Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Tác động của rào cản phi thuế quan trong asean +3 đến thương mại hàng dệt may việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 86 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------------------

TRẦN THỊ THU HƢỜNG

TÁC ĐỘNG CỦA RÀO CẢN PHI THUẾ QUAN
TRONG ASEAN + 3 ĐẾN THƢƠNG MẠI HÀNG
DỆT MAY VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ

Hà Nội - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

TRẦN THỊ THU HƢỜNG

TÁC ĐỘNG CỦA RÀO CẢN PHI THUẾ QUAN
TRONG ASEAN + 3 ĐẾN THƢƠNG MẠI HÀNG
DỆT MAY VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 60 31 01 06
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN ANH THU
XÁC NHẬN CỦA


CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ
CHẤM LUẬN VĂN

TS. NGUYỄN ANH THU

PGS.TS. HÀ VĂN HỘI
Hà Nội - 2015


CAM KẾT
Tác giả xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của
cá nhân, đƣợc thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Anh
Thu.
Các số liệu, những kết luận nghiên cứu đƣợc trình bày trong luận văn này
trung thực và chƣa từng đƣợc công bố dƣới bất cứ hình thức nào. Tác giả xin
chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Học viên

Trần Thị Thu Hƣờng


LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới giảng viên hƣớng dẫn TS.
Nguyễn Anh Thu cùng toàn thể các thầy cô giáo Khoa Kinh tế và Kinh doanh
quốc tế, trƣờng Đại học Kinh tế, Đại học Quốc Gia Hà Nội.
Tác giả cũng xin trân trọng cảm ơn Bộ phận sau đại học, Phòng đào tạo,
các anh chị chuyên viên văn phòng Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế đã
tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên

cứu để hoàn thành luận văn này.

Học viên

Trần Thị Thu Hƣờng


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................... i
DANH MỤC HÌNH ......................................................................................... iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................. iv
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài : ........................................................................... 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:............................................................. 2
3. Câu hỏi nghiên cứu: ................................................................................... 3
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: ............................................................. 3
5. Cấu trúc của luận văn: ................................................................................ 4
CHƢƠNG 1. TổNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CứU VÀ CƠ Sở LÝ
LUậN ................................................................................................................. 4
1.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................... 4
1.2.Cơ sở lý luận .......................................................................................... 10
1.2.1. Một số lý luận cơ bản về hàng rào phi thuế quan ............................ 10
1.2.1.1.

Khái niệm chung về hàng rào phi thuế quan ........................... 10

1.2.1.2.

Phân loại các hàng rào phi thuế quan ...................................... 11


1.2.2. Rào cản phi thuế quan đối với hàng dệt may .................................. 18
CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CứU ............................................. 20
2.1. Khung khổ phân tích ............................................................................. 20
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................... 23
2.2.1. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu ......................................................... 23
2.2.2. Phƣơng pháp phân tích, đánh giá .................................................... 24
2.2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu trƣờng hợp .............................................. 24


CHƢƠNG 3: PHÂN TÍCH TÁC ĐộNG CủA CÁC RÀO CảN PHI THUế
QUAN TRONG ASEAN +3 ĐếN THƢƠNG MạI HÀNG DệT MAY VIệT
NAM................................................................................................................ 25
3.1.Khái quát về các rào cản phi thuế quan trong ASEAN + 3 ..................... 25
3.1.1. Tổng quan vềASEAN +3 ................................................................ 25
3.1.2. Các rào cản phi thuế quan trong ASEAN + 3 đối với hàng dệt may
Việt Nam .................................................................................................. 27
3.1.2.1. Rào cản phi thuế quan của Nhật Bản ............................................... 29
3.1.2.2. Rào cản phi thuế quan tại Hàn Quốc ................................................ 32
3.2.Tình hình xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang ASEAN + 3 ....... 33
3.3.Tác động của các rào cản phi thuế quan.................................................. 38
3.3.1. Tác động tích cực ........................................................................... 38
3.3.2. Tác động tiêu cực ........................................................................... 44
3.4. Một số trƣờng hợp doanh nghiệp tại Việt Nam ...................................... 47
3.4.1. Tổng Công ty May 10-CTCP .......................................................... 47
3.4.1.1. Khái quát về Tổng Công ty May 10- CTCP ..................................... 47
3.4.1.2. Ảnh hƣởng của rào cản phi thuế quan đến Tổng Công ty May 10CTCP

............................................................................................... 48

3.4.2. Tổng Công ty cổ phần Dệt may Hà Nội .......................................... 51

3.4.2.1. Khái quát về Công ty Dệt may Hà Nội (HANOSIMEX).................. 51
3.4.2.2. Ảnh hƣởng của rào cản thi phuế quan đến Công ty Dệt may Hà Nội 52
3.4.3. Một số doanh nghiệp dệt may khác ................................................. 54
CHƢƠNG 4: ĐịNH HƢớNG VÀ GIảI PHÁP GIÚP HÀNG DệT MAY VIệT
NAM VƢợT QUA CÁC RÀO CảN PHI THUế QUAN TRONG ASEAN+3
......................................................................................................................... 57
4.1. Định hƣớng chung của ngành dệt may Việt Nam .................................. 57


4.2. Giải pháp giúp hàng dệt may Việt Nam vƣợt qua các rào cản phi thuế
quan trong ASEAN+3 .................................................................................. 61
4.2.1. Đối với nhà nƣớc ........................................................................... 61
4.2.2. Đối với doanh nghiệp dệt may...................................................... 64
KếT LUậN ....................................................................................................... 69
TÀI LIệU THAM KHảO ................................................................................ 71


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Số

Chữ viết

thứ

tắt

Tên đầy đủ

Nghĩa tiếng Việt


ASEAN Economic

Cộng đồng kinh tế

Community

ASEAN

ASEAN-China Free Trade

Khu vực Mậu dịch tự do

Area

ASEAN – Trung Quốc

ASEAN-Korea Free Trade

Khu vực Mậu dịch tự do

Area

ASEAN-Hàn Quốc

tự
1

AEC

2


ACFTA

3

AKFTA

4

5

AJCEP

ASEAN

ASEAN-Japan Closers
Economic Partnership

Quan hệ đối tác Kinh tế
toàn diện ASEAN-Nhật
Bản

Association of Southeast

Hiệp hội các quốc gia

Asian Nations

Đông Nam Á
Hiệp hội các quốc gia


6

ASEAN+3

Association of Southeast

Đông Nam Á và Nhật

Asian Nations plus three

Bản, Hàn Quốc, Trung
Quốc
Các nền kinh tế mới nổi

7

BRICS

Brasil, Russia, India, China,

(bao gồm Brasil, Nga, Ấn

and South Africa

Độ, Trung Quốc, Nam
Phi)

i



8

FDI

9

JIS

10

KATS

11

NTB

Foreign Direct Investment

OECD

ngoài

Japanese Industrial

Tiêu chuẩn công nghiệp

Standards

Nhật Bản


Korean Agency for

Cơ quan về tiêu chuẩn và

Technology and Standards

công nghệ Hàn Quốc

Non – Trade Barrier

Rào cản phi thuế quan

Organisation for Economic
12

Đầu tƣ trực tiếp nƣớc

Co-operation and
Development

Tổ chức Hợp tác và Phát
triển Kinh tế

Pacific Economic

Hội đồng hợp tác kinh tế

Cooperation Conference


Thái Bình Dƣơng

Sanitary and Phytosanitary

Biện pháp kiểm dịch động

Measure

thực vật

13

PECC

14

SPS

15

TBT

Technical Barriers to Trade

16

USD

United States Dollars


Đồng đô la Mỹ

17

VCCI

Vietnam Chamber of

Văn phòng Thƣơng mại và

Commerce and Industry

Công nghiệp Việt Nam

18

WTO

World Trade Organization

ii

Rào cản kỹ thuật đối với
thƣơng mại

Tổ chức Thƣơng mại Thế
giới


DANH MỤC HÌNH

Số
thứ
tự

Hình

1

Hình 1.1

Các rào cản phi thuế quan đối với hàng
dệt may

19

2

Hình 2.1

Sơ đồ khung phân tích

22

3

Hình 3.1

Giá trị xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam

34


Nội dung

Trang

Tỷ lệ hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu
4

Hình 3.2

5

Hình 3.3

Giá trị xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam
sang Nhật Bản

36

6

Hình 3.4

Giá trị xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam
sang Hàn Quốc

37

trong thị trƣờng ASEAN + 3 năm 2014


iii

35


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Số
thứ
tự

Bảng

1

Bảng 3.1

Định mức hóa chất cho phép đối với
hàng dệt may tại Nhật Bản

31

2

Bảng 4.1

Các mục tiêu cụ thể của ngành dệt may
Việt Nam

59


Nội dung

iv

Trang


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài :
Trong thời gian gần đây, hội nhập kinh tế ASEAN là vấn đề không chỉ đƣợc
Việt Nam mà hầu hết các nƣớc trong khu vực hết sức quan tâm. Sự ra đời của
Hợp tác ASEAN +3 cho thấy sự mở rộng hội nhập khu vực, sự cân bằng giữa
khu vực Đông Á với Bắc Mỹ và Liên minh châu Âu. Các quốc gia trong khu
vực ASEAN cùng với 3 nƣớc là Nhật Bản, Trung Quốc, và Hàn Quốc cam
kết việc thực hiện hợp tác trên nhiều lĩnh vực, bao gồm tài chính, tiền tệ, kinh
tế - thƣơng mại, hợp tác an ninh, chính trị,... tiến tới xây dựng một khu vực
thƣơng mại tự do Đông Á. Trong đó, hoạt động ngoại thƣơng đóng vai trò rất
quan trọng trong đời sống kinh tế của các nƣớc nói chung.
Để thâm nhập vào một thị trƣờng, các doanh nghiệp cần phải vƣợt qua hai
loại rào cản, đó là: Hàng rào thuế quan (Custom Duties barriers) và Hàng rào
phi thuế quan (Non tariff-Trade barriers). Hiện nay, do loại hàng rào thuế
quan có bản chất mâu thuẫn với tiến trình tự do hóa thƣơng mại, nên loại rào
cản này có xu hƣớng ngày càng bị hạn chế trong quan hệ thƣơng mại. Vì vậy,
tại các vòng đàm phán đa phƣơng cũng nhƣ song phƣơng, chủ đề đƣợc các
quốc gia đặt lên hàng đầu và cũng là tiêu chí để các bên có thể thống nhất với
nhau là cắt, giảm dần và loại bỏ hoàn toàn các loại rào cản thuế quan. Cụ thể
hơn, theo lộ trình ATIGA, hầu hết các loại thuế suất trong khu vực ASEAN
sẽ đƣợc giảm về 0% đến năm 2018. Các quốc gia tham gia hợp tác khu vực
ASEAN +3 ngày một chú ý hơn đến các hàng rào phi thuế quan nhằm bảo hộ
sản xuất trong nƣớc. Việc xóa bỏ hàng rào thuế quan không đồng nghĩa với

việc hàng hóa xuất khẩu của một quốc gia có thể dễ dàng tiếp cận vào thị
trƣờng quốc tế bởi nó có thể gặp phải các trở ngại khác khi các quốc gia tăng
cƣờng sử dụng những quy định và yêu cầu của riêng mình trong các khía cạnh

1


về an toàn, sức khỏe, chất lƣợng sản phẩm và các vấn đề môi trƣờng và xã
hội; quy định về giấy phép, thủ tục hải quan, hàng rào kỹ thuật trong thƣơng
mại, vệ sinh dịch tễ, sở hữu trí tuệ, hay các quy định chuyên ngành về điệu
kiện sản xuất, thử nghiệm, lƣu thông, phân phối các sản phẩm...
Việc tham gia hợp tác khu vực ASEAN +3 mang lại nhiều triển vọng cho
kinh tế Việt Nam, trong đó hàng dệt may đƣợc đánh giá là đƣợc mở ra một cơ
hội rất lớn. Cùng với việc cắt giảm thuế trong khu vực, những yêu cầu khắt
khe hơn về nguyên liệu, sản phẩm cũng khiến các doanh nghiệp sản xuất dệt
may của Việt Nam phải quan tâm. Do đó, cần có một cái nhìn tổng thể về các
rào cản phi thuế quan trong hội nhập ASEAN +3 nói chung, và đối với hàng
dệt may nói riêng, để thấy đƣợc tác động của những rào cản này đến xuất
nhập khẩu dệt may ở Việt Nam. Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Tác
động của rào cản phi thuế quan trong hợp tác ASEAN + 3 đến thƣơng
mại hàng dệt may Việt Nam” đƣợc cho là cần thiết trong bối cảnh hiện nay.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
Nội dung luận văn nhằm chỉ ra đƣợc những tác động tích cực và tiêu cực của
các rào cản phi thuế quan đến thƣơng mại hàng dệt may Việt Nam. Bài luận
văn còn đƣa ra một số gợi ý giải pháp nhằm giúp Việt Nam vƣợt qua các rào
cản phi thuế quan trong ASEAN+3.
Bài luận văn có nhiệm vụ làm rõ những tác động tích cực và tiêu cực của các
rào cản phi thuế quan trong ASEAN + 3 đến thƣơng mại hàng dệt may Việt
Nam. Để làm rõ điều này, luận văn tập trung phân tích khái niệm, phân loại
các rào cản phi thuế quan đối với hàng dệt may nói chung, và các rào cản của

ASEAN+3 với mặt hàng này nói riêng. Bài luận văn còn có nhiệm vụ đƣa ra
một số gợi ý giải pháp nhằm giúp Việt Nam vƣợt qua các rào cản này, đồng
thời, có những ý tƣởng mở ra hƣớng nghiên cứu tiếp theo.

2


3. Câu hỏi nghiên cứu:
Việc nghiên cứu đề tài luận văn sẽ tập trung trả lời cho những câu hỏi sau:
- Các rào cản phi thuế quan trong ASEAN + 3 là gì?
- Doanh nghiệp dệt may Việt Nam thƣờng gặp phải những rào cản phi
thuế quan nào trong ASEAN +3?
- Các rào cản phi thuế quan trong ASEAN + 3 tác động nhƣ thế nào đến
thƣơng mại ngành dệt may Việt Nam?
- Những giải pháp nào giúp hàng dệt may của Việt Nam vƣợt qua những
rào cản phi thuế quan trong ASEAN+3?
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tƣợng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu các rào cản phi thuế quan trong
ASEAN + 3, tập trung vào Hàng rào kỹ thuật đối với thƣơng mại (TBT); và
về tác động của loại rào cản phi thuế quan này đến thƣơng mại ngành dệt may
Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu: Nói đến thƣơng mại hàng dệt may Việt Nam, chúng ta
đều biết đó là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Tuy nhiên, do
một số lợi thế so sánh, lợi thế cạnh tranh có tính tƣơng đồng giữa các quốc gia
trong ASEAN, hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu sang các quốc gia này
không nhiều. Trong các nƣớc ASEAN + 3, sản phẩm dệt may của Việt Nam
chủ yếu xuất khẩu sang thị trƣờng Nhật Bản và Hàn Quốc, vì vậy bài luận văn
sẽ tập trung vào các rào cản kỹ thuật của hai quốc gia này, và ảnh hƣởng của
chúng đến việc xuấ khẩu hàng dệt may Việt Nam. Về thời gian, bài luận văn
tập trung vào giai đoạn 2 của tiến trình ASEAN + 3, tức là từ năm 2005 đến

nay.

3


5. Cấu trúc của luận văn:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu luận văn gồm 4 chƣơng:
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận
Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3: Phân tích tác động của các rào cản phi thuế quan trong ASEAN +3
đến thƣơng mại hàng dệt may Việt Nam
Chƣơng 4: Định hƣớng và giải pháp giúp hàng dệt may Việt Nam vƣợt qua
các rào cản phi thuế quan trong ASEAN+3.
CHƢƠNG 1. TổNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CứU VÀ CƠ Sở LÝ
LUậN
1.1.

Tổng quan tình hình nghiên cứu

Với xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế ngày một sâu và rộng nhƣ
hiện nay, không chỉ riêng Việt Nam mà tất cả các quốc gia trong khu vực,
trên thế giới đều quan tâm đến vấn đề này. Trong thời gian gần đây, hội nhập
kinh tế ASEAN là vấn đề đang đƣợc các nƣớc trong khu vƣc hết sức quan
tâm, thể hiện bằng việc các quốc gia ASEAN tích cực triển khai các hoạt
động chuẩn bị thành lập AEC vào cuối năm 2015 (Hà Văn Hội, 2013). Rất
nhiều rào cản thuế quan đƣợc loại bỏ, khiến những rào cản phi thuế quan sẽ
trở thành những rào cản chính đối với thƣơng mại.
Rào cản phi thuế quan rất phức tạp và nhiều loại nên rất khó để đƣa ra một
định nghĩa rõ ràng và chặt chẽ. Về mặt lý thuyết, rào cản phi thuế quan là các
rào cản ngoài thuế làm ảnh hƣởng đến lƣu chuyển hàng hóa quốc tế, nhằm

hạn chế nhập khẩu thông qua việc phân biệt hàng nƣớc ngoài và hàng nội địa
(Đào Thị Thu Giang, 2008). Cũng theo tác giả, “rào cản phi thuế quan là rào
cản không dùng thuế quan mà s1ử dụng các quy định pháp lý (thông qua các
biện pháp hành chính) và các quy định kỹ thuật (dƣới hình thức các tiêu

4


chuẩn kỹ thuật đối với sản phầm và quy trình sản xuất, vận chuyển) để phân
biệt đối xử chống lại sự thâm nhập của hàng hóa nƣớc ngoài, bảo vệ hàng hóa
và ngƣời tiêu dùng trong nƣớc”. Nghiên cứu của hội đồng hợp tác kinh tế
Thái Bình Dƣơng (PECC) chỉ ra rằng các rào cản phi thuế quan là mọi công
cụ phi thuế quan can thiệp vào thƣơng mại, bằng cách này làm biến dạng sản
xuất trong nƣớc (PECC, 1995). Dựa trên phạm vi áp dụng (biên giới) của các
biện pháp phi thuế qua, tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) định
nghĩa “Các rào cản phi thuế quan là những biện pháp biên giới nằm ngoài
phạm vi thuế quan có thể đƣợc các quốc gia sử dụng, thông thƣờng dựa trên
cơ sở lƣa chọn, nhằm hạn chế nhập khẩu (OECD, 1997).
Theo định nghĩa của Bộ Thƣơng mại nƣớc ta, ngoài thuế quan ra, tất cả các
biện pháp khác,dù là theo quy định pháp lý hay tồn tại trên thực tế, ảnh hƣởng
đến mức độ và phƣơng hƣớng nhập khẩu đƣợc gọi là các rào cản phi thuế
quan. Rào cản phi thuế còn đƣợc định nghĩa là bất kỳ hàng rào nào, không
phải là thuế quan, làm méo mó luồng hàng hóa tự do qua biên giới quốc gia
(Nguyễn Xuân Thiên, 2011).
Vì các rào cản phi thuế quan là rất đa dạng và thay đổi theo mức độ hội nhập
kinh tế quốc tế, nên tùy theo từng căn cứ mà chúng ta có nhiều cách phân loại
khác nhau. Trong nghiên cứu “Doanh nghiệp Việt Nam đối phó với rào cản
phi thuế quan” (Nguyễn Thị Thƣơng Hiền, 2014), tác giả làm rõ các loại rào
cản phi thuế quan nhằm duy trì và bảo hộ sản xuất cũng nhƣ tiêu dùng nội
địa. Theo đó, các doanh nghiệp khi thực hiện xuất khẩu phải đối mặt với các

rào cản nhƣ: cấm nhập khẩu, hạn ngạch, giấy phép, các biện pháp quản lý
giá, quản lý đầu mối, các biện pháp kỹ thuật, các biện pháp bảo vệ thƣơng
mại tạm thời, các biện pháp liên quan đến đầu tƣ. Đồng thời, tác giả làm rõ
một số rào cản đối với hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ, da
giày sang EU, và thủy sản sang Nhật Bản, từ đó đƣa ra một số giải pháp giúp

5


doanh nghiệp Việt Nam có thể vƣợt qua đƣợc những rào cản này, dễ dàng
hơn trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa.
Phân loại hàng rào phi thuế quan theo giáo trình Thƣơng mại quốc tế (Nguyễn
Xuân Thiên, 2011) đƣợc chia thành 2 loại: các rào cản phi thuế quan có định
lƣợng và các hàng rào phi thuế quan không định lƣợng. Cụ thể, các rào cản
phi thuế quan có định lƣợng bao gồm hạn chế định lƣợng, trợ cấp xuất khẩu,
hạn chế xuất khẩu tự nguyện, và cacten quốc tế. Các rào cản phi thuế quan
không định lƣợng bao gồm các điều khoản thu mua của chính phủ, các biện
pháp quản lý giá, các biện pháp liên quan đến doanh nghiệp, hàng rào kỹ
thuật đối với thƣơng mại, các thủ tục đánh giá sự phù hợp, kiểm dịch động vật
và thực vật, các thủ tục hành chính và các chính sách nội địa bổ sung ảnh
hƣởng đến thƣơng mại.
Trong cuốn Cạnh tranh trong thƣơng mại quốc tế của nhà xuất bản Chính trị
quốc gia, hệ thống hàng rào phi thuế quan đƣợc chia thành 5 nhóm: Nhóm 1
gồm những việc chính phủ thƣờng tham gia để hạn chế thƣơng mai, nhóm 2
gồm các biện pháp hạn chế nhập khẩu có tính chất hành chính và do hải quan
thực hiện, nhóm 3 gồm hàng rào có tính chất kỹ thuật đối với thƣơng mại,
nhóm 4 gồm những hạn chế đặc thù (hạn chế xuất khẩu, nhập khẩu, quy chế
về giá trong nƣớc), nhóm 5 gồm lệ phí nhập khẩu, thuế điều tiết nhập khẩu,
hạn chế cho vay có tính chất phân việt đối xử.
Trong luận văn thạc sĩ “Pháp luật của tổ chƣc thƣơng mại thế giới (WTO) về

hàng rào thƣơng mại phi thuế quan” (Lƣơng Thị Thu Nga, 2008), tác giả đƣa
ra nhiều khía cạnh khác nhau để phân loại các rào cản phi thuế quan. Thứ
nhất, nêu phân loại theo WTO – vòng đàm phán về các vấn đề nông nghiệp
(NAMA), rào cản phi thuế quan đƣợc chia thành các loại sau: sự tham gia của
chính phủ vào hoạt động thƣơng mại; thủ tục nhập khẩu hành chính và thủ tục
hải quan; hàng rào kỹ thuật đối với thƣơng mại; các biện pháp kiểm dịch và

6


vệ sinh; các khoản thuế và phí đối với hàng hóa nhập khẩu. Thứ hai, nếu phân
loại theo các báo cáo dự kiến thƣơng mại quốc gia đối với rào cản ngoại
thƣơng của Hoa Kỳ, các rào cản phi thuế quan đƣợc chia thành 10 loại bao
gồm: chính sách nhập khẩu nhƣ hạn chế định lƣợng, giấy phép nhập khẩu, rào
cản hải quan; các tiêu chuẩn, thử nghiệm, dán nhãn, chứng chỉ; mua sắm
Chính phủ; trợ cấp xuất khẩu; rào cản dịch vụ; rào cản đầu tƣ; các thực tiễn
chống cạnh tranh với những tác động thƣơng mại không tồn tại bởi chính phủ
nƣớc ngoài; các hạn chế thƣơng mại ảnh hƣởng tới thƣơng mại điện tử, phân
biệt đối xử trong các chế độ thuế. Thứ ba, nếu phân loại theo Hệ thống thông
tin và phân tích thƣơng mại của UNCTAD (TRAINS), rào cản phi thuế quan
đƣợc chia thành 6 loại: các biện pháp kiểm soát giá cả; các biện pháp tài
chính; các biện pháp cấp phép nhập khẩu tự động; các biện pháp kiểm soát số
lƣợng; các biện pháp độc quyền; và các biện pháp kỹ thuật. Bài nghiên cứu
luận văn còn tập trung vào một số hiệp định cơ bản của WTO về hàng rào phi
thuế quan nhƣ Hiệp định về thủ tục cấp phép nhập khẩu (IPL); Hiệp định về
hàng rào kỹ thuật trong thƣơng mại (TBT); Hiệp định về việc áp dụng các
biện pháp kiểm dịch động thực vật (SPS); Hiệp định về trị giá hải quan
(CVA) và Hiệp định về các biện pháp đầu tƣ liên quan đến thƣơng mại
(TRIMS) nhằm đem lại sự hiểu biết rõ ràng hơn về hàng rào thƣơng mại phi
thuế quan theo quan điểm của WTO.

Tác động của rào cản phi thuế quan đối với thƣơng mại hàng hóa các nƣớc
không còn là đề tài mới mẻ. Xét về mặt lý thuyết, luận án “Các biện pháp
vƣợt rào cản phi thuế quan trong thƣơng mại quốc tế nhằm đẩy mạnh xuất
khẩu hàng hóa của Việt Nam” (Đào Thị Thu Giang, 2008) chỉ ra cách nhận
dạng các xu hƣớng tác động của rào cản phi thuế quan theo 3 cấp độ: tác động
đến chi phí, tác động đến mức giá của sản phẩm trên thị trƣờng nhập khẩu, và
tác động tới lƣợng sản phẩm tiêu thụ và lƣợng hàng nhập khẩu tại thị trƣờng.

7


Tuy nhiên, tác giả cho rằng đây chỉ là những ảnh hƣởng diễn ra trong ngắn
hạn. Trong dài hạn, tác động của các rào cản phi thuế quan khó dự đoán hơn,
các doanh nghiệp xuất khẩu có thể áp dụng cải tiến kỹ thuật, giảm chi phí và
giá thành, khi đó giá bán sẽ giảm xuống và lƣợng hàng tiêu thụ có thể tăng.
Trong một bối cảnh khác, những can thiệp của chính phủ các nƣớc xuất khẩu
có thể làm cho hàng rào kỹ thuật bị dỡ bỏ hay giảm xuống.
Ở châu Á, rào cản xuất khẩu của yếu đƣợc áp dụng với hàng may mặc, dệt
may. Rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng đặc trƣng của các rào cản này là quy
định về kỹ thuật và dán nhãn mác (Chaturvedi & Nagpal, 2003). Theo bài
nghiên cứu của OECD (2005), những yêu cầu về dán nhãn mác, tiêu chuẩn kỹ
thuật, các biện pháp chống bán phá giá và luật lao động dành cho trẻ em là
những rào cản chủ yếu đối với xuất khẩu hàng dệt may từ Ấn Độ. Tƣơng tự
nhƣ vậy, ở Trung Quốc, việc các nƣớc lớn nhƣ Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản áp
dụng rào cản kỹ thuật đối với hàng dệt may đã làm ảnh hƣởng đáng kể đến
xuất khẩu hàng dệt may nƣớc này (Ningchang Jiang, 2008). Tác giả phân biệt
rõ 5 loại rào cản kỹ thuật, đồng thời nêu lên những yêu cầu kỹ thuật cụ thể
của từng nƣớc đối với hàng dệt may của Trung Quốc, từ đó phân tích tác
động của các rào cản này đến xuất khẩu hàng dệt may của Trung Quốc. Xét
về dài hạn, những rào cản kỹ thuật có tác động tích cực đến ngành dệt may

của Trung Quốc, nó giúp cải tiến công nghệ, điều chỉnh cấu trúc sản xuất của
ngành, giúp hoàn thiện sản xuất trong nƣớc do có sự cạnh tranh giữa các nhà
sản xuất đƣợc cấp giấy phép tiêu chuẩn hoạt động. Tuy nhiên, dễ dàng nhận
thấy kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Trung Quốc bị giảm 7,4 tỷ USD,
ảnh hƣởng này còn lớn hơn cả trƣờng hợp bán phá giá. Hoa Kỳ, Châu Âu,
Nhật Bản là những thành viên quan trọng trong hội đồng Thƣơng mại và Môi
trƣờng của WTO, vì thế hàng dệt may Trung Quốc không thoản mãn những
yêu cầu kỹ thuật về môi trƣờng rất có thể bị hiệu ứng Domino, khiến nhiều

8


quốc gia khác cũng áp dụng những tiêu chuẩn này cho hàng nhập khẩu từ
Trung Quốc. Hàng rào kỹ thuật đối với hàng dệt may còn khiến chi phí sản
xuất của Trung Quốc tăng cao, khả năng cạnh tranh yếu hơn, và còn ảnh
hƣớng đển việc làm của quốc gia này. Ở phần cuối, tác giả đƣa ra một số gợi
ý cho các doanh nghiệp sản xuất dệt may của Trung Quốc, để vƣợt qua đƣợc
rào cản phi thuế quan này.
Ở Việt Nam, ngành dệt may ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế
quốc dân. Nó vừa phục vụ cho nhu cầu phong phú và đa dạng của con ngƣời,
mà còn giúp nƣớc ta giải quyết đƣợc nhiều công ăn việc làm cho xã hội, cũng
nhƣ phục vụ cho xuất khẩu. Các sản phẩm dệt may của Việt Nam phải vƣợt
qua rất nhiều rào cản để thâm nhập vào thị trƣờng quốc tế. Ngoài hàng rào
thuế quan, hàng dệt may Việt Nam nhập vào Hoa Kỳ cần thỏa mãn rất nhiều
rào cản phi thuế quan khác . Những hàng rào phi thuế quan đó bao gồm: các
tiêu chuẩn và quy định liên quan tới ngƣời tiêu dùng và ngƣời lao động (tiêu
chuẩn về trách nhiệm xã hội; luật bảo vệ ngƣời tiêu dùng); các quy định về
xuất xứ, nhãn mác, nhãn hiệu hàng hóa (quy định về xuất xứ hàng dệt may;
quy định liên quan tới cơ chế ghi và gắn nhãn mác; quy định liên quan tới bản
quyền nhãn hiệu thƣơng mại); các biện pháp thƣơng mại tạm thời (chống bán

phá giá; chống trợ cấp; tự vệ thƣơng mại); và các rào cản khác liên quan đến
pháp luật của Hoa Kỳ, thủ tục hải quan, môi trƣờng, và quy định về ghi ký mã
hiệu MID (mã số của nhà sản xuất). Tác giả đƣa ra một số giải pháp và kiến
nghị nhằm giúp Việt Nam vƣợt qua các rào cản trong xuất khẩu hàng dệt may
Việt Nam vào Hoa Kỳ. Không chỉ chính phủ Mỹ mà hầu hết các nƣớc nhập
khẩu sản phẩm dệt may đều đƣa ra những rào cản kỹ thuật đối với ngành dệt
may Việt Nam (Hà Văn Hội, 2012). Ví dụ, Nhật Bản quy định các sản phẩm
phải có chứng chỉ sạch và thân thiện với môi trƣờng. Những yêu cầu về tiếp
cận thị trƣờng liên quan tới xã hội, môi trƣờng và chất lƣợng đang ngày càng

9


quan trọng trong thƣơng mại quốc tế và thƣờng đƣợc các nhà nhập khẩu EU
quy định dƣới dạng nhãn hiệu, quy tắc hành xử và hệ thống quản lý.
1.2.

Cơ sở lý luận

1.2.1. Một số lý luận cơ bản về hàng rào phi thuế quan
1.2.1.1. Khái niệm chung về hàng rào phi thuế quan
Để hội nhập vào kinh tế thế giới và giao thƣơng giữa các nƣớc, giữa các khối
thƣơng mại tự do, hay giữa các khu vực, các doanh nghiệp phải vƣợt qua
nhiều rào cản lớn, đƣợc chia thành 2 loại là hàng rào thuế quan và hàng rào
phi thuế quan. Hiện nay, các rào cản thuế quan ngày càng giảm đi do mức độ
tự do hóa thƣơng mại ngày càng cao. Các quốc gia đều duy trì hàng rào phi
thế quan nhằm bảo hộ sản xuất trong nƣớc.
Hàng rào thƣơng mại phi thuế quan (NTB) đƣợc nhiều nhà khoa học và hoạch
định chính sách thƣơng mại khai thác và nghiên cứu ở các góc độ khác nhau.
Vì các loại rào cản này rất đa dạng, lại thay đổi tùy theo mức độ hội nhập

kinh tế và tự do hóa thƣơng mại, dẫn đến việc có nhiều khái niệm khác nhau
về hàng rào phi thuế quan. EU cho rằng hàng rào phi thuế quan là tất cả các
rào cản cản trở hoạt động thƣơng mại của các nhà xuất khẩu của EU. Hoa Kỳ
nhìn nhận NTB là các quy định, chính sách và thực tiễn của các quốc gia, có
mục đích bảo vệ sản phẩm nội địa.
Nghiên cứu của hội đồng hợp tác kinh tế Thái Bình Dƣơng mô tả “các hàng
rào phi thuế quan là mọi công cụ phi thuế quan can thiệp vào thƣơng mại,
bằng cách này làm biến dạng sản xuất trong nƣớc” (PECC, 1995)
Các hàng rào phi thuế quan không nên đƣợc xem nhƣ đồng nghĩa với biện
pháp phi thuế quan. Tất cả các hàng rào phi thuế quan đều là các biện pháp
phi thuế quan, song không phải tất cả các biện pháp phi thuế quan đều là các
hàng rào phi thuế quan (Nguyễn Thị Thu Phƣơng, 2002). Các biện pháp phi

10


thuế quan có thể bao gồm các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu, chúng không
phải là những rào cản đối với thƣơng mại.
WTO mô tả hàng rào phi thuế quan là những biện pháp phi thuế quan mang
tính cản trở đối với thƣơng mại mà không dựa trên cơ sở pháp lý, khoa học
hoặc bình đằng. WTO không đƣa ra một định nghĩa chuẩn về rào cản phi thuế
quan, mà chúng đƣợc hiểu thông qua các quy định cụ thể, có khả năng gây
cản trở tới thƣơng mại tại từng Hiệp định đa biên của WTO (Lƣơng Thị Thu
Nga, 2008).
Đối với những nền kinh tế phát triển, đối tƣợng bảo hộ là các ngành có năng
lực cạnh tranh và năng suất lao động tƣơng đối thấp so với các ngành
khác.Trong khi đó, đối tƣợng bảo hộ của những nƣớc có trình độ phát triển
kinh tế trung bình và thấp lại bảo hộ chủ yếu các ngành sản xuất quan trọng
và có nhiều tiềm năng trở thành ngành cạnh tranh trong tƣơng lai của họ.
1.2.1.2. Phân loại các hàng rào phi thuế quan

Nhƣ đã trình bày ở trên, có rất nhiều các phân loại hàng rào phi thuế quan, vì
chúng rất đa dạng và phức tạp. Bài luận văn tập trung phân tích theo cách
phân loại theo Giáo trình Thƣơng mại quốc tế, nhà xuất bản Đại học Quốc gia
hà nội (Nguyễn Xuân Thiên, 2011).
Theo tác giả, hàng rào phi thuế quan đƣợc chia thành 2 loại chính, các hàng
rào phi thuế quan có định lƣợng và các hàng rào phi thuế quan không có định
lƣợng. Cụ thể nhƣ sau:
a. Hàng rào phi thuế quan có định lƣợng
Có 4 loại hàng rào phi thuế quan có định lƣợng, bao gồm: Hạn chế định
lƣợng, trợ xấp xuất khẩu, hạn chế xuất khẩu tự nguyện, và cacten quốc tế.
 Hạn chế định lƣợng: “Hạn chế định lƣợng chính là các hạn chế hoặc
hạn ngạch về định lƣợng cho một sản phẩm hoặc một hàng hóa cụ thể

11


có thể nhập khẩu hoặc xuất khẩu trong một giai đoạn nào đó thƣờng là
một năm. Chúng đƣợc tính bằng khối lƣợng, nhƣng đôi khi bằng giá
trị”. Để thực hiện các rào cản này, các quốc gia áp dụng các biện pháp
cụ thể nhƣ: cấm xuất khẩu, nhập khẩu, đƣa ra hạn ngạch xuất khẩu,
hạn ngạch nhập khẩu, hoặc hạn ngạch thuế quan.
Cấm xuất khẩu, nhập khẩu là biện pháp bảo hộ cao nhất, gây ra hạn chế
lớn nhất đối với thƣơng mại quốc tế. Trong thƣơng mại quốc tế có
nhiều trƣờng hợp cấm nhập khẩu nhƣ cấm hoàn toàn, cấm tạm thời,
cấm theo mùa, cấm sản phẩm nhạy cảm, tạm dừng cấp phép nhập
khẩu… Các quốc gia thi hành những biện pháp này nhằm bảo vệ an
ninh quốc gia, bảo vệ đạo đức xã hội, bảo vệ con ngƣời, động vật và
thực vật, bảo vệ các tài nguyên thiện nhiên khan hiếm, hay áp dụng tạm
thời để ngăn cản hay giảm bớt sự khan hiếm lƣợng thực, thực phẩm hay
các sản phẩm thiết yếu khác (Trịnh Minh Anh, 2007).

Hạn ngạch xuất khẩu là các hạn chế và giới hạn trần do nƣớc xuất khẩu
áp đặt cho tổng giá trị hoặc tổng khối lƣợng của một số sản phẩm nhất
định. Hạn ngạch xuất khẩu đƣợc dùng để bảo vệ các nhà sản xuất và
ngƣời tiêu dùng trong nƣớc khỏi sự thiếu hụt thạm thời của các sản
phẩm này hay việc cải thiện giá của một số sản phẩm trên thị trƣờng
thế giới bằng việc thu hẹp nguồn cung cấp chúng.
Hạn ngạch nhập khẩu là các hạn chế hoặc mức trần do nƣớc nhập khẩu
đặt ra về giá trị hay khối lƣợng nhập khẩu của những loại hàng hóa
nhất định đƣợc mang từ nƣớc ngoài vào. Hạn ngạch nhập khẩu đƣợc
quy định nhằm bảo vệ các nhà sản xuất nội địa khỏi những ảnh hƣởng
do giá hàng hóa nhập khẩu thấp gây ra.
Hạn chế thuế quan: trong các điều kiện nhất định, tỷ lệ thuế quan hạn
ngạch (TRQ) cũng có thể đƣợc sử dụng nhƣ là một công cụ bảo hộ.

12


TRQ bao gồm một hạn ngạch nhất định cho một khối lƣợng hàng nhập
khẩu mà có thể nhập khẩu với một tỷ lệ thuế quan ƣu đãi, vẫn đƣợc gọi
là thuế quan trong hạn ngạch. Bất kỳ lƣợng nhập khẩu nào vƣợt quá
khối lƣợng này có thể phải chịu mức thuế quan ngoài hạn ngạch cao
hơn.
 Trợ cấp xuất khẩu: khi chính phủ của một nƣớc lớn trợ cấp xuất khẩu
cho ngƣời sản xuất một loại hàng hóa hoặc dịch vụ nhất định, ban đầu
các nhà sản xuất sẽ kiếm đƣợc nhiều lợi nhuận từ xuất khẩu hơn là
doanh số bán hàng trong nƣớc, do đó học có động lực để xuất khẩu
nhiều hơn. Tuy nhiên, giá bán cho ngƣời mua trong nƣớc sẽ có xu
hƣớng tăng lên đến mức giá xuất khẩu đƣợc trợ cấp. Nhu cầu trong
nƣớc sẽ giảm. Do các nƣớc xuất khẩu đƣợc giả định là lớn, xuất khẩu
tăng sẽ đẩy mức giá thị trƣờng thế giới xuống, làm giảm tỷ lệ mậu dịch

của nƣớc đó (giá xuất khẩu so với giá nhập khẩu). Ngƣợc lại, tỷ lệ mậu
dịch của các nƣớc nhập khẩu sẽ cải thiện. Nhìn chung, phúc lợi sẽ giảm
do trợ cấp bóp méo việc phân bổ tối ƣu các nguồn lực mặc dù các luôn
thƣơng mại gia tăng. Trợ cấp sẽ ảnh hƣởng tiêu cực tới phúc lợi của
nƣớc xuất khẩu do khoản mất không và tổn thất phân bổ của tỷ lệ mậu
dịch. Tỷ lệ mậu dịch có thể coi là một lợi ích cho nƣớc nhập khẩu dƣới
hình thức là lợi ích thu đƣợc của tỷ lệ mậu dịch, và khoản mất không là
khoảng mất mát ròng của 2 bên. Hậu quả của trợ cấp xuất khẩu là sự
phân phối không đồng đều cho cả quốc gia xuất khẩu và nhập khẩu.
Đối với nƣớc nhập khẩu, ngƣời tiêu dùng hoặc ngƣời mua sản phẩm
nhập khẩu nói chung sẽ đƣợc hƣởng lợi nhờ giá thành thấp hơn nhờ có
trợ cấp, nhƣng nhà sản xuất hàng nhập khẩu cạnh tranh bị mất mát. Với
các nƣớc xuất khẩu, nhà sản xuất rõ ràng là hƣởng lợi từ trợ cấp, trong

13


khi ngƣời tiêu dùng trong nƣớc bị tổn hại vì họ sẽ phải trả giá cao hơn
cho các sản phẩm đƣợc trợ cấp.
 Hạn chế xuất khẩu tự nguyện: là một hiệp định tự nguyện giữa các nhà
cung ứng nƣớc ngoài với chính phủ nƣớc chủ nhà để hạn chế số lƣợng
xuất khẩu một mặt hàng nào đó vào nƣớc này. Đây là một loại hình hạn
ngạch nhập khẩu tự nguyện, mặc dù là không có giấy phép nên chính
phủ không có nguồn thu. Chính các công ty xuất khẩu có lợi nhờ giá
cao hơn. Việc thực hiện hạn chế xuất khẩu tự nguyện xuất phát từ sự
xem xét xu hƣớng chính trị. Một quốc gia nhập khẩu, đã từng ủng hộ
cho những đặc điểm thuận lợi của tự do thƣơng mại có thể không muốn
áp đặt một hạn ngạch nhập khẩu công khai bởi vì nó sẽ bao hàm sự ra
đời về mặt pháp lý đối với tự do hóa thƣơng mại. Ngƣợc lại, một quốc
gia có thể lựa chọn để thƣơng lƣợng một hiệp ƣớc với nhà phân phối

nƣớc ngoài nhờ đó mà nhà phân phối có thể đồng ý chủ động kiềm chế
việc gửi hàng hóa xuất khẩu sang nƣớc nhập khẩu.
 Cacten quốc tế là tổ chức của các nhà cung ứng về một loại sản phẩm
nào đó, phân bố ở các quốc gia khác nhau đồng ý hạn chế sản xuất và
xuất khẩu với mục đích làm tăng lợi ích của tổ chức đó. Ví dụ, tổ chức
các nƣớc xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) là một trong những cacten có tiếng
nhất hiện nay, nhằm mục tiêu điều phối và thống nhất các chính sách
sản xuất và xuất khẩu dầu mỏ.
b. Hàng rào phi thuế quan không định lƣợng
 Hàng rào kỹ thuật đối với thƣơng mại (TBT) là những cản trở thƣơng
mại thông qua hệ thống tiêu chuẩn và đánh giá sự phù hợp. Mục tiêu
của hiệp định về rào cản kỹ thuật trong thƣơng mại là nhằm bảo vệ sức
khỏe và sự an toàn của con ngƣời, các loại động thực vật và môi
trƣờng. Một chính phủ thƣờng đƣa ra những tiêu chuẩn chính thức và

14


×