Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU CHI TẠI BHXH THÀNH PHỐ SƠN LA TỈNH SƠN LA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (462.98 KB, 31 trang )

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU CHI TẠI BHXH THÀNH
PHỐ SƠN LA TỈNH SƠN LA
2.1.Lịch sử hình thành BHXH tỉnh Sơn La
Tháng 10 năm 1995 Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La được thành lập theo Quyết
định số 124 ngày 17 tháng 8 năm 1995 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Biên chế đến cuối năm 1995 là l50 người (trong đó tỉnh 17 và huyện ), nguồn cán bộ
chủ yếu nhận từ 2 ngành Lao động thương binh xã hội và Liên đoàn lao động Tỉnh.
Đến tháng 1 năm 2003 Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La tiếp nhận Bảo hiểm
y tế tỉnh Sơn La chuyển sang theo Quyết định số 20 ngày 24 tháng 1 năm 2002 của Thủ
tướng chính phủ.
Qua yêu cầu thực tiễn của nhiệm vụ chính trị, tình hình phát triển lao động tham
gia bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), công tác xây dựng bộ máy và tổ
chức cán bộ không ngừng được xây dựng.
Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và nâng cao chất lượng đội ngũ, BHXH tỉnh Sơn
La luôn chú trọng nâng cao tinh thần, ý thức phục vụ, đẩy mạnh cải cách thủ tục
hành chính, tạo niềm tin và nâng cao nhận thức của người lao động và đơn vị sử
dụng lao động về BHXH và BHYT. Với trọng tâm mở rộng đối tượng tham gia
BHXH, BHYT cho người lao động, BHXH tỉnh chủ động hướng dẫn, đôn đốc tất cả
các thành phần kinh tế, các đơn vị sử dụng lao động tham gia BHXH, BHYT. Với sự
nỗ lực và năng động, hơn 10 năm qua, số đơn vị, đối tượng tham gia BHXH, BHYT
ngày một tăng. Nếu năm 1995 chỉ có 91 đơn vị với 25.535 lao động tham gia BHXH
bắt buộc, số thu 19,4 tỷ đồng, thì đến năm 2005 BHXH tỉnh Sơn La đã có trên 1.100
cơ quan, đơn vị tham gia BHXH, BHYT với số lao động là 791.153 người. Đặc biệt,
từ năm 2005 được UBND tỉnh giao nhiệm vụ cấp thẻ BHYT cho đối tượng người
nghèo, cho nhân nhân dân các dân tộc trong tỉnh với số dân được hưởng chế độ
BHYT trên 771.000 người. Khối lượng công việc phát sinh lớn, nhân sự lại có hạn
song BHXH tỉnh Sơn La đã dồn sức lực để triển khai cấp phát xong thẻ BHYT người
nghèo trong toàn tỉnh, được UBND tỉnh đánh giá cao kết quả công tác này. Bám sát
kế hoạch được giao, chủ động chỉ đạo công tác thu hàng tháng, quý đồng thời được
sự quan tâm phối hợp của các cơ quan, doanh nghiệp và sự giúp đỡ, tạo điều kiện
của các cơ quan liên quan như: Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng


NN&PTNT, sự quyết tâm phấn đấu của cán bộ, công chức, viên chức toàn ngành,
nhất là cán bộ làm công tác thu, nên trong nhiều năm liên tục, đặc biệt là năm 2005,
việc thu nộp BHXH, BHYT đã đạt được kết quả cao, toàn tỉnh thu được 151 tỷ đồng
so với kế hoạch BHXH Việt Nam giao (đạt 107,85%).
Dây là năm có số thu cao nhất từ ngày thành lập đến nay. Công tác chi trả chế
độ trợ cấp BHXH cho các đối tượng luôn được đổi mới, quản lý chặt chẽ, đảm bảo
đúng đối tượng, kịp thời và đầy đủ. Hơn 10 năm qua, BHXH tỉnh Sơn La đã chi trả
số tiền gần một ngàn tỷ đồng cho trên 203 ngàn lượt người hưởng chế độ BHXH dài
hạn và 57 ngàn lượt người hưởng các chế độ BHXH ngắn hạn với số tiền chi trả là
48,5 tỷ đồng. Riêng năm 2005, công tác kế hoạch - tài chính đã cấp phát kinh phí hạn
mức cho BHXH các huyện, thị xã và tạo điều kiện cho BHXH các huyện, thị xã tổ
chức, thực hiện tốt công tác chi trả lương hưu và các chế độ BHXH cho 20.688 đối
tượng đầy đủ, kịp thời và an toàn xong trước ngày 10 hàng tháng, không có tháng
nào chậm trễ. Tổng kinh phí cấp để chi trả các chế độ BHXH, BHYT năm 2005 là
223 tỷ đồng. Công tác giải quyết chế độ chính sách BHXH ngày càng được cải tiến,
giảm những thủ tục phiền hà, thanh toán đúng, kịp thời... tạo niềm tin cho đối tượng
thụ hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước. BHXH tỉnh đã duy trì chặt chẽ mối
quan hệ với các cơ sở y tế, đảm bảo tốt công tác KCB cho đối tượng tham gia
BHYT, thanh toán kịp thời cho hàng trăm ngàn lượt người theo đúng quy định. Năm
2005, đã có 468.335 lượt người KCB tại bệnh viện đa khoa và các trung tâm y tế,
tăng 14.786 người so với năm 2004 với chi phí là 32,5 tỷ đồng.
Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La là một đơn vị sự nghiệp đặc thù, có nhiệm vụ tổ
chức quản lý thu, chi và thực hiện các chế độ chính sách BHXH của nhà nước cho
các đối tượng tham gia BHXH theo luật định và thực hiện chi trả tiền lương và trợ
cấp cho các đối tượng đã nghỉ chế độ BHXH trước ngày ban hành nghị định 12/CP
đang cư trú trên địa bàn tỉnh Sơn La.
2.2 Cơ cấu tổ chức của BHXH tỉnh Sơn La và chức năng, nhiệm vụ cụ thể của
từng phòng ban
Thực hiện Nghị định số 94/2008/NĐ-CP ngày 22/08/2008 của Chính phủ và
Quyết định 4857/QĐ-BHXH ngày 21/10/2008 của Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt

Nam về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH địa phương thì
bộ máy giúp việc cho Giám đốc BHXH tỉnh Sơn La được thể hiện:
Sơ đồ tổ chức bộ máy của Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La
PHÒNG CẤP SỔ THẺ
PHÓ
GIÁM
ĐỐC
PHÒNG THU
PHÒNG CNTT
PHÒNG GIÁM ĐỊNH BH Y TẾ
PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH
PHÒNG KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH
BHXH HUYỆN THÀNH
PHỐ

Chú thích: Quan hệ trực tuyến
………………… Quan hệ chức năng
GIÁM
ĐỐC
PHÒNG KIỂM TRA
PHÓ
GIÁM
ĐỐC
PHÒNG TIẾP NHẬN
& QL HỒ SƠ
PHÒNG CHẾ ĐỘ
BHXH
2.2.1 Phòng Chế độ BHXH
Chức năng : Giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh giải quyết các chế độ
BHXH, BHTN, quản lý đối tượng hưởng các chế độ BHXH, BHTN theo quy

định của pháp luật.
Nhiệm vụ: Thẩm định và giải quyết hồ sơ hưởng các chế độ BHXH và thẩm
định số liệu chi các loại trợ cấp. Lập danh sách, quản lý đối tượng hưởng và mức trợ
cấp BHXH, BHTN hàng tháng. Hướng dẫn, kiểm tra Bảo hiểm xã hội huyện, thành
phố và các tổ chức, cá nhân về việc thực hiện chế độ, chính sách BHXH,
BHTN.Tổng hợp, thống kê, báo cáo theo quy định.
2.2.2 Phòng Kế hoạch Tài chính
Chức năng : Giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh thực hiện công tác kế hoạch
và quản lý tài chính; tổ chức hạch toán, kế toán theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ: Chủ trì phối hợp với các phòng để lập, giao kế hoạch và tổng hợp
tình hình thực hiện kế hoạch tài chính: thu, chi BHXH, chi quản lý bộ máy, chi đầu
tư xây dựng, chuyển kịp thời tiền thu BHXH vào tài khoản của Bảo hiểm xã hội Việt
Nam. Tổ chức cấp phát kịp thời kinh phí để chi trả cho đối tượng hưởng chế độ
BHXH, cấp phát và quản lý kinh phí chi cho hoạt động quản lý bộ máy, kinh phí đầu
tư xây dựng cơ bản, sửa chữa lớn... Phối hợp với các phòng chức năng xét duyệt và
tổng hợp quyết toán tài chính do Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La quản lý, thực hiện đầy
đủ chế độ, định mức chi tiêu tài chính tổ chức hạch toán kế toán đúng chế độ kế
toán, hướng dẫn kiểm tra Bảo hiểm xã hội huyện thực hiện đúng các nghiệp vụ quản
lý tài chính, hạch toán kế toán.
2.2.3 Phòng Thu
Chức năng : Giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh quản lý và tổ chức thực
hiện công tác thu BHXH bắt buộc, tự nguyện; thu BHTN; thu BHYT bắt buộc, tự
nguyện của các đối tượng tham gia theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ: Chủ trì, phối hợp với các phòng nghiệp vụ liên quan xây dựng và
phân bổ chỉ tiêu kế hoạch thu BHXH, thu BHYT hàng năm cho Bảo hiểm xã hội
huyện và phòng Thu trên cơ sở kế hoạch đã được Bảo hiểm xã hội Việt Nam giao.
Tổ chức thực hiện thu BHXH, BHYT theo kế hoạch; thẩm định hồ sơ đối tượng
tham gia BHXH,BHYT. Kiểm tra đối chiếu danh sách các đối tượng tham gia
BHXH, BHYT. Tổng hợp, thống kê, báo cáo theo quy định.
2.2.4 Phòng Giám định BHYT

Chức năng : Giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh quản lý, tổ chức thực hiện
chế độ, chính sách BHYT cho người có thẻ BHYT theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ: Xây dựng kế hoạch chi trả các chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức,
khám chữa bệnh hàng quý, năm, thực hiện công tác giám định. Thực hiện thường
trực giám định tại cơ sở khám chữa bệnh cho người có sổ thẻ. Hướng dẫn kiểm tra
đôn đốc Bảo hiểm xã hội huyện thực hiện nghiệp vụ giám định theo quy định. Phối
hợp với các phòng chức năng để giải quyết các đơn thư khiếu nại - tố cáo về chế độ
BHXH, chế độ khám chữa bệnh.
2.2.5 Phòng Cấp sổ, thẻ
Chức năng : Giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh quản lý và tổ chức thực
hiện công tác cấp và quản lý sổ BHXH, BHTN, thẻ BHYT theo quy định của pháp
luật.
Nhiệm vụ: Tổ chức xét duyệt hồ sơ và quản lý việc sử dụng cấp sổ BHXH,
thẻ BHYT. Quản lý, hướng dẫn, kiểm tra BHXH huyện và tổ chức, cá nhân tham gia
BHXH, BHYT trong việc cấp, sử dụng sổ BHXH, thẻ BHYT; tờ khai, danh sách
người tham gia BHXH, BHYT. Đối chiếu tờ khai, danh sách đề nghị cấp sổ BHXH,
thẻ BHYT đã thẩm định với sổ BHXH, thẻ BHYT trước khi trình giám đốc ký duyệt
cấp sổ BHXH, thẻ BHYT; đóng số sổ; in thẻ BHYT.
2.2.6 Phòng Công nghệ thông tin
Chức năng : Giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh quản lý và tổ chức thực
hiện việc phát triển, ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của hệ
thống Bảo hiểm xã hội tỉnh theo quy định.
Nhiệm vụ: Chủ trì, phối hợp với các phòng liên quan xây dựng trình Giám
đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh chương trình, kế hoạch hằng năm về CNTT. Khai thác, sử
dụng và bảo quản các chương trình CNTT của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Nghiên
cứu, xây dựng và ứng dụng các chương trình CNTT vào công tác chuyên môn,
nghiệp vụ, công tác quản lý thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội tỉnh. Tổ chức thu thập,
lưu trữ, sử lý dữ liệu phục vụ yêu cầu quản lý; cung cấp các số liệu tổng hợp và phân
tích theo yêu cầu quản lý của ngành.
2.2.7 Phòng Tổ chức - Hành chính

Chức năng : Giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh quản lý và tổ chức thực
hiện công tác : tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức, biên chế; tổng hợp, hành
chính, quản trị; thi đua, khen thưởng, tuyên truyền theo quy định.
Nhiệm vụ: Kiện toàn tổ chức bộ máy Bảo hiểm xã hội tỉnh, huyện theo quyết
định của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Xây dựng các quy chế làm việc,
hàng năm xây dựng kế hoạch biên chế, tuyển dụng, nâng bậc lương, kế hoạch đào
tạo và bồi dưỡng công chức, viên chức, quản lý và thực hiện chính sách, chế độ đối
với cán bộ. Theo dõi và thực hiện công tác cán bộ, công tác bảo vệ chính trị nội bộ.
Giúp Giám đốc xây dựng chương trình kế hoạch cải cách hành chính phù hợp và tổ
chức thực hiện cải cách hành chính được phê duyệt, tiếp nhận và phân phát công văn
đi, đến. Thực hiện tổng hợp báo cáo thông tin kịp thời các hoạt động của BHXH tỉnh.
2.2.8 Phòng Kiểm tra
Chức năng : Giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh tổ chức thực hiện công tác
kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo của các tổ chức, cá nhân và các đơn vị trực
thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh trong việc thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT
và quản lý tài chính trong hệ thống Bảo hiểm xã hội tỉnh theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ: Xây dựng chương trình, kế hoạch và phối hợp với các cơ quan có
thẩm quyền ở địa phương để kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách BHXH đối
với các cá nhân, tổ chức trên địa bàn tỉnh. Thường trực tiếp công dân, tiếp nhận và
giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo về việc thực hiện chế độ chính sách BHXH.
Đề xuất, kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và cơ quan cấp trên
của đơn vị sử dụng lao động, cơ sở khám, chữa bệnh
trên địa bàn tỉnh để xử lý những hành vi vi phạm pháp luật về BHXH, BHYT.
2.2.9 Phòng Tiếp nhận và quản lý hồ sơ
Chức năng : Giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh tổ chức tiếp nhận hồ sơ và
trả kết quả giải quyết; tư vấn chế độ, chính sách BHXH, BHYT; quản lý và tổ chức
thực hiện công tác lưu trữ hồ sơ, tài liệu thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội tỉnh theo
quy định.
Nhiệm vụ: Kiểm tra và tiếp nhận các loại hồ sơ liên quan tới việc tham gia và
hưởng chế độ BHXH, BHYT của Bảo hiểm xã hội huyện và các tổ chức, cá nhân

tham gia bảo hiểm. Chuyển hồ sơ tiếp nhận và nhận lại kết quả giải quyết từ các
phòng nghiệp vụ liên quan để trả lại cho Bảo hiểm xã hội huyện và các tổ chức, cá
nhân tham gia bảo hiểm. Hướng dẫn, tư vấn các vấn đề liên quan thủ tục hồ sơ, chế
độ, chính sách BHXH, BHYT theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm.
Phân loại, xác định giá trị hồ sơ, tài liệu phục vụ công tác quản lý, thống kê, tra cứu.
2.3 Thực trạng hoạt động của BHXH tỉnh Sơn La
2.3.1 Công tác thu BHXH, BHYT bắt buộc
Quan sát bảng số liệu dưới đây ta thấy công tác thu ngày càng phát triển, số thu
BHXH, BHYT qua các năm, từ năm 2006 đến năm 2008 không ngừng tăng lên, số thu
BHXH,BHYT đã tăng từ 203.043 triệu năm 2006 lên 334.274 triệu năm 2008 tức là
tăng 182.354 tỷ VND tương ứng với tăng 120%.
Để có được những kết quả trên là do Bảo hiểm xã hội Sơn La đã bám sát kế
hoạch của Bảo hiểm xã hội Việt Nam giao.Từ đó cán bộ thu BHXH, BHYT thường
xuyên xuống các đơn vị sử dụng lao động đôn đốc, kiểm tra công tác thu với mục tiêu
thu đúng, thu đủ tất cả các đối tượng.
Bảng 1: Số thu BHXH, BHYT qua các năm
Đơn vị: triệu đồng
STT CHỈ TIÊU NĂM 2006 NĂM 2007 NĂM 2008 NĂM 2009
1 Số thu năm trước chưa nộp
cấp trên
3.710 1.080 174 -
2 Số thu được trong năm 203.043 239.324 334.274 466.327
2.1 Số thực thu BHXH, BHYT bắt
buộc
157.880 236.654 330.444 453.000
2.2 Số thu BHYT tự nguyện 2.162 2.522 3.830 6.767
2.3 Số thu BHYT người nghèo 43.000 6.56
Nhìn qua bảng số (Bảng số 1)liệu ta thấy rằng tỉ lệ số thu BHXH bắt buộc luôn
chiếm đa số tổng số thu BH thể hiện rõ ràng qua các năm 2006 la 157.880 tr.đ chiếm
77,75% số thu BH trong năm.Năm 2007 la 236.654 tr.đ chiếm 98,84% ,tiếp theo là

năm 2008 la 330.444 tr.đ chiếm 98,85% ,cuối cùng là năm 2009 với 453.000 tr.đ chiếm
97,14%.
Từ bảng số liệu trên ta có biểu đồ biểu diễn sự thay đổi của tổng số thu BHXH,
BHYT qua các năm như sau :
Qua biểu đồ số liệu trên ta thấy tổng số tiền thu BHXH trên địa bàn tỉnh Sơn La
là 777,001 tr.đ tăng liên tuc qua các năm với mức thu bính quân 3 năm là 259 trđ. Năm
2006 tổng số tiền chi trả là 203,043 trđ nhưng đến năm 2008 đã tăng lên đến 334,,274
trđ .Từ năm 2006 đến năm 2007 tăng từ 203,043 tr.đ lên 239,324 tr.đ tăng 36,281
tr..đ(số tăng tuyệt đối) tăng 17,86% (số tăng tương đối).Trong năm 2007 đến năm 2008
tăng từ 239,324 tr.đ lên 334,274 tr.đ tăng 94,95 tr..đ(số tăng tuyệt đối) tăng 39,324%
(số tăng tương đối).
Căn cứ kế hoạch Bảo hiểm xã hội Việt Nam giao BHXH Sơn La đã giao kế
hoạch cho BHXH các huyện, thành phố và chỉ đạo BHXH các huyện, thành phố tổ chức
tốt việc thu BHYT tự nguyện, triển khai đến các trường học và khu dân cư để khai thác
mở rộng đối tượng.
Tính đến 31/12/2009 đã có 31.804 người tham gia với số tiền 5,860 tỷ đồng, đạt
97,7 % kế hoạch BHXH Việt Nam giao .
Có được kết quả trên là do BHXH tỉnh đã chủ động phối kết hợp với Sở giáo
dục - Đào tạo, Uỷ ban dân số GĐ&TE tỉnh và chỉ đạo BHXH các huyện, thành phố chủ
động phối hợp với các phòng giáo dục, các xã, phường, thị trấn thực hiện nhiều biện
pháp tuyên truyền, vận động nhân dân và học sinh tham gia BHYT.
2.3.2. Công tác thu BHYT tự nguyện
Căn cứ kế hoạch Bảo hiểm xã hội Việt Nam giao BHXH Sơn La đã giao kế
hoạch cho BHXH các huyện, thành phố và chỉ đạo BHXH các huyện, thành phố tổ chức
tốt việc thu BHYT tự nguyện, triển khai đến các trường học và khu dân cư để khai thác
mở rộng đối tượng.
Tính đến 31/12/2008 đã có 24.365 người tham gia với số tiền 4,150 tỷ đồng, đạt
134% kế hoạch BHXH Việt Nam giao trong đó:
- Đối tượng là học sinh, sinh viên là: 17.126 người.
- Đối tượng nhân dân là: 7.239 đối tượng.

Có được kết quả trên là do BHXH tỉnh đã chủ động phối kết hợp với Sở giáo
dục - Đào tạo, Uỷ ban dân số GĐ&TE tỉnh và chỉ đạo BHXH các huyện, thành phố chủ
động phối hợp với các phòng giáo dục, các xã, phường, thị trấn thực hiện nhiều biện
pháp tuyên truyền, vận động nhân dân và học sinh tham gia BHYT.
2.3.3 Công tác chi BHXH, BHYT
Đảm bảo chi trả đúng, đủ, kịp thời cho những người hưởng lương hưu và trợ cấp
BHXH hàng tháng là mục tiêu phấn đấu của lãnh đạo và tập thể cán bộ, công chức, viên
chức BHXH tỉnh Sơn La ngay từ ngày thành lập. Đúc rút từ thực tiễn chi trả trước năm
1995, BHXH tỉnh đã chỉ đạo các phòng chức năng và BHXH huyện, thị phối hợp chặt
chẽ trong quy trình chi trả các chế độ BHXH thường xuyên hàng tháng cũng như các
chế độ ngắn hạn khác.
Bảng 1: Cơ cấu chi trả từ Quỹ BHXH và từ NSNN trong tổng chi các chế độ Bảo
hiểm xã hội tỉnh Sơn La (2005-2008)
Đơn vị : triệu đồng
chỉ tiêu
năm
tổng chi
( triệu đồng)
Quỹ BHXH NSNN
ST (tr. đồng) % ST (tr. đồng) %
2006
258.872
65.368 25,25
193.504
74,75
2007
322.633
81.668 25,31
240.965
74,69

2008
402.810
111.893 27,78
290.917
72,22
2009
478,3
143,9 30,08
334,4
69,92
(nguồn BHXH Tỉnh Sơn La)
Tính từ 4 năm trở lại đây, mỗi năm Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La chi trả từ gần 260 tỷ
đến 478 tỷ đồng cho cả hai loại đối tượng thuộc 2 nguồn kinh phí là NSNN và quỹ
BHXH. Tổng chi trả các chế độ BHXH trong 4 năm qua là 1462,615 tỷ đồng (số liệu
bảng 1).
Bảng 2: Tình hình biến động của tổng số tiền chi trả các chế độ BHXH
Đơn vị: triệu đồng
Năm Số tiền chi trả
Lượng tăng (giảm) tuyệt
đối
Tốc độ tăng liên hoàn
(%)
2005 187.872 - -
2006 258.872 71.000 37,8
2007 322.633 63.761 24,63
2008 402.810 80.177 24,85
2009 478,2 75,39 18,71
(nguồn BHXH Tỉnh Sơn La)
Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng số tiền chi trả các chế độ BHXH trên địa bàn
tỉnh Sơn La tăng liên tuc qua các năm với mức chi trả bính quân 5 năm là 330,0774 trđ.

Năm 2005 tổng số tiền chi trả là 187.872 trđ nhưng đến năm 2009 đã tăng lên đến 478,2
trđ gấp hơn 2 lần với tốc độ phát triển bính quân cả thời kỳ là 129%. Nguyên nhân do
số lượng đối tượng tham gia và thụ hưởng các chế độ BHXH trên địa bàn tỉnh Sơn La
trong những năm qua không ngừng tăng lên, bên cạnh đó trong 3 năm 2005, 2006, 2007
Nhà nước có sự điều chỉnh lớn về mức tiền lương tối thiểu (15/09/2005 tăng từ 290.000
lên 350.000đ, ngày 7/9/2006 tăng lên 450.000đ và từ ngày 1/10/2007 tăng lên
540.000đ) nên mức hưởng cũng tăng theo do đó số tiền chi trả trong năm cũng tăng lên.
Song tốc độ tăng lại giảm dần từng năm, nguyên nhân do số lượng đối tượng tham gia
dần ổn định tăng lên không nhiều qua các năm và đời sống của người lao động ngày
càng được cải thiện nên rủi ro gặp phải trong cuộc sống cũng giảm.
Dưới đây ta sẽ phân tích chi tiết tình hình chi trả cụ thể của mỗi loại chế độ như sau:
Chi trả các chế độ thường xuyên: Các chế độ chi thường xuyên bao gồm chi trả
lương hưu, trợ cấp tuất, trợ cấp công nhân cao su, MSLĐ, TNLĐ-BNN, trợ cấp 91, trợ
cấp cán bộ xã. Số tiền chi trả cho các chế độ BHXH thường xuyên được lấy từ cả 2
nguồn quỹ BHXH và NSNN.
4 năm qua Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La đã chi trả cho hơn 84.000 đối tượng
thuộc các chế độ BHXH thường xuyên với số tiền chi trả là 1081.664trđ. Hàng năm
Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La đã chi trả các chế độ BHXH thường xuyên cho một số
lượng đối tượng tương đối lớn, trung bình mỗi năm hơn 20.000 đối tượng, số đối tượng
tăng đều qua các năm dẫn tới số tiền chi các chế độ thường xuyên cũng tăng lên. Trong
đó từ nguồn NSNN vẫn chiếm tỷ trọng đáng kể ( trên dưới 80%) với số lượng đối
tượng lớn trên 17.000 người, còn từ nguồn quỹ BHXH chiếm tỷ lệ nhỏ hơn (trên dưới
20%) với số đối tượng trung bình là gần 4.000 người (biểu 8).
Bảng 3: Tình hình thực hiện công tác chi các chế độ thường xuyên
Đơn vị: triệu đồng
Năm
Quỹ NSNN
Số người
Số tiền
(tr.đ)

Số người
Số tiền
(tr.đ)
2005 3.016 24.635 17.707 148.891
2006 3.768 42.633 17.305 192.286
2007 4.269 61.106 17.001 239.347
2008 4.902 83.912 16.592 288.854
Tổng 15.955 212.286 68.605 869.378
( nguồn BHXH Tỉnh Sơn La)
Nhìn vào bảng số liệu ta có thể mặc dù số tiền do NSNN đảm bảo luôn chiếm tỷ
trọng lớn trong tổng chi thường xuyên tuy nhiên tỷ trọng đó đang có xu hướng giảm
xuống và khoảng cách giữa số tiền chi trả của quỹ và của NSNN đang có xu hướng rút
ngắn lại. Năm 2005 số tiền chi thường xuyên từ nguồn quỹ BHXH là 24.635 trđ, còn từ
nguồn NSNN 148.891 trđ gấp 6,04 lần quỹ BHXH; đến năm 2008 số tiền chi thường
xuyên từ nguồn NSNN là 288.854 trđ chỉ còn gấp quỹ BHXH 3,44 lần với số tiền là
83.912 trđ, mặc dù vậy đây vẫn là một tỷ lệ khá cao. Nguyên nhân chính là do số đối
tượng hưởng trợ cấp thường xuyên từ nguồn NSNN lớn hơn rất nhiều so với từ nguồn
Quỹ BHXH, mặc dù các năm sau đó số đối tượng hưởng từ nguồn NSNN có xu hướng
giảm xuống còn từ nguồn quỹ BHXH có xu hướng tăng lên nhưng khoảng cách vẫn rất
lớn, trung bình gấp hơn 4 lần.
Số tiền chi trả từ nguồn quỹ BHXH tăng mạnh qua các năm, sau 4 năm thì số
tiền chi trả đã tăng lên 3,5 lần: từ 24.635 trđ lên tới 83.912 trđ, nguyên nhân chính là do
số đối tượng do quỹ chi trả tăng lên. Mặc dù số đối tượng do NSNN chi trả giảm nhưng
số tiền NSNN chi trả mỗi năm vẫn tiếp tục tăng lên, nguyên nhân có thể là do mức tiền
lương tối thiểu trong thời gian qua liên tục tăng lên nên mức trợ cấp bình quân đầu
người tăng lên làm cho tổng chi vẫn tăng lên mặc dù số đối tượng giảm đi.
Trong thời gian qua số tiền chi trả các chế độ thường xuyên không ngừng tăng
qua các năm: năm 2005 mới chỉ dừng ở mức 173.526 trđ nhưng đến năm 2008 đã lên
tới 372.766 trđ (gấp hơn 2 lần), tốc độ phát triển bình quân là 129 %/ năm. Sở dĩ số tiền
chi trả có tốc độ tăng nhanh như vậy là do 2 nguyên nhân sau:

Một là: do số đối tượng hưởng trợ cấp thường xuyên trên địa bàn tỉnh Sơn La có
xu hướng liên tục tăng qua các năm. Tuy nhiên ta thấy sự gia tăng này chỉ xảy ra ở bên
nguồn quỹ BHXH còn bên NSNN chỉ có biến động giảm không có biến động tăng.
Nhưng tổng số đối tượng so với năm trước vẫn tăng lên do đó số tiền chi trả cũng tăng
lên.
Hai là: do mức lương tối thiểu liên tục tăng trong thời gian qua (trong 3 năm
2005, 2006, 2007 như đã trình bày ở trên) làm cho số tiền chi trả bình quân 1 nguời tăng
lên nên tổng số tiền chi trả cũng tăng lên. Năm 2005 số tiền chi trả bình quân cho một
người là 8,37 trđ thì đến năm 2008 đã là 17,34 trđ (gấp 2,07 lần), tốc độ tăng bình quân
mỗi năm là 27%.
Bảng 4: Số tiền chi trả các chế độ BHXH thường xuyên (2005-2008)
Đơn vị: triệu đồng
Năm Hưu trí Tuất
Công
nhân
cao su
MSLĐ
TNLĐ-
BNN
Trợ cấp
91
Trợ cấp
cán bộ

2005 150.136 2.391 - 21.143 820 327 1.069
2006 205.982 2.859 - 27.356 1.026 435 1.234
2007 259.584 3.504 - 34.297 1.164 550 1.350
2008 323.107 4.158 - 41.643 1.430 673 1.753
( nguồn BHXH Tỉnh Sơn La)
Số liệu ở bảng 9 cho thấy, thời gian qua ở Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La số tiền

chi trả trong tất cả các chế độ BHXH thường xuyên đều tăng lên. Trong đó số tiền chi
trả cho chế độ hưu trí, tuất, trợ cấp cán bộ xã được lấy từ cả 2 nguồn là quỹ BHXH và
NSNN; còn trợ cấp công nhân cao su, MSLĐ, TC 91 chỉ do nguồn NSNN đảm bảo do 3
chế độ này chỉ được áp dụng trước ngày 01/01/1995, sau ngày 01/01/1995 Bảo hiểm xã
hội Việt Nam không tổ chức thực hiện 3 chế độ này nữa. Bởi vậy số đối tượng hưởng
trợ cấp 3 chế độ này trên địa bàn có xu hướng giảm xuống do chết hoặc chuyển đi nơi
khác, tuy nhiên số tiền chi trả trợ cấp cho số đối tượng này hàng năm lại không ngừng
tăng lên do trong giai đoạn này nhà nước liên tục nâng mức lương tối thiểu chung
(15/09/2005 tăng từ 290.000 lên 350.000đ, ngày 7/9/2006 tăng lên 450.000đ và từ ngày
1/10/2007 tăng lên 540.000đ).

×