Tải bản đầy đủ (.doc) (148 trang)

Bài thu hoạch thực tế sự thành lập vương triều nhà nguyễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.88 MB, 148 trang )

ĐạI HọC THáI NGUYÊN
TRƯờng đại học SƯ phạm
Khoa: lịch sử

..............................

bài thu hoạch thực tế
Chủ đ ề :
S THNH LP VNG TRIU NH NGUYN

Ging viờn hng dn : TS. Nguyn Th Qu Loan
Th.s Trng Vn Hip
Th.s u Sn Hng
GV. Nguyn Vn Quyt
GV. Nguyn Th Hũa
Nhúm thc hin
: Nhúm 4
Lp
: S B - K46

Thái Nguyên, tháng 4 năm 2013


MỤC LỤC
Trang
I. Lời mở đầu.....................................................................................................1
II. Các chúa nhà Nguyễn...................................................................................1
1. Nguyễn Hoàng (Chúa Tiên, 1558-1613) ......................................................2
2. Nguyễn Phúc Nguyên (Chúa Sãi, 1613-1635) .............................................4
3. Chúa Nguyễn Phúc Lan (chúa Thượng, 1635-1648)....................................6
4. Nguyễn Phúc Tần (chúa Hiền, 1648-1687)...................................................8


5. Nguyễn Phúc Thái (chúa Nghĩa, 1687-1691)................................................9
6. Nguyễn Phúc Chu (chúa Quốc, 1691-1725).................................................9
7. Nguyễn Phúc Thụ (Ninh Vương, 1725-1738)............................................10
8. Nguyễn Phúc Khoát (Võ Vương, 1738-1765) ...........................................11
9. Nguyễn Phúc Thuần (Định Vương, 1765-1777) ........................................11
III. Các vua nhà Nguyễn.................................................................................12
1. Thời kì độc lập............................................................................................15
Thành lập...................................................................................................15
2. Các vua nhà Nguyễn...................................................................................18
2.1 GIA LONG HOÀNG ĐẾ (1802-1819).....................................................18
2.2 MINH MỆNH HOÀNG ĐẾ (1820-1840)..............................................30
2.3 THIỆU TRỊ HOÀNG ĐẾ (1841-1847)..................................................38
2.4 TỰ ĐỨC HOÀNG ĐẾ (1848-1883)......................................................40
2.5 Vua Dục Đức.............................................................................................50
2.6 Vua Hiệp Hòa............................................................................................51
2.7 Vua Kiến Phúc..........................................................................................55
2.8. Vua Hàm Nghi ........................................................................................58
Hình 11. Tôn Thất Thuyết (1839 _ 1913).......................................................62
Hình 12.Đám cưới cựu hoàng Hàm Nghi......................................................65


2.9 Vua Đồng Khánh.......................................................................................67
2.10. Vua Thành Thái......................................................................................68
2.11. Vua Duy Tân..........................................................................................76
2.12. Vua Khải Định.......................................................................................85
2.13. Vua Bảo Đại...........................................................................................89
IV. Tình hình xã hội và các cuộc đấu tranh của nhân dân............................100
1.Tình hình xã hội và đời sống của nhân dân...........................................100
2. Phong trào đấu tranh của nhân dân.....................................................103
3. Tình hình văn hóa ở nửa sau thế kỉ XVIII- Nửa đầu thế kỉ XIX..............119

3.1 Tôn giáo, tín ngưỡng...........................................................................119
3.2. Giáo dục.............................................................................................120
3.3. Nghệ thuật..........................................................................................123
3.4. Khoa học kĩ thuật...............................................................................124
V.Một số đánh giá về vương triều Nguyễn...................................................135
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................144


I. Lời mở đầu
Nhà Nguyễn là triều đại quân chủ cuối cùng cai trị Việt Nam trong lịch
sử Việt Nam từ năm 1802 đến 1945, được thành lập sau khi hoàng đế Gia
Long lên ngôi năm 1802 sau khi đánh bại nhà Tây Sơn và sụp đổ hoàn toàn
khi hoàng đế Bảo Đại thoái vị vào năm 1945 – tổng cộng là 143 năm. Triều
đại Nhà Nguyễn là một triều đại đánh dầu nhiều thăng trầm của lịch sử, đặc
biệt là cuộc xâm lược của người Pháp giữa thế kỷ 19.
Triều nhà Nguyễn có thể được chia ra hai giai đoạn riêng biệt: Giai
đoạn Độc lập và Giai đoạn bị đế quốc Pháp xâm lăng và đô hộ. Giai đoạn độc
lập (1802-1858) là giai đoạn mà các vua nhà Nguyễn đang nắm toàn quyền
quản lý đất nước, kéo dài 56 năm và trải qua 4 đời vua, Gia Long, Minh
Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức. Gia Long và con trai Minh Mạng (1820-1841) đã
cố gắng xây dựng Việt Nam theo khái niệm kiểu Nho giáo. Từ thập niên
1830, giới trí thức Việt Nam (đại diện tiêu biểu là Nguyễn Trường Tộ) đã đặt
ra yêu cầu học hỏi phương Tây để phát triển công nghiệp - thương mại, nhưng
họ chỉ là thiểu số. Đáp lại, vua Minh Mạng và những người kế tục Thiệu Trị
(1841-1847) và Tự Đức (1847-1883) chọn chính sách đã lỗi thời là coi trọng
phát triển nông nghiệp (dĩ nông vi bản) và ngăn cảnThiên chúa giáo, tôn giáo
từ phương Tây.
Giai đoạn bị Pháp xâm lăng và đô hộ (1858-1945) là giai đoạn kể từ việc
quân Pháp đánh Đà Nẵng và kết thúc sau khi hoàng đế Bảo Đại thoái vị. Tháng
8 năm 1858, Hải quân Pháp đổ bộ tấn công vào cảng Đà Nẵng và sau đó rút

vào xâm chiếm Sài Gòn. Tháng 6 năm 1862, vua Tự Đức ký hiệp ước nhượng
ba tỉnh miền Đông cho Pháp. Năm 1867, Pháp chiếm nốt ba tỉnh miền Tây kế
tiếp để tạo thành một lãnh thổ thuộc địa Cochinchine (Nam kỳ). Sau khi củng
cố vị trí vững chắc ở Nam Kỳ, từ năm 1873 đến năm 1886, Pháp xâm chiếm
nốt những phần còn lại của Việt Nam qua những cuộc chiến phức tạp ở Bắc
Kỳ. Giai đoạn này kết thúc khi Bảo Đại tuyên bố thoái vị năm 1945.
II. Các chúa nhà Nguyễn
1


1. Nguyễn Hoàng (Chúa Tiên, 1558-1613)
Nguyễn Kim quê ở Gia Miêu, Tống Sơn, Hà Trung, Thanh Hóa, là con
của Trừng quốc công Nguyễn Hoàng Dụ đã từng giúp vua Lê Tương Dực
khởi binh ở Thanh Hóa lật đổ Lê Uy Mục, nhân đó được phong là Thái phó
Trừng quốc công.
Mạc Đǎng Dung cướp ngôi nhà Lê, Nguyễn Kim lánh sang Ai Lao, thu
nạp hào kiệt, phò giúp nhà Lê trung hưng, được vua Lê Trang Tông phong là
Thượng phụ Thái sư Hưng quốc công. Nǎm Canh Tý - 1540 Nguyễn Kim
đem quân về chiếm Nghệ An, nǎm 1542 chiếm được Tây Đô - Thanh Hóa.
Nǎm ất Tị - 1545, Nguyễn Kim bị hàng tướng nhà Mạc là Dương Chấp Nhất
đầu độc chết, thọ 75 tuổi, quyền hành rơi vào tay con rể là Trịnh Kiểm.
Khi Nguyễn Kim chạy sang Ai Lao thì Nguyễn Hoàng mới 2 tuổi, được
Thái phó Nguyễn Ư Dĩ là cậu ruột nuôi dạy nên người.
Trịnh Kiểm là anh rể, muốn thâu tóm quyền hành nên đã ngấm ngầm ám
hại các em vợ. Nguyễn Uông, con trưởng của Nguyễn Kim đã bị hãm hại.
Nguyễn Hoàng rất lo sợ, sai người đến yết kiến Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm
xin mách cho kế an toàn, Trạng Trình đã ứng khẩu câu thơ: ''Hoành Sơn nhất đái,
vạn đại dung thân!'' (một dãy núi Hoành Sơn có thể dung thân muôn đời).
Nguyễn Hoàng nghĩ ra, đến nói với chị gái là Ngọc Bảo xin với anh rể
là Trịnh Kiểm cho vào trấn thủ Thuận Hoá là nơi hoang vu nhiều giặc dã.

Trịnh Kiểm đồng ý cho Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hoá với ý đồ
mượn tay giặc giết em vợ.
Nǎm Mậu Ngọ - 1558, Trịnh Kiểm tâu với vua Lê Anh Tông cho
Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hoá.
Được lệnh vào Nam, bất chấp mùa đông giá rét, Nguyễn Hoàng giong
buồm đi ngay, những người họ hàng ở huyện Tống Sơn cùng quân lính ở đất
Thanh - Nghệ nhiều người đem cả vợ con đi theo có đến nghìn người. Các
danh thần cùng đi có Nguyễn Ư Dĩ, Tống Phước Trị, Mạc Cảnh Huống...

2


Vào Nam, đoàn người của Nguyễn Hoàng đổ bộ lên cảng Cửa Việt,
dựng dinh thự ở ái Tử thuộc huyện Đǎng Xương, Quảng Trị.
Nguyễn Hoàng là người khôn ngoan, nhân hậu, lưu tâm đến dân tình,
hết lòng thu dung hào kiệt. ông giảm sưu, hạ thuế khiến lòng người ai cũng
mến phục. Nhân dân xưng tụng ông là chúa Tiên.
Để tránh sự nghi kỵ của chúa Trịnh, nǎm 1569, ông ra chầu vua Lê ở
An Trường, được vua Lê, chúa Trịnh khen ngợi. Nǎm 1570, Nguyễn Hoàng
được giao trấn thủ luôn đất Quảng Nam với ấn Tổng trấn. ông dời đô vào làng
Trà Bát (tức Cát Dinh) cũng thuộc huyện Đǎng Xương.
Nǎm 1572, tướng Lập Bạo của nhà Mạc theo đường biển đem quân vào
đóng ở hai làng Hồ Xá và Lang Uyển (Quảng Trị) định phá sự nghiệp ở
Thuận - Quảng của Nguyễn Hoàng. Nguyễn Hoàng đã dùng kế mỹ nhân phá
được âm mưu của Lập Bạo và đánh tan được quân nhà Mạc.
Nǎm 1593, Nguyễn Hoàng đem quân ra Đông Đô giúp Trịnh Tùng
đánh dẹp dư đảng họ Mạc. Vì lập được nhiều chiến công, ông được vua Lê
tấn phong làm Trung quân Đô đốc phủ tả đô đốc chưởng phủ sự thái uý Đoan
quốc công. Để tránh Trịnh Tùng hãm hại, nǎm Canh Tý - 1600 Nguyễn
Hoàng lấy cớ đem quân đi dẹp cuộc nổi loạn ở Nam Định, sau đó cùng các

tướng tâm phúc ra biển giong thẳng vào đất Thuận - Quảng để con trai thứ 5
là Hải và cháu là Hắc ở lại làm con tin. Vua Lê sai sứ giả vào phủ dụ và vẫn
để Nguyễn Hoàng trấn thủ Thuận - Quảng. Tháng 10 nǎm Canh Tý - 1600,
Nguyễn Hoàng gả con gái là Ngọc Tú cho Trịnh Tráng (con cả Trịnh Tùng).
Có thể nói từ nǎm 1600, Nguyễn Hoàng bắt đầu xây dựng giang sơn
riêng cho họ Nguyễn ở Đàng Trong.
Thuận - Quảng vốn là đất cũ của người Chǎm chịu ảnh hưởng vǎn hóa
Chǎmpa, chúa Tiên dã dùng Phật giáo để thuần hoá nhân dân. ông sửa sang
và xây dựng nhiều ngôi chùa.

3


Đặc biệt, nǎm 1601 ông cho xây dựng chùa Thiên Mụ là công việc to
lớn có giá trị nhất. Ngôi chùa lịch sử này đã có quan hệ mật thiết với quá trình
phát triển đất Thuận Hoá và triều Nguyễn ở Việt Nam.
Nguyễn Hoàng sinh ngày 28/8/1525, mất ngày 21/5/1613 thọ 89 tuổi,
trấn thủ Thuận - Quảng 55 nǎm (1558-1613). ông sinh 10 con trai và 2 con
gái. Sau này, triều Nguyễn truy tôn ông là Thái tổ Gia dụ Hoàng đế.
2. Nguyễn Phúc Nguyên (Chúa Sãi, 1613-1635)
Nguyễn Hoàng sắp mất, gọi con thứ 6 là Nguyễn Phúc Nguyên vào dặn
dò: Đất Thuận - Quảng này phía bắc thì có núi Hoành Sơn, sông Linh Giang,
phía nam thì có núi Hải Vân và núi Bi Sơn thật là nơi trời để cho người anh
hùng dụng võ. Vậy con phải thương yêu nhân dân, luyện tập binh sĩ mới gây
dựng cơ nghiệp muôn đời.
Nguyễn Phúc Nguyên khóc và bái tạ lãnh mạng. Vua Lê sai sứ giả vào
viếng và truy tặng Nguyễn Hoàng là Cẩn nghi công, vẫn cho Nguyễn Phúc
Nguyên làm trấn thủ Thuận - Quảng với hàm Thái bảo, tước Thuỵ quận công.
Nguyễn Phúc Nguyên xưng là Sãi vương và cho rời cung phủ về xã Phúc
Yên, huyện Quảng Điền, ngày đêm lo việc chính sự, thu dụng nhân tài. Quan

khám lý Trần Đức Hoà tiến cử Đào Duy Từ cho chúa Nguyễn, chúa mừng
lắm phong cho Đào Duy Từ tước Lộc kê hầu, chức Nha uý nội tán. Đào Duy
Từ giúp chúa Nguyễn đắp luỹ Trường Dục luỹ Thầy để phòng ngự, chống
nhau với quân Trịnh, Đào Duy Từ còn bày kế sách cho chúa Nguyễn trả lại
sắc phong của vua Lê, không chịu nộp thuế cống cho chúa Trịnh.
Chuyện kể rằng nǎm Đinh Mão - 1627, Trịnh Tráng sai sứ mang sắc
vua Lê dụ chúa Sãi cho con vào chầu và nộp 30 con voi cùng 30 chiếc thuyền
để đưa cống nhà Minh. Nhận được sắc vua, chúa Sãi họp triều thần hỏi mưu
kế. Đào Duy Từ dâng kế, cho người làm một cái mâm hai đáy, trên sắp đầy
sản vật, giữa để sắc thư, rồi cử Lại Vǎn Khuông làm chánh sứ đem phẩm vật
ra tạ ơn chúa Trịnh. Nhờ đã được chuẩn bị trước, khi ra kinh đô yết kiến chúa

4


Trịnh, Lại Vǎn Khuông ứng đối khá trôi chảy. Chúa hậu đãi, cho phép
Khuông cùng phái đoàn đi thǎm kinh thành để chờ chúa dạy bảo. Trên đường
đi, Khuông lén mở cẩm nang của Đào Duy Từ trao cho từ trước. Sau khi đọc
cẩm nang, Khuông cùng cả phái đoàn lẻn trốn về Nam. Thấy phái đoàn đột
ngột trốn về, chúa Trịnh nghi hoặc, bèn cho người đập vỡ mâm mới thấy tờ
sắc trước, và một bài thơ, mỗi câu bốn chữ như sau.
Mâu nhi địch
Mịch phi kiến tích
Ái lạc tâm trường
Lực lai tương địch
Cả triều thần không ai hiểu ý nghĩa. Trịnh Tráng phải mời Trạng Bùng
Phùng Khắc Hoan giải mã... Đọc xong Phùng Khắc Khoan giải thích: Đấy là
lối chơi chữ của Đào Duy Từ, chữ mâu không có dấu phẩy là chữ dư, chữ
mịch không thấy chữ kiến thì còn chữ bất, chữ ái rơi chữ tâm thành chữ thụ,
chữ lực cùng đối địch với chữ lai thành chữ sắc. Vậy ý nghĩa của bài thơ 4

câu trên là Dư bất thụ sắc tức là Ta không nhận sắc.
Nghe xong, Trịnh Tráng vội cho người tìm bắt Lại Vǎn Khuông, nhưng
Khuông đã cao chạy xa bay rồi. Tráng muốn phát binh vào đánh chúa
Nguyễn, nhưng gặp lúc Cao Bằng và Hải Dương đều có giặc, đành phải hoãn
lại chưa đi hỏi tội chúa Nguyễn.
Đào Duy Từ còn tiến cử cho chúa Nguyễn một viên tướng tài ba, mưu
lược là Nguyễn Hữu Tiến, quân lực của chúa Nguyễn từ đó ngày thêm mạnh.
Đào Duy Từ chỉ giúp chúa Nguyễn 8 nǎm mà cơ nghiệp chúa Nguyễn thay đổi
hẳn về chất, đất Đàng Trong trở nên có vǎn hiến và quy củ hơn trước nhiều.
Đối với lân bang, chúa Sãi chủ trương thân thiện với Chiêm Thành và Chân
Lạp. Nǎm 1620, chúa gả công nữ Ngọc Vạn cho vua Chân Lạp Chetta II (1618?
1686) để tạo thuận lợi cho dân chúng vào khai khẩn đất hoang ở Thuỷ Chân Lạp.
Nǎm 1631, chúa Sãi lại gả công nữ Ngọc Khoa cho vua Chiêm Pô Romê để củng
cố nền hoà hiếu một thời gian khá dài giữa hai nước Chiêm - Việt.
5


Chúa Nguyễn Phúc Nguyên, sinh 16/8/1563, mất ngày 19/12/1635 thọ
73 tuổi, ở ngôi chúa 22 nǎm. Sau triều Nguyễn truy tôn Hy tông Hiếu vǎn
Hoàng đế. Chúa Sãi có 15 người con (11 con trai và 4 con gái).
3. Chúa Nguyễn Phúc Lan (chúa Thượng, 1635-1648)
Nguyễn Phúc Nguyên có 11 con trai. Nguyễn Phúc Lan là con trai thứ
hai được truyền ngôi chúa.
Năm Ất Hợi (1635) chúa Sãi mất, Nguyễn Phúc Lan lên ngôi chúa gọi
là chúa Thượng.
Nghe tin Phúc Lan nối nghiệp, hoàng tử thứ 3 là Nguyễn Phúc Anh
đang trấn giữ Quảng Nam âm mưu phản nghịch, liên kết với chúa Trịnh đem
quân vào đánh miền Nam. Phúc Anh sai đắp luỹ Câu Ðê làm kế cố thủ. Phúc
Lan đánh bắt được, không nỡ giết người ruột thịt, nhưng tướng sĩ và ông chú
là Trường quận công Nguyễn Phúc Khê đều xin giết để trừ hậu hoạ.

Chúa dù đau xót cũng phải nghe theo.
Năm Kỷ Mão (1639), Tống Thị (vợ goá của Phúc Anh) dâng cho chúa
chuỗi hoa vòng ngọc liên châu rất đẹp. Chúa cầm lên ngửi thấy mùi hương
thơm ngát xúc động lòng yêu. Tống Thị lại vào sụp lạy dưới thềm, thưa trình
về tình cảnh goá bụa thảm thiết, nhan sắc lại cực kỳ diễm lệ. Chúa Thượng
nổi tình riêng, sau đó mời nàng vào nội thất chung chăn gối.
Từ đó chúa rất mực sủng ái Tống Thị. Nàng trình bẩm việc gì chúa
cũng nghe theo. Tống Thị lựa lời khéo léo để chúa vui lòng, nghĩ cách chiếm
đoạt của cải của dân để làm giàu riêng. Các quan đại thần căm ghét Tống Thị,
tìm cách can gián nhưng chúa không nghe. Cho hay, nhan sắc, gái đẹp có
mãnh lực vô biên, làm lung lạc cả đấng quân vương.
Làm chúa được 9 năm, vị chúa đa tình này lập được chiến công vang
dội. Lần đầu tiên trong lịch sử, thuỷ quân Việt Nam đã đánh thắng thủy quân
Âu Châu.
6


Ðó là năm 1643, Hà Lan theo yêu cầu của chúa Trịnh đã cho 3 chiếc
tàu đồng kiểu tròn, trang bị nhiều trọng pháo tiến vào cửa Eo (Thuận An)
mưu đồ xâm lược nước ta.
Chúa Thượng họp quần thần bàn định có nên đưa chiến thuyền của
mình ra đánh tàu Hà Lan hay không. Các quần thần không dám hứa là chắc
thắng. Chúa hỏi một người Hà Lan đang giúp việc cho chúa. Người ấy tự phụ
trả lời: Tầu Hà Lan chỉ sợ mãnh lực và quân đội của trời thôi. Nghe vậy, chúa
cảm thấy bị xúc phạm. Ông thân hành đến Eo, ra lệnh cho thuỷ quân chèo
thuyền ra đánh thẳng vào 3 chiếc tàu của Hà Lan.
Hàng trăm chiếc thuyền Việt Nam xông thẳng vào các chiếc tàu Hà
Lan, mặc đại bác bắn ra như mưa. Bốn mặt tàu Hà Lan đều bị tấn công. Nhờ
thuyền nhỏ cơ động, nhanh nhẹn nên mặc dù bị một số đạn, thuyền Việt Nam
vẫn bao vây tấn công vào tàu Hà Lan quyết liệt. Chúng vô cùng kinh hoàng,

không ngờ thủy quân chúa Nguyễn lại gan dạ đến thế. Chiếc nhỏ nhất vội
luồn lách chạy thoát thân. Chiếc thứ hai thảng thốt đâm vào đá, cả đoàn thuỷ
thủ và tàu chìm nghỉm xuống biển. Chiếc thứ 3 lớn nhất chống cự lại, các
thuỷ quân chúa Nguyễn bám sát tàu bẻ bánh lái. Một số nhảy lên tàu, chặt gẫy
cột buồm. Bị dồn vào thế tuyệt vọng, thuyền trưởng Hà Lan cho nổ kho thuốc
súng. Thế là tất cả thủy thủ bị hoả thiêu chết la liệt trên biển. Có 7 tên trên tàu
nhảy xuống biển, cố bơi thoát nhưng đều bị tóm cổ.
Thắng trận trở về, chúa Thượng dẫn 7 tên tù binh đến trước mặt người
Hà Lan nói:
- Cần chi mãnh lực và quân đội của trời mới phá được. Chiến thuyền
của ta cũng khá đấy chứ.
Năm 1648, Trịnh Tráng cho các đạo quân thuỷ bộ đánh vào miền Nam. Bộ
binh đóng ở đất Nam Bố Chính, còn thuỷ quân thì đánh vào cửa Nhật Lệ. Nguyễn
Phúc Lan phải tự cầm quân đánh lại. Sau Phúc Lan thấy trong người không được
khoẻ, mới trao binh quyền cho con trai là Nguyễn Phúc Tần và tướng Nguyễn

7


Hữu Dật chỉ huy còn mình thì rút về. Ðến phá Tam Giang thì chúa mất, thọ đến
48 tuổi, ở ngôi chúa 13 năm. Sau triều Nguyễn truy tôn là Thần tôn Hiến chiêu
Hoàng đế. Chúa Thượng có 4 người con (3 con trai, 1 con gái).
4. Nguyễn Phúc Tần (chúa Hiền, 1648-1687)
Nguyễn Phúc Tần sinh năm Canh Thìn (1620). Lúc đầu được phong
Phó tướng Dũng lễ hầu, đã từng đánh giặc ở cửa biển, được chúa Phúc Lan rất
khen ngợi. Năm Mậu Tý - 1648 được tấn phong là tiết chế chủ quân, thay
Phúc Lan phá quân Trịnh ở sông Gianh. Bấy giờ ông 29 tuổi. Chúa Nguyễn
Phúc Lan mất đột ngột, bày tôi tôn Nguyễn Phúc Tần lên ngôi chúa, gọi là
chúa Hiền. Chúa Nguyễn Phúc Tần là người chăm chỉ chính sự, không
chuộng yến tiệc vui chơi.

Phúc Tần biết tận dụng hai tướng tài giỏi là Nguyễn Hữu Dật và
Nguyễn Hữu Tiến. Quân chúa Nguyễn nhiều lần vượt sông Gianh tiến ra đất
Đàng Ngoài. Năm 1656, sau hai năm tấn công ta Bắc, quân Nguyễn đã chiếm
được 7 huyện của Nghệ An. Tự thân Nguyễn Phúc Tần đã đem quân ra đến
Nghệ An đóng tại xã Vân Cát, quân Nguyễn có thể tiến sâu thêm nữa, nhưng
nghe tin Trịnh Tráng mất, con là Trịnh Tạc lên ngôi chúa đang chịu tang,
chúa Nguyễn cho người sang điếu rồi rút quân về, lưu các tướng đóng đồn từ
sông Lam trở về Nam, đắp luỹ từ núi đến cửa biển để phòng ngự. Sau đợt tấn
công đó, quân Nguyễn còn chiếm đất Nghệ An thêm 5 lần nữa, năm 1660
chúa Trịnh mới khôi phục lại được. Từ đó Trịnh - Nguyễn cầm cự nhau suốt
mấy chục năm không phân thắng bại.
Năm Kỷ Mùi - 1679, chúa Nguyễn cho phép Dương Ngạn Địch, một
tướng cũ của triều Minh cùng với Trần Thượng Xuyên đem gia thuộc hơn
3000 người và hơn 50 chiến thuyền đến khai phá vùng đất Gia Định - Mỹ
Tho. Từ đó phố xá, chợ búa mọc lên sầm uất, thuyền buôn của các nước
Thanh, Nhật Bản và các nước phương Tây ra vào tấp nập, do đó phong hoá
ngày càng mở mang
Dưới thời chúa Hiền, nhiều kênh dẫn nước tưới ruộng được khơi đào,
như Trung Đàn, Mai Xá. Bấy giờ bờ cõi được thái bình, thóc lúa được mùa.
8


Chúa càng chăm lo chính sự, không xây đền đài, không gần gái đẹp, bớt lao
dịch thuế khoá, nhân dân đều khen ngợi thời thái bình thịnh trị.
Năm Đinh Mão - 1687, chúa Hiền mất, thọ 65 tuổi, ở ngôi chúa 39
năm. Triều Nguyễn truy tôn ông là Thái tông hiền triết hoàng đế. Chúa Hiền
có 9 người con (6 con trai, 3 con gái).
5. Nguyễn Phúc Thái (chúa Nghĩa, 1687-1691)
Nguyễn Phúc Tần có 6 người con trai, Nguyễn Phúc Thái là con thứ 2
của bà vợ thứ hai người họ Tống, nhưng lớn tuổi và hiền đức. Khi Nguyễn

Phúc Tần mất, Thái đã 39 tuổi.
Nguyễn Phúc Thái nổi tiếng là người rộng rãi, hình phạt và phú thuế đã
nhẹ, trăm họ ai cũng vui mừng. Quan lại cũ của triều trước đều được trọng đãi.
Người đời sau nhắc đến chúa Nghĩa Nguyễn Phúc Thái là nhớ chúa đã
dời phủ từ Kim Long về Phú Xuân địa thế bằng phẳng, đẹp đẽ, tiếp nối nhiều
đời chọn làm kinh đô.
Chúa không thọ được lâu. Sau 4 năm ở ngôi chúa, năm Tân Mùi 1691, Nguyễn Phúc Thái mất, thọ 43 tuổi. Triều Nguyễn truy tôn ông là Anh
tông hiếu nghĩa hoàng đế. Chúa Nghĩa có 10 người con (5 con trai, 5 con gái).
6. Nguyễn Phúc Chu (chúa Quốc, 1691-1725)
Nguyễn Phúc Chu là con cả Nguyễn Phúc Thái, sinh nǎm ất Mão 1675, được ǎn học khá cẩn thận vì thế vǎn hay chữ tốt, đủ tài lược vǎn võ. Khi
nối ngôi Chúa mới 17 tuổi.
Chúa Nguyễn Phúc Chu mộ đạo Phật. Nǎm 1710 chúa sai đúc chuông
lớn nặng tới 3.285 cân, đặt ở chùa Thiên Mụ và xây dựng một loạt chùa miếu
khác. Chúa cho mở hội lớn ở chùa Thiên Mụ, chùa núi Mỹ An. Tự chúa cũng
ǎn chay ở vườn Côn Gia một tháng trời. Chúa phát tiền gạo cho người nghèo.
Đây là thời kỳ mà chiến tranh Trịnh - Nguyễn đã tạm ngừng hơn 30 nǎm, đất
nước bình yên, chúa Nguyễn Phúc Chu có điều kiện mở mang đất đai về phía
Nam và đạt được những thành tựu đáng kể: đặt phủ Bình Thuận nǎm Đinh
Sửu - 1697 gồm đất Phan Rang, Phan Rí, chia làm hai huyện An Phúc và Hoà
Đa; bắt đầu đặt phủ Gia Định, chia đất Đông Phố lấy xứ Đồng Nai làm huyện
9


Phúc Long; dựng dinh Trấn Biên (tức Biên Hoà) lấy xứ Sài Gòn làm huyện
Tân Bình; dựng dinh Phiên Trấn; lập xã Minh Hương... Từ đó người Thanh đi
lại buôn bán rất sầm uất.
Nǎm 1702, Công ty ấn Độ của Anh do Allen Catohpole đem 200 quân
đến chiếm đảo Côn Lôn, chúa Quốc lập tức sai con là Nguyễn Phúc Phan
dùng mưu đánh đuổi ra khỏi đảo.
Nǎm 1708, chúa Quốc dùng Mạc Cửu làm Tổng binh trấn Hà Tiên.

Nǎm 1709, chúa Quốc cho đúc ấn Quốc Bửu "Đại Việt Quốc, Nguyễn
Phúc Vĩnh Trấn chi bửu" ấn ấy về sau trở thành vật báu truyền ngôi. Nǎm
1714, chúa Quốc đại trùng tu chùa Thiên Mụ và đi thǎm phố Hội An. Nhân
thấy cầu do người Nhật làm tụ tập nhiều thuyền buôn các nước, chúa bèn đặt
là Lai Viễn Kiều và ban biển chữ vàng ngày nay vẫn còn biển đó.
Ngày 1/6/1725, chúa Quốc mất, thọ 51 tuổi, ở ngôi 34 nǎm. Sau triều
Nguyễn truy tôn là Hiến Tông Hiếu Minh Hoàng đế. Chúa Quốc có 42 người
con (38 con trai và 4 con gái).
7. Nguyễn Phúc Thụ (Ninh Vương, 1725-1738)
Nguyễn Phúc Thụ (nhiều sách viết là Chú) sinh ngày 14/1/1697, là con
trai cả của chúa Quốc, khi chúa Quốc mất được lên ngôi Chúa lúc đó đã 30
tuổi, xưng hiệu là Ninh Vương.
Nǎm Quý Sửu - 1733, chúa cho đặt đồng hồ mua của Tây phương ở các
dinh và các đồn tàu dọc biển. Sau có người thợ thủ công là Nguyễn Vǎn Tú
chế tạo được chiếc đồng hồ y hệt.
Nǎm Bính Thìn - 1736, Mạc Cửu mất, con trai là Mạc Thiên Tứ được
chúa cho làm Đô đốc trấn Hà Tiên. Mạc Thiên Tứ là một nhà cai trị giỏi, mà
lại vǎn thơ hay, Mạc Thiên Tứ mở Chiêu Anh Các để tụ họp các vǎn nhân thi
sĩ cùng nhau xướng hoạ. Mạc Thiên Tứ để lại 10 bài thơ ca ngợi phong cảnh
đẹp của Hà Tiên (Hà Tiên thập vịnh).
Ngày 7/6/1738, Ninh Vương mất, thọ 42 tuổi, ở ngôi 13 nǎm. Sau triều
Nguyễn truy tôn là Túc Tông Hiếu Ninh Hoàng đế. Ninh Vương có 9 người
con (3 con trai, 6 con gái).
10


8. Nguyễn Phúc Khoát (Võ Vương, 1738-1765)
Nguyễn Phúc Khoát, sinh nǎm Giáp Ngọ (1714), là con trưởng của
Ninh Vương được lên ngôi chúa ngày 7/6/1738, lấy hiệu là Từ Tế Đạo nhân.
Nǎm Giáp Tý (1744), Nguyễn Phúc Khoát lên ngôi vương xưng là Võ Vương

cho đúc ấn Quốc Vương. Xuống chiếu bố cáo thiên hạ, lấy Phú Xuân làm
kinh đô.
Từ nǎm Giáp Tuất (1754), để xứng đáng với kinh đô của Nguyễn
Vương, Phú Xuân được xây dựng thêm hàng loạt cung điện theo quy mô đế
vương. Đặc biệt chiếc áo dài Việt Nam tha thướt xinh đẹp như hiện nay, phải
trải qua một quá trình phát triển, nó được hình thành từ đời Võ Vương
Nguyễn Phúc Khoát.
Nǎm 1757, Võ Vương đặt Rạch Giá làm đạo Kiên Giang, Cà Mau làm
đạo Long Xuyên.
Ngày 7/6/1765, Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát mất, thọ 52 tuổi, nối
ngôi được 27 nǎm.
Triều Nguyễn truy tôn ông làThế tông Hiếu vũ Hoàng đế. Võ Vương có
30 người con (18 con trai, 12 con gái).
9. Nguyễn Phúc Thuần (Định Vương, 1765-1777)
Nguyễn Phúc Thuần sinh ngày 31/12/1753, là con thứ 16 của Nguyễn
Phúc Khoát.
Võ Vương lúc đầu lập con thứ 9 là Phúc Hiệu làm thái tử, nhưng Hiệu
mất sớm, con trai Hiệu là Hoàng tôn Phúc Dương còn thơ ấu mà hoàng tử cả
là Chương cũng đã mất. Hoàng tử thứ hai là Nguyễn Phúc Luân cũng rất khôi
ngô tuấn tú, theo thứ tự sẽ phải lập Hoàng tôn Dương hoặc Phúc Luân lên
ngôi nên đã trao Luân cho một thầy học nổi tiếng là Trương Vǎn Hạnh dạy
bảo. Nhưng khi Võ Vương mất, tình hình lại đảo ngược. Quyền thần Trương
Phúc Loan không muốn lập Phúc Luân vì Luân đã lớn tuổi, khó bề lộng hành.
Trương Phúc Loan lại chọn Nguyễn Phúc Thuần mới 12 tuổi lên ngôi vua.
Phúc Luân không được lập mà còn bị bắt giam. Trương Vǎn Hạnh cũng
bị giết chết.
11


Nguyễn Phúc Thuần còn nhỏ tuổi, mọi quyền hành đều do Trương

Phúc Loan sắp đặt. Loan tự phong là Quốc phó. Loan thâu tóm toàn bộ từ
chính sự đến kinh tế. Các nguồn lợi chủ yếu của vương quốc Đàng Trong đều
rơi vào tay Trương Phúc Loan và họ hàng của hắn.
Ngày nắng, Loan cho đem phơi của cải quý báu làm sáng rực cả một
góc trời. Có tiền, có quyền, Loan mặc sức hoành hành ngang ngược, người
người ai nấy đều oán giận.
Nghĩa quân Tây Sơn do Nguyễn Nhạc cầm đầu ở Quy Nhơn được nhân
dân đồng tình ủng hộ ngày càng lớn mạnh. Thêm vào đó, tháng 5 nǎm Giáp
Ngọ (1774) Chúa Trịnh lại cho đại quân vào đánh Nguyễn. Cả nghĩa quân
Tây Sơn lẫn quân Trịnh đều nêu khẩu hiệu : "Trừ khử quyền thần Trương
Phúc Loan và tôn phò Hoàng tôn Dương". Chiến tranh loạn lạc lại nổ ra, đất
Thuận Hoá trước trù phú là thế mà nay trǎm bề xơ xác tiêu điều, người chết
đói đầy đường. Trước tình cảnh đó, không có cách nào khác, tôn thất nhà
Nguyễn cùng nhau lập tức bắt trói Trương Phúc Loan nộp cho quân Trịnh.
Tháng 12 nǎm 1974, quân Trịnh chiếm được Phú Xuân và đặt quan cai trị
Thuận Hoá. Trong số quan lại nhà Trịnh cử vào trấn thủ Thuận Hoá có Lê
Quý Đôn (1776).
Nghĩa quân Tây Sơn tìm cách hoà hoãn với quân Trịnh để yên mặt Bắc
và rảnh tay đánh Nguyễn ở phía Nam.
Đại quân Tây Sơn cả thuỷ lẫn bộ đánh vào Gia Định. Chúa Nguyễn
Phúc Thuần chạy về Định Tường rồi lại chạy sang Long Xuyên. Tháng 9 nǎm
Đinh Dậu (1777), quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ thống lĩnh đánh chiếm Long
Xuyên, chúa Nguyễn bị chết trận. Như vậy Nguyễn Phúc Thuần ở ngôi chúa
được 12 nǎm, thọ 24 tuổi không có con nối. Sau triều Nguyễn truy tôn là Duệ
Tông Hiếu định Hoàng đế. Định vương Nguyễn Phúc Thuần chết, kết thúc
giai đoạn lịch sử của 9 đời chúa Nguyễn Đàng Trong.
III. Các vua nhà Nguyễn
Trong 143 năm tồn tại kể từ khi thành lập năm 1802 đến khi sụp đổ
1945, nhà Nguyễn có 13 vị vua cai trị.
12



Miếu hiệu

Thụy hiệu

Tên

Năm

Thế Tổ

Cao Hoàng Đế

Nguyễn Phúc Ánh

1802-1820

Niên
hiệu
嘉隆

Lăng
Thiên Thọ Lăng

Gia Long
Thánh Tổ

Nhân Hoàng Đế


Nguyễn Phúc Đảm

1820-1841

明命

Hiếu Lăng

Minh Mạng
Hiến Tổ

Chương Hoàng Đế

Nguyễn Phúc Miên Tông

1841-1847

紹治

Xương Lăng

Thiệu Trị
Dực Tông

Anh Hoàng Đế

Nguyễn Phúc Hồng Nhậm

1847-1883


嗣德

Khiêm Lăng

Tự Đức
Cung Tông

Huệ Hoàng Đế

Nguyễn Phúc Ưng Ái

1883

育德
Dục Đức

Nguyễn Phúc Hồng Dật

1883

協和
Hiệp Hòa

Giản Tông

Nghị Hoàng Đế

Nguyễn Phúc Ưng Đăng

13


1883-1884

建福

An Lăng


Kiến Phúc
Nguyễn Phúc Ưng Lịch

1884-1885

咸宜
Hàm Nghi

Cảnh Tông

Thuần Hoàng Đế

Nguyễn Phúc Ưng Kỷ

1885-1889

同慶

Tư Lăng

Đồng Khánh
Nguyễn Phúc Bửu Lân


1889-1907

成泰

An Lăng

Thành Thái
Nguyễn Phúc Vĩnh San

1907-1916

維新

An Lăng

Duy Tân
Hoằng Tông

Tuyên Hoàng Đế

Nguyễn Phúc Bửu Đảo

1916-1925

啟定
Khải Định

Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy


1926-1945

保大
Bảo Đại

14

Ứng Lăng


1. Thời kì độc lập
Thành lập
Năm 1778, Nguyễn Ánh quay lại và tập hợp lực lượng chiếm được Gia
Định và đến năm 1780, ông xưng vương. Trong mùa hè năm 1781, quân đội
của Nguyễn Ánh lên đến khoảng 3 vạn người với 80 chiến thuyền đi biển, 3
thuyền lớn và 2 tàu Bồ Đào Nha do giám mục Bá Đa Lộc giúp Nguyễn Ánh
mời được. Ông tổ chức tấn công Tây Sơn đánh tới tận đất Phú Yên nhưng sau
cùng phải rút chạy vì gặp bộ binh rất mạnh của Tây Sơn. Tức giận vì tốn kém
nhưng không thu được kết quả, quan lại Gia Định để cho một người phụ việc
của Bá Đa Lộc là cai cơ Manuel lập mưu giết chết các tay lính đánh thuê Bồ
Đào Nha và cướp tàu của họ.
Tháng 3 năm 1782, Nguyễn Huệ cùng vua Thái Đức mang quân thuỷ
bộ Nam tiến. Tây Sơn đụng trận dữ dội ở sông Ngã Bảy, cửa Cần Giờ với
quân Nguyễn do chính Nguyễn Ánh chỉ huy. Dù lực lượng thuyền của Tây
Sơn yếu hơn, nhưng nhờ lòng can đảm của mình, họ đã phá tan quân Nguyễn,
buộc Manuel tự sát, tuy vậy cũng thiệt hại khá nhiều binh lực. Nguyễn Ánh
bỏ chạy về Ba Giồng, rồi có khi trốn sang tận rừng Romdoul, Chân Lạp. Vua
Thái Đức khi chiếm lại Nam bộ gặp phải sự chống đối mạnh của người
Hoa ủng hộ Nguyễn Ánh tại đây khiến cho một thân tướng là Đô đốc Phạm
Ngạn tử trận, binh lính thương vong nhiều, nên ông rất đau đớn rồi nổi giận ra

lệnh tàn sát người Hoa ở Gia Định để trả thù. Việc này đã cản chân Tây Sơn
trong việc truy bắt Nguyễn Ánh, khiến cho Nguyễn Ánh có cơ hội quay trở
về Giồng Lữ, một đô đốc Tây Sơn là Nguyễn Học đem quân đuổi theo Ánh bị
quân Nguyễn bắt giết khiến cho Nguyễn Ánh có được 80 thuyền của Tây Sơn.
Nguyễn Ánh thấy vậy định kéo về chiếm lại Gia Định nhưng đụng Nguyễn
Huệ dàn binh quay lưng ra sông đánh bại khiến Nguyễn Ánh phải chạy
về Hậu Giang, Rạch Giá, Hà Tiên rồi theo thuyền nhỏ trốn ra Phú Quốc.

15


Sau khi chiến thắng quân Thanh, vua Quang Trung đang chuẩn bị phối
hợp với vua anh đem quân vào Nam đánh Gia Định thì đột ngột qua đời
(1792), con là Nguyễn Quang Toản còn nhỏ tuổi lên nối ngôi, hiệu là Cảnh
Thịnh. Loạn lạc liền nổ ra ở Bắc Hà, sĩ phu trung thành với nhà Lê nổi lên
tôn Lê Duy Cận làm minh chủ, Duy Cận liên lạc với Nguyễn Ánh để cùng
đánh Tây Sơn, việc này góp phần làm cho nhà Tây Sơn nhanh chóng suy yếu.
Nội bộ Tây Sơn xảy ra tranh chấp, quyền hành rơi vào tay ngoại thích Bùi Đắc
Tuyên. Từ đó, Nguyễn Ánh ra sức mở các đợt tấn công ra Quy Nhơn theo
nguyên tắc đã định trước đó: "Gặp nồm thuận thì tiến, vãn thì về, khi phát thì
quân lính đủ mặt, về thì tản ra đồng ruộng". Ngoài ra, Nguyễn Ánh còn định
cho sứ đi ngoại giao với Trung Quốc, lợi dụng mâu thuẫn và thù hằn của quốc
gia này với Tây Sơn, và cả sự có mặt của Lê Chiêu Thống bên đó để khiến
Trung Quốc giúp mình nhưng việc không thành do khi sứ của Nguyễn Ánh
là Ngô Nhơn Tĩnh và Phạm Thận sang đến nơi thì Lê Chiêu Thống đã mất.
Năm 1793, Nguyễn Ánh cùng các tướng Võ Duy Nguy, Nguyễn Văn
Trương, Võ Tánh, Nguyễn Huỳnh Đức, Lê Văn Duyệt, Nguyễn Phước
Hội, Philippe Vannier, Nguyễn Văn Hòa, Chưởng cơ Cố đem quân đánh Nha
Trang, Diên Khánh, Phú Yên rồi tranh thủ đánh tới tận thành Quy Nhơn của
Nguyễn Nhạc. Vua Thái Đức cầu cứu Phú Xuân. Cảnh Thịnh sai Ngô Văn

Sở, Phạm Công Hưng, đô đốc Hố và Chưởng cơ Thiêm đem 17.000 quân,
80 thớt voi,và 30 chiếc thuyền chia nhiều đường tiến vào cứu, quân Nguyễn
Ánh rút lui, trên đường về ông sai quân đắp thành Diên Khánh để lợi dụng địa
thế nơi này làm bàn đạp chống Tây Sơn. Cùng thời gian, quân Phú Xuân của
Tây Sơn nhân dịp đánh chiếm luôn đất đai, kho tàng của vua Thái Đức. Lúc
đó Nguyễn Nhạc đang bệnh trên giường, nghe tin cơ nghiệp của con mình là
Quang Bảo bị chiếm mất, uất quá thổ huyết mà qua đời.Quang Toản cho an
trí Quang Bảo ra huyện Phù Ly và cai quản toàn bộ đất đai của vua bác.
Từ năm 1794 đến năm 1795, Tây Sơn phản công, họ cho quân nhiều
lần vào đánh Phú Yên, vây thành Diên Khánh, quân Nguyễn cũng ra sức
chống cự, nhiều lần kìm hãm, thậm chí là đánh lại được quân Tây Sơn. Tuy
16


nhiên nội bộ Tây Sơn lại mâu thuẫn, các tướng tranh quyền. Vũ Văn
Dũng giết Bùi Đắc Tuyên và Ngô Văn Sở, Quang Toản không làm gì
được. Trần Quang Diệu đang đi đánh Nguyễn Ánh, nghe tin đành rút quân về,
suýt giao tranh với Vũ Văn Dũng may nhờ có Quang Toản sai quan ra khuyên
giải Trần Quang Diệu mới đồng ý hòa. Nhưng sau đó Quang Toản lại nghe lời
gièm pha tước mất binh quyền của Trần Quang Diệu, Tây Sơn từ đó cứ lục
đục mãi, các quan nghi kị giết hại lẫn nhau tạo điều kiện thuận lợi cho
Nguyễn Ánh. Năm 1797, Nguyễn Ánh cho quân ra đánh Phú Yên, riêng ông
thì cùng Nguyễn Phúc Cảnh chỉ huy thủy quân ra tận Quy Nhơn giao chiến
với tướng Tây Sơn là Lê Trung tại Thị Nại thu được nhiều khí giới, nhưng khi
tới Quy Nhơn thấy thế lực Tây Sơn thủ mạnh quá đành vòng lên đánhQuảng
Nam nhưng được mấy tháng lại rút về vì thuyền chở quân lương từ Gia Định
bị ngược gió không lên kịp.
Nguyễn Ánh chiêu dụ Nguyễn Quang Bảo nhưng việc chưa thành vì
Quang Toản ra tay trước, bắt và giết được Quang Bảo. Nhưng Tây Sơn lại rơi
vào lục đục, Quang Toản nghi ngờ giết hại nhiều triều thần, võ tướng, khiến

cho sức chiến đấu suy giảm, thêm nhiều người sang hàng Nguyễn
Ánh.Năm 1799, Nguyễn Ánh cho sứ yêu cầu vua Xiêm La cho một đạo quân
Chân Lạp và Vạn Tượng đi đến sát biên giới Nghệ An để nghi binh và vua
Xiêm đồng ý làm theo. Cũng trong năm 1799, Nguyễn Ánh tự cầm quân đi
đánh thành Quy Nhơn, tướng giữ thành của Tây Sơn là Vũ Tuấn đầu hàng dù
trước đó Quang Toản đã sai Trần Quang Diệu và Vũ Văn Dũng đem quân vào
cứu. Sau đó, Nguyễn Ánh đổi tên Quy Nhơn thành Bình Định, rồi cho quân
tới trấn giữ thành. Tây Sơn ngay lập tức tìm cách chiếm lại; tháng
1 năm 1800, hai danh tướng Trần Quang Diệu và Vũ Văn Dũng kéo đến
vây thành Quy Nhơn. Nguyễn Ánh cho quân ra cứu nhưng bị bộ binh Tây
Sơn chặn lại, ông chia quân đi đánh các nơi và thắng nhiều trận, trong đó có
một trận lớn ở Thị Nại. Thấy thế Tây Sơn vây Quy Nhơn còn mạnh, Nguyễn
Ánh cho người lẻn mang thư đến bảo tướng quân Nguyễn giữ thành là Võ
Tánh mở đường máu mà trốn ra nhưng Võ Tánh quyết tử thủ để tạo điều kiện
cho Nguyễn Ánh đánh Phú Xuân, việc này khiến thời gian hai danh tướng
17


Tây Sơn bị cầm chân lên hơn một năm. Năm 1801, Nguyễn Ánh nhận thấy
tinh binh Tây Sơn đều tập trung cả ở chiến trường Quy Nhơn nên mang quân
chủ lực vượt biển ra đánh Phú Xuân. Tháng 5 năm 1801, Nguyễn Ánh kéo
quân giao chiến dữ dội với Tây Sơn ở cửa Tư Dung; rồi đụng Quang Toản
ở cửa Eo, Quang Toản thua trận bỏ chạy ra Bắc và đến ngày 3 tháng 5
Nguyễn Ánh giành được Phú Xuân.
Cùng thời gian nghe tin Phú Xuân bị tấn công, Trần Quang Diệu đang vây
Quy Nhơn sai binh về cứu nhưng bị quân Nguyễn chặn đánh nên quân không về
được, ông chỉ còn cách cố gắng đốc binh chiếm thành. Đầu năm 1802, Tây Sơn
mới chiếm lại thành Quy Nhơn, Võ Tánh tự vẫn để xin tha mạng cho binh sĩ.
Trần Quang Diệu tha cho binh Nguyễn, an táng Võ Tánh và thuộc tướngrồi bỏ
thành Quy Nhơn; cùng Vũ Văn Dũng mang quân cứu viện ra Nghệ An, bị quân

Nguyễn chặn đường, phải vòng qua đường Vạn Tượng (Lào). Lúc tới Nghệ An
thì thấy thành đã mất, quân sĩ bỏ chạy gần hết, vợ chồng Trần Quang Diệu
và Bùi Thị Xuân bị bắt, Vũ Văn Dũng không rõ số phận.
2. Các vua nhà Nguyễn.
2.1 GIA LONG HOÀNG ĐẾ (1802-1819)
Niên hiệu: Gia Long
Nguyễn Ánh lấy được Gia
Định năm Mậu Thân (1788) tuy đã
xưng vương mà chưa đặt niên hiệu
riêng,,vẫn dùng niên hiệu là vua Lê.
Tháng năm năm Nhâm Tuất (1802)
lấy lại được toàn bộ đất đai cũ của
các chúa Nguyễn, Nguyễn Vương
Phúc Anh cho lập đàn tế cáo trời đất,
thiết triều tại Phú Xuân, đặt niên hiệu
Hình 1. Vua Gia Long (1802-1819)

Gia Long năm thứ nhất.

18


Lê Quang Định được cử làm chánh sứ sang nhà Thanh xin phong
vương và đổi tên nước là Nam Việt. Nhà Thanh tên nước là Nam Việt sẽ lẫn
tên nước của Triệu Đà (gồm cả Đông Việt, Tây Việt) nên đổi là Việt Nam.
Năm Giap Tí (1804) án sát Quảng Tây Tề Bồ Sâm được vua Thanh phái sang
phong vương chi Gia Long và nước ta có tên là Việt Nam. Năm Bính
Dần(1806), Gia Long chính thức làm lễ xưng đế ở điện Thái Hòa và từ đây
qui định hằng tháng cứ ngày rằm và mồng một thì thiết đại triều; các ngày 5,
10, 20, 15, thì thiết tiểu triều.

Là vua sáng nghiệp của triều Nguyễn của một quốc gia thống nhất, Gia
Long phải giải quyết rất nhiều việc đặt nền móng cho vương triều có một địa
bàn thống trị rộng lớn từ Bắc đến Nam. Để tránh lộng quyền, ngay từ đầu nhà
vua bãi bỏ chức vụ Tể tướng. Ở triều đình chỉ đặt ra 6 bộ: Lại, Hộ, Lễ, Binh,
Hình, Công, do các Thượng thư đứng đầu và Tả hữu tham tri,Tả hữu thị lang
giúp việc.
Quản lý của một đất nước thống nhất kéo dài từ Lạng Sơn đến Hà Tiên
đối với Gia Long lúc đó hoàn toàn là mới mẻ. Gia Long cho tổ chức lại các
đơn vị hành chính từ trung ương xuống. Cả nước chia làm 23 trấn,, 4 doanh.
Từ Ninh Bình trở ra gọi là Bắc Thành gồm 11 trấn (5 nội trấn và 6 ngoại
trấn); từ Bình Thuận trở vào gọi là Gia Định thành gồm 5 trấn; ở quãng giữa
là các trấn độc lập: Thanh Hóa,Nghệ An, Quảng Nghĩa,Bình Định, Phú Yên,
Bình Hòa, Bình Thuận; đất kinh kỳ đặt 4 doanh: Trực Lệ Quảng Đức Doanh
(tức Thừa Thiên), Quảng Trị doanh, Quảng Bình doanh, Quảng Nam doanh.
Cai quản Bắc Thành và Gia Định thành có Tổng trấn và Phó tổng trấn. Mỗi
trấn có Lưu trấn hay Trấn thủ, Cai bạ và Ký lục. Trấn chia ra phủ, huyện,
chau, có Tri phủ, Tri huyện, Tri châu đứng đầu. Đây là lần đầu tiên một lãnh
thổ thống nhất, các tổ chức hành chính được sắp đặt chính quy như vậy.
Quản lý định khẩu, ruộng đất và thuế khóa áp dụng theo mẫu hình thời
Lê sơ nhưng được thực hiện trên quy mô lớn hơn, có quy củ hơn. Đáng chú ý
là việc làm sổ ruộng (địa bạ) dưới thời Gia Long được tiến hành nhất loạt, cố
19


quy mô toàn quốc. Các làng xã phải lập sổ địa bạ ghi rõ từng loại ruộng đất,
diện tích, vị trí, công, tư… chép thành 3 bản nộp liên bộ Hộ. Bộ đóng dấu
kiềm, lưu 1 quyển, tỉnh giữ 1, xã giữ 1. Năm năm làm lại địa bạ một lần. Đến
nay còn lưu giữu khá đủ toàn bộ địa bạ Gia Long của cac trấn, doanh cả nước.
Cả nước gồm 4 địa hình sông núi, cầu quán, chợ búa, phong tục, thổ sản…
năm Bính Dần (1806), vua Gia Long sai biên soạn và ban hành bộ “nhất

thống địa dư chí” gồm 10 quyển.Năm Ât Hợi (1815) bộ “Quốc triều hình
luật” gồm 22 quyển với 298 điều luật đã được ban hành.Công cuộc khai
hoang vùng đồng bằng sông Cửu Long được tiếp tục. Nhà nước đã bỏ tiền
đào kênh Thụy Hà và sông Vĩnh Tế tạo thuận lợi cho việc khẩn hoang. Những
công trình lớn như sông Chân Lập dọc 2 bên bờ có sông chảy qua: việc trị
thủy vùng đồng bằng Bắc Bộ cũng được Gia Long chú ý làm lễ thụ phong của
nhà Thanh, Gia Long cũng nêu vấn đề đắp đê để sĩ phu Bắc Hà bàn luận. Mặc
dù chưa nhất trí, nhà vua vẫn quyết định đắp đê. Thời Gia Long khối lượng
đê, kè, cống được đắp nhiều nhất so với các triều trước.
* Quân đội
Một trong những thành quả Gia Long đạt được sau nhiều năm nội chiến
với Tây Sơn là quân đội tương đối mạnh với trang bị và tổ chức kiểu phương
Tây. Sau khi quản làm chủ toàn bộ quốc gia, nhà Nguyễn xây dựng quân đội
hoàn thiện hơn, chính quy hơn. Để sung binh ngạch mới, vua Gia Long cho
thực hiện phép giản binh, theo hộ tịch tuỳ nơi mà định, lấy 3, 5 hay 7 suất
đinh tuyển 1 người lính.Quân chính quy đóng tại kinh thành và những nơi
xung yếu; các địa phương đều có lực lượng vũ trang tại chỗ làm nhiệm vụ trị
an. Quân chính quy có 14 vạn người, ngoài ra còn có quân trừ bị. Quân đội
còn được tổ chức thành 4 binh chủng: bộ binh, tượng binh, thủy binh và pháo
binh, trong đó bộ binh và thuỷ binh được chú trọng xây dựng để tác chiến độc
lập. Trình độ chính quy thống nhất cao. Ngoài vũ khí cổ truyền, quân chính
quy được trang bị hoả khí mua của phương Tây như đại bác, súng trường,
20


thuyền máy, thuốc nổ...Các loại súng thần công, đại bác được đúc với kích
thước, trọng lượng thống nhất; thành luỹ, đồn to nhỏ cũng được quy định cho
từng cấp với số lượng quân nhất định.
* Thuế khóa và lao dịch
Việc sinh hoạt quốc gia đòi hỏi phải có đủ tài chính để duy trì bộ máy

triều đình nên sau khi lên ngôi, vua Gia Long đã tổ chức lại vấn đề đăng tịch,
bắt buộc mỗi làng xã phải ghi vào sổ đinh trong làng số đàn ông từ 18-60 tuổi.
Các đinh bộ không bao giờ kê khai hết tất cả số đàn ông trong làng vì ngoài dân
đinh còn có một số người là dân ngoại tịch, dân lậu, những người bần cùng, vô
sản, không thể đánh thuế cũng như những người mới tới làng định cư.
Do tổ chức xã hội Việt Nam căn bản dựa trên xã, thôn nên triều đình
không đòi hỏi người dân phải trả thuế trực tiếp mà giao cho làng lo việc thuế
má và sưu dịch, không cần biết làng sẽ phân chia trách nhiệm giữa các dân
làng ra sao. Mỗi làng hưởng quyền tự trị rất lớn, tự họ cai trị theo những tục
lệ riêng ghi trong hương ước của làng. Hội đồng Kỳ mục trông coi tất cả
công sản (tài sản công) và thuế khóa, đê điều, trị an. họ cũng phải lo phân
phối công điền (ruộng công) giữa các dân đinh mỗi kỳ quân cấp và chỉ định
thanh niên đi lính.
Về thuế nhân đinh và thuế ruộng, Nhà Nguyễn xoá bỏ tất cả chế độ
thuế khoá cũ của Tây Sơn để đặt lại thuế khoá mới nặng hơn thời trước. Vua
Gia Long cho sửa lại hộ tịch và điền tịch đã hư hỏng qua thời nội chiến. Hộ
tịch phân ra 9 hạng, tuỳ từng hạng mà nộp thuế toàn bộ hay được miễn giảm
một nửa hoặc miễn trừ cả sưu thuế lẫn sai dịch. Thuế đinh nhà Nguyễn đặc
biệt đánh nặng lên dân Thanh Nghệ và Bắc Hà. Dân công nghệ thì nộp thuế
sản vật. Thời Minh Mạng thì định lại thuế điền, chia cả nước ra 3 khu vực để
đánh thuế. Thuế điền thì dân Thanh Nghệ và Bắc Hà cũng bị nặng hơn ở các
miền khác. Theo thống kê của bộ Hộ thì số đinh năm đầu đời Gia Long là
992.559 người, cuối đời Thiệu Trị là 1.024.380 người. Về điền thổ thì đầu
đời Tự Đức có 3.398.584 mẫu ruộng và 502.672 mẫu đất.

21


Mỗi người dân đinh phải chịu 60 ngày lao dịch cho triều đình. Lao dịch
thường là để làm các mục đích, xây sửa hệ thống đê điều, kênh rạch, sông

ngòi; xây đắp các thành lũy; xây dựng các cung điện cho hoàng gia. Trên thực
tế, người dân phải lao dịch khá nặng trong thời gian vương triều Nguyễn xây
dựng các cung điện, lăng tẩm, dinh thự,... Ví dụ năm 1807, ngay khi kinh
thành Huế vừa được xây xong, vua Gia Long lại huy động hàng nghìn dân
đinh và binh lính tiếp tục sửa chữa và tu bổ thêm trong một thời gian dài. Vua
Minh Mạng cũng tiếp tục công việc xây dựng kinh đô. Vua Thiệu Trị thì
không tập trung xây dựng kinh đô nữa, nhưng, trong một cuộc tuần du lớn ra
Bắc Kì năm 1842, người dân đã phải xây 44 hành cung cho một phái đoàn
đông đến 17.500 người, 44 con voi và 172 con ngựa của nhà vua. Theo nhận
xét của giáo sĩ Pháp Guérard: "...sự bất công và lộng hành làm người ta rên
xiết hơn cả thời Tây Sơn: thuế khóa và lao dịch đã tăng lên gấp ba". Trong
dân gian đã xuất hiện các bài vè, bài ca miêu tả sự nặng nề của chế độ lao
dịch, ví dụ bài "Tố khuất khúc" của dân Sơn Nam Hạ có câu:
Binh tài hai việc đã xong,
Lại còn lực dịch thổ công bao giờ.
Một năm ba bận công trình,
Hỏi rằng mọt sắt dân tình biết bao...
* Đối ngoại với các nước lân bang.
Cũng như các triều đại trước, nước đầu tiên mà Gia Long tiến hành
ngoại giao là Trung Quốc. Tháng 5 năm 1802, sau khi lên ngôi vua, Gia Long
cho một đoàn sứ giả đem đồ cống sang Quảng Đông cầu phong triều đình
Trung quốc. Dẫn đầu đoàn sứ giả là Trịnh Hoài Đức chánh sứ, Ngô Nhân
Tĩnh và Hoàng Ngọc Uẩn là phó sứ. Đoàn sứ giả sang Quảng Tây,quan lại
nhà Thanh ở đây nhận chuyển đồ cống lên Bắc Kinh, còn giữ đoàn sứ ở
lại Quảng Tây chờ lệnh triều đình có cho sứ giả lên Bắc Kinh triều yết hay
không. Sứ đoàn này chưa hồi hương thì cuối năm đó vua Gia Long tiếp tục cử

22



×