cầu cũng đặc biệt hơn so với bình thường, và tất nhiên, cách

tiếp cận thông tin cũng rất khác. Theo chủ quan cá nhân tôi, tại Việt Nam chưa có một
chiến dịch PR nào thực sự được cấu thành dựa trên nền tảng của các dịch vụ ảo này,
nhưng có cung tất có cầu, việc các dịch vụ truyền thông phát triển trên các nền tảng này
là điều tất yếu.
Với hệ thống thành viên kết nối rộng khắp, mạng cộng đồng là một phương tiện
mới có tính đột phá trong việc lèo lái và đưa thông tin của doanh nghiệp trực tiếp đến
khách hàng. Mọi thành phần cấu thành nên các mạng xã hội đều có thể là công cụ thông
tin cự kỳ hiệu quả, đáp ứng mọi nhu cầu quảng bá và truyền thông của doanh nghiệp. Nội
dung phim ảnh, âm thanh, kết nối siêu mạng, hệ thống định nhãn… tất cả đều sẵn sàng
nhắm thẳng mục tiêu là các khách hàng, chỉ còn thiếu chăng là cái đầu của những người
sử dụng chúng.
Videocast, Podcast - Hai loại hình có thể xem là đầu tàu tiên phong trong thế giới
truyền thông hiện đại. Các website chia sẻ video và âm thanh trực tuyến như YouTube,
MySpace thu hút hàng triệu lượt người truy cập hàng ngày. Với một chi phí rất nhỏ hoặc
miễn phí, bạn có thể nhanh chóng phát tán khắp thế giới các nội dung thông tin bằng âm


thanh và hình ảnh cực kỳ sinh động mà người dùng có thể tuỳ nghi nghe hoặc nghe vào
bất cứ thời điểm nào họ mong muốn.
Một video clips mới lạ, cuốn hút và hài hước sẽ có sức phát tán rất lớn. Một đoạn
thu âm thu hút được chuyển tải đi khắp nơi chỉ với một chiếc máy mp3. Tất cả thế giới
như nằm trong tầm tay bạn. Chỉ cần một chút sáng tạo, một chiếc camera bình thường
hay một máy ghi âm, ngay sáng mai doanh nghiệp bạn đã có thể được cả thế giới biết
đến.
Và câu chuyện không chỉ dừng ở đó...

5.3.PR 2.0 - mới mà không mới
(…giá trị truyền thống xen lẫn trong các kênh truyền thông hiện đại)
Tuy dáng vẻ đã thay đổi, nhưng nền tảng của tất cả các phương tiện truyền thông
nói trên vẫn là thông tin. Không ít các sự kiện đình đám theo chiều hướng tiêu cực đã

xuất phát từ các kênh thông tin không chính thống như blog và mạng cộng đồng trong
thời gian gần đây. Nói theo giới làm PR thì đó là làm PR mà chưa tới, bởi thông tin chưa
được xử lý khéo léo, tình huống chưa chín nhưng đã vội vã ra đòn. Vẫn cần những nguồn
thông tin chính xác, vẫn cần những chuyên gia thật sự cho việc sáng tạo và chuyển tại
thông tin đến cho tất cả mọi người.


Truyền thông chắc chắn không phải công việc của dân không chuyên. Các doanh
nghiệp vẫn cần các chuyên gia truyền thông thật sự trước khi quyết định đem thương hiệu
và uy tín của mình lên phát tán khắp cộng đồng mạng.
Hơn nữa, tất cả các sự kiện truyền thông nếu muốn có tính phổ cập và xuyên suốt
đều phải có sự hỗ trợ của các kênh truyền thông truyền thống là báo chí, truyền thanh
truyền hình. Truyền thông đa phương tiện có nghĩa là tất cả mọi kênh truyền thông chứ
không phải ngoại lệ cho một thể loại nào. Nếu có một giải pháp PR dung hoà cả yếu tố
truyền thống và hiện đại, ta sẽ có được chiến dịch truyền thông xuyên suốt, kết hợp được
cả các yếu tố hiệu quả, độ lan toả, chi phí thấp và tính mới lạ trong phương thức tiếp cận
và chuyển tải thông tin.
Sẽ còn có những PR 3.0; PR 4.0… nhưng xét cho cùng, mọi giá trị mới đều được
phát triển và kế thừa từ các giá trị truyền thống. Nếu tận dụng được tất cả những giá trị cũ
và mới, PR 2.0 chắc chắn sẽ mở ra một kỷ nguyên mới của truyền thông hiện đại, với đầy
sức sáng tạo và tính lan toả rộng khắp trên mọi ngóc ngách của siêu xa lộ thông tin.
Kết luận.
Thế giới hôm nay đang bước vào kỷ nguyên truyền thông mới, còn Internet và các
loại thông tin kỹ thuật số đang mở ra tương lai mới cho ngành PR. Nó đòi hỏi những
người làm PR phải linh hoạt, nhạy bén trong việc xây dựng các chiến lược, kế hoạch
truyền thông nhằm nâng cao hiệu quả của công việc PR. Các phương tiện truyền thông
trực tuyến hiện đại đang tiếp tục thu hút ngày càng nhiều người sử dụng hơn với những
tính năng cung cấp thông tin nhanh nhạy, toàn diện và trực tiếp. Điều đó cho thấy khả
năng tham gia hoạt động truyền thông nằm trong tầm tay của mỗi người nếu chúng ta
thực sự có niềm say mê và mối quan tâm. Bài nghiên cứu này góp một phần nhỏ bé trong

việc đưa ra các ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động PR trên các phương tiện
truyền thông mới – thế hệ PR 2.0 – tương lai của nhành PR tại Việt Nam cũng như trên
thế giới.


Tài liệu tham khảo: - PR – Lý luận và ứng dụng (TS. Đinh Thị Thúy Hằng – chủ
biên)
- PR – kiến thức cơ bản và đạo đức nghề nghiệp (TS. Đinh Thị
Thúy Hằng – chủ biên)
- internet...



×