Tải bản đầy đủ (.docx) (95 trang)

Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp - Thực Trạng Công Tác Thu BHXHBB tại BHXH huyện Lục Yên - tinh Yên Bái giai đoạn 2011 - 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (475.1 KB, 95 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN BẢO
HIỂM XÃ HỘI TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN LỤC YÊN – TỈNH YÊN
BÁI.
I. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH CHUNG TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI
HUYỆN LỤC YÊN – TỈNH YÊN BÁI.
1.1. Đặc điểm, tình hình chung tại cơ quan bảo hiểm xã hội huyện Lục Yên
1.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội huyện Lục Yên
1.1.2. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của bảo hiểm xã hội huyện Lục
Yên
1.1.3. Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy
1.1.3.1. Chức năng
1.1.3.2. Nhiệm vụ
1.1.3.3. Hệ thống tổ chức bộ máy
1.1.4. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và lao động trong cơ quan bảo hiễm
xã hội huyện Lục Yên
1.1.5. Cơ sở vật chất kỹ thuật
1.2. Những mặt thuận lợi, khó khăn
1.2.1. Những mặt thuận lợi
1.2.2. Những khó khăn, vướng mắc
II. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI BẢO HIỂM XÃ
HỘI HUYỆN LỤC YÊN – TỈNH YÊN BÁI
2.1. Công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về bảo
hiểm xã hội


2.2. Tình hình tham gia bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội huyện Lục Yên
2.3. Công tác cấp sổ bảo hiểm xã hội, cấp thẻ BHYT
2.3.1. Công tác cấp sổ BHXH
2.3.2. Công tác cấp thẻ BHYT


2.4. Tình hình thu, nộp bảo hiểm xã hội
2.5. Công tác xét duyệt hồ sơ, giải quyết chính sách, chế độ BHXH
2.6. Công tác chi trả chế độ bảo hiểm xã hội
2.6.1. Chi trả chế độ ốm đau, thai sản
2.6.2. Chi trả chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
2.6.3. Chi trả chế độ hưu trí và tử tuất
2.6.4. Chi trả bảo hiểm thất nghiệp
2.6.5. Chi trả bảo hiểm y tế
2.7. Công tác quản lý, sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội
2.8. Công tác quản lý và lưu trữ hồ sơ bảo hiểm xã hội
2.9. Công tác thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện chính sách, chế độ bảo
hiểm xã hội và việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội
2.10. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm xã hội
III. NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Nhận xét
3.1.1. Đánh giá chung
3.1.2. Một số giải pháp chính
3.2. Kiến nghị
3.2.1. Đối với cơ quan bảo hiểm xã hội tỉnh Yên Bái


3.2.2. Đối với chính quyền địa phương huyện Lục Yên
PHẦN II: CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TẠI
BẢO HIỂM XÃ HỘI LỤC YÊN – TỈNH YÊN BÁI GIAI ĐOẠN 2011 – 2015.
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ CÔNG TÁC
THU BẢO HIỂM XÃ HỘI
1.1. Một số vấn đề về bảo hiểm xã hội
1.1.1. Khái niệm bảo hiểm xã hội
1.1.2. Vai trò của bảo hiểm xã hội

1.1.2.1. Đối với người lao động
1.1.2.2. Đối với người sử dụng lao động
1.1.2.3. Đối với xã hội
1.2. Khái niệm, vai trò công tác thu bảo hiểm xã hội
1.2.1. Khái niệm thu bảo hiểm xã hội
1.2.2. Vai trò của công tác thu bảo hiểm xã hội
1.3. Nội dung công tác thu bảo hiểm xã hội
1.3.1. Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội
1.3.2. Quỹ tiền lương tiền công làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội
1.3.3. Mức đóng và phương thức đóng bảo hiểm xã hội
1.3.3.1. Mức đóng
1.3.3.2. Phương thức đóng
1.3.4. Tổ chức thu bảo hiểm xã hội
1.3.4.1. Phân cấp thu BHXH


1.3.4.2. Lập và giao kế hoạch thu BHXH hàng năm
1.3.4.3. Quản lý tiền thu BHXH
1.3.4.4. Thông tin, báo cáo thu
1.3.4.5. Quản lý hồ sơ, tài liệu thu
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác thu bảo hiểm xã hội
1.4.1. Điều kiện kinh tế - xã hội
1.4.2. Sự điều chỉnh chính sách pháp luật về bảo hiểm xã hội
1.4.3. Chính sách tiền lương
1.4.4. Nhận thức của xã hội
1.4.5. Bộ máy tổ chức và nhân sự
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT
BUỘC TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN LỤC YÊN – TỈNH YÊN BÁI
GIAI ĐOẠN 2011 – 2015
2.1. Tình hình kinh tế - xã hội huyện Lục Yên

2.2. Thực trạng công tác thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội
huyện Lục Yên giai đoạn 2011 – 2015
2.2.1. Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
2.2.1.1. Tình hình tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc của đơn vị sử dụng lao
động
2.2.1.2. Tình hình tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động
2.2.2. Tiền lương tiền công làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội
2.2.3. Mức đóng và phương thức đóng bảo hiểm xã hội
2.3. Kết quả thực hiện thu bảo hiểm xã hội bắt buộc
2.3.1. Kết quả thu bảo hiểm xã hội bắt buộc


2.3.2. Tình hình nợ đọng bảo hiểm xã hội
2.4. Đánh giá công tác thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội huyện
Lục Yên giai đoạn 2011 – 2015
2.4.1. Những mặt đạt được của bảo hiểm xã hội huyện Lục Yên
2.4.2. Một số hạn chế tồn tại và nguyên nhân
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN
THIỆN CÔNG TÁC THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TẠI BẢO
HIỂM XÃ HỘI HUYỆN LỤC YÊN – TỈNH YÊN BÁI
3.1. Định hướng phát triển của bảo hiểm xã hội huyện Lục Yên năm 2016
3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thu bảo hiểm xã hội bắt buộc
tại bảo hiểm xã hội huyện Lục Yên
3.3. Một số khuyến nghị


LỜI MỞ ĐẦU
Ngay từ khi ra đời BHXH Việt Nam đã chứng minh được vai trò của mình
trong việc thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và
văn minh” góp phần ổn định xã hội, phát triển kinh tế đất nước. Trong đó, công tác

thu BHXH là công tác trọng tâm, chủ yếu trong quá trình thực hiện chính sách
BHXH, là cơ sở để tính trợ cấp, đảm bảo quyền và lợi ích cho người thụ hưởng. Để
làm được điều đó, cần phải có sự thống nhất của các ban ngành từ trung ương đến
địa phương trong thực hiện công tác này.
BHXH huyện Lục Yên- Tỉnh Yên Bái là một huyện miền núi phía bắc còn
gặp nhiều khó khăn về địa hình, hoạt động SXKD, trình độ nhận thức của người
tham gia,... gây ảnh hưởng đến công tác thu BHXH nói chung và BHXH bắt buộc
nói riêng. Trong thời gian qua, với những cố gắng, nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ
BHXH huyện đã đạt được một số thành tựu nhất định như tăng số lượng người
tham gia cả bắt buộc lẫn tự nguyện, thu đúng đối tượng...Song bên cạnh đó vẫn
còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, ứng dụng CNTT, công tác tuyên truyền
chưa được sâu rộng, nợ đọng kéo dài... Thông qua tình hình thực hiện công tác thu
BHXH bắt buộc tại BHXH huyện Lục Yên, tìm ra nguyên nhân của những hạn chế
để từ đó đưa ra một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác thu BHXH nói
chung và BHXH bắt buộc nói riêng. Đây là cơ sở để tạo sự thống nhất trong hoạt
động thu, đảm bảo hoạt động thu BHXH ổn định, bền vững, hiệu quả.
Vì vậy việc nghiên cứu và tìm hiểu về công tác thu BHXH bắt buộc tại
BHXH huyện Lục Yên là một vấn đề cần thiết và có ý nghĩa. Xuất phát từ thực
tiễn trong thời gian thực tập vừa qua tại BHXH huyện Lục Yên, được sự hướng
dẫn tận tình của lãnh đạo cơ quan và cán bộ viên chức công tác tại Bảo hiểm xã hội
huyện Lục Yên nên em đã chọn đề tài : “Thực trạng công tác thu Bảo hiểm xã
hội bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội huyện Lục Yên- tỉnh Yên Bái giai đoạn 20112015” làm đề tài báo cáo thực tập tốt nghiệp cho mình. Để qua đó, nâng cao công
tác thu BHXH của huyện Lục Yên đáp ứng được các yêu cầu của BHXH Việt
Nam đưa ra.
Bài viết của em gồm những nội dung chính sau:
Phần I. Báo cáo tổng hợp: Những vấn đề chung về tình hình thực hiện bảo hiểm xã
hội tại bảo hiểm xã hội huyện Lục Yên- tỉnh Yên Bái


Phần II. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Thực trạng công tác thu bảo hiểm xã hội

bắt buộc tại bảo hiểm xã hội huyện Lục Yên- tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011- 2015
Ngoài lời mở đầu và kết luận thì chuyên đề bao gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận chung về bảo hiểm xã hội và công tác thu bảo hiểm xã hội
Chương 2. Thực trạng công tác thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội
huyện Lục Yên- tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011 – 2015.
Chương 3. Một số giải pháp và khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác thu bảo
hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội huyện Lục Yên- tỉnh Yên Bái
Qua bài báo cáo này em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành của mình tới
Th.S Trịnh Khánh Tri giảng viên hướng dẫn và các cán bộ cơ quan BHXH huyện
Lục Yên đã tận tình chỉ bảo hướng dẫn em trong thời gian thực tập vừa qua để em
hoàn thành chuyên đề này.
Em xin chân thành cảm ơn !


PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN BẢO
HIỂM XÃ HỘI TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN LỤC YÊN – TỈNH YÊN
BÁI
I. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH CHUNG TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI
HUYỆN LỤC YÊN – TỈNH YÊN BÁI
1.1. Đặc điểm, tình hình chung tại cơ quan bảo hiểm xã hội huyện Luc Yên
1.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội huyện Lục Yên
Lục Yên là huyện miền núi nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Yên Bái gồm 24
đơn vị hành chính xã, thị trấn. Trung tâm huyện lỵ đặt tại thị trấn Yên Thế cách
thành phố Yên Bái 93 km và Hà Nội 270 km, có tuyến quốc lộ 70 chạy qua nối Hà
Nội – Việt Trì – Yên Bái – Lào Cai.
Phía Đông giáp huyện Hàm Yên (Tuyên Quang), phía Tây giáp huyện Văn
Yên, phía Nam giáp Hồ Thác Bà của huyện Yên Bình, phía Bắc giáp huyện Bắc
Quang (Hà Giang).
Toàn huyện có 16 dân tộc anh em cùng chung sống gồm: Kinh, Tày, Nùng
… Dao, Mường, Thái, Cao Lan, Dáy, Ngái, Pa Cô,...

Là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Yên Bái, kinh tế còn
gặp nhiều khó khăn, song trong những năm vừa qua Đảng bộ, chính quyền và nhân
dân các dân tộc huyện Lục Yên đã đoàn kết, thống nhất, nắm vững thời cơ, vận
dụng sáng tạo đường lối của Đảng vào thực tiễn địa phương, nỗ lực phấn đấu vượt
qua mọi khó khăn, thách thức để đạt được những thành tựu quan trọng toàn diện.
Huyện Lục Yên xác định phát triển kinh tế với cơ cấu nông nghiệp, công nghiệp và
dịch vụ theo hướng phát triển chiều sâu ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng công
nghiệp và dịch vụ.
Với bề dày truyền thống lịch sử, văn hóa, cách mạng, huyện Lục Yên đang
từng bước cố gắng để bảo tồn và phát triển những giá trị phi vật thể đó. Đền Đại
Cại thuộc xã Tân Lĩnh, huyện Lục Yên; Quần thể di tích lịch sử này bao gồm đình
Bến Lăn, chùa tháp đất nung Hắc Y, đền Ðại Cại và thành nhà Bầu bao bọc quanh
bãi đua ngựa huấn luyện kỵ binh. Ðáp ứng tín ngưỡng của nhân dân, trân trọng các
di sản văn hoá của cha ông ta để lại, khu di tích đền Ðại Cại được bảo tồn và trùng
tu. Cho tới nay, hàng năm, khách thập phương từ nhiều nơi trong cả nước tới đây
thắp hương cầu phúc, cầu may và chiêm ngưỡng hệ thống di chỉ còn lại của văn


hoá thời Lý, Trần, Lê đang có ở một tỉnh miền núi phía Bắc. Có thể nói, quần thể
di tích khảo cổ này rất quan trọng không chỉ của riêng Yên Bái mà quan trọng đối
với cả nước.
1.1.2. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của bảo hiểm xã hội huyện Lục
Yên
Nhằm tạo ra một hệ thống tổ chức thống nhất từ Trung ương đến địa phương trong
việc thực hiện chính sách BHXH, BHXH Việt Nam đã ra đời. Tiếp theo đó là sự ra
đời của hàng loạt BHXH tỉnh, thành phố, BHXH quận, huyện, thị xã.Trong đó có
BHXH huyện Lục Yên- tỉnh Yên Bái.
Bảo hiểm xã hội huyện Lục Yên được thành lập theo Quyết định số 129/QĐ
- BHXH - TCCB ngày 22/08/1995 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam về việc
thành lập BHXH huyện, thị, xã thuộc tỉnh Yên Bái. Chính thức ra mắt và bước vào

hoạt động từ ngày 01/10/1995.
Tên gọi: Bảo hiểm xã hội huyện Lục Yên địa chỉ tại Khu 2, Thị trấn Yên
Thế - huyện Lục Yên - tỉnh Yên Bái.Số điện thoại: 029.3845.434.
Từ khi ra đời cho đến nay, dưới sự lãnh đạo của BHXH Việt Nam, của
BHXH tỉnh Yên Bái, của Huyện ủy, HĐND và UBND huyện Lục Yên, sự phối
hợp, giúp đỡ của các ban ngành, đoàn thể và chính quyền địa phương, BHXH
huyện Lục Yên đã không ngừng lớn mạnh và trưởng thành. Nhờ đó mà chính sách
BHXH thực sự đi vào cuộc sống, NSDLĐ và NLĐ ngày càng quan tâm đến sự
nghiệp BHXH, coi đó là mục tiêu quan trọng trong việc thúc đẩy sản xuất, ổn định
đời sống cho NLĐ.
1.1.3. Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy
Căn cứ Quyết định số 4857/QĐ - BHXH ngày 21/10/2008 của Tổng Giám
đốc BHXH Việt Nam về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của
BHXH địa phương thì chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của BHXH huyện
Lục Yên được quy định như sau:
1.1.3.1. Chức năng
BHXH huyện Lục Yên là cơ quan trực thuộc BHXH tỉnh Yên Bái đặt tại huyện
Lục Yên, có chức năng giúp Giám đốc BHXH tỉnh Yên Bái tổ chức thực hiện chế
độ chính sách BHXH, BHYT trên địa bàn huyện theo phân cấp quản lý và quy
định của pháp luật.


Bảo hiểm xã hội huyện Lục Yên chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của
Giám đốc BHXH tỉnh Yên Bái và chịu sự quản lý hành chính nhà nước của UBND
huyện Lục Yên. Bảo hiểm xã hội huyện Lục Yên có tư cách pháp nhân, có trụ sở
đặt tại thị trấn Yên Thế, có con dấu và tài khoản riêng.
1.1.3.2. Nhiệm vụ
Các nhiệm vụ của BHXH huyện Lục Yên theo quy định bao gồm:
Xây dựng, trình Giám đốc BHXH tỉnh Yên Bái kế hoạch phát triển BHXH
huyện Lục Yên dài hạn, ngắn hạn và chương trình công tác hàng năm, tổ chức thực

hiện kế hoạch sau khi được phê duyệt.
Tổ chức thực hiện công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến các chính sách,
pháp luật về BHXH, BHYT, tổ chức khai thác, đăng ký, quản lý các đối tượng
tham gia và hưởng chế độ BHXH, BHYT theo phân cấp. Tổ chức cấp sổ BHXH,
thẻ BHYT cho những người tham gia bảo hiểm xã hội theo phân cấp.
Tổ chức thu các khoản đóng BHXH, BHYT đối với các tổ chức và cá nhân
theo phân cấp.
Hướng dẫn và tiếp nhận hồ sơ, giải quyết các chế độ BHXH, BHYT theo
phân cấp.
Tổ chức chi trả các chế độ BHXH, BHYT theo phân cấp, từ chối việc đóng
hoặc chi trả các chế độ BHXH, BHYT không đúng quy định.
Quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí và tài sản theo phân cấp.
Tổ chức ký hợp đồng với cơ sở khám, chữa bệnh có đủ điều kiện, tiêu chuẩn
chuyên môn, kỹ thuật theo phân cấp, giám sát thực hiện hợp đồng và giám sát việc
cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh bảo vệ quyền lợi người có thẻ BHYT và chống
lạm dụng quỹ BHYT.
Tổ chức ký hợp đồng với tổ chức, cá nhân làm đại lý do UBND xã, phường,
thị trấn giới thiệu và bảo lãnh để thực hiện chế độ, chính sách theo chỉ đạo, hướng
dẫn của BHXH tỉnh Yên Bái.
Kiểm tra, giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo về việc thực hiện chế
độ, chính sách BHXH, BHYT đối với các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm, cơ
sở khám, chữa bệnh BHYT theo quy định của pháp luật.


Tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch cải cách hành chính theo chỉ đạo,
hướng dẫn của BHXH tỉnh Yên Bái, tổ chức bộ phận tiếp nhận, trả kết quả giải
quyết chế độ BHXH, BHYT theo cơ chế “một cửa” tại cơ quan BHXH huyện Lục
Yên.
Tổ chức quản lý, lưu trữ hồ sơ các đối tượng tham gia và hưởng các chế độ
BHXH, BHYT theo quy định.

Tổ chức hướng dẫn nghiệp vụ BHXH, BHYT cho các tổ chức và cá nhân
tham gia bảo hiểm.
Chủ trì, phối hợp với cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội ở
huyện Lục Yên, với các tổ chức, cá nhân tham gia BHXH, BHYT để giải quyết các
vấn đề có liên quan đến việc thực hiện các chế độ BHXH, BHYT theo quy định
của pháp luật.
Đề xuất, kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra
các tổ chức và cá nhân trong việc thực hiện BHXH, BHYT.
Cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về việc đóng, quyền được hưởng các
chế độ bảo hiểm, thủ tục thực hiện BHXH, BHYT khi tổ chức, cá nhân tham gia
bảo hiểm hoặc tổ chức Công đoàn yêu cầu.
Cung cấp đầy đủ và kịp thời tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền.
Quản lý, sử dụng công chức, viên chức, tài chính của BHXH huyện Lục
Yên.
Thực hiện chế độ thông tin, thống kê, báo cáo theo quy định.
1.1.3.3. Hệ thống tổ chức bộ máy
Theo quyết định số 99 / QĐ- BHXH ngày 28/1/2015 Quy định chức năng,
nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của BHXH địa phương, hiện nay BHXH Huyện Lục Yên
bao gồm có
Đứng đầu là Ban giám đốc, bao gồm có 1 Giám đốc là bà Nguyễn Thị
Thanh, và 1 Phó giám đốc là ông Nguyễn Quang Trung chịu trách nhiệm quản lý,
điều hành chung.
Tiếp theo là 5 tổ nghiệp vụ có chức năng giúp Giám đốc BHXH Huyện Lục Yên
thực hiện các công tác chuyên môn và quản lý các đơn vị trực thuộc trên địa bàn


Huyện theo đúng quy định của Pháp luật.Cơ cấu tổ chức của BHXH Huyện Lục
Yên được thể hiện rõ trong sơ đồ sau:
Sơ đồ 1 : Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của BHXH huyện Lục Yên

GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

Tổ thu BHXH,
BHYT
Tổ tiếp
nhận
hồtrả
sơvà giám định BHYT
Tổ cấp
sổ thẻ
Tổ thực
và kiểm
hiệntrachính
sách
BHXH
Tổ và
kế quản
toán -lýchi

(Nguồn : BHXH huyện Lục Yên)
Giám đốc là người đứng đầu cơ quan, là người đại diện theo pháp luật của
cơ quan,thay mặt,chỉ đạo và giám sát mọi hoạt động của Của cơ quan, đại diện cơ
quan thực hiện các nhiệm vụ chính trị, đối ngoại, quyết định các vấn đề quan trọng.
Điều hành công việc hàng ngày,chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện
các quyền và nhiệm vụ được giao.
Phó giám đốc là người trợ giúp đắc lực và là người quyết định mọi việc khi
giám đốc đi vắng. Nhiệm vụ cụ thể do giám đốc phân công cho phó giám đốc có
bảng phân công nhiệm vụ. Theo dõi tổng hợp tình hình chung về mặt quản lý của



cơ quan, xây dựng các hoạt động khác và việc thực hiện các chỉ thị,nghị quyết của
cấp trên, kế hoạch công tác…báo cáo đủ thông tin đề xử lý. Công tác văn thư lưu
trữ kiểm tra, tiếp nhận, chuyển đi và lưu chuyển nội bộ các công văn tài liệu. Ghi
chép theo dõi công văn, chuyển công văn, thông báo, truyền đạt đảm bảo kịp thời
khoa học, nề nếp đúng quy định.
Tổ thu BHXH, BHYT là những cán bộ thực hiện nhiệm vụ thu BHXH,
hướng dẫn đơn vị lập danh sách lao động, quỹ tiền lương đóng BHXH, BHYT và
phiếu điều chỉnh mức đóng BHXH, BHYT hàng tháng. Vào sổ kết quả thu BHXH,
BHYT đến từng người lao động, từng cơ quan đơn vị hàng tháng. Thông báo kịp
thời đến các đơn vị nợ tiền BHXH. Xác nhận mức đóng, thời gian đóng BHXH của
từng người lao động khi thực hiện chế độ BHXH hoặc chuyển nơi làm việc. Báo
cáo kết quả thu BHXH về BHXH tỉnh Yên Bái theo quy định.
Tổ cấp sổ thẻ và kiểm tra là những cán bộ thực hiện nhiệm vụ thu BHXH,
hướng dẫn đơn vị lập danh sách lao động, quỹ tiền lương đóng BHXH, BHYT và
phiếu điều chỉnh mức đóng BHXH, BHYT hàng tháng. Vào sổ kết quả thu BHXH,
BHYT đến từng người lao động, từng cơ quan đơn vị hàng tháng. Thông báo kịp
thời đến các đơn vị nợ tiền BHXH. Xác nhận mức đóng, thời gian đóng BHXH của
từng người lao động khi thực hiện chế độ BHXH hoặc chuyển nơi làm việc. Báo
cáo kết quả thu BHXH về BHXH tỉnh Lạng Sơn theo quy định. Cấp sổ thẻ BHXH,
BHYT kịp thời cho người lao động theo đúng quy định, nhận thẻ BHYT từ tỉnh
cấp phát cho các đối tượng có thẻ BHYT qua xã, thị trấn hoặc chủ sử dụng lao
động, đổi, sửa thẻ cho các trường hợp phát sinh.
Tổ thực hiện chính sách BHXH là những cán bộ quản lý bộ phận chính
sách, quản lý hồ sơ và BHYT. tiếp nhận hồ sơ hưu từ BHXH tỉnh chuyển về đã qua
xét duyệt, làm thủ tục chuyển cho đối tượng lương hưu đến các huyện khác theo yêu
cầu. nếu chuyển tỉnh khác phải thông báo qua BHXH tỉnh. Theo dõi ghi lại các biến
động, các đối tượng hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH chết, chuyển đi, hết thời hạn,
tức là theo dõi số giảm. Thanh toán mai táng phí cho các đối tượng trên. Bộ phận

quản lý hồ sơ có nhiệm vụ quản lý hồ sơ của tất cả các đối tượng hưởng lương hưu và
trợ cấp BHXH. Cần phân theo các xã, khu phố của thị trấn để dễ tìm, dễ quản lý.
Tổ tiếp nhận và quản lý hồ sơ có chức năng giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội
thành phố tổ chức tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết; tư vấn chế độ, chính


sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, quản lý và tổ chức thực hiện công tác lưu trữ
hồ sơ, tài liệu thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội tỉnh theo quy định
Tổ kế toán – chi trả và giám định BHYT : là những cán bộ có trách nhiệm
trong việc cung cấp thông tin cho Giám đốc về kinh tế, tổ chức hạch toán tất cả các
nghiệp vụ sảy ra trong đơn vị, những quy định của đơn vị về công tác quản lý tài
chính. Đồng thời làm nhiệm vụ chi BHXH. Có nhiệm vụ, chi trả lương hưu, trợ
cấp BHXH cho những người tham gia BHXH về hưu và trợ cấp BHXH, cho những
người mất sức lao động, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tuất. Bộ phận giám
định có bố trí giám định viên thường trực tại cơ sở y tế để giám sát đúng người,
đúng thẻ BHYT, giám sát bệnh nhân ra vào viện. Có cán bộ thống kê tại cơ sở y tế
tổng hợp tình hình KCB, về phía cơ sở y tế cũng có thống kê tương tự để hàng
tháng hai bên đối chiếu thanh toán và thanh lý hợp đồng mỗi quỹ một lần.
1.1.4. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và lao động trong cơ quan bảo hiểm
xã hội huyện Lục Yên
Ngay từ khi thành lập, lãnh đạo của cơ quan BHXH huyện Lục Yên luôn quan tâm
đến công tác kiện toàn tổ chức cán bộ, coi đây là nhiệm vụ quan trọng nhất thúc
đẩy sự thành công của đơn vị.
BHXH Huyện Lục Yên tính đến thời điểm 31/12/2015 có tất cả 16 cán bộ,
công chức,viên chức trong đó: Lãnh đạo có 2 người, tổ thu BHXH, BHYT có 4
người, tổ cấp sổ thẻ và kiểm tra có 2 người, tổ thực hiện chính sách BHXH có 2
người, tổ tiếp nhận và quản lý hồ sơ có 3 người, tổ kế toán – chi trả và giám định
BHYT có 3 người. Về trình độ chuyên môn các cán bộ đều có trình độ Đại
học.Công tác củng cố, kiện toàn xây dựng đội ngũ cán bộ luôn được nghành chú
trọng. Công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ luôn được đề cao; BHXH

Huyện thường xuyên tổ chức tập huấn nghiệp vụ BHXH, BHYT và công nghệ
thông tin cho các cán bộ quản lý, cán bộ nghiệp vụ trong nghành, tham gia các lớp
tập huấn do BHXH Tỉnh Yên Bái tổ chức. Công tác phát triển Đảng luôn được Chi
Ủy, Chi Bộ BHXH Huyện Lục Yên quan tâm. Hiện nay , Chi bộ tiếp tục cử một số
Đoàn viên ưu tú đi học lớp bồi dưỡng kiến thức về Đảng. Với đội ngũ cán bộ, công
chức, viên chức nhiệt huyết, đầy trách nhiệm,... BHXH Huyện Lục Yên luôn cố
gắng phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.


Bảng 1.1 : Cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và lao động của BHXH
huyện Lục Yên năm 2015
Tiêu chí
Trình độ
Giới tính

Độ tuổi

Số lượng

Tổng cộng

Đại học

16

16

Nam

5


Nữ

11

Dưới 30 tuổi

5

Từ 30 – 45 tuổi

2

Trên 45 tuổi

9

16

16

(Nguồn: BHXH huyện Lục Yên)
Với đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm, năng lực nghiệp vụ vững vàng, có tinh
thần trách nhiệm đối với công việc nên việc thực hiện các kế hoạch đều thuận lợi
và đạt hiệu quả cao, luôn hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
1.1.5. Cơ sở vật chất kỹ thuật
Được sự quan tâm của các cấp, BHXH huyện Lục Yên ngày càng nâng cấp
về cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc. Tính tới thời điểm hiện nay là khá đầy đủ,
tạo điều kiện làm việc ngày càng tốt hơn cho cán bộ công chức, viên chức trong
nghành, cơ sở vật chất của cơ quan gồm có:

Khu nhà hai tầng có 6 phòng làm việc: 1 phòng giám đốc, 1 phòng phó
giám đốc, 1 phòng thu, 1 phòng kế toán, 1 phòng cấp phát, 1 phòng họp, . Công
trình vệ sinh khép kín đảm bảo vệ sinh môi trường.
1 nhà để xe cho cán bộ
Các loại máy móc trang thiết bị văn phòng gồm: 16máy vi tính, kết nối
internet, 05 máy in, 01 ti vi, 02 điều hòa.
Các phòng làm việc đều được trang bị bàn, ghế, tủ, quạt điện các thiết bị
văn phòng khác (giấy, bút, mực, kẹp ghim…).


1.2. Những mặt thuận lợi, khó khăn
1.2.1. Những mặt thuận lợi
Được sự quan tâm giúp đỡ từ các cấp chính quyền :
Từ ngày thành lập đến nay, BHXH Huyện Lục Yên luôn nhận được sự quan
tâm, lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp và toàn diện của BHXH tỉnh Yên Bái, BHXH Việt
Nam, của Huyện Ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Cấp ủy, Chính
quyền cấp Huyện., sự ủng hộ, giúp đỡ của các Sở, Phòng ban nghành, các tổ chức
Đoàn thể và sự hợp tác, tạo điều kiện của các đơn vị sử dụng lao động, các cơ sở
khám chữa bệnh trong việc tổ chức chính sách BHXH, BHYT cho người lao động
và công dân.
Đội ngũ cán bộ, công chức có chuyên môn nghề nghiệp và tinh thần trách
nhiệm cao:
Đội ngũ lao động của BHXH huyện Lục Yên có nhiều cán bộ tâm huyết với
nghề nghiệp, không ngại khó, ngại khổ luôn sẵn sàng đi xuống cơ sở để đốc thúc,
kiểm tra việc thực hiện BHXH ở các đơn vị SDLĐ, kịp thời phát hiện những hành
vi vi phạm pháp luật về BHXH, khắc phục một cách nhanh chóng những tiêu cực
phát sinh. Do đó mà BHXH huyện Lục Yên luôn hoàn thành chỉ tiêu của BHXH
tỉnh Yên Bái giao ở mức cao nhất, khắc phục được tình trạng nợ đọng và trốn đóng
BHXH ở nhiều đơn vị, đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng cho NLĐ.
Đồng thời những cán bộ chuyên quản luôn bám sát hoạt động của đơn vị,

chú trọng tới công tác tuyên truyền tại các đơn vị do mình quản lý, làm cho chính
sách BHXH trở nên thật gần gũi, ý nghĩa và là điểm tựa vững chắc đối với tất cả
mọi NLĐ. Tác phong làm việc chuyên nghiệp và thái độ nhiệt tình, thân thiện.
Cơ sở vật chất dần được hoàn thiện và cơ quan BHXH đã ứng dụng công
nghệ thông tin trong thực hiện chính sách BHXH:
Cơ sở vật chất kỹ thuật của BHXH huyện Lục Yên đang dần được hoàn
thiện. So với những ngày đầu mới thành lập thì hệ thống CNTT hiện nay đã đáp
ứng được một phần nào cho công việc trong điều kiện và tình hình mới. Việc nhận
được nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của BHXH tỉnh Yên Bái là cơ hội để nâng cấp cơ
sở hiện có lên tầm cao hơn.
CNTT được ứng dụng rộng rãi trong hầu hết các hoạt động của đơn vị, từ
thu BHXH giải quyết các chế độ ngắn hạn, dài hạn, công tác giám định y tế đến


quản lý tài chính. Nhờ đó mà hiệu quả công việc của từng cán bộ, công chức thu
được ngày càng cao, giúp quản lý và sử dụng quỹ BHXH chặt chẽ, đáp ứng với sự
thay đổi của xã hội.
Đây là những thuận lợi cơ bản, là điểm tựa vững chắc giúp cho BHXH
huyện Lục Yên thực hiện thành công mục tiêu “BHXH cho mọi NLĐ”.
1.2.2. Những khó khăn, vướng mắc
Vị trí địa lý và điều kiện kinh tế xã hội còn gặp nhiều khó khăn:
Với địa bàn là Huyện miền núi hiểm trở, di chuyển khó khăn; dân tộc thiểu
số chiếm 84% , việc phát hành thẻ BHYT gặp nhiều khó khăn. Huyện gồm có 23
xã và một thị trấn, trong đó vẫn còn nhiều xã năm trong vùng 135, điều kiện kinh
tế - xã hội chưa phát triển, đối tượng tham gia BHXH còn hạn chế.
Số lượng đội ngũ cán bộ và kinh nghiệm quản lý điều hành vẫn còn hạn chế
Khó khăn đầu tiên mà chúng ta dễ dàng nhận thấy ở BHXH huyện Lục Yên
là nguồn nhân lực rất hạn chế. Chỉ có 16 cán bộ chuyên trách bao gồm cả Giám
đốc và Phó Giám đốc nhưng phải xử lý một khối lượng công việc rất lớn trên địa
bàn 24 xã, thị trấn. Nhiều cán bộ phải kiêm thêm nhiều việc, do vậy mà hiệu quả

đạt được ít nhiều bị ảnh hưởng. Đặc biệt là vào cuối quý, BHXH huyện Lục Yên
hầu như phải huy động tất cả nhân lực hiện có xuống cơ sở để đốc thu, các công
việc khác tạm gác lại, quyền lợi của NLĐ nhiều khi không được giải quyết.
Cơ sở vật chất dần được hoàn thiện nhưng chưa đáp ứng đủ nhu cầu của
công việc:
Tòa nhà công vụ có 6 phòng làm việc nên không đủ đáp ứng cho mỗi bộ
phận có một không gian riêng biệt. Trong 6 phòng hiện 1 phòng giám đốc, 1 phòng
phó giám đốc, 1 phòng thu, 1 phòng kế toán, 1 phòng cấp phát, 1 phòng họp, thực
hiện nhiệm vụ cấp sổ BHXH, thẻ BHYT. Ngoài những khó khăn từ trong nội tại
của BHXH huyện Lục Yên làm ảnh hưởng đến hoạt động BHXH thì các yếu tố từ
bên ngoài cũng tác động không nhỏ. Đó là:
Hoạt động SXKD của nhiều đơn vị còn nhỏ hẹp, sử dụng ít lao động nên
nguồn thu BHXH không đảm bảo. Do vậy công tác thu BHXH gặp nhiều khó khăn
đặc biệt là tình trạng nợ đọng của khối DNNN, tình trạng nợ đọng 3 đến 6 tháng
của nhiều đơn vị SXKD khác.


Mặc dù cơ quan BHXH đã cố gắng thực hiện tốt công tác tuyên truyền
nhưng công tác tuyên truyền pháp luật về BHXH chưa được sâu rộng chủ yếu là
phối hợp với truyền hình mà chưa tuyên truyền trực tiếp tới người dân nên là trình
độ của NLĐ còn hạn chế nên dễ bị NSDLĐ lợi dụng, không tham gia BHXH dẫn
đến tỷ lệ tham gia BHXH thấp. Đánh giá được những khó khăn này chính là cơ sở
để khắc phục những hạn chế, tồn tại yếu kém làm ảnh hưởng đến hoạt động của
BHXH huyện Lục Yên trong thời gian tới.


II. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI BẢO HIỂM XÃ
HỘI HUYỆN LỤC YÊN – TỈNH YÊN BÁI
2.1. Công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về bảo
hiểm xã hội

Công tác tuyên truyền, thông tin, phổ biến chế độ chính sách , pháp luật về
BHXH là một trong những biện pháp quan trọng mà nhiều năm qua BHXH Huyện
Lục Yên thường xuyên chú trọng, cụ thể là quan tâm đẩy mạnh có trọng tâm ,
trọng điểm và hiệu quả bám sát với yêu cầu thực tiễn, tích cực phối hợp với các cơ
quan thông tin đại chúng để đưa ra các chế độ, chính sách đến mọi đối tượng. Trên
thực tế, đã triển khai và thực hiện có hiệu quả, nhờ đó đã góp phần quan trọng giúp
đơn vị luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao,đảm bảo quyền lợi cho mọi
đối tượng thụ hưởng chính sách BHXH trên địa bàn toàn huyện, vì thế, công tác
tuyên truyền trong năm qua đã đạt được nhiều kết quả.
Về nội dung tuyên truyền: BHXH huyện Lục Yên tiếp tục phối hợp với Đài
Truyền thanh Truyền hình huyện tuyên truyền sâu rộng Nghị quyết 21-NQ/TW
ngày 22/11/2012 của Bộ chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với
công tác BHXH-BHYT giai đoạn 2012-2020, trên hệ thống truyền thanh các xã,
các trương trình tuyên truyền về chính sách BHXH. Tuyên truyền Luật BHXH,
Luật BHYT sửa đổi Truyên truyền về chính sách BHXH tự nguyện. BHYT tự
nguyện theo tinh thần công văn số 728/CV-BHXH ngày 30/6/2015 của BHXH tỉnh
Yên Bái.
Thực hiện tuyên truyền theo kế hoạch của BHXH Việt Nam và hướng dân
của BHXH tỉnh Yên Bái. BHXH huyện có văn bản báo cáo Thường trực Huyện
Ủy, HĐND, UBND huyện về triển khai công tác tuyên truyền trên địa bàn huyện.
Thực hiện treo băng zôn trên tuyến đường chính của huyện và trụ sở BHXH huyện,
Trung tâm y tế huyện, phối hợp với đài truyền thanh truyền hình huyện trên hệ
thống đài địa phương về BHYT học sinh năm 2016 và triển khai lập danh sách hộ
gia đình được cấp thẻ BHYT năm 2016 cho các đối tượng trên địa bàn huyện.
Trong năm 2015 đã đăng tải 23 tin, bài trên báo Yên Bái, 20 chuyên mục
trên Đài phát thanh và truyền hình Lục Yên – Yên Bái. BHXH Huyện đã kết hợp
tốt với đài phát thanh – truyền hình Huyện, tuyên truyền các quy định về chính
sách BHXH và cả những phóng sự mới về hoạt động cuả nghành.... Ngoài ra, phối



hợp tích cực với các Ban, nghành , các tổ chức chính trị - xã hội ...để thực hiện
thành công công tác tuyên truyền , phổ biến chính sách pháp luật.
Đây thật sự là những kênh thông tin, tuyên truyền, phổ biến chính sách,
pháp luật có tác dụng lớn, góp phần quan trọng đưa chính sách BHXH, BHYT, BH
thất nghiệp đi vào cuộc sống.
Về hình thức tuyên truyền: Thông qua các hội nghị giao ban, các lớp tập
huấn ngắn hạn mà ngành BHXH tổ chức huấn luyện nghiệp vụ BHXH, BHYT cho
công tác viên, những cán bộ làm công tác BHXH tại các doanh nghiệp. Trong năm
2014 BHXH huyện đã gửi thư mời tổng số 124 đơn vị hành chính sự nghiệp,
doanh nghiệp đóng trên địa bàn, các hộ kinh doanh lớn đến hội trường để họp mặt
và phổ biến. Về tuyên truyền đại chúng, BHXH huyện đã phối hợp với cơ quan
báo chí của huyện thường xuyên đăng những nội dung cơ bản nhất của chính sách
BHXH, BHYT. Ngoài ra, BHXH huyện Lục Yên còn phối hợp với đài truyền
thanh truyền hình huyện, các trạm phát thanh tại 24 xã, các trường học để phổ biến
Luật BHXH, BHYT.
2.2. Tình hình tham gia bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội huyện Lục Yên
Theo xu hướng phát triển kinh tế chung của đất nước thì kinh tế của huyện
Lục Yên cũng đang từng bước phát triển theo. Các doanh nghiệp được thành lập
nhiều hơn, số đơn vị lao động và người tham gia BHXH do đó cũng nhiều hơn.
Theo thống kê và rà soát các đơn vị SDLĐ trên địa bàn huyện thì những biến động
về số lượng đơn vị tham gia BHXH cũng như số lao động tham gia BHXH năm
2015 được thống kê như sau:


Bảng 1.2. Số lượng đơn vị tham gia BHXH tại BHXH huyện Lục Yên năm
2015
Đối tượng thuộc
diện tham gia

Đối tượng


Loại hình

NSDLĐ

NLĐ

NSDLĐ

tham gia

(đơn vị)

( người) ( đơn vị)

(người)

BHXH bắt buộc

231

4078

4030

Tiêu chí

đã tham gia

230


Bảo hiểm xã hội tự nguyện

NLĐ

90

Bảo hiểm thất nghiệp

207

3.533

230

Bảo hiểm y tế

448

102.066 230

3.196
100.975

(Nguồn: BHXH huyện Lục Yên)
Qua bảng số liệu có thể thấy số đơn vị và số người tham gia BHXH bắt buộc
ngày càng tăng. Năm 2015 số đơn vị tham gia là 230 đơn vị tăng 1,045 lần so với
năm 2014 là 220 đơn vị. Tỷ lệ tham gia BHXH bắt buộc đối với đơn vị đạt
99,57%, số người tham gia là 98,82%. Số đơn vị và số người tham gia BHYT và
BHTN đạt tỷ lệ cao trên 96,21% với BHYT và trên 91,44% với BHTN. Ngoài ra,

số người tham gia BHXH tự nguyện và BHYT tự nguyện cũng tăng lên. Đạt được
kết quả trên là do BHXH huyện thực hiện tốt công tác thông tin tuyên truyền chế
độ chính sách pháp luật về BHXH, sự nỗ lực hết mình của cán bộ nhân viên
BHXH huyện và sự phối hợp giúp đỡ của các cơ quan ban ngành liên quan.
2.3. Công tác cấp sổ bảo hiểm xã hội, cấp thẻ bảo hiểm y tế
2.3.1. Công tác cấp sổ BHXH
Trong năm 2015, cùng với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội huyện Lục
Yên, tổng số doanh nghiệp cũng như NLĐ tham gia BHXH tăng lên. Để đảm bảo
theo dõi quá trình đóng BHXH của NLĐ chính xác, BHXH huyện đã tiến hành cấp
sổ BHXH, gồm bìa sổ và các tờ rời cho NLĐ đảm bảo đúng nguyên tắc. Số liệu cụ
thể được thể hiện qua bảng sau:


Bảng 1.3. Tình hình cấp sổ BHXH tại BHXH huyện Lục Yên năm 2015
Chỉ tiêu

Năm 2015

Tổng số lao động được cấp sổ trong kỳ

306

Tổng số lao động đã được cấp sổ đến thời
điểm cuối kỳ

4.451

Tổng số lao động chưa được cấp sổ đến
thời điểm cuối kỳ


9

(Nguồn: BHXH huyện Lục Yên)
Số lượng sổ BHXH cấp mới cho NLĐ tham gia BHXH trong năm 2015 đạt
7,6% so với số tổng số lao động 4030 người đang tham gia BHXH năm 2015. Có
thể thấy BHXH huyện Lục Yên thực hiện chỉ đạo của BHXH tỉnh về phân cấp việc
in sổ BHXH, thẻ BHYT cho BHXH huyện, công tác cấp sổ BHXH, thẻ BHYT
được tiến hành thường xuyên, đảm bảo quyền lợi cho NLĐ.
2.3.2. Công tác cấp thẻ BHYT
Năm 2015, BHXH huyện Lục Yên đã phối hợp với Phòng lao động thương
binh và xã hội, các đơn vị, trường học trên địa bàn, các đại lý thu các xã thực hiện
phát hành thẻ BHYT cho các đối tượng. Cụ thể như sau:
Bảng 1.4. Tình hình cấp thẻ BHYT tại BHXH huyện Lục Yên năm 2015
STT

Chỉ tiêu

Số lượng thẻ

1

Phôi thẻ BHYT cấp mới

28.221

2

Phôi thẻ BHYT gia hạn

21.226


3

Phôi thẻ BHYT đổi do hỏng

778

4

Phôi thẻ BHYT cấp lại do mất

528

(Nguồn: BHXH huyện Lục Yên)
Năm 2015, BHXH huyện đã hướng dẫn các đơn vị rà soát danh sách để in
thẻ theo đúng quy định. Trong năm 2015, công tác in và cấp phát thẻ BHYT tại
huyện có 42.132 thẻ BHYT của đối tượng bắt buộc, 2,421 thẻ BHYT hộ gia đình,
13.317 thẻ BHYT học sinh, 2.114 thẻ BHYT trẻ em và 1.541 thẻ BHYT cho đối


tượng bảo trợ xã hội được in tại huyện. Ngoài ra BHXH huyện còn phục vụ tốt
người tham gia BHYT như cấp lại thẻ do mất, hỏng hoặc sai sót.
2.4. Tình hình thu, nộp bảo hiểm xã hội
Thu BHXH là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành BHXH, đảm
bảo cho việc hình thành, tăng trưởng quỹ BHXH và giải quyết kịp thời các chế độ,
chính sách cho NLĐ. Vì vậy ngay từ đầu khi thành lập BHXH huyện Lục Yên đã
chỉ đạo các đơn vị SDLĐ thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ đóng góp vào quỹ
BHXH. Hằng năm, BHXH huyện đều chủ động xây dựng kế hoạch chương trình
công tác, tập trung vào nhiệm vụ trọng tâm trong đó có việc thu nộp BHXH. Kết
quả thu qua các năm của BHXH huyện đều đạt hoặc vượt chỉ tiêu thành tỉnh giao.

Kết quả như sau:
Bảng 1.5. Kế hoạch và tình hình thực hiện thu BHXH bắt buộc, BHYT,
BHTN tại huyện Lục Yên năm 2015
Đơn vị: (tỷ đồng)
Năm

Kế hoạch thu

2015

86,805

Số đã thu

Tỷ lệ hoàn thành kế

hoạch (%)
89.862,78
103,52
(Nguồn: BHXH huyện Lục Yên)

Qua bảng trên ta thấy tình hình thu BHXH, BHTN, BHYT luôn đạt kế hoạch đề ra,
đạt 103,52% kế hoạch đề ra. Tuy nhiên, tình trạng nợ đọng vẫn xảy ra, đặc biệt là
những trường hợp nợ lâu. Cụ thể:

Bảng 1.6. Tình hình nợ đọng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN tại huyện Lục
Yên đến năm 2015.


STT Loại hình


Số tiền nợ đọng (tr.đồng)

Tỷ trọng nợ đọng
(%)

1

BHXH BB

3.321,342

91,52

2

BHTN

88,204

2,43

3

BHYT

219.236

6,05


3.628,782

100

Tổng cộng

(Nguồn: BHXH huyện Lục Yên)
Nhìn vào những con số trên đây, ta nhận thấy rằng BHXH bắt buộc có số nợ
tiền BHXH nhiều nhất. Năm 2015, con số này là 4.025,67 triệu đồng, chiếm
94,65% trong tổng số nợ. Điều này đã làm cho công tác hoàn thành chỉ tiêu thu
BHXH của BHXH huyện Lục Yên gặp rất nhiều trở ngại.
Tình hình nợ đọng BHXH trên địa bàn huyện Lục Yên vẫn tiếp tục diễn ra ở
một số đơn vị SXKD gặp khó khăn. Các đơn vị hành chính sự nghiệp nợ nhưng
đến cuối năm sẽ chuyển đủ số còn thiếu. Một số đơn vị SDLĐ nợ với số tiền nhỏ
nhưng đã làm ảnh hưởng đến quyền lợi của NLĐ. Theo số liệu của cơ quan thuế
trên địa bàn huyện, có tới 1/3 số doanh nghiệp hoạt động không có hiệu quả, chỉ có
23 doanh nghiệp đạt doanh thu trên 1 tỷ đồng/năm.
Thực trạng nợ đọng BHXH là một trong những khó khăn lớn nhất, ảnh
hưởng trực tiếp đến công tác thu và công tác thu BHXH của BHXH huyện Lục
Yên.
2.5. Công tác xét duyệt hồ sơ, giải quyết chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội
Trong năm 2015, công tác tiếp nhận hồ sơ đã được thực hiện theo quy định,
việc giải quyết thực hiện theo đúng trình tự, mang lại hiệu quả cao trong việc giải
quyết các chế độ BHXH cho các đối tượng.
Thực hiện chỉ đạo của BHXH tỉnh Yên Bái, BHXH huyện đã tổ chức
triển khai thực hiện Quyết định 613 về việc tiếp nhận hồ sơ để giải quyết chính
sách cho các đối tượng đủ điều kiện hưởng: đảm bảo công khai, minh bạch, đảm
bảo quyền lợi cho đối tượng. Kết quả năm 2015, BHXH huyện Lục Yên đã thực
hiện được như sau: Tổng số hồ sơ đề nghị giải quyết, nghỉ hưởng chế độ là: 331 hồ



sơ, đã giải quyết chi trả cho 329 hồ sơ, với 9066 đối tượng, đã nộp BHXH tỉnh:
309 hồ sơ.
Công tác chính sách, hồ sơ và quản lý đối tượng được BHXH huyện luôn
quan tâm thực hiện, phối hợp với chính quyền cơ sở xã, thị trấn và ban chi trả quản
lý chặt chẽ các đối tượng hưởng BHXH hàng tháng, kịp thời báo tăng, giảm các
đối tượng đúng quy định.
Tiếp nhận giải quyết chính sách: Thực hiện tiếp nhận hồ sơ chính sách theo
quy trình một cửa trong năm 2015 BHXH huyện đã tiếp nhận 966 hồ sơ các loại
chuyển về BHXH tỉnh kịp thời để giải quyết chính sách về hưu hàng tháng, trợ cấp
một lần, TNLĐ, tuất hàng tháng và một lần.
Thực hiện tốt công tác quản lý, lưu trữ hồ sơ, đảm bảo các đối tượng có hồ sơ
lưu trữ theo danh sách chi trả hàng tháng, làm cơ sở để giải quyết các chế độ cho
người nghỉ hưu, hưởng trợ cấp BHXH hàng tháng.
Thực hiện tốt công tác tiếp dân, tiếp nhận, trả lời đơn thư hỏi và thắc mắc về
chế độ BHXH của đối tượng, đảm bảo đúng thẩm quyền, đúng chế độ chính sách.

Bảng 1.7. Tình hình xét duyệt hồ sơ, giải quyết chính sách, chế độ BHXH tại
BHXH huyện Lục Yên năm 2015
Năm
2015

Chỉ tiêu Tổng số hồ sơ
Hồ sơ đã được Tỷ lệ
phải xét duyệt
xét duyệt
(%)
9096
9092
99,95

(Nguồn: BHXH huyện Lục Yên)

Trong năm 2015, hồ sơ mang về BHXH tỉnh để duyệt hoặc hồ sơ trực tiếp
giải quyết tại huyện đều thực hiện trả kết quả đúng hẹn theo chương trình cải cách
thủ tục hành chính một cửa và một cửa liên thông đã tạo điều kiện thuận lợi, đảm
bảo quyền lợi, chế độ cho đối tượng và NLĐ tham gia và thụ hưởng các chế độ
BHXH, BHYT, BHTN.
2.6. Công tác chi trả chế độ bảo hiểm xã hội
2.6.1. Chi trả chế độ ốm đau, thai sản


×